Một trong những phương pháp rất nhanh và hữu hiệu nhất để nhận biết và cải thiện tình trạng sức khỏe là áp dụng thuyết Ngũ hành trong Y lý Đông Phương với hai nguyên lý Tương sinh và Tương khắc.
Mỗi một yếu tố tương ứng với một cặp tạng phủ, nằm ở bên trong cơ thể
: thận, gan, tim, lá lách, phổi. Ghép cùng với 5 tạng này là 5 phủ
tương ứng nằm ở gần bề mặt của cơ thể hơn : bàng quang, mật (đởm), ruột
non (tiểu trường), dạ dày (vị), ruột già (đại trường).
Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy |
Gan (can) | Tim (Tâm) | Lá lách (Tỳ) | Phổi (Phế) | Thận |
Mật (đởm) | Tiểu trường (ruột non) | Dạ dày (Vị) | Đại trường (ruột già) | Bàng quang |
Cách đây hơn 2000 năm, các nhà hiền triết Trung Hoa đã khám phá ra lý
thuyết Ngũ Hành với tính Tương sinh-Tương khắc. Điều này cho thấy họ
vừa biết cách phân loại các hiện tượng thành cách nhóm cụ thể, vừa bảo
toàn việc ghi nhận sự biến dịch uyển chuyển của vạn vật. Lý thuyết này
được áp dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong Đông Y, trong nông
nghiệp để dự báo thời vụ, Phong Thủy, Tử Vi…. Thuyết Ngũ Hành khẳng định
rằng mọi sự thay đổi đều tương ứng với 5 quá trình sinh-khắc tương ứng
với mỗi yếu tố : Hỏa-Thổ-Kim-Thủy-Mộc.
Trong Đông Y, sự vận hóa, sinh-khắc của Ngũ Hành sẽ giúp cho năng
lượng được lưu thông trong cơ thể, nuôi dưỡng các tạng phủ và bảo đảm
cho chúng hoạt động một cách có trật tự và có hệ thống. Bởi lẽ cơ thể
của con người là một thể thống nhất không thể tách rời. Đó là hệ thống
trong đó dòng khí lực luôn luôn phải được dồi dào và luôn trôi chảy,
theo một chuỗi hành trình đã định trước. Biểu hiện của sức khỏe chính là
sự tuần hoàn trôi chảy của khí – huyết mà không có gì ngăn ngại. Nếu hệ
thống vận hành của cơ thể hoạt động hiệu quả, nó sẽ giúp khí huyết tưới
tắm cho mỗi cơ quan tạng – phủ, mỗi tế bào trong đó mà không có ngoại
lệ.
Y học phân loại các cơ quan vào các hành tương ứng. Các cơ quan sẽ nuôi dưỡng (sinh) và khắc chế lẫn nhau tạo nên một sự hoạt động quân bình trong cơ thể con người.
Hành Hỏa : Tạng tương ứng với Hỏa chính là Tim (tâm), hệ tim mạch và ruột non. Tim và ruột non là hai cơ quan gắn bó mật thiết trong y học Viễn Đông. Chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Tim là cơ quan dương vì nó có cấu trúc đặc, trong khi ruột non lại là cơ quan âm, rỗng và trương nở. Chúng không chỉ nuôi dưỡng lẫn nhau, mà còn chuyển năng lượng của mình để bổ cho Hành Thổ kế tiếp. Đó là vì sao người ta gọi các cơ quan Hành Hỏa là mẹ của Hành Thổ.
Hành Thổ : tỳ vị, gồm dạ dày, tuyến tụy (lá lách). Cơ quan thuộc hành Thổ là mẹ của hành Kim.
Hành Kim : phổi và ruột già. Các cơ quan hành Kim là mẹ của hành Thủy
Hành Thủy : thận và bàng quang. Các cơ quan hành Thủy và mẹ của hành Mộc
Hành Mộc : gan và mật. Các cơ quan hành Mộc là mẹ của các cơ quan hành Hỏa, bao gồm tim, toàn bộ hệ tuần hoàn và ruột non.
Như vậy, vòng ngũ hành đã được hoàn tất, khép kín và liên tục.
Nếu mỗi yếu tố hoạt động một cách tối ưu, sẽ không có một bệnh chứng
nào xảy ra, và chủ thể sở hữu một tình trạng sức khỏe tuyệt vời. Nhưng ngược lại, năng lượng bị ách tắc ở một hành nào đó, các cơ quan tương ứng sẽ có triệu chứng bệnh và để lại di chứng.
Bởi vậy, những người bị đau gan thường cũng bị đau tim, có vấn đề ở
ruột non, và điều này làm tỳ vi bị yếu đi, dạ dày và tụy tạng đau bệnh
khiến cho ruột già và phổi cũng theo đó mà chuyển bệnh.
Nếu quan sát cơ thể theo quy luật Ngũ Hành, người ta dễ dàng
thấy được sự hài hòa mới làm nên sức khỏe của con người và từ đó, ta
mới hiểu được tầm quan trọng của mỗi cơ quan trong toàn bộ hoạt động
sống của cơ thể.
Giả dụ, người ta thường nói rằng sự tiêu hóa được thực hiện bởi dạ
dày, hệ ruột, thì trong thuyết Ngũ Hành, sự tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu
vào sự hoạt động hiệu quả của tỳ vị. Trong lĩnh vực sinh học, chúng ta
biết rằng lá lách có khả năng lọc bỏ những tế bào xấu hoặc chết, loại bỏ
các chất thải ra khỏi máu, đồng thời truyền vào đó những tế bào miễn
dịch, như lymphocytes hay các tế bào bạch cầu. Y học hiện đại không nhận
thức được tụy tạng như là nền tảng của sự sống. Người ta sẵn sàng phẫu
thuật cắt bỏ chúng, như một vài trường hợp ung thư, hay các căn bệnh
khác.
Trong y học phương Đông, ngược lại, tỳ (lá lách) được coi như một
trong những cơ quan quan trọng hàng đầu giúp cho hoạt động sống trở nên
cân bằng và trật tự.
Năng lượng của tỳ (trong Đông Y gọi là tỳ khí) phát xuất từ sự chuyển
động của thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Nó cộng tác cùng lúc với
ruột non trong nhiệm vụ tổng hợp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thành
máu (huyết) và năng lượng (khí). Tụy tạng cũng chuyển khí tới phổi và
ruột già. Chính năng lượng này đã giúp cho hoạt động hô hấp trở cũng như
đào thải cặn bã trở nên dễ dàng hơn.
Năng lượng cần phải di chuyển một cách thông thoáng từ tỳ vị để có
thể nuôi dưỡng được phổi và ruột già. Năng lượng của tỳ vị rất quan
trọng để tạo nên sự nhu động, giúp đào thải các cặn bã bên trong ống
tiêu hóa và tống chúng ra ngoài qua đường hậu môn.
Thông thường, khi tỳ vị bị bệnh sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, dư axit dạ
dày và các vấn đề về tiêu hóa khác, như cảm giác nóng trong, tức bụng…Vì
vậy, khi hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, chúng ta cũng cần phải xử lý
ngay ống tiêu hóa. Hoạt động của tỳ vị đòi hỏi một điều kiện kiềm (base)
trong cơ thể. Nếu tình trạng máu càng axit, tỳ vị sẽ càng bị suy yếu.
Vì vậy, nhai kĩ các thức ăn là điều quan trọng để duy trì hoạt động của
tỳ vị, bởi nước bọt là một nhân tố kiềm hóa. Nếu ta nhai càng ít, chúng
ta sẽ ít nước bọt hơn, và hoạt động tỳ vị sẽ yếu đi. Trong Đông Y, người
ta nói hoạt động của tỳ vị chủ về huyết.
Trong trường hợp xuất huyết dạ con hay các cơ quan khác, Đông Y
khuyên nên chữa tỳ vị, bởi vì nó khơi dòng cho máu lưu thông khắp cơ
thể. Nếu năng lượng của hành Thổ yếu, máu sẽ bị lạc khỏi mao mạch, tạo
nên sự xuất huyết trong trong các phần mềm nhất của cơ thể.
Nếu tỳ vị (dạ dày và lá lách) bị kích thích quá đáng trong một khoảng
thời gian dài, chúng sẽ trở nên suy yếu đến mức chúng sẽ không có khả
năng chuyển năng lượng tới phổi và ruột già, khiến cho hai cơ quan này
suy yếu theo.
Mối liên hệ giữa lá lách và ruột già cũng giống như giữa ruột già và
thận ;giữa thận và gan, giữa gan và tim, giữa tim và lá lách.
VÒNG TƯƠNG SINH – VÒNG TƯƠNG KHẮC
Nếu gan ở trong tình trạng tốt, tim sẽ trở nên mạnh khỏe. Nếu trái
tim hoạt động lành mạnh, hoạt động của hệ thống tiêu hóa cũng sẽ được
tăng cường. Nếu hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, hoạt động của phổi và
ruột già sẽ được tăng cường. Hoạt động của phổi và ruột già tốt sẽ bảo
đảm cho chức năng của thận và bàng quang. Thận hoạt động tốt sẽ quay trở
lại nuôi dưỡng cho chức năng gan. Đó là vòng tương sinh. Các cơ quan
đều phụ thuộc vào nhau. Nếu một cơ quan bị bệnh sẽ dẫn đến cả cơ thể bị
bệnh.
Với vòng tương khắc : tim rộn ràng sẽ làm ức chế phổi và khiến chúng
ta khó thở. Hoạt động quá mức của thận sẽ khiến cho tim bị mệt. Nếu hoạt
động của gan bị rối loạn, cả hệ thống tiêu hóa sẽ bị bệnh.
NGŨ HÀNH VÀ NGŨ VỊ
Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể « bổ »
chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng
Vòng tương sinh và Vòng tương khắc, ta có thể rút ra được :
- Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa)
- Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim) ( nhất là đồ nướng)
- Vị cay nồng (do gia vị) đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc)
- Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ)
- Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị- hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy)
NGŨ HÀNH VÀ NGŨ CỐC TƯƠNG ỨNG
Bảng bên cho ta thấy tầm quan trọng phải kết hợp nhiều loại ngũ cốc
để bảo đảm các cơ quan được hoạt động tối ưu. Trong trường hợp một cơ
quan bị yếu đi, người ta cần phải chăm sóc bằng cách tăng lượng ngũ cốc
tương ứng với nó, hoặc tăng lượng ngũ cốc của « hành mẹ ». Ví dụ, nếu
gan có vấn đề, chúng ta cần tăng lượng lúa mì, nếp cẩm lứt, kiều mạch và xích tiểu đậu (adzuki)
NGŨ HÀNH VÀ CẢM XÚC
Trước khi tìm đến tìm gặp một bác sĩ tâm lý hay tâm thần, hãy thử làm chủ các cảm xúc của bạn bằng các hiểu biết về Ngũ hành.
Cảm xúc = Emotion = energy in movement = năng lượng chuyển động.
Một cảm xúc chính là sự thay đổi của năng lượng tâm sinh lý. Sự biến
đổi của các cảm xúc chính là 5 quá trình chuyển hóa năng lượng trong Ngũ
hành.
Mỗi cơ quan, mỗi hành đều tương ứng với một cảm xúc, và luôn có hai
mặt : cân bằng năng lượng và mất cân bằng năng lượng. Bằng cách chuyển
đổi một cách hài hòa từ một cảm xúc tích cực sang một cảm xúc khác,
chúng ta sẽ có một sự an bình về tâm lí.
★ Sự thẳng thắn tạo ra vui mừng, hạnh phúc
★ Hạnh phúc sẽ tạo ra tình yêu, lòng từ bi
★ Lòng từ bi tạo nên phẩm cách
★ Tôn trọng tạo nên sự thích ứng
★ Sự thích ứng tạo nên sự thẳng thắn.
Thử suy nghĩ về những quy trình này và hãy áp dụng trong đời sống của bạn
Tuy vậy, sự vượt trội của một trạng thái cảm xúc cũng có thể phá vỡ sự cân bằng (áp dụng vòng tương khắc)
Tuy vậy, sự vượt trội của một trạng thái cảm xúc cũng có thể phá vỡ sự cân bằng (áp dụng vòng tương khắc)
★ Quá thẳng tính sẽ làm mất tình yêu thương.
★ Vui mừng thái quá phá hủy tư cách.
★ Yêu thương mù quáng làm người ta đánh mất sự thích ứng (không nhận thức được xung quanh)
★ Cố tỏ ra đạo mạo sẽ làm mất sự trung thực
★ Sự thích ứng thái quá (dao động thái quá) sẽ làm mất đi niềm vui Xét theo các cảm xúc tiêu cực, ta có:
★ Sự giận giữ tạo ra chứng cuồng loạn
★ Chứng cuồng loạn sinh ra sự hoang mang, đau khổ
★ Hoang mang, đau khổ tạo ra sự buồn rầu, tuyệt vọng
★ Tuyệt vọng khiến người ta lo sợ
★ Sợ hãi khiến người ta giận giữ
Ta cũng có thể xoa dịu các cảm xúc bằng cách kích thích tạo ra một cảm xúc khác
★ Để không bị thất vọng, hãy yêu thương.
★ Để không bị lo sợ, hãy sống có phẩm cách
★ Để khôn bị giận giữ, hãy học cách chấp nhận, thích ứng
★ Để không bị cuồng loạn, cần phải thẳng thắn.
★ Để không bị đau khổ, ta cần những niềm vui.
THỨC ĂN THEO NGŨ HÀNH
Hành hỏa : Tim và ruột non
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có gia vị cay sẽ hủy hoại tim và ruột
non của bạn. Việc ăn uống thừa thãi chất béo và cholesterol từ động vật
cũng có hậu quả tương tự.
Nếu tim và ruột
non hoạt động kém, tốt nhất là hãy bỏ hẳn ăn thịt đỏ, trứng và sản phẩm
từ sữa ra khỏi thực đơn, những thứ làm tăng cholesterol trong máu dẫn
đến việc tim phải làm việc mệt mỏi để đưa oxi và máu đi nuôi cơ thể. Ăn
nhiều thực phẩm quá dương (quá co rút và đông lạnh), đặc biệt là muối
tinh, sẽ làm yếu tim và ruột non của bạn
Thức ăn bổ hành hỏa gồm có ngô, rau cải Bruxelles, hành tây, hành
lá, hành búi, đậu lăng da cam, dâu tây và quả mâm xôi. Các thực phẩm có
vị đắng, như lá cây diếp xoăn, bồ công anh, rễ ngưu bàng cũng kích
thích hoạt động của tim và ruột non. Chúng ta chỉ cần một số lượng
ít những thức ăn này là đủ, nếu như chúng ta tiêu thụ thường xuyên. Tốt
hơn hết là bạn hãy thay đổi cách phối hợp các thực phẩm thuộc hành hỏa
mà bạn ăn. Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân
bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật. Và hãy nhớ là ăn thực
phẩm đúng mùa, vì ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bao gồm môi
trường và khí hậu. Dâu tây, cà chua không có vào mùa đông vì một lí do
đơn giản : đó là thực phẩm của mùa xuân, nên ta chỉ có thể thêm chúng
vào thực đơn vào một thời điểm duy nhất trong năm. Lòng tin và lòng biết
ơn chính là cội nguồn của niềm vui.
Hành thổ : Dạ dày và lá lách (tỳ, vị)
Đường cát trắng và các thực phẩm giàu axit sẽ rất hại cho tỳ vị, điều
này bao gồm cả những đồ uống ngọt. Trái lại, những thực phẩm có vị ngọt nhẹ từ rau củ, như bí, bí đỏ hokkaido, cà rốt…lại kích thích chức năng của tỳ vị. Chúng bồi bổ cho tỳ vị của bạn. Trong các loại ngũ cốc, kê chính là loại tốt nhất cho hành thổ. Những người mắc bệnh dạ dày và tuyến tụy (như tiểu đường), cần ăn nhiều các món ăn làm từ kê và bí đỏ.
Các loại muối khoáng cũng rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động trơn
tru của tỳ vị. Các loại rau củ là thực phẩm lí tưởng nhất vì chúng rất
giàu chất khoáng, đều thích hợp với hoạt động của dạ dày, tuyến tụy. Lá
cây cải lá (collard) (loại rau củ vùng Nam Bắc Mỹ giống như rau chân
vịt), với châu Âu là rau cải xoăn…là những loại chứa nhiều muối khoáng
nhất, nhất là canxi.
Chức năng của tỳ vị còn được tăng cường bởi việc nhai kĩ và nhuyễn
hóa thực phẩm. Nước bọt là một chất kiềm, và dạ dày rất axit. Những thực
phẩm được nhai kĩ, nhuyễn, sẽ được tiêu hóa dễ dàng trong dạ dày và
trung hòa các axit trong đó, tạo sự cân bằng nội môi. Các thực phẩm quá
cay hay quá chua đều khiến cho sự cân bằng này bị phá vỡ, thường là axit
hóa nhiều hơn, dẫn đến các chứng đau bụng, đau dạ dày, viêm loét, lâu
dần tạo nên ung thư dạ dày.
Hành kim : Phổi và ruột già
Gạo lứt và các loại rau củ phổ biến như bắp cải, súp lơ, củ cần tây, xà lách son (cải xoong), củ cải, hành tây…rất tốt cho phổi và ruột già. Theo y học cổ củ sen, rễ gừng, củ cải đen, củ cải trắng (daikon), tỏi và lá cải mù tạt
đều là những thảo dược dành cho phổi và ruột già. Những thức ăn nấu với
vị hơi cay, và ăn với số lượng ít có thể cải thiện hoạt động của ruột
già.
Các bài tập, bao gồm chạy bộ, xe đạp…rất tốt cho phổi và
ruột già. Về cơ bản, các loại chất xơ đều giúp ích rất nhiều cho ống
tiêu hóa, tăng thời gian vận hóa thức ăn cũng như dọn sạch những « rác »
và tống chúng ra khỏi cơ thể. Đa số các thực phẩm kể trên đều chứa chất
xơ, bao gồm gạo lứt và các loại rau củ, đều rất tốt cho ruột già. Ngược
lại, các thực phẩm từ động vật, nhất là thịt đỏ, lại chính là kẻ thù
của ruột già vì chúng cực kì khó tiêu. Chất béo, nhất là chất béo động
vật, trứng, phô mai cứng, là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ruột
kết. Thịt đỏ rất khó tiêu, bởi vì nó không thể nhai kĩ được hoàn toàn
bằng nước bọt cũng như không thể phân giải được hết trong đường ruột.
Những người bị đau ruột già hay các bệnh đại tràng cần phải tránh xa các
thực phẩm khó tiêu, đặc biệt là thịt. Phổi đặc biệt nhạy cảm với sữa và
dầu. Những thức ăn như khoai tây chiên, sữa, sữa chua, các thực phẩm
giàu chất béo hay chiên dầu nhiều sẽ gây ách tắc trong phổi, bít lại sự
trao đổi khí. Để giải quyết điều này, ta cần phải thực hiện chế độ ăn ít
dầu ít mỡ. Nếu các bạn hay bị ho, hãy tránh xa các loại cá như cá xạc
đin hay cá thu. Khói thuốc lá, rất dương sẽ gây khắc chế và ung thư phổi
Hành thủy : Thận và bàng quang
Các thực phẩm tăng cường và kích thích hoạt động của thận là các loại đậu và một lượng muối nhỏ.
Nhiều muối quá, ngược lại sẽ gây yếu thận và tăng huyết áp. Cần phải
định lượng thực phẩm một cách hợp lí. Tất cả các loại đậu đều bổ thận,
nhưng đậu đỏ adzuki, hay còn gọi là xích tiểu đậu là loại hiệu quả nhất để trị các chứng về thận.
Trong số các loại ngũ cốc, đại mạch và kiều mạch là tối ưu cho thận ; các loại rong biển, như phổ tai (kombu), hijiki, wakame và nori đều tăng cường hoạt động cho cơ quan này. Nếu thận bạn yếu, hãy sử dụng nước gừng để áp vào vùng thận, hoặc uống dưới dạng trà (đặc biệt là trà Mu).
Hành mộc : Gan và mật
Các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, rượu, đều đầu độc gan
và mật. Những người bị sỏi mật thường có triệu chứng đau dữ dội ở vùng
dưới ngực. Thường là những viên sỏi này được lấy ra bằng cách phẫu
thuật, nhưng cơ thể ta có thể đào thải chúng một cách dễ dàng ; chỉ bằng
việc thay đổi thực phẩm : giảm lượng chất béo và những thực phẩm giàu
cholesterol. Chế độ ăn thực dưỡng bao gồm các loại ngũ cốc, đậu, rau củ (ưu tiên rau củ xanh lá), rong biển, nước tương cổ truyền, miso…có thể giúp lấy lại được sức mạnh vốn có cho gan và mật của chúng ta.
No comments:
Post a Comment