LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, December 4, 2016

Suy giãn tĩnh mạch



I.  Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Quan niệm bệnh “chỉ có ở Tây Âu” không còn phù hợp, bởi nguyên nhân của Suy tĩnh mạch chủ yếu là do ít vận động gây ra.

Suy tĩnh mạch còn được gọi dưới các thuật ngữ khác như: suy giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch chi dưới, suy dãn tĩnh mạch chi dưới, suy tĩnh mạch mạn tính, suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính, suy van tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chi dưới… Tất cả đều chỉ mô tả cùng một tình trạng suy giảm chức năng của tĩnh mạch là “thu gom máu và các chất dịch đã qua sử dụng để đưa về tim” để thực hiện quá trình tuần hoàn máu, hay còn gọi là quá trình “làm tươi máu” trở lại.
 

Trước khi đến tim, “máu dơ” sẽ được vận chuyển đến thận rồi đến gan để lọc sạch chất dơ trong máu (mỗi cơ quan lọc được một số chất theo chức năng của nó). Khi máu đến tim, tuy đã được lọc sạch, nhưng nó vẫn chứa nhiều khí carbonic (CO2) nên vẫn chưa sử dụng được. Tim sẽ bơm máu này lên phổi, thông qua quá trình hô hấp (động tác hít thở) để thực hiện quá trình thải khí carbonic ra không khí và lấy khí ô-xy (O2) vào máu. Như vậy, máu “giàu ô-xy” lúc này gọi là “máu tươi” sẽ được đưa trở lại tim và bơm đi khắp cơ thể.

“Máu tươi” sẽ cung cấp ô-xy và chất dinh dưỡng cho các tế bào trong cơ thể chúng ta. Tất cả các hoạt động của cơ thể con người đều là kết quả của sự vận hành phức tạp của hàng tỷ tỷ tế bào các loại từ não bộ trung ương đến các tế bào da ngoại vi. Mỗi ngày chúng ta đều cần phải ăn uống và hít thở khí ô-xy trong lành, thì từng tế bào đó đều có nhu cầu tương tự như vậy.

Như nói ở trên, quá trình “làm tươi máu” sẽ làm máu từ chân được vận chuyển lên tới phổi. Do đó, nếu xuất hiện cục máu đông (huyết khối) ở tĩnh mạch chân sẽ có nguy cơ cục máu đông đó theo dòng máu lên tới phổi gây tắc mạch phổi gọi là“thuyên tắc phổi”. Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh suy tĩnh mạch. Tùy theo độ lớn của cục máu đông cũng như vị trí tắc ở phổi (tắc nhánh nhỏ, nhánh lớn, hay tắc ngay gốc lớn…) mà bệnh nhân có thể “lướt qua” và sống sót, hoặc nặng nhất có thể gây tử vong nếu tắc nhánh quá lớn, làm giảm chức năng hô hấp đột ngột gọi là “suy hô hấp cấp”
 

Cấu trúc phổi như hình ảnh một cây cổ thụ với gốc cây, nhánh lớn, nhánh nhỏ và vô số nhánh con. Khi tắc mạch phổi ở một nhánh nào đó, nó sẽ làm chết một vùng phổi tương ứng do mạch máu đó chi phối. Bệnh nhân “lướt qua” được là do vùng phổi bị chết không đáng kể và các vùng còn lại hoạt động bù trừ. Đó là lý do tại sao nhiều trường hợp nằm viện lâu bỗng dưng “bệnh trở nặng” mà người ta thường đổ lỗi cho “sai sót chuyên môn”. Ở các nước tiên tiến, tất cả các trường hợp tử vong trong bệnh viện đều bắt buộc khám nghiệm tử thi với 2 mục đích: xác định nguyên nhân và nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đều chỉ ra rằng, có một tỷ lệ lớn ” bỗng dưng bệnh trở nặng” là do thuyên tắc phổi.

Một hình ảnh nữa thỉnh thoảng báo chí nói đến là vừa bước xuống máy bay bị đột tử. Ngoài các nguyên nhân về bệnh tim mạch, thì thuyên tắc phổi do suy tĩnh mạch chi dưới là thủ phạm của tình trạng này. Hãy ghé thăm website benhvienthongminh..com để tìm hiểu kỹ hơn bệnh nguy hiểm này để bạn sớm nhận biết và điều trị, phòng bệnh khi chưa quá muộn.

II. Các nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch:

1. Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng hoặc đè ép trực tiếp lên đường đi của tĩnh mạch sâu (làm cản đường máu chảy về tim):
 
 
Ngồi bắt tréo chân quá lâu dễ bị suy tĩnh mạch
·  Mang thai
·  Mặc quần áo bó sát (quá chật bụng hoặc bó sát chân)
 
·  Các môn thể thao làm tăng áp lực ổ bụng và nhấc vật nặng
·  Ho mạn tính hoặc táo bón (rặn sẽ tạo áp lực mạnh lên các tĩnh mạch chân do tăng áp lực ổ bụng)
·  Ngồi lâu hoặc bắt tréo chân kéo dài
·  Béo phì

 

2. Các yếu tố làm dãn trực tiếp thành tĩnh mạch:
 
 
 
Thuốc ngừa thai cũng là nhân tố gây suy tĩnh mạch
·  Cồn (uống rượu, bia…), thoa dầu nóng
·  Nước nóng, hơi nóng (ngâm chân nước nóng, đứng lò, đi chân trần trên cát hoặc phơi chân trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời…)
·  Các nội tiết tố như:
- Uống thuốc ngừa thai
- Nội tiết tố (hormone) trong lúc mang thai
- Nội tiết tố thời kỳ mãn kinh
  
Như vậy có thể thấy rằng mang thai là yếu tố nguy cơ cao vì phải chịu cùng lúc 2 nhóm nguyên nhân: tăng áp lực ổ bụng và thành mạch yếu do nội tiết tố lúc mang thai. Các nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ mang thai lần đầu sẽ bị suy tĩnh mạch sau 5-8 năm sau khi sanh biểu hiện bằng các triệu chứng sớm. Nếu sanh con lần thứ 2 thì tỷ lệ cao hơn và sớm hơn. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng dễ bị suy tĩnh mạch hơn do thành mạch yếu. 
Vì các lý do trên, nên phụ nữ mắc bệnh suy tĩnh mạch nhiều hơn nam giới, đặc biệt tăng lên nhiều sau thời kỳ mãn kinh.

 

3. Các yếu tố làm giảm hoặc làm triệt tiêu hoạt động bơm của cơ:




 
 
Chân của bạn thường xuyên phải đứng lâu
·  Phải làm việc ở tư thế đứng hoặc ngồi cả ngày
·  Mang giày cao gót quá mức
·  Bất động chân quá lâu do bệnh tật (tai biến, chấn thương sọ não, gãy xương, đau thần kinh tọa không dám đi lại…)
·  Liệt chân hoàn toàn

Thêm vào đó, yếu tố nguy cơ chính được kể đến là bẩm chất di truyền. Thường trong gia đình có nhiều người bị suy tĩnh mạch. Cùng một yếu tố nguy cơ như nhau, với cường độ và thời gian như nhau, nhưng thành mạch “yếu hơn” của nhóm người trong gia đình có nhiều người bị, thì sẽ dễ bị suy tĩnh mạch hơn người khác.

Giai đoạn sớm của Suy tĩnh mạch, cho dù không thấy tĩnh mạch nổi ở chân hay các biểu hiện nặng của bệnh như viêm tĩnh mạch, loét da…, thường xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, lặp đi lặp lại mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn thân (y học gọi là “tổng trạng vẫn bình thường”,  điểm quan trọng nhất để phân biệt sưng phù do Suy tĩnh mạch với các loại phù chân khác do suy tim, suy gan, suy thận hay do dị ứng toàn thân):

-   Mỏi chân

-   Sưng phù mắt cá chân

-   Cảm giác châm chích và ngứa

-   Vọp bẻ (chuột rút)

-   Đau bắp chân (bắp chuối)

-  Chân dễ bị bầm máu

Sưng phù mắt cá chân (dùng ngón tay ấn vào mắt cá chân, giữ tay trong vòng 5 giây rồi thả ra, thấy xuất hiện một vết lõm của ngón tay chỗ vừa ấn vào, một hồi lâu sau mới hết lõm) là triệu chứng thường gặp và báo hiệu bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng. Nếu bạn để ý, dấu hiệu phù này xuất hiện vào lúc chiều tối mỗi ngày (chính xác là vào cuối ngày làm việc, sau một ngày đứng làm việc liên tục), nhưng càng về sau sưng phù ngày càng nhiều và càng rõ, và xuất hiện sớm hơn trong ngày (trước đây chỉ sưng phù buổi chiều, nay đến trưa là đã thấy sưng phù).

Điểm đặc biệt của triệu chứng sưng phù mắt cá chân là sẽ “biến mất” vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Đó là lý do tại sao nhiều người cho là “bệnh giả bộ” và thường không thấy quan trọng và bỏ qua, cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng mới đi khám bệnh.

Bầm máu ở chân cũng là một biểu hiện của suy tĩnh mạch. Chân rất dễ bị bầm máu khi va chạm nhẹ vào các vật cứng. Vết bầm ban đầu màu đỏ, lấy ngón tay đè mạnh vào không biến mất. Sau đổi màu, ban đầu là sậm hơn, rồi đen, xanh, vàng và lợt dần rồi mất hẳn, và không để lại sẹo hay dấu vết gì. Các vết bầm máu là xuất hiện là do mao mạch bị căng tức do ứ máu, khi va chạm nhẹ cũng bị vỡ ra và làm xuất huyết dưới da. Khi có vết bầm máu ở chân thì bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.

Ngày nay, với kỹ thuật siêu âm mạch máu có thể phát hiện sớm bệnh Suy tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ phối hợp với hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm siêu âm mạch máu để xác định bạn có bị suy tĩnh mạch chưa, có biến chứng gì không.

18 Lời khuyên cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch


Vận động bắp chân cùng với mang vớ y khoa là hai phương pháp quyết định sự thành công của điều trị suy tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Cần hiểu rõ vận động như thế nào là có lợi nhất cho tĩnh mạch.

Khi không có điều kiện chơi thể thao, hoặc trong lúc đang làm việc có thể tập tại chỗ một trong 4 bài tập trong mục “Vài động tác tập luyện tại chỗ”, tùy theo điều kiện làm việc của mình.

 
1. Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón
Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ, … để tránh bị táo bón.
 
2. Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước mỗi ngày
Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng.
 
3. Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Không nên mang giày cao gót
Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.
 
 
4. Không nên mặc quần áo quá chật (bó sát quá)
Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông.
 
5. Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày
Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy.
Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư … Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.
 
6. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi
 
Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.
 
7. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên
Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.
 
8. Tránh khiêng vác nặng
Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.
 
9. Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân
Xoay từ trái qua phải, và ngược lại.
 
 
 
10. Nên nhón gót khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần
Tập nhón gót – đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.
 
 
 
 
11. Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần
Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.
 

 
 
12. Hoặc đá chân co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu
Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

 
 
13. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng
Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …
 
 
14. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển  hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân
Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, …).
 
 
15. Kê chân cao khi ngủ
Thư dãn nghỉ ngơi và ngủ: nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.
 
 
 
16. Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh
Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn. Tránh tắm nước nóng.
 
Làm nóng chân, ngâm chân nước nóng và thoa dầu nóng là những cách người ta hay làm khi đau nhức chân. Sự thật là tác nhân nóng càng làm cho tình trạng bệnh của tĩnh mạch thêm trầm trọng. Bởi vì tác động nhiệt sẽ làm mạch máu dãn nở, nên làm giảm khả năng vận chuyển máu hồi lưu về tim. Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.
 
 
17. Sau khi tắm hơi, tắm bồn nên xối chân lại bằng nước lạnh
Tắm hơi và ngồi ngâm mình trong nước nóng (Jacuzzi) cũng được, nhưng sau đó bạn phải nhớ xối chân lại bằng nước lạnh và nằm gác chân cao.
 
 
18. Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn
Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.
 

 

 

Các phương pháp điều trị hiện nay:

1.    Phương pháp xâm lấn

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh: độ lớn của tĩnh mạch bị dãn, có biến chứng không, nguy cơ của tĩnh mạch dãn…

Điểm chung của các phương pháp xâm lấn là nhằm loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch dãn nổi dưới da (các tĩnh mạch nông), hoàn toàn không can thiệp vào hệ tĩnh mạch sâu. Mục đích là để thẩm mỹ, để điều trị hoặc phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra (như khả năng hình thành huyết khối cao đối với các tĩnh mạch ngoằn nghoèo gấp khúc quá nhiều).

Cũng cần nhắc lại là hệ tĩnh mạch nông chỉ có tác dụng “thu gom” dịch và các chất thải chuyển hóa để đưa vào tĩnh mạch sâu. Từ đó, tĩnh mạch sâu sẽ “vận chuyển” máu về tim, sau khi đã qua thận và gan để lọc chất dơ, sau đó đưa lên phổi để đổi lấy ô-xy. Như vậy, sau khi loại bỏ tĩnh mạch nông, các chất dịch dơ sẽ được thu gom bằng các tĩnh mạch còn lại hoặc tân sinh các mạch máu, hoặc bằng hệ thống bạch huyết tại chỗ.
 

Khuyết điểm của phương pháp này là không giải quyết vấn đề tận gốc của bệnh, sau thời gian tái phát bệnh nhân lại cần đến sự can thiệp xâm lấn, nếu những tĩnh mạch nhìn thấy được bên ngoài thì áp dụng được, còn các tĩnh mạch nhỏ hơn và sâu bên trong thì không giải quyết được.

 

 

BẮN LASER QUA DA

Là dùng năng lượng laser “bắn” qua da để đốt những mạch máu nhỏ li ti nổi lên bề mặt da (tĩnh mạch mạng nhện). Sức nóng laser sẽ làm mạch máu teo lại và tắc vĩnh viễn. Mạch máu chết sẽ ẩn dưới da.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các tĩnh mạch mạng nhện (các sợi gân đỏ li ti nổi dưới da) mà không dùng cho các tĩnh mạch lớn hơn.

Phương pháp này cũng rất ít Bác sỹ áp dụng vì chủ yếu giải quyết thẩm mỹ của người bệnh, giãn tĩnh mạch phải điều trị tận gốc, nếu phù ở chân thì dùng phương pháp này được, còn trong từng tế bào, trong lục phủ ngũ tạng thì bó tay. Do đó 90% bệnh nhân điều trị cái ngọn của bệnh mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng sức khỏe ngày càng đi xuống vì các tĩnh mạch máu đi về tim bị gián đoạn dẫn đến sức khỏe suy yếu từng ngày mà không được phục hồi như thời còn trẻ.

 

CHÍCH XƠ

 Là dùng một loại keo tạo bọt đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch dãn để làm đông khô tĩnh mạch lại. Loại thuốc này khi tiếp xúc với máu trong tĩnh mạch sẽ nhanh chóng đông lại, làm tắc vĩnh viễn mạch máu này (giống như đổ xi măng). Qua thời gian, đoạn tĩnh mạch chết sẽ teo lại và ẩn dưới da.
 

Tùy theo độ lớn tĩnh mạch mà dùng nồng độ thuốc khác nhau. Tĩnh mạch càng lớn thì độ đậm đặc càng cao. Tĩnh mạch nhỏ quá thì không chích xơ được, phải đốt laser qua da.

Tĩnh mạch thu hồi máu xấu, máu thiếu dinh dưỡng và oxy về tim để vận hành lại lượng máu đi nuôi cơ thể. nếu tĩnh mạch mất đi là điều không ai mong muốn kể cả Bác sỹ, có nhiều phương pháp cho bệnh này, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

 

 

Phẩu thuật tước tĩnh mạch:

 
Tước tĩnh mạch có thể dùng dụng cụ hoặc không. Nguyên tắc là rạch da hai đầu tĩnh mạch cần lấy bỏ, sau khi cầm máu, rút bỏ tĩnh mạch dãn. Phương pháp này không để lại tĩnh mạch dưới da như phương pháp khác, do đó không thấy “một đường xanh” ẩn dưới da sau khi làm thủ thuật. Phương pháp này không khuyến kích người bệnh vì mạch máu sinh ra có nhiệm vụ riêng của nó, bây giờ lấy đi là một tổn thất không nhỏ.

Cũng như các phương pháp trên, phương pháp này cũng chỉ giải quyết trước mắt, cái ngọn của bệnh. Lợi ích lâu dài và sức khỏe bệnh nhân không đảm bảo, biến chứng đột quỵ xẩy ra bất cứ lúc nào.

 

Rạch tĩnh mạch lấy cục máu đông:

Khi tĩnh mạch bị tắc gây phù chân bên dưới chỗ tắc. Tùy theo tình trạng lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định thời điểm thích hợp để rạch lấy đi cục máu đông, nhằm giải áp cho mạch máu, tạo sự lưu thông trở lại bình thường. Nếu điều trị nội khoa làm tan mạch máu được thì có thể không cần phải làm thủ thuật này.
 

 

ĐỐT NỘI MẠCH BẰNG LASER HOẶC SÓNG RADIO (RFA)

Đây là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp phẫu thuật tước tĩnh mạch, mục đích của phương pháp này là loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch nông bị dãn và lớn, còn tương đối thẳng. Nếu đã ngoằn nghoèo và gấp khúc nhiều, không làm được phương pháp này vì không thể luồn dây trong lòng mạch được.

Kỹ thuật cơ bản là luồn một sợi dây kim loại thật mảnh vào trong tĩnh mạch (có camera hoặc không), từ dưới lên, đến vị trí cần thiết, sau đó bấm nút khởi động trong vài giây, sức nóng của laser hoặc RF sẽ làm teo đầu trên của mạch máu, làm tắc đường về và chết mạch máu vĩnh viễn. Qua thời gian, mạch máu sẽ khô đi, để lại một đường gân xanh đen dưới da.
 

Hiện nay với phương pháp đông Y đã giải quyết được tình trạng bệnh lý nan giải này, nhưng người bệnh phải tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia, bác sỹ của benhvienthongminh..com, sức khỏe tĩnh mạch được hồi phục đường dẫn máu kém dinh dưỡng, máu xấu có cơ hội đi về tim để phục hồi thành máu mới tiêp tục đi nuôi cơ thể tốt hơn, do đó máu đi nuôi cơ thể có chất lượng và ngăn các bệnh khác hình thành, bạn sẽ không còn lo âu đột tử do bệnh lý này gây ra. Thuốc được bào chế dạng viên, rất dễ uống và tập vật lý trị liệu tại nhà, bệnh nhân hồi phục sớm là niềm vui của đội ngũ Y bác sỹ chúc tôi. Chữa bệnh nên chữa tận gốc, đó là lời khuyên và phương pháp tối ưu nhất nếu bạn muốn mình có sức khỏe để làm nhiều việc mình chưa làm được do bệnh gây ra. Phương pháp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dung cho con người ở các quốc gia trên thế giới.

 

Vớ Y khoa, giảm thiểu phù nề và đau đớn:

Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành mới các tĩnh mạch dãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.
 

Chất lượng vớ y khoa quyết định chất lượng điều trị Suy tĩnh mạch. Một vớ y khoa tốt phải đảm bảo đủ lực ép điều trị và sự giảm dần áp lực phải giảm đều, từ cổ chân lên đùi. Nếu không đảm bảo hai tiêu chí này, thì mang vớ sẽ làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch do làm cản trở lưu thông máu. Lực ép điều trị là lực ép đảm bảo đủ mạnh trong điều kiện đi đứng sinh hoạt bình thường, và đủ bền ít nhất 6 tháng trong điều kiện giặt giũ hàng ngày.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân, suy tĩnh mạch nông (sâu) chi dưới, là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng không đi lại được.

Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông, phụ nữ sau sanh, người béo phì, người cao tuổi...

IV. Các phương pháp phát hiện bệnh lý:

1. Mắc bệnh nhưng không biết:

Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bị suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân tuy phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnhvì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa… Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân, hầu như mọi người đều nghĩ mình bị thiếu calci. Không phát hiện sớm để điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa.

 
 

Tĩnh mạch nông ở chân bị suy giãn có thể nhìn thấy được

2. Biểu hiện bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch:

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…
 
Kết quả thực tế sau quá trình điều trị(da sáng đẹp và tĩnh mạch không còn phình)
 

Khi bệnh tiến triển, đứng lâu, ngồi nhiều liên tục chân sẽ bị phù, thường thấy vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, mang giày dép thấy chật hơn so với bình thường. Thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

3. Biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời:

Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh, không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh sẽ nặng dần. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Đi lại rất khó khăn, có thể không đi lại được.


Các giai đoạn biến chứng nặng dần của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Nguy hiểm nhất là có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi. Đây là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

4. Chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm:

Nếu bạn có các triệu chứng đau nhức ở chân như trên thì rất có thể bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Thông thường, người bệnh có thể nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, chân bị phù nề, ngứa ngáy, căng nặng, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.


Nổi nhiều gân xanh khi bị suy tĩnh mạch nông, chân bị sưng phù, vết thương lâu lành

Siêu âm Doppler màu mạch máu 2 chi dưới là một phương pháp chẩn đoán an toàn, cho kết quả ngay với mức độ chính xác từ 95-99%. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch cho phép thấy hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị dãn, các van tĩnh mạch bị suy mất chức năng và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch hay không. Các bệnh viện lớn, bệnh viện thành phố, bệnh viện quận đều có thực hiện siêu âm này.

5. Điều trị hiệu quả như thế nào?

Không giống như bệnh cảm sốt, nhức đầu thông thường có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính, là một dạng lão hóa của cơ thể, việc điều trị bệnh đòi hỏi sự kiên trì, kết hợp giữa việc dùng thuốc, mang vớ ép và kiêng cữ trong hoạt động hàng ngày. Người bệnh cần lựa chọn và kiên trì theo đuổi một quy trình điều trị để có kết quả tốt nhất.
 

Sau nhiều năm điều trị cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch các chuyên gia tại benhvienthongminh..com thống kê lại rằng: Để chữa khỏi bệnh lý mãn tính này cần kết hợp điều trị đông tây y kết hợp. Tùy theo cơ đia mỗi người mà phát đồ điều trị khác nhau. Ví dụ như người suy giãn tĩnh mạch do béo phì thì phát đồ điều trị khác, người bị đau bao tử đi kèm theo thì phát đồ khác, không nên điều trị cùng một loại thốc hay cùng một phương pháp sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lâu khỏi và tái phát sau thời gian điều trị. 
Cơ thể con người là một hệ thống hoàn chỉnh, mất hoặc dư thừa bất kỳ bô phận nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Với phát đồ tổng hợp đông tây y kết hợp điều trị tại nhà sẽ giúp bệnh nhân điều trị sớm nhất với chi phí ít tốn kém nhất. chúng tôi với đội ngũ Bác sỹ, chuyên gia nhiều năm điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch cam kết chữa khỏi 100% bện suy giãn tĩnh mạch( hoàn tiền nếu không có kết quả), lấy lại tuổi thanh xuân cho hệ tĩnh mạch, tránh tình trạng đột tử như hiện nay và chữa tận gốc toàn bộ tĩnh mạch cho toàn cơ thể.
suy giãn tĩnh mạch được chữa khỏi sau 3 phát đồ, mạch máu không còn phình nữa

 

 V. Phòng ngừa khi chưa có bệnh:


Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến ở người trưởng thành, xuất hiện ở cả nam và nữ : 25-33% nữ và 10-20% nam trưởng thành bị bệnh. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính và tiến triển theo thời gian và tuổi tác, bệnh thường không dẫn đến tử vong nhưng ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ , khả năng lao động cũng như chất lượng cuộc sống. Các dữ liệu từ hệ thống an ninh Brazil cho thấy suy giãn tĩnh mạch mạn tính là bệnh lý thường gặp thứ 14 gây nghỉ việc tạm thời và bệnh lý thường gặp thứ 32 gây tàn tật vĩnh viễn. Những tĩnh mạch khi đã bị suy và giãn gần như không phục hồi lại được, vấn đề điều trị là làm giảm triệu chứng, làm chậm diễn tiến của bệnh và phòng ngừa tình trạng suy giãn lan rộng. Vì vậy vấn đề phòng bệnh rất quan trọng, thường áp dụng cho những người từ 25 tuổi trở lên và sớm hơn ở những người trong diện nguy cơ cao. Mục tiêu là làm tăng cường sự bền vững của thành mạch , tránh tạo một áp lực lớn và lâu dài lên vùng chân để gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn ở vùng chân.

Hình ảnh suy giãn mĩnh mạch tinh hoàn

1.     Hãy giảm cân.

Béo phì làm cho sức khỏe bạn tệ như thế nào? Bạn dễ mắc những căn bệnh thời đại như đái tháo đường, tim mạch, loãng xương …Béo phì làm cho đôi chân tội nghiệp của bạn lúc nào cũng chịu một sức nặng, áp lực lớn làm các tĩnh mạch dễ dàng suy và giãn. Béo phì kẻ thù của đôi chân bạn!

2.     Hãy vận động.

Đừng ở lâu trong một tư thế. Khi bạn đứng hay ngồi quá lâu sẽ tạo áp lực và tổn hại lên tĩnh mạch của bạn làm nó suy yếu và giãn ra. Hãy thay đổi tư thế sẽ giúp cho máu lưu thông tốt và giảm đi áp lực lên đôi chân của bạn.

3.     Dùng vớ ép y khoa .

Khi phải đứng nhiều, ngồi nhiều( do nghề nghiệp hay phải đi tàu xe ) bạn nên để vớ ép y khoa hổ trợ cho đôi chân của bạn. Vớ ép sẽ làm giảm lượng máu chảy ngược lại và giảm lượng máu ứ đọng.

4.     Hãy tập thể dục.

Hãy đi bộ ít nhất 30 phút trong một ngày ( thời gian đi này có thể cộng dồn trong ngày) , bơi lội… Tập thể dục sẽ cải thiện tuần hoàn vùng chân và làm săn chắc cơ bắp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

5.     Hãy ngừng hút thuốc.

Khi ngừng hút thuốc tuần hoàn toàn cơ thể bạn được cải thiện, kể cả tuần hoàn vùng chân.Khi bạn ngừng hút thuốc bạn sẽ giảm được những bệnh tim mạch đi kèm.

6.     Hãy ngưng dùng Estrogen nồng độ cao.

Nếu là nữ bạn nên tránh dùng những sản phẩm có hàm lượng hormon Estrogen cao như : Thuốc ngừa thai, những thuốc trị mụn làm đẹp da có chứa Estrogen. Estrogen nồng độ cao đã được chứng minh làm thấy đổi lưu lượng tuần hoàn, làm dễ tạo cục máu đông và làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

7.     Hãy nâng chân lên cao.

Bất cứ khi nào có điều kiện trong ngày , hãy nâng đôi chân của bạn cao hơn mông hay cao hơn tim và để cho nó thư giãn. Bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ chậm tìm đến bạn nhờ  động tác đơn giản này .

8.     Đừng ngồi bắt chéo chân.

Tư thế tưởng như vô hại này sẽ làm cản trở tĩnh mạch đưa máu về tim và làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

9.     Đừng mang giầy cao gót hay mặc đồ quá chật

Nếu được hãy mang giày thấp gót, nếu bạn là tín đồ của giày cao gót hãy mang giày đế xuồng hay giày có độ chênh giữa mũi và gót không nhiều. đừng mặc đồ quá chật nhất là ở vòng eo và vùng đùi vì sẽ cản trở máu về tim và làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

10.  Có thể dùng thuốc, thực phẩm chức năng phòng bệnh :

Nếu bạn ở trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch bạn có thể dùng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa (như VENPOTEN)
 

VI. Ăn gì trong điều trị và phòng ngừa:


 

Một chế độ ăn kiêng ngặt nghèo sẽ làm cho bạn dễ bị táo bón,yếu tố này là nguyên nhân làm tăng bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch. Tuy nhiên ăn kiêng với chế độ hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục được căn bệnh này.

Có nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin và các sản phẩm từ chất khoáng rất tốt cho hệ tuần hoàn cũng như giúp nâng cao sức khỏe:

1.    Công dụng hữu ích của chất sơ:

Một trong những nguyên nhân làm cho bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch nặng hơn là chứng táo bón. Nghiên cứu chứng minh được rằng táo bón làm tăng sức ép lên thành mạch của đôi chân. Để tránh điều này, chúng ta nên thêm lượng chất xơ vào khẩu phần ăn kiêng của mình.

Chất xơ không cung cấp chất dinh dưỡng nhưng giúp điều tiết quá trình tiêu hóa. Chất xơ có nhiều trong rau và ngũ cốc nguyên chất. Ngũ cốc nguyên chất ngoài ra còn giàu vitamin nhóm B và vitamin E, nhiều chất khoáng như: canxi, sắt và kẽm.

Có hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và không hòa tan. Cả hai chất này đều cần thiết cho sức khỏe. Chất xơ hòa tan giúp chống lại táo bón và giảm cholesterol. Chất xơ không hòa tạo cảm giác no và giúp phân mềm hơn

Bữa ăn kiêng cân đối, nhiều trái cây và rau xanh , ít muối và chất béo cũng là bước đầu tiên trong việc điều trị Suy Giãn Tĩnh Mạch.

Lưu ý khi ăn nhiều chất xơ , nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Nước giúp máu tuần hoàn tốt hơn,chống táo bón và loại trừ các độc tố.

Ngoài ra, bệnh nhân được khuyên nên ăn 1 dĩa rau xanh trước mỗi bữa ăn, sẽ giảm cảm giác thèm ăn, ngoài ra rau xanh cung cấp nhiều chất bổ dưỡng, ít cholesterol,giúp tiêu hóa tốt . Rau xanh còn phá vỡ chất carbohydrate,chất béo và đường trong hệ thống tiêu hóa.

Các loại trái cây như: cam, nho, dâu…, chứa nhiều vitamin C, cần thiết cho quá trình tạo collagen. Collagen giúp thành tĩnh mạch dẻo dai và bền chắc. Chất axit béo có trong những loại trái cây khô như: quả kiên, các loại hạt và cá xanh cũng giúp hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt hơn.

2.    Axit béo:

Dầu cá chứa rất nhiều axit béo giúp chống lại bệnh tim mạch. Để da không bị ngứa, đỏ và lên thẹo, cũng như để bảo vệ các mạnh máu, chúng ta nên dùng dầu cá.

3.    Quả mâm sôi

Quả mâm xôi rất tốt cho người bị Suy Giãn Tĩnh Mạch. Chúng chứa nhiều hợp chất giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch.

4.    Hãy từ giã đường.

Bạn có biết chất đường ngày nay được xác định là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý mãn tính ở người:

- Làm giảm hoạt động của những chất chống oxy hóa.

- Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

- Kích hoạt quá trình tăng cân.

- Gây gan nhiễm mỡ không do rượu.

- Gây tăng acid uric (nguồn gốc của bệnh gout)

- Gây viêm thận….

Ở Âu Mỹ ngày nay việc cảnh báo không dùng quá nhiều đường quan trọng hơn việc không dùng quá nhiều chất mỡ. Vì vậy khi cần dùng đường bạn hãy nhớ lời khuyên này.

5.    Tránh xa rượu và thuốc lá.

Rượu và thuốc lá là những chất độc hại cho tĩnh mạch cũng như đôi chân của bạn.

6.    Ăn thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E

 

Vitamin C cần thiết cho việc sản xuất collagen và elastin, hai mô liên kết quan trọng làm tĩnh mạch mạnh và săn chắc. Vitamin C cũng làm tăng lưu lượng máu lưu thông. Vitamin C và vitamin E là hai chất anti-oxidant của cơ thể. Khi dùng chung với vitamin E hoạt tính của vitaminC tăng lên

7.    Ăn những thực phẩm có chứa Flavonoid và Rutin. 

Flavonoid( Bioflavonoid) là nhóm các hợp chất tự nhiên có trong thực vật.  Flavonoid là cho trái cây và rau quả có có màu sắc tươi ngon và bảo vệ chúng khỏi côn trùng, vi khuẩn. Có nhiều nghiên cứu cho thấy khi dùng chất flavonoid cao và kéo dài sẽ cải thiện sự xuất hiện các tĩnh mạch bị suy giãn. Flavonoid làm mạnh, vững chắc tĩnh mạch và ngăn ngừa sự sự hình thành các gốc tự do trong lòng mạch.

Rutin , một trong flavonoid được nghiên cứu rộng rãi được cho thấy mang lại nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch.

Những cây có nhiều flavonoid như : Horse Chestnut ( Hạt dẻ ngựa), Beechwheat (Kiều mạch), Sung, Proanthocyanidin( Thông Bark)…..

8.    Uống đủ nước.

Một điều tưởng như đương nhiên nhưng nhiều người vẫn không uống đủ nước mỗi ngày ! Bạn phải đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước là quan trọng cho quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch của bạn.

đừng bỏ lỡ cơ hội này nếu bạn chưa tin chúng tôi
 

9.    Thực hiện mỗi tối vào cuối ngày:


Nước chanh:  Trộn hỗn hợp gồm: 4 ly nước lọc ,1 muỗng muối ( muỗng cafe), nước cốt 2 trái chanh. Bỏ hỗn hợp này trong tủ lạnh , mỗi ngày bôi lên vùng bị đau nhức 1 lần. Sau đó kê chân lên cao khoảng nửa tiếng. 
 

Nước giấm:  Pha hỗn hợp giấm và nước lạnh với tỉ lệ bằng nhau. Bôi lên vùng đau nhức trước khi đi ngủ.
Đất sét và nước củ hành tây

1. Trộn đất sét thuốc với nước củ hành tây
2. Bôi trực tiếp lên da mỗi tối
3. Lấy 1 miếng vải bằng linen buộc chặt lại
4. Để như thế suốt đêm  5. Buổi sáng sau khi thức dây , rửa sạch chân, lấy nửa trái chanh massage lên vùng bôi thuốc. Khi massage theo hướng từ dưới lên thì làm mạnh, khi massage theo hướng từ trên xuống thì làm nhẹ.

Bột yến mạch và yagurt
Để làm mờ những vùng bị đổi màu trên chân, hãy chuẩn bị hỗn hợp sau: 
1 muỗng bột yến mạch, 1 muỗng ( muỗng café) yogurt and 1 muỗng dầu mầm lúa mì. Trộn đều các thành phần trên , sau đó bôi lên vùng chân bị đổi màu. Để 20 phút , sau đó rửa sạch bằng nước. Nên thực hiện 3 lần 1 ngày.





Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh (Varicocele)



ĐỊNH NGHĨA
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele) là giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng tương tự như giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở chân.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele) là một nguyên nhân phổ biến của việc sản xuất tinh trùng thấp và giảm chất lượng tinh trùng, mặc dù không phải tất cả varicoceles ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng. Varicoceles cũng có thể làm tinh hoàn thu nhỏ.
Hầu hết các trường hợp varicoceles phát triển theo thời gian. May mắn thay, hầu hết varicoceles rất dễ chẩn đoán và, nếu chúng gây ra các triệu chứng, có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật
CÁC TRIỆU CHỨNG
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele) thường không có dấu hiệu hay triệu chứng. Hiếm khi, nó có thể gây đau đớn. Cơn đau có thể:
- Khác nhau từ khó chịu - một cảm giác nặng nề đến đau rõ nét.
- Tăng với đứng, ngồi hoặc gắng sức, đặc biệt là trong thời gian dài.
- Tồi tệ hơn trong một ngày.
- Giảm đau khi nằm ngửa.
Với thời gian, varicoceles có thể to và trở nên đáng chú ý.
Vì varicocele thường không có triệu chứng, thường phát hiện trong đánh giá khả năng sinh sản hoặc một bài kiểm tra.
Tuy nhiên, nếu bị đau hay sưng ở bìu hoặc phát hiện ra một khối trên bìu, liên hệ với bác sĩ. Một số điều kiện có thể gây ra một khối trong bìu hoặc đau tinh hoàn, một số trong đó cần điều trị ngay lập tức.
NGUYÊN NHÂN
Thừng tinh mang máu đến và đi từ tinh hoàn. Nhiều chuyên gia tin rằng bị varicocele khi các van bên trong tĩnh mạch trong thừng tinh ngăn ngừa máu chảy đúng cách. Kết quả gây ra các tĩnh mạch giãn ra.
Varicocele thường ở tuổi dậy thì và thường xảy ra ở phía bên trái, rất có thể vì vị trí của các tĩnh mạch tinh hoàn trái. Tuy nhiên, varicocele trong một tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng trong cả hai tinh hoàn.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Có nguy cơ lớn hơn bị varicoceles trong độ tuổi từ 15 và 25.
CÁC BIẾN CHỨNG
- Teo tinh hoàn. Phần lớn tinh hoàn bao gồm ống sản xuất tinh trùng. Khi bị tổn thương từ varicocele, các tinh hoàn co lại và mềm. Không rõ những gì làm cho tinh hoàn thu nhỏ, nhưng các van máu trong các tĩnh mạch bị hỏng, có thể dẫn đến tăng áp lực trong các tĩnh mạch và tiếp xúc với chất độc trong máu có thể gây tổn thương tinh hoàn.
- Vô sinh. Không rõ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bởi varicoceles. Các tĩnh mạch tinh hoàn làm mát máu trong động mạch tinh hoàn, giúp duy trì nhiệt độ thích hợp để sản xuất tinh trùng tối ưu. Ngăn chặn dòng chảy của máu, varicocele có thể giữ nhiệt độ quá cao, ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng và chuyển động của nó (vận động).
CÁC XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, có thể tiết lộ một khối xoắn mềm ở trên tinh hoàn, có thể cảm thấy mô tả như là một túi sâu. Nếu nó đủ lớn, bác sĩ có thể cảm thấy nó. Nếu có varicocele nhỏ hơn, bác sĩ có thể yêu cầu đứng, hít một hơi thật sâu và giữ nó. Điều này giúp bác sĩ phát hiện mở rộng bất thường của tĩnh mạch.
Nếu kiểm tra không thể kết luận, bác sĩ có thể siêu âm bìu. Kiểm tra này, trong đó sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc bên trong cơ thể, có thể được sử dụng để loại trừ lý do khác gây nên triệu chứng. Một trong những điều kiện là một khối u nén tĩnh mạch thuộc.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele) có thể không cần thiết. Tuy nhiên, nếu gây đau, teo tinh hoàn hoặc vô sinh, có thể trải qua sửa chữa. Mục đích của phẫu thuật là niêm phong các tĩnh mạch bị ảnh hưởng để chuyển hướng lưu lượng máu vào tĩnh mạch bình thường. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sửa chữa varicocele về khả năng sinh sản không rõ ràng.
Mặc dù giãn tĩnh mạch thừng tinh thường phát triển ở tuổi niên thiếu, chưa rõ có cần phải sửa chữa varicocele tại thời điểm đó. Chỉ dẫn để sửa chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh ở tuổi vị thành niên có tiến triển teo tinh hoàn, đau hoặc kết quả phân tích tinh dịch bất thường.
Sửa chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh có những rủi ro tương đối ít. Chúng bao gồm:
- Sự tích tụ của chất lỏng xung quanh (thủy tinh mạc) tinh hoàn.
- Tái phát varicoceles.
- Thiệt hại động mạch.

Các phương pháp sửa chữa bao gồm:

- Phẫu thuật mở. Đây là hình thức phổ biến nhất của điều trị, thường được thực hiện trên cơ sở bệnh nhân ngoại trú, sử dụng mê hoặc gây tê tại chỗ. Thông thường nhất, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận các tĩnh mạch thông qua háng (transinguinal), nhưng cũng có thể tạo một vết rạch ở bụng hoặc dưới háng.
Những tiến bộ trong sửa chữa varicocele đã dẫn đến việc giảm các biến chứng sau phẫu thuật. Một ứng dụng là việc sử dụng kính hiển vi phẫu thuật, cho phép các bác sĩ phẫu thuật xem các khu vực để điều trị tốt hơn trong khi phẫu thuật. Việc sử dụng siêu âm Doppler, giúp hướng dẫn các thủ tục.
Có thể trở lại các hoạt động bình thường sau hai ngày. Miễn là không khó chịu, có thể trở lại hoạt động vất vả hơn, chẳng hạn như tập thể dục, sau hai tuần.
Đau sau phẫu thuật này thường là nhẹ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau cho hai ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ có thể khuyên nên mang toa thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) để làm giảm sự khó chịu.
Bác sĩ có thể khuyên không nên quan hệ tình dục trong một tuần. Mất khoảng 72 ngày cho tinh trùng tạo ra, vì vậy sẽ phải chờ đợi ba hay bốn tháng sau khi phẫu thuật để có phân tích tinh dịch để xác định xem việc sửa chữa varicocele đã thành công trong việc khôi phục khả năng sinh sản.
- Phẫu thuật nội soi. Bác sĩ phẫu thuật làm cho một đường rạch nhỏ ở bụng và một dụng cụ nhỏ thông qua các vết mổ để xem và để sửa chữa varicocele. Tuy nhiên, thủ tục này, đòi hỏi phải gây mê, không được sử dụng phổ biến bởi vì nó nhiều rủi ro hơn trong khi cung cấp lợi thế nhỏ.
- Thuyên tắc qua da. Chèn một ống vào tĩnh mạch ở háng hoặc thông qua những công cụ có thể. Xem mạch giãn trên màn hình, bác sĩ cuộn hoặc bóng để tạo ra sự tắc nghẽn trong các tĩnh mạch tinh hoàn, làm gián đoạn dòng chảy máu và sửa chữa varicocele. Quy trình này sử dụng an thần và có thể mất vài giờ. Thủ tục này không sử dụng rộng rãi bởi vì nó có những rủi ro lớn hơn phẫu thuật mở và cung cấp ít lợi thế.

PHONG CÁCH SỐNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Nếu có giãn tĩnh mạch thừng tinh gây khó chịu nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể thử những điều sau đây để giảm đau:
Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác).
Mang bảo hộ thể thao để làm giảm áp lực









No comments:

Post a Comment