LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, April 1, 2017

Sự liên hệ 3 học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất



  1. Trong Y học cổ truyền (YHCT), từ 3 học thuyết: Âm Dương, Ngũ hành và Thiên nhân hợp nhất, YHCT đi tới một quan niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh.

    Hôm nay tôi mạn phép viết bài trao đổi về “Sự liên hệ 3 học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất và ứng dụng trong bài luyện Khí công Tâm linh của Thầy NQT”. (Bài luyện liên hệ: “Vạn pháp Thanh khí khai tâm”).

    Cách thức liên hệ gồm 2 phần:

    PHẦN I: Nêu nội dung lý thuyết cơ bản của Học thuyết (sưu tầm và tham khảo);
    PHẦN II: Liên hệ sự ứng dụng học thuyết trong bài luyện Vạn pháp Thanh khí khai tâm.



    1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

    1.1. Định nghĩa

    Cách đây gần 3.000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương.
    Trong y học Cổ truyền, Học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, và các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyển (thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công v.v…).

    1.2. Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương

    1.2.1. Âm dương đối lập với nhau

    Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương.
    Thí dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn v.v..

    1.2.2. Âm dương hỗ căn

    Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
    Thí dụ: Có đồng hoá mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có dị hoá thì quá trình đồng hoá không tiếp tục được. Có số âm mới có số dương. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

    1.2.3. Âm dương tiêu trưởng

    Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
    Như khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng” từ nóng sang lạnh là quá trình “dương tiêu âm trưởng” do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm và nóng.
    Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”.
    Như trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương (như sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước), hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, mất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (như choáng, truỵ mạch gọi là thoát dương).

    1.2.4. Âm dương bình hành

    Hai mặt âm dương tuỵ đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lặp lại được thế thăng bằng, thế quân bình giũa hai mặt.
    Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
    Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng trong y học người ta còn thấy một số phạm trù sau:

    a) Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương:

    Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng lương (là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ấm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn, sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương).

    b) Trong âm có dương và trong dương có âm:

    Âm và dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. Như sự phân chia thời gian trong một ngày (24 giờ): ban ngày thuộc dương, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương. Từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm của dương; ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ – 24 giờ là phần âm của âm từ 0 giờ đến 6 giờ là phần dương của âm.
    Trên lâm sàng, khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý tránh cho ra mồ hôi nhiều gây mất nước và điện giải, về triệu chứng thấy xuất hiện các chứng hư thực, hàn nhiệt lẫn lộn. Về cấu trúc của cơ thể, tạng thuộc âm như can, thận có can âm (can huyết), can dương (can khí), thận âm (thận thuỷ), thận dương (thận hoả) v.v…

    c) Bản chât và hiện tượng:

    Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất bệnh: như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
    Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thật giả” (chân giả) trên lâm sàng, khi chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân.
    Thí dụ: bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây truỵ mạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc mát để chữa bệnh.
    - Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc nóng, ấm để chữa nguyên nhân.
    Các quy luật âm dương, các phạm trù của nó được biểu hiện bằng một hình tròn có hai hình cong chia diện tích làm hai phần bằng nhau: một phần là âm, một phần là dương. Trong phần âm có nhân dương và trong phần dương có nhân âm (xem hình 1).


    Đính kèm 450

    Hình 1: Sơ đồ âm dương


    1.3. Ứng dụng trong y học

    1.3.1. Về cấu tạo cơ thể và sinh lý

    Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới v.v…
    Dương: phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài, trên v.v…
    - Tạng thuộc âm, do tính chất trong âm có dương nên còn phân ra phế âm, phế khí; thận âm, thận dương; can huyết, can khí; tâm huyết, tâm khí. Phủ thuộc dương như vì trong dương có âm nên có vị âm và vị hoả…
    - Vật chất dinh dưõng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương.

    1.3.2. Về quá trình phát sinh và phát triển của bệnh tật

    a) Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng băng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng thiên thắng hay thiên suy:
    - Thiên thắng: dương thắng gây chứng nhiệt: sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ; âm thắng gây chứng hàn: người lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng nước tiểu trong v.v…
    - Thiên suy: dương hư như các trường hợp não suy, hội chứng hưng phấn thần kinh giảm; âm hư: như mất nước, điện giải, hội chứng ức chế thần kinh giảm.
    b) Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bênh còn chuyến hoá lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. Bệnh ở phần dương ảnh hưỏng tới phần âm (dương thắng tắc âm bệnh). Thí dụ sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước. Bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương (âm thắng tắc dương bệnh). Thí dụ ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh, gây sốt, co giật thậm chí gây truỵ mạch (thoát dương)
    c) Sự mất thăng bằng của âm dương gây ra những chứng bệnh ở những vị trí khác nhau của cơ thê tuỳ theo vị trí đó ở phần âm hay dương.
    Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng, vì phần dương của cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt.
    Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm thuộc lý thuộc hàn.
    Âm hư sinh nội nhiệt: như mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô, táo, nước tiểu đỏ v.v…
    Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút.

    1.3.3. Về chẩn đoán bệnh tật

    a) Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh: nhìn (vọng), nghe (văn), hỏi (vấn) sờ nắn, xem mạch (thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ kinh lạc.
    b) Dựa vào 8 cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh tật (biểu lý, hư thực, hàn nhiệt và âm dương) trong đó âm và dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương: thường bệnh ở biểu, thực, nhiệt thuộc dương; bệnh ở lý, hư, hàn thuộc âm.
    c) Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào bát cương bệnh tật được quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ, kinh lạc v.v…

    1.3.4. Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh

    Chữa bệnh là điều hoà lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tuỳ theo tình trạng hư thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau: thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công v.v…

    -----

    PHẦN II: Liên hệ sự ứng dụng học thuyết trong bài luyện Vạn pháp Thanh khí khai tâm.

    Trong bài luyện này, Thầy sử dụng trận pháp: “Vạn pháp khai tâm mở huệ, trí huệ từ bi thiên địa linh quang trận”.

    Ở đây học thuyết Âm Dương đã được áp dụng và ứng dụng rất khoa học:

    1. Áp dụng học thuyết Âm Dương trong việc thanh lọc cơ thể, chữa bệnh:

    Sau khi đưa cơ thể vào trạng thái ổn định và điều hòa, Thầy đã dùng “Vòng thanh khí của Huệ Tâm dược sư” để giúp thanh lọc cơ thể.
    - Trong bài Thầy hô: “…Từ trên rất cao vòng thanh khí quay theo chiều thiên chuyển đưa một luồng thiên linh khí chân dương”, với tính chất “Thật nóng” xoáy thẳng xuống đỉnh đầu BH, xoáy xuống toàn bộ cơ thể, đi xuống địa cung và đi sâu vào lòng đất… (Yếu tố dương: Thiên linh khí chân dương, nóng, đi từ trên xuống - Dương giáng.).
    - Tiếp sau đó, Thầy hô: “…Từ rất sâu dưới lòng đất xoáy theo chiều địa chuyển; đưa một luồng địa linh khí chân âm”, với tính chất “Thật lạnh” xoáy thẳng lên địa cung, xoáy lên toàn bộ cơ thể, dồn mạnh lên thiên cung, thoát ra khỏi bách hội, đi lên cao… (Yếu tố âm: Địa linh khí chân âm, lạnh, đi từ dưới lên - Âm thăng.).
    - Việc sử dụng Thiên địa linh kiếm cũng áp dụng học thuyết Âm Dương (Thiên: dương; Địa: âm): Thiên linh kiếm từ trên cao xoáy thẳng xuống Bách hội; Địa vương kiếm từ sâu dưới lòng đất xoáy mạnh lên Hội âm… Thiên linh kiếm, địa linh kiếm hút thật mạnh thiên linh quang, địa linh quang đi vào trục sinh lực…

    2. Áp dụng học thuyết Âm Dương để điều hòa, cân bằng cho cơ thể:

    Sau trạng thái hư tĩnh, khi cơ thể đã được thanh lọc trong không gian vũ trụ, Thầy hô
    - “..Một luồng chân dương khí từ trên cao xoáy mạnh xuống đỉnh đầu BH; dương khí xoáy dọc cơ thể từ trên xuống; Một luồng chân âm khí từ sâu dưới lòng đất xoáy mạnh lên địa cung”;
    - “Âm dương khí xoáy dọc cơ thể từ dưới lên. Âm dương khí luân chuyển trong cơ thể; Âm dương khí giao hòa trong cơ thể; Âm dương khí cân bằng trong cơ thể.”

    Kết luận 1: Việc hiểu và nắm rõ học thuyết Âm Dương sẽ giúp cho việc hiểu sâu sắc hơn sự khoa học của phương pháp chữa bệnh bằng khí công, thông qua các bài luyện, các trận khí, thông qua cách sử dụng những pháp bảo, công cụ, cách thức… trong phương pháp chữa bệnh của Thầy Nguyệt Quang Tử.

    (Còn tiếp…)
    Lần sửa cuối bởi Tieutrucxinh, ngày 10-07-2016 lúc 06:57.
    Trọn Đời, trọn Đạo, vị chúng sinh!

  2. 42 Thành Viên Gửi Lời Cảm Ơn Tới Tieutrucxinh

    bần tăng (01-07-2016),Dáng Nguyệt (02-07-2016),DIỆU TÂM (01-07-2016),Diệu Hồng (02-07-2016),doahoavothuong (11-07-2016),haixuyentb (03-07-2016),Hạnh An (01-07-2016),hoatran (03-07-2016),hoatuyet (01-07-2016),HU VO (01-07-2016),huangbruce (01-07-2016),Hương Nhu (04-07-2016),kiencuong304 (01-07-2016),Lam (04-07-2016),lê chí công (03-07-2016),Lê Minh (01-07-2016),Liên Như (01-07-2016),manhtuongngo (01-07-2016),Mùa Xuân Đến (01-07-2016),Mộc Lan (01-07-2016),Minh Toàn (04-07-2016),Nganpham (03-07-2016),Nhài Ta (01-07-2016),PhongThuyGia (04-07-2016),Phương Nam (01-07-2016),Tamhuongthien (03-07-2016),tamminh (01-07-2016),tam_thuc (01-07-2016),tanrau (02-07-2016),Thanh Bình (03-07-2016),THANHTINH (01-07-2016),thanhvinh (01-07-2016),thànhtâm (10-07-2016),Thiền sư KM (02-07-2016),trannam792003 (01-07-2016),Trái tim dũng cảm (01-07-2016),Trần Kim Cương (01-07-2016),tuluyenthantam (02-07-2016),TuMinh (05-07-2016),Vidieu (02-07-2016),youme (01-07-2016),Đại Minh (02-07-2016)

  3. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    122
    Thanks
    3,861
    Thanked 3,252 Times in 122 Posts

    Mặc định

    Tiếp tục chủ đề: “Sự liên hệ 3 học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất và ứng dụng trong bài luyện khí công tâm linh của Thầy NQT”.

    (Bài luyện liên hệ: “Vạn pháp Thanh khí khai tâm”).

    Cách thức liên hệ gồm 2 phần:
    PHẦN I: Nêu nội dung lý thuyết cơ bản của Học thuyết (tham khảo)
    PHẦN II: Liên hệ sự ứng dụng học thuyết trong bài luyện Vạn pháp Thanh khí khai tâm.

    II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

    2.1. Định nghĩa

    Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
    Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý các tạng phủ, để chẩn đoán bệnh tật, để tìm tính năng và tác dụng thuốc, để tiến hành công tác bào chế thuốc men…

    2.2. Nội dung của học thuyết ngũ hành

    2.2.1 Ngũ hành là gì?

    Người xưa thấy có 5 loại vật chính: kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất) và đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành.
    Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hoá của các chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.

    2.2.1 Sự quy nạp vào ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người


    Hiện
    tượng
    Ngũ hành
    Hành Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
    Vật chất Gỗ, cây Lửa Đất Kim loại Nước
    Máu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
    Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
    Mùa Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
    Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc
    Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
    Phủ Đởm Tiểu trưởng Vị Đại trường Bàng quang
    Ngũ thể Cân Mạch Thịt Da lông Xương, tuỷ
    Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
    Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ


    2.2.3 Các Quy luật hoạt động của ngũ hành

    a) Trong điều kiện bình thường hay sinh lý vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành/tạng nọ sinh hành/tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành/tạng này chế ước hành/tạng kia).

    • Quy luật tương sinh:

    - Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương sinh là: mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”.
    - Trong cơ thể con người: Can mộc sinh Tâm hoả; Tâm hoả sinh Tỳ thổ; Tỳ thổ sinh Phế kim; Phế kim sinh Thận thuỷ; Thận thuỷ sinh Can mộc.

    • Quy luật tương khắc:

    - Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thuỷ, thổ, mộc, hoả, kim. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thủy khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.
    - Trong cơ thể con người: Can mộc khắc Tỳ thổ; Tỳ thổ khắc Thận thủy, Thận thuỷ khắc Tâm hoả; Tâm hoả khắc Phế kim; Phế kim khắc Can mộc.

    b) Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý, có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh thì gọi là tương thừa hoặc hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ.

    Thí dụ về tương thừa: bình thường Can mộc khắc Tỳ thổ, nếu Can khắc Tỳ quá mạnh sẽ gây các hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy, khi chữa phải bình can (hạ hưng phấn của Can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của Tỳ).

    Thí dụ về tương vũ: bình thường Tỳ thổ khắc thận Thủy nếu Tỳ hư không khắc được thận thuỷ sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ) và lợi niệu (để làm mất phù thũng).

    Quy luật tương sinh, tương khắc được biểu hiện bằng sơ đồ sau: (hình vẽ số 2)




    2.3. Ứng dụng trong y học

    2.3.1. Về quan hệ sinh lý

    Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến Ngũ vị, Ngũ sắc, Ngũ quan, thể chất và hoạt động về tính chí giúp cho việc học về các hiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ.
    Thí dụ: Can có quan hệ biểu lý với Đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt kích thích điều đạt, khi uất kết gây giận dữ…

    2.3.2. Về quan hệ bệnh lý

    Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào đó, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
    Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau sau đây:
    - Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh.
    - Hư tà: do tạng trước nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ mẹ truyền sang con.
    - Thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ.
    - Vi tà: do tạng khắc tạng đó không khắc được mà gây ra bệnh (tương thừa).
    - Tặc tà: do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ)

    Thí dụ: mất ngủ là một chứng bệnh của Tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau và cách chữa cũng khác nhau:
    - Chính tà: bản thân tạng tâm gây ra mất ngủ: như thiếu máu không nuôi dưỡng tâm thần. Khi chữa phải bổ huyết an thần.
    - Hư tà: do tạng can gây bệnh cho tâm: như cao huyết áp gây mất ngủ. Khi chữa phải bình can (hạ huyết áp) an thần.
    - Thực tà: do tạng tỳ bị hư, không nuôi dưỡng được tâm thần. Khi chữa phải kiện tỳ an thần.
    - Vi tà: do thận hư không khắc được tâm hoả gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ âm an thần.
    - Tặc tà: do phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ, khi chữa phải bổ phế âm an thần.

    2.3.3. Về chẩn đoán học

    Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnh thuộc các tạng phủ có liên quan.
    a) Ngũ sắc: sắc vàng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế, sắc xanh bệnh thuộc can, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc đen bệnh thuộc thận.
    b) Ngũ chí: giận giữ, cáu gắt bệnh ở can; sợ hãi bệnh ở thận; cười nói huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu bệnh ở phế.
    c) Ngũ khiếu và ngũ thế: bệnh ở cân: chân tay run co quắp thuộc bệnh can; bệnh ở mũi: viêm mũi dị ứng, chảy máu cam v.v… thuộc bệnh phế vị: bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ … thuộc bệnh tâm; bệnh ở xương tuỷ: chậm biết đi, chậm mọc răng v.v… thuộc bệnh thận.

    2.3.4 Về điều trị học

    a) Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con,
    Thí dụ: bệnh phế khí hư, phế lao… phải kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim (hư thì bổ mẹ).
    Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm (an thần) vì can mộc sinh tâm hoả (thực thì tả con).
    b) Châm cứu:
    Trong châm cứu người ta tìm ra loại huyệt ngũ du. Tùy kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai kinh âm dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc. Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy:
    - Huyệt hợp: nơi kinh khí đi vào
    - Huyệt kinh: nơi kinh khí đi qua
    - Huyệt du: nơi kinh khí dồn lại
    - Huyệt huỳnh: nơi kinh khí chảy xiết
    - Huyệt tĩnh: nơi kinh khí đi ra

    Sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của ngũ hành như sau:

    Kinh Loại huyệt ngũ du

    Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp
    Dương
    Kim→
    Thủy→
    Mộc→
    Hỏa→
    Thổ
    Âm Môc→ Hoả→ Thổ→ Kim→ Thuỷ


    Khi sử dụng huyệt ngũ du để chữa bệnh, ngưòi ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư thi bổ mẹ, thực thì tả con (cách vận dụng du huyệt sẽ nói kỹ ở phần châm cứu).

    2.3.5. Về thuốc

    a) Người ta tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị, sắc với tạng phủ.
    - Vị chua, mầu xanh vào Can
    - Vị đắng, mầu đỏ vào Tâm
    - Vị ngọt, mầu vàng vào Tỳ
    - Vị cay, mầu trắng vào Phế
    - Vị mặn, mầu đen vào Thận
    b) Người ta còn vận dụng ngủ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính năng và tác dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh: sao với giấm cho vị thuốc vào can; sao với muối cho vị thuốc vào thận; sao với đường cho vị thuốc vào tỳ; sao với gừng cho vị thuốc vào phế; v.v…

    -----

    PHẦN II: Liên hệ sự ứng dụng học thuyết trong bài luyện Vạn pháp Thanh khí khai tâm.

    Trong bài luyện, có đoạn Thầy hô: “Ngũ long thần xuất hiện” đã thể hiện rất rõ sự ứng dụng của Học thuyết ngũ hành trong việc thanh hóa (thanh lọc, chữa bệnh) cho toàn bộ tạng phủ, cụ thể là:

    - “Bạch long đi vào phế”: Bạch Long (Rồng trắng) giúp thanh hóa Phế. (Vì Phế kim ứng với màu trắng).
    - “Hoàng long đi vào tỳ”: Hoàng Long (Rồng vàng) giúp thanh hóa Tỳ. (Vì Tỳ Thổ ứng với màu vàng).
    - “Xích long đi vào tâm”: Xích Long (Rồng Đỏ) giúp thanh hóa Tâm. (Vì Tâm hỏa ứng với màu đỏ).
    - “Tuyền long đi vào thận”: Tuyền Long (Rồng Đen) giúp thanh hóa Thận (Vì Thận thủy ứng với màu đen).
    - Thanh long đi vào can; Thanh long (Rồng Xanh) giúp thanh hóa Can (Vì Can Mộc ứng với màu xanh).

    Thầy tiếp tục hô: “Ngũ long thanh hóa toàn bộ tạng phủ, đẩy bệnh khí, độc khí tạng phủ đẩy theo các đường khai khiếu đi ra khỏi cơ thể; đẩy thật hết ra khỏi cơ thể”.

    Kết luận 2: Vận dụng Học thuyết ngũ hành, ứng với các hành là ngũ sắc, tương ứng với ngũ khiếu Thầy dùng đến “Ngũ long thần” để giúp việc thanh hóa toàn bộ tạng phủ thông qua các đường khai khiếu để đẩy bệnh khí, độc khí ra khỏi cơ thể một cách triệt để, toàn diện. Chính vì vậy, việc thanh lọc và chữa bệnh dựa trên cơ sở khoa học, Thầy áp dụng các pháp bảo và linh pháp tương ứng để mang lại hiểu quả tối ưu cho người bệnh.
    Attachments Pending Approval Attachments Pending Approval
    Trọn Đời, trọn Đạo, vị chúng sinh!

  4. 27 Thành Viên Gửi Lời Cảm Ơn Tới Tieutrucxinh

    bần tăng (03-07-2016),Diệu Hồng (11-07-2016),doahoavothuong (11-07-2016),haixuyentb (03-07-2016),Hạnh An (28-02-2017),hoatran (03-07-2016),hoatuyet (04-07-2016),Hương Nhu (04-07-2016),lê chí công (03-07-2016),Lê Minh (03-07-2016),Mộc Lan (05-07-2016),Minh Toàn (10-07-2016),nganuoc (04-07-2016),PhongThuyGia (04-07-2016),Phương Nam (03-07-2016),Tamhuongthien (03-07-2016),tamminh (02-07-2016),tanrau (11-07-2016),thanhvinh (04-07-2016),thànhtâm (10-07-2016),Thutrang (04-07-2016),tinhtamtuluyen (02-07-2016),Trái tim dũng cảm (04-07-2016),trungthanh (03-07-2016),TuMinh (05-07-2016),youme (10-07-2016),Đại Minh (04-07-2016)

  5. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    122
    Thanks
    3,861
    Thanked 3,252 Times in 122 Posts

    Mặc định

    Tiếp tục chủ đề: “Sự liên hệ 3 học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất và ứng dụng trong bài luyện khí công tâm linh của Thầy NQT”. (Bài luyện liên hệ: “Vạn pháp Thanh khí khai tâm”).

    III. HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

    3.1. Định nghĩa

    Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.
    Trong y học, người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và để ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.

    3.2. Hoàn cảnh và con người

    3.2.1. Hoàn cảnh tự nhiên và xã hôi luôn luôn tác động đến con người

    a) Hoàn cảnh tự nhiên: gồm khí hậu, thời tiết, địa lý, tập quán sinh hoạt.

    - Khí hậu, thời tiết bốn mùa gồm 6 thứ khí (lục khí): phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm thấp), táo (độ khô), hoả (nóng), luôn luôn có mặt theo mùa tác động đến sức khoẻ con người. Khi sức khoẻ yếu (chính khí hư), chúng sẽ trở thành những tác nhân gây bệnh bên ngoài gọi là tà khí…

    - Hoàn cảnh địa lý: miền đồng bằng, miền rừng núi, miền Nam, miến Bắc, tập quán sinh hoạt, phong tục, tín ngưỡng v.v… luôn luôn gây nên những bệnh địa phương và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

    b) Hoàn cảnh xã hội: là những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá của xã hội luôn luôn tác động đến tư tưỏng tình cảm, đạo đức của con người.

    Trong một xã hội còn giai cấp bóc lột hoặc trong xã hội hết giai cấp bóc lột nhưng tàn dư tư tưởng văn hoá của xã hội cũ hãy còn tồn tại, gây nên những ảnh hưởng xấu đến tư tưởng tình cảm, đạo đức của con người.
    Điều kiện kinh tế còn thấp kém, mức sống con người chưa cao là yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ.
    Tập quán sinh hoạt như: văn hoá không lành mạnh, những tập tục, những tư tưởng lạc hậu luôn tác động đến tư duy con người v.v…
    Tất cả những yếu tố tiêu cực trên sẽ gây ra những tác nhân không tốt về tâm lý xã hội là điều kiện gây ra các bệnh nội thương mà YHCT thường nói tới.

    3.2.2. Con người luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội

    Thời tiết, khí hậu và những điều kiện xã hội luôn tác động đến đời sống con người, có những yếu tố tích cực cần thiết cho sự sống của con người, ngược lại có những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Con người cần thích ghi với hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo tự nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển.

    Muốn vậy con người cần có sức khoẻ, tinh thần phải vững vàng biểu hiện ở chính khí và các cơ năng thích ứng của cơ thể luôn luôn quân bình giữa các mặt âm, dương, khí huyết, tinh thần, tân dịch v.v…

    3.3. Ứng dụng trong y học

    3.3.1. Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung phương pháp phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của YHCT


    a) Phòng bệnh tích cực:
    - Cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống.
    - Chủ động rèn luyện thân thể.
    - Thể dục, thể thao: thái cực quyền, khí công, dưỡng sinh v.v…
    - Chống dục vọng cá nhân, rèn ý chí, cải tạo bản thân và xã hội, xây dựng tinh thần lạc quan.v.v…
    - Cải tạo tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh…

    b) Phòng bệnh thụ động:
    - Ăn tốt, mặc ấm, giữ gìn vệ sinh cá nhân, hoàn cảnh.
    - Điều độ về sinh hoạt, tình dục, lao động…

    3.3.2. Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung của các nguyên nhân gây bệnh và vai trò quyết định của cơ thể đôi với việc phát sinh ra bệnh tật

    a) Nguyên nhân gây bệnh:

    - Hoàn cảnh tự nhiên, địa lý với 6 khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoại cảm. Khi trở thành tác nhân gây bệnh, lục khí được gọi là lục tà hay lục dâm.
    - Hoàn cảnh xã hội gây ra những yếu tố về tâm lý xã hội gọi là thất tình (vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ) là nguyên nhân gây các bệnh nội thương.

    b) Vai trò cơ thể quyết định trong việc phát sinh ra bệnh tật:

    Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn tồn tại tác động vào con người nhưng bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi nội tại của con người, đó là sự giảm sút sức đề kháng còn gọi là chính khí hư làm cơ thể không thích ứng được với ngoại cảnh. Chính khí hư là vai trò nội nhân, quyết định sự phát sinh ra bệnh.

    3.3.3. Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung phương pháp chữa bệnh toàn diện của YHCT…

    Phải nâng cao chính khí con người bằng các phương pháp tổng hợp:
    - Tâm lý liệu pháp
    - Dự phòng trong điều trị: dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền v.v…
    - Ăn uống bồi dưỡng
    - Dùng châm cứu, xoa bóp, thuốc v.v…
    - Khi dùng thuốc bao giờ cũng chú trọng đến các thuốc nâng cao các mặt yếu của cơ thể (bổ hư) về âm, dương, khí, huyết, tân dịch v.v… rồi mới đến các thuốc tấn công vào tác nhân gây bệnh.

    -----
    PHẦN II: Liên hệ sự ứng dụng học thuyết trong bài luyện Vạn pháp Thanh khí khai tâm.

    Trong bài luyện, có đoạn Thầy hô: “Cơ thể nở rộng ra, cơ thể tiếp tục nở rộng ra. Cơ thể phình to ra, phình thật to ra. Cơ thể tan biến vào không gian vũ trụ. Cơ thể chúng ta tan biến vào không gian vũ trụ. Cơ thể chúng ta tan biến hoàn toàn vào không gian vũ trụ (x2). Thiên địa nhân hợp nhất (x3)”.

    Ở đây Thầy đã ứng dụng học thuyết này trong lời hô để giúp người bệnh được “Thanh lọc cơ thể trong không gian vũ trụ”, hướng tới sự hòa hợp giữa con người – trời – đất, giúp cho cơ thể con người trở nên cân bằng.

    Ở trạng thái “Hư tĩnh”, toàn bộ cơ thể như tan biến, đồng nhất cũng với không gian bao la rộng lớn của vũ trụ - cơ thể được thanh lọc, được điều chỉnh để hòa hợp được với môi trường xung quanh.

    Thầy hô: “Hãy tâm niệm vứt bỏ đi mọi băn khoăn vướng mắc của cuộc đời trần tục. Vứt bỏ tất cả, vùng bệnh tất cả mọi loại bệnh, mọi băn khoăn vướng mắc của cuộc đời trần tục. Để từ nay trở đi chúng ta sẽ tiếp nhận, chúng ta sẽ có một cuộc sống an vui, hạnh phúc”.

    Ở đây, ngoài việc thanh lọc cho cơ thể, Thầy còn giúp chúng ta thanh lọc cả về tinh thần, củng cố phần nội tâm trong sâu thẳm con người để tinh thần trở nên nhẹ nhàng, an nhiên, tự tại, con người trong thể thống nhất ấy có thể đạt tới sự an vui, hạnh phúc - điều mà ai cũng mong muốn và hướng tới!

    -----
    KẾT LUẬN CHUNG:

    Nghiên cứu và tìm hiểu các học thuyết: âm dương, ngũ hành và thiên nhiên hợp nhất, đồng thời liên hệ với từng lời dẫn, từng câu chữ trong bài của Thầy Nguyệt Quang Tử, mới thấy được đó là ứng dụng học thuyết khoa học một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn, ưu việt và toàn diện.

    YHCT đã được ứng dụng lâu đời và phổ biến dựa trên những học thuyết như vậy. Người thầy thuổc phải nhận thấy con người ở thể thống nhất toàn vẹn giữa các chức phận, tinh thần và vật chất, cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để tìm ra các mâu thuẫn trong quá trình bệnh lý và giải quyết các mâu thuẫn đó bằng những phương pháp tích cực và đúng đắn nhất, các bài luyện của Thầy Nguyệt Quang Tử đã mang lại tất cả những điều đó.








No comments:

Post a Comment