Hình ảnh sơ đồ cấu tạo Hệ tuần hoàn
Chuyện
hệ tuần hoàn đưa máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể đã được các sách
giáo khoa trung học giải thích. Trong phần này chúng ta sẽ quan tâm cách
tác động đến hệ tuần hoàn trong những trường hợp có dấu hiệu sự cố. Có
thể hình dung huyết quản con người giống như hệ đường ống dẫn
nước, thường thì các tổn thất hay xảy ra ở các ống nhỏ li ti nằm ở các
nơi xa xôi.
1. Máu chảy trong các đường ống khác nhau thế nào?
Về mặt chức năng, hệ thống tuần hoàn được chia như sau:
1. Máu chảy trong các đường ống khác nhau thế nào?
Về mặt chức năng, hệ thống tuần hoàn được chia như sau:
- Hệ truyền dẫn: động mạch chủ và những động mạch khác, chứa ít máu, áp lực lớn.
- Hệ tiểu động mạch: phần lớn năng lượng sinh ra do áp lực động mạch bị triệt tiêu.
- Hệ trao đổi: mạng mao mạch với diện rộng, trao đổi chất với dịch ngoại bào.
- Hệ thu hồi: các tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ và nhĩ phải, lượng máu lớn, áp lực thấp.
Biểu đồ thay đổi áp lực máu trong hệ mạch như dưới đây:
Hình 1a-b: Vận tốc máu trong hệ mạch. Đường biễu diễn thay đổi áp lực máu trong hệ mạch.
Hệ
động mạch và tiểu động mạch nhìn chung được các tài liệu y học phổ
thông mô tả tương đối rõ, nên chúng ta sẽ quan tâm kỹ hơn hệ mao mạch và
hệ tĩnh mạch.
2. Hệ mao mạch
Theo biểu đồ này hình 1, tiết diện mao mạch có tổng diện tích mặt cắt lớn nhất (đường xanh hình 1a), vận tốc truyền dẫn nhỏ nhất, áp lực máu chỉ khoảng 15-40mmHg. Có khoảng 10.000 triệu mao mạch và tổng diện tích trao đổi khoảng 500-700m2, với tổng chiều dài khoảng 80.000km, gấp đôi chu vi Quả đất.
Các mao mạch là nơi đảm bảo chức năng chính của hệ tuần hoàn, đó là nơi xảy ra sự trao đổi oxy, chất dinh dưỡng giữa máu và tổ chức. Để thực hiện quá trình trao đổi, hệ mao mạch có cấu trúc chức năng khá đặc biệt:
2.1. Ðặc điểm cấu trúc chức năng của mao mạch
Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch tạo thành những mạng đi vào các tổ chức.
2. Hệ mao mạch
Theo biểu đồ này hình 1, tiết diện mao mạch có tổng diện tích mặt cắt lớn nhất (đường xanh hình 1a), vận tốc truyền dẫn nhỏ nhất, áp lực máu chỉ khoảng 15-40mmHg. Có khoảng 10.000 triệu mao mạch và tổng diện tích trao đổi khoảng 500-700m2, với tổng chiều dài khoảng 80.000km, gấp đôi chu vi Quả đất.
Các mao mạch là nơi đảm bảo chức năng chính của hệ tuần hoàn, đó là nơi xảy ra sự trao đổi oxy, chất dinh dưỡng giữa máu và tổ chức. Để thực hiện quá trình trao đổi, hệ mao mạch có cấu trúc chức năng khá đặc biệt:
2.1. Ðặc điểm cấu trúc chức năng của mao mạch
Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch tạo thành những mạng đi vào các tổ chức.
Hình 2: Sơ đồ vi tuần hoàn trong mao mạch
Hệ mao mạch gồm các mao mạch thực sự, là những mạch máu dài và mỏng
(thành dày 0,5μm, đường kính mao mạch khoảng 5-8μm). Ðầu mao mạch có cơ vòng tiền
mao mạch, kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch.
Thành mao mạch là lớp tế bào nội mô, bên ngoài là màng đáy. Giữa các
tế bào nội mô có những khe nhỏ đi xuyên qua thành mao mạch, đường kính khoảng
6-7μm, không cho các chất có phân tử lượng quá lớn đi qua, như thế các thế các
protein của máu bình thường không qua được thành mao mạch.
Ngoài những mao mạch thực sự, còn có những kênh luôn mở gọi là kênh
ưu tiên, nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, như vậy máu từ động mạch
luôn đi sang tĩnh mạch theo kênh ưu tiên. Khi cơ thắt tiền mao mạch co lại máu
chủ yếu đi theo kênh này, khi cơ thắt tiền mao mạch mở ra thì máu đi qua những
mao mạch thực sự (hình 2).
2.2. Ðộng lực máu trong mao mạch
Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch
đến tiểu tĩnh mạch. Huyết áp giảm rất thấp khi qua mao mạch (15-30mmHg), đến tiểu
tĩnh mạch chỉ còn 5-15mmHg (hình 1b).
Lưu lượng máu qua mao mạch tùy thuộc vào sự hoạt động của tổ chức đó
và được điều hòa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ
và tiểu động mạch đến tổ chức. Khi nghỉ ngơi, các cơ thắt này chỉ mở 5-10% các
mao mạch để cho máu đi qua, trái lại khi hoạt động (co cơ), máu tràn ngập mao mạch.
Máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt quãng, do sự
co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch.
Trong các mao mạch nhỏ hồng cầu phải biến dạng để đi qua mao mạch,
do đó có những đoạn của mao mạch chỉ có hồng cầu, có những đoạn chỉ có huyết
tương.
2.3. Các sự cố có thể làm giảm lưu thông máu
trong hệ mao mạch
Ta có thể hiểu đơn giản rằng, máu là gốc của sự sống. Nếu bộ phận
nào trên cơ thể ít được bơm máu, hoặc không được máu nuôi dưỡng thì sẽ thành bệnh,
giống như “điểm chết” trong cơ thể sống.
Nếu dọn đường để các mạch máu bơm được máu đến những “điểm chết” đó
thì có thể phục hồi sức khỏe.
Với một hệ thống có đến 10 tỷ ống bé li ti có đường kính chỉ 5-8µm,
có thể xảy ra nhiều vấn đề ở các "đường hẻm nhỏ" này. Chúng ta sẽ xem
2 vấn đề quan trọng nhất:
2.3.1. Giảm hồng cầu đi qua mao mạch
Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,5 µm độ dày
2,5 µm ở chỗ dày nhất và không quá 1 µm ở trung tâm.
Hồng cầu có khả năng biến dạng rất cao mà không bị vỡ, rách khi di
chuyển qua các mao mạch chật hẹp, nhờ màng tế bào hồng cầu vừa có tính dẻo dai
lại có thừa khả năng chứa các thành phần bên trong (ví như một chiếc bao đựng
còn nhiều khoảng trống).
Hình 3a-b: Hồng cầu trong các động mạch lớn và hồng cầu xếp hàng và biến dạng khi đi qua các mao mạch nhỏ
Nhưng
làm sao hồng cầu lại tự biết cách biến dạng để đi qua "các đường hẻm
nhỏ?”. Viện sĩ Mikulin A.A giải thích là nhờ các lực tĩnh điện xảy ra
theo nguyên lý Culong: "điện tích khác dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau",
các hồng cầu mang các ion âm nên khi "xếp hàng" trong mao mạch sẽ xảy
ra "đứa sau đẩy đứa trước", còn thành mạch mang điện tích dương nên có
tác dụng hút.
Các nhà khoa học làm thí nghiệm với chuột bạch, cho chuột thở không khí sạch nhưng hút hết ion âm thì chỉ 3 ngày sau chuột chết.
Mật độ Ion âm trong tự nhiên như sau:
Các nhà khoa học làm thí nghiệm với chuột bạch, cho chuột thở không khí sạch nhưng hút hết ion âm thì chỉ 3 ngày sau chuột chết.
Mật độ Ion âm trong tự nhiên như sau:
- Thác nước: 20,000/cm3
- Rừng núi - bờ biển: 5000-10,000/cm3
- Vườn cây-đồng quê: 2000-4000/cm3
- Ngoài đường phố: 200-500/cm3 (khi tắc đường sẽ giảm xuống khoảng 50-100/cm3)
- Trong phòng kín: 50-200/cm3
Ở các nơi có lò vi sóng, máy photocopy, màn hình TV, gần các nhà
máy, chỉ số này còn tệ hơn. Qua chuyện này có thể hiểu tại sao ra biển hay lên
núi thấy người dễ chịu, còn ngồi trong phòng kín thì hay sinh bệnh, cũng có thể
là do thiếu ion âm để các hồng cầu vận chuyển oxy qua các mao mạch nhỏ.
2.3.2. Ảnh hưởng của rung động
đến mao mạch:
Các thực nghiệm cho thấy các mạch máu vận hành được nhờ sự vận động
của các cơ quan thành mạch. Quá trình vận động này rất kỳ diệu và có nhiều thứ
để nghiên cứu, chúng ta chỉ cần hiểu là khi thiếu vận động, lượng luân chuyển
máu trong cơ thể sẽ giảm đi.
Vậy nên ngoài các khoản đi bộ buổi sáng hay thể thao buổi chiều,
ngay trong giờ làm việc chúng ta cũng cần phải duy trì một lượng vận động nhất
định, ít nhất cũng xoa tay, xoay người, rung chân hay đi lại trong phòng.
3. Hệ tĩnh mạch
3.1. Ðặc điểm cấu trúc chức
năng tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch bắt nguồn từ mao mạch về đến tim, tổng thiết diện của cả
hệ tĩnh mạch lớn hơn hệ động mạch (mỗi động mạch lớn thường có hai tĩnh mạch đi
kèm). Ở một thời điểm nào đó, khoảng 65% thể tích máu toàn bộ được chứa trong
tĩnh mạch so với 20% trong hệ thống động mạch.
3.2. Ðộng lực máu trong tuần
hoàn tĩnh mạch - các yếu tố giúp máu trở về tim
Tốc độ máu trong tĩnh mạch lớn trung bình 10cm/giây, chỉ bằng 1/4 ở
động mạch chủ. Lưu lượng tĩnh mạch tăng hay giảm tùy theo sự hoạt động hay nghỉ
của tổ chức. Do máu trong tĩnh mạch có nhiều chất thải, nên đặc hơn, độ nhớt
cao hơn so với máu ở động mạch. Trong điều kiện ấy mà áp suất hút của tim khá
thấp, lại ngược chiều trọng trường, vậy yếu tố nào đã đưa máu "chảy ngược"
từ chân về tim?
3.2.1. Yếu tố huyết áp do tim đẩy và hút:
Huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch đến tĩnh mạch huyết áp
giảm rất nhiều (hình 1), nên vai trò huyết áp đưa "máu bẩn" trở về
tim chắc chắn không phải như ở động mạch. Trong thời kỳ tâm thất thu, áp suất
tâm nhĩ giảm xuống đột ngột do van nhĩ-thất bị hạ xuống về phía mõm tim làm buồng
nhĩ giãn rộng, tác dụng này làm hút máu từ tĩnh mạch trở về tâm nhĩ, nhưng lực
hút này cũng chỉ cỡ dưới 15mmHg.
3.2.2. Cử động hô hấp:
Khi hít vào, cơ hoành hạ thấp xuống, các tạng trong bụng bị ép, áp
suất trong bụng tăng lên và ép máu về tim. Đồng thời, khi hít vào, áp suất
trong lồng ngực càng âm hơn (từ -2,5mmHg đến 6mmHg), áp suất âm này khiến cho
áp suất tĩnh mạch trung ương dao động từ 6mmHg thì thở ra đến gần 2mmHg khi hít
vào. Sự giảm áp suất này làm tăng lượng máu trở về tim phải.
Yếu tố này cho thấy khi thở sâu sẽ tăng được áp lực hút máu về tim.
3.2.3. Sức co cơ vân:
Khi cử động, sự co của các cơ xung quanh, ép vào tĩnh mạch, phối hợp
với các van khiến cho máu chảy về tim. Do đó sự vận cơ giúp máu về tim tốt hơn.
3.2.4. Van tĩnh mạch:
Trên đường đi của hệ tĩnh mạch có các van tĩnh mạch, có chức năng giống
van tim. Van là những nếp lớn trong thành tĩnh mạch, chỉ cho phép máu chảy một
chiều về tim. Các van chủ yếu ở trong các tĩnh mạch chi. Khi cử động, sự co của
các cơ xung quanh, ép vào tĩnh mạch, phối hợp với các van khiến cho máu chảy về
tim. Do đó sự vận cơ giúp máu về tim tốt hơn. Khi các van suy yếu, sẽ ứ máu ở
tĩnh mạch gây phù.
Theo viện sĩ Mikulin A.A, các van tĩnh mạch chỉ hoạt động tốt khi có
chuyển động của chân tay, nhất là đi bộ đúng cách.
3.2.5. Nhiệt độ: khi trời rét, nhiệt độ giảm làm co tĩnh mạch, nhiệt
độ cao khiến tĩnh mạch giãn ra.
4. Cải thiện tuần hoàn ở mao mạch và tĩnh mạch theo "giải pháp
Mikulin" và “Y mao mạch” Alexander Salmanov
Lập luận của viện sĩ Mikulin như sau: Trong tế bào của con người,
ngoài phần hữu ích còn có những chất "xỉ" gây nguy hại. Phải hút những
"chất thải" này, giúp cho khả năng trao đổi của tế bào. Điều này sẽ rửa
sạch trọn vẹn bạch huyết, máu ở gan, thận. Rung động tích cực và toàn thân là
cách tạo sức bật mạnh, để tống khứ những chất "xỉ".
Nguyên tắc là:- Nhờ những rung động mạnh và liên tục cơ thể, để có
thể gây nên những xung động các tế bào của dòng sinh vật.- Phải tìm cách để
"ép những xỉ" ra khỏi các tế bào và không gian bào. Muốn thế, tạo những
lực co rút lớn của các cơ quan trong thời gian chuyển động.- Nhờ sự di chuyển mạnh
đẩy các "xỉ" ra khỏi tế bào, bằng cách gây chấn động mạnh cho cơ thể.
Những cách thể dục rung động, chạy bộ, nhảy dây... là hình ảnh chính
xác của cách làm rung động này.Đi dạo với bước sải, nhấn gót chân trước khi đặt
toàn bàn chân. Đi cho đổ mồ hôi là tốt nhất. Đây là những "cú nện" từ
gót chân, gây nên chấn động mạnh mẽ toàn cơ thể mình; có như thế mới "rửa
sạch" được tế bào, đồng thời cải thiện máu qua mao mạch.
Những người quan tâm đến dưỡng sinh gọi một động tác sau là "giải
pháp Mikulin":Đứng tại chỗ, tay vịn vào thành ghế hoặc một điểm tựa, nâng
gót lên cao khoảng 1cm trên mặt sàn rồi dộng gót chân trên nền, gây chấn động
rung toàn thân hay "thể dục rung động" với nhịp độ khoảng một lần
trong mỗi giây. Thực hiện khoảng 1 phút là vừa.
Giải pháp này thực sự làm các van tĩnh mạch chuyển động tích cực,
bơm mạnh máu lên tim.
Y mao mạch (capillotherapies)
Alexander Salmanov bác sĩ người Nga là người đi tiên phong trong
ngành Y mao mạch (la medicine des capillaires).
Theo nghiên cứu của bác sĩ Alexander Salmanov, nhiều người chỉ có
30-40% các mao mạch trong cơ thể hoạt động, dẫn đến các động mạch lớn bị tắc
nghẽn (xơ vữa động mạch).
Chủ thuyết của ông: làm trẻ hóa & lọc máu bằng phương pháp làm
nóng mạch máu.
Trong cơ thể chứa trung bình 4 lít máu đối với đàn bà và 5-6 lít đối
với đàn ông. Gan mỗi giờ lọc 100 lít máu.
Dùng đá massage nóng chườm ở vùng hạ sườn phải mỗi ngày 1 giờ giúp
các mao mạch vùng gan giãn nở, giúp gan lọc máu, sẽ có tác dụng toàn thân:
- Làm tiêu cholesterol
- Làm tan chất vữa
Nhiều cơ quan trong cơ thể bị đau có thể là do hệ mao mạch và tĩnh mạch
ở khu vực nào đó ách tắc (điển hình là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu
não). Trong Trung Y và Y học cổ truyền Việt Nam đều có giải pháp chữa bệnh bằng
cách khơi thông các vị trí này, có thể dùng rượu ớt, hoặc thuốc (như An cung
ngưu hoàng hoàn) hay bấm huyệt, massage...
Có một giải pháp là tạo các xung động lực trong tĩnh mạch (kiểu như
giải pháp Mikulin nêu trên) ở các vị trí ách tắc. Đó là kỹ thuật sử dụng các
thao tác bấm, chèn… một số vị trí mạch máu để dồn máu lên, đưa máu xuống để tạo
xung lực.
Điều này có thể giải thích đơn giản như sau:
Muốn khai thông tắc nghẽn ở tĩnh mạch tay, dùng tay chặn động mạch
cung cấp cho bàn tay, làm giảm nhẹ áp lực tiểu tĩnh mạch, sau đó dùng cách vuốt
xoa nhẹ ở những chỗ tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khi chỗ tắc nghẽn được những rung động
làm giãn ra, bấy giờ ta thả động mạch, lượng máu ra mạnh, lượng máu thu về tĩnh
mạch sẽ nhiều lên đột ngột, có tác dụng như thêm nước để thông cống, những chỗ
tắc nghẽn vừa được làm giãn sẽ có cơ hội lưu thông nhanh, bế tắc được giải toả.
Một kỹ thuật khác chẹn vào động mạch ở đoạn dưới nơi có bệnh, nhằm cản
trở lại một lượng lớn máu, số máu ứ lại này sẽ gây thành áp lực đột xuất mạnh
trong các mao mạch nhỏ phía trên, có tác dụng làm giãn nở những mao mạch nhỏ.
Khi máu ứ lại, sẽ tràn lên các mao mạch nhỏ xưa nay bị tắc, rồi khi bỏ tay chặn
động mạch, máu chảy mạnh ra, kéo theo các "rác thải" nằm trong các
mao mạch đó. Điều này giống như ta đóng van thủy lợi chặn dòng mương, nước
trong mương phía trên van dâng lên cao hơn bình thường, khi mở van sẽ kéo theo
các rác bẩn ở bờ mương.
Tóm lại, bản chất của cải thiện hệ tuần hoàn vẫn là vận động, vận động
và vận động. Quả đất, mặt trời hay các điện tử đều tự quay quanh trục, nên nếu
chúng ta giảm vận động là hệ thống tuần hoàn sẽ rơi vào trì trệ.
Và từ trì trệ đến ách tắc và sụp đổ… chỉ là một bước chân thôi.
6. Về các chất vô dụng trong
máu.
Hơn chục năm trước, có lần tôi hỏi một vị giáo sư sinh học hàng đầu
là anh có biết trong máu có bao nhiêu chất? Vị giáo sư cười bảo “tôi cũng không
biết chính xác, mà chắc là trên 2000 chất”. Tôi phát hoảng, hỏi làm sao có thể
nhiều đến thế. Vị giáo sư bảo trong máu có năm bảy trăm loại protein, mà mỗi loại
cần có vài chục enzim đi kèm để thực hiện các phản ứng chuyển hóa. Như thế hai
nhóm này có trên ngàn chất rồi. Mà rắc rối nhất là một số protein ta ăn vào lại
không có... đủ enzim để xử lý, thế là
trong máu tự nhiên có một số thành phần tốt mà lại… vô ích. Năm 2012, báo chí
viết một nhà huyết học người Australia đã đếm được 4.228 chất trong máu! Không
biết bao nhiêu chất thực sự có ích trong thời gian thích hợp?
Và khi có nhiều chất không được sử dụng (giống như cái tủ quần áo có
rất nhiều bộ không mặc nhưng vẫn treo đầy tủ) thì dù chất đó có thể có ích, hiện
là vô hại, nhưng nó… làm cho máu quánh lại cũng là chuyện dễ hiểu.
7. Làm sạch mạch máu cách nào
đơn giản nhất?
Có nhiều thực phẩm có khả năng làm sạch máu: ớt, dưa hấu, khổ qua, dứa,
cà rốt, súp lơ xanh... Nhưng các thực phẩm đó làm sạch máu theo cơ chế nào?
Quay lại chuyện có rất nhiều protein trong máu không chuyển hóa được
do thiếu enzim thích hợp, sẽ có những “cảnh sát môi trường” đi kiểm tra
các thành phần lang thang vô dụng này để
đưa ra khỏi máu. Các “cảnh sát môi trường” đó là các đại thực bào, là những tế
bào bạch cầu, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch tự nhiên cũng như miễn dịch
thích ứng. Vai trò chính của chúng là thực bào các thành phần cặn bã của tế bào
và các tác nhân gây bệnh. Cơ chế làm việc của đại thực bào đã nói.
Hình 4: Đại thực bào tấn công ấu trùng
Cách nào tăng cường các đại thực bào đơn giản và chi phí thấp nhất?
Về lý thuyết thì các loại thực phẩm có khả năng loại bỏ thành phần gốc oxy tự do trong máu đều có khả năng tăng cường chức năng đại thực bào (như trà xanh, chanh, gừng, hành, cà rốt, dưa chuột...)
Tăng cường các đại thực bào là quá trình hoạt hóa các tế bào bạch cầu. Việc này khá phức tạp, nên chúng ta chỉ cần quan tâm những điểm cơ bản sau:
- Quan tâm làm ấm các cơ quan của hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Giữ chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể giảm bận rộn, dành thời gian “sạc ắc quy” cho hệ miễn dịch.
- Duy trì tốt giấc ngủ để cho “cảnh sát môi trường” dọn sạch mạch máu.
- Ăn và uống các thực phẩm có khả năng loại bỏ thành phần gốc oxy tự do trong máu như đã nói
Về lý thuyết thì các loại thực phẩm có khả năng loại bỏ thành phần gốc oxy tự do trong máu đều có khả năng tăng cường chức năng đại thực bào (như trà xanh, chanh, gừng, hành, cà rốt, dưa chuột...)
Tăng cường các đại thực bào là quá trình hoạt hóa các tế bào bạch cầu. Việc này khá phức tạp, nên chúng ta chỉ cần quan tâm những điểm cơ bản sau:
- Quan tâm làm ấm các cơ quan của hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Giữ chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể giảm bận rộn, dành thời gian “sạc ắc quy” cho hệ miễn dịch.
- Duy trì tốt giấc ngủ để cho “cảnh sát môi trường” dọn sạch mạch máu.
- Ăn và uống các thực phẩm có khả năng loại bỏ thành phần gốc oxy tự do trong máu như đã nói
8. Lưu thông máu huyết với phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm
Về lưu thông máu huyết hiệu quả thì Việt Nam có phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Đạo do cố lương y Huỳnh Thị Lịch áp dụng từ hơn 50 năm trước và gần đây được phát triển rộng rãi bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Cảm xạ thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội do nhà cảm xạ, bác sĩ Dư Quang Châu chủ trì với đề tài khoa học Thập Chỉ Liên Tâm.
Điểm độc đáo của phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm là ở các bộ khóa. Theo nhà cảm xạ, bác sĩ Dư Quang Châu, khi khóa chặn các tĩnh - động mạch lớn đồng thời day, bấm tác động đến các tiểu tĩnh mạch giúp giải tỏa các “điểm chết”, đả thông bế tắc, làm sạch mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu, tăng sự trao đổi chất trong các mao mạch, cung cấp ô xy đến các tế bào… từ đó mà khiến cho bệnh tự lui.
Bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm với việc thường xuyên khai thông và bơm máu sẽ không chỉ giúp lưu thông máu huyết mà còn tác động lên hệ gân cơ, hệ thần kinh và hệ bạch huyết, giúp toàn cơ thể, thậm cả các tế bào ngoại vi cũng được nuôi dưỡng đầy đủ.
Khi ấy, những “tác dụng phụ” rất hấp dẫn sẽ xuất hiện: sức đề kháng được nâng cao, bệnh tật ít hỏi thăm, cơ thể cân bằng, tinh thần phấn chấn, quá trình lão hóa chậm đến. Do đó, người ta nhìn sung sức hơn, hồng hào, đẹp đẽ hơn.
Về lưu thông máu huyết hiệu quả thì Việt Nam có phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Đạo do cố lương y Huỳnh Thị Lịch áp dụng từ hơn 50 năm trước và gần đây được phát triển rộng rãi bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Cảm xạ thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội do nhà cảm xạ, bác sĩ Dư Quang Châu chủ trì với đề tài khoa học Thập Chỉ Liên Tâm.
Điểm độc đáo của phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm là ở các bộ khóa. Theo nhà cảm xạ, bác sĩ Dư Quang Châu, khi khóa chặn các tĩnh - động mạch lớn đồng thời day, bấm tác động đến các tiểu tĩnh mạch giúp giải tỏa các “điểm chết”, đả thông bế tắc, làm sạch mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu, tăng sự trao đổi chất trong các mao mạch, cung cấp ô xy đến các tế bào… từ đó mà khiến cho bệnh tự lui.
Bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm với việc thường xuyên khai thông và bơm máu sẽ không chỉ giúp lưu thông máu huyết mà còn tác động lên hệ gân cơ, hệ thần kinh và hệ bạch huyết, giúp toàn cơ thể, thậm cả các tế bào ngoại vi cũng được nuôi dưỡng đầy đủ.
Khi ấy, những “tác dụng phụ” rất hấp dẫn sẽ xuất hiện: sức đề kháng được nâng cao, bệnh tật ít hỏi thăm, cơ thể cân bằng, tinh thần phấn chấn, quá trình lão hóa chậm đến. Do đó, người ta nhìn sung sức hơn, hồng hào, đẹp đẽ hơn.
No comments:
Post a Comment