LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, April 13, 2018

Thực đơn trong các giai đoạn chữa bệnh bằng phương pháp thực dưỡng



Như chúng ta đã biết, ăn uống theo phương pháp thực dưỡng giúp con người đẩy lùi được các nguy cơ bệnh tật từ đó sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Thực dưỡng được nghiên cứu và tạo ra dựa trên nguyên tắc cân bằng giữa quy luật âm dương, vũ trụ và con người. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người hiểu lầm về phương pháp ăn uống thực dưỡng là việc ăn cơm gạo lứt với muối mè. Trên thực tế, phương pháp này được hiểu với nghĩa rộng hơn rất nhiều đó là việc kết hợp chế độ ăn uống các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không sử dụng chất bảo quản và các chất gây hại cho con người với lối sống lành mạnh, lạc quan. Để đạt được hiệu quả cao nhất từ chế độ thực dưỡng bạn cần hiểu về các giai đoạn của thực đơn chữa bệnh bằng phương pháp thực dưỡng và áp dụng vào chế độ ăn uống của mình cho phù hợp.
  • Giai đoạn 1 của phương pháp thực dưỡng: Áp dụng cách ăn triệt để

Áp dụng bữa ăn thực dưỡng cân bằng âm - dương
Áp dụng bữa ăn thực dưỡng cân bằng âm – dương
Giai đoạn đầu của thực đơn thực dưỡng: áp dụng cách ăn triệt để thường được kéo dài trong khoảng 10 ngày hoặc cho đến khi bệnh tình của người bệnh đã thuyên giảm 70 đến 80%. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này đó là việc điều tiết tỷ lệ muối mè, lượng muối hoặc các gia vị tương đương muối thích hợp. Dưới đây là một số thông số và tỷ lệ phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh trong giai đoạn đầu sử dụng phương pháp thực dưỡng:
  • Đối với các bệnh do âm

  • Tỷ lệ mè/muối: từ 6/1 đến 8/1
  • Các loại gia vị mặn như muối, nước tương: nên nêm hơi mặn
  • Hàm lượng dầu ăn (chỉ sử dụng dầu mè) mỗi ngày có thể sử dụng: tối đa 1 muỗng canh.
  • Lượng nước dụng hằng ngày: Nấu khô hơn bình thường, dùng càng ít nước càng tốt.
  • Đối với các bệnh do dương

  • Tỷ lệ mè/muối: từ 10/1 đến 14/1
  • Các loại gia vị mặn như muối, nước tương: Nêm nhạt
  • Hàm lượng dầu ăn (chỉ sử dụng dầu mè) mỗi ngày có thể sử dụng: tối đa 2 muỗng canh.
  • Lượng nước dụng hằng ngày: Có thể ăn lỏng hơn, lượng nước cần thiết cho cơ thể khoảng từ ½ đến 2/3 lít.
Gạo lức đóng vai trò quan trọng trong thực dưỡng
Gạo lức đóng vai trò quan trọng trong thực dưỡng
  • Đối với các bệnh do cả âm lẫn dương

  • Tỷ lệ mè/muối: từ 8/1 đến 10/1
  • Các loại gia vị mặn như muối, nước tương: Nêm trung bình
  • Hàm lượng dầu ăn (chỉ sử dụng dầu mè) mỗi ngày có thể sử dụng: tối đa 1.5 muỗng canh.
  • Lượng nước dụng hằng ngày: có khi ăn khô cũng có khi ăn lỏng, lượng nước có thể uống tối đa khoảng 1/3 đến 1/2 lít nước trên 1 ngày.
Tùy thuộc vào nguồn gốc và những tác nhân gây bệnh, cũng như tình trạng bệnh lý của từng người chúng ta có thể áp dụng chế độ ăn uống thực dưỡng khác nhau ở giai đoạn đầu.
  • Giai đoạn 2 của phương pháp thực dưỡng: Ăn nới rộng hơn

Ở giai đoạn đầu thực đơn mà chúng ta thấy chủ yếu là: muối, mè, dầu mè và nước. Tới giai đoạn 2, người bệnh có thể nới rộng thực đơn của mình hơn và có chế độ ăn “phóng khoáng” hơn có sự kết hợp giữa ngũ cốc, muối mè và các loại rau quả có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Người bệnh có thể ăn uống theo thực đơn và tỉ lệ thực dưỡng được gợi ý ở bên dưới:
  • Thảo mộc: có sự kết hơp hài hòa giữa 50% gạo lứt, 35% rau của và rong biển, 10% hạt đậu, 5% trái cây và các món tráng miệng khác.
  • Gia vị có thể dùng: muối mè, nước tương, nước mắn, dầu…
  • Nước uống: uống vừa đủ để giải khát.
Các loại hạt thuần thiên nhiên – trong thực dưỡng
Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn sử dụng gạo lứt là nguyên liệu chính trong thực đơn của mình. Ngoài ra, còn có sự kết hợp hài hòa với các loại rau củ và các loại hoa quả thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên. Hơn thế nữa, các chuyên gia thực dưỡng khuyên ở giai đoạn ăn nới rộng, người bệnh có thể ăn thêm các loại đậu (các bệnh do dương có thể ăn đậu xanh, đậu đen; các bệnh do âm nên ăn đậu đỏ); Ngoài ra, các loại rau củ rất tốt cho các loại bệnh doa cả âm lẫn dương như: hạt sen, bí đổ, cà rốt, rau cải, xà lách, cà rốt, củ sam, khoai mài… lúc đầu bạn có thể sử dụng các loại rau của này một chút ít sau đó hãy tăng dần tỉ lện của chúng cho đến khi tỉ lệ đạt được 30% trên toàn bữa ăn.
Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi ăn ở giai đoạn này đó là có thể ăn nhiều bữa những phải đảm bảo tỷ lệ và hàm lượng thực phẩm thực dưỡng. Các chuyên gia khuyên những người bị bệnh do âm nên dùng nhiều rễ và củ trong khi những người bị bệnh do dương nên dùng nhiều lá rau xanh hơn.
  • Giai đoạn 3 của phương pháp thực dưỡng: Ăn uống theo chế độ dưỡng sinh

Ở giai đoạn này, sức khỏe của người bệnh đã được cải thiện rõ rệt, thuyên giản hoặc hết hẳn, nhưng bạn vẫn cần phải duy trì một khẩu phần ăn thực dưỡng khoa học để đảm bảo sức khỏe và chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài có thể đến với bạn. Trong giai đoạn ăn theo chế độ dưỡng sinh bạn có thể sử dụng thực đơn theo tỷ lệ sau:
Bữa ăn thực dưỡng đầy đủ dinh dưỡng
Bữa ăn thực dưỡng đầy đủ dinh dưỡng
  • 50% gạo lứt, 30% rau của và rong biển, 10% trái cây và các món tráng miệng, 5% hạt đậu và 5% thịt cá. Ở giai đoạn dưỡng sinh bạn có thể được sử dụng thịt các trong quá trình ăn của mình những cần phải đảm bảo tỷ lệ của chúng. Vẫn cần lưu ý rằng, bạn không nên ăn quá nhiều thị cá để đảm bảo sức khỏe.
  • Gia vị: muối mè, nước tương, nước mắn, dầu…
Tuy được sử dụng những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, nhưng để đảm bảo giữ sức khỏe, bạn nên chỉ ăn những thức ăn có nguồn gốc từ động vật khi bệnh tật ổn định hoặc lành hẳn. Hơn thế nữa, ban đầu bạn nên ăn tôm, cá, những loại hải sản, sau đó mới ăn thịt heo, gà, vịt… Vì hải sản không chứa cholesterol (một tác nhân xấu gây ra rất nhiều bệnh cho con người) sẽ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh của bạn.
Ngoài ra, để đảm bảo quá trình điều trị bênh bằng phương pháp thực dưỡng được diễn ra an toàn và hiện quả, bạn nên đảm bảo rằng mình chọn mua được những thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, việc chế biến, nhai nuốt cũng vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến hiệu quả ăn uống của bạn, vì vậy cần chú ý ăn đúng phương pháp.
Ưu tiên thực phẩm thuần thiên nhiên trong thực dưỡng
Ưu tiên thực phẩm thuần thiên nhiên trong thực dưỡng
Đồng thời để quá trình trị liệu bệnh tật diễn ra tốt hơn, bạn nên sử dụng thêm một số loại dược phẩm và công cụ hỗ trợ khác như: cao dán, xoa bóp, day huyệt và các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chế độ ăn uống thực dưỡng chỉ hiệu quả nếu bạn ăn uống đúng cách, đúng thời gian và liều lượng. Ngoài ra, một lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao, một tinh thần lạc quan yêu đời sẽ giúp bệnh tật nhanh được đẩy lùi hơn rất nhiều.
Rất nhiều người đã áp dụng phương pháp thực dưỡng và chú ý điều chỉnh chúng phù hợp trong từng giai đoạn bệnh tật và đạt được hiệu quả trị bệnh cao. Thực dưỡng được coi là một phương pháp trị bệnh từ tự nhiên đơn giản lâu dài. Ngoài nhấn mạnh về chế độ ăn uống, phương pháp thực dưỡng còn nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý: một tâm lý vui vẻ, lạc quan giúp bạn sống khỏe hơn và đẩy lùi được bênh tật. Mấu chốt chủ yếu của thực dưỡng đó là sự kết hợp hài hòa giữa cơ thể với các yếu tố tự nhiên, môi trường, thực phẩm… mà khẩu phẩm ăn uống hằng ngày là một phần trong số đó.





Những Thức Ăn,Thức Uống Hạn Chế Và Tránh Dùng Trong Thực Dưỡng


Nghe qua rất bất ngờ và có thể khó chịu đối với những người bắt đầu ăn thực dưỡng nhưng thực tế những người ăn thực dưỡng thì nên hạn chế tối đa và đúng nhất là nên tránh những thức uống và thực phẩm dưới đây (người ăn thực dưỡng nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định ăn):
+ Tất cả các loại cà như: cà tím, cà chua, măng, giá, nấm, khoai tây,đậu leo,rau bá hợp,dưa gang,bắp su đỏ,củ cải đường.
Screen Shot 2016-09-15 at 3.57.45 PM
+ Bơ, sữa, phó-mát,đồ ăn đã qua chế biến và có chất bảo quản, lên men công nghiệp.
+ Trái cây : Các đồ ăn tươi sống và đường (nhất là trong lúc đang trị bệnh).
+ Gia vị: Tiêu, ớt, cà-ri, hạn chế tối đa đường, bột ngọt,bột nêm.
+ Nước uống: Tránh uống nước đá, nước ngọt công nghiệp,luôn luôn uống nước ấm (khoảng 370C) và khoảng 3 xị (0,75 lít) trở lại mỗi ngày.

Những Trở Ngại Với Những Người Bắt Đầu Ăn Thực Dưỡng Dưỡng Sinh

-Trị liệu theo phương pháp Thực Dưỡng thiên về giáo dục, chữa con người hơn là chữa bệnh. Nghĩa là giúp bệnh nhân tự suy xét lại bản thân mình về mọi mặt từ thể chất đến tinh thần, hầu tránh đi những việc làm có hại cho mình và cho người khác, đồng thời tổ chức được một nếp sống lành mạnh, vui tươi và hữu ích hơn. Bởi vậy, nếu sử dụng phương pháp Thực Dưỡng thuần túy để chữa bệnh có tính cách tạm thời, thường sẽ không thành công theo ý muốn, sau đây là một số trở ngại cho việc áp dụng phương pháp này trong trị liệu:
1.QUÁ MUỘN: Đối với những trường hợp quá muộn, nghĩa là cơ thể đã suy thoái trầm trọng, ví dụ như đến mức cùng thì phương pháp Thực Dưỡng, một đường lối trị bệnh dựa vào cơ thể miễn nhiễm tự nhiên, có thể không đủ thời gian cứu con bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này, những bệnh nhân quá muộn vẫn hưởng được nhiều lợi ích như không bị đau đớn hành hạ và ra đi êm thắm.
2.THIẾU NIỀM TIN VÀ Ý CHÍ: Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào những hướng dẫn của phương pháp này, bệnh nhân rất dễ sai phạm hoặc bỏ dỡ nửa chừng do ý kiến của những người không am hiểu vấn đề, hoặc dễ bị lôi cuốn bởi những món ăn thức uống.
3.THIẾU NGHIÊN CỨU: Niềm tin và ý chí được củng cố qua sự nghiên cứu lý thuyết sách báo Thực Dưỡng và học hỏi những người có kinh nghiệm, nhất là những người đồng bệnh đã và đang theo phương pháp này. Đồng thời phải lưu tâm theo dõi những chuyển biến của cơ thể và vận dụng những điều đã nghiên cứu, học hỏi đểl ấy kinh nghiệm cho bản thân.
4.KHÔNG ĐƯỢC GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN HỖ TRỢ : Nếu những người trong gia đình bệnh nhân, nhất là những người có phận sự chăm sóc trực tiếp không hiểu biết, hoặc không đồng tình ủng hộ, thì có thể vì lòng “thương” sẽ làm “hại”
5.THÓI QUEN THÈM CÁC MÓN ĂN CŨ KHÔNG TỐT: Chúng ta nói đến những người tìm đến phương pháp thực dưỡng là những người gặp vấn đề về sức khoẻ, ăn thực dưỡng một thời gian chúng ta chúng ta sẽ có cảm giác thèm ăn những món trước đây mình ưa thích hợp khẩu vị nhưng lại gây mất quân bình phá hoại sức khoẻ của chúng ta chẳng hạn rất mê đồ ngọt có đường, thích ăn cay, ăn chua…như chè, phô mai, nước ngọt các thức ăn công nghiệp phẩm màu có chất bảo quản, các loại trái cây chua ngọt khó cưỡng lại như sầu riêng, xoài chua, nước dừa …





Nguyên lý Âm Dương trong Thực dưỡng Ohsawa



Thực dưỡng Ohsawa được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý âm dương. Bài viết với từ ngữ rõ ràng khúc chiết này sẽ là một tài liệu hiếm có là hành trang nguyên cứu PP dưỡng sinh Ohsawa.
Nếu bạn là người nhập môn thực dưỡng, nguyên lý Âm Dương chính là nền móng cơ bản để bạn có thể xây dựng một sức khỏe cân bằng và trí tuệ phát triển trí phán đoán. Đây là một bài viết đặc biệt được chuyển ngữ trực tiếp từ Tiếng Nhật. Tuy không mới nhưng lời lẽ, ngôn từ ý tứ rất rõ ràng trong sáng và dễ hiểu sẽ giúp bạn thấy thích thú khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa  tìm hiểu một thế giới mới.
PHẦN 1

Nguyên lý Âm và Dương trong Thực dưỡng Ohsawa

Điều cần biết trước khi nấu ăn!
Nguyên lý âm dương
Trong vạn vật đều tồn tại hai thứ đó là: Dương và Âm
Có Nam và nữ . Có mùa hè và mùa đông. Có Hoạt động và đứng yên.
Theo quan niệm của phương đông mọi thứ tồn tại trong vũ trụ đều chứa hai phần đối nghịch nhau và được phân thành Âm và Dương.
Thế giới vật chất bắt nguồn từ vô cực. Vô cực tại một thời điểm nào đó tách ra làm hai do lực âm và lực dương. Hai lực này luôn luôn có xu hướng hợp nhất lại để hoàn thiện sự thiếu sót, chúng đối nhau nên bên này sẽ chứa những yếu tố bên kia thiếu. Và nhờ vào sự tương tác này, tất cả mọi hiện tượng của vũ trụ hiện hữu và duy trì sự vận động 1 cách tương đối.
Trong nấu ăn âm tính và dương tính cũng rất được coi trọng để tạo ra món ăn ngon phù hợp với từng cơ thể của mỗi người.
Một món ăn được coi là ngon lành phải đạt được sự cân bằng giữa hàn, nhiệt, ôn, bình, nói chung là giữa âm và dương. Sử dụng đúng cách các gia vị có hương vị làm dấy lên mùi thơm ngon, vừa có tác dụng kích thích dịch vị, vừa có tác dụng trung hòa hàn nhiệt, cân bằng âm dương, người ăn không phải chịu những phản ứng phụ có hại.
Ở những vùng có khí hậu lạnh (âm) sinh ra các loại động vật và thực vật dương. Ngược lại, những nơi có khí hậu nóng (dương) lại sinh ra các loại động vật, thực vật âm.
Người mang tính âm thường có biểu hiện trầm lặng, u ám trái ngược với người mang tính dương thường có biểu hiện khỏe mạnh, tươi vui tràn đầy sức sống.
Ngày mưa mang tính âm, ngày nắng mang tính dương.
Mùa đông khí hậu âm tính nên nấu những món ăn dương tính sẽ ngon hơn. Mùa hè khí hậu dương tính thì những món ăn âm tính sẽ ngon hơn.
Đối với người có cơ thể nóng tức là thể chất mang tính dương thì ăn những món ăn âm sẽ tốt hơn, đối với người cơ thể lạnh tức là thể chất mang tính âm thì ăn những món ăn dương sẽ tốt hơn.
Khi làm theo cách này, chúng ta có thể tự nấu những món ăn ngon, phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người phải không nào !
  • Định nghĩa âm và dương: 
Âm và dương tách ra từ vô cực. Sự phân tách này làm vô cực trở nên tương đối và chia tách.
  • Âm hút dương, dương hút âm.
Ví dụ: Xắt cà rốt thành miếng nhỏ rồi bỏ muối vào. Nước từ trong củ cà rốt bị rút ra. Đây chính là hiện tượng dương tính của muối đã hút âm tính của nước.
  • Âm đối âm, dương đối dương.
Ví dụ: Khi nấu đậu đỏ trong lúc hạt đậu vẫn còn cứng thì cho muối vào khi đó không thể nấu mềm hạt đậu ra được nữa. Đây chính là hiện tượng dương tính của hạt đậu đã đối nghịch với dương tính của muối.
  • Âm đến tột cùng thì sinh ra dương, dương đến tột cùng thì sinh ra âm.
Ví dụ: Ở những nước nóng, cà phê mang âm tính mạnh. Uống vào sẽ trở nên mất ngủ. Mất ngủ là do thể hiện của dương tính nguyên nhân là do hiện tượng âm tính quá mạnh của cà phê đến cuối cùng đã trở thành dương tính.
Người có khuynh hướng chứa tính dương khi ăn nhiều đồ ăn cực dương sẽ sinh ra tình trạng bệnh âm tính cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi. Một người ăn quá nhiều thịt đạm động vật ăn thức ăn dương nên bị bệnh tiểu đường, bệnh gút là bệnh âm tính.
  • Không có cái gì tuyệt đối âm hoặc tuyệt đối dương. Dù mức độ âm dương khác nhau nhưng trong mọi thứ đều tồn tại cả âm và dương.
Ví dụ: Người luôn tươi vui (dương) nhưng lại dễ khóc vì thứ gì đó (âm).
Trái ngược lại, người luôn ôn hòa, điềm đạm (âm) nhưng lại dễ tức giận gay gắt vì lí do nào đó (dương)
Trong tất cả mọi thứ đều không có thứ gì âm dương bằng nhau. Dù là thứ gì, thì nhất định sẽ có thứ âm hơn hoặc thứ dương hơn.
Âm dương trong mọi vật:
Tùy từng đối tượng mà âm dương khác nhau, dưới đây là bảng đánh giá tính âm trội hơn hoặc tính dương trội hơn. Trong môi trường dương tính thì vật âm tính phát triển hơn.Trong môi trường âm tính thì vật dương tính phát triển hơn
STT
ÂM
DƯƠNG
1
Nhiều kali    
Nhiều Natri
2
Lực ly tâm mạnh    
Lực hướng tâm mạnh       
3
Phân tán   
Tập trung   
4
Lạnh, mát
Nóng, ấm
5
Hướng ra ngoài
Hướng vào trung tâm
6
Vươn trồi lên trên
Đâm xuống lòng đất
7
Ở trên mặt đất phát triển lên thẳng     
Ở trên mặt đất phát triển sang ngang       
8
Ở lòng đất phát triển sang ngang    
Ở lòng đất phát triển thẳng       
9
Đất nóng, ấm 
Đất lạnh, ẩm
10
Phát triển nhanh    
Phát triển chậm       
11
Nước nhiều    
Nước ít       
12
Rỗng
Đặc
13
To
Nhỏ
14
Cao
Thấp
15
Dài
Ngắn
16
Thon
Tròn
17
Mềm
Cứng
18
Nhẹ
Nặng
19
Màu nhạt
Màu đậm
20
Lạnh
Nóng
21
Lỏng
Rắn
22
Nhũn
Cứng
23
Dính
Trơn
24
Trái
Phải
Âm dương của đồ ăn:
Toàn bộ đồ ăn được phân theo tiêu chuẩn tính chất, mùi vị và màu sắc, được sắp xếp khái quát theo như bảng dưới đây. Ăn chủ yếu những đồ ở giữa là rất tốt cho việc bảo vệ tim mạch và cơ thể. Từ nấm đến muối biển trong phạm vi bảng dưới đây rất quan trọng cho sự tuần hoàn của tim mạch. Nếu không ăn các loại cá cũng được nhưng nếu thỉnh thoảng ăn thì nên ăn số lượng ít. Tuy nhiên người có khuynh hướng dương tính thì  kiêng sẽ tốt hơn. Hoa quả với người khuynh hướng âm tính thì không tốt nhưng với người dương tính thì rất tốt.
Âm : đường trắng -> giấm -> đường tinh luyện -> rượu -> dầu ăn ->  mật ong -> hoa quả -> nấm -> đậu phụ -> nước -> hạt> đậu -> rau -> rong biển -> ngũ cốc -> sò hến -> cá sông -> xì dầu -> tương đậu miso -> cá biển -> muối biển -> chim -> bò lợn -> trứng -> muối tinh chế : Dương
  • Âm dương của vị:
Ví dụ: độ ngọt của cơm so với độ đắng của cơm cháy thì cơm cháy mang dương tính hơn
Âm: Cay -> chua -> ngọt -> mặn -> đắng -> Chát : Dương
  • Âm dương của màu sắc:
Ví dụ: Cà rốt màu đỏ thì dương tính hơn rất nhiều so với cà tím. Người da đen dương tính hơn so với người da trắng.
Âm : Tia cực tím -> tím -> chàm -> xanh da trời -> xanh lá cây -> trắng -> vàng -> cam -> đỏ -> nâu -> đen -> tia hồng ngoại: Dương
  • Tính chất âm dương trong người:
Bản thân mỗi người có thể mang tính dương hoặc tính âm. Dựa vào tiêu chuẩn dưới để biết tình trạng cơ thể mang khuynh hướng âm hay dương. Vì cơ thể thay đổi hàng ngày nên thỉnh thoảng hãy kiểm tra để có lựa chọn phù hợp với bữa ăn chính và phụ.

STT
ÂM
Dương
1
Hoạt động chậm
Hoạt động nhanh
2
Giọng cao
Giọng thấp
3
Bình tĩnh
Nóng nảy
4
Yếu đuối, dễ khóc
Cứng rắn, mạnh mẽ
5
Chậm chạp
Nhanh nhẹn
6
Dễ cảm thấy đau
Khó cảm thấy đau
7
Máu khó đông
Máu dễ đông
8
Dễ buồn ngủ    
Dù không ngủ vẫn thấy bình thường       
9
Nhiệt độ cơ thể thấp    
Nhiệt độ cơ thể cao       
10
Nước tiểu nhạt    
Nước tiểu đậm       
11
Màu môi nhạt    
Màu môi đậm       
12
Mí mắt bên trong màu hồng    
Mí mắt bên trong màu đỏ       
13
Mắt to    
Mắt híp     

So sánh âm dương trong các loại củ (củ cải)
Khi đánh giá âm và dương thì đánh giá "A là dương, B là âm" là không chính xác. Mà chỉ có so sánh "A dương tính hơn so với B" hoặc "B dương tính hơn so với A" . Lấy củ cải làm ví dụ để minh họa. Ta sử dụng kết hợp các bảng “Âm dương trong mọi vật” “Âm dương của màu sắc” “Âm dương của vị” để đánh giá.
  • Rau sống và rau đã chín khác nhau như nào ?
Rau sống (salat) là rau củ đã thái nhỏ và cho thêm muối vì thế đã dương tính hóa hơn (Mục 1, 13 trong bảng "Âm dương trong mọi vật"). Nhưng rau đã chín nóng hơn vì thế dương tính hơn rau sống (Mục 20)
  • So sánh giữa phần lá và phần củ của củ cải trắng
Nhìn vào màu sắc thì lá củ cải có màu xanh và củ thì màu trắng. Dựa vào bảng "Âm dương của màu sắc" có thể thấy màu xanh âm tính hơn màu trắng. Tiếp đến về cách sinh trưởng thì phần lá khi phát triển thì vươn lên trên còn phần rễ thì đâm xuống lòng đất. Theo bảng so sánh “Âm dương trong mọi vật” -mục 6 thì vươn trồi lên trên là âm, còn đâm xuống lòng đất là dương.
Nhìn vào hình dáng phần củ béo tròn, còn phần lá thon dài. Theo mục 16 bảng “Âm dương trong mọi vật” thì phần lá âm tính hơn còn phần củ dương tính hơn.
  • So sánh củ cải trắng với củ cà rốt
​Nhìn vào phần củ thì củ cải trắng có màu trắng, cù cà rốt có màu đỏ. Dựa vào bảng thì ta thấy màu đỏ dương tính hơn màu trắng. Hơn nữa củ cải nhiều nước còn củ cà rốt ít nước hơn (Mục11).
Nhìn vào phần lá thì cọng của cà rốt cứng hơn cọng của củ cải (Mục 17), khe rãnh củ cà rốt cũng nhiều hơn (đây là hoạt động của lực hướng tâm) do đó cà rốt dương tính hơn (Mục 2) còn củ cải âm tính hơn.
  • Củ cải sống và củ cải sấy cái nào dương hơn ?
Củ cải sống nhiều nước, củ cải sấy ít nước (Mục 11). Màu sắc: củ cải sống màu trắng, củ cải sấy màu nâu ngả vàng. Củ cải sống mềm, củ cải sấy cứng hơn (Mục 17) vì thế củ cải sấy dương tính hơn.
  • So sánh âm tính của củ cải sống và củ cải muối
​Củ cải sống nhiều nước (Mục 11) có vị cay nhưng không có vị mặn, trái ngược lại củ cải muối lượng nước bị giảm, có vị mặn vì thế củ cải sống âm tính hơn củ cải muối.
  • Củ cải và củ khoai môn:
Phần lá: lá củ cải có nhiều nhánh, lá củ khoai môn thì tròn và to (Mục 2). Lá củ cải mọc dưới đất thấp, còn lá khoai môn vươn cao lên trên mặt đất. Vì thế lá củ cải dương tính hơn (Mục 14)
Phần củ: củ cải đâm xuống lòng đất còn củ khoai môn phát triển phân tán và nằm ngang trong lòng đất (Mục 3,8) vì thế củ cải dương tính hơn củ khoai môn.
Nguyên lý âm dương phần 2
Phán đoán âm dương: Cái nào âm ? Cái nào dương ?
Áp dụng nguyên tắc ở phần trước để nhận biết cái nào âm cái nào dương. Ta thử nhận biết âm dương trong từng nguyên liệu thức ăn ở dưới đây. Nguyên lý âm dương không chỉ áp dụng trong các nguyên liệu thức ăn mà còn áp dụng được với người, động vật, đất đai…Càng thực hành nhận biết được nhiều thì món ăn sẽ trở nên ngon, lạ, và bổ hơn.
*Áp dụng bảng âm dương để nhận biết các loại rau củ sau:
Hẹ và Hành lá:
Nhìn qua có thể thấy hành lá âm hơn hẹ vì hành lá to hơn nhưng hẹ phát triển hơn hành lá (Mục 10), vào mùa đông hẹ bị héo, úa do lạnh còn hành lá thì không; nên hẹ âm hơn. Hơn nữa mùi vốn có của hẹ cũng biểu hiện tính âm.
Hành lá và Bắp cải:
Nhìn phần lá thì thấy hành lá dài hơn còn bắp cải hình tròn (Mục16). Về màu sắc: hành lá xanh đậm hơn còn bắp cải có màu xanh nhạt (Mục 19). Lá hành mọc thẳng lên tạo lỗ hổng giữa các lá, còn bắp cải lá cuộn tròn vào nhau (Mục 12); vì thế hành lá âm hơn còn bắp cải dương hơn.
Bắp cải và Cải thảo:
Nhìn màu thì bắp cải gần như màu trắng còn cải thảo màu xanh đậm hơn. Hơn nữa lá bắp cải cuộn tròn vào nhau còn lá cải thảo mọc riêng rẽ nhau (2). Do đó bắp cải dương hơn còn cải thảo âm hơn.
Cải thảo và bông cải xanh (súp lơ xanh):
Khi ăn cải thảo thì ăn phần lá và cuộng, còn cải bông xanh thì ăn phần hoa. Hoa là ở vị trí cao hơn lá và cuộng nên hoa âm hơn. Cải thảo có vị hơi đắng một chút còn bông cải xanh thì không. Vì thế cải thảo dương hơn còn bông cải xanh (súp lơ xanh) âm hơn.
Cải thảo và Bồ công anh:
Lá bồ công anh nhiều vết răng cưa còn lá cải thảo thì không có (2). Hơn nữa lá bồ công anh mọc nằm ra đất còn cải thảo thì mọc thẳng (8); rễ bồ công anh đâm sâu xuống lòng đất, rễ cải thảo thì ngắn (6).Bồ công anh cũng đắng hơn nên lá bồ công anh dương hơn còn cải thảo âm hơn.
Ngưu bàng và củ sen:
Ngưu bàng đặc, củ sen thì có lỗ rỗng (12). Ngưu bàng đâm sâu xuống lòng đất còn củ sen phát triển nằm trên mặt đất (8); vì thế ngưu bàng dương hơn còn củ sen âm hơn.
Củ sen và khoai sọ:
Cuộng củ sen phát triển được trong bùn lầy lạnh; còn khoai sọ sinh trưởng trong đất, nghĩa là củ sen phát triển trong điều kiện âm hơn (9). Hơn nữa khoai sọ có nhiều rễ con mọc phân tán trên thân củ (3) vì thế củ sen dương hơn còn khoai sọ âm hơn.
Khoai sọ và khoai tây:
Khoai tây sinh trưởng trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa hè và được thu hoạch vào giữa mùa hè. Mặt khác khoai sọ được trồng từ mùa xuân, sinh trưởng trong mùa hè và được thu hoạch từ cuối xuân đến mùa đông. Nghĩa là trong điều kiện khí hậu nóng như nhau thì khoai tây âm hơn còn khoai sọ dương hơn (9).
Khoai tây sống và khoai tây luộc:
Khoai tây luộc đã tăng tính dương lên do nóng, vì thế so với khoai tây sống vẫn giữ nguyên độ lạnh thì khoai tây luộc dương hơn (20).
Khoai tây luộc và khoai tây rán:
Luộc thì nguyên liệu được cho vào với nhiệt độ chỉ lên tối đa 100 độ, còn rán thì nguyên liệu được cho vào dầu nóng tới 180 độ hoặc 200 độ. Nghĩa là rán đã tăng dương hơn nhiều so với luộc. Do đó khoai tây rán trở lên dương hơn hẳn khoai tây luộc.Khoai tây rán ít nước hơn (11), màu cũng gần trở thành màu nâu nhạt, đó chính là đặc trưng của tính dương.
Cháo và cơm gạo lứt:
Cùng cách thức nấu gạo lứt nhưng cháo được cho nhiều nước hơn (11), vì thế cháo âm hơn còn cơm thì dương hơn.
Cơm gạo lứt nấu bằng nồi áp suất với mì zarusoba:
Cơm gạo lứt thì hình hạt còn mì soba thì dài (16), khi ăn thì mì soba có nhiều nước hơn (11); vì thế cơm gạo lứt dương hơn còn mì soba âm hơn.
Mì soba luộc với mì udon luộc:
Màu sắc thì mì soba đen, mì udon trắng (Mì udon là loại bột mì khô đã được nhào), mì soba thì không nhớt lắm còn udon khá là nhớt, vì thế mì soba dương hơn còn udon âm hơn.
Mì udon luộc với bánh mì:
Mì udon là loại bột mì khô đã được nhào và ít chất dính (11,23). Mặt khác bánh mì là loại bột mì lên men được nướng và nhiều chất dính vì thế thông thường bánh mì âm hơn còn mì udon dương hơn. Tuy nhiên cũng có sự đảo ngược khi so sánh bánh mì nướng dương tính hơn mì udon lạnh đã được thêm gia vị.
Ngưu bàng và táo:
Ngưu bàng đâm xuống lòng đất, còn táo thì mọc cao ở trên cây; do đó ngưu bàng dương hơn còn táo âm hơn (6).
Nho và nho khô:
Nho khô là do đã được sấy mất nước (11); vì thế nho khô dương hơn còn nho âm hơn.
Nho khô và quả hồ đào:
Nho khô là loại quả mềm (17), còn hồ đào là loại quả cứng khi ăn thì ăn bên trong hạt của nó. Càng gần trung tâm tính dương càng mạnh (5); vì thế quả hồ đào dương hơn còn nho khô âm hơn.
Lá và cuộng cải thảo:
Màu sắc: lá thì màu xanh đậm còn cuộng thì xanh nhạt (19). Lá rộng hình tròn còn cuộng thì dài (16). Hơn nữa so với là mềm thì cuộng cứng hơn (17); do đó cuộng dương hơn còn lá âm hơn.
Vỏ và lõi cà rốt:
Dương tính có tính kết tụ vì thế tính dương tập trung ở trung tâm, còn âm tính có tính phân tán vì thế tính âm tập trung ở mặt ngoài. Do đó lõi cà rốt dương hơn còn vỏ âm hơn.
Cà rốt và cà chua:
Cả hai đều có màu giống nhau nhưng cà rốt ăn phần củ sinh trưởng trong lòng đất và hướng xuống dưới, còn quả cà chua thì ăn phần quả sinh trưởng trên mặt đất (6). Hơn nữa so với cà rốt thì cà chua chứa nhiều nước hơn (11), vị cũng chua hơn. Cà rốt được thu hoạch vào cuối thu và đầu đông với khí hậu âm tính, còn cà chua được thu hoạch vào giữa hè với âm tính mạnh (9), vì thế cà rốt dương hơn.
Su hào và cà tím:
Su hào sinh trưởng trong thời tiết mát mẻ, còn cà tím có thể sinh trưởng trong mùa hè nóng nhất (9). Su hào củ hình tròn béo, màu trắng, lá xanh; còn cà tím màu tím, thon tính dương mạnh (16). Hơn nữa cà tím sinh trưởng trong lúc tính âm mạnh nhất, và chưa nhiều năng lượng âm tính (2); do đó cà tím âm hơn.
Củ sen và ớt tây (ớt chuông):
Cả hai đều rỗng ruột, củ sen được trồng vào mùa đông còn ớt chuông được trồng vào mùa hè (9). Lỗ rỗng của củ sen nhỏ hơn và được xếp đều nhau, còn ớt chuông lỗ rỗng bao với nhau thành hình cầu (2). Màu sắc: củ sen giống màu trắng, ớt chuông màu xanh. Khi ăn thì ăn phần cuộng còn ớt tây thì ăn phần quả (6);vì thế củ sen dương hơn còn ớt chuông âm hơn.
Nấm tươi và nấm khô:
Nấm khô là nấm tươi đã được làm khô, mất nước (11); vì thế nấm khô dương hơn còn nấm tươi âm hơn.
Nấm khô to và nấm khô nhỏ:
Nấm to hơn trên mặt đất thì tính âm sẽ mạnh hơn (13). Nấm khô to sẽ âm hơn, nấm khô nhỏ sẽ dương hơn.
Nấm khô và tảo bẹ (kombu):
Cả hai đều mất nước nhưng nấm khô sinh trưởng trên mặt đất còn kombu sinh trưởng dưới biển lạnh (9). Vì thế kombu dương hơn, còn nấm khô âm hơn. Và súp nấm khô cũng âm hơn súp kombu.
Tảo biển (hijiki) và rong biển (wakame):
Wakame màu xanh còn Hijiki màu đen. Wakame phẳng dài, còn Hijiki là những cái cuộng cuộn vào nhau (21). Do đó wakame âm hơn còn hijiki dương hơn.
Quả táo và quả hồng:
Mùi vị: táo có vị chua còn hồng có vị chát (vị chát dương hơn vị chua). Quả táo vỏ màu đỏ nhưng ruột màu trắng. Mặt khác quả hồng có vỏ và ruột màu tương đối giống nhau. Do đó hồng dương hơn còn táo âm hơn.
Quả hồng và quả quýt:
Quả quýt nhiều nước hơn quả hồng (11), vì thế quýt mềm hơn còn hồng cứng hơn (17). Quả quýt mọc kết thành chùm còn quả hồng dính kết vào thân (3); do đó quả quýt âm hơn còn quả hồng dương hơn.
Quả quýt và quả lê:
Quả quýt có thể sinh trưởng ở nơi lạnh còn quả lê có thể sinh trưởng ở nơi nóng (9); vì thế quả quýt dương hơn còn quả lê âm hơn.
Quả lê và quả chuối:
So với quả lê thì quả chuối mọc ở vị trí cao hơn (6), to hơn (13) và mềm hơn (17), chúng mọc thành từng buồng riêng biệt (3), đây chính là những đặc trưng của tính âm. Quả lê sinh trưởng ở vùng ôn đới còn quả chuối sinh trưởng ở vùng nhiệt đới nơi có tính dương mạnh (9); vì thế quả lê dương hơn còn quả chuối âm hơn.
Nước và dầu: 
Dầu nổi trên mặt nước nghĩa là dầu nhẹ hơn nước (18), do đó dầu âm hơn còn nước dương hơn.
Dầu thực vật và dầu động vật:
Khi nhiệt độ giảm xuống thì dầu động vật lập tức đông kết lại còn dầu thực vật thì không (17); do đó dầu động vật dương hơn còn dầu thực vật âm hơn.
Dầu vừng và dầu chiết xuất từ hạt cải dầu:
Dầu vừng có màu nâu nhạt còn dầu từ hạt cải dầu có màu gần giống màu vàng. Khi nhiệt độ giảm xuống thì dầu đông nhanh là dầu vừng (17). Nghĩa là dầu vừng dương hơn còn dầu từ hạt cải dầu âm hơn.
Đậu phụ và đậu phụ cao nông (koyadofu):
Đậu phụ cao nông là đậu phụ được phơi ngoài không khí làm đậu khô và lạnh (4,11); vì thế đậu phụ cao nông dương hơn, còn đậu phụ thường âm hơn.
Quả hồ đào(quả óc chó) và đậu đỏ:
Quả hồ đào chứa nhiều tinh dầu còn đậu đỏ ít tinh dầu, dầu là âm tính mạnh (tham khảo mục nước và dầu). Quả hồ đào âm hơn còn đậu đỏ dương hơn.
Đậu đỏ và đậu tương:
Đậu đỏ màu đỏ còn đậu tương màu hơi trắng và đậu đỏ nhỏ hơn đậu tương (13); vì
thế đậu đỏ dương hơn còn đậu tương âm hơn.
Đậu tương và đậu xanh:
Khi ăn thì ăn đậu tương đã rang khô mất nước (11). Còn đậu xanh thon dài hạt có màu xanh vẫn chứa nhiều nước hơn so với đậu tương khô. Do đó đậu tương dương tính hơn đậu xanh.
Đậu xanh và ngô:
Đậu xanh màu xanh còn ngô màu vàng. Hạt đậu to hơn hạt ngô (13). Đậu xanh có vị thanh còn ngô có vị ngọt. Do đó đậu xanh âm hơn.







Nhịn ăn - Nguyên lý cân bằng âm dương, phép màu tự khỏi bệnh



Nhà sinh lý học tiếng tăm lừng lẫy Claude Bernard đã quả quyết tuyên bố rằng: “Tình trạng cơ thể là chính yếu, vi trùng không có gì đáng kể".
Thật vậy, nếu mọi tế bào tạng phủ trong người đều lành mạnh thì chẳng có một loại vi trùng nào có thể quấy phá hoặc tác hại được. Và muốn cho mọi cơ năng tạng phủ đều được lành mạnh thì trước hết các chất bổ dưỡng đưa vào máu để phân phối nuôi cơ thể phải tinh khiết, đầy đủ và đúng quy luật cân bằng.

Đã biết qua thuyết OHSAWA, chúng ta ai cũng biết rằng bệnh tật sở dĩ sinh ra là vì mất cân bằng Âm Dương, do đó vi trùng hoặc ngoại tà mới có dịp xâm nhập phát tác và gây tổn hại cho cơ thể.

Sự khám phá ra vi trùng của Pasteur đã lái ngành y khoa hiện đại về chiều hướng giải phẫu và sưu tầm các thuốc trụ sinh càng ngày càng hiệu lực, đồng thời cũng đã đem lại nhiều tai hại cho loài người. Phương thức chữa bệnh của các y sĩ đáng lẽ là nghiên cứu cách tiết độ để bảo tồn sinh lực cho cơ thể có khuynh hướng đạo đức và chiêm nghiệm vì đâu, do nguyên nhân nào mà cơ thể mất quân bình, nhưng vì quá chú trọng đến vi trùng, người ta cứ để con người là làm sao tìm cách giết cho được vi trùng và xem chúng như là nguyên nhân chính yếu của bệnh tật, do đó nếp sống con người đã bị đảo lộn về vật chất cũng như tâm linh.

Muốn phục hồi sức khỏe đang bị một loại vi trùng nào đó làm tổn hại thì công việc cho bệnh nhân uống một thứ trụ sinh nào đó chưa đủ mà phải chữa trị tận nguồn gốc và phục hồi toàn diện sinh lực cho cơ thể. Để hoàn thành công việc ấy, chúng ta cần:
• Loại trừ nguyên nhân sâu xa của căn bệnh,
• Lập lại quân bình Âm Dương cho cơ thể,
• Cải tạo sức khỏe cho thể chất và tâm linh,

Phương sách trị liệu hữu hiệu nhất vẫn là phép nhịn ăn hợp cách.
Nhịn ăn dù thời gian hoặc dài hay ngắn là một thời cơ tốt đẹp cho tạng phủ được nghỉ ngơi, giúp điều kiện cho tế bào bài tiết các chất độc, cơ thể phân phối các thức ăn dự trữ, các khoáng chất, sinh tố… để lập lại cân bằng Âm Dương tốt đẹp cho cơ thể.
Điều người ta thường lo ngại hơn cả là nhịn ăn làm sụt cân quá nhiều nhưng sở dĩ người ta lo ngại như vậy bởi vì người ta không hiểu sự ích lợi, sự mầu nhiệm của phép nhịn ăn. Mối lo ngại đó là vô căn cứ, là hoàn toàn hư ảo.

Thật vậy, sau thời gian nhịn ăn phải phép và khi sự giải độc được hoàn thành cho cơ thể, người nhịn ăn tuy gầy hơn trước nhưng nhờ các tế bào trở nên trong sạch và non trẻ hơn trước nên một khi ăn uống trở lại là lên cân đúng mức quân bình và sức khỏe thêm dồi dào miễn rằng đừng ăn uống bừa bãi để sa vào chỗ mất quân bình Âm Dương đã gây ra bệnh tật trước kia.
Người hành phép nhịn ăn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc hoạt động vừa phải trong đó phép đi bộ được xem là tốt hơn cả. Mọi cử động đột ngột đều nên tránh, ví dụ đang nằm mà vùng đứng dậy có thể sinh ra xây xẩm mặt mày trong chốc lát.
Về thời gian nhịn ăn, lý tưởng và công hiệu hơn cả là nhịn ăn cho đến khi nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại, nhưng trong thời buổi mà nhịp sống trở nên sôi động và cuồng loạn như ngày nay, mà thì giờ được xem là vàng bạc thì kể ra cũng ít người đủ điều kiện để có đủ thì giờ thong thả thuận tiện để đeo đuổi đến cùng một kỳ nhịn ăn dài hạn.
Tùy khả năng, thuận tiện ta có thể nhịn ăn hoặc 7, 14, 21 hay 28 ngày hoặc hơn thế nữa …
Những kỳ nhịn ăn dài hạn dĩ nhiên kết quả tốt đẹp hơn, nhanh chóng hơn những kỳ nhịn ăn ngắn hạn thường để dành cho những bệnh nhân không đủ điều kiện để nghỉ dài ngày. Những cuộc nhịn ăn ngắn hạn lại có cái lợi là có thể thực hành lúc nào cũng được mà không cần ngưng công việc sinh hoạt hàng ngày.
Nhịn ăn ngắn hạn có thể là mỗi tuần 1 ngày, mỗi tháng 2-3 kỳ, mỗi kỳ 3 ngày; hay mỗi tháng 1-2 kỳ, mỗi kỳ 5 ngày tùy bệnh trạng, tùy sở thích, tùy suy luận hay kinh nghiệm của từng người.
Nhịn ăn nhằm gột rửa các chất độc ra khỏi cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn và hô hấp. Sinh lực đáng lẽ phải dồn vào trong công việc tiêu hóa thức ăn nay được dành chữa, bù đắp các tạng phủ, cơ quan bị suy tổn. Thần kinh hệ được giải khai, bắp thịt thoải mái nghỉ ngơi, các nội tạng làm việc ít lại, sinh lực con người được cải tạo, nhờ đó mà ảnh hưởng tốt đẹp lan rộng đến địa hạt trí tuệ và đạo đức con người.
Đối với quảng đại quần chúng, người ta thường cho rằng bệnh tật chỉ là một sự cấp phát, một hiểm họa do vi trùng bên ngoài đưa vào chứ không phải do sự vi phạm các định luật thiên nhiên liên tiếp có khi ngay từ thuở sơ sinh.
Quá tin vào thuyết vi trùng, người ta đã lẫn lộn lấy quả làm nhân do vậy phát sinh lòng nghi ngại băn khoăn tự hỏi làm sao sự nhịn ăn có thể chữa lành được những bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, và cho rằng nhịn ăn bất quá chỉ có thể chữa lành một số nhỏ bệnh thần kinh, mất ngủ, nhức đầu hay các bệnh do sự hỗn loạn bất điều của các cơ năng hay tạng phủ mà thôi.

Nhưng trên thực tế lại khác, có thể nhờ phép nhịn ăn lập lại được quân bình Âm Dương tức là tạo sự bất lợi, phá sự thích nghi cho đời sống và sự sinh sản của vi trùng thì tuy không dùng độc dược mà vi trùng tự tàn diệt điêu vong dần. Hơn thế nữa, một khi cơ thể đã lập được quân bình Âm Dương, thì tính thực bào tức khả năng tiêu diệt vi trùng được cương thịnh và khả năng xuất tiết kháng thể để trung hòa độc tố thêm sung túc thì thử hỏi vi trùng còn đâu là đất dung thân, há lại phải cầu cạnh đến các độc dược, trụ sinh mới chữa lành bệnh được hay sao?

Bác sĩ Roger và Josue đã làm thí nghiệm sau đây để chứng minh lợi ích của sự nhịn ăn: Hai ông chia một bầy thỏ làm đôi, một nứa số cho ăn uống như thường còn một nửa thì bắt nhịn ăn hoàn toàn từ 5 đến 7 ngày rồi cho ăn bình thường trở lại từ 2 đến 11 ngày. Hai ông nhận thấy rằng những con thỏ nhịn ăn đã tự tạo một sức miễn dịch phi thường, đã chịu đựng được một cách dễ dàng mà vô hại một lượng vi trùng tiêm vào mình chúng đủ sức giết một cách nhanh chóng những con thỏ khác trong một nửa bầy không được nhịn ăn.

Bác sỹ Dewey đã chữa cho con trai ông mới 3 tuổi bị chứng bạch hầu (diphterie). Ông cho đứa bé nhịn đói tuyệt đối chỉ uống nước rất ít và nhận thấy rằng bệnh còn chóng lành hơn là chữa trị bằng thuốc men.

Bác sỹ Dewey còn áp dụng rất hiệu quả phương pháp nhịn ăn tuyệt đối và dài hạn trong những trường hợp các bệnh gây sốt như cúm, sưng phổi, đầu lào, sốt rét, các bệnh gây độc do vi trùng streptocoque, staphylocoque. Ông ta luôn luôn nhận thấy rằng những người bệnh ấy bao giờ cũng được chóng bình phục và nhất là phân xuất tử vong những trường hợp trọng bệnh hết sức thấp so với cách chữa bệnh thông thường mà cứ cho người bệnh ăn của các bác sỹ đồng nghiệp…

Bác sỹ Oswald nói: “một bệnh do vi trùng gây ra lực độc giang mai, từ xưa xem như một bệnh dai dẳng với cách chữa bằng những phương pháp hòa hoãn, tạm bợ (ví dụ với thủy ngân, thạch tín…) đã được trị tận gốc với phép nhịn ăn trong những bệnh xá Ả-rập ở Ai cập trong thời gian Pháp chiếm đóng. Avicene đã ám chỉ đến sự công hiệu của phương pháp này mà hình như ông ta đã áp dụng một cách thần hiệu để chữa bệnh đậu mùa. Và bác sỹ Robert Barthlow là một y sĩ trung kiên trong việc bênh vực thuốc men cũng phải thừa nhận rằng: “Nhịn ăn chắc chắn là một phương tiện xuất sắc để bài tiết vi trùng ra khỏi cơ thể bằng một quá trình liên tục tuần tự hủy diệt phân tử và để tái tạo các cơ cấu trong cơ thể”.

“Đó là phương pháp nhịn ăn dùng để chữa lành bệnh giang mai, một phương pháp Đông phương dùng để chữa bệnh ấy và những kết quả rất mỹ mãn đã được thu hoạch bằng phương pháp này”.
Bác sỹ Von Seeland nói: “Trên nhận xét bản thân cũng như trên nghiên cứu thực nghiệm, tôi càng ngày càng đi đến tin tưởng vững chắc rằng nhịn ăn chẳng những có một giá trị về phương diện y khoa mà chắc chắn rằng còn có một giá trị lớn lao hơn nhiều đứng về phương diện dưỡng sinh và giáo dục. Xã hội của chúng ta nô lệ dưới ách thuốc lá và rượu nay lại sa đọa vào nạn thuốc phiện, dần dần trở thành miếng mồi cho sự u sầu, cho niềm chán sống và do đó những vụ tự vẫn gia tăng…
Rồi từ trong lòng xã hội ấy xuất hiện ra những triết gia u uất bi quan (trạng thái tinh thần biểu lộ một căn bệnh thực thụ hay một sự suy nhược tinh thần). Cho nên một xã hội như vậy muốn được cảnh tỉnh cần phải phát động một phản ứng quyết liệt là cách thực hành “tiết dục và nhịn ăn”
Lành bệnh có tính cách nhất thời là dễ, nhưng bảo tồn sức khỏe có tính cách trường kỳ mới là chuyện khó. Nhịn ăn đem lại sức khỏe có tính cách giai đoạn nhưng sau đó nếu được bảo trì bằng cách ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương của giáo sư Ohsawa thì phép dưỡng sinh mới có thể toàn hảo vậy.
Cách ăn uống sau thời kỳ nhịn ăn phải được chăm sóc kỹ lưỡng không kém gì sự chăm sóc trong lúc nhịn ăn. Sự tái tạo các tế bào quan trọng không kém gì sự gột rửa các tế bào và chính trong thời gian sau khi nhịn ăn mà người ta phạm những điều khinh xuất. Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn là điều quan trọng, bệnh lành là xong chuyện còn sau đó thì chẳng có gì đáng kể.
Có những người bệnh nhờ áp dụng phép nhịn ăn mà lành bệnh, nhưng ngay sau đó họ lại sa vào vết xe cũ của thói quen xưa. Họ trở lại ăn uống quá độ, ăn hấp tấp không nhai kỹ, ăn uống bừa bãi không biết chọn món ăn quân bình, tưởng rằng cứ ăn uống thỏa thích như vậy thì chóng phục hồi sinh lực, mau lên cân nhưng có biết đâu rằng chính vì sự cẩu thả trên chẳng những đã làm tổn hại thành quả tốt đẹp thu hoạch được trong thời gian nhịn ăn mà còn làm suy nhược các cơ quan tạng phủ, chuẩn bị cho những tai hại mới, cho những bệnh tật mới, những đau khổ mới.
Nhịn ăn như vậy thì khác nào công cuộc dã tràng xe cát biển Đông. Vì vậy tôi đã ghép liên phép nhịn ăn với cách ăn theo nguyên lý Âm Dương của giáo sư Ohsawa với dụng ý giới thiệu cùng các độc giả phương pháp bảo tồn sức khỏe và chữa bệnh thần diệu vô tiền khoáng hậu của giáo sư Ohsawa, một ân nhân của nhân loại đã đem thân thể cuộc đời hy sinh cho lý tưởng cao cả vị tha …
“Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa” (Đạo đức kinh), vì không hiểu Đạo để sống thuận theo dịch lý Âm Dương của vũ trụ mới bày ra thuốc men và bệnh viện, rồi thuốc thang càng sung túc thì bệnh tật càng nhiều, đạo đức càng suy.
Vi trùng đâu có gì đáng sợ, đáng sợ chăng là sự vô minh vì không thấu hiểu nguyên lý của vũ trụ để dưỡng sinh, để tu thân. Thân không tu thì nhân loại suy vong vì nhân loại nào có ai khác hơn là bạn và tôi cùng bao nhiêu người khách đang sống trên cõi đời này…
(Theo Thái Khắc Lễ).



Nhịn ăn đối với con người
canbangamd
Nơi con người, người ta nhịn ăn với nhiều mục đích, vì nhiều trường hợp: nhịn ăn về tôn giáo, nhịn ăn để ước nguyện, nhịn ăn vì giới luật, nhịn ăn để làm reo, nhịn ăn để biểu diễn lấy tiền, nhịn ăn để thí nghiệm, nhịn ăn vì không ăn được, vì tàu chìm, vì hầm mỏ sụp v.v….

Theo giáo sư Agostino Levannzin, con người có thể mất 60% sức nặng trung bình cơ thể mà không có gì nguy hiểm đến tính mạng hay suy giảm sức khỏe. Theo ông thì một phần lớn sức nặng của cơ thể bình thường cũng là những thức ăn dự trữ.
Nhịn ăn trong trường hợp không ăn được, ví dụ bị ung thư dạ dày, dạ dày bị hủy hoại vì axit v.v…
Ngày nay nhiều người cho rằng ốm đau thì phải ăn để bảo vệ sức khỏe và nếu không ăn thì sức đề kháng sẽ giảm đi và người ta sẽ bị mất sức, như thế có nghĩa là nếu như người bệnh không ăn thì có thể chết được. Trên thực tế thì trái lại hễ càng ăn thì càng dễ chết.
Khi thú vật đau thì chúng nhịn ăn và chỉ khi nào đã bình phục nó mới chịu ăn lại.
Người ta phải nhịn ăn, vì chiến tranh, vì hạn hán, vì sâu bọ phá hoại mùa màng, vì bão lụt, vì động đất, vì giá băng v.v… đã gây sự đói kém cho dân chúng cả một vùng, một xứ. Có trường hợp họ còn thực phẩm, nhưng cũng có trường hợp họ không có mảy may. Trong những trường hợp này chính khả năng nhịn ăn là phương tiện hữu hiệu để bảo tồn sinh mạng.
Sự buồn rầu, lo lắng, hờn giận, xáo trộn tinh thần và những giao động tình cảm khác cũng có tác dụng tai hại trên sự tiêu hóa không kém sự đau đớn, cơn sốt hoặc các viêm chứng trầm trọng.
Những người điên cũng thường ghét các món ăn, thế mà người ta lại thường cố ép bắt họ ăn đôi khi với những cách rất tàn nhẫn. Sự ghét món ăn là một hành động của bản năng rất thích hợp.
Bác sĩ Page kể chuyện một người bị bệnh tinh thần phục hồi tình trạng bình thường sau 41 ngày nhịn ăn sau khi đã đủ cách chữa chạy với các phương pháp khác.
Nhịn ăn theo bản năng là chuyện rất thường: người bệnh có thể vẫn làm lụng công việc những vẫn thấy không thèm ăn vì bản năng cơ thể biết rằng ăn như thường ngày sẽ tăng bệnh. Nhưng người ta thường nghĩ rằng ăn không biết ngon là một tai biến và tìm mọi cách ăn cho nhiều, tưởng rằng làm như vậy thì chóng bình phục: người ta thay đổi món ăn, uống rượu khai vị, uống thuốc kích thích dạ dày, v…v…

Người ta có thành kiến lầm lạc sợ chết đói vì nhịn ăn, có biết đâu rằng một đứa bé có thể nhịn ăn đến 70 ngày, nhiều người chẳng những có thể nhịn ăn được 76 ngày mà còn thu được nhiều lợi ích cho sinh lực.
Muni Shri Misrilji, một tín đồ của đạo Jain đã nhịn ăn 132 ngày để thuyết phục kêu gọi các đồng môn đoàn kết thống nhất.
Năm 1923, các báo y học ở Balee đăng tin một thiếu nữ mắc bệnh thương hàn đã nhịn ăn 110 ngày.
Bác sĩ Dewey thuật chuyện 2 đứa bé vì uống nước bồ tạt hư hoại dạ dày, một đứa vẫn sống 75 ngày và một đứa sống hơn 3 tháng không ăn uống gì cả nhưng tinh thần vẫn sáng suốt đến giờ phút lâm chung.
Bác sĩ Hazzard kể chuyện một thiếu phụ mắc bệnh phì mập và sưng thận kinh niên đã nhịn ăn trong 60 ngày. Bà này nhờ vậy lành mạnh trở lại và sanh đứa con đầu tiên sau 20 năm hôn lễ.
Bác sĩ còn kể chuyện một người bệnh kinh niên trong khoảng 140 ngày đã nhịn ăn 118 ngày và nhờ vậy sau đó sức khỏe được phục hồi.
Bác sĩ Shelton nói rằng vụ nhịn ăn lâu nhất dưới sự săn sóc đích thân của ông là 68 ngày.
Tháng 1/1931, bà A.G. Walker, một nữ danh tiếng xứ Rhodesie đã nhịn ăn 101 ngày, mỗi ngày chỉ uống vài lít nước nóng và lạnh để cho người gầy bớt.
Một kỹ nghệ gia người Anh 53 tuổi ở tại Leeds (London) nhịn ăn dưới sự chăm sóc của John W.Armstrong. Ông ta cân nặng 86.5kg lúc khởi sự nhịn ăn, còn lại 59.8kg sau 50 ngày nhịn ăn và rốt cuộc cân nặng 46.2kg sau 101 ngày nhịn ăn, như vậy là hao mất 40.3kg. Trước ngày nhịn ăn, ông ta bị mù, mũi không biết mùi, động mạch cứng, tim rối loạn. Trước kia ông ta đã từng chữa với i-ốt, aspirine, atropine và nhiều thuốc khác.
Trước ngày nhịn ăn, ông ta không phân biệt được cả ngày đêm. Sau 56 ngày nhịn ăn, thủy tinh thể trong mắt bớt đục và ông ta đã thấy mờ mờ. Sau đó thị giác phục hồi dần dần đến khi sáng hẳn như trước. Khứu giác cũng trở lại bình thường tình trạng của tim và động mạnh khả quan.
Các phóng viên báo chí phỏng vấn, ông trả lời: “Tôi đã tuyệt vọng. chữa đủ cách mà chẳng ăn thua gì, cuối cùng tôi đành liều theo phép nhịn ăn. Tôi làm bất cứ cách nào với hy vọng lấy lại sức khỏe. Tôi bắt đầu phải nhịn ăn thử 10 ngày, thấy hơi đỡ, thế là tôi cứ tiếp tục mãi. Đến 101 ngày thì tôi dừng lại: nhưng có lẽ tôi có thể tiếp tục thêm mươi ngày nữa nếu tôi muốn”.
Ông ta nói: “Nhịn ăn dễ ợt sau 15 ngày đầu, nhưng trong giai đoạn đầu ấy phải có một ý chí để chống lại sức cám dỗ của thức ăn”.
Ông ta vẫn có thể dạo chơi thong thả hàng ngày trong thời kỳ nhịn ăn vài trả lời lưu loát các phóng viên trong 2 giờ đồng hồ liên tiếp vào ngày thứ 101.
Ông A.J. Carlson, giáo sư sinh lý học đại học Chicago chủ trương rằng một người khỏe mạnh ăn uống đầy đủ có thể sống từ 50 đến 75 ngày không cần thực phẩm với điều kiện đừng bắt người ấy chịu lạnh quá đáng, tránh việc lao lực và giữ tinh thần cho bình tỉnh. Thời hạn 75 ngày cũng chỉ là thời hạn trung bình mà lắm người vượt khỏi.
Trong tác phẩm The natural cure, bác sĩ Page viết: “Người ta thường cho những người nhịn ăn là những kẻ phi thường nhưng thật ra họ chỉ phi thường nơi điểm họ biết khả năng cơ thể chịu đựng được sự nhịn ăn và họ có gan thực hành sự hiểu biết ấy”.
Người ta thường phản đối sự nhịn ăn nơi con người lấy cớ rằng con người không phải giống vật Đông miên.
Tuy rằng con người không có những dự trữ thức ăn đặc biệt như giống gấu ở Nga, giống hải cẩu ở Bắc cực nhưng con người lại có thức ăn dự trữ khắp trong các tế bào giống mọi thú vật như chó, mèo, heo, ngựa, trâu, voi cũng chẳng phải là những thú vật Đông miên nhưng chúng vẫn theo bản năng nhịn ăn mỗi khi đau ốm hoặc bị thương.
Nếu không có những thức ăn dự trữ trong tế bào cơ thể thì trong những trường hợp như vậy hoặc đói kém chúng làm sao có thể sống còn được.
Mỗi tế bào, mỗi cơ quan đều có thức ăn dự trữ của nó, hơn thế nữa, còn có một số lớn glycogene tích tụ trong gan, một số protein và nhiều chất bổ dưỡng luân lưu trong máu, trong nước Lamba, nhiều kg mỡ (dù người rất mảnh khảnh cũng có rất nhiều mỡ) và rất nhiều thức ăn dự trữ trong tủy xương. Trong các nội hạch dự trữ rất nhiều các loại vitamin.
Đông miên khác sự nhịn ăn thường ở điểm loài vật Đông miên có những nguồn dự trữ riêng trong thời kỳ đó hơn nữa suất biến dưỡng thấp thua nhiều trong trường hợp Đông miên vì vậy sự hao tổn thức ăn rất ít.
Nhịn ăn là một sự hấp dưỡng vật thực đặc biệt dưới hình thức rất đơn giản của cơ thể nếu ta có thể nói. Chẳng những các thực phẩm dự trữ có thể nuôi những tế bào cần thiết cho sinh mạng trong một thời gian nào đó mà không một tế bào nào cần thiết cho sinh mạng lại bị thương tổn một khi các thức dự trữ đó đang còn. Sợ hãi sự nhịn ăn thiếu căn cứ vì nó được thành lập trên sự vô minh, trên một quan niệm sai lầm.
Nhịn ăn là không ăn mà chỉ uống nước cho đến lúc thức ăn dự trữ không còn nữa. Còn đói ăn là cứ nhịn ăn đến lúc mà các thức dự trữ đã tiêu thụ hết rồi.
Có thể tận dụng tối đa thức ăn dự trữ: nó cố dùng những tài nguyên lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thật vậy, những chất tuyệt đối cần thiết cho sinh mạng và cho sự vận chuyển các cơ quan cần thiết như tim, thần kinh hệ chỉ được đem dùng khi nào những cơ quan khác không thể cung cấp được. Thứ được dùng trước hết là mỡ và glycogene, thứ đến là các chất protein.
Nhịn ăn càng lâu, cơ thể càng tiết kiệm thức ăn bằng cách giảm mọi hoạt động vật chất, sinh lý đến mức tổi thiểu. Nếu người nhịn ăn nghỉ ngoi thì số dự trữ ít tiêu hao hơn. Sự hoạt động của cơ thể, cơn sốt, sự lạnh lẽo bên ngoài, nỗi buồn rầu, niềm xúc động mạnh làm tăng gia sự tiêu hao các thức ăn dự trữ.
Trong sách The natural cure, bác sĩ Page nói: “Thức ăn dự trữ trong tế bào để tự dưỡng trong lúc nhịn ăn là thực phẩm tốt nhất, quý báu nhất đối với người lâm bệnh, đặc biệt là trong các bệnh cấp tính trầm trọng”.
Các mô của cơ thể có thể xem như một bể chứa thức ăn có thể vận chuyển đến bất cứ nơi nào theo sự cần dùng. Khả năng của cơ thể về việc nuôi các mô quan hệ đến sinh mạng do các thức ăn dự trữ và các mô ít cần thiết cho sự sống là một sự quan trọng đối với người bệnh không thể ăn uống và tiêu hóa thức ăn. Không có khả năng này, người bệnh trong cơn cấp phát sẽ chết đói ngay.
Người ta thấy rằng những mô cần thiết cho sinh mạng được nuôi dưỡng trước hết do những thức ăn dự trữ và khi những thức ăn này đã cạn thì cơ thể tự dùng những mô ít quan trọng cho sự sống để nuôi dưỡng các mô cần thiết cho sinh mạng. Cho nên một khi thức ăn dự trữ đang còn thì nhất định không có sự thiệt hại mảy may đến các mô cần thiết cho sinh mạng.

Người bệnh theo bản năng mà nhịn ăn nhưng thường các y sĩ, các người nuôi bệnh hay cha me, anh, em bệnh nhân lại ép uổng người bệnh cố ăn để giữ sức. Thực là một điều lầm lẫn lớn mà người ta không ngờ đến.






QUAN NIỆM VỀ SỨC KHỎE TRONG THỰC DƯỠNG


Đối với Tây y thì quan niệm sức khỏe thể hiện ở sự hoạt động bình thường của tất cả các cơ quan . Sự hoạt động bình thường của cơ thể biểu hiện thông qua những chỉ số xét nghiệm cụ thể . Bên cạnh chỉ số chung như : huyết áp , cân nặng… còn có những chỉ số để đo lường sự hoạt động của các cơ quan chẳng hạn, men gan , mỡ máu, đường huyết… dựa vào những chỉ số này để so sánh với mức tiêu chuẩn để biết bạn có mắc bệnh gì hay không.
 
Quan niệm về sức khỏe của Tây y dựa trên sự ổn định của các chỉ số

Trong thực dưỡng thì  không quan niệm sức khỏe dựa trên các chỉ số mà thực dưỡng quan niệm SỨC KHỎE CHÍNH LÀ TRẠNG THÁI QUÂN BÌNH CỦA CƠ THỂ. Nếu khi bạn bị bệnh thì có nghĩa là bạ đang bị MẤT QUÂN BÌNH . Theo thực dưỡng : Cơ thể quân bình là một thể trạng lành mạnh mà mọi thành phần cấu tạo hòa hợp theo một tỉ lệ hài hoà, không một thành phần nào chiếm ưu thế hay bị yếu kém do đó sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những khả năng chuyển hoá sẵn có trong cơ thể hoạt động thuận lợi và phát triển tới mức độ tối ưu của nó. 
Có 2 loại cơ thể QUÂN BÌNH:
- Loại cơ thể quân bình BỀN 
Là trạng thái quân bình do chính khả năng chuyển hoá sẵn có của cơ thể tạo thành. Loại quân bình này được tạo thành nhờ sự ổn định của tinh thần, thực phẩm nuôi dưỡng thích hợp và cơ thể vận động điều hòa hay nói cách khác nó được tạo thành từ sự ổn định của TINH – KHÍ – THẦN. Quân bình BỀN này giúp cơ thể có tính chất chịu đựng cao, giúp khả năng chuyển hoá của cơ thể hoạt động hữu hiệu tới mức tối đa và lâu dài . Đây là trạng thái quân bình mà thực dưỡng muốn hướng tới.

 
- Loại cơ thể quân bình KÉM BỀN :
Quân bình kém bèn nhờ phụ thuộc thuốc men
Loại quân bình này được tạo ra nhờ những yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài như thuốc chế tạo từ hoá dược, những máy móc , hóa dược , thuốc men hay dụng cụ điều trị hổ trợ. Vì sự quân bình này nhờ yếu tố bên ngoài nên cơ thể chúng ta dễ bị phụ thuộc và thường bị những tác dụng phụ do những yếu tố bên ngoài đem đến. 
Ví dụ chúng ta bị cảm cúm thường sẽ mua thuốc Tây về uống cũng hết bệnh nghĩa là cũng tạo được sự quân bình (hết bệnh) nhưng đó là do thuốc men các hóa chất từ bên ngoài chứ không phải là khả năng tự điều chỉnh của cơ thể . Tuy nhiên sự quân bình này chỉ được tạo lập trong khoảng thời gian ngắn và khoảng vài tháng sau chúng ta lại mắc bệnh trở lại  mất quân bình và lại tiếp tục dùng thuốc để tạo lại quân bình . Quá trình cứ thế tiếp diễn nghĩa là cơ thể chúng ta chỉ tạp lập được sự quân bình trong thời gian ngắn . Đây là quân bình KÉM BỀN.Ngược lại nếu chúng ta thay đổi cách sinh hoạt , tập luyện , ăn uống ổn định TINH – KHÍ – THẦN thì cơ thể chúng ta luôn quân bình và chúng ta KHÔNG BAO GIỜ BỊ CẢM CÚM nữa đây là QUÂN BÌNH BỀN.
Như vậy quan bài viết trên bạn đã biết được sức khỏe thực sự thể hiện ở sự QUÂN BÌNH  chứ không phải phụ thuộc vào bất kì sự hỗ trợ nào từ bên ngoài . Khi cơ thể quân bình thì nó có khả năng ngăn ngừa và đẩy lùi mọi bệnh tật cho dù đó là bệnh nan y như ung thư ... Để đạt được sự quân bình này bạn cần phải kết hợp 3 yếu tô đó là : vận động tập thể dục thể thao -  Ăn uống quân bình - Tinh thần thanh thản. Nếu thường xuyên rèn luyện duy trì sự ổn định của 3 yếu tố trên thì bạn sẽ không bao giờ bị bệnh bất cứ lần nào trong đời nữa .








CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG HIỆN ĐẠI



1.Chế độ thực dưỡng  quân bình dành cho người khỏe mạnh  
-50% đến 60% ngũ cốc lứt như : gạo lứt ,kê, lúa mì lứt, bobo lứt, yến mạch lức , đại mạch , kiều mạch …
-25% đến 30% các loaị rau củ thiên nhiên như :
      + Củ :  Cà rốt,su hào,củ dền tím, củ cải, củ sen trắng, củ cải đỏ , ngưu bàng , sắn dây,….
      + Các loại rau xanh : rau má, rau đắng,chùm ngây , xà lách son, bồ ngót, ngò , cần tây , tía tô…
      + Quả mọc ngang mặt đất : bí đỏ , hành tây, bông cải trắng và xanh, bắp cải… 
     + Các loại lá như  : lá hành, hẹ , tỏi , lá su hào , bồ công anh, lá cà rốt
      
-5% đến 20% các loại  đậu , rong biển : đậu đỏ, đậu gà, đậu nành lên men , đậu phụ, đậu hòa lan…
- 5% các loại nước chấm, soup : tamari, miso, natto, tekka, sắn dây, mơ muối, đậu, hạt, rong biển, phổ tai……
- Thỉnh thoảng có thể dùng thêm :
 +Cá, tép con , hàu : ăn nguyên con , không lột vỏ, không bỏ đầu đuôi, xương..vãy….
 +Các loại trái cây , hoa quả đúng mùa : chuối, đu đủ, bơ,
+ Các loaị thức uống như : trà bancha, trà bồ công anh, cà phê thực dưỡng,
+ Các loại gia vị : hành, tiêu, tỏi, gừng, bột nêm thiên nhiên……
2.Chế độ thực dưỡng dành cho người mắc bệnh ung thư :
Cũng ăn những thức ăn theo tỉ lệ dành cho người bình thường tuy nhiên cần lưu ý thêm :
-  Ăn ít nhưng đầy đủ lượng protein: Lượng protein 15-20 gam mỗi ngày chủ yếu từ ngũ cốc lứt, rau củ và súp miso tránh ăn nhiều đạm từ động vật (bao gồm cả trứng ) hoặc ăn quá nhiều protein vì  dư thừa protein sẽ phát triển ung thư .
- Kiêng đường và sữa : vì 2 thực phẩm này sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển.- Ăn ít béo : ít hơn muổng cà phê dầu mè mỗi ngày
- Thường xuyên ăn rong biển , tảo biển để gia tăng sức đề kháng .
-   Dùng những thực phẩm đặc biệt như : muối mè, mơ muối, rau củ muối cám, tekka, miso, tương đậu nành (shoyu hoặc tamari), và muối biển để kiềm hóa và dương hóa dòng máu. Duy trì nồng độ kiềm trong cơ thể là tối quan trọng để các tế bào hoạt động tốt và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

TRÀ BANCHA (TRÀ 3 NĂM)








HƯỚNG DẪN ĂN UỐNG CÂN BẰNG GIỮA ÂM -DƯƠNG , AXIT - KỀM


Phân loại thực phẩm theo phương pháp thực dưỡng hiện đại
Thực dưỡng hiện đại là sự kết hợp giữa thực dưỡng phương Đông dựa theo nền tảng Âm , Dương và thực dưỡng phương Tây dựa trên tính Axit và Kiềm.
Dựa trên sự kết hợp này , phương pháp thực dưỡng hiện đại phân loại thực phẩm theo các tính chất : Axit Âm , Axit Dương ,  Kiềm Âm và Kiềm Dương.
Một loại thực phẩm có tính Axit Âm được hiểu là nó có tính Axit và vừa có tính Âm . Cách hiểu này tương tự cho 3 đặc tính còn lại.
Theo thực dưỡng hiện đại, bữa ăn cân bằng là bữa ăn có sự cân bằng giữa Âm – Dương và giữa  Axit – Kiềm . Đây cũng giống như 4 bánh xe nếu mất đi một phần nào đều gây mất quân bình và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Ví dụ , bạn có thể thích ăn tối với cơm, cá, đậu phụ và bia. Theo quan điểm Âm dương thì cơm và cá là Dương, đậu phụ và bia là Âm nên đây là bữa ăn cân bằng . Tuy vậy, cơm, cá, đậu phụ và bia là các thức ăn tạo axit, do đó rốt cuộc thì không cân bằng theo quan điểm Axit và Kiềm . Để cân bằng lượng axit của cơm, cá, đậu phụ và bia bạn cần bổ sung thêm những thức ăn có tính kiềm như củ cải, rau, trà, hoặc hoa quả .(Hãy xem bảng thực phẩm 4 bánh bên dưới để biết được cách phân loại thực phẩm theo các dạng : Axit -dương , Axit- Âm , Kiềm - Dương và - Kiềm Âm và biết cách kết hợp để tạo cân bằng trong mỗi bữa ăn)
Để biết khái niệm axit và kiềm bạn nên đọc thêm bài viết sau : › BÀI 8 : AXIT VÀ KIỀM
 Bảng thực phẩm 4 bánh
Bảng  ”Bảng thực phẩm 4 bánh” phân loại các thực phẩm hàng ngày theo 4 tính chất Axit -Âm , Axit -Dương ,  Kiềm- Âm và Kiềm -Dương đồng thời hướng dẫn chúng ta cách kết hợp các loại thực phẩm này để tạo sự cân bằng bữa ăn theo phương pháp thực dưỡng hiện đại.
Hướng dẫn lựa chọn thức ăn theo bảng thực phẩm 4 bánh
Tùy theo đặc điểm của mỗi người mà chọn thức ăn phù hợp . Nếu bạn đã tìm hiểu sâu về thực dưỡng và biết thể trạng của mình thuộc dạng Âm hay Dương thì bạn có thể chọn thực phẩm như sau : 
      -Đối với người có thể trạng Dương : nên ăn 50% (hoặc hơn 50%) thức ăn trong Phần I (Axit Âm) và II (Kiềm Âm).
      - Đối với người Âm : nên ăn 50% (hoặc trên 50%) thức ăn liệt kê trong Phần III (Axit Dương) và Phần IV (Kiềm Dương).
Để biết cơ thể mình thuộc dạng Âm hay Dương bạn xem thêm  bài viết : BÀI 4 : ỨNG DỤNG ÂM DƯƠNG ĐỂ PHÂN ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN THỰC PHẨM PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN 
   - Nếu bạn là người mới và không biết cơ thể mình thuộc dạng Âm hay Dương thì có thể áp dụng chế độ ăn uống quân bình bằng cách chọn Ăn các thức ăn ở 2 đường chéo ở Phần I và III hoặc Phần II và IV trong bảng. Hoặc cũng có thể chọn thức ăn ở cả 4 phần trong bảng .
Những ví dụ áp dụng "Bảng thực phẩm 4 bánh" trong những trường hợp cụ thể :
-Khi bạn ăn món bít tết ( thuộc phần thịt gia súc) là nhóm ăn thức ăn trong Phần IV trong bảng . Những thức ăn trong phần IV này có tính  Axit- Dương do đó để tạo cân bằng  thì bạn  sẽ chọn ăn thêm các thức ăn trên đường chéo của nó nghĩa là các thức ăn trong Phần I của bảng. Đó là những thức ăn có tính Kiềm - Âm .  Trong nhóm Kiềm - Âm bạn có thể chọn ăn nhiều salad, hoa quả và rượu vang .
-Buổi sáng người nào sau khi bữa tối hôm trước ăn  nhiều thịt bò, thịt gà, pho mát thì thường sẽ muốn uống nhiều café hoặc nước cam. Điều này chẳng những cân bằng được Âm Dương, mà còn cân bằng được cả Axit và Kiềm nữa.
-Người làm công sở thường hay uống cà phê giữa giờ nghỉ, bởi vì làm việc tạo ra axit trong máu. Cà phê giúp họ kiềm hóa. Tuy nhiên, cà phê lại rất Âm, vì vậy không khuyến khích người ăn chay dùng cà phê. Đối với người ăn thực dưỡngv và ăn chay trường thì nên dùng trà gạo lứt với trà ban cha, hoặc trà Mu (là loại trà do Giáo sư Ohsawa phát minh) là những đồ uống tạo rất nhiều kiềm.
-Người ăn thịt động vật lâu ngày, thường có lượng axit trong máu cao, mặc dù họ có thể chứa nhiều các nguyên tố tạo kiềm ở dạng Na trong các mô cơ thể. Lượng Na tàng trữ trong các mô, nhưng không được ion hóa trong máu nên máu vẫn duy trì axit. Trong trường hợp này, các thức ăn tạo Kiềm dưới dạng rau và quả với một lượng nhỏ ngũ cốc là vừa đủ cho bữa ăn.
- Đối với người ăn theo chế độ thực dưỡng để phòng và điều trị bệnh : 
Người theo chế độ thực dưỡng thường dùng ngũ cốc làm thức ăn chính.  Theo bảng thực phẩm bốn bánh thì đa phần ngũ cốc là thức ăn tạo axit Dương (nằm ở phần I) do đó khi ăn kết hợp với rau (thức ăn tạo Kiềm Âm) và muối (Tạo Kiềm Dương), thì axit do ngũ cốc tạo ra sẽ được cân bằng. Ngoài  ra người ăn thực dưỡng khi ăn thường nhai kĩ mỗi miếng từ 100 đến 200 lần thì các hạt ngũ cốc đã trở thành kiềm tính khi ngũ cốc được hòa trộn với men nước bọt và enzym kiềm có trong nước bọt, nên không bị axit mặc dù chỉ ăn ngũ cốc.
Thông thường một bữa ăn tiêu chuẩn của người theo thực dưỡng bao gồm 50-70% là ngũ cốc, 30-50% là rau (bao gồm rong biển và đậu hạt), thì sẽ cân bằng hai yếu tố axit và kiềm trong máu.
Nếu bạn thèm ăn đường, thì bạn nên giảm muối đầu vào. Vì khi bạn ăn muối nhiều là Dương thì cơ thể bạn có xu hướng thèm các món âm là Đường để quân bình . Tuy nhiên duy trì lượng muối và đường nhiều trong cơ thể không tốt do đo bạn nên giảm lượng muối đầu vào .  Muối này không chỉ là muối ăn, mà còn là muối có trong thức ăn hoặc thịt đã được chế biến sẵn.









AXIT VÀ KIỀM


1. Nguồn gốc và tầm quan trọng của  axit và kiềm trong dịch cơ thể
Thành phần dịch bên ngoài tế bào rất quan trọng để duy trì sự sống
Từ cuối thế kỉ 20, nhiều quan niệm quan trọng về cuộc sống đã được nêu theo quan điểm sinh học. Alexis Carrel, nhà sinh lý học  người Pháp đã tiến hành thí nghiệm như sau : ông cho ấp trứng sau đó tách lấy tim gà con mới nở và cắt thành từng miếng nhỏ và ngâm trong dung dịch mặn có chứa chất khoáng với tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ trong máu của gà.  Bằng cách thay đổi dung dịch này hằng ngày, ông đã giữ được trái tim này sống trong 28 năm . Sau đó ông ngừng thay đổi dung dịch này mỗi ngày thì quả tim bị chết.
Từ kết quả thí nghiệm ông đã rút ra kết luận quan trọng : "Để các tế bào tiếp tục sống, đòi hỏi cơ bản là: Thành phần của dịch cơ thể, bao quanh tế bào phải được duy trì chính xác từng phút, từng ngày và không được thay đổi thành phần quá vài phần trăm. Việc duy trì các điều kiện tương đối hằng định cho dịch ngoại bào này gọi là cân bằng nội môi".  
Sau nhiều thí nghiệm và nghiên cứu trên con người , Walter Cannon đã đưa ra 7 điều kiện để cân bằng được nội môi trong cơ thể con người :  
 +Nhiệt độ cơ thể 37o C,
 + Nồng độ axit và kiềm trong các dịch cơ thể pH=7.4
 + Hàm lượng một số hóa chất trong dịch cơ thể
 + Mức đường gluco trong máu
 + Số lượng dịch cơ thể
 + Mức O2 và CO2 trong máu
 + Lượng máu
Trong các điều kiện trên thì Walter Cannon cũng chỉ ra rằng : Điều quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và hoạt động đúng của các tế bào là mức axit và kiềm trong máu không được thay đổi đáng kể.
2.Quá trình chuyển hóa axit và kiềm từ thức ăn
Thành phần dinh dưỡng trong lượng thức ăn chúng ta đưa vào hàng ngày bao gồm  : Carbohydrate (chất đường bột), protein và chất béo. Trong quá trình chuyển hóa các Protein sinh ra axit sunfuric và axit phot phoric trong khi Carbonhydrate và chất béo sinh ra axit acetic và axit lactic.
Các axit này đều độc, chúng phải bị loại bỏ ra khởi cơ thể càng nhanh càng tốt.  Khi vào cơ thể các axit này bị trung hòa bởi các hợp chất khoáng trong cơ thể điển hình là các muối có chứa các nguyên tố kiềm như Na, Ca, Mg, và K có trong máu và dịch ngoại bào. Khi đó các chất được thải ra không còn tác hại, hay nói cách khác là an toàn. Tuy nhiên ,quá trình trung hòa này làm giảm nồng độ các nguyên tố kiềm như Na, Ca, Mg, và K có trong máu và dịch ngoại bào. Việc giảm nồng độ này cùng với việc nạp thêm quá nhiều thức ăn có tính axit như thịt , cá , hải sản... sẽ làn tăng nồng độ axit trong dịch cơ thể và gây ra nhiều tác hại cho các cơ quan.
3.Tác hại  khi nồng độ axit trong máu cao
 
Nếu chúng ta ăn quá nhiều thức ăn có tính axit bao gồm đường bột và đặc biệt là protein có trong thịt động vật nồng độ axit trong cơ thể sẽ tăng cao (đồng nghĩa với độ pH càng giảm)  và khi pH xuống dưới 7,365 sẽ gây ra một loạt thay đổi nghiêm trọng của cơ thể như: Mất chất khoáng dự trữ , giảm oxy máu , thay đổi cấu trúc tế bào, giảm chức năng não, gây viêm và làm tổn thương các cơ quan , giảm hoạt động của enzyme và làm suy giảm hệ miễn dịch.
Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động giảm sút dẫn đến suy thoái, hư hỏng và chết đi . Tuy nhiên một số tế bào sẽ thích nghi bằng cách sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi đây chính là các tế bào gây ung thư. Các tế bào ung thư này cũng phát triển mạnh trong môi trường axít và phát triển thành các khối u ác tính gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra khi cơ thể nhiều axit, nó sẽ buộc lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc, xương...
Với máu, pH lý tưởng duy trì ở mức 7,365, nếu xuống dưới 7,2 là có dấu hiệu nguy kịch, dẫn tới tử vong do hồng cầu sẽ có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn cục bộ các mao mạch, các tế bào bị thiếu oxy, từ đó gây ra hàng loạt các rối loạn về chuyển hóa, cơ thể mệt mỏi.
Với các cơ quan, axit tích tụ ở da có thể gây phát ban, chàm, ngứa, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu...
Đáng lưu ý, trong môi trường axít, hoạt động sản xuất bạch cầu bị giảm làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội cho bệnh tật phát sinh.
4.Chế độ ăn uống , sinh hoạt giúp tăng độ kiềm trong cơ thể
+Về chế độ ăn uống : để cơ thể khỏe mạnh chúng ta nên tránh để tình tránh để nồng độ axit trong máu quá cao bằng cách ăn các loại thực phẩm có tính kiềm cao như : hành tây, cải bó xôi, cải xanh, chanh,  tỏi, mùi tây, xoài, dưa hấu, bưởi, đu đủ, , dầu oliu. Kế đến là đâu bắp, cần tây,  xà lách, khoai lang, táo, lê...đồng thời tránh xa các loại thực phẩm có tính axit như  : tinh bột, đường hoá học, nước ngọt , thức uống có gas, có cồn ,đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó...Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn có tính axit và kiềm theo bảng dưới đây để lựa chọn ăn những thực phẩm có tính kiềm và giảm những thực phẩm có tính axit 
BẢNG PHÂN LOẠI THỰC PHẨM THEO TÍNH KIỀM VÀ AXIT
1. CÁC  THỰC PHẨM CÓ TÍNH AXIT
 
2. CÁC  THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM
 
+ Chế độ sinh hoạt : Cần có chế độ sinh hoạt, nghĩ ngơi hợp lý như :
  -Ngủ đủ giấc từ 8 tiếng mỗi ngày : vì giấc ngủ sâu sẽ giúp tạo môi trường kiềm
  -Tập thể dụng đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày : giúp bài tiết chất thảy có tính axit qua da và hơi thở .
  - Giảm lo âu ,căng thẳng , stress : tình trạng stress làm gia tăng axit trong máu . Chúng ta cần phải học tập cách thư giãn , giữ tinh thần thư thái , an nhiên nếu có thời gian thì học học thiền , yoga , dưỡng sinh …
  - Uống nước đủ mỗi ngày : giúp cơ thể thanh lọc vào đào thải chất độc .