LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, June 20, 2019

Tác dụng của trái dừa (2)

Kết quả hình ảnh cho trái dừa


Những  bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu từ dừa

          Nước dừa rất có lợi trong việc thanh nhiệt, miệng khát, nóng trong người, bức bối khó chịu. Với những người bị bệnh sưng phù (phù thũng), uống nước dừa còn có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, những người bị nôn ra máu uống vào có thể cầm máu, làm mát máu. Bên cạnh đó còn giúp trị chứng hay quên, tim đập gấp, và ngủ hay mơ.


1. Miệng khô, say nắng, phát sốt

Uống nước dừa sáng và tối, mỗi buổi 1 lần.


2. Táo bón

Nạo lấy cơm dừa, sáng tối mỗi buổi ăn 1/2 trái.


3. Viêm da

          Cách 1: Giã vụn phần vỏ dừa cứng, thêm nước sắc cô đặc để rửa vết thương, dùng mỗi ngày vài lần.

          Cách 2: Cách này có vẻ thông dụng và hiệu quả nhất, dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên da.


4. Bệnh giun đũa

          Mỗi sáng trước khi ăn cơm nhai nhuyễn 20 - 25g cơm dừa hoặc uống nước dừa trước rồi mới nhai cơm dừa.


5. Mệt mỏi do sung huyết, phù thũng

          Uống dừa tươi lượng vừa đủ mỗi ngày.


6. Bệnh bạch hầu

          Phơi khô 80g rễ dừa, thêm nước sắc rồi lọc bỏ bã, cho chút đường để uống. Nhớ là dùng liên tục trong 5 đến 10 ngày. Còn đối với trẻ em thì dùng liều giảm còn một nửa .


7. Cảm do gió độc và nhiệt

          Uống 1 trái dừa và có thêm đường trắng, khuấy đều.


8. Cơ thể mệt mỏi sau khi ốm, ăn không ngon

          Hấp cách thủy 300g cơm dừa, 75g thịt gà thả vườn cùng 25g gạo nếp. Mỗi ngày dùng 1 lần.



MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ DỪA:


1. Viêm và lở ngứa da: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, cho thêm hạt hạnh nhân giã nát vào trộn đều rồi thoa lên vùng da bị tổn thương sẽ rất mau lành.


2. Khan tiếng: Lấy một ly nước dừa non pha với nước cốt của 8 g rau má để uống.


3. Nôn mửa: 2 chén nước dừa, một chén rượu nho, 10 giọt nước gừng, trộn đều rồi uống.


4. Lợi tiểu giải độc: Uống nước dừa non.


5. Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau. Mỗi thứ 30 g, trộn đều uống.


6. Đau nhức khớp: Canh dừa rất tốt cho những người gặp vấn đề về khớp. Cách chế biến: Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, đổ bớt một phần nước. Lấy 20 g đậu đen vo sạch trút vào quả dừa rồi đậy nắp lại, đặt lên một cái đĩa. Cho tất cả vào một cái nồi hấp cách thủy trong 4 giờ, có thể cho ít muối. Mỗi tháng dùng canh dừa từ một đến 2 lần sẽ giảm các triệu chứng đau nhức, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn.


7. Tẩy sán lá: Buổi sáng mới ngủ dậy uống nước của nửa trái dừa và ăn hết cùi (cơm dừa). Chờ ít nhất 3 tiếng đồng hồ sau mới ăn điểm tâm.


8. Dưỡng tóc mềm, mượt, nhanh mọc: Nhúng chiếc lược chải tóc vào tinh dầu dừa, chải đều nhẹ nhàng lên tóc. Búi hoặc quấn lại cho gọn nhưng đừng siết chặt. Bạn có thể trùm khăn hoặc đội mũ tắm để tinh dầu dễ hấp thụ vào tóc hơn, sau một giờ hãy gội lại với dầu gội như bình thường.


9. Tẩy tế bào chết: Trộn hỗn hợp gồm bột nổi và dầu dừa với tỷ lệ bằng nhau, thoa đều lên mặt và cổ. Sau khoảng 2 phút massage nhẹ nhàng, dùng một chiếc khăn ấm lau những bột nổi dư thừa trên da.


10. Làm mềm môi: Dùng bông gòn hoặc tay sạch thấm tinh dầu dừa để thoa lên môi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.


TÁC DỤNG TRỊ BỆNH TẤT TẦN TẬT TỪ TRÁI DỪA

    Nước dừa: Trị khô miệng, giải khát, nôn ra máu, sưng phù do bệnh tim.


    Nước cốt dừa: trị viêm ruột, viêm dạ dày, sốt, say nắng. Còn giúp trị nôn nửa, đi tiểu ra máu và sưng phù ngoài da.


    Rễ dừa: Trị chảy máu cam, đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy.


    Dầu dừa: Dầu dừa có vẻ phổ biến với mọi người, thường thì để dùng ngoài da để trị viêm da, ghẻ lở hay nứt nẻ do bị lạnh.


    Cơm dừa: Trị khô miệng, giải khát, da nhờn, táo bón, đặc biệt trị luôn cả chứng mồ hôi muối, bệnh viêm da thuộc hệ thần kinh (dùng 100 - 150g ăn hoặc ép lấy nước uống). Cơm dừa trị giun, có tác dụng điều trị đối với những người bụng khó tiêu, bụng sình hơi, trung tiện nhiều và đau râm ran, mệt mỏi, ăn không ngon, tứ chi uể oải.


Nước ép bổ dưỡng

          Nước dừa kết hợp cùng nước cam và thơm có tác dụng trị phù thũng, làm da sáng đẹp.

          Nguyên liệu: 1 quả cam, nửa trái chanh, 60g thơm, 35ml nước dừa, nước lạnh lượng vừa đủ, một ít đã nhuyễn.

          Cách làm: Cam, chanh rửa sạch cắt đôi và ép lấy nước. Còn thơm thì gọt vỏ, cắt khối. Sau đó bỏ tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố (trừ đá nhuyễn) xay đều, sau đó rót ra ly thêm đá nhuyễn vào là dùng được.


Chọn dừa tươi phù hợp

          Nước dừa có sẵn trong lon hoặc chai ở nhiều cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên bạn nên tìm mua dừa tươi nhé. Khi mua dừa tươi, bạn hãy chọn những quả dừa có vỏ màu xanh lá cây, hoặc những trái dừa có một số đốm nâu sáng vì đây là những quả có chứa nhiều nước.

          Khi sử dụng dừa tươi, bạn nên cố gắng uống nước càng sớm càng tốt vì các chất dinh dưỡng này có trong trái dừa tươi có thể bắt đầu tiêu tan ngay sau khi được tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng hết, thì cũng có thể cho vào chai thủy tinh và để nó trong tủ lạnh từ 10 đến 12 giờ.


NHỮNG SAI LẦM KHI UỐNG NƯỚC DỪA DỄ GÂY NGUY HẠI SỨC KHỎE

          Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.

Những người này thường cơ thể hơi yếu, da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, chân tay hay lạnh, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, dễ bị tiêu chảy, phân mềm...

          Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh... là những bệnh thuộc thể hàn, nên kiêng nước dừa vì nước dừa cũng thuộc âm, tính hàn.

Uống nước dừa quá nhiều với lượng 3 - 4 trái/ngày sẽ làm sức khỏe suy yếu đi, huyết áp tụt xuống thấp, vô cùng nguy hiểm.

          Đặc biệt, với những người có sẵn bệnh huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh trĩ... thì không nên dùng vì có thể đem lại những tác hại khôn lường.

    - Nước dừa tươi không nên để quá lâu để tránh bị biến chất.

    - Không nên ăn quá nhiều cơm dừa, vì sẽ gây tức bụng.

    - Những người có bệnh tim, huyết quản xơ cứng, đường ruột không tốt không nên uống nhiều nước dừa.

    - Những người bị mụn ghẻ, bị suyễn không nên ăn cơm dừa.


Những lưu ý khi uống nước dừa

          Nếu muốn giải khát bằng nước dừa, cần phải tuân thủ một nguyên tắc là ngồi nghỉ cho cơ thể hồi phục năng lượng, uống nước dừa từng chút một và không uống quá nhiều.


 

No comments:

Post a Comment