HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG
Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force, Electromagnetism... Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do Inyushin.
"Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng. Khí thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như :Nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần,...
Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khí cấu tạo ra vật, và cùng kết hợp với vật. Vật hoạt động sinh ra khí. Cũng như, cơ quan có sự liên hệ mật thiết với cơ năng. Cơ năng quyết định sự hình thành và phát triển cơ quan. Cơ quan ssinh hoạt biến thành cơ năng. Nhà khoa học Einstein đã giải thích sự liên hệ giữa khí và vật bằng phương trình E = mc 2. năng lượng khí bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ là một, nhưng p hai hình thức khác nhau. Khi khối lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được tỏa ra.
Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa hợp của những tế bào, phân tử, nguyên tử khác nhau. Tùy theo những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nước uống, không khí, thời tiết, xã hội...), nguồn năng lực (khí) trong cơ thể được gia tăng, hay bị suy giảm. Trong đời sống hàng ngày, nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên quan mật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người. Cũng như, hơi thở qua việc hô hấp không khí là một yếu tố quan trọng nhất, trong tiến trình phát sinh năng lực (Khí) con người. Qua tiến trình hô hấp không khí, dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thực phẩm, để sinh ra năng lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá học như sau:
Food + Oxygen ® Energy + Carbon Dioxide + Water
(Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ® (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước)
năng lựv (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng, điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng, dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần. Để có nguồn năng lực (khí) sung mãn, trong đòi sống khỏe mạnh, ngoài hai yếu tố cần thiết phải có như dưỡng khí (Oxygen) (trong khí trong lành), và thức ăn tươi tốt (đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quan trọng như: nước uống tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân bình, và vận động thể dục...
Hô hấp và sự sống
Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai
trò quan trọng nhất, trong sự sống con người. Do đó, hô hấp là để sống,
sống cần phải hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí)
trong con người. Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với
con người.Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực, người ta áp dụng một số phương pháp hô hấp (hít thở) không khí đúng cách. Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh. Sinh lực được phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí (oxygen), được không khí mang vào cơ thể.
Hơi thở của một người khỏe mạnh bình thường được gọi là hơi thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốn đặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa. Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ý thức về hơi thở. Nói một cách khác, hoi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn, êm đềm, và đều đặn. Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng trong cơ thể, tình cảm an hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linhhồn minh mẩn.
Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở của học thường có vẻ mệt nhọc, do sức cố gắng mà ra. Hơi hít vào vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại. Những người có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất an, để đưa đến những nỗi lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày. Tiếp tục như thế, trong một thời gian lâu dài. Điều kiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, hơi thở của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập luyện khí công. Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bình thường.
Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là mười tám hơi thở (ra vào) trong một phút. Trong tiến trình tập luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần được kéo dài thêm. Vì vậy, khi đến giai đoan tiến bộ, học viên nên tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống, nghĩa là giảm dần số lần của hơi thở (ra vào) trong một phút.
Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào) từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào) trong một phút. Với tư thế ngồi thiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút. Có hai cách thông thường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuống bụng dưới (đan điền).
Bộ máy hô hấp trong khí công.
Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất là việc hiểu biết về sinh lý căn bản của các bộ phận liên quan đế tiến trình hô hấp của con người như sau:
- Nhiệm vụ của phổi:
Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ phận trung gian, để dẫn không khí ra vào hai lá phổi như: mũi, miện, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi. Hai lá phổi được nằm ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn cách bởi quả tim. Lá phổi bên phải gồm có ba thùy. Lá phổi bên trái có hai thùy.
Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi lớn, và các động mạch, để dẫn vào bên trong hai lá phổi trái phải. Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trong phổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn đến tận cùng những túi nhỏ chứa không khí (gọi là Khí bào).
Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu túi nhỏ chứa không khí (Khí bào), chia thành hiều chùm khí bào, đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt. Phổi được cấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình thức như một tổ ong. Mỗi túi nhò khí bào chứa đựng một phần không khí được hít vào. Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm xuyên qua thành của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) cùng những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống. Nếu thiếu sự hiện diện của máu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí (carbon dioxide).
Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ 4 đến 6 lít không khí, hoặc tương đương với số lượng không khí được chứa trong quả bóng rổ (basketball). Nếu những mô tầng của hai lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt.
Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng phổi vững chắc. Mặt ngoài của màng phổi này được dính vào thành trong lồng ngực. Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để cho hai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí.
- Vai trò hoành cách mô:
Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực, phần dưới là bụng. Hai phần này được ngăn cách bởi một "Hoành Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu). Sự co dãn của lồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hít thở không khí.
Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ xương sườn và xương ức. Khi hít hơi vào, hai lá phối bắt đầu nở lớn dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các xương sườn. Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của bộ xương sườn, để cho lồng ngực được căng phồng lên. Do đó, bên trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích gia tăng của hai lá phổi. Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình), không có sự ảnh hưởng của hoành cách mô. Phần chủ yếu là sự dãn nở lớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí (oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng giữa của hai lá phổi.
Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào, không khí không bị dừng lại ở vùng giữa của hai lá phổi như nói trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá phổi. Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành cách mô, khiếncho hoành cách mô bị đẩy thấp xuống phía bụng dưới, khoảng 4 phân (centimeters). Động tác này tạo nên một khoảng trống, giữa mặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá phổi. Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy của hai lá phổi, dãn nở thêm xuống phía dưới. Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ khí bào, ở vùng dưới hai lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một sự dãn nở lớn gia tăng tối đa. Được như thế, các túi nhỏ khí bào mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa. Điều này rất quan trọng, vì cần phải có một số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa, để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại bỏ ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc tác dụng phản ứng biến thể trong phổi.
Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã khiến cho một số máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng, và màng ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch. Cũng như, tạo nên sự kích thích cho đôi dây tah kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở nên thanh tịnh.
Không khí được thổ ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến trình hô hấp. Song song với không khí được thở ra, hai lá phổi co thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các bắp thịt giữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại bình thường. Do đó, sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời tạo nên một sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáy phổi, tống mạnh không khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài.
Khí công - Thực chất và huyền thoại
Từ xưa, nhiều môn phái Võ thuật và các trường phái Đông y đều nhấn mạnh việc luyện Khí công là phương pháp chủ yếu để gìn giữ và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những truyền thuyết về các khả năng gần như siêu việt của Khí công được nhiều người nói tới. Chẳng hạn như trong đoạn trích dẫn sau đây :“…Chỉ thấy cụ Lưu Văn Khanh cất bàn tay trái lên, một luồn hào quang màu hồng như tia sáng mặt trời từ tay cụ phóng ra. Đó chính là công phu nổi tiếng “Võ Đang long môn thất ất kim thích chưởng”. Tiếp đó, cụ lại biểu diễn “Hắc phong chưởng”: Một luồng khí sắc đen lại từ huyệt Lao Cung của bàn tay trái phóng ra tựa như một luồng khói đen, khiến mọi người chứng kiến sửng sốt kinh ngạc và thán phục. “Mai hoa chưởng” của cụ lại càng tinh diệu hơn nữa. Một luồng khí sắc trắng như khói từ tay cụ phóng ra kèm theo âm thanh “vù vù”, khiến hơn 200 con người hâm mộ đứng xem lặng người kinh ngạc và sau đó hoan hô vang dậy…Cụ Lưu cười ha hả nói : “Các vị vất vả quá và đã có vẻ mệt nhọc lắm rồi, để tôi giúp các vị bổ khí một chút”. Nói rồi cụ cất bàn tay lên lần lượt hướng tới mồm của ba người phóng ba lần “Dược vương chưởng”. Ba người điều cảm thấy một luồng khí có khí vị rất đậm của Trung dược từ khoang miệng lan tỏa khắp thân thể. Sau đó liền cảm thấy toàn thân thư giãn nhẹ nhàng, tinh thần thư thái sảng khoái vô cùng…”(Khí công-các kỳ nhân đương đại, Thiên Tùng biên dịch, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà Nội, 1990, trang 6-7) là một trong nhiều câu chuyện kể về khả năng siêu việt của khí công gần như là huyền thoại ! Bởi trong thực tế vẫn chưa có những luận cứ khoa học nào giải thích một cách minh bạch và tường tận về các khả năng sử dụng Khí công như vậy. Thái độ của những con người đang chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI không nên vội phê phán về các huyền thoại khí công như vừa kể, mà hãy gác nó qua một bên, chờ đợi kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
Thực chất về công năng của Khí công trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Thật vậy, ngày nay, khoa học cho ta biết rõ cơ thể, và đặc biệt là các bắp thịt, trong lúc hoạt động rất cần khí Oxy và tiêu khử khí Carbonic. Oxy tiềm tàng trong không khí được hít vào phổi, rồi hòa tan vào huyết để được tải khắp cơ thể. Huyết cũng tải về phổi khí thán do các bộ phận khác tiết ra, để được thải ra ngoài lúc thở ra. Như vậy khí và huyết là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, do đó hai quá trình vận khí và vận huyết cũng gắn chặt với nhau. Lưu thông khí huyết là điều kiện cơ bản trong việc bảo vệ sức khỏe và rèn luyện cơ thể.
Tùy theo ý muốn, chúng ta có thể vận dụng bộ máy hô hấp, vận dụng các bắp thịt để thở. Bắp thịt thở chủ yếu là hoành cách mạc. Vận động của nó bảo đảm 2/5 dung tích không khí ra vào. Hoành cách mạc nằm thành một cái vòm giữa ngực và bụng, phía trên là phổi và tim phía dưới là gan, dạ dày và ruột. Lúc hoành cách mạc co thắt để hạ xuống 2 đến 3cm, nếu tập nhiều có thể hạ xuống đến 10 hay 15cm. Lúc ấy, lồng ngực và phổi dãn ra, bụng phình lên vì gan, ruột bị đẩy xuống, không khí được hít vào. Hoành cách mạc trở về chỗ cũ, phổi bị ép lại, không khí được đẩy ra ngoài, lúc ấy ruột gan bị kéo lên và bụng thót lại. Như vậy, lúc hít vào thì bụng phình lên, và lúc thở ra, bụng thót lại. Bắp thịt bụng cũng giúp vào việc thở, đặt biệt là lúc thở ra, khi ấy hoành cách mạc đi lên, cơ bụng thắt lại, đẩy gan ruột lên, do đó thở ra được sâu hơn. Tóm lại, cần nhớ nguyên tắc : thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.
Ngoài hoành cách và cơ bụng, giữa các xương sườn cũng có những cơ nối liền hai xương với nhau, phía trong và phía ngoài. Lúc các cơ liên sườn bên ngoài co thắt lại, xương sườn bị kéo ra, lồng ngực phồng lên, giúp cho không khí vào, và ngược lại, khi các cơ liên sườn bên trong kéo sườn vào thì lồng ngực thắt lại, không khí bị đẩy ra. Vì phía dưới của phổi rộng hơn phía chóp phổi, do các xương sườn trên rất cứng, gồm toàn xương từ trước ra sau, không như các xương sườn phía dưới, gồm một phần sụn ở phía trước, nên lồng nhực phía trên không co giãn được bao nhiêu. Những bắp thịt níu vào các xương sườn phía trên và xương đòn gánh, đóng góp vào việc đưa không khí ra vào không đáng kể. Thông thường khá nhiều người cứ lầm tưởng bắp thịt ngực, tức bắp thịt kéo từ cánh tay đến giữa ngực, là bắp thịt để thở, nên lúc tập thường đưa vai lên, kéo căn phần trên của ngực, trái với sinh lý tự nhiên.
Thở bụng, tức là vận dụng hoành cách mạc, cơ bụng, cơ liên sườn phía dưới, là cách thở có hiệu quả cao nhất. Rèn luyện các bắp thịt ấy cho thật nhuần nhuyễn, trong lúc thở nắm cho được mình đang vận dụng bắp thịt nào là công tác cơ bản của khí công. Nói một cách tổng quát, cần nắm vững những động tác sau đây :
Lúc thở ra, hoành cách mạc đưa lên, bụng thót lại, cơ liên sườn và các cơ bụng kéo sườn vào.
Lúc hít vào, hoành cách mạc hạ xuống, bụng phình lên cơ liên sườn kéo sườn ra.
Thở ra dài hơn hít vào và càng sâu càng tốt. Lúc hít vào xong, có thể giữ hơi lại một chút. Sách xưa thường nói rằng lúc hít vào, khí xuống đan điền, tức bụng dưới, thực ra vì hoành cách mạc đẩy ruột xuống nên bụng phình ra.
Bình thường lúc ngồi yên hay làm việc nhẹ, dung tích không khí ra vào chừng 0,5 lít, và người ta thở chừng 12 đến 16 lần trong một phút. Khi vận động, nhất là vận động nhanh như chạy đua, đấu võ, lưu lượng không khí ra vào có thể gấp 15 hay 20 lần. Lúc ấy dung tích không khí ra vào có thể lên tới từ 4 lít đến 6 lít, tần số thở cũng tăng lên gấp đôi hoặc hơn. Muốn tăng lưu lượng phải tăng chủ yếu khả năng hoạt động của hoành cách mạc lên, xuống thật nhiều và nhanh, nếu cần có thể cho không khí ra vào qua miệng, vì con đường này rộng hơn và ít khúc khủy hơn con đường qua mũi. Nhưng nếu ta không vận động nhiều, không cần lưu lượng không khí ra vào, thì cũng không nên đưa quá nhiều Oxy vào cơ thể, khử quá nhiều khí thán ra ngoài, vì như thế sẽ bị choáng váng. Lúc ngồi yên điều hòa nhịp thở cho thật đều đặn, nhẹ nhàng, dài và sâu, chủ yếu để điều hòa hoạt động của nội tạng và làm cho thần khinh thoải mái. Nhịp thở lúc ấy là một cho đến bốn lần trong một phút.
Tóm lại, có hai phương pháp luyện khí công :
Lúc vận động nhiều, thở sâu và nhanh, có thể cho không khí qua miệng để tăng cường lưu lượng không khí ra vào, cung cấp nhiều oxy và khử nhiều khí carbonic
Lúc vận động ít và không vận động, thì thở nhẹ, dài, sâu, rất chậm và toàn thể con người yên tĩnh điều hòa lại. Nếu hoàn cảnh cho phép, nhắm mắt lại tập trung ý nghĩ vào từng nhịp thở.
Có thể tập khí công trong tư thế nằm cũng được, đứng, nằm hay ngồi, miễn sao vận dụng được hoành cách mạc một cách dễ dàng. Kết hợp với động tác chân tay trong khi tập khí công cũng được. Khi rèn luyện xong rồi thì lúc vận động, nhịp thở và động tác chân tay sẽ tự nhiên phối hợp nhịp nhàng với nhau. Kỹ thuật của khí công đơn giản, tập vài lần sẽ quen, chủ yếu là đừng đưa vai lên xuống lúc thở, đừng cho vận động của lồng ngực tréo với vận động của hoành cách mạc, vì có khi ta cho lồng ngực căng lên để hút không khí vào, đồng thời lại thót bụng lại đẩy hoành cách mạc lên, tức đẩy không khí ra. Động tác của hoành cách mạc, cơ bụng và cơ liên sườn cần được phối hợp chặc chẽ. Trong lúc tập khí công điều hòa, cần chú ý làm chủ nhịp thở : thở thật đều là chủ yếu, không để nhịp thở rối loạn.
Nói một cách tổng quát, tập luyện khí công cần dựa vào những thành tựu khoa học thực tế để việc tập luyện phù hợp với vận động sinh lý tự nhiên của cơ thể, hầu tránh được những tật bệnh có thể phát sinh, đồng thời tạo điều kiện tốt cho khí oxy vào cơ thể giúp các tế bào hoạt động tốt hơn cũng như đưa khí carbonic ra khỏi cơ thể tạo môi trường tốt đẹp cho toàn cơ thể. Được như vậy, sức khỏe chắc chắn tăng tiến, từ đó khả năng dụng võ cũng tiến bộ là lẽ đương nhiên, đúng như Hải Thượng Lãn Ông đã từng viết :
Tập cho khí huyết lưu thông
Tay chân lanh lợi, tinh thần thảnh thơi
Khí công làm trẻ hóa
Khái niệm về khí công: Khí
công là công phu tu luyện khí, gồm thời gian và chất lượng luyện công.
Thông qua điều tâm, điều tức, điều tâm để thu nhận tinh hoa của trời đất
(năng lượng) về trung tâm của đan điền. Qua đó sẽ thấu qua thượng đan,
hạ đan để lan tỏa toàn thân. Làm cho khí huyết lưu hành, thủy dịch xoay
vần, kinh lạc thông suốt, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế. Làm cho
nhịp điệu sinh học của cơ thể thích nghi cao nhất với trời đất (thiên
nhân hợp nhất).
Công năng của khí công:
từ động công đến tĩnh công và thiền định. Có tác dụng thông hoạt phổi
và điều hòa khí huyết, kết nối tâm thận, tăng cường chuyển hóa gan, mật,
nhuận tỳ vị, trong sáng tinh thần.
Động công dể giãn mở
can cơ xương. Làm trẻ hóa bộ khung cơ thể. Tĩnh công để vượng tinh khí
thần làm cân bằng, trẻ hóa hệ htống nội tạng. Thiền định để thanh tâm,
dưỡng thần và phát huệ giác. Tu luyện khí công sẽ làm chuyển hóa thân,
tâm, làm cho bộ khung cơ thể (thân vật lý) vững bền. Bên trong làm vượng
tinh - khí -thần (thân năng lượng) cũng sẽ làm cho trạng thái tâm thức
thanh tịnh, an lạc và trí huệ (thân tâm linh). Các thầy khí công thường
sống khỏe mạnh, trường thọ và an lạc. Thông qua tu luyện khí công sẽ làm
mạnh cân – cơ – xương, vượng tinh – khí – thần và làm ý trống tâm
trong, sẽ làm tăng sức mạnh và sức bền sinh học, với trạng thái tâm
thanh tịnh sẽ đưa đến sự bền vững và trẻ hóa thân tâm.
Sau đây, tôi xin giới thiệu công pháp khí công nội gia của bản thân: “Khí công làm trẻ hóa”.
Có 8 tư thế đứng trang
công (còn gọi là bát bộ trang). Đây là phương pháp thiền động, khai mở
các tâm lực để lan tỏa năng lượng toàn thân và làm mạnh hệ thống cân –
cơ – xương toàn thân. Sẽ đạt nội kiên ngoại cường. Cơ thể như kim cương
bất hoại, trong sáng, rắn chắc và bền vững. Kết thúc bằng xoa bóp Tinh –
Khí – Thần.
1 . Khởi động thông thường toàn thân để giãn mở cân cơ xương.
2 . Chuẩn bị: đứng thẳng, 2 chân đứng ngang vai, 2 tay song song bên hông. Ngón cái bấm vào ngón trỏ.
3 . Thải trọc khí: thở ra, người từ từ gập xuống (thân vuông góc với chân). Hít vào, từ từ đứng thẳng dậy. Thực hiện 3 lần.
4 . An trụ tâm: 2 tay chắp trước ngực, cằm thu, miệng ngậm tự nhiên, 2 gối lỏng. Ý niệm tại đan điền (khoang bụng dưới).
5 Hành pháp:
- Nhất đẩy sơn (đẩy một trái núi).
Khi thở ra 2 bàn tay đẩy thẳng ra
trước như đẩy trái núi ra xa. Tâm hướng ra ngoài. Hít vào, toàn thân thả
lỏng, 2 tay chắp trước ngực. Tâm hướng về đan điền. Thực hiện 5 hơi
thở.
- Nhị
đẩy sơn: thở ra, 2 tay đẩy sang 2 bên vai như đẩy 2 trái núi ra xa, tâm
hướng ra ngoài. Hít vào 2 tay chắp trước ngực, toàn thân thả lỏng và
tâm hướng về đan điền. Thực hiện 5 hơi thở.
- Tam
đẩy thiên: thở ra, 2 tay đẩy lên như nâng trời xanh, tâm hướng ra
ngoài. Hít vào 2 tay chắp trước ngực, toàn thân thả lỏng và tâm hướng
vào trong đan điền. Thực hiện 5 hơi thở.
- Tứ,
tiền án địa: thở ra, 2 tay ép xuống đẩt phía trước, tâm hướng ra ngoài.
Hít vào, 2 tay chắp trước ngực, toàn thân thả lỏng, tâm hướng vào
trong. Thực hiện 5 hơi thở.
- Ngũ,
hậu án địa: thở ra, 2 tay ép xuống đất phía sau hông, tâm hướng ra
ngòai. Hít vào, 2 bàn tay chắp vào trước ngực, toàn thân thả lỏng, tâm
hướng vào trong. Thực hiện 5 hơi thở.
- Lục,
ôm trăng (thủy chung bao nguyệt): vẫn đứng ở tư thế án địa, 2 tay từ từ
chuyển xuống ôm trước bụng, như ôm vầng trăng. Cơ thể thả lỏng, hơi thở
tự nhiên. Tâm hòa hợp giữa trời đất. Thực hiện vài hơi thở. Chiêu thức
này mở trung tâm khí.
- Thất,
ôm cây: (cung thủ đương hung). Từ tư thế ôm trăng, 2 tay từ từ hoành
lên ôm phía trước ngực (như ôm cây). Cơ thể thả lỏng, hơi thở tự nhiên,
tam hòa hợp giữa trời đất. Thực hiện vài hơi thở. Chiêu thức này mở
trung tâm huyết.
- Bát,
ôm đỉnh đầu (thập chỉ chầu thiên): từ tư thế ôm cây, 2 tay từ từ hoành
lên ôm đỉnh đầu (thập chầu thiên). Cơ thể thả lỏng, hơi thở tự nhiên.
Thân tâm hòa hợp giữa trời đất. Thực hiện vài hơi thở. Chiêu thức này mở
trung tâm tuệ giác.
Lấy năng lượng trời đất.
-
Lấy địa khí: vẫn đứng ở trang công, 2 bàn tay từ từ hạ xuống bên hông,
lòng bàn tay hướng xuống đất bên hông. Hít vào, cảm nhận năng lượng vũ
trụ từ huyệt Dũng Tuyền (giữa gan bàn chân) lan theo 2 chân đến đan
điền. Thở ra cảm nhân từ đan điền, khí lực lan tỏa toàn thân. Thực hiện
vài hơi thở.
-
Lấy thiên khí: 2 tay từ tư thế trên, nâng lên như đỡ trời. Hít vào, cảm
nhận năng lượng từ đỉnh đầu dẫn truyền đến đan điền. Thở ra, dùng ý lan
tỏa năng lượng toàn thân.
6, Thu công:
- Khóa nguyên khí: 2 bàn tay chắp trước ngực và áp chặt, đếm từ 1 đến 10.
- Khóa các trung tâm lực chính của cơ thể:
+ Khóa vùng não: 2 tay nâng lên và nắm lại khóa chéo trước đỉnh đầu. Đếm từ 1 đến 10.
+ Khóa tâm phế: hai tay hạ xuống bắt chéo trước ngực. Đếm từ 1 đến 10.
+ Khóa Thần khuyết (giữa rốn): 2 tay hạ xuống bắt chéo trước rốn. Đếm từ 1 đến 10.
+ Khóa Quan nguyên: 2 tay hạ xuống bắt chéo trước xương mu. Đếm từ 1 đến 10.
- Xả
pháp: 2 chân đứng thẳng lên, 2 tay thả lỏng buông xuôi bên hông và nắm
chặt. Tiếp theo dậm 2 chân xuống đất 3 nhịp và 2 bàn tay mở ra, vẩy
xuống đất 3 lần.
7, Xoa bóp tinh – khí – thần.
- Xoa
bóp vùng Tinh: dùng cườm tay giữa ngón cái và trỏ vỗ vào vùng giữa mệnh
môn (giữa thắt lưng). Sau đó dùng lòng bàn tay vỗ 2 bên thắt lưng (vùng
thận). Tiếp theo vuốt nhẹ từ Mệnh môn sang 2 bên thận nhiều lần.
- Xoa
bóp vùng khí: bàn tay phải áp vào vùng rốn, tay trái áp ngoài tay phải.
Xoay tròn từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ và từ ngoài vào
trong ngựơc chiều kim đồng hồ. Làm nhiều lần cho ổ bụng ấm lên. Vượng
tinh – khí – thần.
- Xoa bóp vùng thần: vỗ đường giữa đỉnh đầu từ trước ra sau nhiều lần, kích thích nào, màng não.
+ Gõ: dùng 10 đầu ngón tay gõ khắp đỉnh đầu.
+ Giác: dùng 10 đầu ngón tay làm
lược chải tóc, từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, làm nhiều lần. Tác
động và kích hoạt các rễ thần kinh ngoại biên.
+ Xoa: Xoa 2 bàn tay vòa nhau cho ấm
nóng và áp vào mặt, khi có hơi nóng thì xoa từ trước ra sau cho thông
kinh hoạt lạc và ấm các giác quan.
KHÍ CÔNG TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG HÔ HẤP VÀ HỆ THỐNG XOANG
Bài I: Thở nội lực.
Ta dùng ngón tay trỏ bịt 1 bên lỗ mũi và thở mạnh một lúc, để sấy nóng và thông thoáng đường hô hấp.
Bài II: Day đầu mũi.
Ta dùng 2 ngón tay cái day và vê đầu mũi, làm như vậy sẽ làm tăng tiết dịch nhày, phá vỡ bí kết chất bã và ngoại dịch ổ mũi.
Bài III: Xoa cánh mũi.
Ta dùng 2 bàn tay chà
xát vào nhau cho nóng lên (đặc biệt là mô cái), sau đó 2 tay chắp lại
vuốt dọc theo sống mũi nhiều lần. Thực hiện như vậy sẽ làm cho sống mũi
và đường hô hấp ngoài sung nhuận – Khí huyết lưu thông, nội dịch xoay
vần, phá vỡ các bí kết và làm cho mũi sáng đẹp.
Bài IV: Thở khí công nội quán.
Hít vào tâm ta nhận
biết vùng mũi. Thở ra ta thả lỏng vùng mặt và cảm nhận khí lan tỏa khắp
vùng mặt, đến khi cả vùng mặt ấm lên. Thực hiện 18 – 24 hơi thở, pháp
này sẽ làm cho các xoang thông nhau thuộc mắt, mũi, miệng, họng thông
thoáng và ấm nóng, sẽ có tác dụng phòng chống viêm đường hô hấp ngoài và
ciêm hệ thống xoang vùng mặt.
Bài V: Day bấm huyệt nghinh hương.
Huyệt thượng nghinh
hương là chỗ lõm ở mặt ngoài trên cung thuộc đầu mũi. Khi bấm ta dùng 2
ngón tay trỏ để ấn vào mỗi bên đối diện, khi có cảm giác căng tức thì sẽ
day, làm vài lần.
Huyệt hạ nghinh hương, là chỗ lõm ở mặt ngoài dưới cung thuộc đầu mũi. Cách day ấn cũng như huyệt thượng nghinh hương.
Tác dụng day huyệt
thượng nghinh hương để làm lưu thông khí huyết và thông thoáng các
xoang. Còn day bấm huyệt hạ nghinh hương để thông rốn phổi và mở phế
quản.
KHÍ CÔNG TĂNG CƯỜNG SỨC NGHE VÀ DƯỠNG THẬN
Bài I: Xoa vuốt vành tai.
Ta dùng 2 lòng bàn tay
chà xát, xoa 2 vành tai cho nóng lên, sau đó dùng 1 ngón tay cái và ngón
trỏ của 2 tay kéo dãn vành tai từ trên xuống dưới. Vì tai là 1 tổ chức
sụn nên chúng ta có thể chà xát thoải mái cho nóng lên. Bài này có tác
dụng khai mở, tăng cường bộ phận thu nạp âm thanh của chức năng nghe.
Bài II: Bập bùng màng nhĩ.
Ta dùng 2 lòng bàn tay
áp vào loa tay nhiều lần, sẽ tạo nên âm thanh như tiếng ve, tiếng gió,
tiếng mưa. Âm thanh do áp lực từ bàn tay sinh ra sẽ làm rung động màng
nhĩ để khuếch đại âm thanh nhiều lần. (Đây là công pháp để tăng cường
chức năng thứ 2 của tính nghe là khuếch đại âm thanh)
Bài III: Gây rung chấn ống nghe.
Đóng chặt vành tay lại
và dùng ngón cái ấn phía ngoài để ống tai ngoài căng tức tạo áp để
thông thoáng ống tai, tạo sức lan tỏa của âm thanh mạnh hơn. (Đây là
pháp để tăng cường chức năng thứ 3 của tính nghe, là tăng tính lan tỏa
của âm thanh)
Bài IV: Tiếng trống trời.
Ta dùng 2 lòng bàn tay
áp chặt vào loa tai 2 bên và dùng 2 ngón tay cái và trỏ để gõ vào hai ụ
xương ngọc chẩm phía trên gáy. Ta sẽ nghe thấy âm thanh trầm ấm, vang
sâu (nghe như tiếng trống trận), còn gọi là tiếng trống trời.
Đây là pháp để tăng
cường chức năng thứ 4 của tính nghe, là tác động để tăng cường, dẫn
truyền âm thanh qua hệ thống xương. Có 12 xương liên kết và tổ hợp với
nhau để dẫn truyền âm thanh, trong đó có những xương rất nhỏ như xương
đá, xương đe, xương búa – nó cũng là những xương bé nhất trên cơ thể.
Bài V: Xoa vuốt huyệt
Ta dùng ngón cái 2 tay
vuốt dọc theo đường huyệt đạo phía trước và phía sau loa tai. Pháp này
sẽ tăng cường lưu thông khí huyết và nội dịch trong và ngoài tai, sẽ làm
cho chức năng nghe được bền vững. Khi ta thực hiện 6 pháp này không
những làm tăng cường chức năng nghe mà còn có tác dụng tăng cường chức
năng thận và hệ thống cơ xương.
KHÍ CÔNG LÀM SÁNG MẮT – KHỎE THẦN
Bài I:Vận động nhãn cầu.
1. Liếc mắt trái phải, biên độ180o, làm nhiều lần.
2. Liếc mắt trên dưới, biên độ 180o, làm nhiều lần.
3. Đảo tròng mắt theo chiều kim đồng hồ nhiều vòng, sau đó đảo ngược nhiều vòng.
Bài II: Nhìn xa.
Ta quan sát toàn cảnh không gian trời đất với sự rộng mở và thanh bình, với tâm không quán niệm (Không suy nghĩ ).
Bài III: Nhìn gần.
Ta để ngón tay trỏ trái
phía trước huyệt Ấn đường (huyệt giữa 2 con mắt) và cách mắt 20 cm. Khi
hít vào ta đưa ngón tay từ từ gần mắt, khi thở ra ta đưa ngón tay từ từ
ra 20 cm. Khi ta có cảm giác hơi căng tức ấn đường và đầu ngón trỏ hơi
căng, tê là được. Trung bình từ 18 – 36 hơi thở.
Bài IV: Tập trung tinh thần.
Ta có thể nhìn một vật
tĩnh hay một vật động như bức ảnh, chậu cảnh, tượng phật v.v…Ta nhìn một
cách chăm chú, xuyên suốt, không lay động trong chính niệm. Khi nhắm
mắt lại, ta quán tưởng hình ảnh ta nhìn thấy lúc trước vẫn hiện hữu
trong não. Ta thực hiện 9 lần trở lên.
Bài V: Nhiếp thị ngưng thần.
Ta nhắm mắt lại, dùng
ngón cái 2 bàn tay bịt chặt màng nhĩ, ngón giữa ấn vào huyệt Thái dương
dưới cung thùy trán và ngón trỏ ấn vào xương Ngọc chẩm (hai ụ xương phía
sau gáy). Đây là cách nhìn nội thể - tức là nhìn và nghe bên trong bản
thể của mình. Ta sẽ cảm nhận sự rỗng lặng trong cơ thể mình, một cảm
giác sảng khoái, lâng lâng.
Bài VI: Xoa vuốt mắt.
Ta dùng ngón trỏ 2 tay vuốt nhẹ trên mi trên và mi dưới 2 mắt.
Khí công dưỡng sinh trị bệnh lao phổi
1, Khí công trị bệnh.
1.1, Phương pháp 1: Nâng trời, đẩy núi.
Người
tập đứng thẳng, 2 chân bằng vai, 2 tay bắt chéo trước ngực. Khi hít
vào, hai bàn tay đẩy lên như đẩy trời để mở rộng lồng ngực, làm như vậy
sẽ hít được nhiều khí. Khi thở ra thì 2 tay, toàn thân thả lỏng, 2 tay
thu về giữa ngực. Hít tiếp hơi thở thứ 2, hai bàn tay đẩy sang 2 bên vai
như đẩy 2 trái núi ra xa. Hơi thở này sẽ mở rộng đáy phổi và hệ thống
phế nang để khí vào sâu hơn và lan tỏa khắp hệ thống phổi. Khi thở ra,
gập người vuông góc với chân để thải hết trọc khí ra. Thực hiện 2 hơi
thở 6 lần.
1.2, Phương pháp 2: Kéo cung.
Tư
thế chuẩn bị như phương pháp 1. Người đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng
vai, 2 tay bắt chéo trước ngực. Hít vào, đồng thời xoay eo và kéo cung
về bên trái, lên trên 45o (tay trái trên, tay phải dưới). Khi
thở ra, 2 tay thu về tư thế chuẩn bị như ban đầu. Tiếp tục kéo cung bên
phải (động tác như bên trái), nhưng tay phải bên trên, tay trái dưới.
Thực hiện 6 lần.
1.3, Phương pháp 3: Chim bay.
Chuẩn
bị: đứng thẳng, 2 chân ngang vai và lỏng gối, 2 bàn tay chắp trước
ngực. Khi hít vào, người nổi lên, 2 tay mở rộng qua vai như cánh chim.
Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và trở về tư thế chuẩn bị. Sau đó lại hít
vào và xoay eo về bên trái, 2 cánh tay mở rộng nhưng tay trái dưới, tay
phải trên (như cánh chim bay liệng). Tiếp tục hít thở và bay liệng sang
bên phải. Nhưng đổi ngược lại tay phải ở dưới, tay trái trên. Thực hiện
6 lần.
2, Thực dưỡng.
- Uống nước trà xanh buổi sáng 1 cốc sau khi ăn sáng.
- Trong ngày uống nước gạo rang thay nước uống.
- Chọn
1 con cá chép 3 lạng đến nửa cân, làm sạch. Rải 1 nắm trà xanh dưới đáy
xoong. Đặt cá lên và rải lên 1 ít muối. Lấy nước tương ăn rải lên trên
vừa đủ. Kho nhỏ lửa trên bếp như cá kho thường. Trước khi ăn thì tuới
vào1 thìa dầu mè hoặc dầu lac. Ăn 1 tuần 2 lầnvào buổi chiều, ăn liền
trong 3 tuần (ăn vào mùa thu thì càng tốt). Có thể ăn thêm hạt sen, mía,
táo bưởi, lê. Tránh buồn phiền, lo lắng.
Khí công dưỡng thận mùa đông
Sau khi khởi động toàn thân để giãn mở cân – cơ – xương. Ta tập động công các tư thế sau:
- Pháp
1: Đứng thẳng, 2 chân rộng hơn vai, 2 tay đặt sau mệnh môn (ở giữa thắt
lưng, bàn tay ngửa ra sau). Khi hít vào toàn thân gập về sau 750. Khi thở ra tòan thân gập về phía trước vuông góc 900
với cẳng chân, mặt đối đất. Tiếp tục hít vào thì người đứng thẳng, 2
tay mở rộng sang 2 bên như đòn gánh. Thở ra người lại gập xuống như
trước, 2 tay thả lỏng song song 2 bên chân. Dừng thở đứng dậy, thực hiện
6 lần.
- Pháp 2: Tâm thận giao hòa.
Tư thế, 2 chân mở rộng hơn vai và trụy gối (lỏng gối)
Hít vào ta lắc đầu và xoay hông
tròn, chiều quay về bên trái, dừng thở đứng dậy. Khi thở ra án thân và
gập người về trứơc (mặt đối đất), sau đó ngừng thở đứng dậy. Tiếp tục
quay ngược lại theo hướng bên phải theo quy cách trên.
Pháp 3:
2 chân vẫn đứng rộng hơn vai, 2
tay song song trước mặt. Hít vào xoay eo về bên trái và hạ thấp cột
sống, mắt nhìn về sau, 2 bàn tay ép xuống để kích thích thận trái. Thở
ra nổi người lên và xoay eo về tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện bên
phải theo quy cách như ban đầu. Thực hiện 6 lần.
- Pháp 4:
Khai mở mệnh môn (nằm giữa thát
lưng, đối diện dưới rốn 3 cm phía trước). Khi hít vào ý thủ đan điền
(khoang bụng dưới). Thở ra ý niệm chuyển sang mệnh môn. Thực hiện 18 hơi
thở.
- Pháp 5: Dưỡng thận
Khi hit vào ý thủ mệnh môn, thở ra thả lỏng vùng lưng và cảm nhận năng lượng lan tỏa sang 2 thận (2 bên thắt lưng.)
Hơi thở kết hợp trị liệu bệnh mạn tính và ung thư
Bệnh mạn tính là các bệnh
tồn tại lâu dài, thường do cấp tính chuyển thành. Bệnh có thể cục bộ ở
một cơ quan , một bộ phận cơ thê hay có tính chất toàn hệ thống. Bệnh
thường biểu hiện dưới hình thức viêm, từ viêm cơ, viêm da, viêm xương
đến viêm các nội tạng, thần kinh,não tủy. Một tỷ lệ viêm mạn tính có thể
chuyển thành viêm ác tính
Phương pháp trị liệu có nhiều như thuốc, phẫu thuật,chiếu xạ...
Về khí công kết hợp trị liệu, ta dùng hơi thở chỉ
tức và quán tức là hiệu quả nhất.phương pháp này đã được các tổ,các bậc
tôn sư tu luyện tịnh công và thiền định chân truyền xưa nay.
- Bước 1:
- Trước
tiên bệnh nhân tự khởi động để giản mở cân cơ xương, nếu biết các bài
bát đoạn cẩm, trường sinh âm dương hay khí công dịch cân kinh, tẩy tủy
kinh thì càng tốt
- Bước 2: Lan tỏa nhiệt lực và khí lực
- Người
bệnh ngồi trên ghế hoặc dưới sàn, tay trái đặt vào huyệt đản trung
(chỗ lõm giữa ngực) thở ra gập người xuống, mặt đối đất và niệm âm “Ha”
thành tiếng. Khi hít vào từ từ ngồi thẳng dậy . thở độ 3-5 hơi thở
Với hơi thở này sẽ tạo nhiệt lực làm toàn thân ấm và tạo thuận lợi cho khí lực lan tỏa.
- Tiếp
theo hơi thở nhiệt lực là hơi thở khí lực, thở ra gập người xuống và
thở mạnh ra bằng cả mũi và mồm, để trọc khí trong ổ bụng và ngực thải
hết, hít vào bằng mũi để hít thanh khí vào phổi và quán trăm kinh bách
cốt thông ,thở độ 3-5 hơi thở
- Bước 3: Nhận biết hơi thở
Ta bắt đầu quán chiếu sự vận hành
hơi thở (quán là quan sát, chiếu là sáng tỏ) để đưa hơi thở từ thô đến
tế, rỗng lặng và thanh tịnh
Trước tiên ta quan sát sự vận hành của hơi thở để tâm cảm nhận rõ sự liên tục của hơi thở.
Tiếp theo ta quan sát sự vận hành của hơi thở, để tâm cảm nhận rõ sự đều đặn của hơi thở.
Sau đó ta vẫn quan sát sự vận hành của hơi thở để tâm cảm nhận rõ sự êm dịu của hơi thở
Cuối cùng ta vân hướng sâu vào sự vận động hành của hơi thở để tâm cảm nhận rõ sự rỗng lặng của hơi thở
Chú ý: khi quan sát
sự vận hành của hơi thở phải hoàn toàn tự nhiên để thấy hơi thở lắng
dịu, vi tế dần mà ta không được tác động gì đến hơi thở. Hơi thở là cầu
nối của thân và tâm. Đến lúc này hơi thở sẽ rất êm dịu, rỗng lặng sẽ
giải tỏa mọi bí kết của thân và tâm, khiến thân tâm thanh tịnh sẽ đẩy
lùi mọi bệnh tật, kể cả bệnh mạn tính và ung thư.
Hơi thở giải tỏa căng thẳng tinh thần
Bệnh căng thẳng tinh
thần là bệnh thời xã hội hiện đại, khi đời sống phát triển, con người
ngày càng thỏa mãn như cầu vật chất, phương tiện hậu thiên ngày càng
tăng. Hơn nữa với xã hội phát triển thì việc thích nghi với dự liệu
thông tin ngày càng lớn làm hệ thống thần kinh trung ương ít có điều
kiện nghỉ ngơi để phục hồi. Hơn nữa trong điều kiện hội nhập thì con
người năng động hơn và phải hoàn thiện hơn, cố gắng hơn. Đó là những
nguyên nhân gây cho tinh thần mệt mỏi, khó ngủ, bực bội, rối loạn tinh
thần, từ đó hàng loạt bệnh phát sinh.
1, Khí công trị liệu
Dùng hơi thở tùy tức,
tức là nương theo hơi thở để điều phục thân và tâm. Từ hơi thở thô đến
hơi thở vi tế, hơi thở nông, nghẹn, rít, giật đến hơi thở liên tục, đều
đặn, êm dịu và sâu lắng. Qua đó tinh thần lắng dịu, yên tĩnh, cơ thể
buông thư sẽ lặp lại trạng thái cân bằng về tâm sinh lý.
- Trước
tiên người bệnh tự khởi động toàn thân từ đầu đến chân để giãn mở cân
cơ xương. Tiếp theo bệnh nhân ngồi khoanh chân dưới sàn hoặc trên ghế
tựa. Ngón tay cái bắt vào ngón trỏ để trên đùi. Hai mắt khép lại, nội tư
yên tĩnh, hơi thở yên tĩnh, hơi thở tự nhiên và cảm nhận mình đang ngồi
giữa chốn thanh tịnh, trang nghiêm yên tử hoặc côn sơn. Tâm hồn hướng
về sự rỗng lặng và thánh thiện. Ngồi tĩnh lặng vậy độ 10 phút, sau đó
dùng 5 hơi thở
- Hơi thở 1: hít vào nhận biết toàn thân, thở ra thả lỏng toàn thân, đồng thời cảm nhận hơi thở rỗng dần, thở độ 3-5 phút
- Hơi
thở 2: hít vào nhận biết toàn thân, thở ra thả lỏng toàn thân, thả ra
cười trong nội tâm để thư giãn tinh thần. thở độ 3-5 phút
- Hơi thở 3: hít vào thấy tâm lắng dịu theo hơi thở, thở ra thấy thân tâm biến dần vào hư không thở độ 3-5 phút
- Hơi thở 4: hít vào cảm nhận thân rất khỏe, thở ra tâm rất nhẹ, thở độ 3-5 phút
- Hơi thở 5: hít vào thấy hạnh phúc,thở ra thấy hạnh phúc, cảm thấy an lạc trong từng hơi thở
Ngoài tập khí công nên sống thanh thản, giảm áp lực công việc, sống buông thả với tự nhiên
Khí công dưỡng sinh trị bệnh mất ngủ
Nguyên nhân của mất ngủ
do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là do thất tình, sự biến
đổi các trạng thái tình cảm như vui, buồn, giận, lo, căng thẳng, ức chế
v.v…gây nên. Nguyên nhân tiếp là do ăn uống thái quá, hay dùng chất kich
thích.
- Pháp 1: hãy nhìn tất cả vạn vật trong không gian rộng mở, như cỏ cây, sông nước, mây trời cho tâm hồn rộng mở, thanh tịnh.
- Pháp 2 : ngồi khoanh chân, 2 tay chắp trước ngực ở tư thế phổ ấn như bái Phật.
Ngoại thủ: toàn thân ý hướng ra không gian hơi thở tự nhiên.
Nội thủ: toàn thân hướng vào trong về bản thể, hơi thở tự nhiên
- Pháp 3:
vẫn ngồi theo tư thế trên và cảm nhận mình ngồi giữa một thung lũng
xanh mát, nhiều cây xanh, suối trong, phía trước là thác nước. Cứ ngồi
thở tự nhiên với một nội tâm yên tĩnh và khép mắt tự nhiên.
- Pháp 4: Bế thị ngưng thần.
Vẫn ngồi theo tư thế trên, 2 ngón
tay cái bịt 2 lỗ tai, 2 ngón giữa ấn huyệt thái dương (chỗ lõm trên gò
má) và 2 ngón chỏ ấn 2 gốc xương ngọc chẩm. Khi đó tất cả các giác quan
hướng về nội thể của mình, hơi thở tự nhiên.
- Pháp 5:
An trụ tâm tại đan điền (khoang bụng dưới). Đến khi đan điền ấm nóng và
có áp khí căng đầy thì quán tưởng năng lượng hình thành bông sen. Khi
hít vào quán tưởng bông sen cụp lại, thở ra thấy bông sen nở ra và cản
nhận ánh sáng vàng của hoa sen tỏa toàn thân. An lạc trong từng hơi thở.
- Pháp 6: dùng 3 đầu ngón trỏ, giữa, áp út xoa tròn quanh mắt.
Chú ý: cùng với tạp luyện khí công
thì nên nói ít để giữ nguyên khí, nghe ít giữ nguyên tinh, nghĩ ít giữ
nguyên thần. Khi đó phách, hồn, vía sẽ quy nguyên và giấc ngủ thanh
bình.
Đặc
biệt trước khi ngủ không dùng chất kích thích, không lo âu và không ăn
no để tinh thần an tịnh, cơ thể buông thư sẽ ngủ yên. Cũng nên tạo giờ
giấc ngủ đúng quy định để tạo phản xạ giấc ngủ tốt.
Cân bằng âm dương nuôi dưỡng sự sống
Bậc trí
biết nuôi dưỡng sự sống bằng cách cân bằng âm dương, điều hòa được sức
mạnh và sự mềm mại thì không bệnh tật nào xảy ra.
Đạo dẫn thổ nạp
Mượn hơi thở để đạo
dẫn năng lượng toàn thân. Người tập đứng trang công, 2 chân mở rộng bằng
vai và trụy gối, 2 cánh tay buông lỏng 2 bên hông, thu cằm, nổi ngực,
óp bụng. Thực hiện: Hít vào người nổi lên, 2 cánh tay mở rộng sang 2 bên
vai đồng thời ép tay để hít sâu từ ngực xuống bụng, lúc dừng thở 2 tay
hoành sang 2 bên hông. Thở ra tinh thần hướng xuống hông. 2 bàn tay ép
tới bờ hông và trụy gối để năng lượng lan tỏa xuống chân, thực hiện 3
lần.
Vượng tinh - khí - thần
Chuẩn bị: Giống bài 1. Thực hiện bên phải trước.
Bão
cầu xuyên thủ: Chân trái đứng yên, chân phải lùi về sau sao cho mũi bàn
chân vuông góc với gót chân trước và cách chân trước bằng chiều dài bàn
chân. Hai chân trước bằng chiều dài bàn chân. Hai bàn tay như ôm trái
cầu trước bụng (bàn tay phải ở dưới, bàn tay trái ở trên).
Nâng
trời ép đất: Tay phải từ từ nổi lên như đỡ trời, tay trái từ từ hạ
xuống như ép đất, đồng thời chân trái trầm xuống, chân phải nổi lên (nổi
gót). Đứng yên và thở hơi thở tự nhiên từ 5 - 10 hơi thở để gia trì
năng lượng.
Quân
bình âm dương: Xoay người về sau, 2 tay dang ngang và bàn tay phải lật
sấp, bàn tay trái nổi ngửa. Tiếp theo thực hành bên trái như bên phải
nhưng theo hướng ngược lại, thực hành 6 lần.
Thông
chu thiên: Mở chu thiên, lặp lại chiêu đạo dẫn thổ nạp nhưng làm 10
lần. Dẫn chu thiên, hít vào 2 tay hoành lên đỉnh đầu, thở ra 2 bàn tay
chắp lại rơi tự nhiên, thả lỏng và quán năng lượng lan tỏa xuống chân.
Thực hiện 10 lần.
Ngọc nữ xuyên thoa - Cường kiện nội tạng
Chân
trái hạ thấp và trụ lực toàn thân, chân phải thả lỏng và gót chân mở, 2
bàn tay hướng về sau 45 độ và cao 45 độ bàn tay trái ngửa ngang tầm
trán, bàn tay phải sấp và chỉ vào cổ tay trái, mắt nhìn theo tay. Chân
phải bước lên 1 bước và lệch 45 độ. Hai bàn tay từ sau xoay dần về phía
trước phải 45 độ gọi là "âm dương trang". Gia trì 5 - 10 hơi thở.
Tiếp theo, chân phải
hạ thấp để trụ lực toàn thân và chân trái kéo lên sát chân phải, đồng
thời thả lỏng, nổi gót, 2 bàn tay nắm lại chỉ còn 1 ngón, tay phải chỉ
ngón trỏ ngang vai phải, tay trái để ngang eo trái và chỉ ngón trỏ về
hướng bên phải, đứng yên thở 5 - 10 hơi thở để gia trì năng lượng cho
đan điền và đại tràng, lách, dạ dày. Chiêu thức này gọi là "kiếm chỉ
trang".
Sau cùng đứng thẳng dậy, chân phải vẫn trụ lực, chân trái nổi gót đồng thời bàn tay phải đẩy về bên vai phải, mắt nhìn vào mu tay. Bàn tay trái đối diện giữa ngực. đứng yên thở 5 - 10 hơi thở để gia trì cho tâm và phế. Pháp này gọi là "phủ trung bao nguyệt".
Sau cùng đứng thẳng dậy, chân phải vẫn trụ lực, chân trái nổi gót đồng thời bàn tay phải đẩy về bên vai phải, mắt nhìn vào mu tay. Bàn tay trái đối diện giữa ngực. đứng yên thở 5 - 10 hơi thở để gia trì cho tâm và phế. Pháp này gọi là "phủ trung bao nguyệt".
Thu năng lượng sạch và xả năng lượng bẩn
Phương
pháp này để hòa nhập với vũ trụ. Nội khí ngoại phóng, ngoại khí nội
thu, gọi là "kết nối càn khôn". Hai chân đứng thẳng ngang vai, 2 bàn tay
thu về trước ngực, lòng bàn tay hướng ra trước. Thở ra đẩy bàn tay song
song về hướng vai phải, cuối hơi thở gập người để giật đan điền và kích
mạch đốc tại mệnh môn để cho khí phóng mạnh hơn, tinh thần hướng ra
ngoài.
Khi
hít vào tinh thần hướng về cơ thể, người từ từ đứng thẳng lên để năng
lượng hít về đan điền, 2 bàn tay thu về để trước ngực như tư thế chuẩn
bị. Sau khi thực hiện đẩy tay về bên phải thì đẩy tay về phía trước
(cách thức giống như bên phải). Tiếp theo đẩy tay về phía sau bên trái
(cách thức giống phía trước). Đây là chiều thuận ta hít thở và đẩy tay ở
3 tư thế là phải - trước - sau. Thực hiện 3 vòng các thao tác trên và
thực hiện tương tự với chiều nghịch.
Đối chưởng trang làm mạnh phổi và kết nối tâm thận
Chuẩn bị: Người đứng thẳng, 2 chân ngang vai, 2 bàn tay đặt truớc ngực, lòng bàn tay hướng ra trước.
Đối
chưởng trang: Chân trái bước cao và lệch về phía trái 45 độ, từ từ dùng
bàn chân xoay người về phía sau 180 độ, trụ vào chân phải và chân trái
đẩy thẳng phía sau. Cùng lúc bàn tay mở, tay phải hướng mũi bàn tay bên
trên, còn bàn tay trái hướng mũi bàn tay xuống sao cho đối nhau ở giữa
ngực, đứng nguyên thở độ 30 giây - 1 phút.
Bát
quái trang: Từ tư thế đối chưởng trang ta trụ vào chân phải và kéo bàn
chân trái lên sát chân phải (nổi gót). Hạ gót chân trái xuống và từ từ
xoay eo và chuyển cột sống về phía sau 135 độ. Tay phải lật sấp và bàn
tay trái lật ngửa, mắt nhìn theo bàn tay phải. Đứng yên thở 30 giây - 1
phút.
Quân
bình âm dương: Chân trái lùi về sau chân phải và xoay mặt về phía trước
(tay phải ngửa, tay trái sấp). Thực hiện tương tự với bên trái.
Quân bình năng lượng toàn thân
Chuẩn
bị: Chân trái hạ thấp chịu lực, chân phải đặt tay phía trước bên phải
45 độ, cách chân trái 30cm và nổi gót. Tay phải hướng về bên phải 45 độ
và cao 45 độ, cách mặt 30cm, mũi bàn tay trái chỉ vào khớp khuỷu tay
phải.
Xoay
tay: Bàn tay trái xoay nửa vòng cầu từ dưới lên trên, bàn tay phải xoay
nửa vòng bán cầu từ trên xuống dưới. Lúc này bàn tay trái ở trên và mũi
bàn tay phải chỉ vào khớp khuỷu tay trái, đồng thời trọng lượng dồn vào
chân trước và chân trái đẩy thẳng ra sau như chân chống xe đạp.
Trang công: Xoay tay
theo hướng ngược lại với vận thủ. Tức là bàn tay phải xoay nửa hình bán
cầu đi lên và bàn tay trái xoay nửa hình bán cầu đi xuống, mũi bàn tay
trái lại chỉ vào khớp khuỷu tay phải, đồng thời dướn người lên hoàn toàn
trụ lực vào chân phải và gót lại nổi cao.
Trầm
khí nội đan: Chân trái rẽ lên ngang với chân phải, khoảng cách bằng
vai. Hai tay hạ xuống và bắt chéo ngang rốn, người hơi cúi đồng thời hít
một hơi dài xuống đan điền (khoang bụng dưới). Mắt nhắm lại để ý niệm
hướng vào trong. Tiếp tục hít thêm, 2 tay hoành tròn về bên trái, tay
phải nắm lại đặt trên lòng bàn tay trái và trọng lượng hạ thấp. Thở ra
tung cú đấm về phía vai phải, tay trái vòng để ngửa trên đỉnh đầu - cùng
một tiếng hét "Ha".
Thu công và rung chấn toàn thân
Thu
công: Giống phần tăng cường năng lượng sinh lực học và thông hoạt khí
huyết toàn thân. Rung chấn toàn thân: Ta dậm mạnh chân trái và đấm quyền
phải hướng xuống, đồng thời trợn mắt hét to âm "Ha". Cũng như vậy ta
lại dậm mạnh chân phải và đấm quyền trái, đồng thời trợn mắt hét to âm
"Ha".
Khí công thải năng lượng xấu
Khí công thải năng lượng xấu
Bài tập này có tên "Song thủ thác thiên lý tam
tiêu" là một trong 8 công pháp khí công của "Bát đoạn cẩm", có giá trị
như cẩm nhung để tăng cường công năng của lục phủ ngũ tạng.
Dùng 2 tay nâng trời để điều hòa tam tiêu: Thượng
tiêu để nhập năng lượng; trung tiêu để chuyển hóa năng lượng và hạ tiêu
để đào thải năng lượng xấu.
Chuẩn bị: Người tập ở tư thế đứng, 2 chân ngang vai
và chùng 2 gối, 2 tay bắt chéo trước ngực trước hõm cổ (ở vị trí huyệt
thiên đột)
Công pháp: Luyện pháp qua 2 hơi thở. Hơi thở 1: Hít vào, 2 bàn tay từ từ mở ra và nâng dần lên như nâng trời, sau đó dừng thở một chút, thở ra 2 bàn tay từ từ thả lỏng và hạ đến ngực, là trung điểm giữa 2 núm vú. Lại dừng thở một chút. Hơi thở 2: Tiếp tục hít vào, đồng thời 2 bàn tay đẩy sang 2 bên vai như đẩy trái núi ra xa.
Công pháp: Luyện pháp qua 2 hơi thở. Hơi thở 1: Hít vào, 2 bàn tay từ từ mở ra và nâng dần lên như nâng trời, sau đó dừng thở một chút, thở ra 2 bàn tay từ từ thả lỏng và hạ đến ngực, là trung điểm giữa 2 núm vú. Lại dừng thở một chút. Hơi thở 2: Tiếp tục hít vào, đồng thời 2 bàn tay đẩy sang 2 bên vai như đẩy trái núi ra xa.
Sau đó dừng thở và thả lỏng toàn thân. Khi thở ra,
từ từ gập người xuống sao cho thân vuông góc với chân, mặt hướng xuống
đất. Không chúc đầu, âm khí xông lên gây nguy hiểm.
Lúc dừng thở, 2 tay từ từ đưa lên trước ngực và đứng thẳng như tư thế chuẩn bị. Thực hiện 6 lần động tác trên. Chú ý: Các động tác chậm rãi và tinh thần yên tĩnh thì hiệu quả sẽ cao.
Khí công trị bệnh sa tử cung
Bệnh sa tử cung thường gặp ở những phụ nữ đẻ nhiều,
đẻ dầy hoặc người suy yếu, cơ năng giảm làm giảm tính đàn hồi cơ năng
vật lý của dây chằng, cột cơ.
Ngoài ra, phụ nữ sau khi đẻ mà lao động nhiều, hay
bị nhịn đại, tiểu tiện; hay chức năng phổi kém giảm thông khí cũng
thường gặp... Biểu hiện là tử cung sa xuống khung chậu, có thể lộ xuống
âm đạo, gây bí trệ khoang khung chậu và âm đạo tạo nên viêm loét, ứ trệ
dịch tiểu, sẽ tạo triệu chứng đè nén, ngứa ngáy khó chịu, ra nhiều khí
hư, đái rắt, đái ít và sinh trướng bụng. Tập khí công phòng và hỗ trợ
chữa bệnh khá hiệu quả.
Áp đất, nâng trời (phúc địa, phiêu thiên): Ở tư thế đứng, 2 chân song song ngang vai, chân phải chuyển qua chân trái theo đường thẳng (chân trái đứng yên), sau đó xoay người về bên phải, 2 bàn tay như ôm trái bóng ở khoang bụng dưới, bàn chân sau vuông góc với chân trước. Từ từ nổi người lên, chân trái chốt chặt, chân phải nổi gót, đồng thời tay phải đưa lên như nâng trời, tay trái hạ xuống như ép đất, cứ đứng như vậy, hơi thở tự nhiên với thời gian là 3 - 5 phút và đổi bên. Ở tư thế này toàn bộ nội tạng nổi lên, ở bụng thắt lại, mông co, hậu môn ép sẽ phục hồi chức năng cho các tạng bị sa.
Đỉnh thiên - lập địa (mở trời - lập đất): Đứng thẳng như động tác 1. Hai bàn tay chắp lại như lễ phật. Khi hít vào 2 tay từ từ hướng lên cao, đồng thời nổi ngực, óp bụng và dừng thở một lúc. Sau đó thở ra thì 2 bàn tay rơi tự nhiên tới ngực, toàn thân thả lỏng. Thực hiện 7 hơi thở.
Ngồi tập: Người bệnh ngồi dưới sàn, 2 bàn tay nắm lại đặt bên hông, 2 chân duỗi thẳng song song phía trước. Hít vào 2 bàn tay từ từ kéo lên đến giữa ngực (bàn tay ngửa) sao cho ngực nổi, bụng óp, mông co. Khi thở ra toàn thân thả lỏng, người xẹp xuống, 2 tay lại nắm lại để bên eo. Thực hiện 7 lần.
Khí công làm tĩnh tâm và cân bằng khí lực
- Tinh thần có mối quan hệ mật thiết và tác động
đến thể chất - sức khoẻ của mỗi người. Nuôi dưỡng tinh thần, xả
stress... lấy lại cân bằng về tinh thần sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Chuẩn bị: Ngồi ở tư thế khoanh chân kiết già hoặc
bán già. Cũng có thể ngồi trên ghế tựa. Thực hiện xoay hông, lắc vai và
rung lắc toàn thân để cơ thể thêm mềm mại.
Tập trung tinh thần: Người tập ngồi quan sát ảnh phật, lọ hoa hay chậu cảnh với tinh thần nhẹ nhàng, nội tư yên tĩnh, hơi thở tự nhiên. Quan sát một cách xuyên suốt, chăm chú, không lay động. Nhìn một lúc cảm thấy hơi căng mắt thì từ từ nhắm mắt lại nhưng tinh thần vẫn cảm nhận hình ảnh như đang mở mắt. Thực hiện 7 - 9 thời luyện công (tức là mắt nhắm để tập trung tinh thần cho đến lúc cảm nhận thấy mắt cay hoặc mở, cứ một lần như vậy là một thời luyện công).
Rỗng lặng tâm: Sau khi tập trung tinh thần để tinh thần được yên tĩnh thì mở mắt tự nhiên nhìn mây trời, sông nước, cảnh vật trong sự thanh tịnh, rỗng lặng và không quán niệm đến khi cảm nhận sự yên tĩnh của tâm hồn. Pháp này làm giảm căng thẳng tinh thần, cảm bằng khí lực và thư giãn thân tâm giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Tập trung tinh thần: Người tập ngồi quan sát ảnh phật, lọ hoa hay chậu cảnh với tinh thần nhẹ nhàng, nội tư yên tĩnh, hơi thở tự nhiên. Quan sát một cách xuyên suốt, chăm chú, không lay động. Nhìn một lúc cảm thấy hơi căng mắt thì từ từ nhắm mắt lại nhưng tinh thần vẫn cảm nhận hình ảnh như đang mở mắt. Thực hiện 7 - 9 thời luyện công (tức là mắt nhắm để tập trung tinh thần cho đến lúc cảm nhận thấy mắt cay hoặc mở, cứ một lần như vậy là một thời luyện công).
Rỗng lặng tâm: Sau khi tập trung tinh thần để tinh thần được yên tĩnh thì mở mắt tự nhiên nhìn mây trời, sông nước, cảnh vật trong sự thanh tịnh, rỗng lặng và không quán niệm đến khi cảm nhận sự yên tĩnh của tâm hồn. Pháp này làm giảm căng thẳng tinh thần, cảm bằng khí lực và thư giãn thân tâm giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Hết u tuyến giáp nhờ tập khí công
- Cô Nguyễn Thị Mùi (59 tuổi ở phòng 20 nhà A2, ngõ
173 đường Giải Phóng, Hà Nội) cùng lúc bị mắc nhiều bệnh như đau dạ
dày, đau đầu, u tuyến giáp, mỡ máu, huyết áp thấp... Sau 3 tháng tập
luyện khí công, cô thấy cơ thể khoẻ mạnh, u biến mất.
Cô Mùi kể, cách đây 8 tháng người cô bỗng nhiên mệt
rũ, đầu óc quay cuồng, mất ngủ, nuốt nghẹn, cổ có u, đau chân đi lại
khó khăn, người đau nhức đủ thứ... Cô đi khám phát hiện ra bệnh dạ dày,
mỡ máu, huyết áp thấp, thiếu canxi, sỏi thận... và đặc biệt là u ở tuyến
giáp. Bác sĩ cho cô uống thuốc và theo dõi, nếu to hơn sẽ mổ.
Cô đi tiêm truyền ở bác sĩ tư 3 tháng, nằm điều trị
ở Bệnh viện Thanh Nhàn một tháng vẫn không đỡ, người càng yếu mệt. Đúng
lúc đó thì người cháu của cô tham gia tập khí công đến và đóng tiền bắt
cô đi học.
Cô Mùi bảo, tập khí công về động tác thì đơn giản,
với bệnh của cô thì chủ yếu là ngồi rồi thầy hướng dẫn xoa bóp, vuốt,
vỗ... các vị trí trên cơ thể như đầu, cổ, mặt, tay chân, lưng, bụng...
Nhưng khó nhất là cùng với các động tác ta phải thực hiện hơi thở sao
cho đúng, thậm chí phải thay đổi hẳn cách thở của mình.
Chẳng hạn, bình thường khi ta hít vào thì thót
bụng, thở ra thì phình bụng, nhưng khí công thì ngược lại. Đặc biệt, khi
tập ta phải thở đến điểm nào thì dừng để khí cuộn lại chỗ đó rồi xả ra
mới giúp khí huyết lưu thông, cơ thể tự điều chỉnh và bệnh giảm.
Hết lớp khí công 1 tháng cô thấy mình khoẻ hẳn, ăn uống ngon miệng hơn,
ngủ được nhiều hơn và huyết áp tăng từ 100/60 lên 110/75 - 80mmHg. Cô
tiếp tục kiên trì tập luyện và đặc biệt tham gia lớp hỗ trợ "tác động"
cho bệnh nhân nặng... cô thấy sức khoẻ mình dần hồi phục.
Hiện tại, tình trạng đau đầu, chóng mặt của cô giảm
đi rất nhiều. Chân bớt đau, cô lại đi chợ và nấu nướng được cho gia
đình. Đặc biệt, cái u tuyến giáp của cô trước đây vẫn hiện hữu, hiện giờ
cô không sờ thấy nữa, ăn uống cũng dễ dàng. Cô chưa đi kiểm tra lại
thận, mỡ máu... nhưng cảm thấy bệnh giảm nhiều.
Bài tập để xả độc qua da trị thương tổn
- Theo dịch lý về năng lượng thì tà khí thải ra từ bề mặt da là lớn
nhất, đặc biệt là 2 vùng biên của cơ thể, tức là thượng đan (vùng trên) ở
hố nách. Trung đan (vùng giữa) ở mạn sườn và hạ đan ở cung bẹn.
Khi
ta ách tắc ở đâu thì nơi đó có bí kết và sinh bệnh ở bên trong. Luyện
bài bát đoạn cẩm "ngũ lao thất thương hướng hậu tiêu" này sẽ xả hết
thương tổn và khỏi bệnh
Chuẩn bị: 2 chân mở rộng hơn vai và chùng gối, 2 cánh tay để phía trước song song ngang vai và 2 ngón cái hướng vào nhau.
Luyện pháp:
Khi hít vào, xoay eo chuyển cột sống và xoay người về bên trái, hạ thấp
trọng tâm đồng thời mặt quay về sau. 2 bàn tay đồng thời hạ thấp và ép
về cung bẹn, 2 ngón cái vẫn hướng vào nhau. Khi thở ra, xoay eo và
chuyển cột sống ngược lại và người nổi lên.
Khi
thực hiện động tác, cột sống phải luôn thẳng, trọng lượng dồn đều 2
chân và nhìn về phía sau để mở hết đốt sống cổ, khung chậu và cột sống.
Thực hiện 6 lần.
Bát đoạn cẩm trị thận và cột sống
- Bài
này có tên "lưỡng thủ phàn túc cố thận yêu" trong bát đoạn cẩm để tăng
cường chức năng cho thận và eo lưng. Làm mạnh khung xương và giải quyết
nhiều chứng bệnh liên quan đến thận và cột sống.
Chuẩn
bị: Người tập đứng thẳng, 2 chân song song ngang vai. Bàn tay đặt chồng
lên nhau giữa thắt lưng; nam giới để bàn tay trái ở bên ngoài, nữ giới
thì ngược lại.
Luyện pháp: Khi hít vào người từ từ ngả ra sau một góc 60 - 750. Thở ra đứng thẳng dậy và từ từ gập người về phía trước 900 so với chân, mặt đối với đất.
Luyện pháp: Khi hít vào người từ từ ngả ra sau một góc 60 - 750. Thở ra đứng thẳng dậy và từ từ gập người về phía trước 900 so với chân, mặt đối với đất.
Tiếp
tục hít vào, từ từ đứng thẳng dậy, 2 mu bàn tay hướng vào nhau ở giữa
thân từ từ nâng lên và đẩy thẳng ngang 2 bên vai. Tiếp tục thở ra lại từ
từ gập người xuống vuông góc với thân, mặt đối đất.
Lúc
đứng dậy, 2 lòng bàn tay để phía ngoài 2 cẳng chân và từ từ kéo lên qua
đùi đến hông và trở về tư thế chuẩn bị, lại đặt chồng lên nhau ở giữa
thắt lưng. Thực hiện 6 lần.
Chú ý: Thực hiện động tác nhẹ nhàng để dưỡng thận, kích thích mệnh môn và cột sống, tủy sống và các đám rối thần kinh lan tỏa từ tủy sống. Nếu thực hiện nhanh và mạnh sẽ gây chấn thương.
Chú ý: Thực hiện động tác nhẹ nhàng để dưỡng thận, kích thích mệnh môn và cột sống, tủy sống và các đám rối thần kinh lan tỏa từ tủy sống. Nếu thực hiện nhanh và mạnh sẽ gây chấn thương.
Biết buông xả thì bệnh tật tiêu tan
Bài
này có tên "Bối hậu thất điêu bách bệnh tiêu" trong bát đoạn cẩm với ý
nghĩa về mặt nhân văn là biết buông xả những điều không cần thiết về
trạng thái tâm thức thì mọi bệnh tật không hình thành, nếu có thì cũng
sẽ tiêu tan. Về mặt khí công thì một khi phá vỡ những bí kết về năng
lượng, tăng thanh giáng trọng, loại bỏ tà khí, tăng chính khí thì mọi
loại bệnh tiêu tan.
Tập
luyện: 2 chân đứng thẳng ngang vai và trùng gối, 2 tay ôm trước ngực
như ôm trái bóng. Khí hít vào 2 bàn tay theo hình cung hạ tới ngang
hông, đồng thời nổi người lên và đứng thăng bằng trên ức bàn chân, nổi
gót.
Khi
đó tay từ từ nắm lại - trừ ngón cái và xoay 2 ngón cái về sau. Dừng thở
một chút, tư tưởng rỗng lặng như đất trời và mắt nhìn về phía trước.
Khi thở ra người hạ thấp, trụy gối và 2 tay hoành ôm phía trước ngực như thế chuẩn bị
Lưu ý: Khi nổi người lên từ từ và nhẹ nhàng và khi hạ thấp thì toàn thân thả lỏng, cột sống phải luôn thẳng, không căng cứng, cằm thu lại.
Xoay đầu, lắc hông chữa bệnh thận
Đây
là bài "giao đầu bãi vỹ khử tâm hỏa" trong bát đoạn cẩm với ý nghĩa
thông qua xoay đầu, lắc hông để lắng hỏa khí từ tâm xuống thận, làm cho
tâm bình, thận ấm, thủy hỏa ký tế (tâm thận giao hòa) làm âm dương quân
bình, tăng cường năng lượng sinh học, giải trừ bệnh và trường thọ.
Luyện tập:
2 chân đứng rộng ngang vai, 2 bàn tay chống nạnh bên hông. Khi hít vào
người cúi rạp xuống gần như vuông góc với thân và xoay tròn theo chiều
kim đồng hồ (như cây tre uốn xoay trước gió).
Lúc dừng thở thì đứng dậy. Khi thở ra người gập xuống vuông góc với thân và 2 bàn tay lao thẳng song song phía trước. Dừng thở đứng dậy. Tiếp tục xoay lắc về bên phải theo chiều kim đồng hồ, cách thức kỹ thuật như bên trái. Thực hiện 6 lần.
Lúc dừng thở thì đứng dậy. Khi thở ra người gập xuống vuông góc với thân và 2 bàn tay lao thẳng song song phía trước. Dừng thở đứng dậy. Tiếp tục xoay lắc về bên phải theo chiều kim đồng hồ, cách thức kỹ thuật như bên trái. Thực hiện 6 lần.
Chú ý:
Khi lắc phải tròn nhuyễn, nhẹ nhàng và xoay chuyển vùng eo là chính;
kích thích mệnh môn và thận để dung hòa hỏa khí từ tâm; để âm dương phối
chuyển như cây tre lắc trong gió mà vẫn mềm mại bền vững.
Khí công chữa viêm niêm mạc dạ dày
Hít
vào, 2 tay đưa lên cao hình chữ V, khi thở ra, gập sát đầu, 2 tay
khoanh và ép lại trước bụng dưới. Khi dừng thở 2 tay kéo về nắm lại bên
hông...
Bệnh
viêm niêm mạc dạ dày của bạn đọc Dương Thị Lan nói riêng và bạn đọc nói
chung nên luyện tập khí công theo phương pháp sau thì hiệu quả nhất
(không nhất thiết phải vẩy tay theo Dịch cân kinh - hiệu quả thấp).
Khởi
động: Ngồi dưới sàn, 2 chân duỗi song song và vuông góc với thân. Hít
vào, 2 tay đưa lên cao hình chữ V, khi thở ra, gập sát đầu, 2 tay khoanh
và ép lại trước bụng dưới. Khi dừng thở 2 tay kéo về nắm lại bên hông
và ngồi thẳng dậy. Làm 18 hơi thở
Nhuần
dưỡng tỳ vị: Người bệnh ngồi khoanh chân dưới sàn, tiếp đó súc miệng 12
cái và dùng lưỡi quay tròn trong khoang miệng theo 2 chiều thuận
nghịch. Tiếp theo choẹt miệng cho nội dịch chảy ra thì thu về gốc lưỡi
và nuốt xuống thượng vị (vùng bụng trên rốn), thực hiện 9 lần.
Thở
trung quản: Trung quản là trung tâm khí lực của tỳ vị, nằm trên rốn
3cm. Khi hít vào, tâm nhận biết trung quản, thở ra thì thả lỏng vùng
bụng trên và niệm âm "hu" trong tâm tưởng, làm 18 - 36 hơi thở. Hơi thở
này nằm trong phép hành công trị tạng làm thanh lọc năng lượng xấu tại
tỳ vị, phục hồi chức năng tiêu hoá và dạ dày
Người
bệnh cũng có thể luyện tập tĩnh công tâm pháp bằng cách quán tưởng vùng
trung quản có bông sen vàng, khi hít vào thấy bông sen cụp cánh, khi
thở ra thấy bông sen nở to và toả ánh hào quang màu vàng, hương thơm
thơm ngát khắp khoang bụng trên. Số hơi thở bằng số tuổi của mình.
Xoa
bóp nội tạng: Vẫn ngồi dưới sàn, 2 bàn tay nắm lại để bên hông. Khi hít
vào nổi ngực, óp bụng, thu mông để thu hết nội tạng lên cao. Khi thở ra
người hạ thấp và thả lỏng để nội tạng từ từ hạ xuống. Xoa vùng rốn. 2
bàn tay áp vào vùng rốn, tay trái đè lên tay phải và từ từ xoa bàn tay
theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài và ngược lại từ ngoài vào trong
theo chiều ngược chiều kim đồng hồ cho ổ bụng nóng lên.
Khí công trị bệnh nóng trong
Bệnh nóng trong là bệnh mà toàn thân tâm biến động do nhiệt năng toàn thân tăng lên, mà cơ thể không thể tự điều chỉnh
Biểu
hiện của bệnh là toàn thân nóng , tứ chi lan ran, tinh thần căng thẳng ,
hơi thở mạnh mẽ và không đều. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu , đôi lúc nôn
khan, không tự chủ, tiểu tiện nước vàng và thường sinh táo bón.
Ngoài việc đến khám bệnh tại các trung tâm y tế, người tập nên tập tĩnh công theo bài tập sau để kết hợp trị liệu
1,
người tập nên chọn nơi cao, thoáng với tiên thiên thanh bình để luyện,
như gần sông biển, rừng già, núi cao càng tốt. Khoanh chân ngồi kiết già
hoặc bán già, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, trên dưới tùy ý. Bàn tay
phải trên là Kiết tường (an vui), bàn tay trái trên là hàng ma (trị tà),
ví trí 2 chân cũng vậy.
Đức
Phật khi còn tại thế thường ngồi tọa trong tư thế chân hàng ma tay kiết
tường, vì mặt đất là âm nặng, năng lượng xấu phải hàng ma,và hư không
năng lượng thanh nhẹ thì kiết tường để tâm dễ an trụ khi đó nội tư yên
tĩnh, hơi thở tự nhiên. Tinh thần hướng về hư không thanh tịnh. Với pháp
này tâm thần dần dần buông thư và thanh tịnh theo pháp giới của tự thân
và hư không.
2,
tiếp theo, người tập quán chiếu (thấy bíết) trong nội tâm của mình, gọi
là gủa quán. Từ thấy biết đến giả quán để trở về không quán (rỗng
lặng). tức là tâm thân sẽ buông xả và thanh tịnh.
Ngừơi
tập chỉ việc nhắm mắt lại quán về cảnh giới thanh tịnh (vô hình tướng)
trong tâm tĩnh như sông hồ, biển cả, mây trời để tâm thân lắng dịu dần.
3,
Sau đó người tập quán tưởng (tư tưởng nghĩ) mình đang luyện tập giữa
mùa thu xanh trong và mát mẻ, trong khung cảnh trên để hòa hợp bản thể
với tự nhiên
4,
Cuối cùnglà bài tâm xả nhiệt nạp thanh. Người tập cảm nhận không gian
là sương mù dày đặc mát mẻ. Khi thở ra cơ thể như sẹp lại và cảm nhận
khí nóng toàn thân lan tỏa ra ngoaì. Khi hít vào cảm nhận khí mát của tự
nhiên lan toả khắp toàn thân.
Đại dưỡng công
Đại dưỡng công là công phu xoa bóp toàn thân để kiện tòan toàn thân, phục hồi chức năng , làm trẻ hóa cân cơ xương và nội tạng.
Đại duỡng công có 5 bài tập, gồm các kỹ thuật vỗ - đập – dần- rung – xoay – vê – án – giật – vuốt – bóp – miết – xoa
Bài 1:
Khai mở lục căn
Công pháp này làm trẻ hóa và tăng cường công năng của các giác quan.
1, Nhãn căn; vận động
nhãn cầu, gồm liếc mắt trái phải, trên, dưới nhiều lần, xoay tròn ổ mắt
theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ nhiều lần.
- Nhìn xa:nhìn không gian , để thấy biết tất cả, mây trời, sông nước, cỏ cây trong sự rỗng lặng, thanh tịnh của tâm hồn
- Nhìn
gần: ta để ngón tay trỏ của tay trái cách Ấn đường (huyệt giữa 2 mắt).
Khi hít vào từ từ để ngón tay lại gần, khi thở ra, đưa ngón tay ra 20
cm. Khi thấy ấn đừơng hơi tức là được.
- Nhiếp
thị ngưng thần. ngón cái bấm chặt lỗ tai, ngón giữa bấm huyệt thái
dương ( chỗ lõm giữa 2 xương gò má phía trên), 2 ngón trỏ bấm ụ sau gáy.
Các giác quan hướng về bản thể của mình, ta sẽ cảm thấy thanh tịnh, sâu
lắng và bình yên.
- Xoa mống mắt: dùng 2 ngón trỏ 2 tay xoa tròn viền mi quanh mắt nhiều lần.
2, nhĩ căn
- Dùng 2 bàn tay xoa nóng 2 vành tai
- Dùng 2 lòng bàn tay áp vào loa tai nhiều lần làm màng nhĩ rung động , tạo nên âm thanh như tiếng gió ,tiếng mưa, tiếng ve
- Dùng
2 lòng bàn tay bịt chặt lỗ tai và dùng 2 ngón trỏ và giữa của 2 tay gõ
vào u xương ngọc chẩm phía sau gáy sẽ tạo ra âm thanh vang vọng như
tiếng trống.
- Vuốt huyệt đạo ở phía trước và sau loa tai
3, tỵ căn
- Dùng ngón cái bịt từng bên mũi, chỉ thở một bên để tăng cường sức thở và sấy nóng đường hô hấp
- Dùng ngón cái 2 tay day đầu mũi cho ấm nóng lên
- Xoa 2 bàn tay cho ấm nóng lên (đặc biệt là mô cái) rồi vuốt nhẹ trên mũi nhiều lần cho nóng lên
- Dùng 2 đầu ngón tay cái day huyệt nghinh hương (chỗ lõm giữa sống mũi và viền lỗ mũi) cho nóng lên
4, khẩu căn
- Gõ răng: 2 hàm răng gõ vào nhau nhiều lần
- Nhai khan: nhai như nhai vật dai, cứng
- Day: hai hàm răng cắn chặt vào nhau và day theo chiều ngang, răng trượt lên nhau
- Ngáp: ngáp to, khi ngáp dướng cột sống lên
5, thân căn
- Đan 2 ngón tay vào nhau và đẩy về trước ngực nhiều lần. Cũng như vậy đẩy lên trời nhiều lần
- 2 bàn tay để mở, ngón tay hướng lên trên và đẩy sang 2 bên vai nhiều lần.
- 2 bàn tay ép xuống đất nhiều lần về phía trước, mũi bàn tay hướng về phía trong
- 2 bàn tay ép xuống đất nhiều lần về phía sau, mũi bàn tay hướng về phía trong
6, ý căn
- Vỗ: dùng 4 ngón tay vỗ nhẹ theo đường từ giữa 2 mắt đến ụ chẩm sau gáy nhiều lần
- Gõ: dùng 10 đầu ngón tay gõ nhẹ khắp đầu nhiều lần
- Giác : dùng 10 đầu ngón tay trải ngược trên đầu từ trước ra sau, từ trong ra ngoài nhiều lần
- Xoa: dùng 2 lòng bàn tay xoa cho nóng lên rồi áp vào mặt cho các giác quan ấm lên va xoa ngựơc về sau gáy
-
Bài 2: Xoa bóp cổ và chi trên
Mời các học giả luyện tập theo các động tác sau:
1. Cổ
- Quay tròn cổ theo chiều thuận và nghịch kim đồng hồ nhiều vòng
- Án gập cổ về phía trước sau, phải trái nhiều lần
- 2 bàn tay xoa cổ phía trước và phía sau nhiều lần, tay phải xoa từ trái sang phải, tay phải làm ngược lại
- 2 bàn tay vuốt nhẹ gáy và cổ nhiều lần, sau đó bóp nhẹ từ trên xuống dưới
2, chi trên
- Quay tròn 2 cánh tay theo chiều thuận và nghịch nhiều vòng
- Lắc 2 cánh tay trên và dưới, sang ngang nhiều lần
- Quay tròn khớp khủy tay thuận nghịch nhiều vòng
- 2 tay thả lỏng phóng nhẹ ra phía trước để giãn mở các khớp
Vỗ:
dùng bàn tay phải vỗ cánh tay phải từ mu bàn tay theo mặt ngoài đến vai
và từ lồng ngực theo măt trong cánh tay đến bàn tay, sang phải thì làm
ngược lại
Bóp:
dùng bàn tay phải bóp nhẹ cánh tay trái và bàn tay trái bóp nhẹ cánh
tay phải. Khi bóp cũng theo chiều từ mu bàn tay về vai và phía trong từ
ngực đến lòng bàn tay.
Vuốt: tay nọ vuốt trên tay kia cũng theo phương hướng trên
Xoa : cũng tay nọ xoa tay kia theo phương hướng trên
Tay phải vỗ sau vai trái và tay trái vỗ sau vai phải
Day: vê, bấm. dùng cườm tay day phía trong và ngoài khớp khủy , sau đó bấm trong và ngoài khớp khủy tay.
Xoay
vê cổ tay: dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải xoay vê quanh cổ tay
trái. Ngón cái và ngón trỏ tay trái xoay vê quanh cổ tay phải
Day bấm Hợp cốc: dùng ngón cái day bấm huyệt Hợp cốc của tay kia (chỗ lõm trên mu tay giữa ngón cái và ngón trỏ)
Bóp: dùng bàn tay nọ xoa bóp tay kia nhiều lần
Bài 3: vận động, xoa bóp toàn thân
1, Vỗ:
Dùng
lòng bàn tay để lỏng, vỗ nhẹ theo đường chéo phía trước từ bờ vai qua
rốn đến cung bẹn đối diện. Tức là tay phải vỗ từ trái xuống phải và tay
trái vỗ từ phải xuống trái theo hình chữ “X” nhiều lần
2, Vuốt:
Cũng dùng lòng bàn tay vuốt chéo hình chữ “X” như trên nhiều lần
3, Đập
Dùng
2 nắm tay phải trái tác động trên 8 tâm điểm của phía trước thân, để
kích hoạt lục phủ ngũ tạng. Các động tác tính từ 1 đến 8 theo thứ tự
sau:
Trước tiên nắm đấm tay phải đập nhẹ trên ngực trái, đếm 1 và tay trái đập nhẹ trên ngực phải, đếm 2. (hoạt phổi)
Tiếp theo nắm đấm tay phải đập chính giữa phía dưới 2 vị trí trên , đếm 3. (để kích hoạt tim)
Sau
đó nắm tay phải đập nhẹ bên mạn sườn trái, đếm 4 (để kích hoạt lá lách )
và tay trái bên mạn sườn phải đếm 5(để kích hoạt gan)
Tiếp tục nắm tay trái đập nhẹ vùng thượng vị , đếm 6 (để kích hoạt dạ dày)
Cuối
cùng nắm đấm tay phải đập nhẹ bên thành bụng trái , đếm 7 và nắm đấm
tay trái đập nhẹ bên thành bụng phải đếm 8. Có tác dụng kích hoạt hệ
thống ruột non, ruột già.
Lưu ý: khi đập, lòng bàn tay trái hướng vào trong
Thứ tự từ 1 đến 8 tính là 1 vòng, thực hiện từ 9 đến 18 vòng.
4, Án thân:
Từ từ gập người về phía trước 90o , gập về phía sau 75o nghiêng trái 60o nghiêng phải 60o. thực hiện 6 vòng như vậy
5, Phiên thân
Hai
bàn tay chắp trước ngực như bái Phật. Khi thở ra, từ từ rướn thân lên
phía trước để giãn mở bộ khung cơ thê, mũi bàn tay hướng lên trên như
xuyên thủng trời xanh.
6, Xoay thân
6, Xoay thân
Thân gập xuống 60o sau đó xoay tròn nhiều vòng, hơi thở tự nhiên
Bài 4: vận động, xoa bóp chi dưới
1, Ép: chân đứng thẳng, 2 chân mở rộng
Từ
từ ép thân dồn trọng lượng cơ thể về chân trái, chân phải đẩy thẳng
nghiêng như chân chống xe máy. Sau đó lại dồn trọng lượng về chân phải,
chân trái đẩy thẳng. Thực hiện 10 lần.
2,Xoay hông:
Đứng
thẳng trên chân phải, chân trái nâng lên đùi vuông góc với cẳng chân và
xoay tròn theo chiều thuận nghịch kim đồng hồ, làm nhiều vòng.
Sau đó đứng thẳng trên chân trái và chân phải cũng làm như vậy
3, Xoay gối
Đứng
thẳng, hạ thấp trọng lượng, 2 chân mở ngang vai, sau đó xoay tròn khớp
gối hướng vào trong, ra ngòai, thuận kim đồng hồ và nghịch kim đồng hồ
nhiều lần.
4, Xoay cổ chân:
Đứng trụ lực trên 1 chân, chân còn lại chống mũi bàn chân xuống và nổi gót, sau đó xoay tròn cổ chân thuận nghịch nhiều vòng.
5, Co , duỗi
Một chân đứng trụ lực, một chân co lên. Sau đó co duỗi nhiều lần
6, Giãn ép:
Hai chân đứng ngang vai, 2 bàn tay đặt bên hông. Sau đó đứng lên, ngồi xuống nhiều lần.
7, Án ,giật
Ngồi
xuống, 2 chân song song phía trước, mũi chân hướng lên trên, sau đó từ
từ ấn mũi chân về phía trước sau đó đột ngột gập mũi bàn chân về phía
sau.
8, Vỗ
Vẫn ở tư thế ngồi như trên, chân hơi có lại và gối nổi lên
Sau dùng 2 lòng bàn tay vỗ nhẹ từ đùi xuống bàn chân và ngược lại nhiều lần.
9, Đập
Dùng nắm đấm 2 bàn tay đập nhẹ từ đùi xuống bàn chân và ngược lại nhiều lần. Sau đó dùng nắm đấm đấm vào gan bàn chân
10, Rung
Vẫn
tư thế ngồi như trên, chân hơi co lại và thả lỏng. sau đó rung nhẹ
nhàng. Tiếp theo dùng bàn tay mỗi bên lắc nhẹ cơ đùi và bọng chân đối
diện
11, Bóp
Dùng bàn tay bóp nhẹ cơ từ đùi xuống bàn chân
12, Xoa
2
bàn tay xoa tròn bên hông cho ấm lên. Sau đó lại xoa tròn quanh đầu gối
cho nóng lên và cuối cùng xoa mu và lòng bàn chân nóng lên
13, Dần
Từng
chân co lên và dùng cườm tay phía ngón cái chém lên vùng trám khéo
nhiều lần. cũng làm như vậy với cơ đùi và bọng chân. Tiếp theo dùng cạnh
tay chém nhẹ vào cổ chân
14, Miết
Dùng 2 cườm tay miết nhẹ trên đùi.
Bài 5 Xoa bóp nội tạng
Ngừơi tập có thể tập ở tư thế đứng hoặc ngồi. Sau đó tập các bài tập sau.
1. Kéo trời
Hai
tay từ từ giơ lên cao như với lấy trời xanh, đồng thời hít vào, sau đó
thời thở ra kéo mạnh xuống như kéo sập trời. Thực hiện 6 lần
2,
Xoay ổ bụng chiều ngang trước sau theo hướng thuận nghịch nhiều vòng.
Tiếp theo xoay tròn ổ bụng chiều dọc trên dưới theo chiều kim đồng hồ
nhiều vòng. Chú ý xoay dọc thì không xoay chiều ngược kim đồng hồ, dễ
gây sa nội tạng, đặc biệt là gan.
3, Nâng, mở tạng phủ.
Hít
vào óp bụng, dướn người để tạng phủ nổi lên. Khi thở ra rất chậm, toàn
thân thả lỏng, người hạ thấp để tạng phủ từ từ trở về trạng thái cũ.
4. Đẩy ép tạng phủ
Hít vào dụng lực, óp bụng đẩy tạng phủ về phía sau. Khi thở ra rất chậm và thả lỏng ổ bụng để phủ tạng trở về vị trí cũ.
5, Xoa vùng ổ bụng
Dùng lòng bàn tay để xoa
Lòng
bàn tay phải áp vào huyệt Đản trung (giữa lồng ngực) và bàn tay trái đè
ngoài, xoa tròn theo chiều kim đồng hồ nhiều vòng để bổ dưỡng tim,
phổi. 2 bàn tay cũng đặt như trên vào huyệt Trung quản (trên rốn 3cm) và
xoa tròn theo chiều kim đồng hồ nhiều vòng để bổ dưỡng hệ thống tiêu
hóa.
Tiếp
theo cũng đặt 2 bàn tay vào rốn và xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, từ
trong ra ngoài và lại xoa tròn theo chiều ngược kim đồng hồ từ ngoài vào
trong cho da vùng bụng ấm nóng lên. Xoa như vậy sẽ có tác dụng kích
hoạt lưu thông nội tạng trong ổ bụng.
6, Xoa vùng thắt lưng : dùng cườm tay chà xát vùng mệnh môn giữa thắt lưng. Sau đó từ từ xoa sang 2 bên hông để làm ấm 2 thận.
Trước khi xoa có thể dùng lòng bàn tay để vỗ nhẹ vùng thắt lưng.
Khí công dưỡng sinh tăng cường chức năng cho vai và chi trên
Theo
luận thuyết về khí công, năng lượng và vận động thì khi có vận động thì
khí đạo lưu thông , năng lượng lan tỏa. Đồng nghĩa với việc lưu thông
khí huyết, thể dịch để duy trì sức bền sinh học và chống lão hóa, sẽ đẩy
lùi bệnh tật, phục hồi cơ năng, tăng cường sức khỏe và trường thọ.
Muốn cho vùng vai và chi trên dẻo dai, bền vững. Chúng ta phải thực hiện đều 4 bài tập sau :
Bài
1: hai tay chắp trươc ngực như bái phật. Khi hít vào 2 tay mở rộng
ngang vai, bàn tay ngửa, khi thở ra thì 2 bàn tay chắp lại như ban đầu.
Thực hiện 6 hơi thở.
Bài 2: xoay tay hít thở
- Làm
xuôi: tư thế đứng 2 tay song song bên hông. Khi hít vào hoành phía sau
lên trên và song song bên đầu. Khi thở ra, 2 tay xuôi xuống ngang hông,
trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 6 hơi thở.
- Làm
ngược: vẫn theo chu trình trên nhưng làm chiều ngược lại. Tức là khi
hít vào hoành tay theo phía trước lên trên và song song bên đầu. Khi thở
ra hai tay xuôi xuống bên hông. Thực hiện 6 hơi thở.
Bài 3: hai bàn tay bắt chéo nhau để trước bụng.
Khi hít vào 2 bàn tay đẩy lên cao như nâng trời lên. Khi thở ra, 2 bàn tay xuôi xuống trước bụng. Thực hiện 6 hơi thở.
Bài
4: 2 tay vẫn bắt chéo trước bụng. Khi hít vào ép xuống đất ở giữa 2 bàn
chân. Khi thở ra, 2 tay trở về đặt trước bụng. Thực hiện 6 lần.
Ngoài
ra, nên thường xuyên vận động, vỗ đập vùng vai cánh tay cũng như xoa
bóp vùng chi trên. Đặc biệt vùng cổ, vai, khớp khủy, cổ tay...
Nên luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức bền sinh học.
Khí công dưỡng sinh tăng cường chức năng đốt sống cổ
Cột sống có vị trí quan trọng trong cấu trúc hình thể nói chung và cấu trúc bộ não nói riêng.
Vì
cốt sinh hình, nên một cơ thể khỏe mạnh phải có cốt mạnh, mà cốt mạnh do
tủy sinh và khí dưỡng và được quân bình ở thận. Cho nên muốn có thân
hình mạnh phải nhờ cốt (xương), và có bộ xương mạnh mẽ phải có tủy sống
và khí đạo thông nhờ thận. Não bộ kết nối với thân nhờ vùng cổ - việc
tăng sức bền vùng cổ sẽ có tác dụng tốt cho sự hoạt động của tâm và
thân.
Để
duy trì sự bền vững sinh học của vùng cổ, chống lão hóa, phục hồi chấn
thương, chúng ta phải tuân theo quy luật chung và riêng của cột sống.
1, khí công đạt ma chân kinh
- Tứ duy kiên cảnh:
Động
tác 1; đứng thẳng, 2 chân ngang vai, hai bàn tay đặt dưới cằm và từ từ
nâng cằm đẩy đầu về phía sau, khi thấy đốt sống cổ căng thì thôi. Sau đó
đưa cổ lại về vị trí ban đầu. Thực hiện 6 lần.
Động
tác 2: 2 bàn tay ép sau gáy và từ từ ép cổ về phía trước cho đến khi
mặt đối đất là được. Sau đó về vị trí thẳng. Thực hiện 6 lần.
Động
tác 3: tay phải đặt vào đỉnh đầu trái và xoay vặn cổ để mặt quay về bên
trái. Sau đó cổ tự quay về tư thế ban đầu. Thực hiện 6 lần.
Động tác 4: ngược lại với động tác 3. Khi chuẩn bị thì tay trái đặt vào đỉnh đầu.
- Quay cổ: đứng thẳng, 2 bàn tay chống vào hông và quay tròn cổ nhiều vòng theo chiều thuận và nghịch kim đồng hồ.
- Xoa bóp, trà xát vùng cổ cho ấm nóng lên.
- Khai kinh hoạt cốt : ta dùng hơi thở để dẫn khí, hành huyết, lưu thông thủy dịch ở vùng cổ như sau
Khi
hít vào ta dẫn khí từ đỉnh đầu (huyệt bách hội) đến cổ (huyệt thiên
đột). Khi thở ra dẫn khí qua vai, qua mặt trong cánh tay đến đầu ngón
tay, thở như vậy làm khí đạo lưu thông, nạp chính khí để đẩy hết tà khí.
Khí công tăng cường chức năng cho cột sống
Vì
cốt sinh hình, tâm sinh tưởng và khí sinh sắc. Cho nên muốn cơ thể mạnh
mẽ cà khỏe đẹp phải do cốt khí tạo nên mà quyết định là cột sống. Tiếp
theo mới là thân năng lượng, để duy trì thân vật lý trên. Ngoài có thân
vật lý mạnh, cân cơ xương vững mạnh phải do tinh thần điều chỉnh thăng
bằng và bền vững. Đó là thân tâm linh.
Do
đó, muốn cơ thể khỏe mạnh, năng lượng sinh học vững bền, một trạng thái
tâm linh tốt – chúng ta phải rèn luyện cả 3 thân là thân vật lý, thân
năng lượng và thân tâm linh. Chính vì vậy, chúng ta phải tu luyện cả
động công và tĩnh công mà đỉnh cao là thiền định.
Chúng
ta luyện tập tốt cột sống là tăng cường kết nối tâm thận, điềuhòa âm
dương,,quân bình thủy hỏa, tiến tới điều chỉnh toàn bộ hệ thống nội tạng
bên trong và lành mạnh hệ thống cốt tủy.
Bài 1: Rồng cuốn
Chuẩn
bị: đứng thẳng, 2tay dang ngang, bàn tay ngửa. Khi hít vào, xoay cột
sống về bên trái, tay phải tiến tới bờ vai trái (bàn tay sấp) và tay
trái tiến tới bờ hông phải (bàn tay ngửa). Khi thở ra về động tác chuẩn
bị. Tiếp theo ta thực hiện động tác về phía phải tương tự. Thực hiện 6
hơi thở.
Bài 2: Kết nối với càn khôn (hợp nhất năng lượng vũ trụ)
Chuẩn
bị: đứng thẳng, 2 tay chắp trước ngực như bái phật. Khi thở ra, xoay
cột sống, đồng thời 2 tay đẩy song song về bên phải (bàn tay hướng về
phía trước, khi hít vào trở về tư thế chuẩn bị). Tiếp theo ta đẩy tay về
phía trước tương tự và sau cùng là đẩy về phía sau theo hướng bên trái.
Thực hiện 3 vòng như vậy (theo công thức phải – trước - sau),3 vòng
sau, chúng ta thực hiện như vậy theo công thức trái – trước – sau.
Bài 3; Đẩy trởi
Chuẩn
bị : đứng thẳng, 2 bàn tay bắt chéo trước ngực, bàn tay hướng vào
trong. Hít vào, ta xoay bàn tay theo hình bán cầu đặt trên đỉnh đầu (bàn
tay ngửa). Khi thở ra, dùng sức nâng 2 bàn tay lên như đẩy trời lên
cao, làm cho toàn bộ khung cột sống và toàn bộ khung xương giãn nở hêt.
Lúc dừng thở xoay tay về tư thế chuẩn bị, thực hiện 6 hơi thở.
Bài 4: Ép đất
Chuẩn bị như bài 3
Hít
vào, tay xoay xuống theo hình bán cầu tới rốn (bàn tay hướng xuống
đất). Khi thở ra, dùng lực ép 2 bàn tay tới cung bẹn như ép đất. Lúc
dừng thở, xoay bàn tay về tư thế chuẩn bị. Thực hiện 6 hơi thở.
Khí công dưỡng sinh trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát
vị đĩa đệm do nguyên nhân cột sống kém vận động hay vận động mạnh gây
nên. Cột sống với chức năng vận động cho phép là xoay tròn 180o, gập xuống 90o đến 120o, gập sau 75o.
Khi vận động, các đốt sống xoay, nâng, ép để giãn mở sẽ kích thích tủy
sống , kích hoạt các rễ thần kinh từ tủy sống lan tỏa ngoại biên và làm
cho nội dịch bôi trơn đĩa đệm. Tuy nhiên, khi vận động cột sống phải nhẹ
nhàng, đều đặn, nhu nhuyễn vì cột sống tuy cứng nhưng lại chứa đựng
những bộ phận mềm mại, vi tế như tủy sống, các sợi thần kinh, dây chằng,
đĩa đệm nên khi vận động quá mạnh sẽ gây các chấn thương thuộc chức
năng của cột sống. Đây là nguyên nhân thường gây chấn thương ở các môn
thể thao mạnh (thể thao thành tích cao). Điều đó giải thích tại sao các
vận động viên ưu tú của chúng ta sau giai đoạn hành nghề hoặc sau khi
“đăng quang” mang lại vinh quang cho tổ quốc thì đều bị chấn thương nặng
hoặc nhẹ. Ngay các môn võ thuật là các môn vận động tổng hợp nhất vẫn
thường xuyên có chấn thương. Cho nên cổ nhân đã nói luyện võ bất luyện
công (khí công) thì vẫn bằng không. Chính thế tập các môn thể thao đều
rất tốt, nếu luyện tập thêm môn cơ bản là khí công. Vì khí công sẽ làm
tăng sức mạnh, dẻo dai bên ngoài là cân cơ xương và cũng tăng sức bền
sinh học bên trong là tinh – khí – thần.
1, Dinh dưỡng:
Nên
ăn các chẩt ăn giàu canxi như tôm, ốc, cua đồng. lươn, trạch, các thức
ăn giàu đạm như thịt bò, dê, thịt bê, thịt động vật núi. Tăng cường ăn
rau nhiều chất xơ. Bữa chính nên nhiều ngũ cốc như gạo, đỗ, lạc, vừng và
các chất tinh dầu.
Nằm, ngồi luôn thả lỏng cơ thể. Khi ngồi ý thủ khoang bụng dưới. Khi nằm ý thủ vùng thắt lưng.
2, Khí công:
Vận động nhiều để khung cơ thể giãn nở như nguyệt túc phan duyên, thần long quyển trụ, phiên thân, chim bay.
Bài 1: nguyệt túc phan duyên
Ngồi
dưới sàn, 2chân duỗi song song. Khi hít vào 2 tay vươn lên trời hình
chữ “V”. Khi thở ra, mặt ép sát đầu gối, đồng thời 2 bàn tay nắm lấy
chân. Khi dùng thở 2 tay nắm lại thu về bên hông. Thực hiện 9 lần.
Bài 2: Phiên thân
Chân
phải trước, chân trái sau (chân trái như chống chân xe máy), 2 tay xuôi
phía trước. Khi hít vào, 2 tay mở rộng ra 2 bên, đồng thời cột sống vận
động từ trước ra sau. Thực hiện 9 lần.
Bài 3: Thần long quyển trụ (rồng thần quấn cột)
Vẫn
ngồi dưới mặt sàn, 2 chân song song phía trước. 2 tay dang ngang bên
vai. Khi hít vào xoay eo quay cột sống về bên trái, tay phải tiến tới
vai trái (bàn tay ngửa). Mở ra xoay về tư thế ban đầu. Tiếp theo lại
quay về phía bên phải theo cách thức như vậy, nhưng bàn tay đổi chiều.
Thực hiện 9 lần.
Bài 4: Én bay
Nằm
sấp trên mặt bàn, 2 chân co nổi lên mặt sàn, 2 tay song song bên thân
cũng nâng nổi lên mặt sàn, người cong hình cánh cung, chỉ có bụng chạm
mặt sàn. Thực hiện vận động trước sau như cần bập bênh.
|
Bệnh
táo bón và trĩ sinh ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu
là do cơ thể nóng hay do tức giận. Do đại tiện không theo nếp sinh họat.
Do ăn đồ nóng, gia vị cay hoặc do ăn quá nhiều.
Bệnh
táo bón thể hiện đi ngoài phân khô, nóng, tạo cục lổn nhổn không rõ
khuôn. Người bệnh đi ngoài rất khổ sở, hậu môn đau, nóng rát và dễ chảy
máu.
Khi đó trạng thái thần kinh rất căng thẳng, người nổi gai, mặt đỏ, hơi thở và người rất mệt.
Từ
táo bón dễ phát triển thành trĩ. Trĩ biểu hiện phấn dưới trực tràng và
búi tĩnh mạch dưới da của ống hậu môn giãn rộng, nổi lên ngoằn ngoèo và
tím đen trên nền da gây bế đại tiện, làm áp thành thành bụng tăng, gây
xung huyết do ứ trệ tuần hoàn máu, làm thành mạch căng phồng, dễ vỡ gây
chảy máu.
Bệnh
trĩ có 3 loại: trĩ nội hình thành ở niêm mạc bên trong hậu môn, trĩ
ngoại thể hiện ở niêm mạc xung quanh hậu môn và trĩ hỗn hợp có biểu hiện
cả 2 loại trên.
Khí công trị bệnh:
Bài 1: Ôm trăng trong lòng.
Bệnh nhân đứng thẳng, 2 chân rộng ngang vai, mũi bàn chân quay vào trong 15o,
bụng như ôm vầng trăng (thủy chung bao nguyệt). Hít vào, người nổi lên ,
2 tay co lên ngang ngực làm bụng óp lại, ngực nổi lên, mông co lại, hậu
môn khép. Thở ra trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện 5 hơi thở.
Bài 2: Phúc địa, phiên thiên (ép đất nâng trời)
Đứng
thẳng, 2 chân ngang vai, 2 bàn tay như ôm quả bóng, bàn tay phải để
dưới, quay về bên trái, mặt trong bàn chân trái xoay về phía trước, bàn
chân phải xoay mũi về bên trái và vuông góc với chân trái, đồng thời nổi
gót. Khi đó bàn tay phải nổi lên như nâng trời và tay trái ép xuống như
ép đất. Sẽ làm ngực nổi, bụng óp, mông co, hậu môn khép lại. Cứ đứng
như vậy, hơi thở tự nhiên, tinh thần nhìn vào hư không cho rỗng lặng.
Thở từ 12 đến 18 hơi thở. Sau đó trở về tư thế chuẩn bị.
Lặp lại tư thế trên nhưng ở phía bên phải.
Bài 3: Đảo ổ bụng:
Ngồi
tọa dưới mặt sàn, hoặc ngồi trên ghế tựa, tay phải ép vùng rốn, tay
trái bên ngòai. Quay tròn ổ bụng theo chiều kim đồng hồ 3 vòng, sau đó
xoa tròn lòng bàn tay quoanh khoang bụng rộng dần theo vòng tròn xoáy
chôn ốc, cũng theo chiều kim đồng hồ.
Tiếp
theo lại đảo ổ bụng theo chiều ngược kim đồng hồ 3 vòng, sau đó lòng
bàn tay lại xoa quanh khoang bụng theo chiều xóay chôn ốc nhưng hẹp dần,
cùng chiều ngựơc kim đồng hồ.
Ngoài
ra, bệnh nhân tập đi ngòai theo giờ quy định trong ngày, tránh dùng
chất kích thích, chất nóng. Không nóng giận, giữ vùng hậu môn sạch sẽ.
Ăn nhiều chất xơ và xenlulo như các loại ngũ cốc, các loại rau xanh giàu
vitamin. Khi đi ngoài ra máu cần ăn tăng cường chất đạm như gan lợn,
óc lợn, óc bò, thịc nạc, trứng, sữa.
Khí công dưỡng sinh trị bệnh Gan
Vì
Gan thuộc can Mộc, thuộc mùa Xuân, màu xanh và tích trữ huyết. Khi gan
bị bệnh, bệnh nhân bị đau hạ sườn, lan xuống bụng dưới, can khí vượng
gây đau dầu, huyết áp tăng, ù ta. Vì vậy, người bị bệnh gan hay giận dữ,
khó chịu. Hơn nữa, gan tàng hồn và thông qua mắt cho nên sinh mờ mắt,
khó ngủ.
I, Khí công trị bệnh
1.1, Khí công nội dưỡng.
Người bệnh trước tiên thở bụng dưới, để tâm bình, khí hòa và trưởng dưỡng Tinh – Khí – Thần.
Tiếp
theo là thở gan, khi hít vào thì ý thủ tại vùng mạn sườn phải, khi thở
ra tả lỏng vùng gan và niệm và niệm âm “Hư” trong tâm tưởng, cách thở
này làm thanh lọc gan, đưa chính khí vào và xả tà khí ra. Dần dần trả
lại chức năng cho gan
1.2. Bình can tạng
Người
bệnh đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi bên hông.
Khi hít vào, người bệnh xoay eo và nhìn về bên phải, mắt mở to, đồng
thời bàn tay trái áp vào vùng gan thuộc mạn sườn phải (bàn tay sấp), bày
tay phải hoành ra sau lưng áo vào mệnh môn – giữa thắt lưng (bàn tay
ngửa).
Khi thở ra, eo quay về tư thế ban đầu, hai tay buông xuôi bên hông như thế chuẩn bị ban đầu. Làm 18 hơi thở.
1.3. Vỗ đập can, thận
Từ
tư thế chuẩn bị của pháp bình can tạng, khi hít vào thì xoay eo nhìn về
bên phải, tay trái vỗ vùng gan (bàn tay sấp) và tay phải đập và vùng
mệnh môn (bàn tay ngửa)
Khi thở ra, xoay eo về tư thế ban đầu, 2 tay bên hông. Thực hiện 18 hơi thở.
Ba
phương pháp trên luyện tập quanh năm, ngày 2 lần nhưng hiệu quả mạnh
nhất là vào mùa thu, luyện tập trong khoảng thời gian từ 5 – 7 giờ sáng.
Người tập quay mặt về hướng đông.
2, Dưỡng sinh
Quanh
năm nhưng chủ yếu vào mùa Xuân. Chiều chiều hoặc sáng sớm đi bách bộ
khu vườn cây hoặc công viên, nhìn màu xanh cho mát gan, khỏe thần, sáng
mắt.
Nên ăn các hoa quả mẫunh hoặc màu vàng để thanh lọc và nhuận gan, uống nước hoa quả và nước rau má trong mùa xuân/
Không tức giận, nhìn nhiều để hồn nhập gan sẽ ngủ ngon.
Khí công trị bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh
viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở người hay căng thẳng, lo lắng,
chế độ ăn uống không hợp lý, thường dùng các chất kích thích như bia,
rượi, cà phê hoặc các gia vị chua cay. Bệnh này liên quan nhiều đến
trạng thái tinh thần, lo lắng bệng tật làm cho bệnh phát sinh và tăng
trưởng.
Biểu
hiện của bệnh thường là đau bụng thông thường hoặc âm ỉ thường xuyên.
Đôi khi chướng, đau nhiều khi no hoặc đói, khi bị lạnh hoặc nóng giận.
1, Khí công trị bệnh.
1.1, Phương pháp 1:
Ngồi
dứơi sàn, 2 chân duỗi song song và vuông góc với thân. Khi hít vào, 2
tay đưa lên cao hình chữ “V”, khi thở ra, gập đầu sát đầu gối, 2 tay
khoanh ép lại trước bụng dưới. Khi dừng thở, 2 bàn tay nắm lại thu về
bên hông. Thực hiện 18 hơi hở.
1.2, Phương pháp 2: Nhuần dưỡng tỳ vị.
Ta
dùng pháp luyện thiên thủy. Người bệnh ngồi khoanh 2 chân theo tư thế
kiết già hoặc bán già (bắt chéo hoặc đặt chân nọ lên chân kia), súc
miệng 12 lần, sau đó đảo tròn lưỡi 12 lần trong ổ miệng theo chiều thuận
và nghịch. Tiếp theo choẹt miệng cho thuỷ dịch vùng miệng tiết ra
khoang miệng, ta thu về gốc lưỡi và nuốt xuống vùng thượng vị (vùng bụng
trên rốn). Thực hiện 9 lần.
1.3, Phương pháp 3: Xoa bóp nội tạng.
Vẫn
ngồi theo tư thế bình tọa, khi hít vào ta hóp bụng lại để thu hết nội
tạng lên cao, khi thở ra người hạ thấp, thả lỏng để nội tạng trong ổ
bụng hạ xuống.
1.4,
Phương pháp 4: Xoa vùng rốn. Tay phải áp vào vùng rốn, tay trái áp
ngoài tay phải. Từ từ xoay bàn tay theo chiều kim đồng hồ từ trong ra
ngoài. Tiếp theo xoay tròng ngược kim đồng hồ từ ngoài vào trong. Thực
hiện 9 lần.
2, Dưỡng sinh
Bênh
nhân sống thanh thản, vui tươi, tránh giận dữ. Nên ăn nhiều bữa để thức
ăn tiêu, ăn thêm cháo, súp. Ăn thức ăn dễ tiêu và nhai kĩ. Ăn đủ chất
dinh dưỡng và vi lượng ở dạng tinh.
Uống sữa bò, đậu nành và canh trứng có nhiều chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Không
ăn quá no và không bị đói. Không ăn đồ sống lạnh. Không dùng chất kích
thích như bia, rượi và gia vị cay nóng. Không dùng bánh kẹo, đồ ngọt
trực tiếp, chỉ dùng qua hoa quả với lượng đủ.
Khí công dưỡng sinh trị bệnh xơ vữa động mạch
Xơ
vữa động mạch do rối loạn chuyển hóa chất béo (lipid) kết hợp với sự
lão hóa thành mạch máu. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân trung niên.
1, Dưỡng sinh:
An
ổn tinh thần là đầu tiên, nên tu tâm dưỡng tính, biết buông bỏ buồn
phiền, lo âu, oán giận và đau khổ để sống thư giãn an định, phải biết
giảm sức ép của tinh thần và công việc.
Ăn
uống: ăn ít mỡ, đạm, đường. Đặc biệt các món ăn có hàm lượng
cholesteron cao như nội tạng, não, tủy xương, bơ, sữa và chế phẩm. Nên
ăn nhiều rau, gạo, ngũ cốc, thịt nạc, hoa quả, dùng dầu thực vật. Có thể
ăn đậu ván, sữa bò, cà rốt, ớt, rau hẹ, cá rô, cá diếc, sò, tôm he,
hành tây, rau cần, đậu xanh.
Không hút thuốc lá và dùng bia rượi.
2, Khí công:
Phép thư giãn: hít vào ý thủ đan điền (khoang bụng dưới), thở ra buông thả toàn thân. Thực hiện 18 hơi thở.
Phép thanh tâm: hít vào nhận biết toàn thân, thở ra mỉm cười với bản thân.
Phép
dẫn khí: hít vào dùng ý niệm dẫn khí đến đan điền (khoang bụng dưới),
thở ra dùng ý niệm dẫn khí xuống huyệt Dũng tuyền (giữa gan bàn chân).
Phép rỗng thân: khí hít vào thấy rõ thân mình, khi thở ra thấy thân mình biến trong hư không.
Khí công trị liệu sa nội tạng
Sa nội tạng không hẳn
là bệnh lý mà là biểu hiện của hội chứng do bệnh lý hoặc do rối loạn
chắc năng sau bệnh sinh ra. Như sa dạ dày, sa dạ con, trĩ ngoại hoặc
thoát vị ruột..... đều nằm trong nhóm này. Các hội chứng này sinh ra
thường do trạng thái cơ thể suy kiệt, trương lực có giảm sút, thành bụng
yếu, các mạc treo dây chằng mất đàn hồi gây nên. Khi đến bệnh viện được
các bác sỹ xác định là sa nội tạng. Bệnh nhân nên tập luyện các bài
sau:
- Bài 1: Chuyển động con lăn
Người tập nằm ngửa trên sàn hoặc giường có đệm lót.
Mông kê gối cao, vai kê gối cao tạo cho cơ thể có hình cánh cung .
chú ý kê độ cao vừa đủ không gây căng cơ và căng cứng cột sống. Tư thế
này sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh thực vật qua cột sống, làm cho não
thuần dương và kích hoạt động
Khi hít vào, người tập dùng lực vừa đủ để co cơ
bụng nổi lên cao, làm cho lục phủ ngũ tạng kéo lên. Khi thở ra thả lỏng ổ
bụng để nội tạng từ từ hạ xuống, tức là ta chỉ dụng công trong hơi thẻo
vào và khi thở ra thì thả lỏng.
- Bài 2: Cồng vồng
Người tập quỳ gối, 2 tay chắp lại hướng lên cao,
cột sống thẳng. Từ từ thở ra và gập người xuống và mMặt áp xuống sàn, 2
tay để ngửa song song bên vai. Để nguyên tư thế này thở tự nhiên 5 10
hơi thở. Sau đó hít nhẹ nhàng, đồng thời từ từ ngồi thẳng dậy. Thực hiện
9 hơi thở
- Bài 3: Song túc phiên thiên
Người tập nằm ngửa dùng lực dựng cột sống sao cho 2 bàn chân hướng lên trời, để nguyên 5 phút thở tự nhiên
Đối với người già người yếu mệt thì nằm ngửa, mông
sát tường và từ từ đẩy 2 chân theo tường nhà lên càng cao càng tốt, tùy
theo sức
Các bài tập này tuân theo đúng pháp và theo thời gian dài mới có hiệu quả
Khí công kết hợp trị bệnh sỏi mật và sỏi bàng quang
Bệnh
sỏi mật và bàng quang theo y học cổ truyền có nhiều nguyên nhân. Nhưng
theo khí công dưỡng sinh thì có 2 nguyên nhân chính sinh bệnh là sự rối
loạn tại chỗ do bí kết và do bệnh nhân ăn nhiều đường, sữa gây ra.Khi ăn
nhiều đường sữa sẽ tạo nên sự dư thừa gốc C, sau chuyển hóa thành chất
hóa học trung gian này làm tăng gánh nặng cho phổi, tim, gan và thận
trong quá trình đào thải. Lâu dài sẽ gây suy đa tạng, nhiễm độc thần
kinh. Gây rỗ xương, loãng xương và lắng đọng tạo nên sỏi thận, sỏi mật
và lão hóa phủ tạng.
Khi bị bệnh việc điều trị y học là cần thiết nhưng kết hợp tập các bài khí công sau sẽ loại bỏ được gốc bệnh.
- Bài 1: Rùa vàng tìm hang:
Người bệnh tập ở tư thế đứng hoặc ngồi trên ghế tựa
Từ từ gập người xuống
sao cho thân người vuông góc với chân. Bắt đầu xoay eo lắc thân về bên
trái và tiếp tục xoay về bên phải nhiều lần. Hơi thở tự nhiên
- Bài 2: Ngửa mặt nhìn trời
Bệnh nhân vẫn ở tư thế đứng hoặc ngồi trên ghế tựa
Ngả người về phía sau tối đa, ngửa mặt lên trời, 2 tay đè lên nhau phía sau, bàn tay ngửa
Sau đó chuyển thân về bên trái thật nhẹ nhàng, tiếp tục xoay eo chuyển thân về bên phải nhiều lần, hơi thở tự nhiên.
- Bài 3: Lắng khí dũng tuyền
Bệnh nhân vẫn đứng hoặc ngồi ở tư thế trên. 2 bàn tay đặt chồng lên nhau ở vế đùi trước bụng
Hít vào thả lỏng thân và
cảm nhận năng lượng từ đầu đến hông. Khi thở ra, thả lỏng 2 chân và cảm
nhận năng lượng lan tỏa từ hông xuống bàn chân, thực hiện 18 hơi thở.
Hơi thở này sẽ thanh lọc hết trọc khí của cơ thể. Khi ở tư thế đứng thì
phải trùng gối thả lỏng chân thì thở ra.
- Bài 4: Thanh lọc thận
Hít vào nhận biết giữa
thắt lưng (mệnh môn) để tụ khí, thở ra thả lỏng 2 bên thắt lưng và cảm
nhận năng lượng lan tỏa 2 bên thận . thực hiện 18 hơi thở.
Khí công kết hợp trị liệu bệnh suy tim mạn tính
Suy tim là thời kỳ cuối của bệnh tim. Khi đó làm cho tình trạng bệnh
nhân suy sụp dần, khí lực suy kiệt , tâm thu giảm yếu làm cho tim không
đẩy được máu qua hệ thống động mạch chủ. Tim có thể suy ở bên phải, trái
hay toàn bộ
Khí công trị liệu: bệnh nhân luyện tập theo khí công nội dưỡng và tĩnh công tâm pháp.
- Khí công nội dưỡng: sau khi khởi động toàn thân nhẹ nhàng, ta ngồi hoặc nằm xuống tập khí công nội dưỡng. Khi hít vào tâm nhận biết đản trung (chỗ hõm giữa 2 lồng ngực để tụ khí ), đồng thời nhẩm đếm 1, 2, 3. Khi thở ra thả lỏng lồng ngực và nhẩm đến từ 1 đến 5. Tức là ta thở theo nhịp 3/5, hơi thở ra sâu dài hơn hơi thở vào.
Tiếp theo ta thở phương pháp sau: Khi hít vào ta nhận biết Đản trung và niệm thầm âm “Tĩnh” và khi thở ra niệm âm “Lỏng”.
- Tĩnh công tâm pháp: để khôi phục dần chức năng cho tim. Bệnh nhân thực hiện như sau: bệnh nhân quán tưởng tim mình là bông sen hông tươi. Khi hít vào bông sen cụp lại, khi thở ra bông sen nở ra tỏa ánh sáng màu hồng nhạt và mùi hương sen dịu mát thẩm thấu toàn thân.
Tiếp theo ta luyệ pháp Huệ viên tâm để thông hoạt năng lượng toàn thân và tăng cường năng lực và huệ tâm
Cách thức như sau: ta lại hướng tâm về Đan điền (khoang bụng dưới ) để thở một cách tự nhiên và cảm nhận sức nóng tại Đan điền dần dần kết tụ thành bông sen màu vàng, ta dùng hơi thở khai mở thân tâm qua bông sen vàng.
Khi hít vào ta thấy bông sen cụp và thấy tinh thần yên tĩnh. Khi thở ra, ta thấy thân như lưới tơ hồng. Mỗi hơi thở ta cảm nhận thân ta như sáng lên, tuệ giác như sáng lên.
Khí công trị liệu: bệnh nhân luyện tập theo khí công nội dưỡng và tĩnh công tâm pháp.
- Khí công nội dưỡng: sau khi khởi động toàn thân nhẹ nhàng, ta ngồi hoặc nằm xuống tập khí công nội dưỡng. Khi hít vào tâm nhận biết đản trung (chỗ hõm giữa 2 lồng ngực để tụ khí ), đồng thời nhẩm đếm 1, 2, 3. Khi thở ra thả lỏng lồng ngực và nhẩm đến từ 1 đến 5. Tức là ta thở theo nhịp 3/5, hơi thở ra sâu dài hơn hơi thở vào.
Tiếp theo ta thở phương pháp sau: Khi hít vào ta nhận biết Đản trung và niệm thầm âm “Tĩnh” và khi thở ra niệm âm “Lỏng”.
- Tĩnh công tâm pháp: để khôi phục dần chức năng cho tim. Bệnh nhân thực hiện như sau: bệnh nhân quán tưởng tim mình là bông sen hông tươi. Khi hít vào bông sen cụp lại, khi thở ra bông sen nở ra tỏa ánh sáng màu hồng nhạt và mùi hương sen dịu mát thẩm thấu toàn thân.
Tiếp theo ta luyệ pháp Huệ viên tâm để thông hoạt năng lượng toàn thân và tăng cường năng lực và huệ tâm
Cách thức như sau: ta lại hướng tâm về Đan điền (khoang bụng dưới ) để thở một cách tự nhiên và cảm nhận sức nóng tại Đan điền dần dần kết tụ thành bông sen màu vàng, ta dùng hơi thở khai mở thân tâm qua bông sen vàng.
Khi hít vào ta thấy bông sen cụp và thấy tinh thần yên tĩnh. Khi thở ra, ta thấy thân như lưới tơ hồng. Mỗi hơi thở ta cảm nhận thân ta như sáng lên, tuệ giác như sáng lên.
Muốn đầu óc tỉnh táo hãy day huyệt bách hội
Lẽ thường, mỗi sáng thức dậy,
mọi người đều cảm thấy đầu óc thanh sáng, tinh thần phấn chấn. Nhưng, có
một số người và trong một hoàn cảnh nào đó, giấc ngủ đã không đem lại
cho họ sự thoải mái mà thay vào đó là cảm giác đầu óc u ám, nặng nề,
toàn thân rã rời, mỏi mệt. Có người tưởng rằng mình bị bệnh nặng, vội
tìm đến thầy thuốc để khám xét, nhưng rốt cuộc cũng không phát hiện được
căn bệnh nào cụ thể. Kỳ thực, trạng thái khó chịu này là do nhiều
nguyên nhân khác nhau khiến cho vỏ não lâm vào tình trạng ức chế, khả
năng hưng phấn thần kinh bị giảm thấp.
Trong y học cổ truyền,
có một biện pháp đơn giản, dễ làm, không có tác dụng phụ nhưng đem lại
hiệu quả hưng phấn tinh thần khá tốt, đó là day bấm một số huyệt vị nhằm
mục đích làm ấm nóng tại chỗ, thúc đẩy lưu thông huyết dịch, tăng cường
lưu lượng tuần hoàn não và quá trình chuyển hóa các chất, qua đó kích
thích và nâng cao độ hưng phấn của hệ thần kinh. Theo ngôn ngữ của y học
cổ truyền, khả năng này được gọi là công năng "đề thần", "tỉnh thần".
Trong hệ thống huyệt vị châm cứu, có khá
nhiều huyệt có tác dụng "đề thần", nhưng trước hết phải kể đến huyệt
bách hội. Đây là một trong những huyệt thường dùng trong thực tiễn chữa
bệnh, được ghi lại sớm nhất trong sách Châm cứu thái ất kinh, còn được
gọi bằng nhiều tên khác nhau như điền thượng, thiên mầu, duy hội, tâm
dương ngũ hội, quỷ môn, thiên sơn, thiên môn, nê hoàn cung... Bách hội
là một trong 28 huyệt của mạch đốc, một kinh mạch hết sức quan trọng
chạy dọc cột sống lên đầu, có tác dụng điều chỉnh và làm phấn chấn dương
khí toàn thân. Mặt khác, bách hội còn là nơi hội tụ của tất cả các kinh
dương (chư dương chi sở hội) và cũng là chỗ gặp nhau của kinh can và
mạch đốc. "Bách" có nghĩa là một trăm, ý nói nhiều về số lượng; "hội" có
nghĩa là nơi tụ hội của tất cả các kinh dương, của ngũ tạng, lục phủ...
Bởi thế, bách hội được coi là huyệt vị có tính chất trung tâm, thống
lĩnh, đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Công dụng
chính của huyệt này là bình can tức phong, tỉnh thần tô quyết, thăng
dương cử khí thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau đầu, ngạt
mũi, sa trực tràng, sa tử cung, trúng phong, điên cuồng, hay quên, ù
tai, hoa mắt, mất ngủ, tim đập hồi hộp...
Bách hội nằm ở đỉnh đầu, là điểm gặp
nhau của hai đường vuông góc: một đường đi ngang qua đỉnh vành tai (xác
định bằng cách gấp hai vành tai về phía trước) và một đường dọc qua giữa
đầu, khi sờ sẽ thấy một khe xương lõm xuống, ấn có cảm giác tức nặng.
Có một cách tự xác định khá đơn giản: Đầu tiên, cắm hai ngón tay cái vào
trong hai lỗ tai, các ngón còn lại xòe ra, ngón tay giữa của hai bàn
tay vươn thẳng về phía đỉnh đầu. Sau đó, các ngón ôm chặt lấy đầu, hai
đầu ngón tay giữa của hai bàn tay chạm nhau ở đâu thì đó chính là vị trí
của huyệt bách hội.
Muốn đạt được hiệu quả hưng phấn tinh
thần tốt nhất, cần thực hiện quy trình thao tác day bấm huyệt bách hội
theo các bước như sau:
- Chọn tư thế thích hợp, tốt nhất là nằm
trên giường hoặc ngồi trên ghế có tựa. Tinh thần thư thái, tập trung sự
chú ý vào việc day bấm huyệt.
- Xác định chính xác vị trí của huyệt.
- Thuận tay nào thì dùng bàn tay đó nắm hờ, ngón giữa hơi cong đặt vuông góc với huyệt, gốc bàn tay tì vào đầu làm điểm tựa.
- Tiến hành ấn và day huyệt theo chiều
kim đồng hồ trong vòng 2 phút. Chú ý thao tác phải nhịp nhàng nhưng đảm
bảo lực tác động phải tương đối mạnh. Nếu không muốn ấn bằng ngón tay
thì có thể dùng các vật khác thay thế như đầu chiếc đũa nhỏ, đầu que
tính học sinh hoặc dùng 5 - 6 chiếc tăm buộc chặt lại để tác động lên
huyệt.
- Sau khi day ấn lần đầu nếu chưa đạt
hiệu quả như mong muốn có thể nghỉ vài phút rồi lại tiến hành day ấn
tiếp theo quy trình như trên.
Vì sao liệu pháp day ấn huyệt bách hội
lại có khả năng làm hưng phấn tinh thần? Những kết quả nghiên cứu hiện
đại cho thấy, việc tác động lên huyệt vị này bằng các phương thức khác
nhau như day bấm, châm cứu, thủy châm, điện châm... có ảnh hưởng rõ rệt
đến lưu huyết não đồ theo hướng có lợi: biên độ các sóng tăng, chỉ số
đàn hồi trở về giá trị bình thường, giảm trương lực mạch máu, tăng tính
đàn hồi thành mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn não. Đối với điện não đồ,
sự tác động lên huyệt bách hội có khả năng làm tăng chỉ số và biên độ
sóng alpha, làm giảm chỉ số sóng điều trị và các sóng chậm khác. Ngoài
ra, người ta còn nhận thấy: châm cứu và day bấm huyệt vị này còn có khả
năng trấn tĩnh, làm tăng trí nhớ, chống phù não và cải thiện tình trạng
rối loạn hành vi.
Bài thuốc hay chữa máu nhiễm mỡ, tiểu đường
- Chuẩn bị:
+ Thịt nạc:0,5 kg (1/2 lạng)
+ Mộc nhĩ:0,1kg (1/10 lạng)
+ Táo tàu: 5 quả (Mua ở các hiệu thuốc Bắc)
+ Gừng: 3 lát
- Cách làm:
Nấu thành canh thay cho ăn sáng, ăn liên tục trong 45 ngày.
No comments:
Post a Comment