LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, June 23, 2019

Người gầy vẫn bị cholesterol cao









CHOLESTEROL CAO Ở NGƯỜI GẦY
Tình trạng cholesterol cao không chỉ gặp ở người béo mà người gầy cũng sẽ bị cholesterol cao do di truyền, ăn uống và thói quen.
Nhiều người vẫn còn thờ ơ với những hệ lụy từ bệnh rối loạn mỡ máu mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa. Trong khi, giới chuyên gia coi bệnh này là “sát thủ thầm lặng” đe dọa cuộc sống hiện đại, cùng nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư...
Rối loạn mỡ máu là một bệnh mạn tính không điều trị khỏi được. Bệnh được chia làm 3 loại, một loại làm tăng cholesterol toàn phần đồng thời tăng LDL - cholesterol, loại này nguy hiểm nhất vì làm tăng xơ vữa động mach. Loại thứ 2 là tăng triglyceride là chủ yếu. Có một loại nữa là loại hỗn hợp tăng cả cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride. Để giải quyết triglyceride bao giờ cũng là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, giảm rượu bia. Nếu cách này không “ăn thua” thì mới áp dụng chữa bằng thuốc.
Trước đây, tình trạng rối loạn mỡ máu chỉ xảy ra với những người ở lứa tuổi trung niên, nhưng hiện nay tình trạng này đang dần trẻ hóa vì rất nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, lối sống thiếu lành mạnh rượu bia, thuốc lá, thức khuya....
Với những câu hỏi như "tại sao tôi không ăn mỡ mà vẫn bị rối loạn mỡ máu", cholesterol trong cơ thể được tổng hợp từ hai nguồn: thức ăn đưa vào chỉ chiếm 20%; cholesterol được tổng hợp tại gan chiếm 80%. 
Do vậy, tuy tránh những thức ăn có chứa mỡ nhưng cholesterol trong cơ thể vẫn cao. Những người đã bị rối loạn mỡ máu cần đòi hỏi điều trị thường xuyên và lâu dài vì trong cơ thể đã có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa. 
Mục tiêu của các thuốc hạ mỡ máu là làm cho tình trạng rối loạn mỡ máu không nặng thêm nên có những trường hợp phải dùng thuốc suốt đời. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì bạn phải có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Đi bộ hoặc chạy bộ là giải pháp tối ưu đối với người trên 40 tuổi. Phải phối hợp thuốc, ăn uống, luyện tập.
Để điều trị bệnh rối loạn mỡ máu, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đưa lượng mỡ máu trở về giới hạn bình thường, cần duy trì lối sống lành mạnh để hiệu quả điều trị tốt nhất. 
Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thể thao thường xuyên, phải tập thể lực 30-45 phút một ngày.
Những người có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh mỗi 6 tháng một lần và người bình thường định kỳ một lần mỗi năm.



CHOLESTEROL CAO 

CHOLESTEROL CAO LÀ GÌ VÀ CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU
Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, những hiểu biết về tình trạng này vẫn chưa được phổ cập đến tất cả mọi người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cholesterol và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người.

CHOLESTEROL CAO LÀ GÌ?
Cholesterol là một chất béo gốc steroid xuất hiện tại màng tế bào trong khắp cơ thể. Cholesterol có màu vàng nhạt và được vận chuyển đi khắp cơ thể bởi huyết tương. Đây là chất có vai trò rất quan trọng trong các quá trình hoạt động và sinh hóa của cơ thể và là nguyên nhân gây ra các bệnh liên qua đến tim mạch nếu nồng đồ vượt mức bình thường.

Một người được xác định là có cholesterol trong máu cao khi nồng độ cholesterol vượt quá 240mg/dL hoặc 6 mmol/L.

CÓ 2 LOẠI CHOLESTEROL:
-   Cholesterol nội sinh được tạo ra liên tục tại gan với số lượng dưới 2g/ngày.
-  Cholesterol ngoại sinh được cơ thể dung nạp thông qua đường ăn uống các loại thực phẩm chứa mỡ động vật.
Cholesterol rất ít tan trong nước nên khi di chuyển trong cơ thể, nó đi theo các phân tử lipoprotein dưới dạng “hành lý đi kèm”. Sự phân chia cholesterol đến các tế bào trong cơ thể được quyết định bởi các protein tham gia vào cấu tạo của bề mặt hạt lipoprotein.
Trước 50 tuổi, nam giới có nồng độ cholesterol cao hơn nữ và sau 50 tuổi thì điều này ngược lại.

CƠ CHẾ HẰNG ĐỊNH NỘI MÔI CỦA CHOLESTEROL
Nồng độ cholesterol trong cơ thể được điều hòa trực tiếp bởi mức cholesterol hiện thời. Nồng độ cholesterol nội sinh được điều chỉnh dựa trên lượng cholesterol ngoại sinh. Lượng cholesterol trong thực phẩm càng cao sẽ làm cho lượng cholesterol nội sinh càng giảm và ngược lại.
Nồng độ cholesterol trung bình của một người thường tăng dần theo tuổi tác kéo theo nguy cơ bị cholesterol cao cũng tăng dần theo tuổi tác. Bên cạnh đó thì có những nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ cholesterol cũng khác nhau ở các mùa trong năm và cao nhất vào mùa đông.

GIỚI HẠN XÁC ĐỊNH CHOLESTEROL CAO
Có một ranh giới phân chia giữa cholesterol cao và cholesterol bình thường, đây đường gọi là đường ranh cholesterol. Y học đã xác định rằng đường ranh cholesterol có giá trị từ 200 – 239 mg/dL.
Khoảng giá trị này giống như “đèn vàng” khi tham gia giao thông, đây là một tín hiệu cảnh báo bạn nên dừng những hoạt động làm tăng cholesterol đến mức xấu (LDL) và nên thực hiện các phương pháp giảm cholesterol về mức tốt (HDL).

CHOLESTEROL CAO Ở NAM GIỚi
Cholesterol ở nam giới khi tăng quá mức sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch. Ở nam giới, khả năng bị cholesterol cao xuất hiện khi họ 20 tuổi và tăng dần đên 60 tuổi.
Cholesterol cao có dấu hiệu xuất hiện đều đặn ở những người có quan hệ họ hàng nên yếu tố di truyền cũng đóng vai trò không nhỏ. Những người đàn ông lười vân động và ăn nhiều dầu mỡ sẽ có nguy cơ tăng cholesterol cao gấp nhiều lần những người có lối sống lành mạnh và vận động thường xuyên.
Người trưởng thành không phải là đối tượng duy nhất bị tăng cholesterol. Trẻ em cũng có nguy cơ bị cholesterol cao và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Cholesterol tăng quá mức dẫn đến xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến hoạt động của tim, nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Cholesterol cao ở trẻ em gây ra chủ yếu bởi 3 nguyên nhân:
-   Chế độ dinh dưỡng
-   Di truyền
-   Béo phì
Viện Huyết học Nhi khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI) khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên được sàng lọc một lần từ 9 - 11 tuổi và một lần nữa trong khoảng từ 17- 21 tuổi.

Việc sàng lọc được khuyến cáo cho trẻ có tiền sử gia đình bị cholesterol cao hoặc tiền sử gia đình bị bệnh tim sớm (55 tuổi trở xuống đối với nam giới, tuổi từ 65 trở lên). Việc sàng lọc cũng được khuyến cáo cho trẻ có chỉ số BMI lớn hơn bách phân vị 95 ở trẻ em từ 2-8 tuổi hoặc ở trẻ 12 đến 16 tuổi với chỉ số BMI lớn hơn bách phân vị 85.
Đối với trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì và những người có chất béo trong máu cao hoặc mức cholesterol HDL  thấp, việc điều trị trọng lượng là việc đầu tiên. Điều này có nghĩa cải thiện chế độ ăn uống với tư vấn dinh dưỡng và tăng cường thể dục.
Đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên có hàm lượng cholesterol cực cao (hoặc mức độ cao có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm) nên điều trị bằng thuốc.

CÁC BIẾN CHỨNG DO CHOLESTEROL CAO
Cholesterol cao dẫn đến rất nhiều bệnh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:
-  Các bệnh liên quan đến tim mạch: Lượng cholesterol dư thừa sẽ tạo thành các mảng bám vào động mạch vành và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu tại tim. Khi các mảng bám vỡ ra có thể gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến nhồi máu cơ tim
-  Xơ vữa động mạch: Lượng cholesterol không được hấp thu sẽ lắng đọng trên thành mạch máu và gây xơ vữa. Khi mạch máu bị xơ vữa thì toàn bộ hệ tuần hoàn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
-  Cao huyết áp: Mạch máu xơ vữa làm dòng máu lưu thông bị cản trở và tăng áp lực lên thành mạch. Bên cạnh đó, nồng độ cholesterol cao làm tăng độ nhớt của máu dẫn đến khó vận chuyển đến các cơ quan và áp lực máu không đồng đều có thể gây ra cao huyết áp.
-  Đột quỵ: Khi máu cung cấp đến não bị thiếu vị các mạch máu bị xơ vữa có thể dẫn đến thiếu máu não và thậm chí là đột quỵ.

KIỂM TRA LƯỢNG MỠ TRONG MÁU
Các loại cholesterol khác nhau và các chất béo khác trong máu của bạn được gọi chung là lipid. Các bác sĩ đo và chẩn đoán các vấn đề về lipid bằng xét nghiệm máu. Bạn cần nhịn ăn 9 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo nó không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn vừa mới ăn.

Một xét nghiệm lipit máu thường cung cấp 4 số liệu:
-      Tổng lượng chất béo
-      LDL (cholesterol xấu)
-      HDL (cholesterol tốt)
-      Triglycerides
Đối với cholesterol toàn phần:
-      200 mg/dL hoặc thấp hơn là bình thường.
-      201 đến 240 mg / dL là đường ranh
-      Hơn 240 mg /dL là cao.
Đối với HDL:
-      60 mg / dL hoặc cao hơn là tốt
-      40 đến 59 mg / dL là bình thường.
-      Dưới 40 mg / dL là thấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Đối với LDL:
-      Dưới 100 mg / dL là lý tưởng.
-      100 đến 129 mg / dL có thể tốt, tùy thuộc vào sức khoẻ của bạn.
-      130 đến 159 mg / dL là đường ranh.
-      160 đến 189 mg / dL là cao.
-      190 mg / dL trở lên là rất cao.

Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hoặc đã có thì LDL của bạn nên nhỏ hơn 100 mg / dL, thậm chí còn thấp hơn 70 mg / dL nếu nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Nếu bạn không bị bệnh tim, ít hơn 160 mg / dL có thể là tốt.
Triglycerides cao hơn 150 mg / dL cũng làm tăng tỷ lệ bệnh tim mạch.

CÁCH TIẾN HÀNH CHẨN ĐOÁN CHOLESTEROL CAO
Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol ít nhất mỗi năm năm một lần. Cao cholesterol không gây triệu chứng nên rất nhiều người không biết rằng mức cholesterol của họ quá cao. Giảm mức cholesterol làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và giảm nguy cơ đau tim
Để đánh giá mức cholesterol của bạn, bác sĩ của bạn sẽ thực hiện một xét nghiệm máu. Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ khám sức khoẻ toàn diện, thảo luận lịch sử y khoa, kiểm tra nhịp tim, nghe nhịp tim, và đo huyết áp.
Nếu cholesterol của bạn cao, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác về bệnh tim, bác sĩ sẽ đề nghị các lựa chọn điều trị khác nhau, từ sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống đến thuốc để giảm cholesterol. Các xét nghiệm tiếp theo có thể được khuyến cáo nếu bác sĩ của bạn cảm thấy bạn có nguy cơ bị bệnh tim.

         CHOLESTEROL CAO LÀ MỘT CĂN BỆNH KHÔNG PHẢI BẢN THÂN NÓ LÀ NGUY HIỂM. Tuy nhiên, nó lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh biến chứng nguy hiểm chết người như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Để giảm nguy cơ tăng cholesterol, hãy thực hiện chế độ sinh hoạt lạnh mạnh và chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ. Cuối cùng là tiến hành xét nghiệm lipid máu thường niên để xác định tình trạng và có hướng xử lý kịp thời.





















No comments:

Post a Comment