LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, September 25, 2016

RĂNG, MIỆNG, CỔ HỌNG


ĐAU LỢI RĂNG

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Phần lớn triệu chứng của bệnh đau lợi răng là lợi bị sưng đỏ, mềm nhũn, dễ chảy máu, đau nhức vô cùng, người bệnh phát sốt... Nếu là nha chu viêm, khi bệnh nghiêm trọng sẽ dẫn đến chân răng bị nhô ra, răng lung lay như sắp rụng, đầu óc đau buốt nhói.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để trị liệu bệnh này, trước hết phải kiên trì ấn lên các huyệt Nghinh hương, Hòa liêu, Thừa tương, Cự liêu, Đại nghinh, Hạ quan xung quanh mũi và miệng nhiều lần. Nguyên nhân viêm lợi có thể là do sự ảnh hưởng của các chức năng nội tạng, hoặc sự thay thế cơ năng, thần kinh chức năng mất tự chủ gây nên. Khi gặp những trường hợp ấy thì tiến hành bấm huyệt thật cẩn thận, dùng lực vừa phải và lặp lại nhiêu lần đối với các huyệt Trung quản, Hoang du (Dục du), Thiên khu ở vùng bụng, Can du ở lưng, Thận du ở eo... sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, bấm thêm các huyệt Thiên trụ trên cổ, Thủ tam lý, Khúc trì, Hợp cốc ở tay để giảm đau, trong đó Hợp cốc là huyệt chủ yếu chế ngự cảm giác đau đớn.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT ĐẠI NGHINH
- Tác dụng: Làm giảm hẳn cảm giác đau đớn ở hàm dưới.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm vào trên xương hàm dưới, xéo phía dưới khóe miệng, ngay tại bờ trước cơ nhai.
- Phương pháp trị liệu: Người trị dùng hai ngón tay ấn hơi mạnh và nhiều lần lên hai huyệt Đại nghinh của người bệnh, để tiêu trừ cảm giác đau đớn ở hàm dưới, kết hợp với việc ấn huyệt Ế phong phía dưới tai, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Tác dụng: Làm giảm hẳn cảm giác đau đớn dữ dội khi phát bệnh.
- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu đỡ cổ tay người bệnh, tay kia nắm bàn tay người bệnh như tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng làm giảm hẳn cơn đau dữ dội khi phát bệnh.

▼ HUYỆT THỦ TAM LÝ
- Tác dụng: Làm giảm sưng tấy lợi răng do viêm nha chu gây nên.
- Vị trí: Nằm trên cẳng tay, thẳng phía trên ngón tay cái, bên dưới khuỷu tay trong chừng hai đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm cẳng tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh, lún vào da thịt bên trên huyệt Thủ tam lý để kích thích lên huyệt đạo này, có hiệu quả làm tan các chỗ sưng phù trên cơ thể và lợi răng sưng tấy của người bị viêm nha chu

CHỨNG VIÊM XOANG MIỆNG, KHOÉ MIỆNG

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Các triệu chứng lợi răng, môi, niêm mạc khoang miệng bị sưng tấy hoặc bị viêm... gọi chung là viêm xoang (khoang) miệng, ví dụ như niêm mạc xoang miệng bị trắng đục, sưng đỏ, hoặc những u nhọt sưng tấy... là những biểu hiện của những viêm nhiễm khác nhau. Khi viêm nhiễm, sưng tấy nghiêm trọng, sẽ đau đớn đến mức không thể uống nước, ăn cơm được.
Viêm khóe miệng (mép) tức là những triệu chứng sưng, tấy nêu trên xuất hiện tại khóe mép (đầu môi) bị viêm. Nguyên nhân chính gây nên chứng viêm xoang miệng và khóe mép phần lớn là do hệ thống tiêu hóa mà nhất là dạ dày và đường ruột không được bình thường, bị bệnh.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trọng tâm của phương pháp trị liệu này là làm giảm sự đau đớn khi khoang miệng và mép bị viêm nhiễm, điều chỉnh chức năng hoạt động của dạ dày và ruột. Các huyệt đạo Địa thương gần đầu môi, Liêm tuyền nơi yết hầu, Cự liêu bên cạnh mũi, Thừa tương, Đại nghinh ở hàm dưới là những huyệt đạo không thể thiếu khi tiến hành bấm huyệt trị liệu bệnh viêm xoang miệng. Tiến hành ấn huyệt Hạ quan để tiêu trừ cảm giác đau đớn do viêm nhiễm gây ra, ấn lên huyệt Thiên đột để điều chỉnh cơ năng của thực quản, ấn huyệt Thủ tam lý có hiệu quả giảm viêm nhiễm, ấn huyệt Hợp cốc, Khúc trì đem lại hiệu quả giảm đau. Đồng thời kết hợp ấn huyệt với massage lên các huyệt từ Bất dung đến Trung quản, Thiên khu trên bụng rất hiệu quả điều chỉnh chức năng của dạ dày và ruột, hoặc tác động lên các huyệt Can du, Vị du, Thận du trên lưng cũng mang lại hiệu quả tương tự.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT LIÊM TUYỀN
- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng sưng nổi mụn quanh vùng môi hoặc viêm lưỡi.
- Vị trí: Nằm giữa nếp nhăn chạy ngang bên trên trái khế (yết hầu) trước cổ.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu dùng lòng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa ấn lên huyệt Liêm tuyền của người bệnh với một lực vừa đủ, tránh gây đau đớn yết hầu ngưòi bệnh, sẽ có tác dụng chữa trị chứng sưng nổi mụn đỏ quanh vành môi, viêm lưỡi, sưng tấy và hiện tượng tê cứng lưỡi đi kèm.

▼ HUYỆT THỪA TƯƠNG
- Tác dụng: Khắc phục cảm giác đau đớn do bị viêm xoang miệng, khóe mép và triệu chứng môi, miệng cử động khó.
- Vị trí: Nằm trên chỗ lõm phía dưới môi dưới, ngay chính giữa hàm dưới.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu ngón tay trỏ hoặc giữa vừa ấn vừa day từ từ lên huyệt Thừa tương của người bệnh; sẽ tiêu trừ cảm giác đau đớn do bệnh viêm xoang miệng, khóe mép và cả triệu chứng méo miệng do viêm nhiễm quá nặng gây nên.

▼ HUYỆT ĐỊA THƯƠNG
- Tác dụng: Khắc phục rất hiệu quả cảm giác đau đớn dữ dội khi môi miệng bị viêm nhiễm nặng.
- Vị trí: Hai huyệt nằm sát phía ngoài hai bên khóe miệng.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu hai ngón tay trỏ hoặc giữa cùng lúc ấn lên hai Huyệt Địa thưong của người bệnh và từ từ day tròn một lúc, có hiệu quả khắc phục cảm giác đau đớn dữ dội của bệnh môi miệng viêm nhiễm nặng do dạ dày bị bệnh gây nên.

▼ HUYỆT CAN DU

- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng Vị Tràng để chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang miệng.
- Vị tri: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Can du của người bệnh, làm thư giãn căng thẳng co lưng, điều chỉnh chức năng của Vị Tràng, có hiệu quả trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang miệng.

▼ HUYỆT VỊ DU
- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc chữa trị và phòng ngừa đối với người dễ mắc bệnh viêm xoang miệng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sỗng ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Vị du của người bệnh, có hiệu quả điều chỉnh chức năng hoạt động của dạ dày và ruột là nguồn gốc gây nên bệnh viêm xoang miệng. Đối với người dễ bị viêm xoang miệng, khóe mép cần tập luyện để liệu pháp này trở thành một thói quen sinh hoạt hàng ngày

CHỨNG ĐAU HỌNG, KHAN CỔ

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Họng dễ bị đau khi mắc bệnh cảm cúm, khi ấy sẽ xuất hiện triệu chứng họng khô, đau rát hoặc viêm sưng phát sốt, nếu bệnh nặng sẽ tắc tiếng, không ăn uống được. Phần lớn khô họng, khàn tiếng đến mức đau họng là hậu quả của việc sử dụng cổ họng một cách thái quá, nói to tiếng liên tục... Chứng đau họng, khan cổ còn do các chứng bệnh trong cơ thể hoặc thần kinh mà người ta thường gọi là đau họng hoặc cảm giác có dị vật trong cổ họng.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trước hết dùng liệu pháp huyệt đạo kích thích lên các huyệt Phong trì sau cổ cho đến các huyệt trên hai vai và trên lưng để làm giảm mức độ căng thẳng của bệnh và điều hòa hô hấp, sau đó mới tiến hành ấn lên các huyệt Nhân nghinh, Thủy đột, Khí xá, Thiên đột trên yết hầu. Lưu ý đây là khu vực rất nhạy cảm, nên chỉ bấm huyệt với lực vừa đủ để tránh không làm ảnh hưởng đến hô hấp của khí quản và gây đau đớn cho người bệnh. Huyệt Thiên đột rất có ảnh hưởng đến việc trị liệu chứng viêm amiđan và nghẽn tắc cổ họng. Ngoài ra, ấn thêm các huyệt Thiên song, Thiên đỉnh bên cổ, Ế phong dưới tai, Đản trung (Chiên trung, Thiện trung) trên ngực, Hoang du trên bụng càng có kết quả. Ấn lên các huyệt Xích trạch, Khổng tối, Hợp cốc trên tay, Tam âm giao trên chân sẽ có tác dụng khắc phục triệu chứng đau thần kinh.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT NHÂN NGHINH
- Tác dụng: Khắc phục hiệu quả chứng đau cổ họng, cảm giác khó chịu trong họng và giúp khí huyết lưu thông điều hòa.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua yết hầu, sát phía sau động mạch cảnh gốc.
- Phương pháp trị liệu: Hai đầu ngón tay của người trị liệu ấn và xoa bóp lên hai huyệt Nhân nghinh của người bệnh với lực vừa đủ để không gây đau đớn cho yết hầu và cản trở hô hấp, có hiệu quả thúc đẩy khí huyết từ đầu đến cổ lưu thông tuần hoàn, khắc phục tình trạng đau đầu, hen suyễn, khó chịu trong họng.

▼ HUYỆT THIÊN ĐÌNH (CÒN GỌI LÀ THIÊN ĐẢNH)
- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng đau đớn và cảm giác cổ họng tắc nghẽn do viêm sưng amiđan gây nên.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng hai bên và nằm thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay, phía sau cơ cồ.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở xéo phía sau, một tay giữ vai người bệnh, dùng đầu ngón trỏ hoặc giữa của tay kia ấn và day nhẹ lên huyệt Thiên đỉnh của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ cảm giác đau đớn và khó chịu nghẹn tắc trong cổ họng do bệnh viêm sưng amiđan gây nên. 

▼ HUYỆT THỦY ĐỘT
- Tác dụng: Khắc phục chứng nghẹn thở và khan tắc tiếng do cổ họng viêm, sưng tấy.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng hai bên và nằm thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay, sát trước cơ cổ (phía trong huyệt Thiên đỉnh chừng một đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở xéo phía sau, một tay giữ vai người bệnh, đầu ngón trỏ hoặc giữa tay kia day ấn nhẹ lên huyệt Thủy đột người bệnh, rất hiệu quả khắc phục chứng viêm sưng và đau cổ họng cũng như tình trạng nghẹn thở, ho. Ngoài ra, cũng hiệu quả trong việc khắc phục cảm giác khó chịu trong cổ họng và khàn tắc tiếng.

▼ HUYỆT PHONG TRÌ
- Tác dụng: Khắc phục các chứng bệnh cổ họng phát sinh do bị cảm cúm hay do sự căng thẳng của cổ.
- Vị tri: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng 2 đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Phong trì của người bệnh. Đây là huyệt đạo đặc biệt quan trọng trong chữa trị cảm cúm, rất hiệu quả khắc phục sự căng thẳng của cổ và các triệu chứng do bệnh cảm cúm gây nên.

▼ HUYỆT THIÊN ĐỘT
- Tác dụng: Khắc phục cảm giác cổ họng rất đau đớn, không thế ăn uống được.
- Vị trí: Nằm phía trên đầu xương ngực, ngay chỗ lõm chính giữa hai xương quai xanh.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu ngón ta trỏ hoặc giữa ấn lên huyệt Thiên đột của người bệnh theo hướng từ yết hầu xuống ngực, có hiệu quả khắc phục chứng khô rát cổ, cổ họng đau đớn, khó chịu, tác nghẹn không thế nuốt thức ăn. Đối với những người mà nghề nghiệp đòi hỏi phải thường xuyên sử dụng âm thanh, nói nhiều, nói to thì hằng ngày tự ấn lên huyệt đạo này để phòng bệnh, bảo hộ cổ họng.

▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Tác dụng: Khắc phục chứng đau họng mạn tính.
- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngổi thẳng, một tay người trị liệu đỡ lấy cổ tay còn tay kia nắm bàn tay người bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh, sẽ làm giảm đau đớn do họng viêm sưng. Cứ ấn huyệt liên tục như thế có hiệu quả trị liệu chứng viêm amiđan mạn tính








No comments:

Post a Comment