LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, April 29, 2017

Bảng gõ huyệt


Ví dụ hôm nay ngày Tân mão bạn nhìn cột phía trái, rồi ngó đồng hồ giờ gì? múi giờ như sau: giờ ngọ: từ 11 - 13h, giờ mùi từ 13 - 15 h; giờ thân từ 15 - 17 h ... rồi các bạn tra xuống cột phía dưới, nếu là số 4 chẳng hạn, đó là huyệt Túc lâm khấp... rồi bạn chụm ngón cái ngón đeo nhẫn và ngón trỏ tạo thành cái kiềng vào ngón giữa và dùng ngón giữa gõ 50 lần nhè nhẹ lên huyệt đó.... cứ thế bất cứ lúc nào bạn có thời gian hãy làm như vậy, ngày có thể thực hành từ 2 -3 lần.










Dùng ngón tay bạn chụm lại, lấy ngón giữa và các ngón khác chống thành 3, ngón giữa ở giữa là 4, thế là bạn có ngay cái "gõ huyệt" .

Bạn dùng cái gõ huyệt này gõ nhẹ vừa phải 50 lần lên những huyệt đã chỉ định theo ngày giờ trong lịch đã đưa ra trước.
NGÀY NHÂM THẦN
Ngày 1 : ở bàn chân
Ngày 2 : mắt cá ngoài
Ngày 3: bắp vế chân
Ngày 4: lưng bụng
Ngày 5: miệng môi
Ngày 6: hai bàn tay
Ngày 7: mắt cá trong
Ngày 8: tại cổ cườm tay
Ngày 9: Chớn thủy
Ngày 10 : lưng ngực
Ngày 11: sống mũi
Ngày 12: mái tóc
Ngày 13: hai hàm răng
Ngày 14: bao tử
Ngày 15: khắp thân thể
Ngày 16: ngực ức
Ngày 17: huyệt Khí xung ở dưới bụng
Ngày 18: bắp vế trong
Ngày 19: bàn chân
Ngày 20: mắt cá trong
Ngày 21 : ngón táy út
Ngày 22 : mắt cá ngoài
Ngày 23 : gan bàn chân
Ngày 24 : mạch Thủ Dương Minh
Ngày 25 : bắp chơn
Ngày 26 : tại ngực tọa cốt
Ngày 27 : đầu gối
Ngày 28 : tại Âm [của nam và nữ]
Ngày 29 : đầu gối bắp vế
Ngày 30 : phía trên bàn chân
Kiêng cử cạo cắt, lể chích,….


Tác dụng của các huyệt vị, và lợi ích khi gõ vào huyệt đó khi giờ đó là giờ huyệt mở, bạn gõ nhẹ 50 lần vào vùng có huyệt, khi ấn tay vào vùng có huyệt bạn sẽ thấy tức tức trối trối… thì đích thị đó là huyệt!

CHIẾU HẢI
Tên Huyệt: Chiếu = ánh sáng rực rỡ. Hải = biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn chân lại với nhau thì sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong . huyệt cũng có tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt (làm cho mắt sáng rực), vì vậy, gọi là Chiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
Vị Trí: Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong cách 01 thốn, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân.
Tác Dụng: Thông kinh, hòa Vị, thanh nhiệt, định thần.
Chủ Trị: Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, thần kinh suy nhược, động kinh, họng viêm.

HẬU KHÊ
Tên Huyệt: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê), huyệt ở cuối (sau = hậu) của đường vân này, vì vậy gọi là Hậu Khê.
Vị Trí: Chỗ lõm phía sau khớp xương ngón và bàn của ngón thứ 5, ngang với đầu trong đường vân tim ở bàn tay, nơi tiếp giáp da gan tay - mu tay.
Tác Dụng: Thanh thần trí, cố biểu, giải nhiệt, thư cân.
Chủ Trị: Trị cổ gáy đau cứng, đầu đau, lưng đau, tai ù, điếc, chi trên liệt, động kinh, sốt rét, ra mồ hôi trộm.

NGOẠI QUAN
Tên Huyệt: Huyệt ở phía ngoài so với huyệt Nội Quan, vì vậy gọi là Ngoại Quan (Trung Y Cương Mục).
Vị Trí: Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.
Tác Dụng: Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.
Chủ Trị: Trị chi trên liệt, thần kinh gian sườn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.


THÂN MẠCH
Tên Huyệt: Huyệt là nơi xuất phát của mạch Dương Kiều, hợp với các khớp và gân cơ của toàn cơ thể vào giờ Thân, vì vậy gọi là Thân Mạch (Trung Y Cương Mục).
Vị Trí: Nơi rãnh thẳng từ đầu nhọn mắt cá ngoài xuống 0, 5 thốn (gấp duỗi bàn chân để tìm gân cơ).
Tác Dụng: Thanh thần chí, thư cân mạch, khu biểu tà.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chóng mặt, khớp mắt cá viêm, động kinh

CÔNG TÔN
Tên Huyệt: Người xưa cho rằng chư hầu là công tôn. Tỳ là nơi nối kết và phân chia các mạch, vì vậy gọi là Công Tôn (Trung Y Cương Mục).
• Tỳ ở trung ương, rót ra 4 bên. có vua ở trung ương, ban phát lệnh ra 4 phương cho quần thần (công tôn), vì vậy gọi là Công Tôn (Trung Y Tạp Chí số 11, 1962).
Vị Trí: Ở chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1. Trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân, ở bờ trong bàn chân. Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương.
Tác Dụng: Ích Tỳ Vị, lý khí cơ, hòa Mạch Xung, điều huyết hải .
Chủ Trị: Trị gan bàn chân nóng hoặc đau, dạ dày đau do rối loạn thần kinh, ruột viêm.

TÚC LÂM KHẤP
Tên Huyệt: uyệt ứng với Đầu Lâm Khấp, vì vậy gọi là Túc Lâm Khấp (Trung Y Cương Mục).
Vị Trí: Chỗ lõm phía trước khớp xương bàn - ngón chân thứ 4- 5.
Tác Dụng: Hóa đờm nhiệt, khu phong, thanh hoả .
Chủ Trị: Trị sữa ít, tuyến vú viêm, kinh nguyệt rối loạn, bàn chân đau, tai ù, điếc.

LIỆT KHUYẾT
Tên Huyệt: Liệt = tách ra. Khuyết = chỗ lõm. Huyệt ở trên cổ tay, nơi có chỗ lõm. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Phế, từ chỗ này có 1 nhánh tách ra để nối với kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Liệt Khuyết (Trung Y Cương Mục) .
Tên Khác: Đồng Huyền, Uyển Lao.
Vị Trí dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1, 5 thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái của 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay trỏ.
Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.
Chủ Trị: Trị cổ tay đau sưng, đầu đau, cổ gáy cứng, ho, suyễn, liệt mặt.

NỘI QUAN
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục).
Vị Trí: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Tác Dụng: Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào.
Chủ Trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria.



No comments:

Post a Comment