Thân Và Tâm
Các huấn luyện viên thể thao, khí công, y tá và bác sĩ nhắc
nhở phải gia tăng vận động qua qua sự tập luyện và họ đề ra hai phần
quan trọng: tập luyện Thân và Tâm, cũng gọi là huấn luyện chức năng.
Trước
đây người ta chỉ chú trọng đến tập cho thân thể, không nói đến tinh
thần. Họ chú trọng đến tập từng bộ phận một cho mạnh như tập tạ cho mạnh
tay, tập đạp cho mạnh chân, tập kéo cho mạnh bắp thịt. Giờ đây họ được
nhắc nhở phải tập để cơ thể có một sức mạnh toàn diện do sự phối hợp tốt
đẹp của tất cả các phần trong cơ thể như đầu, cổ, xương sống, tay,
chân, gân, bắp thịt khi cử tạ, chạy bộ, vận động tay chân và thân thể,
v.v.
Họ
nhắc nhở đến Tâm khi tập luyện vì nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nếu
Tâm họ duy trì được sự trong sáng và chú tâm thoải mái khi tập thể thao
thì kết quả gia tăng bội phần. Nói khác đi, người ta đã chú ý đến yếu tố
chánh niệm, chú tâm thoải mái, và định tâm, tâm vắng lặng, trong sáng
và vững vàng khi tập thể dục, thể thao, yoga hay các hình thức vận động
cơ thể khác.
Thân
và Tâm không phải là hai thực thể tách lìa: hai thứ có mặt tuy bề ngoài
(tướng) khác nhau như Tâm thì không có hình tướng, không bị giới hạn
bởi không và thời gian nhưng Thân thì có hình tướng, có màu sắc, có mùi
vị hay cử động. Nhưng Thân và Tâm là một thực thể; nói khác đi, về mặt
nhận thức, chúng ta thấy rõ ràng Thân và Tâm khác nhau, nhưng về mặt
thực thể chúng vốn không phải là hai thứ khác biệt mà cùng lúc có mặt và
cùng biểu lộ theo hai cách, cùng tác động lẫn nhau nhưng không ở ngoài
nhau, không tách ra làm hai thứ Thân và Tâm riêng biệt: Chúng cùng biểu
lộ dưới hai hình tướng khác nhau và đồng thời ảnh hưởng hỗ tương lẫn
nhau. Nói một cách giản dị: niềm vui, nỗi buồn, ưa, ghét, sướng khổ,
thương giận, hạnh phúc, đớn đau, đau bụng, nhức lưng vừa biểu lộ nơi
Thân và vừa biểu lộ nơi Tâm. Như thế, sự chữa trị bệnh tật, sự phát
triển sức khỏe có tính cách toàn diện: Tâm có thể tạo ra bệnh tật nơi
Thân, Thân có thể làm cho Tâm mất quân bình. Do đó, bệnh nhân phải thực
hành chánh niệm để nhìn sâu vào cội nguồn của Thân và Tâm để chữa trị
tận gốc và phát triển sức khỏe.
Các
cuộc tìm hiểu hiện nay về Thân-Tâm trong ngành Y Khoa và Tâm Thần Học,
có lẽ đã giới hạn trong quan điểm trên, và đã tạo ra một sự hứng khởi
khắp nơi tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới. Đó là sự ứng dụng
các khám phá mới mẻ nhất của ngành y khoa hiện đại đối với sự liên hệ
mật thiết của Thân và Tâm trong vấn đề tạo ra sức khỏe và niềm an vui
cùng phối hợp với thuốc men trong việc chữa trị hầu như tất cả các thứ
bệnh tật. Trong sự hào hứng này, nhiều chuyên viên sức khỏe thể chất,
tinh thần và tổ chức cộng đồng gồm các bác sĩ, y tá, tâm lý gia, tác
viên xã hội đã nghiên cứu về sự lợi ích của Thiền, khí công, thái cực
quyền và Yoga. Nhiều người không chỉ nghiên cứu mà còn chính mình thực
hành và áp dụng vào việc điều trị bệnh nhân.
CHỮ NHẪN
Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi Nhẫn để chuyển vần
Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hòa
Có khi Nhẫn để vị thaCó khi Nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi Nhẫn tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi Nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai !
Có khi Nhẫn để tăng tài
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh phòng
Có khi Nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui mừng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi Nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi Nhẫn để an toàn
Có khi Nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi Nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn xem ra cũng gần
Luận bàn về chữ Nhẫn
Có
người nói rằng: "Trong chữ Nhẫn của người Trung Quốc, có hình tượng một
quả tim, một con dao, và những giọt máu. Do vậy các cụ nói sống phải
biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn
thì cơ sự mới lành."
Có
người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: "Thiền đấy! - Chữ Trung Quốc vốn là
chữ tượng hình, nếu để ý các bạn sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người
đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên
tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là
về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ nhẫn trước tiên."
Có
người lại trích lời Ðức Khổng Tử "Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu" và
suy ra rằng việc nhỏ mà chẳng nhịn thì cái mưu lớn ắt phải hư hoại. Ở
đời ta thường thấy những việc nhỏ bằng sợi tóc, vì không nhịn được mà
xảy ra sóng to gió lớn, nhiều khi gây nên tai họa giết hại lẫn nhau, là
do chẳng chịu nhẫn mới sinh ra nông nỗi.
Có
tích xưa: "Ông Quách Tử Nghi, đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học,
một hôm ông xem kinh Phật thấy câu "Hắc phong xuy châu phiêu nhập chi
khổ hải" nghĩa là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển
khổ. Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một hòa thượng. Vị hòa
thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách Tử Nghi rằng còn
con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó. Ông Quách Tử Nghi thấy vị hòa
thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm hầm tím mặt. Lúc ấy vị hòa
thượng bèn ung dung cười mà cắt nghĩa cho ông Quách Tử Nghi biết rằng:
"Sự thịnh nộ của công tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc
thuyền trôi vào biển khổ đó..." Ông Quách Tử Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn
chắp tay tạ ơn vị hòa thượng, đã dùng một cách gián tiếp mà chỉ giáo.
Có
sách kể Tử Trương hỏi Ðức Khổng Phu Tử về chữ Nhẫn. "Tử Trương dục hành
từ ư Phu Tử, nguyện tứ nhứt ngôn vi tu nhân chỉ yếu". (Tử Trương muốn
đi làm việc chân chính bèn đến từ tạ Ðức Khổng Phu Tử, xin cho một lời
để làm phép sửa mình.) Phu Tử viết: "Bá hạnh chi bổn nhẫn chi vi
thượng". (Trăm nết chung gốc chỉ có chữ Nhẫn là cao thượng hơn hết.) Tử
Trương hỏi: "Hà vi nhẫn chi." (Tại sao mà phải nhịn". Phu Tử viết:
"Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,
Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.
Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,
Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,
Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,
Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế,
Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn."
(Làm
Vua mà biết nhịn thì trong nước không có điều tai hại, bậc chư hầu mà
biết nhịn thì nên nghiệp lớn. Bậc quan lại mà biết nhịn thì phẩm vị đặng
cao thăng. Anh em biết nhịn với nhau thì nhà cửa đặng giàu sang. Chồng
vợ biết nhịn thì niềm ân ái mới đặng trọn đời. Bè bạn biết nhịn thì danh
nghĩa chẳng hư, còn thân của mình mà biết nhịn chẳng lo tai họa.)
Tử Trương hỏi: "Bất nhẫn hà như". (Còn chẳng nhịn thì ra sao?) Phu Tử viết:
"Thiên Tử bất nhẫn quốc khống hư
Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu
Quan lại bất nhẫn hình phạt tru
Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư
Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ
Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ."
(Làm
Vua mà chẳng nhịn thì nước phải trống không. Bậc chư hầu chẳng nhịn thì
hư bại thân mình. Bậc quan lại không nhịn thì phải chịu hình phạt. Anh
em chẳng biết nhịn nhau, thì chia của cắt nhà phân ly thủ túc. Chồng vợ
chẳng nhịn thì tình nghĩa phai nhạt. Còn bản thân mình mà chẳng biết
nhịn thì mọi việc hoạn họa chẳng dứt...)
Nghe
Ðức Khổng Tử giải nghĩa xong, Tử Trương ngậm ngùi mà than rằng: "Phải
lắm, phải lắm, thật là khó thay nếu không có chí kiên nhẫn thì cũng khổ
cho bổn phận làm người."
Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng: "Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai". Một phen cơn giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệp chướng nảy sinh. Trong các kinh sách của Phật dạy nhân sinh lấy chữ Nhẫn làm đầu, mà nhiều người mơ màng chưa tỉnh ngộ. Sau một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn họa, khi biết tu tỉnh ăn năn thì việc đã muộn rồi.
Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng: "Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai". Một phen cơn giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệp chướng nảy sinh. Trong các kinh sách của Phật dạy nhân sinh lấy chữ Nhẫn làm đầu, mà nhiều người mơ màng chưa tỉnh ngộ. Sau một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn họa, khi biết tu tỉnh ăn năn thì việc đã muộn rồi.
Ngày
xưa ông Trương Công Nghệ chín đời cùng ở với nhau một nhà. Có câu:
"Trương Công Nghệ cửu thế đồng cư". Vợ chồng con cháu có mấy trăm người
mà trọn đời chưa có điều chi xích mích, trong gia đình bao giờ cũng đấm
ấm như khí hòa mùa xuân. Ngày kia Vua nghe tin bèn ngự giá đến nhà ông
mà hỏi rằng: "Nhà của ngươi dùng cách gì mà trong gia đình vui vẻ thuận
hòa với nhau như vậy?" Ông Trương Công Nghệ bèn viết một chữ NHẪN thật
lớn lên trên một tờ giấy mà dâng lên Vua... Vua xem rồi lấy làm kính
phục, liền ban cho ông một trái lê thử coi ông xử sự ra sao. Ông bèn sai
người cắt trái lê bỏ vào trong cái thùng lớn đổ nước nấu sôi, rồi kêu
tất cả người trong nhà đến, cho mỗi người một muỗng, để gọi là chung
hưởng ân Vua.
Nhà của ông có nuôi một trăm con chó, đến bữa ăn nếu thiếu một con thì cả bầy đều không ăn đứng đợi....
Từ
những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng
tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim)
ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không
biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy
thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
Trong
kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo
thánh Gandhi: "Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng
có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!"
Vì
thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy
rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này. Thời hiện
đại ngày nay thì sao?
Nhẫn không phải là sự cam chịu tiêu cực.
Nhẫn không phải là sự cam chịu tiêu cực.
Đúng
vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu
hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía
vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó
chịu.
Nhưng,
nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm
nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy
dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và
không cố chấp phiền hận.
Người
“chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ
suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người
khác khổ lây.
Tóm
lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ,
phải có từ - bi - hỷ - xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản
chất mà kiên tâm nhẫn nại... Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con
người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều
gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được
hòa khí trong gia đình. Nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều
lành.
Vậy
nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, có
“hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “chơi xấu” đi nữa,
thôi thì nhẫn đi.
Con
tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém
chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những
thứ nhỏ nhặt.
Người
ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh
gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có,
thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm... đại
gia.
Mẹ
chồng hủ lậu, lắm lời... cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh
nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc.
Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến
cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn.
Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức
chế quá, là xử lý nhau ngay.
Nhẹ
thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa
lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt...
Thuở
phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ;
thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc
thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là
ông quăng quần áo ra ngoài đường.
Cho
nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn
đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà
đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
Nhẫn cũng không phải là nhục một cách hèn nhát.
Thời
xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ
làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống,
thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của
họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu...”
Nhẫn
ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá,
thành ra... nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự
ái của mình.
Nhục,
bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể
trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền
cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người,
không thèm chấp nê, phản đối.
“Tránh
voi chẳng xấu mặt nào...”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng
chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó
cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!
Hiểu
sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn
tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn
yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành
quả chẳng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại,
nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang... nhẫn một cách chính đáng.
Nhẫn
nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm
trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều
này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái
tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Nhẫn
nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn
do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn Ba La Mật.
Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt... xấu xí
Nếu
không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc cũng căng ra,
như một chảo lửa, ta có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy
ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ...
Gặp
chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ
bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó
là để chất chứa trong lòng.
Những
cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt bỗng trở nên rất xấu. Đôi khi,
chẳng những không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành
động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận,
mạnh hơn lửa dữ”.
Thật
vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn
được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán
thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết
chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình...).
Có
một chị kể rằng, thời mà chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen. Đêm hôm,
không thấy chồng về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi
con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe, đèo con đến nhà nhân tình của
chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm...
Sau
này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng
phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị.
Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm
hận.
Cho
dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng
của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng
lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ
cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình họ đã trở thành một bằng chứng
xấu xí của hôn nhân.
Và
nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận
với chồng, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn
còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn, uất hận, những đau buồn tủi nhục, để
cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia
đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
Chữ nhẫn giống như vàng.
Đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, ta sẽ
thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn
chứa những phương kế sống của một đời người.
“...
Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi
nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả
ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô
thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng
tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta
vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để
kiên trì bền gan...”.
Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn.
Trong
cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Chớ nên cáu gắt,
cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy
hoại nguyên khí; Chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Phải
nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”...
Cũng
như câu tục ngữ của Việt Nam: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn
được, thì càng sống lâu”. Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ
giúp ích cho cuộc sống, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách,
sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô biên!
Câu chuyện:
Sự nóng giận và câu chuyện về những cái đinh
"Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu:
- Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:
- Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả.
Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu:
- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.
Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.
Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...".
Nóng giận thuộc về tâm sân hận,nếu đã theo con đường tu tập, mỗi lần cơn nóng giận khởi lên trong tâm ta hãy dùng chánh niệm ghi nhận và quan sát nó, tâm sân hận sinh ra rồi sẽ diệt đi. Cũng có thể dùng thiền quán để quán chiếu luật nhân quả, khi hiểu được tâm sân hận có thể là nhân tạo một quả xấu cho bản thân mình, tạo nghiệp bất thiện cho bản thân, khi đó ta sẽ có thái độ đúng, nhìn nhận và buông bỏ chứ không bị cuốn theo tâm sân hận.
- Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:
- Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả.
Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu:
- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.
Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.
Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...".
Nóng giận thuộc về tâm sân hận,nếu đã theo con đường tu tập, mỗi lần cơn nóng giận khởi lên trong tâm ta hãy dùng chánh niệm ghi nhận và quan sát nó, tâm sân hận sinh ra rồi sẽ diệt đi. Cũng có thể dùng thiền quán để quán chiếu luật nhân quả, khi hiểu được tâm sân hận có thể là nhân tạo một quả xấu cho bản thân mình, tạo nghiệp bất thiện cho bản thân, khi đó ta sẽ có thái độ đúng, nhìn nhận và buông bỏ chứ không bị cuốn theo tâm sân hận.
Tám căn cứ lười biếng của người tu
Người mới phát tâm xuất gia thường siêng năng cần mẫn, chăm chú vào bổn phận và kiểm thúc thân tâm mình.
Một
phần vì lo sợ những sơ xuất lỗi lầm, mà có thể thầy bạn thường lưu ý
đến, chưa biết một cách chắc chắn mình làm thế nào cho phải, nói năng
làm sao cho giống người tu, nói chung là cố gắng thích nghi trong đời
sống mới.
Phần khác vì nhiệt tâm ban đầu còn cháy sáng trong lòng, nên sẵn sàng tiếp nhận công tác nhà chùa và tinh cần tu học. Nhưng sau một thời gian, công việc tiến hành đều đặn khá thuần thục, ngày nào cũng bao nhiêu công việc ấy, đời sống đơn điệu, thầy bạn đã quen thân thì sự dễ nuôi cũng dần dần xuất hiện. Hơn nữa những ước nguyện trước kia muốn nhanh chóng thành đạt, thì ngày nay thấy quá xa xăm, sự giác ngộ giải thoát đối với buổi sơ phát tâm thật xa khác, con đường đi đến bờ giác quá heo hút triền miên, và có thể bao nhiêu lý tưởng ban đầu bị xói mòn, thế thì chẳng bao lâu tính dễ dãi, lơ là, lười nhát, mệt mỏi từ từ lộ diện. Đó là tâm lý chung của hàng tu sĩ không giữ gìn được sơ phát tâm của mình, nên trong nhà Thiền có câu “Nhất niên Phật tại tiền, tam niên Phật thăng thiên”.
Ở
đời cũng thế, người con gái mới về nhà chồng thường tự giác tìm việc mà
làm và làm một cách chu đáo nhanh nhẹn, luôn áy náy bận lòng về lời
nói, cái nhìn của cha mẹ, anh chị em nhà chồng, nên tự kiểm điểm lời ăn
tiếng nói đi đứng nằm ngồi, ăn uống ngủ nghỉ của mình, nhờ vậy mà hoàn
thành công việc một cách tốt đẹp.
Người
con gái lúc bấy giờ gần như hoàn toàn mới mẻ và đẹp đẽ thêm ra. Song
lần lần quen với công việc, sự chung đụng hàng ngày làm cho quan hệ ban
đầu trở nên cũ kỹ, nên không còn những e ngại nữa, từ đó hóa ra dễ chịu,
lơi lỏng, ngon ăn ham ngủ…
Đức Phật khuyên người tu luôn giữ tâm trạng như tâm trạng của người con gái lúc mới về nhà chồng suốt đời mình.
Sự
chểnh mảng lười biếng không phải chỉ xuất hiện trong những trường hợp
trên, nó có thể phát sinh bất cứ lúc nào, khi có duyên sự khế hợp để làm
đất nẩy mầm và bám víu. Chúng ta hãy nghe Đức Phật kể tám căn cứ lười
biếng của người tu trong Kinh Tăng Chi Bộ.
1.
Ta có việc sẽ làm: Tức là khi có việc gì định làm thì con bệnh
lười biếng sẽ xuất hiện. Nó nói thầm với chúng ta rằng hãy ngủ nghỉ thật
kỹ cho có sức khỏe để mai làm việc.
2. Ta có việc đã làm: Vì đã làm xong việc, hãy nghỉ để lấy lại sức, cần gì phải thức đêm tu tập.
3. Ta có việc sẽ đi: Vì sẽ đi nên cần nghỉ để đi
4. Ta có việc đã đi: Đã đi nên cần nghỉ mệt
5. Đi khất thực được thức ăn không được như ý: Thiếu thức ăn trong ngày cần ngủ nghỉ kẻo đói, mệt, mất sức.
6.
Khất thực như ý: Được thức ăn nhiều, ngon nên ăn no. No rồi lại
bảo: No làm việc không tốt, tu không được, chờ đói sẽ tu.
7. Có ít bệnh: cần nghỉ cho khỏe, kẻo bệnh nặng thêm.
8. Bệnh nhiều mới khỏi: Vì bệnh mới bình phục, nên ngủ nghỉ nhiều cho thật khỏe rồi tu.
Tám
trường hợp nói trên nhìn qua đều có lý do chính đáng để người tu được
ngủ nghỉ, dù rằng giờ tụng kinh hay tham thiền đang đến, nhưng xét kỹ
mới thấy đó là tám điều tiềm phục rất sâu kín của bệnh lười biếng. Để
tránh sự sa lầy và làm cho con bệnh lười biếng không còn nơi trú ẩn, Đức
Phật đã chỉ ra tám lối thoát như sau:
1. Nếu ngày mai có việc phải làm, ta nên khởi nghĩ: Mai ta có việc làm nên phải ráng tu, để mai tu không được.
2. Nếu làm xong việc, ta nên khởi nghĩ: Hôm qua bận việc, nay đã làm xong ráng tu bù lại hôm qua tu ít.
3. Ngày mai có việc đi đâu, ta nên khởi nghĩ: Hôm qua bận việc, mai sẽ không tu được nay ráng tu.
4. Khi đi qua con đường dài, ta nên khởi nghĩ: Đã đi không tu được nay đi xong phải ráng tu.
5. Khi nhận thức ăn không như ý, ta nên khởi nghĩ: Ăn ít bụng nhẹ dễ tu.
6. Khi nhận thức ăn như ý, ta nên khởi nghĩ: Được cúng dường đầy đủ, ráng tu để khỏi nợ thí chủ.
7. Khi bệnh chút ít, ta nên khởi nghĩ: Bệnh còn ít ráng tu, bệnh nhiều không tu được.
8. Khi bệnh nặng đã hết, ta nên khởi nghĩ: Bệnh lâu tu không được, nay khỏi ráng tu bù lại.
Qua
sự chỉ dạy trên, ta thấy Đức Phật có ép ngặt người tu không? Thực thế,
Ngài biết được sự yếu đuối của con người, dễ bị hoàn cảnh tác động làm
cho ý chí lung lạc, lý trí lu mờ. Hơn nữa, lười biếng là một chứng bệnh
trầm kha, cố hữu, thuộc loại kinh niên, nó luôn tiềm ẩn trong tâm của
chúng ta, chỉ chờ cơ hội xuất hiện, thế nên Đức Phật đã cảnh giác, bảo
chúng ta phải dùng lý trí quan sát thật kỹ, đừng cho sự lười biếng phát
sinh. Bệnh lười biếng không phải chỉ sinh khởi trong tám căn cứ nói
trên, nó có thể nẩy nở trong nhiều căn cứ địa khác nữa. Dụng ý của Đức
Phật khuyên chúng ta đừng cho sự mệt mỏi lười nhác xâm nhập vào tâm trí,
thích nghi trong mọi cảnh ngộ, phải tỉnh giác thẩm sát những tâm sở
tiêu cực để nhận diện chúng và làm chủ chúng, nhất là đừng để thời gian
trôi đi một cách trống rỗng.
Hơn
nữa, phải sống trong tinh thần phấn chấn kham nhẫn: “Tiến đạo nghiêm
thân, tam thường bất túc”, có như thế đạo nghiệp mỗi ngày mới sáng tỏ và
bờ giác mỗi lúc một gần kề.
Đối
với hàng phàm phu chúng ta, thật khó mà xác định một cách chính xác,
trung thực thời gian ngủ nghỉ vừa đủ cho mình. Thường thường chúng ta
hay lạm dụng thời giờ, viện cớ này cớ nọ để thoái thác công việc, chểnh
mảng công phu, dung dưỡng xác thân giả tạm.
Muốn
tiến tu, chúng ta không thể sống chung với con bệnh lười biếng. Ngược
lại, phải dùng tuệ kiếm chặt đứt mọi ràng buộc, do vô minh chủ động vây
hãm chúng ta vào những căn cứ địa thảm sầu nhất của bệnh lười biếng.
Được như vậy, sự tinh tấn mới được trở về, ngọn lửa thiêng do nguyên
động lực buổi đầu đốt cháy sẽ mãi mãi sáng soi từng bước chân đi đến bờ
Diệu giác. Có như thế chúng ta mới không phụ lòng kỳ vọng của cha mẹ,
thầy Tổ và nhất là đáp lời kêu gọi thiêng liêng tha thiết của Đức Đạo sư
trước phút cuối cùng vào Đại - niết - bàn.
“Hãy tinh tấn lên để giải thoát”.
NHỮNG ĐIỀU GHI NHỚ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH
a.
- Huyết áp tụt thấp, làm ngã xỉu…xẩy ra đối với người
có bệnh huyết áp thấp sáng ngủ dậy chưa kịp ủ ấm, tỉnh táo, chưa kịp
uống bổ xung nước thiếu hụt qua đêm.
Lời
khuyên của bác sỹ là: sáng ngủ dậy không nên vùng dậy ngay, hãy để cơ
thể tỉnh táo + uống 1 cốc nước bổ xung đã bị mất qua 1 đêm để nâng huyết
áp lên, sau đó mới xuống giường, ra ngoài.
Cũng
có khi té xỉu xẩy ra khi phải làm việc gì đó gắng sức, lại bị gió lạnh,
huyết áp tụt…Để tránh, nên uống 1 cốc cà phê sữa trước khi phải cố gắng
làm việc gì đó.
b.
Huyết áp tăng cao đột biến khi gặp gió lạnh, ngã ngất xỉu. Gió lạnh làm
co các mao mạch cơ thể, gây nên cơn tăng huyết áp này. Để tránh, hãy
mặc ấm, vận động cơ thể (tập thể dục…) trước khi đi ra ngoài.
Người
có bệnh cao huyết áp, nhất thiết phải uống thuốc hạ áp trước khi ra
ngoài trời. Có tài liệu khuyên rằng người có bệnh cao HA, nên uống thuốc
ngay trước khi ra khỏi giường, vì hơn 70% đột quị xẩy ra vào buổi sáng
sớm. Chị dâu tôi làm ở bênh viện Sanh-Pôn cũng đã bị đột quị khi mới ngủ
dậy chuẩn bị đi tập ngoài trời trong mùa lạnh như mùa này, Chị mất năm
2000, mới có 58 tuổi (Đó là chị Hiền, khoa ngoại, BV Sanh-Pôn chắc chị
Thoa trong CLB ta biết rõ vì làm cùng 1 bệnh viện với nhau ).
c.
Ngã té xỉu do hạ đường huyết, nhất là khi phải vận động thể lực. Những
người có chứng bệnh này, trước khi vận động mất nhiều năng lượng (leo
núi chẳng hạn), cần bổ xung năng lượng trước khi vận động cơ bắp, uống 1
cốc sữa hoặc 1 cốc nước đường và luôn nhớ mang bên mình mấy chiếc kẹo
ngọt, người hơi mệt là ăn ngay vài viên kẹo sẽ chống được hiện tượng
đường huyết tụt giảm.
d.
Đột quị do gắng sức, nhất là đối với người cao tuổi. Lúc đó, tim ngừng
đập, gây đột quị. Có chuyện 1 người có tuổi khiêng vác đồ lên gác 3.
Nhẽ ra chia nhỏ ra đi vài ba lần thì không sao. Nhưng lại cố gắng khiêng
vác 1 lần, thế là bị đột quị không cứu được.
Bác
sỹ Trần Ngọc Ân kể: có ông bạn có tuổi rất ham tập luyện, sáng nào cũng
tập chạy…nói rằng mình quen tập chạy từ tuổi trẻ. Bác sỹ Ân khuyên bạn
có tuổi rồi không nên tập chạy gắng sức như thế! Bạn không nghe, kết cục
trong 1 lần tập chạy, ông bạn bị đột quị, tim ngừng đập, không cứu
được….
Người
có tuổi khi leo núi nên nhớ lời khuyên này của bác sỹ: không nên gắng
sức. Tưổi già khác tuổi trẻ. Tuổi trẻ làm vận động viên bóng đá, thế mà
tổng kết lại trên yahoo, cũng đã có 5 cầu thủ đột quị khi đang thi
đấu. Ở Viêt Nam ta, năm 2008, 1 vân động viên tập luyện xe đap leo núi
chuẩn bị cho SEAGAME cũng đã bị đột quị không cứu được. Vì vậy, tuổi
càng cao, càng cần phải thận trọng. Trong tập luyện, tránh gắng sức
quá.
e.
Tai nạn do bất cẩn khi đi đường, khi lao động, khi leo núi, khi mệt
nhọc vã mồ hôi lại đứng nơi gió lùa, gió lạnh, khi ăn uống quá vui
vẻ...Điều này nói ra ai cũng hiểu, nhưng lại hay mắc phải vì thiếu chú ý
đúng mức.
No comments:
Post a Comment