LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, April 29, 2017

THỨC ĂN BỔ MÁU


THỨC ĂN BỔ MÁU

Về thức ăn bổ máu chia làm 3 loại:
• Loại tăng nhiệt,
• Loại hạ nhiệt,
• Loại trung tính đã phối hợp các món ăn hòa hợp âm dương quân bình hàn nhiệt.
a)Thức ăn bổ máu làm tăng nhiệt
Táo đỏ rất tốt cho dạ dày và hệ thần kinh, đặc biệt là táo tươi. Nó có chứa rất nhiều vitamin C, calci và sắt, những người suy yếu xương thì nên ăn nhiều táo đỏ.
Đường đỏ giúp bổ máu và lợi khí. Các bác sỹ Đông y coi đây là vị thuốc tốt nhất, 60 gam đường đỏ, 60 gam tỏi và 15 gam gừng đun thành nước, uống thay trà có thể chữa được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều…
Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamine và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B12, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, điều chỉnh kinh nguyệt, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nên ăn đậu đỏ hầm với gìò heo để kích thích tăng tuyến sữa.
Đậu phộng chứa lượng protein phong phú và không béo, giúp lợi khí bổ gan, có tác dụng bổ máu, cầm máu…, đặc biệt vỏ lạc còn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2 và vitamin E, giúp tăng sức đề kháng và chống lão hóa.
Cháo bổ máu :
50g gạo nếp nấu với 10 qủa táo đỏ, 50g đậu đỏ, 50g đậu phộng, thêm đường đỏ vừa đủ ngọt làm tăng máu, da hồng hào, chữa bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu.
Cháo gan :
Nấu cháo đậu phộng 50g, gạo nếp 50g, và gia vị vừa đủ. Khi cháo chín cho 100g gan thái miếng mỏng và cho 50g gừng thái chỉ, đun thêm 10 phút, nêm gia vị, ăn nóng vài lần trong ngày. Món ăn này bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, bổ phổi, mạnh bao tử, thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh.
Gà hầm hoàng kỳ:
Thịt gà 100 g, sinh hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, đảng sâm 20 g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu. Dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư (đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt).
Nhung hươu hầm thịt gà:
Nhung hươu 5g, thịt gà 100g, gừng tươi 10g. cho 2lít nước, khi sôi, hầm nhỏ lửa cho cạn còn 1/2 lít, chia 2 lần uống trong ngày..
Món này dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư, biểu hiện: Sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng, nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.giúp ôn thận tráng dương, ích tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt.
Thịt gà tam thất:
Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện: Sắc mặt xám nhợt, hay bị vỡ tiểu cầu, xuất huyết dưới da trong bệnh sốt xuất huyết, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Cà rốt:
Cà rốt có chứa hàm lượng carotin vô cùng phong phú, vì vậy nó có tác dụng điều tiết hệ thần kinh, lưu thông mạch máu.. Khi ăn nên đê cả vỏ, nếu muốn gọt thì gọt càng mỏng vỏ thì càng tốt, cà rốt sẽ phát huy công dụng của nó khi trải qua quá trình chế biến xào nấu.
Trà Hoa hồng nhung:
Có tác dụng làm lưu thông máu rất tốt. Mua hoa hồng đã được sao khô về pha trà làm nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu uống ít, trong thời gian ngắn thì không sao, khi đo áp huyết tăng làm xáo trộn tim mạch, có hiện tượng chảy máu cam thì ngưng, có công dụng thông kinh nguyệt nên sản phụ không dùng được dễ bị sẩy thai.
Cháo Táo tàu đỏ:
Tào tàu có tác dụng bổ máu, an thần rất tốt. Cách sử dụng là khi nấu cháo trắng, canh hầm chỉ cần cho thêm vài quả táo tàu khô vào là được, có thể ăn táo tàu tươi hoặc là táo tàu khô. Vỏ quả táo tàu khá cứng, khó tiêu hoá nên nếu ăn vặt bằng táo tàu thì không nên ăn nhiều quá.
Trà Vỏ quế :
Có tác dụng lưu thông máu rất tốt và cải thiện tình trạng chân, tay lạnh ở phụ nữ, vỏ quế có tác dụng xung huyết nên phụ nữ mang thai không nên ăn. Nấu 1-2 ống quế chi với 1/2 lít nước cho sôi 5 phút, rồi đổ vào bình thủy giữa cho nóng và cho quế thấm tan dần, nước trở thành vàng hồng đậm, uống sau mỗi bữa cơm và trước khi đi ngủ.
Trà Gừng mật ong:
Có bán sẵn ở tiệm thuốc bắc. Gừng có chứa thành phần zingerone và gingerol có tác dụng làm lưu thông máu. Nếu tự làm, nên chọn những củ gừng càng già càng tốt, vì càng già thì càng phát huy tác dụng của nó. Gừng thái chỉ 10g nấu với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít cất vào bình thủy, khi uống pha thêm 1 muỗng mật ong, uống sau mỗi bữa cơm. Không nên để gừng trong tủ lạnh mà nên gói vào giấy báo rồi để ở nơi thoáng mát.
Thịt heo xào nấm đông cô :
Đông cô (nấm hương) 100g, thịt cốt-lết 200g, cà rốt 100g. Gừng, hành, bột nêm, bột năng và bột tiêu mỗi thứ vừa đủ.
Đông cô dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước, thái sợi. Thịt cốt-lết cũng thái sợi. Cà rốt rửa sạch gọt vỏ thái sợi, gừng và hành thái sợi sử dụng sau.
Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ dầu nóng đến một nửa cho hành, gừng vào phi thơm, sau đó đổ thịt vào xào đều, rồi thêm đông cô xào chín, thêm cà rốt sợi, bỏ bột nêm, bột tiêu, dùng bột năng làm xốt thì hoàn tất. Có tác dụng kiện tỳ, bổ gan, dưỡng huyết.
Canh ba màu:
Gan heo 400g, đậu nành 200g, bó xôi 500g, bột nêm và dầu mè vừa đủ. Gan heo rửa sạch, cho vào nước sôi nấu chín một nửa, vớt ra thái lát sử dụng sau. Đậu nành dùng nước ấm ngâm 2 giờ. Bó xôi lặt rửa cho sạch, cho vào nước sôi chần, vớt ra ngâm trong nước lạnh, để ráo nước, thái đoạn sử dụng sau.
Gan heo chứa nhiều cholesterol, người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành ít ăn. Khi chế biến gan heo cần lưu ý làm cho chín. Bó xôi chứa acid oxalic, ảnh hưởng hấp thu sắt, cho chần qua nước sôi, làm cho acid oxalic tan trong nước, cố gắng làm giảm hàm lượng acid oxalic chứa trong bó xôi.
Bắc nồi lên bếp, đổ nước vào nồi. Nấu đậu nành cho chín, tiếp theo nấu gan chín, rồi thêm bó xôi, bỏ bột nêm, dầu mè thì bắc khỏi bếp. Món canh kiện tỳ ích vị, ích khí dưỡng huyết. Thích hợp dùng cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Thích hợp dùng cho người nhiều bệnh.
Cháo xương ống táo đỏ :
Dùng 2 cái xương ống (bò, heo hay dê), 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.
Cháo gân bò :
Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đằng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.
Gà hầm thuốc bắc :
Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5 kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.
b)Thức ăn bổ máu làm hạ nhiệt
Chè mộc nhĩ trắng đường phèn :
Ngoài tác dụng làm đẹp da thì môc nhĩ trắng (tuyết nhĩ) còn có tác dụng bổ máu, lưu thông máu rất tốt. Một bát chè mộc nhĩ trắng nấu với gừng chữa bệnh thiếu máu, cho ít đường phèn. Khi mua mộc nhĩ không nên chọn loại trắng quá, do dùng thuốc hoá học tẩy trắng.
Ô Mai khô mặn :
Mai khô mặn có tác dụng làm lưu thông mạch máu vì có thành phần acid citric. Nếu ăn quả mai chưa qua chế biến thì sẽ không hiệu quả. Chỉ cần cho vào sấy lên với muối thành ô mai thì sẽ phát huy tác dụng của nó. Cho mai khô mặn vào ngâm với rượu hay bỏ 1 quả ô mai mặn vào ly nước nóng cho tan rồi uống như nước trà.
Canh Rau ngót, rau dền đỏ:
Rau dền đỏ luôn là những thứ “ưu tiên” hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính “lành” và bổ máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu .
Gan heo xào nấm mèo đen:
Nấm mèo đen 80g, gan heo 400g, dưa leo 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè và canh ngon với mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước. Nếu nấm quá to, dùng tay xé thành lát nhỏ.
Gan heo rửa sạch, lạng bỏ màng, thái lát cho vào trong chén, dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa leo rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi sử dụng sau.
Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ khi dầu nóng đến 6/10, thêm hành và gừng xào thơm, đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ vào gan heo đảo đều, thêm ít canh ngon, bỏ bột nêm, thêm dưa leo thái lát xào lại, rưới vào dầu mè thì hoàn tất. Món ăn bổ huyết sinh huyết, bổ nhưng không ngấy.
Nấm mèo đen giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao miễn dịch cơ thể. Gan heo chứa nhiều sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu. Gan heo chứa hơi nhiều cholesterol, người bị cao mỡ máu, bệnh mạch vành nên ít dùng.
Gà tiềm hoàng kỳ-ngân nhĩ:
Hoàng kỳ 20g, Ngân nhĩ (nấm tuyết) 50g, gà mái giò 1 kg, bột nêm, rượu đế, hành và gừng với mỗi thứ vừa đủ. Ngân nhĩ sau khi dùng nước ấm ngâm nở rửa sạch. Gà sau khi làm sạch, bỏ chân móng, mỏ. Hoàng kỳ rửa sạch, nhét trong bụng gà. Hành cắt đoạn. Gừng thái lát, sử dụng sau.
Đổ nước vào nồi, cho vào gà, nêm rượu, hành, gừng dùng lửa lớn nấu sôi, vớt váng, rồi thêm vào ngân nhĩ, dùng lửa nhỏ hầm đến chín nhừ. Bỏ bột nêm thì hoàn tất. Món ăn tác dụng bổ khí dưỡng âm (bổ máu), ôn trung kiện tỳ (làm ấm và tăng chức năng tiêu hóa).
Gà mái có tác dụng tăng tủy, kèm với thảo dược ích khí bổ huyết, giúp hình thành tế bào tủy xương, xúc tiến tạo máu, thích hợp cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là người bệnh thiếu máu ác tính. Món ăn cũng thích hợp cho người già thân yếu. Da gà chứa nhiều chất mỡ dưới da, tốt nhất khi chế biến loại bỏ đi, hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt.
Canh gan rau chân vịt :
Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối, và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.
c)Thức ăn bổ máu trung tính đã quân bình âm dương :
Cháo long nhãn-hạt sen:
Nấu cháo gạo 100g cho thêm 50g Long Nhãn khô, 50g Hạt Sen khô.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.
Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ:
Cách chế biến: Nấm mèo 25g đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho vào nước sôi luộc sơ qua; lá tỏi 200g bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn, rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt bò 300g xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng thì lần lượt cho gừng 2 lát, nấm mèo, m ột ít cà rốt thái sợi, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ qua, sau cùng cho rượu (một ít), nước tương, đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi thứ một ít) cho sền sệt thì được.
Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.
Gan heo xào trứng gà và bó xôi:
Cách chế biến: Cho gan heo 50-100g vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành dạng hạt lựu, sau đó cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng 1-2 qủa, bó xôi 30-50g, gốc hành 1 cái, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Dưỡng huyết.
Gan heo nấu với đậu nành:
Cách chế biến: Cho đậu nành 50g vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo 50g vào, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu ác tính.
Gan heo nấu nấm mèo đen:
Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra 10g, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau đó cho gan heo 50g vào nấu cho đến chín, thêm hành, nê nếm vừa ăn.
Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.
Chè đậu xanh-táo đỏ:
Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường đen vừa đủ. Đậu xanh vo sạch, dùng nước lạnh ngâm 2 giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường đen thì dùng, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt giải thử, rất thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu vào dịp hè, vừa thanh nhiệt vừa bổ máu. Thích hợp cho cả người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành, béo phì, tiểu đường (không nêm đường).
Trứng gà-hà thủ ô:
Trứng gà 2 quả, hà thủ ô 50 g, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Bóc bỏ vỏ trứng rồi đun tiếp khoảng 60-90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày, chữa thiếu máu thuộc thể can thận hư có dấu hiệu như đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi. Trong bài, hà thủ ô bổ gan thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà bổ huyết.

Thiếu máu ngày nay khá là phổ biến, tuy nhiên để có thể điều trị một cách tốt nhất thì chúng ta phải có phương pháp phòng tránh cũng như chế độ dinh dưỡng, ăn uống ( nên cung cấp cho cơ thể top những thực phẩm bổ máu, những loại thực phẩm giàu chất đạm, sắt,.. ).
 1. Biểu hiện người thiếu máu
Đối với những người bị thiếu máu thì tùy thuộc vào mức độ, có khá là nhiều nguyên nhân  dẫn đến thiếu máu. Vậy biểu hiện chúng ta sao để có thể biết cung cấp cho cơ thể những loại thuốc, thực phẩm bổ máu cho cơ thể.
+ Có khá là nhiều trường hợp thiếu máu nặng mà không có triệu chứng, có trường hợp thiếu máu xảy ra chậm qua nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí qua hàng năm, nhưng thường, khi trị số hemoglobin (viết tắt Hb) xuống dưới 7 g/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực.
+ Người bệnh trông xanh quá, tầm nhìn không còn rõ, ngất xỉu, tim đập nhanh. Những trường hợp này thì ta nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.
2. Danh sách các loại thực phẩm bổ máu
Ăn uống một cách khoa học nhất đồng thời bạn nên cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm bổ máu, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, ngon miệng, vừa đủ, thoải mái, là phương pháp phòng tránh và điều trị thiếu máu tốt nhất. Đồng thời cũng nên chú ý uống nhiều nước, để bổ sung phần nước bị mất; cũng có thể uống nước đường tán, để đạt mục đích bù chất sắt, tạo máu.
 - Ăn đa dạng các loại thực phẩm bổ máu như: thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh - Đây cũng là là top những loại thực phẩm bổ máu cho bà bầu cực tốt chúng khá là giàu chất sắt.
1. Thịt bò: Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.
2. Gan: Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.
3. Trứng: Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.
4. Hải sản: Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi... được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt... Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
5. Bí ngô: Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Trong 100g hạt bí ngô có chứa 15mg sắt. Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…
6. Khoai tây: Khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc... Hạn chế dùng khoai tây rán vì khoai tây rán là “thủ phạm” có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.
7. Bông cải xanh: Bông cải xanh bên cạnh việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C còn chứa rất nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Trong 100g bông cải xanh chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài bông cải xanh thì các loại rau có lá màu xanh đậm như cần tây, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải xoong... đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt.
8. Đỗ: Các loại đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Chúng cũng rất giàu molypden - một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym. Tuy nhiên, chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic nên ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến.
9. Nho: Nho rất giàu sắt, phốt pho, canxi, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.
10. Mía: Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm… trong đó hàm lượng sắt là cao nhất. Mía cũng chứa nhiều vitamin, protein, axit hữu cơ… những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ngon miệng, cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.
Lưu ý: Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, không uống cà phê hay trà khi ăn vì chúng chứa các polyphenol làm cản trở quá trình hấp thu sắt. Không kết hợp thực phẩm bổ sung sắt và thực phẩm bổ sung canxi cùng với nhau vì canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt với những thực phẩm giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, quýt, cà chua...) và thực phẩm có nhiều protein, đặc biệt là protein động vật để tăng cường hấp thu sắt.
+ Các loại thức ăn chứa nhiều đạm tốt gồm sữa, thịt nạc, trứng, chế phẩm đậu, thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, mè, rong biển, nấm mèo đen, nấm hương, đậu hòa lan, đại táo, long nhãn… gan heo, cật heo, thịt bò chứa nhiều acid folic, gan động vật, cật heo, cật dê… chứa nhiều vitamin B12.
Ngoài ra dưới đây là những món ăn bài thuốc bổ sung máu khá tốt bạn có thể tham khảo.
Cháo củ mài - long nhãn: củ mài 40g, long nhãn 20g, gạo 100g. Gạo vo sạch, cùng long nhãn và gạo cho vào trong nồi, thêm nước lạnh vừa đủ ninh nhừ bằng lửa vừa, nêm nếm theo khẩu vị tùy người, mỗi ngày 1 lần.

Canh gan heo nấu sâm táo: gan heo 100g, đảng sâm 15g, đại táo 20 quả. Đảng sâm và đại táo rửa sạch, thêm nước ấm ngâm 20 phút, lại thêm vào nước lạnh vừa đủ, sau khi đun bằng lửa riu trong nửa giờ, gạn lấy nước thuốc. Kế tiếp, thêm nước vừa đủ đun 20 phút gạn lấy nước. Lấy 2 nước hỗn hợp lại, cùng với gan heo đã rửa sạch cho vào nồi đất nấu chín, sau khi nêm nếm chia dùng 2 lần, mỗi ngày 1 mễ.
Canh huyết heo: huyết heo 0,5kg dội rửa sạch, thêm ít hành, gừng và rượu vang vào nồi xào sơ. Sau đó thêm nước vừa đủ đun sôi đến chín, nêm ít muối và bột nêm thì dùng.
Cháo táo đỏ - đậu phộng: táo đỏ 15 quả, đậu phộng cả vỏ lụa 50g, gạo 100g. Tất cả nguyên liệu này sau khi rửa sạch cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, dùng lửa vừa nấu chín nhừ, mỗi ngày dùng sáng và chiều.

Những loại thực phẩm giúp bổ máu

Thiếu máu là hiện tượng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp oxy đến các mô. Khi đó cơ thể sẽ lâm vào tràng thái thiếu máu và làm cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, tê nhức chân tay, suy giảm trí nhớ…. Vậy có cách nào để giúp hỗ trợ bổ sung lượng máu đang thiếu trong cơ thể? Dưới đây là một số những loại thực phẩm giúp bổ máu cho cơ thể.
Thực phẩm bổ máu từ động vật
    Gan: Gan là 1 loại thực phẩm tuyệt vời, có chứa hàm lượng sắt lớn. Cứ 100gr gan gà thì có chứa 9mg sắt rất có ích trong việc bổ sung sắt cho cơ thể. Gan bò cũng là loại thực phẩm cung cấp sắt cho cơ thể, nhưng không những thế, gan bò còn có calo và cholesterol rất tốt cho cơ thể.
    Thịt bò: Đây là 1 loại thực phẩm rất tốt, có chứa lượng sắt rất lớn. Trong 85mg thịt bò thì có chứa tới 2,1mg sắt, chính vì vậy đây là nguồn cung cấp sắt phong phú và bổ sung lượng hemoglobin cho cơ thể. Nếu bạn đang trong chế độ giảm cân, không muốn tăng cân thì lên chọn thịt bò loại thịt thăn vì nó ít chất béo tránh được việc tăng cân không mong muốn cho cơ thể.
    Ức gà: Ức gà là loại thực phẩm chứa nhiều sắt nhất trong các loại bộ phận của gà. Trong 100gr ức gà thì có khoảng 0,7mg sắt. Ngoài ra các bộ phận khác như tủy, gan, xương cũng có tác dụng tăng cường lượng hemoglobin tốt cho cơ thể.
    Cá hồi: đây là thực phẩm vô cùng có lợi cho cơ thể. Nó giúp bổ sung omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa được các hiện tượng như: cục máu đông, các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ bị đột quỵ, huyết áp…. và ngoài ra nó còn có tác dụng bổ sung sắt cho cơ thể rất tốt
Thực phẩm giúp bổ máu từ thực vật
    Hạt bí ngô: Đây là loại thực phẩm có chứa rất nhiều sắt, trong 100gr hạt bí ngô thì có khoảng 15mg sắt. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm các loại axit béo, cholesterol giúp bạn trong việc giảm cân hằng ngày,
    Sô cô la đen: là loại thực phẩm được rất nhiều bạn trẻ ưu thích. Nhưng không phải ai cũng biết đây là loại thực phẩm rất có tác dụng trong việc bổ máu. Theo phân tích thì cứ 100gr sô cô la thì có 17mg sắt rất tốt cho việc bồi bổ máu cho cơ thể
    Đậu lăng: Đậu lăng là 1 loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể trong việc bổ sung sắt mà bên cạnh đó nó còn là loại thực phẩm cung cấp nhiểu magiê và vitamin B6 tốt cho cơ thể mà lại ít cholesterol. Là loại thức ăn thích hợp cho những người muốn giảm cân
    Bông cải xanh: ai cũng biết đây là thực phẩm bổ sung rất nhiều chất xơ. Nhưng ngoài việc bổ sung chất xơ ra nó còn bổ sung lượng sắt, vitamin A, vitamin C, magiê tốt cho cơ thể
    Đậu phụ: Nếu bạn là người ăn chay thì đây là loại thực phẩm rất có ích trong việc bổ sắt, hemoglobin trong máu. Vì cứ trong 100gr đậu phụ thì có 5,4mg sắt
******
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
- Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu.
- Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
Chế độ ăn bệnh thiếu máu- Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Những thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá trứng ... có nhiều sắt và sắt có chất lượng cao, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. Vì vậy một chế độ ăn có ít thức ăn động vật thường hay bị thiếu máu.
Những thức ăn nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, ngô, một số loại rau có nhiều chất xơ ... thường có lượng sắt thấp và sắt chất lượng kém, làm cơ thể khó hấp thu và sử dụng.
Phòng chống thiếu máu bao gồm một số biện pháp sau:
1- Biện pháp cải thiện chế độ ăn, đa dạng hoá bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như thịt, GAN, TRỨNG, TIẾT, THỨC ĂN GIÀU VITAMIN C NHƯ RAU QUẢ.
2- Tăng cường sắt vào thực phẩm: Hiện nay nước ta đang nghiên cứu tăng cường sắt vào thức ăn như bánh bích qui, nước mắm, nhằm đưa một lượng sắt đủ cho nhu cầu qua những thức ăn này .
3- Phối hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun.
4- Bổ sung viên sắt cho các đối tượng có nguy cơ cao
Phụ nữ lứa tuổi từ 13 trở lên, cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống một viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Khi có thai cần kết hợp ăn uống tốt với uống viên sắt đều đặn, mỗi ngày một viên (60mg sắt) trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng.
Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc
Thiếu máu có cần uống thuốc không?
Một người được chẩn đoán là thiếu máu khi có sự bất thường của các hồng huyết cầu (red blood cell), ngay từ lúc sinh ra hay mới bị sau này, hoặc là biểu hiện của một bệnh không phải bệnh về máu. Khi có thiếu máu, khối lượng hồng huyết cầu lưu thông trong máu sút giảm, trị số hemoglobin của người thiếu máu dưới 12 g/dl nếu là phụ nữ, dưới 14 g/dl nếu là đàn ông.
Cũng giống như các bệnh khác, thiếu máu có nhiều nguyên nhân gây nên như:
- Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác, dù mắt ta không nhìn thấy...
- Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết... lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu máu.
- Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường hợp thiếu máu.
- Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.
- Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ): 5-10% các trường hợp thiếu máu.
- Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate...
Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ có chỉ định có nên uống thuốc không? Chế độ ăn uống nghỉ ngơi như thế nào. Vì vậy không nên tự ý uống thuốc khi bị thiếu máu.
Làm sao biết mình bị thiếu máu?
Tùy theo nguyên nhân gây thiếu máu mà các biểu hiện của nó cũng khác nhau, mức độ biểu hiện nhanh hay chậm cũng khác nhau. Có nhiều trường hợp thiếu máu nặng vẫn không có triệu chứng gì cả, có trường hợp thiếu máu xảy ra chậm qua nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí qua hàng năm, nhưng thường, khi trị số hemoglobin (viết tắt Hb) xuống dưới 7 g/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Khi người bệnh trông xanh quá, tầm nhìn không còn rõ, ngất xỉu, tim đập nhanh, ta nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.
Thiếu máu khi mang thai có những biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện rõ ràng nhất của các bà bầu bị thiếu máu khi mang thai là: cảm thấy mệt mỏi và thở hổn hển. Ngoài ra còn có một số những biểu hiện khác nữa như: Da xanh tái, móng tay dòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, hoa mày chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó (giấy, gạch...). Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác. Chính vì vậy khi bắt đầu mang thai bà bầu nên đi khám, làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị thiếu máu không, để bổ sung viên sắt và có chế độ ăn uống thích hợp. Thiếu máu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của em bé trong bụng.

Thực phẩm bổ sung máu hằng ngày cho người thiếu máu - YouTube

1. Thịt
Nên ăn thịt bò, heo và gan động vật bởi đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng không nên vì thịt chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe tim mạch.
2. Hải sản
Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt, có ích trong việc điều trị thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.
3. Trứng
Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
4. Những thực phẩm xanh
Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Đặc biệt cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.
5. Trái cây
Nhóm trái cây có họ cam, quít như cam, chanh, bưởi, quít… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.
6. Nước ép củ cải đường
Là loại rau củ có chất tạo máu trong cơ thể, củ cải đường chữa hàm lượng chất sắt phong phú giúp hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp ô-xy mới cho cơ thể. Củ cải đường tăng khả năng hấp thu oxy trong máu gấp 4 lần.
7. Sữa
Trong sữa chứ rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.
8. Nho khô
Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.
9. Mật ong
Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và măng-gan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.
10- Sữa
Trong sữa chứ rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.
11. Cà chua
Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.
12. Lựu
Lựu là một trong những loại trái cây phổ biến giàu chất sắt và vitamin C. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và lựu cũng rất hiệu quả trong điều trị các triệu chứng thiếu máu như yếu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí cả mất khả năng nghe.
13. Đậu nành
Đậu nành là một nguồn tuyệt vời của sắt và các vitamin. Đậu nành được coi là những “hạt cà phê” có chứa hàm lượng sắt cao. Đậu tương là một thực phẩm ít chất béo và chứa protein cao giúp chống thiếu máu.
14. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là một nguồn giàu chất sắt. Bạn nên sử dụng bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không thích mùi vị của bơ đậu phộng, bạn có thể ăn đậu phộng rang hàng ngày để chống lại bệnh thiếu máu. Hai muỗng canh bơ đậu phộng chứa 0,6 mg sắt.

Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.


Giữ “sắc đỏ” trong cơ thể

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố xuống dưới mức bình thường so với người khỏe mạnh cùng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu nhưng 3 nguyên nhân chính vẫn là: sự phá hủy quá mức của tế bào hồng cầu, mất máu và sự sản sinh không đủ tế bào hồng cầu.


Người thiếu máu luôn cảm thấy đau đầu và khó chịu khi thời tiết thay đổi. Thiếu máu cũng dễ dẫn tới tính tình không thoải mái, dễ cáu gắt. Có rất nhiều cách để bổ sung hồng cầu cho máu, ngoài các loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống hằng ngày là các hiệu quả nhất giúp cơ thế lấy lại sự cân bằng vốn có.



Nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu

Nếu có một ngày cơ thể bạn “biểu tình” không tập trung làm được bất kỳ việc gì, mệt mỏi và chán ngán bạn nên đi tới các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe vì bạn đang có dấu hiệu “thiếu máu”.

Thiếu máu do sự phá hủy các tế bào hồng cầu: Xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường chu kỳ sống của tế bào hồng cầu là 120 ngày) và tủy xương không thể sản sinh các tế bào máu mới đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do một số bệnh truyền nhiễm, một số kháng sinh hoặc dược các dược phẩm không được dùng đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa hoặc do uống quá nhiều các loại thuốc bổ cùng lúc.  Thiếu máu do tan máu miễn dịch: Đó là do hệ miễn dịch nhận dạng nhầm các tế bào hồng cầu là những thành phần từ bên ngoài vào và phá hủy chúng. Ngoài ra còn có thể do khiếm khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu như: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh do thiếu men GD6PD...
Thiếu máu do mất máu: Do bị chấn thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu. Các chị em phụ nữ nếu bị kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài (rong kinh), bệnh trĩ, mất máu nhiều khi sinh đẻ, sảy thai, xuất huyết tiêu hóa… cũng có thể gây thiếu máu, truyền máu khi có chỉ định.   Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin tạo hồng cầu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới trẻ ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Thiếu nữ trong tuổi dậy thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do kinh nguyệt mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ nên bổ xung trong chế độ ăn hàng ngày.

Thực đơn cho người thiếu máu

Người thiếu máu trước tiên phải bổ sung chất sắt, chất không thể thiếu để tạo hồng cầu. Thức ăn có chứa nhiều sắt có mộc nhĩ, nấm hương, huyết động vật, thịt  nạc, gan động vật, cá, chế phẩm đậu tương, hồng táo, v.v. Tiếp đó là phải bổ sung protein, như sữa bò, thịt cừu, thịt gà, cá. Trong thức ăn này có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác trong việc tạo máu cho cơ thể.

Ngoài ra còn phải bổ sung axit folic và vitamin B12. Không phải là thành phần tạo hồng cầu, nhưng sự hình thành và sinh tồn của hồng cầu không thể tách rời được chúng. Chúng có phổ biến trong các loại rau xanh và trái cây. Bạn có thể sử dụng một vài món ăn dưới đây để bổ sung “sắc đỏ” cho cơ thể.


Gan heo xào nấm mèo đen:  Món ăn bổ huyết sinh huyết, bổ nhưng không ngấy. Nấm mèo đen giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao miễn dịch cơ thể. Gan heo chứa nhiều sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu. Nhưng gan heo chứa hơi nhiều cholesterol, người bị cao mỡ máu, bệnh mạch vành nên ít dùng. 

Chè đậu xanh - táo đỏ:  Món chè thanh ngọt, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt giải thử rất thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu vào dịp hè, vừa thanh nhiệt vừa bổ máu. Ngoài ra, món này còn thích hợp cho cả người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành, béo phì, tiểu đường (không nêm đường). 

Canh ba màu: gồm có gan heo, đậu nành cải bó xôi. Món canh này thích hợp dùng cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Khi chế biến gan heo cần lưu ý nấu chín kỹ còn cải bó xôi chứa acid oxalic, ảnh hưởng hấp thu sắt, cho chần qua nước sôi, làm cho acid oxalic tan trong nước đề làm giảm hàm lượng acid oxalic chứa trong đó.

Gà tiềm hoàng kỳ - ngân nhĩ: Món ăn tác dụng bổ khí dưỡng âm (bổ máu), ôn trung kiện tỳ (làm ấm và tăng chức năng tiêu hóa). Gà mái có tác dụng tăng tủy, kèm với thảo dược ích khí bổ huyết, giúp hình thành tế bào tủy xương, xúc tiến tạo máu, thích hợp cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là người bệnh thiếu máu ác tính đồng thời món ăn cũng thích hợp cho người già thân yếu. 

Gan heo nấu đậu nành:  Món canh có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu ác tính. Gan heo chứa các vitamin và sắt, đậu nành giàu đạm, kết hợp cùng đậu nành sẽ giúp ích cho việc tạo ra huyết sắc tố hemoglobin, thích hợp dùng cho các loại bệnh thiếu máu.




Các vị thuốc Đông y bổ máu
Những vị thuốc bổ máu trong Đông y phần nhiều có tính vị cam “ngọt”, ôn hoặc cam bình, chất tư nhuận, có thể bổ gan dưỡng tâm hoặc ích tỳ, mà chủ yếu là tư sinh huyết dịch.
Có vị còn có thể tư dưỡng gan thận. Chủ yếu thích hợp với các chứng do tâm gan huyết hư sinh ra sắc mặt vàng ải, môi nhạt trắng, hoa mắt, ù tai, tim đập rộn ràng, mất ngủ, hay quên hoặc kinh nguyệt không đúng kỳ, lượng ít màu nhạt, thậm chí bế kinh, mạch nhỏ yếu.
Các vị bổ máu hay dùng gồm:
Đương quy: Còn có tên gọi khác là toàn đương quy, tần đương quy, vân đương quy, xuyên đương quy, tửu đương quy.
Thành phần có dầu bay hơi, có nhiều loại đường (polysaccharide), nhiều loại axit amin, vitamin B12, vitamin E...
Công hiệu: Bổ huyết điều kinh, hoạt huyết chỉ đau, nhuận tràng thông tiện. Thích hợp với chứng huyết trệ do bị té ngã tổn thương, chứng đau do phong thấp tê trở.
Cấm kỵ: Người huyết hư kiêng dùng. Đối với phụ nữ có thai, tuy có tác dụng an thai nhưng phải cẩn thận khi dùng.
Một số món ăn bài thuốc thông dụng có vị đương quy:
Canh đương quy sâm lươnĐương quy 15g, đảng sâm 15g, lươn 500g, lượng vừa đủ rượu gạo, hành, gừng tươi, tỏi, gia vị.
Cách làm: Làm thịt lươn, mổ lột bỏ xương, nội tạng, chặt bỏ đầu đuôi, thái nhỏ chờ dùng. Cho đương quy, đảng sâm vào túi vải buộc chặt miệng túi, tất cả cho vào nồi, kèm theo lượng nước vừa đủ. Trước hết dùng lửa to nấu sôi, vớt bỏ bọt, sau đó dùng lửa nhỏ nấu 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, nêm gia vị là được. Ăn thịt uống canh sớm tối.
Công dụng: Bổ huyết ích khí.
Đương quy hầm tim lợn: Đương quy 10g, đảng sâm 50g, tim lợn 1 quả, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Tim lợn loại bỏ lớp mỡ, rửa sạch, cho đương quy, đảng sâm, tim lợn vào nồi, cho lượng nước vừa, dùng lửa nhỏ nấu chín là được, ăn vào bữa cơm.
Công dụng: Ích khí bổ huyết.
Canh đương quy thịt dê: Đương quy 20g, thịt dê 500g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, bạch thược 20g, hành, gừng, gia vị lượng vừa đủ.
Cách làm: Rửa sạch thịt dê cho vào nồi đất, riêng các vị thuốc đương quy, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch thược cho vào túi vải buộc miệng túi lại, cho vào nồi cùng thịt dê, đổ vào một lượng nước vừa, dùng lửa nhỏ hầm chín, cho hành, gừng, gia vị vừa đủ là được, ăn vào bữa cơm.
Công dụng: Bổ khí ích huyết.
Câu kỷ: Còn có tên gọi khác là tây câu kỷ, bạch chích, câu kỷ tử, cam kỷ tử.
Thành phần: Có betaine, zeaxanthin, physalin, câu kỷ gồm đa đường, caroten, vitamin C.
Công dụng: Tư bổ gan thận, ích tinh sáng mắt, thích hợp với chứng lưng gối mỏi mềm, liệt dương di tinh, chóng mặt hoa mắt, nhìn vật không rõ.
Cấm kỵ: Người tỳ vị hư nhược kiêng ăn, người có nội nhiệt không nên sử dụng quá nhiều.
Bài thuốc kinh nghiệm có dùng vị câu kỷ:
Bài 1: Chủ trị viêm dạ dày mạn tính: Lấy 120g câu kỷ, rửa sạch, sấy khô, giã nhỏ, cho vào bình hoặc hộp thiếc. Mỗi ngày lấy 20g, sáng tối một lần, khi đói bụng, nhai uống, nói chung nên ăn trước bữa ăn 30 phút, một liệu trình là 2 tháng.
Bài 2: Cẩu kỷ hầm thịt thỏ: Cẩu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Rửa sạch câu kỷ tử cùng thịt thỏ thái miếng cho vào nồi với lượng nước vừa, dùng lửa nhỏ đun đến nhừ, nêm gia vị vừa đủ là được. Ăn vào bữa cơm.
Công dụng: Bổ ích gan thận, bổ trung ích khí.
Bài 3: Câu kỷ, táo, nấu trứng gà: Câu kỷ tử 30g, táo đỏ 10 quả, trứng gà 2 quả. Cho câu kỷ tử, táo đỏ vào nồi với một lượng nước đun một giờ, sau đó đập trứng gà vào bát đánh tan cho vào nồi, nấu thêm một lúc là được, ăn mỗi ngày một lần.
Công dụng: Tư bổ gan thận, kiện tỳ dưỡng huyết.
Bài 4: Canh đảng sâm câu kỷ: Đảng sâm 30g, câu kỷ tử 30g, một lượng vừa đường phèn. Cho các vị thuốc vào nấu nước, rồi cho đường phèn vào là được. Mỗi ngày uống 1 thang.
Công dụng: Bổ khí ích tinh.
Thục địa hoàng: Còn có tên gọi khác là thục địa, hoài thục địa.
Thành phần: Có catalpol, rehmannin, mannitol, vitamin A, đường và axit amin.
Công dụng: Tư âm bổ huyết, ích tinh điều tủy, thích hợp với chứng gan thận âm hư, cốt chưng điều nhiệt, băng lậu hạ huyết, chóng mặt, tóc bạc sớm.
Cấm kỵ: Người tỳ hư ăn ít và bụng đầy, đại tiện loãng cấm dùng.
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bài 1: Chủ trị da mặt nhăn: Thục địa 500g, thiên đông 1.000g, phơi dưới nắng, sau đó nghiền thành bột, cho mật ong vào trộn đều làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng rượu nóng uống với 5-10g thuốc, ngày 2 lần, người không uống được rượu dùng nước ấm nóng uống.
Bài 2: Chủ trị bạc tóc trước tuổi: Thục địa 2.500g, sinh địa 2.500g, nghiền nhỏ 2 vị trên trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với rượu trắng.
Bạch thược: Còn có tên khác là bạch thược dược, kháng thược, xuyên thược. Thành phần có paconiflovin, resin, chất niêm dịch, protein.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, chua ngọt, tính hơi hàn, quy kinh can, tỳ.
Chọn mua bảo quản: Khi mua nên chọn loại cứng, chắc nặng, khó gãy, mặt cắt tương đối thô, vị chua đắng là tốt, bảo quản nơi khô ráo, phòng mọt.
Công dụng: Dưỡng huyết nhu gan, hoãn trung chỉ đau, liễm âm thu mồ hôi, thích hợp với chứng đau tức ngực, bụng, sườn, âm hư phát sốt, kinh nguyệt không đều.
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bài 1: Chủ trị đau răng, đau đầu: Bạch thược 15g, cam thảo 15g, bồ công anh 30g, tế tân 3g, mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.
Bài 2: Chủ trị táo bón: Sinh bạch thược 24-40g, sinh cam thảo 10-15g, sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Chủ trị bệnh loét dạ dày, hành tá tràng: Bạch thược 15g, cam thảo 15g, phục linh 15g, ô tặc cốt (xương cá mực) 30g, sắc nước uống.
Bài 4: Chủ trị viêm gan kiểu hoàng đản cấp tính: Bạch thược 30g, phượng vĩ thảo 30-60g (tươi 90-120g), sắc nước uống.
Bài 5: Chủ trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Bạch thược 80g, tục đoạn 40g, mộc qua 20g, cam thảo 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.
Hà thủ ô: Còn có tên gọi khác là thủ ô, xích thủ ô, chế thủ ô. Thành phần có lecithin, glucose, đại hoàng tố...
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, chát, tính hơi ôn, quy kinh can, thận.
Chọn mua bảo quản: Khi mua nên chọn loại to, nặng, chất cứng, màu đỏ nâu nhạt, nhiều tinh bột là tốt, bảo quản nơi khô ráo, phòng mốc mọt.
Công dụng: Bổ huyết điều âm, ích tinh, điều tủy, trị liệu chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay quên, lưng gối mỏi mềm, mộng, di, hoạt tinh và khí hư ra.
Cấm kỵ: Người tỳ hư, đại tiện loãng mềm, cẩn thận khi dùng.
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bài 1: Chủ trị tổn thương thần kinh: Hà thủ ô 30g cho vào nồi, cho 300ml, nấu còn 100ml, sáng tối uống một lần, liệu trình 1 tháng.
Bài 2: Chủ trị táo bón: Hà thủ ô 20g, đại ma nhân 15g, vừng đen 20g, cho thuốc vào nồi với 300ml nước, nấu lấy 100ml, mỗi ngày uống một lần, nói chung dùng thuốc 3-5 ngày là có hiệu quả.
Bài 3: Chủ trị chứng mỡ máu cao: Hà thủ ô 30g nấu với 300ml nước trong 20 phút, lấy 150-200ml nước thuốc, chia hai lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Bài 4: Chủ trị thiếu máu: Hà thủ ô 30g, thục địa hoàng 30g, đương quy 15g, cho vào bình với 1.000ml rượu trắng, ngâm 10-15 ngày lấy ra uống, mỗi ngày 15-30ml, uống liên tục.
*  Long nhãn nhục: Còn có tên là long nhãn can, quế gia, quế viên nhục. Thành phần có đường glucose, protein, axit béo, vitamin B1, canxi, phospho, sắt...
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính ôn, quy kinh tâm, can, tỳ.
Chọn mua bảo quản: Khi mua chọn màu vàng nâu, quả to, thịt dầy, chất mềm dẻo có tính dính, nửa trong suốt là tốt, bảo quản nơi mát, thông gió, phòng ẩm mốc.
Công dụng: Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần, dinh dưỡng tư bổ, tiêu trừ mệt mỏi.
Cấm kỵ: Người đàm nhiều hỏa thịnh, đại tiện loãng kiêng dùng.
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bài 1: Chủ trị phế táo ho khan, tổn thương tâm tỳ, sau khi đẻ hư sưng: Long nhãn nhục 100g, bách hợp 250g hầm 20 phút hòa đường vào uống.
Bài 2: Chủ trị khí huyết bất túc, bệnh lâu thể hư: Long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, hầm cách thủy ăn ngày 1 thang.
Bài 3: Chủ trị thận suy mạn tính kiểu khí huyết hư nhược: Long nhãn nhục 10 quả, nhân sâm 6g, cho vào nồi một lượng nước vừa cùng nấu, 2-3 ngày uống 1 thang.
Bài 4: Chủ trị sắc mặt vàng ải: Long nhãn nhục 20g, chè xanh 1g, cho vào ly nước trà, đổ nước sôi 400ml, hãm mấy phút, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.
* Quả dâu: Còn gọi là tang quả, tang thầm tử, ô thầm, tang táo. Thành phần có glucose, đường trái cây, tannic acid, malic acid, canxi, muối vô cơ, vitamin A, vitamin D...
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can, thận.
Chọn mua bảo quản: Khi mua nên chọn quả to, thịt dầy, màu đỏ tím, tính đường nhiều là tốt, bảo quản nơi khô, phòng mốc ẩm.
Công dụng: Tư âm bổ huyết, nhuận tràng thông tiện, sinh tân hóa đàm, trấn ho ninh phế.
Cấm kỵ: Người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, phụ nữ có thai kiêng dùng.
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bài 1: Chủ trị tóc bạc sớm: Quả dâu 20g, cho vào nồi cùng với nước nấu uống, nếu cho thêm câu kỷ thì càng tốt, ngày 1 thang.
Bài 2: Chủ trị người khí huyết bất túc: Hoàng kỳ 50g, câu kỷ tử 50g, quả dâu 30g, kê huyết đằng 30g, nấu nước uống ngày 1 thang.
Bài 3: Chủ trị mắt mỏi mệt: Câu kỷ tử 10g, quả dâu 10g, sơn dược 10g, táo đỏ 10 quả, cho 4 vị trên vào nồi nước, nấu lấy nước uống ngày 1 thang.
Bài 4: Chủ trị chứng huyết hư mất ngủ: Quả dâu 20g, nhân táo chua 5g, nấu nước uống ngày 1 thang.


Đông y phòng trị bệnh thiếu máu

Phép trị thiếu máu, mất máu, tùy theo thể chứng từng người mà có phương pháp thích hợp theo "đối chứng trị liệu"...
Theo quan niệm của y học cổ truyền (YHCT),  thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết hư, nội thương... Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, phần nhiều là do tạng tỳ, tạng thận suy tổn, lại thiếu sự quan tâm đến ăn uống bổ dưỡng mà dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, thiếu máu cũng hay gặp ở phụ nữ sau sinh, sau phẫu thuật mất máu, hoặc xuất huyết tiêu hóa, nhiễm giun sán... nói ty, mọi nguyên nhân mất máu, thiếu máu, đều biểu hiện sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, ngủ không yên giấc, đầu óc không tập trung, thậm chí có người bị ngất khi đang làm việc.
   ​ 
Phép trị thiếu máu, mất máu tùy theo thể chứng từng người, để có phương pháp thích hợp theo "đối chứng trị liệu" cụ thể như:
- Nếu thiếu máu do tỳ vị hư: thường gặp ở những người hay lo nghĩ, ăn uống kém… Phép trị: bổ tỳ vị, vì  tỳ sinh huyết. Nếu tỳ vị hấp thụ tốt, thì huyết cũng được đầy đủ. Thường dùng bài quy tỳ, gia vị gồm có: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, phục thần 14g, đương quy 16g g, táo nhân 10 g, viễn chí 10g, long nhãn 10g, mộc hương 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 trái. Bài này rất thích hợp với người  thiếu máu do tâm tỳ hư, ăn kém, ngủ kém, thần kinh suy nhược.
- Nếu thiếu máu do can thận âm hư thường gặp ở người gầy gò, nóng trong. Phép trị: bổ âm, dưỡng huyết, ích can thận. Thường dùng bài tứ vật gia giảm gồm có vị: thục địa
25 g, đương quy 14 g, xuyên khung 14 g, bạch thược 14 g. Bài này rất thích hợp chứng huyết hư người gầy gò,  kinh nguyệt không đều, nếu rong kinh thiếu máu, gia ngải diệp và hương phụ.
- Nếu phụ nữ sau sinh thiếu  máu, hoặc sau phẫu thuật mất máu, sau đợt ốm nặng (do khí huyết đều suy)… Phép trị cần bổ cả khí lẫn huyết, mà chú trọng bổ khí vì khí sinh huyết. Thường dùng bài thập toàn gia giảm gồm có: thục địa 30 g, đương quy
14 g, xuyên khung 14 g, bạch thược 14 g, nhân sâm 12 g, bạch truật 12 g, phục linh
12 g, hoàng kỳ 12 g, nhục quế 4 g. Bài này rất thích hợp với những người thiếu máu sau khi sinh, sau hậu phẫu, mới ốm dậy... hoặc thiếu máu sau xuất huyết tiêu hóa, sau trị giun sán, thiếu máu các thể.
- Nếu thiếu máu cấp tính, do xuất huyết tiêu hóa… Phép trị cần cầm huyết trước, sau bổ huyết.
- Nếu thiếu máu do nhiễm giun sán, thì phải xổ giun sán trước, bổ sau.


Món ăn - bài thuốc:
Nói chung, món ăn - bài thuốc bổ máu rất phong phú đa dạng,  nguyên tắc cơ bản chọn món ăn bổ máu, cần phải bổ dưỡng, dễ tiêu, đầy đủ cân đối các thành phần dinh dưỡng, cơ thể người bệnh chấp nhận. Sau đây là một số món ăn - bài thuốc dân gian bổ máu:
* Nếu do tâm tỳ hư thường gặp ở người vốn hay lo nghĩ, ăn uống kém… Có thể chọn món ăn - bài thuốc sau:
- Thứ nhất là bài chè hạt sen, gồm có hạt sen 50 g, nấm mèo 20 g, đậu xanh 30 g, đường cát gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần.
- Thứ hai là bài thịt bò xào với hoa lý…
- Thứ ba  là bài  bao tử heo tiềm hạt sen...
- Thứ tư là bài chim cút tiềm với bài quy tỳ nói trên….
* Nếu do can thận âm hư, thường gặp ở người  gầy gò, nóng trong,  thiếu máu. Có thể chọn món ăn - bài thuốc sau:
- Thứ nhất là bài cháo lươn đậu xanh….
- Thứ hai là bài cải bó xôi xào với gan heo…
- Thứ ba là bài chè đậu xanh, mộc nhĩ, táo đỏ…
- Thứ tư là bài thịt vịt tiềm với bài tứ vật…
* Nếu do khí huyết đều suy, phụ nữ sau sinh mất máu, hoặc sau phẫu thuật, sau đợt ốm nặng.  Có thể chọn món ăn - bài thuốc sau:
- Bài thứ nhất là gà ác tiềm, hạt sen, nấm mèo. Bằng cách gà ác làm sạch 1 con, hạt sen 30 g, nấm mèo
20 g, cho thêm gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào hầm tiềm nhừ ăn cả cái lẫn nước tuần vài lần.
- Bài gà tiềm với bài Thập toàn đại bổ.
Nói chung, món ăn bổ huyết nên chọn món ăn giàu chất đạm (protid) có trong thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, đậu mè các loại…. Chất bột (glucid) có trong gạo lứt, bắp tươi, bánh mì đen các loại, ngũ cốc tươi mới còn nguyên vỏ lụa…. Chất béo (lipid) có trong dầu mè thực vật và mỡ cá… Thức ăn giàu vitamin B12 vi chất có trong rau củ quả màu xanh đậm, đỏ đậm, vàng đậm như cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau đay, giá đậu… Trái cây như bơ, dâu, táo, nho, mãng cầu, sầu riêng, măng cụt… và nhớ uống đủ nước.
Trên đây là một số món ăn - bài thuốc y học cổ truyền thường dùng bổ huyết rất đơn giản, dễ sử dụng, hầu như không có tác dụng phụ. ?




Ăn chay có thiếu máu?

Một bữa ăn chay thường có cấu trúc gồm: (1) cơm (hoặc một món tinh bột nào khác) với rau luộc hoặc xào chấm với tương; (2) cơm với muối tiêu hoặc muối ớt sả; (3) chỉ một gói mì chay. Chế độ ăn này kéo dài dẫn đến tình trạng mất cân đối đạm, đường, béo và thiếu một số chất dinh dưỡng khác. Ngược lại là những bữa ăn chay quá thịnh soạn lạm dụng chất bột đường, chất béo trong chế biến thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Ăn đủ bữa để cơ thể nhận đủ năng lượng: ba bữa chính và thêm 2 – 3 bữa phụ. Thức ăn chế biến nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều năng lượng: dầu đậu phộng, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu như hạt điều, hạt dẻ. Để đề phòng thiếu chất đạm, khi ăn chay cần phải biết phối hợp các loại đạm thực vật một cách hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu đạm và các axít amin cần thiết cho cơ thể.

Nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm  cho người ăn chay là các loại đậu đỗ, đặc biệt là đậu nành có lượng canxi khá cao, tương đương với đạm động vật như thịt, cá, trứng… Nên chế biến đa dạng các món ăn từ các loại đậu đỗ cho việc cung cấp chất đạm như đậu hũ, tàu hũ, muối mè, chè đậu xanh, cháo đậu đen. Ngoài ra để cơ thể nhận đủ canxi cần thiết, tuỳ theo trường phái ăn chay có thể sử dụng thêm sữa động vật hoặc trứng (không trống). Nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 phút/ngày, lúc nắng sớm. Cơ thể sẽ tận dụng một nguồn vitamin D của thiên nhiên, giúp tăng hấp thu canxi, xương sẽ chắc khoẻ hơn.

Dù ăn chay hay ăn mặn đều có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt nếu chế độ ăn uống không cân đối và hợp lý. Thiếu máu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ: thiếu máu sẽ làm tăng trưởng chậm ở trẻ em, khả năng tư duy kém, năng suất lao động giảm… biện pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt hiệu quả là sử dụng thực phẩm có nhiều chất sắt. Chất sắt có nhiều trong các loại nấm, mè, rau xanh (200 – 300g/người/ngày), mỗi ngày ăn ít nhất một lần trái cây như cam, bưởi, sơri… Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, làm tăng hấp thu chất sắt, chống táo bón vì hàm lượng chất xơ cao. Sử dụng các loại nấm (nấm mèo, nấm đông cô, nấm hương) rất giàu chất sắt lại ngon và bổ dưỡng.

Uống bổ sung sắt theo chỉ định của thầy thuốc, ưu tiên cho các đối tượng có nhiều nguy cơ thiếu máu thiếu sắt là trẻ em đang phát triển, người lớn từ 15 – 49 tuổi, người ăn chay trường. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, xổ giun định kỳ 6 tháng/lần cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa thiếu sắt thiếu máu hiệu quả


Có không ít hiểu lầm xung quanh chế độ ăn chay, kể cả đối với những người đang thực hiện. Dưới đây là 5 quan niệm sai và sự thật về ăn chay :
Người ăn chay bị thiếu đạm
Trước đây các nhà dinh dưỡng học cho rằng ăn chay khiến cơ thể thiếu đạm. Ngày nay người ta biết rằng ăn chay vẫn hấp thụ đủ đạm nhờ lượng hoa quả, rau, hạt đa dạng và không rơi vào tình trạng thừa đạm như nhiều người ăn thịt.
Người ăn chay bị thiếu canxi
Người ăn chay trường không sử dụng các thực phẩm từ sữa bị cho là thiếu canxi. Thế nhưng rau lá xanh cũng là nguồn canxi rất quan trọng. Trên thực tế người ăn chay ít bị loãng xương vì loại canxi họ hấp thụ rất dễ tiêu hóa.
Chế độ ăn chay không cân bằng và có thể gây hại cho sức khỏe
Thực ra trong chế độ ăn chay, tỷ lệ 3 chất dinh dưỡng nền tảng là tinh bột, protein và chất béo đều cân bằng. Hơn nữa rau củ quả tốt cho sức khỏe hơn là các loại thịt. Nếu so sánh, người ăn thịt dễ ăn uống mất cân bằng hơn vì có xu hướng ăn quá ít rau.
Ăn chay chỉ dành cho người lớn, trẻ em cần thịt để phát triển
Quan niệm này xuất phát từ nhận định protein thực vật không tốt như protein động vật. Sự thật là mọi loại đạm đều như nhau, cùng được tạo thành từ các axit amin. Trẻ em cần 10 loại axit amin để phát triển và chúng được tìm thấy cả trong rau lẫn thịt.
Con người sinh ra là động vật ăn thịt
Dù chúng ta có thể tiêu hóa được thịt, nhưng cấu tạo cơ thể người thiên về chế độ ăn rau củ quả hơn. Hệ tiêu hóa con người gần với động vật ăn cỏ chứ không giống các loài ăn thịt. Con người có răng nanh nhưng nhiều động vật ăn cỏ cũng có loại răng này và chỉ chúng mới có xương hàm. Ngoài ra nếu con người được "lập trình" để ăn thịt thì sẽ không bao giờ bị bệnh tim, ung thư, gút, tiểu đường hay loãng xương.

Chế độ ăn của người ăn chay không có các thực phẩm từ thịt, bao gồm từ sữa và trứng. Tuy nhiên, nếu lên thực đơn khoa học, bữa ăn của bạn sẽ ngon miệng và đủ dưỡng chất hơn cả những người không ăn chay. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, những người ăn chay có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường so với những người bình thường.
Nếu không ăn các thực phẩm từ động vật, cơ thể bạn sẽ không phải hấp thụ cholesterol và có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp. Điều này ảnh hưởng tốt đến chỉ số lipid trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể bạn có thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D và B12.
Để bù đắp lượng canxi thiếu hụt đó, bạn hãy kết hợp đậu phụ, đậu nành, sản phẩm lên men từ đậu nành và quả sung vào bữa ăn. Mặc dù có rất nhiều loại rau chứa canxi nhưng lại không được cơ thể hấp thu do sỏi canxi oxalate. Cải thìa, cải lá xanh, củ cải là những rau có hàm lượng canxi oxalate thấp lại vừa cung cấp nhiều canxi trong mỗi khẩu phần ăn tương đương 1 chén. Ngoài ra, các loại đồ uống như nước cam hoặc sữa đậu nành cũng là nguồn bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể.
Bên cạnh đó, vitamin D cũng rất cần thiết cho cơ thể và được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời. Dù vậy, không phải ai cũng có thể hấp thu đủ lượng vitamin D cơ thể cần. Vì vậy, bạn cần bổ sung các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Sữa gạo, ngũ cốc ăn liền, bơ thực vật và nước cam chính là nguồn vitamin D bạn cần.
Tiếp đến, chất sắt không chỉ có trong thịt mà còn trong các loại trái cây khô, ngũ cốc thô, sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc đã bổ sung hương vị. Tuy nhiê, thành phần axit phytic trong ngũ cốc thô và cây họ đậu lại làm giảm sự hấp thu chất sắt. Vì vậy, hãy kết hợp với các loại thực phẩm chứa vitamin C hoặc axit Ascobic giúp giải phóng sắt khỏi axit phytic hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn. Những thực phẩm dưới đây là nguồn bổ sung chất sắt lý tưởng cho người ăn chay:
• Ngũ cốc thô
• Sản phẩm từ đậu nành
• Bí ngô và hạt bí
• Hoa quả khô
• Khoai tây nướng cả vỏ

Tương tự như sắt, kẽm cũng kết hợp với axit phytic làm hạn chế sự hấp thụ của cơ thể. Tuy nhiên, kẽm có rất nhiều trong các loại thực vật họ đậu, đậu nành, ngũ cốc bổ sung chất, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…) và các loại hạt khác (bí, hướng dương).
Vitamin B12 chỉ có ở các thực phẩm từ động vật, nên bạn cần sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung vitamin B12 hoặc thực phẩm chức năng. Chẳng hạn như sữa đậu nành, các sản phẩm tương tự như thịt, ngũ cốc ăn liền, men dinh dưỡng chứa B12 nên được kết hợp khoa học trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh do quá no đủ mà ra như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư. Chế độ ăn chay, do sử dụng nhiều rau quả, thường chứa ít chất béo và cholesterol hơn chế độ ăn mặn. Chất béo và cholesterol là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.
Tuy nhiên, ăn chay chứa ít năng lượng, thiếu protid và lipid, nên ăn chay thời gian dài có thể gây ra thiếu hụt dinh dưỡng. Có thể thấy một số nguy cơ của ăn chay trường liệt kê dưới đây: Thiếu protid, lipd và acid béo không bão hòa; ảnh hưởng tới hấp thu vitamin; thiếu nguyên tố vi lượng; thiếu hụt vitamin B12, vì vitamin này chủ yếu chỉ có trong các thực phẩm từ động vật.
salat herz
Làm thế nào đảm bảo dinh dưỡng khi ăn chay?
Bạn cần biết kết hợp các loại thực phẩm giàu protein trong các bữa ăn. Bản thân mỗi loại đồ ăn thực vật không thể cung cấp đủ acid amin mà cơ thể đòi hỏi. Vì vậy, hãy kết hợp chúng với nhau để đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng acid amin cần thiết.
Nên sử dụng những thực phẩm có chất béo bão hoà đơn khi chế biến đồ ăn như dầu hạt cải, dầu lạc, dầu olive hoặc bơ. Những thực phẩm này có thể phòng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật khi nấu ăn vì chúng có thể làm tăng cân. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây, các loại ngũ cốc và các loại đậu, đỗ, rau củ, đậu nành là những thực phẩm cung cấp carbohydrate. Ăn nhiều loại rau và trái cây mỗi ngày. Hãy chọn đa dạng nhiều rau trái với nhiều màu sắc. Chúng là nguồn cung cấp các vitamin A, C, E, selenium và lycopene. Vitamin B12 cũng có ở một số chế phẩm từ thực vật như men bia, một số loại rau giàu protein, sữa đậu nành, đậu hũ, bột ngũ cốc. Trong một số trường hợp, nên bổ sung thêm vitamin B12 dưới dạng tế bào.
Nếu người ăn chay không uống sữa bò thì rất dễ bị thiếu canxi. Nguồn cung cấp canxi khác ngoài sữa bò là sữa đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành, các loại rau có lá xanh, bánh mì, cam và quả mơ. Nhớ bổ sung sắt từ đậu nành, bột ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt. Nếu dùng kết hợp những thực phẩm này với các đồ uống giàu vitamin C thì sẽ làm tăng lượng chất sắt hấp thụ được. Thêm kẽm từ ngũ cốc các loại, rau như đậu, đỗ và các loại hạt như vừng, lạc.
Mách nhỏ cho người ăn chay
Chế độ ăn hàng ngày, khi cuộc sống quá bận rộn, khó có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như trên. Nếu thiếu chất lâu ngày, hậu quả của ăn chay có thể sẽ rất nghiêm trọng. Vì thế, hãy “làm bạn” với các thực phẩm hỗ trợ để đảm bảo luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho một cơ thể khỏe mạnh và cân bằng. Đặc biệt, đối với người ăn chay, nên lưu ý về thực phẩm bổ sung protein – dưỡng chất thường thiếu trong bữa ăn chay không thịt cá.
Khi mua thực phẩm bổ sung, bí quyết cho bạn là chọn nhà sản xuất có uy tín. Sản phẩm của họ sử dụng nguồn nguyên liệu sạch từ các trang trại hữu cơ nên bảo toàn cao nhất dưỡng chất cũng như đảm bảo vệ sinh thực phẩm, để bạn thực sự yên tâm.



3 phương pháp khắc phục thiếu máu lên não

Não bộ sử dụng lượng oxy nhiều gấp 3 lần cơ bắp, do vậy oxy đóng vi trò mấu chốt với chức năng và quá trình hoạt động của não. Để não hoạt động tốt nhất, đòi hỏi máu phải chảy về não ổn định, não có đủ lượng máu cung cấp. Với những người bị thiếu máu não thì điều này không hề dễ dàng gì. Có một số phương pháp dưới đây giúp tăng lượng máu giàu oxy vận chuyển lên não.

Khi bị thiếu máu lên não thường gặp phải những triệu chứng như: thường xuyên đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tê mỏi chân tay, suy giảm trí nhớ. Các triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Do vậy, bạn cần chú ý để phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

Phương pháp khắc phục thiếu máu lên não

Tập thể dục đều đặn

Tất cả hoạt động aerobic, bơi lội, đạp xe, nhảy dây làm tăng nhịp tim đều có lợi cho tuần hoàn máu và cho sức khỏe. Khi vận động, bạn phải thở nhiều hơn, giúp nhịp tim tăng lên, thúc đẩy tim bơm máu về não. Theo một số nghiên cứu việc tập thể dục đều đặn sẽ có những kết quả như sau:

    Tập thể dục đều đặn giúp lưu lượng máu chảy về não nhiều hơn tới 15%.

    Tập thể dục đều đặn khiến lưu lượng máu tăng điều này có thể ngăn chặn hay đảo ngược quá trình suy giảm nhận thức.

    Một nghiên cứu kết luận rằng luyện tập ở mức độ vừa phải sẽ tăng tuần hoàn máu tới não ở phụ nữ lớn tuổi.

Hàng tuần, bạn nên đi bộ khoảng 3 – 4 buổi, mỗi buổi đi bộ từ 30 – 50 phút, thường xuyên đi bộ những quãng đường ngắn trong 1 ngày, có thể là đi bộ giữa các tầng trong công ty, đi bộ từ chỗ gửi xe đến chỗ làm việc…

Các động tác vươn duỗi cũng giúp tuần hoàn máu, ngăn chặn tình trạng căng cứng ở các khớp và cơ bắp. Cứ mỗi giờ, hãy đứng dậy và duỗi người thoải mái. Động tác tốt nhất để thúc đẩy máu về não là cúi gập người chạm vào bàn chân.

Có điều kiện và thời gian bạn có thể đi học yoga. Luyện tập yoga giúp trực tiếp kích thích máu về não. Còn nếu không đi tập yoga bạn chỉ cần treo chân lên tường mỗi ngày.

Hít thở

Không phải thở bằng miệng mà bạn cần tăng cường thở bằng mũi bởi thở bằng mũi giúp cơ hoành vận động tốt hơn (đây còn được gọi là phương pháp thở bụng). Thở sâu giúp luồng không khí và oxy di chuyển xuống những phần thấp hơn của phổi, nơi dòng chảy của máu tập trung nhiều nhất, không khí qua mũi sẽ vào các xoang, khoang miệng và phần trên của phổi. Thở dùng cơ hoành giúp tăng cường oxy vào máu.

Thêm nữa, thở sâu còn giúp thư giãn cơ vai, ngực, cổ và từ đó thúc đẩy máu về não dễ dàng hơn. Việc hít thở sâu rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi thoải mái, mắt nhắm hờ hoặc nhắm hẳn, bắt đầu đếm nhịp thở. Khi đếm đến 10, hãy lặp lại và không để bất cứ luồng suy nghĩ nào chen ngang.

Đặc biệt, bạn cần bỏ hút thuốc vì thói quen này dẫn đến đột quỵ và phình não.

Chế độ ăn uống hợp lý

    Bổ sung chocolate: Flavonoid có tác dụng làm tăng dòng chảy của máu lên não, flavonoid được tìm thấy trong hạt ca cao, trong rượu đỏ, nho đỏ, táo và quả mọng, trà xanh và trà trắng cũng là nguồn dồi dào flavonoid. Việc bổ sung chocolate là rất tốt nhưng bạn cần đảm bảo liều lượng để không bị dư thừa chocolate, đường và chất béo.

    Uống nước ép củ dền: Củ dền có chứa nitrate khi uống các lợi khuẩn trong miệng sẽ giúp chuyển hóa thành nitrite, nitrite có tác dụng giúp cho mạch máu giãn nở, tăng lượng máu đổ về não. Do vậy, uống nước ép củ dền cũng giúp cải thiện lượng máu lên não. Ngoài ra, Nitrate cũng có trong cần tây, bắp cải và nhiều loại rau lá xanh khác. Cách tốt nhất là ép chúng thành nước để dễ hấp thu.

    Các loại hạt tốt cho não: Các loại hạt (óc chó, hồ đào, hạnh nhân), quả việt quất và bơ, các loại quả giàu vitamin E rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho não khi về già. Thiếu hụt vitamin E là một nguyên nhân dẫn đến giảm nhận thức. Bơ giàu chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm cholesterol trong máu, từ đó tăng cường máu lên não. Còn quả việt quất giúp bảo vệ não khỏi tình trạng căng thẳng do oxy hóa bào mòn chức năng não.



Thực phẩm bổ máu, dưỡng sắc cho chị em
 Do đặc điểm sinh lý, chị em rất dễ bị thiếu máu. Ngoài yếu tố bệnh lý, thiếu máu còn ảnh hưởng đến cả sắc đẹp, vẻ hồng hào, tươi tắn của làn da. Bên cạnh việc bổ sung bằng thuốc thì thực phẩm là giải pháp an toàn và lâu dài không chỉ giúp bổ máu mà còn dưỡng sắc cho chị em. Vậy ăn thực phẩm nào thì tốt?
1. Nho –Tái tạo máu
Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Vì là loại quả giàu năng lượng nên nho rất tốt những người cần nhiều năng lượng như cho người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao... Đối với thai phụ, thì ăn nho không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ, giúp lưu lượng máu dồi dào.
2. Long nhãn – Bổ huyết, lợi não
Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, long nhãn là vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Đem so sánh với táo tàu thì tác dụng chữa bệnh của long nhãn còn tốt hơn. Nó vừa bổ huyết lại có hiệu quả điều trị chứng mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng bứt rứt, hồi hộp. Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro, lipid, vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
3. Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu
Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu. Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh... có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.

4. Bí đỏ - Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu
Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho… Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu, kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào máu trưởng thành, sắt sản xuất các nguyên tố vi lượng hemoglobin…
5. Cây mía – vua của sắt
Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
6. Táo tàu - Dưỡng sắc
 Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, và các axit amin khác nhau. Theo Y học Trung Quốc táo tàu giúp nuôi dưỡng máu, cải thiện lưu thông máu. Nhiều nghiên cứu dược học khác cho thấy táo tàu có chứa thành phần nhất định có thể làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu. Không chỉ nâng cao chất lượng máu, táo đỏ còn có thể làm đẹp da.
7. Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu
 Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.




Quan Niệm Bổ Trong Đông Y

Theo quan điểm tây y, có bốn nhóm dinh dưỡng cơ bản giúp cơ thể con người bồi bổ cho sức khỏe gồm nước, chất đường (carbo-hydrates), chất béo (fats) và chất đạm (proteins). Song song với bốn chất căn bản chính yếu giúp con người tồn tại thì những chất bổ phụ giúp cho sức khỏe (health supplements) dưới hai dạng sinh tố (vitamins) và khoáng chất (minerals). Y khoa tây y chú trong vào sự phân tích để cho thấy cơ thể thiếu hụt hay thặng dư chất nào để điều chỉnh cho nhu cầu của cơ thể.

Bằng phần dẫn nhập trên, ta hãy quay về với cách trị bệnh cổ điển của ông bà chúng ta xa xưa từ ngàn năm về trước xét xem quan niệm y học giúp họ tồn tại như thế nào. Theo y khoa đông y dựa trên căn bản âm dương ngũ hành, việc bồi bổ được hiểu qua hai khía cạnh căn bản là bổ âm hay bổ dương. Khi người y sĩ đông y chẩn mạch hay bắt mạch để định bệnh cho thấy phần âm hay dương bị khiếm khuyết để cần điều chỉnh lại.
Nếu chứng dương hư hay dương khí thiếu hụt thì năng lượng hoạt động cần điều chỉnh hay bồi bổ lại cho thích hợp.
Còn thuốc bổ âm được cho khi sự chẩn mạch cho thấy chứng âm hư. Thông thương khi bổ huyết có tác dụng âm tính cho sự bổ âm. Đông y còn chia ra 2 loại bổ cho cơ thể con người như bổ khí và bổ máu.
* Thế Nào là Bổ Khí và Bổ Huyết ?
I) Bổ Khí:

Thuốc bổ khí hay nôm na là bổ hơi (energy) có tác dụng bồi bổ chức năng các tạng phủ đã bị suy yếu hay làm cho cơ thể suy nhược. Người y sĩ phải định chẩn xem cơ quan nào bị hư như tâm, phế, tỳ hay thận, thì loại thuốc thích ứng sẽ được bốc hay ra toa. Y khoa đông y dựa trên căn bản tổng hợp nhiều chất liên hoàn tiếp dẫn và hổ tương nhau, nên sự gia giảm rất cần thiết khi người y sĩ có kinh nghiệm ra toa.
Bài viết này xin chỉ mạn bàn trong sự giới hạn một số chất bổ khí thông dụng như sau:

1) Sâm Hoa Kỳ (Radix Panacis Quinquefolli):
Loại sâm này có nhiều ở vùng bắc Mỹ châu, đặc biệt ở tiểu bang Wisconsin. Dược chất chủ yếu là saponin và panaquilon. Sâm này có vị nhẫn, hơi ngọt và mang tính hàn. Khi vào cơ thể nó qui vào các kinh tâm, phế và thận.
Sâm Hoa Kỳ đựơc dùng chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực, tác dụng tốt của sâm Hoa Kỳ là điều hòa nhịp tim và trung khu thần kinh hệ, có tác dụng như thuốc an thần.
2) Đảng Sâm (Radix Codonopsis Pilosulae):
Đảng sâm có nhiều ở miền đông bắc Trung Quốc và vùng Cao Bă‘c Lạng của Việt Nam. Dược chất chủ yếu là saponin, alkaloid, sucrose, glucose và insulin. Đảng sâm có vị ngọt. Khi vào cơ thể sẽ qui vào các kinh tỳ và phế.
Đảng sâm được dùng để chống mệt mõi, gia tăng hệ thống miễn nhiễm tạo bạch huyết cầu, giúp sự chống lở loét bao tử do acetic acid, làm dãn mạch máu tim làm hạ áp huyết. Ngoài ra đảng sâm còn có công dụng hữu hiệu chống viêm đại tràng.
3) Hoàng Kỳ (Radix Astragali):
Hoàng kỳ còn có tên khác là Bắc kỳ, mang tính ôn và vị ngọt. Hoàng kỳ ngày nay được phổ thông hóa trong thị trường dược thảo Hoa Kỳ vì đặc tính cho công dụng hữu ích và đem lại tác dụng hiệu quả của nó. Phân tích các nguyên tố trong hoàng kỳ người ta thấy có folic acid, cholin, selenium, calcium, sắt, phosphorus, magnesium,... Hoàng kỳ có công dụng tăng cường hệ thống miễn nhiễm cho cơ thể phòng chống bệnh tật. Hoàng kỳ còn làm gia tăng sự chuyển hóa các hóa chất xúc tác (metabolism) nuôi dưỡng các tê’ bào trong cơ thể. Hoàng kỳ có công dụng kháng sinh, chống viêm thận. Hoàng kỳ còn được dùng như chất lợi tiểu, làm hạ huyết áp và làm dãn nở mạch co thắt của tim. Hoàng kỳ được dùng trong y khoa đông y trị các bệnh tim mạch.
4) Linh Chi (Ganoderma Lucidii):
Linh chi vốn được xem như thần dược, linh chi mọc ở nhiều nơi á châu như Trung Quốc, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cao Ly và Nhật Bản. Linh chi có nhiều màu như đỏ, đen, xanh, vàng và tím. Linh chi có tính ôn, vị ngọt, vào cơ thể qua các kinh Tâm, Can và Phế, có thành phần amino acid, protein, saponin, steroid, polysaccharid, germanium và ganoderic acid.
Linh chi có công dụng an thần, giải độc bảo vệ gan, đề phòng hệ miễn dịch, chống ung thư, giúp khí huyết lưu thông trị cao máu, chống xơ cứng động mạch, và rất tốt cho tim.
5) Bạch Truật (Rhizoma Atractylodis Macrocephalae):
Bạch Truật có nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam. Mang tính ôn, vị nhẫn và ngọt. Vào cơ thể qua các kinh tỳ và vị, có các thành phần atractylon và sinh tố A. Bạch truật dùng để tăng lượng bạch cầu, tăng hệ thống miễn dịch, chống viêm gan, bảo vệ gan, làm thư dãn mạch máu, chống sự tích tụ máu hay máu đông đặc. Bạch truật được dùng chống ung thư. Bạch truật có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thụ nước.
II) Bổ Máu:

Trong quan niệm y khoa đông y khi đề cập về bổ cũng bao hàm khả năng lọc máu và tạo máu hay sự rối loạn máu huyết trong cơ thể phụ nữ. Khi phụ nữ bị kinh nguyệt không điều, bị rong kinh, tắt kinh, hay thiếu máu,... mà tất cả nguyên nhân liên quan đến máu huyết y sĩ cần chẩn bệnh và xác định bệnh trạng. Trong kho tàng dược thảo đông y có muôn vàn loại hoa cỏ, củ rễ dược thảo hay nguồn làm thức ăn, thức uống bổ máu mà bài viết này chỉ nêu lên một số dược thảo tiêu biểu mà thôi.

1) Đương Qui (Radix Angelicae Sinensis):
Đương qui được ngành dược thảo tây y ghi nhận có công dụng thiết thực cho các sản phụ trong thời gian thai nghén. Người Hoa đã xử dụng dược thảo này cả ngàn về trước. Đương qui mang tính ôn, vị cay, ngọt và vào cơ thể qua các kinh tâm, can và tỳ. Các thành phần hóa học chủ yếu là sinh tố 12, folic acid, carotene, beta-sitosterol, dihydrophtalic anhydrid, butylidene phtalid, sucrose,... Đương qui tăng sự co thắt tử cung, tăng sinh tố E đề phòng sẩy thai. Đương qui làm dãn thành động mạch tăng lưu lượng máu, chống sự kết tụ huyết khối với tác dụng giảm sự rối loạn máu huyết, chống sự viêm tiểu cầu, bảo vệ gan tạo máu và lọc máu. Đương qui giúp tăng áp huyết đối với bệnh thấp áp huyết, làm dã nở phế quản giúp cho bệnh nhân ho hen vì suyễn. Đương qui còn co tác dụng lợi tiểu và tạo tác dụng kháng sinh cho cơ thể.
2) Thục Địa (Radix Rehmannae Glutinosae Conquitae):
Thục địa là phần củ của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa libosch), mang tính ôn, hơi ngọt. Tinh chất thục địa sẽ đi vào hai kinh can và thận. Thành phần hóa học gồm rehmannin, campesterol, manitol, beta-sitosterol, catalpol, stigmasterol, anginin và glucose. Ứng dụng trị bệnh thục địa hoàng làm gia tăng lưu lượng máu, làm dãn nở cơ tim, co bóp nhịp tim và tạo chất kháng sinh rất tốt cho hệ thống miễn nhiễm.
3) Hà Thủ Ô (Radix Poligoni Multiflori):
Hà thủ ô có hai loại là đỏ và trắng. Hà thủ ô đỏ mang tính ôn, vị nhẫn và ngọt. Thành phần hóa học có lecithin, emodin, chrysophanic acid, rhein và chrysophanic acid anthrone.
Công dụng Hà thủ ô là hạ cholesterol, chống chứng xơ cứng thành động mạch, có tác dụng nhuận tràng, có tác dụng kháng vi khuẩn xâm nhập cơ thể, làm cho tóc đen và chống lão hoá. Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế, ngăn cản tế bào ung thư phát triển và làm mạnh hệ thống miễn nhiễm.
4) Bạch Thược Dược (Radix Paconiae Lactiflorae):
Bạch thược dược là rể cây thược dược được sấy khô, mang tính hàn, vị đắng và chua. Thành phần hóa học gồm paenoflorin, paeonol, paeonin, tritepenoid và sistoterol.
Ư’ng dụng như chất thuốc an thần, làm thư dãn mạch máu hệ thần kinh, chống sự tích tụ của máu, chống viêm đại tràng, nhuận tràng, bạch thược dược có tác dụng chống chứng mồ hôi trộm và dùng như chất lợi tiểu.
5) Câu Kỷ Tử (Fructus Lycii Chinensis):
Câu kỷ tử là quả chín màu đỏ, kích thước hạt tiêu, mang vị ngọt, tính ôn. Khi vào cơ thể tinh chất câu kỷ tử sẽ qua kinh can, phế và thận. Thành phần hoá học có carotene, thiamine, riboflavin, beta-sitosterol, sinh tố C, A và linoleic acid. Công dụng của câu kỷ tử là bảo vệ hệ thống miễn dịch, hạ cholesterol, làm hạ áp huyết do việc làm dãn nở thành mạch máu. Câu kỷ tử được dùng chống ung thư (anti-oxidant).
* Những Lưu Ý Khi Dùng Dược Thảo:
Xuyên qua phần trình bày sơ lược trên, chúng ta thấy y khoa đông y dựa trên dược thảo khô hay tươi như sâm, hoàng kỳ, thục địa, đơn qui, câu kỷ tử, hà thủ ô,... vì không qua qui trình biến chế có pha thêm các chất hóa học, do đó phương pháp điều trị cho bệnh nhân có thể tránh được các phản ứng phụ gây tác hại bất lợi cho cơ thể, trị bệnh này lại phát sinh ra bệnh khác. Đó là cái lợi khi dùng dược thảo. Tuy vậy đời sống theo luật tương đối vì có vài loại dược thảo bị FDA liệt kê vào danh sách cấm sử dụng như ma hoàng, mộc thông, phụ tử, bọ cạp,... vì mang các độc chất (toxins) nên được khuyến cáo không nên dùng.
1) Ma hoàng: (thuộc gốc Ephedraceae) dùng trị các bệnh ho hen, phế quản, suyễn, cảm cúm thuộc về đường hô hấp. Nó có chứa chất ephedrin có tác dụng như chất adrenalin, ở lượng nhiều nó làm thông đường tiểu tiện, toát mồ môi và làm giảm dịch vị trong tỳ, làm bệnh nhân không muốn ăn, song song với việc mất nước nhiều trong cơ thể làm bệnh nhân sẽ mau sụt ký và trong một thời gian ngắn giảm cân thật mau lẹ, và vì hậu quả của nó là ở lượng cao, ma hoàng làm hạ áp huyết mau lẹ, tuyến hô hấp tăng nhanh, khó thở, đưa đến tử vong khi tim ngừng đập.
2) Mộc thông: dùng trong mục đích lợi tiểu và thông huyết mạch, khi dùng ở lượng cao sẽ hạ thấp áp huyết, buồn nôn, ói mửa gây ra tử vong.
3) Phụ Tử: là một trong bốn dược vị thông dụng để bổ dương trong đông y là sâm, nhung, quế, phụ. Phụ tử có chứa chất aconiti rất độc hại. Nhưng vì công dụng của nó trị các bệnh đau bụng, đau khớp xương, liệt gân cốt, sưng viêm các khớp rất hữu hiệu. Phụ tử được dùng làm dầu thoa đau nhức ngoài da. Khi dùng làm thuốc uống ở lượng cao rất nguy hiểm.
FDA có một danh sách nhỏ những loại dược thảo được khuyến cáo cho các nhà làm thuốc. Nhưng lời đề nghị vẫn là nên tham khảo hay hỏi ý kiến của các chuyên viên y khoa trước khi dùng bất cứ một loại dược thảo hay những loại thuốc nào nói chung mà ta chưa hiểu rỏ nguyên nhân điều trị hay hậu quả do thuốc gây ra.
Nói về nguồn bổ dưỡng do sâm dem lại, trong đông y có hai loại sâm mà trong các tiệm thuốc bắc gọi là hồng sâm hay sâm đỏ (như sâm Cao ly, nhị hồng sâm) và sâm trắng (sâm Hoa kỳ). Sâm Hoa kỳ được dùng để bổ khí, gia tăng sinh lực, bệnh về máu huyết hay tim mạch có thể dùng được. Hồng sâm hay sâm đỏ tốt cho bổ máu, tạo máu mới, da dẻ hồng hào, nhưng sâm đỏ lại làm gia tăng áp huyết. Thế nên các bệnh nhân cao máu không nên dùng nó.
Săn sóc sức khoẻ là điều cần thiết qua câu nói: "Sức khoẻ là vàng". Khi ta còn sức khỏe thì ta còn tất cả, khi sức khỏe bị mất mát hay hư hao trầm trọng thì cuộc đời sẽ mất đi ý nghĩa sống. Mong rằng bài tản mạn về dinh dưỡng và sức khỏe này được gửi đến độc giả như một niềm vui khi nghĩ về tầm quan trọng của sức khoẻ của chúng ta.





Mía – Vua của các loại thực phẩm về bổ khí huyết

Trong cuốn Bản thảo cương mục (Bộ sách gồm 5 cuốn về tác dụng cách dùng của các loại thảo mộc hoa, quả xung quanh chúng ta) đã gọi cây mía là “quả tì”. Ban đầu nước mía được gọi là” canh phúc mạch tự nhiên”, có thể dùng để kiện tì ích khí, sinh dương, dưỡng huyết, được đánh giá rất cao, mía có tính ngọt, lại chứa hàm lượng sắt cao hơn so với các loại hoa quả, sắt là chất chủ yếu để tạo ra hồng cầu trong cơ thể con người.

1. Vua về bổ huyết

Nói tới các loại thực phẩm bổ huyết, người ta có thể kể ra không ít, ví dụ như: táo tàu, cao ngựa bạch, đường đỏ, gan lợn, đậu đỏ, mộc nhĩ, long nhãn v.v. Nhưng, công dụng bổ huyết của mía tốt hơn so với những loại thực phẩm thường thấy. Trong y học mía được mệnh danh là vị vua về bổ huyết.





2. Mía có thể sản xuất thành đường

Nói tới mía không ít người thường nghĩ ngay tới một từ: Ngọt. Hàm lượng đường trong cây mía rất phong phú, 20% chất trong cây mía là đường, bao gồm các loại đường sucrose, fructose, glucose tổ hợp thành. Đường ăn dùng trong sinh hoạt hằng ngày hầu như đều chiết xuất từ mía.

Mía thường được trồng nhiều tại các vùng đất trồng ôn đới, nhiệt đới ở phương Nam. Nhiệt độ ở phương Nam tương đối cao, cùng với chất màu mỡ trong đất sẽ tạo điều kiện cho cây mía phát triển thuận lợi. Khi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, cây có thể quang hợp, chuyển hóa carbon dioxide và nước thành đường glucose, khi nhiệt độ càng cao, ánh nắng mặt trời càng đầy đủ thì càng có tác dụng quang hợp tốt. Như vậy có thể làm cho cây mía tích tụ nhiều đường hơn.




3. Bổ sung đường huyết

Trong cây mía ngoài thành phần đường phong phú, còn có hàm lượng nước rất cao. Mía có thể dùng ép lấy nước uống vào mùa hè, có tác dụng giải nhiệt và giải độc. Đây là loại nước giải khát thiên nhiên mà rất nhiều người ưa thích sử dụng vào mùa hè.

Từ xa xưa, nước mía là một trong những bài thuốc dân gian được lưu truyền lại của người xưa. Nước mía nóng là thực phẩm kỳ diệu bổ huyết trong mùa đông.

Nước mía nóng được làm như sau: để cả mía còn nguyên vỏ, nướng lên cho tới khi tấm mía dậy mùi thơm rồi mới róc bỏ vỏ, ép lấy nước, uống lúc đang còn nóng ấm. Như vậy có thể giữ ẩm làm đẹp da, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc bổ sung sinh lực cho phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, mía còn rất giàu vitamin, chất béo, protein, canxi, axit hữu cơ, chất khoáng… Đặc biệt hàm lượng sắt trong mía, là cao nhất so với các loại hoa quả. Trong 1kg mía, hàm lượng sắt cao tới 9 mg. Khi vào cơ thể, lượng sắt sẽ đi vào trong máu, có hỗ trợ rất lớn cho việc tạo máu, đồng thời, cũng có công dụng giữ ẩm dưỡng da. Những người bị thiếu máu có thể ăn nhiều mía. Do đó, từ xa xưa đã có nhiều danh y nổi tiếng đánh giá rất cao cây mía, xem như là “thuốc bổ huyết”.




4. Các công dụng khác của cây mía

Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: Mía có tính bình, có các công dụng như thanh nhiệt hạ khí, trợ tì kiệm vị, tốt cho đường ruột, giải khát tiêu đờm, giải rượu giảm căng thẳng, có thể cải thiện các triệu chứng như khát nước, khó chịu, táo bón, say rượu, hôi miệng, phế nhiệt ho cảm, viêm họng… Có thể thấy mía mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho chúng ta.

Nhuận phế kiện vị:

Vào mùa thu rất nhiều người có thể cảm thấy phế khô, thân thể như mất nước, xuất hiện trạng thái táo bón, vậy nên mía có thể có tác dụng rất tốt đối với việc làm ẩm phế. Vào mùa thu vì nhiệt độ giảm xuống, rất nhiều người có thể cảm thấy ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Ăn mía có thể có tác dụng kiện vị dạ dày, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bổ sung dịch vị dạ dày vào mùa thu.

Đồng thời vì hàm lượng đường trong mía cao, đối với người bị huyết áp thấp có thể ăn một chút để bổ sung. Nước mía là loại nước uống tốt nhất cho các bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp. Những người bị huyết áp thấp và người bị khô rát miệng lưỡi đều thích uống nước mía, do vậy nước mía còn được gọi là: Canh phúc mạch thiên nhiên.




Có thể giải rượu và giảm hôi miệng:

Hiện nay uống rượu bia là điều khó tránh trong các hoạt động giao lưu gặp gỡ và vui chơi giải trí. Nhiều người khi uống rượu xong cảm thấy đau đầu, đồng thời cảm giác rất khát nước, vì vậy ăn mía vừa có tác dụng giải rượu, lại có thể giải quyết được cơn khát. Ăn mía cũng có hiệu quả trong việc phòng tránh hôi miệng. Nhiều người khắc phục vấn đề hôi miệng bằng cách ăn kẹo cao su, nhưng ăn mía sẽ còn có tác dụng tốt hơn.

Chú ý: Mía có thể không thích hợp sử dụng cho người tì vị hư hàn, lạnh bụng.

Lời khuyên: Mùa đông nếu ăn mía, nên cắt thành khúc dài từ 20cm-30cm, cho vào nồi luộc 10 phút, sau đó mới róc bỏ vỏ, khi ăn sẽ ngọt hơn.


No comments:

Post a Comment