Những cách để HÍT THỞ SÂU
Mục lục : 3 Phương pháp
- Hít thở bằng Bụng Cơ bản
- Hít thở Sâu để Trở nên Bình tĩnh
- Thử Kỹ thuật Hít thở Mạnh mẽ
Hít thở bằng bụng, còn được biết đến là hít thở bằng cơ hoành, là quá
trình hít thở sâu để cơ thể nhận được lượng khí ô-xi tối đa. Hít thở
nông sẽ gây khó thở và lo lắng, còn hít thở sâu sẽ giúp nhịp tim chậm
lại và ổn định huyết áp. Đây là kỹ thuật tuyệt vời nếu bạn muốn giảm áp
lực và căng thẳng. Xem Bước 1 để học thói quen hít thở sâu từ bụng.
Phương pháp 1 trong 3: Học cách
Hít thở bằng Bụng Cơ bản
-
1Hít thật chậm và sâu qua mũi bạn. Để không khí tràn ngập toàn bộ phổi. Kìm hãm thôi thúc thở ra mau chóng trước khi bạn hít vào đủ sâu. Quá trình này sẽ cần luyện tập, bởi phần lớn chúng ta đều có thói quen hít thở nhanh và nông thay vì hít thở dài và sâu. Tập trung hít vào nhiều nhất có thể qua mũi, với những lông mũi nhỏ giữ bụi và độc tố khỏi xâm nhập hai lá phổi của bạn.[1]
- Trong ngày, ta hay hít thở nhanh và nông mà không ý thức được điều đó. Những căng thẳng thường nhật khiến ta phân tán khỏi nhận thức về cách hít thở của bản thân.
- Hít thở sâu giúp bạn lưu tâm hơn tới cơ thể mình. Cảm nhận luồng khí tiếp cận và tràn ngập hai lá phổi. Khi bạn tập trung hít thở sâu, những lo lắng sẽ tạm thời được gác qua một bên.
-
2Để bụng bạn phình ra. Khi hít một hơi thật sâu, hãy để bụng nở rộng từ 2,5 đến 5 cm. Không khí sẽ đi xuống cơ hoành và tràn ngập bụng bạn khiến bụng tròn căng. Quan sát một đứa bé đang ngủ, bạn sẽ thấy rằng trẻ nhỏ hít thở bằng bụng một cách tự nhiên. Bụng của chúng, không phải ngực, nâng lên và hạ xuống theo từng nhịp hít thở.[2] Là người lớn, ta hít thở nông có điều kiện thay vì hít thở bằng bụng. Khi kiềm chế cảm xúc, ta có xu hướng hóp bụng lại, đồng thời bụng sẽ gồng lên thay vì thả lỏng. Nếu bạn đã biết cách hít thở phù hợp, sự căng cứng này sẽ biến mất.
- Nằm, đứng, hoặc ngồi thẳng khi bạn hít thở. Sẽ khó để hít thở sâu hết mức nếu tư thế của bạn lòng khòng.
- Đặt một bàn tay lên bụng, và bàn tay còn lại lên ngực, khi bạn hít vào. Bạn sẽ hít thở sâu và đúng cách khi bàn tay đặt trên bụng vươn xa hơn bàn tay trên ngực lúc hít vào.
-
3Thở ra hoàn toàn. Để hơi thở của bạn từ từ thoát qua mũi. Khi thở ra, hãy hóp bụng về phía xương sống. Thở ra toàn bộ không khí trong phổi bạn. Sau khi thở ra, tiếp tục hít vào thật sâu qua mũi và thực hiện quá trình hít thở sâu. Cố gắng thở ra trong khoảng thời gian dài gấp đôi thời gian hít vào, và đẩy khí ra hoàn toàn.[3]
-
4Tập hít thở sâu năm lần liên tục. Mỗi lần bao gồm một nhịp hít vào và một nhịp thở ra. Động tác này sẽ giúp bạn bình tĩnh bằng cách làm chậm nhịp tim và huyết áp, đồng thời khiến trí óc phân tán khỏi những suy nghĩ căng thẳng. Chọn một tư thế thoải mái và tập hít thở sâu chuẩn xác 5 lần liên tiếp.
- Hãy nhớ rằng bụng của bạn phải nở ra ít nhất 2,5 cm và rộng hơn độ nở ngực.
- Khi bạn đã cơ bản nắm bắt cách thức hít thở sâu, hãy thử tập từ 10 đến 20 lần liên tục. Chú ý tới cảm giác của cơ thể khi khí ô-xi ngập tràn mọi cơ quan.
-
5Thực hiện kỹ thuật này mọi lúc mọi nơi. Giờ thì bạn đã biết hít thở sâu, hãy sử dụng kỹ thuật đó như một phương pháp giảm thiểu căng thẳng tức thì khi cảm thấy bồn chồn hay lo lắng. Bạn có thể hít thở sâu một cách kín đáo ở nơi yên tĩnh. Bạn có thể chỉ cần hít thở sâu năm lần khi ngồi làm việc, đi tàu điện hoặc nói chuyện điện thoại. Dùng công cụ này để khiến mình bình tĩnh hơn bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu bạn cần.
- Mỗi lần bạn thấy mình hít thở ngắn và nông, hãy chuyển sang hít thở sâu. Bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy bớt quẫn trí và kiểm soát bản thân tốt hơn.
- Bạn càng luyện tập hít thở sâu thì kỹ thuật này sẽ càng trở nên tự nhiên hơn. Xét cho cùng, khi còn là một đứa trẻ, bạn cũng đã hít thở rất sâu với từng nhịp thở của mình.
Phương pháp 2 trong 3: Áp dụng
Hít thở Sâu để Trở nên Bình tĩnh
-
1Đếm từ một tới bốn khi bạn đang hít vào chậm rãi. Cùng lúc hít vào từ đường mũi, hãy đếm từ một tới bốn, và đảm bảo rằng bạn không đếm quá vội vã. Bài tập đếm này sẽ giúp bạn điều hòa hơi thở và tập trung hít thở sâu. Hãy nhớ để bụng bạn phình ra phía trước và hít thở từ cơ hoành.[4]
- Bài tập thở này có tác dụng như một liều thuốc giảm đau. Khi bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng hoặc cần bình tĩnh nhanh chóng, hãy tìm một nơi yên tĩnh để tập hít thở 4-7-8.
- Bạn cũng có thể dùng bài tập hít thở này để dễ ngủ hơn.
-
2Giữ hơi thở của bạn trong bảy giây. Thư giãn và giữ hơi thở, không hít vào hay thở ra, và đợi trong vòng bảy giây. Bạn có thể đếm trong đầu hoặc dùng đồng hồ đeo tay.
-
3Thở ra trong vòng tám giây. Từ từ thở ra qua miệng khi bạn đếm tới tám. Đếm thời gian cho việc thở ra sẽ đảm bảo rằng khoảng thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào, và điều này hữu hiệu nhất cho quá trình hít thở sâu. Khi thở ra, hãy hóp bụng vào để thoát khí càng nhiều càng tốt.
-
4Lặp lại bốn lần hít thở như vậy. Hít vào, giữ, và thở ra toàn bộ. Hãy đếm giây để tỷ lệ 4-7-8 được giữ nguyên. Sau bốn lần hít thở, bạn sẽ cảm thấy tĩnh tâm hơn. Thực hiện lại bài tập này với vài lần hít thở nữa nếu cần thiết.
Phương pháp 3 trong 3:
Thử Kỹ thuật Hít thở Mạnh mẽ
-
1Ngồi thẳng. Ngồi trên ghế có tựa lưng thẳng, và giữ xương sống của bạn dựng đứng. Đây là tư thế bắt đầu chuẩn xác cho bài tập hít thở với cái tên kỹ thuật thở Bễ, kết hợp giữa hít thở sâu và hít thở nhanh. Bởi bài tập này có mục đích tiếp sức, bạn nên ngồi để thực hiện thay vì nằm.[5]
-
2Bắt đầu bằng việc hít thở thật sâu và đầy. Hít vào rồi thở ra chậm và sâu. Lặp lại ít nhất bốn lần để bạn hoàn toàn thư giãn.
-
3Hít vào và thở ra qua mũi bạn thật nhanh trong 15 giây. Ngậm miệng lại và hít thở qua mũi nhanh hết mức có thể, thở nhanh nhưng sâu. Bạn vẫn phải hít thở bằng cơ hoành, nhưng bạn cần hít thở càng nhanh càng tốt.
- Việc đặt tay lên bụng để đảm bảo rằng bụng vẫn đang nâng lên hạ xuống khi hít thở sẽ hỗ trợ bạn tập luyện. Bạn có thể thực hiện bài tập thở bễ khá dễ dàng mà không cần phải sử dụng cơ hoành quá nhiều.
- Giữ nguyên đầu, cổ và vai khi bụng bạn phình lên và xẹp xuống.
-
4Thực hiện một lần nữa với 20 nhịp hít thở. Sau khi nghỉ giải lao, hãy sử dụng đúng kỹ thuật đó để hít thở thêm 20 lần. Hít vào và thở ra qua mũi bạn, đảm bảo rằng bạn đang hít thở bằng cơ hoành.
-
5Thực hiện lần thứ ba với 30 nhịp hít thở. Đây là lần tập thở cuối cùng. Hít vào và thở ra qua mũi, đảm bảo rằng bạn đang hít thở bằng cơ hoành.
-
6Nghỉ ngơi một chút và tiếp tục với ngày của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ và sẵn sàng làm việc với cường độ cao trong khoảng thời gian còn lại của ngày đó. Vì kỹ thuật thở bễ có tác dụng tiếp sức, bạn không nên thực hiện nó trước khi đi ngủ.
- Nếu bạn thấy chóng mặt hay choáng váng trong quá trình tập kỹ thuật này, hãy dừng ngay lập tức. Nếu bạn muốn thử lại vào lần sau, thử hít thở ít nhịp hơn và điều chỉnh để hoàn thành một lượt thở bễ.
- Phụ nữ mang thai, những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ và những người đã từng bị co giật không nên thực hiện bài tập này.
Lời khuyên
- Đừng để thân trên của bạn nâng lên hay hạ xuống, bạn sẽ chỉ muốn phần thân dưới của mình hoạt động thôi.
- Hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn.
Cảnh báo
- Nếu bạn thấy chóng mặt hay choáng váng, bạn đang hít thở quá nhanh.
- Nếu bạn mắc chứng hen suyễn, bài tập hít thở này nhiều khả năng sẽ gây cơn hen.
Nguồn và Trích dẫn
- ↑ http://www.health.harvard.edu/newsletters/Harvard_Mental_Health_Letter/2009/May/Take-a-deep-breath
- ↑ http://www.health.harvard.edu/newsletters/Harvard_Mental_Health_Letter/2009/May/Take-a-deep-breath
- ↑ http://psychcentral.com/lib/learning-deep-breathing/0003203
Nghệ Thuật Hít Thở Sâu
Mùa thu đang đi qua rất nhanh, và đột nhiên tôi cảm thấy mình có một
chút buồn. Mùa hè đã qua rồi, các con tôi đang đang lớn lên rất nhanh,
và … Khoan đã nào, tại sao đoạn quảng cáo Dove này lại làm cho tôi khóc?
Hóa ra mùa thu là mùa gắn với sự đau buồn, theo y học Trung Quốc, thì nó cũng như mùa của những lá phổi.
Tất cả mọi thứ đều có sự liên kết với nhau. Ngay cả khi hệ thống các
cơ quan nội tạng trong cơ thể có một chút mất đi sự cân bằng, thì bạn
cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Theo khoa học Trung Quốc cổ đại, mỗi cơ
quan đều liên quan đến một loại cảm xúc. Đối với phổi, đó là cảm xúc đau
buồn, nó ảnh hưởng tới sức khỏe của phổi.
Vì vậy, khi bây giờ những cơn gió mùa thu đã quét mùa hè qua đi, làm
sạch không khí bởi một làn gió tươi mát và trái đất trở nên đã sẵn sàng
cho mùa đông tới, bạn cũng có thể chuẩn bị cho cơ thể của mình. Bạn có
thể làm sạch phổi của mình, giữ cho chúng khỏe mạnh bằng cách kết hợp
với một thói quen hít thở sâu vào trong cuộc sống.
Khi đau buồn, chỉ cần một vài hơi thở sâu, đi bộ, và cảm nhận mặt
trời, cây cối, và bầu trời. Chẳng bao lâu bạn sẽ thấy bạn không còn buồn
bực nữa.
Hít Thở Sâu
Khi bạn hít thở sâu, chắc chắn bạn sẽ làm cho mình thoát khỏi trạng
thái căng thẳng và tiến vào một trạng thái bình tĩnh. Để hít thở sâu,
điều quan trọng là sử dụng cơ hoành để điều khiển hơi thở của bạn.
Nhiều người có thể hít thở sâu vào ngực, nhưng họ lại đang bỏ lỡ
những tác động làm bình tĩnh tinh thần nếu họ hít vào bụng và xương
chậu.
Thở bằng bụng không chỉ làm các cơ bụng khỏe hơn, mà điều đó cũng sẽ
cải thiện sự ổn định của hông và mang đến cho cơ thể của bạn một một
trạng thái tĩnh lặng, tĩnh lặng hơn cả trạng thái mà bạn có thể đã từng
trải qua.
Có thể có khó khăn để trải nghiệm việc thở bằng bụng nếu bạn chưa
từng thực hiện nó trước đây. Một số người thực hiện được nó trong khi
đứng, những người khác trong khi nằm đặt lưng xuống, và một số thì không
thể thực hiện được nó, trừ khi họ quỳ với tay và đầu gối chạm đất. Hãy
chọn một tư thế để bắt đầu khám phá hơi thở bụng của bạn.
Khi bạn hít vào, hãy nở rộng bụng của bạn ra như thể nó là một quả
bóng phình lên với không khí. Hãy cố gắng để đừng sử dụng đến cơ ngực
của bạn. Hãy suy nghĩ về đường đi của hơi thở trong khi nó vào đáy của
xương chậu.
Khi bạn thở ra, hãy ép không khí ra khỏi cơ thể như là bạn đang ép
kem đánh răng ra khỏi ống tuýp. Hãy thở ra cho đến khi tất cả không khí
được đẩy ra khỏi cơ thể. Vào cuối của chu kỳ thở ra, bạn sẽ cảm thấy các
cơ bụng sẽ thắt chặt lại.
Một khi bạn trải nghiệm được hơi thở này, hãy thử tập các bài tập thở bụng:
Kiểu thang máy.
Hít vào và nở rộng rốn ra. Khi bạn thở ra, rốn
của bạn sẽ kéo vào trong. Hãy tưởng tượng một thang máy đi từ rốn cho
tới xương sống của bạn. Kéo rốn trở lại qua sáu tầng, tạm dừng tại mỗi
tầng như bạn đã làm khi đi thang máy. Lặp lại 03 lượt mỗi lượt 10 lần
một ngày.
Thở Bụng trên bốn chi.
Quỳ xuống bằng tất cả bốn chi. Giữ cho
bàn tay của bạn ngang với vai và đầu gối của bạn ngang với hông. Giữ cho
cột sống ở một vị trí trung lập.
Hít vào và nở rộng bụng của bạn về phía sàn nhà, kích hoạt cơ hoành.
Giữ hơi thở của bạn và kéo rốn của bạn về phía cột sống, đẩy tất cả các
cơ quan nội tạng của bạn ra khỏi vị trí, kích hoạt cơ bụng ngang của
bạn.
Nâng khung xương chậu của bạn bằng cách sử dụng loại cơ bắp mà có thể ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu.
Thở ra một cách mạnh mẽ và tiếp tục kéo rốn của mình vào phía trong mà không làm lưng của bạn bị uốn cong. Hãy lặp lại 6-10 lần.
Mùa thu năm nay, hãy giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh và sạch sẽ bằng
cách kết hợp với một thói quen hít thở sâu vào trong cuộc sống của mình.
SỰ KỲ DIỆU CỦA THỞ BỤNG, THỞ SÂU
Ai cũng biết thở là điều kiện số 1 của sự sống con người. Ngừng ăn,
ngừng uống có thể hàng tuần, hàng tháng, nhưng ngừng thở các bạn chỉ
tính bằng phút thôi. Như thế đã đủ nói lên sự kỳ diệu của thở rồi. Nhưng
biết cách thở còn kỳ diệu hơn bởi nó sẽ làm cho cơ thể khỏe hơn lên,
chữa được nhiều bệnh, con người sẽ sống thọ hơn, hạnh phúc hơn. Thở
bụng, thở sâu còn kỳ diệu ở chỗ bỗng nhiên nó tạo cho con người có ý chí
phi thường để làm nên sự nghiệp lớn. Dưới đây là dẫn chứng:
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bị cắt 2/3 của phổi, nhờ thở bụng, thở sâu ông sống đến mức đại thọ.
Sinh hoạt vợ chồng xong nếu ta thở bụng hoặc thở sâu chỉ cần 5 phút
thôi sẽ lấy lại được sự bình thường và có giấc ngủ ngon hơn.
Động đất sóng thần lịch sử ở Nhật làm hệ thống làm mát của nhà máy
Fukushima I hỏng nặng, chất phóng xạ bị thoát ra gây nguy hiểm hủy hoại
cuộc sống và môi trường cả một vùng rộng lớn, đông dân cư cần khắc phục
ngay. Giám đốc nhà máy và một số kỹ sư tình nguyện ở lại sau khi ông và
đồng sự làm một số động tác rất đơn giản để lấy lại sự quyết tâm cao là
cùng nhau hít thở sâu, trong vài phút thì diệu kỳ thay những cánh tay
xung phong dơ lên tình nguyện ở lại dù biết cái chết không thể nào tránh
khỏi. Và … sau một năm sự cố đã được khắc phục, cuộc sống đã được bình
yên thì người giám đốc nhà máy điện hạt nhân này đã qua đời vì bệnh ung
thư phổi.
Về tôi, vốn dĩ lúc nhỏ gầy còm bởi nhiều nguyên nhân trong đó có bệnh
hẹp van tim hai lá từ nhỏ, nhờ có luôn tập thở bụng, thở sâu hàng ngày
cộng với ăn uống điều độ nay đã sống vượt qua tuổi "thất thập cổ lai
hy". Hơn 10 năm nay vẫn hăng say lao động trong cộng đồng Việt Tiên Sơn
mà chưa hề ốm đau, sầu não cả. Chính nhờ có phương pháp thở sâu, thở
bụng giúp tôi có sự kỳ diệu này. Từ thực tế trên tôi muốn các bạn trong
cộng đồng Việt Tiên Sơn hãy tập thở bụng, thở sâu hàng ngày vì đây là sự
kì diệu giúp cho sức khỏe bản thân mình.
"Có sức khỏe là có tất cả… Sức khỏe là tài sản lớn nhất của con người"
Dưới đây xin trích một cách thở bụng đăng trên báo Sức khỏe & đời
sống số 619 tháng 11/2010 để chúng ta cùng thực hiện, bởi bài tập này dễ
thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi ngồi trên tàu xe, phòng làm
việc hoặc khi đang đi khi thấy cơ thể mình mệt mỏi, khó chịu.
Chúc các bạn thành công để làm nên điều kỳ diệu của mình.
Ngày nay, ở phương Tây, nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, Yoga… luôn
chú trọng đến cách thở bụng. Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các
bác sĩ: Dean Ornish, Deepak Chopra… căn bản cũng không ngoài cách thở
bụng.
Phương pháp thở bụng không chỉ giúp chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp,
tiêu hóa… mà còn làm cho tâm trí tĩnh tại, giảm căng thẳng. Thở bụng
cũng gọi là nội công, tức là vận động hệ cơ hoành, vận động các nội
tạng. Như vậy, biết sử dụng hệ cơ hoành là có được bài thuốc trợ tim,
trợ phổi, trợ tiêu hóa, sinh đẻ dễ, trừ táo bón, rất tốt với người cao
tuổi. Đặc biệt, kết hợp thở bụng và thả lỏng chân tay là thuốc an thần
có hiệu lực nhất. Trong lúc thở bụng, cần tập trung vào luồng thở.
Tập thở là phần mở đầu và là phần quan trọng nhất trong quá trình tập luyện Yoga. Muốn thở ra với hiệu suất tối đa cần:
Thở ra: đưa cơ hoành lên thật cao, khép hai cánh sườn lại, thót bụng tối đa.
Hít vào: đưa cơ hoành xuống tối đa, hai cánh sườn mở ra, bụng phình tối đa.
Có hai cách tập thở: khi ngồi và khi nằm.
Tư thế ngồi:
ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên hai gót chân hoặc ngồi tư thế hoa sen, hai
lòng bàn tay ngửa, bàn tay phải để lên bàn tay trái - thót bụng thở ra
(hình 1). Phình bụng hít vào (hình 2). Thực hiện 10 nhịp thở.
Tư thế nằm:
nằm ngửa, co hai chân, hai gối chạm nhau, hai bàn tay đặt lên bụng,
ngón giữa chạm rốn - thót bụng, thở ra (hình 3). Phình bụng hít vào
(hình 4). Thực hiện 10 nhịp thở.
Cách Hít Thở Tối Ưu
Đây là cách 90% người hít thở. Họ hít thở
nông bằng miệng, ít sử dụng cơ hoành. Cách hít thở này khiến cơ thể chỉ
sử dụng phần trên cùng của phổi nên hấp thu được một lượng nhỏ oxygen.
Dẫn đến bạn thiếu năng lượng sống và dễ có nguy cơ bệnh tật. Chưa kể thở
bằng miệng dễ khiến hơi thở có mùi. Hơi thở hôi ngăn cản chúng ta “tự
tin đến gần nhau hơn”.
Khi hít vào phần bụng phồng ra để cơ hoành di chuyển xuống dưới mát xa các cơ quan nội tạng. Tưởng tượng một quả bong bóng căng phình ra.
Khi thở ra phần bụng thóp vào để cơ hoành di chuyển lên trên mát xa trái tim nhỏ bé của bạn. Tưởng tượng bụng như máy hút bụi co rút lại.
Bài tập: Hít vào trong 5 giây. Giữ trong vòng 20 giây. Thở ra trong 10 giây.
- Hít: 1…2…3…4…5
- Giữ: 1…2…3…4…5…6….7…8…9…10…11…12…13…14…15…16…17…18…19…20
- Thở: 1…2…3…4…5…6…7…8…9…10
Tôi thường tập vào buổi sáng tinh mơ khi mới thức dậy. Buổi trưa khi lặng lẽ nghỉ ngơi. Buổi tối sau khi thực hiện các nhu cầu tất yếu và trước khi bắt đầu hoạt động giải trí hoặc làm đêm. Chỉ 10 phút mỗi lần. Sau 7 ngày đây là một trong những khoảng đầu tư thời gian đáng giá nhất.
Những bạn đã tập cách hít thở này thường bảo tôi. Bạn cảm thấy như có một nguồn suối lạch chảy thông khắp cơ thể. Sắc diện hồng hào. Phong độ dịu dàng. Một số bỗng trở nên sexy lạ kỳ. Không đùa đâu, hít thở đúng cách là sexy!
No comments:
Post a Comment