Kinh Tâm : Vuốt từ Thiếu Hải đến Thần Môn 18 lần
Kinh Tiểu Trường : Vuốt từ Uyển Cốt đến Tiểu Hải 18 lần
Kinh Tâm Bào : Vuốt từ Khúc Trạch đến Đại Lăng 18 lần
Kinh Tam Tiêu : Vuốt từ Dương Trì đến Thiên Tĩnh 18 lần
Kinh Phế : Vuốt từ Xích Trạch đến Thái Uyên 18 lần
Kinh Đại Trường : Vuốt từ Dương Khê đ ến Khúc Trì 18 lần.
B-Vuốt huyệt bàn tay :
Kinh Tâm : Vuốt từ Thần Môn đến Thiếu Xung 18 lần
Kinh Tiểu Trường : Vuốt từ Thiếu Trạch đến Uyển Cốt 18 lần
Kinh Tiểu Trường : Vuốt từ Đại Lăng đến Trung Xung 18 lần
Kinh Tam Tiêu : Vuốt từ Quan Xung đến Dương Trì 18 lần.
Kinh Phế : Vuốt từ Thái Uyên đến Thiếu Thương 18 lần
Kinh Đại Trường : Vuốt từ Thương Dương đến Dương Khê 18 lần.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh dễ mắc phải
Một số
chứng bệnh hay gặp như hồi hộp tâm lý, nghẹt mũi, đau
răng... tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại
gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta
có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt.
Hồi hộp sinh lý
Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó.
Huyệt thần môn
Nghẹt mũi
Thường
gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên
của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn
tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang,
viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục,
có thể có sốt.
Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt:
Huyệt thượng tinh: Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp một chỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó.
Huyệt nghinh hương: Là huyệt phụ được sử dụng thêm bên cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới tận cùng của cánh mũi, nằm ở góc cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt mũi trái thì chà xát huyệt bên trái (nhớ xoa thêm dầu cao nóng).
Chân bị sưng phồng
Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ngơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù.
huyệt thái xung Đau răng Phần lớn do hỏa bốc lên, viêm lợi, sâu răng... Mỗi khi uống nước lạnh hay nóng lại buốt, đau rất khó chịu. Để khắc phục, bấm vào huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, về phía ngón trỏ. Một mặt gõ răng thành tiếng, một mặt dùng ngón tay cái bấm vào huyệt này. Răng bên trái đau bấm vào huyệt bên phải, răng bên phải đau bấm vào huyệt bên trái, răng cả hai bên đau thì bấm huyệt cả hai tay. Nếu đau răng hàm trên có thể bấm thêm huyệt giáp xa (nằm cách mép dưới dái tai khoảng 1,5-2cm).
huyệt hợp cốc
Bị mất tiếng
Thường
do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá,
cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm
tê liệt thanh quản, viêm thanh quản...
Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này:
Huyệt
giản sử: Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp cổ
tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên đường trung tuyến.
Huyệt
thái uyên: Được xác định bằng cách để ngửa
bàn tay, huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay
phía ngón tay cái và rãnh mạch quay.
Huyệt
thái uyên
Chóng mặt
Thường
là di chứng của một chấn động vào đầu, cảm nắng, say
tàu, say xe... Những lúc như thế, bấm huyệt ấn đường nằm
ở giữa giao điểm của hai đầu lông mày và sống mũi.
Dùng đầu ngón tay cái hoặc giữa vừa ấn vừa day
sang hai bên phải trái. Nếu sắc mặt có chuyển biến
tốt chứng tỏ khí đã thông.
Bấm
thêm huyệt nhân trung nằm ở 1/3 trên của rãnh
nhân trung mũi, hoặc huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu
càng có hiệu quả tốt.
huyệt bách hội
Ù tai
Ù
tai có thể do nguyên nhân ở tai như viêm tai
mạn... có thể bị ảnh hưởng của các chấn thương như chấn
thương não, đầu bị sang chấn, chóng mặt....
Huyệt
nhĩ môn nằm ở chỗ lõm trước rãnh bình tai
khi ta há miệng. Từ chỗ lõm lui xuống 0,5 tấc là
huyệt thính cung, từ thính cung lui xuống 0,5 tấc
là thính hội. Dùng ngón cái bấm
huyệt thính cung trước rồi đến huyệt nhĩ môn, thính
hội. Sau đó úp chặt hai lòng bàn tay
lên hai tai ấn mạnh, bỏ ra. Làm liên tục như vậy,
hoặc cho ngón tay trỏ vào lỗ tai xoay tròn một
lúc.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Mười phút biết mình khỏe hay yếu
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác. Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.
Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982.
Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay
Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.
Kiểm tra tim.
Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phủ). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5 (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.
Kiểm tra phổi .
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế
Kiểm tra ruột già.
Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.
Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục).
Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.
Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.
Kiểm tra gan .
Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.
Kích thích lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.
Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.
Kích thích gan mật
Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)>
Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái vào khi bạn nằm sấp. Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm
Giữ cho tiêu hoá tốt
Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.
Kích Thích Rốn
Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.
Mười phút để làm tăng sức
Theo phương pháp của bác sĩ Cerney: Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.
1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.
2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.
3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.
Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.
Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.
Xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân để phòng chữa bệnh thông thường
Xoa
bóp và bấm huyệt gan bàn chân là một trong nhiềuphương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc, là xu hướng được ưa chuộng của thế giới hiện nay. Ta
có thể tự chẩn đoán và chữa trị được một số bệnh thông thường. Có thể dễ
dàng thực hiện bất kỳ chỗ nào, lúc nào: lúc nghỉ giải lao, lúc ngồi tàu
xe, lúc xem ti vi... chỉ cần 5-10 phút ai cũng làm được.
Tại sao phải xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân?
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bàn chân. Bàn
chân trái ứng với nửa người bên trái (như mắt trái, thận trái, tim,
lách, hậu môn, trĩ...), bàn chân phải ứng với nửa người bên phải (như
mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa...). Trong mỗi người có tới
35km các loại ống (mạch máu ruột, ống tuyến...) từ lớn nhỏ tới li ti,
chạy ngang dọc khắp mọi nơi trong cơ thể. Phần lớn những ống đó là những dây thần kinh và các mạch máu lưu thông với mọi tế bào. Chỉ cần
một ống dẫn nhỏ đâu đó bị tắc là ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ thống. Đôi
bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm
thấp nhất của các đường ống vì phần lớn thời gian con người hoạt động là
đứng hay ngồi. Cho nên máu chúng ta có những “cặn bẩn” thường bị tồn đọng và dễ bị ứ tắc tại đây.Việc
nắn bóp những điểm có ách tắc vì có những “cặn bẩn” của máu ở hai bàn
chân sẽ làm các chất cặn bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến máu dễ lưu
thông và đào thải ra ngoài.
Sự
lưu thông máu ở hai bàn chân không tốt còn do một nguyên nhân khác. Khi
các cơ bắp của chúng ta hoạt động yếu toàn bộ khung xương bị chùng
xuống. Cả hệ thống các đốt xương chân cũng vậy. Các khớp co hẹp lại có
thể làm cho một số dây thần kinh và mạch máu bị kẹt gây ra sự ách tắc
lưu thông của máu. Những “cặn bẩn” trong máu dễ bị ứ đọng ở những điểm
này.
Nếu
những điểm đó có các dây thần kinh và mạch máu có liên quan đến gan,
gan hoạt động yếu đi, nếu liên quan đến thận, sẽ làm việc thải các chất
acid uric qua đường nước tiểu kém hiệu quả. Chất “cặn bẩn” trong máu tụ lại lâu bị cô đặc thành những tinh thể. Nếu những tinh thể đó tụ tập ở đầu dây thần kinh, sẽ gây cảm giác nhức buốt và ảnh hưởng tới các cơ quan có liên quan. Do đó, trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt bàn chân, nhìn nét mặt của bệnh nhân, ta có thể xác định được những
điểm đau và suy ra cơ quan nội tạng nào đó trong cơ thể đang bị yếu hay hoạt động không bình thường.
Phương pháp xoa bóp:
- Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.
- Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.
-
Bấm các huyệt đau này 15 - 30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10 vòng
xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1 - 2 lần làm cho tới khi khỏi bệnh.
Có
thể day bấm bằng đầu ngón tay cái (ngón tay thẳng đứng với điểm bấm)
hoặc dùng đầu bút chì đầu có tẩy ấn cho êm. Riêng các huyệt ở ngón chân
cần thêm động tác bóp các cạnh bên và vê tròn xoay quanh ngón chân.
Dù
là bệnh gì cũng nên bấm day thêm 4 huyệt của các tuyến nội tiết là:
tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục để 4 tuyến
này tiết ra đầy đủ các hormon rất quý, quyết định và duy trì bình ổn mọi
hoạt động chức năng của cơ thể để nâng cao sức khỏe chống mệt mỏi, mất
ngủ và tránh các rối loạn bất thường.
Ngoài ra không được quên kiểm tra huyệt tác động đến thận, gan, tim, lách... là những nội tạng quan trọng thường dễ bị đau yếu.
Đối
chiếu các điểm đau này với hình vẽ các huyệt ở hai bàn chân có kết hợp
với các triệu chứng đang xảy ra để suy đoán được cơ quan nội tạng nào có
vấn đề. Nếu có bấm day nhầm huyệt cũng không sao. Xoa bóp bấm huyệt gan bàn chân thật đơn giản, an toàn, tiết kiệm mà rất hiệu nghiệm.
Ghi chú: Cũng có thể xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân theo cách rất đơn giản và có thể thực hiện được mọi lúc như sau: lấy ngón cái của bàn chân trái mát xa cho gan bàn chân phải và ngược lại; hoặc dùng cả 2 bàn chân mát xa trực tiếp lên chân ghế hoặc chân bàn khi mình đang làm việc. Nên mát xa toàn khắp gan bàn chân (từ mắt cá chân trở xuống lưng bàn chân và lòng bàn chân), nên mát xa thật thường xuyên vào huyệt Dũng Tuyền – một trong những huyệt đạo rất quan trọng của cơ thể. Việc xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể thải được nhiều độc tố ra ngoài và giúp cho các đường kinh mạch trong cơ thể hoạt động được tốt nhất.
------------------------------------------------------------
Bấm huyệt làm giảm huyết áp
Ðược xem là
cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới
lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di
chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc
dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn
gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn
giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang
phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể
ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển
đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn
đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương
pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để "cắt cơn" cao huyết
áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được
sự chăm sóc của thầy thuốc.
Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí
nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo
hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí,
làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và
tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
NHỮNG ÐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :
1. Vuốt ấm hai vành tai
Dùng ngón cái
và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống
dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương
ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng,
vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu
thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố
dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể
nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc
sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác
dụng).
2. Vuốt dọc hai bên mũi
Mỗi bàn tay
vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt
từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua
khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine
nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo
hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết
kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập
trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc
bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Ðộng tác này
làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ
khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
3. Vuốt dọc hai chân mày
Dùng hai
ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái
dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần.
Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do
đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị
thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai
cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
Ngồi thoải
mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập
trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở
đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ
phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí.
Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Ðộng tác này
phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư
giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào
giấc ngủ.
Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở
vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ..., người bệnh nên ngồi xuống,
tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự
tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau
khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó
chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Ðó là
lúc huyết áp đã hạ bớt.
Ngoài việc áp
dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp
dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết
trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập
trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập
trung ở 10 đầu ngón chân.
*******************************************************
1001 mẹo vặt chữa bệnh bằng diện chẩn
Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc. Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu sẽ tặng bạn “chiếc đũa thần” nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi “ngọc thể” bất an.
01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè: Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít: Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng: Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được: Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay: Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân: Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút): Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân: Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
09. Đầu gối đau nhức: Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày: Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết. Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Muốn cường dương:
Dùng hai ngón tay trỏ vuốt mạnh 2 bên sườn mũi, từ chân cánh mũi lên tận đầu lông mày nhiều lần. Chỉ cần vuốt một lúc thôi “trên bảo dưới phải nghe” ngay!
Dùng hai ngón tay trỏ vuốt mạnh 2 bên sườn mũi, từ chân cánh mũi lên tận đầu lông mày nhiều lần. Chỉ cần vuốt một lúc thôi “trên bảo dưới phải nghe” ngay!
20. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
21. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
22. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
23. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
24. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
25. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
26. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
25. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
26. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
27. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
28. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
29. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
30. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
31. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
32. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
31. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
32. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
33. Hắt hơi liên
tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
34. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
34. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
35. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
36. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
36. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
37. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
38. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
39. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày.
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày.
*****************************************************************************************
CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC
Mưa nắng là chuyện
thường tình của trời đất, cũng như cảm mạo, ho, sổ mũi là chuyện thường
tình của con người. Nhất là vào mùa mưa sắp đến này, sự thay đổi bất
thường của thời tiết chắc hẳn sẽ gây khó dễ cho rất nhiều bạn vì nắng
không ưa mưa không chịu. Đôi khi vài viên thuốc tây không thể cắt đứt
cơn ho ngay, hay mũi nghẹt, mũi chảy nước cũng không chịu dừng hẳn dù
chúng ta đã dùng thuốc cả ngày.
Bạn nghĩ gì khi cái khó
chịu của cơn ho, hay nghẹt mũi, sổ mũi không thể nhập vào bạn quá 10
phút. Ở trang này Cherry xin giới thiệu với các bạn vài động tác đơn
giản có thể giúp các bạn cắt đứt nhanh cơn ho,
sổ mũi, chãy mũi do cảm lạnh bất thường.
CHỮA HO:
Hai cổ tay giống như hai hầu
họng. Bạn cố gắng dùng ngón cái của bàn tay phải xoa mạnh vào cổ tay
trái trong 3 phút, rồi chuyển qua dùng ngón cái tay trái xoa mạnh vào cổ
tay phải 3 phút cho nóng lên, sau đó thoa chút dầu nóng, có người chỉ
cần thế là đã hết ho.
Nhưng cũng có người ho còn vướng đàm, hoặc đau họng khi ho, nên cần thêm chút động tác sau đây:
Ma sát vùng phản chiếu của
họng, vùng này nằm trong phạm vi vòng tròn màu hồng,
nếu không có dụng cụ lăn thì với cán muỗng càfé, hay cái chìa khóa xe của bạn cũng có thể cào vào chổ màu hồng cho đến
khi đàm hết vướng víu và hết đau họng. Càng tác động vào vùng này nó sẽ làm thông cổ cho bạn.
CHỮA NGHẸT MŨI:
Bạn dùng 2 ngón tay, ngón
giữa và ngón trỏ để song song đặt từ đầu chân tóc kéo chạm mạnh vào da
trán thẳng xuống hai đầu mày. Nhớ chỉ kéo theo chiều mũi tên như trong
hình, kéo khoảng 40 lần cho trán nóng lên là mũi thông ngay.
Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!
Chú ý: Không sử dụng Huyệt hợp cốc cho người mang thai nhé!
Bạn cũng có thể dùng cách 2 như sau:
Dùng ngón cái tay mặt ấn mạnh vào huyệt hợp cốc trên bàn tay trái, ấn
và đẩy khoảng 2 phút sau đó chuyển sang tay trái cũng làm như vậy là mũi thông ngay, hết nghẽn nghẹt
Chú ý: Không sử dụng Huyệt hợp cốc cho người mang thai nhé!
CHỮA CHẢY MŨI
Cũng
giống như cách chữa nghẹt mũi tuy nhiên lần này bạn dùng 2 ngón giữa và
trỏ kéo ngược từ đầu mày lên chân tóc. Nhớ
kéo theo chiều mũi tên như trong hình. Kéo khoảng 40 lần, kéo ma sát
vào da trán cho nóng là nước mũi ngưng chảy ngay (xem hình 6) Nếu vài
giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!
Bạn cũng có thể dùng cách hai:
Dùng
ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường giữa hai đầu mày, ấn và đẩy
mạnh khoảng 3 phút. Sau đó thoa chút dầu vào huyệt này. Tiếp tục dùng 2
ngón trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Nghinh Hương ở hai bên cánh mũi, ấn và
đẩy mạnh 2 huyệt này cũng 3 phút rồi thoa dầu vào hai huyệt này, nước
mũi sẽ ngưng chảy ngay.
Nhìn Mặt Biết Bệnh
Mới đây tạp chí Thời trang và
sắc đẹp của Mỹ đã đưa ra “bản đồ”
Về các chứng bệnh thường thấy và
biểu hiện rõ qua các vị trí khác nhau trên khuôn mặt.
Vị trí số 1 và 2: Các bệnh liên quan đến
hệ tiêu hóa
Khi
gặp các vấn đề về da và tiêu hóa, hai vị trí này sẽ thể hiện rất rõ tình trạng
của bệnh, có thể là những nốt mụn đầu đen, mẩn ngứa hoặc biến đổi màu sắc từ
sáng trở thành tối sạm…
Lúc này bạn cần lưu ý
hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và ngừng uống thuốc giảm
béo nếu có. Nên uống nhiều nước, ăn uống thanh đạm với nhiều rau củ quả và các
thực phẩm giàu chất xơ.
Vị trí số 3: Các bệnh liên quan
đến gan
Biểu hiện khi cơ thể
bạn đang báo động về việc hoạt động quá tải của chức năng gan ở vị trí số 3 có
thể là ra nhiều mồ hôi, biến đổi sắc da, dị ứng nổi mẩn
đỏ…
Để giảm gánh nặng cho
gan, nên tránh uống bia rượu, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, tăng
cường chế độ luyện tập hoặc chí ít cũng vận động khoảng 30 phút/ ngày để tăng
cường thể lực, đảm bảo ngủ đủ giấc tạo điều kiện cho gan được nghỉ ngơi và lấy
lại “phong độ” tiếp tục hoạt động trơn tru.
Vị trí số 4, 5, 7 và 8: Các bệnh
liên quan đến thận
Khi
vùng da quanh mắt và tai biến đổi màu sắc thành tối sạm hoặc xuất hiện quầng
thâm mắt, chứng tỏ chức năng hoạt động của thận trong cơ thể đang gặp trục
trặc.
Lúc này, nên điều chỉnh
lại chế độ ăn uống một cách hợp lý với khẩu phần ăn nhiều trái cây, rau xanh và
ngũ cốc, uống nhiều nước, ăn ít các thực phẩm chức nhiều cholesterol, nước uống
có ga, rượu bia nhằm mục đích giảm tải áp lực và củng cố chức năng hoạt động của
thận.
Vị trí số 6: Các bệnh liên quan
đến tim mạch
Vùng mũi mọc nhiều mụn
trứng cá, tấy đỏ, tiết nhiều chất nhờn bất thường không đơn giản chỉ là vấn đề
của da mà quan trọng hơn nó là biểu hiện cho thấy tim mạch của bạn không được
khỏe mạnh.
Bạn nên kiểm tra huyết
áp và bổ sung vitamin B có trong các loại thực phẩm hàng ngày. Hạn chế ăn đồ
cay, uống nước có chứa chất kích thích như cồn, cafein và các loại thịt. Nên nạp
các loại thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như các loại cá, các loại
hạt… Ngoài ra, không nên sử
dụng thường xuyên các loại hóa mỹ phẩm gây bít lỗ chân lông quanh vùng mũi, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây tổn thương da.
Vị trí số 9 và 10: Các bệnh
liên quan đến hệ hô hấp
Nếu tại hai vị trí này
thường xuất hiện các nốt ban đỏ dị ứng hoặc ửng hồng bất thường gây căng giãn
da…bạn nên nghĩ ngay tới cơ quan hô hấp của mình để tiến hành các biện pháp đối
phó kịp thời, giúp hệ hô hấp nhanh chóng phục hồi.
Nên ăn thực phẩm thanh
đạm, cắt giảm đồ ngọt, đi đâu đó để hít thở bầu không khí trong lành, tránh tiếp
xúc với môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn hay nấm mốc.
Vị trí số 11 và 12: Các chứng bệnh
liên quan tới rối loạn hoóc-môn trong cơ thể
Sự
thay đổi nội tiết hoặc biến đổi hoóc-môn có thể khiến vùng da tại hai vị trí này
biến sắc đen, mọc mụn… Nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau xanh, giữ
da mặt luôn sạch và khô thoáng để nhanh chóng “thổi bay” những triệu chứng khó
chịu đó.
Vị trí số 13: Các bệnh liên quan
đến dạ dày
Chức năng hoạt động của
dạ dày bị suy giảm hay gián đoạn được thể hiện khá rõ tại vị trí số 13 này. Nên
ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống trà xanh để thúc đẩy tiêu hóa. Hạn chế các
loại đồ ăn lạnh, cứng và có chứa nhiều axit.
Vị
trí số 14: Các chứng bệnh viêm nhiễm
Vị
trí này xuất hiện nhiều nốt ban đỏ hoặc mụn trứng cá bất thường, rất có thể đó
là phản ứng của cơ thể khi bị các loại vi khuẩn, virus tấn
công.
Nên nghỉ ngơi điều độ,
tránh thức khuya làm việc căng thẳng, nên uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để giúp
cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại sự tấn công của các chứng bệnh viêm
nhiễm.
******************************************
9 huyệt vị dưỡng sinh mọi người nên xoa bóp hàng ngày
Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người bị lên cơn đau tim bất ngờ.
Trung y cho rằng, trên các kinh mạch cơ thể con người có 361 huyệt vị .
Nếu tính cả các huyệt vị không thuộc kinh mạch thì có tới hơn 1 nghìn
huyệt vị. Để nắm rõ những kiến thức này, đối với người bình thường là
một việc rất khó khăn.
Dựa trên các tổng hợp lâm sàng, các bác sĩ đã tóm tắt tác
dụng của 9 huyệt vị dưỡng sinh quan trọng dễ nhớ nhất.
Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này,
bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ
trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.
1. Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo
Trung y có câu “đầu mục phong trì chủ”, tức là hãy tìm đến huyệt phong
trì nếu gặp các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt mà nguyên nhân là do trúng
gió (phong bệnh).
Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa
trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do
trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống
trong khoảng thời gian dài.
Đối với giới nhân viên văn phòng, các bạn có thể tranh thủ thời gian
trong giờ làm việc để ấn nhẹ huyệt Phong trì, có tác dụng giúp cho tinh
thần tỉnh táo, xóa tan mệt mỏi.
2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày
Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.
Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10
giây, rồi buông tay ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp
giảm thiểu triệu chứng này.
Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng
bàn tay xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu
chứng đau.
3. Huyệt Hợp cốc: Thanh nhiệt, giảm đau
Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.
Huyệt Hợp cốc còn có tên gọi khác là huyệt Hổ khẩu (miệng hổ). Khi có
triệu chứng đau đầu, hãy bấm huyệt Hợp cốc, để thấy các cơn đau giảm
hẳn. Còn nếu thường xuyên bấm huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng thanh nhiệt
giải độc và an thần.
Đối với một số chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nhiệt miệng, đau răng do
chứng cảm gió hoặc cảm nóng gây ra, nếu uống thuốc cũng không thể thấy
ngay hiệu quả.
Thay vào đó, bạn có thể ấn huyệt Hợp cốc để chữa trị. Khi xoa bóp đúng lực, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, tê và sưng lên.
Nếu kèm theo sốt, bạn có thể dùng một chiếc thìa sứ cạo trên phần da
phía sau cổ hoặc dùng ngón tay véo nhẹ phần da xung quanh đó, cho đến
khi da nổi đỏ hoặc tím. Động tác này có tác dụng giải độc, hạ sốt nhanh
chóng.
4. Huyệt Kiên tỉnh: Giảm thiểu chứng đau cổ
Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.
Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại,
đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên tỉnh, dùng lực ấn
chặt cho đến khi cảm thấy “đau nhẹ nhưng thoải mái” sẽ đạt hiệu quả tốt
nhất.
5. Huyệt Ủy trung: Chữa đau lưng và thắt lưng
Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.
Trung y có câu “Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi đau lưng hãy tìm đến huyệt Ủy trung.
Ngồi sai tư thế, ngồi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các
chứng đau lưng, quanh thắt lưng và đau vai của dân văn phòng hoặc chứng
đau lưng ở người cao tuổi. Thường xuyên ấn huyệt Ủy trung có thể giúp
lưu thông khí huyết vùng lưng và thắt lưng.
Khi ấn huyệt Ủy trung, dùng lực đúng sẽ có cảm giác hơi đau nhói. Bạn nên ấn liên tục khoảng 20 cái mới phát huy được tác dụng.
6. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương
Ấn huyệt Quan nguyên giúp bồi thận, bổ khí, hồi dương.
Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.
Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số
triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc...
Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.
Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau
đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi
thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi
cảm thấy nóng lên.
7. Huyệt Tam âm giao: Dưỡng âm, làm đẹp
Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao, giúp phụ nữ dưỡng âm, làm đẹp
Huyệt Tam âm giao được xem là huyệt vị của phụ nữ. Chị em thường xuyên
ấn huyệt này sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn, bảo dưỡng
tử cung và buồng trứng.
Ngoài ra nó còn có tác dụng điều kinh, trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema...
Bắt đầu 3 ngày trước mỗi kỳ kinh, mỗi ngày chị em nên ấn huyệt Tam âm
giao, kiên trì trong 3 tháng sẽ giúp chữa trị một số vấn đề như kinh
nguyệt không đều, đau bụng kinh...
Khi ấn huyệt này, dùng ngón tay cái ấn thẳng trên huyệt vị, rồi ấn chặt
xuống sau đó mới xoa, mỗi lần kéo dài 1 phút. Nghỉ một lát rồi lại tiếp
tục.
Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao có tác dụng điều hòa khí huyết vận
hành trên cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên
áp dụng phương pháp này.
8. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch
Ấn huyệt Nội quan giúp bảo vệ tim mạch và cấp cứu khi nguy kịch.
Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng
ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc
cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.
Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người khẩn cấp.
Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tim bất ngờ, ngay lập tức để bệnh nhân
nằm xuống thư giãn ngay ngắn, ấn huyệt Nội quan để làm dịu cơn đau cho
bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu và cấp cứu. Còn
bệnh nhân cần phải được điều trị ở các cơ sở y tế ngay sau đó.
Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng
như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh
khớp vai, đau thắt lưng...
9. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc
Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...
Để tìm vị trí của huyệt này, bạn phải ngồi im, dùng tay sờ bắp chân, vị
trí của huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của
xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài
và cơ duỗi chung các ngón chân.
Thông thường khi ấn huyệt Dương lăng tuyền, nếu cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.
Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn...
Kiễng chân 3 phút mỗi ngày để dưỡng tim, thận, khí huyết
Chỉ cần làm động tác kiễng chân này 3 phút mỗi ngày, vừa tốt cho thận, tốt cho khí huyết, lại tốt cho tim. Nếu kiên trì làm như vậy một tháng liên tục, thân thể không những được điều dưỡng khỏe hơn mà bệnh phù có thể cũng biến mất!
Động tác “kiễng chân” được thực hiện theo hai bước “Nâng gót chân lên” sau đó từ từ “hạ gót chân xuống”.
Nâng gót chân lên, đến khi thấy cơ
căng ra thì lại hạ chân xuống, để cơ bắp được thả lỏng. Làm như vậy
thường xuyên sẽ giúp cơ bắp ở chân được rèn luyện và dần dần trở nên dẻo
dai. Nó cũng giúp cho đôi chân trở nên thon đẹp hơn. Quá trình này sẽ
giúp tăng cường lưu thông khí huyết, do đó cũng tác động đến lưu thông
máu qua tim, hiện tượng tăng giảm huyết áp cũng được điều tiết. Ngoài ra
nó còn có tác dụng điều tiết sự phân bố và hoạt động của dịch cơ thể,
giúp giảm mỡ, loại trừ bệnh phù, bệnh giãn tĩnh mạch. Thông qua kiên trì
tập luyện kiễng chân có thể đạt được tác dụng trị bệnh và điều dưỡng
thân thể.
Dưới đây là 5 lợi ích chủ yếu của động tác “kiễng chân”.
1. Thông qua tác dụng của ba đầu kinh
mạch, điều chỉnh và cân đối các hoạt chất trong thân thể, đạt tới giảm
béo, tiêu bệnh phù, phòng chống các bệnh về tiểu tiện, bệnh đi ngoài ra
máu. Đối với đàn ông bị mắc bệnh tiền liệt tuyến, hoặc bệnh ngứa ở cơ
quan sinh dục của phụ nữ, tập động tác này thường xuyên cũng có hiệu
quả.
2. Thông qua tác dụng của tỳ kinh cùng
gan kinh, còn có tác dụng điều chỉnh tâm thái và bệnh đau tức ngực. Có
thể kích thích ăn ngon miệng, giảm cơn đau ngực… Đối với phụ nữ, tập
động tác này còn giúp cho ngực đẹp hơn.
3. Thông qua kích thích lá lách và gan,
để đạt được cân bằng chất béo cơ bắp cho cơ thể, tăng năng lượng, sức
chịu đựng, cải thiện hoặc tăng cường chức năng vận động của cơ thể.
4. Thông qua tác dụng kích thích tỳ kinh
cùng gan kinh, động tác kiễng chân có thể đạt tới cơ thể cân đối,
tăng cường sức sống, sức chịu đựng, tăng cường sự vận động của cơ năng.
5. Thông qua kích thích kinh mạch ở
thận, bổ khí huyết ở thận, điều âm dương còn có tác dụng cân bằng, chống
nóng, thanh nhiệt, trừ phiền muộn, đầu óc tỉnh táo, tăng trí lực, giữ
gìn vẻ đẹp.
Tại văn phòng chúng ta cũng có thể chủ
động tập động tác này. Tập động tác kiễng chân đối với dân văn phòng
cũng giúp điều dưỡng thân thể, phòng ngừa các bệnh do việc ngồi nhiều
gây ra, bảo trì thân hình, giúp tăng cường tinh thần, cân bằng tâm thái.
Khi luyện tập thì cần nhấc gót chân lên
và giữ nguyên một khoảng thời gian. Nâng lên và buông xuống phải nhẹ
nhàng chậm rãi, không nên làm quá nhanh và dùng lực quá mạnh.
Thực hiện động tác:
Tư thế chuẩn bị: Hai chân song song, mũi
chân hướng phía trước hơi chếch ra ngoài, đầu gối buông lỏng, hơi
chùng, toàn thân thả lỏng tự nhiên, bàn chân chạm đất.
(1) Hai gót chân cùng đồng thời nâng lên
khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, người thẳng, ngực hơi ưỡn ra,
bụng hóp lại, đồng thời hít không khí vào.
(2) Phần cơ bắp ở lưng buông lỏng, gót
chân nhẹ nhàng hạ xuống: Hạ xuống, nhưng cũng không hoàn toàn đặt hẳn cả
bàn chân xuống mặt đất, đồng thời thở ra.
(3) Làm lại 7 lần. Trở lại tư thế dự bị,
khi gót chân đặt xuống đất cần khống chế tốt độ mạnh yếu cùng tốc độ.
khi đặt xuống cần thật nhẹ nhàng, như thế sẽ làm giảm áp lực lên cột
sống, giống như một phương pháp dưỡng sinh thời cổ đại gọi là “Chấn tủy
pháp”.
(4) Toàn bộ bài tập này có thể lặp lại 1 đến 3 lượt.
Nhìn động tác thì đơn giản nhưng hiệu
quả không ngờ tới. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cũng không phải là việc
dễ dàng, nhưng nếu trường kỳ thực hiện sẽ điều dưỡng và giúp bình ổn khí
huyết âm dương, bổ thận, kiện tỳ, mang lại hiệu quả rất to lớn.
No comments:
Post a Comment