Theo bí quyết Đông y, 11 cách vỗ tay này giúp bạn tác động đều đặn lên các huyệt vị, giúp phòng và chữa bệnh từ đầu đến chân. Hãy thử để nhận về các lợi ích dài hạn.
Chăm sóc sức khỏe không có
nghĩa là bạn phải chi tiêu rất nhiều chi phí để mua một số sản phẩm chăm
sóc hay dụng cụ tập luyện chuyên nghiệp.
Theo lịch sử y học Trung Quốc, việc thường xuyên kích thích một số các huyệt
trên cơ thể có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh, để đạt được hiệu quả
chăm sóc sức khỏe tốt. Đông y khuyên rằng chúng ta nên áp dụng phương
pháp này ngay từ khi còn khỏe mạnh.
1. Gõ huyệt Bách hội (đỉnh đầu)
Động
tác này chủ yếu là để kích thích vào huyệt bách hội ở đỉnh đầu. Gõ nhẹ
vào huyệt vị này giúp giảm các chứng bệnh liên quan gây nhức đầu, huyết áp, an thần, mang lại giấc ngủ tuyệt vời và hiệu ứng khác.
2. Gõ huyệt nhiên cốc (gót chân)
Huyệt
nhiên cốc có sự kết nối với thận và chữa các bệnh về thận thiếu âm.
Kích thích huyệt này có tác dụng phòng tránh cách bệnh về mạch máu não
và thải độc thận rất tốt.
3. Vỗ huyệt thận du
Huyệt thận du và huyệt tam tiêu du ở phía sau vùng xương eo thắt lưng kết nối với kinh mạch bàng quang.
Kích
thích huyệt này có tác dụng phòng và chữa bệnh về bí tiểu, các chứng
bệnh liên quan đến bài tiết, thận và tiểu tiện, củng cố chức năng thận
khỏe mạnh hơn.
4. Vỗ vào huyệt quan nguyên (vùng bụng)
Hành động này chủ yếu là để kích thích các huyệt ở vùng bụng như huyệt quan nguyên, khí hải, thần môn ở lỗ rốn.
Khi
tác động đến các huyệt vì này có tác dụng điều chỉnh chức năng tiêu
hóa, đặc biệt thích hợp cho những người có bệnh tiểu đường.
5. Gõ vào huyệt hậu khê (đổi tay)
Hành động này chủ yếu là để kích thích vào các huyệt vị ở vùng bàn tay như huyệt uyển cốt, tiền cốc, hậu khê.
Đây
là các huyệt vị kết nối với đường ruột và các kinh mạch, có hiệu quả
trong việc giảm đường huyết, giảm tình trạng háo nước, khát nước, cải
thiện triệu chứng khó tiêu và các chứng bệnh khác liên quan.
6. Vỗ vào huyệt Kiên tỉnh (thay đổi vai)
Hàng ngày vỗ vào huyệt kiên tỉnh không chỉ có tác dụng lớn trong việc làm hạ huyết áp, mà còn giúp điều trị táo bón và các bệnh về phổi và tim.
7. Vỗ vào huyệt vân môn (thay đổi vai)
Khi
vỗ vào huyệt vân môn, các huyệt tại vùng trung phủ có tác động mạnh lên
vùng kinh mạch phổi, rất tốt để phòng và chữa các bệnh liên quan đến tứ
chi, khí quản, hệ thống hô hấp nói chung.
Huyệt trung phủ được kích thích đều đặn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi Bệnh nhân bị ung thư phổi nên được áp dụng động tác này thường xuyên.
8. Vỗ sống lưng bàn tay (đổi bên)
Động
tác này có tác dụng kích thích mạnh lên huyệt dương trì, dịch môn,
trung chử. Cách làm này có thể giúp cải thiện chứng thiếu máu não, hỗ
trợ và duy trì xương cột sống chắc khỏe, phòng và tránh các bệnh về đốt
sống cổ.
9. Gõ vùng hổ khẩu
Khi
kích thích huyệt vị vùng hổ khẩu (miệng hổ), huyệt hợp cốc, có tác dụng
phòng và tránh các chứng say tàu xe khi di chuyển trên các phương tiện
giao thông. Giảm đau răng và có tác dụng tốt trong việc điều hòa bệnh
đường huyết, ổn định lượng đường trong máu.
10. Vỗ huyệt đại ngư tế
Kích
thích vào huyệt (đại) ngư tế có tác dụng tốt lên hệ tim mạch, chứng tim
đau thắt đột ngột, bệnh tim mạch vành, tim đập nhanh và làm giảm nhẹ
các chứng đau khác.
11. Đan chéo 10 ngón tay
Hành
động này chủ yếu là để kích thích huyệt bát nhã trên toàn bộ 10 ngón
tay. Đây là động tác giúp làm giảm và điều trị các bệnh gây tê tay, đau
răng, đau họng, đau đầu, đau mắt, cơ thể sinh nhiệt bốc hỏa và các triệu
chứng khác.
Giảm stress chỉ trong tích tắc
Massage vùng sau đầu
Da đầu là nơi tiếp xúc trực tiếp với não bộ, có khả năng giải tỏa stress hiệu quả khi được kích thích đúng cách.
Để thực hiện, bạn có thể ngồi ngay tại bàn làm việc, dựa lưng vào ghế và sử dụng hai ngón tay để xoa bóp khu vực sau đầu trong khoảng 20 giây. Khu vực này sẽ giúp giải tỏa đáng kể áp lực của khu vực vai, gáy và cổ.
Khu vực bạn có thể tác dụng lực nhấn ở đây chính là huyệt Shen Men, còn được biết đến với cái tên Cửa ngõ linh hồn.
Theo các chuyên gia y khoa, đây là khu vực hữu hiệu nhất giúp giải tỏa căng thẳng cho cơ thể. Đối với Đông y, huyệt đạo này cũng giúp giảm sưng viêm và đau nhức trên toàn cơ thể. Bạn có thể sử dụng bông ngoáy tai hoặc thậm chí bút để massage khu vực này. Kết hợp với giữ nhịp thở sâu và chậm sẽ giúp phương pháp này thêm phần hiệu quả.
Stress có thể dễ dàng khiến chúng ta quên đi cách thở đúng. Kích thích khu vực này sẽ giúp giải tỏa áp lực mà lồng ngực đang phải chịu, gợi nhắc đến việc hít thở sâu.
Sử dụng 3 ngón tay để massage khu vực này theo nhịp thở sẽ cho bạn hiệu quả cao nhất. Nếu gặp vấn đề với stress mãn tính, bạn có thể kết hợp xoa bóp vùng lông mày. Sự kết hợp này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng cho hệ thống thần kinh.
Rất nhiều chuyên gia Đông y sử dụng huyệt vị tại khu vực dạ dày để giải thoát bệnh nhân khỏi cơn stress. Với đặc tính nằm ở trung tâm cơ thể, kích thích khu vực này sẽ tạo giúp thả lỏng vùng ngực và phổi, cải thiện hô hấp. Thở sâu cũng giúp điều hòa thần kinh và giảm nhẹ những tác động mà cơn stress mang lại.
Cẳng tay cũng là một trong những khu vực ưa thích của các nhà châm cứu bởi khả năng giải tỏa năng lượng và tăng cường lưu thông máu. Stress sẽ tạo những luồng năng lượng đối nghịch trong cơ thể bạn và cách hiệu quả nhất là chọn đúng điểm kích thích để giải tỏa chúng.
Khi ấn vào khu vực này trên tay, bạn sẽ cảm thấy stress tan biến đi nhanh chóng. Theo các chuyên gia y khoa Đông y, khu vực này có kết nối trực tiếp tới các cơ quan quan trọng trong cơ thể như thận, tim và tuyến tụy.
Phần lớn stress mà chúng ta phải chịu thường tập trung tại thận. Do đó, kích thích khu vực này sẽ giải quyết vấn đề khá hiệu quả. Đây cũng là biện pháp giúp bạn thoát khỏi những cơn đau đầu, dạ giày hay rối loạn tiêu hóa, vốn là dấu hiệu của stress mãn tính.
Nếu cảm thấy khó chịu tại phần trên của cơ thể, massage khu vực bắp chân là giải pháp khôn ngoan dành cho bạn. Khu vực này đặc biệt hiệu quả đối với việc giải tỏa stress ở nữ giới.
Bàn chân cũng là một khu vực có tác dụng hiệu quả trong việc giảm stress. Ngoài ra, các chuyên gia y khoa cũng cho biết, massage thường xuyên khu vực gan bàn chân có tác dụng phòng tránh các vấn đề về tuyến tụy và tăng cường tập trung ở người trưởng thành.
Những bài tập kết hợp với bấm huyệt
Huyệt bát tà:
Vị trí ở kẽ năm ngón tay, mỗi bên có bốn huyệt. Huyệt đại
đô ở giữa hồ khẩu, giữa ngón cái và ngón trỏ, chỗ tiếp xúc với da gan
tay – mu tay. Huyệt thượng đô ở kẽ ngón trỏ và ngón giữa, nắm tay lại để
lấy huyệt. Huyệt trung đô ở kẽ ngón giữa và ngón nhẫn. Huyệt hạ đô ở kẽ
ngón nhẫn và ngón út.
Huyệt lấy ở kẽ các ngón tay, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay ngang với khe khớp xương bàn tay – ngón tay.
Về giải phẫu dưới da huyệt đại đô là các cơ liên cốt, cơ khép ngón cái. Các huyệt khác là cơ gian cốt và cơ giun.
Thần kinh vận động cơ ở huyệt thượng đô do một nhánh thần kinh giữa và hai nhánh thần kinh trụ, còn các huyệt khác là do các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 (đại đô), C6 (thượng đô), C6 (trung đô), C8 hay D1 (hạ đô).
Phương pháp tập: Người tập ngồi thoải mái hai tay để trước bụng, hai bàn tay áp vào nhau các ngón đan lồng vào nhau. Hít sâu – khép – ép mạnh các đốt ngón tay đồng thời kéo ngửa hết cỡ một cổ tay. Thở ra, trở lại tư thế cũ buông lỏng các khớp. Hít sâu làm lại với bên đối diện. Trong khi tập sẽ thấy một luồng kích thích dễ chịu từ huyệt, dẫn truyền sâu vào lồng ngực mỗi bên. Có thể kết hợp giữa tập với thiền. Tác dụng tốt cho phục hồi viêm đa rễ thần kinh, viêm đa khớp, liệt, tê tay, hội chứng vai cánh tay, thiểu năng tuần hoàn não, RLTK thực vật.
Huyệt lấy ở kẽ các ngón tay, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay ngang với khe khớp xương bàn tay – ngón tay.
Về giải phẫu dưới da huyệt đại đô là các cơ liên cốt, cơ khép ngón cái. Các huyệt khác là cơ gian cốt và cơ giun.
Thần kinh vận động cơ ở huyệt thượng đô do một nhánh thần kinh giữa và hai nhánh thần kinh trụ, còn các huyệt khác là do các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 (đại đô), C6 (thượng đô), C6 (trung đô), C8 hay D1 (hạ đô).
Phương pháp tập: Người tập ngồi thoải mái hai tay để trước bụng, hai bàn tay áp vào nhau các ngón đan lồng vào nhau. Hít sâu – khép – ép mạnh các đốt ngón tay đồng thời kéo ngửa hết cỡ một cổ tay. Thở ra, trở lại tư thế cũ buông lỏng các khớp. Hít sâu làm lại với bên đối diện. Trong khi tập sẽ thấy một luồng kích thích dễ chịu từ huyệt, dẫn truyền sâu vào lồng ngực mỗi bên. Có thể kết hợp giữa tập với thiền. Tác dụng tốt cho phục hồi viêm đa rễ thần kinh, viêm đa khớp, liệt, tê tay, hội chứng vai cánh tay, thiểu năng tuần hoàn não, RLTK thực vật.
Huyệt lao cung
Vị trí: Co ngón giữa vào lòng bàn tay, đầu ngón là huyệt, huyệt ở kẽ xương bàn tay 2 – 3, ngang đầu dưới lồi xương đốt tay 3.
Phương pháp tập: Người tập ngồi thoải mái hai tay để trước bụng, hai bàn tay đan vào nhau, các ngón đan lồng vào nhau. Hít sâu, khép ép mạnh các khe đốt ngón tay, ngón trỏ một bên ấn mạnh vào huyệt lao cung bên tay kia, đồng thời kéo ngửa, bàn tay bị bấm huyệt. Thở ra trở lại tư thế cũ, buông lỏng các khớp. Hít sâu làm lại với bên đối diện. Trong khi tập sẽ thấy một luồng kích thích từ lao cung chạy vào khuỷu tay bên có huyệt bị bấm nếu để lâu sẽ thấy một luồng khí ấm trong khuỷu. Tác dụng tốt cho chuột rút bàn tay, hội chứng bật lò so ngón tay 2, 3, 4; tê tay, run tay người già.
Huyệt đại lăng
Vị trí: trên lằn cổ tay, chính giữa hai cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.
Phương pháp tập: người tập ngồi thoải mái hai tay để trước bụng, hai bàn tay đan lồng vào nhau. Hít sâu, khép ép mạnh các khe đốt ngón tay ngón trỏ một bên ấn mạnh vào huyệt đại lăng. Thở ra buông lỏng tay bấm huyệt và hít sâu làm lại bên đối diện đồng thời kéo vít bàn tay có huyệt bị ấn về phía lòng bàn tay. Trong khi tập sẽ thấy tức ở huyệt thủ tâm lý. Tác dụng tốt cho đau khớp cổ tay, đau khuỷu tay. Tác dụng rất tốt với liệt trong việc phục hồi vận động của bàn tay.
Hợp cốc
Vị trí kẽ xương đốt bàn tay 2 và 3, huyệt ở trên cơ liên đốt mu tay 1, phía dưới trong xương đốt bàn tay 2. Để đốt 2 ngón cái của bàn tay bên này lên kẽ ngón cái và ngón trỏ (hồ khẩu) bàn tay bên kia, dầu ngón cái tới đâu là huyệt ở đó.
Phương pháp tập: người tập ngồi thoải mái hai tay để trước bụng, hai bàn tay đan lồng vào nhau. Hít sâu khép ép mạnh các khe đốt ngón tay ngón trỏ một bên ấn mạnh vào huyệt hợp cốc của tay bên kia đồng thời kéo ngang bàn tay về phía ngực ấn. Trong khi tập sẽ thấy nóng tức ở huyệt là cung luồng khí chạy lên kéo trĩu vai vào hố nách nóng và hơi nặng trong lồng ngực. Thở sâu trở lại tư thế cũ buông lỏng các khớp. Hít sâu làm lại với bên đối diện. Tác dụng tốt do đau khớp cổ tay, đau ngón cái, ngón trỏ, liệt, hỗ trợ cho việc phục hồi hội chứng đau vai gáy, nâng cho sức đề kháng của cơ thể…
Lưu ý: trước và sau khi tập, người tập nên làm vài động tác khởi động hai bàn tay và cánh tay.
Ngồi thoải mái hai tay để trước bụng hai bàn tay đan lồng vào nhau, nâng hai tay ngang ngực ép hai lòng bàn tay vào nhau nghiêng phải nghiêng trái. Cũng như vậy đưa thẳng hai tay với hai bàn tay đan lồng vào nhau về phía trước, xoay cổ tay ưỡn 2 lòng bàn tay ở tư thế đan lồng vào nhau mở về phía trước ngực.
10 điểm bấm huyệt để điều trị mọi đau nhức
Một số cách massage ở chân để chữa bệnh:1. Buồn nôn
Sử dụng ngón tay cái nhấn thẳng vào huyệt này thật sâu sẽ tác động đến hệ thống gây nôn, khiến bạn giảm cảm giác buồn nôn.
Bóp và giữ đầu mỗi ngón tay 1-3 phút với lực vừa phải. Xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong. Lặp lại trên tất cả các ngón tay.
Sử dụng ngón tay cái nhấn vào vùng phía dưới các ngón chân sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu.
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình) giúp thư giãn tử cung và giảm đau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Massage điểm này sẽ giúp hỗ trợ việc thở tốt hơn.
Ghim chặt đầu mỗi ngón chân để thúc đẩy serotonin (hormone giúp gia tăng sự vui vẻ, lạc quan).
Nhấn xuống thật mạnh vào khu vực này để giải tỏa các cơn co cứng khớp, gây đau nhức khớp.
Theo ông Minh, tương tự với chân, tay cũng là bộ phận quan trọng trên cơ thể vì có những huyệt vị quan trọng. Chịu khó day bấm những khu vực trên ở bàn tay, ngón tay sẽ giúp tăng cường lưu lượng của máu lưu thông, giảm đau và đảm bảo chúng ta có sức khỏe tốt. Việc nhấn đúng huyệt vị trên bàn tay cực tốt cho chị em bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, mất ngủ, buồn nôn.
Một số cách massage ở tay để chữa bệnh:
8. Chứng đau nửa đầu
Dùng 4 đầu ngón tay đặc biệt là phần dưới ngón tay ấn vào vị trí lòng bàn tay và tập trung lực ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ có thể giúp bạn cắt cơn đau đầu và đau nửa đầu.
Nhấn vào điểm này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn và tăng cảm giác buồn ngủ.
Cải thiện số lượng tinh trùng chỉ bằng việc massage điểm này trên cổ tay bạn.
Sáu đường kinh mạch dưới móng chân
1. Kinh Tỳ: Chủ về chuyển hóa thức ăn, tạo khí huyết. Cácbệnh về tụy, dạ dày, đường ruột. Liên hệ Kinh Vị, Tâm.
2. Kinh Can: Chủ về tiêu hóa, bài tiết độc tố,
cung cấp máu huyết, thúc đẩy hoạt động khí. Bệnh về gan, tiêu hóa, máu
huyết, mật, sinh dục, tiết niệu, ung thư, viêm sưng, táo bón, da. Nối
thông Kinh Đởm ,Vị.
3. Kinh Vị:Chủ về tiêu hóa, chứa và nghiền nát thức ăn. Bệnh về dạ dày, tiêu hóa, bệnh ở Mặt, mắt, tai, răng, họng, đầu. Nối thông kinh Tiểu trường, Đại trường, Tỳ.
4. Kinh Đởm: Tạo tinh chất mật, dũng khí, bản lĩnh con người. Bệnh về mật, tiêu hóa. Nối thông kinh Can.
5. Kinh Thận:Chủ về bài tiết, sinh dục, cốt tủy, sinh tạo tủy não xương, trí thông minh. Bệnh ở Thận, sinh dục, huyết áp cao, mắt, não, tủy. Nối Kinh Phế, Can, Bàng quang, Tâm.
6. Kinh Bàng quang:Chủ về bài tiết nước tiểu. Bệnh ở bàng quang, u tuyến tiền liệt, tiểu tiện, bệnh đầu, gáy, lưng, cột sống, tạng phủ, mắt, mũi. Nối thông thận, não.
Sáu đường kinh lạc dưới móng tay
1. Kinh Phế: Chủ hô hấp và khí, da. Bệnh ở phổi, ngực, họng, khí quản, thanh quản, da. Nối thông Đại trường, Vị, Can.
2. Kinh Đại trường: Chủ về bài tiết cặn bã, hấp thụ dinh dưỡng. Bệnh ở ruột già, trĩ, táo bón, bệnh tai mũi, họng, răng, đầu, gáy, bài tiết. Nối thông Kinh Phế.
3. Kinh Tâm bào: Bao bọc bảo vệ kinh Tâm. Bệnh ở Tim ngực, thần kinh thực vật, dạ dày. Bệnh âm. Nối Kinh Tam tiêu.
4. Kinh Tam tiêu: Phủ bảo vệ phía ngoài các tạng phủ. Gồm các vùng Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu. Bệnh ở tim, ngực, bụng, tai. Nối thông Tâm bào.
5. Kinh Tâm: Đứng đầu các tạng phủ, chủ về tinh thần, chủ huyết mạch. Bệnh ở Tim, ngực, thần kinh, huyết áp. Nối thông Tiểu trường.
TUYẾN YÊN
Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng Nguyên khí. Nguyên khí là vốn bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, quyết định tuổi thọ của mỗi người.Tương lai sức khỏe nhân loại, là đảm bảo tuyến Yên. Ai nắm vững tuyến Yên là nắm vững sức khỏe của mình.
Tuyến Yên có vai trò hàng đầu duy trì tuổi thọ và trạng thái sức khỏe. Tuyến Yên
vừa điều khiển sự chuyển hóa năng lượng bên ngoài vào ( điều khiển hoạt
động Kinh mạch huyệt đạo, hô hấp ), vừa chuyển hóa năng lượng bên trong
(điều tiết nội tiết tố). Chuyển hóa năng lượng là vai trò chủ đạo sự sống, như vai trò Thượng Đế. Tuyến Yên yếu thì sức khỏe kém.Tuyến Yên khỏe thì sinh lực vô cùng mạnh mẽ, quá trình khỏi bệnh nhanh chóng, đáp ứng miễn dịch rất tốt. Tương lai sức khỏe nhân loại, là đảm bảo tuyến Yên.
Tuyến Yên được Tạo hoá sắp đặt ở vị trí giữa đầu, nơi an toàn nhất, không có sự va chạm cẩu thả nào có thể đụng tới tuyến Yên. Tuyến Yên nhỏ như một hạt lạc nhưng nắm giữ bí mật sinh mạng mỗi người. Tuổi tác làm tuyến Yên
lão hóa dần. Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng Nguyên khí. Nguyên khí
là vốn bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, quyết định tuổi thọ của mỗi
người. Kinh mạch huyệt đạo cung cấp năng lượng chủ yếu vào ban ngày, nghỉ ban đêm. Phần lớn nguyên khí được sử dụng ban đêm để duy trì các hoạt động vô thức. Cạn nguyên khí thì kinh mạch tắt, ngừng thở.
Suy thoái tuyến Yên sớm do nhiều nguyên nhân: do di truyền, do ô nhiễm môi trường, do tình dục quá mức, do “truyền nhân điện”chữa bệnh, do thiếu ăn làm việc kiệt sức trong thời gian dài. Dấu hiệu suy thoái ban đầu là bàn tay chân lạnh, nhăn nheo, khô
ráp, có chai da dưới gốc ngón tay ngón chân mà không do lao động, tóc
bạc sớm, giảm sút trí nhớ. Sinh khí thiếu làm da tay chân bị chai khô.Nếu
đi xét nghiệm máu hoặc chiếu chụp sẽ không phát hiện bệnh. Mỗi người
phải tự theo dõi các báo hiệu của cơ thể về tuyến Yên, rất quan trọng.
Nếu không luyện tập khắc phục hết chai da, khi môi trường ô nhiễm tác
động kéo dài sẽ
phát sinh bệnh nan y. Bệnh ủ nhiều năm, phát bệnh thì mệt mỏi, sút cân,
khát nước, ù tai, đau gáy, nhức xương, có bọng nước ở mắt, ở chân, mắt
kém, thiếu máu, phát bệnh nan y, và các bệnh lai rai lâu khỏi. Vì vậy nếu phát hiện có nốt chai da ở gốc ngón tay út, áp út,phải luyện tập vô thức phục hồi tuyến Yên, ăn uống sạch dinh dưỡng tốt, không nhiễm hóa chất, phải ngừng ngay rượu bia. Tuyến Yênphục hồi thì da tay chân căng mọng, mềm mại, hết chai da.
Tuyến Yên hoạt động chủ yếu bằng Nguyên khí bẩm sinh. Do đó Tây y không can thiệp đầy đủ các hoạt động bí ẩn của tuyến Yên, dù có phương tiện hiện đại bệnh nan y vẫn tăng. Mỗi người tự giác chăm sóc tuyến Yên, không đổ thừa hoàn toàn cho bác sĩ.
Bệnh suy thoái tuyến Yên, gây nên các rối loạn chuyển hóa chức năng và rối loạn nội tiết tố, là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nan y, ung thư, ngày càng gia tăng. Suy thoái tuyến Yên sẽ trở thành căn bệnh nan y nhất thế kỷ, do hậu quả của ô nhiễm sóng độc hại, xuyên thấu làm hư hại tuyến Yên, có thể gây nên chết người hàng loạt trong tương lai.Dấu
hiệu đầu tiên chỉ là nốt chai da nhỏ bé ở gốc ngón tay út. Tuyến Yên
suy thoái âm thầm không loại thuốc hoặc máy móc nào kiểm soát được tuyến
Yên.
No comments:
Post a Comment