LÝ THUYẾT ĐÔNG Y
Đỗ Đức Ngọc
PHẦN KHÁM BỆNH là tìm
hư-thực của mỗi đường kinh chứ chưa phải hư thực của cả tổng thẻ khí hóa chung
của ngũ hành, nên không thẻ chữa riêng hư thực của mỗi đường kinh, hoặc chữa
theo triệu chứng bệnh của mỗi đường kinh như lời khai của bệnh nhân.
Cách khám Quy Kinh Chẩn Pháp giống như Tây y gửĩ bệnh nhân đĩ xét
nghiệm, thầy thuốc nhờ vào kết qủa xét nghiệm đó mới chẩn đoán được bệnh. Đông
y cũng phải lập biểu đồ tóm tắt kết qủa khám nghiệm hư thực của các đường kinh
về cơ sở và về chức năng, nhờ vào biểu đồ mới định được bệnh thuộc khí hay huyết,
thuộc âm hay dương, thuộc hàn hay nhiệt,
thuộc biểu hay lý.
Nếu một trong tám yếu tố âm dương, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý có những
nghi vấn như bán biểu bán lý hoặc hư hàn giả nhiệt, hư nhiệt giả hàn, chúng ta
phải xác nhận lại bằng huyệt nào đau, huyệt nào không đau, và xác nhận bằng những
triệu chứng bệnh ... lúc đó mới lập được biểu đồ chính xác rồi tìm nguyên nhân
gốc gây ra bệnh.
PHẦN ĐỊNH BỆNH THEO TiÊU
CHUAN TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG HỌC do kinh nghiệm tích lũy nhiều đời của các thầy
thuốc đông y thời cổ đại đã đúc kết thành một khoa chuyên môn dạy cho biết phân
biệt BỆNH và chứng mới có thẻ truy tìm nguyên nhân gây bệnh đẻ có cách
chữa đúng. Tên bệnh và chứng được giữ nguyên theo tên dùng thời cổ đại đẻ chúng
ta hiểu rằng các vị y khoa tiền bối đã khám phá ra được nhiều bệnh, tích lũy
kinh nghiệm sắp xếp, phân loại có tính khoa học từ nguyên nhân đến triệu chứng
và cách chữa, mà y học hiện đại cũng còn đang phải bận tâm nghiên cứu mãi không
ngùhg.
Một BỆNH có thẻ do nhiều CHỨNG gây ra bệnh, mà các CHỨNG đông y đều
quy về Âm, dương, hư, thực, hàn, nhiệt, biểu, lý, khí, huyết và đờm, do một tạng
hay một phủ hoặc nhiều tạng phủ làm ra bệnh.
Một chứng tạo ra nhiều BỆNH, bệnh nhẹ chỉ có một bệnh đơn giản,
bệnh phát triển càng lâu càng có nhiều bệnh vẫn nằm trong một CHỨNG, nặng hơn nữa
khi bệnh truyền sang tạng phủ khác, thì một BỆNH trở thành phức tạp do nhiều CHỨNG
hợp lại.
Cũng vì lý do BỆNH và CHỨNG diễn biến phức tạp theo tình trạng khí
hóa của tạng phủ mỗi lúc mỗi khác, nên cách chữa cũng phải thay đổi cho phù hợp
trên lâm sàng, cho nên đông y không bao giờ có công thức chữa cố định mà phải
gia giảm hoặc thay đổi cách chữa luôn luôn đẻ phục hồi lại sự khí hóa của tổng
thẻ được quân bình hòa hợp.
A. TỪ CHỨNG ĐẾN BỆNH THEO BÁT CƯƠNG
Một thầy thuốc giỏi khi khám bệnh bắt buộc phải tuân theo phương
pháp tứ chẩn và phải biết phân biệt thuộc tính âm dương của bệnh là nguyên tắc
cán bản trong biện chứng luận trị độc đáo của đông y, nếu không ,việc chữa bệnh
chỉ là chữa ngọn dựa theo lời khai của bệnh nhân, sẽ không có kết qủa, đôi khi
làm cho bệnh biến chứng thành bệnh khác nặng hơn. Bởi vì theo quy luật khí hóa
âm dương phải hòa hợp, cùng nhau tồn tại, nếu một trong hai bị hư, cái kia mất
sự kiềm chế sẽ vượt lên thành qúa thịnh gây ra bệnh. Trong trường hợp này đông
y thường nói âm bệnh chữa dương (âm bị hư yếu, dương sẽ thừa cơ làm bệnh ), hoặc
ngược lại dương bệnh chữa âm ( dương bị hư yếu,âm qúa thịnh sẽ thừa cơ làm bệnh).Do
đó thầy thuốc cần phải biết phân biệt bệnh thuộc âm hay dương .
Tạng thuộc âm, phủ thuộc dương. Huyết thuộc âm,khí thuộc dương,. Hư
thuộc âm, thực thuộc dương. Cơ sở thuộc âm, chức náng thuộc dương.Trong âm có
dương ,nên chức náng của tạng là dương trong âm, làm nhiệm vụ khí hóa chung cho
tổng thẻ ngũ hành, còn cơ sở của tạng thuộc âm trong âm, làm nhiệm vụ duy trì,
bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển bên trong tạng. Trong dương có âm, nên cơ sở của
phủ là âm trong dương, làm nhiệm vụ duy trì, bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển
bên trong phủ, còn chức năng của phủ là dương trong dương, làm nhiệm vụ khí hóa
chung cho tổng thẻ ngũ hành.
Xét theo khí-huyết hàn-nhiệt trên bàn tay ,lòng bàn tay là âm, mu
bàn tay là dương:
Nếu nhiệt độ hai bên bằng nhau, có hơi ấm là âm dương đầy đủ, không
bị bệnh.
Nếu hai bên đều nóng, nhiệt độ cao hơn bình thường là âm dương đều
thực.
Nếu hai bên đều lạnh hơn nhiệt độ bình thường là âm duơng đều hư.
Nếu lòng bàn tay nóng hơn nhiệt độ bình thường, mu bàn tay nhiệt độ
bình thường và mát hơn rõ rệt so với nhiệt độ trong lòng bàn tay, chứng tỏ âm
hư sinh nội nhiệt, có triệu chứng da thịt nóng nhưng lại mặc quần áo ấm và sợ lạnh,
thích uống nước nóng.
Nếu trên mu bàn tay lạnh, nhiệt độ thấp hơn bình thường so với lòng
bàn tay, chứng tỏ dương hư sinh nội hàn.
Nếu dương trong âm hư có nghĩa chức năng bảo vệ dịch chất (máu, nước,
mồ hôi..) suy kém, cơ thẻ sẽ bị mất nước qua đường mồ hôi, cho nên đông y đặt
tên loại bệnh này là dương hư tự hãn (tự xuất mồ hôi) làm cơ thẻ mệt mỏi, mất sức.
Nếu muốn biết bệnh thuộc dương chứng hay âm chứng chỉ cần phân biệt
đặc đỉẻm sau:
Bệnh thuộc âm chutìg gồm có các yếu tố như : Lý chung, hư chứng, hàn
chung, mãn tính, sợ lạnh, yếu đuối, suy nhược, mệt mỏi, thích uống nước ấm
nóng...
Bệnh thuộc dương chứtìg gồm có các yếu tố như : Biểu chứng, thực chứng,
nhiệt chứtìg, cấp tính, người nóng thích mát, khát thích uống nước mát..
Tứ
CHẨN
|
ÂM chúng
|
DƯƠNG chúng
|
Vọng
(nhìn)
|
Sắc
mặt .-Trắng mét, xanh hoặc tối nhạt hay sậm.
Tĩnh
thần : Lờ đờ không linh hoạt.
Lưỡi:
Chất lưỡi nhạt, rêu trơn.
Thân:
Mệt mỏi, yếu ,nặng nề, nằm co.
Bệnh: Các loại bệnh theo tây y có nhiều tên bệnh hoàn toàn khác nhau, có vi trùng hay không, nhưng đông y xếp loại thuộc âm chung gồm mạn tính, hư, hàn, yếu, trầm tĩnh, ức chế, công năng trao đổi chất giảm, hướng bệnh vào trong. |
Sắc
mặt : ửng đỏ hoặc đỏ hồng.
Tinh
thần : Cuồng táo, chẳng yên.
Lư8í
: Chất lưỡi đỏ sậm, rêu vàng khô hay
vàng sậm, nặng thì miệng lưỡi rách nứt, rêu đen mọc gai.
Thân
: Nóng nảy bực bội, bức rứt, ưa mát.
Bệnh :Các loại bệnh theo tây y có nhiều tên bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng đông y xếp loại thuộc dương chứng gồm cấp tính, thực, nhiệt, hưng phấn, trao đổi chất dư thừa, hướng bệnh ra ngoài. |
VĂN
(nghe)
|
Tiếng
nói : Nhỏ yếu thấp, ít nói, không
thích nói muốn nằm yên.
Hơi
thở : Thở ngắn, nhẹ yêú.
|
Tiếng
nói : Nói to mạnh rổn rảng, lắm
lời. ưa nói nhiều, nói cuồng, la hét chửĩ mắng.
Hơi
thở : To, mạnh, gấp, kéo đờm.
|
VẤN
(hỏi)
|
Đại
tiện : Phân hôi tanh, nhão.
Tiểu
tiện : Tiểu vặt nhiều lần mà trong,
hoặc tiểu ngắn, ít.
An
: Kém ăn, không cảm giác mùi vị.
Uống: Không khát,ưa uống nước nóng |
Đại
tiện : Phân cứng, hôi khắm nồng nặc.
Tiểu tiện : Tìêủ ngắn,nước tiểu đỏ.
An
: Không muốn ăn, miệng khô.
Uống:
Khát thích uống nước lạnh mát.
|
THIẾT
(bắt
mạch)
|
Mạch
chẩn : Mạch
Trầm, vi, tế, sáp, trì, nhược, vô lực.
Án
chẩn : Mình mát, chân tay lạnh, bụng
đau ưa xoa nắn. |
Mạch
chẩn :Phù, hồng, sác, thực, đại, hoạt, có lực.
Án
chẩn : Mình nóng, chân ấm, bụng đau
không ưa xoa nắn . |
CHỨNG ÂM BẾ :( 001)
Thuộc bế chứhg do mắc bệnh trúng phong tà, ôn nhiệt xâm phạm vào
doanh phận làm ra hôn mê, răng nghiến chặt, hai tay nắm chặt, đờm dãi chặn cổ họng.
CHỨNG DƯƠNG BẾ : (002)
Dấu hiệu như âm chứng nhưng có hiện tượng dương nhiệt tổn thương âm.
CHỨNG ÂM DƯƠNG ĐỘC : (003)
Là một loại bệnh nguy hiểm do cảm nhiễm trùng ẩn náu trong họng như
loại nhiễm trùng huyết, rồi xâm nhập sâu vào huyết phận bằng hai cách khác nhau
tạo ra hai chứng dương độc và âm độc khác nhau được phân biệt như sau :
DƯƠNG ĐỘC : Mặt nổi vết ban vằn vện như gấm, đau cổ họng, ói ra máu
mủ do nhiệt độc ứ tắc ở phần trên. Khám nhiệt độ ở tay chân không có cảm giác lạnh.
ÂM ĐỘC : Mặt và mắt hiện mầu xám, cuống họng đau, thân thẻ đau như bị
đánh, nhiệt độ tay chân lạnh.
CHỨNG ÂM DƯƠNG GIAO : (004)
Là loại chứng bệnh nguy hiểm do chữa sai lầm ở bệnh sốt nhiệt chưa
tìm được nguyên nhân mà cho phát hãn, xuất mồ hôi làm mất tân dịch khiến dương
tà lấn vào phần âm làm tiêu hao âm khí, phát sinh nói mê sảng, ăn không được.
Là âm dịch thiếu, có dấu hiệu lòng bàn tay bàn chân nóng, sÓt cơn về
chiều, miệng khô, môi đỏ, chất lưỡi đỏ nhạt,táo bón, tiểu vàng. Chứng âm hư tùy
theo tạng nào hư có dấu hiệu lâm sàng khác nhau như:
Tâm âm hư: Hồi hộp, hay quên, mất ngủ hay mê, chất lưỡi đỏ nhợt, rêu
ít.
Can âm hư: Đau đầu, choáng váng,ù tai,tê dại, run rẩy,quáng gà, chất
lưỡi đỏ khô, rêu ít.
Phế âm hư: Khí nghịch, ho đờm dẻo dính lẫn máu,gò má đỏ, sót nhẹ về
chiều,mồ hôi trộm,miệng khô, họng ráo, khàn tiếng, ngủ không ngon, chất lưỡi đỏ,
rêu ít.
Thận âm hư: Lưng gÓi mỏi đau, di tinh, ù tai, váng đầu, ngủ kém, hay
quên, khô miệng, chất lưỡi đỏ, rêu ít.
CHỨNG DƯƠNG HƯ: (006)
Là dương khí không đủ do tâm dương hư, tỳ dương hư, thận dương hư, dấu
hiệu chung là sắc mặt trắng nhợt, chân tay không ấm, môi nhợt, miệng nhạt, tiểu
nhiều, trong, phân loãng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, và có dấu hiệu riêng
của tạng bị hư.
CHỨNG DƯƠNG HƯ ÂM THỊNH :
(007)
Do thận dương hư làm chức năng khí hóa của tạng phủ suy giảm không
duy trì được thân nhiệt xuất hiện chứng âm hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy,
phù thủng.
Là bệnh nghiêm trọng, âm tổn hại liên lụy đến dương hoặc dương tổn
haị liên lụy đến âm sẽ xuất hiện cùng lúc những dấu hiệu lâm sàng của âm hư và
dương hư.
CHỨNG LƯỠNG DƯƠNG TƯƠNG HUÂN
TRƯỚC : (009)
Có bệnh dương phát nhiệt bên trong, lại bị chữa lầm bằng xông, đốt
ngải cứu cho ra mồ hôi thành ngoại nhiệt hợp nội nhiệt công phạt hóa hỏa làm tổn
thương mất tân dịch khiến bệnh nặng thêm.
CHỨNG ÂM HƯ DƯƠNG CANG :
(010)
Là tân dịch tinh huyết kém, bị suy tổn không giữ quân bình được
dương, bệnh biến hóa thành cang thịnh (dương vượt trội lên ) làm nên cơn nóng,
gò má đỏ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân, bàn tay nóng, ho ra máu, gầy còm, mất ngủ,
phiền toái, dễ giận, di tinh, chất lưỡi đỏ khô.
CHỨNG ÂM HƯ HẦU TIỀN : (011)
Là thận âm suy, hư hỏa bốc lên làm âm phế tổn thương có dấu hiệu
niêm mạc họng loét nát gồ ghề, mầu sạm tối, đau, khó nuốt,âm hư sinh nội nhiệt,
sốt về chiều, ra mồ hôi, gầy yếu, thường gặp trong bệnh lao phổi.
CHỨNG ÂM NH1ỆT : (012)
Là âm hư phát nhiệt thuộc nội thương mạn tính có dấu hiệu sốt nhẹ
làm tiêu hao sức khỏe, hoặc trong bệnh cấp tính âm bị tiêu hao thành âm hư phát
nhiệt, sốt cao.
Là chứng sốt nóng bởi âm hư sinh nội nhiệt do âm dịch bị hao tổn làm
sốt tùng cơn, sốt về đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, miệng
khô, lưỡi đỏ khô, giống như chứng âm hư dương cang.
CHỨNG DƯƠNG HƯ PHÁT NHIỆT :
(014)
Nội thương phát nhiệt do tỳ vị hư nhược, dương khí vượt ra ngoài, có
dấu hiệu, sợ gió, phát sốt nhiệt phần nhiều vào buổi sáng, tự ra mồ hôi, mệt mỏi,
ít nói, kém ăn.
Do âm hàn nội thịnh, hư dương bị ngăn cách bên ngoài nên xuất hiện
phù nhiệt nóng ở lớp da, sốt nhẹ, ố hàn, mệt mỏi, chi lạnh, iả lỏng.
CHỨNG DƯƠNG HƯ NGOẠI HÀN :
(015)
Dương hư do khí hư hoặc mệnh môn hỏa kém làm chức năng khí hoá của lục
phủ ngũ tạng kém như tỳ thận dương hư không đủ khả năng biến đổi tinh chất nuôi
dưỡng vinh vệ khí của tạng phủ, sự tuần hoàn khí và huyết suy sẽ có dấu hiệu lạnh
bên ngoài, chân tay lạnh, sợ lạnh, sắc mặt trắng, dễ bị nhiễm cảm mạo.
CHỨNG ÂM HƯ PHẾ TÁO : (016)
Phế sợ hỏa đốt, nếu phế thận âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa đốt làm phổi
càng khô nên âm phế càng hư, có dấu hiệu ho khan không đờm, hoặc có đờm lẫn
máu, họng đau, thở khò khè, lưỡi đỏ bệu, ít rêu, thường gặp trong bệnh lao phổi,
viêm họng mạn tính, bạch hầu, giãn phế quản...
CHỨNG ÂM TÁO : (017)
Là chứng phiền táo, bức rứt thần chí không yên do âm hàn cực thịnh
hay âm thịnh cách dương có dấu hiệu tứ chi quyết nghịch, toát mồ hôi lạnh, thường
gặp ở bệnh choáng, suy tim, urê niệu cao.
CHỨNG ÂM HƯ THẤT NẠP : (018)
Là chứng huyết hư không còn khả năng thu nạp, thống nhiếp huyết, huyết
không đĩ theo kinh mạch mà tràn ra ngoài làm xuất huyết.
CHỨNG THOÁT ÂM : (019)
Chân âm can thận hao tổn làm thị lực đột nhiên giảm sút nghiêm trọng,
mắt mờ, thường gặp ở thời kỳ cuối bệnh nhiệt cấp tính, nhiệt mạn tính, kém dinh
dưỡng.
CHỨNG THOÁT DƯƠNG : (020)
Là hao tổn dương khí nghiêm trọng trong hai trường hợp :
Âm hàn nội thịnh :
Dương khí bị tổn thương làm thần khí không nơi nương tựa sinh ảo
giác, loạn thị, bệnh tâm thần nói năng lung tung, vã mồ hôi đầm đìa, thường gặp
ở bệnh viêm thận mãn, urê niệu cao. Thoát tinh không ngừng sau khi giao hợp.
CHỨNG THƯƠNG ÂM : (021)
Chân âm ở can thận tổn thương sau bệnh cảm nhiễm ôn nhiệt, có dấu hiệu
sốt nhẹ, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, mỏi mệt gầy còm, miệng khô ,đau họng,
gò má đỏ, lưỡi đỏ tiá khô.
CHỨNG THƯƠNG DƯƠNG : (022)
Dương khí bị tổn thương có dấu hiệu hồi hộp, sợ sệt, hoảng hốt, mất
ngủ, do nhiều nguyên nhân :
Như hàn tà xâm nhập tam âm, hoặc bệnh ôn nhiệt dùng thuốc hàn lương
qúa đáng, hoặc cho phát hãn, cho tả hạ, hoặc bệnh cực nhiệt, hoặc thử thấp ứ đọng,
hoặc mừng qúa khiến tâm thần qúa hưng phấn làm hao tán dương khí .
CHỨNG ÂM KIỆT DƯƠNG THOÁT (
VONG ÂM ) : (023)
Bệnh nghiêm trọng, âm dương mất hổ trợ mà ly cách nhau thành vong âm
(mất âm ) như chảy ra nhiều máu, nhiều mồ hôi, tiêu chảy ra nước không ngừng
làm mất nước, khi mất âm thì dương thoát ra theo, có dấu hiệu mình nóng, sốt
cao, ra mồ hôi không ngừng, tiêu chảy không ngừng, phiền táo không yên, thở hổn
hển, chân tay ấm, môi lưỡi đỏ khô, thích ăn uống chất mát.
CHỨNG VONG DƯƠNG : (024)
Vong dương thường do vong âm trước, thoát mồ hôi lạnh, chân tay lạnh,
môi tím tái, sắc mặt trắng nhợt, thở yếu.
CHỨNG ÂM KẾT : (025)
Đại tiện bí kết do tỳ thận hư hàn, người hư nhược, mà bụng không đầy
trướng, có ý mót đại tiện nhưng phân không ra, chân tay không ấm, tiểu nhiều,
trong, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
CHỨNG ÂM THỦY : (026)
Phù thủng do tỳ thận hư không còn khả năng dẫn thủy và hóa thủy,chân
bị phù trước, mầu sắc trắng nhạt hoặc sạm, nhạt miệng, đại tiện nhão,thuộc hư
chứng, mạn tính.
Khi âm hàn cực thịnh xuất hiện, nội chân hàn ngoại giả nhiệt, có dấu
hiệu vật vã không yên, khát nước mà không uống hoặc chỉ uống nước nóng, và
thích mặc áo ấm là hiện tượng giả nhiệt.
CHỨNG ÂM THịNH DƯƠNG SUY :
(028)
Âm hàn thịnh ở trong làm dương khí suy nhược do thủy thấp hại dương
hoặc ăn uống nhiều chất hàn làm âm thịnh.
CHỨNG DƯƠNG HƯ ÂM THỊNH :
(029)
Thận dương hư không giữ ấm được tạng phủ nên chức năng khí hóa của tạng
phủ yếu kém sẽ xuất hiện chứng hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy, phù thủng.
CHỨNG DƯƠNG THỊNH : (030)
Là tà nhiệt do ngoại cảm xâm nhập thịnh, cơ thẻ cũng có nhiệt thịnh
sẵn, hai nhiệt khí chống nhau làm thành sốt nên gọi là dương thịnh ngoại nhiệt.
CHỨNG DƯƠNG GIẢN : (031)
Bệnh thuộc nhiệt tính, tự nhiên lên cơn nhanh té ngã đột ngột, co giật
sùi bọt mép, răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, mình nóng.
CHỨNG BẠO THOÁT : (032)
Do âm dương khí huyết bị tổn thương cực độ có dấu hiệu thoát chứng
nguy hiểm tính mạng như mồ hôi tuôn ra nhỏ giọt như hạt châu không ngừng, chân
tay lạnh dần, mắt nhắm, miệng há, tay xòe, vãi đái, thường gặp ở bệnh tai biến
mạch máu não, loại bệnh trúng phong ra mồ hôi nhiều, loại bệnh chảy mất máu nhiều,
loại bệnh ỉa chảy ra nhiều nước không ngừng, thoát tinh nhiều không ngùhg,loại
bệnh choáng ngất, loại bệnh suy nhược nặng khiến chức năng của ngũ tạng suy kiệt.
1.VỀ HƯ-THỰC
Xét chung hư-thực ở phần này chỉ là phân biệt tổng quát thế nào là
hư thực về khí, huyết, âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lý. Thực tế khi chữa bệnh
còn cần phải xét hư thực cụ thẻ liên quan đến đường kinh và tạng phủ mới có đầy
đủ yếu tố đẻ biện chứng luận trị.
Bệnh hư : Bấm bẻ khớp
ngón tay và đầu ngón chân cảm thấy mềm, vô lực không sức đề kháng.
Bệnh thực: Bấm bẻ khớp
ngón tay và đầu ngón chân cảm thấy cứng, đau, có sức đề kháng mạnh. Có hai
nguyên nhân, một là do khí lực của đường kinh qúa dư thừa làm tắc nghẽn, hai là
do chính khí của đường kinh suy nhược hư hỏng nên tà khí thừa cơ xâm nhập làm tắc
nghẽn.
CHỨNG HƯ : (033)
Là chính khí không đủ sức chống bệnh, không đủ làm nhiệm vụ khí hóa,
có dấu hiệu sắc mặt trắng xanh, tinh thần bạc nhược, mệt mỏi, hồi hộp, ngắn
hơi, mồ hôi trộm, lưỡi đầy không rêu.
CHỨNG HƯ DƯƠNG THƯỢNG PHÙ :
(034)
Do thận dương suy, âm thịnh, dương khí yếu ớt vọt lên mà không có khả
năng giữ lại ở dưới đẻ âm dương quân bình được.
CHỨNG HƯ HÀN : (035)
Chính khí hư có dấu hiệu hàn như không muốn ăn uống, miệng nhạt nhổ
ra bọt dãi, ngắn hơi, phân nhão hoặc sống sít, lưỡi trắng nhợt. Làm ra bệnh sốt
âm do một trong bốn nguyên nhân như âm hư,dương hư, khí hư, huyết hư, mỗi
nguyên nhân có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :
Âm hư như tâm âm hư, phế âm hư, can âm hư ,thận âm hư.
Dương hưnhư tâm tỳ dương hư, thận dương hư.
Khí hưnhư tâm khí hư, can khí hư ,tỳ khí hư, phế khí hư, thận khí
hư.
Huyết hưnhư mất máu, hoặc cơ năng sinh huyết giảm, hoặc bần huyết do
tâm hư, can huyết hư, tâm tỳ đều hư.
CHỨNG HƯ HỎA : (037)
Chân âm hư tổn thành nhiệt bệnh có sốt nhẹ hoặc nóng cơn về chiều,
lòng bàn tay bàn chân nóng rát, miệng khô, mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ
tía.
CHỨNG HƯ HỎA THƯỢNG VIÊM :
(038)
Thận âm hư, thủy không khắc được hỏa, hư hỏa sẽ bốc lên trên làm
sưng đau khô họng, hoa mắt chóng mặt, tai ù, tâm phiền không ngủ được, hay
quên, lòng bàn tay chân đều nóng, chất lưỡi đỏ bệu.
CHỨNG HƯ LAO : (039)
Do chức năng của phủ tạng suy yếu, mất điều hòa sự khí hoá thành bệnh
tiến triển dần dần lâu ngày gọi là hư người bị bệnh hư lâu ngày không chữa khỏi
chính khí hao gọi là tổn, đẻ bệnh kéo dài nữa là lao đều bởi âm hư, dương hư hoặc
âm dương đều hư, theo nguyên nhân gây bệnh mà có tên gọi khác nhau như ngũ lao,
thất thương, lục cực.
Ngũ lao (Có hai nguyên nhân
):
Do tật bệnh của ngũ tạng như :Tâm lao làm tổn huyết. Tỳ lao làm tổn
thực nuôi cơ nhục. Phế lao làm tổn khí. Thận lao làm tổn tinh. Can lao làm tổn
thần kinh.
Do nguyên nhân mệt nhọc quá cũng tổn thương cơ thẻ như Nhìn lâu hại huyết. Nằm lâu hại
khí. Ngồi lâu hại thịt. Đứng lâu hại xương. Đi lâu hại gân.
Thất thương ( bảy loại lao
thương ) :
Ăn no qúa hại tỳ. Giận quá khí nghịch hại can. Gắng sức mang nặng,
ngồi lâu nơi ảm thấp hại thận. Cơ thẻ vốn lạnh lại uống lạnh hại phế. Lo buồn
tư lự hại tâm ( tâm hư do thổ) Cảm nhiễm gió mưa nóng lạnh hại hình thẻ. Sợ hãi
quá hại thần chí ( thủy khắc hỏa ).
Lục cực:
Sáu loại tổn hại quá cực độ của huyết ,gân, thịt, khí, xương, tinh.
Huyết cực làm rụng tóc, hay quên. Cân cực làm co giật, chùng gân. Nhục cực làm
cơ bắp mềm nhũn da úa vàng. Khí cực làm hụt hơi, suyễn cấp. Cốt cực làm trồi
răng, chân liệt. Tinh cực làm tai điếc, mắt mờ.
CHỨNG HƯ PHONG NỘI ĐỘNG :
(040)
Tính trạng huyết khô, mất máu không nuôi gân hoặc can thận âm không
đủ kiềm chế dương làm can dương bốc lên thành hư phong nội động có dấu hiệu
choáng váng, co giật,sau khi bị ra mất nhiều máu, mồ hôi, iả ra nước xối xả..,
nếu do mất máu gây ra bệnh gọi là huyết hư sinh phong, nếu do âm dịch suy tổn gọi là dịch táo sinh phong.
CHỨNG HƯ THỦNG : (041)
Chứng thủy thủng thuộc âm thủy hư, hoặc tỳ dương hư, hoặc thận dương
hư, có dấu hiệu phù thủng từ từ, sắc mặt ảm đạm, thở yếu, khẽ, mỏi mệt, iả chảy,
sợ lạnh, chân tay lạnh.
CHỨNG Hư TRUNG GIÁP THỰC :
(042)
Trong chutìg bệnh hư lại có dấu hiệu thực chứng như dấu hiệu hư chứng
là gầy ốm, da khô nổi vảy mốc, lòng bàn tay bàn chân nóng, kém ăn, có thêm dấu
hiệu thực chứtìg như chất lưỡi đỏ tiá sậm, rìa lưỡi có đĩẻm ứ tụ huyết, như phụ
nữ bị bế kinh....
CHỨNG THƯỢNG HƯ HẠ THựC :
(043)
Chính khí hư ở trên, tà khí thực ở dưới, có dấu hiệu ở trên như hồi
hộp, sợ hãi, tâm thần bất an do tâm huyết hư, nhưng lại có dấu hiệu cảm nhiễm
thấp nhiệt làm đau bụng, kiết lỵ đi đại tiện nhiều lần ra phân trắng đỏ lẫn lộn,
rêu lưỡi vàng nhớt.
CHỨNG THƯỢNG THựC HẠ HƯ :
(044)
Tà thực ở trên, chính khí hư ở dưới, như tỳ vị hư yếu lại bị nhiễm cảm
hàn tà làm đau bụng, iả lỏng, chân tay lạnh khiến hư càng thêm hư, trong khi đó
hàn tà là thực chứng hại phế vị làm đau đầu cổ gáy, sợ lạnh, ho suyễn.
PHÂN BIỆT HƯ THỰC THEO KHÍ,
HUYẾT, TẠNG PHỦ
Bệnh
|
Chứng
Hư
|
Chứng
Thực
|
Phế
khí :
Thởngắn,
kéo suyễn, nói yếu, tự hãn.
|
Phế
khí :
Hơi
thở nghẹt, đờm nhiều, tức ngực, xây xẩm, nằm không yên.
|
|
Trung
khí ở
|
Trung
khí :
|
|
Khí
|
VỊ :
Bụng
đau thích xoa nắn, chẳng muốn ăn, iả ra nước lỏng, chi lạnh buốt.
|
Vị khí :
Trung
Quản đầy, ưa uạ mửa, nấc cục, ợ hôi
thối, nước chua ở họng, bực bội. |
Nguyên
khí :
Dương
hư nổi mầu đỏ nhạt lẫn trắng ở
hai bên má, tai ù điếc, đầu váng, hồi hộp, thở không đều, bàn tay nóng. |
Trường khí :
Bụng
trướng đau quanh rốn, bón, kiết đỏ trắng,
triều nhiệt, nói xàm mê sảng.
Can khí :
Nhức
đầu, mờ mắt.
|
|
HUYẾT
|
Tân
dịch : Hao, có mồ hôi trộm.
Mắt
: Trắng không đủ máu.
Môi
: Nhạt.
Thần:
Suy nhược, bức rứt, mất ngủ,
đêm cảm thấy nóng. Thân :Gân động, thịt giật.
Nặng
thì chân tay co giật, rút đau.
|
Huyết
: ứ tắc nghẽn.
Da
: Cục bộ bầm, sưng ,sốt, đau.
Môi
: Đỏ không tươi, hơi ngả thâm.
Ở
kinh lạc : Đau mình, gân co rút.
Thượng
tiêu:Hông,ngực, tay, vai đau.
Trung
tiêu: Giữa bụng gò thắt đau.
Hạ
tiêu : Bụng dưới đầy đau như dùi đâm ở chỗ
cố định, hoặc iả ra phân độc đen. |
TẰM:
Hay bi thương.
|
TẰM
: Thần thất thường, cười nói hoài.
|
|
CAN
: Mắt mờ, âm nang teo, gân co rút,hay sợ.
|
CAN
: Sườn, bụng đau, hay giận.
|
|
TỲ
: Chi nặng, biếng vận động, ăn không tiêu, bụng đầy, hay lo buồn.
|
TỲ
: Bụng trướng đầy, bí đại tiện, mình mảy sưng phù.
|
|
TẠNG
|
PHẾ
: Thở thiếu, hụt hơi, da lông không tươi tốt.
|
PHẾ
: Thở nghịch khí làm ho suyễn.
|
THẬN
: Thận khí hư
làm
đại tiện không thông (bón giả), tiểu
không cầm, di tinh, đêm tiêu chảy, đầu choáng váng, hoa mắt, lưng đau rũ liệt. |
THẬN
:
Phủ
hạ tiêu ngăn bít làm bụng đau tức.
|
2.VỀ HÀN-NHIỆT:
XÉT THEQ TỨ CHẨN VỌNG
Tứ
chẩn
|
Chứng
Hàn
|
Chứng
Nhiêt
|
Sắc
mặt : Trắng mét, hay trắng xanh.
|
Sắc
mặt : đỏ.
|
|
Mắt
: Trong, mắt ưa nhắm không muốn nhìn ai.
|
Mắt
: đỏ, mở lớn nhìn người.
|
|
Môi
: Nhơt trắng hoặc tím xanh.
|
Môi
: Khô nứt hoặc sưng đỏ.
|
|
Móng
: Xanh tím.
|
Móng
: Đỏ tím.
|
|
Lưỡi
: Hoat nhuân, đầu lưỡi nở to, trắng nhat, rêu lưỡi trắng trơn.
|
Lưỡi
: Cứng sượng, rêu thô vàng hoặc gai, hoặc đen, đầu lưỡi xanh sâm.
|
|
Đàm:
Có đơm lỏng trắng.
|
Đàm
:Có đờm vàng đặc.
|
|
Vọng
|
Thần
: Trầm tĩnh, hoặc uẻ oải.
|
Thần.Bức
rứt không yên.
|
Thân
: Ưa rút chân nằm co, sợ lanh.
|
Thân
:Hay lăn lộn, ưa nằm ngửa duỗi thẳng chân.
|
|
Bênh
: Ngoai nhân do lục dâm, nội nhân do dương khí suy yếu ,âm khí qúa thịnh, có
dấu hiêu cơ năng trao đổi chất giảm, vê khí yếu, thường gặp trong bênh man
tính.
|
Bênh:
Ngoai nhân do luc dâm,nội nhân do dương
qúa
thịnh, âm suy, cơ năng trao đổi chất dư thừa, thường gặp trong bênh cấp tính,
có thẻ sốt
nhiêt.
|
|
Văn
|
Nói
: ít nói.
Thở : Khẽ nhẹ. |
Nói
: Nói nhiều.
Thở
: Thở mạnh, bực bội.
|
Vấn
|
Đại
tiện : Lỏng nhão.
Tiểu tiện: Trong, nhiều.
Ăn
: Ưa ăn thức ăn nóng, hay nhổ nước
bọt nhiều.
Uống
: Không khát, ưa uống nước nóng.
|
Đại
tiện : Bón, bí kết, phân cứng thành hòn cục, mấy ngày không ra.
Tiểu tiện : Đỏ, ít.
Ăn
:Ưa ăn thức ăn mát,ít nhổ nước bọt.
Uống
:Khát thích uống nước lạnh.
|
Thiết
|
Mạchchẩn:
Mạch trầm ,tế, trì, hoãn,vô lực.
Xúc chẩn : Tay chân lạnh, vùng bụng lạnh đau. |
Mạch
chẩn : Mạch phù, hồng, sác, cấp, có lực.
Xúc chẩn : Tay chân ấm nóng, bụng đau gò quặn, nổi cộm hòn cục. |
CHỨNG HÀN : (045)
Do dương khí suy, âm khí thịnh làm cơ năng trao đổi chất giảm, có dấu
hiệu sắc mặt trắng xanh, uẻ oải, nằm co, sợ lạnh, bụng lạnh đau, không khát,
thích uống nước nóng, phân nhão lỏng, tiểu nhiều trong, chất lưỡi nhạt, rêu trắng
trơn, thường gặp trong bệnh mạn tính, hàn vào phổi sinh suyễn hàn, hàn ở lồng
ngực làm ra bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, hàn ở bụng dưới làm đau bụng mỗi kỳ
kinh ở phụ nữ.
CHỨNG NỘI HÀN : (046)
Do dương hư khí yếu công năng tạng phủ suy giảm không đủ nhiệt đẻ thủy
hoá khí nên thủy không được vận hoá bị ứ đọng sinh hàn..
CHỨNG HÀN KẾT : (047)
Do âm hàn ngung trệ tạo ra bệnh đại tiện bí kết có dấu hiệu đau hoặc
sôi bụng, tiểu trong, môi tái, miệng nhạt, rêu luỡi trắng trơn.
CHỨNG HÀN TÀ : (048)
Do nội tạng hu hàn làm bệnh có dấu hiệu đại tiện trong loãng nhu
phân vịt, hoặc ra thức ăn sống sít, bụng sôi đau âm Ì kéo dài, tiểu trong, rêu
luỡi trắng trơn.
CHỨNG HÀN SÁN : (049)
Làm đau bụng lạnh cấp tính, quanh rốn đau nhu thắt, chân tay tê dại,
vã mồ hôi lạnh, toàn thân giá lạnh, do tỳ vị hu hàn, hoặc do huyết hu sau khi
sanh lại bị cảm phong hàn làm bụng co cứng đau lan sang hai bên suờn, hoặc do
kinh can bị hàn khí xâm nhập làm bộ sinh dục lạnh, sung rắn đau co rút đau.
CHỨNG HÀN THựC : (050)
Chính khí không hu mà hàn tà phát sinh do ăn uống kết ở trong có dấu
hiệu chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đau bụng, bí đại tiện ,luỡi nhuận, rêu trắng.
CHỨNG HÀN THựC KET HUNG :
(051)
Do mắc bệnh thuơng hàn lại tắm nuớc lạnh, nhiệt tà bị hàn khí ngăn
trở, thủy hàn làm thuơng phế, hàn khí kết nơi hông suờn làm đau vùng ngực, tâm
phiền không khát, không phát nhiệt.
CHỨNG HÀN LẬT : (052)
Do qúa hàn trong phủ tạng phát sinh run rẩy lập cập, mỗi khi phát
hàn, hai hàm răng gõ vào nhau, thuờng gặp trong bệnh sốt rét, bệnh dịch, hoặc
phạm thuốc péniciline.
CHỨNG HÀN QUYẾT : (053)
Do dương khí hư yếu vì nội tạng hư hàn, có dấu hiệu mệt mỏi, sợ lạnh,
iả nước trong, chân tay lạnh buốt, mình lạnh nằm co, không khát, bụng đau, mặt
đỏ, móng chân tay thâm xanh, choáng váng, ngã lăn bất tỉnh.
CHỨNG HÀN BAO HỎA : (054)
Cơ thẻ bẩm sinh tích nhiệt bị bệnh cảm lạnh, hàn bao ở bên ngoài khiến
nhiệt uất bên trong làm ra bệnh hen suyễn .
CHỨNG HÀN NHIỆT THÁC TẠP :
(055)
Chứng hàn, chứng nhiệt thay đổi nhau như trên nóng dưới lạnh, trên lạnh
dưới nóng,biẻu nóng lý lạnh, biểu lạnh lý nóng.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG LƯU :
(056)
Có dấu hiệu đại trường thực nhiệt đi cầu táo bón không thông, khó đi
nhưng chỉ ra nước chứ không ra phân cục như táo bón thông thường.
CHỨNG NHIỆT KẾT HẠ TIÊU :
(057)
Nhiệt kết vùng đại tiểu trường, thận,bàng quang khiến sự khí hóa của
tạng phủ hạ tiêu trở ngại làm bụng dưới trướng đau, đại tiện bí, tiểu tiện tắc
buốt hoặc tiểu ra máu.
CHỨNG NHIỆT THỊNH KHÍ PHẬN :
(058)
Có dấu hiệu sốt cao, mặt đỏ,tâm phiền, vã mồ hôi, khát, rêu lưỡi
vàng khô. Nếu nhiệt kết thực chứng nặng sẽ sốt cao về chiều, thậm chí hôn mê,
đau bụng, bí đại tiện , rêu lưỡi vàng dầy khô.
CHỨNG NHIỆT VàO HUYẾT PHẬN :
(059)
Huyết phận là nơi sâu nhất trong cơ thẻ bị nhiệt tà truyền vào nên
thường sốt cao về đêm, tinh thần ủ rũ, trằn trọc, co giật, đặc biệt nổi vết ban
chẩn là huyết bị hại nhiễm độc, lưỡi đỏ bầm nổi hột.
CHỨNG NHIỆT VÀO TÂM BAO :
(060)
Là tà nhiệt truyền vào doanh phận làm tổn thương thần kinh gây hôn
mê kéo dài không tỉnh, thường đi đôi với đờm gây biến chutìg, dễ bị di chứng bại
liệt, mất trí.
CHỨNG NHIỆT CựC SINH PHONG :
(061)
Do thực nhiệt thịnh tổn thương vinh huyết, can huyết, làm huyết nhiễm
độc gây ra bệnh viêm não, sốt cao co giật, kiết lỵ máu, bại huyết.
CHỨNG NHIỆT THƯƠNG CÂN MẠCH :
(hỏa thiêu gân) (062)
Do sốt cao kéo dài làm âm suy kiệt, gân cốt mất nuôi dưỡng khiến gân
co quắp, bại liệt.
CHỨNG NHIỆT UẤT : (063)
Khí uất do giận kết lại trong gan hóa nhiệt làm đau đầu, miệng khô đắng,
ngực sườn đầy tức, nôn ợ chua, bí đại tiểu tiện, nước tiểu đỏ ra ít , ù tai,
tính nóng nẩy,chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
CHỨNG THƯỢNG HÀN HẠ NHIỆT :
(064)
Là bệnh hàn nhiệt lẫn lộn, nhiệt tà ở dưới làm trướng bụng, tiện bí,
tiểu sẻn đỏ, trên nhiễm hàn tà làm lợm giọng, nôn mửa, ho suyễn, đờm ảm, rêu trắng.
CHỨNG THƯỢNG NHIỆT HẠ HÀN :
(065)
Là bệnh hàn nhiệt lẫn lộn do khí của âm dương làm bệnh trong trường
hợp ngoại cảm dùng công hạ sinh iả chảy không ngừng, tân dịch tiêu hao, nhiệt
tà thừa cơ xung nghịch lên khiến họng đau, khạc ra đờm vàng dính lẫn máu, hàn
tà ở dưới sinh iả lỏng nát, tứ chi lạnh.
CHỨNG TRIỀU NHIỆT : (066)
Phát sốt tùhg cơn có định kỳ vào thời gian nhất định, đa số về chiều
thuộc âm gọi là âm hư triều nhiệt do 3 nguyên nhân :
Âm dịch suy kém : Cứ tối
đến là phát sốt ra mồ hôi trộm, gọi là âm hư triều nhiệt.
Dương khí bị thấp tà lấn át:
Gây bệnh sốt về chiều gọi là thấp ôn triều nhiệt.
Nhiệt tà kết ở ruột :
Phát sốt mỗi buổi chiều gọi là nhật bộ trào nhiệt. Ngoài ra nếu sốt nhiệt do ôn
bệnh truyền vào doanh phận hay huyết phận, không thuộc triều nhiệt.
3. VỀ BIẺU-LÝ :
Cho biết tình trạng bệnh nhẹ hay nặng, vị trí bệnh còn ở bên ngoài tạng
phủ hay đã vào sâu bên trong tạng phủ.Tên bệnh có thẻ có rất nhiều loại hoàn
toàn khác nhau theo tây y nhưng đông y không quan trọng đến tên bệnh mà chỉ xét
đến bệnh thuộc biểu chứng hay ý chứngvà nguyên nhân tại sao có những chứng như
thế cần phải truy tìm do tạng phủ nào làm ra bệnh.
Biểu chứng :
Phần nhiều do tà khí lục dâm ( khí của thời tiết môi trường thừa cơ
xâm nhập làm hại, khi sức đề kháng của cơ thẻ vốn đã suy yếu ) hoặc bị thương
ngoài da gây bệnh, tà khí còn ở bên ngoài mặt cơ thẻ, ở da, lông, kinh, lạc, ở
bộ phận còn nông, hoặc từ miệng mũi xâm phạm phế do vệ khí suy, có dấu hiệu như
sốt, sợ gìó, sợíạnh, đau đầu, mình hay tứ chi, nhức mỏi, ho, hoặc tắc nghẹt mũi, có ra mồ hôi hoặc không, rêu lưỡi trắng
mỏng. Bệnh sẽ khác nhau tùy vào biểu chứìg hư, thực, hàn, nhiệt, thường gặp ở bệnh
cảm, cúm và giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm.
Lý chứng :
Là nguyên nhân gây bệnh do lục dâm, thất tình như vui, lo nghĩ, buồn,
sợ, giận, thương, ghét) đã có ảnh hưởng vào tạng phủ, huyết mạch, xương tủy, do
hai yếu tố từ ngoài truyền vào trong như
ngoại cảm xâm nhập vào vệ khí, vào vinh khí, vào đến huyết phận rồi vào sâu nữa
làm tổn thương tạng phủ sẽ có những dấu hiệu bệnh như nóng dữ dội thần thức hôn
mê lĩ bì, phiền táo, khát, ngực tức, bụng đầu, ỉả táo hoặc kiết, tiểu đỏ rít,
rêu lưỡi vàng khô hoặc nám đen, thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính giai đoạn
giữa hoặc giai đoạn nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh còn truyền biến vào nội tạng,
nó có dấu hiệu riêng đẻ phân biệt bệnh đã vào đến tạng phủ nào, thí dụ vào phổi
sẽ có dấu hiệu ho, suyễn, vào tim sẽ có những dấu hiệu xáo trộn nhịp đập của
tim mạch...chúng ta sẽ bàn đến ở phần dấu hiệu lâm sàng ở tạng phủ .
Mặt khác, bệnh còn phát trực tiếp từ lý do nhiễm độc, trúng thực qua
thức ăn vào sâu trong tạng phủ,b trong trường hợp bệnh thuyên giảm nhờ phục hồi
chính khí trong cơ thẻ đã đuổi được tà khí ra ngoài , thì tà khí từ lý ra ngoài
biểu.
Tổng
quát
|
Biểu
chứng
|
Lý
chúng
|
Bệnh
ở da, lông, kinh, lạc.
|
Bệnh
ở tạng phủ.
|
|
Bộ
vị
|
Triệu chúng:
ớn
lạnh, phát nóng, đau đầu, đau mình
mảy,
tay chân nhức mỏi.
|
Triệu chứìg:
Nóng
dữ dội, thần chí hôn mê li bì, phiền
táo,
khát, ngực tức, bụng đau, iả táo hoặc
kiết,
tiểu đỏ rít.
|
Hàn
|
Mạch: phù
Lưỡi: Rêu trắng mỏng.
Phát
nóng, ớn lạnh, không mồ hôi.
Mạch :Phù hoặc phù khản.
Lưỡi: Rêu trắng mỏng, ướt.
Sợ
gió, mình nóng, có mồ hôi hoặc không.
|
Mạch : trầm
Lưỡi : Rêu vàng hoặc nám đen.
Sợ
lạnh, không khát, ói mửa, iả chảy, ăn buồn nôn, tứ chi lạnh.
Mạch: Trầm, trì.
Lưỡi: nhạt, rêu trắng.
Phát
nóng,miệng khát, ít nước miếng, mắt đỏ môi đỏ, tâm phiền.
|
Nhiệt
|
Mạch : Phù hoặc phù sác.
Tự
ra mồ hôi, sợ gió.
Mạch : Phù hoãn vô
lực.
|
Mạch: Trầm sác.
Yếu
sức,ít nói,chi lạnh, iả lỏng, mệt mỏi, hồi
hộp, xây xảm.
Mạch: Trầm nhược .
|
Hư
|
Lưỡi: Nhạt, rêu trắng.
Da
lông không ra mồ hôi
|
Lưỡi: Bệu, rêu trắng nhạt. Thở thô, to, nói nhỏ, tâm phiền, bức rứt, táo bón, bụng đầy, chi
ra mồ hôi.
|
Thực
|
Mạch: Phù có lực.
Lưỡi: Rêu trắng.
|
Mạch: Trầm thực.
Lưỡi: Cứng sượng, rêu vàng khô. |
CHỨNG BIẺU HÀN : (067)
Do sau khi nhiễm cảm phong hàn, có dấu hiệu phát nóng ớn lạnh, không
có mồ hôi, đau đầu, gáy cứng, nhức xương khớp, rêu lưỡi trắng mỏng ướt.
CHỨNG LỸ HÀN : (068)
Có dấu hiệu sợ lạnh, không khát, ói mửa, tiêu chảy, ăn buồn nôn, tứ
chi lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng.
CHỨNG BIẺU NHIỆT : (069)
Do sau khi nhiễm cảm phong nhiệt, có dấu hiệu sợ gió, phát sốt mình
nóng, có mồ hôi hoặc không, khát nước, đầu lưỡi và bìa lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng
hoặc hơi vàng.
CHỨNG LỸ NHiỆT : (070)
Có dấu hiệu phát nóng, miệng khát, ít nước miếng, mắt và môi đỏ, tâm
phiền, lưỡi đỏ rêu vàng.
CHỨNG BiẺU HƯ : (071)
Do vệ khí yếu khiến cơ bắp, da lông không bền chặt, lỗ chân lông mở,
có dấu hiệu tự ra mồ hôi, sợ gió, lưỡi nhạt, rêu trắng.
CHỨNG LỸ HƯ : (072)
Có dấu hiệu yếu sức, ít nói, chi lạnh, iả lỏng, mệt mỏi, hồi hộp,tối
tăm mặt mày, lưỡi non béo, rêu trắng nhạt.
CHỨNG BiẺU THựC : (073)
Sau khi ngoại tà xâm nhập, dương khí tụ tập ở cơ biểu đẻ chống lại
tà khí, lỗ chân lông đóng kín không cho tà khí xâm nhập thêm nên có dấu hiệu da
lông không mồ hôi, đau đầu, đau mình, lưỡi đầy rêu trắng.
CHỨNG LỸ THựC : (074)
Có dấu hiệu thở to, nói nhỏ, tâm phiền muộn bức rứt, táo bón,bụng đầy
cáng, lưỡi cứng sượng, rêu vàng khô.
CHỨNG BIẾU GIẢI, LÝ CHƯA HÒA
: (075)
Do biến chứng của bệnh thương hàn đã giải nhưng lý phận còn chứng thủy
ảm, đờm dãi, thực trệ, ứ huyết chưa được tiêu trừ, âm dịch vẫn còn sút kém chưa
được khôi phục.
CHỨNG BIẾU HÀN LÝ NHIỆT :
(076)
Do hàn nhiệt lẫn lộn như bệnh nhân vẫn bị nội nhiệt, thêm cảm nhiễm
phong hàn, hoặc bệnh phong hàn truyền vào lý hóa nhiệt có dấu hiệu sợ lạnh,
phát sốt, không mồ hôi, đau đầu mình, thở suyễn của cảm hàn thêm dấu hiệu phiền
táo, khát nước, tiểu tiện vàng, táo bón là dấu hiệu của lý nhiệt.
CHỨNG BIẾU NHIỆT LÝ HÀN :
(077)
Do tỳ vị sẵn hư hàn lại bị nhiễm cảm nhiệt, hoặc do ngoại tà nhiệt
chưa khỏi lại án uống nhiều thứ mát lạnh khiến dương khí tỳ vị suy kém, có dấu
hiệu phát sốt đau đầu, sợ gió của biểu nhiệt lại thêm dấu hiệu của lý hàn như
tiêu chảy, tiểu nước trong, chân tay lạnh, không khát nước.
CHỨNG BIẾU TÀ NỘI HÃM : (078)
Biến chứng của bệnh do chính khí hư tà khí thịnh, hoặc điều trị sai,
làm tà khí ở biểu không ra được bị hãm vào trong lý phận tùy vào chứng thuộc
kinh nào sẽ có dấu hiệu lâm sàng riêng.
CHỨNG BIẾU THựC LÝ HƯ : (079)
Do tà khí thực, chính khí hư, do trung khí bất túc, bị cảm nhiễm
hàn, có dấu hiệu biểu thực như sợ lạnh, phát sốt không mồ hôi thêm dấu hiệu của
lý hư như tinh thần ủy mị, yếu đuối, kém ăn.
CHỨNG BIẾU HƯ LÝ THƯC : (080)
Khi vệ khí suy bị nhiễm cảm, tà khí lấn sâu vào lý phận, hoặc do điều
trị biểu chứng chưa khỏi gây nên biến chứng biểu hư có dấu hiệu sợ gió, ra mồ
hôi, phát sốt, có thêm lý chứng bị thực như đau bụng, táo bón.
CHỨNG BIẾU LÝ ĐỀU HÀN : (081)
Bị ngoại cảm hàn bên ngoài, lại ăn các thứ sống lạnh hàn trệ bên
trong, hoặc tỳ vị hư hàn sẵn bên trong lại bị cảm hàn bên ngoài, có các dấu hiệu
của biểu hàn sợ lạnh không ra mồ hôi, đau đầu mình và có dấu hiệu của lý hàn
như đau bụng tiêu chảy, chân tay giá lạnh.
CHỨNG BIẾU LÝ ĐỀU NHIỆT :
(082)
Bị cảm nhiệt bên ngoài mà trong cơ thẻ bị nội nhiệt do tỳ vị nhiệt sẵn
hoặc do ăn uống thức ăn chiên xào cay nóng, hoặc trái cây có tính nhiệt (nhãn,
xoài, chôm chôm, mít, sầu riêng..), có dấu hiệu của biểu do cảm nhiệt, thêm dấu
hiệu của lý nhiệt như mặt đỏ, đau đầu, sợ nhiệt, họng khô khát nước,tâm phiền,
nói sảng, lưỡi đỏ khô.
CHỨNG BÁN BIẾU BÁN LÝ : (083)
Là bệnh ngoại cảm lục dâm trước đã xâm nhập phần biểu qua đường kinh
Thái dương Bàng quang ở phần vệ đĩ sâu dần vào trong cơ thẻ, không còn ở phần
biểu, nhưng chưa vào được kinh Dương minh vị thuộc phần lý mà còn ở giữa thuộc
kinh Thiếu dương Đởm và Tam tiêu, ở nơi này, chính khí và tà khí đang chống
nhau, nếu chính khí thắng sẽ đẩy tà khí ra phần biểu, nếu chính khí suy, tà khí
thắng sẽ nhập sâu vào phần lý đẻ làm hại huyết và làm tổn thương tạng phủ.Cho
nên ở bán biểu bán lý có dấu hiệu nóng rét qua lại, ngực sườn đầy đau, tâm phiền
muốn nôn, ọe khan, miệng đắng, ăn không được, hoa mắt.
No comments:
Post a Comment