Tất cả các nghiên cứu về vitamin D trên thế
giới đều thừa nhận quá trình sản sinh vitamin D cho cơ thể chỉ xảy ra tốt nhất khi bóng mặt trời trùng với bóng người. Khi đứng
dưới ánh nắng mặt trời, bóng chúng ta càng nghiêng thì quá trình sản sinh
vitamin D do ánh mặt trời càng giảm. Như vậy thời
gian ánh nắng mặt trời giúp con người sản sinh vitamin D nhiều nhất là giữa
trưa.
Sự thật này khiến các chuyên gia ung thư
cho rằng tắm nắng buổi giữa trưa dễ bị ung thư da do tác dụng của tia cực tím.
Chính vì thế, thời gian tắm nắng để giúp ích cho quá trình tạo nên vitamin được
gia giảm xuống còn trong khoảng từ 9h đến 10h sáng hoặc từ 3h
đến 4h chiều và thời gian tắm nắng chỉ nên kéo trong 5 đến 10 phút.
Vitamin D là yếu tố quan trọng với cả người
đã trưởng thành, loại sinh tố này góp phần tăng cường hệ miễn dịch, sức đề
kháng, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về truyền nhiễm, ung thư, tim mạch và giúp cho
xương chắc khỏe…
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp
vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. 80% vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của
mặt trời chiếu vào da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ các nguồn thực
phẩm tiêu thụ hàng ngày, có tác dụng tăng cường sức khỏe xương.
Đối với trẻ
em, tắm nắng sẽ giúp phát triển xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh
vàng da. Đối với người lớn, tắm nắng có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng
xương. Tắm nắng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng,
chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Việc tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tăng số lượng bạch cầu cùng các kháng thể miễn
dịch để giúp cơ thể tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các bệnh
như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây
tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời.
Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu
hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông
máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ
tim, giúp điều hoà huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc thường xuyên tắm nắng còn giúp giảm đau và chữa lành các vết thương một cách tự
nhiên, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe của cơ thể sau phẫu
thuật.
Tắm nắng được chứng minh là có tác dụng mang lại một làn da khỏe mạnh, giảm thiểu các
triệu chứng của bệnh chàm, viêm da, vảy nến, trứng cá…; giúp gia tăng mức serotonin và endorphin (hai loại hormone vui vẻ) trong cơ thể, nhờ đó có thể
giúp cải thiện tâm trạng như tinh thần vui vẻ, sảng khoái, giảm tình trạng u sầu
và trầm cảm; giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đêm vì khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất melatonin (hormone liên quan đến giấc
ngủ) vào ban ngày và tăng cường sản xuất vào ban đêm.
Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
nhưng tắm nắng cũng phải đúng phương pháp. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia
khuyên rằng, nên tắm nắng trong khoảng 15 - 30 phút
vào mỗi buổi sáng. Đối với những người có sức khỏe tốt, có thể áp dụng
trong khoảng 1g. Khi mới bắt đầu tắm nắng, chỉ nên phơi nắng khoảng 5 - 10 phút
để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời. Thời
điểm tắm nắng an toàn là 7g - 9g sáng đối với mùa đông, 6g30 - 7g30 sáng đối với
mùa hè. Vào thời điểm này, các tia tử ngoại thấp, không gây hại cho sức
khỏe mà còn giúp da hấp thụ vitamin D.
Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì những tia nắng lúc này
thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da. Tắm nắng nên tắm trực tiếp và phải tắm cả lưng, chân và đầu.
Để da không bị cháy nắng nên sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ mắt.
Tuyệt đối không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu
tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da,
cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và tăng khả năng bị ung thư da.
Theo khuyến cáo mới của Hiệp hội Nội tiết
Hoa Kỳ, nhu cầu vitamin D hằng ngày để phát triển tốt cho xương, tùy theo lứa
tuổi. Với trẻ sơ sinh đến một tuổi phải có ít nhất là 400 IU (đơn vị quốc tế
tính cho lượng vitamin) nhưng không được vượt quá 1.000 IU mỗi ngày.
Từ 1 đến 18 tuổi,
mỗi ngày cơ thể phải có từ 600-1.000 IU vitamin D nhưng lại không được
được vượt quá 2.500 IU đối với trẻ từ một đến 3 tuổi; 3.000 IU đối với trẻ từ 4
đến 8 tuổi và không được vượt qua 4.000 IU với trẻ trên 8 tuổi.
Từ 19 đến 70
tuổi, lượng vitamin D mỗi ngày ít nhất là 600 IU, tốt nhất là 2.000 IU,
riêng những người trên 70 tuổi, mức vitamin tối thiểu phải là 800 IU, tuy nhiên
lượng vitamin D không được quá 4.000 UI mỗi ngày.
Người bị thiếu
vitamin D sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương và gãy xương, tuy nhiên khi bắt
đầu thiếu vitamin D, cơ thể lại thường không có biểu hiện cụ thể. Để đánh giá
được tình trạng thiếu hay đủ vitamin D, cách duy nhất là thực hiện các xét nghiệm
chẩn đoán. Ngày nay, các phương pháp đo lượng vitamin trong cơ thể đã có thể
cho kết quả chính xác giúp bác sĩ ra chỉ định điều trị ứng với từng bệnh
nhân.
Ngoài tắm nắng, các
loại thực phẩm như cá giàu chất béo, nấm, sữa, trứng cũng cung cấp vitamin D
cho cơ thể nhưng chỉ được khoảng 5% nhu cầu mỗi ngày. Một số trường hợp
quá thiếu vitamin D và cần bổ sung gấp, các bác sĩ có thể cho dùng thuốc theo
phác đồ.
No comments:
Post a Comment