LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, November 21, 2016

MẠCH LÝ

MẠCH HỌC

MẠCH LÝ  ĐÔNG Y
THẤT BIỂU MẠCH
BÁT LÝ MẠCH
CỬU ĐẠO MẠCH
TAM TƯỢNG MẠCH
- Hà Du
- Ngư Tường
- Ốc Lậu
- Phủ Phí
- Trước Tác
- Chuyễn Đậu
- Ma xúc
- Yển đao


MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

 

 

PHÂN LOẠI MẠCH

Có nhiều cách phân chia các loại mạch, tùy quan điểm của các tác giả hoặc  các trường phái.Trong tài liệu này, để rộng đường tham khảo, chúmg tôi trình bày các cách phân chia mạch theo các trường phái lớn để dễ nghiên cứu:
- Theo ‘Nội Kinh’ (được coi là cổ nhất): Sách ‘Y Nguyên’ ghi: “Tinh xác của phép chẩn mạch không ai hơn sách ‘Nội Kinh’. Nội Kinh lấy 8 mạch PHÙ, TRẦM, HOÃN, CẤP, ĐẠI, TIỂU, HOẠT, SÁC để biện về biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, thuận, nghịch (Vì) mọi mạch Phù là bệnh ở dương, mọi mạch Trầm là bệnh ở âm, mọi mạch Cấp thì phần nhiều hàn, mọi mạch Hoãn thì phần nhiều nhiệt. Mạch Đại nhiều khí huyết, mạch Tiểu thì khí huyết đều ít. Hoạt là dương khí thịnh, Sác là âm huyết bị thiếu. Tức là trong 8 mạch phân ra làm 3 mức tương phản nhau (như loại Phù, Trầm, Hoạt, Sác), nhiều ít (như loại hơi Phù, Phù nhiều, hơi Trầm, Trầm nhiều), huyền tuyệt (như loại thái quá đến cấp 3, cấp 4 hoặc bất cập chỉ 1 chí, 2 chí, mất hẳn... ) để xét bệnh tiến thoái, thuận nghịch, sống chết, lại không tinh và gọn hay sao?”
- Thiên ‘Bát Mạch Yếu Chỉ Vi Cương” trong Cảnh Nhạc Toàn Thư chia 28 mạch ra làm 8 loại mạch chính là Phù, Trầm, Trì, Tế, Sác, Đại, Đoản, Trường còn 20 mạch kia thì quy nạp vào với 8 mạch chính này, gọi là kiêm mạch.
- Sách ‘Lục Mạch Cương Lĩnh’ của Hoạt Thọ lại lấy  6 mạch làm gốc: Phù, Trầm, Trì, Sác, Hoạt, Sáp theo bảng dưới đây:

1- Nhóm Mạch PHÙ: gồm 6 mạch

·  Trầm mà rất hữu lực, như đè vào da trống là mạch CÁCH.
·  Phù mà vô lực, như lụa ngâm trong nước  là mạch NHU.
·  Phù, Trầm hữu lực, mạch chắc dưới tay là mạch THỰC.
·  Phù, Trầm đều vô lực. nấp dưới tay thoang thoảng là HƯ.
·  Phù, Trầm, Đại, giữa rỗng ngoài chắc như ống lá hành là mạch KHÂU.

2- Nhóm Mạch TRẦM: gồm 5 mạch

·  Trầm mà rất hữu lực, đè tay sát xương mới thấy  là PHỤC.
·  Trầm mà rất hữu lực, ở giữa khoảng Trầm và Phù là mạch LAO.
·  Trầm mà rất vô lực, tìm kỹ mới thấy  được là mạch NHƯỢC.
·  1 hơi thở 4 lần là mạch HOÃN.

3- Nhóm Mạch SÁC: gồm 4 mạch

·  Mạch Sác ở bộ quan, không có đầu đuôi là mạch ĐỘNG.
·  Mạch Sác, thường đứng dừng lại rồi lại đi là mạch XÚC.
·  7 - 8 lần đến là mạch TẬT.

4- Nhóm Mạch TRÌ: gồm 4 mạch

·  Khi Trì, khi Sác, đứng lại có số nhất định là mạch ĐẠI (Đợi).
·  Đến không đều số, đè tay thấy  Phù mà tán loạn là TÁN.
·  Mạch Hoãn mà có khi đứng lại là mạch KẾT.

5- Nhóm Mạch HOẠT: gồm 6 mạch

·  Như đè tay vào dây đàn là mạch HUYỀN.
·  Đi lại như xoắn dây là mạch KHẨN.
·  Không to không nhỏ như vót cần câu dài là mạch TRƯỜNG.
·  Đến thịnh đi suy, đến to đi dài là mạch HỒNG.
·  Như hình hột đậu, đụng tay vào xuống ngay là mạch ĐOẢN.

6- Nhóm Mạch SÁP: gồm 3 mạch

·  Rất nhỏ mà mềm, ấn tay vào muốn tuyệt là mạch VI.
·  Như mạch Vi mà rõ hơn là mạch TẾ.
- Lý Sĩ Tài trong thiên ‘Tứ Mạch Cương Lĩnh’ lại chỉ quy về 4 mạch chính, gọi là Tứ Đại Mạch: Phù, Trầm, Trì, Sác.
- Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ lại chia mạch ra làm 6 loại gồm:
+ Loại mạch Phù (có 6 mạch): Phù, Hồng, Nhu, Tán, Khâu, Cách.
+ Loại mạch Trầm (có 5 mạch): Trầm, Phục, Nhược, Lao, Huyền.
+ Loại mạch Sác (4 mạch): Sác, Xúc, Tật, Động.
+ Loại mạch Trì (4 mạch): Trì, Hoãn, Sáp, Kết.
+ Loại mạch Hư (5 mạch): Hư, Tế, Vi, Đại (Đợi), Đoản.
+ Loại mạch Thực (4 mạch): Thực, Hoạt, Khẩn, Trường.
- Lê Hữu Trác trong tập ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) lại chia mạch theo ÂM DƯƠNG:
+ Nhóm Dương: có 7 mạch: Phù, Hồng, Hoạt, Thực, Huyền, Khẩn, Hồng gọi là THẤT BIỂU MẠCH.
+ Nhóm Âm: có 8 mạch: Vi, Trầm, Trì, Hoãn, Sắc, Phục, Nhu và Nhược gọi là BÁT LÝ MẠCH.
Nhóm còn lại gọi là CỬU ĐẠO MẠCH (9 mạch) gồm: Trường, Đoản, Hư, Kết, Đại (Đợi), Xúc, Tán, Động, Tế
 

 

CÁCH PHÂN BIỆT MẠCH:

MẠCH ĐOẢN VÀ ĐỘNG

·  Đoản là mạch âm, không đầu, không đuôi, mạch đến trì trệ.
Động là mạch dương, không đầu, không đuôi, mạch đến nhanh và trơn.

MẠCH HỒNG VÀ THỰC

·  Mạch Hồng tựa như nước lụt, to, tràn đầy đầu ngón tay, nặng tay hơi giảm.
·  Mạch Thực thì chắc nịch, ứng dưới tay có lực, nặng nhẹ tay đều vẫn thấy như vậy.

MẠCH HUYỀN VÀ TRƯỜNG

·  Huyền giống như dây cung, căng thẳng, cứng đều mà không dội vào tay.
·  Mạch Trường như cây sào, vượt qua cả vị trí gốc mà lại không dội vào tay.

MẠCH NHU VÀ NHƯỢC

·  Mạch Nhu nhỏ mềm mà Phù.
·  Mạch Nhược nhỏ mềm mà Trầm.

MẠCH LAO VÀ CÁCH

·  Mạch Lao có dạng Trầm Đại mà Huyền, chỉ ở đúng vị trí.
·  Mạch Cách có dạng Hư, Đại mà Phù, Huyền, trong hư ngoài cấp.

MẠCH PHÙ VỚI MẠCH HƯ VÀ KHÂU

·  Mạch Phù, nhẹ tay thì mạnh, nặng tay thì yếu.
·  Mạch Hư to mà vô lực, nhẹ hoặc nặng tay đều như nhau.
·  Mạch Khâu nhẹ hoặc nặng tay đều thấy rỗng ở giữa.

MẠCH SÁC VÀ KHẨN, HOẠT

·  Mạch Sác đi lại gấp rút, 1 hơi thở 6 chí.
·  Mạch Khẩn lan ra 2 bên ngón tay, giống như kéo dây thừng.
·  Mạch Hoạt đi lại lưu lợi, trơn tru như con tính chạy trên bàn.

MẠCH TRẦM VỚI PHỤC

·  Mạch Trầm đặt nhẹ tay hình như không thấy,  ấn nặng mới thấy.
·  Mạch Phục ấn nặng tay cũng không thấy,  đẩy tìm tới gân mới thấy.

MẠCH TRÌ VỚI HOÃN

·  Mạch Trì 1 hơi thở đi 3 chí, hình nhỏ mà yếu.
·  Mạch Hoãn 1 hơi thở đi 4 chí, hình to mà hòa hoãn.

MẠCH VI VỚI TẾ

·  Mạch Vi không bằng Tế, như có, như không, giống như sợi tơ nhện.
·  Mạch Tế hơi lớn hơn mạch Vi, ứng dưới tay rất nhỏ, như sợi chỉ mành.

MẠCH XÚC VỚI MẠCH KẾT, ĐỢI, SẮC

·  Mạch Xúc gấp rút, trong Sác thỉnh thoảng lại ngừng.
·  Mạch Kết thì trong Trì thỉnh thoảng lại ngừng.
·  Mạch Đợi thì Động mà khi ngừng rồi thì khó trở lại, có số ngừng nghỉ nhất định, không phải ngẫu nhiên.
·  Mạch Sắc thì Trì, Đoản, sít trệ, mạch đến rít như muốn ngừng 3 hoặc 5 chí (trong 1 hơi thở), không đều.

MẠCH HOẠT VÀ MẠCH SẮC.

Theo sự thông hoặc trệ  của mạch.
· Mạch Hoạt là huyết nhiều, khí ít. Huyết nhiều cho nên mạch lưu lợi, trơn tròn.
· Sắc là khí nhiều, huyết ít, vì vậy sít mà tán.

MẠCH HỒNG VÀ MẠCH VI

Theo sự thịnh suy của mạch.
· Mạch Hồng: huyết nhiệt mà thịnh, khí theo đó mà bùng lên tràn đầy ở  đầu  tay, sức mạnh vọt mạnh, vì vậy Hồng là thịnh.
· Mạch Vi: khí hư mà hàn, huyết theo đó mà sít lại, ứng với mạch nhỏ, muốn đứt, vì vậy Vi là suy.

MẠCH KẾT VÀ MẠCH XÚC

Theo âm hoặc dương của mạch.
· Dương cực thì Xúc, mạch nhanh, gấp mà có lúc ngừng.
· Âm cực thì Kết, mạch đi chậm mà có lúc ngừng.

MẠCH KHẨN VÀ HOÃN

Dựa theo sức chùng và căng của mạch.
· Mạch Khẩn là hàn, làm tổn thương phần vinh, huyết, mạch lạc bị kích bác nhau. Nếu gặp khi phong thoát khỏi thủy vọt tràn thì lại như cắt dây, kéo thừng.
· Hoãn là phong, làm tổn thương phần vệ, khí,  vinh huyết không thông, mạch không đi nhanh được, giống như bước đi chậm rãi.

MẠCH PHÙ VÀ TRẦM

Dựa vào sự thăng  giáng của mạch.
· Phù, bắt chước trời là khinh thanh, mạch nổi ở trên.
· Trầm, bắt chước đất là trọng trọc, mạch chìm ở dưới.

MẠCH PHỤC VÀ MẠCH ĐỘNG

· Mạch Động: thấy ở bộ quan, hình như hạt đậu lăn dưới tay, khác với ở các bộ khác.
· Mạch Phục ở sâu vào trong không thấy hình mà ở dưới gân, xương.

MẠCH THỰC VÀ MẠCH HƯ

Dựa theo sự cương nhu của mạch.
· Mạch Thực: đường mạch sung thực, ấn tay nhẹ hoặc nặng cũng đều hữu lực.
· Mạch Hư: đường mạch đi yếu, không thấy có lức ở dưới tay.

MẠCH TRÌ VÀ MẠCH SÁC

Dựa theo sự nhanh chậm của mạch.
· Mạch Sác: nhịp mạch đi nhanh.
· Mạch Trì: nhịp mạch đi chậm.

MẠCH TRƯỜNG VÀ MẠCH ĐOẢN

Dựa theo sự dài ngắn của mạch.
· Mạch Trường thấy ở bộ xích và thốn, có khi thông suốt cả 3 bộ.
· Mạch Đoản chỉ thấy ở xích hoặc thốn.
Phải xem xét coi mạch có qua khoảng giữa (quan) hay không. Qua khoảng giữa là Trường, không qua khoảng giữa là Đoản.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG PHƯƠNG PHÁP  CHẨN MẠCH ĐÔNG Y.

1- Thời Gian Xem Mạch

    Chẩn mạch thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hòa, khí huyết chưa loạn, do đó, có thể tìm thấy mạch bệnh.Tuy nhiên nếu gặp bệnh thì bất cứ lúc nào cũng có thể chẩn mạch, không cần phảI  chẩn mạch vào lúc sáng sớm.
- Trước khi chẩn mạch, nên để cho người bệnh nghĩ 1 lát cho khí huyết được điều hòa.
- Không nên xem mạch khi người bệnh ăn uống qúa no, đói qúa hoặc mới uống rượu, đi xa đến mà mệt mỏi...
- Ngoài ra, ống tay áo người bệnh quá chật, hoàn cảnh chung quanh ồn ào... cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn mạch.

2- Tư Thế Lúc Xem Mạch.

     Người bệnh nên ngồi thẳng thắn, tự nhiên hoặc nằm ngửa, cánh tay nên duỗi ra 2 bên, bàn tay để ngửa cho huyết mạch lưu thông tốt và không ảnh hưởng đến mạch.
    Vì nếu người bệnh nằm nghiêng thì cánh tay phía dưới đè lên làm mạch không chạy được. Nếu co tay lại thì bàn tay bị bế tắc, mạch không lưu thông. Nếu để xuôi tay thì máu dồn xuống làm mạch bị ứ trệ, nếu giơ tay lên cao thì khí chạy lên mà mạch nhảy. Nếu co cơ thể lại thì khí bị nén mà mạch bị gò bó. Nếu người cử động thì khí bị nhiễu loạn mà mạch chạy nhanh...”
Thầy thuốc nên ngồi nghiêng đối với người bệnh, dùng tay trái để chẩn mạch ở tay phải người bệnh và ngược lại dùng tay phải chẩn mạch ở tay trái.

3- Định Hơi Thở

   Phương pháp chẩn mạch cốt ở tâm hư tĩnh.Thầy thuốc cần ổn định hơi thở, giữ vững tiêu chuẩn: 1 hơi thở ra, hít vào tương ứng với 4 lần mạch đập. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn này, tập trung chú ý vào các ngón tay đang đặt trên các bộ vị để thăm dò mạch tượng và số mạch đếm của người bệnh.

4- Cách Đặt Tay Chẩn Mạch

Khi đặt ngón tay xuống, đầu tiên đặt ngón tay giữa vào bộ quan (mé trong chỗ xương cao-ngang với lồi xương quay), rồi đặt luôn 2 ngón tay 2 (trỏ) và 4 (áp út) phía trước và sau thành 3 bộ mạch. Ngón tay trước (trên) là bộ thốn khẩu, ngón tay sau (dưới) là bộ xích. Nếu cẳng tay người bệnh dài thì đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn thì đặt các ngón tay khít nhau”.
   Khi đặt ngón tay (xem mạch) cần phải để đầu ngón tay bằng nhau vì mức độ cảm giác của da ở đầu các ngón tay đang xem mạch không giống (nhạy bén) như nhau... vì vậy, khi cần chẩn mạch, nên dùng chỉ nhĩ (chỗ đầu ngón tay nổi lên như sợi chỉ) để sờ, ấn.
   Ba ngón tay của người ta dài ngắn không bằng nhau, vì vậy phải để 3 đầu ngón tay bằng nhau, đốt ngón này ngang đốt ngón kia mới có thể chẩn mạch được. Nhưng da thịt đầu 3 ngón tay thì ngón trỏ nhạy cảm nhất, ngón giữa da dầy, ngón thứ 4 lại dầy và kém nhậy cảm hơn. Vì vậy, phải dùng cạnh của đầu ngón tay như sợi chỉ, gọi là chỉ mục (mắt của ngón tay) ấn lên sống mạch”.
   Điều quan trọng hơn nữa là không nên dựa vào mạch đập ở đầu ngón tay của mình mà nhận lầm với mạch đập của người bệnh, vì ở đầu ngón tay của thầy thuốc cũng có động mạch.
      Sau khi đặt tay đúng vị trí và đúng phương pháp, thầy thuốc phải biết vận dụng năng lực nặng nhẹ và di chuyển ngón tay để thăm dò mạch tượng.
     Chẩn mạch có 3 điều chủ yếu là Cử, Án và Tầm. Nhẹ tay sờ mạch gọi là Cử, nặng tay chẩn mạch gọi là Án, không nặng không nhẹ, uyển chuyển tìm kiếm gọi là Tầm.
Hiện nay các nhà nghiên cứu mạch học nghiêng về cách sau:
+ Sơ (Khinh) Án: Bắt đầu đặt (đụng) ngón tay đến mạch của người bệnh để chẩn bệnh ở phủ.
+ Trung Án: Ấn nhẹ tay xuống 1 chút để biết về Vị khí.
+ Trầm (Trọng) Án: Ấn nặng tay xuống 1 ít để chẩn bệnh ở tạng.
Cách chung, khi chẩn (xem) mạch, nên:
·   Xem chung cả 3 bộ (Tổng Khán) để nhận định về tình hình chung (thường được dùng nhất).
·   Xem riêng từng bộ phận (Đơn Khán) để đánh gía riêng từng cơ quan, tạng phủ.
Ngoài ra, theo các nhà mạch học thì khi xem mạch còn cần phải chú ý đến 3 yếu tố là Vị Khí, Thần và Căn.

5- Vị Khí:

·   Có Vị khí thì sống, không có Vị khí thì chết, vì vậy, mạch lấy Vị khí làm gốc.
·    Muốn xét diễn tiến của bệnh tốt hoặc xấu nên lấy Vị khí làm chủ. Cách xét này về vị khí như sau: “Thí dụ, hôm nay mạch còn hòa hoãn mà ngày mai lại Huyền, Cấp thì biết rằng tà khí đang tiến triển, tà khí càng tiến, bệnh càng nặng. Hoặc hôm nay mạch rất Huyền, Cấp nhưng ngày mai lại thấy hòa hoãn thì biết là Vị khí đã đến, Vị khí đến thì bệnh nhẹ dần. Nếu như trong chốc lát mà mới đầu thấy mạch Cấp mà sau đó Hoãn là Vị khí đến, lúc đầu Hoãn mà sau đó Cấp là Vị khí mất”.

6- Thần:

  Gọi là thần của mạch tức là mạch đi nhu hòa. Thí dụ như bắt được mạch Vi Nhược thì tuy là Vi Nhược nhưng không đến mức vô lực là có thần, hoặc bắt được mạch Huyền Thực mà trong cái Huyền Thực vẫn thấy nhu hòa, là có thần. Tóm lại, mạch có Vị khí, có Thần đều là có hiện tượng xung hòa. Có Vị khí là có Thần khí, vì vậy, trên lâm sàng, cách chẩn đoán Vị khí và Thần như nhau”.

7- Căn:

-   Mười hai kinh mạch trong cơ thể đều nhờ ở chỗ động khí của Thận mà phát sinh. Thận khí còn cũng như cây có gốc (căn) cành lá tuy khô mà gốc chưa khô thì có hy vọng sống được. Thận khí chưa tuyệt thì mạch nhất định có căn. Mạch Trầm để chẩn tạng thận, bộ xích để chẩn về Thận, mạch ở bộ xích mà Trầm, có lực là dấu hiệu mạch có căn.
   Khi chẩn mạch phải chú ý đến sáu yếu tố: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, ông viết: “Chẩn mạch nên biết sáu chữ: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, không hiểu sáu chữ đó thì không phân biệt được âm dương hư thực. Thượng, Lai, Chí là dương, Hạ, Chỉ là âm. Thượng là từ bộ xích lên tới thốn khẩu đến bộ xích, âm sinh ở dương, Lai là từ trong thịt xuất ra chỗ trong da ngoài, sự tăng lên của khí. Khứ là từ chỗ trong da ngoài thịt đi vào thịt vào xương, sự giáng xuống của khí. Ứng là Chí, nghỉ là Chỉ. Câu danh ngôn sáu chữ (Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ) của Hoạt Bá Nhân, các y gia của các thời đại đều cho rằng đã tìm được điều cốt yếu của việc chẩn mạch.
·   Thượng, Hạ là chỉ mạch chí thông suốt từ bộ xích đến bộ thốn, chỉ chẩn sát 1 bộ mà phải chú ý đến tình hình cả ba bộ thốn, quan, xích “Ở bộ thốn, mạch Hạ không đến bộ quan là dấu hiệu dương tuyệt, ở bộ xích, mạch Thượng không tới bộ quan là âm bị tuyệt”.
·   Lai, Khứ là chỉ sự thăng giáng của mạch. Thăng giáng không cấp bách, nhẹ nhàng, điều hòa là mạch tượng của mạch không có bệnh. Mạch Lai mà Tật, mạch Khứ mà Từ là dấu hiệu trên thực dưới hư (hoặc trong hư ngoài thực). Mạch Lai mà Từ, Mạch Khứ mà Tật là dấu hiệu trên hư dưới thực (hoặc ngoài hư trong thực).
·   ‘Chí Chỉ’ là chỉ vào chí và trong thời gian ngắn hay dài của các bộ mạch. Chí để chẩn mạch đến, thời gian ngắn hoặc dài của các bộ mạch. Chỉ thời gian ngắn dài ở bộ thượng có thể xét sự thịnh suy của chân dương để biện về yếu mạch của chân âm. Chỉ thời gian dài ngắn ở bộ hạ có thể xét sự thịnh suy của chân âm để biện về sự mạch yếu của chân dương”.

8- Không nên câu nệ về tính chất đặc thù của từng mạch.

Thí dụ: Khi nói đến biểu là phải quy về mạch Phù, nhiệt là Sác, lý là Trầm, hàn là Trì, mạch Huyền, Cường là Thực, Tế, Vi là Hư... tuy nhiên, phải cần lưu ý đến các yếu tố chân, giả.
 “Mạch Phù tuy thuộc về biểu nhưng hễ âm hư, huyết thiếu, khí trung tiêu suy tổn sẽ thấy mạch Phù mà vô lực, vì vậy, không thể cho rằng mạch Phù hoàn toàn liên hệ với phần biểu. Mạch Trầm tuy thuộc về phần lý nhưng hễ ngoại tà mới cảm mà đã vào sâu thì hàn tà bó lấy kinh lạc, mạch khí không thông đạt được, sẽ thấy mạch Trầm, vì vậy, không thể cho rằng mạch Trầm hoàn toàn thuộc về phần lý. Mạch Sác là nhiệt, nhưng chân nhiệt chưa hẳn đã là Sác. Chứng hư tổn, âm dương đều bị khốn quẩn, khí huyết hỗn loạn, hư nhiều, mạch Sác cũng nhiều, vì vậy không thể nói là Sác hoàn toàn thuộc nhiệt được. Trì là hàn nhưng bệnh thương hàn, tà khí mới lui, nhiệt chưa hết, mạch phần nhiều là Trì Hoạt, vì vậy đừng cho rằng Trì hoàn toàn là hàn. Huyền, Cường thuộc Thực nhưng chân âm, vị khí hư quá và các chứng âm dương quan cách (bị ngăn trở), mạch sẽ Huyền, Cường, vì vậy Huyền cũng không hẳn là Thực, Mạch Vi, Tế thuộc hư trường hợp bị đau quá, khí bị bế, vinh vệ bị ủng trệ không thông, mạch sẽ phải ẩn nấp (Phục), vì vậy mạch Phục không phải hoàn toàn là Hư... từ đó có thể suy ra... trong các mạch đều có vấn đề”.

9- Sự Khác Nhau Lúc Mới Đặt Tay Vào Mạch Và Lúc Xem Mạch Một Lúc Thật Lâu.

Có khi mạch mới xem và xem một lúc lâu có sự khác biệt. Thí dụ: Lúc mới xem thấy mạch nổi to, xem một lúc thấy mạch chìm lặng. Hoặc mới xem thấy mạch mềm nhũn, xem lâu lại thấy bật dưới tay. Có khi lúc đầu thấy mạch Huyền, một lúc sau lại là Hoãn.“Khi chẩn mạch loại khách tà bạo bệnh mà mạch Phù là đúng. Nếu bệnh đã lâu, sức đã hư tổn, nên chẩn căn khí làm gốc. Nếu thấy Phù, Đại, ấn tay lâu thấy chìm mất, là hiện tượng chính khí quá hư, không cần hỏi là bệnh lâu hoặc mới nhiễm, tuy rằng chứng mà thấy nóng nhiều, phiền nhiễu do chính khí suy không tự chủ được mà hư dương thoát ra ngoài. Khi mới xem mạch thấy Nhu, Nhuyễn, bắt đầu thấy bật dưới tay là dấu hiệu bệnh ở phần lý, phần biểu không bệnh. Không phải tạng khí bị thụ thương thì là kiên tích ẩn phục bên trong, trường hợp này không thể cho đó là mạch Trầm mà lầm là bị hư hàn. Mới xem thấy mạch hơi Huyền, xem lâu lại thấy hòa hoãn, hễ bệnh đã lâu thì sắp khỏi, khí huyết tuy kém nhưng tạng khí chưa bại. Cách chung, mạch của người bệnh lúc mới đặt tay vào tuy thấy vô lực hoặc Huyền Tế, không hòa hoãn, xem lâu trên mười chí lại thấy điều hòa dần, thì bệnh có thể chữa. Nếu mới xem mạch thấy hòa hoãn nhưng xem lâu lại thấy Vi, Sác không ứng tay hoặc dần dần Huyền, cứng (ngạnh) thì bệnh khó chữa”.

10- Bỏ Mạch Theo Chứng-Bỏ Chứng Theo Mạch.

Thông thường thì mạch và chứng tương ứng với nhau, nhưng có nhiều trường hợp mạch và chứng lại không đi đôi với nhau như dương chứng mà lại thấy mạch âm hoặc âm chứng mà thấy mạch dương... Sách ‘Y Biên’ giải thích rõ như sau: “Phàm bệnh mà và chứng không hợp thì một bên thật, một bên giả, cần phân biệt kỹ. Như bên ngoài tuy phiền nhiệt mà thấy mạch Vi, Nhược thì hư hỏa, hư tướng, lại chịu được công phạt sao?. Nên theo mạch mà chữa chứng chân hư chứ không theo chứng là giả tượng. Hoặc trường hợp bệnh vốn không có phiền nhiệt mà thấy mạch Hồng, Sác thì không phải là hỏa tà. Bệnh vốn không có trướng đầy, ứ trệ mà thấy mach Huyến, Cường thì không phải là chứng thực ở bên trong. Không nhiệt, không trướng lại có thể chịu được phép tả hay sao?. Nên theo chứng hư chứ không theo mạch giả thực... Nếu là tà làm thương tổn bên trong hoặc thực trệ, khí trệ mà bụng trên đau thắt đến nỗi mạch Trầm, Phục hoặc Xúc hoặc Kết, đó là tà bế tắc kinh lạc gây ra. Đã có chứng thực làm căn cứ thì mạch hư tức là gỉa, trường hợp này nên theo chứng chứ không theo mạch. Hoặc như bệnh thương hàn, tay chân gía lạnh, rét run mà mạch thấy Hoạt, Sác, đó là do nội nhiệt làm cách âm. Làm sao có thể biết được? Vì bệnh truyền từ kinh này sang kinh khác chứ  không phải trực trúng âm kinh, từ chứng nhiệt chuyển sang hàn. Đã có mạch Sác, Hoạt làm căn cứ thì ngoại chứng là giả hư, cũng theo mạch chứ không theo chứng vậy”.
Trường hợp nào nên bỏ mạch mà theo chứng, Lê Đức Thiếp trong sách ‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ đã nhận định:
Nên bỏ mạch theo chứng trong các trường hợp sau:
- Những bệnh mà nhận xét về mạch khó chính xác như  những người không thể chỉ căn cứ vào mạch hoặc những người không có bộ mạch để xem.
- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có thì mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.
- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có thì mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.
- Những người mạch tay trái thường rất nhỏ hơn tay phải hoặc ngược lại.
- Những người có mạch Phản Quan.
- Những người không may bị cụt một hoặc cả hai tay.
- Những người bị thương ngay vị trí để xem mạch

11. Mạch phản quan

Có người, không tìm thấy mạch ở bộ vị thốn khẩu như bình thường mà lại thấy mạch ở phần  trên đỉnh của bờ sau xương quay (ngang huyệt Liệt Khuyết) đi dọc xuống vùng lõm ở hố lào (huyệt Dương Khê), gọi là mạch PHẢN QUAN. Gặp loại mạch này, khi chẩn mạch, phải đặt bàn tay sấp xuống mới bắt được mạch. Loại mạch này có thể do bẩm sinh hoặc do bị chấn thương gây ra.. .

12. Mạch với kỳ kinh bát mạch

¨  Mạch ở tay trái đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Trầm là mạch ÂM DUY bị bệnh. - Biểu hiện: đau trong tim (mạch Âm Duy đi vào phần âm, chủ về phần vinh, vinh là huyết, huyết thuộc về tâm, vì vậy đau trong tim).
¨  Mạch ở bộ xích thấy lúc thì co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Trầm Tế là ÂM KIỀU MẠCH bị bệnh. Biểu hiện: dương khí không đủ mà âm khí vượng, thường hay buồn ngủ, phía ngoài bắp chân dễ chịu mà phía trong căng thẳng (theo Nan thứ 29: dương hoãn mà âm cấp).
¨  Mạch ở tay bên phải đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Phù là mạch DƯƠNG DUY bị bệnh. - Biểu hiện: thấy nóng, rét (lạnh), (mạch Dương Duy đi vào phần dương, chủ về phần vệ, vệ là khí,  khí ở biểu vì vậy thấy nóng lạnh).
¨  Mạch ở 2 bộ thốn thấy lúc thì co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Khẩn Tế là mạch DƯƠNG KIỀU bị bệnh. - Biểu hiện: âm khí suy mà dương khí thịnh sinh ra không ngủ được, phía trong bắp chân thì dễ chịu nhưng bên ngoài thì lại căng thẳng (Nan thứ 29 (N. Kinh): âm hoãn mà dương cấp).
¨  Mạch ở 2 bộ quan thấy lúc thì co vào lúc duỗi ra mà có vẻ Hoạt Khẩn là Mạch ĐỚI bị bệnh. Biểu hiện: bụng đầy trướng, eo lưng đau tê, ớn lạnh như ngồi trong nước, phụ nữ thì bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, xích bạch đái.
¨  6 bộ mạch ở 2 tay để nhẹ mà đều đi Huyền Trường là mạch ĐỐC bị bệnh. Biểu hiện: Sống lưng cứng, không thể cúi ngưả được, uốn ván.
¨  6 bộ mạch ở 2 tay đi Khẩn Tế mà Trường, ấn kỹ lại thấy đi như hạt châu chạy liên tiếp là mạch NHÂM bị bệnh. Biểu hiện: đàn ông thì bị chứng sán khí,  đàn bà thì bị xích bạch đái  hoặc tích tụ ở bụng dưới (trưng hà).
¨  6 bộ mạch ở 2 tay phải ấn thật mạnh mới thấy đi Huyền Trường là mạch XUNG bị bệnh. Biểu hiện: khí từ bụng dưới xông lên, bụng trướng, đau.

13- Quan Hệ Giữa Mạch Và Ngũ Hành

Dùng ngũ hành áp dụng vào mạch ta thấy:
Tay Bên TRÁI: Thận thủy (bộ xích) sinh Can mộc (quan), can mộc sinh Tâm hỏa (thốn).
Tay Bên PHẢI: Mệnh môn hỏa (bộ xích) sinh Tỳ thổ (quan), tỳ thổ sinh Phế kim (thốn).

14- Mạch Và Khí Huyết

Xét về khí huyết với mạch ta có:
+ Bên trái thuộc Huyết: Thận, Can và Tâm. Thận (tàng tinh, tinh  sinh huyết ) - Can tàng huyết - Tâm chủ huyết.
+ Bên phải thuộc Khí: Mệnh môn (Tam tiêu) Tỳ và Phế. Tỳ là trung khí - Mệnh môn là nơi chứa nguyên khí - Tam tiêu là đường dẫn khí - Phế chủ khí. Vì vậy, mạch ở bên phải liên hệ với khí.

15- Quan Hệ Giữa Mạch Và Mùa

Mỗi mùa ứng với một tạng nhất định, dù mùa đó cũng chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt thời gian đó.
+ Mùa Xuân:  Mạch Huyền
·  Cây cối xanh tốt vào mùa này, màu xanh ứng với màu của Can, do đó có mạch Huyền (mạch của Can).
·  Mùa xuân dương khí bắt đầu phát (thiếu dương) nhưng khí lạnh vẫn chưa hết, khí cơ còn có hiện tượng ước thúc, vì vậy mạch tượng thấy đầu thẳng mà dài, giống như giây đàn (Huyền).
+ Mùa Hè: Mạch Hồng
·  Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên (Hồng).
·  Vào mùa này, vạn vật tươi tốt, thịnh vượng, mạch đến thì thịnh mà đi thì suy, vì vậy sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Câu.
+ Mùa Thu: Mạch Mao
·  Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rụng giống như lông, do đó mạch của mùa thu là mạch Mao.
·  Thời điểm này, dương khí bắt đầu suy, thế mạch đã giảm chỉ thấy Phù. Sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Mao là hình dung thể mạch đến ứng dưới tay thấy  nhẹ như lông (Mao).
+ Mùa Đông: Mạch Thạch
·  Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả khả năng mạnh mẽ của mình để sống qua cái lạnh giá, vì vậy, mạch của mùa đông là mạch Thạch.
·  Mùa đông vạn vật bế tàng, thế đến của mạch khí trầm mà có sức bật vào ngón tay, sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Thạch là hình dung mạch đến ứng vào tay có lực cứng như cục đá (Thạch).
+ Tứ Quý: Tứ Quý là chuyển tiếp giữa các mùa, vì vậy thường mang đặc tính ôn hòa, do đó mạch của Tứ Quý là mạch Hoãn.

16- Quan Hệ Giữa Mạch Và Lục Dâm. (Ngoại Tà)

·  Hàn làm hại (thương) Thận vì vậy có mạch Khẩn.
·  Thử làm hại (thương) Tâm vì vậy có mạch Hư.
·  Táo làm hại (thương) Phế vì vậy có mạch Sáp.
·  Thấp làm hại (thương) Tỳ vì vậy có mạch Nhu.
·  Phong làm hại (thương) Can vì vậy có mạch Phù.
·  Nhiệt làm hại (thương) Tâm bào vì vậy có mạch Nhược.

17- Mạch Và Thất Tình (Nội Nhân)

·  Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư.
·  Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết.
·  Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp.
·  Nộ thương Can gây nên mạch Nhu.
·  Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm.
·  Kinh thương Đởm gây nên mạch Động.
·  Bi thương Tâm bào gây nên mạch Khẩn.

18. Mạch Và Nam Nữ

 “Mạch của phụ nữ thường nhu nhược (yếu) hơn mạch của nam giới”.Khi Xem mạch ‘Nam Tả Nữ Hữu’. Xem mạch, phái nam xem bên tay trái (làm chính), phái nữ xem bên tay phải (làm chính).  “Xem mạch phái nam, mạch tay trái (dương) mạnh hơn tay phải (âm) là dương nhiều hơn âm là thuận. Ngược lại, mạch tay phải mà mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương không thuận, tức là người nam đó bị âm thịnh dương suy. Xem mạch người nữ mạch tay phải (âm) mạnh hơn tay trái (dương)  là âm nhiều hơn dương là thuận. Ngược lại, nếu mạch tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm không thuận, tức là người nữ đó bị dương thịnh âm suy. Như vậy, việc xem ‘Nam Tả Nữ Hữu’ chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hoặc nghịch đối với người đó chứ không nhất thiết phải theo đúng quy cách trên.
Điều chủ yếu trong câu ‘Nam Tả Nữ Hữu’ là chú ý vào hai bộ xích của cả nam lẫn nữ.
+ ‘Nam dĩ tả xích nhi tàng tinh’ hoặc ‘Nam dĩ tả xích vi tinh phủ’ (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ xích bên tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết rằng người đó tinh khí sung mãn, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi vô lực thì không khỏe...
+ ‘Nữ dĩ hữu xích nhi bào hộ’ hoặc ‘Nữ dĩ hữu xích vi huyết hải’ (Nữ liên hệ với bào thai và chứa huyết ở bộ xích). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết rằng tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi vô lực thì không khỏe


A. ĐẠI CƯƠNG :
     Trong lâm sàng thực nghiệm, đối với các thầy thuốc YHCT, một trong những yếu tố chẩn đoán được coi là khó nhất, đó là việc xem mạch. Mạch tượng (hình thể của mạch) vừa là thực tại (sờ, bắt được) nhưng cũng rất trừu tượng. Xét về từng ý nghĩa của mạch, mỗi loại mạch có thể chủ một loại bệnh khác nhau. Ngoài ra mạch ở các vị trí khác nhau cũng biểu hiện bệnh lý khác nhau.
Chữ  MẠCH  theo nguyên nghĩa có thể hiểu là:
1- Chữ Mạch một bên là chữ Huyết ()   một bên là chữ Phái  ( )  là ngành, là chi phái nhánh), ý nói rằng mạch là một nhánh của huyết, ở trong đó, huyết lưu thông.
2- Một bên là chữ Huyết ()   một bên là chữ Vĩnh (   ) là lâu dài, ý nói có mạch thì có thể còn sống lâu dài (mất mạch, mạch không đập nữa là chết).
3- Một bên là chữ Nhục ( ) một bên là chữ () là lâu dài, ý nói có mạch thì sống lâu (không còn mạch thì chết).
Như vậy, theo YHCT, mạch là biểu hiện của Khí, Huyết, lưu hành ngày đêm khắp cả cơ thể con người.
Theo YHCT, chẩn mạch là thầy thuốc dùng ngón tay của mình, bắt mạch của người bệnh để phân biệt mạch tượng rồi kết hợp với các phép Vọng (nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), để chẩn đoán âm dương biểu lý, hàn nhiệt, hư thực của bệnh chứng.
    Chẩn đoán mạch tượng có thể hiểu rõ được sự biến hóa của bệnh, theo đó mà phân biệt chứng hậu, mặt khác lại có thể dò được sự thường hoặc biến của khí huyết, theo đó mà suy đoán được sự thịnh suy của chính khí, làm cho thầy thuốc có thể nắm vững được diễn biến trên lâm sàng”.

B- CƠ CHẾ CỦA MẠCH

Mạch với Tâm có quan hệ với nhau theo từng nhịp thở. Tâm lại có quan hệ mật thiết với toàn bộ cơ thể. Vì vậy, cơ thể bị bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mạch.Mạch là phủ của huyết, mạch Trường thì khí được trường, mạch Đoản thì khí bị bệnh, mạch Sác thì tâm phiền, mạch Đại thì bệnh đang tiến triển. Mạch là phủ của huyết, Vinh khí dựa vào mà đi trong mạch, Vệ khí dựa vào mà đi ở ngoài. Mạch theo khí đi, huyết theo mạch chạy. Vinh Vệ điều hòa, khí và huyết thông ứng, đó là người bình thường.

MẠCH TRÌ  

 

Mạch Trì thuộc âm. Dinh (Vinh) khí hòa là Trì...

MẠCH TƯỢNG

Mạch Trì mỗi hơi thở đập 3 lần, đến rồi đi rất chậm.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TRÌ
- Sách ‘Mạch Chẩn’ trình bày hình vẽ mạch Trì như sau :

NGUYÊN NHÂN

Hàn khí ngưng trệ, dương khí không vận hóa được, vì vậy thấy mạch Trì
Tà tụ nhiệt kết làm cho sự lưu hành của huyết mạch bị trở ngại cũng thấy mạch Trì.

CHỦ BỆNH

Mạch Trì chủ chứng hàn
Đàn bà bị trúng phong 6-7 ngày thì phát sốt, sợ lạnh, đến lúc có kinh thì bớt nóng, cơ thể mát mà mạch lại Trì, ngực sườn đầy tức, giống như chứng kết hung, lại thêm nói cuồng, đó là nhiệt nhập huyết thất.
Kiết lỵ mà mạch Trầm Trì, sắc mặt nhạt, cơ thể hơi nóng, đi tiêu ra phân xanh... là vì ở dưới bị hư vậy.
Mạch ở thốn khẩu Trì là thấy có hàn ở bên trên, tim đau, họng đau, nôn ra nước  chua. Mạch bộ quan Trì là trong Vị có hàn. Mạch bộ xích Trì là hạ tiêu có hàn.
Mạch Trì là bệnh ở tạng, hoặc đờm nhiều, trưng kết. Bộ thốn Trì là thượng tiêu bị hàn, bộ quan Trì là trung tiêu bị hàn, bụng đau không chịu nổi, bộ xích Trì là Thận hư, thắt lưng đau, tiểu không tự chủ, dịch hoàn sưng đau.
Mạch Trì chủ bụng đầy, ho suyễn, tích hàn, đờm ẩm, dương hư, san tiết, trưng kết, tà nhiệt kết tụ. Trì mà có lực là nhiệt tà ủng kết ở kinh mạch.
Tả Thốn TRÌ    Tim đau.
Hữu Thốn TRÌ      Phế nuy.
Tả Quan TRÌ    Can uất, trưng kết.
Hữu Quan TRÌ     Vị hàn, nuốt chua.
Tả Xích TRÌ     Tiểu không tự chủ.
Hữu Xích TRÌ      Mệnh môn hỏa suy, san tiết.

KIÊM MẠCH

Mạch Trầm, Tiểu, Trì gọi là thoát khí.
Mạch ở thốn khẩu Phù mà Trì... Trì tức là lao... lao thì dinh khí suy nhược.
Người bệnh ngực đầy, môi bệu, lưỡi xanh tím, miệng khô ráo, muốn ngậm nước súc miệng nhưng không muốn nuốt, không nóng lạnh, mạch hơi Đại mà Trì, bụng không đầy là có ứ huyết.
Chứng trường ung thì bụng dưới sưng, có bỉ khối, ấn thì đau như đứng lâu, tiểu thường hay phát sốt, tự ra mồ hôi lại sợ lạnh, mạch Trì, Khẩn là đã thành mủ.
- Trì mà Sáp là ở trong có trưng kết, Trì mà Hoãn là có hàn, Trầm mà Trì là trong bụng có lạnh.
· Mạch Trì mà Phù là hàn ở phần biểu.
· Trì mà Trầm là hàn ở phần lý.
· Trì mà Sáp là huyết hư.
· Trì mà Hoạt là đờm.
· Trì mà Tế là chân dương suy.
· Trì mà Hoạt, Đại là phong đờm.


MẠCH CÁCH  

 

Cách là đầy, là cấp, Cách là da thuộc, ý nói tượng mạch cố kết không di động.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Cách là da thuộc, là Phù, Huyền, Đại, Hư, như ấn tay lên da trống, trong hư, ngoài cấp.
Mạch Cách đi nổi mà dán vào tay, trong rỗng ngoài cứng, như đè lên mặt trống
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH CÁCH.
Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi lại hình vẽ biểu thị mạch Cách:

NGUYÊN NHÂN 

Mạch Cách là sự tương hợp giữa mạch Huyền và Khổng, do tinh huyết bên trong bị hư, Do khí  hư không kiên cố, tinh huyết không tàng được, làm cho khí  không có chỗ dựa mà phù việt ra ngoài

CHỦ BỆNH

 Mạch cách chủ biểu hàn, trung hư,đàn bà thì xảy thai,rong huyết, băng huyết.đàn ông thì mất tinh, mất huyết,

Tả Thốn CÁCH    Tâm hư, đau.
Hữu Thốn CÁCH    Phế hư, khí ủng trệ.
Tả Quan CÁCH       Sán Hà.
Hữu Quan CÁCH   Tỳ hư, dạ dầy đau.
Tả Xích CÁCH         Di tinh.
Hữu Xích CÁCH      Xẩy thai, lậu hạ.

KIÊM MẠCH BỆNH

·  Cách mà phù cứng là  biểu tà cực thịnh.
·  Cách mà Hoãn, không có thần là  âm khí  tiêu tan, khó chữa.

C- CÁC BỘ VỊ ĐỂ CHẨN MẠCH

Hiện nay, đa số các thầy thuốc chọn cách xem mạch theo học thuyết của Lý Đông Viên như sau:
TAY PHẢI
TAY TRÁI
  THỐN
Phế           Đại Trường
Tâm       Tiểu Trường
  QUAN
Tỳ               Vị
Can        Đởm
   XÍCH
Mệnh Môn     Tam Tiêu
Thận       Bàng Quang

 Sự Liên Hệ Giữa Các Bộ Vị Mạch
Dựa theo đặc tính sinh khắc của Ngũ Hành, áp dụng vào cách phân định bộ vị của mạch và tạng phủ theo Lý Đông Viên, ta có:
+ Tương Sinh:
Thận Thủy (bộ xích tay trái) sinh Can Mộc (Quan), Mộc sinh Hỏa (Thốn) và Hỏa (Mệnh Môn - xích bên phải) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn).
TAY TRÁI
TAY PHẢI
THỐN
Tâm Hỏa
Phế Kim
QUAN
Can Mộc
Tỳ Thổ
XÍCH
Thận Thủy
Mệnh Môn (Hỏa)
 + Tương Khắc:
  Nhìn vào hàng ngang, giữa 2 tay phải và trái, và giữa các bộ vị cùng tên, ta thấy có sự tương khắc: Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, Thận Thủy khắc Mệnh Môn Hỏa.
TAY TRÁI
TAY PHẢI
THỐN
Tâm Hỏa
Phế Kim
QUAN
Can Mộc
Tỳ Thổ
XÍCH
Thận Thủy
Mệnh Môn Hỏa
Nếu nhìn chéo sẽ thấy: Phế Kim khắc Can Mộc, Tỳ Thổ khắc Thận Thủy và như vậy sẽ có 1 vòng liên hợp tương khắc như sau:
Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Phế Kim khắc Can Mộc, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, Tỳ Thổ khắc Thận Thủy, Thận Thủy khắc Mệnh Môn Hỏa, và vòng tương khắc cứ như vậy mà tiếp diễn.
 Có lẽ vì vậy mà hình thái định vị này đươc nhiều người chú ý và chấp nhận.


MẠCH ĐẠI  

Đại là to lớn.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Đại, rộng và to khác thường, chỉ không cuồn cuộn như mạch Hồng mà thôi .Mạch tràn đầy, ứng dưới ngón tay lớn .
Mạch Đại... sức mạnh đi phù án thì như nước nổi lên tràn đầy dưới ngón tay mà trầm án thì lại lan rộng  ra mà mềm yếu đi, tức là phù án thì hữu lực còn trầm án thì vô lực”.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH ĐẠI.
- Sách ‘Mạch Chẩn‘ biểu diễn hình vẽ mạch Đại:
                                                  

CHỦ BỆNH

Mạch Đại là bệnh nặng thêm. Tượng mạch thô Đại là âm không đủ, dương có dư, sẽ gây nên chứng nhiệt ở trung tiêu.
Phế khí thịnh thì mạch Đại, mạch Đại thì không thể nằm ngửa.
Mạch Tâm đầy, Đại sẽ phát ra chứng giản khiết, gân co quắp.
Mạch Đại là huyết và khí đều thịnh - Mạch thấy Đại mà cứng là huyết khí đều thực.
Mạch ở bộ quan Phù mà Đại là phong ở Vị, gây ra há miệng, so vai mà thở, vị quản khó chịu, ăn vào thì muốn ói.
Mạch Đại chủ tà khí thịnh, chính khí suy. Bệnh thấy  mạch Đại là bệnh sắp phát nặng. Bệnh mới mắc mà thấy Đại là thuộc thực, bệnh lâu ngày thấy mạch Đại thuộc Hư.
Mạch Đại chủ tà nhiệt cảm nặng, thấp nhiệt, tích khí, ho suyễn, trường tiết, khí đưa nghịch lên làm mặt bị phù, hư lao nội thương
.
Tả Thốn ĐẠI  Tâm phiền, phong nhiệt, kinh sợ.
Hữu Thốn ĐẠI  Khí nghịch, mặt phù, ho suyễn.
Tả Quan ĐẠI  Sán khí, phong huyễn.
Hữu Quan ĐẠI  Tích khí, vị thực, bụng đầy.
Tả Xích ĐẠI    Thận tý.
Hữu Xích ĐẠI     Tiểu đỏ, táo bón.

KIÊM MẠCH

Mạch Tỳ hiện đến thì mạch Đại mà hư là trong bụng có tích khí, nếu có quyết khí thì gọi là quyết sán. Nam nữ cùng một chứng trạng như nhau, do chân tay đang ra mồ hôi mà gặp gió. Mạch thận hiện đến thì trên cứng mà Đại, đó là có tích khí ở vùng giữa bụng dưới với tiền âm gọi là chứng thận tý, bị chứng này là do tắm gội nước lạnh xong mà đi nằm ngay.
Mạch Huyền mà Đại. Huyền tức giảm, Đại tức là Hồng. Giảm là hàn, Hồng là hư. Hàn và Hư tương bác gọi là Cách. Đàn bà gặp mạch này thì lậu hạ, xảy thai, đàn ông thì vong huyết, thất (mất) tinh. Mạch ở thốn khẩu Phù, Đại... Phù là vô huyết, Đại là hàn, hàn khí tương bác gây ra bụng sôi.
Mạch ở thốn khẩu Phù mà Đại. Phù là hư, Đại là thực, (mạch này) thấy ở bộ thốn là chứng “Cách”, thấy ở bộ xích là chứng ‘Quan’. Quan thì không tiểu được, Cách thì ói ngược.
Mạch Hồng, Đại, khẩn cấp là bệnh đang tiến nhanh ở bên ngoài, đầu đau, phát sốt, nhọt sưng. Mạch bộ thốn Đại mà bộ xích lại Tiểu là đầu đau, mắt hoa. Mạch ở bộ thốn Tiểu mà ở bộ xích lại Đại là ngực đầy, hụt hơi”.
Mạch ở thốn khẩu Hồng Đại thì ngực sườn đầy tức.
Mạch Đại, Phù, Hồng, Trường là chứng phong huyễn, điên tật.
·  Mạch Đại mà Phù là hư hoặc biểu bị nhiệt.
·  Mạch Đại mà Trầm là phần lý bị nhiệt, bệnh ở Thận.
·  Mạch Đại mà Huyền là nóng lạnh.
·  Mạch Đại mà Nhu là hư nhiệt.
·  Mạch Đại mà Hoãn là thấp nhiệt.
·  Mạch Đại mà Hồng là Vị bị thực.
·  Mạch Đại mà Thực là có tích khí.

MẠCH ĐẠI 
Là thay đổi
HÌNH DẠNG
Mạch Đại cũng gần như Mạch Sắc Mạch Nhu . Nhưng Sắc và Nhu thị chỉ dít không nhão, mềm mà không nghỉ, Còn mạch Đại thì đã dít khó nhãomềm mà chốc chốc lại nghỉ. Mạch Đại gần như Mạch Xúc và Mạch Kết. Ngưng Xúc và Kết mỗi lần nghỉ thì tới nhiều, ít không nhất định. Còn Đại thì mỗi lần nghỉ, mạch tới có số nhất định .Thí dụ nhưn: Khi đầu 1o lần động 1 lần nghỉ thì sau đó đều 10 lần động 1 lần nghỉ .
NGUYÊN NHÂN
Khi tạng khí tuyệt thì thấy Mạch Đại.
CHỦ BỆNH
Đại là tạng khí tuyệt. Người khỏe thấy Mạch Đại ắt chết, người bệnh thấy Mạch Đại thì may còn chữa được,Bệnh đau như: Tâm thống, Phúc thống, cảm gió, trúng gió, bệnh đờm, bệnh thấp, và đàn bà có thai 3 tháng mà thấy Mạch Đại thì không việc gì. Có người khí huyết thình lình bị tổn , Người khí không được điều hòa thì cũng thấy Mạch Đại,


MẠCH ĐOẢN  

 

Mạch Đoản thuộc Âm mạch, mức độ ngắn,Mạch đi dưới tay, thấy không đến vị trí của mạch, gọi là mạch Đoản.

HÌNH TƯỢNG

 Mạch Đoản, ngắn, mà Sáp, nhỏ, đầu đuôi như không có, ở giữa nổi lên, không đến được vị của 3 bộ.
 HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH ĐOẢN
-          Sách ‘Mạch Chẩn’(M.Kinh) biểu diễn hình vẽ mạch Đoản như sau:
-         

NGUYÊN NHÂN

Mạch Đoản... do khí không được điều hòa, hư thì thuộc Phế, thực thì thuộc về Vị.
Mạch Đoản...do âm dương không đến bản vị.
Vị khí  ủng tắc không thông đều được các mạch, hoặc do đàm khí, ăn không tiêu làm trở ngại đường vận hành của khí, vì vậy thấy mạch Đoản. Cũng có khi do dương khí không thông.
Mạch Đoản là vì khí bị hư không đủ sức để dẫn huyết. Hoặc do huyết trệ, khí uất hoặc đàm trệ khí uất, hoặc đàm trệ thực tích làm cho khí  đạo và mạch khí không thông cũng thấy mạch Đoản”
Mạch Đoản mà có lực, chủ khí thực, do khí bị uất hoặc khí của Tam tiêu bị ứ, hoặc do đờm, thức ăn ngăn trở  ở hoành cách mô gây ra mạch Đoản.

CHỦ BỆNH

Mạch ở thốn khẩu đụng vào ngón tay là  Đoản thì đầu đau.bộ xích Đoản thì bụng đau
Mạch Đoản ...thuộc Âm trung phục dương, chủ khí của Tam tiêu bị ứ tắc, ăn uống không tiêu.
Mạch Đoản chủ khí bị hư.Mạch Đoản thấy ở chứng bất túc, nguyên khí hư suy
Mạch Đoản, nếu hữu lực thì chủ về khí bị uất, nếu vô lực thì chủ về khí bị tổn thương.
Mạch Đoản chủ hơi thở ngắn, huyết hư, phế hư, ăn không tiêu, mồ hôi ra nhiều, dương khí bị vong.

Hữu Thốn ĐOẢN    Phế hư, đầu đau.
Tả Thốn ĐOẢN  Tâm thần, bất túc.
Hữu Quan ĐOẢN  Vị quản đầy, tức, không thông.
Tả Quan ĐOẢN  Phế khí, tổn thương.
Hữu Xích ĐOẢN    Chân dương suy yếu.
Tả Xích ĐOẢN    Bụng dưới đau.

KIÊM MẠCH

Mạch Phù, Đoản là Phế bị tổn thương, các khí đều ít, không quá 1 năm thì chết. Mạch Đoản mà Sác thì tim đau, buồn bực.
Mạch Xúc, Đoản mà Sác là do độc khí phạm vào tâm, mạch đạo bị quẫn bách mà ra, là chứng chết.
Phù mà Đoản thì doanh vệ không hành, Trầm mà Đoản là tạng phủ có bỉ khối, ứ trệ.     
·  Đoản Sác là tim đau, buồn bực.
·  Đoản, Hoạt, Sác là do uống rượu làm hại thần trí.
·  Phù mà Đoản là huyết bị sáp trệ hoặc phế bị tổn thương.
·  Trầm mà Đoản là bí kết.
Mạch Đoản mà Phù là Phế khí bị hư hoặc huyết bị sáp, Đoản mà Sáp là Tâm khí bị hư hoặc Tâm mạch bị ứ trệ, Đoản mà Trầm là có bỉ khối, Đoản mà Trì là hư hàn. 

MẠCH ĐỘNG
Là lăn chuyễn
HÌNH DẠNG
Mạch Động nghĩa là lăn chuyển. Mạch nhấc tay lên thấy như không có nhưng luôn đó lại có ngay. Khi có thì như hạt đậu lúc lắc, không ra khỏi không đi cũng không lại.
NGUYÊN NHÂN
Cơ thể bị hư lao  thì thấy Mạch Đại.
CHỦ BỆNH
Mạch Động phần nhiều thấy ở Quan bộ, Nếu thấy ở Nhân nghênh thì vì lạnh mà đau, Thấy ở Khí Khẩu  là có sự kinh sợ. Mạch Động thường thân thể hư lao hoặc băng huyết , nhiều đờm, lị ra huyết hay là chân tay co quắp,  Phế khô vỵ tuyệt

MẠCH HOÃN    

ĐẠI CƯƠNG

      Hoãn là hòa hoãn.Vệ khí hòa gọi là Hoãn. -  Âm mạch và dương mạch điều hòa gọi là Hoãn.Ấn tay thấy mạch vẫn y nguyên gọi là Hoãn

 HÌNH TƯỢNG

Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, như sợi tơ ở dưới tay, không cấp bách, qua lại thong thả, khoan hòa, đều đặn, số mạch đập không thay đổi mấy.Hoãn qua lại cũng chậm, nhanh hơn Trì một ít.Mạch Hoãn thuộc loại tần số trung bình từ 60-80 lần / phút
HÌNH VẼ BIỂU THỊ MẠCH HOÃN
 - Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi hình vẽ mạch Hoãn như sau:

NGUYÊN NHÂN

Tỳ thuộc thổ mà chủ thấp, khí cơ bị thấp tà mà khốn đốn vì vậy thấy mạch Hoãn. Do khí cơ bị thấp tà dính lại gây nên. Tỳ Vị hư yếu, mà Tỳ Vị là nguồn của khí huyết, khí huyết bất túc, không vận hành được, kết lại gây nên mạch Hoãn, Khí huyết đều hư vì vậy mạch đến thong thả [Hoãn]

CHỦ BỆNH

Mạch ở bộ xích và thốn mà đều và Hoãn thì bệnh ở quyết âm
Thái Dương bệnh, mạch bộ thốn Hoãn, bộ quan Phù, bộ xích Thực, phát sốt, ra mồ hôi sợ lạnh, không nôn mửa, chỉ thấy mạch Vi, Hoãn, đầy tức, đó là do thầy thuốc sử dụng phép Hạ gây ra.
Thương Hàn, mạch Phù Hoãn, bì phu mất  cảm giác là phong hàn ở cơ nhục, Mạch bộ quan Hoãn, biếng ăn là do vị khí không  điều hòa, Tỳ khí không đủ. Mạch bộ xích Hoãn thì chân yếu, tiểu tiện không thông.
Mạch thốn khẩu Hoãn, bì phu mất cảm giác là phong hàn ở cơ nhục,Mạch Hoãn là hư,Mạch Hoãn là nhiệt nhiều,
Mạch Hoãn là phong, là hư, là tý, là yếu, là đau, ở trên là gáy cứng, ở dưới là chân yếu. Mạch bộ thốn bên trái Hoãn là tâm khí không đủ, hồi hộp, hay quên, gáy và lưng đau cấp - Mạch bộ quan (trái) Hoãn là phong hư, chóng mặt, khí kết ở bụng sườn - Mạch bộ xích (trái) Hoãn là Thận hư hàn, tiểu khó, kinh nguyệt ra nhiều - Mạch bộ thốn (phải) Hoãn là Phế khí phù lên, thở ngắn - Mạch bộ quan (phải) Hoãn là Vị khí hư yếu - Mạch bộ xích (phải) Hoãn là chân lạnh yếu, phong bí, khí trệ
Mạch Hoãn là phần vinh (huyết) bị suy mà phần vệ (khí) lại dư, là phong hoặc thấp hoặc Tỳ hư, trên là gáy cứng đau, dưới là chân tê bại.
Mạch Hoãn chủ về phong thấp, trúng phong, đau nhức, hoa mắt, chóng mặt, hư nhức, ung nhọt, tiểu khó.

Tả Thốn HOÃN     Tâm khí không đủ.
Hữu Thốn HOÃN     Thương phong.
Tả Quan HOÃN     Can hư.
Hữu Quan HOÃN     Tỳ thấp.
Tả Xích HOÃN      Âm hư.
Hữu Xích HOÃN        Dương suy.

 

KIÊM MẠCH BỆNH

·  Mạch Hoãn mà Phù là thương phong ở phần biểu.
·  Mạch Hoãn mà Trầm là thấp tý.
·  Mạch Hoãn mà Hoạt là nóng ở trong.
·  Mạch Hoãn mà Sáp là huyết hư.
·  Mạch Hoãn mà Trầm, Tế, vô lực là dương hư.

MẠCH HOẠT    

- Hoạt là trơn tru, sức mạch đi trơn tru như chuỗi hạt châu (viên ngọc) lăn (động) dưới ngón tay.
Người thường mạch Hoạt mà xung hòa là dấu hiệu vinh vệ đầy đủ. Phụ nữ không bệnh mà thấy mạch Hoạt thì nên xét xem có thai hay không

HÌNH TƯỢNG

Mạch Hoạt qua lại lưu lợi,trơn tròn như hạt châu lăn trong mâm, như mưa móc đọng trên lá sen
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH HOẠT
- Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi lại hình vẽ biểu diễn mạch Hoạt như sau:

NGUYÊN NHÂN

Do tà khí ủng thịnh bên trong, chính khí bất túc, khí thực, huyết dũng, khiến cho mạch đi lưu lợi, ứng dưới tay thấy Hoạt, tròn.oặc đàm thực kết trệ bên trong, tà khí thịnh, thực, cũng gây ra mạch Hoạt.   
Nguyên nhân phát sinh mạch Hoạt có thể do:
·  Lượng máu ở tim tống ra bình thường hoặc tăng cao.
·  Thành mạch co dãn bình thường.
·  Tăng vận tốc tuần hoàn.
·  Dòng máu chảy thông suốt.

D- MẠCH HOẠT CHỦ BỆNH

Mạch Hoạt là dương khí thịnh chủ bệnh đờm, thực, nhiệt, là thực trệ, nôn mưả, đầy tức
Mạch Hoạt chủ ói nghịch, ho khạc, phục đờm, thủy ẩm, súc huyết, trung mãn, ăn không tiêu, kiết lỵ, sán khí - Phụ nữ bộ xích hoạt là khí ủng trệ gây ra kinh nguyệt không thông. Hoạt mà lưu lợi là có thai
Mạch Tâm... Hoạt thậm thì khát nước, hơi Hoạt là chứng Tâm sán kéo xuống đến rốn, bụng dưới sôi. -Mạch Phế... Hoạt thậm thì hắt hơi, khí nghịch lên, hơi Hoạt là trên dưới đều ra máu. - Mạch Can... Hoạt thậm là chứng đồi sán, hơi Hoạt là chứng đái dầm - Mạch Tỳ... Hoạt là chứng đồi sán,bí tiểu, dịch hoàn viêm, loét, hơi Hoạt là chứng cốt nuy (xương mềm yếu), ngồi không dậy được, dậy thì tối mắt không nhìn thấy gì
Bộ thốn Hoạt chủ về ói mửa, đờm ẩm. Bộ quan Hoạt chủ về Vị bị nhiệt không ăn uống được, ăn vào thì ói. Bộ xích Hoạt chủ về tiểu đỏ, tiểu ít, dương vật đau buốt”.
·  Nếu huyết thịnh thì mạch Hoạt là không có bệnh.
·  Đàn bà có thai thì mạch Họat cũng là không bệnh.
·  Chứng đờm và ăn không tiêu thì cũng mạch Hoạt.
·  Khi tà khí nặng thì mạch cũng Hoạt.
·  Có bệnh mà thấy mạch Hoạt thì đều thuận lợi.
Tả Thốn HOẠT   Tâm nhiệt, kinh sợ, mất ngủ.
Hữu Thốn HOẠT   Đờm ẩm, nôn mửa.
Tả Quan HOẠT   Can nhiệt, đầu váng.
Hữu Quan HOẠT  Tỳ nhiệt, ăn không tiêu.
Tả Xích HOẠT     Lậu, tiểu đỏ, tiểu khó.
Hữu Xích HOẠT Bụng sôi, tiêu chảy hoặc tướng hỏa bốc lên.

 KIÊM MẠCH

Mạch Hoạt Phù mà Tật là mới bệnh”. “Mạch Hoãn mà Hoạt là chứng nhiệt ở trung (bộ)”. - “Bộ xích Sáp mà mạch lại Hoạt là chứng ra mồ hôi”.
- Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (T. Vấn 28) ghi: “Hoàng Đế hỏi: Chứng trường tích ra lẫn mủ, máu thì như thế nào? - Kỳ Bá thưa: mạch Tuyệt thì chết, mạch Hoạt Đại thì sống. - Hoàng Đế hỏi: chứng trường tích mà cơ thể không nóng, mạch không Tuyệt thì sao? - Kỳ Bá thưa: mạch khí bật lên, Đại mà Hoạt thì lâu ngày sẽ tự khỏi, nếu mạch Tiểu Cấp và cứng thì sẽ chết, không chữa được”.
Mạch khí của Tâm bật lên, Hoạt mà Cấp là chứng Tâm sán
Chứng tiểu kết hung ngay ở dưới tim, đè vào thì đau, mạch Phù Hoạt, đó là  biểu có nhiệt, lý có hàn. - Thái dương bệnh lại dùng phép hạ... thấy  mạch Trầm Hoạt là chứng nhiệt lỵ, thấy Phù Hoạt sẽ tiểu ra máu.
Mạch bộ thốn Trầm, Đại mà Hoạt, Trầm là Thực, Hoạt là khí thực, khí tương bác, huyết khí vào tạng thì chết, vào phủ thì sẽ khỏi, đó là chứng ‘thốt quyết’.
Mạch phu dương Phù mà Hoạt, Hoạt là cốc khí  thực, Phù thì tự nhiên ra mồ hôi
Trong miệng khô ráo, ho thì đau ở ngực, mạch lại Hoạt Sác, đó là chứng Phế ung, khạc ra mủ máu.
Mạch Sác mà Hoạt là thực, có thức ăn tích lại không tiêu.
Mạch Phù mà Tế Hoạt là chứng thương ẩm.
Mạch ở thốn khẩu Trầm Hoạt, trong có thủy khí, mắt mặt sưng phù, có nhiệt, gọi là chứng phong thủy.
Mạch Hoạt mà hơi Phù là bệnh ở Phế.
Mạch ở thốn khẩu Hoạt mà Trì, không Trầm, không Phù, không Trường không Đoản là không có bệnh, bên trái và bên phải giống nhau. Mạch bộ quan Hoạt mà lại Đại, Tiểu không đều là bệnh đang tiến, không quá 1-2 ngày thì phát. Người bệnh muốn uống nhiều, uống vào thì đi tả ngay, nếu ngừng thì sống. không ngừng thì chết. Mạch bộ xích Hoạt mà Tật là huyết hư.
Trì mà Hoạt là đầy trướng. Hoạt mà Sác là âm kết nhiệt. Hoạt Tật là có nhiệt ở Vị. Hoãn mà Hoạt là nhiệt ở trung (bộ). Trầm mà Hoạt là mót rặn, lưng đau.
 Mạch Phù Hoạt là phong đờm, Trầm Hoạt là đờm tụ do thức ăn, Hoạt Sác là đờm hỏa, Hoạt Đoản là không muốn ăn.
- Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “
·  Mạch Hoạt Phù là biểu nhiệt hoặc  phong đờm.
·  Hoạt Trầm là lý nhiệt hoặc  đờm ẩm.
·  Hoạt Sác là Vị bị nhiệt, ăn không tiêu.
·  Hoạt Trì là tiêu chảy”.

MẠCH HỒNG   

 

Mạch Câu, mạch Thịnh, mạch Hồng là một
Mạch Câu,  ứng với thời lệnh là  mùa hè, ở tạng là Tâm, thuộc hỏa, phương nam, muôn vật nhờ đó mà thịnh trưởng. vì thế mạch khí  lúc đến thì thịnh, lúc đi thì suy, do đó gọi là Câu.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Hồng là dương trong dương vì vậy mạch khí lúc đến thì thịnh, lúc đi thì suy .
Mạch Hồng to mà thực, nhấc tay lên hoặc ấn xuống đều có lực
Mạch Hồng, mạch tới cuồn cuộn đầy dẫy như sóng vỗ dưới ngón tay, khi đến mạch lớn, lúc đi mạch kém dần.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH HỒNG
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn  hình vẽ mạch Hồng:

NGUYÊN NHÂN

Nhiệt tràn đầy ở bên trong, đường mạch to ra và đẩy trào lên, gây ra mạch Hồng.
Nhiệt là thương tổn phần âm, âm khí hư ở bên trong mà dương khí phù việt ra bên ngoài cũng gây ra mạch Hồng.
 Phát sinh ra mạch Hồng có thể do:
·  Lượng máu ở tim tống (đẩy) ra tăng lên.
·  Mạch máu ngoại biên bị dãn .
·  Huyết áp tâm thu cao .
·  Huyết áp tâm trương thấp .
·  Mạch áp lớn .
·  Tốc độ máu chảy nhanh.

CHỦ BỆNH

Mạch Thịnh da nóng, bụng trướng, đái tiểu tiện không thông là ngũ thực.
Mạch Hồng chủ về nhiệt... đó là cả vinh lẫn vệ đều rất nóng, khí huyết bị nung đốt, nóng cả ở phần biểu và lý.
Bộ thốn Hồng chủ về thượng tiêu, trong lồng ngực có nhiệt. Bộ quan Hồng chủ về nhiệt ở vị, ói mửa, phiên vị. Bộ xích Hồng chủ về nhiệt ở nửa người, đại tiện khó, tiêu ra máu.
Mạch Hồng gặp ở chứng tà khí thịnh, hỏa quá mạnh. Nhưng nếu mạch Hồng mà vô lực đó là hư Hồng, là hiện chứng của Hỏa bốc lên mà Thủy bị cạn.
Mạch Hồng chủ đầy, đau, nhiệt, phiền. 
Mạch Hồng chủ phần doanh và lạc có nhiệt nhiều, họng khô, đại tiểu tiện không thông.
Mạch Hồng chủ bệnh phiền táo, tráng nhiệt, phiền khát, ói ra máu, đầy trướng, ra mồ hôi, thử nhiệt.

Tả Thốn HỒNG     Tâm phiền, lưỡi lở loét.
Hữu Thốn HỒNG    Ngực đầy, khí nghịch.
Tả Quan HỒNG     Can Mộc quá vượng.
Hữu Quan HỒNG    Vị nhiệt, đầy tức.
Tả Xích HỒNG       Thủy khô kiệt, đái gắt.
Hữu Xích HỒNG      Long hỏa thiêu đốt.

KIÊM MẠCH

Trường ung, thấy mạch Hồng Sác là đã thành mủ.
Trong bụng đau thì mạch phải nên Trầm, nếu lại thấy Huyền mà Hồng Sác là có giun đũa.
Mạch Đại, Hồng, Khẩn, Sác là bệnh tiến triển nhanh, ở bên ngoài là đầu đau, phát sốt, ung thủng.
Mạch Phù, Hồng, Đại, Trường là phong huyễn, điên tật.
Mạch Hồng, Đại là thương hàn nhiệt bệnh”. “Dương tà xâm nhập thì mạch Phù, Hồng.
·  Mạch Hồng Đại là nhiệt thịnh.
·  Hồng Phù là biểu nhiệt hoặc hư nhiệt.
·  Hồng Trầm là lý nhiệt hoặc nhiệt bị hàn bao bọc.
·  Hồng Khẩn là ngực đầy tức, đại tiện khó mà ra máu.

MẠCH HƯ    

Hư là không Thực, nghĩa là ở giữa bất túc,nhược mà không lực, vì vậy gọi là Hư. Mạch Đại như cũ mà không cứng là hư

HÌNH TƯỢNG

Mạch Hư là tổng hợp 4 mạch , ấn vào không thấy, Phù,Trì, Đại mà Nhuyễn, đè tay xuống, nhấc tay lên đều thấy trống không . 
Mạch Hư, 3 bộ mạch ấn nhẹ tay thì vô lực, ấn nặng tay thì mất.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN  MẠCH HƯ
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Hư như sau:

NGUYÊN NHÂN

Khí không đủ để khua động huyết thì mạch đến vô lực (hư)- Huyết không đủ để nuôi dương khí thì mạch cũng Hư.
Do khí hư không vận chuyển được huyết, mạch khí hư, huyết hư không thúc đẩy được huyết mạch, cho nên ấn tay xuống thấy trống rỗng. Do khí hư không thu liễm được nên mạch khí tràn ra ngoài. Huyết hư, khí không phù trợ được nên phù ra ngoài, vì vậy bắt mạch thấy lớn mà nhuyễn.     

CHỦ BỆNH

Mạch của Can và Thận đều Hư thì chết
Mạch Thực thì huyết thực, mạch Hư thì huyết hư, đó là lẽ thường. Trái nghịch như trên là bệnh.
Mạch Hư mà cơ thể sốt đó là do thương thử - Mạch ở bộ xích và thốn đều Hư, nóng không bớt thì chết.
Mạch ở thốn khẩu Hư ắt sinh hàn ở Tỳ Vị, gây ra ăn không tiêu.
Mạch Hư là cơ thể sốt (do thương thử ), trống ngực hồi hộp, tự ra mồ hôi, phát nóng, âm hư. Mạch bộ thốn Hư là huyết không nuôi Tâm - Bộ quan Hư là bụng trướng, ăn không tiêu - Bộ xích Hư là nóng âm ỉ ở trong xương, chân tê bại, tinh huyết bị tổn thương”.
Mạch Hư chủ chính khí hư, không lực.huyết hư, thương thử,khí huyết đều hư
Phù chẩn thấy mạch Hư là huyết hư, trầm chẩn thấy mạch Hư là khí hư.
Trẻ nhỏ thấy mạch Hư là có kinh phong, người mạnh khỏe có mạch Hư là bị thương thử.
Mạch Hư chủ khí và huyết đều hư, phế nuy, thương thử, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, chân mềm, ăn không tiêu.

Tả Thốn HƯ     Hồi hộp.
Hữu Thốn HƯ      Khí suy, tự ra mồ hôi.
Tả Quan HƯ     Huyết không nuôi gân.
Hữu Quán HƯ      Hư trướng, ăn không tiêu.
Tả Xích HƯ      Thắt lưng đau, đầu gối tê bại.
Hữu Xích HƯ       Dương suy hoặc trầm hàn.

KIÊM MẠCH

Bệnh do phong thì mạch phải Phù Hư.
Đàn ông bình thường mà thấy mạch cực Hư là bị hư lao. Đàn ông mà mạch lại Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh... là do hư lao gây ra. Đàn ông bình thường mà mạch Tế, Nhược, Vi thì thường ra mồ hôi trộm.
Mạch Sác, Hư là chứng phế nuy.
Mạch chân tạng của Phế hiện ra thì Phù mà phải Hư, ấn tay xuống thấy mềm rỗng như cọng hành, ở dưới không có gốc thì  chết.
-Mạch Hoạt mà thịnh là bệnh đang tiến,- Mạch Hư mà Tế là bệnh đã lâu ngày.
·  Mạch Hư mà Phù là khí hư.
·  Hư mà Sáp là huyết hư .
·  Hư mà Sác là âm hư, phế nuy.
·  Hư mà Trì là dương hư .
·  Hư mà Nhuyễn là mồ hôi tự ra.
·  Hư mà Tiểu là chân đau, tê bại .


 MẠCH HUYỀN.  

 

- Huyền là dây (đàn, cung ...) sức mạnh đi trong đường của mạch như có sợi dây cứng thẳng, nên gọi là Huyền.
Mạch Huyền là mạch tượng của Can, mùa xuân.Mạch Sác mà Khẩn là mạch Huyền.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Huyền hình dạng giống dây cung, ấn vào thấy căng thẳng như ấn vào dây cung,đè mạnh tay vào không thay đổi,   thỉnh thoảng thấy Sác.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN  MẠCH HUYỀN
- Sách ‘Mạch Chẩn’ vẽ hình biểu diễn  mạch Huyền như sau:

 NGUYÊN NHÂN

Mạch Huyền... do hư lao, nội thương, khí trung tiêu không đủ, thổ (Tỳ Vị) bị mộc (Can) khắc.
Can chủ sơ tiết, điều sướng khí cơ, nếu tà khí uất kết ở Can, làm mất chức năng sơ tiết, khí uất không thông lợi, sẽ sinh ra mạch Huyền. Hoặc các chứng đau, đờm ẩm, khí cơ ứ trệ, âm dương không hòa, mạch khí do đó bị căng ra, gây nên mạch Huyền.  
 Nguyên nhân phát sinh mạch Huyền thường do:
·  Lượng máu ở tim tống ra tăng lên .
·  Sức co của thành mạch máu tăng .
·  Huyết áp cao .
·  Động mạch bị xơ cứng, trương lực của động mạch cao hơn bình thường.

CHỦ BỆNH

 Mạch án về mùa xuân, có vị khí mà mạch hơi Huyền là bình thường, Huyền hơi nhiều mà Vị khí ít là bệnh ở Can, chỉ thấy mạch Huyền mà không có Vị khí thì sẽ chết.
 Thương hàn mà thấy mạch ở bộ thốn Sáp, bộ xích lại Huyền thì trong bụng đau dữ.
Mạch Song Huyền là hàn, đều là do sau khi cho xổ mạnh, trong người dễ bị hư. Mạch thiên Huyền là bệnh ẩm.
Tiêu chảy mà mạch lại Huyền, phát sốt, ra mồ hôi là bệnh sắp khỏi.
Thốn khẩu mạch Huyền là dưới hông sườn bị đau nhiều, gai rét, sợ lạnh.
Bộ thốn Huyền thì nước đọng ở hạ tiêu, đầu đau, bụng đau cấp. Bộ quan Huyền thì mộc khí bị hại không sinh được nhiệt, bụng đau do Vị bị hàn. Bộ xích Huyền thì thủy khí đọng hạ tiêu, ruột đau, dưới rốn gò đau.
Mạch Huyền chủ đờm ẩm, sốt rét lâu ngày. Bộ thốn Huyền là đầu nhức, đờm nhiều.  Bộ Quan Huyền thì nóng lạnh, trưng hà. Bộ xích Huyền chỉ đồi sán, chân bị co rút.
Mạch bộ thốn Huyền chủ đầu đau, hàn nhiệt (sốt rét). Bộ quan Huyền là Vị bị hàn, ngực bụng đau. Bộ xích Huyền là trúng âm sán.
Mạch Huyền chủ mắt đỏ, chóng mặt, huyết áp cao, hồi hộp, hay quên, thần kinh suy nhược.
Mạch Huyền chủ tà ở Can vượng, Tỳ yếu, bệnh ngược (sốt rét), đờm ẩm, đầy trướng, đau 2 bên hông sườn, sán khí, tích kết, chứng tý.

Tả Thốn HUYỀN    Đầu đau, lo sợ, mồ hôi trộm.
Hữu Thốn HUYỀN      Phế cảm phong hàn, ho.
Tả Quan HUYỀN    Sườn đau, sán khí.
Hữu Quan HUYỀN    Tỳ Vị bị hàn, bụng đau.
Tả Xích HUYỀN     Bụng dưới đau.
Hữu Xich HUYỀN   Quanh rốn đau, thủy tích ở hạ tiêu.

KIÊM MẠCH

Mạch Phù mà Huyền là Thận bất túc.
Thương hàn mà mạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương.
Tiêu chảy  mà mạch Trầm Huyền thì phần dưới nặng nề.
Mạch Trầm mà Huyền là huyền ẩm, đau ở trong. Mạch Huyền Sác mà có huyền ẩm, mùa đông và mùa hạ khó  chữa. Người bệnh ho kinh niên, mạch Huyền là có nước đọng.
Trong bụng đau thì mạch phải Trầm Huyền, nếu Hồng Đại là có giun.
Đàn ông bình thường mà mạch Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh là hư lao
Người bệnh mặt nhợt nhạt, không nóng lạnh, mạch Trầm Huyền thì chảy máu cam. Thốn khẩu mà mạch Huyền Đại. Huyền là giảm, Đại là khâu. Giảm là hàn, khâu là hư. Hư hàn kích bác nhau gọi là mạch Cách. Đàn bà có mạch này thì đẻ non, lậu hạ, đàn ông thì mất máu.
Đàn ông mạch Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh, hơi thở ngắn, bụng đau nhiều, tiểu không thông, sắc mặt trắng, thỉnh thoảng hoa mắt, chảy máu cam, bụng dưới đầy, các chứng này do bệnh lao gây ra.
Mạch Huyền Tiểu là chứng hàn tiết.
Mạch Đại mà Huyền là nóng lạnh. Nhuyễn mà Huyền là chóng mặt, hoa mắt, ngón tay tê. Nhược mà Huyền, Tế là huyết hư, gân teo. Thực mà Huyền là hàn thịnh ở bên trong. Trầm mà Huyền là thực, chủ về hạ trọng. Tế Huyền là tạng Can bị hư.
Huyền Trầm là chứng huyền ẩm gây ra đau ở bên trong, Huyền Hư là hoa mắt chóng mặt. Huyền Trì là quá nhiều hàn. Huyền Tế là co rút cấp (kinh phong cấp ).
Huyền Khẩn là sợ lạnh, sán khí, tích tụ. Huyền Hồng là hông sườn đau như dùi đâm.


MẠCH KẾT   

 

Mạch KẾT thuộc loại mạch âm Mạch đến Hoãn có lúc ngừng rồi lại tiếp, gọi là mạch KẾT.

HÌNH TƯỢNG

Kết là mạch qua lại có lúc ngừng, số lần đập không nhất định.Kết là đá kết tụ, mạch qua lại có lúc ngưng nghỉ gián đoạn như dây có thắt nút. Mạch Kết...số lần đập không đều, hoặc  đập 5-7 lần thì ngưng hoặc  đập 10-20 lần mới ngưng.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH KẾT
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Kết:

NGUYÊN NHÂN

Mạch Kết là do khí huyết ngưng kết, táo đờm ủng trệ.
Mạch Kết do phần nhiều khí huyết suy dần, tinh lực sút kém, vì vậy, mạch ngưng rồi lại đập, đập rồi lại ngưng.
Mạch Kết do khí bị hư, huyết bị Sáp, tà khí kết tụ ở kinh mạch. Hư suy thì khí lực kém, kết tụ thì làm cho kinh mạch bị trở ngại, vì vậy mạch khí trôi chảy không được lưu lợi mà lại có gián đoạn”.
Mạch Kết do âm thịnh, dương khí không thể điều hòa, vì vậy mà mạch đến từ từ mà thỉnh thoảng lại ngừng.

CHỦ BỆNH

Mạch Kết ở bộ quan là trong bụng có tích tụ.
Người bệnh chân tay quyết lãnh, mạch bất thình lình thấy Kết là tà khí tích tụ ở ngực, vì vậy mà ngực đầy tức, đói mà không ăn được.
Mạch Kết...  âm thịnh mà dương không vào được, là trưng kết, uất do thất tình.
Mạch Kết...  trong là tích tụ, ngoài là ung nhọt, sán, hà.
Mạch Kết thấy ở chứng tích trệ, ngừng kết bên trong.
Mạch Kết chủ âm thịnh, khí kết, khí ủng tắc, đờm trệ, tích tụ, ứ huyết, trưng hà, hàn đàm, khí uất.
Mạch Kết chủ khí huyết ngưng trệ, ngoan đờm nội kết, túc thực đình trệ, trưng hà, tích tụ, sán thống, thất tình uất khí .

Tả Thốn KẾT    Tim đau.
Hữu Thốn KẾT    Khí trệ.
Tả Thốn KẾT    Sán hà.
Hữu Quan KẾT    Đờm trệ.
Tả Xích KẾT     Tiểu không thông.
Hữu Xích KẾT     Trưng hà.

KIÊM MẠCH

Mạch Phù Kết là hàn tà trở trệ ở kinh lạc. Trầm Kết là tích tụ ở trong, Hoãn mà Kết là dương hư, Sác mà Kết là âm hư.
·  Mạch Kết mà Phù là hàn tà ủng trệ ở kinh lạc .
·  Kết mà Trầm là khí tích ở bên trong .
·  Kết mà Sác là nhiệt.
·  Kết mà Hoạt là háo đờm, thủy ẩm.
·  Kết mà Sáp là tích ứ ở trong .

MẠCH KHẨN  

 

- Mạch Khẩn Thuộc loại mạch Dương, Khẩn  là gấp,đi có vẻ gấp và rít vì vậy gọi là Khẩn.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Khẩn tìm ấn dưới ngón tay thấy chạy suốt cả 3 bộ, ấn vào mạch chạy có dư, nhẹ tay thấy rất Sác, tựa như mạch Hồng, Huyền.Mạch đi khẩn trương có lực,đi lại như sợi dây bị vặn,Mạch đến gấp dưới tay thấy như kéo dây thừng.
HÌNH TƯỢNG MẠCH KHẨN

NGUYÊN NHÂN

Do hàn khí làm ngưng trệ ở trung tiêu không tiết ra ngoài được, gây trở ngại khí dương, không thông đạt được, dẫn tới hiện tượng chính và tà chống nhau, gây ra mạch Khẩn.
do sự biến tính của màng huyết quản, hoặc do sự tống máu ở tim mà sinh ra.

CHỦ BỆNH

Mạch Khẩn chủ chứng đau, chủ về hàn suyễn, ho, phong giản, đờm lạnh, nôn mửa. Bộ thốn thấy Khẩn là bụng đau lâm râm. Bộ xích thấy Khẩn là bệnh thuộc âm, bôn đồn, sán khí.
Mạch bộ thốn Khẩn là đầu đau. Bộ quan thấy Khẩn là bên trong thấy đau. Bộ xích Khẩn là trong người bứt rứt, quanh rốn đau liên miên.
Mạch Khẩn thấy ở chứng hàn, đau.thức ăn ngưng trệ
Mạch Khẩn chủ hàn bế và biểu hư. Phụ nữ mà thấy mạch Khẩn là kinh nguyệt chậm (thấy sau kỳ). Trẻ nhỏ thấy mạch Khẩn thường bị kinh phong. Bộ thốn (trái) thấy Khẩn: đầu nhức, hoa mắt, cổ đau, khí bị nghịch. Bộ thốn (phải) thấy Khẩn: hay sổ mũi, ngực đầy và đau. Bộ quan (trái) thấy Khẩn: bụng đầy, đau, 2 bên sườn và lưng đau. Bộ quan (phải) thấy Khẩn: ăn uống không tiêu, bụng đau, nãn  mửa. Bộ xích (trái) thấy Khẩn: lưng và bụng dưới đau, tiểu khó. Bộ xích (phải) thấy Khẩn: hạ tiêu đau.

 KIÊM MẠCH

Mạch Thái âm đến thì Khẩn, Đại mà Trường.
Mạch thốn khẩu Phù mà Khẩn. Phù là phong, Khẩn là hàn.
Mạch có Khẩn, Phù, Huyền, Hoạt, Trầm, Sáp, 6 mạch này gọi là ‘Tàn tặc’, đều là các mạch bệnh.
Trường hợp bị kết hung, ăn uống như thường, kiết lỵ, mạch bộ thốn Phù mạch bộ quan Tiểu, Trầm, Khẩn là chứng tạng bị kết.
Dương minh bệnh. mạch Phù Khẩn thì sẽ nóng từng cơn, phát tác có lúc.
Thiếu âm bệnh mạch Khẩn, đến 7-8 ngày sau thì đi lỵ.
Mạch phu dương Phù mà Sáp gọi là chứng phản vị, mạch Khẩn mà Sáp thì khó chữa.
Bệnh huyết tý Chỉ căn cứ mạch tự Vi, Sáp tại thốn khẩu và Tiểu Khẩn tại bộ quan thì biết. Thấy mạch Khâu, Động, Vi, Khẩn, đàn ông thì di tinh, đàn bà thì mộng thấy giao hợp.
Một bên hông sườn đau, phát sốt, mạch Khẩn, Huyền là hàn. Bụng đầy mạch Huyền Khẩn. Huyền thì vệ khí không vận hành tức là sợ lạnh. Khẩn thì không muốn ăn. Tà và chính kích bác nhau gây ra chứng hàn sán. Gặp mạch Khẩn, Đại mà Trì là dưới tim ắt phải cứng, Mạch Đại mà Khẩn là trong dương có âm. Mạch Khẩn như sợi dây vặn vẹo vô thường đó là có thức ăn cũ không tiêu.
Chứng trường ung thì bụng dưới sưng, có bỉ khối, ấn thì đau như đứng lâu, tiểu thường hay phát sốt, tự ra mồ hôi mà lại sợ lạnh, mạch Trì Khẩn là đã thành mủ.
Thái dương bệnh, mạch Phù mà Khẩn, đáng lẽ xương khớp phải đau nhức nhưng lại không đau, cơ thể lại nặng mà tê buốt, đó là chứng phong thủy. Mạch phu dương đáng lẽ phải Phục nay lại thấy Khẩn là vốn tự có hàn, là chứng hàn sán, bụng đau.
Mạch ở thốn khẩu thấy Phù mà Khẩn. Khẩn là hàn, Phù là hư. Hàn và hư tranh nhau, tà ở bì phu.
Mạch Đại, Hồng, Khẩn, Sác là bệnh tiến triển, ở bên ngoài là đầu đau, phát sốt, ung thủng.
Mạch ở thốn khẩu Trầm mà Khẩn là lạnh ở dưới tim, thường hay đau, có tích tụ.
Mạch Sáp mà Khẩn là chứng tý.
Mạch Phù Khẩn là phong hàn, mạch Trầm Khẩn là lãnh thống.
Mạch Hồng Khẩn là ngực đầy tức, đại tiện khó mà ra máu, Phù Khẩn là hàn, Trầm Khẩn là tà khí thịnh - Tế Khẩn là hàn.
- Mạch Khẩn mà Phù chủ về ngoại cảm. Khẩn mà Trầm là tim, 2 bên sườn, bụng dưới bị hàn bế và gây ra nôn mửa, tiêu chảy.


MẠCH KHÂU  (Khổng)

Mạch Khâu Cũng gọi là mạch Khổng Là 1 loại mạch âm.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Khâu thì Phù, Đại mà Nhuyễn, ấn tay xuống thấy ở trong rỗng, 2 bên thì thực.
Mạch Khâu hình tượng Phù, Đại mà trong rỗng giống như đè lên cọng hành, ấn nhẹ, ấn nặng và ấn 2 bên đều có, nhưng ấn vừa vừa thì trống rỗng.
HINH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH KHÂU
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu thị hình vẽ mạch Khâu:

NGUYÊN NHÂN

Mạch Khâu là khí có thừa mà huyết không đủ, huyết không nhiếp được khí,  vì vậy mạch khí hư mà Đại, giống như cọng hành.
Do mất máu quá nhiều hoặc do âm huyết hư bên trong, dương khí không được phù trợ mà tán ra ngoài, vì vậy thấy có mạch Khâu.

CHỦ BỆNH

Khâu là doanh khí bị tổn thương.máu bị  mất (thất huyết ), âm dịch bị thương tổn
Mạch Khâu là triệu chứng mất máu ... Bộ thốn (trái) Khâu chủ về tâm huyết bị vọng hành, ói ra máu, chảy máu mũi. Bộ quan (trái) Khâu chủ đau ở gian sườn hoặc huyết ứ trong bụng, ói ra máu, hoa mắt. Bộ xích (trái) Khâu là tiểu ra máu, đàn bà thì bệnh về kinh nguyệt. Bộ thốn (phải ) Khâu là huyết bị tích ở ngực, chảy máu mũi. Bộ quan (phải) Khâu là trường ung, ứ huyết, nôn ra máu, không ăn được. Bộ xích (phải ) Khâu là đại tiện ra máu.

Tả Thốn KHÂU    Hỏa vượng, huyết tán.
Hữu Thốn KHÂU      Phế huyết thương âm.
Tả Quan KHÂU   Can không tàng huyết.
Hữu Quan KHÂU     Tỳ không thống huyết.
Tả Xích KHÂU     Tiểu ra máu.
Hữu Xích KHÂU       Di tinh, băng lậu.

 KIÊM MẠCH

Mạch phu dương Phù mà Khâu. Phù là vệ khí bị tổn thương. Khâu là doanh khí bị tổn thương.
Thái dương trúng thử, phát sốt, sợ lạnh, cơ thể nặng, đau, thấy mạch Huyền, Tế, Khâu, Trì.
Các chứng di tinh mà bụng dưới căng tức, đầu ấm, lạnh, hoa mắt , tóc rụng, mạch cực Hư, Khâu, Trì là đại tiện lỏng, mất máu di tinh.-Thấy mạch Khâu, Động, Vi, Khẩn : đàn ông thì di tinh, đàn  bà thì mộng thấy giao hợp.
· Mạch bộ thốn Khâu: phiền  muộn, huyết tụ ở ngực.
· Bộ quan Khâu: trường ung.
· Bộ xích Khâu: Thận bị hư hàn, tiểu gắt, tiểu ra máu, mủ.
- Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”
· Mạch Khâu mà Phù là khí huyết đều bị thương tổn .
· Khâu mà Sác là âm hư .
· Khâu, Hư, Nhuyễn là huyết bị vong, tinh bị mất .
· Khâu, Kết, Xúc là dương hư hiệp âm, huyết ứ nội kết .
· Khâu, Trì là máu bị mất, chính khí hư, nóng ở trong .


MẠCH LAO    

 

Lao là vững bền. Ấn tay thấy mạch khí thực mạnh, giống như Trầm, giống như Phục, rất  cứng gọi là LAO”.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Lao là Huyền, Đại mà Trường, nhấc tay thấy giảm, ấn xuống thì thực mạnh .cứng, bền chặt,Trầm mà có lực, chuyển động mà không thay đổi, lớn mà Huyền, Thực, ấn nặng xuống mới thấy,  ấn nhẹ hoặc ấn vừa đều không thấy
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH LAO
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Lao:

NGUYÊN NHÂN

Do bệnh khí kết tụ lâu ngày, âm hàn tích đọng gây ra mạch Lao.
Mạch Lao phát sinh do khí bị kết lâu ngày, âm hàn tích bên trong, dương khí bị trầm xuống dưới vì vậy mà mạch mới Trầm mà Thực, Đại, Huyền, Trường, cứng, không xê dịch.   

CHỦ BỆNH

Mạch ở bộ quan Lao là khí của Tỳ Vị bị bế tắc”.-”Mạch ở bộ xích Lao là bụng đầy.
Mạch ở bộ xích và thốn đều Lao, thẳng lên thẳng xuống, đó là mạch Xung bị bệnh, trong ngực có hàn. là chứng sán.
Mạch Lao là hàn ở lý có thừa, ngực bụng lạnh đau, Mộc khắc Tỳ, là sán khí, trưng hà.
Mạch Lao chủ các bệnh thuộc âm hàn, kiên tích.
Mạch Lao chủ về đầy (trướng).
Mạch Lao chủ âm hàn thực ở trong, sán khí,  trưng hà.
Mạch Lao chủ 5 chứng tích, hàn nhiệt ngưng kết, ngực bụng đau, sán khí,  trưng hà, kinh phong
.
Tả Thốn LAO     Chứng phục lương.
Hữu Thốn LAO        Chứng tức phần.
Tả Quan LAO     Huyết bị tích tụ.
Hữu Quan LAO        Chứng bỉ tích.
Tả Xích LAO       Chứng bôn đồn.
Hữu Xích LAO          Chứng sán khí, trưng hà.

· Thốn bộ Lao  : ho, kéo suyễn.
· Quan bộ Lao  : bụng đau, tiết tả do hàn tà phạm Vị.
· Xích bộ  Lao  : sán khí.
Mạch Lao gặp trong các bệnh động mạch bị xơ cứng : Thận viêm mạn tính, động mạch xơ cứng, huyết áp cao lâu ngày.

 KIÊM MẠCH

· Lao mà cứng thì hàn thủy đình trệ.
· Lao mà Trì là lạnh lâu ngày.
· Lao mà Sác là nhiệt tích.


MẠCH NHU    

 

Chữ Nhu về ý nghĩa cũng như chữ Nhuyễn, vì vậy mạch Nhuyễn tức là mạch Nhu. Thuộc loại mạch âm. Ấn tay như không có, nhấc tay lên thì có thừa  hoặc  như áo gấm trong nước , để tay nhẹ lên thịt thì thấy ngay mà mềm, gọi là mạch NHU

HÌNH TƯỢNG

Mạch Nhu đi phù mà rất nhỏ, rất mềm, nhẹ tay thì thấy ngay, ấn nặng tay thì không thấy.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH NHU
- Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi lại hình vẽ mạch Nhu như sau :

NGUYÊN NHÂN

Nhu là vị khí không đủ.
Nhu là do khí huyết không đủ hoặc  do thấp khí đè lên làm nghẽn dương mạch gây ra.

CHỦ BỆNH

Mạch ở bộ thốn khẩu mà Nhuyễn là vong huyết.
Mạch ở thốn khẩu Nhu là dương khí suy yếu, tự ra mồ hôi, hư tổn. Mạch ở bộ quan Nhu là Tỳ khí suy yếu hư lạnh, mót rặn. Mạch ở bộ xích mà Nhu thì tiểu khó.
Mạch bộ thốn Nhu: mồ hôi tự ra (tự hãn), dương hư. Mạch bộ quan Nhu: khí bị hư. Bộ xích Nhu: tinh huyết bị tổn thương, hư hàn.
Mạch Nhu là thấp ở trung tiêu, mồ hôi tự ra, lạnh, chứng tý. Bộ thốn Nhu là dương hư. Bộ quan Nhu là trung khí bị hư. Bộ xích Nhu là thấp nhiều, tiêu chảy.
Mạch Nhu thấy ở chứng âm hư, Thận hư, tủy bị kiệt, tinh bị tổn thương.
Mạch Nhu chủ về mọi chứng hư, về thấp.

Tả Thốn NHU     Hồi hộp, hay quên.
Hữu Thốn NHU       Khí bị hư, mồ hôi tự ra.
Tả Quan NHU    Huyết không đủ nuôi gân.
Hữu Quan NHU      Tỳ hư, thấp tim.
Tả Xích NHU      Tinh huyết không đủ.
Hữu Xích NHU        Mệnh môn hỏa suy.

KIÊM MẠCH

Mạch Tâm, nếu Nhuyễn mà Tán thì sẽ sinh ra chứng tiêu khát, trong vòng 10 ngày sẽ khỏi. Mạch Phế... nếu Nhuyễn mà Tán thì mồ hôi ra nhiều. Mạch Can... nếu Nhuyễn mà Tán, sắc mặt bóng nhuận đó là chứng ‘Dật ẩm’, do khi khát mà uống quá nhiều nước, nước tràn ra bì phu, trường vị. Mạch Tỳ... nếu Nhuyễn mà Tán, sắc mặt không bóng, đầu gối trở xuống sẽ bị sưng phù như có nước. Mạch Thận... nếu Nhuyễn mà Tán là bệnh thiếu máu, khó lòng hồi phục.
Can bệnh mà thấy mạch Nhu Nhược thì sẽ khỏi.
· Mạch Nhu mà Huyền là chóng mặt, hoa mắt, ngón tay tê.
· Nhu mà Tế là Tỳ hư, thấp tim.
· Nhu mà Sáp là vong huyết.
· Nhu mà Phù là phần vệ, dương hư.
· Nhu mà Trầm, Tiểu là Thận hư, di tinh.


MẠCH NHƯỢC    

- Mạch Nhược thuộc Âm. Nhược là yếu ớt.Phù mà Tế gọi là Nhu, Trầm Tế mà mềm gọi là Nhược. Ấn tay mới thấy, nhấc lên thì không, Nhu mà Tế, gọi là Nhược.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Nhược thì cực Nhuyễn mà Trầm, Tế, nhỏ mềm mà chìm sâu, ấn tay thấy muốn tuyệt, nhấc tay lên thì không thấy
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH NHƯỢC

NGUYÊN NHÂN

Mạch Nhược... là do tinh khí không đủ, vì vậy khí suy yếu không nhấc lên nổi.
Mạch Nhược là âm hư mà dương khí suy.
Mạch Nhược là dương khí bị hãm, chân khí suy nhược.
Mạch Nhược là triệu chứng của dương khí suy yếu.
Âm huyết bất túc, không khua động được mạch đạo, dương suy, khí thiếu, khó làm cho huyết lưu thông, khiến cho mạch thấy Trầm Tế mà mềm, sinh ra mạch Nhược.

CHỦ BỆNH

Mạch chân tạng của Tỳ hiện ra Nhược mà lúc nhanh (Sác) lúc sơ, sắc mặt vàng xanh, không bóng, lông tóc rụng là chết.
Các mạch Trầm, Sáp, Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm... bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm thì chết. Nếu mạch bộ xích Nhược là âm không đủ, dương khí hạ hãm vào âm phận vì vậy mà phát sốt. Mạch dương Phù mà mạch âm Nhược là huyết hư, huyết hư thì gân co rút.
Mạch ở thốn khẩu Nhược thì phát sốt.
Tiêu chảy mà cơ thể hơi sốt lại khát, mạch Nhược sẽ khỏi.
Ho đã nhiều năm mà thấy mạch Nhược thì có thể chữa được.
Mạch ở thốn khẩu Nhược là dương khí hư, mồ hôi tự ra, hụt hơi. Mạch ở bộ quan Nhược là Vị khí thiếu. Mạch ở bộ xích Nhược là dương khí thiếu, phát sốt, bứt rứt trong xương.
Bộ thốn tay trái Nhược là dương hư, hồi hộp, mồ hôi tự ra. Bộ quan bên trái Nhược là gân cơ teo, không có sức, đàn bà thì chủ sinh xong bị phong tà xâm nhập làm cho mạch bị sưng. Bộ xích tay trái Nhược là Thận hư, tai ù, đau nhức trong xương, tiểu gắt. Bộ thốn tay phải Nhược thì cơ thể lạnh, da lạnh, ngắn hơi. Bộ xích (phải) Nhược là Tỳ Vị hư, ăn không tiêu. Bộ xích (phải) Nhược là hạ tiêu lạnh đau, đại tiện lỏng.
Mạch Nhược là âm hư mà dương khí suy vì vậy sợ lạnh, phát sốt, đau trong xương, gân cơ teo, thường ra mồ hôi nhiều, tinh thần suy kém... Bộ thốn Nhược là dương hư, bộ quan Nhược là Tỳ Vị suy yếu, bộ xích Nhược là âm hư, dương khí bị hãm.
Mạch Nhược chủ hư, phong nhiệt, mồ hôi tự ra.
Mạch Nhược chủ dương bị hãm, chân khí suy nhược. 
Mạch Nhược là triệu chứng của dương khí suy vi.
Mạch Nhược thấy ở chứng dương khí bị suy.
Mạch Nhược chủ nguyên khí hư yếu, dương khí suy vi, di tinh, hư hàn, huyết hư, gân cơ bại, lạnh lâu năm, tráng nhiệt.

Tả Thốn NHƯỢC     Hồi hộp, hay quên.
Hữu Thốn NHƯỢC    Tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn.
Tả Quan NHƯỢC    Gân cơ co rút.
Hữu Quan NHƯỢC    Tiêu chảy.
Tả Xích NHƯỢC     Âm dịch khô kiệt.
Hữu Xích NHƯỢC      Dương khí bị hãm.

KIÊM MẠCH

Mạch Tiểu, Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày.
Mạch Nhược mà Hoạt là có Vị khí, vì vậy dễ chữa.
Can bệnh mà thấy mạch Nhu, Nhược là sắp khỏi.
Mạch ở thốn khẩu Trầm mà Nhược, Trầm chủ về xương, Nhược chủ về gân. Trầm tức làThận, Nhược tức là Can. Đang khi ra mồ hôi mà lại tắm nước  lạnh, hàn thủy hại Tâm, các khớp đau, ra mồ hôi màu vàng vàng gọi là Lịch Tiết Phong ,Thiếu âm mạch Phù mà Nhược, Nhược là huyết không đủ, Phù là do phong, phong huyết tương bác vì vậy các khớp đau như bị co kéo.
Đàn ông mạch Phù, Nhược mà Sáp thì không có con, tinh khí trong mà lỏng”.-”Đàn ông bình thường mà mạch lại Hư, Nhược, Tế,Vi thì thường ra mồ hôi trộm.
Mạch chân tạng của Phế hiện ra thì Phù mà Hư, ấn tay xuống thấy Nhược, mềm rỗng như cọng hành, ở dưới không có gốc thì chết
Mạch chân tạng của Can hiện ra thì Phù mà Nhược, ấn tay xuống thấy như dây tơ, không đến hoặc cong như rắn bò thì chết.
Mạch ở thốn khẩu Động mà Nhược. Động thì kinh sợ, Nhược thì hồi hộp”.-”Người bệnh mặt không có huyết sắc, không nóng lạnh mạch Phù, Nhược, ấn tay thấy tuyệt  thì đại tiện ra máu.
Sản phụ bị chóng mặt, choáng váng, mạch Vi, Nhược, nôn mửa không ăn được, đại tiện cứng, đầu ra mồ hôi, đó là do huyết bị hư.
Mạch ở thốn khẩu mà Nhược, Trì là đầy hư, không ăn được. Mạch ở thốn khẩu Nhược mà Hoãn thì ăn không xuống, khí bị nghẹn ở ngực
Các chứng hư hoặc chứng huyết mà thấy mạch Nhược kiêm Sáp là khí và huyết đều hư
· Mạch Nhược mà Phù là hàn ở biểu hoặc khí bị hư.
· Nhược mà Sáp là huyết hư.
· Nhược mà Tế là âm hư.
· Nhược mà Trầm Sáp là di tinh (nam), băng lậu (nữ).
· Nhược mà Huyền Tế là huyết hư, gân teo.
· Nhược mà Nhuyễn là mồ hôi tự ra.
Nhược Sáp chủ huyết hư, Nhược mà Hoạt chủ Vị khí suy, Nhược mà Vi chủ dương khí suy, Nhược mà Sác chủ di tinh , băng huyết.


 MẠCH PHÙ  

 

-Mạch Phù cũng là mạch Mao. Mạch mùa Thu tức là mạch của Phế, thuộc phương tây, muôn vật nhờ đó tới kỳ thu thành, vì vậy khi đến thì nhẹ, hư mà Phù, khi đến thì gấp, lúc đi thì tan tác,.Phù là nổi,  Mạch lúc nào cũng nổi sát ở da vì vậy gọi là mạch Phù.

MẠCH TƯỢNG

Mạch Phù là mạch dương, là mạch đi ở trên thịt, nhấc tay lên thì có dư, ấn tay xuống thì không đủ, đè xuống thì hơi giảm nhưng không rỗng, nhấc lên thì nổi phù lên mà đi lưu lợi.Mạch Phù đi nổi ở ngoài mặt da, ấn nhẹ thấy ứng ngay ở ngón tay
 HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH PHÙ
- Sách ‘Mạch Chẩn’ vẽ như sau:

NGUYÊN NHÂN

Phù là ứng với kinh lạc, cơ biểu, do tà khí xâm nhập vào 3 kinh dương, bức bách mạch khí ra ngoài, vì vậy tượng mạch nổi đầy lên (phuø) dưới ngón tay.
Mạch Phù phát sinh có thể do:
·   Lượng máu ở tim tống ra được tăng lên.
·   Sức co bóp của thành mạch kém.
Tà khí xâm nhập vào cơ biểu, tấu lý, vệ dương chống nhau với  ngoại tà thì mạch khí biểu hiện ở ngoài ứng vào trong mà Phù.
.Âm hư huyết thiếu, khí trung tiêu hư tổn ắt sinh ra Phù (vô lực).

CHỦ BỆNH

Phù mà tán là chứng chóng mặt, đi đứng không vững. Các  mạch Phù mà người bệnh không nóng nẩy đều thuộc về dương, là bệnh nhiệt.
Thái dương bệnh thì mạch Phù. Mạch Phù là bệnh ở phần biểu.
Mạch ở bộ xích Phù: mắt vàng, chảy máu mũi.
Mạch thốn khẩu Phù là trúng phong, phát sốt, đầu đau... Mạch bộ quan Phù thì bụng đầy không muốn ăn... Mạch bộ xích Phù là nhiệt phong tụ ở dưới, tiểu khó... 
Mạch ở bộ quan hơi Phù là nhiệt tích tụ ở Vị, nôn ra giun, hay quên.
\Bộ thốn mà Phù là đầu đau, chóng mặt hoặc phong đàm tụ ở ngực. Bộ quan Phù là Tỳ suy, Can vượng. Bộ xích Phù (ở trung ấn) là tiểu không thông.
Bộ Tâm (tả thốn) Phù thì thần không yên, nói cuồng, kinh sợ . Bộ Can (tả quan) Phù thì tê liệt, co quắp, tức ngực, cơ thể đau nhức. Bộ Thận (tả xích) Phù thì ói ra máu, lưng đau, răng đau. Phù mà vô lực là có nhọt ở đầu gối chân . Bộ Tỳ (hữu quan) Phù thì bị lỵ, suyễn, tiêu chảy, ăn kém . Bộ Phế (hữu thốn) Phù thì suyễn, trường phong, mặt nặng, Phế ung .
Mạch Phù phần nhiều thấy ở chứng biểu, phong tà còn ở bên ngoài. Nếu như mạch Phù vô lực thì thuộc về hư chứng.
Mạch Phù chỉ chứng ở biểu, có lực là biểu thực, không lực là biểu hư.
Mạch Phù chủ bệnh nhiệt, đầu đau, gáy cứng, sợ lạnh, gió, ra mồ hôi, mũi nghẹt, ho khan, khát nước, suyễn, nôn, bỉ khối, phong thủy, bì thủy, khí nghịch lên, huyết hư.
Tả Thốn PHÙ    Tâm Dương bốc lên, mất ngủ, buồn bực.
Hữu Thốn PHÙ  Thương phong, cảm mạo, Phế khí nghịch , suyễn, ho khan.
Tả Quan PHÙ    Can khí thống.
Hữu Quan PHÙ   Tỳ khí trướng, nôn mửa.
Xích PHÙ       Thận khí không đủ, thắt lưng đau, chóng mặt, tiểu khó, kinh nguyệt không đều.

 KIÊM MẠCH

Mạch Phù mà Huyền là Thận bất túc.
Tâm và Phế đều Phù làm sao mà phân biệt? -Thưa: Phù mà Đại, Tán là Tâm bệnh, Phù mà Đoản, Sáp là Phế bệnh.
Mạch thốn khẩu Phù mà Khẩn. Phù là phong, Khẩn là hàn -
Mạch Phù mà Hồng, mình đổ mồ hôi ra như dầu, suyễn, không nuốt nước miếng được, cơ thể mất cảm giác, khi tỉnh khi loạn, mạch sống tuyệt vậy
Mạch Phù Trì, mặt nóng đỏ mà run sợ, trong 6-7 ngày phải ra mồ hôi mà giải, nếu không sẽ phát sốt mà mạch càng Trì. Trì là vô dương, vì vậy không cho ra mồ hôi được, thân mình người bệnh sẽ sinh ra ngứa.
Dương minh bệnh, mạch Phù Khẩn thì nóng từng cơn mà phát tác có lúc.
Tam dương cùng bệnh, mạch Phù Đại, chỉ có muốn nằm ngủ, mắt vừa nhắm thì ra mồ hôi.
Kiết lỵ mà mạch lại Phù Sác ở bộ thốn, xích thì Sáp, đại tiện ắt phải có máu mủ.
Đàn ông thấy mạch Phù Nhược mà Sáp thì tinh khí trong, lỏng, vì vậy mà không có con được.
Mạch thốn khẩu Phù mà Đại, ấn tay lại thấy Sáp, nên biết là ăn không tiêu.
Các mạch Phù Sác thì phát sốt, nếu lại sợ lạnh mà có chỗ đau thì phải phát ra mụt nhọt.
Mạch Phù mà Đại là trúng phong, đầu nặng, mũi nghẹt
3 bộ mạch Phù mà Hoãn là bì phu mất cảm giác
Phù, Hồng, Đại, Trường là chóng mặt, điên .
Phù mà Hoạt là ăn không tiêu, Tỳ không vận hóa .
Phù mà Tế Hoạt là thương thực
Phù mà Đoản là Phế bị tổn thương.
·  Mạch Phù Trì là trúng phong.
·  Phù Sác là phong nhiệt.      
·  Phù Hồng là hư nhiệt.  
·  Phù Khẩn là phong hàn.
·  Phù Tán là hư lao.
·  Phù Hư là thương thử.
·  Phù Khổng là mất máu.
·  Phù Hoãn là phong thấp.
··  Phù Sáp là thấp.
·  Phù Hoạt là đàm hỏa, ăn uống không tiêu.
Mạch Phù Sác là cảm nhiệt nhưng nếu thấy Phù Vi là bệnh sắp hết vì nhiệt tà không truyền  sang kinh khác. Phù Trì là cảm hàn. Phù Khẩn là ngoại cảm thương hàn. Phù Đại là bệnh đang tiến triển. Phù Hoạt là cảm thấp khí sinh ra nhiều đàm nhớt . Phù Nhu là thương thấp, khí huyết hao mòn. Phù Huyền là bị ngoại cảm lại kèm khí huyết suy nhược.


MẠCH PHỤC   

- Phục có nghĩa là  ẩn nấp.
Mạch Phục là mạch đi ở dưới gânThuộc loại mạch âm .

HÌNH TƯỢNG

Mạch Phục thì trầm trọng núp lặn bên trong để nhẹ  tay không thấy, phải ấn tay xuống đẩy  gân sát xương mới tìm thấy được mạch . thậm chí có khi ẩn Phục mà không thấy.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN  MẠCH PHỤC
 - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu thị hình vẽ mạch Phục như sau:

NGUYÊN NHÂN

Mạch Phục do khí nghịch ở kinh lạc, mạch đạo không thông, hoặc  khí thoát không tương tiếp... gây ra.
Do tà khí bế tắc mà chính khí không tuyên thông được, vì vậy mạch ẩn phục không hiện rõ.

CHỦ BỆNH

Mạch đến Tế mà nép vào xương (Phục) là chứng tích.
Người mắc bệnh thủy thì mi mắt dưới sưng phù, sắc mặt bóng láng, mạch Phục
Mạch phu dương Phục, thủy cốc không tiêu hóa, Tỳ khí suy thì đại tiện lỏng, Vị khí suy thì phù thủng.
Mạch thốn khẩu Phục, khí nghịch ở ngực, tắc nghẽn không thông, đó là do lãnh khí ở vị xông lên ngực
Mạch bộ quan Phục là trung tiêu có thủy khí, đại tiện lỏng. Mạch bộ xích Phục thì bụng dưới đau, trưng, sán (khí) thủy cốc không tiêu hóa.
Mạch Phục là hoắc loạn, ói mửa, bụng đau do ăn không tiêu, các chứng đờm ẩm, tích tụ.bí tắc, đờm ứ đọng, đau nhiều, thủy khí, hoắc loạn, sán khí, quyết nghịch

Tả Thốn PHỤC     Huyết uất.
Hữu Thốn PHỤC    Khí uất.
Tả Quan PHỤC    Can huyết ngưng do hàn.
Hữu Quan PHỤC   Thủy cốc tích trệ.
Tả Xích PHỤC      Sán hà.
Hữu Xích PHỤC     Thận hàn, tinh bị hư.

·  Mạch ở thốn bộ (trái) Phục là tim suy yếu, hay hoảng sợ. Thốn bộ (phải) Phục là hàn khí kết ở ngực vì vậy thường bị ho và khi ho thường kéo đàm.
·  Mạch bộ quan (trái) thấy Phục là huyết suy yếu, lưng đau, chân đau, 2 bên sườn đau. Mạch bộ quan (phải) thấy Phục là bao tử bị khí tích vì vậy ăn uống không tiêu.
·  Mạch bộ xích bên trái thấy Phục là thận tinh kém, hay bị sán khí. Mạch bộ xích bên phải thấy Phục là bụng dưới đau và có hàn khí ngưng kết ở hạ tiêu.



MẠCH SÁC  

 

 - Sác nguyên nghĩa là nhanh, nhiều lần, Mạch Sác là mạch thuộc dương, đi nhanh, nhiều lần (tính theo hơi thở hoặc  nhịp đập của mạch ).

HÌNH TƯỢNG

Mạch Sác là thái quá, Mạch  đến rồi đi cấp bách,cứ lấy 1 hơi thở của thầy thuốc bình thường thì mạch người bệnh chạy 6 lần đến hơn mạch bình thường 2 lần đập.tương đương với 90 đập /phút.
CÁC HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH SÁC

- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ như sau:

NGUYÊN NHÂN

Sác là dương thịnh, tà nhiệt kích động, mạch vận hành nhanh hơn, vì vậy mạch đi Sác
Bệnh lâu ngày âm hư, dương thiên thắng cũng gây ra mạch Sác

CHỦ BỆNH

Mồ hôi đã ra rồi mà mạch vẫn còn táo thịnh (Sác) thì sẽ chết.
Mỗi hơi thở mạch đập 10 lần trở lên, đó là kinh khí bất túc, nếu thấy mạch đó, trong vòng 9-10 ngày thì chết.
Mạch Sác là phiền nhiệt .Sau 3 ngày lại thấy mạch Sác mà nhiệt không giảm, đó là nhiệt khí có dư, ắt sinh ra nhọt mủ”-”Kiết lỵ mạch Sác mà lại khát nước, bệnh tự khỏi.
Người bệnh ho, mạch ở thốn khẩu Sác trong miệng lại có nước miếng dơ là  là bệnh phế nuy
Chứng trường ung, ấn tay thấy mềm như bị sưng, bụng không có tích tụ, cơ thể không nóng, mạch Sác, đó là trong ruột có ung mủ.
Mạch Sác là ói ra máu.Mạch Sác là bệnh ở phủ
Mạch ở thốn khẩu mà Sác thì muốn nôn vì có nhiệt ở Vị quản, nung  nấu trong ngực. Mạch bộ quan mà Sác là trong vị có tà nhiệt -Mạch bộ xích Sác thì sợ lạnh, dưới rốn nóng đau, tiểu tiện vàng đỏ.
Sác... là phiền mãn. Bộ thốn Sác là đầu đau, nóng ở trên, Bộ quan Sác là Tỳ nhiệt, miệng hôi, nôn  mửa. Bộ quan bên trái Sác là Can bị nhiệt, mắt đỏ. Bộ xích tay phải Sác thì tiểu vàng đỏ, táo bón.
Vào mùa thu, bệnh ở phế mà thấy mạch Sác thì rất đáng sợ. Bộ thốn mạch Sác thì họng và miệng lưỡi lở loét, Phế sinh ung nhọt. Bộ Can Sác là can hỏa, vị hỏa.
Mạch Sác... là hàn nhiệt, là hư lao, là ngoại tà, ung nhọt.
Mạch Sác chủ bệnh ở phủ, nhiệt. Bộ thốn Sác là ho suyễn, miệng lở, phế ung. Bộ quan Sác là vị nhiệt, tà hỏa công lên trên. Bộ xích Sác là do tướng hỏa gây bệnh, vì thế, thấy các chứng trọc khí ở vị, tiểu buốt, tiểu bí.
Mạch Sác vô lực là hư nhiệt, Sác có lực là thực nhiệt. Nếu mạch Nhân Nghinh cũng Sác có lực thì đó là ngoại cảm nhiệt tà.

Tả Thốn SÁC     Hỏa thịnh, tâm phiền.
Hữu Thốn SÁC     Ho suyễn, phế nuy.
Tả Quan SÁC    Can Đởm hỏa vượng.
Hữu Quan SÁC    Tỳ Vị thực nhiệt.
Tả Xích SÁC   Đái gắt, bí, di tinh, xích bạch trọc.
Hữu Xích SÁC      Đại tiện ra máu.

 KIÊM MẠCH

Mạch Huyền Sác là có đờm ẩm, vào mùa đông, mùa hạ thì khó chữa.
Mạch Thiếu âm Hoạt mà Sác là lở loét ở âm bộ.
Phù Sác là biểu nhiệt, Trầm Sác là lý nhiệt. Mạch ở khí khẩu Sác Thực là phế ung.
·  Mạch Sác mà Phù là nhiệt ở biểu.
·  Sác mà Trầm là nhiệt ở lý.
·  Sác mà Thực là phế ung.
·  Sác mà Hư là phế nuy.
·  Sác mà Tế là âm hư lao nhiệt.
·  Sác mà Hồng, Trường là ung nhọt.
·  Sác mà Hoạt Thực là đờm hỏa.
·  Sác mà Hồng là vong huyết.
·  Sác mà thịnh, Đại, ấn tay thấy Sáp thì bên ngoài tuy có chứng nhiệt nhưng bên trong lại hàn.
Sác + Trầm là nhiệt ở phần lý, nhiệt từ trong bốc ra. Bốc lên thượng tiêu thì đầu đau, nóng nẩy,  nhiệt này xông vào trung tiêu sẽ gây ra ợ chua, miệng hôi, nôn  mửa. Nếu nhiệt bốc sang bên trái thì Can hỏa xông lên gây ra mắt đỏ. Nhiệt bốc sang bên phải thì tiểu đỏ, táo bón.



16. MẠCH SÁP (SẮC)  

Mạch Sáp còn gọi là mạch Sắc .

HÌNH TƯỢNG

Mạch Sáp thì Tế mà Trì, qua lại khó khăn, không lưu lợi tán loạn hoặc có khi ngưng rồi lại tiếp.Có hình dạng giống như dao chẻ tre
Đặc điểm của mạch luôn thay đổi dạng, tính chất không đều nhau giữa các nhát bóp tim liên tiếp với tần số trung bình không nhanh nói lên mạch Sáp thuộc loại loạn nhịp ở tần số bình thường hoặc tần số chậm.Mạch đi lại sít như dao cạo nhẹ lên cành tre
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH SÁP
           - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Sáp:

NGUYÊN NHÂN

phong hàn thấp xâm nhập vào làm cho khí vận hành bị trở ngại gây ra mạch Sáp.
Mạch Sáp là do tân dịch hao tổn, huyết thiếu, không nhu nhuận được kinh lạc.
Mạch Sáp do huyết ít, tinh bị tổn thương.
Huyết khí suy yếu không nhu nhuận được kinh lạc vì vậy mạch đi lại sít chặt. Đờm với thức ăn quyện kết hoặc có ứ huyết, uất kết, trưng hà, làm kinh mạch bị trở ngại cũng thấy mạch Sắc.

 CHỦ BỆNH

Mạch Sáp là dương khí có thừa ... dương khí có thừa thì cơ thể nóng, không ra mồ hôi.
Mạch Sáp là mắc chứng tý ... Bệnh ở ngoài, mạch Sáp, cứng thì khó chữa.
Chứng trường tích mà cơ thể không nóng, mạch không tuyệt thì sao?-Kỳ Bá đáp : Nếu mạch Hoạt Đại thì sống, mạch Sáp thì chết.
Quyết âm... thấy mạch Sáp là bị chứng tích khí ở vùng bụng dưới . Thiếu âm... thấy mạch Sáp là bị chứng tích (tụ) và đái ra máu .-Thái âm... thấy mạch Sáp là mắc chứng tích, hay kinh sợ. Thái dương... thấy mạch Sáp là mắc chứng tích, thỉnh thoảng phát điên. Thiếu dương... thấy mạch Sáp là mắc chứng tích, gân hay bị rút và đau mắt.
Mạch đến Sáp là bệnh hàn thấp -Mạch Sáp là huyết ít mà nhiều khí.
Mạch ở bộ xích mà Sáp là kiết lỵ có lẫn máu, mồ hôi nhiều. 
Mạch Sáp chủ huyết tý, hàn thấp, phiên  vị, vong dương . Đàn bà mạch Sáp thì nếu không có thai thì kinh nguyệt không hành .-Bộ thốn Sáp : ngực đau, tâm hư, - bộ quan Sáp : hông sườn đau, vị bị hư .- bộ xích Sáp : tinh huyết bị tổn thương, kiết lỵ, tiểu ra máu.
Mạch Sắc chủ về huyết bị hao, tinh bị tổn, đàn bà có bệnh về thai hoặc có chứng xích bạch đái hoặc huyết bị bại.-Bộ thốn mà Sắc : vị khí tràn lên trên gây ra ói -  bộ quan mà Sắc : huyết bị bại không ngừng - bộ xích Sắc : chân lạnh, bụng sôi.
Mạch Sáp thấy ở chứng huyết ít, tinh bị tổn thương, chứng khí trệ hoặc hàn thấp.
Mạch Sáp chủ khí bị trệ, tinh bị tổn thương, huyết thiếu, đờm, thực tích, huyết ứ.
Mạch Sáp chủ tâm huyết hao thiếu, thiếu hơi, hàn thấp, tê đau, kiết lỵ, co rút, sán hà, đờm tích, thức ăn không tiêu . Đàn ông thì tinh bị tổn thương, đàn bà thì huyết mất.

KIÊM MẠCH BỆNH

Mạch Tiểu, Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày.
Chứng trường tích ra lẫn mủ máu thì sao? - Kỳ Bá đáp: Mạch tuyệt thì chết, Hoạt Đại thì sống. Lại hỏi: chứng trường tích mà cơ thể không sốt mạch không tuyệt thì sao? Kỳ Bá đáp: Mạch Hoạt Đại thì sống, mạch Sáp thì chết.
Tạng tâm và can bị chứng trường tích cũng ra máu, nhưng nếu 2 tạng cùng mắc bệnh thì còn chữa được. Phàm mạch Tiểu, Trầm, Sáp là chứng trường tích, nếu cơ thể nóng thì chết, nóng luôn 7 ngày cũng chết.
Âm thịnh sinh ra nội hàn là như thế nào? Kỳ Bá đáp: Quyết khí nghịch hàn khí tích ở trong ngực mà không tả ra được, không tả ra được thì ôn khí sẽ bị tan đi, chỉ còn hàn khí ở lại, vì vậy huyết bị ngưng đọng, ngưng đọng thì mạch không thông, thấy mạch Thịnh Đại mà Sáp, do đó. lạnh ở trong.
Các mạch Trầm, Sáp, Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm... bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm thì chết
Người bệnh thấy mạch Vi mà Sáp là do thầy thuốc gây ra. Dùng phép phát hãn cho ra nhiều mồ hôi, lại dùng phép hạ nhiều lần, giữa. bệnh sẽ bị vong huyết, sợ lạnh rồi sau đó phát sốt không ngừng. Sở dĩ như vậy là vì dương suy thì sợ lạnh, âm nhược thì phát sốt, đó là do thầy thuốc dùng phép phát hãn làm dương khí suy, lại dùng phép đại hạ làm cho âm khí bị nhược... Lại thấy bộ xích Trì Sáp, vì vậy biết rằng đó là dấu hiệu vong huyết.
Mạch có Huyền, Phù, Khẩn, Hoạt, Trầm, Sáp, 6 mạch này gọi là tàn tặc, đều là mạch có bệnh. Mạch Phu (xung) dương Phục mà Sáp. Phục thì ói nghịch, không tiêu hóa, Sáp thì ăn vào không được, gọi là chứng quan cách. - Mạch ở thốn khẩu Vi mà Sáp. Vi là vệ khí không vận hành, Sáp là vinh huyết không theo kịp... Các  mạch dương như Phù, Sáp là bệnh ở Phủ, các mạch âm như Trì Sáp là bệnh ở tạng.
Đàn ông mạch Phù, Nhược mà Sáp thì không thể có con, tinh khí (dịch) trong và lỏng.
Mạch phu dương Phù mà Sáp. Phù là hư, Sáp là tỳ bị tổn thương vì vậy không vận hóa được, sáng ăn vào, chiều ói ra, thủy cốc ứ lại không tiêu hóa được, gọi là chứng phản vị. Mạch Khẩn mà Sáp thì khó chữa.
Sáp mà Khẩn là chứng tý.- Đoản mà Sáp là bên trong lạnh, trưng kết.



MẠCH TẾ  

 

Tế hoặc Tiểu là dựa theo hình tượng mà nói, tự nghĩa của nó không khác biệt nhiều.Tiểu tương phản với Đại, gọi là Tế thì mạch Tiểu tức là mạch Tế.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ.Lớn hơn mạch Vi, mạch Vi thì lờ mờ khó thấy còn Tế thì rõ ràng, dễ thấy.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TẾ.
- Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi: “Hình vẽ mạch Tế dưới đây (so sánh với mạch Đại cho dễ thấy):
  

NGUYÊN NHÂN

Mạch Tế do khí huyết đều hư, không đủ để thúc đẩy mạch hoặc do thấp tà ngăn trở mạch đạo gây ra.

CHỦ BỆNH.

Mạch ở bộ xích lạnh mà Tế là chứng ăn xong thì đi tả ngay.
Mạch Tế, da lạnh, hơi thở ngắn, đại tiểu tiện đều tiết lợi, không ăn uống được là chứng Ngũ Hư.
Thương hàn đã 5-6 ngày, đầu ra mồ hôi, hơi sợ lạnh, tay chân lạnh, vị quản đầy, miệng không muốn ăn, đại tiện bón, mạch Tế, đó là dương hơi bị kết.
Mạch đến Tế mà nép vào xương là chứng tích.
Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, nam thì tiểu khó, nữ thì kinh nguyệt không thông”
Mạch ở thốn khẩu mà Tế thì phát sốt, nôn mửa.
Mạch ở bộ quan dao động mà ở bộ xích và thốn lại Tế là có tích lãnh ở ngực, bụng, trưng hà, tích tụ, muốn ăn thức ăn nóng.
Mạch Tế chủ huyết hư, thiếu hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, thấp tý, xương đau, bụng và dạ dầy đau, nôn mửa, sán hà, tích lãnh, hồi hộp

Tả Thốn  TẾ    Hồi hộp, mất ngủ.
Hữu Thốn TẾ    Nôn mửa
Tả Quan TẾ    Can âm khô kiệt.
Hữu Quan TẾ   Tỳ hư, đầy trướng.
Tả Xích TẾ     Tiêu chảy, kiết lỵ, di tinh.
Hữu Xích TẾ     Hạ tiêu lạnh, suy.

 KIÊM MẠCH

Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở bên trong . Mạch Tiểu Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày.
Mạch của Thận thấy Tiểu mà Cấp, mạch của Tâm thấy Tiểu mà Cấp, không bật lên, đều là chứng hà. Mạch của Thận thấy Tiểu, bật lên tay mà lại Trầm là chứng trường tiết có máu. Mạch của Can thấy Tiểu và Cấp sẽ phát ra chứng giản khiết và co quắp. Tâm và Can... thấy mạch Tiểu, Trầm, Sáp là chứng trường tiết.
Mạch ở 2 bộ xích và thốn đều Trầm Tế là kinh Thái âm bị bệnh. Nói xàm, cơ thể hơi sốt, mạch Phù Đại, tay chân nóng thì sống, tay chân lạnh thì chết.
Thái dương bệnh phát sốt, mạch Trầm mà Tế là chứng kính (co rút). Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm Tế là chứng thấp tý.
Thái dương bệnh thì phải sợ lạnh, phát sốt, nay lại tự ra mồ hôi mà không sợ lạnh, phát sốt, mạch ở bộ quan lại Tế Sác, đó là do thầy thuốc dùng phép thổ (làm cho ói) mà gây ra. Trường hợp bị kết hung, ăn uống như thường, kiết lỵ, mạch thốn Phù, mạch quan Tiểu (Tế) Trầm, Khẩn là chứng tạng bị kết, trên lưỡi có rêu trắng trơn thì khó chữa. Thái dương bệnh, dùng phép hạ để chữa... nếu thấy mạch Tế Sác thì đầu chưa hết đau.
Thương hàn mà mạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương.
Thiếu âm mắc bệnh, thấy mạch Trầm, Tế, Sác là bệnh ở lưng, vì vậy, không thể phát hãn. Thiếu âm mạch Vi, Tế, Trầm chỉ muốn nằm, ra mồ hôi, không phiền táo, 5-6 ngày sau lại đi lỵ, phiền táo mà không ngủ được thì chết.
Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm mà Tế là chứng thấp tý.
Đàn ông bình thường mà thấy mạch Hư, Nhược, Tế, Vi thì thường ra mồ hôi trộm.
Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, đàn ông thì tiểu khó, đàn bà thì kinh nguyệt không thông.
Mạch Tế chủ bệnh khí suy, hư lao, - Tả thốn Tế thì hồi hộp, mất ngủ .- Tả quan Tế là Can âm bị hao mòn .- Tả xích Tế là tiết tả, kiết lỵ, di tinh. Hữu thốn Tế là khí suy, nôn mửa - Hữu quan Tế thì Vị bị hư, đầy trướng. Hữu xích Tế là hạ nguyên bị lạnh.



MẠCH THỰC  

Dưới tay thấy rõ ràng mà hòa hoãn là nguyên khí Thực, dưới tay thấy mạch khí bật lên mà không rõ tà khí Thực.
Nếu tà khí thịnh, mạch khí đến thấy cứng, có lực, 3 bộ đều như vậy, cũng là mạch Thực.
Vì vậy,Mạch Thực chỉ chủ về thực nhiệt, không chủ về hư hàn.
HÌNH TƯỢNG
Mạch Thực thì Đại mà Trường, hơi mạnh, ấn tay xuống thấy bật lên.Mạch đi dầy chắc, hữu lực, dài lớn, và cứng chắc
Mạch Thực thường Phù Đại mà cứng, 3 bộ mạch ấn nhẹ hoặc nặng tay đều thấy có lực
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH THỰC
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Thực:

NGUYÊN NHÂN

Mạch Thực là do dương hỏa uất kết.
Mạch Thực là do tà khí thịnh.
Tà khí và chính khí chống nhau, vì vậy đường mạch đầy chắc, ứng vào tay hữu lực (Thực).

CHỦ BỆNH

Mạch của Vị mà Thực thì bụng trướng.
Mạch của chứng điên thì như thế nào? Kỳ Bá đáp: Hư thì có thể chữa khỏi, Thực thì chết.
Chứng Tiêu Đản Hư Thực thế nào? Kỳ Bá đáp: Mạch thực mà Đại thì dù bệnh đã lâu vẫn chữa được.
Mạch ở thốn khẩu Thực ắt sinh nhiệt, ở Tỳ Phế thì nôn  ngược, hơi thở nhanh (dồn dập). Mạch bộ quan Thực thì dạ dầy đau. Mạch ở bộ xích Thực thì bụng dưới đau, tiểu tiện không tự chủ.
Thủy cốc vào thì thấy mạch cứng, Thực.
Mạch Thực chủ huyết thực nhiệt kết, hỏa tà thịnh. Tả thốn Thực chủ chứng tâm lao, lưỡi cứng, ngực đầy tức. tả quan Thực thì cạnh sườn đau (do Can hỏa vượng). Tả xích Thực thì bụng dưới đau, tiểu tiện bí, Hữu thốn Thực thì Phế bị bệnh, nôn ngược, họng đau, Hữu quan Thực thì bụng đầy trướng, đau.  Hữu xích Thực thì tướng hỏa vượng.
Mạch ở tả thốn Thực thì trong ngực nóng phiền. Mạch bộ quan Thực thì trong vị có hư nhiệt gây đau ở trung tiêu. Mạch bộ xích Thực thì bụng dưới đầy tức, tiểu nhiều.
Mạch Thực thấy ở các chứng tà khí thịnh, hỏa chứng tà thịnh hoặc tà Thực ủng kết.
Mạch Thực chủ khí tắc, ứ tích, phế ung, ăn không tiêu, bụng sưng, sán trướng, nhiệt thịnh, họng đau, đại tiện khó.

Tả Thốn THỰC   Lưỡi cứng.
Hữu Thốn THỰC   Họng đau.
Tả Quan THỰC   Can hỏa vượng, sườn đau.
Hữu Quan THỰC  Bụng trướng đầy do khí thấp.
Tả Xích THỰC     Đại tiện bí, bụng đau.
Hữu Xích THỰC   Tướng hỏa kháng nghịch.

 KIÊM MẠCH

Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở trong.
Thực Khẩn là hàn tích đã lâu. Thực Hoạt là đờm ngưng trệ.
· Mạch Thực mà Phù, Đại có lực là ngoại cảm phong, hàn, thử, thấp.
· Thực mà Trầm có lực là nội thương do ăn uống thất thường.
· Thực Trầm mà Huyền là hàn thịnh ở trong.
· Thực mà Sác là chứng phế ung (áp xe phổi).
· Thực Hồng là hỏa tà quá vượng.



MẠCH TRẦM   

 

- Trầm là chìm, mạch luôn chìm sâu dưới da, vì vậy gọi là Trầm.Mạch Trầm là mạch của mùa đông, tức là mạch của Thận, thuộc phương Bắc, hành thủy, muôn vật nhờ đó mà bế tàng, vì vậy mạch khí lúc đến thì Trầm mà bật mạnh lên, mạch Thận Trầm vì vậy mạch Trầm cũng gọi là mạch Thạch

MẠCH TƯỢNG

Mạch Trầm ấn tay xuống thì không đủ, nhấc lên thì có dư. đi chìm ở khoảng gân xương, đặt nhẹ tay không thấy, nặng tay mới thấy,
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TRẦM
- Sách ‘Tam Tài Đồ Hội’ và sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ diễn tả mạch Trầm như sau:

NGUYÊN NHÂN

Hàn khí bên ngoài xâm nhập vào sâu, bó lấy kinh lạc, làm cho mạch khí không thông đạt, sẽ xuất hiện mạch Trầm.
Mạch Trầm là âm khí quyết nghịch dương khí không được thư sướng... Mạch Trầm là âm tà quá dư làm cho huyết khí ngưng đọng không phấn chấn...
Nếu bệnh tụ ở dưới, ở phần lý, ắt sẽ thấy mạch Trầm.
Tà uất ở phần lý, khí huyết ngưng trệ thì mạch Trầm mà có lực. Dương khí hư hãm xuống không thăng lên được thì mạch Trầm mà không có lực.

CHỦ BỆNH

Mạch của Can, Thận đều Trầm là chứng thạch thủy.
Mạch của Phế Trầm mà bật lên là chứng Phế sán.
Mạch của Tỳ, bên ngoài bật lên ngón tay mà bên trong Trầm là chứng trường tiết, lâu ngày cũng tự khỏi.
Mạch Trầm mà Thạch là do Thận khí bị ngừng tắc ở trong.
Mạch ở thốn khẩu Trầm là bệnh ở lý.
Trong ngực có lưu ẩm, ắt ngắn hơi mà khát. Các khớp tay chân đau nhức, mạch Trầm là có lưu ẩm.
Mạch Trầm, khát nước, tiểu khó đều là phát hoàng đản.
Mạch ở thốn khẩu Trầm: trong ngực đau lan ra 2 bên sườn, có ngực có thủy khí. Mạch ở bộ quan Trầm là dưới tim có hơi lạnh, nuốt chua, mạch bộ xích Trầm là lưng và thắt lưng đau.
Mạch Trầm phân nhiều thấy ở lý chứng, có tà khí phục ở bên trong, tuy nhiên chứng khí trệ hoặc khí hư cũng có thể thấy mạch Trầm.
· Thốn TRẦM:đờm uất, thủy đình trệ ở ngực.
· Quan TRẦM:trúng hàn, đau không thông.
· Xích TRẦM: tiêu chảy, kiết kỵ, thận hư, lưng và hạ nguyên đau.
Mạch Trầm chủ bệnh hàn, cơ thể đau, chân tay lạnh, xương khớp đau, thủy khí lưu ẩm, sưng phù, tay chân không nhấc lên được, đái hạ, huyết ứ, trưng hà, tiêu chảy, di tinh.

Tả Thốn TRẦM    Tâm dương bất túc.
Hữu Thốn TRẦM Phế khí bất túc, ho, đàm ẩm, hụt hơi.
Tả Quan TRẦM   Can uất, khí thống.
Hữu Quan TRẦM  Tỳ hư, tiêu chảy, ăn không tiêu.
Xích TRẦM   Bụng dưới đau, thắt lưng đau. đầu gối đau, liệt dương, đái hạ, bụng đau, đàn bà thì huyết hải không đủ.

KIÊM MẠCH

Các mạch Trầm Tế đều thuộc về phần âm, là chứng đau ở xương.
Mạch ở thốn khẩu Trầm mà cứng là bệnh ở trong, Trầm mà Nhược thuộc  về bệnh hàn, nhiệt, sán, hà, bụng dưới đau.
- Chương ‘ Biện Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Hỏi mạch có dương kết và âm kết, lấy  gì để phân biệt? Thưa: mạch Trầm mà Trì, không  ăn được, cơ thể nặng nề, đại tiện lại cứng gọi là âm kết”.
Đàn ông mà mạch Hư, Trầm, Huyền, không  nóng lạnh, hơi thở ngắn, tiểu không thông, sắc mặt trắng, thường hay tối mắt, chảy máu mũi, bụng dưới đầy là do hư lao gây ra.
Mạch Trầm mà Huyền là bị chứng huyền ẩm gây đau ở trong. Mạch Trầm mà Trì là trong bụng bị lạnh. Mạch Trầm mà Hoạt là hạ trọng, là sống lưng đau “. ”Âm tà xâm nhập thì thấy mạch Trầm mà Tế.
· Trầm Trì : cảm lãnh.                   
· Trầm Hoạt: đờm thực.                 
· Trầm Khẩn: lạnh, đau.                          
· Trầm Sác: nội nhiệt .
· Trầm Lao: lãnh tích .
· Trầm Sắc: khí uất.
Trầm Trì là có lạnh, Trầm Sác là nhiệt ở phần lý, Trầm Huyền là thực, chủ hạ trọng, Trầm Hư là hư, chủ tiết lợi, Trầm Hoạt là đờm ẩm túc thực, Trầm Sáp là khí trệ, huyết không đủ, Trầm Khẩn là tà khí thịnh, chính khí hư, chủ lạnh, đau. Trầm Đại là táo ở phần lý. Trầm Lao là hàn tích ở trong.



MẠCH TRƯỜNG   

Mạch l Trường  thì khí vượng.Mạch Trường mà hòa hoãn, phù hợp với khí sinh trưởng của mùa xuân, vì vậy là tượng mạch của người khỏe mạnh.

 HÌNH TƯỢNG

Tượng mạch của mạch Trường giống như cành cây dài, không lớn không nhỏ, mạch khí thẳng lên thẳng xuống, đầu đuôi tương ứng. đi lại vượt quá bộ vị.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TRƯỜNG
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Trường như sau:

 CHỦ BỆNH

Mạch của Can đến thì Trường mà bật sang bên trái, bên phải, là có khí tích ở vị quản và 2 bên sườn, gọi là chứng Can Tý.
Mạch Tâm bật lên tay thấy cứng mà Trường thì lưỡi sẽ cong lên không nói được.
Mạch Phế bật lên tay thấy cứng mà Trường thì sẽ  khạc ra máu. 
Mạch Can bật lên tay thấy cứng mà Trường, sắc mặt không tái xanh, sẽ đau như bị ngã vì có huyết tích ở 2 bên sườn, làm cho suyễn nghịch. 
Mạch của Vị bật lên tay, cứng mà Trường, sắc mật đỏ, 2 đùi sẽ đau như gẫy. 
Mạch của Tỳ bật lên tay cứng mà Trường, sắc mặt đỏ, sắc mặt vàng sẽ bị chứng thiếu (hụt) hơi.  Mạch của Thận bật lên tay cứng mà Trường, sắc mặt vàng đỏ, lưng sẽ bị đau như gẫy.
Mạch ở thốn khẩu đụng vào ngón tay mà Trường là cẳng chân bị đau.
Mạch ở 2 bộ Xích và Thốn đều Trường là Dương minh bị bệnh.
Mạch Trường chủ các bệnh về hữu dư.
Mạch Trường chủ về nhiệt cao (kháng), tam tiêu phiền  nhiệt, dương độc uất kết bên trong, nhiệt kết ở Dương minh, động kinh, sán khí.

Tả Thốn TRƯỜNG     Tâm vượng.
Hữu Thốn TRƯỜNG    Ngực đầy, khí nghịch.
Tả Quan TRƯỜNG    Can khí thực.
Hữu Quan TRƯỜNG   Tỳ khí thực.
Tả Xích TRƯỜNG      Tướng hỏa bốc lên.
Hữu Xích TRƯỜNG     Bôn đồn, sán khí.

KIÊM MẠCH

Mạch Trường mà Huyền là bệnh ở Can.
Mạch Phù, Hồng, Đại, Trường là chứng chóng mặt do phong (phong huyễn), điên tật.
Can bệnh thì sắc mặt xanh, tay chân co quắp, 2 bên sườn đầy tức hoặc thường bị chóng mặt, (nếu thấy) Mạch Huyền Trường là dễ chữa.
Mạch Trường, nếu Kiêm Đại mà Sác là dương thịnh, nhiệt ở trong.
- Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:
· Mạch Phù Trường là ngoại cảm hoặc âm khí không đủ.
· Trường Hồng là tráng nhiệt, điên cuồng.
· Trường Cấp là bụng đau.
· Trường, Trầm, Tế là chứng tích.
· Trường Hoạt là đờm nhiệt.
· Trường Huyền là bệnh ở Can.
· Trường mà Vi Sáp là bệnh sắp khỏi.



 MẠCH VI  

 

- Thuộc loại mạch âm,Vi là nhỏ, mạch đi chập chờn như có như không.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Vi là cực Tế mà Nhuyễn hoặc muốn tuyệt. Mạch lờ mờ, rất nhỏ như có, như không, muốn tuyệt mà không phải tuyệt.lúc ẩn lúc hiện
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH VI
- Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn  hình vẽ mạch Vi:

 NGUYÊN NHÂN

Mạch Vi... do dương khí suy.do khí và huyết đều hư

CHỦ BỆNH

Mạch Vi là khí huyết suy vi, gây ra sợ lạnh, phát sốt, mồ hôi ra nhiều. Nam là hư lao nữ thì băng huyết. Mạch bộ thốn Vi thì thở ngắn hoặc kinh sợ. - Bộ quan Vi thì bụng đầy trướng, bộ xích Vi là tinh huyết khí thiếu, sợ lạnh, đau rên rỉ.
Mạch Vi chủ có bại huyết chảy ra không ngớt, sắc mặt không tươi nhuận. Mạch bộ thốn Vi là khí xông ngược lên, bộ quan Vi là Tâm khí bị uất kết, mạch bộ xích Vi là dưới rốn có khí tích bôn đồn.
Mạch Vi thấy trong chứng vong dương, khí huyết quá suy.
Mạch Vi chủ dương khí suy, các chứng hư của âm dương, khí huyết ở tình trạng nghiêm trọng.
Mạch Vi chủ khí hư, mất máu, mồ hôi tự ra, kiết lỵ, họng đau, tay chân tê lạnh, co quắp.

Tả Thốn VI     Khí huyết đều suy.
Hữu Thốn VI    Thở gấp, đàm ngừng tụ.
Tả Quan VI   Ngực đầy tức, tay chân co quắp.
Hữu Quan VI    Vị hàn, ăn không tiêu.
Tả Xích VI   Đàn ông thì thương tinh. Đàn bà thì băng lậu.
Hữu Xích VI      Tiêu chảy, đau dưới rốn.

KIÊM MẠCH

Thiếu âm bệnh thì mạch Vi, Tế, chỉ muốn ngủ, - Thiếu âm bệnh mạch Khẩn, đến 7-8 ngày sau thì đi lỵ, mạch Vi thậm, tay chân lại  ấm, mạch không còn Khẩn nữa là bệnh sắp giải”. Thiếu âm trúng phong, mạch bộ thốn Vi, mạch bộ xích Phù là bệnh sắp giải. Thiếu âm bệnh, mạch Vi, Tế, Trầm, chỉ muốn nằm, mồ hôi mà không ra mà không phiền táo, muốn ói, đến 5-6 ngày lại muốn đi kỵ mà phiền táo không nằm được thì chết.
Quyết âm trúng phong, thấy mạch Vi, Phù là sắp giải, không Phù là chưa giải.
Thương hàn mà mạch Vi Sác là chứng hắc loạn.
Mạch ở thốn khẩu Vi mà Sác. Vi là không có khí, không có khí thì mạch Vi Hư, Vi Hư thì huyết không đủ, huyết không đủ thì lạnh ở ngực.
Sản phụ bị chóng mặt, choáng váng, mạch Vi Nhược, nôn mửa, không ăn được, đại tiện cứng, đầu ra mồ hôi. Sở dĩ như thế là do huyết bị hư.



MẠCH XÚC  

Xúc là gấp rút, mau, nhanh.  Mạch chí đi rất nhanh, cùng ở thốn khẩu,
Mạch Sác mà thỉnh thoảng ngừng 1 cái cũng gọi là mạch Xúc.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Xúc đập gấp rút ở thốn khẩu ra đến ngư tế, đến rồi đi nhanh vội, có  khi ngừng rồi lại tiếp tục.đập rất nhanh dưới ngón tay, có lúc giống như ngừng không có số nhất định, cấp bách, trong nhanh có thấy cả đập nho nhỏ”.
HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH XÚC  - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu thị hình vẽ mạch Xúc như sau:

NGUYÊN NHÂN

Dương thịnh mà âm không hòa được, hoặc nộ khí nghịch lên... gây ra mạch Xúc.
Do vinh vệ bị rối loạn không còn độ số, âm khí thúc dương... gây ra mạch Xúc.
Mạch Xúc do lo lắng nghĩ ngợi, khí trệ uất kết, tích tụ gây ra, hoặc do nóng sốt quá mà không hạ xuống được... cũng gây ra mạch Xúc.

CHỦ BỆNH

Thái Dương bệnh  mà thầy thuốc lại dùng phép hạ, gây ra đi lỵ không ngừng, mạch Xúc
Thương hàn mà mạch Xúc, tay chân quyết nghịch, nên dùng phép cứu (bằng ngải nhung)”.
Mạch Xúc đập dồn dập trên thốn khẩu là đau ở vùng bả vai sau lưng.
Giận dữ làm cho khí xông ngược lên gây ra mạch Xúc, khí thô, người bệnh sinh ra nóng nảy, buồn bực, có  khi trong người máu dồn lại phát cuồng.
Mạch Xúc chủ dương thịnh nhiệt thực, huyết khí,  đờm ẩm, thức ăn ngừng trệ, sưng đau.
Mạch Xúc chủ khí nghịch lên, suyễn thở, vai lưng đau, kết hung, di tinh, kiết lỵ, nhiệt cao, đờm ứ, thương thực, vong dương.

Tả Thốn XÚC    Nhiệt hỏa bốc lên cao.
Hữu Thốn XÚC Khí nghịch, suyễn, phế khò khè.
Tả Quan XÚC   Huyết táo.
Hữu Quan XÚC  Thương thực.
Tả Xích XÚC    Di tinh.
Hữu Xích XÚC    Vong dương.

 KIÊM MẠCH

·  Xúc mà Hồng, Thực, có lực là nhiệt, là tà trệ ở kinh lạc.
·  Xúc mà Tiểu, vô lực là hư thoát.


MẠCH PHỤ NỮ  

Sinh lý  của người phụ nữ, được chia ra 3 thời kỳ: Thời kỳ kinh nguyệt, Thời kỳ có thai, Thời kỳ sau khi sinh..

I- MẠCH THỜI KỲ KINH NGUYỆT

HÀNH KINH:
Phụ nữ mạch ở 2 bộ quan và xích bên trái bỗng nhiên thấy mạch Hồng Đại hơn bên phải, miệng không đắng, cơ thể không sốt, bụng không trướng là sắp sửa hành kinh.
Mạch ở 2 bộ thốn và quan đều hoạt mà mạch ở bộ xích không đến, phần nhiều là kinh nguyệt không thông.
Mạch bộ thốn và quan bình thường mà mạch bộ xích tuyệt hoặc không tuyệt mà Nhược, Tiểu thì kinh nguyệt không thông
Mạch 3 bộ Trầm Hoản là hạ bộ hư nhược thì hẳn là kinh nguyệt tháng đó quá nhiều.
Mạch Hư Vi mà không có mồ hôi thì 2 tháng mới hành kinh 1 lần.
Mạch cả 3 bộ đều Phù hoặc Trầm mà trong khi Phù hoặc Trầm đó đôi khi lại ngừng hoặc mạch bộ thốn và quan Vi Sáp,
Mạch bộ xích Vi Trì đó là mạch 3 tháng mới hành kinh 1 lần.
Mạch 3 bộ thấy Hư Vi thì kinh nguyệt không thông.

KINH BẾ:

Mạch ở bộ xích mà Vi, Sắc là chứng bế kinh do hư (hư bế), mạch ở bộ xích mà Hoạt là chứng bế kinh do thực .
Tam Tiêu và Đởm thấy mạch Trầm, Tâm và Thận thấy mạch Tế là kinh nguyệt không thông, huyết ngưng lại làm cho kinh không vận hành.
Kinh bế do:
·   Huyết Khô : mạch Hư Tế.
·   Huyết ứ : mạch Trầm Kết mà Sắc.
·   Hàn ngưng : mạch Trầm Trì hoặc Khẩn.
·   Nhiệt : mạch Huyền Tế Sác.
·   Nhiệt uất : mạch Hư Tế Sác hoặc Hư Huyền.
·   Đờm ngăn : mạch Huyền Hoạt.
·   Khí uất : mạch Huyền Sác.
·   Tỳ Hư : mạch Hư Trì.



THẬP QUÁI MẠCH


Ngoài các mạch chính đã trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu về mạch còn nêu ra 1 số mạch gọi là ‘Mạch Lạ’ (Quái Mạch).
Từ đời nhà Nguyên (1277-1368), trong sách ‘Thế Y Đắc Hiệu Phương’ Ngụy-Diệc-Lâm đã nêu lên 10 loại mạch lạ gọi là ‘Thập Quái Mạch’ nhưng sau này, các nhà mạch học đã bỏ bớt 3 loại (Chuyển Đậu, Ma Xúc, Yển Đao) đi, còn lại 7 loại mạch lạ (Thất Quái Mạch) và hiện nay, đa số các sách đều chỉ nhắc đến 7 loại mạch lạ này mà thôi.

1- ĐẠN THẠCH 

 Sóng mạch đi như đập vào đá (thạch), chỉ thấy đập vài cái rồi thôi không thấy nữa.
Biểu hiện của mạch Phế bị tuyệt. Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu Thận sắp bị tuyệt.

2- GIẢI SÁCH  

Sóng mạch đi rối loạn, tản mác giống như mớ dây (giải) bị rối (sách).
Biểu hiện của Ngũ Tạng bị tuyệt. Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu thổ khắc thủy.

3- HÀ DU  

Sóng mạch đi không đều, lúc thì im lìm không động đậy, rồi thấy vụt mạnh 1 cái rồi lại ngừng lại, giống như con tôm (haø) đang bơi (du).
Biểu hiện của Tỳ Vị bị tuyệt.

4- NGƯ TƯỜNG (DƯỢC)   

Sóng mạch đi như dáng con cá (ngư) đang bơi lội (tường - dược): phần trên (sát da) thấy rung động nhưng phía dưới lại yên.
Biểu hiện của Thận bị tuyệt.

5- ỐC LẬU  

Sóng mạch chạy trơn tuột 1 cái, 1 lát sau lại thấy 1 cái, giống như nước từ trên mái nhà (ốc) bị dột (lậu), theo lỗ hổng chảy xuống.
Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt.

6- PHỦ PHÍ 

Sóng mạch đi lúc nhúc như nước trong nồi (phuû) đang sôi (phí).
Biểu hiện của mạch chết.   

7- TƯỚC TRÁC   

Sóng mạch nhảy 3-5 cái liên tục, ngưng lại rồi đập tiếp 3-5 cái, như con chim sẻ (tước) đang mổ (trước) thức ăn.
Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt.

8- CHUYỂN ĐẬU 

Mạch đến liên tục, như lăn (chuyển) trên hạt đậu (đậu).
Biểu hiện mạch của Tâm bị tuyệt.

9- MA XÚC 

Mạch chạy không thứ tự, bé nhỏ như hột mè (ma).
Biểu hiện của vệ khí bị khô, vinh huyết bị rít (sít) lại. Nếu nặng thì khoảng 1 ngày sẽ chết.

10- YỂN ĐAO 

Sóng mạch đi, có cảm giác như sờ trên sống (yển) dao (đao). Mạch Phù mà nhỏ gấp, ấn vào thấy cứng, to mà đi gấp.
Biểu hiện mạch của Can bị tuyệt.
    Nhóm mạch lạ (Quái Mạch) này, có biểu hiện khác thường, hay gặp nơi những người bệnh có biểu hiện sắp chết, vì thế còn được gọi là Mạch Chết (Tử Mạch).
Tuy các mạch trên đây (Thất Quái hoặc Thập Quái Mạch), theo kinh nghiệm của người xưa đều là các mạch chết (tử mạch) tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của y học và khoa học kỹ thuật hiện đại, với những trang thiết bị cấp cứu tốt, phối hợp thêm sự kết hợp Đông - Tây y, nếu được tích cực cứu chữa đúng mức, có thể lướt được qua 1 số bệnh hiểm nghèo (dù đã và đang gặp các loại mạch tử trên), vì vậy, không nên cho rằng gặp những loại mạch trên là chắc chắn phải chết rồi không tích cực lo cứu chữa cho người bệnh, dẫn đến diễn biến xấu.







TRIẾT HỌC ÐÔNG PHƯƠNG 

                           ỨNG DỤNG TRONGÐÔNG Y

I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :

1.  KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :

Học thuyết âm dương là một bộ phận trọng yếu trong y học cổ truyền.

                        Người xưa nhận thấy sự vật trong thiên nhiên luôn luôn có sự mâu thuẫn, đối lập và thống nhất với nhau, không ngừng vận động đễ phát sinh phát triển và tiêu vong như: sáng tối, ngày đêm, trời đất, nóng lạnh, nước lửa . v.v..gọi là âm dương.
                        Trong y học cổ truyền học  thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán điều trị và bào chế đông dược.
2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :
a.  Âm dương đối lập : là sự mâu thuẫn giữa hai mặt âm dương như: ngày đêm, ngủ thức, nước lửa, lạnh nóng, hưng phấn và ức chế.
b. Âm dương hổ căn : là sự nương tựa vào nhau giữa hai mặt âm dương như : trong âm có dương, trong dương có âm.
c. Âm dương tiêu trưởng : là quá trình vận động không ngừng của âm dươngmọi sự vật sinh ra, lớn lên, già  cỗi, mất đi rồi lại sinh ra.
d.Âm dương bình hành : là sự thăng bằng giữa hai mặt đối lập.
Bốn mặt trên của sự vật nói lên các qui luật, mâu thuẫn nhưng thống nhất, thăng bằng nhưng vận động không ngừng, nương tựa nhưng chế ước lẫn nhau trong quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.
Người xưa tượng trưng học thuyết âm dương bằng hình vẽ như sau :
      
 
 
3.      ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
ÂM
TẠNG
HUYẾT
DINH
BỤNG
HÀN
TRÁI
THUỶ
LƯƠNG
DƯƠNG
PHỦ
KHÍ
VỆ
LƯNG
NHIỆT
THỰC
BIỂU
PHẢI
HOẢ
ÔN



Bệnh tật sinh ra do sự mất thăng bằng  về âm dương, biểu hiện dương thắng, âm thắng, dương hư, âm hư. Ðiều trị bệnh là điều hoà lại âm dương. Trong chẩn đoán người ta nương tựa vào các cương lĩnh để xác định bệnh trong hay ngoài (biểu lý) nóng hay lạnh (hàn nhiệt) suy sụp hay hưng thịnh (hư thực) mô tả trạng thái và xu thế chung của bệnh tật thuộc âm hay dương để dùng thuốc âm hay thuốc dương mà điều trị cho thích hợp.
II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :
1. KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :
  Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm  dương được  liên hệ một cách cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp sự liên quan của các sự vật.
Trong y học người xưa vận dụng ngũ hành để phân tích sự tương quan trong các hoạt sinh lý. Ngoài ra còn dùng để tìm tác dụng của thuốc để áp dụng vào việc bào chế.
2. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :
 Người xưa cho rằng trong thiên nhiên có năm loại vật chất chính đó là :Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất).
Mọi hiện tượng trong tự nhiên được xếp theo năm loại vật chất trên gọi là ngũ hành.
3.  BẢNG QUI NẠP THIÊN NHIÊN VÀ CƠ THỂ CON NGƯỜI THEO NGŨ HÀNH :
 
NGŨ HÀNH
HIÊN TƯỢNG
MỘC
HOẢ
THỔ
KIM
THUỶ
VẬT CHẤT
GỖ
LỬA
ÐẤT
KIM LOẠI
NƯỚC
MÀU SẮC
XANH
ÐỎ
VÀNG
TRẮNG
ÐEN
NGŨ VỊ
CHUA
ÐẮNG
NGỌT
CAY
MẶN
THỜI TIẾT
XUÂN
HẠ
TỨ QUÝ
THU
ÐÔNG
P.HƯỚNG
ÐÔNG
NAM
T. ƯƠNG
TÂY
BẮC
NGŨ TẠNG
CAN
TÂM
TỲ
PHẾ
THẬN
LỤC PHỦ
ÐỞM
T.TRƯỜNG
VỊ
Ð.TRƯỜNG
B. QUANG
NGŨ THỂ
CÂN
MẠCH
NHỤC
BÌ PHU
CỐT
NGŨ QUAN
MẮT
LƯỠI
MIỆNG
MŨI
TAI
TÌNH CHÍ
GIẬN
MỪNG
LO NGHĨ
BUỒN
SỢ
Trong điều kiện bình thường, thiên nhiên, vật chất và con người có liên quan mật thiết với nhau, tác động nhau chuyển biến không ngừng bằng thúc đẩy nhau (tương sinh) hoặc chế ước lẫn nhau (tương khắc) để giữ được mối thăng bằng âm dương.
4. CÁC QUI LUẬT HOẠT ÐỘNG CỦA NGŨ HÀNH :
a. Qui luật tương sinh :
  Mộc sinh Hoả      =     Can sinh Tâm
                             Hoả sinh Thổ       =     Tâm sinh Tỳ
                 Thổ sinh Kim       =    Tỳ sinh Phế
                                   Kim sinh Thuỷ     =     Phế sinh Thận
                  Thuỷ sinh Mộc    =    Thận sinh Can.
b. Qui luật tương khắc :
 Mộc khắc Thổ     =    Can khắc Tỳ
  Thổ khắc Thuỷ    =    Tỳ khắc Thận
  Thuỷ khắc Hoả    =   Thận khắc Tâm
   Hoả khắc Kim     =    Tâm khắc Phế
   Kim khắc Mộc   =    Phế khắc Can
                 5.  ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO TRONG Y HỌC :
Ðể xác định vị trí của một bệnh lý sinh ra từ tạng phủ nào, mà tìm cách điều trị cho thích hợp, người xưa qui định có thể do một trong năm vị trí sau đây :
         Chính tà : do bản thân tạng ấy có bệnh
Hư tà  : do tạng trước không sinh được nó
Thực tà : do tạng sau nó đưa đến
Vi tà : do tạng khắc nó quá mạnh
Tặc tà : do nó không khắc được tạng khác.
Trong điều kiện bất thường về bệnh lý, có nhiều tạng phủ quá mạnh hay quá yếu sẽ xảy ra hiện tượng khắc quá mạnh (tương thừa) hay chống lại cái khắc mình (tương vũ) Ðông y dùng qui luật tương thừa hay  hay tương vũ để giải thích một số cơ chế sinh bệnh và áp dụng điều trị.
III.  HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT :
1 KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT :
Học thuyết thiên nhân hợp nhất, nói lên giữa con người và hoàn cảnh thiên nhiên xã hội luôn luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất, con người luôn luôn chủ động thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn, phát triển.
                Thí dụ :
                  Trời đất có sáng tối, con người có thức ngũ.
                  Trời lạnh người co giữ ấm, trời nóng người đổ mồ hôi giải nhiệt.
                  Trời có sáu khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.
                  Ðất có ngũ hành : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
                  Người có ngũ tạng ứng với đất, lục phủ ứng với trời và thích nghi theo từng thời tiết bốn mùa.
2. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT VÀO Y HỌC
Học thuyết thiên nhân hợp nhất là nội dung của phương pháp phòng bệnh trong y học cổ truyền, nắm được nguyên lý của học thuyết sẽ giúp cho con người :
   - Cải taọ thiên nhiên bắt thiên nhiên phuc vụ đời sống.
                           - Chủ động rèn luyện sức khoẻ.
                           - Cải tạo tập quán củ, gìn giữ mỹ tục.
                           - Rèn luyện ý chí chống dục vọng cá nhân.
                           - Ăn tốt, mặc ấm, giữ vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh.
                           - Ðiều độ về ăn uống, sinh hoạt, lao động, tình dục. v..v.
      IV. KẾT LUẬN :
          Từ 3 học thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất. Y học cổ truyền đi đến một quan niệm toàn diện và thống nhất chỉnh thể trong phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
           Người thầy thuốc phải thấy con người ở thể thống nhất toàn vẹn giữa các chức phận, giữa tinh thần và vật chất, giữa cá nhân và hoàn cảnh chung quanh để đi đến các vấn đề
           - Phòng bệnh sống lâu.
            - Chữa người có bệnh chứ không phải chữa bệnh.
           - Nâng cao chính khí con người là chính để thắng được mọi bệnh tật. 

I. TẠNG PHỦ 
1. KHÁI NIỆM :
     Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và lúc có bệnh  người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau, rồi đặt tên cho các cơ quan  trong cơ thể gọi là Tạng Tượng ( hiện tượng của tạng ).
     Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyễn hoá gọi là Tạng, gồm có : Tâm. Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.
     Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ , gồm có : Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu.
      Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : Dinh, Vệ, Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân, Dịch.
  2. CÁC TẠNG :
   A/ TÂM :
   Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như : Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v.
  Quan hệ với huyết mạch : Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu.
  Khai khiếu ra lưỡi : Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau :
  Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hô?, hay quên, tự hãn.
  Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ.
  Tâm nhiệt : Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.
  Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm  Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.
    B/ CAN :
  Thường chia hai loại :
  Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Can huyết : Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ
 Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.
  Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.
  Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.
  Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt
  C/ TỲ:
Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về  sinh lý, bệnh lý 
Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.
Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa.
Chức năng nhiếp huyết :Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.
Tỳ hư : Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo.
Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.
D/ PHẾ:
Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.
Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:
Phế khí hư : thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.
Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.
Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.
Ð/ THẬN:
  Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả:  Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.
Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.
Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương.
Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.
Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:
Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế.
Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.
3.  CÁC PHỦ:
  A. ÐỞM  :
-  Bài tiết ra chất mật.
-  Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.
  B. VỴ :
-  Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.
-  Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.
 C. TIỂU TRƯỜNG :
-   Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.
 D. ÐẠI TRƯỜNG :
 Truyến đạo để bài tiết cặn bã.
  Ð. BÀNG QUANG :
Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.        
 E. TAM TIÊU :
   Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.
-  Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.
-  Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.
-  Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận.
5.  CÁC HOẠT ÐỘNG KHÁC : DINH, VỆ, KHÍ, HUYẾT, TINH, THẦN, TÂN, DỊCH :
A.DINH :  là dinh dưỡng, một chất tinh hoa của thuỷ cốc tạo thành tinh khí được vận chuyển bên trong mạch để nuôi ngũ tạng, lục phủ và cung cấp dinh dưỡng toàn thân.
B.VỆ : là phần tinh hoa đi ngoài mạch giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
C. KHÍ : gồm có khí hơi thở và khí nội lực làm nhiệm vụ xúc tiến cho dinh huyết nuôi dưỡng cơ thể.
D.HUYẾT : trung tiêu lấy tinh khí từ dinh dưỡng hoá thành huyết đổ vào trăm mạch để nuôi cơ thể.
E.TINH : gồm có tinh hoa của chất dinh dưỡng và tinh sinh dục, là sự phối hợp của khí huyết trong quan hệ dinh dưỡng cao cấp của cơ thể.
F.THẦN : là sự thể hiện của tư duy, trí tuệ, ý thức làm chủ hết thảy mọi sự hoạt động của sinh mạng con người.
G. TÂN DỊCH : là các chất nước có quan hệ đến quá trình tiêu hoá như : nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, nước mũi .v.v..
PHỦ KỲ HẰNG : ngoài tạng phủ ra trong cơ thể còn có phủ kỳ hằng là những phủ khác thường gồm có :
A. NÃO TUỶ : thận sinh ra xương tuỷ, não là chỗ hội họp của tuỷ.
B. TỬ CUNG : chủ về kinh nguyệt, chủ về bào thai.
II. KINH LẠC :
  Kinh là những đường vận hành của khí chạy thẳng dọc theo cơ thể . lạc là những đường chạy ngang nối các kinh với nhau.
Hệ kinh lạc gồm các đường kinh khí nối liền từ trong tạng phủ ra ngoài được liên kết bắng các lạc nối với nhau, tạo thành một màng lưới chằng chịt khắp cơ thể. Kinh khí vận hành giúp cho cơ thể thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài. Trên những đường kinh có những nơi khí tụ lại gọi là huyệt. Có tất cả 12 đường kinh chính và 8 đường kinh phụ và khoảng 870 huyệt trên cơ thể.

QUAN NIỆM VỀ BỆNH TẬT & PHƯƠNG PHÁP CHẨN ÐOÁN ÐIỀU TRỊ ÐÔNG Y

A.    NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH :
Trong y học cổ truyền chia làm 3 nguyên nhân gây bệnh :
-  Nội nhân : do thất tình : vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ.
-  Ngoại nhân : do lục khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.
-  Bất nội ngoại nhân : do té ngã, đả thương, trùng thú cắn.
1.Nội nhân :
-  Hỉ : (vui mừng)                     -   Hại đến tâm khí.
-  Nộ : (giận)                            -  Hại đến can khí.
-  Ưu, bi : (sầu, muộn)            -  Hại đến phế khí.
-  Tư : (lo lắng)                        -  Hại đến tỳ khí.
-  Khủng, kinh : (hoảng, sợ)   -  Hại đến thận khí.
           Bảy thứ tinh chí nói trên thực chất là những rối loạn về tâm lý xã hội đưa đến rối loạn chức  phận của tinh thần, gây ảnh hưởng đến công năng hoạt động của các tạng phủ.
2. Ngoại nhân :
-  Phong : gió chủ khí mùa xuân , thường kết  hợp với các khí khác như : phong hàn, phong nhiệt, phong thấp.
-  Hàn : lạnh chủ khí của mùa đông , hay làm tắc lại không ra mồ hôi, thường có phong hàn, hàn thấp.
-  Thử : nắng chủ khí về mùa hạ có đặc tính làm sốt cao, thường có : thương thử, trúng thử và thấp thử.
-  Thấp : độ ẩm thấp trong không khí, có các triệu chứng về tiêu hoá, thường có phong thấp, thấp thử và hàn thấp.
-  Táo : chủ khí của mùa thu, độ khô của không khí, thường gây những bệnh sốt cao, táo nhiệt.
-  Hoả : nhiệt, đặc tính của các bệnh dịch khí, lệ khí, truyền nhiễm. Thường có thấp nhiệt, phong nhiệt, thử nhiệt.
3.Bâ? nội ngoại nhân :
 Do sang chấn té ngã, đâm, chém, tai nạn, ăn uống, lao động, tình dục là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
 B. BÁT CƯƠNG, BÁT PHÁP :
  I. BÁT CƯƠNG : (8 cương lĩnh).
      Trước tình trạng diễn biến phức tạp của triệu chứng bệnh, người thầy thuốc cần phải dựa vào 8 cương lĩnh chung nhất để đánh giá tình trạng, phân tích và qui nạp giúp cho việc chẩn đoán được chính xác.
      Tám cương lĩnh gồm : Âm , Dương, Biểu , Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực.
1. BIỂU LÝ :
 Là hai cương lĩnh phân tích và đánh giá về mức độ nông sâu của bệnh.
 Biểu : bệnh còn ở bên ngoài, ngoại cảm, còn ở kinh lạc biệu hiện sự viêm long khởi phát sốt có mồ hôi hoặc không mồ hôi, đau đầu cứng gáy tuỳ mức độ hư thực. Chưa có những rối loạn cơ năng trầm trọng.
 Lý : bệnh đã vào bên trong cơ thểcác triệu chứng diễn biến toàn phát có kèm theo những biến loạn cơ năng về tạng phủ, cũng như về tinh thần. Trong thực tế có những bệnh diễn biến vẫn còn bên ngoài nhưng nguyên nhân bệnh đã có từ bên trong.
Giữa biểu lý lại có triệu chứng bán biểu, bán lý như lúc nóng, lúc lạnh, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng không thể giải biểu, không thể thanh lý, thanh nhiệt, mà phải dùng phương pháp hoà giải.
2. HÀN NHIỆT :
        Là hai cương lĩnh biểu hiện trạng thái khác nhau của bệnh tật.
      Trên lâm sàng thường có  những triệu chứng hàn nhiệt lẫn lộn. Nên khi xét những biểu hiện ta cần chú ý đến các mặt sau đây :
   Hàn : sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, người ít nói, co ro, không khát thích ấm, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, tay chân lạnh.
   Nhiệt : sắc mặt đỏ, rêu lưỡi dày vàng, chất lưỡi đỏ, hay nói, miệng hôi, khát, thích uống mát, tiểu tiện sẻn, đỏ, rắt, táo bón, tay chân nóng.
2. HƯ THỰC :    
Là hai cương lĩnh đánh giá về chính khí và tà khícủa cơ thểđể xem lại tác nhân gây bệnhvà sức chống lại của cơ thể.
Về hư ta nhận xét âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư.
Về thực ta đánh giá mức độ khí trệ huyết ứ, thực nhiệt, thực hàn.
3 .ÂM DƯƠNG :
            Là hai cương lĩnh tổng quát, gọi là tổng cương dùng để đánh giá xu thế chung nhất của bệnh tật. Vì những triệu chứng biểu lý, hàn nhiệt, hư thực thường hay lẫn lộn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tật có thể âm thắng hay dương thắng.
II. BÁT PHÁP :
            Là 8 phương pháp dùng thuốc uống trong y học cổ truyền gồm : Hản, Thổ, Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ.
1.HẢN PHÁP : (Làm cho ra mồ hôi).
Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi đưa các tác nhân gây bệnh ra ngoài, khi bệnh còn ở biểu phận. Trên lâm sàng hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm do phong hàn thấp nhiệt.
- phát tán phong hàn
- Phát tán phong nhiệt
- Phát tán phong thấp.
Chống chỉ định : khi bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mất máu, mùa hè không nên cho ra mồ hôi nhiều.
2. THỔ PHÁP :  (Gây nôn).
Dùng các vị thuốc để gây nôn khi ngộ độc thức ăn, thức uống, thuốc độc.v.v.. Lúc bệnh còn ở thượng tiêu. Phương pháp này ít dùng trên lâm sàng.
3. HẠ PHÁP : (Tẩy xổ, nhuận trường).
Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trường để đưa các chất ứ động ra ngoài bằng đường đại tiện như : phân táo, huyết ứ, đàm ứ.v.v..
Chỉ dùng phương này khi bệnh thuộc về thực chứng. Gồm có các cách :
- Ôn hạ : Dùng các vị thuốc xổ có tính cay ấm như bả đậu để tẩy hàn tích.
- Nhuận hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ nhẹ nhuận trường như : mồng tơi, rau muống.
- Hàn hạ : Dùng các vị thuốc có tính  lạnh như : Ðại hoàng, phát tiêu để tẩy nhiệt tích.
- Công hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ mạnh như : lư hội, tả diệo để trừ thực tích hạ tiêu.
- Phù chính công hạ : Cũng dùng thuốc xổ mạnh nhưng vì tỳ vị hư yếu nên phai phối hợp với thuốc kiện tỳ.
Chống chỉ định : khi bệnh còn ở biểu, sốt mà không táo, người già yếu, phụ nữ có thai hay sản hậu.
  4. HOÀ PHÁP (Hoà hoãn)
Dùng chữa các bệnh ngoại cảm còn bán biểu bán lý. Hàn nhiệt vãng lai không giải biểu được không thanh lý được, các bệnh rối loạn sự tương sinh tương khắc của Tạng Phủ, một số bệnh do sang chấn tinh thần.
        Trên lâm sàng thường dùng chữa một số bệnh như : Cảm mạo, lúc nóng lúc lạnh, rối loạn chức năng Can Tỳ, rối loạn kinh nguyệt.
  Chống chỉ định : Không dùng khi bệnh còn ở biểu hay vào lý.
  5/ THANH PHÁP : ( Làm cho mát ).
       Dùng các vị thuốc mát để làm hạ sốt khi tà khí đã vào lý phận. Trên lâm sàng thường dùng 3 cách:
- Thanh nhiệt lương huyết : Dùng các vị thuốc mát huyết như : Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm.
- Thanh nhiệt Tả hoả :  Dùng các vị thuốc để trừ hoả nhiệt như : Huyền sâm, sinh địa, thạch cao.
- Thanh nhiệt giải độc : Dùng các vị thuốc để giải nhiệt độc như : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Chi tử, Nhân Trần.
-  Chú ý :  Dùng thận trọng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài.
   6/ ÔN PHÁP: ( Làm ấm nóng )
    Dùng các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn, quyết lảnh hồi dương cứu nghịch. Trên lâm sàng thường dùng các vị thuốc như: Nhân sâm,Phụ tử, Nhục quế, Sanh cương.
   7/ TIÊU PHÁP : ( Làm cho tan )
     Dùng để phá tan các chứng ngưng trệ, ứ đọng do hiện tượng ứ huyết,. Ứ nước do khí trệ gây ra. Trên lâm sàng thường dùng các cách như :
- Tiêu đạo : Dùng Hương phụ, Sa nhân để chữa đầy hơi, khí uất.
-Tiêu thũng : Dùng các vị như :Ý dỉ, Phục linh, Mã đề, Mộc thông để lợi tiểu khi bị thuỷ thũng .
- Tiêu ứ : Dùng các vị thuốc như : Ðơn sâm, Hồng hoa, Tô mộc, Ðào nhơn để trị các chứng ứ huyết.
- Tiêu tích :  : Dùng các vị thuốc như : Miết giáp, Tạo giác thích, để trị các chứng ung nhọt, kết hạch.
Chống chỉ định : Không nên dùng trong trường hợp người có thai. Vì đây là phương pháp chữa triệu chứng nên cần phối hợp với các vị thuốc chữa nguyên nhân.
   8/ BỔ PHÁP : ( Bồi dưỡng cơ thể )
          Dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gọi là chính khí hư. Nhằm mục đích nâng cao thể trạng và giúp cho cơ thể thắng được tác nhân gây bệnh.
            Trên lâm sàng thường sử dung 4 nhóm chính :
- Bổ Âm :  Thường dùng thang Lục vị hoàn để chữa chứng Thận âm hư.
- Bổ dương :  Thường dùng thang Bát vị hoàn để chữa chứng Thận dương hư.
- Bổ Khí :  Thường dùng thang Tứ quân để chữa hội chứng suy nhược toàn thân.
- Bổ huyết : Thường dùng thang Tứ vật để chữa các chứng : Bần huyết, mất huyết.
Ngoài bốn phương thức trên người ta còn dùng phép bổ trực tiếp các tạng phủ như  : Phế hư bổ Phế, Tỳ hư bổ Tỳ hoặc Tâm hư bổ Tâm hoặc theo phương thức bổ mẹ sinh con .
















No comments:

Post a Comment