LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, September 27, 2016

Sinh lý tạng phủ và phủ vị




Cơ sở hậu thiên bát quái
Theo Y học cổ truyền phương Đông, Tạng Tỳ ứng với quẻ Khôn. Quẻ Khôn có tượng là đất. Vạn vật đều được đất nuôi dưỡng, do đó Tỳ cũng có chức năng nuôi dưỡng các tạng phủ, khí quan khác trong nhân thể.
Y học cố truyền Đông phương cho rằng phủ Vị ứng với quẻ Cấn và được giải thích như sau:
Quẻ Cấn là núi. Ta biết rằng đất thì bằng phẳng, núi thì cao sừng sững. Nhưng núi là do đất biến động mà thành. Có nghĩa là tạng Tỳ và phủ Vị có mối liên quan với nhau.
Quẻ Cấn là nơi vạn vật hoàn thành kết thúc mọi việc, như đóng lại bằng bức tường cao như núi, bảo vệ cho đất. Ý nói phủ Vị là nơi kết thúc, hoàn thành mọi vật. Do đó nếu Tỳ nuôi dưỡng vạn vật thì Vị là hoàn thành mọi vật. Tỳ Vị có cùng một chức năng.
Cũng theo cách giải thích trên thì núi là bức tường cao bảo vệ cho đất. Do đó, phủ Vị đóng vai trò che chở cho tạng Tỳ. Suy rộng ra là ngoại tà xâm nhập gây bệnh cho Tỳ trước hết phải qua phủ Vị.

Cơ sở nội kinh
Tỳ Vị được ví như một ông quan trông coi quản lý lương thực. Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có. Thiên Linh Lan bí điển luận viết: “Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên”. Thiên Ngũ vị, Linh khu nhấn mạnh thêm: “Lục phủ, ngũ Tạng giai bẩm khí vu Vị”.
Về mối quan hệ giữa Tỳ Vị, thiên Quyết luận, Tố vấn nói: “Tỳ chủ vi Vị, hành kỳ tân dịch”, và được Trình Hạnh Hiên giải thích là đồ ăn uống vào Vị nhờ Tỳ khí hấp dẫn giúp sức cho Vị làm việc, tinh hoa ở lại, cặn bã ra ngoài.

Chức năng tạng Tỳ:
Tạng Tỳ chịu ảnh hưởng của thấp Thổ từ trời và đất và có những biểu hiện ra ngoài ở bắp thịt, màu vàng, vị ngọt, sự tư lự hoặc khi bất thường thì biểu hiện bằng sự nôn ói hay ca hát. * Thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết: “Kỳ tại thiên vi thấp, tại địa vi thổ, tại thể vi nhục, tại tạng vi Tỳ, tại sắc vi hoàng, tại thanh vi ca, tại biến đông vi uế, tại khiếu vi khẩu, tại vị vi cam, tại chí vi tư”.
Bản Thần thiên, Linh khu viết: “Tỳ tàng doanh, doanh giả thủy cốc, chi tinh khí giã”. Ý nói Tỳ tàng chứa doanh, mà doanh là tinh khí của thủy cốc hóa thành.
Tỳ sinh huyết. Tứ Thập Nhị nạn nêu: “Tỳ chủ của huyết”. Ý nói Tỳ bao bọc phần huyết dịch.
Thiên Âm dương ứng tượng đại luận, Tố vấn: “Tỳ chủ cơ nhục, tứ chi”. Ngũ Thắng Sinh thành thiên và Lục Tiết Tạng tượng luận, Tố vấn viết rằng: “Tỳ chi hợp nhục giã, kỳ vinh thần giã. Tỳ Vị kỳ ba tại thần tứ bạch”. Ý nói Tỳ Vị cùng với cơ nhục biểu lộ sự vinh nhuận tốt đẹp ra đôi môi.
Tuyên minh ngũ khí thiên, Tố vấn: “Ngũ tạng sở tàng, Tỳ tàng ý, Tỳ khai khiếu ra miệng. Tỳ khí thông ra miệng. Tỳ hòa ắt miệng sẽ nếm biết được ngũ vị”. Kim quỹ chân ngôn luận, Tố vấn và Mạch độ thiên, Linh khu cũng nói như vậy.
Tuyên minh ngũ khí, Tố vấn viết: “Ngũ tạng sở ố, Tỳ ố thấp”.
Vị là cái bể chứa và làm chín nhừ đồ ăn thức uống. Tính của Vị là phải chứa đựng, phải giáng xuống. Thiên Hải luận, Linh khu viết: “Vị thủy cốc chi hải, chủ hư thực, chủ nạp, chủ giáng”. Thức ăn vào vị, tinh khí quy vào can, khí dư thừa quy về Can, chất đục quy về Tâm, chất tinh dư thừa quy về mạch, mạch lưu hành theo kinh, kinh lưu hành về Phế, Phế là nơi hội tụ của trăm mạch… Kinh mạch biệt luận, Tố vấn viết: “Thực khí nhập Vị, tán tinh vu Can, dâm khí vu cân, trọc khí qui Tâm, dâm tinh vu mạch, mạch khí lưu kinh, kinh khí quy vu Phế, Phế triều bách mạch…”. Thức uống vào Vị, tinh khí quy về Tỳ, Tỳ tán tinh lên Phế.
Ý nói mọi đồ ăn thức uống sau khi qua giai đoạn tiêu hóa của Vị sẽ được Tỳ vận hành về các tạng phủ và kinh mạch. Thiên Ngọc bản, Linh khu nhấn mạnh: “Sự cung cấp tinh khí từ ăn uống lúc đầu phải qua giai đoạn chín nhừ của Vị”.

             Nói tóm lại, qua các đoạn kinh văn nói trên cũng như dựa vào cơ sở Hậu thiên bát quái ta có 1 khái niệm về Tỳ Vị như sau:
Tỳ Vị có chức năng nuôi dưỡng làm trưởng thành các tạng phủ và cơ thể, do đó mà Tỳ được xem như là Hậu thiên khi so sánh với Thận là Tiên thiên (có chức năng sinh ra các tạng phủ và cơ thể). Trong đó, Vị với hình dáng uốn khúc co duỗi, dài 2 xích 6 thốn, to 1 xích 5 thốn, có công năng là thu nạp đồ ăn thức uống và tiêu hóa chúng dưới sự điều hành của tạng Tỳ để rồi phân bố tinh khí về cho các tạng mà ở đây sự vận hóa tinh khí của thủy cốc phải theo hướng Vị chủ giáng, Tỳ chủ thăng. Còn riêng chức năng Tỳ, ngoài việc vận hóa thủy cốc, Tỳ còn tàng chức doanh (tinh khí của ngũ cốc) và bao bọc phần huyết dịch nên người sau còn xem Tỳ có chức năng sinh huyết và thống nhiếp huyết (giữ huyết chạy trong mạch).
Mối quan hệ giữa Tỳ Vị: Tỳ giúp Vị tiêu hóa thủy cốc và vận hóa tinh khí của thủy cốc đến các tạng. Do đó khi có những triệu chứng ăn vào đầy bụng khó tiêu hoặc thậm chí táo bón thì người xưa sẽ chữa ở Tỳ hoặc khi thương thực dẫn đến tiêu chảy phân sống thì lại Kiện Vị.
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ với Can Mộc đó là mối quan hệ tương khắc (Can Mộc khắc Tỳ Thổ). Vì 1 lý do nào đó mà Can Mộc vượng lên hoặc Tỳ Thổ suy yếu thì sẽ sinh ra can Tỳ (Vị) bất hòa.
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Tâm Hỏa là mối quan hệ tương sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ), đồng thời Tỳ còn sinh huyết dịch. Do đó khi Tỳ Thổ hư người ta sẽ bổ vào tâm và vì Tâm chủ huyết, tàng thần nên khi bị huyết hư, hay quên, mất ngủ người ta lại bổ Tỳ.
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Phế Kim là mối quan hệ tương sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim) do đó nêu Phế khí hư sinh đoản khí, thiểu khí người ta sẽ Kiện Tỳ, ích khí.
Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Thận Thủy là mối quan hệ tương khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy). Do đó khi Tỳ Thổ hư, thủy thấp sẽ đình đọng gây tiêu chảy, phù nề, bụng trướng. Cúng như Thiên Thủy nhiệt huyệt luận, Tố vấn có nói: “Thận là cửa ngõ của Vị, cửa ngõ không thông thì thức ăn nước uống vào sẽ đình đọng mà sinh thủy trướng. Do đó phải tả thận thủy. Ngoài ra, trong Thận còn có Thận hỏa cũng tương trợ cho Tỳ Thổ. Do đó khi có thủy thấp đình đọng ở Tỳ Thổ sinh chướng bụng, tiêu chảy, cổ trướng người ta sẽ ôn thận hỏa. Thận nói chung còn có 1 chức năng là tàng tinh, do đó khí tinh ở Thận bị vơi kém vì phòng dục quá độ hoặc lao lực, người ta sẽ kiện Tỳ để sinh tinh. Một trong những nhân tố gây bệnh cho người chính là đờm ẩm, người ta sẽ kiện Tỳ để hóa đờm”.
Sau cùng thì sự sung mãn tươi tốt của Tỳ Vị đều được biểu hiện ở sự tươi nhuận ở đôi môi, sự đầy đặn nở nang của bắp thịt, sự ngon miệng và khi tỳ vị có rối loạn thì biểu hiện là hay ca hát, nôn ọe và vì Tỳ tàng ý và vốn tính thấp. Do đó hễ lo nghĩ nhiều hoặc ẩm thấp sẽ làm tổn thương Tỳ. Ngoài ra thấp cũng hóa nhiệt và hàn cũng sinh thấp. Do đó Tỳ không chịu được những thứ khí hậu hàn, thấp, nhiệt cũng như những thức ăn uống nóng, lạnh và quá ngọt.

Hội chứng bệnh tỳ vị
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận
Nguyên nhân:
Do lo lắng.
Lao lực.
Ăn uống không điều độ.
Bệnh sinh:
Tỳ khí hư bất kiện vận là chỉ công năng vận hóa thủy cốc của Tỳ Vị suy giảm:
Không vận hành tân dịch cho Vị, gây đầy tức bụng, nôn mửa.
Không vận hóa thủy cốc thành tinh khí dẫn đến bắp thịt teo nhão, đoản khí, thiếu khí.
Không vận hóa thủy thấp gây tiêu lỏng, huyết trắng, tứ chi nặng nề.
Triệu chứng lâm sàng:
Mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh, sắc mặt vàng tái.
Đau vùng thượng vị, đi tiêu nhiều lần trong ngày. Buồn nôn, nôn mửa. Ăn kém với đầy tức bụng, sôi ruột.
Huyết trắng, tay chân nặng nề, gầy rốc, phù thũng.
Hô hấp ngắn, nói yếu.
Rêu trắng, lưỡi nhợt, bệu. Mạch trầm trì, vô lực, nhược.
Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:
Viêm gan mãn tồn tại hoặc tiến triển, sơ gan cổ trướng.
Viêm thận mãn.
Viêm dạ dày tá tràng mãn.
Các hội chứng kém hấp thu (spue tropical). Tiêu chảy do tiểu đường. Thiếu men lactace.
Pháp trị:
Kiện Tỳ lợi thấp.
Phương dược:
Tứ quân tử thang gia Trư linh, Trạch tả.
Phân tách bài thuốc: (Pháp Bổ)
Vị thuốc
Dược lý YHCT
Vai trò của các vị thuốc
Nhân sâm
Ngọt, hơi đắng, ôn, vào Phế Tỳ.
Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.
Quân
Bạch linh
Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận.
Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.
Thần
Bạch truật
Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thần.
Thần
Trư linh
Ngọt, đạm, bình, vào Thận, Bàng quang. Lợi tiểu, thẩm thấp, chỉ tả, bổ âm chỉ khát.
Trạch tả
Ngọt, mặn, lạnh, vào Thận, Bàng quang. Lợi thủy, thẩm thấp, tả tướng hỏa.
Cam thảo
Ngọt ôn. Vào 12 kinh.
Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc.
Sứ
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
Cơ sở lý luận
Tác dụng điều trị
Tỳ du
Du huyệt của Tỳ
Kiện Tỳ.
(sử dụng bối du và nguyên lạc huyệt)
Thái bạch
Nguyên huyệt của Tỳ

Phong long
Lạc huyệt của Vị.

Đại đô
Huỳnh hỏa huyệt của Tỳ
Bổ Tỳ thổ theo ngũ du huyệt trên 2 đường kinh
Thiếu phủ
Huỳnh hỏa huyệt của Tâm

Quan nguyên
Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương
Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư → Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu
Khí hải
Bể của khí. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương.

Chương môn Túc tam lý
Kinh nghiệm phối hợp các huyệt bên (Châm cứu tư sinh kinh) trị đau bụng, ăn uống kém.
Chữa chứng đầy bụng, ăn uống kém tiêu.
Trung quản
Mộ huyệt của Vị
Chữa chứng đầy trướng bụng.
Tỳ khí hư hạ hãm
Nguyên nhân:
Do lo lắng.
Lao lực.
Ăn uống không điều độ.
Bệnh sinh:
Tỳ khí chủ thăng. Trong bệnh cảnh này chức năng “thăng” của Tỳ bị rối loạn dẫn đến:
Thăng khí không còn dẫn đến khí trệ: tạng phủ sa dãn.
Thăng thanh không còn, thanh trọc lẫn lộn: tiêu chảy, tiêu phân sống.
Triệu chứng lâm sàng:
Mệt mỏi. Sắc mặt vàng úa. Tiêu chảy, tiêu nhiều lần trong ngày. Ăn kém, đầy bụng, phân lỏng.
Sa tử cung. Sa trực tràng.
Thích uống nước nóng, tay chân lạnh, huyết trắng trong lỏng.
Hô hấp ngắn, tiếng nói yếu.
Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng ướt, nhợt. Mạch trì, nhu vô lực, nhược.
Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:
Viêm loét dạ dày tá tràng mãn.
Viêm đại tràng mãn.
Sa sạ dày, sa sinh dục.
Pháp trị:
Kiện Tỳ thăng đề.
Phương dược: 
Bổ trung ích khí.
Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ)
Vị thuốc
Dược lý YHCT
Vai trò của các vị thuốc
Nhân sâm
Ngọt, hơi đắng, ôn, vào Phế Tỳ.
Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân
Quân
Huỳnh kỳ
Ngọt ấm, vào Tỳ Phế. Bổ khí, thăng dương khí của Tỳ, chỉ hãn, lợi thủy.
Thần
Trần bì
Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp
Thần
Sài hồ
Đắng hàn vào Can đởm, Tâm bào, Tam tiêu. Tả nhiệt, giải độc, thăng đề
Thần
Thăng ma
Cay, ngọt, hơi đắng, tính hàn vào Phế, Vị, Tỳ, Đại trường.
Thanh nhiệt giải độc, thăng đề.
Thần
Bạch linh
Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận.
Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần
Bạch truật
Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị.
Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thần
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
Cơ sở lý luận
Tác dụng điều trị
Tỳ du
Du huyệt của Tỳ
Kiện Tỳ
(sử dụng bối du và nguyên lạc huyệt)
Thái bạch
Nguyên huyệt của Tỳ

Phong long
Lạc huyệt của Vị.

Đại đô
Huỳnh hỏa huyệt của Tỳ
Bổ Tỳ thổ theo ngũ du huyệt trên 2 đường kinh
Thiếu phủ
Huỳnh hỏa huyệt của Tâm

Quan nguyên
Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương
Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư → Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu
Khí hải
Bể của khí. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương

Chương môn Túc tam lý
Kinh nghiệm phối hợp các huyệt bên (Châm cứu tư sinh kinh) trị đau bụng, ăn uống kém
Chữa chứng đầy bụng, ăn uống kém tiêu
Trung quản
Mộ huyệt của Vị
Chữa chứng đầy trướng bụng
Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết
Nguyên nhân:
Do lo lắng.
Lao lực.
Ăn uống không điều độ.
Bệnh sinh:
Chức năng thống nhiếp huyết của Tỳ trong bệnh cảnh này bị suy giảm, do đó:
Chảy máu dưới da.
Rong kinh.
Nhục huyết, tiện huyết.
Triệu chứng lâm sàng:
Mệt mỏi, mất ngon miệng, khát nước. Sắc mặt nhợt, vàng.
Buồn nôn, ói máu, sẫm màu. Đi tiêu phân có máu, phân nhão.
Tiểu máu, rong kinh, tay chân lạnh, chảy máu mũi. Xuất huyết dưới da.
Lưỡi nhợt, mạch trầm.
Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:
Viêm đại tràng chảy máu.
Các rối loạn về đông máu.
Xơ gan.
Biểu hiện tiêu hóa của hội chứng tăng urê huyết.
Pháp trị:
Kiện Tỳ nhiếp huyết.
Phương dược:
Tứ quân tử + Trắc bá + Cỏ mực sao đen.
Phân tách bài thuốc: (Pháp Bổ)
Vị thuốc
Dược lý YHCT
Vai trò của các vị thuốc
Nhân sâm
Ngọt, hơi đắng, ôn, vào Phế Tỳ.
Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.
Quân
Bạch linh
Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận.
Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.
Thần
Bạch truật
Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thần
Thần
Cam thảo
Ngọt ôn. Vào 12 kinh.
Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc.
Sứ
Trắc bá
(sao đen)
Đắng, chát, hơi hàn. Vào kinh Phế, Can, Đại trường. Lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt.
Cỏ mực
(sao đen)
Ngọt, chua, mát. Vào kinh Can, Thận. Bổ Thận âm, chỉ huyết lỵ.
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
Cơ sở lý luận
Tác dụng điều trị
Tỳ du
Du huyệt của Tỳ
Kiện Tỳ
(sử dụng bối du và nguyên lạc huyệt).
Thái bạch
Nguyên huyệt của Tỳ

Phong long
Lạc huyệt của Vị.

Đại đô
Huỳnh hỏa huyệt của Tỳ
Bổ Tỳ thổ theo ngũ du huyệt trên 2 đường kinh
Thiếu phủ
Huỳnh hỏa huyệt của Tâm

Quan nguyên
Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương
Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong.
Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư  Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu
Khí hải
Bể của khí. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương.

Thái uyên
Hội của mạch
Tác dụng chỉ huyết
Tỳ dương hư
Nguyên nhân:
Do lo lắng.
Lao lực.
Ăn uống không điều độ.
Do Thận dương hư
Bệnh sinh:
Bệnh cảnh bao gồm:
Công năng của Tỳ Vị suy giảm.
Kèm theo triệu chứng hàn (dương hư úy ngoại hàn): sợ lạnh, tay chân lạnh, đau bụng, tiêu chảy khi gặp phải lạnh, giảm khi chườm nóng.
Triệu chứng lâm sàng:
Mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh hoặc sợ gió.
Đau giảm với sức nóng, đau thượng vị khi gặp lạnh. Thích uống nước nóng, tay chân nặng, tay chân lạnh, hô hấp ngắn.
Bụng lạnh, phù thũng, lưỡi trắng nhợt, mạch hư hoãn.
Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:
Hội chứng kém hấp thu, hay tiêu chảy mãn do cắt dạ dày.
Viêm dạ dày mãn, viêm tụy mãn, thiếu men tiêu hóa ở ruột.
Sprue, Whipple.
Viêm thận mãn.
Pháp trị:
Ôn trung kiện Tỳ.
Phương dược:
Phụ tử lý trung thang (Chứng trị chẩn thằng).
Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ)
Vị thuốc
Dược lý YHCT
Vai trò của các vị thuốc
Nhân sâm
Ngọt, hơi đắng, ôn, vào Phế Tỳ.
Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.
Quân
Phụ tử chế
Cay, ngọt đại nhiệt vào 12 kinh.
Hồi dương, cứu nghịch, ôn thận, lợi niệu, ôn bổ Mệnh môn
Thần
Bạch truật
Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thần
Thần
Can khương
Cay, ấm vào Tâm, Phế, Vị, Tỳ, Thận, Đại trường.
Ôn trung, tán hàn, chỉ nôn, chỉ huyết
Thần
Cam thảo
Ngọt ôn. Vào 12 kinh.
Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc
Tá - Sứ
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
Cơ sở lý luận
Tác dụng điều trị
Tỳ du
Du huyệt của Tỳ
Kiện Tỳ
(sử dụng bối du và nguyên lạc huyệt)
Thái bạch
Nguyên huyệt của Tỳ

Phong long
Lạc huyệt của Vị.

Đại đô
Huỳnh hỏa huyệt của Tỳ
Bổ Tỳ thổ theo ngũ du huyệt trên 2 đường kinh
Thiếu phủ
Huỳnh hỏa huyệt của Tâm

Quan nguyên
Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương.
Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư → Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu.
Khí hải
Bể của khí. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương.

Chương môn Túc tam lý
Kinh nghiệm phối hợp các huyệt bên (Châm cứu tư sinh kinh) trị đau bụng, ăn uống kém.
Chữa chứng đầy bụng, ăn uống kém tiêu
Trung quản
Mộ huyệt của Vị
Chữa chứng đầy trướng bụng
Can tỳ vị bất hòa
Nguyên nhân:
Tình chí không thoải mái nên Can khí uất kết.
Tỳ thổ hư nên Can Mộc tương thừa.
Triệu chứng lâm sàng:
Bực dọc, bức rức.
Gắt gỏng, hay thở dài.
Đau hông sườn.
Đầy bụng, ợ chua, đau thượng vị.
Táo bón xen tiêu chảy.
Rêu vàng. Mạch huyền sác hữu lực.
Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:
Tiêu chảy do tâm lý.
Rối loạn vận động đường ruột.
Hội chứng ruột già kích ứng.
Pháp trị:
Sơ Can kiện Tỳ.
Phương dược: 
Tiêu dao tán + Uất kim (Cục phương).
Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ)
Vị thuốc
Dược lý YHCT
Vai trò của các vị thuốc
Sài hồ
Đắng hàn vào Can đởm, Tâm bào, Tam tiêu. Tả nhiệt, giải độc, thăng đề.
Quân
Bạch thược
Đắng, chát, chua vào Can, Tỳ, Phế. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.
Thần
Uất kim
Cay, đắng, ôn vào Tỳ, Can.
Hành huyết, phá ứ, hành khí giải uất.
Thần
Đương quy
Ngọt, cay, ấm vào Tâm, Can, Tỳ.
Dưỡng huyết, hoạt huyết.
Thần
Bạch linh
Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận.
Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.
Bạch truật
Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thần.
Cam thảo
Ngọt ôn. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc.
Tá - Sứ
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
Cơ sở lý luận
Tác dụng điều trị
Trung quản
Túc tam lý
Mộ huyệt của Vị. Kinh nghiệm người xưa phối hợp trung quản để kiện Vị
Chữa chứng đầy trướng bụng, đau bụng
Lãi câu
Lạc huyệt/Can
Tả Can khí thực
Hành gian
Huỳnh hỏa huyệt/Can
Bình can.
Tả can mộc vượng
Thiếu phủ
Huỳnh hỏa huyệt/Tâm

Thái xung
Du Thổ huyệt/Can
Thanh Can hỏa, giáng hỏa
Thần môn
Du Thổ huyệt/Tâm

Nội quan
Giao hội huyệt của Tâm bào và Âm duy mạch → Đặc hiệu vùng ngực
Chữa chứng hồi hộp, đau ngực gây khó thở, ngăn ngực




No comments:

Post a Comment