LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, September 25, 2016

Bấm huyệt giảm cân thần kỳ


Bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc được dày công nghiên cứu và thực hành từ thời xưa. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý một số huyệt đạo có sự kết nối với các cơ quan chức năng chính trên cơ thể con người.
Quan niệm này thực sự đem lại tác dụng, và khoa học cũng đã chứng minh việc điểm huyệt thực sự có thể trị dứt những cơn đau thông thường như đau bụng, nhức đầu, đau vai,... Không chỉ dừng lại ở đó, điểm huyệt còn kỳ diệu ở chỗ nó giúp chúng ta giảm cân, điều mà từ trước đến nay ta đều nghĩ là không thể.
Việc kích thích vào một số vị trí huyệt đạo trên cơ thể vừa có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn và cơn đói và lại vừa làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn giảm cân một cách lành mạnh: 

Tai
Biết cách bấm huyệt cũng có thể giảm cân - Ảnh 1.

Đây là vị trí huyệt đạo giúp bạn kiểm soát cực kỳ tốt cảm giác thèm ăn. Để tìm được huyệt đạo này, hãy đặt ngón tay cái của bạn trước phần thịt dư ngay chỗ mà người ta thường đeo khuyên tai.
Cố định vị trí vừa tìm được và bắt đầu mở rồi đóng hàm liên tục, bạn sẽ cảm nhận được có một điểm xung quanh vùng được cố định đang chuyển động tối đa. Khi đã tìm được đúng huyệt đạo, ấn mạnh vào đó khoảng từ 1 đến 3 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Dựa theo các học thuyết về việc điểm huyệt thì các vị trí như tai, tay, chân chính là những vị trí tích tụ nhiều năng lượng của cơ thể nhất, vì thế việc kích thích vào những phần cơ thể này có tác dụng lớn trong việc giảm cân. 

Nhân trung (phần thịt lõm giữa môi và mũi)
Biết cách bấm huyệt cũng có thể giảm cân - Ảnh 2.

Phần thịt lõm này nằm ngay trung tâm chính giữa môi trên và mũi của bạn. Điểm này được xác định rất dễ, và chỉ cần nhấn mạnh vào đúng vị trí đó khoảng 1 đến 5 phút, một ngày làm 2 lần là đủ.
Hoặc mỗi khi bạn cảm thấy đói, lo lắng, nhấn vào huyệt đạo này cũng đem lại một tác dụng tuyệt vời giúp bạn đỡ đói hay đỡ căng thẳng hơn.

Đầu gối

Biết cách bấm huyệt cũng có thể giảm cân - Ảnh 3.

Điểm này nằm cách đầu gối khoảng 5cm trở xuống dưới và hơi lệch về phía hướng ra ngoài của cẳng chân.
Ấn mạnh vào huyệt đạo này không chỉ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng giúp bạn trị dứt điểm sự khó chịu trong kỳ kinh nguyệt đối với các bạn nữ và những cơn đau bụng nói chung.
Nhấn lực vào điểm này bằng ngón trỏ 2 phút mỗi ngày để duy trì ổn định các hoạt động, chức năng của dạ dày. Khi ấn đúng vào huyệt đạo này, bạn sẽ cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu, nhưng hãy yên tâm vì điều này không hề gây ảnh hưởng tiêu cực gì.

Khuỷu tay

Biết cách bấm huyệt cũng có thể giảm cân - Ảnh 4.

Để xác định đúng vị trí huyệt đạo này, đặt ngang ngón cái dưới các nếp gấp bên trong lòng khuỷu tay khoảng 3cm. Ấn mạnh bằng ngón cái vào vị trí đó trong vòng một phút mỗi ngày.
Việc kích thích vào điểm này giúp cơ thể bạn tự động loại bỏ những nhiệt lượng hay độ ẩm dư thừa tích tụ. Ngoài ra, nó còn giúp thúc đẩy các chức năng của ruột và ngăn cản tình trạng tích nước trong cơ thể.

Mắt cá chân

Biết cách bấm huyệt cũng có thể giảm cân - Ảnh 5.

Huyệt đạo này nằm ở bên trong cẳng chân của bạn, phía trên mắt cá chân khoảng 5cm. Giữ một lực bằng ngón tay cái lên điểm này rồi từ từ thả ra, lại tiếp tục ấn mạnh và thả nhẹ ra, thực hiện động tác này một phút mỗi ngày.
Thực hiện sớm và đều đặn động tác này sẽ giúp cơ thể bạn có những biến đổi bất ngờ. Tác dụng chính của vị trí huyệt đạo này là giữ sức khỏe và kiểm soát sự thèm ăn của bạn một cách vô cùng hiệu quả.
Một lưu ý đối với huyệt đạo này là những người phụ nữ đang mang thai không nên áp dụng phương pháp này.



Chữa chứng đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp, bấm huyệt

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Chứng này có thể chỉ là một rối loạn chức năng khi mà bệnh nhân khám và  xét nghiệm không phát hiện ra điều gì bất thường hoặc là triệu chứng của 1 bệnh thực thể về tiêu hoá. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn chua cay; do lạm dụng một số chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá; do căng thẳng thần kinh, bị stress.
Trong YHCT, biểu hiện của chứng bệnh này thuộc các chứng “bĩ mãn” , “vị quản thống” . Nguyên nhân phần lớn là do tỳ vị vận hóa không tốt làm cho ăn uống kém, khó tiêu, hoặc tình trí bị kích thích, can khí uất trệ khắc tỳ gây tổn thương chức năng tỳ vị.
Hiện nay ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ bị chứng bệnh này do lối sống không điều độ, ăn uống thất thường hoặc do áp lực trong công việc.
Trẻ em cũng hay bị đầy bụng, khó tiêu kèm theo các biểu hiện: khó chịu, khóc, lười ăn, bỏ ăn, bụng chướng hơi, buồn nôn hoặc nôn, đi ngoài phân lỏng.
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng tốt đối với chứng bệnh này do có khả năng làm tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa; khi chức năng tiết dịch tiêu hóa kém, dùng kích thích mạnh để tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hóa quá mạnh, dùng kích thích vừa và nhẹ để giảm tiết dịch.
Trong thai kỳ có nhiều thay đổi về hoạt động của các tuyến nội tiết ở người phụ nữ cũng như sự phát triển của thai trong bụng gây chèn ép vào cơ quan tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, nôn ợ. Đối với những thai phụ này, xoa bóp bấm huyệt là một lựa chọn đúng đắn, cải thiện được các triệu chứng nêu trên.
Cách tiến hành:
-         Xoa vùng bụng:
+ Các huyệt: trung quản (giữa đường nối từ mũi kiếm xương ức đến rốn), quan nguyên (dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn), khí hải (từ rốn thẳng xuống 1, 5 thốn), thiên khu(từ rốn đo ngang ra 2 thốn)
+ Thủ thuật: miết, ấn, phân, xoa
+ Thao tác: 1. Người bệnh nằm ngửa, miết từ trung quản đến rốn; 2. Xoa bụng: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực, xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ 10 - 15 lần , ngược lại cũng từ 10 - 15 lần, 3. Day các huyệt: trung quản, quan nguyên, khí hải, thiên khu, 4. Phân xoa bụng.
-         Ngồi xếp bằng tròn bấm các huyệt có tác dụng toàn thân: hợp cốc (huyệt ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó)(đối với phụ nữ có thai không dùng huyệt này), túc tam lý (dưới mắt gối ngoài  3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay, công tôn(ở chỗ lõm bờ dưới trước đáy xương bàn chân thứ nhất, nơi tiếp giáp mu bàn chân và gan bàn chân). Bấm mỗi huyệt từ 30 giây đến 1 phút
-         Liệu trình xoa bóp: tiến hành hàng ngày từ 1 đến 2 lần vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Đầy bụng khó tiêu do ăn uống ảnh hưởng nhiều, để phòng chứng bệnh này chúng ta cần chú ý đến chế độ sinh hoạt ăn  uống như  ăn ngủ có giờ giấc, tránh các yếu tố gây kích thích như stress, uống rượu, hút thuốc. Khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ và ăn vừa đủ no, không nên ăn quá no. Hạn chế dùng các loại nước ngọt có gas hay những thức ăn chua cay nhiều hoặc có nhiều dầu mỡ; nên ăn nhiều chất xơ (có nhiều trong rau và hoa quả) giúp hỗ trợ tiêu hoá. Gừng cũng là một thức ăn rất tốt đối với chứng bệnh này, có thể dùng ở dạng tươi hoặc bột khô. Tập thể dục đều đặn có thể làm tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Huyệt túc tam lý(dưới mắt gối ngoài  3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay, khi úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân, từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt) có tác dụng: ích khí kiện t, điều trung khí, hóa thấp trừ đàm, thông kinh hoạt lạc, hành khí hoạt huyết, tăng cường miễn dịch. Châm cứu bấm huyệt ở huyệt này có thể điều trị: đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược. Hàng ngày day vào huyệt này 1-3 phút có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon, đặc biệt đối với trẻ em và người có tuổi.
Đối với những người mắc chứng bệnh này, sau khi áp dụng các biện pháp về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, tự xoa bóp bấm huyệt như đã nêu ở trên mà chưa có dấu hiệu cải thiện thì nên đi khám thêm bác sĩ để xác định có bệnh khác kèm theo hay không.


CHỨNG BIẾNG ĂN

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Không thèm ăn, không muốn ăn, cảm giác thức ăn nhạt nhẽo vô vị… là biểu hiện của chứng biếng ăn. Nguyên nhân chủ yếu phần lớn do dạ dày, ruột trong hệ thống tiêu hóa bị bệnh, hoặc do bệnh mạn tính gây nên. Còn có trường hợp toàn bộ cơ thể không bị đau ốm bệnh hoạn gì nhưng do thầ kinh bị stress gây nên chứng biếng ăn.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trước hết cần chữa trị các căn bệnh gây nên chứng biếng ăn, nó không chỉ kích thích chức năng của hệ thống tiêu hóa mà còn thúc đẩy sự thèm ăn. Để tạo được cảm giác thèm ăn, nâng cao sự hoạt động của dạ dày, phải làm cho sự co bóp của dạ dày và dịch ra một cách bình thường; mà chủ yếu là làm cho thức ăn từ dạ dày sang ruột non thật thuận lợi. Để cải thiện công năng cả hệ thống, thì ấn lên các Can du, Tỳ du và Vị du ở lưng sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, ấn lên các huyệt đạo từ Trung quản đến Hoàng du ở bụng và Túc Tam lý hoặc Địa cơ ở chân; nếu bị stress thì bấm huyệt Xung dương ở chân sẽ càng hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT CAN DU
- Tác dụng: Phục hồi chức năng hoạt động bình thường của gan, để tăng cường cảm giác thèm ăn.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gắn sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông người bệnh, hai bàn tay đặt lên lưng và đầu hai ngón cái cùng lúc bấm mạnh lên hai huyệt Can du của người bệnh, làm thư giãn sự căng thẳng vùng lưng, nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan nội tạng mà đặc biệt là chức năng gan, đem lại cảm giác thèm ăn.

▼ HUYỆT VỊ DU
- Tác dụng: Kích thích sự hoạt động của Vị Tràng, thúc đẩy chức năng hệ thống tiêu hóa.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai bàn tay ôm lấy hông và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Vị du của người bệnh; có hiệu quả kích thích sự hoạt động của dạ dày, ruột. Tiếp tục ấn lên huyệt Tỳ du để điều chỉnh và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. 

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Điều chỉnh khả năng hoạt động của chức năng nội tạng.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; hai bàn tay người trị liệu úp vào nhau, đầu ngón tay giữa ấn lên huyệt Trung quản người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng nội tạng, chữa trị các chứng bệnh dạ dày như: biếng ăn, tiêu hóa không tốt. Kết hợp với biện pháp massage nhẹ nhàng theo kiểu cuộn sóng sẽ càng hiệu quả.

▼ HUYỆT XUNG DƯƠNG
- Tác dụng: Chữa trị chứng biếng ăn do bị stress.
- Vị trí: Nằm trên má ngoài mu bàn chân, tại điểm giữa đường nối kẽ ngón chân giữa và ngón áp út đến cổ chân.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm lấy hai bàn chân người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Xung dương. Để tiêu trừ chứng biếng ăn do đầu óc căng thẳng bấn loạn (stress) thì massage, day ấn liên tục lên vùng xung quanh huyệt đạo này sẽ giải tỏa được stress.

▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)
- Tác dụng: Điều chỉnh sự hoạt động của hệ tiêu hóa, hòa dịu chứng bệnh đường ruột, giải trừ cảm giác biếng ăn.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, đầu hai ngón tay giữa dùng lực vừa phải cùng lúc ấn lõm lớp mô bên trên hai huyệt Hoang du của người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng hệ tiêu hóa, tiêu trừ chứng bệnh biếng ăn; đồng thời có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng đau bụng, kiết lị, bí đại tiện.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc nâng cao nguồn sinh lực của cơ thể, tăng cường cảm giác thèm ăn.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới gối chừng ba đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa lòng bàn tay người trị liệu đỡ dưới cẳng chân và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt tam lý của người bệnh; làm tiêu trừ cảm giác mỏi mệt toàn thân, tăng cường sinh lực thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Người bệnh ngồi trên ghế, dễ dàng thực hiện liệu pháp huyệt đạo này để tự chữa trị cho mình.



Bấm huyệt trị suy nhược thần kinh

Người suy nhược thần kinh thường có biểu hiện đau đầu, ù tai, mắt mờ, mất ngủ, hay mơ, không tập trung, trí lực kém, tinh thần mệt mỏi, tâm thần bất an, thậm chí nam giới có thể di tinh, xuất tinh sớm. Hằng ngày nên tiến hành xoa bóp các huyệt sau:

Trị suy nhược thần kinh nhờ món ăn, bấm huyệt - Ảnh 3
Huyệt lao cung
Chiếu hải: ở kẽ xương cách đầu mắt cá chân trong 1 tấc.
Lao cung: ở giữa lòng bàn tay, nắm chặt các ngón tay, huyệt ở khe giữa hai đầu ngón tay số 3 và 4 (ngón giữa và áp út).

Trị suy nhược thần kinh nhờ món ăn, bấm huyệt - Ảnh 4
Huyệt thần môn
Thần môn: ở đầu lằn chỉ cổ tay trong, ở phía ngón tay út; dưới huyệt là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp.

Trị suy nhược thần kinh nhờ món ăn, bấm huyệt - Ảnh 5
Huyệt thông lý
Thông lý: nếp gấp cổ tay phía trong lên 1 tấc; trong khe của gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung các ngón tay (nắm ngón tay và gấp bàn tay vào cẳng tay, khe sẽ nổi rõ).

Trị suy nhược thần kinh nhờ món ăn, bấm huyệt - Ảnh 6
Huyệt tam âm giao
Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, nằm sát xương cẳng chân.
Chà xát hai lòng bàn chân cho ấm nóng lên.
Chú ý: Góc độ xoa bóp bấm huyệt phải vuông góc hướng vào trong. Khi xoa bóp cần điều tiết tâm lý thoải mái, xóa bỏ những ý nghĩ căng thẳng.

 


No comments:

Post a Comment