LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, September 29, 2016

HUYỆT VÙNG CHÂN


MỘT SỐ HUYỆT VÙNG CHÂN (12 HUYỆT)

Kinh Vị: Độc tỵ ST-35, Túc tam lý ST-36, Nội đình ST-44
Kinh Tỳ: Tam âm giao SP-6, Địa cơ SP-8, Âm lăng tuyền SP-9
Kinh Can: Thái xung LIV-2
Kinh Thận: Thái khê KID-3
Kinh Bàng quang: Ủy trung BL-40, Thừa sơn BL-57, Côn lôn BL-60
Kinh Đởm: Dương lăng tuyền G.B.-34

ĐỘC TỴ ST-35

Tên tiếng Anh: Calf’s Nose
Tên phiên âm: DU BI (dú bí)
Tên tiếng Trung: 犊鼻
Tên Huyệt
Huyệt ở vị trí có hình dạng giống cái mũi (tỵ) của con trâu, vì vậy gọi là Độc Tỵ (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Gấp gối, huyệt ở chỗ lõm bờ dưới xương bánh chè,1,2,3,5,6,7,8 bờ ngoài dây chằng bánh chè,1,5,6,7,8

ma35_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.


doc-ty-st-35_cham-cuu
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

TÚC TAM LÝ ST-36

Tên tiếng Anh: Leg Three Miles
Tên phiên âm: ZU SAN LI (zú sān lǐ)
Tên tiếng Trung: 足三里
Tên Huyệt
“Lý” là thôn xóm, “tam lý” là ba xóm làng: Túc tam lý bao gồm Vị, Đại trường, Tiểu trường (Thủ tam lý bao gồm cả Tiểu trường và Đại trường). Huyệt Túc Tam Lý  liên quan đến khí của Trường Vị, là nơi hội của 3 phủ  Vị, Đại Trường, Tiểu Trường vì vậy mới gọi là Tam Lý.
Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).
Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi.
VỊ TRÍ

Từ huyệt Độc tỵ (chỗ lõm bờ dưới xương bánh chè, bờ ngoài dây chằng bánh chè) đo xuống 3 thốn,1,2,3,4,5,6,7,8 huyệt nằm cách mào chày phía ngoài một khoát ngón tay (1 thốn),2,3,4,5,6,7,8 ngang bờ dưới lồi củ chày,1,5
Hoặc xác định huyệt ngang bờ dưới lồi củ chày và cách lồi củ chày phía ngoài 1 khoát ngón tay,1,5

ma36_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

THÁI XUNG LIV-3

Tên tiếng Anh: Great Rushing
Tên phiên âm: TAI CHONG (tài chōng)
Tên tiếng Trung: 太冲

TÊN HUYỆT
“Thái” hàm nghĩa ‘to, lớn’. “Xung” hàm nghĩa ‘mạnh mẽ, hăng hái, xiết, vọt lên’.
Huyệt là nơi nguyên khí cư ngụ, khí huyết đại thịnh là yếu đạo để khí thông hành, vì vậy gọi là Thái Xung (Trung Y Cương Mục).
Vị trí

Trên mu bàn chân, giữa xương đốt bàn chân 1 và 2,4,5,8 chỗ lõm phía trước chỗ nối hai đầu sau của xương đốt bàn chân 1 và 2,1,5,6,7 ngang chỗ nối thân với đầu sau xương đốt bàn chân 11,4
Cách xác định
Từ kẽ ngón chân 1 và 2, sờ dọc theo rãnh giữa hai xương đốt bàn chân 1 và 2 trên mu bàn chân, đi lên đến chỗ lõm trước chỗ gặp nhau của hai đầu sau xương đốt bàn chân 1-2,1,5,6,7, (chỗ lõm trước góc tạo bởi hai đầu sau của hai xương đốt bàn chân 1-2)1,5. Huyệt nằm trong chỗ lõm này, cách kẽ ngón chân 1-2 phía trên 2 thốn2, hoặc cách đỉnh kẽ ngón chân 1-2 (huyệt Hành gian LIV-2) phía trên 1,5 thốn1,3.

Thái xung 1Thái xung 2Thái xung 3
Thái xung 4


NỘI ĐÌNH ST-44
TÊN TIẾNG ANH: Inner Court
TÊN PHIÊN ÂM: NEI TING (nèi tíng)
TÊN TIẾNG TRUNG: 内庭

TÊN HUYỆT
Đoài theo Kinh Dịch có nghĩa là cửa (môn), miệng (khẩu), ví như cái đình. Huyệt ở phía trong (nội) so với huyệt Lệ Đoài, vì vậy gọi là Nội Đình (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
VỊ TRÍ

Ở mu bàn chân, huyệt ở đầu kẽ ngón chân 2-3,1,4,5,7,8 cách kẽ ngón chân 2-3 phía sau 0,5 thốn,2,6
CÁCH XÁC ĐỊNH
Ép sát hai đầu ngón chân 2-3 lại với nhau,1,4 huyệt ở đầu kẽ hai ngón chân, phía mu chân,1,4,5,7,8 ngang chỗ nối thân với đầu sau (đầu gần) xương đốt ngón 1 của ngón chân thứ 2,1,4

ma44_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

THÁI KHÊ KID-3

Tên tiếng anh: Supreme Stream
Tên phiên âm: TAI XI (tài xī)
Tên tiếng trung: 太溪
TÊN HUYỆT
Huyệt là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất (thái) của kinh Thận, lại nằm ở chỗ lõm giống hình cái suối (khê), vì vậy gọi là Thái Khê (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Chỗ lõm phía sau mắt cá chân trong,1,3 phía trên xương gót,1,3 ngang lồi cao nhất (đỉnh) mắt cá chân trong,6,7 cách lồi cao nhất mắt cá chân trong phía sau 0,5 thốn,1,2
Hoặc lấy điểm giữa đường nối từ lồi cao nhất mắt cá trong đến gân gót,4,6,8

ni3_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

 CÔN LÔN BL-60

Tên tiếng anh: Kunlun Mountains
Tên phiên âm: Kun Lun (Kūn lún)
Tên tiếng trung: 昆侖
TÊN HUYỆT
Côn Lôn là tên 1 ngọn núi. Huyệt ở gót chân có hình dạng giống như ngọn núi đó, vì vậy gọi là Côn Lôn (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Chỗ lõm phía sau mắt cá chân ngoài,1,2,3,6 phía trên xương gót,1,3 cách lồi cao nhất mắt cá chân phía sau 0,5 thốn,1,2,3

Hoặc lấy điểm giữa đường nối từ lồi cao nhất mắt cá chân ngoài đến gân gót,7,8.

bl60_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

TAM ÂM GIAO SP-6

Tên tiếng anh: Three Yin Intersection
Tên phiên âm: SANYINJIAO (sān yīn jiāo) 
Tên tiếng trung: 三阴交
Tên huyệt
Tam (có nghĩa là ba); Âm (mặt trong chân thuộc Âm); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau (giao hội) của ba kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là Tam Âm Giao.
Vị trí

Mặt trong cẳng chân, cách lồi cao nhất (đỉnh) mắt cá chân trong phía trên 3 thốn,1,2,3,5,6,7,8 bờ sau xương chày,1,4,5,6,7,8
Huyệt nằm trong chỗ lõm giới hạn bởi phía trước là bờ sau xương chày, phía sau là cơ gấp các ngón chân dài1,8.
mi6_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

ÂM LĂNG TUYỀN SP-9

TÊN TIẾNG ANH: Yin Mound Spring
TÊN PHIÊN ÂM: Yin ling quan (Yīn líng quán)
TÊN TIẾNG TRUNG: 陰陵泉
TÊN HUYỆT
Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) phía dưới đầu xương mác (giống cái gò = lăng), lại ở mặt trong ngoài chân (mặt trong = âm), vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền.
VỊ TRÍ

Gấp gối, huyệt ở mặt trong cẳng chân, trong chỗ lõm ở bờ dưới lồi cầu trong xương chày,1,2,4,5,6,7,8 bờ sau xương chày,1,2,4,5,6,7 ngang chỗ nối thân với lồi cầu trong xương chày,5
CÁCH XÁC ĐỊNH
Sờ dọc bờ sau-trong xương chày lên đến góc tạo bởi lồi cầu trong xương chày2,5,6 và bờ sau xương chày,6 huyệt nằm trong chỗ lõm được giới hạn phía trước là bờ sau xương chày,5,6,7,8 phía sau là cơ bụng chân,1,5,7,8 và phía trên là cơ chân ngỗng,1,5,8
Huyệt nằm ngang mức với huyệt Dương lăng tuyền (G.B.-34),5,6.

Cơ chân ngỗng (pes anserinus) là một nhóm cơ bao gồm cơ may (sartorinus), cơ thon (gracilis) và cơ bán gân ( semitendonosus). Ba cơ này xuất phát từ 3 vị trí khác nhau nhưng 3 trẽ gân của 3 cơ này nhập lại bám vào mặt trước trong đầu trên xương chày. Hình ảnh ba trẽ gân giống như chân của con ngỗng nên đã được đặt tên theo hình ảnh này.

mi9_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

ĐỊA CƠ SP-8

TÊN TIẾNG ANH: Earth’s Crux
TÊN PHIÊN ÂM: Diji (Dì jī)
TÊN TIẾNG TRUNG: 地機
VỊ TRÍ

Mặt trong cẳng chân, dưới huyệt Âm lăng tuyền (chỗ nối thân và lồi cầu trong xương chày) 3 thốn,1,2,3,4,5,6,7,8 sát bờ sau-trong xương chày,1,3,4,5,6

mi8_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

ỦY TRUNG BL-40

TÊN TIẾNG ANH: Middle of the Crook
TÊN PHIÊN ÂM: WEI ZHONG (wěi zhōng)
TÊN TIẾNG TRUNG: 委中
TÊN HUYỆT
Huyệt nằm ở giữa (trung) nếp gấp nhượng chân (uỷ ) vì vậy gọi là Uỷ Trung.
 VỊ TRÍ

Chính giữa nếp lằn khoeo chân,1,2,4,5,6,7,8 giữa gân cơ bán gân và gân cơ nhị đầu đùi,5,6,7 (gấp gối để làm rõ gân cơ).
bl40_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

THỪA SƠN BL-57

TÊN TIẾNG ANH: Supporting Mountain
TÊN PHIÊN ÂM: CHENG SHAN (chéng shān)
TÊN TIẾNG TRUNG: 承山

TÊN HUYỆT
Huyệt ở vị trí cuối bắp chân (có hình dạng hình chữ V, như cái núi). Huyệt lại ở vị trí chịu (tiếp) sức mạnh của toàn thân, vì vậy gọi là Thừa Sơn (Trung Y Cương Mục).
Vị trí

Trong chỗ lõm hình chữ “V” ở mặt sau cẳng chân8 khi gấp gan chân,8 nơi tiếp giáp của hai đầu cơ bụng chân (cơ sinh đôi),1,2,3,5,6

huyệt nằm trên đường thẳng nối từ huyệt Ủy trung (BL-40) và gân gót,7 dưới Ủy trung 8 thốn,5,6,7,8

chính giữa đoạn thẳng nối từ huyệt Ủy trung (BL-40) đến huyệt Côn lôn (BL-60)6,8

bl57_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

DƯƠNG LĂNG TUYỀN G.B.-34

TÊN TIẾNG ANH: Yang Mound Spring
TÊN PHIÊN ÂM: Yang Ling Quan (Yáng líng quán)
TÊN TIẾNG TRUNG: 阳陵泉

TÊN HUYỆT
Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) phía dưới đầu xương mác (giống cái gò = lăng), lại ở mặt ngoài chân (mặt ngoài = dương), vì vậy gọi là Dương Lăng Tuyền.
VỊ TRÍ

Chỗ lõm phía trước và phía dưới đầu trên xương mác,4,5,6,7,8 ngang chỗ nối thân với đầu trên xương mác,1 giữa cơ mác dài và cơ duỗi các ngón chân dài,1,3,5,8

gb34_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.


**********************************************************************************

LUẬN VỀ HUYỆT THÁI XUNG (LIV-3)

TÀI CHŌNG大冲 / GREAT RUSHING

                Thái xung LIV-3 là huyệt quan trọng nhất của kinh Can, có phạm vi hoạt động rộng lớn, có thể sử dụng để quân bình cả hai bệnh cảnh thái quá và bất túc của tạng Cankinh Can. Chính vì tầm quan trọng đó nên danh y Từ Phong đời Minh đã xếp Thái xung LIV-3 vào “Mã Đơn Dương Thiên Tinh Thập Nhất Huyệt” (11 huyệt) trong tác phẩm “Châm Cứu Đại Toàn” của ông. Từ lúc đó, những huyệt này được biết đến là “Mã Đơn Dương Thiên Tinh Thập Nhị Huyệt” (12 huyệt).

TÊN HUYỆT
“Thái” hàm nghĩa ‘to, lớn’.
“Xung” hàm nghĩa ‘mạnh mẽ, hăng hái, xiết, vọt lên’.
Huyệt là nơi nguyên khí cư ngụ, khí huyết đại thịnh là yếu đạo để khí thông hành, vì vậy gọi là Thái Xung (Trung Y Cương Mục).
ĐẶC ĐIỂM
Nguyên huyệt, huyệt Du (thuộc Thổ) của kinh Túc Quyết âm Can.
Thuộc nhóm Mã Đơn Dương Thiên Tinh Thập Nhị Huyệt.
VỊ TRÍ
Trên mu bàn chân, giữa xương đốt bàn chân 1 và 2,4,5,8 chỗ lõm phía trước chỗ nối hai đầu sau của xương đốt bàn chân 1 và 2,1,5,6,7 ngang chỗ nối thân với đầu sau xương đốt bàn chân 11,4
Thái xung 1
CÁCH XÁC ĐỊNH
Từ kẽ ngón chân 1 và 2, sờ dọc theo rãnh giữa hai xương đốt bàn chân 1 và 2 trên mu bàn chân, đi lên đến chỗ lõm trước chỗ gặp nhau của hai đầu sau xương đốt bàn chân 1-2,1,5,6,7 (chỗ lõm trước góc tạo bởi hai đầu sau của hai xương đốt bàn chân 1-2)1,5. Huyệt nằm trong chỗ lõm này, cách kẽ ngón chân 1-2 phía trên 2 thốn,2 hoặc cách đỉnh kẽ ngón chân 1-2 (huyệt Hành gian LIV-2) phía trên 1,5 thốn1,3.
Thái xung 4

Thái xung 2Thái xung 3

GIẢI PHẪU
Cơ-xương-khớp
Qua da và mô dưới da là bờ ngoài của gân cơ duỗi ngón chân cái dài,1,3,8 bờ trong gân cơ duỗi ngón chân cái ngắn,1,3 kim xuyên qua cơ gian cốt mu chân,1,3,8 vào khoảng gian đốt bàn 1,8 (khe giữa đầu sau của xương đốt bàn chân 1 và 2)1
Mạch máu-Thần kinh
Lớp nông là cung tĩnh mạch mu chân và nhánh bì mu chân (nhánh mu ngón chân) của thần kinh mác sâu,8
Lớp sâu là động mạch mu chân (thuộc động mạch chày trước) và nhánh trong của thần kinh mác sâu,1,3,7,8 (thuộc thần kinh mác chung, chi phối vận động cơ vùng cẳng chân trước, chi phối cảm giác kẽ giữa ngón chân 1-2).
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5,1,3.
CÁCH CHÂM
Châm thẳng,5,7 hoặc chếch,5,8 hướng về phía huyệt Dũng tuyền KID-1,6 sâu khoảng 0,5 thốn.1,2,3,5,6,7,8 Có thể sâu đến 1 thốn,5 hoặc 1,5 thốn6. Phụ nữ có thai không nên châm,5
Cứu 3-5 tráng.
Ôn cứu 5-10 phút.
CÔNG NĂNG
  • Sơ Can lý khí, điều hòa huyết dịch.
  • Bình Can tức phong.
  • Tư âm dưỡng huyết, an thần.
  • Thanh Can tả hỏa.
  • Thanh lợi đầu mắt.
  • Điều kinh, chỉ thống
  • Thông điều hạ tiêu, thanh lợi thấp nhiệt hạ tiêu.
CHỈ ĐỊNH
  • Tổng quan, điều trị chứng khí uất trệ và tư âm dưỡng huyết – điều hòa tất cả các bệnh lý của Can.
  • Chứng Can khí uất kết / Can dương thượng cang / Can dương hóa phong / Can hỏa thượng viêm – đau đầu, chóng mặt, nặng đầu, chứng uốn ván, co cứng các gân ở tay và chân, động kinh, chứng sợ gió, méo miệng, tăng huyết áp, nhìn mờ, sưng, đau, đỏ mắt, viêm loét miệng, môi nứt nẻ, sưng môi, vướng họng, đau họng, khô họng thích uống, nội nhiệt kèm khát nước, phát sốt nhẹ, nước da xanh tái.
  • Chứng khí trệ trung tiêu – căng tức vùng hạ sườn, căng trướng và đau vùng gian sườn, đau ngực/hông sườn, hụt hơi, thở dài, sưng nách.
  • Bệnh chứng tiêu hóa do Can Tỳ, Can Vị bất hòa – Đau bụng hoặc đau thượng vị, đau quanh rốn, buồn nôn, nôn mửa, nôn ra máu, táo bón, sôi bụng, tiêu chảy có hoặc không kèm phân sống, hội chứng lỵ, phân nhầy máu mủ và vàng da.
  • Bệnh chứng tiết niệu – Đái dầm, di niệu, tiểu khó, tiểu buốt, 5 dạng rối loạn tiểu tiện (đái buốt, đái dắt -đái nhiều lần, bí đái, đái không tự chủ, đái ít), phù suy dinh dưỡng.
  • Bệnh chứng sinh dục – đau và đầy tức vùng hạ vị, sưng đau tinh hoàn (chứng sán), chứng co rút tinh hoàn (hồ sán), sa tinh hoàn một bên (đồi sán), thoát vị (sa tử cung, thoát vị bẹn bìu), liệt dương, di tinh, suy giảm tinh trùng.
  • Bệnh chứng kinh nguyệt – Rối loạn kinh nguyệt do huyết hư, âm hư, khí hư và/hoặc can khí uất kết – thiểu kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh, hội chứng tiền mãn kinh, đau căng tức vú, thiếu sữa, đổ mồ hôi liên tục và không dứt sau sinh.
  • Bệnh chứng tâm sinh lý – giận dữ, cáu gắt, mất ngủ, lo lắng, sợ hãi.
  • Chứng Tý – Đau thắt lưng lan xuống bụng dưới, đau thắt lưng, đau mặt trong và mặt ngoài gối, đau chi dưới, yếu liệt chi dưới, khó đi, cảm giác lạnh chân và gối, lạnh chân, đau mắt cá trong, sưng khuỷu tay và co rút các ngón tay.
BÌNH LUẬN
Thái xung LIV-3 là Nguyên huyệt và là Du huyệt của kinh Can. “Linh Khu, thiên 6 – Thọ yếu cương nhu” có viết: “Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm” – tức dùng Du huyệt để điều trị bệnh lý của tạng,  “thiên 1 – Cửu châm thập nhị nguyên” viết: “Ngũ tạng có bệnh, dùng 12 Nguyên huyệt”.
Thái xung LIV-3 là huyệt quan trọng nhất của kinh Can, có phạm vi hoạt động rộng lớn, có thể sử dụng để quân bình cả hai bệnh cảnh thái quá và bất túc của tạng Can và kinh Can. Chính vì tầm quan trọng đó nên danh y Từ Phong đời Minh đã xếp Thái xung LIV-3 vào “Mã Đơn Dương Thiên Tinh Thập Nhất Huyệt” (11 huyệt) trong tác phẩm “Châm Cứu Đại Toàn” của ông. Từ lúc đó, những huyệt này được biết đến là “Mã Đơn Dương Thiên Tinh Thập Nhị Huyệt” (12 huyệt).
Chu Đan Khê nói: “Can chủ sơ tiết”; “khi khí huyết thông suốt thì vạn bệnh bất nhập. Khi khí huyết bất thông thì bệnh tật sẽ phát sinh”. Chức năng Can chủ sơ thông hàm nghĩa mặc dù Can không có chức năng sản sinh ra khí, nhưng nó đảm bảo sự vận hành của khí trong cơ thể được trơn tru, dễ dàng, hài hòa, thư thái và thông suốt. Chức năng này có thể bị suy yếu theo ba phương diện.
Đầu tiên và thường gặp nhất là do tình chí bị uất một cách đột ngột, đặc biệt là tức giận.
Hai là chức năng của Can quá mạnh biểu hiện là Can khí quá vượng. Trung y nhấn mạnh: “Chất của Can thuộc âm trong khi chức năng của Can thuộc dương”. Hàm nghĩa về mặt sinh lý, Can lấy khí là ‘Dụng’, lấy huyết là ‘Thể’, huyết thuộc âm, khí thuộc dương, gọi là ‘Thể âm mà Dụng dương’. Nói cách khác, Can dương phụ thuộc vào Can âm; Can dương, Can âm lấy Can khí, Can huyết làm cơ sở. Vì vậy, Can khí uất kết có thể làm hao tổn âm huyết, mà Can âm, Can huyết có chức năng nhu dưỡng tạng Can.
Ba là chức năng sơ thông khí của Can có thể bị ảnh hưởng do ngoại tà thấp-nhiệt.
Một điểm cần nhấn mạnh là phải hiểu được sự mất điều hòa của tạng Can do Can khí uất kết có thể làm phát sinh các rối loạn khác của tạng Can như Can khí hoành nghịch, hoặc Can khí hóa hỏa, Can âm bất túc dẫn đến Can dương thượng cang hoặc sự chuyển hóa Can hỏa hoặc Can dương thành Can phong. Sách “Loại Chứng Trị Tài” có viết: “Can Mộc tính thăng tán, không chịu nổi lấn át, uất thì Kinh khí nghịch…”
Vì thế có thể nói rằng bất kỳ bệnh chứng lâm sàng nào do mất điều hòa của tạng Can đều có thể quy là do Can khí uất kết. Can khí uất kết sẽ gây triệu chứng trướng, căng tức và đau, nổi trội ở các vùng mà kinh Can và kinh Đởm có quan hệ biểu – lý với nó đi qua. Trong đó triệu chứng ‘trướng’ được coi là đặc trưng, vì trước hết khí cơ phải uất trệ, trướng rồi sau mới gây đau, cho nên phần lớn bệnh về Can khí có thể có trướng mà không có đau, ít khi chỉ có đau mà không có trướng. Sự phát triển bệnh của nó phần nhiều bắt đầu từ bộ vị của bản Kinh và triệu chứng nổi lên ở hai bên sườn và bụng dưới rất rõ ràng, rồi sau mới theo đường kinh mà lan rộng ra, phía trên lên tới ngực lưng, phía dưới xuống tới bộ phần sinh dục. Khí uất có khuynh hướng di chuyển vòng quanh và thăng giáng thất thường, thường đi kèm với sự thay đổi tình chí, và được giảm bớt bởi các hoạt động thể lực và hoạt động biểu đạt tình chí, cả hai hoạt động này làm khí cơ thông suốt. Tên huyệt Thái xung LIV-3 liên quan đến chức năng của nó như là đường thông hành lớn cho sự vận hành của khí trong đường kinh. Nó là huyệt chính yếu để tăng cường sự vận hành thông suốt của Can khí, và có thể giải quyết sự tắc nghẽn của Can khí gây trướng, căng tức và đau ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như đầu, mắt, miệng, ngực, tâm, vú, vùng thượng vị, vùng bụng, vùng hông sườn, tử cung hoặc bộ phận sinh dục.
Mặc khác, khí cơ nghẽn trệ làm cho tình chí uất nghịch không thư sướng, lâu ngày sẽ hóa nhiệt, loại nhiệt này cũng uất nên ở trong khó phát tiết ra ngoài, xuất hiện các triệu chứng tâm thần bất an như bực tức, nóng nảy, cáu gắt, mất ngủ, tiểu tiện vàng ít và sợ sệt… Sách “Linh khu” viết: “Can tàng huyết, huyết là nơi cư trú của hồn; Can khí bất túc sẽ gây ra sợ sệt”. Mặc dù, huyệt Thái xung LIV-3 được sử dụng rất nhiều trên lâm sàng đối với các biểu hiện khí uất thuộc tâm lý, cảm xúc như trầm cảm, thất vọng, cảm giác bị dồn nén, cáu gắt, tình trạng căng thẳng tiền mãn kinh (về tinh thần, cảm xúc, thần kinh), tâm tính thất thường, trạng thái muốn khóc .v.v… nhưng ngoại trừ chỉ định điều trị chứng sợ sệt, thì những chỉ định điều trị các chứng trạng tâm sinh lý khác hầu như không thấy trong các y văn cổ xưa.
Thái xung LIV-3 là yếu huyệt để bình Can dương, tức Can phong. Can là tạng thuộc ‘Phong Mộc’ và là ‘tướng Hỏa’. Khí của nó mãnh liệt, mạnh mẽ và linh hoạt, được nói đến trong Trung y như sau: “Can thượng thăng”; “Can chi phối sự vận động của cơ thể”. Vì vậy, Can thường nóng, táo bạo, hướng thượng và bản chất của Can thường vận hóa quá mức bình thường, biểu hiện Can dương thượng cang, hoặc tiến triển đến mức khấy động Can phong. Nguyên nhân dẫn đến chứng Can dương thượng cang, tức chứng Can dương nổi lên khuấy động, một là do Can nhiệt mà dương thắng lên trên, hai là do huyết hư mà dương không chứa đựng kín đáo. Sách “Loại Chứng Trị Tài” có viết: “Phong dựa vào mộc, mộc uất thì hóa phong, là chóng mặt, là choáng váng, là lưỡi tê dại, tai ù, là co cứng, là tê, là loại trúng…”; lại nói “Can dương hóa phong, quấy rối thanh khiếu ở trên thì đau đỉnh đầu, chóng mặt, hoa mắt, tai ù, hồi hộp, trằn trọc”. Ngoài ra, ‘phong’ có thể bị khuấy động do huyết hư và là kết quả của sự mất huyết trong lòng mạch. Huyệt Thái xung LIV-3 được chỉ định khi có biểu hiện của ‘phong’ điển hình như đau đầu, chóng mặt, nặng đầu, cảm giác sợ gió, co giật, động kinh, uốn ván và méo miệng…
Huyệt Thái xung cũng quan trọng không kém đối với các chứng Can hư. Nó có thể thúc đẩy sự sinh thành của cả Can huyết lẫn Can âm và vì vậy nó có tác dụng dinh dưỡng các bộ phận của cơ thể mà Can chi phối như mắt, gân và tử cung. Can âm hư là nguồn gốc của Can dương vượng, trong khi Can huyết hoặc Can âm hư thường là gốc của Can phong. Vì vậy, huyệt Thái xung LIV-3 có thể ức chế sự thái quá hoặc bổ sung sự bất túc, và có thể dùng để điều trị cả gốc lẫn ngọn của các chứng bệnh này.
“Linh khu, thiên 17 – Mạch độ” có viết: “Can khí thông với mắt, nếu Can hòa thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc”, “Tố vấn, thiên 10 – Ngũ tạng sinh thành” viết: “Can thụ huyết nhi năng kiến” (Can nhận được huyết thì nhìn thấy). Thái xung LIV-3 được chỉ định cho chứng Can huyết hư hoặc Can âm hư không nhu dưỡng cho mắt dẫn đến nhìn mờ và giảm thị lực cũng như chứng Can dương, Can hỏa vượng hoặc Can hóa phong, hóa nhiệt dẫn đến đỏ mắt, sưng mắt và đau mắt, hoặc Can phong dẫn đến sự vận động bất thường của mắt và mi mắt.
Can thông với não tại huyệt Bách hội DU-20, điểm cao nhất của cơ thể, và là kinh âm duy nhất chạy lên phần trên của đầu. Do đó, huyệt Thái xung LIV-3 được dùng để điều trị các bệnh lý vùng đầu đặc biệt là đau đầu và chóng mặt trong cả hai trường hợp do Can hư hoặc Can vượng. Sách “Loại Chứng Trị Tài” có viết: “Can dương hóa phong, quấy rối thanh khiếu ở trên thì đau đỉnh đầu…”, vì vậy huyệt Thái xung LIV-2 còn được chỉ định đặc biệt trong điều trị đau đỉnh đầu.
Can liên quan mật thiết với chu kỳ kinh. Can tàng huyết và đường vận hành của nó đi xuống vùng bụng dưới liên lạc với mạch Nhâm tại huyệt Khúc cốt REN-2, Trung cực REN-3 và Quan nguyên REN-4, đồng thời sự vận hành thông suốt của Can khí quan trọng đối với kinh nguyệt vì nó đảm bảo sự vận hành thông lợi của huyết dịch. Vì tầm quan trọng của Can đối với kinh nguyệt nên Diệp Thiên Sĩ có nói “Can là khí tiên thiên của người nữ”. Can khí uất kết, Can hỏa hoặc Can huyết hư có thể gây ra các chứng bệnh như bế kinh, kinh nguyệt không đều và rong kinh. Thái xung LIV-3 là huyệt quan trọng dùng để điều trị các bệnh lý này.
Kinh Can chạy qua vùng sinh dục và vùng bụng dưới, liên quan mật thiết với cơ quan sinh dục-tiết niệu. Sự bài tiết bình thường của nước tiểu phụ thuộc chủ yếu vào Thận và Bàng quang nhưng cũng được hỗ trợ nhờ chức năng Can chủ sơ tiết. Huyệt Thái xung LIV-3 được chỉ định đối với các chứng bí tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu khó do sự ứ trệ của khí, cũng như cho các chứng sán kết, đau vùng sinh dục, và sưng hoặc co thắt tinh hoàn. Do có liên hệ với vùng này nên Thái xung LIV-3 còn được chỉ định cho chứng rối loạn tiết niệu như đái dầm, di niệu và phù suy dinh dưỡng. Huyệt Thái xung còn được dùng để tư bổ chứng hư tổn trong vùng này như chứng thiểu tinh (tinh dịch ít <2ml, bình thường 2-6ml).
Trong đường ruột, tình trạng khí cơ suy yếu, không thông lợi có thể dẫn đến đi cầu phân bón, và huyệt Thái xung LIV-3 được dùng điều trị táo bón hoặc khó đi cầu do khí trệ hoặc do có nhiệt tích trệ. Chứng hậu lâm sàng thường thấy của chứng đau bụng và tiêu chảy là chứng Can khí uất kết cùng với Tỳ hư biểu hiện đi cầu khó xen kẽ với táo bón. Thái xung là huyệt quan trọng để điều trị chứng bệnh này, đồng thời có thể kết hợp với huyệt Chương môn LIV-13, huyệt mộ của Tỳ. Ở trung tiêu, Thái xung LIV-3 thường dùng để điều trị nôn mửa do Can khí bất hòa và vàng da do Can Đởm thấp nhiệt.
Ngoài ra, Thái xung LIV-3 và Hợp cốc L.I.-4 được gọi là ‘Tứ Quan’ huyệt. “Tứ quan huyệt” là sự phối hợp hai huyệt Thái xung LIV-3 và Hợp cốc L.I.-4 cả hai bên. Sự phối hợp này được biết đến đầu tiên trong ”Tiêu U Phú”, viết rằng “đau do hàn nhiệt gây bế tắc, thủ tứ quan”. Câu này hàm ý rằng các huyệt Nguyên của sáu kinh dương xuất ra ở “tứ quan”. Vì nguyên lý cơ bản điều trị đau do tắc nghẽn là chọn huyệt của các kinh dương, điều này giải thích tại sao hai huyệt này được xem là hiệu quả trong điều trị đau do tắc nghẽn. Về sau, việc sử dụng các huyệt này được mở rộng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đau và co thắt. Đây là sự kết hợp hài hòa. Huyệt Hợp cốc L.I.-4 ở chi trên nằm trong chỗ lõm giữa hai xương đốt bàn tay 1 và 2, trong khi huyệt Thái xung LIV-3 ở chi dưới trong chỗ lõm giữa hai xương đốt bàn chân 1 và 2. Hợp cốc L.I.-4 là Nguyên huyệt thuộc kinh Dương minh ‘nhiều khí, nhiều huyết’ còn Thái xung LIV-3 là Nguyên huyệt và là Du huyệt thuộc kinh Quyết âm “nhiều huyết, ít khí’, có chức năng sơ thông kinh khí. Hợp cốc chủ về khí, Thái xung chủ về huyết. Do đó, Hợp cốc có công năng điều khí, phát hãn giải biểu, đuổi Phong trấn thống; Thái xung lại có công năng điều huyết, khai lợi quan tiết, đuổi Phong trấn áp được nỗi lo sợ, trừ đau nhức, dẫn khí hạ hành. Phối cả 2 huyệt sẽ điều được khí huyết, hoà được Âm Dương, trừ Phong, bình Can khí, đồng thời có thể hoạt hóa mạnh mẽ khí và huyết, đảm bảo khí huyết được lưu thông khắp cơ thể.
Sau hết, Thái xung LIV-3 được chỉ định cho các loại bệnh lý liên quan đến đường kinh như đau thắt lưng, đau gối hoặc đau, yếu chân, lạnh chân, lạnh gối và co rút các ngón tay.

PHỐI HUYỆT ĐIỀU TRỊ
BỆNH CHỨNG TIM MẠCH
  • Đau thắt ngực – chứng Can Tâm thống: Thái xung LIV-3 và Hành gian LIV-2 (Tôn Tư Mạo. Thiên Kim Yếu Phương. 625).
  • Đau thắt ngực – “Chứng quyết Tâm thống kèm sắc mặt xanh xao như người chết, khó thở suốt ngày, gọi là chứng Can Tâm thống”: Thái xung LIV-3 và Hành gian LIV-2 (Hoàng Phủ Mật. Châm Cứu Giáp Ất Kinh. 282), (Linh khu 24, 14).
BỆNH CHỨNG TIÊU HÓA
  • Tiêu chảy phân lỏng hoặc hội chứng lỵ kèm đi cầu phân máu: Thái xung LIV-3 và Khúc tuyền LIV-8 (Tôn Tư Mạo. Thiên Kim Yếu Phương. 625).
  • Tiêu chảy: Thái xung LIV-3, Thần khuyết REN-8 và Tam âm giao SP-6 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Đại tiện khó: Thái xung LIV-3, Trung liêu BL-33, Thạch môn REN-5, Thừa sơn BL-57, Trung quản Ren-12, Thái khê KID-3, Đại chung KID-4 và Thừa cân BL-56 (Vương Chấp Trung. Châm Cứu Tư Sinh Kinh. 1220).
  • Đi cầu ra máu: Thái xung LIV-3, Thừa sơn BL-57, Phục lưu KID-7 và Thái bạch SP-3 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Đi cầu ra máu: Thái xung LIV-3, Ẩn bạch SP-1, Hạ liêu BL-34, Hội dương BL-35, Lao cung TB-8, Phục lưu KID-7, Thái uyên LU-9, Thừa sơn BL-57, Trường cường DU-1 (Ngô Dịch Đỉnh. Thần Cứu Kinh Luân. 1851).
  • Năm loại bệnh trĩ: Thái xung LIV-3, Ủy trung BL-40, Thừa sơn BL-57, Phi dương BL-58, Dương phụ GB-38, Phục lưu KID-7, Hiệp khê GB-43, Khí hải REN-6, Hội âm REN-1 và Trường cường DU-1 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Tỳ Vị dương hư, hàn trệ ở Can, tay chân quyết lãnh, nặng thì nôn mửa, bụng đau, tiêu chảy, lưỡi nhạt, bệu, mạch Trầm Tế muốn tuyệt”: Thái xung LIV-3, Quan nguyên REN-4, Trung quản REN-12 và Túc tam lý ST-36 (Đơn Ngọc Đường. Thương Hàn Luận Châm Cứu Phối Huyệt Tuyển Chú. Nhà xuất bản Vệ sinh Nhân dân Bắc Kinh, 1984).
  • Viêm gan: Thái xung LIV-3, Hành gian LIV-2, Ngũ lý LIV-10 (Học Viện Trung Y Thượng Hải. Châm Cứu Học. Nhà xuất bản Vệ sinh Nhân dân Bắc Kinh, 1974).
BỆNH CHỨNG TIẾT NIỆU
  • Đái dầm: Thái xung LIV-3, Kỳ môn SP-11, Thông lý HE-5, Đại đôn LIV-1, Bàng quang du BL-28, Ủy trung BL-40 và Thần môn HE-7 (Vương Chấp Trung. Châm Cứu Tư Sinh Kinh. 1220).
  • Phù suy dinh dưỡng: Cứu Thái xung LIV-3 và Thận du BL-23 tổng cộng 100 lần (Tôn Tư Mạo. Thiên Kim Yếu Phương. 625).
  • Bệnh ngược phát từ kinh túc Quyết âm khiến cho người ta đau yếu, bụng dưới đầy, tiểu không thông, giống như bí tiểu mà không phải bí tiểu nhưng lại muốn đi tiểu luôn, sợ sệt, khí bất túc, trong bụng thấy khó chịu”: Thái xung LIV-3 (Tố Vấn 36, 6).
BỆNH CHỨNG SINH DỤC
  • Bụng dưới đầy trướng, thích ở huyệt Túc Quyết Âm: Thái Xung LIV-3 (TVấn 41, 19).
  • Đau bộ phận sinh dục: Thái xung LIV-3, Thận du BL-23, Chí thất BL-52 và Kinh cốt BL-64 (Vương Chấp Trung. Châm Cứu Tư Sinh Kinh. 1220).
  • Sưng đau / co rút / sa tinh hoàn (chứng sán): Thái xung LIV-3 và Đại đôn LIV-1 (Hoạt Bá Nhân. Thập Tứ Kinh Phát Huy. 1341).
  • Sưng đau / co rút / sa tinh hoàn (chứng sán): Thái xung LIV-3, Huyền chung GB-39 và Đại đô SP-2 (Cao Võ. Châm cứu Tụ Ạnh. 1529).
  • Sưng đau / co rút / sa tinh hoàn (chứng sán): Thái xung LIV-3, Hành gian LIV-2, Lãi câu LIV-5, Trung phong LIV-4, Đại đô SP-2, Quan nguyên REN-4, Thủy đạo ST-28, Lan Môn (Lâu Anh. Y Học Cương Mục. 1565).
  • Viêm tinh hoàn: Thái xung LIV-3, Lãi câu LIV-5 và Khúc tuyền LIV-8 (Học Viện Trung Y Thượng Hải. Châm Cứu Học. Nhà xuất bản Vệ sinh Nhân dân Bắc Kinh, 1974).
  • Sa tử cung: Thái xung LIV-3, Thiếu phủ HE-8, Chiếu hải KID-6 và Khúc tuyền LIV-8 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Sa tử xung và xuất huyết tử cung: Thái xung LIV-3, Giao tín KID-8, Âm cốc KID-10 và Tam âm giao SP-6 (Vương Chấp Trung. Châm Cứu Tư Sinh Kinh. 1220).
  • Sa tử cung và xuất huyết tử cung: Thái xung LIV-3 và Tam âm giao SP-6 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Xích bạch đới (khí hư ra nhiều dịch màu trắng lẫn màu đỏ): Khúc cốt REN-2 (cứu 7 mồi ngải), Thái xung LIV-3, Quan nguyên REN-4, Phục lưu KID-7, Tam âm giao SP-6 và Thiên xu ST-25 (cứu 100 mồi ngải) (Liêu Nhuận Hồng. Châm Cứu Tập Thành. 1874).
  • Rong kinh: Thái xung LIV-3, Nhiên cốc KID-2 (Vương Chấp Trung. Châm Cứu Tư Sinh Kinh. 1220).
  • Băng huyết: Thái xung LIV-3, Âm cốc KID-10, Đại đô SP-2, Khí hải REN-6, Nhiên cốc KID-2, Tam âm giao SP-6, Trung cực REN-3 (Ngô Dịch Đỉnh. Thần Cứu Kinh Luân. 1851).
  • Khó sinh: Châm tả Thái xung LIV-3 và Tam âm giao SP-6, châm bổ Hợp cốc L.I.-4 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Thiếu sữa: Thái xung LIV-3, Phục lưu KID-7 (Cao Võ. Châm Cứu Tụ Ạnh. 1529).
  • Thiếu sữa: Thái xung LIV-3, Túc lâm hấp GB-41, Kiên tĩnh GB-21, Đản trung REN-17 và Nhũ căn ST-18 (Trình Tân Nông. Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu. 1988).
  • Đau vú: Thái xung LIV-3 và Phục lưu KID-7 (Hoàng Phủ Mật. Châm Cứu Giáp Ất Kinh. 282).
BỆNH CHỨNG THẦN KINH, CƠ, XƯƠNG, KHỚP (TÝ CHỨNG, NUY CHỨNG…)
  • “Đau do hàn nhiệt gây bế tắc, thủ Tứ quan”: Thái xung LIV-3 và Hợp cốc L.I.-4 hai bên (Dương Kế Châu. Tiêu U Phú. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Đau cánh tay dai dẳng lan lên vai và cột sống: Thái xung LIV-3 và Hợp cốc L.I.-4 (Từ Phong. Tịch Hoằng Phú. Châm Cứu Đại Toàn. 1439).
  • Đau nhức tay chân: Thái xung LIV-3 và Hợp cốc L.I.-4, Khúc trì L.I.-11 và Túc tam lý ST-36 (Viện Trung Y Thượng Hải. Châm Cứu Học. Nhà xuất bản Vệ sinh Nhân dân Bắc Kinh, 1974).
  • Yếu chân: cứu Thái xung LIV-3, Lệ đoài ST-45 và Phong thị GB-31 (Lâu Anh. Y Học Cương Mục. 1565).
  • Yếu chân: Thái xung LIV-3, Dương lăng tuyền GB-34, Xung dương ST-42 và Khâu khư GB-40 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Không đi được: Thái xung LIV-3, Túc tam lý ST-36 và Trung phong LIV-4 (Cao Võ. Ngọc Long Phú. Châm Cứu Tụ Ạnh. 1529).
  • Khó đi: Thái xung LIV-3 và Trung phong LIV-4 (Dương Kế Châu. Thắng Ngọc Ca. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Đau, sưng và nổi hạch ở nách: Thái xung LIV-3, Hiệp khê GB-43 và Dương phụ GB-38 (Tôn Tư Mạo. Thiên Kim Yếu Phương. 625).
  • Đau trướng bụng lan ra sau lưng: Thái xung LIV-3 và Thái bạch SP-3 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
BỆNH CHỨNG NGŨ QUAN VÀ CÁC BỆNH CHỨNG KHÁC
  • Đỏ mắt và chảy máu mũi: Thái xung LIV-3, Đầu lâm khấp GB-15 và Hợp cốc L.I.-4 (Hoạt Bá Nhân. Thập Tứ Kinh Phát Huy. 1341).
  • Nghẹt mũi, polyp mũi (trĩ mũi) và chảy mũi, nghẹt mũi (viêm mũi): Thái xung LIV-3 và Hợp cốc L.I.-4 (Hoạt Bá Nhân. Thập Tứ Kinh Phát Huy. 1341).
  • Đau họng cấp: Đầu tiên châm Bách hội DU-20, sau đó châm Thái xung LIV-3, Chiếu hải KID-6 và Tam âm giao SP-6. (Từ Phong. Tịch Hoằng Phú. Châm Cứu Đại Toàn. 1439).
  • Sưng môi: Thái xung LIV-3 và Ưng song ST-16 (Vương Chấp Trung. Châm Cứu Tư Sinh Kinh. 1220).
  • Nứt lưỡi và chảy máu lưỡi: Thái xung LIV-3, Nội quan P-6 và Âm giao REN-7 (Cao Võ. Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca. Châm cứu Tụ Ạnh. 1529).
  • Loét miệng, nhiệt miệng và khô miệng: Thái xung LIV-3, Lao cung P-8, Thiếu trạch SI-1 và Tam gian L.I.-3 (Tôn Tư Mạo. Thiên Kim Yếu Phương. 625).
  • Khô miệng thích uống nước: Thái xung LIV-3 và Hành gian LIV-2 (Tôn Tư Mạo. Thiên Kim Yếu Phương. 625).
  • Khô họng, khát nước: Thái xung LIV-3, Hành gian LIV-2, Thừa tương REN-24, Kim tân (trái) (M-HN-20) – Ngọc dịch (phải) (M-HN-20), Nhân trung DU-26, Liêm tuyền REN-23, Khúc trì L.I.-11, Lao cung P-8, Thương khâu SP-5, Nhiên cốc KID-2 và Ẩn bạch SP-1 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).
  • Mụn nhọt ở lưng: Thái xung LIV-3, Hành gian LIV-2, Túc lâm khấp GB-41, Kiên tĩnh GB-21, Túc tam lý ST-36, Ủy trung BL-60, Thiếu hải HE-3, Thông lý HE-5 (Dương Kế Châu. Châm Cứu Đại Thành. 1601).



HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT


Xoa bóp các huyệt chủ trị bệnh vùng đầu - mặt

Đau đầu là bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, và không phải lúc nào cũng cần thiết phải dùng thuốc. Sau đây là cách xoa bóp các huyệt giúp giảm đau ở đầu và vùng mặt.
Thừa tương: ở chính giữa hõm dưới môi dưới. Chủ trị: lác, lệch miệng-mắt, sưng mặt, sưng răng, đau răng, chảy dãi.
Địa thương: cách mép 4 phân. Chủ trị: méo mồm - mắt, chảy dãi.
Nhân trung: ở trên hốc nhân trung 1/3. Chủ trị: méo mồm-mắt, chảy dãi, ngạt mũi.
Nghinh hương: ở phía ngoài cánh mũi khoảng 5 cm, giữa hốc mũi và môi. Chủ trị: ngạt mũi, viêm mũi, méo mồm-mắt, mặt bị ngứa, bị sưng.
Tứ bạch: chủ trị đau ngứa trong bệnh mắt đỏ, mộng mắt, méo mồm - mắt, nhức đầu, choáng váng.
Thanh minh: phía trên mắt một phân. Chủ trị: đau mắt đỏ, chảy nước mắt khi gặp gió, ngứa khóe mắt, mắt hoa.
Tán trúc: đầu lông mày, phía trên khuông mắt. Chủ trị: nhìn không rõ, chảy nước mắt, mắt - mồm méo lệch.
Ngư yêu: giữa lông mày. Chủ trị: đau mắt đỏ, sụp mi, đau xương đầu lông mày.
Ty trúc không: chỗ hõm đuôi lông mày. Chủ trị: nhức đầu, hoa mắt, đau mắt đỏ, đau răng, động kinh.
Ấn đường: ở giữa hai lông mày. Chủ trị: nhức đầu, choáng váng, chảy máu cam, trẻ con bị kinh phong.
Giác tôn: phía sau vành tai. Chủ trị: sưng tai, mộng mắt, đau răng, khô môi, cứng cổ.
Nhĩ môn: phía trước tai, trong chỗ lõm ven xương hàm. Chủ trì: tai ù, điếc, đau răng.
Thích cung: dưới dái tai, chỗ lõm khi há miệng. Chủ trì: tai ù, tai điếc.
Hạ quan: giữa chỗ hõm giữa xương gò má và xương hàm. Chủ trị: đau răng, tai ù, tai điếc, méo mồm, nhai khó khăn.
Giáp xa: chỗ hõm nằm ngang bên trên má trước xương hàm, khi cắn chặt răng cơ hàm nổi rõ lên. Chủ trị méo mồm, sưng má, đau răng, không nói ra lời.
Đại nghinh: trước xương hàm một tấc ba phân khi cắn răng sẽ thấy nổi lên. Chủ trị: bị cấm khẩu, sưng má, đau răng.
Thái dương: điểm giao giữa đuôi lông mày và khoé mắt ngoài. Chủ trị đau đầu.



MỘT SỐ HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT (15 huyệt)

Kinh Đại trường: Nghinh hương L.I.-20,  
Kinh Tiểu trường: Thính cung S.I.-19,  
Kinh Tam tiêu: Ế phong T.B.-17 (SJ-17),  
Kinh Vị: Địa thương ST-4, Giáp xa ST-6,
Kinh Bàng quang: Tình minh BL-1, Toản trúc BL-2, 
Kinh Đởm: Đồng tử liêu G.B.-1, Dương bạch G.B.-14, Phong trì G.B.-20,
Mạch Đốc: Bách hội Du-20, Nhân trung Du-26, 
Mạch Nhâm: Thừa tương Ren-24,
Ngoại kinh kỳ huyệt: Ấn đương Ex-HN-3, Thái dương Ex-HN-5, 

DƯƠNG BẠCH G.B.-14

Tên tiếng Anh: Yang White
Tên phiên âm: YANG BAI (yáng bái)
Tên tiếng Trung: 阳白
Tên Huyệt
Phần trên = Dương ; Bạch = sáng.
Huyệt có tác dụng làm cho sáng mắt, lại ở phần dương, vì vậy gọi là Dương Bạch (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Trên đường thẳng dọc qua đồng tử,1,2,3,5 cách điểm giữa lông mày phía trên 1 thốn,1,2,3,5,7,8.
Huyệt ở chỗ nối giữa ụ trán và cung mày,5 hay chỗ nối 1/3 dưới và 2/3 trên đoạn thẳng nối từ chân tóc trước đến lông mày,7.




gb14_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

TÌNH MINH BL-1

Tên tiếng Anh: Bright Eyes
Tên phiên âm: JING MING (jīng míng)
Tên tiếng Trung: 睛明
Tên Huyệt
Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt (tinh) sáng lên (minh), vì vậy gọi là Tình Minh (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Chỗ lõm cách khóe mắt trong phía trên2,5,6,7,8 và phía trong3,5,6,8 0,1 thốn,2,3,5,6,7,8.
Huyệt nằm gần bờ trong ổ mắt,6 bờ ngoài khớp xương trán và mỏm trán xương hàm trên1,3




bl1_06
Peter Deadman, Kevin Baker and Mazin Al-Khafaji. A Manual of Acupuncture. Journal of Chinese Medicine Publications, 2000
 
 

TOẢN TRÚC BL-2

Tên tiếng Anh: Gathered Bamboo
Tên phiên âm: ZAN ZHU (zǎn zhú)
Tên tiếng Trung: 攒竹
Tên Huyệt
Huyệt ở chỗ các sợi lông mày (giống hình các gậy tre (trúc) dồn (gom) vào (toàn), vì vậy gọi là Toàn Trúc (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Chỗ lõm đầu trong lông mày,1,2,3,5,6,7,8 ngay trên khóe mắt trong,5,6,8 thẳng trên huyệt Tình minh,1,2,3,5,6




bl2_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 
 

ĐỒNG TỬ LIÊU G.B-1

Tên tiếng Anh: Pupil Crevice
Tên phiên âm: TONG ZI LIAO (tóng zǐ liáo)
Tên tiếng Trung: 瞳子髎
Tên Huyệt
Huyệt nằm ở bên cạnh (liêu) con ngươi (đồng tử) vì vậy gọi là Đồng Tử Liêu.




gb1_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 
 

THÁI DƯƠNG Ex-HN-5

Tên tiếng Anh: Supreme Yang
Tên phiên âm: TAI YANG (Tài yáng)
Tên tiếng Trung: 太阳
Tên Huyệt

VỊ TRÍ

Cách đuôi mắt phía sau 1 thốn,1,2,3 chỗ lõm ở bờ ngoài mỏm ổ mắt của xương gò má1

Có tài liệu ghi huyệt nằm trong chỗ lõm cách điểm giữa của đường thẳng nối đầu ngoài cùng của lông mày và khóe mắt ngoài phía sau6,7,8 1 thốn,5,6,7,8




ex-hn5_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 
 

ẤN ĐƯỜNG Ex-HN-3

Tên tiếng Anh: Hall of Impression
Tên phiên âm: YIN TANG (Yìn táng)
Tên tiếng Trung: 印堂
Tên Huyệt





ex-hn3_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.


NGHINH HƯƠNG L.I.-20

Tên tiếng Anh: Welcome Fragrance
Tên phiên âm: YING XIANG (Yíng xiāng)
Tên tiếng Trung: 迎香
Tên Huyệt
Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là Nghênh Hương.

VỊ TRÍ

Giao điểm của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi miệng,1,3,4 cách phía ngoài chân cánh mũi 0,2 thốn.2
Có tài liệu ghi huyệt là giao điểm của đường ngang qua điểm giữa bờ ngoài cánh mũi và rãnh mũi miệng,5,6,7,8




di20_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.

NHÂN TRUNG DU-26

Tên tiếng Anh: Man’s Middle
Tên phiên âm: REN ZHONG (rén zhōng)
Tên tiếng Trung: 人中
Tên khác Thủy câu – SHUI GOU (shuǐ gōu) 水沟

Tên Huyệt
Theo các sách xưa, môi trên được gọi là Nhân trung (Giáp Ất Kinh), Huyệt nằm ở vùng rãnh mũi – môi nên gọi là Nhân Trung hoặc Thủy Câu.
VỊ TRÍ

Chỗ nối 1/3 trên và 2/3 dưới nhân trung1,5,6




du26_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

THỪA TƯƠNG REN-24

Tên tiếng Anh: Container of Fluids
Tên phiên âm: CHENG JIANG (chéng jiāng)
Tên tiếng Trung: 承浆
Tên Huyệt
Huyệt ở chỗ lõm, nơi thường nhận (thừa) nước miếng (tương) từ miệng chảy ra, vì vậy gọi là Thừa Tương.

VỊ TRÍ

Chỗ lõm phía trên cằm1,6 và phía dưới môi dưới,1,5,8 chính giữa rãnh cằm má5,6,7,8 (rãnh cằm má chạy ngang, nằm giữa cằm và môi dưới5)




ren24_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

ĐỊA THƯƠNG ST-4

Tên tiếng Anh: Earth Granary
Tên phiên âm: DI CANG (dì cāng)
Tên tiếng Trung: 地仓
Tên Huyệt
Miệng thuộc hạ bộ = địa; Thức ăn = thương. Huyệt ở gần bên miệng, là nơi thức ăn đưa vào, vì vậy gọi là Địa Thương (Trung Y Cương Mục).

VỊ TRÍ

Giao điểm của đường ngang góc miệng và rãnh mũi miệng,1,4,5,6 cách góc miệng phía ngoài 0,4 thốn,1,2,5,6,8.




ma4_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

GIÁP XA ST-6

Tên tiếng Anh: Jaw Bone
Tên phiên âm: JIA CHE (jiá chē)
Tên tiếng Trung: 颊车   
Tên Huyệt
Hai bên má gọi là Giáp; xương hàm dưới giống như bánh xe (xa). Huyệt ở vị trí chỗ đó, nên gọi là Giáp Xa (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Phía trước và trên góc hàm,1,2,5,6,7,8 cách góc hàm 1 thốn,1,4,5,6,7,8 chỗ nổi lên cao nhất của cơ cắn khi cắn răng,1,4,5,6,7,8




ma6_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

THÍNH CUNG S.I.-19

Tên tiếng Anh: Place of Hearing
Tên phiên âm: TING GONG (tīng gōng)
Tên tiếng Trung: 听宫   
Tên Huyệt
Huyệt là chỗ (cung) có ảnh hưởng đến thính lực (việc nghe – thính), vì vậy gọi là Thính Cung

VỊ TRÍ

Phía trước-giữa nắp tai (bình tai),1,2,3,4,5,6 giữa nắp tai và lồi cầu xương hàm dưới,1,3,5,6,7 (há miệng sẽ thấy rõ chỗ lõm)




da19_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

Ế PHONG T.B-17 (SJ-17)

Tên tiếng Anh: Wind Screen
Tên phiên âm: YI FENG (yì fēng)
Tên tiếng Trung: 翳风
Tên Huyệt
Hai tai giống như 2 cái quạt (ế), 2 dái tai có thể gập ra vào như để quạt gió (phong), vì vậy gọi là Ế Phong (Trung Y Cương Mục).
VỊ TRÍ

Chỗ lõm sau thùy tai,3,5,6,7,8 giữa ngành lên xương hàm dưới và mỏm chũm,2,3,4,5,6,7,8 (há miệng sẽ thấy chỗ rõ lõm,3,5 ấn vào thấy ê tức,3,5)




sj17_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

PHONG TRÌ G.B.-20

Tên tiếng Anh: Wind Pool
Tên phiên âm: FENG CHI (féng chí)
Tên tiếng Trung: 风池
Tên Huyệt
Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì vậy gọi là Phong Trì.
VỊ TRÍ

Phía dưới xương chẩm,1,3,4,5,6,7 chỗ lõm giữa cơ thang và cơ ức đòn chũm,1,2,3,5,6,7,8
(cách vị trí giữa xương chẩm và đốt sống cổ C1 [huyệt Phong phủ] phía ngoài 2 thốn,2).




gb20_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.
 

BÁCH HỘI DU-20

Tên tiếng Anh: Hundred Meetings
Tên phiên âm: BAI HUI (bǎi huì)
Tên tiếng Trung: 百会
Tên Huyệt
Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương họp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.

VỊ TRÍ

Chỗ lõm trên đỉnh đầu, giao điểm của đường nối hai đỉnh tai và đường dọc giữa đầu,1,5,6,7,8 cách chân tóc trước 5 thốn và chân tóc sau 7 thốn5,6,7




du20_06
Claudia Focks. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone, 2008.






Giải phẫu xương đầu mặt

Sọ (Cranium) được cấu tạo do 22 xương hợp lại, trong đó có 21 xương gắn lại với nhau thành khối bằng các đường khớp bất động, chỉ có xương hàm dưới liên kết với khối xương trên bằng một khớp động.
Sọ gồm hai phần:
- Sọ thần kinh (neurocranium) hay sọ não, tạo nên một khoang rỗng, chứa não bộ. Hộp sọ có hai phần là vòm sọ (calvaria) và nền sọ (basis cranii).
- Sọ tạng (viserocranium) hay sọ mặt, có các hốc mở ra phía trước: hốc mắt, hốc mũi, ổ miệng.
1. KHỐI XƯƠNG SỌ NÃO (NEUROCRANIUM)
Gồm 8 xương: 1 xương trán, 1 xương sàng, 1 xương bướm, 1 xương chẩm, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh.

1. Xương đỉnh
2. Xương trán
3. Xương thái dương
4. Xương gò má
5. Xương hàm trên
6. Xương hàm dưới
7. Cung tiếp
8. Lỗ ống tai ngoài
9. Gai trên ống tai (gai Henle)
10. Mỏm trâm
11. Mỏm chùm
12. Cung mày
13. Khuyết ổ mắt
14. Khuyết mũi
15. Rãnh lệ,
Hình 4.1. Các xương đầu mặt (mặt ngoài)
1.1. Xương trán (os frontale)
Xương trán nằm ở phía trước hộp sọ, phần lớn tạo thành trán và trần ổ mắt, trên khớp với xương đỉnh, dưới với xương sàng, xương sống mũi, xương gò má, sau với xương bướm.
Xương trán gồm có 2 phần:
1.1.1. Phần đứng hay phần trai trán (squamosa frontal)
- Mặt ngoài: ở giữa, phía dưới có diện trên gốc mũi, hai bên là hai cung mày, trên hai cung mày là hai ụ trán, dưới cung mày có bờ trên ổ mắt. Ở chỗ nối giữa 1/3 trong với 2/3 ngoài có khuyết trên ổ mắt để động mạch trên ổ mắt và nhánh ngoài thần kinh trên ổ mắt đi qua. Phía ngoài hai cung mày tham gia tạo thành hố thái dương. Góc dưới ngoài là mỏm gò má.
- Mặt trong ở giữa từ dưới lên có lỗ tịt, mào trán, rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên. Hai bên lõm sâu do thuỳ trán của não ấn vào.

1. Ụ trán
2. Đường thái dương
3. Đường khớp giữa trán
4. Cung mày
5. Mỏm gò má
6. Glabella
7. Gai mũi
8. Khuyết trên ổ mắt
9. Bờ trên ổ mắt
Hình 4.2. Xương trán (mặt ngoài sọ)
1.1.2. Phần ngang
- Phần mũi (pars nasalis) ở giữa, nhô xuống phía dưới, gọi là bờ mũi, giữa bờ mũi có gai mũi nhô thẳng xuống dưới.
- Phần ổ mắt (pars orbitalis) nằm ngang ở 2 bên, tham gia tạo nên trần ổ mắt. Phía ngoài tiếp khớp với xương gò má, ở trong với xương lệ, xương sàng, ở sau với cánh nhỏ xương bướm. Mặt ngoài phía trước ngoài có hố lệ, trước trong có hố ròng rọc. Mặt trong có nhiều ấn lõm để màng não cứng bám.
1.1.3. Xoang trán (sinus frontalis)
Cấu tạo trong của xương trán có những hốc rỗng gọi là xoang trán. Có
hai xoang trán ở phần đứng, tương ứng với đầu trong hai cung mày, ngăn cách với nhau bởi vách xoang trán. Xoang trán thông với ngách mũi giữa.

1. Gai mũi
2. Hõm ròng rọc
3. Mảnh ổ mắt
4. Rãnh sàng trước
5. Rãnh sàng sau
6. Mặt khớp bướm
7. Bán xoang trán
8. Mỏm gò má
9. Hố tuyển lệ
10. Khuyết trên ổ mắt
Hình 4.3. Xương trán (nhìn từ dưới lên)
1.2. Xương đỉnh (os parietale)
Có hai xương đỉnh nằm ở trên và giữa của vòm sọ, hai xương này khớp với nhau bởi đường khớp dọc giữa, trước khớp với xương trán sau với xương chẩm, dưới là xương thái dương. Xương tạo nên phần trên của vòm sọ.
Xương đỉnh giống hình vuông có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc:
- Mặt trong sọ có các rãnh để cho các nhánh của động mạch màng não giữa đi qua, màng não ở đây không dính chặt vào xương tạo nên một vùng dễ bóc tách. Ngoài ra còn có các rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên nằm dọc theo đường khớp dọc giữa, rãnh xoang tĩnh mạch sigma ở phía sau.
- Mặt ngoài lồi gọi là ụ đỉnh, phía dưới ụ đỉnh có đường thái dương trên và dưới.
- Bốn bờ:
+ Bờ dọc giữa (bờ trên) tiếp khớp với xương đỉnh bên đối diện.
+ Bờ chẩm (bờ sau) tiếp khớp với xương chẩm tạo nên đường khớp lamda.
+ Bờ trán (bờ trước) tiếp khớp với xương trán tạo nên đường khớp vành.
+ Bờ trai (bờ dưới) tiếp khớp với phần trai xương thái dương.
- Bốn góc:
+ Góc trán ở trước trên, cùng với xương thái dương tạo thành thóp trước
ở trẻ em dưới 1 tuổi.
+ Góc chăm ở sau trên, cùng với xương chẩm tạo thành thấp sau, ở trẻ
em dưới 1 tuổi (thóp Lamda).
+ Góc bướm ở phía trước dưới.
+ Góc chùm ở phía sau dưới.


1. Đường thái dương đỉnh trên 9. Bờ dọc giữa 13. Rãnh xoang Sigma
2. Đường thái dương đỉnh dưới 10. Góc trán 14. Rãnh ĐM màng não giữa
3. Bờ chăm 4. Góc chùm 11. Góc bướm 15. Góc chăm
5. Bờ trai 8. Bờ trán 12. Góc chùm 16. Rãnh xoang anh mạch dọc trên
Hình 4.4. Xương đỉnh (A. Mặt ngoài; B. Mặt trong)
1.3. Xương chẩm (os occipitale)
Nằm ở phía sau dưới hộp sọ, một phần nhỏ tham gia cấu tạo vòm sọ, còn phần lớn tham gia tạo thành nền sọ. Ở phía dưới và giữa có lỗ chăm (có hành não, động mạch đất sống và dây thần kinh gai đi qua), nếu lấy lỗ chăm làm mốc, xương chẩm chia làm 3 phần. Phần nền, phần trai chăm, và hai khối bên.
1.3.1. Phần trai
Ở sau trên lỗ chăm.
- Mặt ngoài: ở giữa có ụ chăm ngoài, dưới ụ có mào chăm ngoài, 2 bên có các đường cong chăm trên, đường cong chăm dưới (đường gáy trên cùng trên và dưới.
- Mặt trong: ở giữa có có ụ chẩm trong và từ ụ chẩm trong xuống dưới là mào chẩm trong. Từ ụ chăm trong ra ngang 2 bên là có các rãnh xoang tĩnh mạch ngang. Từ ụ chăm trong lên trên là rãnh của xoang tĩnh mạch dọc trên. Phía trên rãnh xoang tĩnh mạch là hố đại não, phía dưới là hố tiểu não.
- Bờ lam da tiếp khớp với xương đỉnh, bờ chùm tiếp khớp với mỏm
chùm xương thái dương.

1. Ụ chăm ngoài
2. Đường gáy trên
3. Đường gáy dưới
4. Mào chẩm ngoài
5. Lỗ chẩm
6. Hố lồi cầu và ống lồi cầu
7. Lồi cầu
8. ống thần kinh dưới lười
9. Củ hầu
10. Hố tuyến hạnh nhân hầu
Hình 4.5. Xương chẩm mặt ngoài sọ
1.3.2. Phần nền
- Phía trước khớp với thân xương bướm, hai bên với xương thái dương.
- Mặt ngoài hình vuông có củ hầu, trước củ hầu có hố hầu chứa hạnh nhân hầu.
- Mặt trong lõm gọi là rãnh nền (có hành cầu não nằm và động mạch nền lướt qua).

1. Hố đại não
2. Ụ chẩm trong
3. Rãnh xoang ngang
4. Mào chẩm trong
5. Hố tiểu não
6. Lỗ chẩm
7. ống TK dưới lưỡi
8. Rãnh xoang sigma
9. Mỏm cảnh
10. Củ cảnh
11. Phần nền
Hình 4.6. Xương chẩm (mặt trong sọ) 1.3.3. Khối bên
Nằm ở hai bên lỗ chậm và giữa hai phần trên, mặt trong sọ liên quan với
màng não, với não, mặt ngoài sọ có 2 lồi cầu xương chẩm khớp với đốt sống cổ 1. Phía trước lồi cầu, có lỗ lồi cầu trước (thần kinh XII chui qua), phía sau có lỗ lồi cầu sau (có tĩnh mạch liên lạc chui qua).
1.4. Xương thái dương (os temporale)
Nằm ở hai bên hộp sọ, khớp với xương đỉnh, xương bướm, xương gò má và xương chẩm. Phần lớn ở nền sọ, chỉ có một phần nhỏ nằm ở vòm sọ.
Cấu tạo xương thái dương có 3 phần: phần trai, phần đá, phần chùm
(phần nhĩ).
1.4.1. Phần trai (squamosa part)
- Mặt ngoài: gồm 2 phần:
+ Phần trên đứng thẳng có cơ thái dương bám.
+ Phần dưới nằm ngang.
Giữa hai phần có mỏm tiếp (mỏm gò má) chạy ra phía trước tiếp khớp với xương gò má. Phía sau có hai rễ: rễ ngang tạo thành lồi cầu và 2 rễ giới hạn nên ổ chảo để khớp với lồi cầu xương hàm dưới,
phần sau ổ chảo không tiếp khớp; rễ dọc chạy phía trước lỗ

1. Phần trai 4. Ổ chảo 7. Mỏm chũm
2. Lồi cầu 5. Phần nhĩ 8. Phần chũm
3. Mỏm tiếp 6. Mỏm trâm 9. Lỗ ống tai ngoài Hình 4.7. Xương thái dương (mặt ngoài)
ống tai ngoài có củ tiếp sau, giữa hai rễ có củ tiếp trước để cho các cơ và dây


Hình 4.8. Xương thái dương (mặt trong) chằng bám.
- Mặt trong: liên quan với thuỳ thái dương của não, có các rãnh cho động mạch màng não giữa chạy qua.
1.4.2. Phần đá (petrouspart)
Nằm trong nền sọ, là một hình tháp, ở mặt ngoài sọ có một đường nối giữa phần trai và phần đá gọi là khe trai đá. Ở mặt trong sọ có rãnh xoang sigma để xoang tĩnh mạch bên nằm. Phần đá có đỉnh ở trong khớp với thân xương bướm, nền ứng với lỗ ống tai ngoài và có 4 mặt:
- Mặt trước: ở trong nền sọ, từ ngoài vào trong có:
+ Trần hòm nhĩ.
+ Lồi cung (lồi bán khuyên) và trần hòm tai.
+ Hố hạch Gasser (ấn thần kinh sinh ba, hay hố Meckel).
- Mặt sau: gồm có
+ Lỗ ống tai trong có dây thần kinh VII, VII và dây thần kinh VIII chui
qua.
- Mặt dưới: gồ ghề, từ trong ra ngoài có:
+ Diện bám của cơ nâng màn khẩu cái.
+ Lỗ ống động mạch cảnh trong
+ Hố tĩnh mạch cảnh.
+ Mỏm trâm.
+ Lỗ trâm chùm (nằm giữa mỏm trâm
và mỏm chùm) có thần kinh mặt thoát ra.
- Nền: quay ra ngoài, ở giữa có lỗ ống tai ngoài. Sau trên lỗ ống tai ngoài có gai trên lỗ (gai Helle) là mốc để đi vào xoang chũm.
- Đỉnh: chếch ra trước vào trong, nằm trong góc giữa cánh lớn xương bướm với phần nền xương chẩm. Đỉnh có lỗ
trước của ống động mạch cảnh trong và lỗ rách trước.


1. Vòi tai 5. Lỗ trâm chùm
2.Ống ĐM cảnh 6. Lỗ ốngtai ngoài
3.Ống TM cảnh 7. Phần nhĩ
4. Mỏm chũm 8. Củ khớp
9. Mỏm gò má
Hình 4.9. Xương đá (mặt dưới)
1.4.3. Phần chũm hay phần nhĩ (tympanic part)
Nằm ở sau và khớp với xương chẩm, mặt trong sọ liên quan với màng não, với não, với xoang tĩnh mạch bên, mặt ngoài sọ có mỏm chùm để cho cơ ức đòn chũm bám
Cấu tạo: bên trong xương chũm cũng có nhiều hốc (xoang chùm), trong đó có hốc lớn nhất là hang chùm liên quan với tai giữa, dễ bị viêm ở trẻ em và gây ra nhiều biến chứng.
1.5. Xương sàng (os ethmoidale)
Xương ở dưới phần ngang của xương trán và ở tầng trước của nền sọ. Về
cấu tạo xương sàng có 4 phần.
1.5.1. Phần đứng
Là một mảnh xương thẳng đứng, ở trên là mào gà, ở dưới là mảnh thẳng
để ngăn đôi hốc mũi.
1.5.2. Phần ngang (mảnh sàng)
Lõm thành rãnh, có các lỗ thủng (lỗ sàng) để cho các sợi thần kinh khứu giác đi qua.
1.5.3. Hai hình bên (mê đạo sàng)
Dính ở dưới mảnh sàng và phần ngang của xương trán.
- Mặt trên: có hai rãnh khi hợp với hai rãnh của xương trán tạo thành các
ống sàng trán trước và sau cho thần kinh sàng trước và sau đi qua.
- Mặt dưới: có mỏm móc khớp với xương xoăn dưới
- Mặt trước: có các bán xoang, khi tiếp khớp với xương lệ, mỏm trán của xương hàm trên tạo thành các xoang nguyên.
- Mặt sau: khớp với xương bướm.
- Mặt ngoài: tạo nên thành trong ổ mắt, phần này mỏng gọi là xương
giấy.
- Mặt trong: tạo nên thành ngoài của hốc mũi có những mảnh xương tạo
nên xương xoăn trên, xương xoăn giữa và ứng với 2 xương xoăn đó có 2 ngách mũi trên, ngách mũi giữa.
Xương sàng là một xương nằm kín giữa các xương đầu mặt, liên quan đến ổ mắt, mũi. Cấu tạo xương sàng rỗng, tạo thành các xoang sàng (có ba nhóm trước, giữa và sau) liên quan chặt chẽ với hố mũi và với nhiều xoang khác.

1. Mào gà
2. Xương xoăn trên
3. Xương xoăn giữa
4. Mảnh thẳng
5. Xoang sàng
6. Khối bên xương sàng
7. Lỗ sàng
8. Mảnh ngang
Hình 4.10. Xương sàng 1.6. Xương bướm (os sphenoidale)
Nằm giữa nền sọ, ở trước khớp với xương trán, xương sàng, ở sau với xương chẩm, ở hai bên với xương thái dương. Xương bướm có 4 phần:
1.6.1. Thân bướm
Nằm ở giữa nền sọ, có hình hộp. Trong xương có hai hốc rỗng, ngăn cách với nhau bởi một vách mỏng, gọi là xoang bướm có lỗ thông với ngách mũi giữa. Thân bướm có sáu mặt:
- Mặt trên lõm tạo thành hố tuyến yên, phía trước có mào xương bướm và rãnh giao thoa thị giác, phía sau có phần xương phẳng tiếp với phần nền xương chẩm gọi là yên bướm, ở 4 góc có 4 mỏm: 2 mỏm yên trước và hai mỏm yên sau.
- Mặt dưới tạo nên một phần vòm ổ mũi - miệng, có củ bướm (mỏ
bướm).
- Hai mặt bên liên tiếp với cánh nhỏ và cánh lớn, nơi cánh lớn dính vào thân có rãnh xoang tĩnh mạch hang.
- Mặt trước khớp với mảnh thẳng xương sàng và xương trán, hai bên có lỗ xoang bướm.
- Mặt sau tiếp khớp với phần nền xương chẩm.
1.6.2. Hai cánh lớn
Dính vào hai mặt bên của thân bướm, gồm 4 bờ, 4 mặt
- Mặt ngoài (ổ mắt) tạo nên một phần thành ngoài ổ mắt, có cơ thái dương bám.

1,5. Cánh nhỏ
2,6,14. Cánh lớn
3,7. Khe bướm
4,8. Lỗ bầu dục
9. Lỗ rách trước
10. ống chân bướm
11. Móc chân bướm
12. Cánh trong chân bướm
13. Hố chân bướm
15. Củ yên
16. Lưng yên
17. Lỗ tròn bé
18. Huyên
19. Lỗ thị giác
20. Rãnh giao thoa
Hình 4.11. Xương bướm (mặt trong sọ) Mặt trong (mặt não) liên quan với màng não, với não. Có 3 lỗ chính từ trước ra sau đó là lỗ tròn hay lỗ tròn to (thần kinh hàm trên đi qua), lỗ bầu dục (thần kinh hàm dưới đi qua), lỗ gai hay lỗ tròn bé (động mạch màng não giữa đi qua).
- Mặt thái dương quay về phía hố thái dương.
- Mặt hàm trên là mặt dưới.
Ở giữa cánh nhỏ và cánh lớn giới hạn một khe gọi là khe bướm hay khe thị giác có các dây thần kinh III, IV, Vị và nhánh mắt của dây V chui qua.
1.6.3. Hai cánh nhỏ
Ở phía trước, mặt trong liên quan với màng não, với não, mặt ngoài tạo nên một phần trần ổ mắt. Gồm có ống thị giác để thần kinh thị giác và động mạch mắt đi qua, mỏm yên bướm trước và khe trên ổ mắt.
1.6.4. Mỏm chân bướm
Có 2 chân bướm trong và ngoài, mỗi mỏm gồm hai mảnh xương hình chữ nhật, từ mặt dưới thân và cánh lớn xương bướm đi xuống.
Giữa 2 cánh chân bướm tạo nên hố chân bướm có cơ chân bướm bám.
- Phía dưới mỏm chân bướm trong có mỏm móc chân bướm.
2. XƯƠNG SỌ MẶT
Có 14 xương chia làm 2 hàm:
- Hàm trên: có 13 xương lần lượt: 2 xương hàm trên, 2 xương xoăn dưới; 2 xương gò má, 2 xương khẩu cái; 2 xương mũi, 1 xương lá mía và 2 xương lệ.
- Hàm dưới: có 1 xương hàm dưới.
2.1. Xương hàm trên (maxilla)
Là xương chính ở mặt có 2 mặt, 4 bờ và 4 góc, trong rỗng gọi là xoang hàm trên. Xương tham gia tạo nên thành hốc mũi, vòm miệng. Xương có một thân và 4 mỏm.
2.1.1. Thân xương
+ Nền quay vào trong tạo nên thành ngoài của ổ mũi.
+ Đỉnh quay ra ngoài khớp với xương gò má.
+ Mặt ổ mắt: tạo thành phần lớn nền ổ mắt, có rãnh dưới ổ mắt cho dây thần kinh dưới ổ mắt đi qua.
+ Mặt trước: có lỗ dưới ổ mắt cho dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra.
Ngang mức phía trên răng nanh có hố nanh, phía trong có khuyết mũi, dưới khuyết mũi có gai mũi trước.
+ Mặt dưới thái dương: phía sau có ụ hàm trên, trên ụ có lỗ huyệt răng cho dây thần kinh huyệt răng sau đi qua.
+ Mặt trong mũi: có rãnh lệ, phía trước rãnh lệ có mào xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm trên, sau lỗ có diện khớp với xương khẩu cái, giữa diện có rãnh khẩu cái lớn.
2.1.2. Các mỏm
+ Mỏm trán từ góc trước trong thân xương lên tiếp khớp với xương trán.
Mặt ngoài có mào lệ, bờ sau có khuyết lệ, mặt trong có mào sàng. + Mỏm gò má tương ứng với đỉnh thân xương, tiếp khớp với xương gò má.


Hình 4.12. Xương hàm trên
+ Mỏm khẩu cái nằm ngang, tiếp khớp với mỏm bên đối diện tạo thành vòm miệng.
+ Mỏm huyệt răng có các huyệt răng.
2.1.3. Xoang hàm
Là một hốc rỗng trong thân xương thông với ngách mũi giữa.
2.2. Xương gò má (os zygomaticum)
- Mặt ngoài: có cơ bám da mặt bám.
- Mặt sau (mặt thái dương): liên quan với hố thái dương.
- Mặt trong (mặt ổ mắt) tham gia tạo nên phần ngoài hố mắt.

1. Răng nanh
2. Lỗ ống răng cửa
3. Mảnh ngang xương hàm trên
4. Răng số 8
5. Xương khẩu cái
Hình 4.13. Xương hàm trên - Các mỏm: gồm có: mỏm thái dương tiếp khớp với mỏm tiếp xương thái dương. Mỏm trán tiếp khớp với mỏm gò má xương hàm trên.
1,4. Mỏm trán; 2,5. Mặt ổ mắt; 3,7. Mỏm thái dương; 6. Mặt thái dương
Hình 4.14. Xương gò má (A. mặt ngoài; B. mặt trong)
2.3. Xương mũi (os nasale)
- Có 2 xương phải trái khớp với nhau tạo thành sống mũi.
2.4. Xương lệ (os 1acrimale)
Là xương rất nhỏ, ở mặt trong ổ mắt. Mặt ngoài có mào lệ, mặt trong liên quan phía trước với lỗ mũi, phía sau khớp với xương sàng.
2.5. Xương xoăn dưới (con cha nasalis inferior)
- Gắn vào mặt trong xương hàm trên, dưới xương là ngách mũi dưới.
2.6. Xương khẩu cái (os palatinum)
Có mảnh ngang và mảnh thẳng.
- Hai mảnh ngang hợp thành phần sau của vòm miệng: bờ trước tiếp
khớp với xương hàm trên, bờ sau tự do, bờ trong khớp với xương bên đối diện.
- Mảnh thẳng tạo nên phần sau thành ngoài của hốc mũi

1. Xương lệ
2. Xương gò má
3. Ổ mũi
4. Xương hàm dưới
5. Lỗ cầm
6. Xương hàm trên
7. Lỗ dưới ổ mắt
8. Xương mũi
9. Xương bướm
10. Lỗ trên ổ mắt
11. Xương thái dương
12. Xương trán

Hình 4.15. Xương sọ mặt (nhìn trước)

1. Mỏm bướm
2. Khuyết bướm khẩu cái
3. Lỗ khẩu cái lớn
4. Mỏm tháp
5. Gai mũi sau
6. Mào mũi
7. Mào soạn
8. Mào sàng
9. Mỏm ổ mắt
10. Lỗ khẩu cái bé
11. Rãnh khẩu cái lớn
12. Mặt hàm

Hình 4.16. Xương khẩu cái (A: mặt ngoài; B: Mặt trong)
2.7. Xương lá mía (vomer)
Là một xương phẳng, chiếm phần sau vách mũi, xương có hình tứ giác.
- Bờ trước tiếp với mảnh thẳng xương sàng.
- Bờ sau ở giữa 2 lỗ mũi sau.
- Bờ trên khớp với xương bướm.
- Bờ dưới khớp với phần ngang của xương khẩu cái và 2 mỏm khẩu cái xương hàm trên.
2.8. Xương hàm dưới (mandibula)
Xương này có 2 phần.
2.8.1. Thân xương
Cong hình móng ngựa có 2 mặt và 2 bờ. - Mặt ngoài có lồi cắm ở giữa, 2 bên có đường chéo và lỗ cầm để mạch máu và thần kinh cầm đi qua.


1. Phần khớp với sụn vách
2. Phần khớp với xương sàng
Hình 4.17. Xương lá mía
- Mặt trong ở giữa có 4 gai cầm: 2 gai trên có cơ cầm lưỡi bám và 2 gai dưới có cơ cầm móng bám.
- Bờ trên có nhiều lỗ huyệt răng dưới.
- Bờ dưới có 2 hố cơ nhị thân ở giữa và chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm có một rãnh nhỏ để động mạch mặt đi qua.

1. Lồi cẩu xương hàm dưới
2. Cổ rồi cầu
3. Lỗ hàm dưới
4. Quai hàm
5. Đường chéo
6. Góc hàm
7. Bờ dưới
8. Củ cẩm
9. Lỗ cầm
10. Bờ huyệt răng
11. Rãnh hàm móng
12. Lưỡi hàm dưới
13. Khuyết hàm dưới
14. Mỏm vẹt


Hình 4.18. Xương hàm dưới
2.8.2. Quai hàm (ngành lên xương hàm dưới)
Hình vuông có 2 mặt, bốn bờ.
- Mặt ngoài có gờ cho cơ cắn bám.
- Mặt trong có lỗ răng dưới (lỗ hàm dưới) và thông với ống hàm dưới để
mạch và thần kinh răng dưới đi qua, phía trước lỗ có gai Spix (lưỡi xương hàm dưới) là một mảnh xương hình tam giác và là mốc để gây tê trong việc nhổ răng.
- Bờ trên lõm gọi là khuyết hàm dưới (hõm Sigma), phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt, sau khuyết là mỏm lồi cầu gồm có chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới. Chỏm hình bầu dục dẹt theo chiều trước sau.
- Bờ dưới tiếp với thân xương hàm.
- Bờ sau dày liên quan với tuyến nước bọt mang tai.
- Bờ trước lõm.
2.9. Xương móng (os hyoideum) Là một xưởng nhỏ ở nền miệng thuộc vùng cổ và nằm phía trên thanh quản. Xương có hình móng ngựa gồm có 1 thân và 4 sừng:


1. Sừng lớn 2. Sừng bé 3. Thân xương

Hình 4.19. Xương móng (mặt trên ngoài)
Thân xương gồm có 2 mặt, 2 bờ và 2 đầu.
- Mặt trước có gờ ngang chia ra 2 phần. Mỗi phần lại có các diện cho các cơ (cơ nhị thân, cơ trâm móng, hàm móng, cầm móng và cơ móng lưỡi) bám.
- Mặt sau liên quan với màng giáp móng.
- Hai bờ trên và dưới không có gì đặc biệt.
- Hai đầu liên tiếp với các sừng. Hai sừng lớn hướng ngang ra ngoài và ra sau; 2 sừng nhỏ hướng lên trên, ra ngoài và hơi ra trước.
Nhìn chung khối xương mặt ở trước sọ gồm có 2 hàm, hàm trên có 13 xương, hàm dưới có 1 xương các xương hàm trên tụ quanh xương hàm trên thành một khối tương đối chắc và hợp với xương sọ não tạo thành ổ mắt, ổ mũi, vòm miệng. Còn xương hàm dưới di động không khớp với các xương hàm trên mà khớp với xương thái dương, tạo thành một khớp động quan trọng của mặt gọi là khớp thái dương hàm.
3. TỔNG QUÁT VỀ SỌ
Sọ được xem như một khối xương gồm sáu mặt. Các xương sọ não khớp
với nhau bởi các khớp bất động tạo thành hộp sọ.
3.2. Mặt trước
Phía trên là trán, dưới là khối xương mặt, tạo nên ổ mắt, ổ mũi và ổ miệng. Ổ mắt nằm giữa xương sọ và các xương mặt như xương mũi, xương hàm trên, xương gò má, xương trán, xương bướm, xương xương khẩu cái, xương sàng, xương lệ.
3.3. Mặt sau
Gồm phần trai xương chẩm, một phần xương đỉnh và xương thái dương.
3.4. Mặt bên
Chia làm hai phần: sọ não và sọ mặt bởi một đường đi từ phần nhô ra của khớp trán mũi đến đỉnh mỏm chùm.
3.4.1. Phần sọ não
Gồm hố thái dương và ống tai ngoài. Hố thái dương được giới hạn bởi xương gò má, xương trán, cánh lớn xương bướm, xương thái dương và xương đỉnh.
3.4.2. Phần sọ mặt
Nằm ở phía dưới và trong cung gò má và được che phủ bên ngoài bởi ngành lên xương hàm dưới.
3.5. Mặt trên
Có hình bầu dục gọi là vòm sọ, gồm xương trán, hai xương đỉnh và phần gian đỉnh của xương chẩm. Về phương diện cấu trúc vòm sọ vững chắc hơn nền sọ do các xương được khớp liền với nhau bởi các khớp bất động rất chắc.
3.6. Mặt dưới
3.6.1. Nền sọ ngoài
Được chia thành 3 vùng bởi 2 đường thẳng ngang: đường thẳng ngang trước đi qua hai khuyết hàm, đường thẳng ngang sau đi qua hai mỏm chũm.
* Vùng trước có mỏm huyệt răng, củ hàm mảnh ngang xương khẩu cái, gai mũi sau, lỗ răng củ, ống khẩu cái lớn, lỗ mũi sau, hố chân bướm, hố thuyền.
* Vùng giữa có ống tai ngoài, lỗ gai, ống động mạch cảnh, vòi tai, hố
hàm.
* Vùng sau có lỗ lớn xương chẩm, ống rồi cầu.
3.6.1. Nền sọ trong
Nền sọ dễ bị rạn vỡ hơn vòm sọ, vì nền sọ có cấu trúc không đều, được tạo nên bởi phần xương xốp, phần xương đặc xen kẽ nhau, lại có các xoang, các lỗ, thậm chí nhiều xương còn không khớp liền với nhau. Do vậy nền sọ có chỗ yếu, chỗ mạnh, trong đó trung tâm chống đỡ là thân xương bướm.
Mặt trong nền sọ được chia thành 3 tầng (hay ba hô) trước, giữa và sau. Ranh giới giữa tầng trước và tầng giữa là rãnh thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm. Ranh giới giữa tầng giữa và tầng sau là mảnh vuông xương bướm và bờ trên xương đá.

1. Lỗ tịt 18. Khe đá chăm
2. Mào gà 19. Lỗ ống tai trong
3. Mảnh ngang xương 20. Lỗ rách sau
sàng 21. Mặt trước trên xương đá
4. Trần ổ mắt 22. Bờ trên xương đá
5. Hố yên 23. Rãnh xoang sigma
6. Rãnh xoang TM hang 24. Mào chăm trong
7. Rãnh giao thoa 25. Rãnh xoang ngang
8. Lỗ thị 26. Ụ chăm trong
9. Mỏm yên trước 27. Lỗ rách sau
10. Mỏm yên sau 28. Rãnh xoang đá trên
11. Lỗ tròn to 29. Trần hòm tai (lồi cung)
12. Lỗ bầu dục 30. Rãnh thần kinh đá lớn
13. Lỗ tròn bé (lỗ gai) 31. Hố hạch Glasser
14. Lỗ động mạch cảnh 32. Rãnh thần kinh đá bé
15. Lỗ chăm (lỗ lớn) 33. Lỗ rách trước
16. Lỗ rồi cẩu trước 34. Lưng yên bướm
17. Rãnh nền 35. Khe bướm (khe thị giác)
Hình 4.20. Mặt trong nền sọ
* Tầng sọ trước hay hố sọ trước (fossa cranii anferior)
Từ phần đứng xương trán đến rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ
xương bướm.
- Ở giữa từ trước ra sau có: mào trán-lỗ tịt-mào gà-rãnh thị (có giao thoa thị giác), 2 đầu rãnh có lỗ thị cho động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua.
- Hai bên từ trong ra có: mảnh sàng hay rãnh khứu (hành khứu nằm) có các lỗ sàng (cho thần kinh khứu giác đi qua) và phần ổ mắt của xương trán.
* Tầng sọ giữa hay hố sọ giữa (fosa cranii media)
Giới hạn từ rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm cho
đến bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bướm.
- Ở giữa có hố tuyến yên hay yên bướm (cho tuyến yên nằm). Hai bên yên bướm có rãnh xoang tĩnh mạch hang. Bốn góc yên bướm có bốn mỏm yên. Phía sau là thảnh vuông xương bướm.
- Hai bên có hai hố thái dương, lần lượt từ trước ra sau có các lỗ hay ống:
+ Khe bướm (khe ổ mắt trên) thông sọ với ổ mắt, các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh số V đi qua.
+ Lỗ tròn to (lỗ tròn) có dây thần kinh hàm trên (nhánh của dây V) đi
qua.
+ Lỗ bầu dục có dây hàm dưới và động mạch màng não bé đi qua.
+ Lỗ tròn bé (lỗ gai) có mạch màng não giữa đi qua.
+ Hố Meckel có hạch Gasser nằm (hạch của dây thần kinh V)
+ Lỗ rách trước có động mạch cảnh trong lướt qua, có dây thần kinh
Vidien chui qua.
+ Lỗ ống động mạch cảnh nơi động mạch cảnh trong ra khỏi xương đá, vào sọ.
* Tầng sọ sau hay hố sọ sau (fosa cranii postenor)
- Ở giữa từ trước ra sau có: rãnh nền, lỗ chẩm, mào chăm trong, ụ chẩm trong.
- Hai bên có hai hố tiểu não, ngoài ra còn có các lỗ sau:
+ Rãnh xoang tĩnh mạch ngang;
+ Lỗ ống tai trong có dây thần kinh VII, VII, VIII chui qua.
+ Lỗ lỗi cầu trước có dây thần kinh hạ ệt chui qua.
+ Lỗ lồi cầu sau.
+ Lỗ chũm.
+ Lỗ rách sau có vịnh tĩnh mạch cảnh trong và các dây thần kinh sọ số
X, XI, XI chui qua.


TĨNH MẠCH ĐẦU - MẶT - CỔ

Các tĩnh mạch của đầu và cổ chia thành 2 nhóm: nhóm nông, dẫn lưu máu từ các phần bên ngoài; và nhóm sâu dẫn máu từ các cấu trúc trong ra. Tất cả các tĩnh mạch, dù nông hay sâu đều đổ vào tĩnh mạch cảnh trong hay tĩnh mạch dưới đòn, hoặc đổ trực tiếp vào thân tĩnh mạch tay đầu ở nền cổ. Qua thân tĩnh mạch tay đầu, tất cả máu của đầu và cổ đổ vào tim. Nhận máu ở đầu mặt cổ gồm có: hệ tĩnh mạch cảnh và hệ tĩnh mạch đốt sống.
1. HỆ TĨNH MẠCH CẢNH
1.1 Tĩnh mạch cảnh trong (v. jugularis interna)
Bắt đầu từ hố tĩnh mạch cảnh và là sự tiếp nối của xoang tĩnh mạch sigma, ở lỗ rách sau ở nền sọ thu toàn bộ máu tĩnh mạch trong hộp sọ. Tĩnh mạch đi xuống cổ đi theo động mạch cảnh trong và tiếp theo là động mạch cảnh chung xuống cổ hợp tĩnh mạch dưới đòn tạo nên hội lưu tĩnh mạch Pirogob. Tĩnh mạch cảnh trong dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung và được bọc bởi bao cảnh chung với động mạch cảnh chung và thần kinh lang thang. Nhánh bên, ở hàm trên tĩnh mạch cảnh trong nhận xoang tĩnh mạch đá dưới, tĩnh mạch ốc tai, tĩnh mạch màng não, tĩnh mạch mặt chung, tĩnh mạch lưỡi, tĩnh mạch giáp trên, tĩnh mạch giáp giữa.
1.2. Tĩnh mạch cảnh ngoài (v. jugularis externa)
Do sự hợp lưu của tĩnh mạch tai sau và nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm, tĩnh mạch cảnh ngoài đi chếch xuống dưới và ra sau, bắt chéo mặt ngoài cơ ức đòn chạm xuống đổ vào tĩnh mạch dưới đòn ở gần hội lưu Pirogob.
1.3. Tĩnh mạch sau hàm (v. retromandibularis)
Được tạo bởi sự nối lại của tĩnh mạch thái dương nông và tĩnh mạch thái dương giữa, tĩnh mạch đi qua phía sau ngành xuống xương hàm dưới. Gần góc hàm tĩnh mạch chia làm một nhánh trước và sau. Nhánh trước nối với tĩnh mạch mặt tạo thành tĩnh mạch mặt chung. Nhánh sau nối với tĩnh mạch tai sau tạo thành tĩnh mạch cảnh ngoài.
1.4. Tĩnh mạch cảnh trước (v. jugularis anterior)
Được tạo nên ngay gần xương móng bởi sự tiếp nối của các tĩnh mạch dưới cắm (của tĩnh mạch mặt), xuống đĩa ức, tạt ra ngoài, đi dưới cơ ức đòn
chũm và đổ vào tĩnh mạch dưới đòn.
1.5. Tĩnh mạch giáp dưới (v. thyroidea inferior)
Từ tuyến giáp xuống đổ vào thân tĩnh mạch tay đầu.
1.6. Tĩnh mạch mặt (v. facialis)
Tĩnh mạch mặt bắt đầu từ góc trong ổ mắt, theo rãnh mũi má, đến bờ trước cơ cắn và qua tam giác dưới hàm đến bờ trên xương móng, đổ vào tĩnh mạch mặt chung.
1.7. Tĩnh mạch mặt chung (v. facialis communis)
Là một thân tĩnh mạch ngắn, nằm trong tam giác cảnh là sự nối tiếp của tĩnh mạch mặt và nhánh trước của tĩnh mạch sau hàm, rồi đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. Tĩnh mạch mặt chung còn nhận các nhánh tĩnh mạch giáp trên, tĩnh mạch hầu, tĩnh mạch dưới lưỡi hoặc tĩnh mạch lưỡi.

1. Xoang TM hang
2. TM mặt
3. Đám rối TM chân bướm
4. Tĩnh mạch giáp trên
5. Tĩnh mạch cảnh trong
6. Tĩnh mạch nách phải
7. Tĩnh mạch dưới đòn phải
8. Tĩnh mạch cảnh ngoài phải
9. Tĩnh mạch đốt sống
10. Xoang TM sigma
11. TM chăm

Hình 4.44. Tĩnh mạch nông và sâu của đầu mặt cổ
Hệ tĩnh mạch cảnh có 4 đặc điểm chung:
- Hệ tĩnh mạch không dập khuôn theo hệ động mạch.
-Dẫn máu ở đầu mặt cổ và sọ não về tim trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạch liên lạc
- Tĩnh mạch dính chặt vào các cân cổ nên dễ rách và toạc rộng gây tràn khí tắc mạch.
- Tiếp nối rộng rãi với nhau nên có thể thay thế nhau nếu một tĩnh mạch bi tắc choặc thắt.
2. HỆ TĨNH MẠCH ĐỐT SỐNG (V. VERTEBRALIS)
Nằm ở vùng sau gáy gồm tĩnh mạch đất sống và tĩnh mạch cổ sâu. Bắt nguồn từ các đám rối tĩnh mạch ở vùng dưới chăm vùng cổ sâu theo động mạch đất sống xuống dưới bắt chéo động mạch dưới đòn đổ vào thân tĩnh mạch tay đầu.
BẠCH MẠCH ĐẦU - MẶT - CỔ
Bạch huyết nông của đầu và cổ dẫn lưu từ da. Bạch huyết từ da, sau khi đi qua các hạch tại chỗ hoặc tại vùng, đổ vào hạch cổ nông (4-6 hạch) nằm dọc theo tĩnh mạch cảnh ngoài. Bạch huyết sâu của đầu và cổ dẫn lưu từ niêm mạc của phần đầu ống tiêu hoá và đường hô hấp, cùng với các cơ quan như tuyến giáp, thanh quản và gân cơ, đổ vào hạch cổ sâu, nằm dọc theo các động mạch cảnh.
1. HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG ĐẦU MẶT
1.1. Các hạch chăm (occipitales)
Có 1-3 hạch, ở phía sau đầu, dẫn lưu bạch huyết vùng chăm da đầu đổ
vào chuỗi hạch cổ nông.
1.2. Các hạch sau tai (nodi lymphatici retroauri culares)
Thường có 2 hạch, dẫn lưu ở phần sau vùng thái dương và phần trên mặt sọ của vành tai và phần sau ống tai ngoài. Mạch đổ vào chuỗi hạch bạch huyết cổ nông.
1.3. Các hạch mang tai nông (nodi lymphatici parotidei superflciales)
Có 1-3 hạch, nằm ngay trước bình tai. Mạch dẫn lưu mặt ngoài loa tai và da gần vùng thái dương. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên.
1.4. Các hạch mang tai sâu (nodi lymphatici parotidei profundi)
Có 2 nhóm hạch và cuối cùng đều đổ vào hạch cổ sâu trên.
1.5. Các hạch sau hầu (nodi lymphatici rebopharyngei)
Có 1-3 hạch nằm trong mạc má hầu và đổ vào hạch cổ sâu trên.
1 6. Các hạch má (nodi lymphatici buccales)
Nằm ở bên trong nghành hàm dưới, mạch đổ vào hạch cổ sâu trên.
1.7. Các hạch hàm dưới (nodi lymphatici mandibutares)
Nằm trên mặt ngoài của hàm dưới. Mạch đi đổ vào hạch dưới hàm.
2. HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG CỔ
2.1. Các hạch dưới hàm (nom 1ymphatici submandibulares)
Có 3-6 hạch, nằm trên mặt nông của tuyến nước bọt dưới hàm. Mạch đi
đổ vào hạch cổ sâu trên.
2.2. Các hạch dưới cắm (nodi lymphatici submentales)
Nằm giữa các bụng trước của các cơ hai thân. Mạch đi đổ vào hạch dưới hàm và một hạch nhóm hạch cổ sâu.
2.3. Các hạch cổ nông (nodi lymphatici cervicales superficiales)
Liên hệ mật thiết với tĩnh mạch cảnh ngoài, nằm trên cơ ức đòn chũm. Mạch
đi đổ vào hạch cổ sâu trên.
2.4. Các hạch cổ sâu (nodi lymphatici cervicales profundi)
2.4.1. Các hạch cổ sâu trên
Nằm sâu dưới cơ ức đòn chũm, liên hệ với thần kinh XI và tĩnh mạch cảnh trong. Mạch đến dẫn lưu phần chính của da đầu, vành tai, vùng sau cổ, phần lớn lưỡi, thanh quản, tuyến giáp, khí quản, mũi hầu, ổ mũi, khẩu cái và thực quản. Các hạch cổ sâu trên gồm: hạch cảnh-hai thân. Hạch này nhận các mạch từ 1/3 sau lưỡi và hạch nhân khẩu cái. Các hạch lưỡi gồm có 2-3 hạch nhỏ. Tạo thành trạm dừng trên đường đi của các mạch bạch huyết lưỡi.

1. Hạch mũi má
2. Hạch mút
3. Hạch hàm dưới
4. Hạch dưới cắm
5. Các hạch dưới hàm dưới
6. Các hạch cổ trước nông
7. Các hạch trên đòn
8. Các hạch cảnh vai móng
9. Hạch cổ nông giữa
10. Các hạch cổ nông trên
11. Các hạch chăm
12. Các hạch sau tai
2.4.2. Các hạch cổ sâu dưới
Vượt quá bờ sau của cơ ức đòn chũm, đi vào tam giác trên đòn. Các mạch đi của hạch cổ sâu trên đổ vào hạch cổ sâu dưới, một phần đổ vào thân nối với mạch đi của hạch cổ sâu dưới và tạo thành thân tĩnh mạch cảnh. Ở bên
phải, thân này đổ vào chỗ nối của tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn
bên trái, thân này nối với ống ngực.
Nhìn chung bạch huyết đều tập chung về nhóm cảnh trong rồi từ đó đổ
về hội lưu Pirogob trực tiếp qua 1, 2, 3... thân bạch huyết hoặc đổ gián tiếp thông qua ống ngọc (bên trái) ống bạch huyết (bên phải).
Hình 4.45. Bạch huyết nông của đầu mặt cổ