TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG TÁO BÓN
Táo bón là một chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu kéo dài có thể tạo nên những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, chướng bụng, ăn kém, mất ngủ, tính tình thay đổi..., thậm chí có thể dẫn tới tắc ruột. Có hai loại táo bón: Cơ năng và thực thể. Loại cơ năng thường do chức năng của hệ tiêu hóa bị rối loạn, nhu động ruột suy giảm, chế độ ăn thiếu chất xơ, nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động thể lực... nhưng không có các tổn thương thực thể như u, viêm dính hoặc tắc hẹp gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh lý bình thường của đường tiêu hóa.
Ðối với táo bón cơ năng, y học cổ truyền có rất nhiều phương thức giải quyết, trong đó có một biện pháp hết sức đơn giản là tiến hành tự xoa bóp và day ấn một số huyệt vị châm cứu nhằm mục đích điều hòa chức năng tiêu hóa nói chung và đặc biệt có lợi cho quá trình co bóp của ruột giúp bài tiết phân ra ngoài dễ dàng. Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình tự xoa bóp phòng chống táo bón để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.1. Thở và xoa bụng
Nằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ, từ từ thót bụng để thở ra, đẩy nhẹ nhàng không khí qua mũi hoặc qua miệng. Khi bụng đã thót hết mức, ngừng thở trong giây lát rồi sau đó từ từ phình bụng hít vào. Thở luân phiên như vậy trong 3-5 phút. Tiếp đó dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải chừng 50 vòng (ảnh 1). Hai động tác này có tác dụng xoa bóp dạ dày và ruột gián tiếp qua da, kích thích và điều hòa nhu động ruột, giúp cho quá trình bài tiết chất thải trong ruột được dễ dàng. Hơn nữa, theo quan niệm của y học cổ truyền, cách thở như trên sẽ giúp cho tạng Phế thải trừ được nhiều trọc khí và hấp thu được nhiều thanh khí để kết hợp với tinh khí của đồ ăn thức uống do Tỳ vị vận hóa mà thành để tạo nên Tông khí. Loại khí này có vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi và duy trì công năng sinh lý bình thường của các tạng phủ trong nhân thể, trong đó bao gồm cả dạ dày và ruột.2. Day bấm huyệt Thiên khu
Dùng hai ngón tay cái đặt lên hai huyệt, các ngón tay còn lại ôm lấy mạng sườn, tiến hành day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2 tấc, mỗi bên có một huyệt (ảnh 2). "Thiên" có nghĩa là trời, ở đây nói đến phần trên của bụng; "Khu" có nghĩa là chốt. Rốn chia bụng làm 2 phần: Phần trên rốn là thiên, phần dưới rốn là địa. Huyệt vị này ngang hàng với rốn, được xem như là chốt điều hành chức năng của tràng vị (dạ dày, ruột) nên có tên là Thiên khu. Thiên khu được ghi lại sớm nhất trong chương Cốt độ, sách Linh khu, có công dụng hòa vị thông tràng, kiện tỳ lý khí, điều kinh đạo trệ (điều hòa và nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, điều hòa kinh nguyệt và chống ứ trệ), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau bụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn, táo bón, tiêu chảy và kiết lỵ. Theo cổ nhân, Thiên khu có thể chữa được các bệnh lý của ruột già là vì: nó là huyệt Mộ của đường kinh Ðại trường, là nơi khí của phủ Ðại trường tụ tập, bởi thế khi kích thích vào huyệt vị này có thể điều hòa công năng của ruột già, chống ứ trệ và giúp cho quá trình bài tiết chất thải được dễ dàng.3. Day bấm huyệt Khí hải
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Khí hải: Ở dưới rốn 1,5 tấc (ảnh 3). "Khí" là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống; "Hải" có nghĩa là biển; "Khí hải" có nghĩa là biển của nguyên khí, ý muốn nói đây là huyệt vị căn bản để bồi bổ và điều hòa phần khí trong nhân thể. Theo cổ nhân, trong trị liệu táo bón, nhất là ở những người có tuổi, nên phối hợp kích thích huyệt Thiên khu với huyệt Khí hải là vì: Khí hải là bể sinh ra khí, tác động hợp lý huyệt vị này sẽ làm ấm hạ nguyên (phần dưới cơ thể), làm mạnh thận dương, tựa như cho thêm củi đốt vào dưới nồi; Thiên khu là huyệt Mộ của đường kinh Ðại trường, có công năng hòa vị thông trệ, giúp cho ruột già truyền tống chất cặn bã ra ngoài. Phối hợp với huyệt Khí hải là nhằm làm tăng thêm dương khí ở hạ tiêu (Phần dưới cơ thể), làm ấm Trường vị, giúp cho sự vận hành (co bóp) được thuận lợi.4. Day bấm huyệt Túc tam lý
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân (ảnh 4). Theo y học cổ truyền, Túc tam lý là huyệt Hợp của đường kinh Vị, có công năng điều hòa trung khí, hòa trường tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, thông điều kinh lạc khí huyết, phù bản cố nguyên; là một trong những huyệt thường dùng để chữa các bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh: Huyệt Túc tam lý có tác dụng làm tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và ruột.5. Xát hố chậu trái
Dùng cạnh trong bàn tay trái xát hố chậu trái từ trên xuống dưới và ngược lại khoảng 30 lần, cũng có thể dùng thêm bàn tay phải hỗ trợ cho bàn tay trái (ảnh 5). Thao tác này có tác dụng kích thích trực tiếp lên đoạn cuối đại tràng và trực tràng để hỗ trợ cho quá trình bài tiết chất thải. Khi muốn đi ngoài thì dùng lực của ngón tay cái hoặc ngón tay giữa ấn huyệt Thiên khu bên trái sao cho đạt được cảm giác đau tức, tiếp tục ấn sẽ có cảm giác muốn đi ngoài, có thể nín thở để làm tăng thêm áp lực của ổ bụng thì có thể đi ngoài được, một lần chưa hiệu quả thì có thể làm đi làm lại vài lần.Quy trình trên cần được thực hiện kiên trì, đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần. Nếu kết hợp với rèn luyện thể lực và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý thì hiệu quả phòng chống táo bón càng chắc chắn và bền vững.
*************
Khi đi đại tiện có thể dùng ngón tay giữa ấn huyệt thiên khu bên trái, (cách rốn 3 cm), sau khoảng 1 phút sẽ có hiệu quả.
Cũng có thể lấy tay trái chống eo, ngón cái ở trước, 4 ngón còn lại ở sau. Tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng (từ dạ dày tới xương mu), bắt đầu xoa xuống bên dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, xoa tất cả là 36 lần.
Sau đó, tay phải chống eo, tay trái xoay 36 lần ngược lại. Cũng có thể xoa bóp kiểu nằm ngửa,Khi xoa, chú ý thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa pải, khi quá no, quá đói, mệt nhoài hay cảm xúc không ổn định thì không nên xoa bóp.
Việc kiên trì xoa bóp vùng bụng lâu dài có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, xúc tiến nhu động ruột, phòng ngừa xảy ra táo bón và ung thư. Có thể chồng 2 bàn tay lên nhau xoa bụng thì sẽ hiệu quả hơn.
Bấm huyệt tam nhãn trị Đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu
Khi bị đau dạ dày, yếu bụng... bạn chỉ cần bấm vào huyệt tam nhãn sẽ thấy cơn đau giảm đi rất nhiều. Cách này còn có thể áp dụng với phụ nữ kinh nguyệt bế tắc hay bị lão hóa sớm các bộ phận của cơ thể.
Tác dụng của việc bấm huyệt Tam nhãnTheo sách "Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học" ( 董氏奇穴針灸學) ghi chép lại, bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông thuận lợi.
Huyệt tam nhãn ở trong vị trí khoanh đỏ |
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng các bộ phận khác trên cơ thể.
Đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, nếu uống thuốc ngay tức thì, chỉ có tác dụng giảm đau, càng uống thuốc, bạn sẽ lại càng thấy khó chịu. Bệnh đỡ một thời gian rồi đau trở lại. Đơn giản vì "chướng ngại vật" trong đường ruột vẫn tồn tại.
Lúc này, theo kinh nghiệm của Đông y xưa, hãy bấm huyệt Tam nhãn.Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, trong lòng bàn tay .
Huyệt này là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, nếu bấm vào đây sẽ giúp "sửa sai" những điểm nhạy cảm đang gặp vấn đề trong đường ruột và dạ dày, điều hòa âm dương, chống lão hóa.
Cách bấm huyệt
Để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, chuyên gia Đông y khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít vào hết cỡ và thở ra tận cùng.
Đối với người cao tuổi, do cơ thể ít nhiều đã bị lão hóa, các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài tập bấm huyệt này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.
Do cách thực hiện đơn giản nên bài bấm huyệt này rất được người cao tuổi ưa chuộng, áp dụng hàng ngày và nở rộ ở nhiều quốc gia khu vực châu Á. Hãy bấm một cách chính xác, đúng vị trí, dùng ngón tay cái của bàn tay này bóp vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia. Mỗi lần bấm giữ khoảng 10 phút, sau đó đổi tay.
Bạn có thể bấm huyệt này bất kỳ lúc nào trong ngày, ở bất kỳ đâu nếu thấy rảnh rỗi hoặc thuận lợi. Duy trì trong khoảng thời gian từ nửa tháng đến 1 tháng thì sẽ cảm nhận rõ hiệu quả.
Thời gian cảm nhận được tác dụng của bài bấm huyệt này phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Hãy kiên trì bấm huyệt bởi dù sao, đây cũng là phương pháp không có tác dụng phụ.
Ngoài bấm huyệt tam nhãn, khi bị đau dạ dày bạn có thể bấm huyệt thái xung.
Thái xung là huyệt thuộc kinh túc quyết âm can, có vị trí nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu chân khoảng 3-4cm.
Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt. Bấm huyệt thái xung nhằm mục đích bình can, giáng khí. Nên bấm huyệt này ở người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc thể can khí phạm vị phạm vị.
Một số điều cần chú ý:
- Bấm huyệt không phải là biện pháp điều trị duy nhất. Nếu có điều kiện, nên phối hợp với các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác như đắp, chườm, châm cứu...
Sau khi bấm huyệt, có thể dán cao Salonpas vào các huyệt nói trên để tăng cường tác dụng kích thích vào huyệt.
Do đau bụng có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy người bệnh nhất thiết cần phải đi khám bệnh để xác định rõ bệnh. Bấm huyệt trong các trường hợp đau bụng ngoại khoa như viêm ruột thừa cấp, thủng dạ dày... thường có thể làm lu mờ các triệu chứng của bệnh do tác dụng giảm đau của nó. Nhưng khi đã chẩn đoán rõ bệnh và đã có chỉ định phẫu thuật thì vẫn có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt để giảm đau cho bệnh nhân.
Có rất nhiều cách tác động đến đường ruột để thanh lọc cơ thể, day huyệt là một trong những cách hữu hiệu mà không tốn nhiều thời gian và công sức.
- Huyệt ngư tế
Day huyệt ngư tế là một phương pháp vô cùng đơn giản. Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi nghỉ ngơi, xem ti vi, đọc sách báo... để day bấm huyệt. Mỗi lần day có cảm giác vùng cơ thịt quanh huyệt đau nhức, hoặc nóng tức là việc day huyệt có tác dụng. Thời gian day huyệt mỗi lần nên kéo dài khoảng 5 phút.
- Huyệt hợp cốc
Thường xuyên day bóp huyệt hợp cốc có tác dụng kích thích các dây thần kinh đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột, đẩy mạnh việc loại bỏ chất thải ra khỏi đường ruột. Ngoài ra day huyệt hợp cốc cũng là cách hữu hiệu giúp điều chỉnh khí huyết lưu thông, điều hòa hoạt động thông khí của phổi.
Thực hiện day bóp huyệt hợp cốc trong khoảng 3 phút mỗi lần có thể kích thích huyệt phát huy tác dụng tốt nhất.
- Huyệt trung xung
Huyệt trung xung nằm ở đầu ngón giữa, đây là huyệt quan trọng giúp thanh lọc chất độc trong ruột. Thường xuyên day bóp huyệt này còn có tác dụng điều kinh, kích thích các dây thần kinh màng ngoài tim. Những người bị táo bón day huyệt trung xung có thể đẩy mạnh khả năng đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra những người thường bị chóng mặt, trúng gió, tim đập loạn... do cơ thể nóng, có thể day huyệt trung xung để giảm bớt nhiệt trong cơ thể.
Day ấn huyệt trung xung trong khoảng 3 phút hoặc đến khi có cảm giác tê nhẹ ở đầu ngón tay. Bạn có thể day huyệt bất kỳ lúc nào mà không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt
Chứng đầy bụng khó tiêu - một chứng bệnh thường gặp có ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen tiêu hóa, ngày nay đã không chỉ còn là vấn đề của tuổi già. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người bệnh trẻ tuổi đến gặp bác sĩ với những than phiền về tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém ngon miệng...Bài tập tự xoa bóp bấm huyệt nhằm điều hòa nhu động ruột và tiết dịch của dạ dày, ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Day bấm các huyệt: hợp cốc, túc tam lý, thái xung, công tôn, tam âm giao.
- Cách day bấm huyệt:
Ngồi co hai chân lại mà lấy huyệt, rồi dùng ngón tay cái bấm vào huyệt công tôn, ngón tay trỏ bấm cố định vào huyệt thái xung, bấm mạnh dần tới căng tức (đắc khí), giữ nguyên như vậy 10 giây rồi day từ từ một phút sau chuyển sang các huyệt túc tam lý, tam âm giao, hợp cốc - cường độ và cách bấm, thời gian bấm như huyệt công tôn.
Xoa bóp tam tiêu:
Tam tiêu có chức năng là cơ quan bảo vệ bên ngoài của tạng phủ:
- Là đường đi của nguyên khí phụ trách hoạt động khí hóa.
- Là đường đi của các chất dinh dưỡng, thức ăn và nước.
- Khí trời hít vào phế, khí đất (thức ăn) sau khi tiêu hóa sẽ giao thoa, mượn đường đi của tam tiêu để đến toàn thân.
- Ở vùng bụng dưới (hạ tiêu) có bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, các đám rối thần kinh hạ vị.
- Ở vùng bụng trên (trung tiêu) có dạ dày, ruột non, tụy tạng, đám rối thần kinh gan và lách.
- Ở vùng ngực (thượng tiêu) có tim, phổi, đám rối thần kinh trung thất.
Kỹ thuật xoa bóp tam tiêu:
Tư thế: ngồi thõng chân hay nằm hơi chống chân.
- Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa vòng một chiều từ 10 - 20 lần, ngược lại cũng từ 10 - 20 lần.
- Xoa trung tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa từ 10 - 20 lần mỗi chiều.
- Vuốt cạnh sườn: vuốt từ xương sườn cụt 12 theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay đổi mỗi bên làm 10 lần. Động tác này có tác dụng tốt cho gan và lách.
- Xoa thượng tiêu: một bàn tay xòe ra áp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên. Xoa vòng trên vùng ngực một chiều từ 10 - 20 lần rồi đổi chiều ngược lại từ 10 - 20 lần.
- Vuốt bụng: sau khi xoa tam tiêu xong, hai tay hơi nắm lại để ở vùng hạ tiêu vuốt lên trung tiêu rồi thượng tiêu 5 - 10 lần. Động tác này làm khỏe cơ bụng, chữa sa tạng phủ, điều hòa khí huyết vùng bụng.
Liệu trình xoa bóp: tự xoa bóp thường xuyên đều đặn hàng ngày, một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Vị trí các huyệt cần tác động:
Trung quản: giữa con đường từ mũi kiếm xương ức đến rốn.
Nội quan: từ chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 thốn.
Túc tam lý: thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay.
Công tôn: ở chỗ lõm bờ dưới trước đáy xương bàn chân thứ nhất, nơi tiếp giáp mu bàn chân và gan bàn chân.
Đản trung: giữa xương ức ngang đường giữa 2 núm vú (nam giới), ngang liên sườn 4 (nữ giới).
Phong long: từ huyệt túc tam lý đo xuống dưới 5 thốn, đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay.
Hạ quản: nằm trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 4 thốn.
Toàn cơ: là giao điểm giữa đường dọc giữa ức với đường ngang qua bờ trên sụn sườn 1.
Thượng quản: nằm trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 5 thốn.
Hợp cốc: huyệt ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó (giáp xương bàn 2).
Nội đình: kẽ ngón chân 2 - 3 đo lên 0,5 thốn về phía mu chân.
Vị du: Từ dưới đốt sống thứ 12 đo ra 1,5 thốn.
Dương lăng tuyền: chỗ trũng giữa đầu xương chày và xương mác.
Thái xung: từ kẽ ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn về phía mu chân.
Tỳ du: từ giữa đốt sống lưng 11 và 12 đo ngang ra 1,5 thốn.
Chương môn: tận cùng xương sườn 11 (để bệnh nhân nằm nghiêng lấy huyệt).
Tam âm giao: từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.
Xoa bóp bấm huyệt kích thích nhu động ruột
Trị táo bón
Táo
bón là vấn đề của nhu động ruột, vì vậy bác sĩ chỉ cần kích thích nhu
động ruột đúng cách. Việc điều trị táo bón bằng xoa bóp bấm huyệt chỉ có
tác dụng cải thiện tuần hoàn, tăng nhu động ruột nên cần thực hiện kiên
trì, đều đặn. Thân nhân có thể thực hiện cho bệnh nhân tại nhà.
Cho
bệnh nhân nằm ngửa, hai tay bác sĩ xoa vào nhau cho ấm nóng, các ngón
tay khép lại, đặt vùng hố chậu bên phải di chuyển lên hạ sườn trái, di
chuyển tiếp tay qua vùng thượng vị qua hạ sườn trái đến hố chậu trái,
lướt nhẹ ngang qua bờ trên xương mu đến hố chậu phải, lấy rốn làm trung
tâm, tiếp tục xoa vòng tròn theo chiều nhu động ruột (chiều kim đồng
hồ). Làm 10-20 lần. Lưu ý, nếu xoa ngược chiều kim đồng hồ là giảm nhu
động ruột trị tiêu chảy.
Lưu
ý, nếu táo bón đã lâu nên thao tác nhẹ nhàng và kéo dài từ 25-30 phút.
Còn táo bón mới mắc nên dùng thủ thuật xoa bóp bấm huyệt nhanh, mạnh và
thời gian chỉ 10-15 phút.
Cải thiện chứng ho
Người
bệnh nằm ngửa trên giường, toàn thân thở đều và thư giãn, bác sĩ đứng
hoặc ngồi bên cạnh. Xát vùng ngực: để bôi trơn da với bột talc hoặc với
dầu xoa, dùng hai tay áp sát cổ qua 2 bên vai vòng xuống ngực qua đầu vú
(đối với bệnh nhân nam) theo đường giữa đưa lên cổ, làm 5 lần. Phân
vùng hạ sườn: cho 2 tay ôm sát cổ theo đường giữa (xương ức) kéo tay
xuống tới mũi kiếm xương ức, hai ngón tay cái phân ra hai bên vùng hạ
sườn. Miết các kẽ sườn: miết từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay miết
kẽ sườn 1, 2, 3, miết ra hai bên; sau đó miết kẽ sườn 4, 5, 6 miết vùng
hạ sườn ra 2 bên; có thể miết từng ngón tay hoặc miết một lúc 3 ngón tay
theo kẽ sườn ra 2 bên; làm 5 lần. Bóp cơ ngực: dùng bàn tay bóp nắn cơ
ngực hai bên, làm 5 lần. Nhào cơ ngực lớn: dùng 2 bàn tay bóp nâng cơ
lên và véo chéo nhau. Day cơ ngực: dùng gốc bàn tay ấn xuống lực vừa
phải day các cơ ở vùng ngực theo vòng tròn.
Chữa tê chân
Ngồi
nhiều một chỗ dễ khiến bạn bị chứng tê chân. Đông y có những thủ thuật
rất đơn giản, dễ thực hiện. Đó là ngâm chân với nước ấm hoặc muối hột,
theo nguyên lý giữ cho đầu mát và bàn chân ấm để âm dương giao hòa,
tránh bệnh tật. Nếu làm thường xuyên mà tình trạng tê chân không giảm
thì cho thêm lá lốt đập dập hoặc lá ngải cứu vào nước ấm để ngâm. Khi
ngồi nên lâu lâu chuyển vị trí chân.
Cảnh giác với tẩm quất
Theo y học cổ truyền, tẩm quất là phương
pháp phòng bệnh và chữa bệnh dùng bàn tay, ngón tay là chính, nhằm tác
động lên da thịt, gân khớp để đạt mục đích phòng và chữa bệnh. Xoa bóp
cũng như kỹ thuật thực hành khác đều có ba bước: bắt chước (trò làm theo
thầy), rèn luyện kỹ năng (thành thục) và kỹ xảo (điêu luyện). Trung
bình một người học xoa bóp cần mất thời gian từ 1-2 tháng, còn để thành
thục phải mất từ 1-2 năm, còn những người xoa bóp dạo thì không được
kiểm chứng về bằng cấp nên mới có kiểu người thực hiện đứng trên lưng
người bệnh để tẩm quất. Bác sĩ Vũ cho biết đã từng tiếp nhận nhiều
trường hợp bị tai biến do tẩm quất, nhẹ thì bong gân sai khớp, nặng thì
liệt tay chân, thậm chí bị gãy cổ và tử vong do người làm tẩm quất thực
hiện động tác sai, mạnh đột ngột. Vì vậy, nếu có điều kiện nên đưa những
người tẩm quất rong vào hội xoa bóp, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về xoa
bóp, vì họ cũng góp phần cải thiện sức khỏe người dân sau một ngày làm
việc căng thẳng, bởi đây là một nghề bỏ công sức ra đổi lấy chén cơm
manh áo. Hướng dẫn họ chỉ nên xoa bóp để cải thiện sức khỏe, không nên
xoa bóp trong các bệnh lý, nên chuyển các bệnh nhân đến cơ sở y tế chăm
sóc khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Có nên mua máy xoa bóp, bấm huyệt?
Hiện
trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thiết bị y tế có chức năng
xoa bóp, bấm huyệt như máy massage bằng tay vừa xoa bóp vừa bấm huyệt
với 7 đầu chức năng; gối trị liệu và xoa bóp bằng đèn hồng ngoại, ghế
thư giãn và xoa bóp... có giá từ vài triệu tới vài chục triệu đồng và
không ít người đã bỏ tiền mua.
Bệnh
viện Đại học Y dược TP.HCM từng tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng
do dùng các loại máy trên như mao mạch yếu do các cơ bị chà xát nhiều,
bị bầm tím do máy tác động mạnh, vì khi người được xoa bóp bị viêm tĩnh
mạch huyết khối, xoa bóp có thể làm vỡ các cục huyết khối di chuyển theo
đường tuần hoàn và gây tình trạng nghẽn mạch... Chưa kể, đối với người
bị gù lưng, máy lại cứ ấn xương sâu vào thì tình trạng gù ngày càng
nặng. Đông y quan niệm, việc trị bệnh ở từng cá thể là không giống nhau
do đó chỉ có da tác động lên da mới hiệu quả, máy móc là vật vô tri. Thông qua chẩn trị trực tiếp, bác sĩ mới biết bệnh
nào cần dùng thuốc, bệnh nào cần châm cứu hoặc xoa bóp. Bệnh nào là cấp,
bệnh nào mạn. Do đó, không khuyến khích trị bệnh bằng các loại máy xoa
bóp, bấm huyệt bán trên thị trường. Hiện y tế Mỹ cấm chỉ định dùng thiết
bị xoa bóp cho người bị loãng xương nhưng tại nước ta, điều này bị lờ
đi, do khi giới thiệu người bán chỉ nghĩ tới lợi nhuận. Người mua máy
hầu như mù tịt về thông tin sức khỏe do người bán chỉ là nhân viên kinh
doanh chứ không phải chuyên gia y tế.
|
Y
học cổ truyền định nghĩa, xoa bóp là những thủ thuật xoa nắn các mô của
cơ thể một cách khoa học và hệ thống, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ
và hệ tuần hoàn tổng thể.
Cần
lưu ý khi thực hiện các thủ thuật nên khuyến cáo bệnh nhân không để quá
đói hoặc quá no. Bởi quá đói sẽ dễ hạ đường huyết, còn quá no dễ bị ói
trong các thủ thuật xoa bóp bụng. Bệnh nhân mới đến cần được nghỉ ngơi
5-10 phút trước khi được xoa bóp.
Xoa
bóp tại đâu và bấm huyệt nào cần phải được thực hiện theo chỉ định của
bác sĩ chứ không thể theo yêu cầu của bệnh nhân. Sau một lần xoa bóp,
nếu hôm sau bệnh nhân thấy mệt mỏi nghĩa là phương pháp đó không hợp,
cần điều chỉnh lại.
Hiện
nay, đông y có 30 thủ thuật xoa bóp cơ bản và 5 vùng bấm huyệt. Mỗi đợt
xoa bóp thường kéo dài từ 5-10 ngày, thời gian xoa bóp toàn thân từ
45-60 phút, từng bộ phận từ 10-15 phút. Ấn huyệt phải giữ từ 30 giây đến
1 phút mới có hiệu quả. Quá trình xoa bóp khiến cơ thể tiết ra chất
giúp an thần, vì vậy không nên lạm dụng để tránh bệnh nhân bị ghiền và
lờn. Chẳng hạn như có bệnh nhân mỗi khi mất ngủ là yêu cầu được xoa bóp
nhưng làm nhiều quá thì dù có xoa bóp cũng không ngủ được.
Spa
giúp cơ thể thư giãn hiệu quả nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến giãn da. Đối
với kỹ thuật viên nên thực hành làm sao cho hiệu quả mà ít mất sức. Nên
nhìn da bệnh nhân để biết chọn dược liệu, nếu da nhờn thì dùng phấn khô,
da khô dùng tinh dầu.
Để duy trì sự dẻo dai của sức khỏe, cần hiểu rằng xoa bóp bấm huyệt chỉ là ngọn, tập dưỡng sinh mới là gốc.
Trị táo bón mạn tính bằng tập luyện
Táo bón ở người lớn hay trẻ nhỏ là những dấu hiệu thường thấy của hội
chứng ruột kích thích (IBS). Căn bệnh này khiến bạn đau đớn và khó chịu
vô cùng. Nếu mới bị mắc bạn có thể áp dụng vài cách sau:
Trẻ nhỏ bị táo bón do đại tiện khó sẽ thấy bụng chướng lên, đầy hơi rồi sinh kém ăn, biếng ngủ
Hãy cho cháu bé nằm ngửa trên giường, dùng 4 ngón chân phải chụm lại,
đặt lên rốn của trẻ rồi xoa theo chiều kim đồng hồ, ấn xoa vừa phải
không mạnh, không nhẹ đều đều khoảng 300 lần. Làm như vậy trong hai ngày
vào buổi sáng khi mới thức dậy.
Để chữa bệnh táo bón lấy tay trái chống eo (ngón cái ở trước, 4 ngón còn lại ở sau), tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng (với giới hạn trên là dạ dày, giới hạn dưới là xương mu), bắt đầu xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, tất cả xoa 36 lần. Sau đó, tay phải chống eo, tay trái xoa 36 lần, ngược lại, xoa thành vòng tròn từ ngoài vào trong, tâm điểm là rốn. Cũng có thể xoa bóp kiểu nằm ngửa (một tay không chống eo nữa). Khi xoa, thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa phải, khi quá no, quá đói, mệt nhoài hay cảm xúc không ổn định đều không nên tiến hành xoa bóp.
Kiên trì xoa bóp vùng bụng lâu dài có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, xúc tiến nhu động ruột, phòng ngừa xảy ra táo bón và ung thư. Có thể 2 bàn tay chồng lên nhau xoa bụng thì hiệu quả hơn.
Hít thở bằng bụng
Khi hít vào bụng dưới nhô lên (bụng trên cũng phình lên theo), khi thở ra bụng dưới xẹp dần theo cách: xoa lên - hít vào; xoa xuống - thở ra. Có thể tập luyện khi đi, đứng, nằm, ngồi mọi lúc mọi nơi.
Cách thở trên có tác dụng xoa bóp nội tạng, tăng cường nhu động của đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón. Phương pháp xoa bụng và hít thở nên kết hợp với nhau.
Sau khi ăn, không vận động ngay lập tức, phải chờ tối thiểu 1 giờ. Việc tập sau ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến thức ăn càng khó tiêu hóa.
BÍ ĐẠI TIỆN
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Số lần đi đại tiện và lượng phân bài tiết ra quá ít so với
những lúc bình thường là chứng bí đại tiện (táo bón). Triệu chứng của nó bao gồm:
trướng bụng, bụng dưới gồ lên, cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Khi bệnh nặng, rất
đau đầu, toàn thân uể oải mỏi mệt, nhạt miệng biếng ăn, lo lắng bồn chồn, phân
bị vón cứng, đại tiện không ra được, làm cho hậu môn bị tổn thương. Bí đại tiện
mạn tính (táo bón thường xuyên) không chỉ do cơ năng của ruột suy yếu mà còn có
cả nguyên nhân do tinh thần quá căng thẳng, mệt mỏi gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để người bệnh nằm ngửa, người trị liệu phải tuân thủ các
phương pháp làm thư giản cơ bụng mà cẩn trọng thực hiện. Trước hết, nhẹ nhàng
xoa bóp, massage xung quanh rốn theo một đường tròn cho đến khi cơ bụng hoàn
toàn thư giãn mới được phép tiến hành day ấn lên các huyệt Trung quản, Thiên
khu trên bụng. Tiếp đó ấn lên các huyệt Đại tràng du, Tiểu tràng du trên lưng
và các huyệt đạo trên vùng eo, rồi lại lần lượt ấn tiếp lên các huyệt trên tay
chân như Thần môn, Tức tam lý. Đặc biệt, những huyệt đạo nào mà khi động đến cảm
thấy đau đớn hoặc quá cứng thì cần day ấn tỉ mỉ cho đến khi trở lại trạng thái
bình thường. Hàng ngày kiên trì day ấn liên tục lên các huyệt kể trên và
massage vùng bụng sẽ có hiệu quả trong việc phòng ngừa và trị liệu bệnh táo
bón.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT THIÊN KHU
- Tác dụng: Giúp cho việc bài tiết phân được dễ dàng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xưng qua rốn và cách rốn chừng 2
đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du
một đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, 3 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt,
dùng sức vừa phải ấn lún lên lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Thiên khu của người
bệnh, kết hợp với massage theo hình tròn xung quanh rốn càng hiệu quả, giúp cho
việc bài tiết phân được dễ dàng. Cũng dùng phương pháp ấy đối với huyệt Đại cự,
sẽ có hiệu quá tương tự.
▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Điều chỉnh cơ quan hệ tiêu hóa, giúp việc bài
tiết phân được dễ dàng.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa
khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, phối hợp với
nhịp thở của người bệnh, nhẹ nhàng ấn lên huyệt Trung quản, rồi massage vùng bụng
của người bệnh để điều chỉnh cơ năng hệ tiêu hóa giúp cho việc bài tiết phân được
dễ dàng.
▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc thúc đẩy sự
hoạt động chức năng đường ruột, giúp việc bài tiết được dễ dàng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ tư, phía trên đầu xương chậu.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai
ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại tràng du theo nhịp thở của người bệnh
(thở ra tăng lực, hít vào giảm lực), cùng với huyệt Tiểu tràng du, có hiệu quả
đặc biệt trong việc thúc đẩy sự hoạt động của chức năng đường ruột, giúp bài tiết
được dễ dàng.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng hệ tiêu
hóa.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối
chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ phía dưới chân, bàn tay ôm bắp cẳng chân người bệnh, đầu ngón tay cái ấn
lên huyệt Túc tam lý của người bệnh, có hiệu quả trong việc thúc đẩy sự hoạt động
của chức năng hệ tiêu hóa và giúp cho bài tiết thuận tiện. Người bệnh có thể ngồi
trên ghế tự mình day ấn lên huyệt đạo này để tự chữa trị.
▼ HUYỆT THẦN MÔN
- Tác dụng: Chữa trị bệnh bí đại tiện.
- Vị trí: Nằm trên cẳng tay ngay tại khớp cổ tay trong,
phía gốc ngón tay út.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm cổ tay
ngoài của người bệnh, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Thần môn, rất hiệu
quả trong việc chữa trị bệnh táo bón. Dùng phương pháp châm cứu có thể chữa trị
được chứng táo bón nghiêm trọng.
▼ HUYỆT TIỂU TRÀNG DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc trị liệu bệnh
bí đại tiện.
- Vị tri: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay, bên dưới đầu xương chậu chừng một đốt ngón tay (dưới huyệt
Đại tràng du chừng 2,5 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai
ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tiểu tràng du theo nhịp thở của người bệnh,
sau đó massage nhẹ nhàng quanh bụng, có hiệu quả trong việc thúc đẩy cơ năng đường
ruột, chữa trị bệnh táo bón, có tác dụng như huyệt Đại tràng du.
CHỮA TRỊ TÁO BÓN TẠI NHÀ
No comments:
Post a Comment