Hệ Thống Bạch Huyết
Hệ
bạch huyết là hệ thống phòng vệ quan trọng trong cơ thể người. Hệ bạch
huyết bao gồm bạch huyết, mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt/mấu bạch
huyết, hạch bạch huyết, hạch họng, lá lách, và tuyến ức.
1. Bạch huyết
Bạch
huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất
lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết thâm nhập hệ tuần hoàn
qua các mạch bạch huyết.
Bạch
huyết được vận chuyển từ các mô tới tĩnh mạch qua hệ thống mạch bạch
huyết. Trong hệ thống đó, bạch huyết được lọc qua các cơ quan như lá
lách, tuyến ức (thymus) và các hạch bạch huyết. Ở động vật có vú, bạch
huyết được đẩy qua các mạch bạch huyết chủ yếu bởi hiệu ứng vận động của
các cơ xung quanh mạch.
Thành
phần chủ yếu của bạch huyết là các bạch huyết bào (lymphocyte) và đại
thực bào (macrophage). Hệ miễn dịch sử dụng các tế bào này để chống lại
sự thâm nhập của các vi sinh vật ngoại lai. Tất cả các động vật đa bào
đều phân biệt giữa các tế bào của chính mình và các vi sinh vật ngoại
lai, chúng cố gắng trung hòa hoặc ăn các vi sinh vật ngoại lai. Các đại
thực bào là các tế bào có nhiệm vụ bao vây và ăn sinh vật ngoại lai. Còn
bạch huyết bào là các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ trung hòa các vi sinh
vật ngoại lai bằng hóa học.
Sơ đồ về các đường xâm nhập của tế bào T và B vào hạch bạch huyết.
2. Mạch bạch huyết
Các
mạch bạch huyết là thiết yếu cho việc duy trì cân bằng thể dịch. Các
mạch này là các ống nhỏ, bít một đầu gọi là các mao mạch bạch huyết. Các
thể dịch có khuynh hướng chảy ra khỏi các mao mạch máu đổ vào các
khoang mô. Dịch dôi ra đi qua các khoang mô và vào các mao mạch bạch
huyết để trở thành bạch huyết. Các mao mạch bạch huyết có ở hầu khắp các
mô trong cơ thể. Ngoại trừ ở thần kinh trung ương, tủy xương và các mô
không có tưới máu, như sụn, biểu bì và giác mạc. Một nhóm mao mạch bạch
huyết nông nằm ở phần dưới da và hạ bì. Một nhóm mao mạch bạch huyết sâu
dẫn lưu cho các cơ, khớp, phủ tạng và các cấu trúc nằm trong sâu.
Các
mao mạch bạch huyết khác với các mao mạch máu ở chỗ chúng không có lớp
màng nền và các tế bào biểu mô đơn giản có hình vảy hơi chồng lên nhau
và tế bào này đính vào tế bào kia một cách lỏng lẻo. Theo cấu trúc này
thì có hai điều xảy ra. Thứ nhất, mao mạch bạch huyết có tính thấm hơn
rất nhiều so với mao mạch máu, và không có cái gì ở dịch kẽ lại không có
ở các mao mạch bạch huyết. Thứ hai, biểu mô ở mao mạch bạch huyết hoạt
động như một loạt van mở theo một hướng cho phép thể dịch vào được mao
mạch bạch huyết mà không cho trôi ngược trở ra khoang dịch kẽ.
Ba
cơ chế chính chịu trách nhiệm cho chuyển dịch của bạch huyết trong
mạch: Sự co mạch bạch huyết, Sự co của cơ xương, Các thay đổi áp lực
lồng ngực.
3. Hạch bạch huyết
Các
hạch bạch huyết nhỏ, tròn, cấu trúc hình hạt đậu, kích cỡ đa dạng dài
từ 1-25mm. Chúng phân bố dọc theo đường đi của mạch bạch huyết. Trong
hạch có chứa bạch huyết, các vi khuẩn và các chất thải ra. Thêm vào đó,
các tế bào bạch huyết tụ tập, hoạt động và tăng sinh trong các hạch bạch
huyết.
Các
hạch bạch huyết được xếp loại từ nông đến sâu. Các hạch bạch huyết nông
nằm ở lớp hạ bì dưới da, và các hạch bạch huyết sâu ở khắp các nơi
khác. Hầu hết các hạch bạch huyết nông và sâu nằm gần hoặc trên các mạch
máu. Có khoảng 450 hạch bạch huyết được tìm thấy khắp cơ thể.
Các
hạch cổ và đầu (khoảng 70 hạch) chứa bạch huyết từ đầu và cổ, các hạch
nách (khoảng 30 hạch) chứa bạch huyết từ chi trên và ở lớp ngực nông,
các hạch ngực (khoảng 100 hạch) chứa bạch huyết từ thành ngực và các cơ
quan, các hạch chậu bụng (khoảng 230 hạch) chứa bạch huyết từ bụng và
chậu, và các hạch bẹn và khoeo (khoảng 20 hạch) chứa bạch huyết từ các
chi dưới và lớp nông ở chậu.
4. Vòi bạch huyết
Sau
khi đi qua các hạch bạch huyết, các mạch bạch huyết hội tụ lại để tạo
thành các mạch lớn hơn gọi là các vòi bạch huyết, mỗi vòi dẫn lưu cho
một phần chủ yếu của cơ thể.
Vòi
tĩnh mạch cảnh dẫn lưu cho đầu và cổ; vòi dưới đòn dẫn lưu cho chi
trên, phần nông thành ngực, và tuyến vú, vòi phế trung thất dẫn lưu cho
các cơ quan trong lồng ngực và sâu trong thành ngực; vòi ruột dẫn lưu
cho các cơ quan trong bụng, như ruột non, dạ dày, tuyến tụy, lá lách và
gan; và vòi thắt lưng dẫn lưu cho chi dưới, chậu và thành bụng, các cơ
quan trong chậu, buồng trứng, tinh hoàn, thận và tuyến thượng thận.
5. Mô bạch huyết
Mô
bạch huyết có những sợi collagen rất tinh tế, gọi là các sợi lưới, do
các tế bào lưới sinh ra. Các tế bào bạch huyết và các tế bào khác đính
vào các sợi này. Khi bạch huyết hoặc máu đổ vào các cơ quan bạch huyết,
các mạng sợi này bẫy lưới các vi thể và các hạt khác nằm trong dịch.
Mô
bạch huyết khuyếch tán gồm các tế bào bạch huyết rải rác, các đại thực
bào và các tế bào khác; nó không có ranh giới rõ ràng; và hòa trộn với
các mô xung quanh. Nó nằm sâu trong lớp màng nhầy, quanh các hạt bạch
huyết, và nằm trong hạch bạch huyết và lá lách.
6. Hạt bạch huyết
Các
hạt bạch huyết là các tập hợp dày đặc hơn các mô bạch huyết được sắp
xếp vào các cấu trúc cô đặc như hình cầu, kích cỡ đường kính từ vài trăm
micrô mét đến vài millimet hay hơn. Các hạt bạch huyết có nhiều mô liên
kết lỏng của hệ tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu và sinh dục.
Mảng
Peyer là sự kết tập của các hạt bạch huyết thấy được trong nửa đầu xa
của ruột non và ruột thừa. Các hạt bạch huyết cũng thấy được ở trong
hạch bạch huyết và lá lách, nơi chúng thường được gọi là các nang bạch
huyết.
7. Hạch họng
Hạch họng là các nhóm hạt bạch huyết lớn và mô bạch huyết khuyếch tán nằm sâu trong màng nhầy phía trong hầu họng.
Hạch
họng cho sự bảo vệ chống lại vi khuẩn và các chất có thể gây hại đi vào
hầu từ xoang mũi hay miệng. Ở người lớn, hạch họng nhỏ đi và cuối cùng
có thể biến mất.
Có
ba nhóm hạch họng, nhưng các hạch vòm miệng luôn được gọi là ‘hạch
họng’. Hạch này khá lớn, là hai khối bạch huyết hình bầu dục ở hai bên
chỗ ngã ba giữa khoang miệng và hầu. Hạch hầu, là một tập hợp gần giống
như sự kết tập của các hạt bạch huyết gần ngã ba giữa xoang mũi và hầu.
Khi hạch hầu to ra, thường bị liên hệ đến bệnh V.A (adenoid hoặc
adenoids). Hạch hầu sưng to có thể cản trở việc thở bình thường. Hạch
hạnh nhân lưỡi là một tập hợp lỏng lẻo các hạt bạch huyết ở bề mặt sau
của lưỡi.
Đôi
khi hạch vòm miệng và hạch hầu bị viêm mãn tính và phải được nạo đi.
Hạch hạnh nhân lưỡi ít bị viêm hơn các hạch khác và khó nạo bỏ được hơn.
8. Lá lách
Lá
lách, kích cỡ chừng một nắm tay, nằm ở cực trên bên trái ổ bụng (hình
22.7). Trọng lượng trung bình lá lách của người trưởng thành là 180g ở
nam và 140g ở nữ. Kích cỡ và trọng lượng của lá lách có khuynh hướng
giảm ở người già, nhưng ở các bệnh nào đó, lá lách có thể đạt tới trọng
lượng là 2000g hoặc hơn.
Lá
lách tiêu hủy các tế bào máu đỏ có khiếm khuyết, phát hiện và phản ứng
với các dị vật trong máu, và hoạt động như một nguồn trữ máu. Khi các tế
bào máu già cỗi, không thể uốn và cuộn được nữa thì các tế bào này có
thể rách ra khi đi chầm chậm qua mặt sàng các dây lá lách. Các đại thực
bào sau đó ăn các mảnh vỡ tế bào. Các dị vật trong máu đi qua lá lách có
thể kích thích một phản ứng miễn dịch vì có các tế bào bạch huyết đã
biệt hóa có mặt trong tủy trắng.
9. Tuyến ức
Tuyến
ức là nơi trưởng thành của tế bào T. Tuyến ức là một cơ quan có hai
thuỳ nằm ở trung thất trước. Mỗi thuỳ được phân chia thành nhiều tiểu
thuỳ ngăn cách nhau bởi các vách sợi và mỗi tiểu thuỳ có vùng vỏ bên
ngoài và vùng tuỷ bên trong.
Rải
rác trong tuyến ức là các tế bào biểu mô không phải lymphô (đó là những
tế bào có nhiều bào tương), đại thực bào có nguồn gốc tuỷ xương và tế
bào hình sao. Tuyến ức được hình thành trong quá trình lõm vào của ngoại
bì trong thời kỳ bào thai để tạo nên cổ và ngực.
10. Hệ thống miễn dịch da
Da
có chứa một hệ thống miễn dịch được chuyên môn hoá bao gồm tế bào
lymphô và tế bào trình diện kháng nguyên. Da là cơ quan rộng nhất trong
cơ thể tạo nên hàng rào vật lý quan trọng nhất ngăn cách cơ thể với vi
sinh vật và các vật lạ của môi trường bên ngoài. Da còn là một bộ phận
tích cực của hệ thống bảo vệ cơ thể có khả năng tạo ra phản ứng viêm và
đáp ứng miễn dịch tại chỗ. Nhiều kháng nguyên lạ đã đi vào cơ thể qua
đường da, do đó da cũng là nơi khởi động nhiều đáp ứng miễn dịch toàn
thân khác.
Quần
thể tế bào chính trong lớp biểu mô là tế bào sừng (keratinocyte), tế
bào hắc tố (melanocyte), tế bào Langerhans biểu mô và tế bào T trong
biểu mô (intraepithelial T cell). Tế bào sừng và tế bào hắc tố hình như
không có vai trò quan trọng trong miễn dịch thu được, mặc dù tế bào sừng
có thể sản xuất nhiều cytokin đóng góp cho phản ứng miễn dịch bẩm sinh
và phản ứng viêm ở da. Tế bào Langerhanx nằm ở phía trên lớp màng căn
bản của biểu mô, đây là những tế bào hình sao chưa trưởng thành của hệ
thống miễn dịch da.
Tế
bào Langerhans tạo nên một mạng lưới gần như liên tục cho phép bắt giữ
hầu như toàn bộ những kháng nguyên nào xâm nhập vào cơ thể qua da. Khi
bị kích thích bởi các cytokin tiền viêm, tế bào Langerhans sẽ co các sợi
tua của mình lại, mất tính kết dính với tế bào biểu mô và di chuyển vào
lớp bì. Sau đó chúng theo đường bạch mạch trở về nhà của chúng là các
hạch bạch huyết, quá trình này được kích thích bởi các chemokin chỉ
tác động đặc hiệu lên tế bào Langerhans.
11. Hệ thống miễn dịch niêm mạc
Trong
lớp niêm mạc của hệ tiêu hoá và hô hấp có tụ tập của nhiều tế bào
lymphô và và tế bào trình diện kháng nguyên có vai trò khởi động đáp ứng
miễn dịch đối với kháng nguyên đường tiêu hoá (ăn vào) và hô hấp (hít
vào). Cũng giống như da, lớp biểu mô niêm mạc là hàng rào quan trọng
ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật.
Những
hiểu biết của chúng ta về miễn dịch niêm mạc dựa chủ yếu vào những
nghiên cứu ở đường tiêu hoá, còn những hiểu biết về miễn dịch niêm mạc
hô hấp thì rất ít mặc dù đây cũng là đường xâm nhập rất thường xuyên của
vi sinh vật. Tuy nhiên, hình như các khía cạnh của đáp ứng miễn dịch
giống nhau ở cả hai mô lymphô niêm mạc này.
No comments:
Post a Comment