LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, November 11, 2016

Nấm Hương


Shiitakegrowing.jpg
Cây Nấm Hương - Lentinula Edodes

Nghành Nấm Lớn (Basidiomycota)

Lớp Nấm (Agaricomycetes)

Bộ Nấm Tán (Agaricales)

Họ Nấm Sò (Pleurotaceae)

Chi Lentinula

Loài L. Edodes

Tên khác: Nấm Đông Cô

Tên khoa học: Lentinus Elodes (Berk.) Singer

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo tên tiếng Nhật, shiitake listen (trợ giúp·chi tiết) (kanji: 椎茸; âm Hán Việt: chuy nhung), có nghĩa "nấm cây chuy shii", lấy từ tên gọi loại cây gỗ dùng để cấy nấm.
Tiếng Hoa, gọi là hương cô (香菇, có nghĩa là "nấm thơm"). Ngoài ra Trung Hoa còn phân biệt hai phân loại: đông cô (冬菇, "nấm mùa đông") và hoa cô (花菇, "nấm có hoa", vì mặt nấm có vân nứt rạn như hoa văn); cả hai đều mọc ở nhiệt độ thấp. Tiếng Anh còn dùng các tên Chinese black mushroom (nấm đen Trung Hoa) và black forest mushroom (nấm rừng đen) để gọi loại nấm này.
Tiếng Triều Tiên gọi nấm hương là pyogo (hangul: 표고; hanja: 瓢菰, âm Hán Việt: biều cô), còn tiếng Thái Lan gọi là hed hom (เห็ดหอม, "nấm thơm").
Loài này trước đây có tên khoa học là Lentinus edodes và Agaricus edodes. Tên gọi sau lần đầu tiên được nhà thực vật học người Anh Miles Joseph Berkeley sử dụng năm 1878

Mô tả: Nấm còn non nằm trong vỏ cây, khi lớn làm nứt vỏ cây chui ra ngoài. Mũ nấm màu nâu nhạt, sau nâu thẫm hoặc màu mật. Mặt mũ có những vẩy trắng nhỏ, có khi màu nâu, đường kính mũ 4-10cm. Thịt nấm trắng. Cuống nấm hình trụ hoặc hơi hẹp, dài 3-10cm, đường kính 0,5-1cm, màu sắc giống như mũ; cuống thường xẻ như bị rách. Gốc của cuống phân biệt hẳn với vỏ cây.

Bộ phận dùng: Thể quả - Lentinus

Nơi sống và thu hái: Thường mọc đơn độc trên thân các cây gỗ mục. Vào mùa lạnh, khi ở vùng rừng núi có mây mù, thường gặp loại nấm này. Chúng mọc tự nhiên ở rừng Lào Cai (Sa pa), Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn trên những cây gỗ như Dẻ, Sồi, Côm tầng, Re đỏ, Máu chó, Đuôi chó. Đồng bào dân tộc miền núi cũng gây trồng Nấm hương trong tự nhiên, ở những khu rừng có điều kiện thoáng gió và ẩm ướt. Người ta hạ những cây gỗ lớn như Côm tầng (Elaeocarpus dubius), cây Dẻ đỏ (Quercus) Sồi bộp (Pasania), Re đỏ (Cinnamomum).

Vào tháng chạp, 4-5 ngày trước hay sau ngày Đông chí, người ta rủ nhau lên rừng tìm những loại cây trên có đường kính khá lớn, cỡ nửa mét, dài 5m, rồi dùng rìu đốn cho cây hạ xuống, để nằm ở nơi thoáng có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Khi hạ cây người ta giữ cẩn thận cho vỏ cây khỏi bong ra. Sau khi loại bỏ tất cả cành lá rườm rà đi, người ta lấy rìu chặt sâu xuống thân cây những rạch ngang sâu từ 6-10cm, rạch nọ cách rạch kia độ 50-100cm; mục đích của việc chia cây gỗ thành nhiều đoạn như thế là để lấy chỗ cho nhựa cây thoát ra, vì nhựa có chảy ra thì cây sẽ mau mục nát.

Khi đã làm xong các công việc ấy, người ta để nguyên cây tại chỗ để cho các bào tử của Nấm hương trong rừng được gió truyền đến và bám vào vỏ cây mà mọc thành cây nấm. Nhưng muốn mau có nấm, người ta thường lấy Nấm hương đã già đem ngâm vào nước vo gạo trong một ngày đêm rồi tưới lên khúc gỗ. Lại có khi người ta lấy Nấm hương già khô, trộn với một nửa phần Gừng rồi xát vào cây gỗ. Chỉ xát ở mặt trên thôi vì chỉ ở chỗ nào có ánh sáng mặt trời chiếu tới thì nấm mới mọc. Sau một năm, nấm đã bắt đầu nẩy lên và đã có thể hái nấm được rồi, nhưng nấm còn nhỏ về ăn không ngon, phải đợi nấm hai năm thì tốt hơn.

Vào các tháng chạp, giêng, hai âm lịch, khi có mưa phùn là hái được nhiều nấm nhất. Nếu trời mưa phùn thì cứ 6-7 (5-6) ngày lại lấy được một lứa nấm, nhưng nếu trời khô hanh thì phải đợi 15-20 (12-15) ngày mới được một lứa. Nấm đã mọc thì phải hái đúng lúc, nếu để quá già thì khó ăn. Một cây gỗ chặt như trên thì sẽ cho được 5-10 kg nấm tươi, có thể cho thu hoạch đến năm thứ 6. Sau khi hái nấm về, phải đem phơi nắng cho khô. Nếu trời râm thì đem sấy lửa hay xâu dây rồi gác lên bếp cho khô, nhưng nấm phơi nắng sẽ có màu đẹp hơn, mùi thơm hơn, còn nấm sấy lửa hay đặt gác bếp thường bị mùi hôi khói.

Thành phần hoá học: Nấm hương tươi chứa các thành phần tính theo g% là: nước 87g, protid 5,5g, lipid 0,5g, glucid 3,1g, cellulose 3g, tro 0,9g và theo mg% là: calcium 27mg, phosphor 89mg, sắt 5,2mg. Nấm hương khô có 13% nước, 36% protid, 4% lipid, 23,5% glucid, 17% cellulose, 6,5% tro, 184mg% calcium, 606mg% phosphor, 35mg% sắt, 23,4mg% vitamin PP, 0,16mg% vitamin B1, 1,59mg% vitamin B2.

Cũng có tài liệu nêu trong 100g Nấm hương có 0,9g protid, 3g glucid và các nguyên tố: calcium 28mg, phosphor 45mg, sắt 0,8mg và các vitamin như caroten 0,32mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,06mg, PP 0,5mg và vitamin C 8mg. Lượng nấm này cung cấp cho cơ thể 16 calo.

Tính vị, tác dụng: Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham, giảm cholesterol, hạ huyết áp.

Công dụng: Đồng bào thường hái nấm tươi về nướng chín ăn. Nhưng thông thường dùng khô nấu canh, lẩu, xào nấu, xem như món rau khô gia vị cao cấp. Mặt khác, nó là một món ăn ngon, bổ nên rất được ưa chuộng. Cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh chảy máu, đại tiểu tiện ra máu.

Ở Trung Quốc, Nấm hương được dùng trị tiểu tiện không thông, thuỷ thũng, ăn trúng nấm độc, vắng đầu đau đầu, đau dạ dày- ruột, chứng ung thư và dự phòng xơ gan.



Tết đến ăn nấm đông cô cho cả năm khoẻ mạnh, may mắn - Ảnh 2

Những công dụng kì diệu của nấm hương

Theo y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa... Vì vậy, đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, có vị tươi thơm nên được tôn là “dược diệu” chống suy lão và giúp trường thọ.

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận trong nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali chiếm tới 64% của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương là loại rất giàu dược tính.

Dưới đây là những bài thuốc từ nấm hương được các bác sĩ đông y đánh giá là rất hiệu quả:
 Tết đến ăn nấm đông cô cho cả năm khoẻ mạnh, may mắn - Ảnh 3


Chữa viêm gan mạn hay chứng giảm bạch cầu

Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.


Nấm hương trị tỳ vị hư nhược, lợi tỳ ích vị

Nấm hương 20g, đậu phộng 75g, táo 25g, 1 cái móng heo. Sửa sạch nấm và đậu phộng, móng heo làm sạch, chặt thành từng khúc, sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi chín nhừ, cho gia vị vào ăn nóng. Có thể thay móng heo bằng thịt gà.


Nấm hương trị ho

Chuẩn bị: 15g nấm hương, đường cát hoặc mật ong đủ dùng. Nấm hương cho vào nước nấu rồi thêm đường cát hoặc mật ong vào.


Nấm hương ích tỳ vị, bổ gan thận

Chuẩn bị: 40g nấm hương, 1 con cá rô, 20g gừng tươi và 1 ít muối. Ngâm nấm hương trong nước cho nó nở ra rồi rửa sạch. Cá làm sạch, đánh vẩy, cắt mang, lạng lấy thịt, cắt thành từng khúc. Gừng cắt lát, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu canh.


Nấm hương trị băng huyết

Nấm hương (40g) rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g, hòa tan trong nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần, dùng thường xuyên.


Nấm hương trị xơ vữa động mạch

Chuẩn bị: 125g nấm hương tươi, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh.


Nấm hương hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung

Chuẩn bị: 30g nấm hương, 75g thịt nạc heo. Cho nguyên liệu vào nấu canh, hoặc có thể chỉ cần dùng 30g nấm hương, nấu canh, mỗi ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.


Nấm hương trị biếng ăn, khí hư

Chuẩn bị: 20g nấm hương, 20g táo khô, 20g đậu phộng, 15g thịt gà.

Ngâm nấm cho nở, rửa sạch táo, cắt thịt gà thành từng miếng, rửa sạch đậu phộng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, vài lát gừng, thêm muối, nấu lên là dùng được. Vị thuốc này có thể chữa tỳ vị hư nhược.


Nấm hương giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt

Chuẩn bị: 15g nấm hương, 125g cá hồi trắng, vài sợi gừng, 1 ít muối và dầu ăn.

Ngâm nấm trong nước cho nở rồi cắt sợi, làm sạch cá, cắt khúc, cho vào đĩa. Rải đều nấm cắt sợi lên cá rồi thêm gia vị, cho vào nồi hấp.


Nấm hương chữa đau lưng mãn tính

Chuẩn bị: 15g nấm hương, 10g vỏ bí đỏ, 25g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín, mỗi ngày dùng 2 lần.


Điều trị viêm gan từ nấm hương

Để điều trị hiệu quả căn bệnh viêm gan, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh tốt.


Dùng cho viêm dạ dày, thiếu máu, sởi

Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.


Chữa tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường

Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.


Phòng ung thư

Để phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả có thể dùng bài thuốc từ nấm như kết hợp nấm hương khô cùng với mộc nhĩ đen, hải sâm, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Bài thuốc này có tác dụng ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.


Bổ thận tráng dương

Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau. Phương này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng..






Lợi ích 'thần kỳ' của nấm hương


Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, khoảng 30 enzym và tất cả các a-xít amin cần thiết cho cơ thể.
Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong.
Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3 - 7 năm.

Lợi ích 'thần kỳ' của nấm hương - ảnh 1

Chữa ngộ độc
Ở Trung Quốc, nấm hương đã được sử dụng từ rất lâu đời để chữa một số bệnh như bí tiểu, phù thũng, ngộ độc do các loại nấm khác (dùng 90 g nấm khô nấu chín để ăn). Trẻ em bị sởi và đậu mùa có thể dùng 6 g nấm khô nấu chín và ăn ngày 2 lần.
Bổ sung sắt cho cơ thể
Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm.
Lợi ích 'thần kỳ' của nấm hương - ảnh 2

Giải độc và bảo vệ gan
Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

Lợi ích 'thần kỳ' của nấm hương - ảnh 3

Tăng cường hệ miễn dịch
Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: Nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...
Kéo dài tuổi thọ
Ngoài ra, nấm hương còn có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Nấm hương tự nhiên


Cách chọn và bảo quản nấm đông cô ngon

Đối với nấm tươi chọn theo nguyên tắc: Càng nhỏ, càng non, càng ngon. Nên chọn nấm có màu hơi nâu, dày to đều nhau, có mùi thơm đặc trưng của nấm đông cô, chân nhỏ/ngắn và sờ khô tay. Chú ý chọn những cây nấm đều, thân nấm chắc, mũ nấm không bị bầm dập hay bị thâm hoặc bị khô teo mất nước, không mua nấm đã có mùi ôi do để quá lâu. Chỉ nên dùng nấm tươi tối đa 1 - 2 ngày sau khi thu hái. Để bảo quản nấm tươi lâu mà không bị mất chất bạn nên cắt rễ, nhúng nấm vào nước sôi trong 1 - 2 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Sau đó, cho nấm vào hộp có nắp, đổ ngập nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ bảo quản được 3 - 4 ngày.
Còn với nấm đông cô khô, nên mua nấm đã được phơi khô, các cây nấm đều nhau, không bị nấm mốc. Để nấm khô có mùi thơm lâu, lại không bị ẩm mốc, mọt, nên cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi nilon, cất ở những nơi khô ráo, tránh những nơi quá nóng hoặc ẩm thấp.
Chế biến đúng cách
Đối với nấm tươi, khi sơ chế chỉ cần cắt gốc, ngâm nước muối loãng 10 phút, chần qua nước sôi 1 - 2 phút rồi rửa sạch. Khi nấu, chỉ cần đun trong khoảng 5 - 7 phút để giữ độ giòn.
Đối với nấm khô, khi sơ chế, hãy ngâm nước ấm khoảng 30 phút, rửa kỹ (chú ý phần mũ nấm), cắt chân và vắt hết nước. Hãy thả nấm vào ngay từ khi bắt đầu nấu để nấm tiết ngọt và ngấm gia vị.




Các món chay từ nấm

1. Nấm bào ngư chiên giòn

nấm bào ngư chiên giòn

Nấm bào ngư chiên giòn
Đây là món ăn dùng cho món chay hay mặn đều thích hợp. Từng tai nấm bào ngư được chiên vàng, khi ăn giòn rụm lại có vị beo béo vừa ngon vừa lạ miệng.
Nguyên liệu:
  • 400g nấm bào ngư.
  • 100g bột năng, muối, tương ớt, sốt mayonaise.

nấm bào ngư
Thực hiện:
  • Nấm bào ngư ngâm mềm, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch để ráo nước.
  • Pha bột năng với ít nước, thêm tí muối, bột ngọt. Đánh tan rồi để trong khoảng 15 phút.
  • Khuấy đều lại bột, nhúng đều nấm bào ngư vào.
  • Làm nóng dầu trên bếp, khi dầu sôi thì cho nấm vào chiên giòn. Bạn nhớ đổ ngập dầu để nấm chín vàng đều và giòn.
  • Nấm chiên xong cho ra giấy thấm dầu, dọn lên đĩa, ăn kèm với tương ớt hoặc sốt mayonaise (nếu bạn không ăn chay).

2. Đậu phụ om nấm hương

đậu phụ om nấm hương

Đậu phụ om nấm hương
Nguyên liu:
  • 5 bìa đậu phụ non.
  • 15-20 tai nấm hương. Tỏi, nước tương, hạt nêm chay, đường, tiêu, ớt trái, hành lá.

Thực hiện:
  • Nấm hương ngâm nước ấm nở mềm. Cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi để ráo nước. Hành lá rửa sạch, thái nhuyễn.
  • Đặt chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng cho đậu phụ vào chiên vàng đều. Sau đó vớt ra để ráo dầu.
  • Phi thơm dầu với tỏi băm, cho nấm hương vào xào sơ qua với ít hạt nêm.
  • Cuối cùng cho đậu phụ vào, thêm nước tương, đường, tiêu, hạt nêm rồi đảo đều. Cho vào ít nước lọc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước om sánh lại, đậm đà thì tắt bếp. Cuối cùng cho hành lá, ớt trái vào. Dọn ra đĩa dùng nóng với cơm trắng

3. Đậu hũ cay xốt nấm


Đậu hũ cay xốt nấm
Đậu hũ là món ăn chay không béo và dường như không bao giờ làm bạn ngán. Đậu nóng hổi, mềm mịn quyện trong nước sốt và nấm ngon tuyệt.
Nguyên liệu:
  • Đậu phụ 300g
  • Nấm rơm 200g
  • Hành xanh
  • Ớt đỏ 2 quả (mua loại to vị cay nhẹ)
  • Tỏi băm 1 thìa, cà chua nửa quả
  • Bột canh, hạt tiêu, đường, dầu ăn, bột ngô 50g
đậu hũ cay xốt nấm
Thực hiện:
  • Đậu hũ rửa sạch cắt miếng vuông mỏng. Bột ngô bỏ ra đĩa, gắp từng miếng đậu tẩm qua bột rồi cho vào chảo dầu nóng rán vàng, bột chỉ cần bám sơ quanh miếng đậu là được.
  • Khi rán đậu chú ý để lửa nhỏ để tránh bột bị cháy. Đậu rán chín vàng hai mặt thì cho ra đĩa, để sang một bên.
  • Đặt chảo trở lại bếp, dầu ăn cho láng chảo, phi tỏi thơm. Cho đầu hành thái nhỏ vào phi cùng, tiếp đến cho ớt thái lát, cà chua thái hạt lựu vào đun. Cho một chút nước nếu chảo quá khô và để tránh cà chua bị cháy.
  • Sau khi cà chua đã nhừ thành nước sốt thì cho nấm vào xào, nêm 1 thìa bột canh, ½ thìa đường.
  • Tiếp theo cho đậu rán vào chảo, thêm nửa chén nước, rồi mở lửa to đun sôi, nêm nếm lại bột canh cho vừa ăn. Nhỏ lửa âm ỉ cho đậu ngấm gia vị.
  • Đun đến khi nước cạn bớt là được. Khi đun tránh dùng đũa đảo nhiều, đậu sẽ bị vỡ. Trước khi tắt bếp rắc chút hành xanh thái nhỏ.
  • Xúc đậu ra bát to, rắc hạt tiêu lên trên, món chay ăn nóng với cơm.

4. Nấm xào

Nấm xào chay
Nấm xào chay
Món chay nấm xào chay không chỉ ngon miệng, đẹp mắt mà còn đầy đủ dinh dưỡng cho những ngày ăn chay của bạn và gia đình.
Nguyên liệu:
  • Đậu ngự tươi: 300g (nếu không có thể thay bằng đậu ngự khô hoặc hạt sen)
  • Đậu phụ: 1 bìa
  • Nấm hương khô: 50g
  • Một cây boa rô (tỏi tây)
  • Dầu ăn, nước tương, muối, tiêu
nấm xào chay
Thực hiện:
  • Đậu ngự tách lấy hạt, ngâm nước ấm rồi lột sạch lớp vỏ cũng như lớp vỏ lụa của hạt.
  • Nấm hương khô ngâm nở, vắt ráo nước.
  • Đậu phụ cắt miếng vuông dày 0.5cm. Chiên vàng đậu phụ rồi cắt chéo thành hình tam giác.
  • Boa rô rửa sạch, thái nhỏ. Để riêng phần đầu và phần lá.
  • Đậu ngự luộc chín mềm, nhẹ nhàng cho ra bát riêng để tránh đậu bị vỡ nát.
  • Phi thơm đầu boa rô với dầu ăn. Cho nấm hương vào đảo đều rồi tiếp theo cho đậu phụ vào.
  • Nêm nếm gia vị với nước tương, muối, bột ngọt cho vừa miệng. Sau đó cho đậu ngự vào xóc đảo nhẹ nhàng.
  • Cho phần lá boa rô vào rồi tắt bếp, lấy món chay nấm xào chay ra đĩa.

5. Củ hũ dừa kho nấm

Củ hũ dừa kho nấm
Với nguyên liệu chính là củ hũ dừa và nấm hòa quyện cùng từng miếng đậu hũ vàng thơm, món chay củ hũ dừa kho nấm sẽ làm cho mâm cơm ngày ăn chay thêm phần ngon miệng.
Nguyên liệu:
  • Củ hũ dừa tười: 200g
  • Nấm rơm búp: 100g
  • Đậu hũ chiên: 100g
  • Nước dừa: 1/2 chén
  • Đậu bắp: 100g
  • Ớt hiểm đập dập: 2 trái
  • Poiro băm, sả băm, ngò rí
  • Đường, tiêu, dầu ăn
  • Nước tương
  • Hạt nêm chay
Thực hiện:
  • Củ hũ dừa cắt miếng chữ nhật dày 1cm kích thước 4cmx2,5cm.
  • Đậu bắp cắt khúc như củ hũ dừa.
  • Nấm rơm rửa sạch, cắt hình chữ thập ở đầu nấm.
  • Ngò rí cắt khúc, ớt hiểm đập dập.
  • Phi thơm sả băm và poiro, cho lần lượt củ hũ dừa, nấm rơm vào xào. Cho thêm 2M Nước tương, 1m Hạt nêm, 1m đường, 1/2 chén nước dừa.
  • Cho đậu hũ và ớt hiểm vào kho với lửa nhỏ khoảng 10 phút, rồi cho đậu bắp vào thêm khoảng 3 phút. Nấu đến khi nước hơi sánh thì tắt lửa.
Chúc các bạn ngon miệng với các món chay từ nấm.



No comments:

Post a Comment