Thời điểm cơ thể hấp thụ vitamin D hiệu quả
nhất là lúc mặt trời đứng bóng. Khi bóng đổ dưới ánh mặt trời càng dài, khả
năng hấp thụ vitamin D càng ít hiệu quả. Do đó việc tắm nắng nên thực hiện lúc
12h trưa. Tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khung giờ này sẽ làm
tăng tỷ lệ ung thư da. Do đó khuyến cáo mới nhất là nên phơi nắng vào 9-10h
sáng và 15-16h chiều.
"Mỗi ngày chỉ cần phơi nắng khoảng
5-10 phút là đảm bảo đủ lượng vitamin D, không nên phơi quá lâu sẽ gây hại cho
da", nữ bác sĩ được nhận giải thưởng UNESCO với nhiều bài công bố quốc tế
trong lĩnh vực xương khớp cho biết. Nếu bạn phơi nắng không thuộc thời gian
khuyến cáo thì nên chọn thời điểm bóng đổ ngắn hơn chiều dài cơ thể và phơi khoảng
15 phút.
Trước đây các bác sĩ luôn khuyên nên tắm nắng
càng sớm càng tốt để tránh các tác hại của tia cực tím.
Ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới thiếu
vitamin D. Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng tỷ lệ thiếu hụt vitamin D vẫn rất
cao. Bổ sung vitamin D đầy đủ có thể làm giảm 35% nguy cơ tử vong do ung thư đại
trực tràng, giảm 30% nguy cơ cao huyết áp và các bệnh như tiểu đường, tim mạch,
nhiễm trùng...
Thiếu vitamin D dễ dẫn đến nguy cơ loãng
và gãy xương, nguy cơ bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, lão hóa sớm, vô
sinh, thai phụ dễ sanh non, sanh con nhẹ cân…
Trường hợp thiếu hụt vitamin D dưới 20
ng/ml thì phải điều trị. Người béo phì, lớn tuổi có tiền căn té ngã, ít tiếp xúc
ánh nắng mặt trời, thói quen che kín khi ra ngoài, dùng kem chống nắng, sử dụng
corticoid kéo dài, suy thận, suy gan, phụ nữ có thai, cho con bú... đều được
khuyến cáo tầm soát vitamin D.
Vitamin D là tiền chất nội tiết tố steroid
tan trong mỡ, có hai dạng quan trọng là vitamin D2 và D3. Vitamin D2 được bổ
sung từ thực phẩm như sữa, nước cam, sữa chua, một vài loại ngũ cốc hoặc thực
phẩm chức năng. Vitamin D3 sản sinh từ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ
thực phẩm bổ sung như cá hồi, cá tuyết, gan...
No comments:
Post a Comment