TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ NGOẠI CÔNG - NỘI CÔNG KHÍ CÔNG - THẦN CÔNG
Thân và tâm con người là cả một thế giới tập trung lại (tiểu vũ trụ).
Thân và Tâm là một. Tách bạch ra để dể hình dung mà hiểu rõ. Ngoài Thân
không Tâm. Nếu không rõ Tâm cũng chẳng có Thân. Thế nên, con người muốn
tự đào luyện lấy mình một cách toàn thiện toàn mỹ cần phải tự đào luyện
cả Thân, Tâm cùng một lúc.
Người tập võ trước sau cũng cùng đều tập luyện cả Ngoại, Nội, Khí và Thần công vì chúng liên quan gắn bó với nhau, mà căn bản mở đầu là khí công với phương pháp thở Bụng chứ không thở Ngực như các môn thể dục thể thao.
I. NGOẠI CÔNG: Môn ngoại công chú trọng về mặt sinh lý, vật chất, rèn luyện sao cho gân bắp vồng to để phô trương sức mạnh đơn thuần về thân thể, nhưng cũng phải huy động năng lượng của Tinh, Khí, chém không đứt, hoặc nằm trên bàn chông đóng đinh sắt lớn như các ông Sơn Ðông mãi võ ng ?Sơn Ðông mãi võ” luyện Thiết
Bởi vậy, dù là luyện tập ngoại công cũng thở theo khí công, tập trung ý chí, kiên định chuyển nâng lực tinh, khí, thần thành năng lực cơ bắp.
II. NỘI CÔNG: Ðặt nền tảng trên sự huấnluyện đồng bộ, phối hợp tinh thần, thể xác, ý chí, phối hợp giữ sự rèn Tâm, Y', Khi' cùn glúc với cách thở khí công (thở bụng) và luyện nội lực. Môn nội công chú trọng ba điều:
1. Ðiều Tâm (linh hồn)
2. Khiển Ý ( lý)
3. Chuyễn khí ( chí)
Theo tâm lý người xưa, tinh thần thống trị tất cả, được biểu thị bằng 3 dạng ý thức, tiềm thức và vô thức.
Bước đầu tập luyện nội công là đạt được thế đứng tấn cho vững, tập trung ý chí quên mọi cảnh vật chung quanh, đôi tay thao tác chịp nhàng, hơi thở điều hoà ba nhịp: Hô, Hấp, Vận. Giai đoạn này luyện nôi khí lực và tập trung tinh thần, ý chí lưu chuyển từ lông mày cho tời gót chân. Như vậy, trí nảo của ta được dẫn đi phiêu du trên một con đường tưởng tượng. Với sự tập trung đồng nhất này, các tư tưởng tạp nhạp làm xao lãng tinhthần sẽ không xen vào được. Do vậy, tâm hồn người tập tràn đầy nhiệt khí và khi đó thân thể cảm thấy khoan khoái, tứ chi linh hoạt, một niềm sảng khoái bao la tràn tới, hô hấp luân chuyển nhịp nhàng, máu huyết lưu thông đều đặn. Người tập luyện nội công phải: Trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà.
Những từ ngữ này không những chỉ về động tác bên ngoài mà còn chỉ trạng tháïi, tâm hồn, tự chủ, vượt trên mọi sự hấp tấp, nóng giận. sự trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà có ảnh hưởng cả nội thể lẫn ngoại giới. Người mới tập sẽ đủ thời giờ tìm tòi, nghe ngóng cảm nhận từ tâm thân để rút ra những tinh túy của võ thuật mà điều chỉnh sự hoạt động của thân thể.
Sức mạnh của nội công ẩn tàng bên trong, thấm nhuần mọi chổ qua các bộ phận. Nó thực sự là một kho tàng vô tận được gìn giữ bên trong và khi cần, nó có thể, nhanh nhậy đồng bộ ứng xuất. Thấm nhuần khắp cơ thể, phong thái điềm đạm, thinh lặng, tâm hồn sâu lắng quân bình, hơi thở điều hoà đúng nhịp, người luyện nội công tới mức thâm hậu khi xử dụng võ thuật, đòn phát ra từ tay chân rất chính xác, cân xứng với sức chịu đựng của đối thủ. Sức mạnh của nội công không nằm nguyên một chổ nào, nó có thể bắn ra từ 4 phía, nó có thể cương hay nhu, trải ra trên một khoảng rộng hoặc quy vào một điểm nhỏ, lúc thì phát hiện ra bên ngoài, khi thì co rút vào bên trong, linh diệu, đồng bộ cả tâm - ý - thể.
Môn nội công nghiên cứu sâu về dịch lý, thay đổi với tác dụng hổ tương giữa nhu và cương, phải thắng địch bằng sự khôn ngoan chính trực hơn là dùng xảo thuật, điềm đạm chậm rãi mà thắng chớp nhoáng, không cố ý vận dụng sức mạnh mà chế phục địch dễ dàng, phản xạ bén nhậy bất chợt né tránh, bước xéo phản đòn một cách tự nhiên, tốn ít sức mà u về
Nội công mang lại hơi thở cho võ thuật, do đó, có thể nói: Dạy tự vệ chiến đấu và dạy đạo hành xử ở đời là một. Khi luyện nội công, tinh thần phải nắm được thân xác. Nghĩa là, trước hết phải hấp thụ được tâm bất động và vong thân (quên minh). Ðây là cơ ng, tinh thần phải ?nắm? được
CÁCH THỞ TRONG NỘI CÔNG
Hơi thở trong nội công có một tầm mức rất quan trọng, nó là cái dây không những dẫn ta đến sự tự chủ hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần, mà còn tăng cường năng lực cho ta một cách chắc chắn.
Luyện nội công phải thở Ðan Ðiền (tức thở bụng). Ðan điền nằm dưới rốn khoảng 4 cm. Thở Ðan điền là thở sâu hơi xuống bụng dưới chớ không chỉ vào ngực mà thôi. Loại thở này không những có tác dụng bồi bổ đan điền mà còn tăng dung tích của phổi vì nó hạ cơ hoành xuống và làm cho dây phổi dài ra. Nhờ vậy phổi hấp thụ khí trọn vẹn.
Khi luyện nội công, ta hít không khí vào đầy ngực , phồng bụng lên, nhịp nhàng đưa 2 cánh tay lên gân, càng lúc càng gồng cứng các bắp thịt và nằm chặt 2 quả đấm cử động theo những động tác, miệng ngậm giữ hơi thở ở bụng bằng thời gian hít vào rồi thở ra, lọc sạch thán khí. Khi ta cố vận khí đưa xuống đan điền, tập trung trí tưởng tượng nâng một tảng đá nặng một ngàn cân , hoặc xô đổ trái núi, thân thể căng cứng thì sức lực của ta tăng lên rõ rệt. Vận sức xuống đan điền rồi dồn hơi thở ra tấn công là một bí thuật làm tấn công thêm hiệu quả. Cần nhớ khi thở ra nét mặt thản nhiên, thân thẳng đứng mà mềm mại, ung dung. Người tập nội công toát ra một vẽ đường bệ, đó là nhờ họ giữ được thân ở thế thẳng đứng. Ở họ hiện ra sự bình thản, khiến khi gần họ, người ta cảm thấy vững lòng, bởi vì họ đã tạo ra được sức mạnh của tự tin, chỉ dựa vào chính bản thân mình. Dáng điệu trang nghiêm và cương nghị ấy là một nguyên động lực tâm lý quan trọng trong nghệ thuật sống.
Dưới đây là căn ý:
1. Võ thuật đòi hỏi phải di động, nhưng trước hết, nội công đòi hỏi phải tỉnh tại.
2. Muốn chế phục địch thì phải có sức mạnh, nhưng trước tiên nội công đòi hỏi phải nhu nhã.
3. Chiến đấu cần nhanh nhẹn, nhưng bắt đầu, nội công đòi hỏi phải từ tốn.
Có nắm vững được ba yếu quyết dẫn đạo nầy, công cuộc luyện tập mới đạt kế quả mong muốn.
Người tập võ trước sau cũng cùng đều tập luyện cả Ngoại, Nội, Khí và Thần công vì chúng liên quan gắn bó với nhau, mà căn bản mở đầu là khí công với phương pháp thở Bụng chứ không thở Ngực như các môn thể dục thể thao.
I. NGOẠI CÔNG: Môn ngoại công chú trọng về mặt sinh lý, vật chất, rèn luyện sao cho gân bắp vồng to để phô trương sức mạnh đơn thuần về thân thể, nhưng cũng phải huy động năng lượng của Tinh, Khí, chém không đứt, hoặc nằm trên bàn chông đóng đinh sắt lớn như các ông Sơn Ðông mãi võ ng ?Sơn Ðông mãi võ” luyện Thiết
Bởi vậy, dù là luyện tập ngoại công cũng thở theo khí công, tập trung ý chí, kiên định chuyển nâng lực tinh, khí, thần thành năng lực cơ bắp.
II. NỘI CÔNG: Ðặt nền tảng trên sự huấnluyện đồng bộ, phối hợp tinh thần, thể xác, ý chí, phối hợp giữ sự rèn Tâm, Y', Khi' cùn glúc với cách thở khí công (thở bụng) và luyện nội lực. Môn nội công chú trọng ba điều:
1. Ðiều Tâm (linh hồn)
2. Khiển Ý ( lý)
3. Chuyễn khí ( chí)
Theo tâm lý người xưa, tinh thần thống trị tất cả, được biểu thị bằng 3 dạng ý thức, tiềm thức và vô thức.
Bước đầu tập luyện nội công là đạt được thế đứng tấn cho vững, tập trung ý chí quên mọi cảnh vật chung quanh, đôi tay thao tác chịp nhàng, hơi thở điều hoà ba nhịp: Hô, Hấp, Vận. Giai đoạn này luyện nôi khí lực và tập trung tinh thần, ý chí lưu chuyển từ lông mày cho tời gót chân. Như vậy, trí nảo của ta được dẫn đi phiêu du trên một con đường tưởng tượng. Với sự tập trung đồng nhất này, các tư tưởng tạp nhạp làm xao lãng tinhthần sẽ không xen vào được. Do vậy, tâm hồn người tập tràn đầy nhiệt khí và khi đó thân thể cảm thấy khoan khoái, tứ chi linh hoạt, một niềm sảng khoái bao la tràn tới, hô hấp luân chuyển nhịp nhàng, máu huyết lưu thông đều đặn. Người tập luyện nội công phải: Trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà.
Những từ ngữ này không những chỉ về động tác bên ngoài mà còn chỉ trạng tháïi, tâm hồn, tự chủ, vượt trên mọi sự hấp tấp, nóng giận. sự trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà có ảnh hưởng cả nội thể lẫn ngoại giới. Người mới tập sẽ đủ thời giờ tìm tòi, nghe ngóng cảm nhận từ tâm thân để rút ra những tinh túy của võ thuật mà điều chỉnh sự hoạt động của thân thể.
Sức mạnh của nội công ẩn tàng bên trong, thấm nhuần mọi chổ qua các bộ phận. Nó thực sự là một kho tàng vô tận được gìn giữ bên trong và khi cần, nó có thể, nhanh nhậy đồng bộ ứng xuất. Thấm nhuần khắp cơ thể, phong thái điềm đạm, thinh lặng, tâm hồn sâu lắng quân bình, hơi thở điều hoà đúng nhịp, người luyện nội công tới mức thâm hậu khi xử dụng võ thuật, đòn phát ra từ tay chân rất chính xác, cân xứng với sức chịu đựng của đối thủ. Sức mạnh của nội công không nằm nguyên một chổ nào, nó có thể bắn ra từ 4 phía, nó có thể cương hay nhu, trải ra trên một khoảng rộng hoặc quy vào một điểm nhỏ, lúc thì phát hiện ra bên ngoài, khi thì co rút vào bên trong, linh diệu, đồng bộ cả tâm - ý - thể.
Môn nội công nghiên cứu sâu về dịch lý, thay đổi với tác dụng hổ tương giữa nhu và cương, phải thắng địch bằng sự khôn ngoan chính trực hơn là dùng xảo thuật, điềm đạm chậm rãi mà thắng chớp nhoáng, không cố ý vận dụng sức mạnh mà chế phục địch dễ dàng, phản xạ bén nhậy bất chợt né tránh, bước xéo phản đòn một cách tự nhiên, tốn ít sức mà u về
Nội công mang lại hơi thở cho võ thuật, do đó, có thể nói: Dạy tự vệ chiến đấu và dạy đạo hành xử ở đời là một. Khi luyện nội công, tinh thần phải nắm được thân xác. Nghĩa là, trước hết phải hấp thụ được tâm bất động và vong thân (quên minh). Ðây là cơ ng, tinh thần phải ?nắm? được
CÁCH THỞ TRONG NỘI CÔNG
Hơi thở trong nội công có một tầm mức rất quan trọng, nó là cái dây không những dẫn ta đến sự tự chủ hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần, mà còn tăng cường năng lực cho ta một cách chắc chắn.
Luyện nội công phải thở Ðan Ðiền (tức thở bụng). Ðan điền nằm dưới rốn khoảng 4 cm. Thở Ðan điền là thở sâu hơi xuống bụng dưới chớ không chỉ vào ngực mà thôi. Loại thở này không những có tác dụng bồi bổ đan điền mà còn tăng dung tích của phổi vì nó hạ cơ hoành xuống và làm cho dây phổi dài ra. Nhờ vậy phổi hấp thụ khí trọn vẹn.
Khi luyện nội công, ta hít không khí vào đầy ngực , phồng bụng lên, nhịp nhàng đưa 2 cánh tay lên gân, càng lúc càng gồng cứng các bắp thịt và nằm chặt 2 quả đấm cử động theo những động tác, miệng ngậm giữ hơi thở ở bụng bằng thời gian hít vào rồi thở ra, lọc sạch thán khí. Khi ta cố vận khí đưa xuống đan điền, tập trung trí tưởng tượng nâng một tảng đá nặng một ngàn cân , hoặc xô đổ trái núi, thân thể căng cứng thì sức lực của ta tăng lên rõ rệt. Vận sức xuống đan điền rồi dồn hơi thở ra tấn công là một bí thuật làm tấn công thêm hiệu quả. Cần nhớ khi thở ra nét mặt thản nhiên, thân thẳng đứng mà mềm mại, ung dung. Người tập nội công toát ra một vẽ đường bệ, đó là nhờ họ giữ được thân ở thế thẳng đứng. Ở họ hiện ra sự bình thản, khiến khi gần họ, người ta cảm thấy vững lòng, bởi vì họ đã tạo ra được sức mạnh của tự tin, chỉ dựa vào chính bản thân mình. Dáng điệu trang nghiêm và cương nghị ấy là một nguyên động lực tâm lý quan trọng trong nghệ thuật sống.
Dưới đây là căn ý:
1. Võ thuật đòi hỏi phải di động, nhưng trước hết, nội công đòi hỏi phải tỉnh tại.
2. Muốn chế phục địch thì phải có sức mạnh, nhưng trước tiên nội công đòi hỏi phải nhu nhã.
3. Chiến đấu cần nhanh nhẹn, nhưng bắt đầu, nội công đòi hỏi phải từ tốn.
Có nắm vững được ba yếu quyết dẫn đạo nầy, công cuộc luyện tập mới đạt kế quả mong muốn.
III. KHÍ CÔNG: Luyện khí công là luyện sinh khí và hành khí, tức là
luyện làm sao cho chân khí sinh ra một cách đầy đủ, đồng thời vận hành
nó luân chuyển khắp cơ thể để tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật và
phát huy các tiềm năng của con người.
Khởi đầu tập khí công, thở hai thì (thở bụng). Khi thở hít vào bụng phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền) rồi thở ba thì. Ðến khi đã biết thở bốn thì: Hô, Hấp, Vận, Bế thông thạo mới có thể đi vào luyện khí ngũ hành để thể nghiệm xem có nên tiếp nữ hay dừng lại ở thể bốn thì. Nên nhớ: Phải luyện tập từng bước một, vội vàng sẽ dẫn tới : ?Tẩu Hỏa Nhập Ma”.
TÍNH ÐỘNG CỦA KHÍ CÔNG:
Trong khí công có tư thế Ðộng và tư thế Tỉnh. Ðộng vì cử động di chuyển. Tỉnh vì bất động và vắng lặng. Trên thực tế, bất động chỉ là bề ngoài, còn bên trong là vận khí, là luyện khí, là biến hóa. Biến tỉnh thành khí, biến khí thành Thần.
Khí công có công dụng làm tăng cường sự lưu thông của khí, bằng đả thông kinh mạch, bằng mở rộng các Huyệt Ðan Ðiền, để cuối cùng Ý đi tới đâu, khí đi tới đó: Ý, Khí , Lực hợp nhất.
Cái động trong khí công là cái động có nhịp độ để trợ giúp tiêu hoá, tăng cường lưu thông huyết và ngừa bệnh. Trên thực tế, vận động có nhịp độ là nương theo quy luật tự nhiên của các cơ quan: Tim đập, tuần hoàn máu, co bóp của ruột và niệu quản, hơi thở, kinh kỳ, thức ngủ...đều có nhịp độ.
Tất cả những phương pháp khí công từ thấp đến cao, đều thể hiện tính động có nhịp độ. Thư giản toàn thân và Tâm Bình.
BIẾN HÓA TRONG KHÍ CÔNG
Trên con người, những hiện tượng sinh lý và sinh hoá biểu hiện của sự sống, mà bản chất của sinh lý và sinh hoá là biến hóa: Biến hoá vật lý, sinh học, hoá học, khí công nương theo các hiện tượng này để lập thành những phương pháp tập luyện và như vậy cũng phải biến hoá, bởi vì trong Tỉnh Công cũng như Ðộng Công đều có vận khí và luyện khí, có chuyển hóa khí Hậu Thiên thành Chân Khí, rồi chuyển chân khí thành khí đặc thù, phù hợp với mỗi cơ quan và mỗi loại tế bào. Luyện TINH - KHÍ - THẦN là biến hoá. Luyện Tinh thành Khí, luyện Khí thành Thần là biến hoá cao độ.
Lịch sử loài người là một quá trình biến hoá với mức độ sâu rộng khác nhau qua các thời đại. Một kiếp nhân sinh là một chuỗi biến hoá không ngường. Ðộng là sống. Trong vũ trụ mọi sự vật đều sống động. Cây luôn vươn lên cao hoa75c tàn lụi để chuyển hoá. dòng nước luôn chảy từ nguồn lạc ra sông ngòi. thời gian trôi đi không bao giờ ngừng. Quả địa cầu xoay vần không hề ngưng nghỉ. Nhưng động ở đây tuân theo một số quy luật trong đó có quy luật Phản Phục, tức trở về gốc, ngoài quy luật Biến Hoá và quy luât Quân Bình.
CHU TRÌNH PHẢN PHỤC TRONG DỊCH HỌC
Sự vật biến động đi từ bất dịch qua giao dịch tới biến dịch (hay biến hoá) , rồi lại trở về bất dịch. Trong sự vận hành của Âm - Dương nạp địa chi, nhịp Sinh - Ấu - Tráng Lão, hay Sinh - Thành - Bệnh - Tử đã nói lên cái lý của PHẢN PHỤC.
Phản phục trong vũ trụ thể hiện trong nhịp sinh học Ngày - Ðêm hay bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Ðông. Sao hôm rồi Sao Mai. Mặt trời lặn rồi lại mọc. Trăng Non rồi đến Trăng Già và ngược lại, cứ thế liên miên bất tận. Cây sinh Nụ, Nụ sinh Hoa, Hoa sinh Trái, Trái lại sinh Cây. Nước thành Hơi, Hơi thành Mây, Mây biến hoá thành Mưa. đó là chu trình Phản Phục trong Dịch Học.
Luyện khí công chủ yếu là luyện khí Hậu Thiên, tức Thủy Cốc khí thành Chân Khí tụ tại Ðan Ðiền. Rồi dẫn Chân Khí từ Ðan Ðiền tới các Phủ, Tạng để thành Vinh khí hay Ngũ Khí. Sau cùng lại dẫn Ngũ Khí trở về Ðan diền để trở thành Chân Khí. do đó, trước khi chấm dứt một buổi tập, bao giờ cũng làm động tác thu khí tản mạn trong cơ thể theo Nhâm mạch trở về Ðan điền.
TƯ THẾ VÀ TINH THẦN TẬP NHU KHÍ CÔNG QUYỀN VOVINAM:
Nhu khí công quyền là động công thở hai thì. Trong khi đi quyền, đầu luôn thẳng với cột xương sống, mắt luôn nhìn thẳng và luôn hướng theo chân bước. Không được dùng sức lên gân, khí huyết khó lưu thông. khi thở phải theo nhịp nhẹ nhàng, điều hoà, hít vào ngực phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền). Nếu khí tụ ở ngực không xuống bụng được, sẽ làm cho trên nặng dưới nhẹ dễ lao chao mất thăng bằng. Eo là chổ chủ yếu nhất của thân mình, phải buông eo tự nhiên cho dáng uyển chuyển mà không cố ý mới tạo được sức mạnh thực sự của eo, không dùng sức mà vẫn có sức.
Khi đi quyền, nếu toàn thân đều toạ trên 2 đùi phải thì đùi này là thực, đùi trái là hư. Khi hư thực có thể phân biệt từng bước chân thì sự chuyển động mới linh hoạt, không phí sức. Mọi cử động tay chân đều khoan thai nhịp nhàng, thân thể buông thả tự nhiên theo nhịp thở để huyết mạch được thong dong tự quản dẫn khí chẩy vào xương cốt mà khinh linh biến hoá.
Thân thể con người có kinh lạc như rạch mương trên đất, nếu khơi thông thì nước có thể chảy, kinh lạc không tắt nghẽn thì khí thông. Nếu không dùng lực mà dùng ý, thì Ý tới là Khí tới như vẫy mời khí huyết liên tục lưu chuyển khắp toàn thân không bao giờ ngưng trệ. Tập lâu ngày nhu nhuyễn, thuần thục thì thân mình uyễn chuyển tự nhiên, tay chân mềm mại mà cử động lại rắn rỏi, sắc cạnh như tay thép bọc bông gòn. Tất cả đều trôi chảy nguyên vẹn một hơi, thần khí linh động thể hiện lên á “kinh lạc?
Tinh thần là chủ soái, điều động tương liên hư thực, tâm thần khai hợp. thần thái người đi nhu khí công quyền đã đạt thì thực hư huyền ảo, mọi động tác đều tự nhiên nhi nhiên, khoáng hoạt, tâm ý cùng khai mở, chân tay điều hợp thành nhất khí (một hơi). Nhu khí công quyền dùng ý điều khiển cơ bắp chứ không dùng sức nên có thể đi hoài liên miên không dứt mà không mỏi mệt, lúc nào muốn nghỉ tập thì cứ nghỉ, hơi thở vẫn điều hòa. Ðó là dùng tỉnh chế động, quyền đi càng chậm càng tốt, vì càng chậm càng giúp hô hấp được dài lâu, khí đan điền càng trầm mặc mà không có sự nở trương của huyết mạch, tâm thần càng nhu hòa gắn bó.
Tóm lại toàn bộ khí công gồm:
VẬN KHÍ: Di dộng khí trong cơ thể tới một vùng, một cơ quan hay dọc theo kinh mạch.
PHÓNG KHÍ: Luyện tập liên tục có nguồn khí lực dồidào. Nam tay trái trước, nữ tay phải trước đưa lên ngang ngực. Lòng bàn tay hướng về phía trước, từ từ đẩy thẳng về trước, thở ra rồi thu về.
TRUYỀN KHÍ: Phóng khí hay phát khí, chủ yếu bằng bàn tay qua huyệt LAO CUNG, nhằm hai mục tiêu; TRỊ BỆNH, CHIẾN ÐẤU. Ðể thực hiện được điều này đòi hỏi công phu khổ luyện lâu dài để có THẦN LỰC vững chắc với một tính tình thực sự khiêm tốn, nhu nhã, vì phát khí đúng là con dao hai lưỡi sắc bén, cứu người mà cũng giết người đấy. Khi ta chủ trương luyện phát khí là tích lũy khí lực để tạo sức mạnh tự chữa bệnh và luyện khí thành thần tới bực thượng thừa, chứ không chỉ để chiến đấu. Phát khí làm tiêu hao năng lượng của bản thân nhà khí công nên phải giới hạn về người đến chửa bệnh và tuyệt đối không được phát khí thị uy chiến đấu khi có thể tránh được.
TRUYỀN NỘI LỰC: Muốn truyền nội lực phải có nội lực dồi dào, thành thạo các phương pháp luyện khí, biết tập trung tư tưởng cao độ, thuộc vị trí các đại huyệt. Ngoài ra cần biết chẩn đoán bệnh, đặt mối quan hệ giữa cơ quan mắc bệnh và các kinh mạch, mới khai thông kinh mạch liên hệ với các huyệt có hiệu quả.
Khi truyền nội lực, đặt hai ngón tay trỏ vào huyệt định khai thông, tập trung tư tưởng vận khí xuống đan điền, rổi dẫn kh1i vào hai bàn tay hay hai ngón tay trỏ, dùng trí tưởng tượng đưa khí của bản thân mình chạy sang người tiếp nhận rồi ngưng thở, vận khí hồi phục. Nhữn gnhà khí công điêu luyện thượng thừa vẫn có thể thở tự nhiên, chỉ cần dẫn khí bằng ý.
PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TÂM:
TÂM: Có thể như con ngựa bất kham.
NHIẾP TÂM: Là lồng dây cương vào mõm muốn dắt nó đi đâu cũng được. Bắt ý nghĩ chuyển động theo ý. Ức chế mọi suy nghĩ. Lìa vọng khí khởi vọng.
TRỤ TÂM: Là buộc dây cương vào một gốc cây để nó không đi chổ khác được.
QUÁN TƯỞNG: Là một kiểu trụ tâm vào một trong các đại huyệt, như huyệt:
ÐAN ÐIỀN THƯỢNG: (Bách hội) THẦN = ấn đường
ÐAN ÐIỀN TRUNG : (Khí Hải) KHÍ= Thần khuyết
ÐAN ÐIỀN HẠ: (Quan nguyên) TINH= Hội âm.
Cũng có thể trụ tâm vào huyệt Lao cung hoặc Dũng tuyền, vào vùng trị bệnh với mục đích vận khí đưa huyết vào để điều trị. Ngoài ra còn có thể trụ tâm vào một vật thể thường là một bông hoa đang nở, một cây xanh tươi, một bức tranh đẹp, một dòng sông êm đềm với mục đích làm lắng dịu tâm hồn. Hoặc vào những từ có nghĩa sâu sắc, những đoạn văn hay, lời thơ đẹp với mục tiêu thưởng ngoạn làm thư thái tâm hồn.
Quán tưởng là xử dụng năng lực của tư tưởng, của ý chí để nghiền ngẫm một vấn đề cho thấu suốt (hay tưởng tượng một vấn đề gì để điều đó trở thành sự thật). quán tưởng chính yếu của khí công là:
*. Ðiều thân: Thân thẳng như đồng trụ, vũng như bức tượng, trơ trơ như gỗ đá.
*. Ðiều tâm: Không thấy, không nghe, không suy nghĩ. quán cho tâm hoàn toàn vắng lặng, thanh thản, tươi vui, sống hoà mình với mọi người.
*. Ðều tức: tưởng tượng như ép phế nang tống độc, rồi mở ra dẫn khí vào, phải hình dung 400 triệu phế nang dàn trải ra diện tích khoảng 200 mét vuông.
IV. THẦN CÔNG:
Khi luyện tập nội, ngoại, khí công đã thành tựu, muốn có thể VẬN KHÍ - PHÓNG KHÍ - TRUYỀN KHÍ thành công phải trường trai, tiết độ và tiết dục mọi mặt, vượt trên mọi danh lợi. Nội khí khi được phát sinh thực sự sẽ cung cấp đầy đủ cho nguồn nội lực, thì toàn bộ kinh mạch sẽ được khơi thông, tâm thần được thanh lọc sẽ thanh thoát, có thần lực,thần thái ung dung, tự tại. Người tập thành đạt nhân, sống một đời sống bình thường mà siêu thoát.
Khởi đầu tập khí công, thở hai thì (thở bụng). Khi thở hít vào bụng phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền) rồi thở ba thì. Ðến khi đã biết thở bốn thì: Hô, Hấp, Vận, Bế thông thạo mới có thể đi vào luyện khí ngũ hành để thể nghiệm xem có nên tiếp nữ hay dừng lại ở thể bốn thì. Nên nhớ: Phải luyện tập từng bước một, vội vàng sẽ dẫn tới : ?Tẩu Hỏa Nhập Ma”.
TÍNH ÐỘNG CỦA KHÍ CÔNG:
Trong khí công có tư thế Ðộng và tư thế Tỉnh. Ðộng vì cử động di chuyển. Tỉnh vì bất động và vắng lặng. Trên thực tế, bất động chỉ là bề ngoài, còn bên trong là vận khí, là luyện khí, là biến hóa. Biến tỉnh thành khí, biến khí thành Thần.
Khí công có công dụng làm tăng cường sự lưu thông của khí, bằng đả thông kinh mạch, bằng mở rộng các Huyệt Ðan Ðiền, để cuối cùng Ý đi tới đâu, khí đi tới đó: Ý, Khí , Lực hợp nhất.
Cái động trong khí công là cái động có nhịp độ để trợ giúp tiêu hoá, tăng cường lưu thông huyết và ngừa bệnh. Trên thực tế, vận động có nhịp độ là nương theo quy luật tự nhiên của các cơ quan: Tim đập, tuần hoàn máu, co bóp của ruột và niệu quản, hơi thở, kinh kỳ, thức ngủ...đều có nhịp độ.
Tất cả những phương pháp khí công từ thấp đến cao, đều thể hiện tính động có nhịp độ. Thư giản toàn thân và Tâm Bình.
BIẾN HÓA TRONG KHÍ CÔNG
Trên con người, những hiện tượng sinh lý và sinh hoá biểu hiện của sự sống, mà bản chất của sinh lý và sinh hoá là biến hóa: Biến hoá vật lý, sinh học, hoá học, khí công nương theo các hiện tượng này để lập thành những phương pháp tập luyện và như vậy cũng phải biến hoá, bởi vì trong Tỉnh Công cũng như Ðộng Công đều có vận khí và luyện khí, có chuyển hóa khí Hậu Thiên thành Chân Khí, rồi chuyển chân khí thành khí đặc thù, phù hợp với mỗi cơ quan và mỗi loại tế bào. Luyện TINH - KHÍ - THẦN là biến hoá. Luyện Tinh thành Khí, luyện Khí thành Thần là biến hoá cao độ.
Lịch sử loài người là một quá trình biến hoá với mức độ sâu rộng khác nhau qua các thời đại. Một kiếp nhân sinh là một chuỗi biến hoá không ngường. Ðộng là sống. Trong vũ trụ mọi sự vật đều sống động. Cây luôn vươn lên cao hoa75c tàn lụi để chuyển hoá. dòng nước luôn chảy từ nguồn lạc ra sông ngòi. thời gian trôi đi không bao giờ ngừng. Quả địa cầu xoay vần không hề ngưng nghỉ. Nhưng động ở đây tuân theo một số quy luật trong đó có quy luật Phản Phục, tức trở về gốc, ngoài quy luật Biến Hoá và quy luât Quân Bình.
CHU TRÌNH PHẢN PHỤC TRONG DỊCH HỌC
Sự vật biến động đi từ bất dịch qua giao dịch tới biến dịch (hay biến hoá) , rồi lại trở về bất dịch. Trong sự vận hành của Âm - Dương nạp địa chi, nhịp Sinh - Ấu - Tráng Lão, hay Sinh - Thành - Bệnh - Tử đã nói lên cái lý của PHẢN PHỤC.
Phản phục trong vũ trụ thể hiện trong nhịp sinh học Ngày - Ðêm hay bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Ðông. Sao hôm rồi Sao Mai. Mặt trời lặn rồi lại mọc. Trăng Non rồi đến Trăng Già và ngược lại, cứ thế liên miên bất tận. Cây sinh Nụ, Nụ sinh Hoa, Hoa sinh Trái, Trái lại sinh Cây. Nước thành Hơi, Hơi thành Mây, Mây biến hoá thành Mưa. đó là chu trình Phản Phục trong Dịch Học.
Luyện khí công chủ yếu là luyện khí Hậu Thiên, tức Thủy Cốc khí thành Chân Khí tụ tại Ðan Ðiền. Rồi dẫn Chân Khí từ Ðan Ðiền tới các Phủ, Tạng để thành Vinh khí hay Ngũ Khí. Sau cùng lại dẫn Ngũ Khí trở về Ðan diền để trở thành Chân Khí. do đó, trước khi chấm dứt một buổi tập, bao giờ cũng làm động tác thu khí tản mạn trong cơ thể theo Nhâm mạch trở về Ðan điền.
TƯ THẾ VÀ TINH THẦN TẬP NHU KHÍ CÔNG QUYỀN VOVINAM:
Nhu khí công quyền là động công thở hai thì. Trong khi đi quyền, đầu luôn thẳng với cột xương sống, mắt luôn nhìn thẳng và luôn hướng theo chân bước. Không được dùng sức lên gân, khí huyết khó lưu thông. khi thở phải theo nhịp nhẹ nhàng, điều hoà, hít vào ngực phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền). Nếu khí tụ ở ngực không xuống bụng được, sẽ làm cho trên nặng dưới nhẹ dễ lao chao mất thăng bằng. Eo là chổ chủ yếu nhất của thân mình, phải buông eo tự nhiên cho dáng uyển chuyển mà không cố ý mới tạo được sức mạnh thực sự của eo, không dùng sức mà vẫn có sức.
Khi đi quyền, nếu toàn thân đều toạ trên 2 đùi phải thì đùi này là thực, đùi trái là hư. Khi hư thực có thể phân biệt từng bước chân thì sự chuyển động mới linh hoạt, không phí sức. Mọi cử động tay chân đều khoan thai nhịp nhàng, thân thể buông thả tự nhiên theo nhịp thở để huyết mạch được thong dong tự quản dẫn khí chẩy vào xương cốt mà khinh linh biến hoá.
Thân thể con người có kinh lạc như rạch mương trên đất, nếu khơi thông thì nước có thể chảy, kinh lạc không tắt nghẽn thì khí thông. Nếu không dùng lực mà dùng ý, thì Ý tới là Khí tới như vẫy mời khí huyết liên tục lưu chuyển khắp toàn thân không bao giờ ngưng trệ. Tập lâu ngày nhu nhuyễn, thuần thục thì thân mình uyễn chuyển tự nhiên, tay chân mềm mại mà cử động lại rắn rỏi, sắc cạnh như tay thép bọc bông gòn. Tất cả đều trôi chảy nguyên vẹn một hơi, thần khí linh động thể hiện lên á “kinh lạc?
Tinh thần là chủ soái, điều động tương liên hư thực, tâm thần khai hợp. thần thái người đi nhu khí công quyền đã đạt thì thực hư huyền ảo, mọi động tác đều tự nhiên nhi nhiên, khoáng hoạt, tâm ý cùng khai mở, chân tay điều hợp thành nhất khí (một hơi). Nhu khí công quyền dùng ý điều khiển cơ bắp chứ không dùng sức nên có thể đi hoài liên miên không dứt mà không mỏi mệt, lúc nào muốn nghỉ tập thì cứ nghỉ, hơi thở vẫn điều hòa. Ðó là dùng tỉnh chế động, quyền đi càng chậm càng tốt, vì càng chậm càng giúp hô hấp được dài lâu, khí đan điền càng trầm mặc mà không có sự nở trương của huyết mạch, tâm thần càng nhu hòa gắn bó.
Tóm lại toàn bộ khí công gồm:
VẬN KHÍ: Di dộng khí trong cơ thể tới một vùng, một cơ quan hay dọc theo kinh mạch.
PHÓNG KHÍ: Luyện tập liên tục có nguồn khí lực dồidào. Nam tay trái trước, nữ tay phải trước đưa lên ngang ngực. Lòng bàn tay hướng về phía trước, từ từ đẩy thẳng về trước, thở ra rồi thu về.
TRUYỀN KHÍ: Phóng khí hay phát khí, chủ yếu bằng bàn tay qua huyệt LAO CUNG, nhằm hai mục tiêu; TRỊ BỆNH, CHIẾN ÐẤU. Ðể thực hiện được điều này đòi hỏi công phu khổ luyện lâu dài để có THẦN LỰC vững chắc với một tính tình thực sự khiêm tốn, nhu nhã, vì phát khí đúng là con dao hai lưỡi sắc bén, cứu người mà cũng giết người đấy. Khi ta chủ trương luyện phát khí là tích lũy khí lực để tạo sức mạnh tự chữa bệnh và luyện khí thành thần tới bực thượng thừa, chứ không chỉ để chiến đấu. Phát khí làm tiêu hao năng lượng của bản thân nhà khí công nên phải giới hạn về người đến chửa bệnh và tuyệt đối không được phát khí thị uy chiến đấu khi có thể tránh được.
TRUYỀN NỘI LỰC: Muốn truyền nội lực phải có nội lực dồi dào, thành thạo các phương pháp luyện khí, biết tập trung tư tưởng cao độ, thuộc vị trí các đại huyệt. Ngoài ra cần biết chẩn đoán bệnh, đặt mối quan hệ giữa cơ quan mắc bệnh và các kinh mạch, mới khai thông kinh mạch liên hệ với các huyệt có hiệu quả.
Khi truyền nội lực, đặt hai ngón tay trỏ vào huyệt định khai thông, tập trung tư tưởng vận khí xuống đan điền, rổi dẫn kh1i vào hai bàn tay hay hai ngón tay trỏ, dùng trí tưởng tượng đưa khí của bản thân mình chạy sang người tiếp nhận rồi ngưng thở, vận khí hồi phục. Nhữn gnhà khí công điêu luyện thượng thừa vẫn có thể thở tự nhiên, chỉ cần dẫn khí bằng ý.
PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TÂM:
TÂM: Có thể như con ngựa bất kham.
NHIẾP TÂM: Là lồng dây cương vào mõm muốn dắt nó đi đâu cũng được. Bắt ý nghĩ chuyển động theo ý. Ức chế mọi suy nghĩ. Lìa vọng khí khởi vọng.
TRỤ TÂM: Là buộc dây cương vào một gốc cây để nó không đi chổ khác được.
QUÁN TƯỞNG: Là một kiểu trụ tâm vào một trong các đại huyệt, như huyệt:
ÐAN ÐIỀN THƯỢNG: (Bách hội) THẦN = ấn đường
ÐAN ÐIỀN TRUNG : (Khí Hải) KHÍ= Thần khuyết
ÐAN ÐIỀN HẠ: (Quan nguyên) TINH= Hội âm.
Cũng có thể trụ tâm vào huyệt Lao cung hoặc Dũng tuyền, vào vùng trị bệnh với mục đích vận khí đưa huyết vào để điều trị. Ngoài ra còn có thể trụ tâm vào một vật thể thường là một bông hoa đang nở, một cây xanh tươi, một bức tranh đẹp, một dòng sông êm đềm với mục đích làm lắng dịu tâm hồn. Hoặc vào những từ có nghĩa sâu sắc, những đoạn văn hay, lời thơ đẹp với mục tiêu thưởng ngoạn làm thư thái tâm hồn.
Quán tưởng là xử dụng năng lực của tư tưởng, của ý chí để nghiền ngẫm một vấn đề cho thấu suốt (hay tưởng tượng một vấn đề gì để điều đó trở thành sự thật). quán tưởng chính yếu của khí công là:
*. Ðiều thân: Thân thẳng như đồng trụ, vũng như bức tượng, trơ trơ như gỗ đá.
*. Ðiều tâm: Không thấy, không nghe, không suy nghĩ. quán cho tâm hoàn toàn vắng lặng, thanh thản, tươi vui, sống hoà mình với mọi người.
*. Ðều tức: tưởng tượng như ép phế nang tống độc, rồi mở ra dẫn khí vào, phải hình dung 400 triệu phế nang dàn trải ra diện tích khoảng 200 mét vuông.
IV. THẦN CÔNG:
Khi luyện tập nội, ngoại, khí công đã thành tựu, muốn có thể VẬN KHÍ - PHÓNG KHÍ - TRUYỀN KHÍ thành công phải trường trai, tiết độ và tiết dục mọi mặt, vượt trên mọi danh lợi. Nội khí khi được phát sinh thực sự sẽ cung cấp đầy đủ cho nguồn nội lực, thì toàn bộ kinh mạch sẽ được khơi thông, tâm thần được thanh lọc sẽ thanh thoát, có thần lực,thần thái ung dung, tự tại. Người tập thành đạt nhân, sống một đời sống bình thường mà siêu thoát.
No comments:
Post a Comment