Cách đơn giản để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, kiểm tra các cơ quan nội tang bên trong cơ thể như tim, gan hay phổi...bằng cách bấm huyệt rất hiệu quả.
Theo
hướng dẫn trong quyển sách “Acupressure by acupressure” (Bấm huyệt)
xuất bản năm 1982 của bác sĩ Cerney, người đã có 25 năm theo học và
nghiên cứu Đông y ở Trung Quốc, mỗi sáng bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10
phút để tự kiểm tra các cơ quan là đã có thể phát hiện sớm nhất những
rối loạn trong cơ thể nếu có.
Phương pháp này dựa trên nền tảng
bấm huyệt, giúp bạn kiểm tra được sức khỏe của tim, gan, thận, phổi,
ruột già. Các phương pháp kiểm tra như sau;
1. Kiểm tra tim
Ngửa
ngón tay, tìm huyệt Thiếu phủ (nằm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và thứ 5)
hoặc huyệt Thiếu xung (nằm ở góc ngón tay út, phía ngón tay áp út). Nắm 2
ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh, có thể lắc tay để tăng thêm
lực.
Nếu cảm thấy đau tức là tim bạn đang phải làm việc quá sức.
Đặt
ngón tay cái vào giữa khe ngón tay thứ 4 và thứ 5 (huyệt Thiếu phủ),
ngón trỏ đặt ở phía đối diện (huyệt Trung chử ở mu bàn tay). Xoa bóp để
trợ lực cho tim và tăng sức khỏe cơ thể.
2. Kiểm tra gan
Ấn sâu vào huyệt Thái xung (chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2), nếu cảm thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu.
Để
trợ giúp gan, dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái
(cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.
3. Kiểm tra thận
Nắm
gân gót chân, bấm mạnh vào huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang,
Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận. Nếu thấy đau thì có nghĩa thận, bàng
quang, bộ phận sinh dục đang bị rối loạn.
Dùng bàn tay cụp vào
gót chân hướng về lòng bàn chân, bóp mạnh và sâu, nếu thấy đau là bộ
phận sinh dục yếu, cần ấn vào điểm này để tăng cường sức khỏe của bộ
phận sinh dục, làm hết đau lưng và đau đầu gối.
4. Kiểm tra phổi
Ngửa
bàn tay, dùng ngón tay ấn huyệt Thái uyên (chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay
(dưới ngón cái), đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón
tay trỏ chạm vào huyệt Ngư tế (vùng thịt ở mô ngón cái) để kiểm tra
phổi.
Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.
5. Kiểm tra ruột già
Khép
ngón tay cái vào huyệt Hợp cốc (sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi
lên), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm,
cần ấn vào huyệt này cho đến khi thấy hết đau. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ
tiêu.
Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở
ruột già mà còn chữa mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt
mỏi sẽ tiêu bớt.
Kinh nghiệm bấm hoặc nắn , xoa, xát vào huyệt thay châm cứu
( hay là phương pháp phòng bệnh đơn giản tự mình làm lấy )
Dùng châm cứu để phòng và chữa bệnh căn bản là phát huy tác
dụng của kinh huyệt: Về sau các nhà thừa kế suy diễn trên
kinh huyệt ra nhiều hình thức như án ma, thôi nã (bấm, ấn,
xoa, xát, vặn, vuốt … ) để áp dụng cho thích hợp với nhiều
hoàn cảnh, thời gian và thân thế con người.
Khi bệnh đã phát, dùng châm cứu nhanh hơn, còn phòng bệnh
thường xuyên thì theo các cách bấm, ấn, xoa, xát vào huyệt
tự mình làm lấy, chọn thời gian thích hợp, làm ít lợi ít,
làm nhiều lợi nhiều, nhằm hạn chế bệnh tật, tăng cường sức
khoẻ.
Người vô bệnh làm được thường xuyên sẽ được khoẻ người và
nâng cao tuổi thọ, bệnh nhân đang nằm bệnh viện hay viện
điều dưỡng, có nhiều thời gian, tranh thủ làm càng tốt.
Cách bấm nắn hoặc xoa xát vào huyệt còn dùng để chữa bệnh
nhẹ nhàng và thoải mái kết hợp với châm cứu hoặc dùng thuốc
đông y hay tây y song song tiến hành hay trong khi nghỉ
liệu trình hoặc những buổi tối không phải đến với thầy thuốc.
Sau khi đã nghỉ điều trị ở viện hoặc sau khi cơn cấp tính
của bệnh đã qua dùng cách bấm, nắn, xoa, xát vào huyệt để
củng cố kết quả điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát, là về
mình biết làm cho khí huyết lưu thông, tăng cường sức đề
kháng.
a- Nguyên tắc thao tác chung:
Bấm huyệt: Dùng ngón tay bấm vào huyệt. Cần luyện
tập ngón tay
cho mạnh và chính xác, chủ yếu là ngón cái. Khi có bệnh cấp
thì lấy móng tay bấm vào huyệt Bách hội, Nhân trung, Hợp
cốc, Ấn đường để chữa bệnh ngất.
Điểm huyệt: Ngón trỏ để trên lưng, ngón giữa và ngón tay
cái để vào bụng, ngón giữa ấn thẳng góc
với huyệt, động tác
đột ngột, mạnh, nhanh làm điểm huyệt.
Ấn huyệt: Dùng ngón tay cái, gốc bàn tay, cùi trỏ tay ấn lên
huyệt, vùng đau làm thông kinh hoạt lạc, thông chỗ bị tắc,
giảm đau.
Day huyệt: Ấn huyệt, vùng huyệt bệnh nhân, ấn và xoay tay
thầy thuốc làm vùng được ấn cũng xoay theo đường tròn làm
giảm sưng, hết đau khu phong, thanh nhiệt, mềm cơ (có thể
dùng ngón tay cái, hay cườm, cùi tay).
Phòng bệnh dùng phép bổ, chữa bệnh dùng phép tả.
Bổ: Lấy đầu ngón tay bấm vào huyệt vừa phải cho có cảm giáctê
buồn dễ chịu trong 5-7 phút.
Tả: Bấm vào huyệt với mức độ tê tức mạnh hơn trong 3 – 6
phút.
Phương pháp tác động lên vùng da, vùng huyệt, đường
kinh lạc:
Xoa xát : Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, cái hay dùng vân
các ngón tay xát, hay xoa trên da bệnh nhân tác dụng thông
kinh hoạt lạc, giảm đau, hết sưng. Toàn thân chỗ nào cũng
dùng được thủ thuật này. Trước khi làm cần xoa, xát 2 bàn
tay nóng.
Bổ: Mức độ gia sức trung bình, dễ chịu và xoa, xát từ trái
sang phải của vùng huyệt.
Tả: Mức độ mạnh hơn và xoa, xát từ phải sang trái của vùng
huyệt.
Miết, Phân, hợp: Dùng vân 2 ngón tay cái, vân các ngón tay
hoặc mô ngón tay út áp chặt vào da người bệnh rồi miết theo
hướng lên xuống ngược chiều nhau làm căng da là phân, Miết
theo chiều hướng vào nhau là hợp.
Véo: Dùng ngón cái và các ngón tay cào kẹp da bệnh nhân lên,
lân tay kẹp da liên tiếp da của bệnh nhân liên tục cuộn dưới
tay thầy thuốc. Làm bổ chính khí khu phong tán hàn.
Phát: Khum bàn tay vỗ trên da bệnh nhân sao cho tiêng vỗ trầm
đục, làm từ nhẹ đến nặng. Tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ
khí, mềm cơ.
Các thủ thuật tác động lên cơ: Dùng những động tác lên huyệt
để tác động lên vùng cơ như: day, bấm …
Đấm, chặt: Đấm nắm bờ tay, đấm vào vùng cơ lưng làm thông
khí huyết thư giãn gân cơ.
Chặt: Mở bàn tay, xoè ngón tay, dùng mô ngón tay út chặt
liên tiếp vào vùng bệnh.
Lăn: Nắm hờ tay, dùng các khớp bàn tay, ngón tay và cổ tay.
Lăn từ cổ tay ra ngón tay trên vùng bệnh tác dụng khu phong
tán hàn giảm đau lưu thông khí huyết.
Bóp: Mở rộng ngón tay cái và các ngón tay còn lại bóp
vùng bị bệnh. Bóp từ nhẹ đến nặng và tuỳ đối tượng. Làm giải
nhiệt khai khiếu khu phong tán hàn.
Vờn: 2 bàn tay khum khum bao lấy bộ phận cơ thể, bóp đẩy
ngược chiều nhau làm cả cơ da vận động theo uốn lượn, nhẹ
nhàng từ trên xuống dưới. Thông kinh hoạt lạc, điều hoà khí
huyết, mềm cơ …
Bật cơ: Đặt ngón tay cái lên cơ co cứng, gân, huyệt, ấn,
vuốt sao cho tay trượt trên da từ vị trí bấm đến vị trí mềm hơn làm
vùng bị nén bật lên đột ngột.
Các động tác lên huyệt, cơ, da là chính tuy nhiên trong quá
trình vận động, sinh hoạt các khớp có những độ sai lệch,
biến dạng gân cơ khớp vì vậy cần phải vận động các khớp.
Các động tác vận động khớp
Nguyên tắc: Chỉ vận động theo phạm vi vận động sinh lý của
các khớp.
- Vận động từ từ, nhẹ đến nặng, biên độ rộng dần, không
làm vội, tuỳ trạng thái vận động hiện tại của các khớp, sao
cho hợp lý, thích đáng.
- Khi vận động khớp phải vận động từng phần, cố định phần
trên, vận động phần dưới …
Vận động khớp cổ: Không dùng cho bệnh nhân có tổn thương
ngoại khoa, lao đốt sống, bệnh nhân ít vận động cổ phải hết
sức chú ý cẩn trọng.
Vận động cổ: Dùng cho bệnh nhân đau cổ, rối loạn thăng bằng.
Thầy thuốc đứng sau lưng bệnh nhân, một tay đỡ cằm bệnh
nhân, tay kia để trên xương chẩm từ từ vận động quay đầu
sang phải, sang trái, nghiêng cổ sang vai, lúc này thầy
thuốc có kê tay trên vai bệnh nhân, vận động cúi và ngửa cổ
cũng kê tay thầy thuốc trên gáy bệnh nhân cho đến khi thấy
bệnh nhân mềm cổ, không cưỡng lại, đẩy cằm hết sang một bên
rồi đẩy mạnh thêm 1 cái với biên độ hẹp sẽ nghe thấy tiếng
kêu rắc, chiều bên kia làm ngược lại.
Vận động khớp vai: Khi viêm khớp vai cấp mãn, đau mỏm vai.
Người thầy thuốc đứng xa bên cạnh bệnh nhân, một tay giữ
vai, một tay nắm cổ bệnh nhân quay tròn 2 – 3 lần, khám tăng
cường phạm vi hoạt động dần. Đưa tay lên cao, ra trước, ra
sát ngực, ngoái về phía sau sao cho bệnh nhân cảm thấy đau
mà vẫn chịu được, làm như vậy 3 – 9 lần.
2 bàn tay thầy, nắm chặt bàn tay bệnh nhân kéo dãn toàn bộ
tay, lúc này người bệnh phải ngả về hướng ngược lại.
2 tay thầy thuốc đan vào nhau đặt tay bệnh nhân lên khuỷu
tay ,thầy thuốc ,hai bàn tay thầy thuốc ép vai bệnh nhân
xuống đồng thời nâng tay bệnh nhân lên 3-5 lần
vận động khớp khuỷu tay : theo nguyên lý chung 3-6 lần
Vận động khớp cổ tay :xòe bàn tay thầy thuốc đan ngón tay
bệnh nhân ,một tay còn lại nắm cổ tay bệnh nhân vận động
xoay tròn kéo giãn đẩy ngươc lại
Vận động khớp háng : bệnh nhân nằm ngửa ,gác chân này lên
gối chân kia,ép gối đó xuống giường 3-5 lần co chân lại
chếch bàn chân ra phía ngoài đẩy đầu gối ép về phía đùi bên
kia 3-5 lần co chân và gấp đùi lên bụng 2-5 lần .Thẳng chân
dạng 2 chân khép lại
Vận động khớp gối : bệnh nhân nằm sấp ,gập gót chân lên mông
ép mạnh,rồi nằm ngửa bắp chân bệnh nhân gác lên cẳng tay
thầy thuốc làm động tác vận động co duỗi rồi đột nhiên ấn
mạnh vào đầu gối làm gối linh hoạt trơn tru
Vận động khớp cổ chân : một tay nắm lấy cổ chân còn tay kia
nắm các ngón chân quay cổ chân ,nâng bàn chân lên xuống cuối
đông tác này kéo giãn bàn chân .Hai bàn tay nắm lấy bàn chân
bệnh nhân 2 ngón cái ôm lấy 2 mắt cá chân trong ngoài ,ấn
xuống và đưa lên,vặn trong ra ngoài 3-5 lần
Vận động khớp cùng chậu: bệnh nhân nằm ngửa ,co gập chi dưới
vao bụng,1 tay giữ chân 1 tay đẩy đầu gối sang 2 bên,bệnh
nhân ôm gối nằm ngửa,thầy thuốc vận động bệnh nhân đầu lên
xuống.
Vận động sống lưng: bệnh nhân nằm nghiêng,gối đầu lên
tay,chân dưới thẳng,chân trên co,tay trên co lại trên
sườn,khuỷu tay thầy thuốc để lên mông,tay kia để trên
vai,vận động ngược chiều nhau cho lưng bệnh nhân mềm sau đó
đột ngột ấn mạnh mông bệnh nhân xuống giường,đẩy vai bệnh
nhân về phía sau tạo tiếng kêu ở lưng .
Vê,vuốt: dùng ngón tay trỏ,ngón cái vê theo 2 đường ngược
chiều nhau,hay vuốt dọc theo các ngón tay,chân,các khớp nhỏ
làm trơn khớp thông khí huyết.
Rung: kéo tay bệnh nhân căng ra,rung cổ tay thầy thuốc làm
chi bệnh nhân rung nhẹ như làn sóng.Đặt tay lên cơ bệnh
nhân,thầy thuốc rung cổ tay làm cơ da bệnh nhân rung lên,vừa
rung vừa vuốt .Tác dụng : mềm cơ,giảm nhiệt,chống mệt mỏi.
b-Tư thế: nói chung nên chọn tư thế sao cho thoải mái để
bấm,nắn,xoa,xát huyệt cho thuận tiện dễ dàng
Tùy động tác và thời gian có thể nằm,ngồi tại giường hay
điđứng nơi thoáng mát
Khi làm,dù lâu hay chóng,kinh nghiệm cho thấy,tập trung tư
tưởng thì động tác chính xác hơn,hiệu quả đạt được nhiều và
chóng khỏi hơn.
No comments:
Post a Comment