LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, September 24, 2016

BỆNH PHẦN ĐẦU, MẶT


Nguyên nhân gây đau đầu, suy nhược thần kinh
             Đau đầu do phong nhiệt (đầu đau, phát sốt, khát nước, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng). Đau đầu do huyết áp cao (gây chóng mặt, mặt nóng đỏ, miệng đắng, dễ giận dữ...). Đau đầu do đàm trọc (đau đầu một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn kém)... Nếu không phải là cơn đau đầu bệnh lý, tuỳ đặc tính từng cơn đau bệnh nhân có thể chọn cách giảm đau phù hợp như sau:             Nếu nhức ở một số vùng trên đầu, chỉ cần xoa  đầu và thái dương để kích thích não tiết ra các chất làm giảm cơn đau. Đặc biệt có hiệu quả với cơn đau đầu do học, đọc quá nhiều. Nếu vùng gáy bị co cứng, làm nặng đầu, nhất là với những người làm văn phòng, chỉ cử động cổ nhẹ nhàng từ cao xuống thấp, từ trái sang phải đã giảm được đau. Nhưng không nên quay một vòng tròn vì sẽ bị chóng mặt. Nếu đau đầu do căng thẳng, chỉ cần ngủ hoặc nghe nhạc nhẹ một lát là tỉnh táo, nhưng chớ nằm ì, bởi nằm nhiều sẽ bị nặng đầu.
            Nếu mắt bị mỏi mệt, dùng ngón tay xoa, bấm nhẹ vào điểm giữa hai lông mày và xoáy ngón tay theo những vòng xoáy nhỏ sẽ rất hiệu quả. Hoặc đặt hai ngón tay ở góc ngoài đuôi mắt, vuốt lên phía trên, vừa xoa bóp, vừa xoáy đến điểm ngoài của đuôi lông mày rồi từ từ lên phía trên lông mày đến gần đường chân tóc. Tiếp tục đặt hai ngón tay trỏ lên thái dương thực hiện những vòng xoáy nhỏ thêm 5 – 10 phút sẽ giảm đau. 

Huyệt vị cần tác động để chữa đau đầu Huyệt Bách hội: Giao điểm giữa 3 đường thẳng từ hai vành tai và sống mũi kéo thẳng lên đỉnh đầu, sờ vào có 1 khe lõm nhỏ. Huyệt Thái dương: Sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt.
Huyệt Phong trì: Nằm ở chỗ hõm chân tóc sau gáy.
Huyệt Hợp cốc: Huyệt giữa khe ngón tay cái và ngón tay trỏ. Huyệt Ấn đường: Giữa đường nối 2 đầu lông mày

Trị đau đầu, mất ngủ bằng xoa bóp, bấm huyệt
            Xoa bóp, bấm huyệt rất hiệu quả khi trị chứng đau đầu không phải do nguyên nhân bệnh lý. Các động tác xoa, véo, day, ấn, miết, bóp, chặt, đấm, còn đặc biệt hiệu quả với người bị cảm mạo, nhức đầu. Bài xoa bóp bấm huyệt được thực hiện như sau:
 Đầu tiên, dùng ngón tay cái, trỏ (hoặc đốt 2 ngón cái và đốt 3 ngón trỏ) kẹp và kéo da cuốn liên tiếp giữa các ngón tay. Phân -  hợp vùng trán (véo dọc trán từ ấn đường (khoảng giữa đường nối hai lông mày) lên chân tóc rồi lần lượt véo sang hai bên từ huyệt Ấn đường tỏa ra như nan quạt giấy trên trán). Sau đó véo nhẹ lông mày từ huyệt Ấn đường ra hai bên 3 lần, tiếp tục véo tại huyệt Ấn đường từ 5 – 10 lần.             Thủ thuật phân – hợp, dùng 2 ngón tay cái miết phân (hai ngón tay miết ngược chiều nhau) và miết hợp (hai ngón tay cùng miết đến một điểm) nơi vùng trán. Nếu sờ thấy chỗ nào da dày, cứng và đau thì day đến khi hết cứng, hết đau. Rồi ấn day huyệt Thái dương hai bên, miết vòng trên tai ra phía sau gáy từ 5- 10 lần. Khi thao tác, bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm thoải mái.             Động tác day dùng gốc bàn tay, mô của ngón út, mô của ngón cái, hơi dùng sức ấn xuống da của người được xoa bóp và di chuyển theo vòng tay của người thực hiện. Tiếp đó sẽ dùng hai ngón tay cái miết từ huyệt Ấn đường tỏa ra hai bên thái dương, miết sát lông mày rồi miết dần lên hết trán. Tập trung miết huyệt Ấn đường (điểm giữa hai lông mày), miết từ huyệt Thái dương (điểm nối của đường kéo dài cuối lông mày và đuôi mắt dịch ra một thốn) vòng qua tai ra sau gáy làm từ 3- 5 lần.             Tiếp tục bóp cơ hoặc gân ở nơi bị đau, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên (nhưng không để cơ, gân trượt dưới tay vì sẽ bị đau). Rồi đặt một bàn tay úp vùng trán, một bàn tay úp vùng chẩm sau gáy vỗ nhẹ quanh đầu theo hai hướng ngược nhau 2-3 vòng. Sau đó bóp da đầu và giật nhẹ từng mảng tóc. Rồi dùng rìa bàn tay phía ngón út gõ từ trước lên trên và ra sau khắp đầu một lượt. Sau đó nắm tay lại và đấm nhẹ vào những chỗ bị đau.             Dùng đầu ngón tay cái ấn vào một số điểm huyệt rất có tác dụng trị đau đầu: Ấn huyệt Bách hội (ở đỉnh đầu, thẳng chóp hai vành tai lên). Dùng ngón tay cái vừa ấn vừa day theo chiều kim đồng hồ 10 lần.             Bóp nhẹ nhàng 2 cơ thang ở cổ và chỗ trũng hai bên gáy (huyệt Phong trì) từ 3-5 cái. Cuối cùng là bóp cơ sau gáy và hai bả vai từ 10-15 lần. Sau đó, để bệnh nhân nằm nghỉ 30 phút, nếu bệnh nhân mệt nhiều thì chỉ cần làm vài thao tác cũng được. Sau khi xoa bóp, người bệnh sẽ thoải mái, dễ chịu, nếu có đau trở lại thì xoa bóp thêm.              Nếu thường xuyên đau đầu có thể do cơ thể nhạy cảm với thức ăn, đồ uống như cà phê, rượu... hoặc để cơ thể khát nước, mất nước cũng gây đau đầu, mỏi mệt. Do đó, nên ăn nhiều chất đạm thực vật, uống nhiều nước lọc, hoa quả để cân bằng cơ thể và bài tiết các độc tố ra ngoài. Không nên uống nước có ga vì sẽ làm tăng cơn đau đầu. Khi đau đầu, không xem tivi, để mắt được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng. Cũng không nên dùng các loại nước hoa có mùi đậm, hoặc nhai kẹo cao su, hút thuốc lá...

NHỨC MỎI VÀ ĐAU CỔ, VAI

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Hiện tượng từ vùng cổ đến hai bên xương vai và xung quanh xương bả vai có cảm giác nặng nề, cứng nhắc có những lúc cảm thấy đau rần, nhức mỏi... chủ yếu là do cơ bắp quá căng thẳng và vận động quá sức gây nên. Ví dụ như: hai cánh tay và đôi vai làm công việc nặng nhọc trong một thời gian dài, tập trung tinh thần cao độ để làm việc, tư thế vận động gò bó không tự nhiên, đôi mắt làm việc mệt mỏi, các cơ quan nội tạng phối hợp không điều hòa, thần kinh bị áp lực quá lớn (stress).



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Trước tiên dùng khăn nóng đắp nhẹ lên vùng vai và cổ để làm thư giãn sự cảng thẳng của cơ bắp. Đối với triệu chứng nhức mỏi cổ thì ấn lên các huyệt Thiên Phong trì sẽ có hiệu quả; đau nhức hai bên cổ thì day ấn, massage các huyệt Ế phong đến Khí xá. Để làm dịu cơn đau vai thì bấm huyệt và xoa bóp lên các huyệt đạo xung quanh xương bả vai như Kiên tỉnh đến Khúc viên. Kích thích lên huyệt Quyết âm du trên lưng có tác dụng thúc đẩy máu huyết trên toàn cơ thể lưu thông tuần hoàn, làm thư giãn cơ bắp. Nếu toàn thân cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề thì ấn thêm lên các huyệt trên lưng và vùng eo; nếu dạ dày và đường ruột có vấn đề, từ bả vai đến lưng bị nhức mỏi mạn tính thì day ấn và massage nhẹ các huyệt đạo vùng bụng sẽ có hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT KHÚC VIÊN



- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tê cứng lưng do vai, cổ đau nhức gây nên.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua cột sống, nằm gần góc trong và trên của xương bả vai.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ phía trên đầu, chồm về phía người bệnh, hai tay đè thẳng xuống hai bả vai, đầu hai ngón tay cái ấn thẳng lên hai huyệt Khúc viên của người bệnh, có hiệu quà tiêu trừ chứng tê cứng lưng do cổ, vai bị đau nhức nghiêm trọng.



▼ HUYỆT THIÊN TRỤ


- Tác dụng: Tiêu trừ sự căng thẳng của cổ để khắc phục triệu chứng đau nhức cổ.


- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ sự căng thẳng dẫn đến đau nhức cổ; kết hợp với việc massage dọc theo hai thớ cơ lớn sau cổ, càng thêm hiệu quả.



▼ HUYỆT KIÊN TỈNH


- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu nhất, có hiệu quà đặc biệt trong trị liệu chứng đau nhức vùng vai.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa hai bả vai phía sau cổ.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay nắm hai vai người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn và day mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh cùng với việc massage cổ và hai bên bả vai sẽ có hiệu quả cao nhất trong việc trị liệu chứng đau nhức vai.



▼ HUYỆT Ế PHONG


- Tác dụng: Là huyệt đạo xuất phát điểm trị liệu chứng tê cứng hai bên cổ.


- Vị trí: Nằm ngay chỗ lõm phía sau dái tai.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, dùng đầu hai ngón tay trỏ hoặc giữa ấn lên hai huyệt Ế phong của người bệnh có hiệu quả tiêu trừ chứng tê cứng cơ hai bên cổ (cơ nhũ đột). Khi tiến hành liệu pháp huyệt đạo đối với các huyệt đạo xung quanh thì huyệt Ế phong và Thiên dũ là hai xuất phát điểm, tiếp tục cho đến xung quanh huyệt Khí xá ở phía dưới yết hầu, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng cơ bắp các khu vực ấy sẽ có hiệu quả cao.



MASSAGE LÀM DỊU NHỨC MÓI HAI BẢ VAI


Khi từ cổ cho đến hai bả vai quá nhức mỏi thì tiến hành massage tuần tự như sau sẽ có hiệu quả cao. Trước hết người trị liệu dùng lòng bàn tay và đầu ngón tay chà mạnh lên vùng cổ người bệnh từ vị trí huyệt Thiên trụ cho đến huyệt Đại trứ. Tiếp đó tiến hành massage hai vai bằng cách bóp mạnh từ huyệt Đại trứ đến bờ vai, và dùng lòng bàn tay xoa bóp xung quanh xương bả vai, rồi massage thật tỉ mỉ dọc theo cột sống từ sát vai cho đến tận thắt lưng. Cuối cùng dùng tay gõ nhẹ nhẹ lên hai bả vai hoặc lấy lòng bàn tay đè nhẹ lên xương bả vai. Chú ý: khi gõ, không dùng nắm đấm, mà năm ngón tay thả lồng, vận dụng cơ cổ tay để gõ nhẹ cạnh ngoài bàn tay (phía ngón út) lên vai người bệnh.


1. Đề ngưòi bệnh nằm sấp; massage thật kỹ hai vai từ cổ ra đến bờ vai, thỉnh thoảng nắm và day nhẹ bả vai.

2. Để người bệnh nằm sấp; massage thật kỹ khắp vùng xương bả vai người bệnh, cuối cùng dùng lòng hai bàn tay đè nhẹ nhẹ lên xương bả vai, vài lần cho giãn gân cốt.




ĐAU THẦN KINH SAU ĐẦU

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Mặt bị hàn lạnh lâu dài, thường xuyên lo lắng khổ tâm... sẽ dần làm cho khuôn mặt bị tê cứng, không thể biểu lộ được sự vui vẻ, tươi cười đó là triệu chứng bệnh tê liệt thần kinh mặt. Khi thần kinh mặt bị tê liệt vì trúng độc rượu cồn hoặc bị trúng gió thì sẽ làm cho một bên mặt bị liệt. Còn trường hợp phần cơ mặt phía bên trên cơ mắt bị co giật thì ngoài các nguyên nhân bị đau đớn, căng thẳng nhức mỏi... còn do một số chứng bệnh khác gây nên.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Trường hợp cả khuôn mặt bị tê cứng thì dùng khăn nóng đắp lên và xoa khắp mặt, tiếp đó ấn lên các huyệt đạo trên mặt từ trán đến quanh mắt, rồi xuống quanh vùng miệng, đồng thời tiến hành xa bóp massage toàn bộ vùng mặt. Đối với hiện tượng cơ mặt bị co giật thì bí quyết là ấn lên các huyệt đạo ở sau cổ và bả vai để làm mềm sự căng cứng cơ mặt. Đối với chứng co giật quanh mắt thì ấn lên các huyệt Tinh minh, Đồng tử liêu. Chứng co giật vùng hai má thì ấn lên huyệt Quyền liêu, Hạ quan; còn môi co giật thì ấn lên huyệt Tứ bạch, Địa thương; nếu có cảm giác đau đớn thì bấm lên huyệt Ế phong. Thực hiện các biện pháp trên đồng thời với xoa bóp nhẹ nhàng, sẽ rất hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT Ế PHONG


- Tác dụng: Tiêu trừ chứng co giật và đau đớn vùng mặt.


- Vị trí: Nằm ngay chỗ lỏm phía sau dái tai.


- Phương pháp trị liệu: Ngươi trị liệu ở phía sau, dùng đầu hai ngon tay trỏ ấn nhẹ lên hai huyệt Ế phong của người bệnh rồi buông ra, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có hiệu quả tiêu trừ chứng co giật và cám giác đau đớn vùng mặt. Người bệnh có thế tự trị liệu bằng cách dùng hai bàn tay ôm lấy hai bên   khuôn mặt,hai đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Ế phong của mình, rồi buông ra; lặp lại nhiều lần như thế.



▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU


- Tác dụng: Giải trừ chứng co giật da mặt.


- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía ngoài hốc đuôi mắt gần một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn nhanh và hơi mạnh lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh, rồi buông ngay ra; lặp lại động tác ấy nhiêu lần, sẽ tiêu trừ chứng co giật da mặt. Cùng tiến hành cả hai biện pháp bấm huyệt và xoa bóp massage lên vùng huyệt Ti trúc không gần đuôi mắt thì hiệu quả khắc phục triệu chứng tê liệt cơ mặt càng cao.



▼ HUYỆT QUYỀN LIÊU


- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tê cứng và co giật vùng má.


- Vị trí: Nằm bên dưới chỗ gồ lên của xương gò má, dưới đuôi mắt.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai hai bàn tay ôm hai bên má, hai đâu ngón tay cái cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Quyền liêu của người bệnh trong thời gian từ 5 đến 10 giây; sẽ có hiệu quả làm giảm hẳn chứng tê cứng và co giật ở má. Cơ má bị tê liệt thì từ từ xoa bóp từ huyệt Quyền liêu đến chung quanh huyệt Hạ quan sẽ có hiệu quả.



CHỨNG MẶT TÊ DẠI, CO GIẬT

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Mặt bị hàn lạnh lâu dài, thường xuyên lo lắng khổ tâm... sẽ dần làm cho khuôn mặt bị tê cứng, không thể biểu lộ được sự vui vẻ, tươi cười đó là triệu chứng bệnh tê liệt thần kinh mặt. Khi thần kinh mặt bị tê liệt vì trúng độc rượu cồn hoặc bị trúng gió thì sẽ làm cho một bên mặt bị liệt. Còn trường hợp phần cơ mặt phía bên trên cơ mắt bị co giật thì ngoài các nguyên nhân bị đau đớn, căng thẳng nhức mỏi... còn do một số chứng bệnh khác gây nên.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Trường hợp cả khuôn mặt bị tê cứng thì dùng khăn nóng đắp lên và xoa khắp mặt, tiếp đó ấn lên các huyệt đạo trên mặt từ trán đến quanh mắt, rồi xuống quanh vùng miệng, đồng thời tiến hành xa bóp massage toàn bộ vùng mặt. Đối với hiện tượng cơ mặt bị co giật thì bí quyết là ấn lên các huyệt đạo ở sau cổ và bả vai để làm mềm sự căng cứng cơ mặt. Đối với chứng co giật quanh mắt thì ấn lên các huyệt Tinh minh, Đồng tử liêu. Chứng co giật vùng hai má thì ấn lên huyệt Quyền liêu, Hạ quan; còn môi co giật thì ấn lên huyệt Tứ bạch, Địa thương; nếu có cảm giác đau đớn thì bấm lên huyệt Ế phong. Thực hiện các biện pháp trên đồng thời với xoa bóp nhẹ nhàng, sẽ rất hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT Ế PHONG


- Tác dụng: Tiêu trừ chứng co giật và đau đớn vùng mặt.


- Vị trí: Nằm ngay chỗ lỏm phía sau dái tai.


- Phương pháp trị liệu: Ngươi trị liệu ở phía sau, dùng đầu hai ngon tay trỏ ấn nhẹ lên hai huyệt Ế phong của người bệnh rồi buông ra, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có hiệu quả tiêu trừ chứng co giật và cám giác đau đớn vùng mặt. Người bệnh có thế tự trị liệu bằng cách dùng hai bàn tay ôm lấy hai bên   khuôn mặt,hai đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Ế phong của mình, rồi buông ra; lặp lại nhiều lần như thế.



▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU


- Tác dụng: Giải trừ chứng co giật da mặt.


- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía ngoài hốc đuôi mắt gần một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn nhanh và hơi mạnh lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh, rồi buông ngay ra; lặp lại động tác ấy nhiêu lần, sẽ tiêu trừ chứng co giật da mặt. Cùng tiến hành cả hai biện pháp bấm huyệt và xoa bóp massage lên vùng huyệt Ti trúc không gần đuôi mắt thì hiệu quả khắc phục triệu chứng tê liệt cơ mặt càng cao.



▼ HUYỆT QUYỀN LIÊU


- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tê cứng và co giật vùng má.


- Vị trí: Nằm bên dưới chỗ gồ lên của xương gò má, dưới đuôi mắt.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai hai bàn tay ôm hai bên má, hai đâu ngón tay cái cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Quyền liêu của người bệnh trong thời gian từ 5 đến 10 giây; sẽ có hiệu quả làm giảm hẳn chứng tê cứng và co giật ở má. Cơ má bị tê liệt thì từ từ xoa bóp từ huyệt Quyền liêu đến chung quanh huyệt Hạ quan sẽ có hiệu quả.



ĐAU MẶT, ĐAU ĐÔI THẦN KINH NÃO THỨ 5

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Lúc bình thường không có biểu hiện gì, nhưng khi phát bệnh thì mặt đau đớn dữ dội, đó là triệu chứng đau đôi dây thần kinh não thứ 5. Khi bệnh mới ở thời kỳ đau thì có cảm giác một bên mặt thường bị đau nhức, khi bệnh nặng lên thì từ má cho đến hàm trên, trán và vùng xung quanh mắt, và cả một vùng rộng từ phía sau đầu cho đến hai bả vai cũng bị đau đớn dữ dội.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Khi bị đau đớn dữ dội thì không được đụng chạm đến khuôn mặt, chỉ được xoa ấm phía sau đầu, như thế sẽ làm dịu cơn đau; sau đó sẽ tiến hành bấm huyệt và xoa bóp các huyệt đạo. Nếu từ trán, giữa hai lông mày cho đến sống mũi bị đau thì trước hết điểm lên các huyệt Tinh minh và Dương bạch. Nếu từ má cho đến hàm trên bị đau thì lấy các huyệt Tứ bạch, Cự liêu, Địa thương làm trung tâm vừa điểm huyệt vừa xoa bóp xung quanh các huyệt đạo ấy. Khi hàm dưới, vùng Thái dương, vùng tai bị đau thì lấy các huyệt Hạ quan, Quyền liêu, Thiên đỉnh làm trung tâm để điểm huyệt kết hợp với xoa bóp vùng xung quanh các huyệt đạo ấy. Để làm giảm sự đau đớn thì biện pháp bấm huyệt kết hợp với xoa bóp rất có tác dụng.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU 



▼ HUYỆT DƯƠNG BẠCH


- Tác dụng: Tiêu trừ đau đớn từ giữa hai lông mày đến sống mũi.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua đường Nhâm mạch, nằm chính giữa và phía trên lông mày chừng một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai đầu ngón tay trỏ hoặc ngón cái ấn hơi mạnh lên hai huyệt Dương bạch của người bệnh và day ấn tỉ mỉ từ huyệt đạo ấy cho đến vùng trên hốc mắt, sẽ tiêu trừ sự đau đớn vùng giữa hai lông mày, hai mắt và sống mũi. Người bệnh có thể tự mình bấm huyệt và xoa bóp theo cách ấy để chữa trị.



▼ HUYỆT TINH MINH


- Tác dụng: Giải trừ sự đau đớn và khó chịu xung quanh mắt.


- Vị trí: Hai huyệt nằm ở chỗ lõm giữa hốc mắt và sống mũi, đối xứng nhau qua xương sống mũi.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai đầu ngón tay trỏ day ấn nhẹ nhàng lên hai huyệt Minh tinh của người bệnh, có hiệu quả giải trừ cơn đau vùng quanh mắt và kể cả quanh sống mũi. Người bệnh có thể dùng lòng đầu ngón cái và ngón trỏ kẹp lên huyệt đạo ấy và tiến hành day ấn huyệt để tự chữa trị.



▼ HUYỆT TỨ BẠCH

- Tác dụng: Tiêu trừ sự đau đớn hai bên má.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua sống mũi, nằm trên xương gò má, ở chính giữa và phía dưới mắt chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai đốt ngón tay trỏ hoặc ngón cái ấn hơi mạnh lên hai huyệt Tứ bạch của người bệnh, làm tiêu trừ sự đau đớn vùng má. Ngoài ra, có thể dùng biện pháp massage toàn bộ vùng trán, đuôi mắt cho đến tai, khóe môi, cũng có hiệu quả giải trừ cơn đau vùng dưới mắt và môi.



ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V

                                                                                                                            PGS. TS. Võ Văn Nho
1. TỔNG QUAN

Có nhiều loại đau ở mặt khác nhau nhưng mô tả đầu tiên và đầy đủ nhất là đau dây thần kinh số V của John Locke. Đây là lần đầu tiên ông điều trị cho vợ một bá tước Northumberland và là một đại sứ Anh tại Pháp vào tháng 4 năm 1677.

Vào năm 1773, John Forthergill mô tả 14 trường hợp thường gặp và nhấn mạnh đến loại đau này xảy ra đột ngột và bất ngờ được gọi là đau dây thần kinh số V, thường gặp người lớn tuổi, nữ nhiều hơn nam. Từ năm 1773, đau này (tic douloreux) được công nhận như một thực thể lâm sàng.

Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, trong cơn đau thường rất nặng, xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ vài giây cho đến không quá một phút. Đau này thường là tự phát hoặc xuất phát từ một điểm đau như cò súng (trigger spot). Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, cũng có một số rất hiếm xuất hiện đau dây V hai bên, chiếm 3-6 % trường hợp. Những trường hợp đau hai bên không phải xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên.

Đau dây thần kinh V là một triệu chứng đặc thù (không phải là một bệnh). Trên 70% đau dây V trên 70 tuổi, đau dây V cũng được liên kết với những nguyên nhân và cơ chế sinh lý bệnh khác nhau.

Đa số các bệnh nhân đau dây thần kinh V khi khám lâm sàng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp đau ở ½ mặt liên quan đến 1 số bệnh lý vùng góc cầu – tiểu não như xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), u màng não (meningiomas), u dây V (schwannomas), u nang thượng bì (epidermoid cyst)…

2. NGUYÊN NHÂN & BỆNH SINH

Đa số các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán nhầm ngay từ ban đầu do bệnh sâu răng hoặc những bệnh lý khác có liên quan đến răng và phần lớn các bệnh nhân này đã nhổ nhiều răng hàm trên hoặc hàm dưới cùng một phía với đau dây thần kinh V2 hoặc V3 rất đặc hiệu.

Với triệu chứng đau dây thần kinh số V đặc hiệu (ticdouloureux) đã được công nhận như là một nhiễm trùng âm ĩ do virus tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên. Ngoài vùng răng miệng thường nghĩ là có liên quan đến đau dây V, các khối u nằm ở vùng góc cầu – tiểu não và các vùng lân cận của góc cầu -  tiểu não đôi khi cũng có liên quan đến đau dây thần kinh số V như: u màng não (meningioma), u nang thượng bì (epidermoid cyst), u tuyến yên (pituitary adenoma), u ác tính di căn (carcinoma), túi phình động mạch (aneurysm) có ảnh hưởng đến hạch Gasser hoặc 1 nhánh hoặc nhiều nhánh của dây V.

Có một vài điểm có liên quan đến vấn đề bệnh học giữa hạch Gasser và cầu não của đau dây thần kinh V. Chẳng hạn như sợi cảm giác của dây V có thể bị chèn ép hoặc bị vặn xoắn làm thay đổi hình thái của sàn sọ như bệnh lý Paget hoặc bởi những thương tổn lành tính tại vùng góc cầu – tiểu não (u màng não, u nang thượng bì, u dây VIII hoặc dị dạng động- tĩnh mạch). Chỉ có từ 5-8 % bệnh nhân đau dây V là do các u đã nêu trên. Phần lớn các u nang thượng bì vùng góc cầu- tiểu não thường có ảnh hưởng đến đau dây V, và sau khi loại bỏ u nang này, đau dây V sẽ cải thiện hoàn toàn.

Khi khám phá bằng đường ngoại khoa vào góc cầu – tiểu não để điều trị đau dây thần kinh số V đặc hiệu thường bộc lộ rõ mạch máu tiếp xúc với dây V, đặc biệt rễ cảm giác đi vào cầu não, thường gặp nhất là động mạch tiểu não trên (superior cerebellar artery). Dandy đã tìm thấy mối liên quan động mạch tiếp cận dây V trong 45% của 215 trường hợp đã quan sát và điều này đã được công nhận mạch máu chèn ép dây V như là một nguyên nhân lớn của đau dây V. Gardner , Jannetta và các tác giả khác đã khẳng định thêm ý tưởng này và chính Jannetta đã sử dụng kính vi phẫu thuật đầu tiên vào thập niên 60 để bóc tách mạch máu ra khỏi đây V và đặt vào giữa một miếng cơ nhỏ để điều trị đau dây V (tic douloureux).  Mạch máu tiếp xúc với dây V gây ra đau dây V được tìm thấy trong phẫu thuật và kết quả sau mổ không còn đau dây V nữa. Có khoảng dưới 10% không tìm thấy mạch máu tiếp xúc với dây V mặc dầu đau dây V rất đặc hiệu trên lâm sàng. Gardner đã đưa ra một cơ chế đau đột ngột do dây V bị mạch máu chèn ép. Ông công nhận rằng mạch máu chèn ép dây V gây ra thoái hóa myelin trong rễ cảm giác không thường xuyên tiếp xúc trực tiếp lên sợi trục dẫn đến sự chập mạch. Một tình cờ như vậy làm khó chịu và gây đau dây V đặc hiệu (tic douloureux).

Với nhiều năm kinh nghiệm về điều trị đau dây thần kinh V, nhiều bệnh nhân mô tả cơn đau dây V cũng như khám xét thần kinh cẩn thận, đồng thời theo dõi bệnh nhân sau mổ hoặc điều trị nội khoa để đưa ra những kết luận về đau dây V.

Như vậy, có ba kiểu đau chính cần phân biệt:

-          Đau dây V vô căn hay còn gọi là cơn đau đặc hiệu của dây V (tic douloureux)

-          Đau dây V triệu chứng

-          Đau mặt nhưng không điển hình của của đau dây V

Có nhiều giả thuyết đề cập đến đau dây thần kinh số V nhưng giả thuyết có liên quan đến hình thành ổ động kinh gây ra cơn đau là một giả thuyết có sức thuyết phục cao. Đau dây thần kinh số V được xem như là một cơn động kinh cục bộ sau phóng điện. Về phương diện lâm sàng đau nầy có những đặc điểm như sau: cơn đau đột ngột, thời gian ngắn, cơ chế đau như cò súng (trigger pain) và tác dụng điều trị có hiệu quả của thuốc chống động kinh đối với đau dây V làm cho giả thuyết nầy dễ chấp nhận hơn. Nashold cũng đưa ra một trường hợp liên quan đến cơ chế động kinh của một bệnh nhân nữ bị một cơn đau ở mặt bên phải thật dữ dội. Cơn đau đột ngột tự phát có liên quan đến sự phóng điện từ một ổ động kinh vùng thân não thấp bên trái (tegmentum) bằng cách dùng điện cực kích thích  sâu trong vùng đó nhưng không đốt điện trong vùng chỏm của trung não và hạ đồi. Những tế bào thần kinh của trung não dường như bị kích thích quá mức như tế bào thần kinh vỏ não và tạo thành sẹo giống như động kinh cục bộ kiểu Jackson. Điều nầy làm cho Nashold tin rằng cơn đau điển hình của dây V tạo ra từ một ổ động kinh có liện quan đến rối loạn của trung não.

Cho đến nay, nguyên nhân của đau dây V vẫn còn là điều bí ẩn




3. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán đau dây V đặc hiệu dựa trên bệnh sử của đau. Bởi vì cũng cần phân biệt với triệu chứng đau khác ở mặt như : đau dây IX (glossopharyngeal neuralgia), đau dây thần kinh sau Herpes, hội chứng Reader, hội chứng Sluder, đau thần kinh thể gối, đau khớp thái dương hàm, đau đầu Cluster, đau thần kinh mặt sau chấn thương, đau do bệnh về răng, hốc mắt hoặc xoang.

Khám thực thể, Xquang sọ vùng hàm mặt và CT Scan sọ có thể đánh giá bước đầu về sự bất thường có liên quan đến đau của bệnh nhân, kết quả thường là bình thường, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Đối với những trường hợp nhiệt đông dây V tai hạch Gasser qua da bằng sóng radio hoặc giải áp vi mạch để điều trị đau dây V. Trước khi phẫu thuật, CT Scan hoặc cộng hưởng từ (MRI) phải được thực hiện như là một bắt buộc để khảo sát những mạch máu vùng góc cầu-tiểu não có liên quan đến chèn ép dây V hoặc những khối u có ảnh hưởng đến đau dây V như: u màng não, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII v.v.


4. ĐIỀU TRỊ:

4.1.Điều trị nội khoa:

Sử dụng thuốc chống co giật như Phenytoin (Dilantin, Di-hydan) và Carbamazepine (Tegretol). Carbamazepine là thuốc hàng đầu dùng điều trị để kiểm soát đau dây V.

Đối với bệnh nhân  đau dây V thường khởi đầu điều trị bằng Carbamazepine hoặc Phenytoin với liều thấp sau đó tăng dần. Phenytoin là một loại thuốc rẻ tiền nhưng ít hiệu quả hơn Carbamazepine và tác dụng phụ cũng ít hơn so với Carbamazepine. Nếu sử dụng thuốc này có hiệu quả thì nên duy trì, nếu chưa đạt yêu cầu và có tác dụng phụ thì nên chọn loại thuốc khác, bởi vì nồng độ trong máu của thuốc này không tương quan với giảm đau. Chúng tôi đề nghị liều dùng của thuốc có thể tăng lên cho đến khi đạt đến mức giảm đau tốt nhất, nhưng theo Closer cũng khuyến cáo dùng liều cao cho đến khi có dấu hiệu ngộ độc. Theo ông ta nên dùng phối hợp cả hai loại thuốc nếu một loại không đủ giảm đau. Liều thông thường của Phenytoin là 300mg hoặc 400mg/ngày. Carbamazepine với liều khởi đầu là 100 mg hoặc 200mg/ngày sau đó tăng dần và liều tối đa có thể lên đến 1.200 mg hoặc 1.800 mg/ngày. Carbamazepine có thể gây tắc nghẽn mạch hoặc rối loạn chức năng gan. Vì vậy, khi bệnh nhân sử dụng thuốc này cần kiểm tra máu và chức năng gan định kỳ. Dù carbamazepine và Phenytoin có tác dụng giảm đau dây V ở thời kỳ đầu nhưng sau đó tác dụng giảm dần theo thời gian, đến lúc nào đó bệnh nhân cần phải phẫu thuật.

Baclofen, clonazepam  và những loại thuốc khác ít có hiệu quả trong điều trị đau dây V. Nói chung, analgesic không có hiệu quả trong điệu trị đau dây V, không làm giảm cơn đau đột ngột mà cũng không gây ngủ gà và những tác dụng phụ khó chịu khác.


4.2 Điều trị ngoại khoa:

Hầu như trên 90% các bệnh nhân đau dây thần kinh số V thường khởi đầu điều trị nội khoa với 2 loại thuốc thông dụng duy nhất là Carbamazepine và Phenytoin trong một thời gian dài cho đến khi phải dùng liều cao hoặc không còn tác dụng với 2 loại trên thì người bệnh yêu cầu điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Trong điều trị đau dây V bằng ngoại khoa có rất nhiều phương pháp nhưng có 2 nhóm phương pháp ngoại khoa gồm: nhóm phương pháp làm tổn thương dây V và nhóm không làm tổn thương dây V.


4.2.1 Nhóm phương pháp làm tổn thương dây V:

            4.2.1.1 Phương pháp chích dọc theo đường đi dây V:

Trong 80 năm qua, nhiều tác giả sử dụng alcohol chích dọc theo đường đi dây V như dây thần kinh trên hốc mắt, dây thần kinh dưới hốc mắt, nhánh V2 hoặc nhánh V3. Nếu điều trị theo phương pháp này bệnh nhân có thể ngoại trú và phương pháp này có thể lặp lại nếu đau dây V tái phát. Với một kết quả nghiên cứu trên 1500 trường hợp từ 1912 đến 1952 mà thời gian giảm đau trung bình cho dây thần kinh trên hốc mắt là 8.5 tháng, cho dây thần kinh dưới hốc mắt là 12 tháng, nhánh V2 là 12 tháng, cho dây thần kinh V3 là 16 tháng. Bất lợi của phương pháp này là mất cảm giác tạm thời hoặc dị cảm.

4.2.1.2 Cắt dây thần kinh ngoại biên (Peripheral neurectomy):

Cắt hoặc đốt nhánh ngoại biên của dây thần kinh số V có lẽ tốt hơn chích alcohol. Khi cắt hoặc đốt, phẫu thuật viên thực hiện một cách chính xác hơn, hoàn hảo hơn và hiệu quả lâu dài hơn. Những nhánh thần kinh dễ dàng thực hiện là nhánh trên ổ mắt, nhánh trên ròng rọc, nhánh dưới ròng rọc, nhánh dưới ổ mắt và thần kinh cằm, thần kinh ổ răng dưới, thần kinh lưỡi. Grantham và Segerberg đã tổng kết nghiên cứu thời gian khỏi đau trung bình 33,2 tháng sau khi cắt thần kinh ổ mắt trên và ổ mắt dưới; Còn đối với Quinn là 26 tháng khi cắt dây thần kinh ổ mắt dưới, kết quả cắt dây thần kinh ổ răng dưới là 37 tháng, cắt dây thần kinh lưỡi là 38 tháng và cắt dây thần kinh cằm là 24 tháng. Thông thường khi cắt các dây thần kinh nêu trên chỉ cần gây tê tại chỗ và không cần nằm viện. Đôi khi một số ít trường hợp cần phải gây mê. Trong trường hợp chích alcohol vào nhánh ngoại biên dễ gây mất cảm giác và cuối cùng đau tái phát khi cảm giác phục hồi lại.

4.2.1.3 Cắt dây thần kinh số V sau hạch Gasser qua đường vào cực thái dương:

Qua đường cực thái dương nhiều tác giả như David Ferrier (1890) William Spiller (1898) và Lewillys Barker (1900) đã đề nghị phương pháp cắt rễ thần kinh V để điều trị đau dây V như là một phương pháp thường qui. Mãi đến năm 1901, Charler Frazier chọn lựa đường vào cực thái dương của Hartley –Krause để đến dây thần kinh số V và cắt dây thần kinh V sau hạch Gasser như là một phương pháp chọn lựa duy nhất có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ rủi ro thấp nhất là 1-3 % và tỉ lệ thành công từ  95-99%, nhưng tỉ lệ tái phát cao từ 5-20 %; còn tỉ lệ rủi ro của phương pháp này cũng có ý nghĩa.

4.2.1.4. Cắt dây thần kinh V gần cầu não:

Walter Dandy là người thực hiện phương pháp cắt dây V gần cầu não qua đường vào cực thái dương để điều trị đau dây V. Với phương pháp nầy Dandy đã tách rễ cảm giác chính của dây V gần cầu não rồi cắt bán phần hoặc toàn phần rễ cảm giác đó. Điều rất ngạc nhiên của phương pháp nầy là không làm mất cảm giác giác mạc và cảm giác ở mặt sau mổ.

Vào thập niên 80, với 16 trường hợp được thưc hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy bằng phương pháp nầy cho kết quả đáng khích lệ. Tất cả hết đau ngay sau mổ và kéo dài nhiều năm sau.

Khi kính vi phẫu thuật ra đời vào thâp niên 60 cùng với kỹ thuật gây mê hiện đại hơn thì phương pháp nầy an toàn hơn. Do đó, khi các phẫu thuật viên thần kinh bộc lộ rõ dây V tại cầu não đã tìm thấy một số bất thường khác như mạch máu chèn ép dây V hoặc dây V đã bị vặn xoắn do khối u.

4.2.1.5. Phương pháp mở thông dây V:

Phương pháp mở thông dây V trong điều trị đau dây V được Sjoqvist thực hiện từ năm 1937. Phương pháp nầy cũng làm giảm đau dây V nhưng bảo tồn được chức năng cảm giác và vận động của dây V. Tuy nhiên, nó không được áp dụng rộng rãi như một vài phương pháp khác.

4.2.1.6. Nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio:

Trải qua một thời kỳ dài về điều trị đau dây V, các phương pháp khác nhau từ ngoài sọ cũng như những phương pháp đi vào bên trong hộp sọ nhằm điều trị đau dây V với những kết quả đạt được cũng khác nhau. Đối với các phương pháp đi vào bên trong hộp sọ qua da để đi tới hạch Gasser và các rễ sau hạch rồi bơm từng giọt alcohol, nước nóng, phenol v.v ...cũng đạt được kết quả đáng khích lệ.

Vào đầu năm 1930 Kirschner giới thiệu một phương pháp đốt điện tại hạch Gasser qua da có sự hướng dẫn của hệ thống định vị để đưa kim qua lỗ bầu dục như là một phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu. Phương pháp nầy chỉ kiểm soát rối loạn cảm giác ở một mức độ nào đó.

Để khắc phục kỹ thuật của Kirschner, Sweet đã giới thiệu kỹ thuật dùng sóng radio vào năm 1970 nhằm cải thiện sự kiểm soát khi nhiệt đông dây V1, V2 và V3. Vào năm 1955 White và Sweet đã tuyên bố rằng “ Nếu chích alcohol để điều trị đau dây V thì khó tránh được tổn thương giác mạc”. Trong khi đó đối với phương pháp dùng sóng radio chúng ta có thể (1) làm tổn thương V2, V3 mà không làm ảnh hưởng đến dây V1 và các cấu trúc lân cận; (2) tỉ lệ tái phát giảm rõ rệt; và tỉ lệ tử vong hầu như gần số 0. Nhưng chúng ta cũng biết rằng không có bất cứ một phương pháp nào thỏa mãn hoàn toàn điều trị đau dây V. Phương pháp lý tưởng nhất là điều trị phải an toàn và không làm rối loạn cảm giác ở mặt.

Tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi đã tổng kết 1082 trường hợp nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio từ năm 2002 đến năm 2008 với hệ thống máy Radionics để chuyển sóng radio thành nhiệt độ C để làm tổn thương nhánh dây V cần điều trị. Thông thường, tùy theo sự thích nghi của bệnh nhân nhiệt độ có thể thay đổi từ 50 độ C đến 70 độ C. Khoảng trên 95% hết đau ngay sau khi đốt. Hiện nay, phương pháp nầy cũng được áp dụng rộng rãi với tỉ lệ thành công khá cao (75% - 80%). Ưu điểm của phương pháp nầy nếu đau dây V tái phát có thể đốt lại nhiều lần. Đây là một phương pháp đơn giản, không cần gây mê cũng như không cần nằm viện, áp dụng cho mọi lứa tuổi và đôi khi có một số bệnh lý kèm theo cũng có thể thực hiện được phương pháp nầy.

Những bất lợi lớn nhất của phương pháp nầy là dị cảm và loạn cảm gây khó chịu cho người bệnh tại vùng chi phối cảm giác của dây V. Khoảng 5% có rối loạn cảm giác khó chịu, một vấn đề khác là mất phản xạ giác mạc có nguy cơ viêm giác mạc thần kinh và khả năng mù mắt. Tỉ lệ tái phát của phương pháp nầy chiếm 20% nhưng vẫn có thể đốt lập lại.

Với 1082 trường hợp nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua đã được thực hiện từ năm 2002 đến giữa năm 2008; Tuổi nhỏ nhất là 36 tuổi và lớn nhất là 92 tuổi, Nữ nhiều hơn nam, bên phải chiếm ưu thế hơn bên trái. Đa số là dây V3 đơn độc rồi đến V2, V3; đứng hàng thứ ba là V2 đơn thuần; Riêng dây V1 rất hiếm. Hết đau ngay sau khi nhiệt đông là 96,8%. Thời gian theo dõi trung bình 2 năm với kết quả như sau:

Theo dõi lâu dài 1082 trường hợp:

Tuyệt vời
60%
Tốt
17%
Khá
12%
Kém
11%

Tỉ lệ tái phát: 18%

Trong số nầy thời gian đau lâu nhất là 45 năm và ngắn nhất là 2 tháng. Biến chứng gặp trong nhiệt đông dây V qua da là dị cảm nửa mặt với mức độ khác nhau tùy theo nhiệt độ khi đốt, chiếm một tỉ lệ 34%, so với Kanpolat với kinh nghiệm 1600 trường hợp tại Thổ Nhĩ Kỳ và Affelbaum tại Mỹ với 126 trường hợp thì không khác biệt nhiều. Tỉ lệ yếu cơ nhai là 2,9% so với Kapolat là 3%, tuy yếu cơ nhai nhưng vẫn thực hiện được chức năng ăn uống và đã phục hồi tốt sau 6 tháng. Một trường hợp liệt dây VI đã hồi phục sau 8 tháng.

Với 1082 trường hợp, chúng tôi chưa có trường hợp nào viêm màng não hoặc chảy dịch não tủy so với 1600 trường hợp của Kanpolat có một trường hợp viêm màng não và hai trường hợp rò dịch não tủy.


4.2.2 Nhóm phương pháp không làm tổn thương dây V:

4.2.2.1. Phương pháp giải áp vi mạch (Microvascular decompression):

Đây là một phương pháp được áp dụng phổ biến ở các trung tâm phẫu thuật thần kinh trên thế giới và cũng là một phương pháp có hiệu quả cao nhất hiện nay với tỉ lệ tái phát thấp. Tỉ lệ thành công của phương pháp nầy tùy thuộc vào từng nhóm nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả.

Nghiên cứu tiền cứu 197 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị đau dây thần kinh số V với chẩn đoán đau dây thần kinh V điển hình trên lâm sàng. Tất cả bệnh nhân được điều trị nội khoa với Carbamazepine trước mổ với liều lượng nhỏ cho đến liều cao để kiểm soát đau, trong đó có 104 trường hợp đã được áp dụng nhiệt đông dây V từ một đến ba lần. Chúng tôi đề nghị các bệnh nhân trẻ nên áp dụng giải áp vi mạch, nhất là ở lứa tuổi dưới 65. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi người cao nhất là 75 [2] và thấp nhất là 20 nhưng để đi tới quyết định cuối cùng cần phải giải thích cho người bệnh đầy đủ các thông tin liên quan của mỗi phương pháp.

Đa số các trường hợp quan sát trong khi mổ nhận thấy động mạch tiếp cận với dây V trong  94 trường hợp, chiếm 82,35%, tương đương với Apfelbauum với tỉ lệ 83% [ 1 ]. Động mạch tiểu não trên đơn độc chỉ 73,52% và phối hợp với động mạch tiểu não trước dưới với 7,3%. Trong số nầy có một trường hợp động mạch thân nền  tiếp cận với dây V và đã giải áp vi mạch thành công như Tomasello [16], Linskey [9] đã đề cập. Trong số 197 trường hợp, chỉ có 4 trường hợp tĩnh mạch đá trên tiếp cận dây V như mô tả của Matsushima [10] và có kết quả tuyệt vời sau giải áp. Ngoài ra, có 6 trường hợp cả động mạch và tĩnh mạch tiếp cận dây V, đã được giải áp với kết quả cũng tuyệt vời.

Chúng tôi có một trường hợp tái phát sau bốn năm giải áp với kết quả tuyệt vời, chiếm tỉ lệ 2,9% so với Apfelbaum là 1% cho mỗi năm và trường hợp nầy đã nhận một phương pháp điều trị khác với nhiệt đông dây V cho kết quả tốt. Điều nầy cũng cùng quan điểm với Apfelbaum, Tronnier [2], Broggi [3]. Trong số 197 trường hợp, có 3 trường hợp không thành công do không tìm thấy bất cứ một mạch máu nào tiếp cận với dây V và sau mổ đương nhiên vẫn đau như trước mổ. Sau đó, ba trường hợp trên phải áp dụng phương pháp nhiệt đông dây V nhưng chỉ hai trường hợp kết quả tuyệt vời; trường hợp còn lại phải nhiệt đông dây V thêm 2 lần nữa nhưng cũng không thành công và phải chấp nhận dùng thuốc lâu dài với liều cao.

Đa số các trường hợp gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ khoảng 2:1, bên phải ưu thế hơn bên trái và đa số đau V2, V3 chiếm tỉ lệ 28,4%, điều nầy cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả như Tronnier [17], Ashkan [2 ], Zakrzewska [19], Kalkanis [7], Hitotsumatsu [4], Matsushima [10 ] Rak [12]. Nghiên cứu của chúng tôi, với số liệu 197 bệnh nhân đã được đánh giá và theo dõi với thời gian trung bình 1,8 năm, với nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với kinh nghiệm khổng lồ của Jannetta với kết quả của 1185 trường hợp đau dây V điển hình đã được phẫu thuật giải áp vi mạch trong 20 năm mà tác giả đã báo cáo  tại một trung tâm tạp chí y khoa Anh quốc.

Đa số các trường hợp trong nghiên cứu nầy đã sử dụng Carbamazepine hoặc Diphenylhydantoin từ một năm cho đến 10 năm trước khi phẫu thuật. Dĩ nhiên, liều dùng đã được tăng dần theo thời gian, thậm chí có những trường hợp phải sử dụng đến 8 viên mỗi ngày (1600mg).

Với kinh nghiệm 1082 trường hợp nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da và 197 trường hợp giải áp vi mạch, chúng tôi đề nghị một số chỉ định ngoại khoa như sau:

-          Đau dây V điển hình

-          Thất bại trong sử dụng thuốc lâu dài để kiểm soát đau dây V

-          Điều trị nội khoa không còn hiệu quả

-          Khi điều trị nội khoa có hiệu quả nhưng phải sử dụng liều cao

Khi đặt vấn đề can thiệp ngoại trong đau dây thần kinh số V, cần phải phân biệt ba loại đau ở mặt:

-          Đau dây thần kinh V vô căn

-          Đau dây V triệu chứng

-          Đau vùng mặt không điển hình

Đối với những trường hợp đau ở mặt không điển hình của đau dây V không nên đặt vấn đề can thiệp ngoại khoa.

Chính vì vậy, bất cứ một phương pháp ngoại khoa nào cũng phải đạt đến một giá trị lớn khi:

-          Phẫu thuật an toàn và ít tai biến

-          Tỉ lệ thành công cao

-          Tỉ lệ tái phát thấp và chấp nhận được

-          Tỉ lệ biến chứng thấp và chấp nhận được


Các nhánh đau của dây V
Nhánh đau
Trường hợp
V2
49 (24,8 %)
V3
72 (36,5%)
V2,V3
56 (28,4%)
V1, V2
11 (5,5%)
V1, V2, V3
  9 ( 4,5% )


Mạch máu tiếp cận dây V
Trường hợp
%
1
Động mạch
155
78,6

Đơn độc
136
69

Nhiều động mạch
19
9,6
2
Tĩnh mạch
11
5,5
3
ĐM + TM
28
14,2
4
Không mạch máu tiếp cận
3
1,5


Hiện nay chúng tôi đang áp dụng hai phương pháp ngoại khoa điều trị đau dây thần kinh số V như giải áp vi mạch và nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da. Đây là hai phương pháp được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới nhưng giải áp vi mạch vẫn là một phương pháp có hiệu quả cao. Trong 6 năm qua, từ năm 2002 đến cuối năm 2007 chúng tôi đã thực hiện nhiệt đông dây V  với 1187 trường hợp, đạt kết quả tốt từ 75 đến 80%. Đây là một phương pháp có thể thực hiện cho mọi lứa tuổi, chỉ gây tê tại chỗ, không cần nằm viện, ít tốn kém.

Trong số 197 trường hợp đã giải áp vi mạch dây V, có 8 trường hợp vẫn còn đau ngay sau mổ và kéo dài từ 5 đến 7 ngày, sau đó hết đau hoàn toàn. Đây là những trường hợp trong lúc mổ khi quan sát có mạch máu tiếp cận với dây V rất điển hình. Ngoài ra, chúng tôi có 4 trường hợp tái phát sau giải áp vi mạch từ 2 năm đến 8 năm, các trường hợp nầy đã được mổ lại do các mạch máu trượt ra khỏi miếng Teflon rồi tiếp cận trực tiếp trở lại với dây V. Sau đó đã được bóc tách để đặt thêm miếng Teflon nhỏ khác và đã hết đau hoàn toàn ngay sau mổ.

Kết quả giải áp vi mạch tùy thuộc vào chỉ định phẫu thuật, nếu chúng ta chọn những trường đau dây thần kinh V đặc hiệu thì kết quả phương pháp nầy rất cao như trong nghiên cứu của chúng tôi; Còn nếu chúng ta chỉ định rộng rãi cho những trường hợp đau dây V mà trên lâm sàng hoàn toàn không đặc hiệu thì kết quả phẫu thuật sẽ hạn chế và tỉ lệ đạt được sẽ thấp hơn. Điều nầy cũng phù hợp với nghiên cứu của Hitotsumatsu (4).

Dựa theo bảng phân loại kết quả điều trị sau giải áp vi mạch của Apfelbaum, với 197 trường hợp đã được theo dõi đánh giá như sau:


Kết quả
Trường hợp
Tuyệt vời
169 ( 85,7% )
Tốt
   21  ( 10,6% )
Thất bại
 7 ( 3,5% )


            Hình minh hoạ vùng góc cầu-tiểu não



5. Kết luận : Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất khó chữa bằng thuốc. Do đó, nhiều phương pháp ngoại khoa đã được đề cập và áp dụng từ thời kỳ đầu của thế kỷ 20 nhằm cứu chữa loại đau khó chịu nầy. Mãi cho tới hôm nay, vấn đề nầy vẫn còn nhiều bàn cãi cả về cơ chế lẫn phương pháp điều trị, nhưng hiện nay giải áp vi mạch được đánh giá như là một phương pháp có hiệu quả cao nhất và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio cũng là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay và kết quả rất đáng khích lệ.













No comments:

Post a Comment