LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, November 3, 2016

ĐO KINH LẠC




Trải qua nhiều năm miệt mài thực hành lâm sàng phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinhlạc, đọc và phân tích diễn giải các bảng chỉ số nhiệt kinh lạc để đưa ra nhận định chẩn đoán, tôi đúc kết được những nhận định mang tính chủ đạo để hướng đến chẩn đoán xác định. Như đã trình bày trong các phần trước, mọi nhận định đều dựa trên chỉ số nhiệt quantrọng nhất: Số tương quan, những nhận định chủ đạo này cũng vậy; dựa vào số tương quan của kinh.

A. Chú ý số tương quan của kinh Đảm: Nhận định vai trò, ảnh hưởng của Đảm
Trong lý luận của Tạng phủ biện chứng luận trị cổ truyền cho rằng chứng của Đảm thường là Đảm nhiệt và còn nói bệnh ở Can thường ảnh hưởng đến Đảm do Can và Đảm cóquan hệ biểu lý, lại ở sát nhau, cho nên khi chữa bệnh thường phải chữa cả hai một lúc.Nhưng ở đây, tôi nhấn mạnh và coi trọng vai trò ảnh hưởng của Đảm trong mọi trạng thái, mức độ biến hóa của âm dương trong cơ thể con người. Nhận định của tôi dựa trên ba lẽ:
• Trong Tạng phủ biện chứng luận trị cổ truyền không có nói về Đảm hàn, nhưngtrong các tài liệu rải rác đều có nhận định rằng hàn thì ngưng, hàn thì thống, bấtthông tắc thống. Đảm hàn thì khí trệ, khí trệ thì huyết ứ. Do đó khi đọc các chỉ số nhiệt và quan sát triệu chứng ở người bệnh, tôi nhận thấy tính hệ thống trongnhững lý luận nằm rải rắc này, có gắn với Đảm hàn mà mô hình chỉ số nhiệt kinh lạclà: Đảm (-BL), nghĩa là Đảm hàn bệnh lý (số tương quan của kinh Đảm có giá trị tuyệtđối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -). Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc này có thểthấy được ở mọi loại bệnh hàn chứng, thấp chứng.
• Quan sát những biểu hiện ở người bệnh thuộc hai nhóm bệnh chứng khác nhau là Thận dương hư và Thận âm hư tôi nhận thấy chỉ số nhiệt có những biểu hiện tương ứng như sau:
+ Ở Thận dương hư (mình hàn, chi lạnh, phân lỏng nhão, di tinh, liệt dương, tứ chivô lực, trí nhớ giảm sút) có mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản là: Thận (+), Đảm (-BL), nghĩa là Thận nhiệt, Đảm hàn bệnh lý.
+ Ở Thận âm hư (mình gầy, da nóng, sốt về chiều, tình dục cang tiến, ít ngủ) có mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản là: Thận (+), Đảm (+BL), nghĩa là Thận nhiệt,Đảm nhiệt bệnh lý.
• Quan sát hệ thống huyệt vùng lưng trên thuộc Kinh Bàng quang, ở đường trong làBối du, đường này chỉ về tác dụng của huyệt đối với tạng phủ bên trong tươngứng như: Phế du, Quyết âm du, Tâm du, Can du, Đảm du, Tỳ du, Vị du... và đườngngoài cùng khe liên sườn chỉ về tác dụng của huyệt đối với ảnh hưởng của bệnh biếnở tạng phủ đó đã vượt ra ngoài phạm vi nội bộ mà sang các tạng phủ khác hoặc biểu hiện ở các công năng khác như: phía ngoài Phế du là Phách hộ (cửa ngõ của vía) chỉ về tác dụng đối với bệnh của Phế đã biểu hiện ra ở dáng vẻ bên ngoài Quyết âm dulà Cao hoang du (đáp ứng yêu cầu của vùng Cao hoang ở khoảng trống dưới tim) chỉvề tác dụng đối với bệnh ở màng ngoài tim đã ảnh hưởng tới Tông khí phát ra ở vùngcao chi thượng hoang chi hạ; phía ngoài Tâm du là Thần đường (ngôi nhà của thầnkhí) chỉ về tác dụng đối với bệnh ở tim đã ảnh hưởng tới thần thái; phía ngoài Can dulà Hồn môn; phía ngoài Đảm du là Dương cương (rường mối của mọi thứ dương khí),chỉ về tác dụng đối với bệnh ở Đảm đã ảnh hưởng tới mọi thứ dương khí...

B. Chú ý số tương quan của 2 kinh: Tâm và Tâm bào, nhận định quan hệ tương hỗ giữa kinh Tâm và kinh Tâm bào
Số tương quan của Kinh Tâm và Kinh Tâm bào được coi như tiêu chí để đánh giá mức độ tham gia của tri năng (ý thức) và bản năng (vô thức) trong mọi hoạt động công năng của cơ thể con người. Do quan hệ tương hỗ giữa tri năng và bản năng nên bên cạnh việc nhậnđịnh đánh giá số tương quan của từng kinh: Tâm và Tâm bào, cần phải gộp chung cả hai sốtương quan của kinh Tâm và kinh Tâm bào để nhận định và diễn giải.

1. Nhận định, đánh giá diễn giải riêng từng kinh
a. Kinh Tâm: xem xét phân tích số tương quan của kinh Tâm trong các trường hợp:
• Tâm (+); tức số tương quan kinh Tâm mang dấu +, chỉ hoạt động tri năng ở mức tăng cao, ta gọi là Tâm nhiệt; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai sốgiới hạn: Tâm (+BL), nghĩa là hoạt động tri năng tăng lên đạt đến mức bệnh lý, ta gọilà Tâm nhiệt bệnh lý.
• Tâm (-); tức số tương quan kinh Tâm mang dấu -, chỉ hoạt động tri năng ở mức giảmthấp, ta gọi là Tâm hàn; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai sốgiới hạn: Tâm (-BL), nghĩa là hoạt động tri năng giảm xuống đến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm hàn bệnh lý.
b. Kinh Tâm bào: Xem xét phân tích số tương quan của kinh Tâm bào trong các trườnghợp:
• Tâm bào (+); tức số tương quan kinh Tâm bào mang dấu +, chỉ hoạt động bản năngở mức tăng cao, ta gọi là Tâm bào nhiệt; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn: Tâm bào (+BL), nghĩa là hoạt động tri năng tăng lên đạtđến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm bào nhiệt bệnh lý.
• Tâm bào (-); tức số tương quan kinh Tâm bào mang dấu -, chỉ hoạt động bảnnăng ở mức giảm thấp, ta gọi là Tâm bào hàn; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn: Tâm bào (-BL), nghĩa là hoạt động bản năng giảmxuống đến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm bào hàn bệnh lý.

2. Nhận định, đánh giá diễn giải gộp chung cả hai kinh (quan hệ tương hỗ)
Xem xét phân tích số tương quan của cả hai kinh Tâm và Tâm bào trong các trường hợp sau:
• Tâm (+) và Tâm bào (+), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu +, làchỉ trạng thái tinh thần hưng phấn, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của cả hai kinh đều lớn hơn sai số giới hạn: Tâm (+BL), Tâm bào (+BL), là trạng thái hưng phấn đến mức bệnh lý.
• Tâm (-) và Tâm bào (-), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu -, là chỉtrạng thái tinh thần mệt mỏi; khi giá trị tuyệt đối số tương quan của cả hai kinh đềulớn hơn sai số giới hạn: Tâm (-BL), Tâm bào (-BL), là trạng thái mệt mỏi đến mứcbệnh lý.
• Tâm (+) và Tâm bào (+), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu +, khi giátrị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào là chỉ tri năng lấn át bản năng trong trạng thái tinh thần hưng phấn.
• Tâm (-) và Tâm bào (-), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu -, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào là chỉ tri năng lấn át bản năng trong trạng thái tinh thần mệt mỏi.
• Tâm (+) và Tâm bào (+), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu +, khi giátrị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm là chỉ bản năng lấn át tri năng trong trạng thái tinh thần hưng phấn.
• Tâm (-) và Tâm bào (-), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu -, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm là chỉ bản năng lấn át tri năng trong trạng thái tinh thần mệt mỏi.

3. Các trạng thái gây ra bởi sự mất cân bằng giữa tri năng và bản năng
Tri năng và bản năng là hai mặt của một thể thống nhất là thần chí, được thông qua quan hệ tương hỗ giữa kinh Tâm và kinh Tâm bào, biểu hiện ra ngoài bằng các chỉ số nhiệt, nhờ đó ta nhận biết được mức độ cân bằng giữa tri năng và bản năng.
• Khi bản năng lấn át tri năng, dù trong trạng thái tinh thần hưng phấn hay mệt mỏi,đều được coi là trạng thái rối loạn thần kinh chức năng.
• Khi tri năng lấn át bản năng trong trạng thái tinh thần hưng phấn, được coi là trạngthái tình chí.

C. Nhận định về bệnh thần kinh chức năng
Ở trên chúng ta đã đánh giá phân tích số tương quan của kinh Tâm và Tâm bào, để định ra được mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của trạng thái rối loạn thần kinh chức năng như sau: Giá trị tuyệt đối của số tương quan kinh Tâm bào phải lớn hơn giá trị tuyệt đối của số tươngquan kinh Tâm và số tương quan của hai kinh phải cùng dấu hoặc chỉ cần số tương quan của kinh Tâm bào mang dấu + còn kinh Tâm mang dấu -.
Trạng thái rối loạn thần kinh chức năng này trở thành bệnh lý khi có thêm: Giá trị tuyệt đối số tương quan của cả hai kinh đều lớn hơn sai số giới hạn hoặc số tương quan kinh Tâm bào mang dấu + và có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn còn số tương quan kinh Tâm mang dấu -.
Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh thần kinh chức năng
• Tâm bào (+BL), Tâm (+BL). Đồng thời giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn kinh Tâm.
• Tâm bào (-BL), Tâm (-BL). Đồng thời giá trị tuyệt đối số tương quan của kinhTâm bào lớn hơn kinh Tâm.
• Tâm bào (+BL), Tâm (-) hay Tâm (-BL).
Mức độ lớn hơn của giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào so với kinh Tâm càng cao nghĩa là mức độ bản năng lấn át tri năng càng lớn, cũng là bệnh thần kinh chức năng rất nặng. Ở trường hợp Tâm bào (+BL), Tâm (-) hay Tâm (-BL), là mức độ bản nănglấn át tri năng rất lớn.
Cần phải nhận ra tình trạng rối loạn thần kinh chức năng nói chung để có thể vận dụng vàotruy xét nguồn gốc của nhiều loại bệnh chứng.
• Ví dụ ở bệnh chứng rối loạn tuần hoàn não kiểu xung huyết não hay kẹt động mạchnão.
• Mà mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh chứng này là nhiệt độ bên trái hoặc phải của các kinh trong cùng một chi phải cùng dấu + hoặc – (do phân định hàn nhiệt) và nhiệt độ ở hai bên trái và phải, đều phải trái dấu (theo thực nghiệm của bác sĩ Nguyễn Tấn Phong). Ở đây, chúng ta cần xem xét thêm số tương quan của kinhTâm và Tâm bào, nếu thấy có mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của chứng rối loạn thần kinh chức năng ở mức độ bệnh lý, thì ta có thể chẩn đoán chứng rối loạn tuầnhoàn não kể trên là do rối loạn thần kinh chức năng gây ra.
• Ví dụ khác, ở bệnh nhân thấp khớp mãn tính mà nơi đau không cố định; hoặc bệnh ở một số tạng phủ, khí quan có hiện tượng lúc đau, lúc không, không có quyluật giờ giấc, nếu thấy mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của chứng rối loạn thận kinh chức năng ở mức độ bệnh lý, cũng có thể xem các loại bệnh chứng này do rốiloạn thần kinh chức năng gây ra.
• Ở bệnh nhân được nhận định là bệnh thần kinh chức năng lại có kết hợp Vị (BL) thìsẽ có chứng hoang tưởng.

D. Nhận định về bệnh tình chí
Trong phần phân tích số tương quan của kinh Tâm và kinh Tâm bào, chúng ta đã chỉ rõmô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của trạng thái tình chí là: giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm phải lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào và số tương quancủa kinh Tâm mang dấu +.
Trạng thái tình chí này đạt đến mức bệnh lý khi có thêm: Giá trị tuyệt đối số tương quancủa kinh Tâm lớn hơn sai số giới hạn.
Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh tình chí
Tâm (+BL), và giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào.
Cần phải nhận ra mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh tình chí (tri năng lấn át bản năng) trong bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh để chẩn đoán những bệnh chứng nảy sinh từ nguồn gốc tình chí. Khi đã nhận định được bệnh tình chí, cần tìm ra những tạng phủnào đang có trạng thái bệnh lý đi kèm (là những kinh có số tương quan mà giá trị tuyệtđối lớn hơn sai số giới hạn), để phân định các thể bệnh tình chí như sau:
• Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL);là bệnh do buồn mà thành.
• Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL),Tỳ (BL): là bệnh do nghi ngờ mà thành.
• Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế(BL), Can (BL): là bệnh do tức giận mà thành.
• Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL), Thận (BL): là bệnh do tiếc nuối mà thành.
• Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Tâmbào (BL), Thận (BL), Đảm (BL), Can (BL) là chứng tâm thần phân lập do tình dụccang tiến mà thành.

Đ. Nhận định về bệnh công năng đặc thù
Bệnh công năng do các tạng phủ kết hợp với nhau từ ít đến nhiều, ở người bệnh khácnhau tình trạng bệnh lại thay đổi khác nhau, do vậy mà có nhiều thể lâm sàng hoặc đặc thù hoặc đan xen vào nhau. Ở trong phần này, tôi xin nêu cụ thể một số mô hình chỉ sốnhiệt kinh lạc của bệnh công năng thể đặc thù, để giúp nhận định bước đầu trong nhữngtrường hợp rõ rệt, còn về lâu dài, bằng vốn hiểu biết của mình về học thuyết Tạng phủvà Tạng phủ biện chứng luận trị, kết hợp với kinh nghiệm thực tế lâm sàng, mỗi thầy thuốc tự lập lấy nhiều mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cho nhiều thể lâm sàng, để trợ giúp cho chẩn đoán sau này đạt hiệu quả cao.

Các mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh công năng đặc thù
1. Chứng cảm sốt
Tâm (+BL), Phế (+BL), Can (+BL), Tỳ (+BL): là bệnh ngoại cảm thời khí. Nếu cóthêm Vị (+BL), Đại trường (+BL): là nhiệt đã vào khí phần. Nếu lại thấy thêm Tam tiêu(+BL), Tâm bào (+BL) là nhiệt đã vào doanh phần và huyết phần, có nhiệt nhập Tâm bào.

2. Chứng cơ bắp nhức mỏi: Can (+BL), Tỳ (+BL).
3. Chứng cơ bắp mềm nhẽo, gầy mòn: Can (-BL), Tỳ (-BL).
4. Chứng hẹp môn vị: Vị (+BL), Can (+BL), Đảm (+BL).
5. Chứng gan lách sưng to: Can (+BL), Tỳ (+BL), Đảm (-BL).
6. Chứng lưng đau khó cúi xuống: Bàng quang (-BL), Can (+BL).
7. Chứng lưng đau khó ngửa lên: Bàng quang (+BL), Can (+BL). Nếu có thêmPhế (+BL), Thận (+BL): là lưng đã còng gù.
8. Chứng mệnh môn hoả vượng, tình dục tăng tiến: Đảm (+BL), Thận (+BL), Can(+BL), Tỳ (+BL).
9. Chứng đau nhức trong thân thể: Can (+BL), Đảm (-BL), Tam tiêu (-BL).
10. Chứng can hoả vượng: Can (+BL), Vị (+BL), Tỳ (+BL), Phế (+BL), Tâm (+BL).

11. Chứng quá mẫn cảm:
a. Dị ứng: Can (+BL), Phế (+BL).
b. Chứng hen
• Khi lên cơn: Phế (-BL), Đảm (-BL), Can (+BL), Tâm (+BL), Tâm bào (+BL), Đại trường(+BL).
• Khi không có cơn: Phế (+BL), Đảm (-BL), Can (+BL), Tâm (+BL), Tâm bào (+BL), Đạitrường (+BL). Riêng Đại trường không cố định trong mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc này.

12. Các loại khối u lành và ác tính: Tiểu trường (-BL), Tam tiêu (-BL), Đảm (-BL), Can (+BL), Tỳ (+BL). Ở giai đoạn một và hai của khối u các kinh của chi trênphân ra hàn nhiệt là: Tiểu trường (-), Tâm (-), Tam tiêu (-) và Tâm bào (+), Đạitrường (+), Phế (+).

13. Rối loạn tuần hoàn não: Bao gồm cả xung huyết não và bần huyết não. Mô hìnhchỉ số nhiệt kinh lạc này lấy theo thực nghiệm của bác sĩ Nguyễn Tấn Phong.
a. Xung huyết não: Nhiệt độ mỗi bên (trái hay phải) của 12 kinh cùng dấu (+ hay -) và trái dấu với bên kia. Đây gọi là sự phân ly âm dương nhất quán của kinh lạc.
b. Bân huyết não (kẹt động mạch não): Nhiệt độ mỗi bên (trái hay phải) của6 kinh trong mỗi chi (trên hay dưới) cùng dấu (+ hay -) và cùng dấu với bên kia của 6 kinh trong chi còn lại. Ví dụ: Nhiệt độ bên trái của 6 kinh chi dưới mang dấu + thì nhiệt độ bên phải của 6 kinh chi dưới mang dấu + và nhiệt độ bên phải của 6 kinh chitrên cùng mang dấu - ứng với nhiệt độ bên trái của 6 kinh chi dưới cùng mang dấu -,đó gọi là sự phân ly âm dương giao hoán của kinh lạc.

14. Rối loạn cảm giác họng
• Tâm (+BL), Phế (+BL), Can (+BL), Đảm (-BL): là rối loạn cảm giác họng do suytuyến giáp gây ra.
• Tâm (+BL), Phế (+BL), Can (+BL), Đảm (+BL): là rối loạn cảm giác họng do cường tuyến giáp gây ra. Nếu có Tâm bào (+), Đại trường (+), Phế (+): là mức độ cườngtuyến giáp nặng.
E. Nhận định về quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với nhiệt độ kinh lạc
Theo sự phân định của khoa sinh lý học ngày nay về nhiệt độ khô của môi trường thì từ 18 đến 240C gọi là trung bình, thuận lợi cho sự sống bình thường của cơ thể người, từ dưới 180C trở xuống gọi là lạnh, trở ngại cho sự hoạt động sống bình thường của cơ thể người, từ 240C trở lên gọi là nóng, bắt đầu gây hại cho sự hoạt động của cơ thể người, nhất là từ trên 320C trở lên, cơ thể người cảm thấy đã mệt mỏi, sức hấp thu dinh dưỡng giảm.

Các chỉ số nhiệt kinh lạc ở người bình thường tuỳ nhiệt độ môi trường mà có những biến đổi như sau:
• Khi nhiệt độ môi trường từ 18 đến 240C, nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới chênh lệch từ 2 đến 40C.
• Khi nhiệt độ môi trường từ 240C trở lên, nhiệt độ môi trường càng cao, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới (Ô 13 của bảng chỉ số nhiệt kinh lạc) càng ít đi, khi nhiệt độ môi trường đạt 370C thì chênh lệch này xấp xỉ bằng 0.
• Khi nhiệt độ môi trường từ 180C trở xuống, nhiệt độ môi trường càng thấp, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới càng nhiều lên, có khi tới 100C.
Căn cứ vào tình trạng sinh lý của người bình thường biến đổi theo nhiệt độ môi trường làm chuẩn, ta nhìn vào bảng chỉ số nhiệt kinh lạc, so sánh nhiệt độ môi trường và nhiệt độtrung bình của chi trên và chi dưới của người bệnh với chênh lệch nhiều ít khác nhau mànhận định như sau.
Lấy nhiệt độ môi trường trung bình (từ 18 đến 240C) làm chuẩn thì chênh lệch nhiệt độtrung bình giữa hai chi của người bệnh từ 2 đến 40C là mức độ tiêu hao vật chất của cơthể vừa phải, khả năng chống đỡ của cơ thể với bệnh tà còn khoẻ. Nếu ở nhiệt độ môitrường này mà chênh lệch nhiệt độ môi trường này mà chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa hai chi chỉ từ 00C đến 20C là mức độ tiêu hao vật chất của cơ thể quá lớn, khả năng chống đỡ của cơ thể với bệnh tà kém, bệnh tình có thể chuyển từ dạng này sang dạng khácnhanh chóng, mạnh mẽ, cần chú ý theo dõi. Nhưng khi ở nhiệt độ môi trường này màchênh lệch nhiệt độ trung bình giữa hai chi lại từ 40C trở lên là mức độ chuyển biến chậm,trì trệ, sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tà cũng trì trệ, cần nâng đỡ khả năng tự thân củacác tạng phủ trong cơ thể, để được linh hoạt mạnh mẽ hơn.
Ở các mức độ nóng, hoặc lạnh của nhiệt độ môi trường khác, ta theo đó mà suy ra.
Trong khi tổng kết nhiều bảng chỉ số nhiệt kinh lạc tôi nhận thấy giữa nhiệt độ trungbình của chi trên và chi dưới phụ thuộc vào chỉ số nhiệt của kinh tâm theo một quy luật nhưsau:
• Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu + thì chênhlệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới càng nhỏ. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu - thì chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới càng lớn, đó là tình trạng công năng thầnkinh cảm giác bình thường.
• Nếu thấy số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu +mà chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới cũng càng lớn, hoặc như thấy số lượng tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mangdấu - mà chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới lại càng nhỏ, làtình trạng công năng thần kinh cảm giác không bình thường.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với mức độ chênh lệch nhiệt độ trung bình của chitrên và chi dưới rất có ý nghĩa để đánh giá tình trạng sinh học ở con người cụ thể.
Mối quan hệ của số tương quan kinh Tâm với mức dộ chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới rất có ý nghĩa để đánh giá tình trạng công năng hệ thống thầnkinh cảm giác của con người cụ thể.

F. Kết luận
Đến đây tôi xin phép có lời bình như sau:
Lý thuyết y học cổ truyền phương Đông biện chứng sâu sắc trong mối quan hệ giữa kinh lạc và tạng phủ, giữa tạng phủ và bệnh chứng, muốn tiếp thu được, chấp nhận được, phải qua nhiều năm thâm nhập với nghề mới hiểu và quý nó.
Ngày nay khoa học kỹ thuật ở cuộc sống đòi hỏi phải giải quyết vấn đề nhanh, nhiều, hiệuquả cao và phải có tính phổ cập (dù chỉ là phổ cập trong giới khoa học kỹ thuật).
Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc này tuy mới được xây dựng lên nhưng nó có cơ sở vững chắc là dựa trên cơ sở y lý cổ truyền hoàn chỉnh và phương pháp "Tri nhiệt cảmđộ" đã có đời sống lâu dài trong lịch sử.
Trải qua nhiều năm miệt mài với thực tiễn của tôi và những người yêu thích phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc, đã có những kết quả có ích nhất định, nhưng con người tìm kiếmthêm những giá trị của phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc trong tương lai là rộngmở và đang chờ mọi người có những đóng góp mới của mình.
Với phương pháp thống kê quy nạp, chúng ta đã xây dựng được các mô hình chỉ số nhiệtkinh lạc của các chứng bệnh, tuy những kết quả tôi đưa ra mới chỉ là bước đầu nhưng tôi tinrằng nếu có sự tổ chức với sự nhiệt tình của nhiều người tham gia, chúng ta sẽ có nhiều môhình chỉ số nhiệt kinh lạc cho từng bệnh chứng, tỷ mỷ, chính xcs và như thế việc ứng dụng vào điện tử y học không còn là một việc xa vời nữa. Chúng ta sẽ hướng cho điện tử y học đi sâu hơn và đạt nhiều thành tựu hơn.
Việc phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc được ứng dụng rộng rãi và nâng cao hơn, cũng là nhờ chúng ta được thừa hưởng công ơn của người xưa, đã mở đường bằng phép "Tri nhiệt cảm độ" của nền y học phương Đông lại được trợ giúp bởi kỹ thuật hiện đại phương Tây vậy.

                                                                                                 Lương y : LÊ VĂN SỬU




Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Phương tiện chẩn đoán của Đông y là tứ chẩn. Tứ chẩn hoàn toàn dựa vào học vấn về y lý và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân người thầy thuốc.



Dẫn nhập

Chữa bệnh muốn đạt kết quả, trước hết phải nhờ vào chẩn đoán đúng bệnh. Chẩn đoán đúng bệnh luôn luôn là hướng phấn đấu của mọi thầy thuốc ở mọi thời đại. Chẩn đoán đúng bệnh bằng phương tiện đơn giản, trong thời gian ngắn nhất là mục tiêu vươn tới của mọi nền y học ở mọi quốc gia.

Phương tiện chẩn đoán của Đông y là tứ chẩn. Tứ chẩn hoàn toàn dựa vào học vấn về y lý và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân người thầy thuốc. Công cụ để tiến hành tứ chẩn tuy đơn giản, lý luận của tứ chẩn tuy hợp với lý luận của khoa học, nhưng từ những kết luận ở tứ chẩn đem lại cũng không thể coi là vạn năng, vì lý luận tứ chẩn ra đời đã lâu, con người sống ở hoàn cảnh ra đời của lý luận tứ chẩn cũng khác con người ở hoàn cảnh sống ngày này rất nhiều.

Phương tiện chẩn đoán của khoa học Tây y tuy cho kết quả rất chính xác, nhanh chóng, nhưng chỉ có thể là những hình ảnh máy móc ghi nhận được ở từng chức năng làm đối tượng của máy móc đó, còn như những hiện tượng bệnh do nhiều chức năng cộng lại hình thành thì những máy móc tinh vi kia dường như vô hiệu hoặc tỏ ra kém hiệu quả. Cũng phải kể đến một hạn chế nữa của khoa học Tây y là những máy móc dùng để chẩn đoán rất đắt tiền và không thể di chuyển đến mọi nơi, mọi lúc được dễ dàng.

Phép chẩn đoán bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc là một sự kết hợp các mặt mạnh và tiện lợi của khoa học kỹ thuật hiện đại phương Tây cùng với lý luận y học cổ truyền phương Đông, đã được lương y và là nhà nghiên cứu y học cổ phương Đông Lê Văn Sửu phát minh năm

1983, trong quá trình cộng tác với khoa Sinh lý Quân sự Học Viện Quân y thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước số 48070203 do Giáo sư Tô Như Khuê và các cán bộ trong khoa đảm nhiệm (1983 – 1986).

Năm 1985, công trình này đã được gửi lên Bộ Y tế, nhưng vì nhiều lý do nên chưa được Bộ tổ chức hội thảo khoa học để đánh giá. Đến năm 1995 Trung ương hội Y học cổ truyền Việt Nam mời tác giả giới thiệu phương pháp này tại lớp học đào tạo đặc cách Thạc sĩ Đông y do Trung ương hội tổ chức với mục đích để các nhà làm Đông y khắp các tỉnh thành về dự khoá học thử nghiệm phương pháp và cho nhận xét, đến kết thúc khoá học, trong các bản thu hoạch cá nhân của học viên đều rất hoan nghênh và đánh giá cao tác dụng của phương pháp, nhiều người đã mua máy đo đem về địa phương ứng dụng. Cũng năm đó Nhà Xuất bản Y học Hà Nội đã xuất bản toàn bộ công trình này, bao gồm cả hai đề tài ứng dụng phương pháp này của Bác sĩ Nguyễn Tấn Phong.

Tháng 2 năm 2000, tại đại hội toàn quốc Hội sinh lý học Việt Nam trong Tổng hội Y học Việt Nam khai hội ở Hà Nội, phương pháp này đã được giới thiệu tại đại hội cùng với một máy điện tử đo đồng bộ 24 đường kinh (cả hai bên) có phần mềm đã được lập trình kết quả đo và tính toán, chỉ sau 5 phút kể từ khi bắt đầu đo đến khi in ra kết quả đo tính, thầy thuốc có thể theo đó đọc kết quả chẩn đoán. Cuộc giới thiệu này đã được toàn ngành Sinh lý học Việt Nam quan tâm và cổ vũ.

Tháng 6 năm 2000, Hội Sinh lý học Việt Nam đã tổ chức sinh hoạt khoa học chuyên đề về phương pháp này tại Hà Nội. Sau khi tác giả giới thiệu phương pháp, có minh hoạ thực hành bằng máy đo và kết quả đo trước nhiều cử toạ, khi kết luận buổi sinh hoạt, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Công Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Sinh lý học đã tóm tắt ý kiến của ban tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với nội dung hoan nghênh phương pháp về các mặt khoa học, giản tiện, khả năng ứng dụng rộng rãi. Hội Sinh lý học sẽ cùng tác giả giúp đỡ để ngày càng hoàn thiện phương pháp và tiến tới giới thiệu trong toàn ngành y học cả nước, đồng thời cũng yêu cầu nhóm kỹ sư chế tạo máy và viết lập trình chặt chẽ, đầy đủ hơn, hoàn thiện máy tiện thao tác hơn và bảo đảm độ chính xác để tiến tới có thể cung cấp máy cho các địa phương sử dụng, góp phần hiện đại hoá nền y học cổ truyền Việt Nam, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.

Vì thế, chúng tôi đưa toàn bộ nội dung phương pháp thành một phần trong các phép chẩn bệnh của bộ sách này, hy vọng được độc giả ứng dụng rộng rãi.



Các công trình ứng dụng: Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Phương pháp “chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc” đã được Tiến sĩ y khoa Nguyễn Tấn Phong, viện Tai – Mũi - Họng trung ương ứng dụng và được các tạp chí khoa học đăng tải:

1. Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc - Hội nghị Tai – Mũi - Họng và đầu cổ Việt - Pháp lần thứ II (11/1993).

2. Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt kinh lạc - Hội nghị Tai – Mũi - Họng và đầu cổ Việt - Pháp lần thứ II (11/1993).

3. Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc – Hội nghị Tai – Mũi - Họng và đầu cổ Việt - Mỹ (3/1997).

4. Một kỹ thuật mới của y học phương Đông trong chẩn đoán bệnh - Hội thảo Tai – Mũi - Họng của Hội Tai – Mũi - Họng Hà Nội.

5. Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt kinh lạc - Tạp chí thông tin y dược học (JORL-No1-4/1996).

6. Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt kinh lạc - Tạp chí thông tin y dược học (JORL-No1-4/1997).

7. Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ các tỉnh huyệt trên các đường kinh – Tạp chí Sinh lý học (Việt Nam Journal Of Physiology Volume 4. No1-June 2000).

Trích biên bản sinh hoạt KH của Hội Sinh lý học Việt Nam ngày 16/6/2000.

“Qua hơn hai giờ chúng ta đã nghe lương y Lê Văn Sửu báo cáo về phương pháp chẩn đoán trạng thái của cơ thể và các bệnh dựa trên kết quả đo nhiệt độ các tỉnh huyệt, theo chúng tôi là một trong những phương pháp rất có giá trị. Phương pháp cho phép xác định nhanh chóng nhiệt độ tại các tỉnh huyệt và chỉ sau 10 phút đã cho các dẫn liệu để có thể dựa vào đó chẩn đoán trạng thái sức khoẻ và các bệnh tật không chỉ của các cơ quan nội tạng, mà cả đối với các bệnh thuộc thần kinh trung ương.

Các nhận định của lương y Lê Văn Sửu dựa trên kết quả đo nhiệt độ các tỉnh huyệt trên một số đối tượng tham gia buổi sinh hoạt này, nhìn chung là rất chính xác.

Sau khi xem nhiệt độ ghi được tại các tỉnh huyệt ở các chi có thể nhận thấy sự khác biệt rõ về chỉ số này. Tuy nhiên có những trường hợp nhiệt độ ở chi dưới được đo ở các tỉnh huyệt hoặc thấp hoặc cao hơn nhiều so với trường hợp xác định bằng các loại nhiệt kế khác. Điều này có thể do sự khác biệt nhiệt độ ở các tỉnh huyệt với nhiệt độ ở các vùng da khác, hoặc do các điện cực được xác định để đo nhiệt độ tại các huyệt chưa thích hợp. Do đó, chúng tôi đề nghị hội Sinh Lý học cùng tác giả của phương pháp chẩn đoán bệnh theo nhiệt độ tại các tỉnh huyệt xem xét lại các datrit. Nếu do các đầu đo (datrit không thích hợp) nên cải tiến lại các đầu đo. Sau khi tiến hành công việc này, chúng tôi thấy có thể sử dụng rộng rãi phương tiện đo nhiệt độ của lương y Lê Văn Sửu vào thực tiễn để khám và theo dõi bệnh”.



Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc nguyên lý, cách tiến hành và nhận định chẩn đoán

Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

1. Nguồn gốc

Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển của xúc chẩn, do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y.

Tứ chấn của Đông y là cách gọi tắt bốn phương pháp: Vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn và thiết chẩn.

Thiết chẩn trong tứ chẩn lại chia ra mạch chẩn (bắt mạch) và xúc chẩn (sờ nắn).

Sách “Tân biên Trung y học khái yếu” (Nhân dân vệ sinh xuất bản xã - Bắc Kinh - 1974) viết về nội dung xúc chẩn như sau:

“Xúc chẩn chủ yếu co nắn ngực bụng để thấy mềm cứng, có đau hay không, có hòn cục hay không; sờ nắn tứ chi để xem có gãy xương, bong gân hay không; sờ nắn da xem mát hay không; sờ nắn kinh mạch xem có phản ứng bệnh lý hay không?... Sờ nắn kinh lạc là sờ ấn các huyệt trên kinh lạc để tìm điểm phản ứng bệnh lý theo phương pháp chẩn đoán trị liệu của kinh lạc ở phép châm cứu đã nói rõ”.



2. Quá trình phát triển

a. Từ “Xúc chẩn”: Người xưa khi xúc chẩn ở tứ chi có hai mức như sau:

Sờ cả hai phía lòng bàn tay và mu bàn tay của người bệnh, phân biệt dương cứng (ngoại cảm) hay bệnh âm chứng (nội thương). Phía mu bàn tay nóng hơn là dương chứng (ngoại cảm), bởi vì bệnh ngoại cảm dương chứng thường là khu trú ở dương kinh. Phía lòng bàn tay nóng hơn là âm chứng (nội thương), bởi vì bệnh nội thương âm chứng thường là phát ở âm kinh.

Sau khi đã phân biệt bệnh ngoại cảm hay nội thương, lại tiến thêm một bước, so sánh giữa các ngón tay tìm xem nóng hay lạnh rõ rệt ở ngón nào, từ đó biết được bệnh ở đường kinh nào.

Tuy nhiên, cách xúc chẩn này chỉ cho ta biết được đại cương bệnh ngoại cảm hay nội thương, bệnh ở đường kinh nào, còn như mức độ nặng hay nhẹ và tương quan giữa các tạng phủ, kinh lạc phải dựa vào các chẩn khác nữa mới đủ tin dùng.

b. Đến “tri nhiệt cảm độ”: Khoảng những năm 60, trong quyển 3, bộ sách Châm cứu học, với tiêu đề “Chẩn đoán học”, do Thượng Hải biên soạn, phát hành, có giới thiệu phép “Tri nhiệt cảm độ” của Xích Vũ người Nhật Bản. Phép này dựa vào sức chịu nóng của các tỉnh huyệt khác nhau để nhận định: Huyệt chịu nhiệt thời gian ngắn trội là đường kinh đó đang có hàn, số lớn đường kinh có thời gian chịu nhiệt tương đương nhau lấy làm trung bình.

Phép “Tri nhiệt cảm độ” này đã dựa vào một số phương tiện chính xác như: Hương đặc chế có sự ổn định nhiệt lượng để hơ vào huyệt; đồng hồ bấm giây để đo thời gian từ khi đặt hương hơ tới lúc người bệnh chịu không nổi tự rút tay ra.

Nhưng nhìn chung, phương pháp còn những cơ sở gây ra sai lạc lớn như: Khoảng cách giữa nguồn nhiệt ở cây hương với các huyệt đo khó có sự đồng đều: thời gian bắt đầu hơ và bắt đầu bấm đồng hồ khó có sự ăn khớp nhau. Ngoài ra kết quả số đo cũng chỉ được tính bằng sự so sánh giữa đa số tương đương với số ở thời gian ngắn trội, với số ở thời gian dài trội, do vậy chỉ có thể theo đó nhận định nét lớn mà thôi. Cũng còn phải kể đến một tác dụng phụ nữa là tất cả các tỉnh huyệt trải qua đo bằng hương, đương nhiên phải chịu sự hơ nóng lên, do đó mà có sự kích động không cần thiết, hoặc giả có thể nhân đó gây sai lệch hoạt động kinh khí không cần thiết.

c. Ra đời phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Từ năm 1983, tại học viện Quân y, tôi đã dùng nhiệt kế điện tử của Liên Xô, loại máy TĐM-

60 và TZM-1 – Made in USSR để đo nhiệt độ tỉnh huyệt dùng vào chẩn đoán và theo dõi điều trị lâm sàng. Phương pháp này được phát triển từ cách thức tiến hành và huyệt vị mà Xích Vũ đã nêu trong phép “Trị nhiệt cảm độ”, nhưng có những ưu điểm hơn như sau:

Máy có độ nhạy và chính xác (đo được chênh lệch 1/100C, do đó nhiệt độ các tỉnh huyệt lệch nhau 1/10OC là đã biết.

Thời gian đo đủ 24 điểm khoảng 20 phút (hiện nay máy đo do ĐHSP 1 Việt Nam chế tạo chúng tôi đang dùng, chỉ chừng 10 phút). Khoảng thời gian đo càng ngắn càng có lợi cho việc đánh giá tương quan vì ít sự nhiễu công năng do ngoại cảnh gây nên.

Khi lập công thức tính toán, chúng tôi chia riêng chi trên và chi dưới bởi lý lẽ các tỉnh huyệt ở chi trên và chi dưới có khoảng cách đến trung tâm nhiệt của cơ thể khác nhau, do đó còn có tác dụng tìm ra sự phân ly sinh lý và bệnh lý khác nhau giữa nhiệt độ của tỉnh huyệt ở chi trên và chi dưới theo nghĩa lý cổ điển:  Thực nhiệt, phải nhiệt tới lòng bàn chân; thực hàn, phải hàn tới lòng bàn tay.

Trong nội bộ từng chi, cách phân định hàn nhiệt của từng đường kinh trong chi được dựa vào sự so sánh với nhiệt độ trung bình của cả chi, không dựa theo đa số, do đó kết quả chẩn đoán bằng các chỉ số phù hợp với Học thuyết tạng phủ   và Tạng phủ biện chứng luận trị của lý luận Đông y. Kiểm nghiệm ở người bệnh khi bệnh biến thay đổi, ở người khoẻ khi thay đổi bài tập (vũ thuật, thể dục) thấy số đo nhiệt độ tại tỉnh huyệt kinh lạc và chỉ số tính toán biểu thị hoạt động của công năng kinh khí tương ứng với chứng trạng một cách phù hợp. Do đó, theo số đo và kết quả tính các chỉ số nhiệt độ kinh lạc trên, có thể chẩn bệnh và gọi ra được chứng trạng tương ứng, cho dù không trực tiếp thấy người bệnh.

Kết thúc cuộc đo, do đầu đo đặt lên huyệt vị mức độ vừa phải, không gây phản ứng kích thích ở huyệt vị như hơ hương gây nóng, nên không ảnh hưởng tới tình trạng sẵn có ở người bệnh.

3. Cơ sở biện chứng của phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Tứ chẩn của Đông y là một thành tựu có được từ quá trình thực nghiệm lâu đời của các y gia lỗi lạc phương Đông. Khi chẩn bệnh, người thầy thuốc luôn phải vận dụng tứ chẩn để trên cơ sở những dữ liệu thu gom được ấy, tiến hành tổng hợp, phân tích, loại trừ, đạt đến xuyên qua các biện pháp, các hiện tượng để tìm bản chất, tìm mâu thuẫn chủ yếu, như thế mới đi đến quyết định phương hướng và phép chữa bệnh hiệu quả. Cái bản chất, cái mâu thuẫn chủ yếu đó chính là sự mất điều hoà âm dương trong con người, có cơ sở từ sự chênh lệch mức độ hoạt động của các công năng tạng phủ gây nên.

Con đường tiếp cận hiểu biết đúng về mức độ hoạt công năng của các tạng phủ thông qua tứ chẩn là quá dài và phức tạp, bởi những biểu hiện chứng trạng thu nhận được rất phong phú và đa dạng, lại đòi hỏi người thầy thuốc cần có nhiều kinh nghiệm bản thân, đã được tiếp xúc với nhiều người bệnh.

Trong khi ấy, một quy luật đơn giản của vạn vật là “công sinh nhiệt” cũng được thể hiện trong con người, tức là khi công năng tạng phủ hoạt động tăng thì nhiệt tăng, khi công năng tạng phủ hoạt động giảm thì nhiệt giảm, sự tăng giảm nhiệt độ ấy thể hiện qua tỉnh huyệt bằng quan hệ kinh lạc.

Dùng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ tỉnh huyệt, thông qua nhiệt độ của từng tỉnh huyệt để đánh giá mức độ hoạt động công năng các tạng phủ khác nhau, tức là ta đã đi trên con đường gần nhất, trực tiếp nhất đến bản chất của hiện tượng bệnh tật trong con người.



Cách vận hành máy đo nhiệt độ kinh lạc

1. Các loại máy

Máy: TM – 60 made in USSR.

Máy: TM – 1 made in USSR.

Máy: NR – 02.

Máy: MDN – 568.

Máy: ABM – Bs.

Hoặc các loại máy có cùng công dụng tính năng.

2. Các thao tác máy

Kiểm tra nguồn điện (pin, hoặc biến thế, nắn dòng), đặt máy cân bằng.

Bật công tắc mở máy, điều chỉnh chuẩn kim (tuỳ theo từng loại máy có hướng dẫn riêng) sau đó tắt máy.

Khi đo, tay trái cầm cần đo đặt vào huyệt, để điểm đầu cần đo có diện tiếp xúc tốt nhất, tay phải mở máy theo dõi kim chỉ nhiệt độ cho tới khi nào kim dừng hẳn hoặc số ngừng nhảy thì đọc số.



 Cách đo nhiệt độ kinh lạc

1. Nguyên tắc chung

Nếu đo để chẩn đoán bệnh phải để người bệnh nghỉ ngơi thoải mái 10 phút trước khi đo thì số đo mới thể hiện chính xác tình trạng công năng của tạng phủ. Nếu đo để theo dõi thí nghiệm thì đo ở đối tượng ngay trước và sau khi thí nghiệm, số đo mới thể hiện đúng kết quả của thí nghiệm.

2. Những huyệt cần đo

a. Ở tay (chi trên), cả hai tay

Kinh tiểu trường: Thiếu trạch.

Kinh tâm: Thiếu xung.

Kinh tam tiêu: Quan xung.

Kinh tâm bào: Trung xung.

Kinh đại trường: Thương dương.

Kinh phế: Thiếu dương.

b. Ở chân (chi dưới), cả hai chân

Kinh bàng quang: Chí âm.

Kinh thận: Nội chí âm.

Kinh đảm: Khiếu âm.

Kinh vị: Lệ đoài.

Kinh can: Đại đôn.

Kinh tỳ: Ẩn bạch.



c. Xác định lại các vị trí huyệt

Trong số 12 huyệt trên, có 4 huyệt mà vị trí được đổi đi cho thống nhất về tổ chức học, giải phẫu học, do đó là thống nhất được cơ sở vật chất của huyệt vị. Các huyệt đó là:

Trung xung, vốn ở chính giữa đầu nhọn ngón tay giữa, cách móng tay hơn một phân thốn, nay đổi sang cách cạnh ngoài gốc móng ngón giữa một phân, ở phía áp ngón nhẫn.

Nội chí âm, thay cho huyệt Dũng tuyền, nơi đo là cách cạnh trong gốc móng ngón út một phân, ở phía áp ngón chân thứ 4, đối chiều với huyệt Chí âm.



d. Huyệt Ẩn bạch và Đại đôn vốn ở chính giữa phía sau gốc móng ngón chân cái hơn một phân, lại sang hai bên hơn một phân, chỗ có chùm lông trước khớp đốt, ngón, nay đo sang cạnh trong và cạnh ngoài gốc móng ngón cái, cách gốc móng hơn một phân.



3. Trình tự do

a. Từ trên xuống dưới: Tức là đo ở tay trước, đo chân sau.

b. Từ ngoài vào trong: Ở tay thì đo từ kinh tiểu trường, qua tâm, tam tiêu, tâm bào, đại trường, phế; ở chân thì từ kinh bàng quang, qua thận, đảm, vị, can, tỳ.

c. Từ trái sang phải: Tức là từng kinh, thì đo huyệt bên trái trước huyệt bên phải đo sau, hoặc đo cả tay trái trước, tay phải sau, chân trái trước, chân phải sau cũng được.

4. Tư thế tay, chân đối tượng đo

Khi đo ở tay thì úp nhẹ hai bàn tay xuống trước mặt các ngón xoè ra, hai bàn tay cách nhau 10cm.

Khi đo ở chân thì để hai bàn chân cách nhau 10cm, bàn chân đặt bằng phẳng, thoải mái.

5. Những điểm đo đầu tiên phải để lâu chừng 2-3 phút là thời gian chờ máy nóng, số đo mới là số đúng.



Cách ghi số đo và các chỉ số nhiệt

1. Mẫu ghi chép

Trước khi đo phải chuẩn bị mẫu ghi chép “Hồ sơ bệnh án chỉ số nhiệt kinh lạc”. Mỗi bệnh nhân phải có một phiếu, ghi đầy đủ vào các mục. Theo mẫu ví dụ sau:

PHÒNG CHẨN TRỊ..................................................................................................

Bệnh án được thiết lập bởi: Lương y; Bác sĩ: ........................................................................

.......................................................................................................................

HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC ...........................................................................

Họ và tên:.......................................................Nam,nữ ………………………………………………

Ngày tháng năm sinh………………………………………………. Tuổi……………………………………………….

Tình trạng gia đình:...................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Nghề nghiệp: .......................................................................................................................

Tiền căn gia đình: ................................................................................................................

Tiền căn bản thân:  ..............................................................................................................

............................................................................................................................................

Bệnh sử và tiền căn tương ứng khi đến khám: ....................................................................

........................................................................................................................

Chứng trạng lâm sàng hiện tại: .............................................................................

Thời gian đo nhiệt độ các kinh lạc:.....……………giờ, ngày......……tháng......……năm.................

Nhiệt độ môi trường:......................................................................................................

Độ ẩm môi trường: .............................................................................................................

Chu kỳ kinh (phụ nữ) .........................................................................................................

Bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh



Tiểu kết luận, nhận định: .....................................................................................................

Các phép chẩn và xét nghiệm bổ túc: ...................................................................................

Kết luận:......................................................................................................................

Điều trị: ................................................................................................................................

Các yếu tố cần theo dõi .......................................................................................................

Tiến triển và điềuchỉnh...................................................................................................

Chú thích: Trong Bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh (gọi tắt là bảng A) các con số đánh dấu trong các ô trống hay ở đầu các cột dùng để định vị các ô và cột, để tiện diễn giải ý nghĩa của các ô và cột đó. Các ô và cột được đánh số không có dấu phẩy ở trên đầu ghi các thông số của chi trên (tay). Các ô và cột được đánh số có dấu phẩy trên đầu ghi các thông số của chi dưới (chân). Các ô và cột được đánh số như nhau chỉ khác ở dấu phẩy cũng giống nhau về ý nghĩa. Việc sắp xếp các ô và cột như trên nhằm tiện lợi cho việc trực quan để nhận định kết quả.

2. Cách ghi các số đo nhiệt độ kinh lạc

Thực hiện theo trình tự đo nhiệt độ kinh lạc như đã trình bày ở trên, ghi các kết quả thu được vào các cột có đánh số: 8 (tay trái), 11 (tay phải), 8’ (chân trái), 11’ (chân phải).

Như vậy, cột 8 và 8’ ghi nhiệt độ bên trái của các kinh, cột 11 và 11’ ghi nhiệt độ bên phải của các kinh.

- Ví dụ: Ông Lê Quang T, 55 tuổi, cán bộ hưu trí, phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội.

Bị chứng choáng váng, hoa mắt, đi lại không vững đã 6 tháng nay, có tiền sử bị điện giật ngã sai 2 đốt sống L1 và L2, hiện nay khớp đã vào ổn định.

Đo lúc 10 giờ 20 phút ngày 30/6/1984, nhiệt độ môi trường: 29,3oC khô, (không có máy ghi độ ẩm nên gọi là nhiệt độ khô).

Nhiệt độ của các kinh lạc thu được sau khi đo như sau:

                                        

3. Cách tính toán các chỉ số nhiệt

a. Ô số 1 và 1’: Là ô ghi nhiệt độ cao nhất của chi đo được ở tay (ô 1) và chân (ô 1’).

- Ví dụ: Trong ví dụ trên:

Nhiệt độ cao nhất ở tay là 35,2 ở tam tiêu bên phải và phế bên phải. Ô 1 ghi: 35,2.

Nhiệt độ cao nhất ở chân là 35,2 ở can bên phải. Ô 1’ ghi: 35,2.

b. Ô số 2 và 2’: Là ô ghi nhiệt độ thấp nhất của chi đo được ở tay (ô 2) và chân (ô 2’).

- Ví dụ: Trong ví dụ trên

Nhiệt độ thấp nhất ở tay là 34,0 ở tiểu trường bên trái. Ô 2 ghi: 34,0.

Nhiệt độ thấp nhất ở chân là 33,0 ở bàng quang bên trái. Ô 2’ ghi: 33,0.

c. Ô số 3 và 3’: Là ô ghi hiệu số (chênh lệch) giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của từng chi (cả tay và chân).

Như vậy: Ô3 = Ô1 – Ô2; tương tự Ô3’ = Ô1’ – Ô2’

- Ví dụ: Trong ví dụ trên

Ở tay: 35,2 – 34,0 = 1,2. Ô3 ghi 1,2.

Ở chân: 35,2 – 33,0 = 2,2. Ô3’ ghi: 2,2.

d. Ô số 4 và 4’: Là ô ghi nhiệt độ trung bình của chi (tay hoặc chân), được tính bằng cách lấy nhiệt độ cao nhất ở tay (hoặc chân) cộng với nhiệt độ thấp nhất ở tay (hoặc chân) rồi chia cho 2.

d. Ô số 5 và 5’: Là ô ghi sai số giới hạn của chi, được tính như sau: Lấy hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của tay (ô 3) hoặc chân (ô 3’) chia cho 6.

e. Ô số 6 và 6’: Là ô ghi mốc nhiệt độ giới hạn nhiệt (trên), được tính như sau: Lấy nhiệt độ trung bình của tay (ô 4) hoặc chân (ô 4’) cộng với sai số giới hạn của tay (ô 5) hoặc chân (ô 5’).

Như vậy: Ô6 = Ô4 + Ô5; tương tự : Ô6’ = Ô4’ + Ô5’

- Ví dụ: Trong ví dụ trên

Ở tay: 34,6 + 0,2 = 34,8. Ô6 ghi: 34,8

Ở chân: 34,1 + 0,37 = 34,47 ≈ 34,5. Ô6’ ghi: 34,5.

g. Ô số 7 và 7’: Là ô ghi mốc nhiệt độ giới hạn hàn (dưới), được tính như sau: Lấy nhiệt độ trung bình của tay (ô 4) hoặc chân (ô 4’) trừ với sai số giới hạn của tay (ô 5) hoặc chân (ô 5’). Như vậy: Ô7 = Ô4 – Ô5; tương tự: Ô7’ = Ô4’ – Ô5’.

- Ví dụ: Trong ví dụ trên

Ở tay: 34,6 - 0,2 = 34,4. Ô7 ghi = 34,4

Ở chân: 34,1 - 0,37 = 33,73 ≈ 33,7. Ô7’ ghi: 33,7

h. Cột số 9 và 9’: là cột ghi nhiệt độ trung bình của từng kinh, được tính như sau: Lấy nhiệt độ bên trái (cột 8 hoặc 8’) cộng với nhiệt độ bên phải (cột 11 hoặc 11’) của từng kinh rồi chia cho 2. Tính lần lượt hết tất cả các kinh ở tay và chân

i. Cột số 10 và 10’: Là cột ghi số tương quan; là hiệu số giữa nhiệt độ trung bình của từng kinh trừ đi nhiệt độ trung bình của chi (tay hoặc chân) có kinh tương ứng. Hiệu số này phải thể hiện cả giá trị âm dương (-,+) của chúng.

Như vậy: Cột 10 = Cột 9 - Ô4; Tương tự: Cột 10’ = Cột 9’ - Ô4’

- Ví dụ: Trong ví dụ  trên

Kinh tiểu trường: 34,1 - 34,6 = -0,5. Cột 10 trên hàng ngang của kinh tiểu trường ghi: -0,5.

Kinh bàng quang: 33,5 – 34,1 = 0,6. Cột 10’ trên hàng ngang của kinh bàng quang ghi: -0,6.

k. Cột 12 và 12’: Là cột ghi số chênh lệch (độ dao động) nhiệt độ giữa hai bên trái phải của từng kinh. Bên có nhiệt độ cao trừ đi bên có nhiệt độ thấp hơn của từng kinh.

Như vậy: Cột 12 = Cột 8 - Cột 11, hoặc Cột 11 - Cột 8. Tương tự: Cột 12’ = Cột 8’ - Cột 11’, hoặc Cột 11’ - Cột 8’.

- Ví dụ: Trong ví dụ trên

Kinh tiểu trường: Bên trái 34,0, bên phải 34,2, chênh lệch 34,2 – 34,0 = 0,2. Cột 12 trên hàng ngang của kinh tiểu trường ghi: 0,2.

Kinh tâm bào: Bên trái 35,0, bên phải 34,9, chênh lệch 35,0 – 34,9 = 0,1. Cột 12 trên hàng ngang của kinh tâm bào ghi: 0,1.

l. Ô số 13: Là ô ghi hiệu số của nhiệt độ trung bình chi trên trừ nhiệt độ trung bình chi dưới. Hiệu số này phải thể hiện cả giá trị âm dương (-, +) của chúng.

Như vậy: Ô13 = Ô4 – Ô4’.

- Ví dụ: Trong ví dụ trên

34,6 – 34,1 = 0,5. Ô 13 ghi: 0,5.



4. Ví dụ cụ thể một “Bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh”

Việc ghi các chỉ số nhiệt được thực hiện đồng thời trong quá trình tính toán các chỉ số nhiệt, tính đến đâu ghi đến đó. Ở đây, trình bày một bảng chỉ số nhiệt cụ thể để dễ hình dung. Tuy nhiên đó chỉ là một bảng chỉ số nhiệt kinh lạc chưa đầy đủ, vì chưa thể hiện được tính chất hàn hay nhiệt, biểu hay lý cho từng kinh. Cách phân định hàn, nhiệt, biểu, lý được trình bày ở mục kế tiếp.



Phân định hàn, nhiệt, biểu, lý và bệnh lý, sinh lý của từng kinh theo chỉ số nhiệt kinh

1. Nguyên lý chung xem xét các chỉ số nhiệt kinh lạc

Số đo nhiệt độ ở tỉnh huyệt đầu kinh khác nhau là biểu thị mức độ hoạt động công năng tạng phủ khác nhau.

Hoạt động của tạng phủ được thông qua kinh lạc mà biểu thị ra ngoài, nhiệt độ tỉnh huyệt vừa là biểu hiện công năng tạng phủ lại vừa biểu hiện tình trạng thông khí ở kinh lạc.

Khi xem xét số liệu (các chỉ số nhiệt kinh lạc) là nắm vững nguyên lý quan điểm biện chứng “âm dương là hai mặt đối lập trong một thể thống nhất” và luận điểm “nhân thân tiểu thiên địa”.

Những nguyên lý trên là cơ sở của cách xem xét các chỉ số nhiệt. Việc xem xét các chỉ số nhằm xác định và đánh giá tính chất và mức độ bệnh lý hay sinh lý của từng kinh. Tính chất bệnh lý của từng kinh được xác định dựa vào tính chất hàn hay nhiệt, biểu hay lý của từng kinh. Cách đánh giá xác định tính chất hàn, nhiệt, biểu, lý được trình bày dưới đây.



2. Tiêu chuẩn đánh giá xác định hàn hay nhiệt, biểu hay lý cho từng kinh

Ở mỗi kinh thì hai huyệt ở hai bên có thể có nhiệt độ khác nhau nhiều hay ít tuỳ theo tình trạng thông khí khác nhau ở kinh lạc. Các kinh lại có sự khác nhau về nhiệt độ là do khí công năng của tạng phủ có hoạt động khác nhau nên nhiệt cũng khác nhau, vì vậy mức độ được coi là hàn hay nhiệt là do sự so sánh nội bộ của một con người cụ thể, trong con người lại chia ra hai chi (tay, chân) để so sánh trong nội bộ từng chi, là do về tổ chức cơ thể, hai chi xa gần trung tâm tạng phủ khác nhau. Tuy phân ra khác nhau nhưng nguyên tắc so sánh chúng cũng là nội bộ các kinh trong cùng một chi.

a. Tiêu chuẩn để phân định hàn, nhiệt

Được dựa vào nguyên tắc chia ba, nghĩa là nhiệt độ của kinh (trái hoặc phải) được xem là nhiệt khi nằm trong khoảng 1/3 phía trên của khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của chi (tức nằm trong khoảng từ mốc nhiệt độ giới hạn nhiệt đến nhiệt độ cao nhất của chi); được xem là hàn khi nằm trong khoảng 1/3 phía dưới của khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của chi (tức nằm trong khoảng từ nhiệt độ thấp nhất đến mốc nhiệt độ giới hạn hàn); được xem là biển đổi sinh lý cho phép khi nằm trong khoảng 1/3 ở giữa của khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của chi (tức nằm trong khoảng từ mốc nhiệt độ giới hạn hàn đến mốc nhiệt độ giới hạn nhiệt).

Để tiện cho việc trực quan, nhiệt độ nào của các kinh (trái hoặc phải) là nhiệt được đánh dấu “+” ngay trước nhiệt độ đó; là hàn được đánh dấu “-“ ngay trước nhiệt độ đó; là biến đổi sinh lý cho phép thì không đánh dấu.

Như vậy: Ô6, 6’ < cột 8, 8’, 11, 11’ ≤ Ô1, 1’: là nhiệt, dấu: +.

Ô7, 7’ ≤ cột 8, 8’, 11, 11’ ≤ Ô6, 6’: là biến đổi sinh học cho phép, không có dấu

Ô2, 2’ ≤ cột 8, 8’, 11, 11’ ≤ Ô7, 7’: là hàn, dấu:



Biểu đồ minh họa như sau:

 

b. Tiêu chuẩn phân định biểu, lý

Sau khi đã phân định hàn (đánh dấu -), nhiệt (đánh dấu +) hay là biến đổi sinh lý cho phép (không đánh dấu) cho các chỉ số nhiệt độ bên trái và bên phải của các kinh, dựa vào đó ta phân định biểu, lý cho kinh đó.

   Ðược xác định là lý khi nhiệt độ bên trái và phải của kinh đó đều có mang dấu và phải cùng dấu (đều là hàn hoặc nhiệt); tương ứng theo đó là lý hàn (cùng mang dấu - là hàn) hay lý nhiệt (cùng mang dấu + là nhiệt).

+ Trong trường hợp này, số tương quan (cột 10, 10’) của kinh luôn mang dấu trùng với dấu của nhiệt độ bên trái và phải của kinh (để thể hiện hàn hay nhiệt), giá trị tuyệt đối của số tương quan (trị số không có dấu) luôn lớn hơn sai số giới hạn (Ô5, 5’).

   Ðược xác định là biểu khi chỉ có một trong hai bên nhiệt độ bên trái hoặc phải của kinh mang dấu (+ hoặc - và bên còn lại không mang dấu) hoặc cả hai bên nhiệtđộ bên trái và phải đều mang dấu nhưng phải khác dấu (một bên dấu + và một bên dấu -). Và để xác định là biểu hàn hay biểu nhiệt ta căn cứ như sau:

+ Trường hợp chỉ có một trong hai bên nhiệt độ bên trái hoặc phải mang dấu, dựa vào dấu này ta xác định biểu hàn (dấu -) hay biểu nhiệt (dấu +). Cũng cần phân biệt rõ, biểu đó thuộc bên có nhiệt độ mang dấu. Số tương quan trong trường hợp này luôn ≠ 0 vì có dấu trùng với dấu của nhiệt độ có mang dấu.

+ Trường hợp cả hai bên nhiệt độ bên trái và phải của kinh đều mang dấu nhưng khác dấu, ta dựa vào dấu của số tương quan để xác định biểu hàn (dấu -) hay biểu nhiệt (dấu +). Biểu này thuộc về bên nào của nhiệt độ mang dấu trùng với dấu của số tương quan. Nếu số tương quan = 0, trong trường hợp này kinh có đồng thời biểu hàn (thuộc bên có nhiệt độ mang dấu-) và biểu nhiệt (thuộc bên có nhiệt độ mang dấu+).

    Các kinh còn lại có nhiệt độ bên trái và phải không mang dấu là các kinh chỉ có biến đổi sinh lý cho phép. Số tương quan trong trường hợp này có thể = 0 hoặc ≠ 0 và có mang dấu (+ hoặc -).

3. Phân định, đánh giá bệnh lý hay sinh lý cho từng kinh

a. Các kinh đã được xác định là lý (nhiệt hay hàn) đương nhiên là các kinh có bệnh lý và cần phải xử trí.

Trong trường hợp này, giá trị tuyệt đối của số tương quan thể hiện mức độ nặng nhẹ của bệnh lý (giá trị tuyệt đối càng lớn bệnh lý càng nặng hay là bệnh lý chính), và dấu của số tương quan thể hiện bệnh lý thuộc hàn (dấu -) hay nhiệt (dấu +).

b. Các kinh đã được xác định là biểu (hàn hay nhiệt)

Ðể xác định xem mức độ biểu đã đến mức là bệnh lý hay chưa, ta dựa vào số tương quan của kinh đó. Ðược xem là bệnh lý khi giá trị tuyệt đối của số tương quan từ gần bằng cho đến lớn hơn sai số giới hạn. Dấu của số tương quan trong trường hợp này, cũng thể hiện bệnh lý đó thuộc hàn hay nhiệt. Khi biểu đã đến mức độ bệnh lý nặng (giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn quá nhiều) được gọi là “cận lý nhiệt (hay hàn)” hoặc “cận nhiệt (hay hàn)”. Trường hợp giá trị tuyệt đối của số tương quan nhỏ hơn sai số giới hạn hoặc = 0 nhưng có nhiệt độ bên trái và phải trái dấu nhau (dấu + và dấu -, khi đó ta thấy độ dao động nhiệt của kinh ở cột 12, 12’ luôn lớn hơn 2 lần sai số giới hạn) thì cũng được xem là bệnh lý. Kinh có biểu đạt mức bệnh lý cần chú ý theo dõi biến đổi, hoặc nếu cần phải xử trí vào đường kinh đó ở bên có biểu.

Các kinh có biểu nhưng chưa đạt đến mức bệnh lý, được xem là biến đổi sinh lý trong phạm vi cho phép.

c. Các kinh không thuộc biểu và lý

Ðây là các kinh có nhiệt độ bên trái và phải đều không thuộc hàn hay nhiệt (đều không mang dấu). Các kinh này không có bệnh lý, biến đổi nhiệt của kinh nằm trong phạm vi biến đổi sinh lý cho phép. Số tương quan của các kinh này có giá trị tuyệt đối luôn nhỏ hơn sai số giới hạn hoặc =0 và dấu của số tương quan thể hiện biến đổi sinh lý của kinh mang tính hàn hay nhiệt.

Như vậy chỉ số “số tương quan” là một chỉ số quan trọng, dựa vào đó để phân định, đã là bệnh lý hay còn ở mức sinh lý, cho biết sự biến đổi của từng kinh và bệnh lý hay sinh lý đó thuộc hàn hay nhiệt. Số tương quan sẽ còn được dùng trong việc theo dõi chuyển biến mức độ bệnh lý hay sinh lý trên các kinh của từng người và lập bảng mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cho từng bệnh chứng (trình bày trong các phần sau).

4. Ví dụ cụ thể Bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh đầy đủ, có phân định bệnh lý; hàn nhiệt, biểu lý

Ví dụ: Trong ví dụ trên, kết quả của việc phân định đánh giá hàn nhiệt, biểu lý, được thể hiện bằng dấu +, - trong bảng, cuối bảng có phần tiểu kết nhận định.

Bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh



Tiểu kết nhận định: Bệnh nhân Lê Quang T. có:

Lý nhiệt: Tâm bào

Cận nhiệt: Ðại trường, can;

Lý hàn: Tiểu trường.

Biểu nhiệt: Tâm, Tam, Phế (bên phải).

Biểu hàn: Bàng, Thận, Ðảm (bên trái).

Các kinh lạc đang có dao động nhiệt lớn là:

+ Ðảm: 1,2

+ Bàng quang: 1,0

+ Thận: 0,9



Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh chứng và cách lập mô hình

A. Giới thiệu một số Hồ sơ bệnh án chỉ số nhiệt kinh lạc là bệnh lý và sinh lý

1. Cảm cúm (nhức đầu, sổ mũi, ho).

Lê Thị Ph., sinh 1963. Nông dân -  Ðức Thọ - Hà Tĩnh.

Ðo 14 giờ 30 phút, ngày 20/10/1984. Nhiệt độ môi trường 26,5oC, khô.

Lý nhiệt: Tâm, Tam tiêu, Phế, Can.

Cận lý nhiệt: Tâm bào.

Lý hàn: Thận, Bàng quang, Vị.

Biểu hàn: Tiểu.

Cận hàn: Thận, Ðảm.

2. Sốt cao: Cháu Nguyễn Văn V., 10 tuổi - học sinh. Sốt: 40oC, mạch 110, đo lúc 19 giờ 4 phút, ngày 9/8/1984. Nhiệt độ môi trường 26,5oC, khô.

Lý nhiệt: Tâm, Phế, Tỳ.

Lý hàn: Tâm bào, Ðại trường, Bàng quang, Thận, Ðảm, Vị.

Cận hàn: Tam tiêu.

Biểu nhiệt: Can (bên phải).

3. Cảm nắng: Tần Văn T., 21 tuổi, công nhân - Thừa Thiên. Sốt: 40,6oC, đau đầu, ý thức lơ mơ, chập chờn mê, tình, do buổi trưa đi ngoài nắng 2 giờ không đội mũ. Ðo lúc 18 giờ, ngày 22/8/1984. Nhiệt độ môi trường 32oC, khô.

Lý nhiệt: Tâm bào.

Lý hàn: Tiểu trường, Vị, Tỳ.

Biểu nhiệt: Tâm, Ðảm (bên phải).

Biểu hàn: Tam, Phế, Thận, Can.

4. Hen: Lê Thị N., sinh năm 1966 - Nông dân - Sóc sơn - Hà Nội. Hen từ nhỏ. Ðo lúc đang cơn hen: 10 giờ ngày, 10/6/1984. Nhiệt độ môi trường 30,9oC, khô.

Lý nhiệt: Tâm bào, Can.

Cận nhiệt: Ðại trường.

Lý hàn: Bàng quang, Ðảm, Thận.

            Biểu nhiệt: Tâm, Vị (bên phải). Tỳ (bên trái).

            Biểu hàn: Tiểu (bên phải), Vị (trái), Tam tiêu (trái).

5. Ðau lợi răng: Ông Tạ Duy T., 52 tuổi, cán bộ hưu trí. Viêm lợi răng đã nhiều năm, hiện đang đau nửa hàm trên, dưới ở phía phải, đau nhức lên nửa đầu. Ðo lúc 16 giờ 15 phút, ngày, 13/11/1984. Nhiệt độ môi trường 29,7oC, khô.

Lý hàn: Tiểu, Ðảm.

            Biểu nhiệt: Ðại, Can, Tỳ (bên phải).

            Biểu hàn: Tâm, Tam (phải), Bào, Thận, Bàng, Vị, Tỳ (trái).

            Dao động nhiều: Ðại, Can, Vị.

6. Ðau bụng: Nguyễn Văn M., 30 tuỏi, công nhân kỹ thuật - Hải Hậu - Hà Nam Ninh. Thủng dạ dày, mổ cắt tháng 6/1982, hiện ợ hơi đầy chướng bụng, có nhiều cơn đau dữ dội vùng bụng trên. Ðo lúc 21 giờ, ngày 9/10/1984. Nhiệt độ môi trường 28,2oC, khô.

Lý nhiệt: Phế, Tỳ, Can.

Biểu nhiệt: Tiểu, Bàng, Thận (bên phải).

Biểu hàn: Tâm, Vị (bên phải), Ðại.

Dao động nhiều: Tâm, Tam tiêu, Ðại trường, Tiểu trường.

7. Hôn mê: Ông Phạm Văn T., 58 tuổi, cán bộ hành chính có tiền sử cao huyết áp và bệnh tinh thần. Số đo này trong lúc hôn mê nông, thần chí mơ màng. Ðo lúc 12 giờ, ngày 11/8/1984. Nhiệt độ môi trường 31,8oC, khô.

Lý nhiệt: Can, Tỳ.

Lý hàn: Tiểu, Tâm bào, Tam tiêu.

Cận hàn: Tâm.

Cận nhiệt: Phế (trái).

Biểu hàn: Bàng, Thận, Ðảm, Ðại (phải).

Dao động nhiều: Bàng, Ðảm, Thận, Ðại, Phế.

8. Tâm thần: Ông Trần Ðình B., sinh 1944. Bệnh nhân khoa A6 - Viện Quân y 103. Có hoang tưởng, ảo giác. Ðo lúc 10 giờ, ngày 20/8/1984. Nhiệt độ môi trường 28oC, khô.

Lý nhiệt: Can, Tỳ.

Lý hàn: Bàng, Thận.

Biểu nhiệt: Phế (phải).

Biểu hàn: Ðảm, Tiểu, Tam (trái).

Dao động nhiều: Tiểu, Tam, Phế.

9. Bà chửa: Chị nguyễn Thị Ch., 23 tuổi, Cán bộ ngân hàng Hà Nội, chửa con so được 6 tháng. Ðo lúc 11 giờ 35 phút, ngày 15/9/1984. Nhiệt độ môi trường 27oC, khô.

Lý nhiệt: Ðại, Can, Tỳ.

Lý hàn: Tiểu, Bàng, Thận, Ðảm, Vị.

Biểu nhiệt: Bào, Phế (phải).

Biểu hàn: Tâm, Tam (trái).

Dao động nhiều: Bào, Phế, Tâm, Tam, Can.



B. Theo dõi diễn biến mức độ bệnh lý, sinh lý trên các kinh của từng người theo các chỉ số nhiệt kinh lạc qua các lần đo

1. Theo dõi diễn biến bằng bảng thống kê so sánh chỉ số nhiệt

Mức độ bệnh lý, sinh lý trên các kinh biểu hiện qua các chỉ số nhiệt kinh lạc, nhất là số tương quan. Bằng cách thống kê so sánh diễn biến chỉ số “số tương quan” và một vài chỉ số khác qua các lần đo ta nắm được diễn biến mức độ bệnh lý, sinh lý trên các kinh ở từng người. Việc thống kê so sánh trên thực hiện bằng một bảng gọi là Bảng diễn biến chỉ số nhiệt kinh lạc của từng người, bảng có kết cấu như mẫu dưới đây (gọi tắt là bảng B).

Các chỉ số được đưa vào bảng theo các cột như sau:

Sai số giới hạn chi trên (tay): ghi vào cột 2 của bảng B (lấy từ ô 5 của bảng A).

Sai số giới hạn chi dưới (chân): ghi vào cột 3 của bảng B (lấy từ ô 5’ của bảng A).

Hiệu số của nhiệt độ trung bình chi trên trừ nhiệt độ trung bình chi dưới: ghi vào cột 4 của bảng B (lấy từ ô 13 của bảng A).

Số tương quan: Là hiệu của nhiệt độ trung bình từng kinh trừ nhiệt độ trung bình của chi tương ứng. (lấy từ cột 10 và 10’ của bảng A). Dấu của số tương quan cho ta phân định được hàn nhiệt của từng kinh, giá trị tuyệt đối của số tương quan (trị số không dấu) đem so sánh với sai số giới hạn ta nhận định được mức độ hàn, nhiệt đã đến mức bệnh lý hay chưa (giá trị tuyệt đối số tương quan lớn hơn sai số giới hạn là bệnh lý).

Do yêu cầu trực quan, ta tách số tương quan dương (mang dấu +) ghi vào các cột từ 5 đến 16 theo các kinh tương ứng, các số tương quan âm (mang dấu -) và bằng 0 ghi vào các cột từ 17 đến 28 theo các kinh tương ứng của bảng B (chỉ ghi trị số không dấu).

Ngày tháng, lần đo: Ghi vào cột 1 của bảng B.

Nhìn vào bảng và phân tích so sánh, đưa ra nhận xét và ghi vào mục nhận xét ở cuối bảng.

Bảng diễn biến chỉ số nhiệt kinh lạc của từng người

2. Các ví dụ cụ thể về Bảng diễn biến chỉ số nhiệt kinh lạc của từng người

a. Theo dõi một bệnh nhân đau lưng. Bệnh nhân: Nguyễn Thị Ng. 26 tuổi, chưa có gia đình riêng. Đau cột sống cử động khó khăn, có phản ứng ấn đau ở Chí dương, Dương quan, Thập thất chuỳ hạ.

Đã qua chữa bằng thuốc và châm cứu gần hai tháng ở nơi khác. Bảng ghi này tôi lập khi theo dõi hàng ngày trong quá trình châm cứu điều trị.



Tới đây là đã khỏi hẳn đau và trở lại lao động bình thường.

Nhận xét: Chứng đau lưng do công năng can gây ra. Khi bệnh thuyên giảm, số đo của Can cũng biến đổi dần.

b. Theo dõi diễn biến trước và sau ấn day huyệt

Đối tượng thí nghiệm: Bác sĩ Nguyễn Văn Th., 40 tuổi. Số đo trước và sau khi thí nghiệm: Ấn day lão âm số ở huyệt Tán trúc. Đo ngày 3/7/1984.



Nhận xét:

Trước thí nghiệm:

Nhiệt: Tỳ, Tâm, Tam

Hàn: Bàng, Thận, Đảm

Sau thí nghiệm:

Nhiệt: Tỳ, Can, Phế

Hàn: Tiểu, Bàng.



c. Theo dõi diễn biến trước và sau châm kim

Đối tượng thí nghiệm: Cụ Bùi Thị Đ, nông dân 70 tuổi, châm kim. Số đo trước và sau châm bổ: Nội quan, Dương trì, Túc tam lý.

 Nhận xét:            Trước thí nghiệm:           Nhiệt: Can. Cận nhiệt: Tỳ, Đại.

            Hàn:Tiểu, Tâm, Tam, Vị. Cận hàn: Bàng, Đảm.

                           Sau thí nghiệm:        Nhiệt: Tâm bào, Tỳ

                                                                   Hàn:Đại.

                                                                   Cận hàn: Tiểu, Bàng.

d. Theo dõi diễn biến trước và sau khi uống rượu

Đối tượng thí nghiệm: Nguyễn Văn S.48 tuổi, cán bộ hưu trí. Số đo trước và sau khi uống 30cm3 rượu bạch cương tàm có độ đậm cao. Đo ngày 10/2/1984.

Nhận xét:

Trước thí nghiệm:

Lý nhiệt: Tỳ, Đại.

Hàn: Tiểu, Phế, Bàng; Cận hàn: Tâm bào.

Dao động nhiều: Bàng, Đảm, Can.

Sau thí nghiệm:

Lý Nhiệt: Tiểu, Tỳ.

Hàn: Đại, Bàng.

Dao động nhiều: Vị.



đ. Theo dõi diễn biến trước và sau bữa ăn

Đối tượng thí nghiệm: Đỗ Quang T., sinh 1965, học sinh. Số đo trước và sau bữa ăn no.

Đo ngày 11/6/1984.

Nhận xét:

Trước thí nghiệm:

Lý nhiệt: Tâm, Tỳ, Tâm bào, Can.

Cận nhiệt: Tam tiêu.

Lý hàn: Tiểu, Bàng, Đảm, Vị.

Sau thí nghiệm:

Lý nhiệt: Phế, Can, Đại.

Lý hàn: Tiểu, Bàng, Tâm bào, Vị.

Cận hàn: Tâm, Thận.



e. Theo dõi diễn biến trước và sau khi tắm nước nóng

Đối tượng thí nghiệm: Lê Trung T., 11 tuổi, học sinh.

Số đo trước và sau khi tắm nước nóng. Đo ngày 17/7/1984.

Nhận xét:

Trước thí nghiệm:

Nhiệt: Can, Tỳ, Phế, Tâm, Tâm bào.

Hàn: Tiểu, Bàng, Thận.

Sau thí nghiệm:

Nhiệt: Phế

Hàn: Đại, Thận, Vị.



g. Theo dõi diễn biến trước và sau hoạt động thể thao võ thuật

Đối tượng thí nghiệm: Dương. Q.T. 35 tuổi. Bác sĩ.

Số đo trước và sau 60 phút thể thao võ thuật. Đo ngày 1/12/1983.

Nhận xét:

Trước thí nghiệm:

Nhiệt: Tâm bào, Bàng, Phế, Đại.

Hàn: Đảm, Vị; Cận hàn: Tiểu.

Sau thí nghiệm:

Nhiệt: Tâm bào, Phế, Can, Tỳ.

Hàn: Bàng, Đảm.



h. Tính chất qui luật của các chỉ số nhiệt kinh lạc trong từng bệnh chứng

Qua 9 bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của từng người gồm 8 loại bệnh khác nhau và một người chửa, cũng như 7 bảng diễn biến chỉ số nhiệt của từng người qua các thí nghiệm bằng các hoạt động khác nhau kể trên, ta được chứng kiến rất sinh động một cảnh tượng biến đổi công năng tạng phủ đã biểu hiện ra ngoài bằng các chỉ số nhiệt ở tỉnh huyệt khác nhau. Nó chứng minh rằng nhiệt độ tỉnh huyệt đa số quan hệ rất nhạy bén với hoạt động công năng tạng phủ dù là kích thích bằng các thí nghiệm, hay do phản ứng bệnh lý gây ra. Có điều là những biến đổi trong các bảng đã giới thiệu là cá biệt, sẽ đặt cho ta vấn đề phải xem xét tính quy luật và hệ thống trong quan hệ này là ở chỗ nào.

Trong số các bảng trên xin lưu ý một bảng ghi theo dõi một bệnh nhân đau lưng. Ta thấy được rằng tuy ở các ngày đo khác nhau, các số biến đổi khác nhau nhưng vì là cùng một chứng bệnh ở trong một con người cụ thể, cho nên tính quy luật được biểu hiện ở chỗ trong tất cả các số tương quan biến đổi qua các lần đo của các kinh thì số tương quan của Can kinh có biến đổi tương ứng với mức độ thuyên giảm bệnh tình. Nhưng như thế thì ở những người khác nhau, thời gian đo khác nhau nhưng cùng một trạng thái sinh lý thì tính quy luật của chỉ số có hay không? Bây giờ, ta sử dụng bảng diễn biến chỉ số nhiệt kinh lạc của từng người, để liệt kê chỉ số nhiệt của nhiều người có cùng một bệnh chứng (thay thế các chỉ số của từng lần đo thành các chỉ số của từng người) để xem xét tính chất quy luật của chỉ số nhiệt.

Bảng liệt kê chỉ số nhiệt kinh lạc của 6 bệnh nhân cảm mạo

6 bệnh nhân cảm mạo gồm:

1. Trần Minh Châu: 8 tuổi

3. Đặng Ngọc Oanh: 31 tuổi

5. Đặng Thị Cúc: 40 tuổi

2. Bùi Vĩnh Suất: 25 tuổi

4. Lê Thị Phượng: 21 tuổi

6. Nguyễn Thị Bảo: 27 tuổi.

Bảng liệt kê chỉ số nhiệt kinh lạc của 3 người đàn bà có chửa

Ba người người đàn bà có chửa gồm:

1. Nguyễn Thị Ch: 24 tuổi, thai 6 tháng;

2. Đặng Thị S: 29 tuổi, thai 1 tháng;

3. Nguyễn Thị L: 22 tuổi, thai 1,5 tháng.

Ở bảng liệt kê chỉ số nhiệt kinh lạc của 6 bệnh nhân cảm mạo, có các lứa tuổi, nghề nghiệp, ngày đo khác nhau, số đo khác nhau, ta nhận thấy có chung một quy luật là ở cả 6 bệnh nhân đều có số tương quan dương ở các kinh: Tâm, Phế, can. Số tương quan âm ở các kinh: Tiểu trường, Ðảm.

Ở bảng liệt kê chỉ số nhiệt kinh lạc của 3 người đàn bà chửa, có độ tuổi khác nhau, tuổi thai khác nhau, ngày đo khác nhau. Nhưng cả ba người đều có chung quy luật là số tương quan dương ở các kinh: Tâm bào, Ðại, Phế và số tương quan âm ở các kinh: Tiểu, Tâm, Tam.

Như vậy, chỉ số được xem xét để tìm tính quy luật là số tương quan của các kinh. Chỉ số này thể hiện đầy đủ nhất tính chất, trạng thái công năng của kinh, nên quy luật của số tương quan cũng là quy luật trạng thái công năng của các kinh đặc trưng cho từng bệnh chứng. Những số tương quan của những kinh nhất định mang tính quy luật đặc trưng cho bệnh chứng hợp thành những nét đại thể gọi là Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng. Một mô hình chỉ số nhiệt của bệnh chứng phải được đúc kết, rút ra từ thực tế lâm sàng phong phú, bằng cách lập bảng quy nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cho từng bệnh chứng. Ra đời từ thực tế lâm sàng, mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng trở lại giúp xác định chẩn đoán trên lâm sàng. Bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng được phát triển và sửa đổi từ bảng diễn biến chỉ số nhiệt kinh lạc của từng người hay cũng là từ bảng liệt kê chỉ số nhiệt kinh lạc của nhiều người có cùng bệnh chứng.

i. Cách lập Bảng quy nạp mô hình chỉ số nhiệt bệnh chứng và thiết lập mô hình

Mỗi thầy thuốc đều có thể tự tổng kết và lập bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt bệnh chứng để tìm ra mô hình chỉ số nhiệt của bệnh chứng.

Khi ta có từ 3 trở lên, hồ sơ bệnh án chỉ số nhiệt kinh lạc của 3 người bệnh khác nhau những có cùng một chứng bệnh chủ yếu giống nhau, ta lấy tất cả các số tương quan của các kinh và vài chỉ số liên quan từ các hồ sơ đó, đưa vào bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng (gọi tắt là bảng C), theo mẫu sau: (trang 861).

Tất nhiên nếu ta có càng nhiều bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của nhiều người thì giá trị tiêu biểu của mô hình càng cao.

Bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng gồm có 21 cột dọc được ghi như sau:

Cột 1: Số thứ tự.

Cột 2: Họ và tên bệnh nhân.

Cột 3: Tuổi.

Cột 4: Giờ, ngày, tháng , năm lấy số đo nhiệt kinh lạc.

Cột 5: Nhiệt độ môi trường.

Cột 6: Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của chi trên (lấy ở Ô1 và 2 bảng A).

Cột 7: Sai số giới hạn của chi trên (lấy ở Ô5 bảng A).

            Từ cột 8 đến cột số 13 là số tương quan (gồm giá trị tuyệt đối và dấu) của các kinh chi trên lần lượt từ Tiểu, Tâm, Tam, Bào, Ðại đến Phế (lấy ở cột 8 bảng A).

Bảng quy nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng

Cột 14: Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của chi dưới (lấy ở Ô1’ và 2’ bảng A).

Cột 15: Sai số giới hạn của chi dưới (lấy ở Ô5’ bảng A).

Từ cột 16 đến cột số 21 là số tương quan (gồm giá trị tuyệt đối và dấu) của các kinh chi dưới lần lượt từ Bàng, Thận, Ðảm, Vị, Can, Tỳ (lấy ở cột 8’ bảng A).

Trong bảng qui nạp mô hình này ngoài giá trị tư liệu như: Tên người bệnh, giờ, ngày, tháng, năm đo ra, thì nhiệt độ môi trường khi đo có thể dùng để xem xét khí hậu môi trường ảnh hưởng đến mức độ nào vào đời sống sinh học. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của chi trên và chi dưới cho ta biết khả năng thích nghi và tình trạng sức chính khí ở cơ thể người bệnh.

Sai số giới hạn của chi là một chỉ số luôn đi kèm với số tương quan, nó là một số định chuẩn cho các số tương quan của các kinh trong chi, nhằm phân định ranh giới giữa sinh lý và bệnh lý cho trạng thái công năng (hoạt động) của kinh.

Số tương quan là một chỉ số chủ chốt, đã được nói nhiều ở các phần trước. Số tương quan gồm hai thành phần cấu thành: giá trị tuyệt đối và dấu. Giá trị tuyệt đối của nó so sánh với sai số giới hạn, nếu lớn hơn: Trạng thái công năng của kinh là bệnh lý (BL); nếu nhỏ hơn: Trạng thái công năng của kinh còn đang là sinh lý. Dấu của nó, nếu là dấu âm (-) nghĩa là trạng thái công năng của kinh thuộc nhiệt. Trường hợp số tương quan = 0, cần chú ý những kinh có biểu hiện đồng thời bên hàn, bên nhiệt.

Cách thức tìm mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng qua một số ví dụ bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng.

Bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. (trang 867).

Trong bảng này qui nạp chỉ số nhiệt của ba bệnh nhân, nam nữ khác nhau, tuổi tác khác nhau. Ta nhận thấy những điểm chung ở 3 bệnh nhân như sau:

+ Kinh Tiểu trường: đều có số tương quan với giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn (là ở mức bệnh lý) và mang dấu âm (là hàn). Nghĩa là kinh Tiểu trường đang ở trạng thái hàn bệnh lý, ta ghi: Tiểu trường (-BL).

+ Kinh Tâm bào, Can, Tỳ: đều có số tương quan với giá trị tuyệt đối lớn hơn hoặc gần bằng sai số giới hạn và mang dấu dương (+). Nghĩa là các kinh Tâm bào, Can, Tỳ đang ở trạng thái nhiệt bệnh lý, ta ghi: Tâm bào (+BL), Can (+BL), Tỳ (+BL).

+ Kinh Phế, Thận: đều có số tương quan mang dấu dương (+). Nghĩa là các kinh Phế, Thận đang ở trạng thái nhiệt, ta ghi: Phế (+), Thận (+).

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng thoái hóa đốt sống cổ được đúc kết: Tiểu trường (-BL), Tâm bào (+BL), Can (+BL), Tỳ (+BL), Phế (+), Thận (+).

HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC

Họ tên: Nguyễn L., 62 tuổi.

Thời gian đo: 9 giờ 50 phút, ngày 24/9/1994. Nhiệt độ môi trường: 26,20C

Chu kỳ kinh.

Tiểu kết: Thoái hoá đốt  sống cổ (có kèm khó quay cổ).

HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC

Họ tên: Vũ Đ., 34 tuổi.

Thời gian đo: 9 giờ, ngày 29/9/1994. Nhiệt độ môi trường: 26oC

Chu kỳ kinh.



HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC

Họ tên: Nguyễn Thị L. 56 tuổi.

Thời gian đo: 11 giờ 45 phút, ngày 7/10/1994

Nhiệt độ môi trường: 29,9oC Chu kỳ kinh.



Tiểu kết: Thoái hoá đốt sống cổ (có kèm bại hai cánh tay).

Bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng thoái hoá đốt sống cổ

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc: Tiểu trường (-BL), Tâm bào (+BL), Can (+BL), Tỳ (+BL), Phế

(+), Thận (+).

Bảng quy nạp mô hình chỉ số nhiệt  kinh lạc bệnh rối  loạn tinh thần do căng thẳng tình dục.

Trong bảng này quy nạp chỉ số nhiệt của ba bệnh nhân, lứa tuổi khác nhau, ngày đo khác nhau. Ta nhận thấy những điểm chung ở ba bệnh nhân như sau:

Kinh Can, Tỳ: điều có số tương quan với giá trị tuyệt đối lớn hơn hoặc gần sai số giới hạn và mang dấu dương (+). Nghĩa là kinh Can, Tỳ đang ở trạng thái nhiệt bệnh lý: (+BL).

Kinh Bàng quang: đều có số tương quan với giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu âm (-). Nghĩa là kinh Bàng quang đang ở trạng thái hàn bệnh lý: (-BL).

Kinh Đại trường, Phế, Đảm: đều có số tương quan mang dấu dương (+), nghĩa là các kinh Đại trường, Phế, Đảm đang ở trạng thái nhiệt: (+)

Phân tích chi tiết hơn:

Bệnh nhân Đoàn Quang T.: Còn tỉnh táo hơn nên các kinh Đại trường, Phế, Vị có số tương quan dương với giá trị tuyệt đối nhỏ, tức là Đại trường (+), Phế (+), Vị (+).

Bệnh nhân Ngô Quang Đ.: Có biểu hiện hoang tưởng nói lung tung, đi lung tung, ở các kinh Đại trường, Phế, Đảm, Vị có số tương quan dương với giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn, tức là Đại trường (+BL), Phế (+BL), Đảm (+BL), Vị (+BL).

Bệnh nhân Lương Bá N.: Có biểu hiện trầm uất nên ở các kinh Tiểu trường, Tâm có số tương quan âm với giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn, tức là Tiểu trường (-BL), Tâm (-BL).

Có điều đáng chú ý là cả ba bệnh nhân này đều có số tương quan (trị số có mang dấu) của kinh Tâm bào lớn hơn số tương quan của kinh Tâm.

Đoàn Quang T.: Số tương quan: Kinh Tâm: - 0,05, Tâm bào: + 0,2.

Ngô Quang Đ.: Số tương quan: Kinh Tâm: -0,05, Tâm bào: +0,35.

Lương Bá N.: Số tương quan: Kinh Tâm: -0,2, Tâm bào: -0,1.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh chứng rối loạn tinh thần do căng thẳng tình dục được đúc kết: Can (+BL), Tỳ (+BL), Bàng quang (-BL), Đại trường (+), Phế (+), Đảm (+), số tương quan (trị số có mang dấu) của kinh Tâm bào lớn hơn của kinhTâm.

HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC

Họ tên : Đoàn Quang T., 28 tuổi.

Thời gian đo: 10 giờ 30 phút, ngày 12/5/1994. Nhiệt độ môi trường: 29,8oC.

Chu kỳ kinh.



Tiểu kết: Rối loạn thần kinh (có lúc tự mình nói chuyện không có đầu, có cuối).

HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC

Họ tên : Ngô Quang Đ., 23 tuổi.

Thời gian đo: 11 giờ 45 phút, ngày 6/6/1994. Nhiệt độ môi trường: 29,8oC.

Chu kỳ kinh.



Tiểu kết: Rối loạn tinh thần (nói, nhiều, đi lang thang, câu truyện hoang tưởng).

HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC

Họ tên : Lương Bá N., 19 tuổi.

Thời gian đo: 11 giờ 45 phút, ngày 6/8/1994. Nhiệt độ môi trường: 31,1oC.

Chu kỳ kinh.



Tiểu kết: Rối loạn tinh thần (nói nhiều, lầm lì, thỉnh thoảng có cơn đập phá).

Bảng qui nạp mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc chứng rối loạn tinh thần do căng thẳng tình dục

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc: Can (+BL), Tỳ (+BL), Bàng quang (-BL), Đại trường (+), Phế (+), Đảm (+). Số tương quan (trị số có mang dấu) kinh Tâm bào lớn hơn số tương quan kinh Tâm.



Lượng giá mức độ hoạt động của công năng tặng phủ theo chỉ số nhiệt kinh lạc qua các lần đo nhiệt độ kinh lạc

A. Mục đích

Ở các phần trước, chúng ta đã thực hiện các thể thức so sánh các chỉ số nhiệt kinh lạc nhằm vào các mục đích khác nhau. So sánh, tìm quy luật của số tương quan để dựng nên mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cho từng bệnh chứng thông qua thực tế lâm sàng phong phú, để rồi ngược lại dựa vào mô hình chỉ số nhiệt bệnh chứng này giúp chúng ta nhận diện được bệnh chứng làm căn cứ xác định chẩn đoán trên lâm sàng. Hay cũng là cách so sánh, nhận xét số tương quan nhưng nhằm mục đích theo dõi diễn biến bệnh tình, mức bệnh lý, sinh lý của sự biến đổi vận động trong kinh lạc ở từng bệnh chứng, từng tác nhân thí nghiệm để nhận biết được cụ thể, đích xác kinh nào giữ vai trò vận động chủ chốt trong bệnh chứng đó hay kinh nào bị tác động mạnh nhất do tác nhân thí nghiệm…

Không dừng lại ở việc chỉ nhận biết sự vận động công năng tạng phủ có thay đổi hay không, hay chỉ áng chừng mức độ nặng nhẹ trong sự biến đổi bệnh lý, sinh lý của kinh, ở phần này chúng ta tiến hành so sánh các chỉ số nhiệt giữa các lần đo nhiệt độ kinh lạc nhằm nắm bắt được sự thay đổi mức độ hoạt động của công năng tạng phủ cụ thể là bao nhiêu, lượng tăng hay giảm của mức độ hoạt động công năng phải được cụ thể bằng số liệu.



B. Cách lượng giá và ý nghĩa của việc lượng giá

Giữa hai lần đo nhiệt độ kinh lạc, do diễn biến của bệnh tình, hay do các tác nhân can thiệp vào cơ thể (một đợt điều trị dùng thuốc hay châm cứu, hoặc một tác nhân thí nghiệm), mà hoạt động công năng tạng phủ có thay đổi dẫn đến việc các chỉ số nhiệt kinh lạc có thay đổi, mà thể hiện thực chất nhất cho sự thay đổi trong kinh là số tương quan. Nhưng chúng ta không thể so sánh số tương quan giữa hai lần đo của từng kinh một cách đơn giản là lấy số tương quan của lần đo sau trừ số tương quan của lần đo trước, do số tương quan phụ thuộc vào nhiệt độ tỉnh huyệt của các kinh, mà nhiệt độ này lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm môi trường, các tác nhân vật lý khác… Để loại bỏ sự sai lệch do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài trong việc so sánh số tương quan, tức là phải quy các yếu tố bên ngoài của lần đo sau tương đồng với các yếu tố bên ngoài của lần đo trước, ta cần có hệ số quy đổi số tương quan giữa hai lần đo, để quy đổi số tương quan của lần đo sau.



Hệ số quy đổi số tương quan được tính như sau:

Hệ số quy đổi số tương quan giữa hai lần đo cũng được phân ra theo chi trên (tay) và chi dưới (chân).

Cách tính:

+ Hệ số quy đổi chi trên: Lấy hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của chi trên trong lần đo trước chia cho hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của chi trên trong lần đo sau.

Quy đổi số tương quan của lần đo sau: bằng cách lấy số tương quan của lần đo sau nhân với hệ số quy đổi số tương quan nêu trên. Do số tương quan có mang dấu (là số đại số) nên số tương quan đã quy đổi cũng mang dấu. Số tương quan lần đo sau đã quy đổi này mang ý nghĩa là số tương quan của lần đo sau trong điều kiện các yếu tố bên ngoài đã tương đồng với lần đo trước.

Số tương quan lần đo sau đã quy đổi là số để so sánh với số tương quan của lần đo trước nhằm nhận biết hoạt động công năng của từng tạng phủ tăng hay giảm bao nhiêu. Phép so sánh ở đây được thực hiện bằng một phép trừ đại số, do các số tương quan là các số đại số (có mang dấu), lấy số tương quan đã được quy đổi trừ lần đo trước theo đúng chuẩn mực của đại số học. Kết quả tính được là một con số cụ thể có mang dấu, nếu là dấu + nghĩa là hoạt động của công năng tạng phủ tăng, ngược lại nếu là dấu – nghĩa là hoạt động của công năng tạng phủ giảm.

Phép so sánh định lượng mức độ tăng hay giảm của công năng tạng phủ được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ điều trị, của từng phương dược hay phương huyệt điều trị, hay đánh giá được tác động, hiệu lực của các tác nhân thí nghiệm.

Chúng ta có thể  thực hiện việc lượng giá hoạt động công năng tạng phủ thông qua Bảng lượng giá hoạt động công năng tạng phủ (gọi là bảng D) như mẫu ở các ví dụ sau.



C. Về các bảng lượng giá hoạt động công năng tạng phủ

1. Ví dụ 1

Phân tích định lượng mức độ tăng giảm hoạt động công năng tạng phủ trước và sau khi ấn day huyệt, ở đối tượng thí nghiệm là bác sĩ Nguyễn Văn Th., các số liệu chỉ số nhiệt kinh lạc lấy ở phần các ví dụ về diễn biến chỉ số nhiệt kinh lạc, trang 850.



Tất cả các công năng tạng phủ đều được tăng hoạt động trừ ba công năng tạng phủ trước hoạt động cao là Tâm, Tam tiêu và Tỳ thì nay giảm xuống, trong đó Tâm và Tam tiêu giảm nhiều, Tỳ giảm rất ít (-0,04), còn hoạt động công năng của các tạng phủ như Bàng quang, Thận, Đảm đều tăng lên khá nhiều. Chứng tỏ rằng huyệt Tán trúc mà sách cổ ghi có tác dụng chống choáng tiền đình là đúng, vì loại choáng này do Thận dương hư sinh ra, khi ấn day huyệt này rồi kiểm chứng bằng máy đu-lắc cơ học điện láy mắt đã ngăn được cơn choáng do máy gây ra.



2. Ví dụ 2

Phân tích định lượng mức độ tăng giảm hoạt động công năng các tạng phủ, trước và sau châm kim, ở đối tượng thí nghiệm: Cụ Bùi Thị Đ.. Các số liệu chỉ số nhiệt kinh lạc lấy ở phần các ví dụ về diễn biến chỉ số nhệt kinh lạc, trang 851.

Bảng lượng giá hoạt động công năng tạng phủ



Tên người được lượng giá: Cụ Bùi Thị Đ.



Tác nhân làm thay đổi hoạt động của công năng tạng phủ: Châm kim, bổ: Nội quan, Dương trì, Túc tam lý.

Hệ số quy đổi chi trên = 1,0 : 0,7 = 1,43



Hệ số quy đổi chi dưới = 1,2 : 0,8 = 1,50







Tên Kinh

  



Số tương quan lần đo trước

  



Số tương quan lần đo sau

  



Hệ số quy

đổi

  

Số tương quan lần đo sau đã quy đổi

  

Mức tăng giảm

 hoạt động công năng

Tiểu trường

Nhận xét: Có 9 trong 12 tạng phủ tăng hoạt động công năng. Có 3 tạng phủ giảm hoạt động công năng là: Đại trường, Bàng quang, Can.



Trong ví dụ này chúng ta thấy rõ rằng nếu không qua phép tính hệ số quy đổi, khó có thể nhận ra ngay ở Tỳ tăng hay giảm hoạt động công năng sau khi châm, bởi vì cả hai lần đo số tương quan đều là +0,20, hoặc khó định được con số thật của sự giảm hoạt động ở Bàng quang trong khi cả hai số tương quan đều là âm và cũng khó định ra tăng hoạt động bao nhiêu ở Đảm trong khi hai số tương quan cũng đều là số âm.



Kếtquả của châm ba huyệt trên là cảm giác của bệnh sau khi châm xong thấy tỉnh táo và thoải mái ấy do công năng của các tạng phủ được kính động tăng hoạt động lên. Đặc biệt là khi ở Tiểu trường, Tâm, Tam tiêu và Tâm bào tăng hoạt động công năng, ở người bệnh đã mất đi các biểu hiện của hội chứng rối loạn thần kinh chức năng, kết quả ấn day ba huyệt nêu trên, rồi kiểm chứng bằng ghế đu-lắc của nghiệm pháp Nờ-Cúc cũng đã cho những kết quả đánh giá tương ứng.

          

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc trong tạng phủ biện chứng luận trị và phương huyệt chẩn trị tương ứng

Tạng phủ biện chứng luận trị giới thiệu ở đây là nội dung chẩn đoán phân biệt bệnh của tạng phủ và bàn về cách chữa bệnh của tạng phủ thuộc nội khoa Đông y nhưng không bàn rộng rãi như tạp bệnh nói chung.

Nội dung của lý luận Tạng phủ biện chứng biện luận trị lại cũng chỉ hẹp trong phạm vi thuộc về hàn, nhiệt, hư thực một cách rất điển hình, nó không phải là tất cả mọi thứ chứng trạng chưa điển hình.

Quan hệ gây bệnh giữa tạng với tạng, giữa phủ với phủ mà Tạng phủ biện chứng luận trị nêu ra cũng chỉ với bàn trong phạm vi Học thuyết tạng phủ đã giới thiệu, lý luận này ra đời cách nay khá xa, điều kiện môi trường sống và cáh sống của con người thay đổi nhiều, do đó chúng ta chỉ nên coi Học thuyết tạng phủ như là những giá trị chung cơ bản nhất thuộc về sinh lý, bệnh lý người mà thôi.

Vì vậy, chúng ta khảo sát chỉ số “số tương quan”, một chỉ số sát thực nhất với mức độ hàn, nhiệt, hư thực điển hình của mỗi loại tạng phủ và mức độ quan hệ  giữa chúng với nhau để khái quát xây dựng nên các mô hình  chỉ số nhiệt kinh lạc làm cơ sở nền tảng cho việc biện chứng luận bệnh xác định chẩn đoán.

Riêng phần phương huyệt giới thiệu kèm theo, là những kinh nghiệm thực hành của tôi trong nhiều năm, lại được nhiều học viên vận dụng vào điều trị lâm sàng đem lại kết quả, từ đó đã có kiểm nghiệm trên phạm vi rộng, nay xin cung cấp để các thầy thuốc đông y vận dụng. Trên cơ sở thực tiễn lâm sàng, các thầy thuốc có thể bằng kinh nghiệm của riêng mình, theo chứng mà gia giảm vào phương huyệt nhằm nâng cao hiệu quả là chính.

A. Tâm và Tiểu trường

Công năng chủ yếu của Tâm là chủ huyết mạch và thần chí, do đó phản ứng chủ yếu của Tâm là những biểu hiện khác thường về mặt huyết mạch và thần chí. Căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng, có những chứng: Tâm dương hư, Tâm huyết ứ…Thuộc về mặt chủ thần chí, có những chứng: đàm hoả nội nhiễu, đàm mê Tâm khiếu. Về phía Tiểu trường thường thấy bệnh chứng là: Tâm di nhiệt sang Tiểu trường. Còn nhiệt nhập Tâm bào thuộc về phạm vi ôn bệnh, sẽ bàn trong phần khác.

1. Tâm dương bất túc

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm (-BL), nghĩa là kinh tâm có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu –.

a. Triệu chứng: Gồm Tâm khí hư, Tâm dương hư, Tâm dương hư suy.

Triệu chứng chung: Hồi hộp, ngắn hơi (khi hoạt động thì nặng thêm), tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Trong đó chỉ ra:

Tâm khí hư: Thấy mệt mỏi, uể oải, sắc mặt trắng bợt, hay thở dài, lưỡi béo non, ngắn hơi.

Tâm dương hư: mình hàn chi lạnh, khó chịu vùng tim, đau tim, mạch tế, nhược hoặc kết, đại (kết đại là loạn nhịp).

Tâm dương hư suy (hư thoát): mồ hôi ra dầm dề, tứ chi rất lạnh, môi xanh tím, hơi thở, hít đều nhỏ yếu, có khi choáng váng hôn mê, mạch nhỏ như muốn mất.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm khí hư: Tâm (-BL), Tỳ (-), Phế (+), Tiểu trường (-).

Tâm dương hư: Tâm (-BL), Đảm (-), Thận (-), Bàng quang (-).

Tâm dương hư suy: Tiểu trường (-), Tâm (-BL), Tam tiêu (-) Tâm bào (-), Đại trường (-), Phế (+).

b. Phương huyệt

- Tâm khí hư: Bổ Thần môn, Chi chính, Tuỵ du, Tỳ du, Ý xá, Túc Tam lý.

- Tâm dương hư: Như trên và thêm bổ Đảm du, Dương cương.

+ Nếu hư thoát, cần cấp cứu như chứng choáng ngất.

+ Nếu Tâm dương hư lâu dài, có dấu hiệu suy tim, thấp tim (tim to ra) thì dùng phương huyệt: Tả Đại chuỳ, Trung phủ. Bổ Chiên trung, Du phủ, Thái khê, Côn luân. Sau đó dùng toàn bộ phương huyệt kể trên.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Bổ Thần môn, Chi chính là cặp nguyên lạc biểu lý, bổ Tâm có Tiểu trường giúp sức, nhóm huyệt này làm tăng nguồn men tiêu hoá, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Tuỵ du, Tỳ du, Ý xá, có tác dụng làm khoẻ công năng của tuyến tuỵ, tăng khả năng vận hoá của Tỳ. Đảm du, Dương cương làm tăng dương khí, tăng khả năng sát khuẩn đường ruột và ký sinh trùng đường ruột. Đại chuỳ, Trung phủ, Chiên trung, Du phủ là nhóm huyệt kinh nghiệm trị thấp tim có hiệu quả.

Thái khê, Côn luân làm tăng thân nhiệt hỗ trợ cho tuần hoàn huyết dịch được thông thấu.

Tổng lực nhóm huyệt làm tăng dinh dưỡng, nguồn hậu thiên nhiên của huyết dịch, huyết tốt thì công năng và nhiệt lượng của Tâm tăng, Tâm dương sung túc.

2. Tâm âm bất túc

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm (+BL), nghĩa là kinh tâm có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm có giá tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Chia ra làm hai loại: Tâm âm hư và Tâm huyết hư đều hồi hộp, khó chịu vùng tim, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Trong đó:

Tâm âm hư: sốt nhẹ, mồ hôi trộm, miệng khô, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc không rêu, mạch tế, sác.

Tâm huyết hư: choáng váng, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm âm hư: Tâm (+BL), Phế (+), Đảm (+), Can (+), Tâm bào (-).

Tâm huyết hư: Tâm (+BL), Phế (+), Can (-), Tỳ (-), Tâm bào (+).

b. Phương huyệt

Tâm âm hư: Bổ Cách du, Đảm du, Nội quan. Tả Thần môn, Chí dương, Đảm du, Phế du.

Tâm huyết hư: Như trên và thêm: Can du, Tỳ du, Bần huyết linh.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Bổ Cách du, Đảm du là “Tứ hoa liệu pháp”, là bài kinh nghiệm chữa lao do âm hư đã có ngàn năm lịch sử. Nội quan là chủ huyệt trị chứng âm huyết hao tổn. Tả Thần môn là tả cái hư nhiệt của Tâm để an thần định chí. Tả Chí dương, Đảm du, Phế du, là tả hoả ở Phế, Đảm làm cho cái lò bễ nung nấu con tim phải hạ nhiệt, làm cho âm dịch không bị hao tổn mà giữ được chân âm. Bổ Can du, Tỳ du, Bần huyết linh để cho công năng sinh huyết, tàng huyết của Can, Tỳ mạnh mẽ. Âm dịch đầy đủ, công năng sinh huyết, tàng huyết hoạt động mạnh mẽ, tức là Tâm âm sẽ được dồi dào.

3. Tâm huyết ứ trệ

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm (+BL), nghĩa là kinh tâm có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng

Tim hồi hộp, đau tim (đau nhói hoặc râm ran vùng trước sau tim), lúc đau lúc không, khi bệnh nghiêm trọng thì đau đớn không yên, móng tay xanh tím, ra mồ hôi, tứ chi lạnh, lưỡi hồng xám, hoặc quanh lưỡi có nốt máu ứ, rêu lưỡi ít mà nhuận, mạch sáp (rít tắc).

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm (+BL), Can (+), Tỳ (+), Đảm (-), Tiểu trường (-), Tam tiêu (-).

b. Phương huyệt

Thiếu xung (chích nặn máu).

Bổ: Đảm du, Dương cương, Thần môn, Chi chính. Tả: Can du, Thái xung.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Chích Thiếu xung nặn máu giải được cơn co thắt tim, co thắt mạch vành vì Thiếu xung là tinh huyệt hành mộc, mộc là phong, phong gây co thắt ở tim. Bổ Đảm du, Dương cương để khử hàn khí ở Đảm, vì Đảm hàn thì khí trệ, khí trệ tức huyết ứ, Đảm hết hàn khí thì hành huyết sẽ hành. Tả Can du, Thái xung để Can hoả, hoả không còn thì nguồn sinh phong không còn.

4. Đàm hoả nội nhiễu

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm bào (+BL), nghĩa là kinh Tâm có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Thần chí tán loạn, cuồng thao vọng động, nói năng lung tung, khi cười khi khóc, đánh người, chửi người, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch hoạt, sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm bào (+BL), Tâm (-), Tiểu trường (-), Tam tiêu (+), Can (+), Tỳ (+), Vị (+), Bàng quang (-),…

b. Phương huyệt

Tả: Tâm du, Thần đạo, Thiên tỉnh, Khúc trì. Bổ: Túc Tam lý.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Tả Tâm du, Thần đạo, Thiên tỉnh để tả nhiệt ở Tâm bào đã làm cho thần chí tán loạn, hoang tưởng, ảo giác, nói năng loạn ý. Tả Khúc trì, bổ Túc Tam lý là phương huyệt giải phong tà nhiệt ở gân bắp gây ra thao cuồng, vật vã có hiệu quả nhanh.

5. Đàm mê Tâm khiếu

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm (-BL), nghĩa là kinhTâm có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Thần chí suy, ý thức mơ hồ, nôn ra đờm dãi hoặc hôn mê bất tỉnh, có tiếng đờm rít trong họng, lưỡi cứng khô không nói được, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoạt. Nếu kiêm chứng đàm nhiệt thì lưỡi hồng, rêu vàng, mạch hoạt mà sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm (-BL) Tiểu trường (-), Tam tiêu (-), Đại trường (-), Phế (+), Tâm bào (-); giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm bào lớn hơn các giá trị tuyệt đối số tương quan mang dấu - của các kinh ở vùng chi trên; Bàng quang (-), Thận (-), Đảm (-), Can (+).

b. Phương huyệt

Chích Nhĩ tiêm nặn máu.

Châm mạnh, Nhân trung, Bách hội, Dũng tuyền, Trung xung.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Chích Nhĩ tiêm nặn máu làm giảm khí amôniắc trong máu, làm giảm thấp u-rê máu, có thể chống hôn mê sâu. Nhân trung, Bách hội, Dũng tuyền có tác dụng khai khiếu tỉnh thần, thường dùng cấp cứu choáng ngất. Trung xung là tỉnh huyệt của kinh Tâm bào, giải tà khí ở Tâm.

Sau đó tìm đến nguyên nhân ở bệnh gốc nào là chính đã gây ra hôn mê để chữa vào bệnh gốc đó.

6. Tâm hoả thượng viêm (tâm hoả cang thịnh), Tâm di nhiệt sang Tiểu trường (tiểu trường thực nhiệt)

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm (+BL). Nghĩa là kinh Tâm có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giưới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Miệng lưỡi sinh mụn nhọt (hay mọc tái phát). Khó chịu trong tim, khát, tiểu tiện vàng ít, hoặc đái liên miên, đái buốt, đái ra máu, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm hoả cang thịnh: Tâm (+BL), Tâm bào (+), Tam tiêu (+), Đảm (+), Vị (+), Can (+), Phế (+).

Tâm di nhiệt sang Tiểu trường: Tâm (+BL), Tâm bào (+), Tiểu trường (+), Bàng quang (+).

b. Phương huyệt

Tâm hoả cang thịnh: Tả Thần môn, Nội đình. Chích: Kim tân, Ngọc dịch.

Tâm di nhiệt sang Tiểu trường: Chích Thiếu trạch. Tả: Liệt khuyết, Côn luân.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Tả Thần môn, Nội đình vì Tâm hoả cang thịnh thường kết hợp với Vị hoả gây ra nứt lưỡi, sưng lưỡi, mọc mụn ở lưỡi và trong vòm miệng. Chích Kim tân, Ngọc dịch là kinh nghiệm chữa lưỡi sưng đau rất hiệu quả.

Chích Thiếu trạch là tỉnh huyệt của kinh Thái dương Tiểu trường, tỉnh huyệt có thể chữa sưng đau ở những nơi trên đường kinh ấy. Bàng quang và Tiểu trường đều là Thái dương, khí tà vào Thái dương kinh thì Tiểu trường và Bàng quang cùng có bệnh, nên chích Thiếu trạch có thể trừ nhiệt cả 2 kinh. Tả Liệt khuyết, Côn luân để trị chứng nhiệt đã làm cho khí không hoá được, khí không hoá thì Bàng quang viêm, nước tiểu có máu và đái buốt, đái đau.

7. Tiểu trường khí thống

Tiểu trường khí thống còn gọi là sán khí. Ở đây khoanh lại một vài chứng trong bảy thứ sán khí. Chứng đau bụng dưới cấp, đau xiên sang vùng lưng (không phải là chứng đau của sỏi đường tiết niệu) lan xuống bộ phận sinh dục thuộc về đau mạc treo nội tạng bụng dưới và đau do sa sinh dục.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tiểu trường (+BL), nghĩa là kinh Tiểu trường có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tiểu trường có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Đau bụng dưới cấp, đau xiên sang vùng lưng, lan xuống bộ phận sinh dục, rêu lưỡi trắng, mạch trầm, huyền hoặc huyền khẩn.

b. Phương huyệt:

Cứu: Tam giác pháp. Chích nặn máu: Đại đôn. Tả: Khí hải, Thái xung, Nội đình.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Cứu Tam giác pháp là phương huyệt trị đau bụng dưới do Tiểu trường khí thống và sa hạ nang, sưng bìu rất có hiệu nghiệm. Chích Đại đôn nặn máu để tả mộc khí ở Can kinh gây đau co thắt ở bụng dưới, đau hạ nang và những nơi Can kinh đi qua (tỉnh hành mộc). Khí hải, Thái xung, Nội đình là phương huyệt trị cơn đau quặn gây ra đau dọc theo cơ thẳng bụng từ cạnh sườn xuống bụng dưới, kể cả có đau sang mạng sườn cũng rất hiệu quả. Sán khí theo đường kinh thì đau khu vực kinh thận đi qua, chứng đau co kéo lại là chứng của Can, do đó ngày xưa thường bàn mà chưa có khẳng định được nguyên nhân chủ yếu. Tuy vậy các phương trên đã dựa vào chữa Can khí mà có hiệu quả.

B. Can và Đảm

Công năng sinh lý của Can chủ yếu là sơ tiết và tàng huyết. Khi có biến hoá bệnh lý, chủ yếu là do sơ tiết bất thường làm cho Can uất, Can hoả vượng, Can dương thượng cang, Can âm bất túc. Can mất sơ tiết, hoặc Can hoả thịnh đều ảnh hưởng đến công năng tàng huyết của Can mà xuất hiện chứng xuất huyết. Bệnh thường thấy của Đảm là chứng Đảm nhiệt.

1. Can khí uất kết

ô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản

Can (+BL), nghĩa là kinh Can có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Can có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Hấp tấp, dễ cáu, hoặc tinh thần uất ức, chướng đau hai mạng sườn hoặc đau nhói, vừa thở vừa rên, ăn không ngon, miệng đắng hoặc nôn mửa, bụng đau, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch huyền. Nếu Can uất đã lâu dẫn đến Can ứ huyết sẽ kiêm có báng (gan, lách sưng to), ven lưỡi có nốt ban ứ, mạch huyền hoặc sáp.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Can (+BL), Đảm (-), Tỳ (-), Vị (-), Phế (+), Tâm bào (+), Tâm (+).

b. Phương huyệt

Tả: Khố phòng, Nội quan, Thái xung, Chi câu. Bổ: Túc  tam lý.

Uất kết lâu ngày gan lách sưng to, dùng bổ hoặc cứu: Tỳ du, Bĩ căn, Chương môn, Công tôn.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Khố phòng có thể khai khí uất ở lồng ngực, Nội quan, Thái xung để sơ Can lý khí. Chi câu chữa các chứng đau vỏ lồng ngực. Bổ Túc Tam lý để dẫn hoả đi xuống, Tỳ du, Bĩ căn, Chương môn, Công tôn có tác dụng bổ Can khí, Tỳ khí, phá cái gốc của sự bĩ, tăng vận hoá đào thải của Tỳ, do đó chữa được chứng gan lách sưng to.

2. Can dương thượng cang

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Can (+BL), nghĩa là kinh Can có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Can có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Đau đầu, choáng váng, dễ cáu hoặc nhìn lờ mờ, đau sườn, đắng miệng, ven lưỡi màu hồng, rêu trắng, mạch huyền.

Nếu thấy chứng đau đầu dữ dội, choáng váng, tai ù, điếc, mắt đỏ, mắt đau, dễ cáu, ngủ không yên, thổ huyết, chảy máu cam, đau móng tay, ven đầu lưỡi hồng, rêu vàng hoặc vàng dày mà khô, mạch huyền hữu lực là Can hoả thịnh.

Nếu Can dương cang thịnh đến mức Can phong nội động đều trúng phong (tai biến mạch máu não) mà xuất hiện liệt nửa người, mất tiếng, miệng mắt méo hoặc dúm dó tay chân, hôn mê là do nhiệt cực, phải giải quyết như chứng ôn nhiệt.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Can (+BL), Đảm (-), Thận (+), Tâm (+), Phế (+), Tỳ (-), Vị (-), Tiểu trường (-), Tam tiêu (+).

a. Phương huyệt

    Nếu hoả bốc lên đau đầu, dễ cáu, mắt mờ, đau sườn, đắng miệng thì chỉ cần tả: Bách hội, Hành gian.

    Nếu đau đầu dữ dội và có dấu hiệu hoá hoả sinh phong dễ dẫn tới tai biến mạch máu não thì sẵn sàng cấp cứu như trúng gió và nhanh chóng làm cho huyết áp giảm xuống:

Tả: Kiên ngung, Hợp cốc, Thái xung, Can nhiệt huyệt. Bổ: Túc Tam lý, Tam âm giao.

Nếu liệt nửa người thì lấy: Phong trì, Khúc trì, Dương lăng tuyền, Hành gian.

b. Giảng nghĩa phương huyệt

Bách hội, Hành gian là nhóm huyệt kinh nghiệm hiệu quả chữa đau đầu do Can hoả. Kiên ngung làm giảm huyết áp xuống. Hợp cốc, Thái xung cả hai bên là tứ quan huyệt, lấy để trấn kinh, chống co quắp, co giật. Can nhiệt huyệt để tả Can nhiệt. Túc Tam lý dẫn hoả đi xuống, Tam tâm giao để tư thận âm làm cho Can âm cũng được tăng cường thêm đủ sức chế Can hoả, vì Can Thận đồng nguyên. Đồng thời do có cả Túc Tam lý và Thái xung trong phương, lại có thể chống được viêm gan do nhiều hoả khí gây ra.

Phong trì, Khúc trì, Dương lăng tuyền, Hành gian bổ bên lành, tả bên liệt là phương huyệt chữa chứng liệt nửa người nghiệm nhất làm cho người bệnh nhanh phục hồi chức năng vận động ở nửa bị liệt.

3. Can âm bất túc

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Can (+BL), nghĩa là kinh Can có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Can có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Choáng váng, đau đầu dai dẳng, tai ù điếc, quáng gà, mất ngủ, hay mộng mị, tay chân tê dại, run rẩy, lưỡi hồng ít nước bọt, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch huyền tế, hoặc tế, sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Can (+BL), Đảm (+), Vị (+), Tam tiêu (+), Phế (+), Thận (+), Tâm (+), Tỳ (-), Tâm bào (+).

b. Phương huyệt

Bổ: Cách du, Đảm  du, Nội quan, Túc Tam lý, Tỳ du, Thận du, Tam âm giao, Dương lăng tuyền.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Can dựa vào sự nuôi dương của Thận thuỷ, Can âm bất túc là do Thận âm bất túc, tinh không hoá huyết, huyết không dưỡng Can mà ra. Do đó lấy Cách du, Đảm du để bổ âm; Nội quan để bổ Tâm huyết; Túc Tam lý, Tỳ du để bổ Tỳ, tăng sức vận hoá của Tỳ, làm cho nguồn dinh dưỡng từ Tỳ đem đến được dồi dào; bổ Thận du, Tam âm giao để bổ Thận âm, âm tinh hoá huyết thì huyết sẽ dưỡng Can. Dương lăng tuyền là cân hộ, bổ Túc Tam lý kết hợp với Dương lăng tuyền sẽ làm cho gân, cơ chi dưới vững chắc, đi đứng vững vàng.

4. Đảm nhiệt

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Đảm (+BL), nghĩa là kinh Đảm có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Đảm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Sườn phải đau thành cơn, vàng da, đái ít mà đỏ, miệng đắng, họng khô, nóng rét lẫn lộn, nôn mửa, đau nhói vùng hõm ức, ăn ít, bụng chướng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Đảm (+BL), Vị (-), Can (+), Tỳ (+), Tâm bào (-), Tam tiêu (+), Phế (+), Tiểu trường (-), Bàng quang (-).

b. Phương huyệt

Tả: Não hộ, Đảm du, Dương cương, Chí dương, Chi câu, Dương lăng tuyền. Bình: Nội quan.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Não hộ, Đảm du, Dương cương là nhóm huyệt trị Đảm rất hiệu quả. Chí dương ở Đốc mạch thông qua Tam tiêu mà tả hoả ở Can, Đảm và liên sườn. Chi câu là huyệt trên kinh Tam tiêu chữa mọi chứng đau ở vỏ lồng ngực. Nội quan để điều hoà chung công năng nội tạng. Do đó phương huyệt trên có thể chữa được viêm túi mật cấp và mãn.

C. Tỳ và  Vị

Công năng sinh lý của Tỳ chủ yếu là vận hoá, thống huyết. Khi có biến hoá bệnh lý: Bệnh của Tỳ phần lớn là thấp, là hư (dương hư là nhiều).

Bệnh của Vị phần lớn là nhiệt (chứng hư hay gặp là Vị âm hư).

Tỳ và Vị là gốc của hậu thiên, Tỳ, Vị hư làm ảnh hưởng đến ngũ tạng, đặc biệt là Tâm, Thận, Phế. Chúng có quan hệ rất mật thiết.

1. Tỳ dương hư

Mô hình chỉ số kinh lạc cơ bản: Tỳ (-BL), nghĩa là kinh Tỳ có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Tỳ có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Mặt vàng bệch, vùng dạ dày đầy hoặc bụng chướng đau, ưa chườm, ưa nắn, miệng ứa nước trong, ăn không ngon, phân nát hoặc ỉa lỏng kéo dài, biếng nhác yếu đuối, tứ chi lạnh, nước tiểu nhiều mà trong, hoặc đái ít mà phù thũng, bắp thịt gầy mòn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hơi chậm hoặc yếu.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (-BL), Vị (-), Tiểu trường (-), Tam tiêu (-), Phế (+), Tâm (+), Đảm (-), Can (-), Thận (+), Bàng quang (-).

b. Phương huyệt

Bổ: Thần môn, Chi chính, Tụy du, Tỳ du, Ý xá, Trung quản, Nội quan, Túc Tam lý, Thái bạch.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Tỳ dương hư thực chất là công năng của tuyến Tụy giảm làm cho công năng của Trường, Vị giảm, làm cho dạ dày chướng đau, ăn không ngon, phân nát, yếu đuối, mạch hơi chậm hoặc yếu. Bổ Tụy du ,Tỳ du, Ý xá, là làm cho công năng của Tụy mạnh thêm; Trung quản, Nội quan, Túc Tam lý là bộ huyệt bổ Tỳ, Vị truyền thống thường dùng; Thần môn, Chi chính là cặp biểu lý nguyên lạc của Tâm và Tiểu trường, có tác dụng tăng hấp thụ dinh dưỡng cung cấp cho Tâm huyết, có tác dụng bồi bổ toàn thân, trong đó có chức năng tuyến tụy và năng vận hoá của Tỳ vị.

2. Tỳ Vị khí hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tỳ (-BL), Vị (-BL); nghĩa là kinh Tỳ và Vị có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Tỳ và Vị có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Mặt vàng, uể oải, ăn uống không biết ngon, bụng trên đau hoặc buồn bằn, thích nắn bóp, bụng chướng, thở có rên, nôn chua, phân nát, lưỡi nhạt, chậm và có ngấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch hư. Nếu tiếng nói trầm, ngắn hơi, cử động có cảm giác khí trụt xuống, hoặc sa dạ dày, sa thận, sa dạ con, là phần khí càng hư, gọi là trung khí hạ hãm.

Nếu như Tỳ, Vị đều hư, có thể xuất hiện các chứng xuất huyết hoặc phát sốt cao.

Nếu như Tỳ, Vị khí hư, Can khí phạm Vị sẽ đau vùng dạ dày, sườn bụng chướng đau, ợ chua hoặc sôi bụng, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền, đây là chứng Can Vị bất hoà.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (-BL), Vị (-BL), Tiểu trường (-), Tam tiêu (-), Tâm (+), Phế (+), Tâm bào (+), Đảm (+), Can (+), Thận (-).

b. Phương huyệt

Bổ: Tỳ du, Vị du, Trung quản, Quan nguyên, Tam âm giao, Khí hải, Túc tam lý, Nội quan.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Bổ các huyệt Tỳ du, Vị du, Trung quản là trực tiếp bổ vào công năng của Tỳ, Vị, bổ Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý là bồi bổ vào khí cơ toàn thân, trong đó Quan nguyên đại bổ nguyên khí nên các nhà khí công đặc biệt chú ý gọi đó là “Đan điền”. Nội quan, Tam âm giao là các huyệt bồi bổ âm huyết, huyết tốt thì lại sinh ra khí (khí công năng) cho toàn thân, trong đó có Tỳ, Vị.

Nếu Tỳ, Vị khí hư mà phát sốt, hoặc xuất huyết, thì trên cơ sở phương này gia thêm các huyệt hạ nhiệt: Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc và cứu Ẩn bạch, Đại đôn để cầm máu.

3. Tỳ Vị thấp khốn

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tỳ (-BL), Vị (-BL); nghĩa là kinh Tỳ và Vị có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của Tỳ và Vị có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Ăn uống giảm dần, dạ dầy đầy tức, có khi tức nhói muốn nôn, miệng nhạt hoặc khô, thích uống nóng, đầu nặng như có vật đè, chân tay rã rời, ngại nói, ngại làm, phù thũng, ỉa chảy, khí hư ra nhiều, rêu lưỡi dầy trơn, mạch hoãn.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (-BL), Vị (-BL), Thận (-), Đảm (-), Can (+), Phế (+), Tâm (+), Tâm bào (+), Tiểu trường (-),

b. Phương huyệt

Bổ: Tỳ du, Đảm du, Thần môn, Chi chính.

Tả: Hợp cốc. Bổ: Túc Tam lý, Đại chung, Thông lý.

c. Giải nghĩa phương huyệt

Bổ Tỳ du, Vị du là bổ Tỳ, Vị, Tỳ Vị khoẻ thì mới có thể vận hoá thấp trọc. Bổ Đảm du là để trừ hàn khí ở Đảm, vì Đảm hàn thì khí trệ, khí trệ thì khí không hoá, sinh ra chứng đàm ngưng kinh lạc mà xuất hiện mệt mỏi. Tả Hợp cốc, bổ Túc Tam lý là để vận Tỳ hoá thấp ở đầu mặt, trị chứng đầu nặng như có vật đè. Đại chung, Thông lý là phương chữa chứng ngại nói ham nằm do thấp khốn gây ra đã được ghi trong “Bách chứng phú”.

4. Thấp nhiệt nội uẩn

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tỳ (+BL), Vị (+BL); nghĩa là kinh Tỳ và Vị có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tỳ và Vị có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn mang dấu +.

a. Triệu chứng: Củng mạc và da dẻ toàn thân phát vàng vọt, phát ngứa, bụng có báng, chướng, không thiết ăn uống, thân thể mệt mỏi, nước tiểu đỏ, vàng hoặc thấy miệng khô đắng, phát sốt, khát, phân nát, rêu lưỡi vàng trơn, mạch nhu, sác.

Mô hình chỉ sổ nhiệt kinh lạc

Tỳ (+BL), Vị (+BL), Đảm (+), Phế (+), Can (+), Tâm (+), Tiểu trường (-), Bàng  quang (-).

b. Phương huyệt

Tả: Não hộ, Đảm du, Dương cương. Bổ: Túc Tam lý. Tả Thái xung.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Thấp nhiệt nội uẩn chính là chứng của viêm túi mật và viêm gan. Não hộ, Đảm du, Dương cương là nhóm huyệt trị viêm mật, tắc ống dẫn mật rất hiệu nghiệm. Túc Tam lý và Thái xung cùng dùng một lúc là phương huyệt trị viêm gan cấp mãn đều tốt. Gan mật là biểu lý của nhau, khi có bệnh thì cảnh hưởng trực tiếp nhau, do đó có thể dùng cả hai nhóm huyệt để tăng hiệu quả tối đa.

5. Tâm Tỳ lưỡng hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tỳ (-BL), Vị (-BL); nghĩa là kinh Tỳ và Tâm có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Tỳ và Tâm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Sắc mặt vàng bợt, tim hồi hộp hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, ăn ít, bụng chướng, phân nát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (-BL), Tâm (-BL), Tiểu trường (-), Vị (-), Đảm (-), Phế (+), Can (+), Thận (+), Tâm bào (+).

b. Phương huyệt

Bổ: Cách du, Tâm du, Đảm du, Thần môn, Chi chính, Tỳ du, Vị du, Túc Tam lý, Thiếu thương, Dũng tuyền.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Tâm Tỳ lưỡng hư đều do bệnh biến của một tạng mà ảnh hưởng đến một tạng tương quan, hoặc do bệnh tà cùng tác động đến hai tạng mà phát bệnh. Bổ Tỳ du, Vị du, Túc tam lý là bổ trực tiếp vào Tỳ, Vị. Cách du, Đảm du là Tứ hoa liệu pháp có tác dụng bồi bổ cả khí và huyết. Thần môn, Chi chính là cặp biểu lý nguyên lạc của Tâm và Tiểu trường, bổ Tâm có Tiểu trường giúp sức thì Tâm thêm mau khoẻ. Thiếu thương, Thần môn, Tâm du, Dũng tuyền là phương huyệt trị chứng hay quên do Tâm Tỳ lưỡng hư gây ra.

6. Tỳ thận dường hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tỳ (-BL), Đảm (-BL); nghĩa là kinh Tỳ và Đảm có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Tỳ và Đảm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Ngại nói, yếu hơi, tứ chi vô lực, lạnh, phân nát, là chứng của Tỳ dương hư, tảng sảng ỉa chảy, lưng lạnh, sợ lạnh, tinh thần bải hoải là chứng của Thận dương hư. Tỳ hư thì sinh đờm, Thận không nạp khí thì sinh suyễn. Thận chủ thuỷ, Tỳ vận hoá thuỷ thấp, nếu Tỳ Thận dương hư thì sẽ phù thũng, bụng có nước, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược là chứng của dương hư.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (-BL), Đảm (-BL), Tam tiêu (-), Bàng quang (-), Tâm bào (+), Phế (+), Tâm (-), Can (-).

b. Phương huyệt

Bổ: Tỳ du, Thận du, Bách hội, Thái khê, Túc Tam lý. Cứu: Cách du, Đảm du, Côn luân. Bổ: Đại chung, Thông lý.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Tỳ Thận dương hư có chứng ngại nói, yếu hơi, tứ chi vô lực, lạnh, phân nát là chứng của Tỳ, tảng sáng ỉa chảy, lưng lạnh, sợ lạnh, tinh thần bải hoải là chứng của Thận dương hư. Tỳ hư thì sinh đờm, Thận không nạp khí thì sinh suyễn. Bổ Tỳ du, Thận du là trực tiếp bổ Thận; Bách hội,  Thái khê, bổ Thận dương cầm ỉa chảy; Túc Tam lý tăng cường vận hoá của Tỳ; Cách du, Đảm du, bổ dưỡng khí huyết; Côn luân cứu có tác dụng ngăn cơn suyễn, ấm lưng, cộng với Thái khê có thể làm tăng thân nhiệt để nuôi ấm ngũ tạng, khử thấp, trừ tà hàn; Đại chung, Thông lý để trị chứng ngại nói ham nằm. Phương huyệt có tổng lực bồi bổ chứng Tỳ Thận dương hư rất mạnh.

7. Vị hoả thịnh

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tỳ (+BL), Vị (+BL); nghĩa là kinh Tỳ và Vị có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương  quan của kinh Tỳ và Vị có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Phát sốt, táo bón, đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu mũi, bứt rứt, miệng khô đắng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (+BL), Vị (+BL), Đảm (+), Tam tiêu (+), Tâm (+), Phế (+), Can (+). Tiểu trường (-), Bàng quang (+), Đại trường (-), Tâm bào (+), Thận (+).

b. Phương huyệt

Tả: Đầu duy, Dương bạch, Hợp cốc, Giải khê, Khúc trì, Túc Tam lý, Nội đình, Đoài đoan, Ngận giao, Thừa tương, Đại lăng, Khích môn, Thượng tinh, Tố liêu.

8. Vị âm hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Vị (+BL), nghĩa là kinh Vị có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Vị có giá trị tuyện đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Ăn uống kém sút, có khi không ăn, phát sốt nhẹ, sốt về chiều, táo bón, lưỡi hồng ít rêu hoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Vị (+BL), Tỳ (+), Phế (+), Tâm bào (+), Đảm (-), Tam tiêu (-), Can (+), Tiểu trường (-).

b. Phương huyệt

Vị hoả: Tả: Đầu duy, Dương bạch, Hợp cốc, Giải khê, Khúc trì, Túc Tam lý, Nội đình.

    Vị âm hư: Lấy phương huyệt trên và thêm bổ: Nội quan, Tam âm giao. Nếu có mụn trong miệng, lợi răng sưng đau, lấy thêm các huyệt: Đoài đoan, Ngận giao, Thừa tương.

Xuất huyết dạ dày: Đại lăng, Khích môn.

Chảy máu mũi: Thượng tinh, Tố liêu.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Vị hoả thịnh, dương thịch thì nhiệt làm phát sốt, hoả nhiệt thương âm thì phiền thao vật vã. Lấy Khúc trì, Túc tam lý để hạ nhiệt, dẫn hoả đi xuống làm cho đứt phiền thao vật vã. Hoả thịnh viêm lên, ép huyết “vọng hành” làm cho thổ huyết, nục huyết, lấy Đầu duy, Dương bạch, Hợp cốc, Giải khê để tả nhiệt ở vùng dưới trán. Đại lăng, Khích môn là cặp huyệt trị Vị nhiệt gây ra xuất huyết dạ dày, thổ ra huyết; Thượng tinh, Tố liêu để cầm chứng nục huyết (chảy máu mũi). Các huyệt Đoài đoan, Ngận giao, Thừa tương, là huyệt chữa vòm miệng, lợi răng sưng đau tại chỗ rất hiệu nghiệm.

Vị âm bất túc gây ra “âm hư sinh nội nhiệt” cần bổ Nội quan, Tam âm giao để bổ ẩm, trừ hư hoả.

9. Vị thống (Tây y gọi là viêm loét dạ dày, tá tràng)

Đau vùng dạ dày, tá tràng tuy là chứng Vị thống nhưng là một tập chứng của nhiều chức năng ở vùng đó gây ra, chúng thường đan xen ảnh hưởng nhau nên rất khó chẩn đoán, do đó thường không thể chữa dứt. Ta phải phân biệt rõ trong chẩn đoán như sau:

a. Triệu chứng và phương huyệt

   Chứng đau bụng trên râm ran ê ẩm, lúc đói đau tăng, ăn ngọt thì giảm đau, hay bị xây xẩm, chóng ngất, có khi công lên ngực và ra phía sau lưng bên trái, đó là công năng tuyến Tuỵ nhiễu loạn gây ra.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tỳ (+), Vị (+), Can (+), Tâm bào (+), Phế (+), Tiểu trường (-), Tâm (-), Tam tiêu (-), Bàng quang (-), Thận (-).

Phương huyệt: Tả: Tuỵ du, Tỳ du, Ý xá. Bổ: Trung quản, Lương môn, Nội quan, Túc Tam lý. Tả: Thái bạch.

   Chứng đau bụng trên hay nôn, nôn ra nước đắng, ăn ít, ăn xong thì nôn, đau sang bên sườn và ra sau lưng phía phải, da khô, tóc khô, có ớn lạnh đó là do Đảm hoả gây ra hẹp môn Vị mà thành bệnh.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc: Đảm (+), Can (+), Tỳ (+), Tam tiêu (+), Phế (+), Bàng quang (-), Đại trường (-), Tiểu trường (-).

Phương huyệt: Tả: Não hộ, Đảm du, Dương cương. Bổ: Trung quản, Lương môn, Nội quan, Túc Tam lý. Tả: Khâu khư.

   Chứng đau bụng trên có ợ chua, ợ mùi hôi mốc, bùng trên trướng đau, ăn không tiêu, là Can khí phạm Vị.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Can (+), Đảm (-),  Vị (-), Tỳ (-), Tâm bào (+), Phế (+), Tiểu trường (-), Tâm (-).

Phương huyệt: Tả: Kỳ môn, Thái xung. Bổ: Trung quản, Lương môn, Nội quan, Túc Tam lý.

Chứng đau bụng trên, bụng sôi lục ục, ăn xong bữa hoặc đang ăn đã buồn đi đại tiện, Đông y gọi là chứng “thực tiết”, đó là do đau ở Đại tràng ngang gây ra.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Can (+), Vị (+), Thận (+), Đại trường (+), Bàng quang (-), Đảm (-), Phế (+), Tâm bào (+).

Phương huyệt: Bổ: Trung quản, Lương môn, Nội quan, Túc Tam lý, Thượng cự hư, Hạ cự hư.

b. Giảng nghĩa phương huyệt và vận dụng

Thường người bệnh bị đau vùng dạ dày, thì có đủ các chứng trên, có điều là ở mỗi người có chứng nào đó nổi trội riêng, còn các chứng khác đan xen vào. Khi chữa nên lần lượt chọn nhóm huyệt trị chứng riêng biệt cộng với nhóm chung, khi dứt chứng trội ấy sẽ lần lượt lấy đến các nhóm riêng biệt khác cộng với nhóm chung cho tới khi khỏi hẳn.

Trong bốn phương trên ta thấy:

Trị riêng từng chứng có các bộ huyệt:

+   Tuỵ: Tuỵ du, Tỳ du, Ý xá, Thái bạch.

+   Đảm: Não hộ, Đảm du, Dương cương, Khâu khư.

+   Can: Kỳ môn, Thái xung.

   Trị chung cả vùng bụng trên có: Lương môn; huyệt Lương môn là cái cầu nối giữa các vùng thần kinh chức năng của bụng trên, ở mỗi tạng phủ có nhiễu loạn đều thông qua Lương môn mà ảnh hưởng sang tạng phủ bên cạnh đó.

   Trị riêng dạ dày có: Trung quản, Nội quan, Túc Tam lý là phương huyệt truyền thống trị đau dạ dày, do đó nhóm huyệt này cùng với huyệt Lương môn luôn có mặt cả trong bốn phương. Cần phải luôn nhớ rằng nếu chỉ dùng có ba huyệt Trung quản, Nội quan, Túc Tam lý để chữa đau vùng dạ dày thì nó chỉ có tác dụng cắt cơn, giảm đau mà không thể trị khỏi. Vì vậy nó phải theo bốn nguyên nhân kể trên mà lấy thêm các nhóm huyệt thích ứng.

Sau nhiều năm tìm kiếm tài liệu về bệnh học, thực nghiệm chữa trị từng phần ở lâm sàng, cuối cùng là tổng hợp mà thành 4 phương vừa nêu trên, nó đã giúp tôi nắm được công cụ hiệu lực nhất để chữa trị triệt gốc căn bệnh đau vùng bụng trên.

Loại bệnh này chủ yếu là do nội thương vì ăn uống và 7 loại tình cảm gây ra, vì thế sau khi khỏi cần kiêng tránh ăn uống thoả chí và các va chạm xã hội gây chấn thương tình cảm để đề phòng tái phát.

D. Phế và Đại trường

Công năng sinh lý của Phế chủ yếu là chủ khí, chủ túc giáng. Khi có biến hoá bệnh lý phần lớn là có bệnh thuộc hệ hô hấp. Biểu hiện của thực chứng, hàn chứng có đàm trọc trở Phế, Phế hàn ho suyễn; thực chứng, nhiệt chứng có Phế nhiệt ho suyễn; thuộc hư chứng có: Phế khí hư, Phế âm hư, Phế Tỳ lưỡng hư và Phế Thận lưỡng hư. Bệnh của Đại trường thường là thấp nhiệt.

1. Đàm trọc trở Phế

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng

Ho hen, trong hầu có tiếng đờm, đờm dẻo mà nhiều, ngực sườn buồn tức, đau đớn, không thể nằm ngửa, rêu lưỡi đục trơn, mạch hoạt. Nếu kiêm hàn sẽ thấy đờm trong mà nhiều, mạch chứng của Phế hàn; nếu kiêm nhiệt sẽ thấy mạch chứng Phế nhiệt.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Phế (+BL), Đảm (-), Bàng quang (-), Tỳ (-), Thận (-), Tâm bào (+), Tâm (-), Can (+), Tiểu trường (-).

b. Phương huyệt

Tả: Lệ đoài, Kinh cốt, Hậu khê. Bổ: Côn luân, Tân lặc đầu, Chiên trung, Phong long. Có giãn phế quản, ho ra máu thì thêm: Đại chuỳ, Trung phủ.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Trong hầu có tiếng đờm, đờm dẻo mà nhiều,  thực chất là tiết dịch xoang sau do viêm xoang tạo ra, dịch đó chảy xuống hầu họng gây ra viêm họng và khí quản, phế quản. Nhóm huyệt Lệ đoài, Kinh cốt, Hậu khê, đặc trị tiết dịch xoang sau. Dùng Côn luân để cắt cơn suyễn. Tân lặc đầu, Chiên trung, Phong long để chữa viêm phế quản có đờm ở phổi. Đại chuỳ, Trung phủ dùng hai huyệt một lúc có thể trị giãn phế quản gây ra trong đờm có máu, hoặc lạc huyết ồ ạt.

2. Phế hàn khái suyễn

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Ho dồn dập, ho mạnh, thở gấp, đờm dính trắng mà nhiều, hoặc đờm lỏng dễ bong, nặng thì ho hen tức ngực không thể nằm ngửa hoặc có sợ gió, sốt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch phù khẩn hoặc khẩn.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Phế (+BL), Can (+), Tiểu trường (-), Bàng quang (-), Đảm (-), Tỳ (-), Tam tiêu (-), Thận (-), Tâm (+).

b. Phương huyệt

Cứu: Phong môn, Phế du, Thái khê, Côn luân, Phong long, Chiên trung.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Cứu Phong môn, Phế du để làm ấm Phế tạng, đuổi hàn tà. Chiên trung, Phong long để bổ khí, hoá đàm hàn; Côn luân làm ấm nóng kinh Bàng quang và vùng thượng tiêu để cắt cơn hen suyễn; Côn luân, Thái khê nâng sức nóng toàn thân, trong đó có Thận dương để giúp cho Phế khí túc giáng dễ dàng mà dứt ho.

3. Phế nhiệt khái suyễn

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Ho suyễn gấp, đờm vàng, dẻo đều hoặc ho nôn máu mủ, mùi hôi tanh, hầu họng đau hoặc tức ngực, sợ lạnh, phát nóng sốt, rêu vàng hoặc vàng trơn, mạch sác hoặc hoạt sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Phế (+BL), Can (+), Tam tiêu (+), Thận (+), Đảm (-), Bàng quang (-), Tâm (+).

b. Phương huyệt

Chích: Thiếu thương và Xích trạch nặn máu. Tả: Khổng tối, Phế du, Phế nhiệt huyệt, Đài chuỳ, Trung phủ, Thái xung. Bổ: Túc Tam lý.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Thiếu thương chích nặn máu có thể làm hạ nhiệt nhiều tạng cùng một lúc, vì Phế nhiệt thuộc về phần khí không chỉ do Phế gây ra. Xích trạch có tác dụng hạ nhiệt ở trường Vị, vì trường Vị nhiệt cũng góp phần quan trọng để gây ra Phế nhiệt. Khổng tối là khích huyệt ở kinh Phế có tác dụng trị các bệnh cấp tính của Phế. Phế du và Phế nhiệt huyệt có tác dụng gần nhất với Phế tạng. Đại chuỳ là điểm giao hội của chư dương, cái dư ở dương khí được tả bớt thì khí cũng được mát theo. Trung phủ là mộ huyệt của Phế, khí của đường kinh Phế và Phế tạng tụ tập ở đây, tả có thể làm bớt đi cái hữu dư của tà nhiệt ở Phế. Bổ Túc Tam lý để dẫn hoả đi xuống, tả Thái xung là tả hoả ở Can để trừ Can hoả phản khắc Phế kim làm cho Phế đã táo thêm táo nhiệt mà gây ra đờm vàng và dính hoặc hôi tanh.

4. Phế khí hư

Mô hình chỉ sổ nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Ho, thở ngắn hơi, có khi suyễn gấp, hoặc thở hít khó khăn, đờm nhiều và lỏng, mệt mỏi, ngại nói, tiếng trầm yếu, sợ lạnh, ra mồ hôi, sắc mặt trắng nhạt, chất lưỡi nhạt, chậm, mạch hư nhược là tượng mạch tượng lưỡi của chứng hư, sắc mặt trắng nhợt chủ về Phế khí bất túc.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Phế (+BL), Tâm bào (+), Tiểu trường (-), Tâm (-), Đảm (-), Tỳ (-), Bàng quang (-), Can (-), Thận (+).

b. Phương huyệt

Cứu: Phế du, Cao hoang du, Cách du, Đảm du, Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Túc Tam lý, Nội quan.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Cứu Phế du là ôn bổ Phế tạng, cứu Cao hoang du với Túc Tam lý là nhóm huyệt bổ khí từ Tông khí phát ra để tăng sự thúc đẩy của Phế khí. 2 Cách du và 2 Đảm du là Tứ hoa liệu pháp có tác dụng đặc biệt bổ Phế khí và khí hoà toàn thân. Cứu Tỳ du, Thận du làm cho khí ở Tỳ, Thận khoẻ sẽ hỗ trợ cho Phế khí. Quan nguyên, Khí hải là hai huyệt giữ gìn nguyên khí toàn thân. Nội quan ở Âm duy mạch, cứu có tác dụng bồi bổ âm huyết, huyết sinh khí, huyết tốt thì khí khoẻ.

5. Phế âm hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Ho không có đờm, hoặc ít mà dính, có khi lẫn ít máu, sốt về chiều, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, sau giờ ngọ má đỏ, mất ngủ, miệng khô, họng rát, hoặc tiếng nói khàn câm gần mất, lưỡi hồng ít rêu, chậm, mạch tế, sác.

Mô hình chỉ sổ nhiệt kinh lạc

Phế (+BL), Tam tiêu (+), Tâm (+), Tâm bào (+), Can (+),  Thận (+), Bàng quang (-), Đảm (+).

b. Phương huyệt

Bổ: Cách du, Đảm du, Thận du, Phế du. Tả: Can du, Thái xung, Đại chuỳ, Trung phủ. Bổ: Túc tam lý, Tam âm giao.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Cách du, Đảm du lấy cả hai bên là Tứ hoa liệu pháp có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống suy nhược. Bổ Phế du để bổ Phế, bổ Thận để tư âm giáng hoả, Tả Can du, Thái xung để tả hư hoả ở Can, do Can âm hư sinh ra Can hoả vượng, phản khắc Phế kim. Đại chuỳ, Trung phủ là cặp huyệt trị giãn phế quản xuất huyết rất có nghiệm. Bổ Túc Tam lý vừa dẫn hoả đi xuống vừa kiện Tỳ, hoà Vị để bồi thổ sinh kim; bổ Tam âm giao là bổ âm ở Can, Tỳ, Thận cũng là chân âm của cơ thể người ta.

6. Phế Tỳ lưỡng hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL), Tỳ (-BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +, số tương quan của kinh Tỳ có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Phế Tỳ lưỡng hư thuộc hư chứng, biểu hiện: Ho kéo dài ngày, đờm nhiều, lỏng mà trong, sắc mặt gầy còm phờ phạc, mệt mỏi, kém ăn, bụng chướng, ỉa nhão, lưỡi mỏng, chậm, sắc nhạt, rêu trắng, mạch tế hoặc hư, đại.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Phế (+BL), Tỳ (-BL), Tâm bào (+), Thận (+), Bàng quang (-), Tam tiêu (-), Tiểu trường (-), Can (-), Đảm (-), Vị (-).

b. Phương huyệt

Bổ: Phế du, Tỳ du, Can du, Cách du, Đảm du, Thần môn, Chi chính, Nội quan, Túc Tam lý.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Bổ Phế du là trực tiếp bổ vào Phế tạng. Bổ Tỳ du, Túc Tam lý là bổ Tỳ để bổ Phế, gọi là bồi thổ sinh kim. Bổ Cách du, Đảm du là Tứ hoa liệu pháp để bổ dưỡng khí huyết toàn thân; bổ Thần môn, Chi chính là dùng nguyên lạc biểu lý giữa Tâm và Tiểu trường để bổ Tâm khí; bổ Nội quan là bổ vào âm huyết. Đây là một phương bồi bổ Phế, Tỳ có đội ngũ hùng hậu và hiệu quả cao.

7. Phế thận lưỡng hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Phế (+BL); nghĩa là kinh Phế có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Phế có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Phế Thận lưỡng hư thuộc âm hư biểu hiên ho ít, ít đờm, cử động thì hụt hơi, mặt trắng, gò má đỏ, sốt về chiều hoặc ngũ tâm phiền nhiệt, gầy mòn mất ngủ, mồ hôi trộm, đêm đến miệng khô, lưng đau, đùi nhẽo, di tinh, lưỡi hồng ít rêu, mạch tế sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc: Phế (+BL), Thận (+), Đảm (+), Can (+), Tâm bào (+), Tam tiêu (+), Tiểu trường (-), Tỳ (+), Bàng quang (-).

b. Phương huyệt

Cứu hoặc châm bổ: Cách du, Đảm du, Phế du, Thận du. Tả: Can du, Chí dương. Bổ: Nội quan, Tam âm giao, Túc Tam lý. Tả: Hợp cốc. Bổ: Phục lưu.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

2 Cách du, 2 Đảm du gọi là Tứ hoa liệu pháp chữa lao phổi vô cùng hiệu quả. Bổ Phế du, Thận du là bổ thận âm và Phế âm. Tả Can du, Chí dương để tả Can, Đảm hoả vượng. Bổ Nội quan, Tam âm giao là bổ âm huyết, bổ Túc Tam lý để dẫn hoả khí đi xuống. Tả Hợp cốc, bổ Phục lưu để cầm mồ hôi không cho hao tổn âm tân.

8. Đại trường thấp nhiệt

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Đại trường (+BL); nghĩa là kinh Đại trường có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Đại trường có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Đau bụng ỉa chảy hoặc lý cấp hậu trọng (trong bụng quặn đau, hậu môn nặng như muốn đại tiện mà phân khó ra), phân có chất nhầy máu mủ, hoặc ra máu, có mụn trĩ, lưỡi hồng, rêu dày trắng hoặc vàng trơn, mạch trầm sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Đại trường (+BL), Phế (+), Can (+), Đảm (-), Tâm (+), Tỳ (+), Vị (-), Bàng quang (-), Thận (-), Tam tiêu (+).

b. Phương huyệt

Tả: Hợp cốc, Ngoại quan, Túc Tam lý, Thượng cự hư.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Hợp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường, loại nguyên cũng như loại du trong ngũ du huyệt, vừa có tác dụng của loại nguyên để hạ nhiệt kinh Đại trường lại có tác dụng khử thấp của loại du. Ngoại quan là huyệt loại lạc của kinh Tam tiêu có tác dụng khử ngoại tà ở Tam tiêu và toàn thân nói chung (do chữ Ngoại quan nghĩa là có gắn với ngoại tà). Túc tam lý có tác dụng kiện Tỳ, hoà Vị, hoá thấp; Thượng cự hư là hạ hợp huyệt, trị bệnh của Đại trường mạnh nhất.

D. Thận và Bàng quang

Thận là cái gốc của “tiên thiên”, công năng sinh lý là chủ tàng tinh, chủ nước (thuỷ). Trong thận có chứa nguyên âm (vật chất nguồn gốc), nguyên dương (dương khí nguồn gốc), chỉ nên giữ gìn, không nên hao tiếp. Lúc biến hoá bệnh lý phần nhiều là hư chứng, được chia thành hai loại lớn: Thận âm hư và Thận dương hư, trong đó bao gồm nhiều loại bệnh về sinh dục, tiết niệu, thần kinh, hệ thống nội tiết. Chứng bệnh thường thấy của Bàng quang là thấp nhiệt.

1. Thận âm hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Thận (+BL), nghĩa là kinh Thận có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Thận có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai điếc, răng lợi lung lay hoặc đau, mất ngủ, gần tối miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, lưng gối mỏi đau hoặc đau xương chày, đau mắt cá chân, di tinh, lưỡi hồng khô hoặc có rêu xanh, mạch tế sác. Nếu kiêm thấy gò má hồng, môi đỏ, ham tình dục, tiểu tiện ít, đỏ, nửa đêm miệng khô nhiều, mạch huyền sác, hoặc huyền tế sác là âm hư hoả vượng.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Thận (+BL), Phế (+), Đảm (+), Can (+), Tâm (-), Tỳ (+), Bàng quang (-), Tiểu trường (-), Tâm bào (+).

b. Phương huyệt

Bổ: Cách du, Đảm du, Thái dương, Hợp cốc, Thận du, Nội quan, Túc Tam lý, Tam âm giao, Bách hội, Thông thiên, Dũng tuyền.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Cách du, Đảm du dùng cả hai bên là Tứ hoa liệu pháp chữa chứng âm hư truyền thống. Thái dương, Hợp cốc là nhóm huyệt chữa chứng đau đầu do thần kinh suy nhược rất nghiệm. Thận du bổ Thận, chữa chứng đau lưng, di tinh. Nội quan, Túc Tam lý, Tam âm giao là nhóm huyệt bổ về âm huyết, âm huyết đủ thì Tâm âm sung túc sẽ trừ được chứng phiền nhiệt trong Tâm. Bổ Bách hội, Thông thiên, Dũng tuyền sẽ trừ được chứng đau đầu có đau lưng, ù tai hoa mắt do Thận âm hư gây ra.

2. Thận dương hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Thận (-BL); nghĩa là kinh Thận có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Thận có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Sắc mặt ảm đạm, tóc rụng, sợ lạnh, chân tay lạnh, thở ngắn hơi, suyễn, tinh thần mệt mỏi, tai ù điếc, răng lợi lung lay, lưng gối mỏi đau (nhẽo mềm), đái ít, phù thũng hoặc đêm hay đi đái, nước đái vàng, hoặc trong, ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hư phù, hoặc trầm trì vô lực. Nếu mệnh môn hoả suy thì liệt dương, hoạt tinh (không mộng mà ra tinh), ỉa chảy mãn tính, tứ chi lạnh hoặc hụt hơi, hen mà ra mồ hôi, xích mạch nhược hoặc vi, tế, trầm trì. Nếu đi đái nhiều hoặc đái không cầm hay đái đêm, đái xong còn rơi rớt không dứt, hoặc xuất tinh sớm, lưỡi non, rêu trắng, xích bộ nhược là thận khí không có.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Thận (-BL), Bàng quang (-), Đảm (-), Tâm (-), Tiểu trường (-), Phế (-), Vị (-), Tam tiêu (-), Tâm bào (+), Can (+),  Tỳ (-).

b. Phương huyệt

Bổ hoặc Cứu: Bách hội, Thái khê, Côn luân, Phế du, Đảm du, Tỳ du, Thận du, Bàng quang du, Liệt khuyết, Quan nguyên, Khí hải, Quy lai, Tam âm giao.

- Nếu rụng tóc thêm: Đốc du, Hạ liêm.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Bách hội, Thái khê là cặp huyệt trị chứng Thận dương hư sinh ra choáng tiền đình và phân lỏng nhão, đồng thời Thái khê với Côn luân sẽ nâng thân nhiệt lên và cắt được cơn hen suyễn do Thận dương hư gây ra. Bổ Phế du, Đảm du là hai huyệt làm tăng hoạt động công năng của Phế, Đảm làm cho dương khí toàn thân tăng tiến. Bổ Tỳ du, Thận du, Bàng quang du là bổ Tỳ, Thận, ấm vùng lưng chữa chứng lưng gối mỏi đau. Liệt khuyết cùng với Côn luân là cặp huyệt trị chứng đái không bình thường do khí hoá không bình thường gây ra. Quan nguyên đại bổ nguyên khí, đại bổ khí dương. Khí hải, Quy lai, Tam âm giao là nhóm huyệt trị liệt dương có hiệu quả.

Tóc rụng do Thận dương hư chỉ cần Thái khê là đủ, nhưng thường thì Thận dương hư còn gây ra suy nhược của nhiều chức năng cho nên ta cứ dùng thêm cả Đốc du, Hạ liêm cho tăng hiệu quả. Nên nhớ rằng trong hơn 300 huyệt toàn thân chỉ có ba huyệt trên có tác dụng chuyên chữa tóc rụng mà thôi.

3. Thận âm dương lưỡng hư

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Thận (-BL), nghĩa là kinh Thận có trạng thái hàn bệnh lý. Số tương quan của kinh Thận có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -.

a. Triệu chứng: Sắc mặt ảm đạm, tóc dễ rụng, răng lung lay, miệng khô, Tâm phiền, mồ hôi trộm, sợ rét, chi lạnh, di tinh, đái dầm, lưỡi nhạt hoặc có rãnh nứt, rêu mỏng, mạch trầm tế hoặc nhược.

b. Phương huyệt và giảng nghĩa

Dùng toàn bộ phương huyệt chữa chứng Thận dương hư kể trên, và thêm Tâm du, Nội quan, Túc Tam lý, là những huyệt gia vào số huyệt đã có ở phương trên sẽ làm nên tác dụng bồi bổ âm huyết, âm tinh, làm cho giá trị chữa chứng Thận âm dương lưỡng hư được toàn diện.

4. Tâm thận bất giao

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Tâm (+BL), Thận (+BL); nghĩa là kinh Tâm và Thận có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Tâm và Thận có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Tim hồi hộp, buồn bã, váng đầu, mất ngủ, tai ù, tai điếc, hay quên, lưng gối mỏi đau, lưỡi non, hồng, mạch tế hoặc tế sác.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc

Tâm (+BL), Thận (+BL), Tâm bào (+), Phế (+), Tỳ (+), Đảm (+), Tiểu trường (-), Can (+), Tam tiêu (-).

b. Phương huyệt

Mất ngủ châm bổ hoặc cứu: Thần môn, Nội quan, Tam âm giao.

Nếu kèm chứng hay quên, thêm: Bổ Thiếu thương, Tâm du, Dũng tuyền.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Tâm và Thận giúp nhau chế ước, giúp nhau trợ sinh, cùng phò cùng thành, bổ Thận môn, Nội quan là cặp bổ Tâm âm, chữa chứng hồi hộp, mạch nhanh sẽ được chậm lại; bổ Tam âm giao để bổ Thận âm giúp cho Tâm âm chế ngự Tâm dương mà an thần dễ ngủ. Thiếu dương để điều hoà nhịp thở, do nhịp thở có quan hệ với nhịp tim, nhịp thở ổn định thì nhịp tim ổn định, vì thế cùng với Tâm du, Thần môn làm cho Tâm lực, trí nhớ tăng tiến. Dũng tuyền có nghĩa là con suối phun ngược lên mạnh mẽ, bổ Dũng tuyền tức là tăng thêm khả năng của Thận thuỷ chế Tâm hoả, Tâm hoả được dẹp thì thần minh trở lại trong sáng, tỉnh táo, vì thế Dũng tuyền thường được dùng trong cấp cứu choáng ngất với chức năng khai khiếu, tỉnh thần.

5. Bàng quang thấp nhiệt

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản: Bàng quang (+BL), Đảm (+BL); nghĩa là kinh Bàng quang và Đảm có trạng thái nhiệt bệnh lý. Số tương quan của kinh Bàng quang và Đảm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu +.

a. Triệu chứng: Sốt cao hoặc sợ gió, đái dắt, đái vội, đái đau, hoặc đái liên miên, đái tự nhiên dứt, nước đái đục, có máu, có cát sỏi, rêu lưỡi vàng hoặc trơn, mạch sác. Thực chất những chứng kể trên đều thuộc về viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm cấp tính tiền liệt tuyến. Nếu đái ra máu mà không có chứng lở lưỡi, nứt lưỡi cũng thuộc về Bàng quang thấp nhiệt mà không phải là Tâm di nhiệt sang Tiểu trường.

b. Phương huyệt

Đái buốt đau, đái ra máu: Tả Liệt khuyết, Côn luân.

Đái ra cát sỏi: Bổ Thận du; tả Thủy dạo, Trung cực.

Viêm cấp tính tiền liệt tuyến: Tả Khúc cốt, Hội âm.

c. Giảng nghĩa phương huyệt

Viên bàng quang hoặc niệu đạo làm cho đái buốt đau, đái ra máu là do khí hoá ở Bàng quang không tốt, tả Liệt khuyết để khí hoá được thuận hoà; tả Côn luân là khử tà nhiệt ở Bàng quang làm cho khí hoá được dễ mà nước tiểu ra mát, trong. Thận du, Thuỷ đạo là nhóm huyệt chữa sỏi Thận và sỏi niệu quản, sỏi Bàng quang đều có hiệu quả. Trung cực là mộ huyệt của Bàng quang có tác dụng với mọi chứng của Bàng quang cấp và mãn. Khúc cốt là huyệt đặc trị bệnh ở tiền liệt tuyến; Hội âm trị bệnh ở nhị âm, hai huyệt cùng dùng, ngoài việc trị bệnh ở tiền liệt tuyến còn có sức chữa chứng rối loạn cơ tròn gây ra bí đái ỉa, kể cả sau khi khâu đẻ ở âm môn bị viêm nhiễm gây ra bí đái ỉa.



Những nhận định chủ đạo trong việc phân tích diễn giải các chỉ số nhiệt kinh lạc



Trải qua nhiều năm miệt mài thực hành lâm sàng phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc, đọc và phân tích diễn giải các bảng chỉ số nhiệt kinh lạc để đưa ra nhận định chẩn đoán, tôi đúc kết được những nhận định mang tính chủ đạo để hướng đến chẩn đoán xác định. Như đã trình bày trong các phần trước, mọi nhận định đều dựa trên chỉ số nhiệt quan trọng nhất: Số tương quan, những nhận định chủ đạo này cũng vậy; dựa vào số tương quan của kinh.

A. Chú ý số tương  quan của kinh Đảm: Nhận định vai trò, ảnh hưởng của Đảm

Trong lý luận của Tạng phủ biện chứng luận trị cổ truyền cho rằng chứng của Đảm thường là Đảm nhiệt và còn nói bệnh ở Can thường ảnh hưởng đến Đảm do Can và Đảm có quan hệ biểu lý, lại ở sát nhau, cho nên khi chữa bệnh thường phải chữa cả hai một lúc. Nhưng ở đây, tôi nhấn mạnh và coi trọng vai trò ảnh hưởng của Đảm trong mọi trạng thái, mức độ biến hóa của âm dương trong cơ thể con người. Nhận định của tôi dựa trên ba lẽ:

Trong Tạng phủ biện chứng luận trị cổ truyền không có nói về Đảm hàn, nhưng trong các tài liệu rải rác đều có nhận định rằng hàn thì ngưng, hàn thì thống, bất thông tắc thống. Đảm hàn thì khí trệ, khí trệ thì huyết ứ. Do đó khi đọc các chỉ số nhiệt và quan sát triệu chứng ở người bệnh, tôi nhận thấy tính hệ thống trong những lý luận nằm rải rắc này, có gắn với Đảm hàn mà mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc là: Đảm (-BL), nghĩa là Đảm hàn bệnh lý (số tương quan của kinh Đảm có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn và mang dấu -). Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc này có thể thấy được ở mọi loại bệnh hàn chứng, thấp chứng.

Quan sát những biểu hiện ở người bệnh thuộc hai nhóm bệnh chứng khác nhau là Thận dương hư và Thận âm hư tôi nhận thấy chỉ số nhiệt có những biểu hiện tương ứng như sau:

+ Ở Thận dương hư (mình hàn, chi lạnh, phân lỏng nhão, di tinh, liệt dương, tứ chi vô lực, trí nhớ giảm sút) có mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản là: Thận (+), Đảm (-BL), nghĩa là Thận nhiệt, Đảm hàn bệnh lý.

+ Ở Thận âm hư (mình gầy, da nóng, sốt về chiều, tình dục cang tiến, ít ngủ) có mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cơ bản là: Thận (+), Đảm (+BL), nghĩa là Thận nhiệt, Đảm nhiệt bệnh lý.

Quan sát hệ thống huyệt vùng lưng trên thuộc Kinh Bàng quang, ở đường trong là Bối du, đường này chỉ về tác dụng của huyệt đối với tạng phủ bên trong tương ứng như: Phế du, Quyết âm du, Tâm du, Can du, Đảm du, Tỳ  du, Vị du... và đường ngoài cùng khe liên sườn chỉ về tác dụng của huyệt đối với ảnh hưởng của bệnh biến ở tạng phủ đó đã vượt ra ngoài phạm vi nội bộ mà sang các tạng phủ khác hoặc biểu hiện ở các công năng khác như: phía ngoài Phế du là Phách hộ (cửa ngõ của vía) chỉ về tác dụng đối với bệnh của Phế đã biểu hiện ra ở dáng vẻ bên ngoài Quyết âm du là Cao hoang du (đáp ứng yêu cầu của vùng Cao hoang ở khoảng trống dưới tim) chỉ về tác dụng đối với bệnh ở màng ngoài tim đã ảnh hưởng tới Tông khí phát ra ở vùng cao chi thượng hoang chi hạ; phía ngoài Tâm du là Thần đường (ngôi nhà của thần khí) chỉ về tác dụng đối với bệnh ở tim đã ảnh hưởng tới thần thái; phía ngoài Can du là Hồn môn; phía ngoài Đảm du là Dương cương (rường mối của mọi thứ dương khí), chỉ về tác dụng đối với bệnh ở Đảm đã ảnh hưởng tới mọi thứ dương khí...

B. Chú ý số tương quan của 2 kinh: Tâm và Tâm bào, nhận định quan hệ tương hỗ giữa kinh Tâm và kinh Tâm bào

Số tương quan của Kinh Tâm và Kinh Tâm bào được coi như tiêu chí để đánh giá mức độ tham gia của tri năng (ý thức) và bản năng (vô thức) trong mọi hoạt động công năng của cơ thể con người. Do quan hệ tương hỗ giữa tri năng và bản năng nên bên cạnh việc nhận định đánh giá số tương quan của từng kinh: Tâm và Tâm bào, cần phải gộp chung cả hai số tương quan của kinh Tâm và kinh Tâm bào để nhận định và diễn giải.

1. Nhận định, đánh giá diễn giải riêng từng kinh

a. Kinh Tâm: xem xét phân tích số tương quan của kinh Tâm trong các trường hợp:

Tâm (+); tức số tương quan kinh Tâm mang dấu +, chỉ hoạt động tri năng ở mức tăng cao, ta gọi là Tâm nhiệt; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn: Tâm (+BL), nghĩa là hoạt động tri năng tăng lên đạt đến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm nhiệt bệnh lý.

Tâm (-); tức số tương quan kinh Tâm mang dấu -, chỉ hoạt động tri năng ở mức giảm thấp, ta gọi là Tâm hàn; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn: Tâm (-BL), nghĩa là hoạt động tri năng giảm xuống đến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm hàn bệnh lý.

b. Kinh Tâm bào: Xem xét phân tích số tương quan của kinh Tâm bào trong các trường hợp:

Tâm bào (+); tức số tương quan kinh Tâm bào mang dấu +, chỉ hoạt động bản năng ở mức tăng cao, ta gọi là Tâm bào nhiệt; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn: Tâm bào (+BL), nghĩa là hoạt động tri năng tăng lên đạt đến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm bào nhiệt bệnh lý.

Tâm bào (-); tức số tương quan kinh Tâm bào mang dấu -, chỉ hoạt động bản năng ở mức giảm thấp, ta gọi là Tâm bào hàn; và khi giá trị tuyệt đối của số tương quan lớn hơn sai số giới hạn: Tâm bào (-BL), nghĩa là hoạt động bản năng giảm xuống đến mức bệnh lý, ta gọi là Tâm bào hàn bệnh lý.

2. Nhận định, đánh giá diễn giải gộp chung cả hai kinh (quan hệ tương hỗ)

Xem xét phân tích số tương quan của cả hai kinh Tâm và Tâm bào trong các trường hợp sau:

Tâm (+) và Tâm bào (+), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu +, là chỉ trạng thái tinh thần hưng phấn, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của cả hai kinh đều lớn hơn sai số giới hạn: Tâm (+BL), Tâm bào (+BL), là trạng thái hưng phấn đến mức bệnh lý.

Tâm (-) và Tâm bào (-), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu -, là chỉ trạng thái tinh thần mệt mỏi; khi giá trị tuyệt đối số tương quan của cả hai kinh đều lớn hơn sai số giới hạn: Tâm (-BL), Tâm bào (-BL), là trạng thái mệt mỏi đến mức bệnh lý.

Tâm (+) và Tâm bào (+), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu +, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào là chỉ tri năng lấn át bản năng trong trạng thái tinh thần hưng phấn.

Tâm (-) và Tâm bào (-), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu -, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào là chỉ tri năng lấn át bản năng trong trạng thái tinh thần mệt mỏi.

Tâm (+) và Tâm bào (+), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu +, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm là chỉ bản năng lấn át tri năng trong trạng thái tinh thần hưng phấn.

Tâm (-) và Tâm bào (-), tức số tương quan của cả hai kinh đều mang dấu -, khi giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm là chỉ bản năng lấn át tri năng trong trạng thái tinh thần mệt mỏi.

3. Các trạng thái gây ra bởi sự mất cân bằng giữa tri năng và bản năng

Tri năng và bản năng là hai mặt của một thể thống nhất là thần chí, được thông qua quan hệ tương hỗ giữa kinh Tâm và kinh Tâm bào, biểu hiện ra ngoài bằng các chỉ số nhiệt, nhờ đó ta nhận biết được mức độ cân bằng giữa tri năng và bản năng.

Khi bản năng lấn át tri năng, dù trong trạng thái tinh thần hưng phấn hay mệt mỏi, đều được coi là trạng thái rối loạn thần kinh chức năng.

Khi tri năng lấn át bản năng trong trạng thái tinh thần hưng phấn, được coi là trạng thái tình chí.

C. Nhận định về bệnh thần kinh chức năng

Ở trên chúng ta đã đánh giá phân tích số tương quan của kinh Tâm và Tâm bào, để định ra được mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của trạng thái rối loạn thần kinh chức năng như sau: Giá trị tuyệt đối của số tương quan kinh Tâm bào phải lớn hơn giá trị tuyệt đối của số tương quan kinh Tâm và số tương quan của hai kinh phải cùng dấu hoặc chỉ cần số tương quan của kinh Tâm bào mang dấu + còn kinh Tâm mang dấu -.

Trạng thái rối loạn thần kinh chức năng này trở thành bệnh lý khi có thêm: Giá trị tuyệt đối số tương quan của cả hai kinh đều lớn hơn sai số giới hạn hoặc số tương quan kinh Tâm bào mang dấu + và có giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn còn số tương quan kinh Tâm mang dấu -.

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh thần kinh chức năng

Tâm bào (+BL), Tâm (+BL). Đồng thời giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn kinh Tâm.

            Tâm bào (-BL), Tâm (-BL). Đồng thời giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào lớn hơn kinh Tâm.

Tâm bào (+BL), Tâm (-) hay Tâm (-BL).

Mức độ lớn hơn của giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào so với kinh Tâm càng cao nghĩa là mức độ bản năng lấn át tri năng càng lớn, cũng là bệnh thần kinh chức năng rất nặng. Ở trường hợp Tâm bào (+BL), Tâm (-) hay Tâm (-BL), là mức độ bản năng lấn át tri năng rất lớn.

Cần phải nhận ra tình trạng rối loạn thần kinh chức năng nói chung để có thể vận dụng vào truy xét nguồn gốc của nhiều loại bệnh chứng.

Ví dụ ở bệnh chứng rối loạn tuần hoàn não kiểu xung huyết não hay kẹt động mạch não.

Mà mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh chứng này là nhiệt độ bên trái hoặc phải của các kinh trong cùng một chi phải cùng dấu + hoặc – (do phân định hàn nhiệt) và nhiệt độ ở hai bên trái và phải, đều phải trái dấu (theo thực nghiệm của bác sĩ Nguyễn Tấn Phong). Ở đây, chúng ta cần xem xét thêm số tương quan của kinh Tâm và Tâm bào, nếu thấy có mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của chứng rối loạn thần kinh chức năng ở mức độ bệnh lý, thì ta có thể chẩn đoán chứng rối loạn tuần hoàn não kể trên là do rối loạn thần kinh chức năng gây ra.

Ví dụ khác, ở bệnh nhân thấp khớp mãn tính mà nơi đau không cố định; hoặc bệnh ở một số tạng phủ, khí quan có hiện tượng lúc đau, lúc không, không có quy luật giờ giấc, nếu thấy mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của chứng rối loạn thận kinh chức năng ở mức độ bệnh lý, cũng có thể xem các loại bệnh chứng này do rối loạn thần kinh chức năng gây ra.

Ở bệnh nhân được nhận định là bệnh thần kinh chức năng lại có kết hợp Vị (BL) thì sẽ có chứng hoang tưởng.



D. Nhận định về bệnh tình chí

Trong phần phân tích số tương quan của kinh Tâm và kinh Tâm bào, chúng ta đã chỉ rõ mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của trạng thái tình chí là: giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm phải lớn hơn giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm bào và số tương quan của kinh Tâm mang dấu +.

Trạng thái tình chí này đạt đến mức bệnh lý khi có thêm: Giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn sai số giới hạn.



Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh tình chí

Tâm (+BL), và giá trị tuyệt đối số tương quan của kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào.

Cần phải nhận ra mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc bệnh tình chí (tri năng lấn át bản năng) trong bảng chỉ số nhiệt kinh lạc của người bệnh để chẩn đoán những bệnh chứng nảy sinh từ nguồn gốc tình chí. Khi đã nhận định được bệnh tình chí, cần tìm ra những tạng phủ nào đang có trạng thái bệnh lý đi kèm (là những kinh có số tương quan mà giá trị tuyệt đối lớn hơn sai số giới hạn), để phân định các thể bệnh tình chí như sau:

Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL); là bệnh do buồn mà thành.

Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL), Tỳ (BL): là bệnh do nghi ngờ mà thành.

Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL), Can (BL): là bệnh do tức giận mà thành.

Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Phế (BL), Thận (BL): là bệnh do tiếc nuối mà thành.

Tâm (+BL), giá trị tuyệt đối số tương quan kinh Tâm lớn hơn kinh Tâm bào, Tâm bào (BL), Thận (BL), Đảm (BL), Can (BL) là chứng tâm thần phân lập do tình dục cang tiến mà thành.



Đ. Nhận định về bệnh công năng đặc thù

Bệnh công năng do các tạng phủ kết hợp với nhau từ ít đến nhiều, ở người bệnh khác nhau tình trạng bệnh lại thay đổi khác nhau, do vậy mà có nhiều thể lâm sàng hoặc đặc thù hoặc đan xen vào nhau. Ở trong phần này, tôi xin nêu cụ thể một số mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh công năng thể đặc thù, để giúp nhận định bước đầu trong những trường hợp rõ rệt, còn về lâu dài, bằng vốn hiểu biết của mình về học thuyết Tạng phủ và Tạng phủ biện chứng luận trị, kết hợp với kinh nghiệm thực tế lâm sàng, mỗi thầy thuốc tự lập lấy nhiều mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cho nhiều thể lâm sàng, để trợ giúp cho chẩn đoán sau này đạt hiệu quả cao.



Các mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của bệnh công năng đặc thù

1.  Chứng cảm sốt

Tâm (+BL), Phế (+BL), Can (+BL), Tỳ (+BL): là bệnh ngoại cảm thời khí. Nếu có thêm Vị (+BL), Đại trường (+BL): là nhiệt đã vào khí phần. Nếu lại thấy thêm Tam tiêu (+BL), Tâm bào (+BL) là nhiệt đã vào doanh phần và huyết phần, có nhiệt nhập Tâm bào.

2.  Chứng cơ bắp nhức mỏi: Can (+BL), Tỳ (+BL).

3.  Chứng cơ bắp mềm nhẽo, gầy mòn: Can (-BL), Tỳ (-BL).

4.  Chứng hẹp môn vị: Vị (+BL), Can (+BL), Đảm (+BL).

5.  Chứng gan lách sưng to: Can (+BL), Tỳ (+BL),  Đảm (-BL).

6.  Chứng lưng đau khó cúi xuống: Bàng quang (-BL), Can (+BL).

7.  Chứng lưng đau khó ngửa lên: Bàng quang (+BL), Can (+BL). Nếu có thêm Phế (+BL), Thận (+BL): là lưng đã còng gù.

8.  Chứng mệnh môn hoả vượng, tình dục tăng tiến: Đảm (+BL), Thận (+BL), Can (+BL), Tỳ (+BL).

9.  Chứng đau nhức trong thân thể: Can (+BL), Đảm (-BL), Tam tiêu (-BL).

10. Chứng can hoả vượng: Can (+BL), Vị (+BL), Tỳ (+BL), Phế (+BL), Tâm (+BL).

11. Chứng quá mẫn cảm:

a. Dị ứng: Can (+BL), Phế (+BL).

b. Chứng hen

Khi lên cơn: Phế (-BL), Đảm (-BL), Can (+BL), Tâm (+BL), Tâm bào (+BL), Đại trường (+BL).

Khi không có cơn: Phế (+BL), Đảm (-BL), Can (+BL), Tâm (+BL), Tâm bào (+BL), Đại trường (+BL). Riêng Đại trường không cố định trong mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc này.

12. Các loại khối u lành và ác tính: Tiểu trường (-BL), Tam tiêu (-BL), Đảm (-BL), Can (+BL), Tỳ (+BL). Ở giai đoạn một và hai của khối u các kinh của chi trên phân ra hàn nhiệt là: Tiểu trường (-), Tâm (-), Tam tiêu (-) và Tâm bào (+), Đại trường (+), Phế (+).

13. Rối loạn tuần hoàn não: Bao gồm cả xung huyết não và bần huyết não. Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc này lấy theo thực nghiệm của bác sĩ Nguyễn Tấn Phong.

a. Xung huyết não: Nhiệt độ mỗi bên (trái hay phải) của 12 kinh cùng dấu (+ hay -) và trái dấu với bên kia. Đây gọi là sự phân ly âm dương nhất quán của kinh lạc.

b. Bân huyết não (kẹt động mạch não): Nhiệt độ mỗi bên (trái hay phải) của 6 kinh trong mỗi chi (trên hay dưới) cùng dấu (+ hay -) và cùng dấu với bên kia của 6 kinh trong chi còn lại. Ví dụ: Nhiệt độ bên trái của 6 kinh chi dưới mang dấu + thì nhiệt độ bên phải của 6 kinh chi dưới mang dấu + và nhiệt độ bên phải của 6 kinh chi trên cùng mang dấu - ứng với nhiệt độ bên trái của 6 kinh chi dưới cùng mang dấu -, đó gọi là sự phân ly âm dương giao hoán của kinh lạc.

14. Rối loạn cảm giác họng

Tâm (+BL), Phế (+BL), Can (+BL), Đảm (-BL): là rối loạn cảm giác họng do suy tuyến giáp gây ra.

Tâm (+BL), Phế (+BL), Can (+BL), Đảm (+BL): là rối loạn cảm giác họng do cường tuyến giáp gây ra. Nếu có Tâm bào (+), Đại trường (+), Phế (+): là mức độ cường tuyến giáp nặng.

E. Nhận định về quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với nhiệt độ kinh lạc

Theo sự phân định của khoa sinh lý học ngày nay về nhiệt độ khô của môi trường thì từ 18 đến 240C gọi là trung bình, thuận lợi cho sự sống bình thường của cơ thể người, từ dưới 180C trở xuống gọi là lạnh, trở ngại cho sự hoạt động sống bình thường của cơ thể người, từ 240C trở lên gọi là nóng, bắt đầu gây hại cho sự hoạt động của cơ thể người, nhất là từ trên 320C trở lên, cơ thể người cảm thấy đã mệt mỏi, sức hấp thu dinh dưỡng giảm.



Các chỉ số nhiệt kinh lạc ở người bình thường tuỳ nhiệt độ môi trường mà có những biến đổi như sau:

Khi nhiệt độ môi trường từ 18 đến 240C, nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới chênh lệch từ 2 đến 40C.

Khi nhiệt độ môi trường từ 240C trở lên, nhiệt độ môi trường càng cao, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới (Ô 13 của bảng chỉ số nhiệt kinh lạc) càng ít đi, khi nhiệt độ môi trường đạt 370C thì chênh lệch này xấp xỉ bằng 0.

Khi nhiệt độ môi trường từ 180C trở xuống, nhiệt độ môi trường càng thấp, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới càng nhiều lên, có khi tới 100C.

Căn cứ vào tình trạng sinh lý của người bình thường biến đổi theo nhiệt độ môi trường làm chuẩn, ta nhìn vào bảng chỉ số nhiệt kinh lạc, so sánh nhiệt độ môi trường và nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới của người bệnh với chênh lệch nhiều ít khác nhau mà nhận định như sau.

Lấy nhiệt độ môi trường trung bình (từ 18 đến 240C) làm chuẩn thì chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa hai chi của người bệnh từ 2 đến 40C là mức độ tiêu hao vật chất của cơ thể vừa phải, khả năng chống đỡ của cơ thể với bệnh tà còn khoẻ. Nếu ở nhiệt độ môi trường này mà chênh lệch nhiệt độ môi trường này mà chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa hai chi chỉ từ 00C đến 20C là mức độ tiêu hao vật chất của cơ thể quá lớn, khả năng chống đỡ của cơ thể với bệnh tà kém, bệnh tình có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác nhanh chóng, mạnh mẽ, cần chú ý theo dõi. Nhưng khi ở nhiệt độ môi trường này mà chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa hai chi lại từ 40C trở lên là mức độ chuyển biến chậm, trì trệ, sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tà cũng trì trệ, cần nâng đỡ khả năng tự thân của các tạng phủ trong cơ thể, để được linh hoạt mạnh mẽ hơn.

Ở các mức độ nóng, hoặc lạnh của nhiệt độ môi trường khác, ta theo đó mà suy ra.

Trong khi tổng kết nhiều bảng chỉ số nhiệt kinh lạc tôi nhận thấy giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới phụ thuộc vào chỉ số nhiệt của kinh tâm theo một quy luật như sau:

Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu + thì chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới càng nhỏ. Số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu - thì chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới càng lớn, đó là tình trạng công năng thần kinh cảm giác bình thường.

Nếu thấy số tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu + mà chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới cũng càng lớn, hoặc như thấy số lượng tương quan của kinh Tâm có giá trị tuyệt đối càng lớn và mang dấu - mà chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới lại càng nhỏ, là tình trạng công năng thần kinh cảm giác không bình thường.

Mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với mức độ chênh lệch nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới  rất có ý nghĩa để đánh giá tình trạng sinh học ở con người cụ thể.

Mối quan hệ của số tương quan kinh Tâm với mức dộ chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của chi trên và chi dưới  rất có ý nghĩa để đánh giá tình trạng công năng hệ thống thần kinh cảm giác của con người cụ thể.



F. Kết luận

Đến đây tôi xin phép có lời bình như sau:

Lý thuyết y học cổ truyền phương Đông biện chứng sâu sắc trong mối quan hệ giữa kinh lạc và tạng phủ, giữa tạng phủ và bệnh chứng, muốn tiếp thu được, chấp nhận được, phải qua nhiều năm thâm nhập với nghề mới hiểu và quý nó.

Ngày nay khoa học kỹ thuật ở cuộc sống đòi hỏi phải giải quyết vấn đề nhanh, nhiều, hiệu quả cao và phải có tính phổ cập (dù chỉ là phổ cập trong giới khoa học kỹ thuật).

Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc này tuy mới được xây dựng lên nhưng nó có cơ sở vững chắc là dựa trên cơ sở y lý cổ truyền hoàn chỉnh và phương pháp "Tri nhiệt cảm độ" đã có đời sống lâu dài trong lịch sử.

Trải qua nhiều năm miệt mài với thực tiễn của tôi và những người yêu thích phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc, đã có những kết quả có ích nhất định, nhưng con người tìm kiếm thêm những giá trị của phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc trong tương lai là rộng mở và đang chờ mọi người có những đóng góp mới của mình.

Với phương pháp thống kê quy nạp, chúng ta đã xây dựng được các mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc của các chứng bệnh, tuy những kết quả tôi đưa ra mới chỉ là bước đầu nhưng tôi tin rằng nếu có sự tổ chức với sự nhiệt tình của nhiều người tham gia, chúng ta sẽ có nhiều mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc cho từng bệnh chứng, tỷ mỷ, chính xcs và như thế việc ứng dụng vào điện tử y học không còn là một việc xa vời nữa. Chúng ta sẽ hướng cho điện tử y học đi sâu hơn và đạt nhiều thành tựu hơn.

Việc phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc được ứng dụng rộng rãi và nâng cao hơn, cũng là nhờ chúng ta được thừa hưởng công ơn của người xưa, đã mở đường bằng phép "Tri nhiệt cảm độ" của nền y học phương Đông lại được trợ giúp bởi kỹ thuật hiện đại phương Tây vậy.

                     GS.TS. Đỗ Công Huỳnh












Tác dụng của hệ kinh lạc

Kinh lạc là đường tuần hành khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân, duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể. Nếu chức năng vận hành khí huyết của Kinh lạc bị trở ngại, khí huyết không thông lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý.
Về sinh lý : Kinh lạc là đường tuần hành khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân, duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể. Nếu chức năng vận hành khí huyết của Kinh lạc bị trở ngại, khí huyết không thông lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý.
- Về bệnh lý : Kinh lạc là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể và truyền bệnh từ nông vào sâu (khi bệnh nặng lên) hoặc từ sâu ra nông (khi bệnh nhẹ đi). Vì thế, khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua Kinh lạc mà phản ảnh ra ngoài cơ thể như : Bệnh Phế, ấn thấy đau huyệt Trung phủ, Phế du. Bệnh ở Can, ấn đau huyệt Kỳ môn, Can du...
- Về chẩn đoán : Mỗi đường kinh có liên hệ và biểu thị cho 1 Tạng phủ nhất định, do đó, có thể dựa vào cách thăm khám các đường kinh, dựa vào điện trở của huyệt Nguyên, hoặc độ cảm giác của huyệt Tĩnh... Mà xác định được Kinh lạc, Tạng phủ bệnh.
Thí dụ : Người bệnh đau vùng sau gáy.
Áp dụng nguyên tắc "Kinh lạc sở qua, chủ trị sở cập" ta thấy, vùng gáy có kinh Đởm và kinh Bàng quang chạy qua, như thế, có thể là Đởm kinh hoặc Bàng quang kinh bị trở ngại, cũng có thể là cả 2 kinh trên cùng bị bệnh. Như vậy việc điều trị mới có hiệu quả và chính xác được.
- Về chữa bệnh : Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất trong châm cứu và dược. Học thuyết Kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với Tạng phủ hoặc đường kinh nào đó, gọi là sự quy kinh của thuốc.
Thí dụ : Bạc Hà, vị cay, vào phế nên có tác dụng chữa ho, cảm...
Long nhãn, vị ngọt, vào Tỳ có tác dụng bồi bổ cơ thể...
Thí dụ 2 : Đau vùng cạnh đầu, lấy huyệt ở kinh Thiếu dương. Đau vùng sau gáy, lấy huyệt ở kinh Thái dương...
Nắm được Kinh hoặc Tạng phủ bệnh... Tác động đúng vào huyệt có liên quan với bệnh của những kinh, tạng phủ đó thì hiệu quả trị bệnh sẽ cao và chính xác hơn.
Để kết thúc về hệ thống kinh mạch, chúng tôi xin mượn lời của thiên 'Kinh Mạch' : "Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để quyết được việc sống chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hoà hư thực mà thầy thuốc không thể không thông" (LKhu 10, 7).
Sách 'Y Môn Pháp Luật' cũng nhấn mạnh : "Phàm chữa bệnh mà không rõ tạng phủ, kinh lạc thì hễ đụng đến việc là bị sai lầm". 




Các loại bệnh chứng thích hợp với phương pháp châm cứu

- Về bệnh danh:
Vì có nhiều cách đặt tên: theo trường phái kinh điển, theo hiện đại... Thí dụ: về chứng viêm nhiễm ở đường tiểu, sách cổ ghi là Lâm chứng, còn sách hiện nay ghi là Cảm Nhiễm Niệu Lộ...
Chúng tôi chọn dùng chủ yếu theo sách Châm Cứu Học Thượng Hải 1974. Bên cạnh đó, có ghi cả bệnh danh của cổ y.
Ngoài bệnh danh theo chuyên môn bằng chữ Hán, chúng tôi cũng nêu cả thuật ngữ tiếng Việt, Pháp (đứng trước) và Anh (đứng sau) cho tiện việc tra cứu, tham khảo.

- Về phương huyệt điều trị:
Chúng tôi chọn dùng phác đồ điều trị chủ yếu theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải ’. Tiếp đó là các phác đồ điều trị từ xưa đến nay, qua từng thời đại: xưa nhất cho đến hiện đại.
Để cho rõ ràng việc áp dụng huyệt trong điều trị, chúng tôi nêu lên phần giải thích ý nghĩa của phương huyệt theo sách Châm Cứu Học Thượng Hải, Châm Cứu Học Giảng Nghĩa, hoặc Châm Cứu Học Việt Nam là chính, còn các phương huyệt ở các sách khác, độc giả có thể tự suy diễn.
Đây chỉ là các phương huyệt tiêu biểu của các trường phái, được trích dẫn để rộng đường tham khảo, mỗi người, theo kiến thức, trình độ và kinh nghiệm của mình, dựa vào các Nguyên Tắc Trị Liệu và các hướng dẫn nêu ở trong sách này, có thể tự minh đề ra các phương huyệt cho thích hợp với từng bệnh chứng đang điều trị.

- Về bệnh chứng:
Vì đây là tài liệu dùng cho Châm Cứu nên bệnh chứng không đi sâu như các bệnh chứng mô tả trong các sách Giáo Khoa về Y Dược. Chúng tôi cố gắng theo sát trong sách Châm Cứu Học Thượng Hải, Châm Cứu Học Giảng Nghĩa và Châm Cứu Học Việt Nam.
- Về thủ pháp châm:
Đây cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc tạo ra hiệu quả của điều trị. Vì nhiều khi:
+ Sai lầm trong thủ pháp như thay vì bổ lại tả hoặc đáng tả lại bổ, có thể đem lại hiệu quả trái ngược.
+ Có những kỹ thuật châm mới như xuyên từ huyệt này đến huyệt kia..., vê kim liên tục hoặc gián đoạn..., nếu không được hướng dẫn và trình bày cụ thể sẽ có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, trong phần về cách châm, chúng tôi sẽ giới thiệu thật rõ các hướng dẫn của các tài liệu mà chúng tôi dùng để dịch lại.
Chính ra, sau khi tổng hợp lại các phương huyệt điều trị, chúng tôi pHải làm một bảng tổng kết cho dễ nhớ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, chúng tôi xin dành phần này lại cho quý độc giả để tùy nghi tổng hợp theo ý muốn của mình, góp phần thấu triệt được những gì mình vừa đọc.
Chúng tôi có tham vọng tổng hợp toàn bộ các phương pháp châm cứu khác như: Nhĩ châm, Diện châm, Đầu châm, Tỵ châm, Thủ Túc châm, Xích y châm, Thuỷ châm..., hy vọng trong đợt tái bản sau này, chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của việc điều trị bằng Châm Cứu, kể cả các phương pháp khác như Bấm Huyệt, Gõ kim mai hoa...


Chuẩn đoán Kinh lạc chẩn


Kinh lạc chẩn là phương pháp chẩn đoán bệnh thông qua điểm đau trên đường Kinh lạc, thông qua sự thay đổi cảm giác (đau, nóng, lạnh) thông qua sự thay đổi điện sinh vật, thay đổi điện trở... ở đường kinh lạc hoặc ở huyệt nằm ngoài da có liên quan với cơ quan bị bệnh.

Để chẩn đoán kinh lạc, có thể dựa theo 1 số tiêu chuẩn sau :
1.Dựa vào huyệt chẩn đoán


Mỗi đường kinh đều có liên hệ với 1 tạng phủ, cơ quan bên trong, do đó, qua đường kinh có thể biết được sự xáo trộn ở cơ quan tạng phủ tương ứng bên trong. Mỗi đường kinh có 1 số huyệt được dùng để chẩn đoán (xem bài học thuyết Kinh lạc) do đó, khi ấn vào huyệt chẩn đoán của đường kinh nào, thấy đau có thể đoán đường kinh đó đang bệnh hoặc có sự xáo trộn.

Thí dụ : Ấn vào huyệt Trung phủ hoặc Phế du thấy đau, có thể nghĩ đường kinh Phế bệnh hoặc bị xáo trộn.

Thí dụ : Ấn vào huyệt Trung quản thấy đau, có thể đoán là kinh Vị bệnh hoặc bị xáo trộn.




2.Dựa theo triệu chứng chính của bệnh

Có thể dựa vào triệu chứng chính tiêu biểu liên hệ đến các kinh mà suy ra kinh bệnh.

Thí dụ : Hen suyễn..., liên hệ đến Phế kinh (Phế chủ hơi thở).

- Rối loạn tiêu hóa, liên hệ đến Tỳ Vị (Tỳ chủ tiêu hóa).

- Rối loạn đường tiểu, liên hệ đến Thận, Bàng quang (nước tiểu thuộc Thận).


3.Dựa vào vị trí liên hệ đến đường kinh

Tìm xem cảm giác khác thường : đau... ở vùng liên hệ đến đường kinh nào, có thể suy đoán bệnh liên hệ với đường kinh đó theo nguyên tắc : "Kinh lạc sở qua, chủ trị sở cập".

Thí dụ : Điểm đau ở mặt ngoài cẳng chân có liên hệ đến kinh Đởm, kinh Vị.

- Đau mặt trong cánh tay, có thể nghĩ đến kinh Tâm, Tâm bào, Phế.


4.Dựa vào độ cảm nhiệt : của các tĩnh huyệt (Kobe Akabane Test)


Dùng mồi lửa có nhiệt độ không thay đổi, đặt cách tĩnh huyệt 1 khoảng cách không thay đổi xem bao lâu thì người bệnh cảm thấy nóng. Huyệt nào có độ nhạy cảm bất thường thì có thể nghĩ đến đường kinh của nó bị bệnh hoặc xáo trộn.


5.Do điện trở hoặc lưu thông điện của các nguyên huyệt (theo trường phái Ryodoraku).

Đo điện trở hoặc cường độ của tất cả các Nguyên huyệt, tổng cộng rồi chia cho 24 để có 1 chỉ số tương đối trung bình làm chuẩn, Nguyên huyệt nào có chỉ số bất thường là Kinh của nó bị bệnh.

Theo Kinh Lạc Chẩn còn có 1 số điểm đau trên vùng da ở xa nơi bị bệnh mà YHHĐ cũng đã bắt đầu nhận thấy qua sự thay đổi điện sinh vật hoặc thay đổi điện trở tại các điểm đau đó.

Thí dụ : Khi đau bao tử, YHCT thấy rằng ấn vào huyệt Túc tam lý thấy đau. Theo sự nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về biến đổi điện thế da tại huyệt Túc Tam Lý, Trung quản và Vị du trước và sau bữa ăn cho thấy : Huyệt có Túc Tam Lý và Vị du có sự thay đổi rõ nhất. Theo tài liệu này, huyệt Túc Tam Lý và Vị du bên phải cơ thể lại có phản ảnh trạng thái hoạt động cơ năng yếu hoặc mạnh của Bao tử trong ổ bụng. (Xem thêm trong cuốn : "Toàn Quốc Trung Y Kinh Lạc Châm Cứu Học Tọa, Tọa Đàm Hội Tư Liệu Tuyển Biên" Viện Y Học Hà Bắc 1958).
Tên huyệt Ngay trước bữa ăn Ngay sau bữa ăn Cao hơn trước bữa ăn Tỷ lệ phần trăm trước bữa ăn(%)
Vị du trái
Vị du phải
37 mV
48,5 mV
53,7 mV
78,5 mV
16,7 mV
30 mV
46%
61,8%
Trung quản 25,5 mV 51,6 mV 26,6 mV 106%
Túc tam lý trái
Túc tam lý phải
20,2 mV
16 mV
54,25 mV
53,8 mV
32,45 mV
36,9 mV
155,2%
218,3%

Qua bảng theo dõi trên, huyệt Vị du và Túc Tam Lý bên phải có sự thay đổi rõ nhất và nói lên sự liên hệ giữa Túc Tam lý Vị du và Bao tử.
So sánh với YHHĐ ta thấy : Cả 2 nền Y học đều có những nhận xét trùng hợp về vị trí của điểm đau và vùng đau trên vùng da tương ứng với 1 số nội tạng đau bên trong cơ thể.
Thí dụ : theo YHCT, khi Bao tử đau, thường ấn đau huyệt Trung quản, theo YHHĐ thì khi có bệnh viêm loét Bao tử, tá tràng thường xuất hiện dấu hiệu Mendel dương tính tại giữa vùng bụng trên (Thượng vị). Hoặc những điểm ấn đau Vị du, Tỳ du của YHCT trong bệnh đau bao tử, trùng hợp với các điểm mà YHHĐ thấy tìm thấy dọc vùng sống lưng từ đốt sống ngực thứ 8, (D8) đến đốt sống eo lưng thứ 2 (L2) trong bệnh loét bao tử tá tràng.
Thí dụ khác : Khi bị viêm ruột thừa cấp, theo YHCT, thường ấn đau huyệt Lan vĩ, và theo YHHĐ, khi đo điện trở, thấy điện trở của da tại huyệt đó cao nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên, để việc chẩn đoán có hiệu quả chính xác hơn, cần phối hợp với các phương pháp chẩn đoán khác, vì kinh lạc chẩn cũng chỉ là 1 trong số các phương pháp chẩn bệnh thôi.




Hỏi đáp - 48 (máy đo kinh lạc)
Chào Bác Sỹ Hải !
Chị thấy em sử dụng máy đo kinh lạc đễ chữa bệnh  nhìn qua kết quả thấy hay quá . Vậy em vui lòng cho chi biết ý kiến có nên mua máy nầy hay không ? ưu điểm và khuyết điểm  của máy v.v... . Cám ơn em rất nhiều .Chúc em một ngày vui .
Chị Thủy

Trả lời:
Chào chị Thủy,
Máy đo kinh lạc này em dùng với những mục đích sau:
- Để chứng minh tác dụng của huyệt lục khí bằng hình ảnh biểu thị cụ thể của năng lượng trong từng đường kinh, giúp những người đang còn lưỡng lự, chưa biết thực hư châm cứu lục khí tác dụng ra sao, có hiệu quả nhiều hay ít, xem mạch chưa được chuẩn lắm... thì sẽ thêm phần tin tưởng chắc chắn vào hiệu quả của cclk --> phát triển cộng đồng cclk
- Để luyện tập khả năng xem mạch, mình xem mạch trước rồi mới đo chị ạ, phấn đấu làm sao để xem mạch càng chi tiết càng tốt. Dùng máy này sẽ rất "nguy hiểm" nếu như mình quen dùng máy và lệ thuộc vào nó. Dần dần mình sẽ thích nhìn máy hơn là cảm nhận mạch lý. vì theo thói quen thì ai cũng muốn biết cái gì rõ ràng, ít khi muỗn "tĩnh" để cảm nhận mạch. Chính vì thế mà các bác sĩ đông tây y kết hợp ở các bệnh viên bây giờ đa phần không xem mạch, và rất ít dùng kĩ thuật chuẩn đoán của Đông y cổ điển nữa. Họ thường kê thuốc theo triệu chứng bệnh của tây y mà thôi
- Thuyết phục người bệnh tin tưởng hơn vào hiệu quả của dán huyệt. Qua kinh nghiệm lâm sàng thì một số người bệnh sẽ không tin là dán những miến salonpas nhỏ như thế này mà có thể chuyển biến được những bệnh "khó" của họ, vì thế mà họ dán được 1-2 ngày là bỏ, khôgn dán nữa. Với những người như vậy thì sẽ được đo trước và sau khi dán huyệt để họ thấy "rõ ràng" là bệnh đã chuyển chứ không phải là không có tác dụng gì.
- Đi khám bệnh từ thiện cho cộng đồng
- Sử dụng máy này là một trong những phương pháp chẩn đoán của y học tổng thể/ tự nhiên (holistic medicine/naturopath therapies) mà em thì rất thích chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên này. Vì thế em muốn dùng thử :)

Ưu và khuyết điểm của máy:
- Máy này thì đo điện sinh học chứ không phải đo nhiệt độ nên độ chính xác cao hơn
- Máy cho ra kết quả chính xác về cường độ dòng điện sinh học trong đường kinh (85%)
- Nếu chị biết lý luận tốt thì sẽ biết được nhiều cái hay. Vì các tài liệu hướng dẫn thì vẫn chỉ là trong sách mà thôi (theo ngũ hành)


Giới Thiệu Máy Đo Kinh Lạc TS – 208




Ts - 208


Máy Đo Kinh Lạc Model Ts – 208 là mẫu máy đo mới nhất do nhóm nghiên cứu Phương pháp Chẩn bệnh bằng Đo nhiệt độ kinh lạc hoàn thành vào tháng 1 năm 2008.
Ưu điểm của máy TS – 208 :

- Đây là mẫu máy được thiết kế gọn, nhẹ, tiện sử dụng.
- Có thể nói TS – 208 là một máy “ Ba trong một”, vừa có chức năng hiển thị như một máy tính, vừa có chức năng đo như một máy Đo Kinh lạc, vừa được tích hợp Phần mềm phiên bản 2.0 ( Xem phần giới thiệu phiên bản phần mềm mới 2.0).

Ảnh máy Đo kinh Lạc Model Ts – 208










- Với thiết kế mang tính chuyên nghiệp, máy Đo kinh lạc TS – 208 chỉ để phục vụ và sử dụng cho việc khám, chữa bệnh Đông y Bằng phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc. Do vậy nâng cao được tính chuyên nghiệp, bảo vệ được bản quyền và lợi ích của người sử dụng máy, không sợ những hư hỏng do Virus hay những lỗi do phần mềm khác gây ra.
- Do được thiết kế trên máy Notebook nên gọn, nhẹ, dễ di chuyển, thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của thầy thuốc.
- Khi cần Đo, khám ngưồi thầy thuốc chỉ cần cắm đầu đo vào máy là sử dụng được. Khi cần di chuyển hoặc không đo,lại rút đầu đo ra khỏi máy như vậy rất thuận tiện cho việc bảo quản và quản lý máy đo.
- Dung lượng nhớ của mấy có thể nhớ được hàng chục nghìn hồ sơ và bệnh án của bệnh nhân nên việc tra cứu và tìm bệnh nhân cũ rất nhanh chóng và tiện lợi. Điều này sẽ giảm bớt thời gian của bệnh nhân khi đến khám lại.
- Máy TS – 208 sẽ là một công cụ đắc lực giúp cho các thầy thuốc Đông y trong kỷ nguyên của cuộc sống số và góp phần vào việc hiện đại hoá nền Y học cổ truyền của nước nhà.
- Do được chế tạo trong nước nên máy TS – 208 có gía thành hợp lý, bảo hành nhanh chóng và dễ sử dụng. Đó là những ưu điểm nổi bật của Máy Đo kinh lạc TS – 208.

Phần Mềm Mới









Các chức năng phần này cơ bản giống với Phiên bản 1.



Phần này giống Phiên bản 1 nhưng có thêm phần nghề nghiệp. Phiên bản mới này lưu trữ không hạn chế số lần đo, ta có thể tìm lại số đo lần trước hoặc khi muốn so sánh giữa các lần đo với nhau ở ngay cửa sổ này.



Với phiên bản 2 này, Phần chẩn bệnh được đưa sang bên phải màn hình. Sau khi nghiên cứu số đo ta muốn tìm hiểu bệnh danh nào chỉ cần kích đúp vào bệnh danh đó. Nếu ta chữa cho bệnh nhân bệnh nào ta đánh dấu vào ô trước bệnh danh, như thế các lần sau khi muốn kiểm tra lại ta vẫn lưu trữ được bệnh án của bệnh nhân.


Với phiên bản mới này, từng bệnh danh sẽ có thêm phần : Biện chứng,Triệu chứng, Bệnh lý, Phép chữa ( dùng thuốc và châm cứu ).
Phiên bản mới này thêm bệnh của 12 đường kinh, tổng cộng là 140 bệnh danh, hơn 300 bài thuốc điều trị và gần 500 phương huyệt châm cứu có hiệu phù hợp với từng bệnh danh. Ngoài việc dùng cổ phương thầy thuốc có thể gia giảm theo ý bằng cách đánh dấu vào ô trước bài thuốc hoặc ô trước bài châm cứu.
Phần phụ lục phiên bản 2 này cập nhật 14 bệnh ung thư và cách chữa để tham khảo.






Phiên bản mới này đưa thêm phần tra cứu Đông dược để các thầy thuốc tiện trong việc tra cứu. Muốn tìm vị thuốc nào chỉ cần gõ tên thuốc vào dòng Find ở trong phần Tra cứu đông dược.



Trong bảng tra các vị Đông dược có : Tính vị, quy kinh, hiệu dụng, lượng dùng cho từng vị thuốc.


Trong phần in ra trong phiếu : Chẩn bệnh bằng Đo kinh lạc , ngoài nhận định theo Bát cương, Chẩn bệnh còn có cả đơn thuốc hoặc bài châm cứu đã chọn ở phần trên. Nếu ta chọn đồng thời cả 2 bài thuốc hoặc 2 bài châm cứu thì trong bản in cũng in ra cả
2. Phần này sẽ rất thuận lợi cho các cơ sở y tế hoặc trong bệnh viện vì phòng khám và khoa dược riêng.


Các Phóng Sự Đã Phát Trên Truyền Hình






Phóng sự 1 Phóng sự 2 Phóng sự 3
Phóng sự 4 Phóng sự 5 Phóng sự 6
Phóng sự 7 Phóng sự 8 Phóng sự 9
Phóng sự 10 Phóng sự 11





 

No comments:

Post a Comment