LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, September 14, 2016

LIỆT DƯƠNG, YẾU SINH LÝ - HẾT HẲN VỚI PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT


LIỆT DƯƠNG, YẾU SINH LÝ - HẾT HẲN VỚI PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT




Theo đông y, tạng (thận) là nguồn gốc của Âm Dương Thủy Hỏa trong cơ thể vận hành các chức năng sinh dục, phát dục và hoạt động của con người. Nếu một trong các bước vận hành của thận bị yếu, bất cứ trường hợp nào cũng đều ảnh hưởng đến cơ thể, bệnh Thận sinh ra nhiều triệu chứng như: đau lưng, mỏi gối, di tinh, mộng tinh, hoạt tiết tinh, liệt dương và phù thủng… Ngoài ra, thận suy yếu sẽ dẫn đến suy giảm khả năng "chăn gối". Thận có thận âm, thận dương, nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau, giữ thế quân bình về âm - dương. Thận hư (yếu) làm giảm chức năng tình dục.
Liệt dương là tình trạng dương vật không cương cứng được (Đông y gọi là "dương sự bất cử") hoặc có cương nhưng không bền bỉ khi phòng sự, thường kèm theo một số triệu chứng như đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, ăn ngủ kém, sợ lạnh, đại tiện lỏng loãng… Trong y học cổ truyền, liệt dương thuộc phạm vi chứng dương nuy thường do nhiều nguyên nhân gây nên như tỳ vị (đường tiêu hóa) hư tổn, khí huyết bất túc, tôn suy. Khó có thể kể kết các phương pháp điều trị căn bệnh này của y học cổ truyền nhưng có một biện pháp mà người bệnh nào cũng có thể làm được là tiến hành các thao tác xoa bóp, ấn huyệt để đề phòng và chữa trị có hiệu quả để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Nguyên nhân của bệnh yếu sinh lý là do nhiều yếu tố như: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh địa phương, giống, khí hậu, thời tiết, thức ăn, tiếng động, sự giao hợp quá độ hoặc quá kiêng cữ giao hợp,  già yếu, nhưng chủ yếu là do trạng thái thần kinh, do mức độ tự chủ của mỗi người.
Triệu chứng: Những tiêu chuẩn để xác định bệnh thận như :
1. Lưng và cột sống đau mỏi
2. Đùi,  gối,  cẳng chân,  gót chân đau nhức
3. Tài ù,  tai điếc
4. Tóc rụng và khô héo
5. Răng lung lay và hở thưa
6. Cơ năng của bộ máy snh dục mất bình thường
7. Xích mạch yếu

Khi thấy có ba trong bảy tiêu chuẩn trên thể hiện ra,  ta có thể chẩn đoán là THẬN TẠNG SUY YẾU (Thận hư)
Thận âm hư:
Thận âm chủ về tinh huyết là vật chất dinh dưỡng để đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, làm việc được lâu, có âm khí để làm cho độ cương cứng tốt. Vì vậy, thận âm hư thường gây ra bệnh di tinh, mộng tinh, hoạt tinh hoặc vẫn còn ham muốn nhưng không giao hợp được vì dương vật không cương cứng
Những điểm thuộc loại THẬN ÂM HƯ:
- Gan bàn tay,  bàn chân nóng.
- Không ngủ được.
- Nóng hâm hấm nửa người về phía trên.
- Mạch tế, Huyền, Sác.
- Lưỡi đỏ hoặc có nứt rạn.
- Về buổi chiều miệng khô,
- Quay đầu chóng mặt.
- Mộng tinh.
- Di tinh.
- Nứơc đái vàng,  đỏ,  phân táo bón.
Kết hợp ba trong bảy tiêu chuẩn trên, cộng với bốn, năm hiện tượng này nữa, ta sẽ khẳng định là THẬN ÂM HƯ TỔN
Thận dương hư:
Thận dương chủ về hưng phấn của cơ thể, làm cho người ta nhanh nhẹn, ham muốn nhiều, cơ thể ấm áp, khoẻ mạnh. Nếu thận dương hư yếu, người và chân tay sẽ lạnh, lờ đờ, chậm chạp, trông người vẫn bình thường nhưng sự ham muốn tình dục sẽ yếu, giảm dần rồi mất hẳn.
Thận dương hư có các triệu chứng chủ yếu: người sợ lạnh, chân tay lạnh, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, lưng đen, đi ngoài phân nát, nước tiểu trong, di tinh kèm liệt dương. Bệnh di tinh liệt dương phần nhiều do tình dục quá độ hoặc ốm đau nhiều, cũng có thể do suy nghĩ buồn phiền lo sợ làm cho tâm, thận bị tổn thương cũng gây nên.
Những điểm thuộc loại THẬN DƯƠNG HƯ:
- Sợ lạnh.
- Lưỡi nhạt.
- Tay chân thường lạnh.
- Nước đái trắng.
- Hay đi đái đêm.
- Thở yếu,  nói mệt.
- Đại tiên lỏng.
- Tinh thần mờ tối.
- Tự ra mồ hôi.
- Liệt dương.
- Sắc mặt kém tươi, tảo tinh.
- Phù thũng.
- Mạch vi,  Trì,  Nhược.
Kết hợp với ba trong bảy tiêu chuẩn trên cộng với bốn, năm hiện tượng này, ta khẳng định là thuộc loại THẬN DƯƠNG HƯ TỔN.
TRIỆU CHỨNG LIỆT DƯƠNG, YẾU SINH LÝ:
1. XUẤT TINH SỚM: Mới giao hợp hoặc chưa giao hợp đã xuất tinh.
2. DƯƠNG NUY: Dương vật mềm nhũn,  không đủ cứng để giao hợp.
3. LIỆT DƯƠNG: Dương vật không hoạt động được.
4. LÃNH CẢM:Phụ nữ không có cảm giác hoặc rất ít cảm giác ham muốn tình dục khi gần người khác phái. Đôi khi còn chán ghét dự sinh hoạt tình dục.

 Nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh mà đàn ông luôn sợ phải đối mặt. Đối với chúng tôi thì khả năng của nam giới không bao giờ bị mất đi trừ khi bạn nằm trong 6 tấm vách. Phương pháp mà chúng tôi sử dụng là phương pháp bấm huyệt thập chỉ đạo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được lưu truyền đến ngày hôm nay.
Xuất tinh sớm: ăn trái cau, chuối chát, khoai sọ, khoai môn, hải mã hoặc tắc kè (ngâm rượu)... Đồng thời phải chà sát vùng mang tai, vùng cằm, vùng đầu mũi và trên trán.
Dương nuy: Day ấn huyệt đồng thời ăn uống củ cà rốt, chuối chát, sa bô chê, hột gà, ca cao.
Liệt dương: Day ấn huyệt đồng thời ăn uống củ cà rốt, chuối chát, sa bô chê, hột gà, ca cao.
Lãnh cảm: bấm day huyệt và chà sát thường xuyên vùng môi trên (ngày 3 lần,  mỗi lần vài phút). Kết hợp ăn tròng đỏ trứng gà, sa-bô-chê, cà rôt (quay sinh tố) vài lần mỗi tuần.
Kiêng cữ: Cà phê, thuốc lá, rượu. Riêng trường hợp xuất tinh sớm, tránh xem phim ảnh hay phim truyện có tính kích thích, khiêu dâm.
Nên: Tập thở sâu, tập chạy tại chổ, tập nằm ngữa cong mình lên, hai chân đạp (kiểu xe đạp) hoặc đá chân tới lui (2 chân thay phiên nhau).
Nếu vì nguyên nhân ảnh hưởng tâm lý mà bất lực thì liệu pháp huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt, trước tiên day ấn lên các huyệt đạo trên lưng và vùng eo để làm thư giãn sự căng thẳng của cơ bắp. Huyệt Thận du ở eo có khả năng tăng cường tinh lực, Trung lữ du, Bàng quang du có khả năng điều chỉnh cơ năng nội tạng của xương chậu, Đại tràng du và Thứ liêu có hiệu quả làm tăng cường sức mạnh đối với cơ năng hệ tiết niệu, bài tiết và khả năng xuất tinh… do đó cần tiến hành day ấn nhiều lần lên các huyệt đạo này một cách tỉ mỉ. Lấy các huyệt Đại hách, Trung cực, Quan nguyên ở vùng bụng làm trung tâm, thực hiện ấn huyệt và massage. Ấn lên huyệt đạo ở chân có hiệu quả lớn trong việc điều chỉnh cơ năng nội tạng có liên quan.

CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU:

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Tiêu trừ nguyên nhân làm suy yếu tinh lực và cảm giác mệt mỏi, tăng cường tinh lực và sinh lực.
- Vị trí: Hai huyệt nằm đối xứng và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hônq, đầu hai ngón tay cái từ từ ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh. Có hiệu quả trong việc làm thư giãn sự căng thẳng của cơ thể, tiêu trừ nguyên nhân làm suy yếu tinh lực và cảm giác mệt mỏi, tăng cường tinh lực và sinh lực.

▼ HUYỆT ĐẠI HÁCH

- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh cơ bụng dưới để nâng cao khả nãng cương cứng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách huyệt Trung cực (nằm trên Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 4 đốt ngón tay) gần 1 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, ba ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, phối hợp theo nhịp thở của người bệnh, từ từ ấn vừa đủ mạnh, làm lõm lớp mỡ bụng phía trên hai huyệt Đại hách của người bệnh, lặp lại nhiều lần động tác ấy. Đây là huyệt đạo đặc biệt hiệu quả trong việc chữa trị chứng liệt dương, nâng cao sức mạnh của cơ bụng dưới, tăng cường khả năng cương cứng.

▼ HUYỆT TRUNG LỮ DU

- Tác dụng: Là huyệt đạo rất có hiệu quả trong việc chữa trị các chứng bệnh đàn ông.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm bên ngoài đốt xương cùng thứ 3 từ trên xuống chừng 2 đốt ngón lay (dưới huyệt Bàng quang du 1 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên mông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Trung lữ du của người bệnh và giữ như thế trong vài giây, lặp lại nhiều lần, kết hợp với việc tác động lên huyệt Thứ liêu ở bên cạnh cũng kiểu ấy, rất hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh bất lực của đàn ông

Và các huyệt hỗ trợ điều trị bệnh:

Day ấn huyệt thần khuyết (Ở chính giữa rốn): Dùng ngón tay cái hoặc gốc bàn tay day nhẹ huyệt thần khuyết trong 3 phút.
Day ấn huyệt khí hải (Dưới rốn 1,5 tấc): Dùng ngón giữa day huyệt khí hải trong 2 phút.
Day ấn huyệt quan nguyên (Dưới rốn 3 tấc hoặc trên bờ trên xương mu 2 tấc): Dùng ngón giữa day huyệt quan nguyên trong 2 phút.
Xoa bụng dưới: Dùng bàn tay xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải trong 2 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được.
Xát đùi: Dùng bàn tay xát bên trong đùi theo hướng từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 20 – 30 lần.
Day huyệt hội âm (Nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục): Dùng ngón giữa day huyệt hội âm trong 2 phút.
Day ấn huyệt túc tam lý (Sờ bờ trước xương ống chân (xương chày) từ dưới cổ chân lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra một khấc (khoát) ngón tay là vị trí của huyệt. Ấn có cảm giác tê, tức lan xuống bàn chân): Dùng 2 ngón cái day hai huyệt cùng một lúc trong 2 phút.
Day ấn huyệt tam âm giao (Ở trên mắt cá trong 3 tấc, ngay sau bờ trong xương chày): Dùng hai ngón cái day ấn hai huyệt tam âm giao trong 2 phút.
Xát lưng và xương cùng cụt: Dùng hai bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo 2 khối cơ cạnh cột sống, xát từ trên xuống dưới và ngược lại trong 1 phút, sau đó tiếp tục dùng một bàn tay xay xát vùng xương cùng cụt trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được.
Điều cần lưu ý là người bệnh không nên quá phiền não, tinh thần phải được thư giãn và luôn luôn tin tưởng sẽ khôi phục lại được sự hứng khởi mạnh mẽ. Nên day ấn huyệt thường xuyên để mau hồi phục. Khi bệnh tình đã hồi phục thì rất cần sự tiết chế phòng sự một cách hợp lý. Và điều quan trọng là phải cẩn trọng trong lúc ấn huyệt vì có những huyệt đạo quan trọng, nếu ấn sai có thể phản tác dụng.



No comments:

Post a Comment