1. Nguồn gốc và tầm quan trọng của axit và kiềm trong dịch cơ thể
Thành phần dịch bên ngoài tế bào rất quan trọng để duy trì sự sống
Từ cuối thế kỉ 20, nhiều quan niệm quan
trọng về cuộc sống đã được nêu theo quan điểm sinh học. Alexis Carrel,
nhà sinh lý học người Pháp đã tiến hành thí nghiệm như sau : ông
cho ấp trứng sau đó tách lấy tim gà con mới nở và cắt thành từng miếng
nhỏ và ngâm trong dung dịch mặn có chứa chất khoáng với tỷ lệ tương ứng
với tỷ lệ trong máu của gà. Bằng cách thay đổi dung dịch này hằng
ngày, ông đã giữ được trái tim này sống trong 28 năm . Sau đó ông ngừng
thay đổi dung dịch này mỗi ngày thì quả tim bị chết. Từ kết quả thí nghiệm ông đã rút ra kết luận quan trọng : "Để các tế bào tiếp tục sống, đòi hỏi cơ bản là: Thành phần của dịch cơ thể, bao quanh tế bào phải được duy trì chính xác từng phút, từng ngày và không được thay đổi thành phần quá vài phần trăm. Việc duy trì các điều kiện tương đối hằng định cho dịch ngoại bào này gọi là cân bằng nội môi".
Sau nhiều thí nghiệm và nghiên cứu trên con người , Walter Cannon đã đưa ra 7 điều kiện để cân bằng được nội môi trong cơ thể con người :
+Nhiệt độ cơ thể 37o C,
+ Nồng độ axit và kiềm trong các dịch cơ thể pH=7.4
+ Hàm lượng một số hóa chất trong dịch cơ thể
+ Mức đường gluco trong máu
+ Số lượng dịch cơ thể
+ Mức O2 và CO2 trong máu
+ Lượng máu
Trong các điều kiện trên thì Walter Cannon cũng chỉ ra rằng : Điều quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và hoạt động đúng của các tế bào là mức axit và kiềm trong máu không được thay đổi đáng kể.
2.Quá trình chuyển hóa axit và kiềm từ thức ăn
Các axit này đều độc, chúng phải bị loại bỏ ra khởi cơ thể càng nhanh càng tốt. Khi vào cơ thể các axit này bị trung hòa bởi các hợp chất khoáng trong cơ thể điển hình là các muối có chứa các nguyên tố kiềm như Na, Ca, Mg, và K có trong máu và dịch ngoại bào. Khi đó các chất được thải ra không còn tác hại, hay nói cách khác là an toàn. Tuy nhiên ,quá trình trung hòa này làm giảm nồng độ các nguyên tố kiềm như Na, Ca, Mg, và K có trong máu và dịch ngoại bào. Việc giảm nồng độ này cùng với việc nạp thêm quá nhiều thức ăn có tính axit như thịt , cá , hải sản... sẽ làn tăng nồng độ axit trong dịch cơ thể và gây ra nhiều tác hại cho các cơ quan.
3.Tác hại khi nồng độ axit trong máu cao
Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động giảm sút dẫn đến suy thoái, hư hỏng và chết đi . Tuy nhiên một số tế bào sẽ thích nghi bằng cách sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi đây chính là các tế bào gây ung thư. Các tế bào ung thư này cũng phát triển mạnh trong môi trường axít và phát triển thành các khối u ác tính gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra khi cơ thể nhiều axit, nó sẽ buộc lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc, xương...
Với máu, pH lý tưởng duy trì ở mức 7,365, nếu xuống dưới 7,2 là có dấu hiệu nguy kịch, dẫn tới tử vong do hồng cầu sẽ có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn cục bộ các mao mạch, các tế bào bị thiếu oxy, từ đó gây ra hàng loạt các rối loạn về chuyển hóa, cơ thể mệt mỏi.
Với các cơ quan, axit tích tụ ở da có thể gây phát ban, chàm, ngứa, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu...
Đáng lưu ý, trong môi trường axít, hoạt động sản xuất bạch cầu bị giảm làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội cho bệnh tật phát sinh.
4.Chế độ ăn uống , sinh hoạt giúp tăng độ kiềm trong cơ thể
+Về chế độ ăn uống : để cơ thể khỏe mạnh chúng ta nên tránh để tình tránh để nồng độ axit trong máu quá cao bằng cách ăn các loại thực phẩm có tính kiềm cao như : hành tây, cải bó xôi, cải xanh, chanh, tỏi, mùi tây, xoài, dưa hấu, bưởi, đu đủ, , dầu oliu. Kế đến là đâu bắp, cần tây, xà lách, khoai lang, táo, lê...đồng thời tránh xa các loại thực phẩm có tính axit như : tinh bột, đường hoá học, nước ngọt , thức uống có gas, có cồn ,đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó...Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn có tính axit và kiềm theo bảng dưới đây để lựa chọn ăn những thực phẩm có tính kiềm và giảm những thực phẩm có tính axit
BẢNG PHÂN LOẠI THỰC PHẨM THEO TÍNH KIỀM VÀ AXIT
1. CÁC THỰC PHẨM CÓ TÍNH AXIT
2. CÁC THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM
-Ngủ đủ giấc từ 8 tiếng mỗi ngày : vì giấc ngủ sâu sẽ giúp tạo môi trường kiềm
-Tập thể dụng đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày : giúp bài tiết chất thảy có tính axit qua da và hơi thở .
- Giảm lo âu ,căng thẳng , stress : tình trạng stress làm gia tăng axit trong máu . Chúng ta cần phải học tập cách thư giãn , giữ tinh thần thư thái , an nhiên nếu có thời gian thì học học thiền , yoga , dưỡng sinh …
No comments:
Post a Comment