Chức Năng Đặc Biệt Của Các Cơ Quan Bên Trái Cơ Thể
Những
cơ quan bên trái cơ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
duy trì sự sống của con người. Hãy cùng tìm hiểu xem các cơ quan bên
trái cơ thể đảm nhiệm nhiệm vụ gì nhé.
1. Tim
Tim
nằm bên trái của xương ức. Tim có chức năng lọc và bơm máu đến tất cả
các bộ phân của cơ thể. Một trái tim khỏe mạnh có nhịp đập 100.000 lần
mỗi ngày và bơm trung bình khoảng 2.000 lít máu.
Tim
là 2 khối cơ rỗng, hình tháp, đáy ở trên đỉnh ở được chia thành 2 phần:
phải và trái. Tim phải chứa máu đỏ sẫm, nhiều cacbonic. Tim trái chứa
máu đỏ tươi, nhiều khí oxy.
Mỗi
bên được chia thành 2 ngăn, trên là tâm nhĩ, dưới là tâm thất, ở giữa
có van nối thông với nhau. Chức năng của tâm thất phải là bơm máu vào
phổi trong khi... tâm thất trái máu có nhiệm vụ đưa máu đi đến các bộ
phận của cơ thể.
Có
cấu trúc như một chiếc túi, được cấu tạo để thực hiện chức năng tiêu
hóa, nằm ở phía bên trái của vùng bụng trên. Dạ dày đóng vai trò quan
trọng trong quá trình tiêu hóa. Chức năng của nó là tiết ra các enzyme
giúp tiêu hóa thức ăn.
Lá
lách là cơ quan nằm ở phần trên - trái trong ổ bụng, cơ hoành, dạ dày
và thận trái, được hệ thống dây chằng gắn vào với màng bụng. Nó có bộ
lọc máu để chống lại các vi khuẩn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như
viêm phổi và viêm màng nào. Lá lách cũng hỗ trợ trong việc tái phân phối
nước, giúp bôi trơn các vùng cần nhiều độ ẩm như các khớp.
Ngoài
ra, lá lách cung cấp sắc tố mật giúp gan tiết mật phục vụ tiêu hóa.
Trong phôi thai, lách là nơi tạo hồng cầu. Sau khi sinh, chức năng này
thuộc về tủy xương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chức năng tạo
hồng cầu của tủy bị suy giảm, lách sẽ đảm nhiệm một phần công việc này.
4. Tuyến tụy
Tụy
gồm có ba phần: Đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá
tràng D2 và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy nằm dọc suốt chiều
dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào tá tràng. Chức năng của nó là để
hấp thụ và xử lý các chất dinh dưỡng cần thiết, như protein, tinh bột,
chất béo, được hỗ trợ bởi dịch tiêu hóa và đường ruột.
5. Bán cầu não trái
Bán
cầu não trái được biết đến là phần não hoạt động liên quan tới khả năng
tư duy logi, hợp lý, thiết thực. Nó sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề
hợp lý, đồng hóa các phần khác nhau một cách liên tục, phân biệt giữa
hai hoặc nhiều đối tượng với nhau và giúp chúng ta có được sự khéo léo
trong việc lập kế hoạch và tổ chức. Bán cầu não trái cũng liên quan đến
khả năng viết, nói, kiểm soát cảm xúc. Nó có thiên hướng hướng đến các
chi tiết cụ thể và xây dựng chiến lược. Nó tập trung vào quá khứ và hiện
tại, nhìn nhận sự vật cụ thể trên thực tế, chứ không phải tưởng tượng.
Nếu
bán cầu não phải thường hướng con người đến sự tưởng tượng, phiêu lưu
mạo hiểm, thì bán cầu não trái lại giống như một người cẩn trọng, biết
ngăn cản kịp thời.
Bán
cầu não trái sẽ kiểm soát phía bên phải của khuôn mặt và cơ thể, còn
bán cầu não phải kiểm soát phía bên trái của khuôn mặt và cơ thể. Có thể
nói, tay trái chắc chắn không biết những gì tay phải làm, nhưng não
trái lại biết.
Bạn có biết não trái làm việc như thế nào không?
- Bạn có thể đọc và hiểu được các trang văn bản là do thùy trán bên trái của bạn.
- Bạn có thể phân biệt được dấu bằng (=) và dấu hỏi (?) là do nhờ bán cầu não trái của thùy đỉnh.
- Bạn nhìn thấy các từ hay hình ảnh trên màn hình máy tính là do hoạt động của trái thùy chẩm.
-
Bạn chớp mắt, đó là hoạt động chịu sự điều khiển của tiểu não. Tiểu não
trái duy trì sự cân bằng và tạo điều kiện phối hợp giữa các hoạt động.
Mắt
là một trong những cấu trúc tinh tế nhất của cơ thể. Mắt thu nhận và
tập trung ánh sáng vào các thụ thể cảm giác ở phần sau, để năng lượng
ánh sáng chuyển đổi thành tín hiệu thần kinh truyền đến não. Các tín
hiệu thần kinh chính là những gì giúp chúng ta nhận biết được các hình
ảnh khác nhau.
Mắt
trái và mắt phải có chức năng tương tự nhau. Theo một nghiên cứu gần
đây, có khoảng 30% dân số có xu hướng nhìn bằng mắt trái nhiều hơn.
Là
một cơ quan bên trái cơ thể, cũng giống như tai phải, tai trái giúp
chúng ta “dịch” được vô số âm thanh xung quanh mình. Bên cạnh việc nghe
âm thanh và chuyển đổi chúng thành những thông điệp có ý nghĩa, tai còn
có nhiệm vụ duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể.
Phổi
đảm nhận chức năng hô hấp. Không khí đi qua khí quản vào phổi thông qua
phế quản. Phổi bên trái nhỏ hơn phổi bên phải vì phổi trái phải “chia
sẻ” vị trí với trái tim ở lồng ngực trái. Phổi trái được chia thành hai
thùy: thùy trên và thùy dưới, thùy phải được chia thành ba thùy: thùy
trên, thùy giữa, thùy dưới. Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng
lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí - đây là chức năng chính của
phổi
9. Ngực trái
Ngực
của phụ nữ phát triển hơn ở nam giới, đảm nhận chức năng tiết sữa mẹ để
nuôi con. Estrogen và progesterone là kích thích tố chính thúc đẩy sự
phát triển của ngực. Trong một số thời kỳ, ngực có sự thay đổi hình dạng
và kích thước, ví dụ trước kỳ kinh nguyệt hay trong thời gian phụ nữ
mang thai. Thường thì ngực trái và ngực phải không cân nhau. Theo nhiều
nghiên cứu, ngực trái thường có kích cỡ lớn hơn ngực phải.
Đây
là hai bộ phận nhỏ có vai trò như cái máy lọc của cơ thể, có thể lọc
chất độc và các chất thải khác ra khỏi cơ thể. Một trong hai quả thận
nằm ở bên trái của cơ thể, thận trái nằm cao hơn một chút so với thận
phải. Chức năng của thận rất quan trọng, nếu chúng bị “trục trặc” thì
các chất độc sẽ không được thải ra khỏi cơ thể bạn.
Gắn
với thận là tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận phải có hình dạng như
hình kim tự tháp, trong khi tuyến thượng thận trái giống hình lưỡi liềm.
Tuyến thượng thận có chức năng quản lý việc sản xuất hormone.
11. Niệu quản trái
Nước
tiểu chảy từ thận đến bàng quang thông qua hai cấu trúc hình ống gọi là
niệu quản. Niệu quản là một ống xơ cơ nằm trong tổ chức liên kết sau
phúc mạc đi từ bể thận đến bàng quang, dài 25 - 28 cm, đường kính trung
bình 5mm.
Có
3 chỗ hẹp là ở khúc nối bể thận - niệu quản, chỗ bắt chéo với động mạch
chậu và đoạn nội thành bàng quang. Niệu quản được chia ra làm 2 đoạn:
đoạn ở vùng bụng và đoạn ở vùng chậu.
12. Ống dẫn trứng trái
Tử
cung là một cơ quan hình quả lê nằm phía sau bàng quang, có vai trò
nuôi dưỡng thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là vị trí
trú ngụ của các các trứng đã thụ tinh. Hai bên của tử cung là ống dẫn
trứng, chia thành hai ống, mỗi ống kéo dài về phía buồng trứng nằm ở
phía tương ứng của tử cung.
Ống
dẫn trứng có chiều dài khoảng 10 cm và nhỏ hơn sợi mỳ. Nó thực hiện hai
nhiệm vụ: một là đường di chuyển của trứng và tinh trùng; hai là nơi
xảy ra sự gặp gỡ của tinh trùng từ ngoài đi vào và trứng từ buồng trứng
đi ra.
13. Buồng trứng trái
Mỗi
bên tử cung có một buồng trứng hình bầu dục, màu trắng đục, nằm gần
những dây tua ở cuối ống dẫn trứng. Trong thời kỳ phôi thai, hai buồng
trứng có khoảng 6 triệu bọc trứng non, khi sinh còn lại 1 triệu và chỉ
còn 40.000 khi tới tuổi dậy thì. Khi dậy thì, dưới tác dụng của hormone
sinh sản, trứng theo chu kỳ phát triển, chín và rụng.
Trong
cả đời người nữ, chỉ có 400 trứng hoàn thành chu kỳ và rụng, những
trứng khác thường teo nhỏ rồi tan biến. Ngoài ra, buồng trứng còn có
chức năng tạo ra các hormone điều hòa sinh lý.
14. Tinh hoàn trái
Tinh
hoàn hay dịch hoàn là một cơ quan sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là
tuyến nội tiết (tiết ra tiết tố nam testosteron). Tinh hoàn được coi là
"nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người
đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một
lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được
dự trữ ở ống dẫn tinh.
Tại
nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời
gian tối thiểu là một tháng. Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong
bìu. Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5
cm, cân nặng khoảng 20g. Tinh hoàn trái thường nhỏ hơn tinh hoàn phải.
Chức Năng Đặc Biệt Của Các Cơ Quan Bên Phải Cơ Thể
Để
chăm sóc cơ thể tốt hơn, bạn cần có những hiểu biết cơ bản về cơ thể
con người. Trước hết, hãy tìm hiểu về các cơ quan nằm ở phía bên phải cơ
thể. Vậy các cơ quan bên phải cơ thể này có chức năng gì đặc biệt?
Hãy
nhìn vào giải phẫu của não và các bộ phận của não bộ, bạn sẽ thấy rằng
bán cầu não phải chịu trách nhiệm kiểm soát các chức năng nhất định,
liên quan đến tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, nhận thức các kích thích
âm thanh và hình ảnh.
Dù
là mắt phải hay mắt trái, thì mắt người là cơ quan cho phép chúng ta
nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình. Nó hoạt động phối hợp với não để nhận
sóng ánh sáng, chuyển đổi chúng thành hình ảnh rõ ràng mà chúng ta nhìn
thấy mọi vật như là sản phẩm cuối cùng.
Cả
tai trái và tai phải đều có nhiệm vụ hấp thụ sóng âm thanh từ môi
trường xung quanh và chuyển chúng lên não, sau đó được chúng ta cảm nhận
dưới các dạng âm thanh. Có nhiều thành phần khác nhau trong tai người,
nhưng chúng làm việc với nhau đồng bộ với mục đích giúp con người nghe
được âm thanh.
Ngực phải
Con người có một cặp "núi đôi",
một nằm bên trái, một nằm bên phải. Xét về chức năng, ngực bên phải
không khác so với bên trái. Về mặt mô học, chúng là một loại chuyển đổi
của tuyến mồ hôi, có chức năng sản xuất sữa để nuôi con.
Xét
về kích thước, phổi bên phải nhỏ hơn bên trái khoảng 5cm, nhưng nó có
khối lượng nặng hơn phổi bên trái. Về mặt giải phẫu, phổi bên phải có ba
thùy không cân xứng về kích thước, cụ thể là: thùy trên, thùy giữa và
thùy dưới.
Bên cạnh chức năng hô hấp, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bải vệ tim và điều chỉnh độ pH trong máu.
Thận
có hình dáng giống như hạt đậu và có kích thước là: dài 100-120mm, rộng
50-70mm. Thận nằm ở hai bên của cột sống (thận phải nằm bên tay phải).
Đây là cơ quan chính của hệ tiết niệu. Trước khi bài tiết chất thải của
cơ thể như nước tiểu, thận hấp thụ chất dinh dưỡng và chất điện giải cần
thiết.
Vì vậy, thận trái hay thận phải cũng đều rất quan trọng để cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng tái hấp thu.
Một
trong những cơ quan nội tạng nằm ở bên phải của cơ thể là gan, đây cũng
là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tái tạo. Nó có màu nâu đỏ,
nặng khoảng 1,2-1,3kg và nằm bên dưới cơ hoành.
Về
mặt giải phẫu, gan được chia thành bốn thùy, kích thước khác nhau. Các
chức năng chính của cơ quan tuyến này là điều tiết enzyme cho quá trình
tiêu hóa chất béo và duy trì lượng đường trong máu.
Về mặt giải phẫu, mật được chia thành ba phần khác nhau: đáy, thân và cổ. Túi mật giúp hỗ trợ cho toàn bộ quá trình tiêu hóa.
Gần
một nửa của ruột non nằm ở phía bên phải của cơ thể con người. Ruột non
là một phần của hệ tiêu hóa sau dạ dày và trước ruột già. Đây là nơi
diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của phần lớn thức
ăn được đưa vào cơ thể.
Đại
tràng phải bao gồm: manh tràng, đại tràng đi lên, đại tràng góc gan và
đại tràng ngang. Đại tràng tăng dần lên tạo thành phần đầu tiên của ruột
già, kết nối với ruột non thông qua manh tràng.
Đại
tràng là đoạn cuối cùng của đường tiêu hóa có chức năng chứa các chất
bã của thức ăn đã tiêu hóa cho đến khi chúng được thoát ra khỏi cơ thể
dưới dạng phân.
Ruột thừa
Ruột
thừa là một cơ quan hình túi nhỏ (dài khoảng 10cm), nằm giữa ruột non
và ruột già. Trước nó là manh tràng và không có chức năng đặc biệt .
Các
cơ quan sinh sản bao gồm tinh hoàn bên phải đối với nam giới, và buồng
trứng bên phải đối với phụ nữ. Như vậy, một nửa số cơ quan sinh sản nằm ở
bên trái, còn một nửa nằm ở bên phải. Chúng thực hiện chức năng sản
xuất tinh trùng và trứng, sau khi thụ tinh sẽ cho thụ thai.
No comments:
Post a Comment