GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG LƯNG
1.CÁC MỐC GIẢI PHẪU CÀN CHÚ Ý:
C Các mốc giải phẫu cần nhớ khi lấy huyệt:
1.Đốt sống cổ C7:
Khi cúi gập cổ, đốt sống gồ lên cao nhất, đó là đốt sống c cổ C7. Nếu
có 2 đốt sống gồ lên ngang nhau, ta đặt 2 ngón tay lên 2 đốt sống, bảo
b bệnh nhân nghiêng qua, nghiêng lại, đốt sống nào cử động, đó là đốt
sống C7.
2.Bờ dưới xương bả vai: Giữa 2 đốt sống lưng D7 và D8.
3.Đường thẳng kéo ngang qua 2 mào chậu: Giữa đốt sống thắt lưng L4 v và L5.
4.Đường thẳng kẻ từ bờ trong xương bả vai cách cột sống lưng:
03 thốn
2 2.GÓC CHÂM VÀ ĐỘ SÂU CỦA KIM:
Góc châm: châm nghiêng 450 - 600
VÙNG
|
ĐỘ SÂU
|
Lưng
|
1cm -2cm
|
C Chú ý: Vùng lưng (nhất là từ D1 –D7 ) tránh châm sâu ≥ 3cm .
3.VỊ TRÍ CÁC HUYỆT:
STT
|
HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
ĐẠI CHÙY
|
MẠCH ĐỐC
|
Dưới đốt sống cổ C7
|
2
|
PHẾ DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D3-D4 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
3
|
TÂM DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D5-D6 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
4
|
CÁCH DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D7-D8 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
STT
|
HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
CAN DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D9-D10 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
2
|
ĐỞM DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D10-D11 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
3
|
TỲ DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D11-D12 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
4
|
VỊ DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống lưng D12-L1 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
STT
|
HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
MỆNH MÔN
|
MẠCH ĐỐC
|
Giữa đốt sống thắt lưng L2-L3
|
2
|
THẬN DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống thắt lưng L2-L3 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
3
|
CHÍ THẤT
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống thắt lưng L2-L3 đo ra 2 bên, mỗi bên 03 thốn
|
4
|
YÊU DƯƠNG QQUAN
|
MẠCH ĐỐC
|
Giữa đốt sống thắt lưng L4-L5
|
5
|
ĐẠI TRƯỜNG DU
|
K.BÀNG QUANG
|
Giữa đốt sống thắt lưng L4-L5 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn
|
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG MẶT NGOÀI BÀN CHÂN
1.CÁC ĐIỂM CẦN NHỚ:
STT
|
HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
KHÂU KHƯ
|
K.ĐỞM
|
Hõm trước dưới mắt cá ngoài.
|
2
|
CÔN LÔN
|
K.BÀNG QUANG
|
Trung điểm đường nối đỉnh cao mắt cá ngoài và gân gót
|
3
|
THÂN MẠCH
|
K.BÀNG QUANG
|
Dưới mắt cá ngoài ½ thốn
|
4
|
KIM MÔN
|
K.BÀNG QUANG
|
Dưới mắt cá ngoài 01 thốn.
|
5
|
KINH CỐT
|
K.BÀNG QUANG
|
Chỗ tiếp giáp giữa da gan và mu bàn chân, hõm giữa thân và đầu gần xương bàn chân ngón 5
|
6
|
THÚC CỐT
|
K.BÀNG QUANG
|
Chỗ tiếp giáp giữa da gan và mu bàn chân, hõm giữa thân và đầu xa xương bàn chân ngón 5
|
7
|
THÔNG CỐC
|
K.BÀNG QUANG
|
Chỗ tiếp giáp giữa da gan và mu bàn chân, hõm giữa thân và đầu gần xương đốt 1 ngón 5
|
8
|
CHÍ ÂM
|
K.BÀNG QUANG
|
Chỗ tiếp giáp giữa da gan và mu bàn chân, phía góc ngoài góc móng chân út.
|
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG MẶT TRONG BÀN CHÂN
1.GIẢI PHẪU HỌC:
VÙNG
|
ĐỘ SÂU
|
Bàn chân
|
3mm – 1cm
|
Ngón chân
|
2mm – 4mm
|
3.VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG CÁC HUYỆT:
STT
|
HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
THÁI KHÊ
|
K.THẬN
|
Điểm giữa đường nối từ gân cơ Achille đến mõm cao mắt cá trong.
|
2
|
PHỤC LƯU
|
K.THẬN
|
Từ huyệt Thái khê đo thẳng lên 02 thốn.
|
3
|
ĐẠI CHUNG
|
K.THẬN
|
Hõm chỗ gân cơ Achille bám vào xương gót chân, mặt trong chân.
|
4
|
THỦY TUYỀN
|
K.THẬN
|
Chỗ lõm dưới huyệt Thái khê 01 thốn
|
STT
|
HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
ẨN BẠCH
|
K.TỲ
|
Ở góc trong móng chân ngón chân cái 0,2 thốn.
|
2
|
ĐẠI ĐÔ
|
K.TỲ
|
Ngang chỗ tiếp nối của thân và đầu gần xương đốt 1 ngón chân cái, ở trên đường tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn chân.
|
3
|
THÁI BẠCH
|
K.TỲ
|
Ngang chỗ tiếp nối của thân và đầu xa xương đốt 1 ngón chân cái, ở trên đường tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn chân.
|
4
|
CÔNG TÔN
|
K.TỲ
|
Ngang chỗ tiếp nối của thân và đầu gần của xương bàn ngón 1, ở trên đường tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn chân.
|
5
|
NHIÊN CỐC
|
K.THẬN
|
Sát giữa bờ dưới xương thuyền và ở trên đường tiếp giáp da gan và lưng bàn chân.
|
6
|
CHIẾU HẢI
|
K.THẬN
|
Chỗ lõm đầu dưới mắt cá trong
|
7
|
THƯƠNG KHÂU
|
K.TỲ
|
Chỗ lõm dưới trước mắt cá trong
|
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG BÀN CHÂN
1.CÁC MỐC GIẢI PHẪU CẦN NHỚ:H1: GIẢI PHẪU GÂN CƠ BÀN CHÂN | H2: GIẢI PHẪU XƯƠNG BÀN CHÂN |
Châm ngang (150 ): Do vùng cơ mỏng, da sát xương.
3.ĐỘ SÂU CỦA KIM:
VÙNG
|
ĐỘ SÂU
|
Bàn chân
|
3mm - 1cm
|
Ngón chân
|
2mm - 4mm
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
ẨN BẠCH
|
K.TỲ
|
Ở góc trong góc móng chân cái 0,2 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân và da lưng bàn chân
|
2
|
ĐẠI ĐÔ
|
K.TỲ
|
Ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu gần xương đốt 1 ngón cái, ở trên đường tiếp nối giữa da lưng và da gan bàn chân.
|
3
|
THÁI BẠCH
|
K.TỲ
|
Ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu xa xương bàn chân ngón 1, ở trên đường tiếp nối giữa da lưng và da gan bàn chân.
|
4
|
CÔNG TÔN
|
K.TỲ
|
Ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu xa xương bàn chân ngón 1, ở trên đường tiếp nối giữa da lưng và da gan bàn chân.
|
5
|
GIẢI KHÊ
|
K.VỊ
|
Ở nếp gấp trước của khớp cổ chân, trong khe gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi riêng ngón cái.
|
H3: HUYỆT VÙNG MẶT LƯNG BÀN CHÂN |
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
HÀNH GIAN
|
K.CAN
|
Đầu nếp ép ngón chân 1 và 2.
|
2
|
THÁI XUNG
|
K.CAN
|
Kẽ xương bàn chân 1 và 2 , nơi tiếp nối đầu và thân xương bàn chân
|
3
|
XUNG DƯƠNG
|
K.VỊ
|
Từ lằn chỉ cổ chân đến hõm giữa 2 xương đốt bàn chân 2 và 3.
|
4
|
NỘI ĐÌNH
|
K.VỊ
|
Kẽ giữa 2 ngón chân 2 và 3 (Khi ép 2 đầu ngón chân 2 và 3 lại với nhau)
|
5
|
LỆ ĐOÀI
|
K.VỊ
|
Trên đường tiếp nối giữa da lưng và da gan bàn chân, huyệt ở ngoài góc móng chân 2.
|
6
|
TÚC LÂM KHẤP
|
K.ĐỞM
|
Giữa kẻ xương bàn chân 4,5 chỗ lõm sau gân cơ duỗi ngón chân út của cơ duỗi chung các ngón chân
|
7
|
HIỆP KHÊ
|
K.ĐỞM
|
Kẽ giữa 2 ngón chân 4 và 5(Khi ép 2 đầu ngón chân 4 và 5 lại với nhau)
|
8
|
TÚC KHIẾU ÂM
|
K.ĐỞM
|
Phía ngoài ngón chân thứ 4, ngang với góc của móng chân và cách góc móng chân 0,2 thốn
|
9
|
CHÍ ÂM
|
K.BÀNG QUANG
|
Phía ngoài ngón chân thứ 5, ngang với góc của móng chân và cách góc móng chân 0,2 thốn
|
H4: HUYỆT VÙNG MẶT LƯNG BÀN CHÂN |
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG MẶT TRƯỚC- MẶT TRONG CẲNG CHÂN
1.NHẮC LẠI GIẢI PHẪU HỌC:GIẢI PHẪU HỌC VÙNG CẲNG CHÂN |
-Nếp khoeo chân đến lồi cao mắt cá ngoài: 16 thốn.
-Bờ dưới mâm xương chày đến ngang lồi cao nhất mắt cá trong : 13 thốn
THỐN PHÂN ĐOẠN: 16 THỐN | THỐN PHÂN ĐOẠN : 13 THỐN |
3.GÓC CHÂM KIM:
-Châm thẳng góc 900 hay châm chếch 600
4.ĐỘ SÂU CỦA KIM:
VÙNG CHÂM
|
ĐỘ SÂU
|
Cẳng chân
|
5mm - 2cm
|
5.VỊ TRÍ HUYỆT:
HUYỆT VÙNG MẶT TRƯỚC CẲNG CHÂN | HUYỆT VÙNG MẶT TRONG CẲNG CHÂN |
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
LƯƠNG KHÂU
|
K.VỊ
|
Điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 02 thốn, đo ra ngoài 01 thốn
|
2
|
HUYẾT HẢI
|
K.TỲ
|
Điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 01 thốn, đo vào trong 02 thốn
|
3
|
ĐỘC TỴ
|
K.VỊ
|
Đầu dưới ngoài xương bánh chè.
|
4
|
TÚC TAM LÝ
|
K.VỊ
|
Từ huyệt Độc tỵ đo xuống 03 thốn, cách mào chày 1 thốn
|
5
|
ÂM LĂNG TUYỀN
|
K.TỲ
|
Vuốt ngược bờ trong xương chày đến ngành ngang là huyệt
|
6
|
PHONG LONG
|
K.VỊ
|
Bờ trước mắt cá ngoài đo lên 08 thốn(Trong khe cơ duỗi chung các ngón và cơ mác bên ngắn)
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
ÂM LĂNG TUYỀN
|
K.TỲ
|
Vuốt ngược bờ trong xương chày đến ngành ngang là huyệt
|
2
|
ĐỊA CƠ
|
K.TỲ
|
Dưới huyệt âm lăng tuyền 03 thốn, sát bờ sau trong xương chày
|
3
|
LÃI CÂU
|
K.CAN
|
Đỉnh cao mắt cá trong đo lên 5 thốn, huyệt ở 1/3 sau mặt trong xương chày
|
4
|
TRUNG ĐÔ
|
K.CAN
|
Đỉnh cao mắt cá trong đo lên 7 thốn, huyệt ở 1/3 sau mặt trong xương chày
|
5
|
TAM ÂM GIAO
|
K.TỲ
|
Đỉnh cao mắt cá trong đo lên 03 thốn, sát bờ sau trong xương chày
|
6
|
THƯƠNG KHÂU
|
K.TỲ
|
Hõm dưới mắt cá trong
|
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG MẶT NGOÀI CẲNG CHÂN
1.CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT CHI DƯỚI: Theo quy ước
-Mấu chuyển lớn đến ngang khớp gối: 19 Thốn.
-Nếp khoeo chân đến ngang lồi cao mắt cá ngoài: 16 Thốn.
-Châm thẳng góc 900 hoặc châm nghiêng 600
-Căng da.
3. ĐỘ SÂU CỦA KIM: (Theo Châm cứu học của Viện Y Học Cổ Truyền Việt nam)
4.VỊ TRÍ CÁC HUYỆT:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG MẶT SAU ĐÙI - CẲNG CHÂN
1.GIẢI PHẪU – CÁC ĐIỂM CẦN NHỚ:GIẢI PHẪU VÙNG MẶT SAU ĐÙI - CẲNG CHÂN |
VÙNG
|
ĐỘ SÂU
|
Mông
|
1cm – 5cm
|
Đùi
|
1cm – 3cm
|
Cẳng chân
|
5mm – 2cm
|
CÁC HUYỆT Ở MẶT SAU ĐÙI VÀ CẲNG CHÂN | TƯ THẾ DUỖI CHÂN ĐỂ XÁC ĐỊNH HUYỆT THỪA SƠN |
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
1
|
HOÀN KHIÊU
|
K.ĐỞM
|
Giao điểm của 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối từ mấu chuyển lớn xương đùi đến mõm cùng cụt
|
2
|
THỪA PHÙ
|
K.BÀNG QUANG
|
Chính giữa nếp lằn mông
|
3
|
ỦY TRUNG
|
K.BÀNG QUANG
|
Chính giữa nếp lằn khoeo chân
|
4
|
THỪA SƠN
|
K.BÀNG QUANG
|
Ở bắp chân, chỗ lõm của cơ sinh đôi.
|
5
|
DŨNG TUYỀN
|
K.THẬN
|
Chỗ lõm của lòng bàn chân
|
HUYỆT DŨNG TUYỀN (KINH THẬN ) |
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG NGỰC BỤNG
1.CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT VÙNG NGỰC BỤNG: Theo quy ước:
-Bờ trên xương ức đến góc 2 cung sườn: 09 thốn.
-Góc 2 cung sườn đến giữa rốn: 08 thốn
-Giữa rốn đến bờ trên xương vệ: 05 thốn.
2.Góc kim và cách châm kim:
-Vùng da sát xương : Châm ngang 150
-Các vùng còn lại : Châm nghiêng 600 hoặc thẳng góc.
3. Độ sâu của kim: (Theo Châm cứu học của Viện Y Học Cổ Truyền Việt nam)
4.VỊ TRÍ CÁC HUYỆT:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG CHI TRÊN
1.CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT CHI TRÊN:Theo quy ước
.Thốn phân đoạn vùng tay:
-Ngang đầu nếp nách trước đến ngang nếp gấp khuỷu tay: 09 thốn.
-Nếp gấp khuỷu tay đến nếp gấp cổ tay: 12 thốn.
2.Góc kim và cách châm kim:
-Châm thẳng góc hoặc châm nghiêng 600
-Căng da.
Căng da | Châm thẳng góc |
3. Độ sâu của kim: (Theo Châm cứu học của Viện Y Học Cổ Truyền Việt nam)
VÙNG DA
|
ĐỘ SÂU
|
Cánh tay
|
1cm -1,5cm
|
Cẳng tay
|
3mm – 1,5cm
|
Bàn tay
|
3mm – 1cm
|
Ngón tay
|
2mm – 4mm
|
4.VỊ TRÍ CÁC HUYỆT:
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI CHÚ
|
1
|
XÍCH TRẠCH
|
K.Phế
|
Trên lằn chỉ khuỷu tay, bờ ngoài gân cơ nhị đầu.
|
|
2
|
KHÚC TRẠCH
|
K.Tâm bào
|
Trên lằn chỉ khuỷu tay, bờ trong gân cơ nhị đầu.
|
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI CHÚ
|
1
|
THÁI UYÊN
|
K.Phế
|
Trên nếp gấp cổ tay, ở rãnh động mạch quay.
|
Tránh động mạch quay.
|
2
|
LIỆT KHUYẾT
|
K.Phế
|
Cách nếp cổ tay 1,5 thốn phía ngoài xương quay.
|
|
3
|
KHỔNG TỐI
|
K.Phế
|
Trên con đường từ Thái uyên đến Xích trạch, cách Thái uyên 07 thốn.
|
|
4
|
ĐẠI LĂNG
|
K.Tâm bào
|
Mặt trong tay, trên nếp cổ tay, giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé.
|
Tránh thần kinh giữa
|
5
|
NỘI QUAN
|
K.Tâm bào
|
Mặt trong tay, trên nếp cổ tay 2 thốn, giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé.
|
|
6
|
GIẢN SỬ
|
K.Tâm bào
|
Mặt trong tay, trên nếp cổ tay 3 thốn.
|
|
7
|
THẦN MÔN
|
K.Tâm
|
Trên nếp gấp cổ tay, bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ.
|
|
8
|
THÔNG LÝ
|
K.Tâm
|
Nằm trên huyệt Thần môn 1 thốn, bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ.
|
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI CHÚ
|
1
|
NGƯ TẾ
|
K.Phế
|
Trung điểm xương bàn ngón 1, chỗ tiếp giáp 2 màu da
|
|
2
|
THIẾU THƯƠNG
|
K.Phế
|
Cách bờ ngoài chân móng ngón tay cái 2mm.
|
|
3
|
LAO CUNG
|
K.Tâm bào
|
Trên đường văn tim, giữa xương bàn tay ngón 3,4
|
|
4
|
TRUNG XUNG
|
K.Tâm bào
|
Chính giữa đầu ngón giữa.
|
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI
CHÚ
|
1
|
THƯƠNG DƯƠNG
|
K.Đại trường
|
Cách góc ngoài chân móng ngón tay trỏ 2mm.
|
|
2
|
NHỊ GIAN
|
K.Đại trường
|
Chỗ gặp nhau của đường tiếp
giáp da gan tay và da lưng bàn tay, phía ngoài ngón trỏ và đường ngang
chỗ tiếp nối của thân và đầu gần của đốt 1 ngón trỏ.
|
|
3
|
TAM GIAN
|
K.Đại trường
|
Chỗ gặp nhau của đường tiếp
giáp da gan tay và da lưng bàn tay, phía ngoài ngón trỏ và đường ngang
chỗ tiếp nối của thân và đầu xa của xương bàn tay ngón trỏ.
|
|
4
|
HỢP CỐC
|
K.Đại trường
|
Khi khép xương bàn ngón 1 và 2 , huyệt nằm ở mu cao nhất.
|
|
5
|
DƯƠNG KHÊ
|
K.Đại trường
|
Chính giữa hố lào giải phẫu, sát đầu mõm trâm xương quay.
|
Tránh động mạch
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI CHÚ
|
1
|
QUAN XUNG
|
K.Tam tiêu
|
Cách góc trong chân móng ngón tay thứ tư (ngón đeo nhẫn) 2mm.
|
|
2
|
DỊCH MÔN
|
K.Tam tiêu
|
Huyệt nằm ở khe ngón 4,5
nơi tiếp giáp giữa da gan và lưng bàn tay (ngang chỗ tiếp nối giữa thân
và đầu gần xương đốt 1 ngón tay 4
|
|
3
|
TRUNG CHỮ
|
K.Tam tiêu
|
Huyệt nằm ở khe ngón 4,5 (ngang chỗ tiếp nối giữa thân và đầu xa xương bàn tay ngón 4
|
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG CHI TRÊN (TIẾP THEO)
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI CHÚ
|
1
|
KHÚC TRÌ
|
K.Đại trường
|
Co khuỷu tay 900 , huyệt nằm ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay.
|
|
2
|
THIÊN LỊCH
|
K.Đại trường
|
Trên con đường từ Dương khê đến Khúc trì, cách Dương khê 03 thốn.
|
|
3
|
ÔN LƯU
|
K.Đại trường
|
Trên con đường từ Dương khê đến Khúc trì, cách Dương khê 05 thốn.
|
|
4
|
NGOẠI QUAN
|
K.Tam tiêu
|
Mặt sau cẳng tay, từ lằn chỉ cổ tay đo lên 02 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
|
|
5
|
CHI CÂU
|
K.Tam tiêu
|
Mặt sau cẳng tay, từ lằn chỉ cổ tay đo lên 03 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
|
|
6
|
TIỂU HẢI
|
K.Tâm
|
Trên rãnh trụ, nơi có thần kinh trụ đi qua.
|
|
GIẢI PHẪU HỌC VÀ HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT
1.CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT: Theo quy ước
.Thốn phân đoạn vùng đầu mặt:
-Giữa 2 góc trán (Đầu duy): 09 thốn.
-Giữa 2 cung lông mày đến chân tóc trán: 03 thốn.
-Giữa chân tóc trán đến chân tóc gáy: 12thốn
2.Góc kim:
-Châm ngang 150 hoặc chếch (300-600)
tùy vùng cơ.
-Véo da (Vùng da sát xương)
3. Độ sâu của kim: (Theo Châm cứu học của Viện Y Học Cổ Truyền Việt nam)
VÙNG DA
|
ĐỘ SÂU
|
Đầu
|
5mm – 1cm
|
Mặt
|
6mm – 1,2cm
|
Cổ
|
4mm – 8mm
|
Gáy
|
4mm - 1cm
|
4.VỊ TRÍ CÁC HUYỆT:
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI
CHÚ
|
1
|
ẤN ĐƯỜNG
|
Ngoài kinh
|
Giữa đầu trong 2 cung lông mày
|
|
2
|
TOÁN TRÚC
|
K.Bàng quang
|
Đầu trong cung lông mày
|
|
3
|
DƯƠNG BẠCH
|
K.Đởm
|
Giữa cung lông mày đo lên 1 thốn
|
|
4
|
NHÂN TRUNG
|
M.Đốc
|
Giao điểm 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung
|
|
5
|
NGHINH HƯƠNG
|
K.Đại trường
|
Giao điềm của chân cánh mũi và nếp mũi miệng
|
|
6
|
ĐỊA THƯƠNG
|
Kinh Vị
|
Giao điểm của khóe miệng và nếp má miệng
|
|
7
|
THỪA TƯƠNG
|
M.Nhâm
|
Chỗ lõm dưới môi dưới
|
|
|
|
STT
|
TÊN HUYỆT
|
ĐƯỜNG KINH
|
VỊ TRÍ
|
GHI
CHÚ
|
1
|
BÁCH HỘI
|
M.Đốc
|
Giao điểm của đường dọc giữa đầu và đường nối đỉnh cao của 2 loa tai.
|
|
2
|
SUẤT CỐC
|
K.Đởm
|
Đỉnh cao của loa tai đo lên 1,5 thốn
|
|
3
|
THÁI DƯƠNG
|
Ngoài kinh
|
Giao điểm của đuôi mắt và đuôi lông mày kéo dài.
|
|
4
|
THÍNH CUNG
|
K.Tiểu trường
|
Huyệt nằm ở trước giữa nắp tai.
|
|
5
|
PHONG TRÌ
|
K.Đởm
|
Dưới đáy hộp sọ, bờ trong cơ ức đòn chủm, bờ ngoài cơ thang.
|
|
6
|
Ế PHONG
|
K.Tam tiêu
|
Chỗ lõm giữa xương chũm và xương hàm dưới, ấn dái tai vào, tận cùng dái tai chạm vào đâu, đó là huyệt.
|
|
7
|
GIÁP XA
|
K.Vị
|
Huyệt nằm trên đỉnh cao của cơ cắn (khi cắn chặt răng)
|
|
8
|
HẠ QUAN
|
K.Vị
|
Chỗ lõm ở hõm khớp thái dương - hàm
|
|
Ý NGHĨA CÁCH ĐẶT TÊN HUYỆT
Người
xưa đặt tên huyệt để tiện việc ghi nhớ, ngoài ra để biết được tác dụng
sinh lý, bệnh lý hay tác dụng chữa trị của huyệt. Tuy nhiên, không phải
tất cả các tên huyệt đều có thể giải thích được.
A.CÁCH ĐẶT TÊN HUYỆT:
1.Đặt tên huyệt theo cách tượng hình (so sánh hình thể):
· Theo cách so sánh hình thể nơi có huyệt giống một số cảnh vật tự nhiên, lấy tên của cảnh vật tự nhiên để đặt tên cho huyệt .
· Thí dụ: Huyệt Hậu khê (Có nghĩa là khe sau): nắm tay lại , thấy rõ một cái khe ở sau bàn tay , đó là huyệt.
Huyệt Tiểu hải (Có nghĩa là bể nhỏ): huyệt nằm ở rãnh trụ, chỗ lõm xuống ở phía sau khuỷu tay.
Huyệt Độc tỵ (Có nghĩa là mũi trâu): huyệt nằm ở đầu dưới ngoài của xương bánh chè.
2.Đật tên theo một bộ phận của cơ thể:
· Huyệt Nhũ trung (Nhũ : vú; trung: giữa): Nằm ở đầu núm vú
· Huyệt Tín hội (Có nghĩa là thóp thở): Huyệt nằm ở ngay thóp thở.
3.Đặt tên theo đặc điểm giải phẫu:
· Huyệt Nhĩ môn (Có nghĩa là cửa tai): Huyệt nằm trước nắp tai.
· Huyệt
Giáp xa: Huyệt nằm ở hàm dưới (Giáp: mặt bên của mặt hay của hàm dưới;
xa: hàm răng).Huyệt nằm ở trên hàm, sát với góc hàm dưới.
4.Đặt tên theo tác dụng chữa bệnh của huyệt đó:
· Huyệt Nghinh hương (Có nghĩa là đón mùi): Huyệt có tác dụng chữa nghẹt mũi, chảy nước mũi.
· Huyệt Phong trì: (Có nghĩa là ao của gió) Huyệt để trị và phòng cảm cúm.
· Huyệt Tình minh (Có nghĩa là con ngươi sáng): Huyệt chữa các bệnh về mắt, mờ mắt.
· Huyệt Thủy phân, Phục lưu : Trị phù thủng.
· Huyệt Á môn: Trị câm.
· Huyệt Suyễn tức, Định suyễn : Chữa suyễn
5.Đặt tên theo quan hệ lý luận Đông y:
· Huyệt mang tên của học thuyết Âm dương: Huyệt Âm lăng tuyền, huyệt Dương lăng tuyền.
· Huyệt mang tên học thuyết Tạng phủ: Huyệt Can du, huyệt Tâm du, huyệt Thận du, huyệt Tỳ du, huyệt Vị du…… ... Huyệt Thần môn (Kinh Tâm): Vì Tâm tàng thần.
· Huyệt theo quan niệm về khí huyết hoặc để chửa bệnh về khí huyết: Khí hải (Chữa bệnh về khí), Huyết hải (Chữa bệnh về huyết).
B.CÁCH GHI TÊN GỌI CỦA HUYỆT:
Những
danh pháp châm cứu của mỗi nước không dùng để trao đổi quốc tế .Vì vậy,
để trao đổi quốc tế và tham khảo các sách nước ngoài, người ta thường
dùng ký hiệu:
Tên huyệt = Ký hiệu của tên đường kinh - Số thứ tự của huyệt
ĐƯỜNG KINH
|
KÝ HIỆU CỦA ANH
(Manila, (Geneve,
1982) 1989)
|
KÝ HIỆU VIỆT NAM
|
GHI CHÚ
|
|
PHẾ
|
Lu
|
LU
|
I
|
|
ĐẠI TRƯỜNG
|
LI
|
LI
|
II
|
|
VỊ
|
S
|
ST
|
III
|
|
TỲ
|
Sp
|
SP
|
IV
|
|
TÂM
|
H
|
HT
|
V
|
|
TIỂU TRƯỜNG
|
SI
|
SI
|
VI
|
|
BÀNG QUANG
|
B
|
BL
|
VII
|
|
THẬN
|
K
|
KI
|
VIII
|
|
TÂM BÀO
|
P
|
PC
|
IX
|
|
TAM TIÊU
|
TE
|
TE
|
X
|
|
ĐỞM
|
G
|
GB
|
XI
|
|
CAN
|
Liv
|
LR
|
XII
|
|
MẠCH NHÂM
|
GV
|
GV
|
XIII
|
|
MẠCH ĐỐC
|
CV
|
CV
|
XIV
|
Thí dụ: Huyệt Trung phủ
-Ký hiệu: LU 1 (Anh ) hoặc I 1(Việt nam)
C.PHÂN LOẠI HUYỆT:
Có 3 loại huyệt:
· Huyệt trên kinh (Kinh huyệt).
· Huyệt ngoài kinh (Kinh ngoại kỳ huyệt).
· Huyệt tại chỗ đau (A Thị huyệt).
1.Huyệt trên kinh (Kinh huyệt)
§ Huyệt nguyên.
§ Huyệt lạc.
§ Huyệt du.
§ Huyệt mộ.
§ Huyệt ngũ du.
§ Huyệt Khích.
§ Huyệt Hội.
§ Giao hội huyệt hoặc huyệt Hợp.
2. Huyệt ngoài kinh (Kinh ngoại kỳ huyệt).
3.Huyệt a thị./.
No comments:
Post a Comment