LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, April 8, 2018

Động Mạch Vành


Động Mạch Vành

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng cấp máu, ôxy và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng quả tim. Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: Động mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim.



Động Mạch Vành
Động Mạch Vành
Động mạch vành trái là gì?
Động mạch vành trái xuất phát từ lỗ vành trái, kích thước lỗ vành trái khoảng 3 – 5mm, nằm ở 1/3 trên của xoang Valsalva trái, rồi chạy giữa thân động mạch phổi và nhĩ trái, đoạn động mạch này gọi là thân chung động mạch vành trái. Sau đó nó chia ra thành 2 nhánh: động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Động mạch liên thất trước cấp máu cho 45 – 55% thất trái, động mạch mũ cấp máu cho 15 - 25% thất trái.
Động mạch vành phải là gì?
Động mạch vành phải xuất phát từ lỗ động mạch vành phải trong xoang Valsalva phải, chạy vòng sang phải trong rãnh nhĩ – thất phải để ra sau, chia ra thành hai nhánh tận: nhánh liên thất sau và nhánh sau thất trái. Động mạch vành phải cấp máu cho thất phải và 25 – 35% thất trái.
Tổng quan về các động mạch vành
Các động mạch vành là các mạch tận, mỗi một nhánh cấp máu cho một vùng. Về mặt đại thể tuần hoàn vành không có vòng nối, tuy nhiên luôn tồn tại vòng nối giữa các nhánh của một thân hoặc giữa hai thân động mạch vành. Các vòng nối này được gọi là tuần hoàn bàng hệ của động mạch vành, khi tuần hoàn vành bình thường thì các vòng nối không mở, khi có hẹp hoặc tắc một nhánh hoặc một thân, hệ bàng hệ mở ra nhằm tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu tương ứng.
Như vậy, hệ thống động mạch vành có ba nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là: động mạch liên thất trước, động mạch mũ và động mạch vành phải. Từ ba nhánh lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các nhánh vách, nhánh chéo, nhánh bờ… sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim. Khi bị bệnh lý động mạch vành, dòng máu từđộng mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đủ oxy và xuất hiện triệu chứng cơn đau thắt ngực.



Bệnh động mạch vành và những điều cần biết  



Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh động mạch vành có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là lòng mạch tắc nghẽn hoàn toàn và có thể bị hoại tử cơ tim. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn trong y khoa vì tỉ lệ tử vong rất cao.
Cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành
Chúng ta đều biết tim là một cơ quan nằm trong lòng ngực trái. Tim có hai buồng trái và phải được ngăn cách bằng một vách. Tim phải có nhiệm vụ là đẩy máu đen nhiều thán khí đến phổi và sau khi trao đổi với không khí bên ngoài máu đen trở thành đỏ có nhiều dưỡng khí trở về tim trái. Tim trái co bóp đưa máu đỏ để nuôi dưỡng tất cả cơ quan, tế bào của cơ thể chúng ta. Bản thân tim được động mạch vành (coronary artery) nuôi dưỡng. Máu được cung cấp cho cơ tim qua hệ thống động mạch vành.
Hệ động mạch vành gồm có động mạch vành trái và động mạch vành phải, xuất phát từ gốc động mạch chủ. Các động mạch này chia ra các nhánh nhỏ hơn tới nuôi từng vùng cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh động mạch này bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mảng xơ vữa). Thông thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% khẩu kính của lòng mạch. Tình trạng hẹp này có thể do mảng xơ vữa bám ở thành động mạch vành hoặc do động mạch vành co thắt tạm thời khiến cho lượng máu qua động mạch vành giảm. Lúc đó cơn đau thắt ngực xuất hiện. Bệnh có tên là thiếu máu cơ tim cục bộ (thiếu máu nuôi một phần nào đó của cơ tim) hoặc gọi là thiểu năng vành (động mạch vành không làm đủ chức năng của mình là nuôi dưỡng tim).
Khi hoạt động thể lực như đi bộ đường dài, leo cầu thang, khiêng đồ nặng, ăn no, chơi thể thao…, cơ thể cần nhiều ôxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn như: tăng co bóp, tăng tần số tim, huyết áp tăng... do đó nhu cầu ôxy của cơ tim cũng tăng lên. Nếu một nhánh động mạch vành bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu ôxy gây cơn đau thắt ngực. Vị trí đau thường ở vùng giữa ngực, sau xương ức hay vùng trước tim. Đau có thể lan lên cổ, ra hàm, ra cánh tay, thường gặp nhất là lan ra bên trái kèm theo các triệu chứng: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh. Đôi khi đau ở vùng thượng vị. Cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu trong ngực. Có trường hợp đau lan ra sau lưng, ra vùng cột sống làm người bệnh tưởng lầm là đau do thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơn đau thắt ngực ổn định thường tự hết từ 1-5 phút sau khi ngừng gắng sức. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ tĩnh hoặc cơn đau quá trầm trọng hoặc cơn đau kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ đến là bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Đôi khi có những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng cơn đau thắt ngực. Những trường hợp đó gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng, trong trường hợp này bệnh nhân có thể có biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rối loạn nhịp tim…
Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành
- Tuổi: tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị bệnh động mạch vành;
- Giới tính: nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên nữ giới có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn sau khi mãn kinh;
- Tiền sử gia đình: nếu bố mẹ, ông bà hay anh chị bị các tai biến tim mạch khi còn tương đối trẻ tuổi (nam giới dưới 55 tuổi, nữ giới dưới 65 tuổi), thì bạn có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn;
- Lối sống ít vận động: những người không luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người có luyện tập thường xuyên;
- Mắc các bệnh: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid...
- Hút thuốc lá: hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ các bệnh tim mạch mà còn các bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng...
- Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu máu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định.
Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh
Mục đích của việc điều trị là làm giãn động mạch vành để máu lưu thông nhiều hơn nuôi dưỡng trái tim tốt hơn. Hiện nay việc điều trị bệnh động mạch vành có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc có thể thông lòng động mạch vành bị hẹp (angioplasty) hay nối thêm mạch máu bắt cầu qua chỗ nghẽn (bypass surgery). Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay nội khoa thì việc thay đổi lối sống, điều trị một số bệnh có liên quan và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa cơn đau thắt ngực.
Giải pháp lâu dài và hữu hiệu nhất vẫn là sự thay đổi các thói quen không tốt cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhằm giúp chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hãy kiểm soát hoạt động thể lực, tránh các sang chấn tinh thần (stress), các thói quen ăn uống không có lợi cho sức khoẻ, hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc, kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo để có cuộc sống dễ chịu hơn và khoẻ mạnh hơn.
- Thay đổi lối sống: xây dựng một lối sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress; thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ, sắp xếp công việc hợp lý. Người mắc bệnh động mạch vành thường được khuyên không hút thuốc, không ăn mặn và không ăn quá nhiều chất bột đường.
- Chế độ ăn uống phù hợp: thành phần dinh dưỡng chủ yếu của người bệnh tim mạch bao gồm các loại ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt và rau quả. Nên ăn nhiều các loại rau quả, nhất là các loại rau lá màu xanh đậm, màu vàng và màu đỏ.  Những loại rau quả này có nhiều sinh tố và nhiều chất chống oxy hoá khác, nhất là các sinh tố C, E, A, B2, B6, Acid Folic cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá, cho hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức bền của mạch máu và bảo vệ thành mạch khỏi sự xâm hại của những gốc tự do. Hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn; những món dưa, cà càng hạn chế. Đặc biệt, không nên ăn các món phủ tạng động vật. Không uống nhiều rượu, bia và những chất kích thích khác.
- Tập thể dục, vận động vừa với sức khỏe: đối với bệnh tim mạch, tập đều đặn tốt hơn là tập với cường độ cao. Đơn giản nhất là đi bộ 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối ít nhất 5 lần mỗi tuần. Đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi ngoài trời đều có hiệu quả.
Đồng thời cần phát hiện và điều trị những bệnh liên quan đến bệnh động mạch vành như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì - thừa cân.
Ngoài ra, nên thực hiện những bài tập thư giãn, dưỡng sinh mỗi lần từ 15 đến 20 phút, 1-2 lần mỗi ngày để giúp tạo ra những đáp ứng thư giãn và giữ được tinh thần lạc quan và sự tự tin. Thực hành tốt những điều này không chỉ có thể  phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.




Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến mạch vành - mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim, nó có thể là xơ vữa mạch vành, thiểu năng vành, suy vành… Bệnh mạch vành thường xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến tim gây ra triệu chứng đau tim, đau thắt ngực hoặc có thể dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh động mạch vành là loại bệnh tim phổ biến nhất và đó cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý về tim mạch trên thế giới.

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch (còn gọi là xơ cứng mạch) là những mảng bám chứa đầy chất béo, cholesterol và các “chất thải” của cơ thể. Mảng xơ vữa không bám trực tiếp ở ngay trên bề mặt lòng mạch, thực chất nó là quá trình stress oxy hóa thải ra nhiều gốc tự do gây viêm, tổn thương sâu bên trong lớp nội mạc mạch máu, chúng được bồi đắp dày lên làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn lòng mạch và cản trở dòng máu chảy qua. Xơ vữa mạch có thể xuất hiện ở động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi ở chân...
Lòng động mạch bị thu hẹp do mảng xơ vữa
Lòng động mạch bị thu hẹp do mảng xơ vữa

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mạch vành tim?

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mạch vành là do xơ vữa động mạch vành. Hậu quả là tim bị thiếu máu, không nhận được đủ oxy cần thiết để hoạt động, thể hiện ra bên ngoài là những cơn đau tim, đau thắt ngực. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, cơ thể sẽ tự làm lành vết thương thành mạch thông qua việc hình thành cục máu đông, điều này có thể làm tắc hoàn toàn động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim. Một số nguyên nhân khác không phải do xơ vữa, chẳng hạn như chứng co thắt mạch vành, viêm mạch (lupus ban đỏ, bất thường mạch máu bẩm sinh); bệnh van tim, bệnh cơ tim phì đại dẫn đến suy vành cơ năng...

Đau thắt ngực có phải là bệnh mạch vành không?

Đau thắt ngực là một triệu chứng điển hình của bệnh tim do động mạch vành bị xơ vữa hoặc co thắt lại khiến cơ tim bị thiếu oxy, dinh dưỡng. Người bệnh có cảm giác bóp nghẹt, chèn ép ở chính giữa tim, đôi khi nó chỉ nhói hoặc âm ỉ ở phần ngực. Mọi người thường phải đặt một bàn tay ôm lấy ngực khi cơn đau xuất hiện. Cơn đau ngực có thể lan sang vai, cảm giác ngứa ran hoặc tê ở cánh tay, cổ, hàm hoặc ra sau lưng. Đau thắt ngực có thể chia thành dạng ổn định hoặc không ổn định:
- Đau thắt ngực ổn định: có thể dự đoán trước khi nào cơn đau xảy ra khi gắng sức, tập thể dục, cảm xúc giận dữ hay sợ hãi bất ngờ, hút thuốc lá... Tính chất cơn đau thường lặp lại giống như những lần trước đó. Cơn đau nhanh chóng thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch.
- Đau thắc ngực không ổn định: thường không thể dự báo trước. Đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Tính chất, mức độ cơn đau cũng khác nhau ở mỗi lần xuất hiện. Cơn đau có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim có thể xảy ra bởi cục máu đông đang hình thành bên trong động mạch vành. Đây là một trường hợp cấp tính do đó cần cấp cứu kịp thời nếu cơn đau kéo dài quá 5 phút.
Ngoài ra, đau thắt ngực còn do co thắt động mạch vành, đau thắt ngực biến thể Prinzmetal

Triệu chứng khác của bệnh mạch vành là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mạch vành chính là cơn đau thắt ngực, khó thở. Một số trường hợp còn đi kèm với cơn tăng huyết áp, nhịp tim nhanh... Với ở phụ nữ thì ít bị đau ngực nhưng thường có có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, ợ nóng, buồn nôn, đau lưng, đau hàm... Ngoài ra, có nhiều người mắc bệnh mạch vành không có triệu chứng, còn gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Quá trình bệnh tiến triển âm thầm nhưng không gây ra bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh không nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình để điều trị kịp thời, chỉ đến khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra thì đã quá muộn để phòng tránh.

Điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành?

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa mạch vành, bao gồm: Rối loạn lipid máu, cholesterol máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm (nam trước 55 tuổi và nữ tước 65 tuổi), tuổi cao... Nếu bạn là một trong số những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, hãy phòng ngừa bệnh mạch vành ngay từ sớm để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh mạch vành nguy hiểm không?

Một khi mắc bệnh mạch vành thì nguy cơ biến chứng lớn nhất là cơn nhồi máu cơ tim cấp, có thể lấy đi tính mạng của bạn bất cứ lúc nào. Nếu không kiểm soát tốt bệnh mạch vành, sau này nguy cơ bị suy tim, rối loạn nhịp tim là khó tránh khỏi. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tốn kém về kinh tế trong quá trình điều trị.

Bệnh mạch vành cấp – khi nào thì nên gọi bác sĩ?

Đừng chờ đợi nếu bạn nghĩ rằng mình đang có một cơn đau tim. Nhiều trường hợp thấy có cảm giác khá lạ trong người nhưng không chắc chắn về bệnh, hoặc không muốn làm phiền đến người khác nên chần chừ và không đi khám bệnh ngay. Tuy nhiên, nếu nhận được sự trợ giúp từ nhân viên y tế càng sớm thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội được cứu sống.
Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có biểu hiện: Đau tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn, đầu óc quay cuồng cảm giác muốn ngất xỉu, nhịp tim nhanh bất thường... Nếu bạn có tiền sử bệnh tim, hãy dùng một viên niitroglycerin hoặc aspiirin theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ trước đó, và chờ xe cứu thương tới.

Chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào?

Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra mức độ bệnh của bạn, chẳng hạn như: Điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp động mạch vành, nghiệm pháp gắng sức, xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số Protein C CRP… Ngoài ra, có thể kiểm tra yếu tố nguy cơ như huyết áp, cholesterol máu, tuổi, bạn có hút thuốc hay không…

Có nên chụp động mạch vành không?

Chụp động mạch vành là thao tác sử dụng một ống thông đưa từ động mạch/tĩnh mạch ở đùi hoặc khuỷu tay đến vị trí lòng mạch vành có nghi ngờ bị tắc nghẽn. Thuốc nhuộm iot (chất cản quang) được tiêm vào mạch để hình ảnh hiện rõ trên tấm phim chụp X-quang. Chụp động mạch vành có thể xác định chính xác mức độ hẹp hoặc tắc nghẽn của lòng mạch, do vậy, nếu có bệnh mạch vành thì người bệnh cũng nên thực hiện xét nghiệm này, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh mạch vành như thế nào?
Tùy vào mức độ của bệnh, bạn có thể sẽ được chỉ định điều trị theo nhiều biện pháp khác nhau.
Thuốc điều trị bệnh mạch vành: Có thể bạn sẽ phải sử dụng thuốc điều trị trong một thời gian dài để làm giảm cơn đau thắt ngực và phòng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Các nhóm thuốc chính dùng cho người mắc bệnh mạch vành: Thuốc làm giảm đau thắt ngực, hạ huyết áp như nhóm giãn mạch, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi; thuốc chống cục máu đông; thuốc hạ mỡ máu...
Đặt stent hoặc nong mạch vành: Bằng phương pháp can thiệp nong mạch hoặc stent, vị trí lòng động mạch bị tắc hẹp sẽ được can thiệp mở rộng để khơi thông dòng máu đến nuôi tim. Áp dụng khi mạch vành hẹp từ 80% trở lên.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Áp dụng khi không thể đáp ứng với thuốc điều trị, không thể can thiệp đặt stent, hoặc tắc hẹp nhiều nhánh động mạch. Bác sĩ sẽ dùng một động mạch đùi hoặc ở ngực để bắc thay thế động mạch đã bị tắc nghẽn hoàn toàn, cung cấp máu cho vùng cơ tim đang bị tổn thương.

Mẹo để phòng ngừa bệnh mạch vành và cơn đau thắt ngực hiệu quả?

Bạn sẽ sống khỏe mạnh mà không lo bệnh mạch vành “ghé thăm” nếu biết cách áp dụng các phương pháp sau đây:
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tốt cho bệnh mạch vành: Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả cần giảm cholelesterol, kháng viêm, chính là con đường đúng đắn nhất. Một số thực phẩm chức năng dành cho người bệnh mạch vành hiện nay cũng được một số nhà dược học phối hợp thêm những hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tính kháng viêm, kháng khuẩn như Bồ hoàng, Hoàng bá; chống oxy hóa như cây Đỏ ngọn; giãn mạch, tăng tưới máu cơ tim như Đan sâm, không chỉ giúp bạn phòng ngừa – khi chưa mắc bệnh, mà còn hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim - khi đã mắc bệnh mạch vành.
- Chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans. Hạn chế muối, đường, rượu bia. Tăng cường rau quả, trái cây và nên ăn ít nhất 2 bữa cá một tuần. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa no căng bụng
- Không hút thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thảnh mảng xơ vữa, cục máu đông và gây co thắt động mạch.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch. Căng thẳng có thể làm tổn thương trái tim của bạn. Hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, bớt căng thẳng, stress bằng hít sâu thở chậm, thiền hoặc yoga...
- Nếu biết trước rằng một công việc, hành động có thể gây đau thắt ngực, bạn hãy thực hiện nó một cách chậm rãi và nhẹ nhàng. Hạn chế leo cầu thang hay khuân vác vật nặng. Sử dụng một viên niitroglycerin trước khi bắt đầu một hoạt động đòi hỏi sự gắng sức có thể gây đau thắt ngực, chẳng hạn như đi bộ, leo dốc, quan hệ tình dục...

- Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi có cơn đau thắt ngực dữ dội, bất ngở khi đang ngủ, nghỉ ngơi.







No comments:

Post a Comment