LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, June 21, 2019

PHÂN BIỆT DẤU HIỆU LÂM SÀNG (4)

Kết quả hình ảnh cho graphic design




D. TỪ CHNG ĐN BỆNH CỦA TẠNG PHỦ

Do khí huyết hư nhược hay phát ra ở phần sâu cơ bắp kết khối từ từ hoặc ăn thủng từ từ, đơn phát hay đa phát lâu ngày gây mủ,có nhiều tên khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau như thấp đờm lưu trú, thử thấp lưu trú, ứ huyết lưu trú...
Các dấu hiệu lâm sàng của tạng phủ không nhất thiết phải có đầy đủ các triệu chứng bệnh vì bệnh còn tùy vào tình trạng nặng nhẹ, cấp tính hay mạn tính ,nhubg điều quan trọng là biết cách phân biệt bệnh chứng đang phát triển quy về âm, duơng, hu ,thực, hàn, nhiệt, biểu, lý đẻ có cách suy luận biện chứng đầy đủ rồi truy tìm nguyên nhân gây bệnh mới có thẻ chữa chính xác không sợ sai lầm , vì một CHỨNG gây ra rất nhiều bệnh và nguợc lại một BỆNH có thẻ do nhiều CHỨNG gây ra, cho nên khi chữa bệnh hay chứng cần phải lý luận ngũ hành tìm nguyên nhân nào đã gây nên chứng hay bệnh lúc đó mới có thẻ chữa đuợc gốc bệnh.

1. BỆNH CHỨNG CÙA TÂM :

CHỨNG TÂM HƯ : (172)
Tâm động nên hồi hộp, đoản hơi,đau duới tim,có khi lên cơn kịch phát, mất ngủ,mất sức,đổ mồ hôi, suy nhuợc thần kinh,bất an,sợ sệt, nói sàm, ý mông lung không chú tâm,hay quên,mắt thiếu máu,gai sốt,chân tay gía lạnh, luỡi nhạt rêu ít.Tùy theo tâm khí hu hoặc tâm huyết hu sẽ có dấu hiệu riêng của mỗi loại đẻ phân biệt.
CHỨNG TÂM HƯ ĐỞM KHIẾP : (173)
Hay sợ do tâm huyết bất túc, tâm khí suy nhuợc liên quan đến tinh thần thuờng gặp ở bệnh hu nhuợc, bần huyết hoặc cơ năng thần kinh.
Chứng TÂM ÂM HƯ : (174)
Có dấu hiệu như âm hư, buồn bực, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, bàn tay nóng, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu. Nguyên nhân do chức năng tạo huyết suy kém.
CHỨNG TÂM KHÍ BAT NINH : (175)
Bất ninh là tâm không an do tâm huyết không đủ, do đờm hỏa quấy nhiễu, do thủy khí hại tâm,do can hỏa vượng, do can đởm khí hư... có dấu hiệu hồi hộp, sợ sệt ,tâm phiền mất ngủ.
CHỨNG TÂM KHÍ HƯ : (176)
Hồi hộp,tim đập nhanh, hơi thở ngắn, hụt hơi, thiếu sức,hay ra mồ hôi,mạch vô lực.Thường gặp ở bệnh suy nhược, bần huyết, loạn nhịp tim.
CHỨNG TÂM KHÍ THỊNH : (177)
Làm tâm dương vượng khiến thần kinh hưng phấn qúa mức làm bệnh mất ngủ.
CHỨNG TÂM DƯƠNG HƯ : (178)
Có hai trường hợp nặng nhẹ khác nhau :
Nếu do tâm khí hư, có dấu hiệu của chứng tâm khí hư (176).
Nếu do tâm dương hư :Là chứng nặng của tâm khí hư, ngoài dấu hiệu của tâm khí hư còn có dấu hiệu người lạnh, tay chân lạnh, môi xanh tím, mồ hôi ra nhiều ,hồi hộp, choáng, trụy mạch, nặng thì hôn mê bất tỉnh, mạch vô lực, lưỡi nhợt nhạt rêu trắng trơn. Nguyên nhân do lão suy, mất nước, thiếu năng động ở mạch vành làm ảnh hưởng đến khí huyết.
Có dấu hiệu huyết hư ,sắc mặt trắng,tim đập nhanh, váng đầu, mất ngủ, hay mê, hay quên,hồi hộp, tâm phiền lưỡi nhạt, nguyên nhân do mất máu hoặc sự cấu tạo huyết suy giảm, thường gặp ở bệnh hư nhược, thần kinh chức năng,bệnh bần huyết.
CHỨNG TÂM HUYẾT ứ : (180)
Có dấu hiệu đau vùng trước tim lan đến vai, tay chân lạnh, mặt môi xanh tím,nguyên nhân do tình chí kích động, do đờm trọc làm ứ huyết ở tim hoặc tâm khí hư, tâm dương hư lại bị gặp khí lạnh làm tắc tuần hoàn.
CHỨNG TÂM THựe : (181)
Mình nóng, mê sảng hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, mặt đỏ, họng khô,khát,chảy máu mũi miệng,vị căng cứng làm đau ngực, tiểu đỏ vàng, chân tay nặng nề, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ.Nếu đang trong giai đoạn nhiễm độc thần kinh nặng sẽ tiểu ra máu,cách mô căng đầy khó chịu.
CHỨNG TÂM HÀN : (182)
Nói mê sảng, lưỡi cứng khó nói, huyết hư thần mất, tâm thần suy kém, khí uất ở đầu làm mất ngủ, khí uất ở mắt làm nhức mắt, ở bụng làm băng lậu huyết. Nếu do hàn tà ở thận tràn lên làm đáy tim nở lớn sinh đau tim, ụa mửa, lở miệng, lòng bàn tay nóng dữ.
CHỨNG TÂM NHIỆT : (183)
Do tâm hỏa cang thịnh làm đau tim, đau các đốt xương, đau sườn ngực do đờm hỏa tích tụ, sắc mặt đỏ phừng, phiền nhiệt ngủ không yên, cuồng dại,nói nhảm như cuồng, chảy máu cam,tâm nhiệt hại đường ruột nóng sinh giun sán quậy phá.
CHỨNG TÂM THựC NHIỆT : (184)
Trong ngực nóng, phiền khát, tiểu đỏ rít, lưỡi đỏ chót, sậm hoặc nổi mụn tấm,đau, chảy máu cam.Nguyên nhân do tình chí,do ăn uống nhiều chất cay, nóng có nhiệt khí.
CHỨNG TÂM HỎA THƯỢNG VIÊM : (185)
Hư hỏa bản thân tạng tâm bốc lên làm lưỡi lở loét, tâm phiền, mất ngủ.
CHỨNG TÂM HỎA VƯỢNG : (186)
Còn gọi là tâm hỏa thịnh, có dấu hiệu buồn bực, mất ngủ, môi khô, miệng đắng, chảy máu cam, miệng lưỡi lở đau, đầu lưỡi đỏ, do tình chí, do ăn uống thức ăn cay nóng, béo, uống nhiều loại nước có tính nóng.
CHỨNG TÂM CAM : (187)
Là một trong 5 chứng cam của ngũ tạng ở trẻ em, do bú mớm không điều độ ,gan bị nhiệt hại tâm khiến cơ thẻ gầy còm, bụng trướng, da vàng, iả nhiều lần, phân nhầy lẫn máu tươi, ưa nghiến răng, hay giật mình,ra mồ hôi ngày đêm.
CHỨNG TÂM HẠ BỈ : (188)
Nhiệt ngăn trở vùng vị quản nhưng ấn vào vùng vị quản không đau, nếu có cảm giác chống lại là tà nhiệt với thủy dịch ngăn trở gọi là bì ngạnh, thường gặp ở bệnh viêm dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa.
Vùng vị quản hơi đau,trướng tức khó chịu do tà nhiệt kết trong bao tử đẩy lên khiến nôn mửa, tâm phiền, bí đại tiện, thường gặp ở bệnh rối loạn tiêu hoá do cảm mạo, viêm dạ dày cấp tính.
CHỨNG TÂM HẠ CHỈ KET : (190)
Vùng vị quản cảm thấy như có vật gì chướng ngại, không đầy hơi, không cứng rắn, không đau nhưng cảm thấy khó chịu, phiền muộn,do Đởm và Tam tiêu làm bệnh.
CHỨNG TÂM HẠ NGHịCH MÃN : (191)
Tâm bị tổn thương ,vận hoá kém, thủy đọng thượng tiêu nên vị quản bị tắc khí xông ngược lên tâm làm vị quản bí tắc trướng đầy.
CHỨNG TÂM HẠ ÔN ÔN DỤC THÔ : (192)
Trong vị có hàn ẩm hoặc đờm nghẽn tắc ở ngực làm vị quản có cảm giác lờm lợm ( ôn ôn ) muốn nôn mà không nôn ra được.
CHỨNG TÂM HÃN : (193)
Giữa vùng tim ở ngực ra mồ hôi do tư lự làm hại tâm tỳ.
CHỨNG TÂM KHÁI : (194)
Khi ho đau ran cả vùng tim ngực,bụng cảm như có gì vướng mắc, hầu họng sưng đau.
CHỨNG TÂM LAO : (195)
Một trong ngũ lao do tâm huyết khô thiếu làm tâm phiền, mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi.
CHỨNG TÂM SÁN : (196)
Bụng dưới nổi hòn cục xông khí lên tâm ngực làm tim đau dữ dội do hàn tà xâm nhập kinh tâm.
CHỨNG TÂM T : (197)
Một trong 5 chứng tí của ngũ tạng,có dấu hiệu hồi hộp, thở suyễn, thở dài, phiền táo,ưa sỢ,họng khô, do cảm nhiễm ngoại tà lâu ngày chữa chưa khỏi, xâm nhập ẩn náu ở vùng tâm ,thêm vào lo nghĩ qúa độ làm tâm huyết hư tổn làm thành chứng tâm tí.
CHỨNG TÂM PHẾ KHÍ HƯ : (198)
Phế khí hư gây tâm khí hư làm ho lâu ngày, hồi hộp tim đập mạnh, môi xanh tím.
CHỨNG TÂM TỲ HƯ : (199)
Có dấu hiệu hồi hộp, ít ngủ, hay quên, kém ăn,phân nhão lỏng, do dinh dưỡng kém, thường gặp ở bệnh suy nhược cơ thẻ,cao áp huyết, thiếu máu, xơ cứng động mạch vành.
CHỨNG TÂM THẬN BAT GIAO : (200)
Có dấu hiệu hồi hộp, hoa mắt, mất ngủ, ù tai,miệng khô, mỏi lưng gối, tiểu nóng,di tinh, ra mồ hôi trộm, do huyết âm hư và thận tinh hư làm thận âm và tâm âm hư theo.

2. BỆNH CHỨNG CÙA TẰM BÀO :

CHỨNG TÂM BÀO HƯ : (201)
Lòng bàn tay nóng,tim hồi hộp, bức rứt nóng nảy.
CHỨNG TÂM BÀO THựC : (202)
Mặt đỏ, sưng nách, đau tim sườn ngực, co quắp chi trên.
CHỨNG TÂM BÀO NHIỆT : (203)
Hôn mê, nóng dữ, nói sàm, phiền táo, lưỡi đỏ.
CHỨNG TÂM BÀO ĐỜM HỎA : (204)
Đờm lấn vào tâm bào gây rối loạn thần kinh làm hôn mê bất tỉnh sùi bọt mép, lưỡi bản rêu dầy.

3. BỆNH CHỨNG CỦA TIỂU TRƯỜNG :

CHỨNG TiẾU TRƯỜNG HƯ : (205)
Đau nửa đầu phía sau tai,tai ù điếc, mắt vàng.
CHỨNG TiẺU TRƯỜNG THựC : (206)
Lở mụn ở miệng, cổ sưng cứng đơ, mình nóng ra mồ hôi, đau bụng dưới, bức rứt bực bội.
CHỨNG TIẾU TRƯỜNG HƯ HÀN : (207)
Bụng đau, đại tiện phân chảy lỏng sống sít,tiẻu lắt nhắt không thông (hư),rêu lưỡi đỏ nhạt,nếu nước tiểu trong (hàn) thì rêu lưỡi trắng mỏng.Phần nhiều có dấu hiệu tỳ hư như đau bụng âm ỉ, sôi bụng, ưa xoa bóp,tiẻu vặt khó đi.
Nhiệt nung nấu ở tiểu trường làm tâm phiền, tai ù, họng đau, miệng lở, bụng rốn đầy cứhg,trung tiện được mới dễ chịu,lòng phiền táo,tiẻu đỏ rít đau ống dẫn tiểu, hoặc tiểu ra máu lưỡi đỏ rêu vàng.
CHỨNG TlẾU TRƯỜNG KHÍ THựC : (209)
Tiểu trường khí thực làm cáng trướng đau vùng bụng rốn, eo lưng, xương sống và dịch hoàn,xen ớn lạnh phát nóng, bí đại tiện, rêu lưỡi trắng.
CHỨNG TIẾU TRƯỜNG UNG : (210)
Do thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ, lưu trú ở ruột non làm đau co cứng bụng dưới gần huyệt Quan nguyên đè có điểm đau khiến bệnh nhân phải co gấp chân trái đẻ giảm bớt đau, sốt nóng lạnh tự ra mồ hôi, tiểu tiện khó khán,đi ít một, nước tiểu đỏ.
CHỨNG HÔ SÁN PHONG : (211)
Là tiểu trường sa xuống âm nang, một loại thoát vị bẹn lúc co lúc thòng, thò thụt như con chồn (hồ sán).

4. BỆNH CHỨNG CỦA TAM TIÊU :

CHỨNG TAM TIÊU BÊNH : (212)
Phần nhiều bệnh chứng của tam tiêu là chứtìg ôn nhiệt do ngoại cảm và nội nhiệt trong tạng phủ phụ thuộc vào các kinh có bệnh của 3 vùng thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.Ngoại cảm ôn bệnh thời kỳ đầu truyền vào thượng tiêu, thời kỳ giữa truyền vào trung tiêu hoặc nghịch truyền lên tâm , thời kỳ cuối truyền vào hạ tiêu. Bệnh truyền từ trên xuống dưới ,và từ ngoài vào trong đĩ từ vệ phần vào doanh phần vào huyết phần khác nhau có những dấu hiệu lâm sàng riêng, khi phân biệt được mới biết cách chữa đúng đẻ đẩy tà khí ra, nếu chữa lầm sẽ đem tà khí vào sâu trong cơ thẻ làm bệnh trở nặng thêm.
Do thượng tiêu :
Phế âm làm bệnh có dấu hiệu phát sốt, sợ lạnh, ra mồ hôi,đau đầu, ho.
Tâm bào làm bệnh có dấu hiệu hôn mê, nói nhảm ,nói đớ lưỡi, chân tay lạnh, chất lưỡi đỏ tía.
Do trung tiêu :
Vị kinh làm bệnh có dấu hiệu sốt không sợ lạnh, khát nước, ra mồ hôi.
Tỳ kinh làm bệnh có dấu hiệu mình nóng bức rứt,thân đau mỏi nặng nề,ngực đầy khó chịu, lợm giọng, rêu lưỡi nhớt.
Do hạ tiêu :
Thận kinh làm bệnh có dấu hiệu mình nóng, mặt đỏ,lòng bàn tay bàn chân nóng hơn mu bàn tay bàn chân, tâm phiền táo khó ngủ, môi nứt nẻ, lưỡi khô.
Can kinh làm bệnh có dấu hiệu nhiệt càng tăng cao, hồi hộp, sợ, chân tay máy động co giật.
CHỨNG TAM TIÊU HƯ : (213)
Thiếu khí, hô hấp yếu, lạnh bụng.Phải phân biệt hư do phần nào như vệ phần, doanh phần, huyết phần, ở thượng, trung hay hạ tiêu, ở tạng phủ nào bằng những dấu hiệu lâm sàng khi chẩn đoán bệnh.
Theo dấu hiệu hư hàn của thượng tiêu chỉ tâm, phế hư hàn, của trung tiêu chỉ tỳ vị hư hàn, của hạ tiêu chỉ can thận hư hàn.Hạ tiêu hư hàn là một trong những nguyên nhân của bệnh thủy thủng.
CHỨNG TAM TIÊU Thực : (215)
Sưng viêm họng, thanh quản, amygdale, đau sau tai, khóe mắt, ù tai, đầu mặt nóng đỏ,ra mồ hôi,bụng dưới cứng đầy.Phải tìm theo dấu hiệu lâm sàng của tạng phủ nào thực và nguyên nhân do âm hay dương làm bệnh.
CHỨNG TAM TIÊU THƯC NHIỆT : (216)
Là chứng thực nhiệt ở khí phận.Hoặc thượng tiêu thực nhiệt do tâm phế bị thực nhiệt, trung tiêu thực nhiệt do tỳ vị bị thực nhiệt,hạ tiêu thực nhiệt do can thận bị thực nhiệt.
CHỨNG TAM TIÊU KHÁI : (217)
Khi ho thì bụng trướng đầy không muốn ăn uống.

5. BỆNH CHỨNG CÙA TỲ :

CHỨNG TỲ KHÍ HƯ : (218)
Do tỳ khí hư nhược ở tạng người yếu, hoặc lao động vất vả, lại ăn uống kém, hoặc tỳ âm không đủ ,có dấu hiệu tiêu hoá kém, bụng đầy, sôi bụng tiêu chảy, bệnh mạn tính làm vàng da, trung tiện,ăn ngủ không ngon,ăn không tiêu, hễ ăn vào bị trướng bụng,nặng nề mệt mỏi,tiêu chảy,gầy ốm, sắc mặt vàng héo hoặc trắng, hơi phù do suy dinh dưỡng ,tứ chi lạnh, hay nằm,lười nói, không thích vận động,lưỡi nhợt nhạt rêu trắng.Tỳ hư mạn tính làm ra chứng nhục cựt gây ra bệnh cơ bắp mềm yếu, uá vàng ,teo nhỏ.
Khi điều trị, phân biệt hai trường hợp :
Do chức năng tỳ mất vận hóa thì có dấu hiệu bụng đầy, mạch hư.
Do Tỳ hư hạ hãm thì có dấu hiệu tiêu chảy, lỵ, sa xệ các nội tạng, mạch hư nhược.
CHỨNG TỲ ÂM HƯ : (219)
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch ở tỳ vị không đủ đẻ làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.
CHỨNG TỲ DƯƠNG HƯ : (220)
Là chỉ tỳ vị hư hàn, do tỳ khí hư hoặc do ăn thức
ăn nguội lạnh, có dấu hiệu vị quản lạnh đau, bụng đầy trướng, mắc nghẹn, nôn oẹ, kém ăn, iả chảy hoặc lị kéo dài mệt mỏi, tiểu ít, phù thủng, gầy còm, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, thường gặp ở bệnh loét bao tử, loét ruột, viêm gan mạn tính, lị mạn tính, thủy thủng, bạch đới.
CHỨNG TỲ HƯ DO GIUN : (221)
Ăn nhiều vẫn gầy, đầy và đau bụng quanh rốn, ợ hơi.
CHỨNG TỲ THựC : (222)
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó thở, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn mửa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.
CHỨNG TỲ HÀN : (223)
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó thở,mình nặng nề, tứ chi lạnh.
CHỨNG TỲ HÀN THẤP : (224)
Do ăn uống thức ăn lạnh hoặc do cảm mưa lạnh, khí hậu ảm thấp hại tỳ, có dấu hiệu bụng trướng, buồn nôn, phân lỏng, tiểu ít, phụ nữ ra huyết trắng nhiều.
CHỨNG TỲ NHIỆT : (225)
Môi đỏ, họng khô, ợ chua,chóng đói,chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao tử nóng.
CHỨNG TỲ BỊ THẤP TÀ : (226)
Đầu nặng như đè ,bụng trướng đầy, không thích uống nước, thân nặng nề mệt mỏi, phiền  muộn,không đói, miệng đầy nhớt có vị ngọt, iả chảy, bí tiểu, mạn tính sinh bệnh vàng da, lưỡi ướt nhầy,rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG TỲ THẤP NHIỆT : (227)
Do nhiễm vi khuản,vi rút, có dấu hiệu sốt, vàng da, bụng trướng đầy, buồn nôn.
CHỨNG TỲ VỊ THẤP NHIỆT : (228)
Thấp nhiệt nung nấu ở tỳ vị có dấu hiệu mặt và thân thẻ đều vàng, bụng trướng, căng tức, trung quản tức đau, ăn uống giảm, lợm giọng, mệt mỏi, tiểu ít mà vàng nghệ,rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan,vàng da, các bệnh cấp tính về gan mật, bệnh ngoài da như thấp chẩn, bỏng rạ...
CHỨNG TỲ KHÍ HƯ (hạ hãm): (229)
Có dấu hiệu mệt mỏi, uẻ oải thích nằm,chân tay yếu sức,thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp ở bệnh loét bao tử, đường ruột, lỵ mạn tính và bần huyết.
CHỨNG TỲ KHÍ BAT NẠP : (230)
Chức năng tiêu hóa kém do can khí, do thấp tà làm hại tỳ dương, do ăn uống không phù hợp vớí tình trạng khí hóa của tỳ làm tổn thương tỳ vị bị ủng trệ làm vùng bụng và trung quản căng đầy trướng tức không tiêu hóa được sinh chán ăn.
CHỨNG TỲ KHÍ BAT THĂNG : (231)
Chức năng tỳ khí không đưa dưỡng trấp lên tâm phế đẻ hóa huyết do thấp trọc thực trệ làm trở ngại, hoặc trung khí không đủ,dưỡng trấp bị hóa đờm hoặc hóa mỡ ở tại trung tiêu nơi màng bụng.
CHỨNG TỲ DƯƠNG BAT TÚC (tỳ dương hư ) : (232)
Đau bụng ngầm thích xoa, thích uống nước nóng,ăn không tiêu, hễ ăn thức ăn sống lạnh đau bụng ngay, nước phân trong, chi gầy, thân nặng nề, phù thủng, mệt mỏi, da không ấm, sợ lạnh , tiểu bí, lưỡi dầy rêu trắng nhạt.
CHỨNG TỲ Hư THẤP KHÔN : (233)
Tỳ hư yếu sẵn lại do nội thấp ngăn trở, còn gọi là tỳ ố thấp nên chức năng vận hóa và điều hành dịch chất cho bao tử hoạt động giảm, không dẫn được thủy dịch lưu thông khiến thủy dịch ứ đọng tràn đầy, nếu thấp thắng thì cơ nhục phù thủng, ăn vào bị đầy không tiêu muốn ói ra, miệng lưỡi đầy, không khát, chân tay mỏi nặng nề, iả lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan, ruột mạn tính.
CHỨNG TỲ CAM : (234)
Là một trong 5 chứng cam ở trẻ em do bú mớm không đĩẻu độ,có dấu hiệu da vàng uá, bụng to như cái trống nổi gân xanh, oí mửa, biếng ăn, hay ăn đất, ăn không tiêu, không nạp, hung cách đầy, phiền khát, ho suyễn, khô mũi miệng, mắt có màng trắng, sợ ánh sáng, tay chân mỏi, môi nứt nẻ.
CHỨNG TỲ KHÁI : (235)
Khi ho đau rát ở hạ sườn phải, lan tỏa tới vai lưng thậm chí không cử động được, nếu cử động thì ho dữ dội.
CHỨNG TỲ KHÔNG NHlẾP HUYẾT : (236)
Chức năng tỳ khí hư không quản lý vận hành huyết theo kinh mạch, nên huyết đi tràn ra ngoài kinh có dấu hiệu xuất huyết ở các bệnh băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều,chảy máu cam,chảy máu dưới da, đại tiện ra huyết, chứng bần huyết, nổi ban đỏ,giảm huyết sắc tố...
CHỨNG TỲ LAO : (237)
Mất cơ nhục, gầy, chân tay mỏi, ăn không vào vì đầy bụng, đại tiện lỏng nhão do nguyên nhân tinh thần lo nghĩ , do vật chất ăn uống no đói thất thường, cả hai đều làm thương tổn tỳ.
CHỨNG TỲ PHẾ LƯỠNG HƯ : (238)
Là tỳ hư phế yếu, vì tỳ không nuôi phế , phế cũng hư luôn không còn khả năng chuyển hóa dưỡng trấp hóa huyết nuôi toàn thân, có dấu hiệu sắc mặt trắng nhợt, tay chân không ấm, kém ăn, iả nhão, rêu lưỡi trắng, thường  gặp ở bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hóa mạn tính.,
CHỨNG TỲ THẬN DƯƠNG HƯ : (239)
Có dấu hiệu tay chân lạnh, iả lỏng, phù thủng, do thận dương hư không làm ấm tỳ dương.
CHỨNG TỲ THẤT KIÊN VẬN : (240)
Tỳ chủ vận hóa dưỡng trấp và thủy dịch, nếu tỳ dương hư làm mất chức năng kiện vận làm rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, iả chảy, kém ăn. Bệnh mạn tính có dấu hiệu mặt vàng, teo cơ, chân tay vô lực, hoặc dưỡng trấp hóa đờm, hoặc thủy bị ứ thành phù thủng.
CHỨNG TỲ THỦY : (241)
Là một trong 5 chứng thủy, có dấu hiệu bụng to, thiếu hơi, tiểu khó, chân tay nặng nề.
CHỨNG TỲ Tí : (242)
Là một trong năm chứng tí của ngũ tạng,có dấu hiệu tứ chi mỏi, ngực khó chịu, ho, nôn ra nước dãi trong, đau các cơ bắp.
CHỨNG TỲ ƯỚC : (243)
Thiếu tân dịch do tỳ mất chức năng vận hoá, khíhư không hoá được dịch chất nên đại tiện khô táo khó bài tiết.

6. BỆNH CHỨNG CA VỊ :

CHỨNG Vị HƯ : (244)
Bụng no, ợ hơi, sôi ruột, không thích ăn, vì ăn vào không tiêu sẽ bị tiêu chảy, mặt sưng húp, khô môi miệng,tân dịch khô, huyết kiệt gây nấc cục, nghẹn,sợ lạnh, chân lạnh,người nặng nề dễ mệt, lưỡi nhạt,rêu ít, giữa lưỡi rách nứt.
CHỨNG VỊ ÂM HƯ : (245)
Tỳ có thấp nhiệt làm tổn thương âm chất do vị hỏa thịnh làm vị âm bất túc gọi là vị âm hư khiến môi miệng khô ráo,ăn không biết ngon hoặc đói bụng mà không muốn ăn, oẹ khan và nấc, đại tiện táo, tiểu sẻn, có sốt nhẹ, giữa lưỡi đỏ khô, rêu ít, do bệnh nhiễm trùng,sốt làm tổn thương tân dịch sinh ra vị khí yếu, thường gặp ở bệnh viêm phổi, viêm dạ dầy mạn tính, rối loạn tiêu hoá, bệnh tiểu đường.
CHỨNG VỊ KHÍ HƯ : (246)
Chức năng thu nạp và chuyển hoá kém, ăn vào đầy bụng, muốn ăn nhưng nuốt không vào làm mất sức, đại tiện lỏng, môi trắng nhạt, sắc lưỡi nhạt.
CHỨNG VỊ KHÍ KHÔNG GIÁNG : (247)
Vị khí giáng là thuận, nhưng vị do ăn uống làm tổn thương có nhiều hoả khí hoặc có nhiều đờm thấp ngăn trở không giáng được có khi thượng nghịch lên tâm, có dấu hiệu chán ăn, vị đầy trướng, ợ hơi, nấc nghẹn, ói.
CHỨNG VỊ HÀN : (248)
Là vị dương hư ,trong vị có hàn khí làm ói mửa nước dãi lạnh trong, miệng nhạt, ưa uống nước nóng, tay chân lạnh, vùng trung quản đau kịch liệt ưa xoa nắn, ưa thích chườm nóng, do ăn uống thức ăn có chất hàn lạnh gây ra, mỗi khi ăn thức ăn sống lạnh càng đau nhiều, lưỡi trơn rêu trắng.
CHỨNG VỊ NHIỆT : (249)
Do ngoại cảm làm nóng sốt, do vị dương mạnh hoặc do ăn uống nhiều chất táo nhiệt như cay, ngọt, béob nhiều khiến khát nước, ưa uống nước lạnh, miệng lở, trồi răng, chân răng sưng, sưng nướu răng chảy máu, hôi miệng, xót dạ, thành bao tử đau rát, mau đói ngực bụng sợ nóng, đại tiện khô, phân ra tùhg cục, lưỡi đỏ rêu vàng khô, ít nước miếng.
CHỨNG VỊ THựe NHiỆT : (250)
Bao tử thực nhiệt tích uất lâu ngày ở ruột già làm phân khô kết trong ruột nổi cục đau khiến bí đại tiện, rêu lưỡi vàng dầy khô.
CHỨNG VỊ NHIỆT ÁCH NGHỊCH : (251)
Giống như nấc cục nhưng phát ra tiếng nhỏ, gặp nóng ít nấc, gặp lạnh nấc nhiều hơn, kém ăn, đại tiện  lỏng, tiểu trong nhiều, chân tay không ấm,rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG Vị NHIỆT SÁT CÔC : (252)
Chứng háu đói ăn mau tiêu, vị nhiệt khiến chức năng chuyển hoá thức ăn thành mau nhừ nhuyễn tiêu hoá nhanh, trong bao tử lại trống rỗng thành mau đói.
CHỨNG Vị TIÊU : (253)
Do vị có nhiều hỏa ăn mau đói, dễ tiêu nhung làm hết chất tinh vi của thủy cốc, thuơng tổn tinh huyết nên vẫn gầy, đại tiện táo kết, tiểu vàng, ít, rêu luỡi vàng khô.
CHỨNG VỊ NHIỆT ÚNG THỊNH : (254)
Vị bị nhiệt nghiêm trọng sinh phiền khát, thích uống nhiều nuớc lạnh, miệng lở hôi, sung chân răng, nóng rát trung quản, tiểu sẻn đại tiện bí, nếu do ngoại cảm sẽ sốt hôn mê nói nhảm, cuồng táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy.
CHỨNG VỊ THÔNG : (255)
Là chứng tâm hạ thống, đau vùng vị quản, do ăn uống không điều độ kéo dài, hoặc do thần kinh bị kích thích, làm can vị bất hòa, vị khí uất trệ, từ khí trệ sang huyết ứ trệ, trên lâm sàng chia hai nguyên nhân khác nhau có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :
Do can vị bất hòa : Có dấu hiệu vị quản trướng đầy đau lan đến sườn làm tâm phiền muộn dễ nổi cáu, ứa nước chua, miệng đắng do hỏa uất,nếu ứ huyết đại tiện ra phân đen.
Do tỳ vị hư hàn : Vị quản đau âm Ì, ưa xoa bóp,nôn ra nước trong, chân lạnh ,phân ra không thành khuôn.
CHỨNG VỊ THỰC : (256)
Do bội thực, do ăn uống không điều độ, trường vị ứ đọng thức ăn, tích nhiệt tổn thương âm làm vị khí ứ trệ, bụng trướng đầy đau, ăn không tiêu,ợ chua, ợ hơi, thở hôi mùi thức ăn, không muốn ăn, bón hoặc tiêu chảy nhiều lần mỗi lần ra ít một có mùi hôi gắt, người nóng không có mồ hôi, khô môi miệng, đau đầu trước trán, sưng đau thấp khớp, ung thư vú, lưỡi khô rêu vàng.
CHỨNG Vị TRUNG TÁO THỰC : (257)
Phân kết thành cục trong ruột vì trong vị có nhiều táo khí thực nhiệt.

7. BỆNH CHỨNG CỦA PHẾ :

CHỨNG PHẾ HƯ : (258)
Nói chung phế hư là bao gồm cả phế khí và phế âm không đầy đủ có dấu hiệu hô hấp yếu, thở nông, họng khô, tai ù, chân tay lạnh, tê buốt da...,
CHỨNG PHẾ ÂM HƯ : (259)
Do phế âm suy hư có hai trường hợp:
Âm hư đơn thuần: Có dấu hiệu ho khan, ít đờm, môi, họng khô, khàn tiếng, gò má đỏ bùhg, mồ hôi trộm nóng ảm, lòng bàn tay bàn chân nóng ảm, đại tiện phân khô, lưỡi đỏ, rêu ít.
Âm hư hỏa vượng : Hỏa vượng làm tổn thương phế thì đờm có lẫn máu, miệng khát, ra mồ hôi trộm, phát sốt về chiều, thường gặp ở bệnh lao phổi, viêm họng mạn tính, bệnh bạch hầu .
CHỨNG ÂM HƯ PHẾ NHIỆT : (260)
Thường gặp trong bệnh bạch hầu và lao phổi, có dấu hiệu riêng của từng bệnh.
Bệnh bạch hầu : Bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em do tà khí truyền qua miệng mũi vào phế vị, hóa hỏa xông lên họng làm niêm mạc họng nổi lớp màng trắng sạm dễtróc,toàn thân nhiễm độc, bệnh thường phát vào lúc thời tiết lạnh khô ở mùa đông xuân,bệnh phát ra được ba bốn ngày nung mủ,khô rụng đĩ, khát nước ưa uống mát, sốt không cao nhưng người cảm thấy khô háo, mặt sắc nhợt ,khi ho âm thanh biến đổi khản đục như tiếng sủa, lưỡi đỏ, rêu ít.
Bệnh lao phôi : Ho khan ít đờm, đôi khi khạc ra sợi huyết, sốt nhẹ về chiều, mồ hôi trộm, vùng ngực đau âm Ì, mỏi mệt, ăn ít, khô miệng, ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng.
CHỨNG PHẾ KHÍ HƯ : (261)
Có dấu hiệu hen, thở khò khè, âm thanh nhỏ yếu không có sức lực, ngắn hơi, thiếu sức, tự xuất mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt nhạt, da khô nhăn, đờm trắng loãng, dễ bị cảm mạo, sợ gió, sắc lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, nếu đẻ lâu không chữa sẽ có ảnh hưởng đến Tỳ khí, tâm khí, thận khí bị hư.
CHỨNG PHẾ DƯƠNG HƯ : (262)
Có dấu hiệu ho khan nhiều, gặp lạnh hay làm việc nặng nhọc bệnh trở nặng hơn, lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, đờm trắng loãng.
CHỨNG PHẾ TÁO : (263)
Do phế âm hư tổn thương tân hóa táo làm phổi khô, ho khan hoặc khạc ra máu, không có đờm, họng ngứa, miệng mũi khô, nói mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng khô rít.
CHỨNG PHẾ THựC : (264)
Có thẻ do phong hàn làm phế thực hàn, do phong nhiệt làm phế thực nhiệt, hoặc do đờm nhiệt, đờm hỏa gây nên có dấu hiệu chung là khí nghịch,thở hổn hển, ra mồ hôi,ho suyễn và có dấu hiệu của thực nhiệt như đau họng, chảy máu mũi, ho khạc ra máu, đột nhiên mất tiếng..hoặc có dấu hiệu của thực hàn như đờm loãng, da mặt nhợt nhạt,không khát..
CHỨNG PHẾ HÀN : (265)
Có dấu hiệu ho hoặc suyễn hàn , đờm trắng loãng ,da mặt nhợt nhạt, co thắt phế quản, dị ứng, không khát, môi không khô, nặng mí mắt, tức sườn ngực nằm ngửa đau, lưỡi ướt hồng nhạt, rêu trắng mỏng.
CHỨNG PHẾ KHÍ HÀN : (266)
Ngực lưng lạnh, ho đờm trắng lỏng trong, bệnh mạn tính thành suyễn hàn, bệnh nặng chỉ ngồi thở , nằm không thở được, lưỡi ướt nhạt.
CHỨNG PHẾ Ô HÀN : (267)
Là hàn tà xâm nhập trực tiếp vào phế làm tổn thương dương khí phần vệ ở biểu, hoặc bên trong ăn uống các chất hàn làm tỳ vị hư hàn thêm làm hại chức năng thăng thanh giáng trọc của phế.
CHỨNG PHONG HÀN PHẠM PHẾ : (268)
Do phong hàn xâm nhập phế làm phế không tuyên giáng có dấu hiệu ho mạnh, chảy nước mũi, sợ lạnh, đau mình, thường gặp trong bệnh viêm phế quản cấp tính, hen phế quản.
CHỨNG PHONG NHIỆT PHẠM PHẾ : (269)
Do phong nhiệt hại phế không tuyên giáng, có dấu hiệu ho đờm vàng dính, miệng khô, họng đau, thích uống nước mát, thường gặp ở bệnh viêm phổi nhiệt, viêm phế quản, thanh quản, áp xe phổi.
CHỨNG PHẾ HỎA : (270)
Do phế nhiệt hỏa vượng ,hư và thực có dấu hiệu khác nhau :
Phế hỏa thực: Ho dữ dội, tiếng ho mạnh, ít đờm hoặc khạc ra đờm vàng dính có lẫn máu, lưỡi đỏ, rêu vàng.
Phế hỏa hư: Thuộc âm hư hỏa vượng, ho kéo dài, tiếng ho yếu lên cơn nóng mỗi khi ho, mồ hôi trộm.
CHỨNG PHẾ NHIỆT : (271)
Tà nhiệt phạm phế có dấu hiệu mặt và hai gò má đỏ bùhg, ho suyễn nhiệt,đờm vàng dính, miệng khô, sốt cao, họng đỏ đau, khát, táo bón, tiểu vàng, khi ho đau ran lưng ngực, viêm nhiễm hô hấp có sung huyết, lưỡi đỏ, rêu vàng.
CHỨNG PHẾ NHIỆT ĐIỆP TIÊU : (272)
Phế có uất nhiệt nung nấu kéo dài làm thành teo (nuy) có hai loại bệnh biến khác nhau :
Phế nuy : Phổi teo, ho nhổ ra đờm dãi đặc có bọt kèm theo nóng rét, suyễn thở gấp,hồi hộp, môi miệng khô , tinh thần sa sút ủy mị, hoặc kèm theo một số bệnh khác do chữa sai lầm sinh biến chứng làm tân dịch hao tổn trầm trọng, âm hư nội nhiệt tổn thương đến phế khí , hoặc trong phế gặp hư hàn do thời tiết gây bệnh thêm sẽ có dấu hiệu dương hư, người bệnh nhổ ra nhiều dãi mà không ho, nhung chóng mặt và tiểu són.
Cơ nhục nuy : Da và cơ bắp chân tay teo khô vô lực không cử động được.
CHỨNG PHẾ KHÍ NHIỆT : (273)
Thở gấp, hổn hển, cánh mũi rung động, họng đỏ sưng đau, nếu ho có đờm đặc dính máu, suyễn nhiệt, đại tiện phân khô, lưỡi đỏ rêu vàng khô.
CHỨNG PHẾ ĐỜM ỦNG TAC : (274)
Có dấu hiệu tức ngực, hen thở khò khè do đờm thấp nhiều ở ngực, mầu trắng, dẻo dính, rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG PHẾ KHÍ BẾ : (275)
Có dấu hiệu nghẹn thở, hông ngực đầy đau lan đến sườn, khí nghịch làm ho, hơi suyễn, phải ngước mặt lên mới thở được, tiểu không thông, có ít mồ hôi, nếu khó thở không nằm ngửa được là có thủy khí nghịch lên phổi tạo ra suyễn cấp tính.
CHỨNG PHẾ BẾ SUYỄN KHÁI : (276)
Do ngọai tà ủng tắc ở phế làm phế khí uất không thông ,có dấu hiệu phát sốt, ho, thở gấp, cánh mũi phập phồng, sắc mặt trắng xanh, môi miệng tlm tái, thường gặp ở bệnh trẻ em viêm phế quản , nguyên nhân do phong hàn ở biểu, do phong ôn phạm phế, do hỏa nhiệt bức bách phế ,có thêm các dấu hiệu riêng biệt :
Do phong hàn ở biểu : Phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, không mồ hôi ,ho như suyễn khí không đờm.
Do phong ôn phạm phế : Sốt nhiệt, ố hàn hoặc không, có mồ hôi, ho suyễn sườn đau,lưỡi đỏ, rêu hơi vàng.
Do hỏa nhiệt : Hỏa nhiệt bức bách phế thành sốt nhiệt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, ho thở gấp gáp dồn dập.
CHỨNG PHẾ CAM : (277)
Là một trong ngũ cam ở trẻ em do bú mớm không điều độ, nhiệt uất làm tổn thương phế có dấu hiệu khí nghịch làm ho, họng đau, nước mũi nhiều, lạnh nhiều, bụng to trướng, iả chảy phân như nước vo gạo, hay quấy khóc, tứ chi gầy, da lông khô khan, miệng tanh hôi.
CHỨNG PHẾ GIẢN : (278)
Là chứng co giật thuộc phế, khi lên cơn, sắc mặt trắng sạm, mắt trợn ngược, cổ gáy ưỡn cong, tay xòe, miệng há, lưỡi thè dài ra, kêu be be như tiếng dê, do phế hư nhiễm tà khí tổn thương can thận.
CHỨNG PHẾ LAO : (279)
Là một trong ngũ lao của ngũ tạng do phế khí tổn thương, có dấu hiệu ho, ngực đầy, đau vai, sợ lạnh, mặt héo vàng kém tươi, da dẻ khô khan. Nếu có cả ba tạng hư như tỳ hư không nuôi phế, phế hư không nuôi thận, là dấu hiệu của bệnh lao phổi.
CHỨNG PHẾ THẬN LƯỠNG HƯ : (280)
Do hai nguyên nhân khác nhau có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :
Do phế thhận khí hư: Phế chủ hô hấp là ngọn của khí, thận chủ nạp khí là gốc của khí.Khi cả hai hư thì ngắn hơi, suyễn thở gấp, người ớn lạnh, tự ra mồ hôi,chân tay lạnh, ho có nhiều đờm, thường gặp ở bệnh viêm phế quản mạn tính,phế khí  thủng.
Do phế thận âm hư: Có nguyên nhân như phế hư không nuôi thận, có nguyên nhân thận hư không hóa khí hoặc hư hỏa hun đốt phế nên có dấu hiệu ho khan, ngắn hơi, họng khô, lưng gối mỏi,nóng âm Ì trong xương, nóng tùng cơn, di tinh, ra mồ hôi trộm, thường gặp ở bệnh lao phổi.
CHỨNG PHẾ THẬN HƯ HÀN : (281)
Tên gọi khác là kim hàn thủy lãnh vì phế khí hư liên lụy đến thận, hoặc thận dương hư liên lụy đến phế, có dấu hiệu chung khi ho khạc đờm trắng loãng, thở suyễn, sợ lạnh, lưng gối lạnh, thủy thủng.
CHỨNG PHẾ THỦY : (282)
Là loại bệnh thủy thủng, trong phổi có hơi nước làm phế khó thở, toàn thân phù thủng, tiểu khó, đại tiện phân nhão lỏng.
CHỨNG PHẾ TRƯỚNG : (283)
Là phế khí đầy trướng có dấu hiệu ho suyễn, ngực đầy tức do phế khí không giáng, chia hai loại hư và thực , thường gặp ở bệnh viêm phổi, hen phế quản cấp tính, cảm nhiễm đường hô hấp..
Thực chứng : Có tà khí đọng ở phế làm phế khí không giáng.
Hư chứng: Phế thận đều hư nên thận không nạp khí của phế làm phế khí không xuống.
CHỨNG PHẾ Tí : (284)
Là một chứng tí (đau) của ngũ tạng do ngoại tà ngăn trở phế khí hoặc do bì tí ở biểu nhập lý ẩn náu ở phế làm phát nhiệt ố hàn, ho, thở suyễn, ngực đầy, phiền muộn không yên.
CHỨNG PHẾ UNG : (285)
Khi ho nhổ ra máu mủ do phong nhiệt tà trở uất ở phế lâu ngày thành ung nhọt trong phế hoặc nghiện rượu, hoặc ăn thức ăn chiên xào cay nóng nhiều hại phế. Bệnh chia 3 giai đoạn
Giai đoạn biểu chứng : Phát nhiệt ố hàn, ra mồ hôi, ho đau ngực.
Giai đoạn ủ bệnh : Ho khí nghịch, ngực đầy tức,có lúc rét run.
Giai đoạn vỡ mủ: Ho thổ ra máu mủ hôi thối và biến chứng thêm bệnh khác.

8. BỆNH CHỨNG CỦA ĐẠI TRƯỜNG :

CHỨNG ĐẠi TRƯỜNG HƯ : (286)
Là đại trường khí hư thường kiêm tỳ hư làm xệ ruột, môi khô, họng khát mà không dám uống nước vì trong đại trường còn chứa nước, chức năng khí hóa hư không chuyển hóa được nên bị sôi ruột, tiêu chảy sống sít kéo dài, mầu phân nhạt.
CHỨNG ĐẠi TRƯỜNG THựC : (287)
Đau răng, đầy bụng, cổ, má sưng, mình nóng, viêm amygdale, họng khô, ho suyễn, chảy máu cam.
CHỨNG ĐẠi TRƯỜNG HƯ HÀN : (288)
Mất chức năng khí hóa liên quan đến thận hư hàn, dau bụng ưa xoa nắn, sôi ruột, iả phân cò hay iả ra nước,lâu ngày làm sa xệ ruột,lòi trĩ,tứ chi lạnh, lưỡi nhạt, rêutrơn trắng, thường gặp ở bệnh viêm ruột mạn tính.
CHỨNG ĐẠi TRƯỜNG THựC NHiỆT : (289)
Đau răng hàm trên,đau đầu, bí đại tiện, bón hoặc iả lỏng thối nồng nặc, hoặc phân ra có mủ máu đờm sắc đỏ trắng lẫn lộn, đau bụng không thích xoa nắn, lưỡi đỏ, rêu vàng dầy khô.
CHỨNG ĐẠi TRƯỜNG NHIỆT KET : (290)
Nhiệt kết ở đại trường làm táo bón, sờ vào bụng đau, lưỡi vàng rêu khô, thường do ngoại cảm nhiệt tà còn ở ngoài khí phận.
CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG THẤP NHIỆT : (291)
Thấp nhiệt ở đại trường làm kiết lỵ máu, đau bụng cấp, tiểu đỏ, sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp ở bệnh lỵ hoặc viêm ruột cấp tính.
CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG UNG : (292)
Làm thành bệnh viêm ruột thừa cấp tính do thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ lưu trú ở ruột có dấu hiệu bên phải bụng dưới đau dữ dội có đĩẻm đau rõ rệt làm đầu gối phải co lại mới đỡ đau, kèm theo sốt nóng lạnh, xuất mồ hôi, lợm giọng, có khi cục bộ đã vỡ mủ bên trong ruột tụ thành một khối làm đau căng cứng bụng và sốt cao, nếu vỡ phía ngoài làm viêm màng bụng.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG LƯU : (293)
Có dấu hiệu đại trường thực nhiệt đi cầu táo bón không thông, khó đi nhưng chỉ ra nước chứ không ra phân cục như táo bón thông thường.
CHỨNG CẬN HUYẾT : (294)
Bệnh đi cầu ra máu nhỏ gịọt trước khi ra phân do nhiệt độc ở trực trường, kẻ cả bệnh trĩ.

9. BỆNH CHỨNG CỦA THẬN :

CHỨNG THẬN KHÍ HƯ : (295)
Tiêu chảy, mình và thắt lưng lạnh, chân tay nặng, ù điếc tai, tê tay chân, chóng mặt, không muốn ăn, hay quên , tinh dịch bất túc, di hoạt tinh, suy sinh dục, đái không tự chủ, đái nước tiểu đỏ vàng, thường gặp ở người gìa, lão suy. Thận hư mãn tính làm ra chúng tỉnh cựt gây ra bệnh tai điếc mắt mờ.
CHỨNG THẬN ÂM HƯ : (296)
Do thận tinh hao tổn qúa độ, mất máu, mất tinh, mất nước, làm di tinh, ù tai, răng lung lay, đau mỏi lưng đùi ê ảm, đầu gối yếu, liệt dương, ho lâu ngày, nóng về đêm, mồ hôi trộm, cơ thẻ gầy yếu suy nhược, âm hư hỏa vượng do suyễn, viêm nhiễm lâu ngày, vì mất dịch chất nên khô miệng, họng đau, váng đầu, tóc bạc hoặc hay rụng tóc, chóng quên, táo bón, tiểu ít, áp huyết tăng, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu ít. Thận âm hư mạn tính làm ra chúng cốt cực gây ra bệnh răng trồi, chân yếu liệt.
CHỨNG THẬN DƯƠNG HƯ : (297)
Thận chủ dương khí toàn thân khi bị suy yếu thì dương khí toàn thân hư, gọi là mệnh môn hỏa bất túc, hai chân lạnh, lưng gối lạnh mỏi yếu, sợ lạnh, mình nặng nề, khí nghịch, bụng đầy, hay tiểu đêm, đại tiện nhầy hay đi lúc gần sáng, miệng nhạt không khát, suyễn, mặt xạm đen, gầy còm, áp huyết thấp, ban đêm đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng trơn.
CHỨNG THẬN HƯ THỦY PHlẾM : (298)
Do thận dương hư không làm chủ được thủy khiến bàng quang bị hại, tiểu tiện ít, ảnh hưởng đến tỳ không dẫn thủy, sinh tràn lan thành phù thủng, nhất là từ vùng lưng trở xuống ấn lỏm, lưng đau mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưỡi nhợt bệu, rêu trắng trơn, thường gặp ở bệnh viêm thận mạn tính, phù thủng do biến chúng bệnh suy tim.
CHỨNG THẬN THựC : (299)
Gan bàn chân nóng, khí nghịch làm ho suyễn, sợ gió, bụng dưới lớn cáng đâỳ, tức ngực, chân sưng, hay sợ sệt, tiểu ra máu, đàn bà con gái sinh lậu huyết, lưỡi khô.
CHỨNG THẬN HÀN : (300)
Do khí lạnh vào thận làm thận nở to, mắc đi tiểu luôn làm mất nước cơ thẻ bạc nhược, hàn khí không chuyển hóa được chất vôi bị kết thành sạn thận, đàn ông bị sưng hòn dái, di tinh, mộng mị, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm tắc kinh, kinh nguyệt không đều, đau tử cung, ngứa âm hộ, bệnh lâu ngày thành ung thư tử cung, chân đùi mỏi đau.
CHỨNG THẬN NHIỆT : (301)
Hỏa ức thủy, đàn ông di mộng tinh, đái són từng giọt đau buốt, đàn bà sưng nóng âm đạo, tổn suy tinh lực ,gan bàn chân nóng, có đường trong máu cao thành bệnh  tiểu đường.
CHỨNG THẬN CAM : (302)
Là một trong ngũ cam ở trẻ em do bú mớm không điều độ, phục nhiệt ngán trở bên trong, có dấu hiệu chân tay gầy còm, sắc mặt đen sạm, hay lở mụn chảy máu trên da chân tay, trên nóng dưới lạnh, nóng rét tùhg cơn, biếng án, án vào ói ra, đi phân lỏng, hậu môn ảm ướt ngứa loét mọc mụn, chậm mọc ráng, chậm biết đi.
CHỨNG THẬN KHÁI : (303)
Khi ho đau lan tỏa ra sau lưng, nhổ ra nhiều nước dãi.
CHỨNG THẬN LAO : (304)
Một trong 5 chứng lao (năm loại mệt nhọc quá đáng tổn thương cơ thẻ như nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại nhục, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân ). Thận lao là xương bị hại, trong xương nóng âm Ì, sốt tùhg cơn, mồ hôi trộm, di tinh, đau lưng như gẫy, chi dưới mềm yếu không đứng được.
CHỨNG THẬN KHÔNG NẠP KHÍ : (305)
Thận không thu nạp, khi phổi thở khí vào thì thận đẩy ra làm ho suyễn kéo dài, đặc biệt ở người già thận bị hư yếu thở ra nhiều mà hít vào khó khăn.
CHỨNG THẬN TÍ : (306)
Một trong ngũ tạng tí, xương mềm yếu không đi đứng được, còng lưng, xương sưng cứng đơ không co gấp được do cốt tí (đau nhức xương) lâu ngày không khỏi thêm cảm nhiễm ngoại tà ẩn náu ở thận khiến bệnh phát triển nặng.

10. BỆNH CHÚNG CỦA BÀNG QUANG :

CHỨNG BÀNG QUANG HƯ : (307)
Đau nhức cẳng chân, ống chân, đau thắt lưng, bệnh trĩ, đau sau đầu do khí không thông.
CHỨNG BÀNG QUANG HƯ HÀN : (308)
Chức năng khí hoá của Bàng quang yếu hoặc vệ khí ở phế và Bàng quang suy, bị cảm nhiễm hàn tà xâm nhập ảnh hưởng đến sự co thắt của bàng quang, có liên quan đến thận dương hư nên tiểu bất bình thường như đái són, đái vội gấp như muốn vãi đái mà đái không được, nước tiểu trong, đái nhỏ giọt không dứt, rêu lưỡi mỏng nhuận.
CHỨNG BÀNG QUANG THựC : (309)
Đau đầu do khí tụ trên đầu, bệnh liên quan đến não, động kinh, đau mắt, chảy máu cam.
CHỨNG BÀNG QUANG KHÁI : (310)
Khi ho bị vãi đái là bàng quang không đủ khí bảo vệ có liên quan đến thận dương.
CHỨNG BÀNG QUANG KHÍ BẾ : (311)
Chức năng khí hoá của bàng quang tắc nghẽn có liên quan đến thận và tam tiêu làm bụng dưới đầy trướng, bí tiểu hoặc khó tiểu thuộc thực chứng.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG QUANG : (312)
Khi có bệnh thương hàn ở kinh Thái dương (Tiểu trường và Bàng quang) chưa giải được, cực hàn sinh nhiệt đi sâu vào lý, cùng chống chọi với khí và huyết của vinh vệ làm tà khí kết lại ở bàng quang thành khối cứng co thắt, đầy cứng đau nơi bụng dưới làm phát sốt, thần chí như cuồng, không sợ lạnh.
CHỨNG BÀNG QUANG THẤP NHIỆT : (313)
Do cảm nhiễm thấp nhiệt ở biểu thuộc vệ khí của bàng quang làm bàng quang bệnh có dấu hiệu tiểu nhiều lần, đái vội, lượng ít, đái đau đường niệu, nước tiểu vàng sậm hoặc ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, thường gặp ở bệnh viêm bàng quang cấp tính.
Có sạn sỏi trong Bàng quang, nguyên nhân phần nhiều do nhiệt và thấp nung nấu ở hạ tiêu, tạp chất trong nước tìẻu ngưng tụ kết thành sạn làm vùng bụng rốn co thắt lan sang một bên lưng, có tùhg cơn đau lan toả xuống bụng dưới và bộ sinh dục, khó tiểu hoặc đang tiểu bị tắc nửa chừng, tiểu đau, mầu nước tiểu vàng đục có lẫn cát, lẫn máu.
CHỨNG HUYẾT LÂM : (315)
Bệnh tiểu ra máu, đái dắt, buốt, bụng dưới cáng trướng đau âm Ì do hạ tiêu bệnh ( thận và bàng quang ).
Nếu niệu đạo nóng mỗi khi tiểu là do bị thấp nhiệt nung nấu bức huyết đĩ càn.
Nếu khi tiểu, niệu đạo không nóng, và bụng dưới hơi đau là do nguyên nhân âm hư hỏa động, không có khả náng thu giữ huyết gây nên.

11. BỆNH CHỨNG CÙA GAN :

CHỨNG CAN HƯ : (316)
Thị lực giảm do không đủ máu nuôi mắt, gân giãn tay chân yếu, sa xệ trường vị, tử cung dây chằng, sinh dục giảm, nghẹt cứng dưới tim, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, bụng cáng sình, ù tai, thính lực giảm, hoa mắt,  choáng váng, tê dại, móng chân tay khô, cảm thấy sợ như có ai bắt, huyết áp giảm. Can hư mãn tính làm ra chứhg can cựt gây nên co giật run.
Do huyết không đủ nuôi dưỡng gan làm đau đầu, chóng mặt, mắt khô, mờ, quáng gà, kinh nguyệt ít hoặc bế, thường gặp trong các bệnh cao áp huyết, bệnh mắt, bệnh thần kinh, bệnh kinh nguyệt .Can âm hư làm can dương bốc lên gọi là can dương thượng cang.
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (318)
Hoa mắt, váng đầu, tim đập nhanh, không sức,  mệt mỏi, nhút nhát, suy nhược thần kinh, dễ bị nhiễm trùng gan như bệnh hépatite, móng chân tay ngả mầu tối xanh, sắc lưỡi nhạt, thường gặp trong bệnh xơ cứng  động mạch, cao áp huyết, lão suy, bế kinh, tiền mãn kinh, sau khi sanh .
CHỨNG CAN THựC : (319)
Cứng đau sườn ngực lan xuống bụng dưới, đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, nóng lạnh, áp huyết tăng ,nôn mửa nước chua, ho suyễn, thở kém, gân tay chân co rút, điếc do co thắt, trường vị co thắt, bón, ngoại vi ứ trệ, có bệnh liên quan đến sinh dục, ưa tức giận nổi nóng cáu gắt.
CHỨNG CAN DƯƠNG HÓA HỎA : (320)
Giống chứng mộc uất hóa hỏa, là chứng can dương thượng cang đến nhiệt cực hoá hỏa.
CHỨNG CAN DƯƠNG VƯỢNG : (321)
Đầu nặng chân nhẹ, áp huyết tăng cao, mặt đỏ, đau một bên đầu, tai như ve kêu, sườn tức đầy đau, ngón tay tê rần, lưỡi đỏ.
Do can âm hư làm can dương thiên vượng một bên dương vượt lên do thận âm bất túc, can âm không giữ được dương, có dấu hiệu cao áp huyết, cáng đầu, váng  đầu xây xẩm, tai ù điếc, mặt đỏ nóng bừng bừng, dễ nổi giận sinh co giật chân tay mất kiểm soát, chân tay tê dại, run rẩy, phiền táo, mất ngủ, miệng đắng, lưỡi đỏ.
CHỨNG CAN KHÍ HƯ : (323)
Khí trong tạng can không đủ cùng xuất hiện can huyết bất túc làm mặt kém tươi, môi nhợt, ù tai, mệt mỏi, hay sợ sệt.
CHỨNG CAN KHÍ NGHịCH : (324)
Can khí uất kết thành nghịch theo một trong hai cách :
Thượng nghịch : Có dấu hiệu choáng váng đau đầu, ngực sườn đầy tức, mặt đỏ, ù tai, nặng thì ói ra máu.
Hoành nghịch : Có dấu hiệu bụng trướng đau, ợ hơi, ợ chua.
CHỨNG CAN PHONG : (325)
Đầu váng, hoa mắt, cơ co giật, da tê rần,lưng nẩy ngược, chân tay rút giật không kềm chế được, trúng phong nhẹ làm miệng méo, mắt xếch, lưỡi lệch nói khó, trúng phong nặng thình lình té ngã làm tê liệt nửa người, hoặc hôn mê coma, hoặc tử vong, lưỡi trắng không rêu.
CHỨNG CAN Ố PHONG : (326)
Quan hệ bệnh lý giữa can và phong, giữa ngoại phong của lục dâm với nội phong của gan bao gồm các bệnh trúng phong của người gìa, bệnh kinh phong ở trẻ em, bệnh phong thấp, tê dại, ngứa gãi, co giật.
CHỨNG CAN PHONG NỘI ĐỘNG : (327)
Ngoại cảm phong tà là bệnh thuộc chứtìg của lục dâm khác với bệnh do gan tạo ra trong cơ thẻ gọi là can phong nội động. Chức năng của gan chủ huyết, chủ gân, ống mạch máu, sợi thần kinh, tàng hồn, khai khiếu lên mắt, theo đường kinh mạch lên đỉnh đầu vào não, khi nội phong trong gan động lên sẽ làm ra bệnh tùy theo hư chứng hay thực chứng:
Hư chứng do âm dịch (huyết) hư tổn gọi là hư phong nội động như chứng can dương thượng cang, gây ra sung huyết não, tụ huyết bầm trong não, tai biến mạch máu não, làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân xuội Iơ,chùng giãn gân.
Thực chứng do dương nhiệt cang thịnh gọi là nhiệt cực sinh phong, gây ra tai biến mạch máu não Iàm tê Iiệt bán thân bất toại, gân tay chân co cứng.
CHỨNG CAN KHÍ UAT (CHỨNG NHIỆT UAT ): (328)
Là can dương uất do tình chí không thoải mái ,hay giận, uất ức, hay thở ra, đau đầu, hai bên sườn đau nhói đầy trướng, vùng ngực khó chịu, đau bụng, nôn ợ chua, mắt mờ, đỏ, tai ù, ăn ít, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, bón, tiểu sẻn đỏ, Iưỡi đỏ nhạt, rêu trắng hoặc vàng hơi dầy.
CHỨNG CAN UẤT TỲ HƯ : (329)
Can khí uất kết chướng ngại khí hóa của tỳ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khi tỳ hư làm đau sườn, chán ăn, trướng bụng, chân tay mỏi mệt, phân lỏng nhão.
Thường gọi là mộc uất hóa hỏa làm can âm suy tổn, ho¥c trong người vÓn có sẵn nội nhiệt, lại bị can hỏa nhiệt thịnh hóa hỏa làm đau đầu, chóng m¥t, đỏ m¥t phừng phừng, ói ra máu, phát cuồng.
CHỨNG Mộc UẤT HÒA PHONG : (331)
Cũng là bệnh can uất làm can huyết suy tổn, ho¥c cơ thẻ vón huyết suy kém sẵn, lại bị phong ngoại tà hóa phong nội tà làm chóng m¥t, tê lưỡi, run rẩy, té ngã bất tỉnh, co giật.
CHỨNG CAN HÀN : (332)
Dương khí ở can suy sinh hàn, mệt mỏi, chân tay không ấm, khiếp sợ, ưu uất. Can tàng huyết, huyết bị lạnh sinh sán lãi quấy phá làm đêm mất ngủ, nếu hàn tà tích tụ lâu ở gan làm viêm, ung thư gan, hạ tiêu xuất huyết, kinh nguyệt làm băng, gân mạch bụng đau co rút xuóng âm nang, đau tử cung, tức hòn dái, viêm tuyến tiền liệt, đau đỉnh đầu, ụa mửa nước trong, lưỡi xanh thâm, rêu trơn.
CHỨNG CAN QUYẾT : (333)
Can khí quyết nghịch, do có sẵn chứng âm hư can vượng lại bị kích thích thần kinh mạnh như tức giận, choáng váng, nôn mửa, chân tay co giật té ngã bất tỉnh, người và chân tay lạnh toát.
CHỨNG QUYẾT ĐAU THÔNG : (334)
Một chứng đau đầu bất thình lình do can khí mất điều hòa bởi tình chí cáu giận tổn thương can làm can khí nghịch xông lên não phía bên chức năng ( bên trái ) đau nhiều hơn, và đau hai bên sườn. Nếu cơ thẻ vón có vị khí hư hàn thành can vị bất hòa là vị thừa khắc can đi vào kinh can lên đỉnh đầu làm đau đỉnh đầu, chân tay quyết lạnh, nôn mửa ra bọt dãi gọi là chứng quyết âm đầu thông. ( = quyết âm can kinh ).
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (335)
Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt.
Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ HÀN : (336)
Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không ra đến  đầu ngón tay chân làm thoái hóa các đốt ngón khó cử động co duỗi, gân lung co rút cong vẹo.
CHỨNG CAN HỎA : (337)
Chức năng can thịnh do nhiệt nung nấu ở kinh can, do tình chí bị kích thích quá độ làm đau đầu, chóng mặt, mắt, mặt đỏ, đau mắt, miệng đắng, nóng nảy hay cáu gắt, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng hơn sẽ chảy máu cam, khạc nôn ra máu, phát cuồng.
CHỨNG CAN NHIỆT : (338)
Do can có nhiệt tà hoặc khí uất hoá nhiệt có dấu hiệu phiền muộn, miệng đắng khô, tay chân nóng, tiểu vàng đỏ, không ngủ được, nặng thì phát cuồng.
CHỨNG CAN NHIỆT THỊNH : (339)
Hỏa thiêu cân, gân bị co rút, sưng đau cổ họng, bốc hỏa lên mắt làm mờ mắt, ngủ không yên sợ mê, phiền giận, tiểu vàng đỏ, môi khô, miệng đắng, đầu lưỡi và bià lưỡi đỏ thâm.
CHỨNG CAN HUYẾT LAO : (340)
Huyết nhiệt tích lâu ngày trong can thận không khí hoá được làm thành huyết khô thường gặp ở bệnh phụ nữ đau bụng kinh, bế kinh, kinh ra ít, khó ra kèm theo dấu hiệu mặt mũi đen sạm, da khô tróc vảy, gầy yếu, xương nhức âm Ì, nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, miệng khô, gò má đỏ, hay sợ, đau váng đầu.
CHỨNG CAN HỎA VƯỢNG : (341)
Do can khí uất hóa hỏa, bức huyết đi càn, có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu như búa bổ, ù tai, lòng buồn bực dễ nổi giận, miệng đắng, mắt đỏ, hai bên đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, nôn ra máu, chảy máu cam, nhưng là dấu hiệu bình thường của phụ nữ có dấu hiệu mang thai được một tháng.
CHỨNG CAN HUYẾT NHIỆT : (342)
Huyết nóng làm sốt rét, viêm nhiễm gan mật ruột làm bài tiết kém, gây nhiễm độc thần kinh, sinh co giật, làm thành bệnh parkinson, sưng má, bệnh lậu.
CHỨNG CAN THẤP NHIỆT : (343)
Do thấp nhiệt làm khí của can bị ứ trệ, có dấu hiệu đau nhức hông sườn, vàng da, tiểu tiện đỏ, khí hư, tinh hoàn sưng đau, ngứa âm đạo.
CHỨNG CAN ĐỞM THẤP NHIỆT : (344)
Hàn nhiệt vãng lai, vàng da, tròng mắt vàng, đau sườn, miệng đắng, lòng buồn rầu, bụng trướng chán ăn, nước tiểu đỏ vàng, rêu lưỡi vàng trơn.
CHỨNG CAN CAM : (345)
Là một trong 5 chứng cam của ngũ tạng ở trẻ em do bú mớm không điều độ làm cho kinh can bị nhiệt gây ra, có dấu hiệu gầy mòn, trướng bụng, da mặt vàng uá, nhiều mồ hôi, iả lỏng nhiều lần, phân nhầy lẫn máu tươi, đầu lúc lắc, mắt híp mở không lên, quáng gà.
CHỨNG CAN KHÁI : (346)
Khi ho đau rút tới sườn, không quay trái phải được, hai bên sườn đầy trướng.
CHỨNG CAN TỲ BAT HÒA : (347)
Do can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng khí hóa của tỳ, có dấu hiệu ngực sườn đầy tức, dễ xúc động, bụng trướng, phân lỏng nhão.
CHỨNG CAN Vị BẤT HÒA : (348)
Do can khí uất kết làm hại chức năng của vị, có dấu hiệu vùng thượng vị đau tức, ợ hơi.
CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ : (349)
Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai ,nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ ít nước bọt, thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần  kinh, bệnh nội thương, bệnh kinh nguyệt.
CHỨNG CAN UNG : (350)
Sưng nhọt độc ung mủ trong gan do can uất hóa hỏa, can đởm bất hòa hoặc ăn nhiều chất béo tích nhiệt thành thấp nhiệt kết trong gan, có dấu hiệu chung như đau sườn phải âm Ì, rồi dần dà đau gia tăng không nằm  nghiêng bên phải được làm trở ngại hô hấp, thường kèm sốt, sợ lạnh, và có dấu hiệu riêng của nguyên nhân gây bệnh :
Do đờm hỏa gây bệnh : Bệnh phát triển chậm, thường không bị sốt,khó chẩn đoán.
Do huyết ứ: Đau nhiều nơi sườn phải, không nóng rét, nhung gan sưng to dần, căng trướng bụng, sụt cân rõ rệt, sau gan hóa mủ mềm lại, không chữa kịp thời, gan vỡ mủ lúc thổ huyết có mủ mầu cà phê hôi thối, có cơn đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu mủ, có dấu hiệu hư thoát nguy hiểm.
CHỨNG CÂN NUY : (351)
Là gân và màng gân mất nuôi dưỡng bị teo lại sinh yếu gân do can khí nhiệt, can âm suy tổn hoặc hao tổn thận tinh, có dấu hiệu co gân các khớp, ngọc hành buông thõng không co cứng, hoạt tinh.
CHỨNG CÂN SÁN : (352)
Chứng đau co rút âm hành, hoặc ngưá, hoặc sưng mủ chảy mủ kèm theo chứng teo nhỏ không cương cứng, đi tiểu thoát ra niêm dịch sắc trắng, nguyên nhân do can kinh có thấp nhiệt lại bị tổn tinh qúa độ.
CHỨNG CÂN TÝ : (353)
Đau do gân co rút ở một trong các khớp khi co duỗi do tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào gân.

12. BỆNH CHỨNG CÙA ĐỞM :

CHỨNG ĐỞM Hư : (354)
Là đởm khí bất túc hay gọi là đởm hư khí khiếp, nhát sợ, mắt mờ, vàng mắt, chóng mặt, thở yếu, gân chi yếu, hồi hộp ngủ không yên hay giật mình, suy nghĩ hoặc thở dài, lưỡi nhạt rêu ít.
CHỨNG ĐỞM THựC : (355)
Vùng xương ức, sườn ngực đầy đau kịch liệt không thẻ xoay trở, đau hai khóe mắt ngoài lên góc trán, đau nặng một bên đầu, sợ lạnh, sốt ra mồ hôi, đắng miệng, bụng nặng không muốn ăn, ưa ngủ vùi, tinh thần trầm lặng, dễ tức giận, lưỡi đỏ rêu vàng.
CHỨNG ĐỞM HÀN : (356)
Dương không thăng, đờm không hóa, ngực bức rứt, xây xẩm, ụa mửa, đêm không ngủ được, lưỡi trơn nhớt, rêu trắng nhạt.
CHỨNG ĐỞM NHIỆT : (357)
Chứng nhiệt, chứng thực của Đởm liên quan đến gan nên miệng đắng, họng khô, ụa mửa đắng, hay giận, vùng Trung Uyển bức rứt, lạnh qua lại, ngực sườn khó chịu, choáng váng hoa mắt tai ù, mũi chảy nước, ngủ không yên, hai bên lưỡi đỏ rêu vàng dầy.
CHỨNG ĐỞM KHÁI : (358)
Ho, nôn mửa ra đởm chấp, loại bọt đặc đục mầu xanh vị đắng.

No comments:

Post a Comment