- Những vấn đề
tranh luận xung quanh các khái niệm “âm dương”, “ngũ hành”, “bát quái” mà các
cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã khơi lên là
gì?
- Có thể thấy lộ ra ba vấn đề: Nguồn gốc
chúng từ đâu? Chúng thuộc sở hữu của ai? Và chúng có phải là mê tín dị đoan
không?
Nguồn gốc chúng từ đâu? Khác với các giá
trị của văn hóa phương Nam là vấn đề đã có đủ cơ sở để kết luận, đây là vấn đề
còn đang ở dạng giả thuyết. Phần đông xưa nay thường theo Khổng An Quốc và Lưu
Hâm đời Hán mà quy công sáng tạo cho Phục Hy. Một số khác thì cho rằng tác giả
của âm dương ngũ hành là Châu Diễn và phái âm dương gia. Quy công cho Phục Hy
là phi khoa học, đơn giản là vì đó là một ông vua truyền thuyết hoang đường
không có thực. Quy công cho phái âm dương gia cũng vô lý không kém, đơn giản là
vì phái âm dương gia mãi đến thế kỷ III trước công nguyên mới xuất hiện, tức là
sau Khổng Tử đến hai thế kỷ, mà vào thời Khổng Tử đã có Kinh Dịch, có âm dương
bát quái rồi; phái âm dương gia chẳng qua chỉ vận dụng âm dương để giải thích địa
lý - lịch sử và vận dụng ngũ hành để tạo ra “Ngũ đế đức” mà thôi.
Về phần mình, trước hết chúng tôi nhận
thấy rằng ngũ hành và bát quái là sản phẩm của hai dân tộc khác nhau. Bằng chứng
thứ nhất là trong quan niệm về quá trình hình thành vũ trụ của người Trung Hoa
“Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bái quái,
Bái quái biến hóa vô cùng” không có chỗ đứng cho ngũ hành. Thứ hai là ta gặp
trong Ngũ hành và Bát quái cùng một số hiện tượng xuất phát (đất, nước, lửa),
nhưng với tên gọi hoàn toàn khác nhau và ứng với những phương vị khác nhau. Thứ
ba là việc phân tích đặc điểm của ngũ hành và bát quái cho thấy chúng là sản phẩm
của hai kiểu tư duy khác nhau (xem §7.4 sách này). Chính nhà triết học Trung Quốc
Phùng Hữu Lan trong “Đại cương triết học sử Trung Quốc” (SG, 1968, tr. 140-151)
cũng lưu ý đến sự kiện là trong khi Kinh Thư chỉ đề cập đến Ngũ hành thì ở Kinh
Dịch lại chỉ nói đến Bát quái, và ông nhận xét: “Hình như hai luồng tư tưởng ấy
đã tiến triển độc lập, không liên quan gì với nhau”.
Chúng là sản phẩm của hai dân tộc. Vậy
cái nào là sản phẩm của ai? Việc phân tích cho thấy: a) Ngũ hành là sản phẩm của
cách tư duy tổng hợp và trọng quan hệ (đặc thù cho phương Nam hơn), còn bát
quái là sản phẩm của tư duy phân tích hơn và trọng yếu tố hơn (đặc thù cho
phương Bắc hơn); Ngũ hành sử dụng phổ biến ở phương Nam hơn, bát quái sử dụng
phổ biến ở phương Bắc hơn (xem §7.4 sách này). Từ đó có thể kết luận: ngũ hành
là sản phẩm của phương Nam, còn bát quái là sản phẩm của phương Bắc. Cả hai tiến
triển độc lập nhưng cùng xuất phát từ một gốc chung là triết lý âm dương.
Về triết lý âm dương thì hàng loạt bằng
chứng liên ngành có thể quy về 7 điểm cho thấy rằng triết lý âm dương được hình
thành trong khu vực văn hóa phương Nam (xem các trang 86-91 sách Cơ sở văn hóa
Việt Nam bản in năm 1995 hoặc §5.5 sách này). Nếu âm dương không phải sản phẩm
của phương Nam (mà là của vùng sông Hoàng Hà) thì tại sao trong khi người Việt
có vật tổ cặp đôi (Rồng-Tiên) mà người Hán lại không có? Tại sao người Hán chỉ
có một ông Tơ Hồng mà vào đến Việt Nam thì phát triển thành cặp đôi “Ông Tơ -
Bà Nguyệt”? Tại sao mộ cổ Đông Sơn chôn theo nguyên lý âm dương? Tại sao trên
trống đồng Đông Sơn có các hình vuông tròn lồng vào nhau? Tại sao tư duy dân
gian Việt Nam phát triển theo lối âm dương một cách rõ rệt (Trong rủi có may,
trong dở có hay, trong họa có phúc; Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau;
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời…)? Dễ thấy rằng từ yangyang (= trời,
giàng) của các tiếng Đông Nam Á, còn yin (âm) thì có thể thấy là được phiên âm
từ yana, ina (= mẹ) của các ngôn ngữ phương Nam; sở dĩ “mẹ-trời” không thuộc
cùng một cặp đối lập như có người thắc mắc là bởi vì truyền thống tư duy tổng hợp
ghép “mẹ” với “trời” để tổng hợp được cả hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” là
hai quá trình sinh sản quan trọng nhất: sản sinh ra con người và sản sinh ra
mùa màng. Tại sao người Việt vẫn xưng hô “ông-con”, “cô-con”, vẫn nói “xem
hát”, v.v.? Chẳng qua là để tổng hợp được cả hai quan hệ ông-cháu và cha-con,
cô-cháu và mẹ-con, xem-diễn và nghe-hát vậy!
Tìm hiểu nguồn gốc không phải là để
“tranh chấp” quyền sở hữu. Một hiện tượng văn hóa, dù xuất phát từ đâu, qua con
đường giao lưu đã thâm nhập vào các dân tộc khác, được họ tiếp nhận và phát triển
thì chúng sẽ thuộc quyền sở hữu của tất cả các nền văn hóa này. Nho giáo bắt
nguồn từ Trung Hoa đến nay đã trở thành sở hữu chung của các dân tộc Đông Á và
Việt Nam. Cũng vậy, dù triết lý âm dương có bắt nguồn từ cư dân Nam-Á hay Hán tộc
thì đến nay nó cũng đã trở thành sở hữu của nhiều dân tộc phương Đông. Việc xác
định nguồn gốc của một hiện tượng chẳng qua là nhằm giúp làm sáng tỏ và giải
thích thỏa đáng nhiều vấn đề có tính quy luật của hiện tại.
Âm dương ngũ hành có phải là mê tín dị
đoan không? Có người cho rằng việc chúng tôi nói đến “sự quan trọng của số lẻ”,
đến âm dương ngũ hành, đến cách đổi ngày tháng năm dương lịch ra ngày tháng năm
theo hệ can chi vô tình có thể làm cho người đọc bị chi phối bởi tư tưởng siêu
hình, bởi óc mê tín dị đoan…” (tạp chí Văn Tp. Hồ Chí Minh tháng 5-1996). Cần
lưu ý rằng chúng tôi không hề “nhấn mạnh đến sự quan trọng của số lẻ” mà chỉ nhận
xét khách quan rằng “người Việt rất coi trọng các số lẻ (3, 5, 7, 9) và những bội
số của chúng (18, 27, 36)” và giải thích do đâu mà có hiện tượng ấy. Âm dương
ngũ hành và lịch can chi là những tri thức văn hóa cổ có ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người (ăn uống, chữa bệnh, nông nghiệp,…);
việc các tri thức này bị một số người lợi dụng vào lĩnh vực mê tín dị đoan chỉ
là một khía cạnh của vấn đề. Không nên vì chê rượu dở mà đập vỡ bình. Không cần
đến lịch can chi và cách đổi ngày tháng năm theo hệ can chi ra dương lịch, chẳng
lẽ lại có người Việt Nam nào có thể ăn tết Nguyên Đán và cúng giỗ gia tiên theo
dương lịch hay sao?
- Phải chăng tác giả Cơ sở văn hóa Việt
Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã dùng thuyết âm dương ngũ hành làm cơ
sở triết học cho việc lý giải sự hình thành những quy luật của văn hóa Việt
Nam?
- Cơ sở lý luận cho việc lý giải sự hình
thành những quy luật của văn hóa Việt Nam được chúng tôi trình bày rất rõ trong
chương I của hai cuốn sách, đặc biệt là sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
đó là phương pháp hệ thống - loại hình với việc phân biệt hai loại hình văn
hóa, việc định vị văn hóa Việt Nam trên một hệ tọa độ 3 chiều căn cứ vào các điều
kiện tự nhiên và xã hội của nó. Lối tư duy âm dương cũng như mọi thứ khác được
nói đến trong năm chương sau chỉ là những đặc điểm của văn hóa Việt Nam hệ quả
của các cơ sở đã nêu.
- Về vấn đề ÂM DƯƠNG, có ý kiến cho rằng
một vật “phải được đặt vào ít nhất là một quan hệ với một sự vật, hiện tượng
khác cùng hệ thống thì một sự vật, hiện tượng mới có thể được coi là âm hay
dương, chứ tự thân nó chẳng âm cũng chẳng dương gì cả”? (báo Văn nghệ số
37-1996).
- Đây là một cách nhìn sai cả trên thực
tế lẫn trên phương diện phương pháp luận khoa học.
Trên thực tế, mọi học sinh phổ thông đều
biết rằng một thanh nam châm dù có bẻ ra làm bao nhiêu mảnh thì trong mỗi mảnh
vụn ấy vẫn luôn luôn có một đầu dương, một đầu âm bất kể nó có “được đặt vào
quan hệ với một sự vật” nào khác hay không. Mọi khái niệm thời gian tự nó đều
có trước có sau; mọi vật thể không gian tự nó đều có trên dưới, trái phải,
trong ngoài…; mà đã có trên dưới, trái phải, trong ngoài… thì rõ ràng là đã có
âm dương rồi đó. Trong vũ trụ không có sự vật (hiện tượng) nào là không chứa cả
bản chất âm lẫn dương, âm với dương tuy hai mà một, người xưa gọi đó là tình trạng
“lưỡng nhất”. Chính bởi vì vật nào cũng chứa cả âm lẫn dương cho nên nếu muốn
xác định xem một vật thiên về âm hay dương thì mới phải đặt nó trong quan hệ so
sánh!
Trên phương diện phương pháp luận khoa học,
cách hiểu như vậy đã rơi vào cái gọi là “cấu trúc luận thuần tuý”, chỉ biết có
các quan hệ mà phủ nhận vai trò của bản thân sự vật đó là một thứ chủ nghĩa cực
đoan đã bị giới khoa học bác bỏ từ lâu.
- Tác giả bài viết trong báo Văn nghệ vừa
nhắc còn nhận xét rằng “với những dương biến thành âm, âm biến thành dương [=
quy luật âm dương chuyển hóa] kia thì văn hóa sử [= việc vận dụng nó] chỉ còn
là một vòng tròn không lối thoát chứ đừng nói tới việc bước qua kỷ nguyên tin học”!
- Điều này một lần nữa cho thấy tác giả
hiểu rất sai về triết lý âm dương. Đúng là khi nhìn vào biểu tượng âm dương
(xem hình 5.1 trong sách), nhiều người có cảm tưởng như đó là một “vòng tròn
luẩn quẩn không lối thoát”. Nhưng cần nhớ rằng đó là biểu tượng, là sơ đồ không
đầy đủ của triết lý âm dương, chứ không phải là bản thân triết lý âm dương. Thực
tế, triết lý âm dương là sự khái quát hóa vận động có quy luật của vạn vật, một
sự vận động liên tục, không ngừng nghỉ, không bao giờ lặp lại hoàn toàn: Nóng
chuyển thành lạnh, lạnh chuyển thành nóng, nhưng cái nóng năm nay khác hẳn cái
nóng năm qua. Từ nền dân chủ bộ lạc đến dân chủ hiện đại là một sự trở lại,
nhưng ở một trình độ phát triển cao hơn (vòng tròn xoáy trôn ốc) chứ đâu phải
là vòng tròn khép kín không lối thoát? Người Việt xưa đã nhận xét rất đúng rằng
Có dại mới nên khôn để rồi lại Hết khôn dồn đến dại; quanh đi quẩn lại chỉ có
“dại” với ‘khôn” thôi nhưng đó đâu phải là một vòng tròn khép kín không lối
thoát? Bởi lẽ ông cha ta biết rõ rằng Không cái dại nào giống cái dại nào! Những
người làm tin học ai mà không biết rằng kỷ nguyên tin học làm sao có được nếu
không có cặp khái niệm khởi đầu 0-1 (âm-dương) và các phép biến hóa từ chúng?
Biểu tượng âm dương chỉ nói lên được tính quy luật của sự vận động âm dương
chuyển hóa (cái tương đồng) mà không phản ánh được sự dị biệt của nó. Nếu triết
lý âm dương chỉ là sơ đồ diễn tả một vòng tròn không lối thoát thì nó làm gì có
sức sống để tồn tại và được vận dụng đến ngày nay?
- Nói các từ ghép tiếng Việt chỉ các cặp
âm dương cơ bản, thiết yếu tuân theo trật tự “âm trước dương sau”, vậy tại sao
tổ tiên ta lại nói đực cái, trống mái, cha mẹ…?
- Âm dương là cặp khái niệm mang tính
triết lý phản ánh nhận thức khách quan của người xưa về thế giới, còn truyền thống
trọng nữ, thiên về âm tính (mà một trong những biểu hiện của nó là trật tự “âm
trước dương sau” kiểu âm dương, vợ chồng, chẵn lẻ, vuông tròn…) là một thói
quen mang tính chủ quan của một vùng dân tộc, một nền văn hóa, do hoàn cảnh sống,
loại hình kinh tế… quy định. Mà đã là thói quen mang tính chủ quan thì ta chỉ
có thể tìm thấy quy luật qua những sự kiện mang tính xác suất - thống kê. Hơn nữa,
các sự kiện thực tế luôn là sản phẩm chồng chéo của nhiều quy luật, nhiều sự
tác động khác nhau. Do vậy, sẽ là vô lý nếu cứ khăng khăng đòi hỏi trật tự “âm
trước dương sau” phải đúng một cách tuyệt đối với MỌI sự kiện để rồi mà “thật
không sao hiểu nổi” tại sao tổ tiên ta lại nói đực cái, trống mái, cha mẹ…!
Thực ra, thành tựu của ngôn ngữ học lịch
sử Việt Nam ở giai đoạn hiện nay chưa cho phép xác định được rằng những từ ghép
đó xuất hiện từ bao giờ. Cho nên, sẽ là sai lầm khi khẳng định rằng đó là những
cách nói của “tổ tiên ta” từ xa xưa. Chỉ cần nhìn vào những ngôn ngữ cùng họ
hàng của các dân tộc ít người anh em mà trong lịch sử hầu như chưa bị ảnh hưởng
của văn hóa trọng dương thì ta sẽ thấy một bức tranh khác hẳn. Tiếng K’ho (Lâm
Đồng) có các từ: me bap (= mẹ cha), mộ pàng (= bà ông), oh mih (= chị anh), ur
klau (= gái trai), mê kuăng (= cái đực, mái trống); tiếng H’rê (Quảng Ngãi) có
các từ: mi fa (= mẹ cha), za vok (= bà ông), mai ong (= vợ chồng), rụ klo (=
gái trai); tiếng Tày nói mẻ tập (= cái đực), phú pỏ (= mái trống) tất cả đều
là trật tự “âm trước dương sau” cả. Rõ ràng là cách tiếp cận hệ thống với hàng
loạt chứng cứ từ ngôn ngữ học và các lĩnh vực khoa học khác cho ta một bức
tranh toàn cảnh với kết luận không thể chối cãi về truyền thống trọng nữ, thiên
về âm tính của Việt Nam nói riêng và toàn vùng Đông Nam Á cổ đại nói chung.
- Ở §26.2.3 sách Tìm về bản sắc văn hóa
Việt Nam có viết: “Người Việt Nam, phụ nữ thiên về Phật, đàn ông thiên về Nho.
Phật âm tính hơn và Nho dương tính hơn”. Đây là một nhầm lẫn đáng tiếc! Theo
giáo sư Michio Kushi trong cuốn Your Face Never Lies[1][1][2]: “hoạt động viết
của con người là âm, hoạt động nói là dương. Khổng Tử viết rất nhiều nên âm,
còn Chúa Jesus và Phật Thích Ca không viết một chữ nào nên rất dương” (Xưa
& nay, số 75B, tr. 37).
- Giáo sư Michio Kushi nói đúng. Tôi
cũng không sai. Chỉ có người dùng câu của Michio Kushi để soi vào câu của tôi rồi
từ đó cho rằng tôi “nhầm lẫn” mới sai thôi! Sai đơn giản là vì chưa hiểu hết
triết lý âm dương.
Điều quan trọng nhất của triết lý âm
dương mà nhiều người thường quên là vạn vật đều vừa âm vừa dương. Âm về mặt này
mà dương về mặt khác. Âm trong sự so sánh với đối tượng này mà dương trong sự
so sánh với đối tượng khác. Nước so sánh với đất vừa âm hơn (vì mềm hơn, thấp
hơn...), lại vừa dương hơn (vì động hơn)!
Đúng là viết âm hơn nói vì viết tĩnh (bút
sa gà chết), còn nói động (lời nói gió bay), về mặt này thì Khổng Tử âm hơn
Thích Ca. Nhưng đây chỉ là sự so sánh hai giáo chủ trên phương diện hoạt động
truyền bá, còn nếu so sánh hai giáo lý, giáo luật, v.v. thì bức tranh thu được
sẽ hoàn toàn khác: Phật giáo thiên về xuất thế, chủ trương sống từ bi nên âm
tính hơn; Nho giáo thiên về nhập thế, chủ trương tham gia chính sự nên dương
tính hơn.
- Có ý kiến phê bình tác giả Cơ sở văn
hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam “giảng giải ngũ hành sinh khắc
theo kiểu trực quan giống hệt các sách tử vi nhập môn, mà chưa hiểu được sự
tinh tế của cổ nhân”?
- Trước hết cần nhắc rằng mục đích cuốn
sách của chúng tôi không phải là bàn về ngũ hành - bát quái, càng không phải là
bàn về kinh Dịch; chúng tôi chỉ đặt ra nhiệm vụ giới thiệu rất sơ lược về những
điều cơ bản trong chừng mực chúng có liên quan tới văn hóa Việt Nam mà thôi.
Tuy nhiên, về sự tinh tế của các khái niệm này, ở trang 96 sách Cơ sở văn hóa
Việt Nam bản in năm 1995 (và §6.2 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam), chúng
tôi đã nói rõ: “ngũ hành không phải là 5 yếu tố mà là 5 loại vận động, quan hệ
với tính khái quát rất cao: Thủy, hỏa… không chỉ và không nhất thiết là “nước”,
“lửa” mà còn là rất nhiều thứ khác”. Do tính trừu tượng và khái quát cao ấy, muốn
giải thích các quan hệ ngũ hành sinh khắc cho dễ hiểu thì xưa nay, từ các sách
tử vi nhập môn cho đến các từ điển triết học đều vẫn phải dùng các ví dụ trực
quan kiểu “nước dập tắt lửa” cả; tuy nhiên chúng tôi đã luôn nói rõ rằng đó chỉ
là ví dụ mà thôi, bởi lẽ thủy, hỏa… không chỉ và không nhất thiết là “nước”, “lửa”
mà còn là rất nhiều thứ khác.
- Phải chăng “sơ đồ ngũ hành tương sinh
không ghi nhận được một cách đồng thời các quan hệ tương khắc, tình hình này
không ăn khớp với quy luật trong khắc có sinh, trong sinh có khắc” và “các sơ đồ
ấy không phản ảnh được đầy đủ thực tế”?
- Nói vậy là thiếu am hiểu về phương
pháp luận khoa học: Mọi sơ đồ, mô hình bao giờ cũng phản ánh thực tế một cách
sơ lược, không đầy đủ; có như thế thì mới phải gọi là sơ đồ, mô hình, chứ nếu đầy
đủ, chính xác thì chúng đã là bản thân thực tế rồi! Từ sơ đồ đến thực tế còn phải
bổ sung thêm các sơ đồ khác, thêm chất liệu, thêm sự vận dụng… Giữa sơ đồ mang
tính nguyên lý “thủy khắc hỏa” với thực tế “nước gáo lửa xe” (trường hợp nước
ít, lửa nhiều, nước không dập tắt được lửa) là vấn đề vận dụng, là hậu quả sự
tác động của quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất.
- Có ý kiến khẳng định một cách tin tưởng
rằng do hạn chế của ngũ hành mà người xưa đã tạo ra bát quái?
- Đây là cách hiểu khá phổ biến đã trở
thành định kiến lâu nay. Trong các sách của mình, chúng tôi đã nêu ra các bằng
cứ chứng minh rằng ngũ hành và bát quái là sản phẩm của hai dân tộc khác nhau
(xem các trang 91, 114-117 sách Cơ sở văn hóa Việt Nam bản in năm 1995 hoặc
§§5.6, 7.4 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam) và đã nhắc lại ở trên, khi trả
lời câu hỏi đầu tiên.
- Có người cho rằng ngũ hành và bát quái
là những thứ không thể so sánh được vì lẽ, thứ nhất, ngũ hành là “các yếu tố tự
nhiên, được khái quát hóa thành hệ thống khái niệm”, trong khi bát quái là “các
khái niệm nhân tạo, được vận dụng để nhận thức về các quá trình của thế giới”...
- Nhưng đó chỉ là một sự ngộ nhận. Trên
thực tế, không có một khái niệm nhân tạo nào lại không có nguồn gốc từ những
quan sát tự nhiên. Các lý luận gia về khoa học đã biết từ lâu rằng dù đi bằng
con đường phân tích hay tổng hợp, quy nạp hay diễn dịch, nhà khoa học suy cho
cùng bao giờ cũng phải xuất phát từ thực tế trực quan. Ai đã từng nghiên cứu
triết học Mác-xít mà lại không biết đến luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin về
con đường biện chứng của nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”?
- ... Thứ hai, ngũ hành “mô tả thế giới
năm thành phần”, còn Bát quái thì “coi thế giới là nhất nguyên nhất thể (thái cực)”...
- Thực ra, việc coi vũ trụ là một thể thống
nhất, một thái cực, không phải là đặc điểm riêng của bát quái, mà là đặc điểm
chung của nhận thức Đông phương. Nếu xét về nguồn gốc thì ngũ hành (với những cặp
đối lập thủy-hỏa, mộc-kim) cũng xuất phát từ âm dương, mà âm dương là khái niệm
giải thích bản thể của vũ trụ và vạn vật. Như thế, xét về nguồn gốc thì thực chất
cả ngũ hành lẫn bát quái đều “coi thế giới là nhất nguyên nhất thể”, còn xét về
hiện trạng thì cả hai đều “mô tả một thế giới” đã biến hóa, đã phức tạp hóa
bên năm, bên tám thành tố.
- ... Thứ ba, ngũ hành phản ánh thế giới
trong không gian, còn bát quái thì “đã giản lược yếu tố không gian, nên chỉ còn
phải phản ánh thế giới trong sự vận động của nó trên trục thời gian”.
- Nghiên cứu bát quái, ai mà không biết
rằng trong tri thức về bát quái có vấn đề phương vị? Thiệu Tử nói về bát quái
tiên thiên: “Đây là phương vị bát quái của vua Phục Hy: kiền ở Nam, khôn ở Bắc,
ly ở Đông, khảm ở Tây, đoài ở Đông-Nam, chấn ở Đông-Bắc, tốn ở Tây-Nam, cấn ở
Tây-Bắc”. Hồ Cư Nhân nói về bát quái hậu thiên: “ly ở Nam, khảm ở Bắc: đó là
nơi giao tiếp trung chính của trời đất. Chấn ở Đông, đoài ở Tây: đó là nơi tuần
tự ra vào của thời lệnh. Cấn ở Đông-Bắc, tốn ở Đông-Nam: phụ chấn để sinh xuất.
Khôn ở Tây-Nam, kiền ở Tây-Bắc: phụ đoài để thu nhập. Đấng thánh nhân bố trí
phương vị bát quái tinh vi như vậy đó, thế mà nhiều kẻ còn không hiểu, thực chỉ
là tại họ chưa khảo cứu sâu xa đó thôi” [Nguyễn Hữu Lương 1971: 212-542]. Đó là
cái gì nếu không phải là không gian? Chính tác giả bài viết trong báo Văn nghệ
số 37-1996 cũng tự mâu thuẫn với mình: khi muốn chứng minh rằng bát quái không
thể so sánh được với ngũ hành thì tư biện rằng “bát quái chỉ còn phải phản ảnh
thế giới <…> trên trục thời gian”, trong lúc trước đó mới chỉ 12 dòng
thôi đã viết: “phương vị (!) của bát quái trong không gian (!) cũng tương tự
như ngũ hành (!), đều là các quy ước mang tính biểu trưng”.
- Phản bác nhận xét của Cơ sở văn hóa Việt
Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam về việc “giữa các quẻ trong bát quái
không có quan hệ gì với nhau” (trang 115 sách Cơ sở văn hóa Việt Nam bản in năm
1995 hoặc §7.4.2 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam), tác giả bài viết trong
báo Văn nghệ số 37-1996 nói rằng “các quẻ trong bát quái liên hệ với nhau rất
chặt chẽ <…>, mỗi quẻ đều có thể biến thành bảy quẻ kia nếu thay đổi các
hào dương thành hào âm và ngược lại”?
- Trước hết, nên nhớ rằng “quan hệ” và
“liên hệ” là hai khái niệm rất khác nhau; thứ hai, cái liên hệ được nói đến ở
đây (“mỗi quẻ đều có thể biến thành bảy quẻ kia”) là liên hệ biến hóa, nó mang
tính giả định và tư biện (do vậy mà không thể diễn đạt nếu thiếu các từ “có thể…
nếu…”), khác hẳn với quan hệ tương tác mang tính tự nhiên của ngũ hành. Thử so
sánh, chẳng hạn, giữa một bên là quan hệ giữa hũ vàng (kim) chôn dưới gốc khiến
cho cái cây (mộc) ngày càng héo úa, với bên kia là việc tưởng tượng rằng con
thú có thể biến thành con chim nếu thay hai chi trước bằng hai cánh! So sánh
ngũ hành với bát quái theo kiểu như thế chẳng khác gì việc so sánh giữa “bị
thương ở chân” với “bị thương ở Trường Sơn”!
- Phản bác nhận xét của Cơ sở văn hóa Việt
Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam về việc ngũ hành có trung tâm, còn bát
quái bỏ trống trung tâm, tác giả bài viết trong báo Văn nghệ vừa nhắc ở trên
cho rằng “trung ương của Bát quái chính là cái không gian biểu kiến tức phần thể
là đồ hình Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng, chứ Bát quái chỉ là phần dụng của cái
thể Thái cực ấy mà thôi”.
- Chỉ trong một câu nói này thôi đã chứa
đựng bốn điều phi lôgic: Thứ nhất, nếu tác giả đã cho rằng bát quái “chỉ
<…> phản ảnh thế giới <…> trên trục thời gian” thì trung tâm của
bát quái (= THỜI GIAN) không thể đồng thời là KHÔNG GIAN được! Thứ hai, trung
tâm của bát quái (= một KHÁI NIỆM) không thể là một đồ hình (= cách BIỂU DIỄN
trực quan)! Thứ ba, trung tâm của bát quái (= một bộ phận của nó, ở TRONG NÓ)
không thể là cái sinh ra nó (= thái cực) vốn nằm NGOÀI NÓ! Thứ tư, cái “ngoài
nó” được nhét vào trung tâm ấy lại không phải ít ỏi gì cho cam, mà là một đống
tất cả những “Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng”: ngay cả tư duy dân gian khi làm
bùa trừ tà ma cũng chỉ dám vẽ thêm một đồ hình âm dương vào chỗ trống giữa hình
bát quái mà thôi!
Khám phá mới về Dịch lý & Ngũ hành
Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy
ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều
tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thời
gian quá lâu cho bằng thuyết "Ngũhành"!. Lấythí dụ theo luật
"Sinh Khắc" của Ngũ hành, thì "Thổ" khắc "Thủy"
nghĩa là "Ðất" khắc "Nước". Chẳng cần phải là nhàthôngthái,
chỉ với trình độ của người nông phu cũng biết ngay là cógì không ỗn rồi. Nếu hiểu
đúng theo nghĩa Khắc là triệt hạ, như "Thủy" Khắc "Hỏa" là
"Nước" sẽ dập tắt "Lửa", sẽ đưađến cảnh mộtcòn mộtmất chứ
khôngthể ởchung được, thì làmgì cóđược cái nềnvănminh nôngnghiệp nuôisống
nhânloại cả mấy ngàn năm! Ðất, dù thuộc bấtcứ loại gì, cũng khôngbaogiờ
"Khắc" nước. Ðất với Nước tuy không "Sinh" ra nhau, nhưng
coinhưlà "hỗtrợ" lẫnnhau, đất cần nước để làmcho thêm màu mỡ, và nước
cần đất để giữcho khỏi bị thấtthoát. Nếukhông, thì làmsao cóthể nói "Ðất
Nước" để ámchỉ quêhương xứsở, và nếukhông hợptính vớinhau thì làmsao cóđược
cái cảnh "sơnthủy hữutình"!
Ðiều đángnói là khôngphải khôngcó ai thấy,
mà tráilại, đãcó rấtnhiều người thấy rõ vấnđề sailầm trong quátrình pháttriển của
thuyết Ngũhành. Nhưng "Hámiệng thì mắcquai", vì thựctế chothấy vào thời
cực thịnh, lýthuyết của nó đã ănsâu, bámchặt rễ vào nềnvănhóa của Trunghoa và
các nước liênhệ, đếnđộ coinhưlà vậtbấtlythân. Từ Thiênvăn, Ðịalý, cho đến Yhọc,
Võthuật, hay Quânsự, Vănchương, Chínhtrị v.v, đều dùng luật Ngũhành nhưlà kimchỉnam,
cơsở chính để giảiquyết mọi vấnđề, dựavào hai luật "Sinh" và "Khắc".
Một hay vài cánhân làmsao cóthể thuyếtphục, laychuyển được quanniệm của cả khối
người đang tintưởng vào thuyết Ngũhành nhưlà một tínđiều của tôngiáo.
Thêmvàođó, vì yếutố quyềnlợi, các Ðạosĩ và Chiêmtinhgia đã cốtình thầnthánhhóa
thuyết Ngũhành, biến nó thành bấtkhảxâmphạm, nhằm bảovệ địavị xãhội, nghềnghiệp
tươnglai cho mình và concháu nốinghiệp hànhnghề vềsau(1).
Từ các lýdo nêu trên, học giả hậu sinh về
sau nếu muốn nói ra những sai lầm thì lại không dám, vì sợ bị hiểu nhầm là
xúcphạm đến thánh thần, nên chỉ còn có cách là gián tiếp, thêm vào một số lý
thuyết mới để bổ túc. Chẳng hạn trong khoa Lịch số và Tửvi, mỗi hành lại cóthêm
sáu (6) hành khác, như hànhThủy gồm có: Ðại Hải Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung
Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, và Ðại Khê thủy. Theo cách làm như trên,
có lợi điểm là dễ được nhiều người chấp nhận, và cũng đỡ bị bế tắc trong vài
trường hợp. Nhưng hậuquả thì vô cùng tai hại. Thay vì dứt khoát trở về nguồn gốc
căn bản là Dịch lý để giải quyết vấn đề, thì các họcgiả đời sau cứ dùng lối chấp
vá tạm thời cho tránh khỏi bị đụng chạm. Kết quả, mầm mống của sailầm lại
càngđược che dấu, chồngchất tích lũy theo thời gian như cái khối ungthư, và cho
đếnl úc trở thành "vôphương cứuchữa"!
Sau một thời gian nghiêncứu về Dịch lý,
người viết đã khámphá ra nhiều sai lầm về cănbản của Thuyết Ngũhành, ảnhhưởng
khôngnhững tới đời sống của vô số người, mà còn đưa nền văn minh khoa học rạng
rỡ, đang lên tộ đỉnh của Trung hoa cách đây khoảng hơn một ngàn năm đếnchỗ
thoáihóa, và đivào ngõcụt. Nguyênnhân chính của những sailầm, vôtình hay cốý,
cóthể quyvề hai lýdo. Thứnhất, vôtình là vì kiếnthức về khoahọc còn quá sơkhai
nôngcạn, hay chưa biếtgì . Thứhai, giữbímật khôngmuốn truyền cho người lạ, vì
muốn bảovệ quyềnlợi cho dònghọ hay mônphái.
Những gì trong bàiviết này sẽ được trình
bày rất là đơn giản và dễ hiểu, nhằm mục đích là giới thiệu bộ môn khoa học tối
cổ của nền văn minh nhân loại đến những đọcgiả chỉ biết sơ về Dịch lý. Do đó chắc
sẽ còn nhiều thiếu sót, và cót hể không làm hài lòng hết mọi người. Tuy nhiên,
người viết sẽ hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp phê bình hầu giúp làmcho sáng tỏ
thêm vấn đề. Ðể quý đọc giả tiện theo dõi nội dung, bài viết sẽ lần lượt được
trình bày theo các đề mục sauđây:
I - Thuyết Ngũ hành.
a - Nguồn gốc
b - Lýthuyết
II - Dịch lý cơ bản.
III - Khám phá mới về Dịch lý.
a - Ý nghĩa và đặc tính lý hóa của Bát Quáib
b - Phươngvị của BátQuái
c - Vòng Sinh Khắc của Bát Quái
d - Những hệ luận của vòng sinh khắc
e - Dự đoán khoa học: Siêu Ánh sáng
IV - Kết Luận
I - Thuyết Ngũ hành
a
- Nguồngốc
Khác với Kinh Dịch, nguồngốc hay xuất xứ
của Ngũ hành vẫn còn rất mơ hồ, nhất là người sáng tạo ra nó. Theo sách vở ghi
lại thì trong KinhThi, thiên Hồng-Phạm Cửu-Trù có mở đầu bằng (1): Sơ Nhất viết
Ngũhành..... Cũng một thiên khác là Tiểu-Mân viết dưới thời Chu-U-Vương(722 BC)
lại nói về Ngũ-sự trong Hồng-Phạm, và theo giảthuyết tươngtruyền thì cho Hồng-Phạm
Cửu-Trù là do Vua Vũ nhà Hạ (2205-2197 BC), nhờ côngviệc trịthủyï nên bắtđược LạcThư,
trong có luậnbànvề Cưủ-Hạc Chi-Sự hay 9 việc nên làm, ámchỉ về Cữu Trù. Tuy có
tàiliệu nóitrên, nhưng khôngai lạgì chuyện đã xảyra ở Trunghoa suốt hơn hai
ngàn năm qua, vôsố sáchvở ngụytạo được viếtra do những bậc hậusinh có dụngý
riêngtư, và cóthể không đángtin lắm (1). Dođo,ù dựavào điểmmốc thờigian chắcchắn
để đoán thì thuyết Ngũhành xuấthiện trongkhoảng từ thời của ChuDịch (1150 BC)
và KinhThi thời Khổng Tử (khoảng 500 BC), vì bằngchứng rõ rệt nhấtlà Chu Dịch
không hề nói đến luật Sinh Khắc của thuyết Ngũ hành.
Nhiều người vẫnthường nhầm lẫn nếu
khôngchịu tìmhiểu, dobởi quánhiều sáchvở "NgụyThư " mêhoặc, khi chorằng
thuyết Ngũhành có cơsở từ Dịchlý màra, qua trunggian là Hà Ðồ và LạcThư, còn gọilà
TiênThiên và HậuThiên BátQuái! Thậtsự, các bậc hậusinh đã quá tinhkhôn để lồng
nó vào trong Dịchlý, và qua các phương tiện dùng Thần Thánh để thuyếtphục, biến
nó thành mộtphầntử thiếtyếu của Dịchhọc . Bằngchứng cụthể như đã nóitrên,
TiênThiên và HậuThiên BátQuái chỉlà sảnphẩm của các vị họcgiả hậu sinh, ápđặt
lên Dịchlý của thuyết Ngũhành, qua hìnhảnh do rùa thần và ngựa thần để tăngthêm
tínhthuyếtphục. Ðúnghơn, thuyết Ngũhành đã đóngvaitrò nhưlà một loại cây
"Tầmgởi", mớiđầu đâmrễ sốngbám vào cây Dịchlý, rồi từtừ pháttriển mạnh
để baophủ, ápđảo và làmlumờ vaitrò của cây chủnhà!
Dù xuất hiện vào thời điểm nào thì thuyết
Ngũ hành, theo ý kiến chung của các học giả về triết Ðông, là công trình nghiên
cứu độclập riêng biệt của nhà thông thái nào đó, và khôngphải sản phẩm trựctiếp
có được từ Kinh Dịch mà ra (1). Bằngchứng là thuyết Ngũ hành không hề nói về
nguồn gốc, hay giải thích Ngũ Hành bắt đầu từ đâu, và do cái gì sinh ra!?. Còn
như nếu chịu ảnh hưởng của lý thuyết Dịch, thì chắcphải là 4 hay 8, chớ không
phải 5. có thể tin được rằng, khởi thủy các nhà thông thái chỉ muốn làm côngviệc
duy nhất là nghiên cứu các nguyênliệu chính trong thiên nhiên gồm 5 thành phần,
đồng thời cũng đưa ra những quy tắc khi kết hợp 2 nguyên liệu lại với nhau. Vào
thời cựcthịnh bắtđầu đi lên của Trung hoa lúc bấy giờ, kỹ thuật luyện kim để
đúc vũ khí, dụng cụ canh nông để trồng luá gạo, và nhất là xây dựng nhà ở đãc ó
rồi, nên chắc phải có nhucầu tìmhiểu, nghiêncứu về đặctính của các vậtliệu cóthể
dùngđược trong thiênnhiên.
Nói cho côngbằng, ưuđiểm độcđáo trong
thuyết Ngũhành nếucó, chínhlà đưara kháiniệm về luật Sinh-Khắc, cơsở chính cho
các bộmôn khoahọc kỹthuật của nềnvănminh A¨châu trong hơn hai mươi thếkỷ. Vềsau,
trong thời XuânThu và tiếptheo là NhàHán, các họcgiả nhờ amhiểu rõ sựhổtương giữa
hai thuyết Dịchlý và Ngũhành, nên ghépvàonhau đểcho thêm nhiều ứngdụng. Ðólà một
nhucầu cầnthiết rất hợplý giữa lýthuyết và thựchành. Theo ngônngữ ngàynay là
Khoahọc và Kỹthuật. Nhưng, chính vì phải cốgắng chấpnối, phatrộn giữa hai
lýthuyết, nên kếtquả đã chora mộtvài sơhở thiếusót khôngthể tránhđược, dobởi kiếnthức
khoahọc còn rất hạnhẹp vào thờibấygiờ. Thídụ như khi các nhàthôngthái cốtình
dùng NgũHành cho BátQuái, đã đưađến một kếtquả hếtsức nhầmlẫn, mà ngườiviết sẽ
phântích rõ trong các trang sau.
b
- Lý thuyết
Nóiđến Ngũhành thì hầunhư đasố đều biết
ngay đến 5 loại đặctính của vậtliệu nguyênthuỷ cósẵn trong thiênnhiên: Kim, Mộc,
Thuỷ, Hoả, và Thổ. Mộtvài họcgiả vềsau này dựavào hiểu biết cósẵn từ Dịch, chorằng
NgũHành trên không cónghĩalà 5 nguyêntố thiênnhiên đã kểra. Nhậnđịnh trên chỉ
đúng có mộtphần, và có ýnghiã tươngtự như BátQuái trong Dịch. (Nênnhớ là các vị
vềsau đã vănminh tiếnbộ rấtnhiều, đồngthời cũng bị ảnhhưởng từ Dịch màra, nên
khôngchắc là phảnảnh được ýđịnh banđầu của nhàthôngthái, trongviệc nghiêncứu
tìmra thuyết Ngũhành).
Lýthuyết chính của Ngũ hành gồm 2 luật về
Sinh và Khắc, biểu diễn bằng 2 hìnhvẽ sau:
Hìnhvẽ Số 1
SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc
sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc
Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Một luật phụthuộc cũng quantrọng
khôngkém, tuy khôngcó têngọi chínhthức, nhưng được hiểungầm và tuyệtđối tôntrọng
là luật "Bảotồn". Mỗi Hành A đều phải sinhra một Hành B, và đồngthời
cũngđược sinhra bởi một hành C khác. Tươngtự cho luật khắc, Hành A trên phải khắc
một Hành D, và "bị" khắc lại bởi một Hành E. Như vậy, bấtcứ một Hành
nào trong NgũHành đềucó liênhệ chặtchẻ như tróibuộc với 4 Hành cònlại. Ðây
chínhlà lýdo rõrệtnhất để giảithích, tạisao người phátminh ra thuyết Ngũhành
đãphải dùng đến số "Hành" tốithiểu là 5. Các họcgiả từxưa đã biết
"Thổ khắc Thủy" là sai, nhưng khôngthểnào sửalại hay điềuchỉnh được,
vì giốngnhư hìnhảnh của thuyết con cờ "Domino", nếu một cái ngã thì sẽ
kéotheo toànbộ, và kếtquả là cả thuyết Ngũhành sẽ khôngcòn có giátrị gìnữa! Riêng
các họcgiả Tâyphương khá nổitiếng amhiểu về Dịch như C. K. Jung, Blofeld (3),
v.v, khi nghiêncứu về Dịchlý, cũng chỉ chútrọng đến "BátQuái" và 64
quẻ Dịch, mà khôngmuốn nhắcđến thuyết Ngũhành, kểcả bànvề TiênThiên và HậuThiên
BátQuái.
Cũng nhân đây xin đưara một chứngminh cụthể
sailầm về lýluận trong HậuThiên BátQuái. Các nhàthôngthái chorằng sởdĩ Thiên và
Trạch thuộc hành Kim ở hướngTây, vì hướngTây (của Trunghoa ) có nhiều núi nên
cho rấtnhiều quặngmỏ kimloại; trongkhiđó ngượclại hướngÐông là biển, nơi các
consông đều chảyvề (Chúng Thuỷ Triều Ðông) làmtốt cho câycỏ thảovật, nên thuộc
hai quái Lôi và Phong hành Mộc. Giảithích trên nếucóđược là vì các nhàthôngthái
thờibấygiờ coi Trunghoa là Trungtâmđiểm của tráiđất. Chúngta cóthể thấyngay lậpluận
trên không hợplý chútnào, vì nếu như sống ở những vùng như California, thì núi
lại nằm ở hướngÐông và biển thì lại ở hướngTây!
Thôngthường trong đasố các bộmôn về
khoahọc, nếu muốn tìmhiểu cho rõ nguyênnhân nào, và tạisao đưađến sự sailầm thựctế
trong ứngdụng, thì không gì chắcchắn hơn là trởlại nghiêncứu từ cănbản nguồngốc
của lýthuyết. Vìvậy, trướckhi đisâu thêmvào chitiết sailầm đáng kể khác của
thuyết Ngũhành, tưởng cũng nên trởlại mộtchút với lýthuyết cănbản về Dịchlý.
II. Dịch lý cơ bản
Trước khi bắt đầu đi vào phần lý thuyết
cơ bản, người viết có một trắc nghiệm nhỏ sauđây: Trong 6 hình vẽ biểu tượng
cho Âm Dương (hay Lưỡng Nghi) trong khoa DịchLy, thì hình nào đúng nhất, và
lýdo tạisao?
Sở dĩ có câuhỏi nêutrên vì theo nhậnxét
của ngườiviết, hầunhư các sách đã xuấtbản về Dịch hay các bộmôn "Khoahọc
Huyền Bí", đều cho in hình nóitrên mộtcách tùytiện theo quanniệm sởthích
cánhân, hơn là dựavào sựhiểubiết rõ về Dịch. Câutrảlời giảithích lýdo sẽ được
viết trong những trang sau, khi bànvề luật SinhKhắc của BátQuái.
Theo đồhình tómlược sauđây, thì Dịchlý
chorằng khởithủy vũtrụ là một "Thể" duynhất gọilà Tháicực (hay Ðạo).
Tháicực, do một Nguyênnhânkhởi nàođó (Hãy cholà Thượngđế ?) bị "Ðộng"hay
"Dịch", nghĩalà do bị chuyểnđộng (theo ngônngữ khoahọc ngàynay, cóthể
cho đólà "Big Bang", hay vụ nổ đầutiên khaisáng ra vũtrụ), sinhra
"LưỡngNghi" là hai trạngthái đốinghịch nhau, còn gọilà
"ÂmDương". Tiếptục nhưvậy để sinhra 4, gọilà "Tứ Tượng", rồi
sinhra 8 gọilà "BátQuái". Trên mặtlýthuyết các diễnbiến trên sẽ tiếptục
cho đến vôhạn. Nhưng trên thựctế thì các họcgiả hay nhàthôngthái nào phátminh
ra Dịch, với kiếnthức cáchđây gần 5000 năm, cholà không cầnthiết và tạmđủ để
làmthành những biểutượng cho vũtrụ vạnvật rồi!
Hìnhvẽ số 2
Như đồhình trên cho thấy, với kiếnthức
khoahọc còn phôithai của thờibấygiờ, các nhàthôngthái chỉ tìmthấy có NgũHành lại
đem ápđặt vào cho BátQuái, nên buộcphải dùng 3 chỗcó 2 quái cùngchung một hành.
cóthể nói đâylà một viphạm trầmtrọng tính "Bìnhđẳng" trong
thiênnhiên, vì mỗi quái trong BátQuái đềucó những đặctính riêngrẻ và độclập vớinhau.
Ngoài kháiniệm về nguồngốc của vũtrụ và sựthànhhình BátQuái, Dịchlý còn đưara
giớithiệu những đặctính cơbản về vậtlý của ÂmDương, mà vềsau các nhànghiêncứu ứngdụng
quá quenthuộc để gọilà "ÂmDương Học" thay cho từ "Dịchhọc".
Những đặctính vậtlý cơbản của ÂmDương đượchiểu nhưlà "Quyước" do sựđồngý
của những người phátminh ra KinhDịch và các nhànghiêncứu vềsau, dựa hoàntoàn
vào 8 đặctính thuầntúy của BátQuái. Xin nhắclại ởđây, các nhàÂmDươnghọc vềsau
đã thêmvào những đặctính phụ để thỏamãn cho nhucầu ápdụng Dịchlý trong các
lãnhvực khác, như Dương là Nam, là Thiện, còn Âm là Nữ, là A¨c, v.v (9, 10).
Tám dặctính vậtlý cơbản là:
Dương : Sáng Nhẹ Nóng Nhanh
Âm : Tối Nặng Lạnh Chậm
Nếu sắplại theo hàngngang như hìnhvẽ số
2, mỗi đặctính trên cũng làm biểutượng lýtính của BátQuái nhưsau:
Nhóm Dương Nhóm Âm .
Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Ðịa
Sáng Nhẹ Nóng Nhanh Chậm Lạnh Nặng Tối
Ðiều nhậnxét đáng chúý ở BátQuái trên là
tínhđốixứng của các quái về hìnhthức lẫn nộidung. Về nộidung baogồm cả lýtính
thì có Thiên với Ðịa, Sơn với Trạch, Hỏa với Thủy, và Phong với Lôi. Còn về
hìnhthức thì cả hai nhóm đốixứng vớinhau qua trụcchính nằm giữa hai quái Lôi và
Phong, cũnglàvùng chuyểntiếp giữa hữuhình và vôhình. Nếu bênnày là vạch (hay
Hào) Dương, thì vạch bênkia sẽ là Âm, hay ngượclại.
Những gì vừa trìnhbày ở trên là lýthuyết
cơbản nguyênthủy và đúngnhất của Dịchlý. Cònlại, tấtcả những ápdụng khác của Dịch
do các đời họcgiả vềsau "phátminh" thêmra, như TiênThiên và HậuThiên
BátQuái, BátQuái Ðồhình dùngcho việc bóitoán (2, 4), đềulà do hậuquả của sựkếthợp
và suydiễn từ Ngũhành màra, và vìvậy khôngthể tránhkhỏi những sailầm trong nhiều
trườnghợp.
III - Khám phá mới về Dịch lý.
a
- Ýnghĩa và đặc tính lý hóa của Bát Quái.
Như đã nóitrên, vì kiếnthức về khoahọc
còn rất nôngcạn của các nhàthôngthái cáchđây cả mấy ngàn năm, nên trongviệc đặttên
và diễndịch Y¨nghĩa BátQuái đã bị ảnhhưởng rấtnhiều, nhấtlà dobởi thuyết
Ngũhành. Tuy tôntrọng têngọi nguyênthủy của BátQuái, nhưng ngườiviết xin dùng
những từ thuộc 8 "Hành Mới" (tính lý hóa) để bổtúc cho mộtsố quái,
theo cách xếpđặt nhưsau:
BátQuái: Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy
Sơn Ðịa
8 Hành : Sóng Khí Nhiệt Âm Mộc Thủy Kim
Thổ
Hìnhvẽ số 3
Ngoài những Quái có "Hành"
quenthuộc, còn mộtsố các "Hành Mới" khác sẽ được giảithích sau:
Sơn thuộc hành Kim: Kim theo nghĩahẹp là
kimloại do từ các quặngmỏ ở trên vùngnúi hay caonguyên. Nghĩarộng là cho các vậtliệu
có chung đặctính cứngrắn, bởivì cấutạo của núiđồi đasố cũnglàdo đất đá cứng nên
mới vươncao được. Nóitheo hìnhtượnghọc cho dễhiểu, thì ngàynay các caoốc chọctrời
cóthể ví nhưlà núi (hay Sơn theo khoa PhongThủy), vì phải dùng đặctính cứngrắn
của bêtông cốtsắt mới chịuđược. Ðây cũng chothấy sailầm của của những
nhàthôngthái khi muốn "épduyên" BátQuái cho Ngũhành. Chẳng là vì Thổ,
Thủy, Mộc và Hỏa chiếm hết 6 quái rồi, nên phải dùng hành Kim thuộcvề nhóm hữuhình,
cho cả Thiên và Trạch thuộc nhóm vôhình.
Lôi theo nghĩahẹp là sấmsét, nhưng
nghĩarộng là chấnđộng hay cụthể hơn là âmthanh. cóthể là do các nhàthôngthái
dùng hìnhtượnghọc, mượn hìnhảnh của "sấmsét" cho dễ hiễu. Diễndịch
sailầm nếucó của lớp hậusinh vềsau là khôngchịu tìmhiểu, hoặcgiả có hiểu thì
cũnglàmột thiểusố rất ít. Ngay Ðức Khổng Tử gần cuối đời cũng phải thúnhận là
còn hiểu sailầm về Dịch (5). Ðiều chắcchắn là thờiđó, kháiniệm khoahọc về
"Aâmthanh" còn rấtlà trừutượng và mơhồ.
Hỏa nghĩahẹp là lửa, nghĩarộng là
A¨nhsáng hay nhiệtnăng, theo cáchgiảithích tươngtự nhưtrên.
Trạch là Quái hoàntoàn bị hiểunhầm nhiềunhất
vì đasố các sách về Dịch cholà tượng của "aohồ". Cáisai thấy rõ vì Trạch
thuộc nhóm Dương vôhình, mà aohồ lại là vật thấyđược thuộc nhóm hữuhình. Hơn nữa,
điềuvôlý là khi nóiđến aohồ thì phảicó nước hay liênhệ đến hành "Thủy"
trongđó. Mộtsố sách sau này dùng tượng "hơinước" (4) cólý hơn mộtchút,
nhưng vẫn chưađạt ý. Ðúngra, Trạch ámchỉ tổngquát các loại chất "Khí"
có trong thiênnhiên, mà lúcbấygiờ các nhàthôngthái chưa biếtgì cả, ngoạitrừ
khôngkhí để thở và các loại "Hơi" chora mùi cóthể ngửi được. Nên nhớ,
khi gọilà Trạch với nghĩa tổngquát ámchỉ cái "cửakhẩu" hay chỗ
"bị lỏmxuống", thì các nhàthôngthái cũng đãcó kháiniệm mơhồ về một
khoảngtrống có chứa vậtthể vôhình vôsắc nàođó.
Thiên ýnghĩa là "Trời", biểutượng
cho cáigì siêunhiên vôhình vượt qua mọi sựhiểubiết của conngười vào thờibấygiờ,
tuy các nhàthôngthái thỉnhthoảng vẫn cảmnhậnđược "Có cáigì đó"ù ảnhhưởng
khôngít tới thểxác của họ. "Sóng" là hành của "Thiên", baogồm
tấtcả mọi loại sóng từtrường có trong khônggian, các tiaphóngxạ, tiatửngoại,
hay các loại "Siêu A¨nhsáng" có vậntốc nhanh hơn A¨nhsáng bìnhthường
(sẽ được chứngminh bằng lýthuyết ở cuối bàiviết) mà trìnhđộ khoahọc của conngười
cho đếnnay vẫn chưa tìmra được.
Nhìnvào đặctính lýhóa của TứQuái thuộc
nhóm dương, rõràng là Phục Hy hay nhàthôngthái nàođó khi phátminh ra BátQuái,
đã vôtình đưara những kháiniệm rất cơbản về sựtraođổi giữa Vậtchất và nănglượng
trong khoa Vậtlýhọc hiệnđại! Chỉ tiếcrằng các họcgiả Trunghoa vềsau vì khônghiểu
hay vì muốn giữbímật làmcủa riêng, nên hậuquả là cáihọc chânchính về Dịch đã bị
thấttruyền. Trình Dy (2), một họcgiả nổitiếng đời NhàTống đã nói như vậy,
cáchđây gần cả ngàn năm. Theo sách thamkhảo (4), hai bộ "LiênSơn" và
"QuyTàng" nói về Dịch đã bị mấtluôn khôngbiết nộidung như thếnào, chỉcòn
bộ "Chu Dịch" chuyên về 64 quẻ thuộc khoa Bốcphệ hay Bóitoán!
b
- Phương vị của Bát Quái
Như đã nói trong phần trước, ưuđiểm độcđáo
của thuyết Ngũhành là đưara kháiniệm về luật SinhKhắc, mà ứngdụng khởithủy
chínhlà dùng phươnghướng để định vịtrí tiêuchuẩn. Như trong hìnhvẽ số 1 trên,
chúngta đã thấy thuyết Ngũhành có vấnnạn, vì chỉ có 5 thànhphần cho 4 hướng
chínhlà ÐôngTâyNamBắc, nên đãphải nhờđến BátQuái để rồi từđó lại chora hai
"phósản" là TiênThiên và HậuThiên BátQuái, dẫn dắt hậusinh vào chỗ bế
tắc!
Hìnhvẽ Số 4 Hãy tạm quên Ngũ hành,
TiênThiên và Hậu Thiên, để trở về với lý thuyết cơ bản của Dịchlý. Muốn định vịtrí
tiêuchuẩn phươnghướng cho BátQuái, thì cách haynhất là truy nguyên từ nguồngốc
sinhra nó tức là "Tứ Tượng" gồm Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, và
Thái Âm. Ơûđây ngườiviết muốn nhấn mạnh đến sự trùnghợp rõ rệt giữa "Tứ Tượng"
cho "Bốn Phương" chính, và "BátQuái" cho "Tám Hướng"
kểcả 4 hướng phụ.
Bắtđầu bằng 4 hướng chính dùng "Tứ
Tượng" như hìnhvẽ số 4 trên, chothấyngay tên gọilà Tháidương biểutượng cho
mặttrời hay A¨nhsáng thuộcvề banngày, phải nằm ở hướngÐông là hướng mặttrời mọc.
Ngượclại cho Thái Âm, tượng cho mặt Trăng hay ban đêm, phải ở hướngTây là lúc mặttrời
lặn. Cònlại suyra Thiếu Dương, hay Dương ít nghĩalà Âm phải nhiều, ámchỉ cáilạnh
nhiềuhơn nên đóng ở phươngBắc, và dođó ngượclại Thiếu Âm chỉ cái nóng nhiềuhơn,
nên phải ở về vịtrí phươngNam, hướng về đườngxíchđạo.
Bốnphương chính đã được định vịtrí
tiêuchuẩn đúng rồi, thì trong tiếntrình chora BátQuái, 4 hướng chính đó sẽ trởthành
"Thiên" dành cho hướngÐông, "Ðịa" hướngTây, "Thủy"
hướngBắc, và "Hỏa" ở hướngNam. Sau khi bốnphương chính được địnhvị
cho bốn quái rồi, các quái cònlại theo thứtự suyra cho bốn hưống phụ.
c
- Vòng sinh khắc của Bát Quái
Vòng tương sinh của Bát Quái khởi đầu bằng
hệluận tầmthường sauđây của Lão-Tử giảithích về nguồngốc của vũtrụ, mà khoahọc
ngàynay cũng đưara giảthuyết gần giốngnhư vậy! Ðó là: "Ðạo sinh Một, Một
sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinhra Vạnvật". Ðâylà Lão-Tử muốn nói, Tháicực
sinhra LưỡngNghi hay cả vũtrụ nên gọilà Thiên (Trời, số Một theo thứtự của thuyết
Tamtài). Thiên sinhra Ðịa (số 2) ámchỉ các tinhtú hay tráiđất. Ðất sinhra vạnvật
baogồm Nhân, thứtự số 3, hay nghĩarộng hơn là hào thứ ba sinhra BátQuái, baogồm
cả vạnvật trên tráiđất. Vậy thì "Ðịa" hay tráiđất sinhra vạnvật
theođúng diễntiến thứtự của luật BátQuái tươngsinh (mũi tên trong hìnhvẽ số 3),
và khoahọc hiệnđại đã chứngminh mộtcách tươngtự rõràng những diễntiến nhưsau:
Thiên Sinh Ðịa Ðầu tiên, trời hay vũtrụ
sinhra các hànhtinh kểcả tráiđất là chuyện đươngnhiên, khôngcógì khó hiểu.
Ðịa Sinh Sơn (hành Kim) Như đã giảithích
ở trên, Sơn thuộc hành Kim: Tráiđất lúc mới vừa thànhhình là một khối cầulửa rất
nóng, khi bắtđầu nguội dần thì mặt đất bị corút lại và tạothành lồilõm. Chỗlồi
là núi, lõm là thunglũng hay đồngbằng. Vậy Sơn do từ Ðịa mà sinhra là điều hợp
lý, khôngcòn gì phải thắcmắc.
Sơn (hành Kim) Sinh Thủy: Sơn là núi
trên caonguyên lạnh nên là nơi tíchlũy băngtuyết. Tuyết tan thành nước chảyxuống
đồngbằng thành sông, và cuốicùng là ra biển. Dù những vùng khôngcó nhiều tuyết
thì nước mưa trên cao cũng chảyxuống thấp làmthành sông hay suối. Luật khoahọc
thiênnhiên đã được chứng minh, tấtcả các consông đềucó nguồn phátxuất từ các
vùng caonguyên. Luật này còn nhấn mạnh đến lýtính của Chất Lỏng là luôn luôn chảy
từ cao xuống thấp. Có sách theo thuyết Ngũhành đã giảithích vì "Kim
Khí" lạnh nên hơi đọnglại mà sinhra nước. Giảithích nhưvậy rấtlà gượngép
và thiếusót, vì hơinước cũng đọnglại trên câycỏ đểchora nước! Nguyênnhân cóthể
là do bị các "NgụyThư" đánhlừa, hoặc các hậusinh Nhohọc thời XuânThu
muốn giấunghề "Trị Thủy" của Vua Vũ(?)
Thủy Sinh Phong (hành Mộc): Nước nuôi dưỡng
sinhra cây cỏ, nhưng đồngthời cũng chora hơinước tạothành gio.ù Gió chỉ chothấy
hiệuquả khi gặp vậtcản để sinhra chuyểnđộng. Và ngượclại, nếu vật chuyểnđộng
thì lại chora gió! Dođo,ù Quái Phong ởđây ámchỉ cả hai nghĩa thựctế và trừutượng.
Vừa thuộc hành Mộc là câycỏ thuộcvề quái cuốicùng ở biêngiới của nhóm Âm hữuhình,
nhưng đồngthời cũng chora gió, đóngvaitrò trunggian chuyểntiếp đến quái
"Lôi" thuộc nhóm Dương vôhình. Ðây mới thấy cái ẩný của các
nhàthôngthái, đã không gọi quái "Phong" là quái "Mộc".
Phong Sinh Lôi (Aâmthanh) Chínhlà biêngiới
của sự chuyểntiếp từ hữuhình qua vôhình. Gió gặp vậtcản tạora chấnđộng hay
rungđộng, rồi từ sựrungđộng lại phátsinhra âmthanh. Dựavào nguyêntắc trên mà
các nhàthôngthái thờicổđại bên Trunghoa đã phátminh ra câysáo, một loại nhạckhí
cổxưanhất trên thế giới vẫncòn dùngcho tới ngàynay. Nhắclại ởđây, nhàthôngthái
đãphải dùng đến hìnhtượng cụthể là "sấmsét" (hay Lôi) cho dễhiểu vì
ai cũng thấyđược. Nên hiểurằng "Lôi" ởđây không chỉ cónghĩa là sấmsét,
mà còn cónghĩa tổngquát hơn là chấnđộng. Ðiều chắcchắn là Nếukhôngcó hơinước tạora
gió thì khôngcó mây hay mưa, và nếu khôngcó mây bão thì cũng khôngcó sấmsét!
Lôi Sinh Hỏa Chấnđộng mạnh thì dể sinhra
sựcọsát và chora Nhiệt. Nhiệt tíchlũy nhiều thì phátHỏa, và đólà nguyêntắc để tạora
lửa không thayđổi từxưa đếnnay. Nhân tớiđây, cũng nên nhắclại thuyết Ngũhành
nói "Mộc sinh Hỏa", với lời giảithích gỗ cháy chora lửa, là không
hoàntoàn đúng! Gỗ không tựnhiên mà cháy nếu khôngcó trước mồilửa, nghĩalà tựnó
không sinhra lửa. Thídụ như trong thiênnhiên, những vụ cháy rừng là do sétđánh,
đúngnghĩa của "Lôi" màra, và các hỏadiệmsơn do chuyểnđộng xungsát của
các tầng nhamthạch, baogiờ cũng bắtđầu phunlửa bằng các cơn địachấn đitrước.
Còn về mặt nhântạo thì ngay cả dùng cáibậtlửa, cũng cần phảicó tácđộng banđầu
do sựđánhdiêm hay cọsát mạnh vào viênđálửa. Ngoàira, do hai quái trên hoàntoàn
nằm trong vùng vôhình thuộc phạmvi tinhthần, nên còn đượchiểu theo nghĩabóng.
Thídụ như âmnhạc cóthể làmcho conngười cảmthấy kíchđộng mạnh lên, phấnkhởi nhảymúa
tưngbừng. Hoặclà, khi hai quyềnlợi tranh dành đụngchạm mạnh, thì tấtnhiên phải
xảyra cảnh chiếntranh máulửa!.
Hỏa Sinh Trạch Lửa thiêuđốt vật chora
khói hay các chất "Khí" theonhư phảnứng hóahọc. Lậpluận của Ngũhành
cho Hỏa Sinh Thổ là sailầm, bởi khôngphải lúcnào lửacháy cũng chora trothan,
thídụ như dầulửa hay khíđốt. Về phươngdiện tinhthần, khi tâm cuồngnhiệt hay
nóngsốt đammê về chuyệngì, thì các chất kíchthíchtố (Hormone) ở nãobộ tất sẽ
pháttiết ra, và làmcho conngười dễ chìu theo dụcvọng hay sởthích cánhân. Vìvậy,
quái "Trạch" còn cónghĩa là làmcho hàilòng, hay vuilòng và chìuchuộng
theo đốitượng v.v. Nên nhớ là hành "Khí" ở quái "Trạch" này
còn baogồm luôncả ý¨nghĩa "ThầnKhí" hay "Khícông" của yhọc
và võthuật. KhoaTâmsinhlý đã chứngminh rõ là tấtcả đều do phảnứng hóa của các
chất kíchthíchtố lên trên hệthầnkinh nãobộ!
Trạch Sinh Thiên Trạch hành
"Khí", theo nghĩarộng baogồm tấtcả các hóachất vôhình vôsắc trong
vũtrụ, cuốicùng cũng kếthợp và tácđộng lẫnnhau dưới bất kỳ hìnhthức nào, đểchora
nănglượng và thường là dưới dạng "Sóng". Chẳnghạn khi conngười suy
nghĩ hay tính toán là lúc các sóng não làm việc chora tín hiệu, dobởi phảnứng
dây chuyền của các hóachất trong nãobộ. Nhưng quantrọng hơn hết, Quái Thiên cuốicùng
còn là biểutượng cho trí khôn hay sự thôngminh caocấpnhất mà loàingười cóthể
cóđược trong một tươnglai vôhạn.
Biểuđồ dướiđây chothấy hai vòng BátQuái
Sinh và Khắc:
Nhìnvào biểuđồ bêntrái của hình số 5
chothấy diễntiến của vòng BátQuái Tương Sinh, và cũngla øcâutrảlời đúngnhất cho
6 hìnhvẽ biểutượng cho LưỡngNghi hay ÂmDương. Hình đánh số 1 đúng cho khuvực Bắcbáncầu,
và số 4 đúng cho ai sống ở miền Nambáncầu.
Trướckhi tiếptục giảithích vòng Tương Khắc,
biểuđồ bênphải trong hình số 5, xin nhắclại mộtsố quyluật về SinhKhắc của BátQuái
rất phùhợp với khoahọc thựcnghiệm ngàynay. Chẳnghạn theo luậttựnhiên, cùng loài
thì "Sinh" ra nhau, khác loài mới "Khắc" nhau. Chỉ các quái
thuộc nhóm Âm mới "Sinh" ra quái Âm, và cũng tươngtự cho các quái thuộc
nhóm Dương, trừ trườnghợp duynhất phải chuyểntiếp giửa hai quái
"Phong" và "Lôi" ngay biêngiới của hai nhóm ÂmDương. Tươngtự
cho vòng "Khắc", chỉ có quái thuộc nhóm Âm mới khắc quái ở nhóm
Dương, hay ngượclại. (Xin nhắcthêm ởđâylà trong khoaTửvi đã ápdụng rấtđúng
nguyêntắc trên. Mệnh Dương đóng ở cung Dương tốt hơn ở cung Âm, hay ngượclại)
d)
Vòng Khắc của BátQuái
Theo hìnhvẽ bên tay Phải của biểuđồ số 5
:
Thiên Khắc Phong Ðây muốn nói các loại
sóngphóngxạ, các tiatửngoại hay tia "X" đềulà khắctinh của câycỏ
sinhvật, kểcả conngười (thểxác và hìnhdạng conngười nói chung được coi như hành
Mộc, ý chính và là nghĩa phụthuộcvề phần hữuhình của quái Phong). Về Y¨nghĩa
thuộc dạng chuyểntiếp qua phần vôhình là "Gió" hay giông bão, thì chỉ
có các loại sóng nhiệtnăng làm thayđổi nhiệt độ nóng hay lạnh của vùng có gió
điqua, và kếtquả sẽ làm tanbiến đi luồnggió. Một ứngdụng thựctế vôtình trùnghợp,
là hiệnnay các nhà khoahọc đang thử dùng các tia "Laser" cựcmạnh để bắn
vào tâm các trậncuồngphong, nhằm hóagiải sứcmạnh hay cóthể phátan luôn
trungtâmbão mới thànhhình.
Phong Khắc Trạch Có hai nghĩa được giảithích
nhưsau: Bấtkỳ các loại "Khí" nào cũng sẽ bị "Gió " thổi làm
tanloãng đi. Thídụ khí chứa trong các bìnhkín bị mở nắp thônghơi, hay các nhà hầmkín
được mở cửa cho gió vào làm thoángkhí. Nghĩa thứhai, các loại rễcây khi pháttriển
sẽ chiếmdần các khoảngtrống (Y¨nghĩa của quái "Trạch" đã nóitrên)
trong đất, và dĩ nhiên là đẩy chất khí đi rangoài.
Trạch Khắc Thủy Kháiniệm đầutiên là các
bọt khí trong chất lỏng hay hơinước bốc lên sẽ làm khô cạn nước hay chất lỏng
đó. Y¨ chínhlà nếu chất lỏng tiếp xúc với một khoảngtrống thì sẽ bị hao tổn vì
chảy thoát ra đó. Thídụ như một bình chứa nước bị đục một lổ hổng. Nhânđây cũng
nhắclại chuyện các nhàthôngthái khi xưa, do nhìn thấy nước chảy trên mặtđất bị
hút mất, nên cholà Thổ Khắc Thủy! Thậtsự như khoahọc chứngminh, nước hay chất lỏng
bị mất vào lòng đất là vì chảy thấmvào các khoảngtrống li ti (Trạch) giữa đất
cát mà thôi.
Thủy Khắc Hỏa Ðiều này ai cũng biết rồi,
và cũng đúng hoàntoàn theo thuyết Ngũhành, xinmiễn nói thêm.
Hỏa Khắc Sơn. Theo nghĩa đen trong thuyết
Ngũhành, vì Sơn thuộc hành Thổ, và lại cho Hỏa Sinh Thổ, nên suyra "Lửa
Sinhra" hay làmlợi cho rừngnúi là điều nhầmlẫn hoàntoàn! Lửa Thậtsự mới
chínhlà khắctinh của núi. Các vụ cháy rừng đã làmthiệthại cho núi nhiềunhất, kểcả
lửa phunra từ hoảdiệmsơn. Các kiếntạo về cầu hay caoốc cũng rất ngại bị rỉsét,
một hiệntượng oxýt hóa hay còn gọilà "cháy ngầm". Dođó, nghĩabóng thứhai
của Sơn thuộcvề hành Kim, chora Hỏa khắc Kim là đúng với thựctế.
Sơn Khắc Lôi Cũng dễhiểu như trong thựctế
chothấy, núi hay các bức tườngthành cao (hìnhtượng thaythế cho Sơn), đềucó công
dụng chống và cản lại tiếngđộng hay âmthanh. Ngoàira, một ứngdụng khác là các cột
thulôi bằng kimkhí (xin nhắclại, Sơn thuộc hành Kim theo BátQuái) trên caoốc
hay nócnhà cũng có khảnăng "triệttiêu Thiênlôi" nếucó!
Lôi Khắc Ðịa Chỉcó những chấnđộng mạnh
trong thiênnhiên như độngđất, bãolụt, hay nhântạo như bommìn hoặc các má móc có
độngcơnổ, mớicó đủ sứcmạnh để làmcho đất sụplở hay bị dờiđi màthôi. Trườnghợp
thuyết Ngũhành cho "Phong" hay gió thuộc hành Mộc khắc thổ, với lậpluận
gió thổi làmcho đấtcát bayđimất là quá gượngép. Ðúngra, chỉ có các trậnbão lớn
hay cuồngphong mới thổi đấtcát bayđi được, và nên nhớ là các trận cuồngphong
baogiờ cũng chora những âmthanh chấnđộngmạnh như độngđất.
Ðịa Khắc Thiên Lậpluận cuốicùng này cóthể
làmcho khóhiểu mộtchút, bởivì trong vòng Sinh thì Thiên Sinh Ðịa, mà trong vòng
Khắc thì ngượclại!. Xinnhấnmạnh, Ðịa ởđây không trựctiếp khắc Thiên mà phải qua
trunggian chínhlà Nhân hay loàingười. Do những tiếnbộ mà nềnvănminh khoahọc kỹthuật
mangđến, giúp conngười khắcphục thiênnhiên, cưỡngchốnglại "mệnhtrời",
hay hủydiệt hesinh thái của vòng khíquyển ozone, đều đượchiểu nhưlà "Khắc
Thiên". Vậy thì hai đầ mối cựcđiểm của BátQuái là Thiên và Ðịa, cuốicùng lại
phải gia hợp nhau trong cái chukỳ tuầnhoàn "Sinh và Khắc" đó, để
duytrì cán ân quânbình của tạohóa. Trongđó, yếutố quantrọng hàngđầu, vẫnlà phảicó
phần "Nhân" hay conngười, để chutoàn côngviệc!
d)
Những hệluận của vòng BátQuái
Trong biểuđồ của hai vòng Sinh và Khắc
(hình số 5), nếu để ý thì thấy vòngSinh có sựquânbằng và điềuhòa cả hai bên
vùng ÂmDương. Về hìnhtượnghọc, đườngchuyểntiếp giữa quái Phong qua Lôi giốngnhư
dạng của một lànsóng êmdịu, hàihòa và thuậnlợi. Trongkhi vòngKhắc có dạng mũinhọn
giaođộng và không đồngđều, giốngnhư biểuđồ của một vụnổ hay cơnđịachấn, sẽ tạora
cảmgiác khóchịu vì có tínhsátphạt hay khôngđược vừalòng.
Cũng trong vòng Sinh nóitrên(xem hình số
5), nếu nốiliền trọngtâm của hai nửa báncầu nhỏ, do đường chuyển từ quái Thủy
qua Phong trong vùng Âm (Ðen), và quái Lôi qua Hỏa trong vùng Dương(Trắng), sẽ
hợpvới trụcthẳng đứng Thủy-Hỏa một góc gần bằng 23° 27(7), chínhlà độnghiêng của
tráiđất. Khoahọc đã chứngminh rằng nếu tráiđất không nghiêng một gócđộ nhưvậy
thì thờitiết sẽ khôngcó 4 mùa, và cóthể tráiđất đã là một hànhtinh chết, làmgì
cóđược sinhvật và conngười như ngàynay. Vậy suy luận mộtcách cụthể hơn, hai
quái chuyểntiếp giữa Phong, hành Mộc thuộc vùng Âm hữuhình biểutượng cho thểxác,
và Lôi hành Âm, thuộc vùng Dương vôhình hay tinhthần, chora conngười thuộc phần
Nhân, giữa Thiên và Ðịa trong BátQuái. Xinnóithêm cho quývị đã biết nhiều về Dịchlý,
tạisao các nhàthôngthái đã ghép hai quái lại thành quẻ "Lôi Phong Hằng"
ở ngay giữa 64 quẻ, tượng cho nhânduyên hay đạovợchồng (9). Nếukhôngcó sựgiaodu
giữa Âm và Dương đó, thì chắclà khôngcó thếgiới loàingười!
Theo chukỳ của vòng "Sinh", từ
khởiđiểm là Thiên sinh Ðịa, rồi cuốicùng là trởvềlại Thiên, đã ngầmchứa một
kháiniệm "vạnvật đồngnhất thể" của nềntriếthọc Ðôngphương. Phải chăng
đó cũnglàmột tiềnđề cho thuyếtLuânhồi của Phậtgiáo saunày(?) Trong vòng
"Sinh và Khắc", baogiờ cũngcó một sựliênhệ chặt chẽ nhưsau: Nếu
"Thủy" khắc "Hỏa" và "Hỏa" sinhra "Trạch",
thì "Trạch" sẽ khắc lại "Thủy". Tươngtự cho tất cả,
"Lôi" khắc "Ðịa", thì "Ðịa" sinhra
"Sơn", để "Sơn" khắc lại "Lôi",v.v. Ðây cóthể
coinhưlà hiện tượng "Trả thù" theo tâmlý conngười, hay "Bảotồn"
của thiênnhiên, hay nóitheo triếtlý NhàPhật là luật "Nhânquả" .
e)
Dự đoán khoahọc: Siêu Ánh sáng.
Dựavào mô hình BátQuái, ngườiviết muốn
đưara một dựđoán khoahọc trongviệc tìmra loại siêuánhsáng có vậntốc lớn hơn
ánhsáng hiệnnay (v = 300.000 km/giây). Tuynhiên, trướckhi nói chuyện tươnglai,
thì cũng nên ônlại chút qua khứ để coi như một kinhnghiệm thựctế. Chỉ mới
cáchđây hơn nửa thếkỷ trởvềtrước, mọingười đều thấy vậntốc của Aâmthanh là
nhanhnhất, mà tấtcả các máymóc nhântạo hay trong thiênnhiên khônggì bằngđược
(trừ A¨nhsáng). Nên mới có câu "Một lời nóira, thì bốn ngựa đuổitheo cũng
khôngkịp".
Trong tiếntrình sinhtrưởng của BátQuái,
"Lôi" tượng cho âmthanh, và kếđến là "Hỏa". Dĩnhiên, ởđây
quái "Hỏa" khôngnhững ámchỉ ánhsáng, mà còn tượnghình cho nguyêntắc về
hỏatiển hay máyphảnlực. Hai vạch Dương ở ngoài cứng giốngnhư lớp vỏ baobọc
bênngoài, và vạchâm ở giữa nhưlà khoảngtrống để nhiênliệu cháy phunra ngoài. Kếtquả
cho thấy, chỉcó các độngcơ phảnlực mớicó đủsức đưa vậtthể dichuyển nhanh hơn vậntốc
âmthanh.
Ánhsáng thiênnhiên theo giảithích của
khoa Vậtlýhọc hiệnđại, được tạothành bởi những hạt quangtử (Photon) dichuyển
theo dạng hìnhsóng có chukỳ (oabc) như trong hìnhvẽ số 6, và có vậntốc theo trụcđườngthẳng
là 300.000 km/giây trong chânkhông. Bây giờ, nếu xétvề mặt lýthuyết hìnhhọc, giảsử
các hạtsóng quangtử nhờ bị thuhút một nănglượng cựcmạnh nàođó, dichuyển theo đườngtắt
ngắnhơn (oa-bc), thì chắcchắn vậntốc theo trục đường thẳng phải nhanh hơn
bìnhthường, nghĩalà nhanh hơn vậntốc A¨nhsáng thiênnhiên!
Sởdĩ ngườiviết dựđoán điều nóitrên là nhờ
dựavào hìnhtượng của BátQuái. Quái "Hỏa" tượng cho A¨nhsáng, gồm hai
vạch Dương đốixứng cân bằng qua vạch Âm ở giữa, chothấy giốngnhư dạng sóng
bìnhthường lênxuống của Ánhsáng thiênnhiên. Tuynhiên, để đạttới được vậntốc cao
hơn của "SiêuÁnhsáng", thì phải xét tới quái tiếptheo là "Trạch".
Quái "Trạch" có hai vạch Dương nằm ở dưới một quái Âm, chothấy có sựmấtquânbình
và khôngđốixứng. Vạch Âm nằm ở trên cùng còn ámchỉ một sự "thiếuhụt"
nàođó, giốngnhư đường tắt (oa-bc) sovới (oabc).
Trên chỉ là một thídụ nhỏ trong vô số
các hiệntượng về thiênnhiên của vũtrụ hay thếgiới loàingười mà khoa Dịch lý học
có thể giả thích, dự đoán, hay chứng minh được. Chẳng hạn, đọcgiả có thể đã
nghenói về những ápdụng của Dịchlý vào trong nhiều lãnhvực khác. Nhưng dám chắc
chưa ai biết được, Dịchlý cóthể giảithích và trình bày tổng quát tấtcả các mô hình
về chủ thuyết Chính trị từ cổ chí kim.
IV - Kết luận
Ðã đến lúc thuyết Ngũ hành cần phải được
đóng khung lại và cho vào bảo tàng viện. Các bộ môn học thực hành đang được phổ
biến và thông dụng trên thế giới, còn sót lại từ nền văn minh Trung hoa nói
chung như: Ðông y học, Châm cứu, Lịch số, Phong Thủy, vv, phải thẳng thắn, dứt
khoát từ bỏ hẳn thuyết Ngũ hành, để quay về lại với cội nguồn chân chínhlà Dịchlý
mà nghiêncứu ápdụng, nếu muốn pháttriển trởthành tốt đẹp hơn.
Dịchlý khôngthể bị coi là một khoahọc
huyền bí. Khôngcó bấtcứ lýluận nào, mệnh đề nào trong Dịchlý mà khôngthể hiểu,
hay chứngminh được theo tiêuchuẩn khoahọc hiệnđại.
No comments:
Post a Comment