Tên Huyệt
Túc Tam Lý:
"Tam” có nghĩa là số 3, Đông y cho rằng đó là số
thiêng của trời, là một con số quan trọng của sự may mắn, hạnh phúc. Từ “Lý” được
chia thành 2 từ “Điền” và "Thổ” bao gồm ý nói tới “lúa”, từ đó chuyển sang
khái niệm liên quan tới lương thực, tức là có ý chi đến dạ dày và ruột; điều đó
nói lên đây là huyệt đạo quan trọng có liên quan mật thiết đến tình trạng của dạ
dày và ruột.
Tên hyệt này
có thể hiểu qua 2 cách sau:
Một truyền
thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được
hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi.
Một số nhà chú
Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phủ: Đại Trường (ở trên), Vị (ở
giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý
Huyệt ở dưới
lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy
gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Hạ Lăng, Hạ
Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.
Xuất Xứ:
Thánh Huệ
Phương.
Đặc Tính
Túc Tam Lý:
Huyệt thứ 36 của
kinh Vị.
Huyệt Hợp, thuộc
hành Thổ.
Huyệt quan trọng
có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất cả các trường
hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh
áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.
Huyệt đưa khí
xuống phần dưới cơ thể.
Một trong ‘Lục
Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.
Một trong nhóm
‘Hồi Dương Cửu Châm’ có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
Một trong ‘14
Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tủy’ (Nhật Bản) để nâng cao chính khí, trị bệnh dạ
dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).
Vị Trí Túc
Tam Lý:
Dưới mắt gối
ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân
trước, khe giữa xương chầøy và xương mác.
Hoặc úp lòng
bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy),
từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Dưới lõm ngoài
xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ
cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chầy và xương
mác, màng gian cốt.
Thần kinh vận
động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt
chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng
Túc Tam Lý:
Lý Tỳ Vị, điều
trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu
phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
Chủ Trị Túc
Tam Lý:
Đây là một huyệt đạo quan trọng được ứng dụng rộng rãi để
trị liệu các triệu chứng như lồng ngực nóng ran, nấc cụt, buồn nôn do các bệnh
đau dạ dày: co thắt dạ này, viêm dạ dày, sa dạ dày, nhão dạ dày, yếu dạ dày gây
nên thân thể mệt mỏi, kiệt sức, gầy yếu, khô cổ khát nước, phù thũng do bệnh
đái tháo đường và các triệu trứng của bệnh gan và mật gây nên; cũng như các triệu
chứng của bệnh kiết lỵ mạn tính, táo bón do hệ tiêu hóa có những thay đổi bất
thường gây nên. Huyệt đạo này cũng rất hiệu quả trong trị liệu các bệnh về
chân, đau gối, eo lưng như bệnh phù chân, đau dây thần kinh, bán thân bất toại,
chân và đầu gối tê mỏi do bị trúng gió, nuột rút bắp cẳng chân, đau thần kinh tọa...
Đối với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp, thể lực suy yếu do bị đau tim, để
phục hồi chức năng tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe... tác động lên huyệt đạo này cũng
rất hiệu quả; nó không chỉ dùng vào việc chữa trị suy nhược thần kinh, đau thần
kinh, I-stê-ri, tinh thần dao động, kể cả trường hợp liệt dương vì nguyên nhần
tâm lý, mà còn có tác dụng đối với các bệnh của mũi như: viêm mũi do quá béo
phì, viêm xoang mũi, mất khả năng khứu giác; hoặc các triệu chứng của bệnh
trúng gió, mẩn ngứa, tê bại ở trẻ em, suy nhược cơ thể trẻ em, đái dầm... Huyệt
đạo này không chỉ có hiệu quả trong trị liệu các bệnh mạn tính mà còn nổi tiếng
trong việc tăng cường tuổi thọ khi đốt cứu lên nó mặc dù cơ thể hoàn toàn không
có bệnh.
Trị dạ dày
đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ
tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.
Túc Tam Lý
đựơc xem là huyệt trường sinh với nhiều ý nghĩa. Năng kích hoạt
Túc Tam lý giúp điều lý Tỳ Vị, tăng cường sự lưu thông khí
huyết, gia tăng chức năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Trong y học dưỡng sinh
cũng như trong Châm cứu học có lẻ không ai là không biết đến
huyệt Túc Tam lý (TTL). TTL không chỉ là 1 trong số
những huyệt vị có tần suất sử dụng hàng đầu
trong châm cứu mà còn là huyệt có nhiều tác dụng, từ chữa các
bệnh về hệ thống tiêu hoá, tim mạch đến ý nghĩa bồi
bổ nguyên khí, tăng cường
sức miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Hiện nay, trong số
các biện pháp nhằm gia tăng sức đề kháng để chống lại sự tác hại
của các loai vi trùng vi khuẩn gây bệnh, có lẻ năng vận động
thân thể và thường kích hoạt huyệt TTL là biện pháp tự nhiên và
đơn giản nhất.
Vị trí.
TTL nằm ở dưới mắt
đầu gối ba thốn và cách
bờ xương ống chân một thốn (ở người Việt Nam trung bình,
1 thốn khoảng 1,8cm). Có thể xác định
huyệt bằng cách úp lòng bàn tay trên đầu gối, (bàn tay phải trên
đầu gối phải, bàn tay trái trên đầu gối trái), TTL ở vị trí dưới
đầu ngón tay giữa nơi đầu ngón tay giữa chạm vào chân ở phần
ngoài xương ống chân.
Tác dụng.
Tỳ Vị thuộc Thổ. Trong số Ngũ Du huyệt, TTL lại là Thổ huyệt
của đường kinh Túc Dương Minh Vị. Do đó, TTL được gọi là
“Thổ trong Thổ”. Theo Đông y, Thổ là mẹ sinh của vạn vật,
là chủ về hậu thiên. Đường kinh Dương Minh lại là đường kinh
“đa khí đa huyết”, chủ về Vệ khí ở phần biểu để giúp cơ thể
chống lại ngoại tà. Do đó, khí hoá mạnh yếu ở huyệt có liên
quan mật thiết đến công năng của lục phủ ngũ tạng, sự thịnh suy
trong thân người.
Về mặt cục bộ, TTL dùng để chữa các chứng bệnh ở bộ máy tiêu
hoá như viêm dạ dày, ruột, ăn uống khó tiêu hoặc cải thiện việc
lưu thông khí huyết ở chi dưới, ở vùng khớp gối. Liên quan đến
công năng tăng cường sinh lực, cải thiện việc lưu thông khí
huyết toàn thân, gia tăng tuần hoàn ngoại biên, TTL cũng hữu
dụng trong các chứng suy nhược thần kinh, kích ngất, suyễn, dị
ứng, cao huyết áp, đặc biệt là giúp tăng cường hệ miễn dịch đề
phòng chống bệnh tật.
Những nghiên cứu ở Trường Đại học Quân y Trung Quốc và Viện Y
học Bắc kinh đã cho biết châm vào TTL làm gia tăng khả năng thực
bào của tế bào bạch cầu. Độ tăng cao nhất sau 24 giờ. Khả năng
nầy kéo dài đến khoảng 48 giờ sau. Dưỡng sinh phương Đông
thường nhắc đến câu nói “Tam lý cứu bất tuyệt, nhất thiết
tai bệnh tức”. Ý muốn nói thực hành cứu huyệt TTL đều
đặn sẽ tránh được những tai ương về bệnh tật. Truyền thuyết về
huyệt TTL có nhắc đến câu chuyện 1 gia đình ở Nhật đều thọ hơn
200 tuổi nhờ cứu huyệt TTL đều đặn từ mồng 1 đến mống 8 hàng
tháng.
Nói chung, Tỳ chủ hậu thiên, Tỳ năng sinh huyết. Ăn uống ngon
miệng tất khí huyết sẽ được dồi dào, con người dễ sinh thoải
maí, tay chân linh hoạt, sức đề kháng cũng gia tăng. Do đó, kích
hoạt TTL thường là 1 biện pháp dưỡng sinh với nhiều ý nghĩa,
tăng cường sự lưu thông khí huyết, gia tăng hệ miễn dịch và
kéo dài tuổi thọ.
Thực hành.
- Cứu bằng điếu ngải:
Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điều ngải bằng ngón tay. Khi cứu thì châm lửa hơ trên huyệt, điều chỉnh để độ nóng vừa chịu được, cứu từ 3 đến 5 phút. Khi chữa những bệnh suy nhược, hư hàn, có thể cứu lâu hơn đến khi toàn thân có cảm giác nóng ấm.
Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điều ngải bằng ngón tay. Khi cứu thì châm lửa hơ trên huyệt, điều chỉnh để độ nóng vừa chịu được, cứu từ 3 đến 5 phút. Khi chữa những bệnh suy nhược, hư hàn, có thể cứu lâu hơn đến khi toàn thân có cảm giác nóng ấm.
- Cứu cách
gừng, cách tỏi:
Gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng đặt lên huyệt, dùng một nhúm nhỏ ngải nhung, ấn ép thành hình quả núi trên lát gừng hoặc lát tỏi rồi châm lửa cho cháy dần.
Gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng đặt lên huyệt, dùng một nhúm nhỏ ngải nhung, ấn ép thành hình quả núi trên lát gừng hoặc lát tỏi rồi châm lửa cho cháy dần.
- Bấm
huyệt:
Ngồi trên ghế chân chạm đất hoặc ngồi trên phản và co chân ở góc độ vừa phải sao cho việc dây ấn vào huỵệt đạt đựơc lực mạnh nhất. Tập trung sức chú ý khi day ấn huyệt. Tay phải day bấm chân phải, tay trái day bấm chân trái. Định vị vùng huyệt. Đặt 4 ngón tay thường bọc phía sau chân, ngón tay cái cong lại, chỉa gần thẳng góc với mặt huyệt và day liên tục khoảng 3 phút. Mỗi ngày có thể làm 2 hoặc 3 lần.
Ngồi trên ghế chân chạm đất hoặc ngồi trên phản và co chân ở góc độ vừa phải sao cho việc dây ấn vào huỵệt đạt đựơc lực mạnh nhất. Tập trung sức chú ý khi day ấn huyệt. Tay phải day bấm chân phải, tay trái day bấm chân trái. Định vị vùng huyệt. Đặt 4 ngón tay thường bọc phía sau chân, ngón tay cái cong lại, chỉa gần thẳng góc với mặt huyệt và day liên tục khoảng 3 phút. Mỗi ngày có thể làm 2 hoặc 3 lần.
- Khí
công:
Những người ngồi thiền hoặc tập khí công có thể kích hoạt huyệt TTL bằng cách tập trung định lực vào huyệt vị nầy khoảng vài giây sau mỗi buổi tập thường ngày. Sau một thời gian, ngoài dấu hiệu 1 hình tròn cỡ đồng xu sáng màu ở vùng da tại huyệt TTL, 1 vòng tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út trông giống như 1 vết thương cũ đã lành cũng hiện ra tại vùng huyệt Nghênh hương. Nghênh hương nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và đường pháp lệnh 2 bên khoé miệng, là hội huyệt của 2 đường kinh Túc Dương Minh Vị và Thủ Dương Minh Đại trường. Nghênh hương cũng là điểm phản xạ tương ứng của TTL trên vùng đầu mặt. Do đó, kích hoạt TTL cũng gián tiếp kích hoạt Nghênh hương dù không tác động trực tiếp vào huyệt. Nghênh hương ngoài việc điều tiết khí hoá ở dạ dày, ruột, còn là huyệt đặc trị các chứng viêm mũi, chảy nước mũi.
Những người ngồi thiền hoặc tập khí công có thể kích hoạt huyệt TTL bằng cách tập trung định lực vào huyệt vị nầy khoảng vài giây sau mỗi buổi tập thường ngày. Sau một thời gian, ngoài dấu hiệu 1 hình tròn cỡ đồng xu sáng màu ở vùng da tại huyệt TTL, 1 vòng tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út trông giống như 1 vết thương cũ đã lành cũng hiện ra tại vùng huyệt Nghênh hương. Nghênh hương nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và đường pháp lệnh 2 bên khoé miệng, là hội huyệt của 2 đường kinh Túc Dương Minh Vị và Thủ Dương Minh Đại trường. Nghênh hương cũng là điểm phản xạ tương ứng của TTL trên vùng đầu mặt. Do đó, kích hoạt TTL cũng gián tiếp kích hoạt Nghênh hương dù không tác động trực tiếp vào huyệt. Nghênh hương ngoài việc điều tiết khí hoá ở dạ dày, ruột, còn là huyệt đặc trị các chứng viêm mũi, chảy nước mũi.
Những dấu hiệu trên cho thấy tác động khí công có thể giúp khai
mở TTL trở thành 1 đại huỵệt (luân xa) thu phát thường xuyên.
Điều nầy có thể so sánh với quan điểm xưa “Nhược yếu an,
Tam lý thường bất càn” với ý nghĩa muốn thoát
khỏi bệnh tật phải giữ cho huyệt không được khô, (luôn cứu cho
TTL luôn lở ướt). Lở ướt hay khai mở là dấu hiệu luôn có sự hoạt
động luân lưu, thu phát tại huyệt. Về mặt vệ sinh sẽ khó chấp
nhận việc cứu cho huyệt luôn lở ướt. Do đó, tác động khí công là
một thay thế đáng lưu ý. Ngoài ra, hiện nay cũng có cách
chỉ châm, hình thức tiêm chỉ tự tiêu vào huyệt cũng là 1
cách giữ cho huyệt được kích hoạt với thời gian dài hơn.
Lưu ý: - Để sử dụng như 1 phương
pháp dưỡng sinh, người tập có thể phối hợp day ấn TTL
với day ấn huyệt Tam Âm
giao. Huyệt Tam Âm Giao ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá
chân trong khoảng 6,5 cm (đốí với người lớn, khổ người trung
bình). Tam Âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Túc
Thái Âm Tỳ, Túc Quyết Âm Can và Túc Thiếu Âm Thận. Ngoài tác
dụng của TTL, sự phối hợp nầy sẽ tạo thêm
tác dụng dưỡng Âm kiện Tỳ, sơ tiết Can khí để tạo sự cân bằng
giữa hưng phấn và ức chế, điều kiện quan trọng để có được yếu tố
“tâm bình khí hoà” trong đạo dưỡng sinh.
- Không dùng cách cứu TTL đối với trẻ em hoặc người đang bị viêm nhiễm cấp tính.
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Huyệt Túc tam lý trong Y học cổ truyền phương Đông rất được coi trọng vì có khả năng nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Huyệt này được dùng như liều 'doping' an toàn dành cho các vận động viên khi cần có sức bật, sức bền, sự dẻo dai... cũng như một tâm lý ổn định.
Huyệt
Túc tam lý thường được dùng trong chữa các bệnh về đường tiêu hóa và
một số bệnh toàn thân như liệt nửa người, thấp khớp, viêm đa khớp dạng
thấp, đái tháo đường, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng
da, động kinh, bệnh sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược...
Vị trí huyệt nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới ngoài
xương bánh chè ba khoát ngón tay (ngang một bàn tay) và cách bờ xương
ống chân một khoát ngón tay (khoảng 1,8 cm).
Có hai cách: cứu (làm nóng) và bấm huyệt Túc tam lý:
- Cứu bằng điếu ngải: Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy
bản cuốn thành điều ngải bằng ngón tay. Khi cứu thì châm lửa hơ trên
huyệt từ 3 đến 5 phút cho đến khi vùng huyệt và toàn thân nóng ấm là
được.
- Cứu bằng gừng, tỏi: gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát
mỏng đặt lên huyệt, dùng một nhúm nhỏ ngải nhung, ấn ép thành hình quả
núi trên lát gừng hoặc lát tỏi rồi châm lửa cho cháy dần.
Chú ý: Nếu không có ngải nhung thì dùng tạm
ba nén hương thơm, chụm lại để cứu cũng được. Thường khi cứu không nên
để bỏng, (nhưng cũng có quan điểm để có tác dụng chữa bệnh thì nên gây
bỏng). Nên cứu huyệt Túc tam lý ở cả hai bên.
Cách bấm huyệt:
Dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh và vuông góc vào huyệt
để tạo tác dụng tối đa. Mỗi ngày có thể day bấm 3 đến 5 phút. Khi bấm
tạo được cảm giác căng tức tại huyệt vị là đạt yêu cầu. Nên bấm huyệt
Túc tam lý cả hai bên trước và ngay sau khi thi đấu, luyện tập.
Phương pháp này rất hữu dụng với người có tạng hàn. Những người tạng nhiệt thì nên giảm bớt thời gian cứu hoặc chỉ bấm huyệt.
Truyền thuyết về huyệt trường sinh:
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, xưa kia có một chàng trai được thừa kế từ gia đình một bí kíp vô giá, đó là cách xác định 1 điểm trên cơ thể chữa được trăm loại bệnh.
Theo hướng dẫn của cha, chàng trai thường bấm huyệt này mỗi này, và sau đó sống trường thọ qua vài triều đại.
Một câu chuyện khác cũng được lưu truyền ở Nhật Bản, không biết có phải cùng là câu chuyện trên nhưng cách kể khác đi hay không, nhưng trong tình tiết cũng đề cập đến điểm huyệt bí ẩn kia đã giúp cho 1 gia đình thọ đến hơn 200 tuổi.
Dù không kiểm chứng được độ xác thực của những câu chuyện được lưu truyền trên, nhưng có 1 sự thật là người Nhật rất tin rằng huyệt này có thể chữa được bách bệnh, cải thiện sức khỏe, giúp con người trẻ lâu , kéo dài tuổi thọ.
Không chỉ ở Nhật, người Trung Hoa cũng rất tôn sùng huyệt này. Họ gọi đây là điểm huyệt trường thọ và đã áp dụng những biện pháp chữa bệnh thông qua huyệt này trong hàng nghìn năm lịch sử.
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, xưa kia có một chàng trai được thừa kế từ gia đình một bí kíp vô giá, đó là cách xác định 1 điểm trên cơ thể chữa được trăm loại bệnh.
Theo hướng dẫn của cha, chàng trai thường bấm huyệt này mỗi này, và sau đó sống trường thọ qua vài triều đại.
Một câu chuyện khác cũng được lưu truyền ở Nhật Bản, không biết có phải cùng là câu chuyện trên nhưng cách kể khác đi hay không, nhưng trong tình tiết cũng đề cập đến điểm huyệt bí ẩn kia đã giúp cho 1 gia đình thọ đến hơn 200 tuổi.
Dù không kiểm chứng được độ xác thực của những câu chuyện được lưu truyền trên, nhưng có 1 sự thật là người Nhật rất tin rằng huyệt này có thể chữa được bách bệnh, cải thiện sức khỏe, giúp con người trẻ lâu , kéo dài tuổi thọ.
Không chỉ ở Nhật, người Trung Hoa cũng rất tôn sùng huyệt này. Họ gọi đây là điểm huyệt trường thọ và đã áp dụng những biện pháp chữa bệnh thông qua huyệt này trong hàng nghìn năm lịch sử.
Theo tổng kết của một số nhà nghiên cứu, việc tác động đến huyệt túc tam lý sẽ giải quyết được những vấn đề sức khỏe sau:
- Ổn định huyết áp
- Ổn định lượng đường, insulin trong máu
- Giải quyết các vấn đề tiêu hóa
- Chữa các chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể
- Cải thiện hậu quả của đột quỵ
- Tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm
- Giải quyết các vấn đề về thần kinh như căng thẳng, lo lắng quá mức
- Cải thiện các vấn đề về sức khỏe của đôi chân.
Vì sao người Nhật gọi đây là "điểm huyệt của trăm bệnh"?
Chuyện kể rằng xưa kia ở Nhật Bản, có một chàng trai đã được kế thừa một bí kíp sống khỏe vô giá từ người cha của mình. Đó là cách xác định một điểm trên cơ thể chữa được trăm loại bệnh. Theo hướng dẫn của cha, chàng trai trẻ massage điểm huyệt này mỗi ngày và sống đủ lâu để nhìn thấy sự sụp đổ của vài triều đại.
Người Trung Hoa cũng đã áp dụng phương pháp này hàng nghìn năm qua trong thuật châm cứu bấm huyệt. Họ đặt tên cho nó là Zu San Li, tức điểm huyệt trường thọ.
Xác định vị trí điểm huyệt Zu San Li
Zu San Li nằm phía dưới đầu gối một chút. Bạn hãy đặt bàn tay lên đầu gối (tay phải lên đầu gối phải, tay trái lên đầu gối trái). Vị trí này nằm ngay dưới khớp ngón út, ngay xương.
Một cách khác để xác định vị trí Zu San Li: Bạn ngồi trên sàn, đè mạnh nguyên bàn chân xuống đất. Zu San Li là điểm nhô lên cao nhất ở phía dưới đầu gối.
Vì Zu San Li làm được những việc sau đây:
- Kiểm soát hoạt động của các cơ quan ở phần dưới cơ thể.
- Điều hòa các phần của tủy sống chịu trách nhiệm chi phối hoạt động của đường tiêu hóa và đường ruột, hệ thống sinh sản, thận và tuyến thượng thận.
Bằng cách massage điểm này, bạn có thể làm tăng hàm lượng hóc-môn adrenaline, hydrocortisone và nhiều hóc-môn thiết yếu khác trong máu, cân bằng hoạt động của tuyến thượng thận. Tuyến này rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, điều tiết glucose, insulin, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch.
Một vài động tác massge đơn giản ở điểm này cũng giúp bạn tự tin hơn và cân bằng nguồn sức mạnh nội tại, giảm stress và căng thẳng. Nó cũng giúp bạn điều trị nhiều triệu chứng bệnh, trong đó có liệt dương, nấc cục, táo bón, viêm dạ dày, són tiểu. Zu San Li tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn sống lâu, sống khỏe.
Bạn có thể massage bằng tay hoặc các phương tiện khác.
Bạn nên thả lỏng trước khi tiến hành massage, và tốt hơn hết là ngồi xuống. Thở và tập trung vào cảm xúc của mình. Bạn có thể dùng đầu ngón tay để massage điểm này, hoặc bọc ngũ cốc, gạo... trong một mảnh vải và chà xát nhẹ lên vị trí này. Tỏi cũng rất có tác dụng. Bạn cắt một tép tỏi làm đôi và giữ nó ở vị trí này trong 1-2 giờ (bạn có thể băng cố định lại) hoặc cho đến khi vùng da đỏ lên.
Tiến hành massage vào lúc nào?
- Bạn có thể massage vào 8 ngày trước khi trăng non (những ngày cuối tháng).
- Massage vào buổi sáng, lần lượt ở hai chân, massage theo chiều kim đồng hồ. Buổi sáng là thời điểm massage tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng của các cơ quan, làm chậm quá trình lão hóa.
- Massage thay phiên nhau ở cả 2 chân trước bữa trưa để tinh thần thoải mái, tăng cường trí nhớ, sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.
- Massage đồng thời cả 2 chân để giảm stress, căng thẳng, cáu gắt, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.
- Vào buổi tối, massage ngược chiều kim đồng hồ để tăng cường trao đổi chất và giảm cân. Cách này sẽ giúp bạn giảm 400-500g mỗi tuần.
Lưu ý: Massage vị trí Zu San Li ngay trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ.
HUYỀN CHUNG ( Xuánzhòng - Juégu - Siuann Tchong ). Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo lơ lững); Chung ( có nghĩa là chuông nhỏ). Vào thời xưa, con người ta nhất là đối với trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc, rung len ken quanh mắt cá ngang ở huyệt này, nên có tên là Huyền chung. Huyệt này còn có tên là Tuyệt cốt. Tuyệt ( có nghĩa là đoạn cuối cùng); Cốt (có nghĩa là xương) Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi đường viền phía sau xương mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên Tuyệt cốt ( đoạn dưới của xương).
HUYỀN CHUNG
( Huyệt Hội của Tủy, huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân)
Vị trí: - Ở trên mắt cá ngoài chân 3 tấc, chỗ động mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
- Lấy ở trên mắt cá ngoài chân sát bờ trước xương mác, ấn vào thấy ê tức.
Giải phẫu: Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau cẳng chân.
- Theo kinh: Đau khớp gối, đau lưng, liệt nửa người, vẹo cổ, đau họng, chảy máu mũi.
- Toàn thân: Nóng bụng, không muốn ăn, nhức trong xương.
Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.
- Ổn định huyết áp
- Ổn định lượng đường, insulin trong máu
- Giải quyết các vấn đề tiêu hóa
- Chữa các chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể
- Cải thiện hậu quả của đột quỵ
- Tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm
- Giải quyết các vấn đề về thần kinh như căng thẳng, lo lắng quá mức
- Cải thiện các vấn đề về sức khỏe của đôi chân.
Vì sao người Nhật gọi đây là "điểm huyệt của trăm bệnh"?
Chuyện kể rằng xưa kia ở Nhật Bản, có một chàng trai đã được kế thừa một bí kíp sống khỏe vô giá từ người cha của mình. Đó là cách xác định một điểm trên cơ thể chữa được trăm loại bệnh. Theo hướng dẫn của cha, chàng trai trẻ massage điểm huyệt này mỗi ngày và sống đủ lâu để nhìn thấy sự sụp đổ của vài triều đại.
Người Trung Hoa cũng đã áp dụng phương pháp này hàng nghìn năm qua trong thuật châm cứu bấm huyệt. Họ đặt tên cho nó là Zu San Li, tức điểm huyệt trường thọ.
Xác định vị trí điểm huyệt Zu San Li
Zu San Li nằm phía dưới đầu gối một chút. Bạn hãy đặt bàn tay lên đầu gối (tay phải lên đầu gối phải, tay trái lên đầu gối trái). Vị trí này nằm ngay dưới khớp ngón út, ngay xương.
Một cách khác để xác định vị trí Zu San Li: Bạn ngồi trên sàn, đè mạnh nguyên bàn chân xuống đất. Zu San Li là điểm nhô lên cao nhất ở phía dưới đầu gối.
Vì Zu San Li làm được những việc sau đây:
- Kiểm soát hoạt động của các cơ quan ở phần dưới cơ thể.
- Điều hòa các phần của tủy sống chịu trách nhiệm chi phối hoạt động của đường tiêu hóa và đường ruột, hệ thống sinh sản, thận và tuyến thượng thận.
Bằng cách massage điểm này, bạn có thể làm tăng hàm lượng hóc-môn adrenaline, hydrocortisone và nhiều hóc-môn thiết yếu khác trong máu, cân bằng hoạt động của tuyến thượng thận. Tuyến này rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, điều tiết glucose, insulin, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch.
Một vài động tác massge đơn giản ở điểm này cũng giúp bạn tự tin hơn và cân bằng nguồn sức mạnh nội tại, giảm stress và căng thẳng. Nó cũng giúp bạn điều trị nhiều triệu chứng bệnh, trong đó có liệt dương, nấc cục, táo bón, viêm dạ dày, són tiểu. Zu San Li tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn sống lâu, sống khỏe.
Bạn có thể massage bằng tay hoặc các phương tiện khác.
Bạn nên thả lỏng trước khi tiến hành massage, và tốt hơn hết là ngồi xuống. Thở và tập trung vào cảm xúc của mình. Bạn có thể dùng đầu ngón tay để massage điểm này, hoặc bọc ngũ cốc, gạo... trong một mảnh vải và chà xát nhẹ lên vị trí này. Tỏi cũng rất có tác dụng. Bạn cắt một tép tỏi làm đôi và giữ nó ở vị trí này trong 1-2 giờ (bạn có thể băng cố định lại) hoặc cho đến khi vùng da đỏ lên.
Tiến hành massage vào lúc nào?
- Bạn có thể massage vào 8 ngày trước khi trăng non (những ngày cuối tháng).
- Massage vào buổi sáng, lần lượt ở hai chân, massage theo chiều kim đồng hồ. Buổi sáng là thời điểm massage tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng của các cơ quan, làm chậm quá trình lão hóa.
- Massage thay phiên nhau ở cả 2 chân trước bữa trưa để tinh thần thoải mái, tăng cường trí nhớ, sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.
- Massage đồng thời cả 2 chân để giảm stress, căng thẳng, cáu gắt, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.
- Vào buổi tối, massage ngược chiều kim đồng hồ để tăng cường trao đổi chất và giảm cân. Cách này sẽ giúp bạn giảm 400-500g mỗi tuần.
Lưu ý: Massage vị trí Zu San Li ngay trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ.
Huyệt Huyền Chung (tuyệt Cốt)
HUYỀN CHUNG ( Xuánzhòng - Juégu - Siuann Tchong ). Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo lơ lững); Chung ( có nghĩa là chuông nhỏ). Vào thời xưa, con người ta nhất là đối với trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc, rung len ken quanh mắt cá ngang ở huyệt này, nên có tên là Huyền chung. Huyệt này còn có tên là Tuyệt cốt. Tuyệt ( có nghĩa là đoạn cuối cùng); Cốt (có nghĩa là xương) Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi đường viền phía sau xương mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên Tuyệt cốt ( đoạn dưới của xương).
HUYỀN CHUNG
( Huyệt Hội của Tủy, huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân)
Vị trí: - Ở trên mắt cá ngoài chân 3 tấc, chỗ động mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
- Lấy ở trên mắt cá ngoài chân sát bờ trước xương mác, ấn vào thấy ê tức.
Giải phẫu: Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau cẳng chân.
- Theo kinh: Đau khớp gối, đau lưng, liệt nửa người, vẹo cổ, đau họng, chảy máu mũi.
- Toàn thân: Nóng bụng, không muốn ăn, nhức trong xương.
Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.
No comments:
Post a Comment