Các cơ quan của hệ miễn dịch
Các cơ quan của hệ miễn dịch được bố trí khắp nơi trong cơ
thể. Các cơ quan này được gọi là các cơ quan dạng bạch huyết vì chúng là
nơi các tế bào bạch huyết cư trú, và các tế bào bạch huyết nhỏ này là
các yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch.
Tủy xương, tổ chức mô mềm ở phần rỗng bên trong xương, là một nguồn
dồi dào nhất sản sinh tất cả các tế bào máu, bao gồm các bạch cầu được
dành riêng để trở thành các tế bào miễn dịch. Tuyến ức là một cơ quan
lympho nằm phía sau xương ngực.
Các tế bào bạch huyết được biết đến
là các tế bào bạch huyết T (T lymphocytes), hoặc được gọi là “các tế
bào T (T cells)”, trưởng thành trong tuyến ức và sau đó di chuyển đến
các mô khác. Các tế bào bạch huyết B, còn được gọi là các tế bào B, được
kích hoạt và trưởng thành thành các tương bào, có chức năng sản sinh và
tiết ra các kháng thể.
Các hạch bạch huyết nằm rãi rác trong cơ thể, là các mô lympho chứa
các cấu trúc chuyên biệt. Các tế bào T từ tuyến ức tập trung ở vùng bao
quanh lõi trong hạch bạch huyết, các tế bào B ở bên trong và xung quanh
khu vực tăng sinh trung tâm nang bạch huyết, và các tương bào (plasma
cells) ở lõi trong hạch bạch huyết.
Các tế bào bạch huyết có thể di chuyển khắp nơi trong cơ thể thông
qua các mạch máu. Các tế bào này cũng có thể di chuyển thông qua một hệ
thống các mạch bạch huyết mà gần như tương tự với các tĩnh mạch và các
động mạch trong cơ thể.
Các tế bào và các chất lỏng được trao đổi giữa các mạch máu và các
mạch bạch huyết, giúp cho hệ thống bạch huyết (lymphatic system) theo
dõi các vi sinh vật tấn công cơ thể. Các mạch bạch huyết vận chuyển bạch
huyết, là một chất lỏng trong suốt làm ngập các mô trong cơ thể.
Các hạch bạch huyết nhỏ có hình dạng hạt đậu được đính dọc theo các
mạch bạch huyết, với các cụm hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, bụng, và
háng. Mỗi hạch bạch huyết chứa các khoang chuyên biệt, ở đó các tế bào
miễn dịch tập hợp lại, và ở đó các tế bào này có thể sẽ chạm trán với
các kháng nguyên.
Các tế bào miễn dịch, các vi sinh vật, và các phần tử lạ đi vào các
hạch bạch huyết bằng các mạch bạch huyết đến hoặc bằng các mạch máu nhỏ
li ti của các hạch bạch huyết. Tất cả các tế bào bạch huyết thoát ra
khỏi hạch bạch huyết bằng các mạch bạch huyết đi. Sau khi đi vào máu,
các tế bào này được vận chuyển đến các tổ chức mô khắp nơi trong cơ thể.
Chúng đi tuần tra khắp nơi để tìm kiếm các kháng nguyên lạ, sau đó từ
từ trôi trở vào lại hệ thống bạch huyết, để bắt đầu một hành trình mới.
Lá lách là một cơ quan có hình dạng dẹp nằm ở góc trên bên trái của
vùng bụng. Tương tự như các hạch bạch huyết, lá lách chứa các khoang
chuyên biệt, ở đó các tế bào miễn dịch tập hợp lại và hoạt động, đồng
thời đóng vai trò của một nơi họp mặt, ở đó các lực lượng phòng thủ của
hệ miễn dịch chạm trán với các kháng nguyên.
Các khối mô bạch huyết khác được tìm thấy rải rác nhiều nơi trong cơ
thể, đặc biệt là ở các niêm mạc của đường tiêu hóa, đường hô hấp và
phổi, các khu vực này là các cổng vào cơ thể. Các mô này bao gồm amiđan,
hạch hạnh nhân ở họng, và ruột thừa.
Các tế bào miễn dịch và các phần tử lạ đi vào các hạch bạch huyết
bằng các mạch bạch huyết đến hoặc bằng các mạch máu nhỏ li ti của các
hạch bạch huyết.
TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CHO HỆ BẠCH HUYẾT – BẰNG CÁCH NÀO?
Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ bạch huyết đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp làn da.
Về cơ bản, hệ bạch huyết là hệ thống miễn dịch của cơ thể, bao gồm mạng lưới các ống kết nối với 500 hạch bạch huyết, tiêu hao chất lỏng từ các mô và trả lại vào máu. Nói cách khách, nó là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết cầu.
Hình dưới mô tả chi tiết về hệ bạch huyết, đường đi của các mao mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Các chấm tròn lớn màu trắng trong hình là các hạch bạch huyết nằm trên mạch bạch huyết, tập trung nhiều ở vùng cổ, nách hai bên bẹn và vùng khoang bụng.
Khi người khỏe mạnh ít ai để ý đến sự tồn tại của hệ bạch huyết. Chỉ khi bị bệnh, cơ thể mất cân bằng, sau các cuộc phẫu thuật, bị ung thư… người ta mới thấy rõ hơn tầm quan trọng của hệ bạch huyết trong việc phục hồi sức khỏe. Vậy có thể duy trì và tăng cường sức khỏe cho hệ bạch huyết bằng cách nào?
Khác với tuần hoàn máu được động mạch bơm đẩy vào các mao mạch, bạch huyết di chuyển trong lòng mạch bạch huyết chủ yếu nhờ sức ép của cử động thở và hoạt động co duỗi của các cơ. Điều này có nghĩa là hoạt động của hệ bạch huyết có liên quan đến mức độ vận động cơ thể và sức khỏe nói chung.
Về cơ bản, hệ bạch huyết là hệ thống miễn dịch của cơ thể, bao gồm mạng lưới các ống kết nối với 500 hạch bạch huyết, tiêu hao chất lỏng từ các mô và trả lại vào máu. Nói cách khách, nó là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết cầu.
Hình dưới mô tả chi tiết về hệ bạch huyết, đường đi của các mao mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Các chấm tròn lớn màu trắng trong hình là các hạch bạch huyết nằm trên mạch bạch huyết, tập trung nhiều ở vùng cổ, nách hai bên bẹn và vùng khoang bụng.
Khi người khỏe mạnh ít ai để ý đến sự tồn tại của hệ bạch huyết. Chỉ khi bị bệnh, cơ thể mất cân bằng, sau các cuộc phẫu thuật, bị ung thư… người ta mới thấy rõ hơn tầm quan trọng của hệ bạch huyết trong việc phục hồi sức khỏe. Vậy có thể duy trì và tăng cường sức khỏe cho hệ bạch huyết bằng cách nào?
Khác với tuần hoàn máu được động mạch bơm đẩy vào các mao mạch, bạch huyết di chuyển trong lòng mạch bạch huyết chủ yếu nhờ sức ép của cử động thở và hoạt động co duỗi của các cơ. Điều này có nghĩa là hoạt động của hệ bạch huyết có liên quan đến mức độ vận động cơ thể và sức khỏe nói chung.
Hai cách giúp tăng cường sức khỏe cho hệ bạch huyết :
Cách 1: Thở sâu
Hầu hết chúng ta không hiểu tầm quan trọng của hít thở sâu. Hít thở sâu có rất nhiều tác dụng mà một trong những tác dụng đó là tạo ra sự vận động của các cơ, đẩy dòng chảy của bạch huyết trong cơ thể.
Hệ bạch huyết là con đường duy nhất mà cơ thể có thể thải độc, thông qua tập thể dục và hít thở sâu. Đó là lý do vì sao một vài người có chế độ ăn nhiều độc tố sẽ trải qua một giai đoạn khủng hoảng trong quá trình cơ thể tự điều chỉnh với các triệu chứng như ho, hắt hơi, cảm giác mỏi mệt toàn thân trong một vài ngày khi bắt đầu quá trình tập luyện đúng cách. Đó chính là biểu hiện của hệ bạch huyết bị quá tải với những độc tố tích trữ trong cơ thể và chính các độc tố này bắt đầu quá trình tiêu diệt các tế bào.
Hít thở sâu còn giúp tiêu hao mỡ, làm cho cơ bắp săn chắc và giúp bạn giảm ký nhanh chóng. Bài tập dưới đây (15 phút mỗi ngày) sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
Hãy hít thở 10 nhịp mỗi ba lần trong một ngày. Hít vào từ từ cho đến khi hơi thở đầy lồng ngực, dừng lại và đếm đến hai, sau đó thở ra ít nhất là dài hơi gấp hai lần khi hít vào. Thực hành bài tập này tại bàn làm việc của bạn, trong bữa trưa hay khi xem TV. Hãy thực hành cho đến khi thở sâu trở thành thói quen và bạn có thể thực hiện mà không cần suy nghĩ.
Nên nhớ lượng dịch bạch huyết trong cơ thể nhiều gấp đôi lượng máu trong cơ thể của bạn trong khi máu được vận chuyển trong các mao mạch nhờ lực đẩy và co bóp từ tim. Còn dịch bạch huyết di chuyển được là nhờ vận động của cơ thể và nhờ bạn thở sâu đấy.
Cách 2: Massage lưu dẫn hệ bạch huyết (M.L.D – Manual Lymphatic Drainage)
Massage lưu dẫn hệ bạch huyết (M.L.D. – Manual Lymphatic Drainage) là một kỹ thuật xoa bóp được thực hiện bởi kỹ thuật viên trị liệu với các động tác kích thích các hạch bạch huyết trên toàn bộ cơ thể. Các thao tác lưu dẫn hệ bạch huyết sử dụng một lực rất nhẹ nhằm kích thích các mạch bạch huyết nằm ngay dưới bề mặt da. Vì các mạch bạch huyết này nhỏ và mảnh, một lực tác động mạnh có thể làm dừng dòng chảy tức thì, do vậy đặt một lực nhẹ nhàng là rất cần thiết. M.L.D. giúp dẫn dòng chảy của bạch huyết khỏi khu vực tắc nghẽn và quay trở lại vòng tuần hoàn bạch huyết trong cơ thể.
Khác với các thao tác massage thư giãn đơn thuần, các động tác M.L.D. đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm chắc vị trí của các hạch bạch huyết và đường đi của các mạch bạch huyết trên cơ thể. Nếu như các động tác massage thư giãn thông thường tập trung vào thư giãn cơ bắp hoặc các huyệt đạo trong một số trường hợp, đối tượng của massage M.L.D. là các hạch bạch huyết và mao mạch bạch huyết nằm phía dưới da với một lực nhẹ hơn nhiều.
Hướng và thứ tự các thao tác M.L.D. cũng quan trọng không kém các nhịp massage nhẹ nhàng. Đầu tiên các khu vực trên cơ thể nơi có nhiều các hạch bạch huyết tập trung (cổ, nách, hay háng) được kích thích để sẵn sàng tiếp nhận các dịch bạch huyết. Sau đó kỹ thuật viên sẽ bắt đầu, từ khu vực các hạch, đẩy các dịch này bằng những thao tác chậm rãi và nhịp nhàng. Quá trình massage được tiếp tục với các động tác bằng tay của kỹ thuật viên tới các vùng xa hơn các hạch đã được mở, nhưng luôn hướng các dòng chảy bạch huyết về phía các hạch đã được mở.
Đường đi của massage M.L.D. cũng sẽ đi qua khu vực bầu ngực và nách là nơi tập trung rất nhiều hạch bạch huyết. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nữ giới bởi tầm quan trọng của sức khỏe hệ bạch huyết đối với giảm nguy cơ ung thư vú.
Massage M.L.D. ở khu vực này sẽ giúp kích hoạt hạch bạch huyết ở vùng nách giúp đưa độc tố ở khu vực lân cận vào chùm hạch ở nách. Mùi hôi cơ thể tập trung ở vùng nách, nhờ hệ bạch huyết vùng này hoạt động tốt cũng sẽ giảm đi đáng kể, nhất là khi kết hợp sử dụng với Bathoil LF – Detoxifying giải độc tố tại nhà.
Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, massage M.L.D. sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề ngay sau trị liệu đầu tiên. Massage M.L.D. ở vùng bụng với các động tác ấn, xoa và rung, điều hòa nhịp thở theo hướng dẫn của kỹ thuật viên giúp đẩy hơi dư thừa và độc tố trong khoang bụng, kích thích các hạch bạch huyết ở vùng bụng và các cơ quan tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Do mức độ hoạt động của hệ bạch huyết trên mỗi cơ thể một khác nhau, tùy vào morphology (hình thái học) của bạn mà tần suất làm M.L.D. dự phòng sẽ là khác nhau. Do hệ bạch huyết đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và vẻ đẹp làn da, việc duy trì một hệ bạch huyết khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc bạn có được một sức khỏe và một làn da khỏe đẹp. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì nên thay thế việc đi massage thư giãn bằng các bài massage lưu dẫn hệ bạch huyết (M.L.D.) tại những Spa cung cấp dịch vụ này bởi ý nghĩa trị liệu đối với sức khỏe và sắc đẹp của nó.
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết
1/ Tác động lên Hệ Bạch Huyết : Sáu vùng phản chiếu
Hệ Bạch Huyết là một mạng lưới các ống
dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho
dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch
huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết)
tương tự như mạch máu.
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết |
Tầm quan trọng của lá lách & hệ bạch huyết cho sự sống:
Toàn bộ Hệ bạch huyết chảy trong cơ thể
đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này
không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị "phình to ra". Ví dụ, khi một vị
trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô
tế bào tại chổ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả
vào dòng máu để máu xứ lý tiếp.
Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể
vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng
xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này giống như một hệ thống
thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ
tuần hoàn.
Hệ bạch huyết cũng đóng vai trò rất quan
trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh
(virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh chẳng hạn). Các tác nhân gây bệnh được
lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối
mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết). Trong mỗi hạch bạch huyết,
có rất nhiều các tế bào lymphô (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch
cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt
có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm & lây lan của bệnh bằng
cách bẫy & giết chết mầm bệnh.
Lá lách cũng đóng vai trò quan trọng
trong hệ miễn dịch của cơ thể. Giống như các hạch lymphô, lá lách chứa
rất nhiều tế bào lymphô & kháng thể. Cơ thể sẽ bị nhiễm trùng một
khi hệ thống phòng vệ này bị suy yếu hoặc không chống trả lại nổi độc tố
của vi khuẩn & cần phải có sự trợ giúp của thuốc men bên ngoài. Mặc
khác, khi máu chảy qua lách, máu mang theo xác các tế bào chết và được
thu dọn sạch sẽ ở lách bởi các tế bào gọi là macrophages (các đại thực
bào).
Theo thuyết Phản chiếu của Diện
Chẩn, hệ Bạch huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực.
Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động
đến toàn bộ hệ Bạch Huyết của cơ thể và điều đó giúp cho
hệ Bạch Huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại
bệnh tật và sự suy yếu của cơ thể.
MÔ TẢ:
Vùng 1: Gạch bằng đầu que dò vùng từ dưới đầu mày (giữa dầu mày và mắt) xuống 2 bên sơn căn (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi)MÔ TẢ:
Vùng 2: Gạch bằng que dò dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)
Vùng 3: Gạch 2 viền mũi
Vùng 4: Gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng.
Vùng 5: Gạch viền cong quanh ụ cằm.
Vùng 6: Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.
Lưu ý:
Mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải.
Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao.
MÔ TẢ CÁC VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT
TÍNH NĂNG:
- An thần (làm dễ ngủ)
- Bồi bổ não, tuỷ
- Bồi bổ khí lực (làm cho khỏe mạnh)
- Biếng ăn ( làm cho ăn cảm thấy ngon)
- Chữa cảm cúm, sổ mũi
- Cai Nghiện thuốc lá
- Chống lo hãi,
- Chống co giật
- Chống dị ứng
- Chống lão hoá, tăng c ư ờng sức đề kháng cho cơ thể
- Điều hòa tim mạch, huyết áp.
- Điều hòa gân, cơ, khớp
- Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ
- Điều hòa tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng…)
- Giảm béo
- Hưng phấn tình dục
- Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.
- Làm săn da, chắc thịt, làm thon người
- Làm khỏe thai nhi trong bụng mẹ.
- Làm ấm người
- Làm tan máu bầm
- Ổn định đường huyết
- Thanh lọc cơ thể , giải độc gan, ruột
C. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY
1. Ác mộng .
2. Buồn ngủ do mệt tim.
3. Ban đỏ.
4. Bí tiểu, tiểu ít.
5. Biếng ăn.
6. Bệnh goutte (thống phong)
7. Bệnh Luput ban đỏ.
8. Béo phì.
9. Cảm cúm, sổ mũi.
10. Cơ bắp nhão, xệ.
11. Chóng mặt không rõ nguyên nhân.
12. Da mặt xấu ( Sạm, tái, nám ) kém tươi nhuận.
13. Dịch hoàn nhão xệ.
14. Đau thần kinh toạ.
15. Đau nửa đầu.
16. Đau lưng, cột sống.
17. Đau khớp ngón tay.
18. Đau bụng mót đi cầu, tiêu chảy, kiết lỵ.
19. Đau bụng kinh.
20. Đổ mồ hôi tay, chân.
21. Đổ mồ hôi toàn thân.
22. Ho khan do ngứa cổ.
23. Hôi nách.
24. Huyết áp cao.
25. Kinh nguyệt không đều.
26. Kém sức khoẻ, kém năng động.
27. Liệt mặt.
28. Mất ngủ.
29. Mệt mỏi.
30. Mệt tim.
31. Mộng du.
32. Mỡ trong máu.
33. Nhũ hoa nhão xệ.
34. Nghiện thuốc lá.
35. Ngủ ngáy.
36. Ngủ say (làm tỉnh ngủ, làm tỉnh táo).
37. Nhiễm trùng có mủ.
38. Ngứa.
39. Nghiện ma tuý.
40. Nứt chân (ở bàn chân, ngón chân).
41. Nổi mề đay.
42. Nước tiểu vàng (Sậm màu).
43. Phân hôi thối (hay nước tiểu bị khai hơn mức bình thường).
44. Phong xù (kinh phong, kinh giãn).
45. Phù thủng, sưng phù.
46. Răng lung lay.
47. Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt xây xẩm).
48. Say xe, say tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)
49. Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý).
50. Sỏi thận.
51. Suyễn.
52. Sưng bầm.
53. Táo bón.
54. Thai yếu.
55. Tiểu nhiều.
56. Tia máu đỏ trong mắt.
57. Thoái hoá võng mạc.
58. Thần kinh toạ.
59. Tửu lượng kém.
60. Trĩ, lòi dom.
61. Viêm họng.
62. Viêm họng hạt.
63. Vướng đàm, nghẹt đàm.
64. Viêm đường tiết niệu.
65. Viêm đại tràng mạn tính, phân lỏng nát.
66. Viễn thị
67. Viêm gan.
LƯU Ý:
• Phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối.
• Chữa bệnh: Mỗi ngày làm từ 1 đến 3 lần (sáng, trưa, tối).
• Đặc biệt nó không làm hạ áp ở những người bị huyết áp thấp.
• Gạch bằng que dò day có đầu dò bằng thép Inox có hiệu quả cao hơn đầu dò day bằng sừng ( gấp 2 lần ).
• Điều hoà nhiệt độ, nóng làm mát, lạnh làm ấm (trong bệnh cảm nóng và cảm lạnh).
• Điều hoà huyết áp, cao làm thấp, thấp làm cao.
• Người ít tuổi như ( thanh niên, thiếu nữ) không nên làm mỗi ngày (nếu bệnh cần phải chữa bằng cách này thì mới làm mỗi ngày). Cách này cho hiệu quả toàn diện và rất mạnh. Người còn ít tuổi và khoẻ mạnh nếu lạm dụng sẽ rất nóng trong người, khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng... Khi trường hợp này xảy ra, cần ấn phác đồ làm mát như :
26- 3- 143- 39- 38- 85- 51- 14- 15- 16.
sẽ hết các triệu chứng nói trên; làm ngày 2 đến 3 lần. Nếu bị nóng nhiều thì dùng phác đồ trên hoặc uống bột sắn dây, hay đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
• Khi tác động 6 vùng thuộc hệ Bạch huyết mà thấy mệt tim, thì bỏ tác động 1-2, chỉ gạch: 3-4-5- 6.
• Dụng cụ dùng để gạch 6 vùng phản chiếu Hệ Bạch huyết là que dò 2 đầu (gọi làCÂY SAO CHỔI) . Một đầu có một que dò Inox, thuộc dương (làm nóng người) . Đầu kia có 3 chìa bằng Inox ở thế tam giác, thuộc Âm (làm mát cơ thể). Tuỳ trường hợp mà dùng đầu Dương hay đầu Âm.
• Nếu cơ thể người bệnh đang bị lạnh thì phải dùng đầu Dương , vì nếu dùng đầu Âm cơ thể sẽ lạnh hơn. (và ngược lại).
• Nếu không có que dò nói trên, ta có thể dùng đầu ngón tay trỏ hoặc trở ngược đầu móng ngón tay cái) hay bất cứ đầu gì có mặt trơn láng, nhỏ hơn đầu đũa ăn một chút như đuôi của bàn chải đánh răng cũng được, tuy không hiệu quả bằng.
• Trường hợp người có cơ thể quá nóng thì nên dùng đôi đũa thần (bằng sừng trâu) sẽ không bị nóng như que dò Inox.
CÁC PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ 6 VÙNG HỆ BẠCH HUYẾT
1. Bộ thăng
127- 50- 19- 37- 1- 73- 189- 103- 300- 0.
Công dụng: Làm ấm, thăng dương, làm tăng huyết.
Chữa: Cơ thể lạnh, tê, lòi dom, trĩ ngoại, viêm xoang.
2. Bộ giáng
124- 34- 26- 61- 3- 143- 222- 14- 15- 156- 87.
Công dụng: Làm mát, giáng khí, hạ huyết áp, .
Chữa: Cảm sốt, nóng nhiệt trong người, huyết áp cao.
3. Bộ điều hoà
34- 290- 156- 132- 3.
Công dụng: Điều hoà nhiệt độ trên dưới, trước sau, phải trái, trong ngoài.
Chữa: Trên nóng dưới lạnh hoặc ngược lại. Trong lạnh, ngoài nóng.
4. Bổ âm huyết
22- 127- 63- 7- 113- 17- 50- 19- 64- 39- 37- 1- 290- 0.
Lưu ý:
- Để phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối
- Mỗi nơi gạch 30 đến 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải (không quá mạnh và quá nhẹ) và gạch bên trái trước, bên phải sau.
- Để chữa bệnh: Mỗi ngày là từ 1 -3 lần ( Sáng, trưa, tối)
- Kỹ thuật này có hiệu quả Điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: Tăng và giảm huyết áp. Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.
- Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày ( trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng…
- Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
- Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết thì không có hiệu quả.
Dụng cụ Diện chẩn cây Sao chổi gạch 6 vùng hệ bạch huyết
Dụng cụ dùng để gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết là que dò 2 đầu
(Gọi là SAO CHỔI, có 2 cỡ: mini – trung), một đầu có 1 que dò bằng Inox
thuộc Dương (làm nóng người) Một đầu có 3 chia bằng Inox ở thế tam giác
thuộc Âm (làm mát cơ thể). Tùy trường hợp mà dùng đầu Dương hay Âm.
Ví dụ: Nếu cơ thể bệnh nhân đang bị lạnh thì phải dùng đầu Dương, nếu dùng đầu Âm cơ thể sẽ lạnh hơn (và ngược lại)
Nếu không có que dò nói trên, ta có thể tạm thời sử dụng bằng đầu
ngón trỏ (hoặc trở ngược đầu móng tay cái) hay bất cứ vật gì có đầu trơn
láng, như chuôi bàn chải đánh răng hay que nhỏ hơn đầu đũa ăn một chút
cũng được, tuy không hiệu quả bằng. Trong trường hợp người có cơ thể quá
nóng thì nên dùng dụng cụ Đôi Đũa Thần (bằng nhựa cao cấp) sẽ không bị
nóng như que dò Inox.
8 vùng phản chiếu hệ bạch huyết
Sốt do siêu vi trùng (virus), hiện nay Tây y chưa có thuốc trị hữu hiệu.
Đưa bệnh nhân nhập viện, theo dõi để đối phó với biến chứng nếu có là
giải pháp của Y Khoa chính thống.
Dùng cây cào nhỏ còn gọi là cây cào mini
(hoặc đầu ba chia trong dụng cụ “sao chổi”) cào nhẹ nhàng tám vùng phản
chiếu hệ bạch huyết theo hình vẽ thứ tự các vùng, ở mỗi vùng cào bên
phải trước bên trái sau mới phát huy hết tác dụng, cào mini hiệu quả cao
hơn đầu ba chia.
Cào lần đầu xong, bạn nghỉ từ 1 giờ 30
phút đến tối đa là 2 giờ sau thì cào lại. Cứ thế, tối đa sau 4 lần tác
động là hết sốt, bệnh nhân trở lại bình thường như chưa hề xảy ra điều
gì. Mỗi nơi cào 30 lượt như thường lệ.
Nếu bạn đã lỡ đưa bệnh nhân nhập viện
thì sao? Thông thường bệnh viện không cho chúng ta đụng vào BN vì họ
chịu trách nhiệm về sức khỏe của bệnh nhân. Không sao, bạn cứ cào vào
mặt bạn vài chục cái rồi sau đó thử cào nhẹ lên bàn tay hay cánh tay vị
BS hay Y tá vài cái và hỏi họ xem họ thấy thế nào? Có đau đớn gì? Có gây
phản ứng gì hay nguy hiễm gì chăng? Tôi tin là họ sẽ trả lời “thấy bình
thường”. Hãy nhẹ nhàng thuyết phục họ cho phép bạn cào nhẹ nhàng lên
mặt BN theo phác đồ trong bài này để giãm tải cho bệnh viện và giúp ích
cho bệnh nhân. Vì dù sao sức khỏe của BN đang thuộc trách nhiệm của họ,
đó là LUẬT, mà đã là Luật thì không thể làm khác. Tuy nhiên, sau khi
“bị” cào nhẹ nhàng vài chục cái lên tay thì họ sẽ nhận ra ngay “cái việc
làm vô hại” này, thậm chí họ có thể nghĩ là “vớ vẫn vô tích sự” và vui
vẻ để bạn làm cho người nhà của mình.
Thứ tự 8 Vùng phản chiếu hệ bạch huyết
Phác đồ này kế thừa và phác huy cải biên lại từ phác đồ Phản Chiếu 6 Vùng Bạch Huyết của thầy Châu cho nên nó biến thành 8 vùng.
Phác đồ phản chiếu 8 Vùng hệ bạch huyết - Tạ Minh |
Không chọn vùng xoay quanh vành tai mà chọn vùng “đối vành tai” vì vùng
đối vành tai là phản chiếu cột sống của đồ hình bào thai lộn ngược trong
Nhĩ Châm do BS Nogier vẽ ra.
Chọn vùng đường cong đi từ huyệt 61
đến gần huyệt 143 vì đường cong này mới là phản chiếu của bẹn háng, còn
đường cong đi từ 61 qua 74, 64 rồi vào gần 19 là phản chiếu bờ mông. Bẹn
háng mới là nơi tập họp nhiều hạch bạch huyết hơn vùng bờ mông.
Thêm vùng mí tóc trán vì ở đây là
phàn chiếu lưng trong đồ hình ngoại vi trên trán (đồ hình định khu võ
não), đồng thời lại nằm trên kinh Biệt của Dương Minh chuyên trị sốt
cao.
Như ta đã biết, hệ bạch huyết chạy dọc
theo hai bên cột sống và tập trung nhiều ở 3 vùng cổ, nách và bẹn háng.
Đồng thời các nơi này cũng là nơi tụ hội các hạch thần kinh thực vật (TK
giao cảm và đối giao cảm) do đó phác đồ này cũng chữa được các bệnh do
hệ này rối loạn gây ra. Nhưng trường hợp này bạn cần chẩn đoán hàn nhiệt
để có thủ pháp phù hợp.
Bệnh Nhiệt bạn làm như trên. Bệnh Hàn thì bạn tác động trái trước phải sau ở các vùng 2,3,4,5,6,7,8.
12 động tác xoa mặt để khoẻ mạnh, trẻ lâu, tai thính, mắt tinh
Chỉ cần 5- 10 phút
mỗi ngày. Đó là 12 động tác Diện Chẩn xoa mặt để khoẻ mạnh và trẻ lâu.
Chúng
ta có thể tập 12 động tác xoa mặt vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy,
hay những lúc mệt mỏi cần sự tỉnh táo để làm việc, cụ thể các bước như
sau:
1. Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3-5 lần.
Tác dụng: Làm mắt sáng, tỉnh ngủ.
Tác dụng: Làm mắt sáng, tỉnh ngủ.
2. Xoa vòng quanh mí mắt từ đầu mày ra
phía đuôi mày bằng đầu ngón tay giữa, sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ
huyệt trước khoé mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa
xương hốc mắt (ngay dưới con ngươi) mỗi nơi 10 lần.
Tác dụng: Quanh mắt có nhiều huyệt điều tiết con mắt, làm mắt tinh sáng, giảm cận thị, viễn thị, khai thông bộ phận sinh dục nam, khai thông được tinh hoàn. Nữ khai thông buồng trứng, trị đau mỏi cánh tay, bả vai.
Tác dụng: Quanh mắt có nhiều huyệt điều tiết con mắt, làm mắt tinh sáng, giảm cận thị, viễn thị, khai thông bộ phận sinh dục nam, khai thông được tinh hoàn. Nữ khai thông buồng trứng, trị đau mỏi cánh tay, bả vai.
3. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra. Xoa khắp mặt làm da mặt nóng ấm, da mặt dãn ra, xoa nhiều quanh má.
Tác dụng: Làm da mặt mịn màng, láng bóng, làm thức tỉnh các sinh huyệt, điều hoà lưu thông khí huyết toàn thân.
Tác dụng: Làm da mặt mịn màng, láng bóng, làm thức tỉnh các sinh huyệt, điều hoà lưu thông khí huyết toàn thân.
4. Chà bờ môi trên và cằm. Dùng bàn tay
chà qua chà lại, bờ môi trên, bờ môi dưới và ụ cằm, sao cho vùng môi cằm
nóng ấm thì dừng (chà nhiều nóng).
Tác dụng: Làm hệ thống tiêu hoá được tốt hơn, giúp hệ bàng quang điều tiết bình thường.
Tác dụng: Làm hệ thống tiêu hoá được tốt hơn, giúp hệ bàng quang điều tiết bình thường.
5. Chà dọc mũi (lên xuống). Chập 3 ngón
tay trỏ, giữa, áp út vào nhau (ngón giữa để trên sống mũi). Miết từ đầu
mũi lên chân tóc, trán, miết lên xuống nhiều lần cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: Điều hoà nhịp tim, chữa đau cột sống, chữa các bệnh về mũi, làm hạ huyết áp, chữa đau tức ngực, chữa đau cuống họng, làm khoẻ chân, chữa đau mông, háng, chữa đau khớp gối.
Tác dụng: Điều hoà nhịp tim, chữa đau cột sống, chữa các bệnh về mũi, làm hạ huyết áp, chữa đau tức ngực, chữa đau cuống họng, làm khoẻ chân, chữa đau mông, háng, chữa đau khớp gối.
6. Khum bàn tay lại úp vào trán, xoa toàn bộ trán, (xoa ngang trán) cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: Làm cho lục phủ ngũ tạng phản chiếu trên trán được lưu thông. Làm trán không nếp nhăn, tăng cường trí nhớ, tỉnh táo, sáng suốt.
Tác dụng: Làm cho lục phủ ngũ tạng phản chiếu trên trán được lưu thông. Làm trán không nếp nhăn, tăng cường trí nhớ, tỉnh táo, sáng suốt.
7. Để ngón tay trỏ và giữa vào trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống cho ấm (chà nhiều nóng gây phỏng da).
Tác dụng: Làm tai thính, trị bệnh tim, bệnh thận, bệnh về cột sống lưng, đau mắt. Chống cảm, mỏi lưng, chống viêm họng, sổ mũi, điều hoà huyết áp, làm nóng ấm người rất nhanh, đặc biệt nhất là vùng trước tai.
Tác dụng: Làm tai thính, trị bệnh tim, bệnh thận, bệnh về cột sống lưng, đau mắt. Chống cảm, mỏi lưng, chống viêm họng, sổ mũi, điều hoà huyết áp, làm nóng ấm người rất nhanh, đặc biệt nhất là vùng trước tai.
8. Vuốt cổ (ngửa cổ lên, mở rộng bàn
tay) Dùng hai bàn tay đặt từ xương hàm vuốt xuôi xuống cổ (vùng huyệt
Thiên đột) chỉ vuốt xuôi không vuốt ngược cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: làm thông vùng khí quản, chống ho, viêm họng, làm ấm vùng hầu họng, không vướng đờm.
Tác dụng: làm thông vùng khí quản, chống ho, viêm họng, làm ấm vùng hầu họng, không vướng đờm.
9. Chà gáy: lấy bàn tay chà xát gáy mỗi bên 10 lần, hoặc cho đến khi thấy ấm nóng.
Tác dụng: Tăng cường sức lực cho toàn bộ cơ thể, đưa khí huyết tưới cho toàn bộ vùng não bộ dễ dàng.
Tác dụng: Tăng cường sức lực cho toàn bộ cơ thể, đưa khí huyết tưới cho toàn bộ vùng não bộ dễ dàng.
10. Cào đầu (dùng 10 đầu ngón tay cào từ
mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái). Dùng 10 đầu ngón tay, cào từ chân
tóc lên đỉnh đầu. Cào từ đỉnh đầu dồn về sau ót và hai đầu tai nhiều
lần, khi cào phát hiện chỗ nào đau thì cào nhiều lần vào chổ ấy cho tới
khi giảm đau.
Tác dụng: Làm máu lưu thông trong não, chữa đau mỏi toàn thân, giúp hệ thần kinh não bộ lập lại sự cân bằng, giải toả những bế tắc, đặc biệt chữa người bị liệt rất tốt.
Tác dụng: Làm máu lưu thông trong não, chữa đau mỏi toàn thân, giúp hệ thần kinh não bộ lập lại sự cân bằng, giải toả những bế tắc, đặc biệt chữa người bị liệt rất tốt.
11. Xoa nóng 2 vành tai. Vuốt tai xuống,
cho nóng ấm chừng 30 lần. Hai bàn tay úp vào tai xoa tròn quanh tai cho
nóng ấm thì dừng. Dùng hai bàn tay áp vào hai tai các ngón tay đặt ra
sau gáy, rồi ép lòng bàn tay vào tai đồng thời dùng 10 đầu ngón tay gõ
chẩm.
Tác dụng: Làm khí huyết đưa lên não được lưu thông dễ dàng (làm ấm tai, ấm thận, ấm bao tử). Làm tai tiếp nhận âm thanh tốt, nghe rõ.
Tác dụng: Làm khí huyết đưa lên não được lưu thông dễ dàng (làm ấm tai, ấm thận, ấm bao tử). Làm tai tiếp nhận âm thanh tốt, nghe rõ.
12. Gõ răng 10 lần (hai hàm răng dập nhẹ
vào nhau). Đảo lưỡi (dùng lưỡi đảo khắp miệng cho đến khi ra nhiều nước
miếng, khi đảo lưỡi đưa sát chân răng và lợi nhiều lần), rồi nuốt nước
miếng, làm 3 lần cả thảy (để làm mát cơ thể, bổ chân âm).
Tác dụng: Làm chặt lợi, lưu thông khí huyết vùng lợi để nuôi dưỡng răng. Nước miếng mang tính âm, làm mát dạ dày, làm mát cơ thể, bổ chân âm, chống thấp khớp, viêm khớp, khô khớp, làm người trẻ lâu, sát trùng bào tử, chống viêm họng, nhất là nước miếng buổi sáng.
Tác dụng: Làm chặt lợi, lưu thông khí huyết vùng lợi để nuôi dưỡng răng. Nước miếng mang tính âm, làm mát dạ dày, làm mát cơ thể, bổ chân âm, chống thấp khớp, viêm khớp, khô khớp, làm người trẻ lâu, sát trùng bào tử, chống viêm họng, nhất là nước miếng buổi sáng.
Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4
công dụng chính. Khí huyết lưu thông toàn cơ thể. Da dẻ mịn màng, nước
da đẹp đẽ. Tiêu hết nám, mụn trên mặt. Mắt tinh, tai thính.
Cơ thể con người là một cỗ máy kỳ
diệu và hoàn hảo nhất của Vũ trụ, trong đó bộ mặt là một bộ phận tiêu
biểu. Tại sao từ xa xưa cha ông ta đã gọi là Gương mặt mà không gọi là
cái mặt như cái tay, cái chân. Vì Khuôn mặt giống như một tấm gương phản
chiếu toàn bộ tình trạng tâm sinh lý của con người. Khi ta thực hiện 12
động tác xoa mặt vừa là massage thư giãn, vừa là phòng và điều trị
bệnh. Phương pháp xoa mặt của Diện Chẩn đã được nhiều người ứng dụng và
tập qua một thời gian dài rất hiệu quả với nhiều người, rất đơn giản mà
dễ thực hiện.
Hy vọng với 12 động tác xoa mặt theo Diện Chẩn sẽ giúp bạn luôn tươi trẻ cùng sức khỏe và hạnh phúc bền lâu.
No comments:
Post a Comment