Ngũ hành ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể của chúng ta?
Theo y học Trung Quốc, cơ thể con người được chia thành ngũ tạng, cụ
thể là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các bộ phận cơ thể và các mô của con người đều
tương ứng với ngũ hành. Để duy trì sức khỏe, ngũ tạng của cơ thể không chỉ tự động
điều chỉnh theo thuyết âm dương, mà cùng lúc nó còn phối hợp với các yếu tố ngũ
hành từ bên ngoài.
Các nhà triết học Trung Quốc xem năm phương cách thể hiện của khí
trong vũ trụ như là ngũ hành.
Trong thế giới bên ngoài, mọi người hầu như đều phản ứng với
các hiện tượng như khí hậu, màu sắc, âm thanh… Có các loại khí hậu như xuân, hạ,
thu, đông; có những màu sắc như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây; âm thanh có
các nốt như đồ, rê, mi, sol và la.
Thực tế, ngay cả các yếu tố đạo đức và lương tâm cũng tương ứng với
ngũ hành. Ví dụ, lòng nhân từ là mộc (nhân), sự ngay thẳng là kim (nghĩa), sự
khôn ngoan là thủy (trí), sự đúng mực là hỏa (lễ) và sự tin tưởng là thổ (tín).
Ngũ tạng của con người kết nối với thế giới bên ngoài thông qua năm
cửa sổ. Y học cổ truyền Trung Quốc gọi chúng là những “đường thông” hay “khiếu”.
Đối với lá lách, đó là miệng; đối với phổi, đó là mũi; đối với
gan, đó là mắt; đối với tim, đó là lưỡi; đối với thận, đó là tai. Con người
nhận biết về thế giới bên ngoài thông qua các lỗ này.
Hãy xem xét mối quan hệ giữa ngũ tạng và ngũ hành.
Ngũ hành: thổ, kim, mộc, hỏa và thủy.
Ngũ khiếu: miệng, mũi, mắt, lưỡi và tai.
Ngũ sắc: vàng, trắng, xanh lá cây, đỏ và đen.
Ngũ âm: đồ, rê, mi, son và la.
Ngũ tạng: lá lách, phổi, gan, tim và thận.
Lục phủ: dạ dày, ruột già, túi mật, ruột non và bàng quang.
Ngũ đức (hay ngũ thường): tín, nghĩa, nhân, lễ, trí.
Ngũ sắc, ngũ âm, ngũ đức thể hiện các khía cạnh khác nhau, nhưng
chúng đều truyền đạt một điều như nhau. Chỉ khi các âm nhạc thật sự tinh khiết
thì chúng mới có thể truyền cảm hứng cho con người để kết nối với Đạo và đánh
thức lương tâm của con người.
Vậy thì ngũ hành ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Ví dụ, “kim” được
sinh ra bởi “thổ”, “thổ” lại được sinh ra bởi “hỏa”. “Thổ” khắc “thủy”, và nó lại
bị khắc bởi “mộc”. Nếu tất cả các yếu tố này nằm trong một mối quan hệ ẩn dụ với
con người, nó sẽ trông như thế này – một người đàn ông đạo đức rất yêu thương
và tử tế với con cái của ông, kính trọng cha mẹ ông, quan tâm đến những người
dưới quyền ông, và đồng thời cũng chân thành và thẳng thắn với cấp trên của
ông.
Như vậy, mỗi yếu tố (hành) đều có quan hệ mật thiết với bốn yếu tố
(hành) còn lại. Do đó, khi mà tai, cửa thông của thận, nghe được một bản nhạc
tuyệt vời, thì bốn cơ quan khác cũng có được lợi ích. Khi mà mắt nhìn thấy điều
gì tao nhã, bốn cơ quan còn lại cũng được chia sẻ điều đẹp đẽ này. Khi những ý
nghĩa sâu xa của âm thanh và màu sắc truyền tới các cơ quan bên trong, chúng
làm thức dậy các yếu tố đạo đức của chúng ta. Nói cách khác, nó giúp con người
tuân theo các nguyên tắc của vũ trụ và hành xử một cách đúng đắn.
NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC
1. Ngũ hành và Tạng phủ
- Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra
trước, ta thấy :
- Trán thuộc Tâm.
- Cằm thuộc Thận.
- Má bên trái thuộc Can.
- Má bên phải thuộc Phế.
- Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.
Thí dụ : Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh
lý ở thận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở
tâm...
- Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy :
- Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
- Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
- Nửa bên trái thuộc Can.
- Nửa bên phải thuộc Phế.
- Bụng thuộc Tỳ.
Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh : Thí dụ :
- Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thể
như : bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh...
- Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy
nước mắt sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói
khó khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)...
2. Về sinh lý :
a) Quan niệm cổ truyền :
Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với
Ngũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của Ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ
hành.
+ Can và Hành mộc : Tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng
của Can là 1 vị tướng, vì thế, dùng hành Mộc ví với can.
+ Tâm và Hành hỏa : Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt
và lưỡi, vì thế, dùng hành Hỏa ví với Tâm.
+ Tỳ và Hành thổ : Đất là mẹ đẻ của muôn vật giống là con người sinh
tồn được là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế, dùng Hành thổ
ví với Tỳ.
+ Phế và Hành kim : Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con
người phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế, dùng hành Kim ví với Phế.
+ Thận và Hành thủy : Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi chỗ
giống như nước uống vào, một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo đường tiểu
bài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận.
b) Quan điểm hiện đại :
Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong
Ngũ hành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.
- Hành Mộc và sự vận động : Đó là sự vận động của các cơ bắp, các sợi
cơ ở khắp cơ thể. (Cơ năng phát động).
- Hành Hỏa và sự phát nhiệt : Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự
chuyển hóa của các tế bào. (Cơ phát nhiệt).
- Hành Thổ và sự bài tiết (Cơ năng bài tiết) : Đó là vận động đưa chất
ra ngoài cơ thể.
- Hành Kim và sự hấp thụ (Cơ năng hấp thụ) : Đó là vận động thu hút
các chất vào.
- Hành Thủy và sự tàng trữ (Cơ năng tàng trữ) : Đó là vận động tàng
trữ các chất trong cơ thể để dùng khi cần thiết.
Giữa 2 quan niệm cổ điển và hiện đại, có 1 số điều khác biệt :
- Nếu đứng về quan niệm cổ điển , chỉ có 5 chức năng tương ứng : Can
Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy. Khi nói đến Can là phải nói đến Mộc,
Tâm phải đi với Hỏa... Nếu nói Tâm Thủy hoặc Can Thủy... sẽ bị cho là sai hoặc
không biết gì về Ngũ hành ! Nếu chỉ hiểu Can là Mộc, Tâm là Hỏa... sẽ khó có thể
giải thích được các cơ chế sinh bệnh 1 cách toàn diện được.
Thí dụ : Cũng bệnh về Tỳ.
- Hỏa của Tỳ vượng gây nôn ra máu.
- Mộc của Tỳ vượng gây co thắt bao tử.
- Thủy của Tỳ suy gây tiêu chảy.
Nếu chỉ quy Tỳ vào hành Thổ thì khó có thể giải thích được các dấu
hiệu gây bệnh do Mộc và Thủy... của Tỳ đã gây ra.
Như vậy, nếu xét một cách rộng hơn thì : Mỗi tạng phủ đều có Ngũ
hành chi phối.
- Can Mộc, Can Hỏa, Can Thổ, Can Kim, Can Thủy.
- Tâm Hỏa, Tâm Thổ, Tâm Kim, Tâm Thủy, Tâm Mộc.
- Tỳ Thổ, Tỳ Kim, Tỳ Thủy, Tỳ Mộc, Tỳ Hỏa.
- Phế Kim, Phế Thủy, Phế Mộc, Phế Hỏa, Phế Thổ.
- Thận Thủy, Thận Mộc, Thận Hỏa, Thận Thổ, Thận Kim.
Người xưa, khi quy Mộc cho Can, Hỏa cho Tâm... là muốn nhấn mạnh rằng
Mộc có liên hệ và chi phối Can nhiều hơn các tạng khác. Nhưng không phải vì thế
mà cho rằng Mộc không có liên hệ và chi phối các tạng phủ khác.
Hiểu được như vậy, sẽ rất có lợi trong việc điều trị, nhất là trong
việc chọn huyệt châm cứu, kể cả dùng thuốc.
Thí dụ : Cũng 1 đường kinh Can, xét riêng về Ngũ du huyệt ta có :
huyệt Đại Đôn (Can Mộc Huyệt), Hành gian (Can Hỏa), Thái xung (Can Thổ), Trung
Phong (Can kim), Khúc Tuyền (Can thủy).
Các đường kinh khác cũng đều có 5 huyệt tương ứng với Ngũ hành, nhờ
đó, giúp cho việc chọn huyệt thêm chính xác và hiệu quả hơn.
Thí dụ : Cũng bệnh về mắt :
- Mắt đau, nóng đỏ, biểu hiện Hỏa của Can vượng, phải tả Hỏa huyệt của
Can là huyệt Hành gian.
- Mắt hay bị chảy nước sống là dấu hiệu Thủy của Can suy, cần bổ Thủy
huyệt của Can là huyệt Khúc Tuyền.
- Mắt cận thị yếu kém là dấu hiệu Mộc của Can suy, cần bổ Mộc huyệt
của Can là huyệt Đại Đôn.
Cũng bệnh về mắt mà ở 3 trường hợp chúng ta đã dùng 3 huyệt khác
nhau dù cũng chỉ ở can Kinh. Nếu không hiểu rõ cụ thể sự rối loạn ở hành nào, bệnh
gì cũng chỉ dùng có 1 huyệt duy nhất của kinh Can thì sẽ khó điều trị thành công.
Ngoài ra, đào sâu hơn ta thấy, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và thống
nhất là âm dương, do đó, ta có : Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ,
Dương Thổ, Âm kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy.
Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn huyệt để điều
trị cho thích hợp.
3. Ngũ hành và chẩn bệnh
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc, Ngũ
vị, Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh (Xin xem ở biểu đồ tổng
quát của Ngũ hành, trang cuối của Ngũ hành).
Thí dụ : Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi : "Can
khai khiếu ở mắt" hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi
:" Thận khai khiếu ở Tai"...
4. Ngũ hành và bệnh lý
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc,
Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc, để giải thích các quan hệ bệnh lý khi 1
cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng : thái quá (hưng
phấn) hoặc bất cập (ức chế).
Thí dụ : Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ),
Can khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc khắc Tỳ
Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí Phạm Vị.
Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không phải do Tỳ tự suy yếu.
Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự xáo trộn
ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Thí dụ : Đau trong xương, tiểu nhiều, lưng đau... có thể nghĩ đến Thận
vì : Thận chủ xương, nước tiểu là dịch của Thận, vùng lưng thuộc Thận...
Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thay đổi của 1 Hành, luôn luôn đưa tới sự
thay đổi của cả 5 hành, nhất là trong các Hội chứng bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa
các hành không phải chỉ là giữa 2 - 3 hành mà luôn là mối quan hệ giữa 5
hành...
Mỗi hành khi có sự xáo trộn (Hưng phấn hoặc ức chế), có thể do 5
nguyên nhân :
Thí dụ : Hỏa vượng.
- Có thể do tự nó vượng lên, gọi là Chính Tà.
- Có thể do Mộc vượng làm Hỏa vượng (Mộc sinh Hỏa) tức là do tạng phủ
sinh ra nó gây ra (bệnh từ Mẹ truyền sang con), gọi là Hư Tà.
- Có thể do Thổ vượng, phản sinh Hỏa, tức là do tạng phủ nó sinh ra,
(bệnh từ con truyền sang mẹ) gọi là Thực tà.
- Có thể do Thủy suy, không khắc được Hỏa, tức là có tạng phủ khắc
nó (quy luật Tương Vũ), gọi là Vi Tà.
- Có thể do Kim suy, không phản khắc được Hỏa, nhân cơ hội đó Hỏa
bùng lên theo quy luật Tương Thừa, gọi là Tặc tà.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng :
Đối với 1 Hội chứng, gọi là Hỏa vượng, khi thấy có Mộc vượng, Thổ vượng,
Kim suy và Thủy suy. Gọi là Thủy suy khi thấy có Mộc suy, Kim suy, Thổ vượng và
Hỏa vượng... Các hành khác cũng lý luận tương tự như vậy.
5. Ngũ hành và châm cứu
Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào 1 số huyệt vị nhất định là Tỉnh,
Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ hành
lại thay đổi tùy thuộc vào âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi đầu bằng Mộc,
kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự Tương sinh mà sắp xếp huyệt.
Ngũ
Du
|
Tỉnh
|
Vinh
(Huỳnh)
|
Du
|
Kinh
|
Hợp
|
Kinh
Âm
|
Mộc
|
Hỏa
|
Thổ
|
Kim
|
Thủy
|
Kinh
Dương
|
Kim
|
Thủy
|
Mộc
|
Hỏa
|
Thổ
|
Nhận xét về cách phân chia của cổ điển ta thấy :
Nếu chỉ phân chia như trên, sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn
thống nhất là Âm Dương ngay trong mỗi hành. Ngay trong mỗi hành đều có Âm
dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì vậy, cùng 1 huyệt,
cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau : Dương Hỏa (hưng phấn
Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)...
Thí dụ : Huyệt Ngư tế, tuy là Hỏa huyệt của phế kinh, nhưng cũng có
thể là Phế âm Hỏa hoặc Phế dương Hỏa, tùy theo vị trí bên phải hoặc bên trái của
huyệt.
Việc phân chia cụ thể theo Âm dương sẽ giúp rất nhiều trong việc xác
định và chọn huyệt thích hợp trong điều trị.
Thí dụ : Người bệnh ho ra máu, chứng này do Hỏa của Phế vượng lên.
Tuy nhiên :
- Trong trường hợp cấp tính,
thực chứng, do Dương Hỏa vượng, cách chữa là Tả Dương Hỏa huyệt của Phế tức
Tả huyệt Ngư tế bên trái.
- Trong trường hợp mãn tính,
hư chứng, do Âm Hỏa suy, không ức chế được Dương Hỏa làm cho dương Hỏa bùng
lên, cách chữa là phải bổ Âm hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên phải.
6. Ngũ hành và Dược liệu
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với
bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc... đối với tạng phủ.
Đây là nền tảng của việc Quy Kinh.
Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can
Vị cay, màu trắng vào phế...
Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành
để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.
Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm thuốc
với Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận...
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào Dược liệu cũng đang được các
nước ngoài quan tâm đến.
Theo Canadian Consumer Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada, đề ra
chương trình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán ở thị trường, căn cứ theo giá
trị dinh dưỡng của các loại :
- Nhãn xanh đậm trên các
sản phẩm sữa, chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó tốt cho xương và răng. (Xương và
răng là biểu hiện của Thận, màu xanh đen là màu của Thận).
- Màu vàng dán vào bánh
mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của Tỳ, Tỳ
chủ tiêu hóa, sinh cơ nhục...).
- Màu xanh lục dán vào
rau quả là bổ mắt (Can khai khiếu ở
mắt, màu xanh là màu của Can).
- Màu đỏ dán vào cá và thịt
chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ
(màu đỏ là màu của Tâm hỏa, Tâm chủ huyết - Cân cơ thuộc về Can, ở đây là Hỏa
phản sinh Mộc).
7. Ngũ hành và điều trị
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành
thì việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
A.- Tương sinh
Cần nhớ nguyên tắc : "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
a) Hư bổ mẫu : Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu)
và Kim là con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh
lâu ngày, không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp khác giúp nó
phục hồi. Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh ra nó, tức bổ cho
mẹ nó để mẹ nó giúp cho nó.
Thí dụ : Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).
Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là
bổ Phế, tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi,
do đó, cần áp dụng nguyên tắc : "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do
đó phải bổ Tỳ Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi,
ngoài việc dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị
lao phổi phục hồi nhanh hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến :
"Dĩ thổ sinh Kim".
Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu :
- Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể bổ
huyệt Thái uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.
- Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ
sinh Phế Kim.
Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng hợp
La Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có khả năng
kích thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là Melagenia để trị
bệnh Bạch biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu quả. (Nhau thai nhi,
thuộc thổ, bệnh ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp dụng nguyên tắc Thổ sinh
Kim).
b) Thực Tả Tử
Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh bệnh,
thì lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì tả
Mộc lại tả Hỏa.
Thí dụ : Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.
Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm
(an thần).
Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả
huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).
B.- Tương khắc
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.
Thí dụ : Người bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao
cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá... để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy khắc
Hỏa.
BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ BẰNG NGŨ HÀNH
Tạng
Phủ
|
Bổ,
Hư Bổ Mẫu
|
Lý
Do
|
Tả,
Thực Tả Tử
|
Lý
Do
|
Can
Mộc
|
Thận
Thủy
|
Thủy
sinh Mộc
|
Tâm
Hỏa
|
Mộc
sinh Hỏa
|
Tâm
Hỏa
|
Can
Mộc
|
Mộc
sinh Hỏa
|
Tỳ
Thổ
|
Hỏa
sinh Thổ
|
Tỳ
Thổ
|
Tâm
Hỏa
|
Hỏa
sinh Thổ
|
Phế
Kim
|
Thổ
sinh Kim
|
Phế
Kim
|
Tỳ
Thổ
|
Thổ
sinh Kim
|
Thận
Thủy
|
Kim
sinh Thủy
|
Thận
Thủy
|
Phế
Kim
|
Kim
sinh Thủy
|
Can
Mộc
|
Thủy
sinh Mộc
|
7. Ngũ Hành và Phòng Bệnh
- Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng
năm để dự phòng. Thí dụ : Năm Hỏa thái quá, bệnh sốt nhiệt nhiều, bệnh viêm nhiễm
nhiều... cần tăng cường cách phòng chống nhiệt : ăn nhiều thức ăn mát, ở chỗ
thoáng... Bổ các Thủy huyệt...
- Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc
kiêng những gì.
Thí dụ : Thận suy kém, không nên ăn thức ăn quá mặn, vì vị của Thận
là vì mặn, mặn quá làm hại Thận. Không uống nước đá vì Nội Kinh ghi : "Thận
ố Hàn - Thận ghét lạnh"...
8. Ngũ Hành và Biện Chứng
Dùng Ngũ hành, áp dụng vào từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra mối
quan hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào
sâu vào từng hành, tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành như
thế nào về phương diện Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Nếu nắm được phương
pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT QUY LOẠI NGŨ HÀNH
THIÊN
NHIÊN
|
||||||||
Ngũ
hành
Phát
triển
Phương
Thời
gian
Khí
Vị
Sắc
Tính
Quẻ
Số
sinh
Số
thành
|
Mộc
Sinh
Đông
Sáng
Phong
Chua
Xanh
Vặn
Vẹo Thẳng
Tốn
3
8
|
Hỏa
Trưởng
Nam
Trưa
Nhiệt
Đắng
Đỏ
Bốc
lên
Ly
2
7
|
Thổ
Thay
đổi
Trung
ương
Giữa
trưa
Thấp
Ngọt
Vàng
Cấy
gặt
Khôn
5
10
|
Kim
Thu
Tây
Chiều
Táo
Cay
Trắng
Thay
đổi
Đoài
4
9
|
Thủy
Tàng
Bắc
Tối
Hàn
Mặn
Đen
Thấm
xuống
Khảm
1
6
|
|||
CƠ
THỂ
|
||||||||
Tạng
Phủ
Giác
quan
Dư
ra
Thể
Chí
Dịch
Biến
động
Thanh
Âm
Chức
Cơ
năng
Thích
Ghét
Ồ
mắt
Ồ
lưỡi
|
Can
Mộc
Đởm
Mắt
Móng
tay chân
Gân
cơ
Giận
Nước
mắt
Co
quắp
Gọi
Giốc
Tướng
quân
Vận
động
Tỉnh
Rung
động
Tròng
đen
Rìa
trái
|
Tâm
Hỏa
Tiểu
trường
Lưỡi
Tóc
Mạch
máu
Mừng
Mồ
hôi
Nhăn
nhó
Nói
Trủy
Quân
chủ
Tuần
hoàn
Mát
Nóng
nẩy
2
khoé
Đầu
lưỡi
|
Tỳ
Thổ
Vị
Miệng
Da
Thịt
Lo
Nước
miếng
Ọc
Hát
Cung
Cai
kho
Tiêu
hóa
Khô
ráo
Ẩm
ướt
2
mí
Giữa
lưỡi
|
Phế
Kim
Đại
trường
Mũi
Lông
mao
Da
Buồn
Nước
mũi
Ho
Than
Thương
Quản
trị
Hô
hấp
Hoạt
nhuận
Khô
ráo
Tròng
trắng
Rìa
lưỡi
|
Thận
thủy
B.
quang
Tai
Răng
Xương
Sợ
Nước
tiểu
Run
Rên
Vũ
Sức
mạnh
Bài
tiết
Ôn
Lạnh
Con
ngươi
Cuống
lưỡi
|
|||
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ
I. ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết tạng phủ còn gọi là học thuyết tạng tượng
Học thuyết tạng phủ còn gọi là học thuyết tạng tượng
Tạng: Các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Tượng: Biểu tượng bên ngoài, các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài.
Tượng: Biểu tượng bên ngoài, các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài.
Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của các nội tạng gọi là Tạng tượng.
Tạng tượng bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng : Ngũ tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng...
Tạng phủ của Đông y không phải là môn học giải phẫu, hình thái học mà có thể tạm coi là môn Cơ thể Sinh Lý học. Mọi hoạt động sinh lý của con người đều từ tạng phủ, mọi thứ biến hóa bện lý cũng đều có liên quan đến tạng phủ
Dựa vào những hoạt động được thể hiện ra bên ngoài, người xưa sắp xếp những nhóm chức năng vào thành Tạng Phủ.
Chẳng hạn như: Thận của Đông y không phải là 2 quả thận đơn thuần mà là những chức năng một phần của Thần kinh trung ương của Sinh dục, Tiết niệu, có liên quan đến cả Hô hấp (Thận nạp khí)...
Trong cơ thể có 5 tạng (Ngũ tạng), 6 phủ (Lục phủ) và những thể chất khác như Não, Tử cung, Khí huyết, Tinh thần và Tân dịch.1. Các tạng:Tạng có chức năng chung là tàng giữ tinh khí. Có 5 tạng chính và 1 phụ là:
Tâm (phụ là Tâm bào) - Can - Tỳ - Phế - Thận. Quan hệ giữa các Tạng là quan hệ Ngũ hành sinh, khắc.
Tương sinh: Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế, Phế sinh Thận, Thận sinh Can.
Tương khắc: Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can.2. Các phủ:Chức năng chung của các Phủ là truyền tống, hấp thu, bài tiết (Phủ có nghĩa là nơi trú ngụ) trên đầy thì dưới vơi và dưới vơi thì trên phải đầy, phải luôn thay đổi.
Ví như khi Vị rỗng thì Đại trường và Bàng quang phải đầy, khi ta ăn vào, Vị đầy thì Đại trường và Bàng quang phải tháo rỗng.
Có 6 phủ là: Đởm - Tiểu trường - Đại trường - Vị - Bảng quang và Tam tiêu.
Ngoài ra còn một số Phủ đặc biệt gọi là Phủ kỳ hằng như Não, Tử cung.
3. Quan hệ giữa Tạng và Phủ:
Là quan hệ Âm Dương, Biểu Lý. Biểu là ở phía bên ngoài, Lý là ở phía bên trong, Biểu thuộc dương, Lý thuộc âm.
Mỗi Tạng đều quan hệ biểu lý với một Phủ.
· Tâm biểu lý với Tiểu trường
· Can biểu lý với Đởm
· Tỳ biểu lý với Vị
· Phế biểu lý với Đại trường
· Thân biểu lý với Bàng quang
· Tâm bào biểu lý với Tam tiêu.
Tạng tượng bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng : Ngũ tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng...
Tạng phủ của Đông y không phải là môn học giải phẫu, hình thái học mà có thể tạm coi là môn Cơ thể Sinh Lý học. Mọi hoạt động sinh lý của con người đều từ tạng phủ, mọi thứ biến hóa bện lý cũng đều có liên quan đến tạng phủ
Dựa vào những hoạt động được thể hiện ra bên ngoài, người xưa sắp xếp những nhóm chức năng vào thành Tạng Phủ.
Chẳng hạn như: Thận của Đông y không phải là 2 quả thận đơn thuần mà là những chức năng một phần của Thần kinh trung ương của Sinh dục, Tiết niệu, có liên quan đến cả Hô hấp (Thận nạp khí)...
Trong cơ thể có 5 tạng (Ngũ tạng), 6 phủ (Lục phủ) và những thể chất khác như Não, Tử cung, Khí huyết, Tinh thần và Tân dịch.1. Các tạng:Tạng có chức năng chung là tàng giữ tinh khí. Có 5 tạng chính và 1 phụ là:
Tâm (phụ là Tâm bào) - Can - Tỳ - Phế - Thận. Quan hệ giữa các Tạng là quan hệ Ngũ hành sinh, khắc.
Tương sinh: Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế, Phế sinh Thận, Thận sinh Can.
Tương khắc: Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can.2. Các phủ:Chức năng chung của các Phủ là truyền tống, hấp thu, bài tiết (Phủ có nghĩa là nơi trú ngụ) trên đầy thì dưới vơi và dưới vơi thì trên phải đầy, phải luôn thay đổi.
Ví như khi Vị rỗng thì Đại trường và Bàng quang phải đầy, khi ta ăn vào, Vị đầy thì Đại trường và Bàng quang phải tháo rỗng.
Có 6 phủ là: Đởm - Tiểu trường - Đại trường - Vị - Bảng quang và Tam tiêu.
Ngoài ra còn một số Phủ đặc biệt gọi là Phủ kỳ hằng như Não, Tử cung.
3. Quan hệ giữa Tạng và Phủ:
Là quan hệ Âm Dương, Biểu Lý. Biểu là ở phía bên ngoài, Lý là ở phía bên trong, Biểu thuộc dương, Lý thuộc âm.
Mỗi Tạng đều quan hệ biểu lý với một Phủ.
· Tâm biểu lý với Tiểu trường
· Can biểu lý với Đởm
· Tỳ biểu lý với Vị
· Phế biểu lý với Đại trường
· Thân biểu lý với Bàng quang
· Tâm bào biểu lý với Tam tiêu.
II. CHỨC NĂNG CÁC TẠNG:
1. Tạng Tâm (phụ Tâm bào):Tâm
thuộc hành Hoả, là tạng đứng đầu các tạng phủ (Quân chủ chi quan). Tâm
khai khiến ra lưỡi, vinh nhuận ra mặt, có những chức năng:
· Tâm chủ thần minh: Hay còn nói là Tâm tàng Thần. Tâm làm chủ những hoạt động tâm thần như nhận thức, tư duy, trí nhớ, thông minh, tương ứng những chức năng của vỏ đại não.
· Tâm chủ huyết mạch: Tâm phụ trách về tuần hoàn và máu. Huyết liên quan nhiều tạng khác như Can, Tỳ, Thận, nhưng Tâm là chính.
· Tâm bào: Là bộ phận bên ngoài như tấm áo ngoài của Tâm, có chức năng bảo vệ Tâm.
· Tâm chủ thần minh: Hay còn nói là Tâm tàng Thần. Tâm làm chủ những hoạt động tâm thần như nhận thức, tư duy, trí nhớ, thông minh, tương ứng những chức năng của vỏ đại não.
· Tâm chủ huyết mạch: Tâm phụ trách về tuần hoàn và máu. Huyết liên quan nhiều tạng khác như Can, Tỳ, Thận, nhưng Tâm là chính.
· Tâm bào: Là bộ phận bên ngoài như tấm áo ngoài của Tâm, có chức năng bảo vệ Tâm.
2. Tạng Can:
Can thuộc hành Mộc, tính ưa vận động và vươn toả, phò tá cho Tâm; cùng với Đởm là cơ sở cho tính quyết đoán, dũng cảm. Ta nói: Người can đảm; người to gan, lớn mật là dựa vào tính cách của tạng Can và Đởm.
Can khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, chân.
· Can tàng huyết: Can chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Khi ngủ, máu về Can, khi hoạt động Can đưa máu tới các bộ phận. Xuất huyết có quan hệ tới chức năng của Can.
· Can chủ sơ tiết: Sơ là xua đẩy, tiết là ngọn ngành. Can thúc đẩy khí huyết đến mọi bộ phận trong cơ thể. Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thư thái.
· Can chủ cân: Cân được hiểu là các giây chằng quanh khớp, cũng là những thần kinh ngoại biên. Chứng teo cơ cứng khớp, chân tay co quắp hoặc co giật là chứng bệnh thuộc Can.
3. Tạng Tỳ:
Tỳ thuộc hành Thổ, tính ôn hoà, nhu nhuận, đảm nhiệm công việc hậu cần cho cơ thể, chức năng hậu thiên. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi có các chức năng.
· Tỳ chủ vận hoá: Tỳ cùng Vị đảm nhiệm việc tiêu hoá thức ăn, chuyển thành Tinh chất. Tỳ vận hoá tốt cơ thể hoạt động và phát triển tốt.
· Tỳ thông huyết, nhiếp huyết: Tỳ sinh tinh (hậu thiên), tinh chuyển thành huyết. Tỳ đồng thời giúp huyết vận hành đúng đường. Chứng xuất huyết kéo dài có liên quan đến chức năng của Tỳ. · Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: Tỳ trực tiếp nuôi dưỡng các cơ bắp, chân tay. Tỳ tốt thì cơ bắp chắc, chân tay vững mạnh. Chứng sa nội tạng có liên quan đến Tỳ.
4. Tạng Phế:
Phế thuộc hành Kim, có liên quan đặc biệt với Tâm vì cùng ở thượng tiêu, quan hệ Tâm - Phế là quan hệ Khí - Huyết. Phế khai khiếu ra mũi, vinh nhuận ra tiếng nói, có những chức năng:
· Phế chủ khí, chủ hô hấp: Phế tiếp thu thanh khí và đào thải trọc khí, tiếp nhận tinh chất từ Tỳ chuyển lên, phối hợp khí trời thành Tông khí.
Sự thở và tiếng nói trực tiếp do Phế đảm nhiệm. Chứng ho, khó thở, khản tiếng đều liên quan tạng Phế.
· Phế chủ tuyên phát, túc giáng:
- Tuyên phát là đưa khí ra kinh mạch, đặc biệt đưa Vệ khí ra phần biểu để bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà.
- Túc giáng là điều hành và phân bố thuỷ dịch trong cơ thể. Nếu trắc trở, nước sẽ ứ đọng cục bộ gây phù nề, thường ở phần trên cơ thể (Phù dị ứng).
· Phế chủ bì mao:
Phế đảm nhiệm phần biểu của cơ thể gồm da, lông. Hiểu rộng ra là hệ thống bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch.
Hay bị cảm mạo, mụn nhọt, dị ứng đều liên quan chức năng của Phế.
5. Tạng Thận:
Thận thuộc hành Thuỷ, là gốc của tiêu thiên (di truyền, huyết thống), quan hệ với Tâm là quan hệ Thuỷ - Hoả, Thận khai khiếu ra Tai và nhị âm (Hậu môn và lỗ đái), vinh nhuận ra Răng, Tóc. Tạng Thận có 2 phần gọi là:
- Thận âm hay Thận thuỷ bao gồm thận tinh.
- Thận dương hay Thận hoả bao gồm thận khí.
Thận có những chức năng:
· Thận chủ thuỷ: Thận cai quản và phân bố các thuỷ dịch trong cơ thể. Tuy nhiên mỗi tạng lại liên quan trực tiếp đến một loại dịch:
- Mô hôi là Tâm dịch
- Nước mắt là Can dịch
- Nước mũi là Phế dịch
- Nước bọt là Tỳ dịch
- Nước tiểu là Thận dịch.
Thận khí hoá nước, tham gia vào việc chuyển hoá nước trong cơ thể, cùng với:
- Tỳ vận hoá thuỷ thấp
- Phế thông điều thuỷ đạo
- Tam tiêu là đường thuỷ dịch của cơ thể.
Thận thanh lọc nước để đưa lên Phế và dồn phần trọc xuống Bàng quang để bài tiết ra ngoài.
· Thận tàng Tinh: Thận tàng giữ tinh tuý của cơ thể:
- Tinh hậu thiên do nguồn ăn uống, là chất nuôi dưỡng cơ thể, còn goi là tinh tạng phủ.
- Tinh tiên thiên còn gọi là tinh sinh dục; là hệ thống gien di truyền trong các tế bào sinh dục.
Quá trình sinh dục và phát dục do tinh tiên thiên và hậu thiên quyết định, liên quan trực tiếp đến thận khí.
- Quá trình phát dục ở nữ tính theo số 7:
7 tuổi: thân khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài.
14 tuổi: thiên quý đến, có kinh, có thể mang thai.
21 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể lớn mạnh.
28 tuổi: phát triển cực mạnh mọi mặt.
35 tuổi: bắt đầu suy.
42 tuổi: suy rõ
49 tuổi: thiên quý cạn. Mãn kinh.
- Quá trình phát dục ở nam tính theo số 8:
8 tuổi: thận khí thực, răng tóc thay.
16 tuổi: thận khí thịnh, thiên quý đến, có thể sinh con.
24 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể cường tráng.
32 tuổi: phát triển cực mạnh moi mặt.
40 tuổi: bắt đầu suy.
48 tuổi: suy rõ, phải dùng kính, tóc bạc.
56 tuổi: can khí suy yêu, gân mạch kém.
64 tuổi: thiên quý cạn, râu tóc bạc, răng long không sinh sản được.
(Ghi chú: Ngày nay con người có khác xưa nên tuổi thọ kéo dài, thể lực tăng hơn.
Phân loại theo quốc tế: 50-60 mới là trung niên; 60-70 mới là người có tuổi, trên 70 mới là người già)
· Thận chủ mệnh môn hoả: Mệnh môn hoả là quá trình sinh nhiệt lượng, năng lượng cần thiết cho những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Hoả của Thận được coi là "Tướng hoả" ví tựa như sức nóng trong lòng đất so với sức nóng mặt trời là quân hoả.
Hoả của Thận suy sẽ ảnh hưởng ngay đến chức năng của Tâm và Tỳ.
· Thận nạp khí: Trong hô hấp, thận phụ trách động tác hấp còn Phế phụ trách động tác thở ra (Hô). Bệnh hen phế quản có liên quan đến tạng Thận.
· Thận chủ xương tuỷ, liên quan Não: Tinh sinh ra tủy, tủy sinh cốt. Chứng còi xương, chậm đi ở trẻ, rụng răng ở người lớn có liên quan tạng Thận.
Thận cũng luôn bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận tinh hư, trí tuệ chậm phát triển, đần độ nên phải bổ Thận.
Tinh sinh huyết, huyết nuôi dưỡng tóc nên sự thịnh suy của Thận ảnh hưởng đến tóc.
1. Đởm: Đởm chứa mật, giúp cho Tỳ tiêu hoá, Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ quyết đoán. Chứng hoàng đản có liên quan trực tiếp tới Đởm.
2. Vị: Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, giúp cho Tỳ vận hoá thức ăn. Vị và Tỳ được coi là gốc của hậu thiên. Dựa vào Vị khí người ta tiên lượng tốt xấu của bệnh và đánh giá kết quả điều trị. "Còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết". Bảo vệ Vị khí là một nguyên tắc điều trị của Đông y.
3. Tiểu trường: Tiểu trường phân lọc tinh chất do Tỳ vận hoá từ thức ăn. Phần thanh được hấp thu tại Tiểu trường rồi đưa lên Phế; phần trọc chuyển xuống Bàng quang và Đại trường để bài tiết ra ngoài.
Tiểu trường biểu lý với Tâm nên Nhiệt ở tạng Tâm có thể đi xuống Tiểu trường gây chứng đái máu.
4. Đại trường: Đại trường chứa đựng và bài tiết phân. Các chứng lói dom (thoát giang), trĩ, lỵ là bệnh của Đại trường. Đại trường quan hệ biểu lý với Phế nên bệnh của Đại trường ảnh hưởng đến Phế. Phế nhiệt gây táo bón và ngược Đại trường bón sẽ gây ho.
5. Bàng quang: Bảng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Thận hư sẽ gây rồi loạn tiểu tiện. Các chứng đái đục, đái buốt, đái rắt liên quan đến Bàng quang.
6. Tam tiêu: Tam tiêu là 3 phần của thân mình: Thượng tiêu là phần từ miệng đến tâm vị; trung tiêu là phần từ tâm vị đến môn vị; hạ tiêu là phần từ môn vị đến hậu môn.
· Tam tiêu là đường phân bố thuỷ dịch trong cơ thể: nước ở thượng tiêu toả như mây mù, ở trung tiêu đọng lại như ao hồ, ở hạ tiêu chảy như nước trong suối lạch. Lực điều hành thuỷ dịch do Phế khí (Phế thông điều thuỷ đạo).
· Tam tiện cũng là 3 trung tâm phát nhiệt của cơ thể.
IV. CÁC THỂ CHẤT KHÁC:
1. Khí - Huyết: Khí và Huyết quan hệ âm dương. Khí là dương, Huyết là âm. Khí Huyết
Huyết là mẹ của Khí, Khí là thống soái của Huyết. Khí hành, Huyết hành; Khí trệ, Huyết ứ.
1.1. Khí:
Khí là động lực cho mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tạng cần một dạng khí riêng goi theo tên tạng đó như Tâm khí, Thân khí, Can khí, Tỳ khí, Phế khí.
Dựa vào nguồn xuất phát của khí ta có:
- Tông khí từ Thượng tiêu (Tâm Phế)
- Trung khí từ Trung tiêu (Tỳ Vị)
- Nguyên khí từ Hạ tiêu (Can Thận).
1.2. Huyết:
Huyết là chất dịch màu đỏ được Thận tạo ra từ Tinh, Huyết do Tâm chủ quản, do Tỳ khống nhiếp và được tàng chứa tại Can.
2. Tinh - Thần:Tinh và Thần quan hệ âm dương, Tinh là âm, Thần là dương. Tinh dồi dào đày đủ thì Thần minh mẫn, vững vàng.
2.1. Tinh:
Tinh là cơ sở vật chất, Khí và thần đều do Tinh. Tinh, Khí, Thần là yếu tố cơ bản của sự sống. Tinh bao gồm Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên có quan hệ hỗ tương.
· Tinh tiên thiên là bẩm tố từ bô mẹ, là hệ gien trong các nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục, tinh trực thuộc Thận, mang tính huyết thống, đặc điểm giống nòi.
· Tinh hậu thiên do Tỳ vận hoá thức ăn. Tinh hậu thiên là nguồn động lực cho các Tạng Phủ.
Muối cải tạo giống nòi cần quan tâm bồi dưỡng, cải tạo cả hai loại tinh: tinh tiên thiên (giống, gieo) và tinh hậu thiên (thức ăn, môi sinh).
2.2. Thần:
Thần bao gồm những hoạt động tâm thần, tư duy, ý thức đồng thời chỉ huy, điều hoà chức năng của các tạng phủ. Tinh, Khí đầy đủ thì Thần sáng suốt, vững vàng, có thể coi Thần là biểu hiện của Tâm qua ánh mắt, vẻ mặt và ứng xử.
3. Tân - Dịch:Tân, Dịch là hai loại chất lỏng, thuộc âm, do Thận chủ quan, nguồn gốc từ Tỳ tạo ra.
· Tân: Là chất dịch trong, dịch gian bào.
Tác dụng làm nhu nhuận da thịt.
Ỉa chảy, ra mồ hôi nhiều sẽ làm Tân khô kiệt (Hội chứng mất nước và điện giải).
· Dịch: Là chất dịch đục thường ở trong bao khớp.
Tác dụng làm trơn nhờn khớp xương.
Sốt cao, ỉa chảy, nôn, ra mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm khô cạn Tân dịch. Rối loạn chức năng của Phế, Tỳ, Thận làm ứ đọng Tân dịch gây chứng phù thũng.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT CỦA ĐÔNG Y
Đông y là một
ngành khoa học thật sự - chúng ta phải khẳng định chân lý này để xua đi
định kiến rằng đây chỉ là các loại “thuốc” Sơn Đông mãi võ, đó còn là
thể hiện sự tôn kính của mình với các bậc tiền bối đã bỏ bao tâm huyết
vì nền Y học cổ truyền nước nhà
TÍNH HỆ THỐNG CỦA CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÔNG Y
Đông
y là một ngành khoa học thật sự - chúng ta phải khẳng định chân lý này
để xua đi định kiến rằng đây chỉ là các loại “thuốc” Sơn Đông mãi võ, đó
còn là thể hiện sự tôn kính của mình với các bậc tiền bối đã bỏ bao tâm
huyết vì nền Y học cổ truyền nước nhà. Thực vậy, từ lương y Lê Hữu
Trác, Tuệ Tĩnh Thiền Sư đến GS.Đỗ Tất Lợi, GS. Hoàng Bảo Châu...; từ
nhận thức, phân biệt dược liệu ban đầu đến phát triển phương pháp nghiên
cứu và kiểm nghiệm hiện đại kiểm tra chất lượng dược liệu; từ tiếp thu y
lý, dược lý của các nước phương Đông đến khi xuất bản những tác phẩm đồ
sộ của mình. Nền y học cổ truyền nước nhà đã trải qua bao thăng trầm
vẫn giữ vững được chỗ đứng và Nhà nước ta vẫn không ngừng đưa ra những
đề án, quy hoạch trong chiến lược phát triển dược liệu và thuốc từ dược
liệu, định hướng đến năm 2030. Bởi vì thực tế cho thấy, cùng với nền Tây
y đang phát triển như vũ bão, Đông y vẫn chiếm một vị trí quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khỏe. Việc phân tích 4 đặc điểm chung của
nền Đông y: tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn và tính đặc trưng
sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bộ môn khoa học
này nói chung và thuốc từ dược liệu ứng dụng trong khám chữa bệnh nói
riêng hiện nay.
HỆ THỐNG LÝ LUẬN ĐÔNG Y:
Đông y học (Oriental medicine) là thuật ngữ chung cho y học cổ truyền ở các nước phương Đông. Oriental Study- Đông phương học cũng là tên một môn học chuyên sâu của nhiều quốc gia trên thế giới, và từ “Oriental” cũng thường xuất hiện trong tên các đơn vị sản xuất thuốc Đông y như Oriental Pharmacetical Company, hay viết tắt là OPC. Nét đặc trưng của văn hóa phương Đông cũng thể hiện rất rõ nét trong Đông y. Lý luận cơ sở của Đông y xây dựng theo quan niệm “người tương ứng với thiên nhiên”:người là phần tử của vũ trụ, sự sống còn và bệnh tật có quan hệ mật thiết với thiên nhiên.
Đông y học (Oriental medicine) là thuật ngữ chung cho y học cổ truyền ở các nước phương Đông. Oriental Study- Đông phương học cũng là tên một môn học chuyên sâu của nhiều quốc gia trên thế giới, và từ “Oriental” cũng thường xuất hiện trong tên các đơn vị sản xuất thuốc Đông y như Oriental Pharmacetical Company, hay viết tắt là OPC. Nét đặc trưng của văn hóa phương Đông cũng thể hiện rất rõ nét trong Đông y. Lý luận cơ sở của Đông y xây dựng theo quan niệm “người tương ứng với thiên nhiên”:người là phần tử của vũ trụ, sự sống còn và bệnh tật có quan hệ mật thiết với thiên nhiên.
Trong vũ trụ, hai khí âm dương (yin and yang)vận chuyển không ngừng, mà muôn vật được hình thành và tồn tại. Dưới đất có ngũ hành(five phases)là
nước (thủy), lửa (hỏa), cỏ cây (mộc), kim loại (kim), đất (thổ) là
những yếu tố hình thành nên vật chất. Trên trời có lục khí: gió (phong),
lạnh (hàn), mưa ẩm (thấp), nắng (thử), khô (táo), nóng (hỏa). Sáu khí
này chuyển vận luôn luôn tạo nên trạng thái thay đổi của thời tiết 4
mùa. Sự sinh tồn của con người cũng như của muôn vật đều phụ thuộc vào
các yếu tố thiên nhiên: ngũ hành, lục khí.
Câu nói của nhà sử học người Anh, Thomas Fuller: “Khi trời đẹp hãy chuẩn bị cho thời tiết xấu” (In fair weather prepare for foul)
với nghĩa đen nhắc nhở chúng ta thận trọng lưu tâm đến sự biến hóa khó
lường của thời tiết, hay rộng hơn là những quy luật của giới tự nhiên.
Thuyết âm dương và ngũ hành cũng vậy, để tìm ra quy luật vận hành của nó
trong vũ trụ nói chung và cơ thể chúng ta nói riêng cũng không phải
việc đơn giản.
Con
người bẩm sinh do tinh huyết của cha mẹ, được nuôi dưỡng và bồi đắp
không ngừng với 2 khí âm dương bên ngoài: hít thở không khí của khí trời
(khí dương) và ăn uống các vật chất sản sinh từ đất (khí âm) mà tồn
tại. Trong cơ thể có 2 khí âm dương luôn luôn chuyển động ở thế cân
bằng:
- Âm đại diện cho vật chất, thủy: tân dịch (fluid and humor), tinh (essence), huyết (blood).
- Dương đại diện cho cơ năng, hỏa: nhiệt năng (heat energy), khí (qi), thần (spirit).
Những yếu tố này tạo nên nguồn dinh dưỡng của toàn thân và chức năng sinh lý của ngũ tạng, lục phủ(Five viscera and six bowels).
Ngũ
tạng là Can, Tâm, Tì, Phế, Thận (nôm na có thể xem tương ứng với gan,
tim, lá lách, phổi và thận); Lục phủ là Đởm, Tiểu tràng, Vị, Đại tràng,
Bàng quang và Tam tiêu (tương ứng với mật, ruột non, dạ dày, ruột già,
bàng quang và 3 trung tâm năng lượng). Lưu ý tạng tượng của Đông y chỉ
là lý thuyết (thiên về chức năng), không phải là những bộ phận cơ thể
theo giải phẫu học (anatomy) của y học hiện đại. Ví dụ như tạng thận (kidney)
không phải là quả thận (như đã nói ở trên) mà gồm có thận âm, thận
dương, thận khí và cả một hệ thống kinh mạch liên quan đến thận. Vì vậy
bệnh nhân bị thận suy khá nặng (tiểu đêm, tiêu chảy, đau lưng, di tinh (seminal emission), hoạt tinh (spermatorrhea), đau nhức khớp xương, nhức đầu, ù tai...) nhưng có thể kết quả chụp quang cho thấy quả thận không có vấn đề gì.
Con
người là một vũ trụ thu nhỏ. Mối liên hệ mật thiết giữa con người và
thiên nhiên thể hiện mối quan hệ giữa ngũ tạng, lục phủ và ngũ hành, lục
khí:
Ngũ
tạng, lục phủ biến hóa và chuyển vận Khí Huyết nuôi dưỡng toàn thân.Các
Tạng đều giữ Tinh để trữ ở thận. Tinh sung vào tủy, tủy dồn về não.
Thần được chứa trong Tâm và các tạng đều có chức năng về hoạt động tinh thần: Can chủ mưu toan, tính toán nhưng hay tức giận; Tâm chủ vui mừng nhưng cũng kinh cuồng; Tì chủ suy nghĩ nhưng hay lo lắng; Phế chủ thương tiếc nhưng hay buồn sầu; Thận có chí bền nhưng hay run sợ.
Thần được chứa trong Tâm và các tạng đều có chức năng về hoạt động tinh thần: Can chủ mưu toan, tính toán nhưng hay tức giận; Tâm chủ vui mừng nhưng cũng kinh cuồng; Tì chủ suy nghĩ nhưng hay lo lắng; Phế chủ thương tiếc nhưng hay buồn sầu; Thận có chí bền nhưng hay run sợ.
Đặc biệt, các tạng phủ đều liên lạc với các bộ phận của cơ thể từ đầu não đến tay chân bằng mạng lưới của hệ kinh lạc.Kinh lạc(meridian and collateral)
là nơi tuần hoàn của khí huyết để nuôi dưỡng toàn thân, duy trì hoạt
động bình thường của cơ thể nhưng cũng là đường mà các tác nhân gây bệnh
từ bên ngoài (ngoại tà) sử dụng để xâm nhập vào các Tạng Phủ.
Chính vì sự liên lạc chặt chẽ giữa các bộ phận cơ thể, tạng phủ và kinh
lạc nên thông qua biểu hiện mạch tượng ở hai tay, có thể biết tình hình
sinh lý, bệnh trạng của các tạng phủ và cơ thể, làm cơ sở cho việc chẩn
đoán để trị bệnh. Đây là phép Thiết một trong 4 phép xác định bệnh của Đông y (tứ chẩn): Vọng chẩn (Inspection– nhìn), Văn chẩn (Listening and smelling examination – nghe, ngửi),Vấn chẩn (Inquiry- hỏi) và Thiết chẩn (Palpation-sờ nắn, bắt mạch).
Bệnh
là do sự thiên lệch của âm dương trong cơ thể kết hợp với nhân tố bên
ngoài, gây trở ngại cho công năng chuyển hóa của tạng phủ, khí huyết. Do
đó, xác định phương hướng trị bệnh là loại trừ các nhân tố gây bệnh và
điều bổ tạng phủ, khí huyết hư yếu để lập lại trạng thái ban đầu của cơ
thể. Trước đây khi thấy các Bác sĩ Y học cổ truyền kê đơn không theo một
phác đồ điều trị chuẩn nào, tuy ghi chẩn đoán giống nhau nhưng toa
thuốc từng thầy lại kê khác nhau, chúng ta dễ hoài nghi về hệ thống lý
luận chẩn đoán và điều trị trong Đông y. Tuy nhiên khi kiên nhẫn đào sâu
tìm hiểu bằng một thái độ học hỏi nghiêm túc, khách quan, rõ ràng cũng
như các môn khoa học khác, Đông y đã xây dựng cho riêng mình một hệ
thống lý luận nền tảng ngày càng hoàn thiện với rất nhiều phân ngành
được chuyên môn hóa cao.
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐÔNG Y
Môn triết học- môn học được mệnh danh là “khoa học của các ngành khoa học”
với tư duy đòi hỏi chúng ta phải tiếp xúc không ít khái niệm trừu tượng
“khó nuốt”, nhất là các học thuyết cổ đại với nhiều thuật ngữ Hán Việt
chuyên ngành thì Đông y cũng vậy. Song, nếu bạn có hứng thú với chúng
như yêu thích các môn phái trong phim kiếm hiệp, thiết nghĩ tìm hiểu
thêm vài thuật ngữ, khái niệm đi nữa cũng như “luyện” thêm vài chiêu
thức võ công mà thôi.
Từ
xa xưa, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, con người
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc sử dụng cây cỏ
trong thiên nhiên để điều trị bệnh, và đã ghi chép tập hợp thành sách
lưu truyền lại cho đời sau. Câu chuyện trong bộ phim “Đông Y đại hiệp”
có lẽ bắt đầu từ thời Chiến Quốc (TCN), các y gia mượn danh Hoàng đế
biên soạn sách “Hoàng Đế Nội Kinh”. Tác phẩm kinh điển này được coi như
công trình lý luận hàng đầu của nền y học Đông phương, là cơ sở hình
thành các “môn phái’ khác trong “giang hồ”.Tuy là bộ sách đầu tiên của
Đông y, nhưng tổng hợp hầu như đầy đủ các lĩnh vực nghiên cứu của Y học
phương Đông với nhiều lý luận sâu sắc mà đến nay vẫn còn giá trị.Chẳng
hạn sách nhấn mạnh nguyên tắc chữa bệnh là phải tìm gốc bệnh dựa trên
lối lý luận khoa học và tư duy nhất quán, đồng thời phản đối trị bệnh
bằng các hình thức mê tín, thiếu cơ sở.
Nền
tảng lý luận của Nội kinh đi từ triết học âm dương, ngũ hành. Đặc biệt
là Âm dương. Học thuyết âm dương là quy luật căn bản, phổ biến của
tự nhiên, là biểu hiện của phạm trù trạng thái đặc trưng và
thuộc tính bản chất của nội tại sự vật.Âm dương vừa biểu
hiện thuộc tính cụ thể của hai trạng thái đối lập (sáng tối,
biểu lý, hàn nhiệt…), lại vừa biểu hiện cụ thể trạng thái
hoặc xu hướng vận động của hai trạng thái đối lập (động tĩnh,
trên dưới, trong ngoài, chậm nhanh, tâm thu tâm trương, hít vào thở
ra, hấp thu bài tiết…).
Riêng
Đông y lấy thủy hỏa để tượng trưng cho âm dương: thủy là âm,
hỏa là dương, phản ánh lên đặc tính cơ bản của âm dương. Ví dụ
như thủy tính hàn mà đi xuống; hỏa tính nhiệt mà đi lên.Tiêu
chuẩn chung là: phàm thuộc vận động, hướng ngoại, bên trên, ôn
nhiệt, trong sáng, công năng..đều thuộc phạm trù dương; ngưng
tĩnh, bên trong, đi xuống, hàn lương, tối ám, vật chất… đều
thuộc phạm trù âm.Thuộc tính Âm Dương của sự vật cụ thể không
bao giờ tuyệt đối, mà là tương đối, như sự chuyển hóa của hàn
chứng và nhiệt chứng trong 1 số bệnh lý.
Thầy
thuốc rất coi trọng Âm dương trong chẩn đoán bệnh.Trong biện chứng chẩn
đoán bệnh, người thầy thuốc ưu tiên phân biệt 4 cặp cương lĩnh (thường
gọi là Bát cương- Eight principles):
âm dương, biểu lý (bên ngoài, bên trong), hàn nhiệt, hư thực. Âm dương
là cặp cương lĩnh có tính quyết định và khái quát chung, các cương lĩnh
như biểu, nhiệt, thực thuộc các chứng dương; lý, hàn, hư thuộc các chứng
âm.
Lưu
ý hàn và nhiệt là để chỉ tính chất của bệnh tật. Hàn không có nghĩa là
nhiệt độ thấp có thể đo được bằng nhiệt kế mà là để chỉ những triệu
chứng thuộc về chứng hàn ví dụ như sắc mặt tái, thích uống nóng, sợ
lạnh. Cũng tương tự như vậy, nhiệt không có nghĩa là nóng sốt có thể đo
được bằng nhiệt kế mà là để diễn tả các triệu chứng của nhiệt như mặt
đỏ, mắt đỏ, thích uống lạnh, tinh thần bứt rứt, bực bội, hay nóng giận.
Chẳng hạn trường hợp bị cảm phong hàn ở kinh Thái Dương, khi đo bằng
nhiệt kế thì thân nhiệt rất cao (nóng sốt) nhưng về bệnh chứng thì vẫn
thuộc về bệnh hàn do bệnh nhân có các triệu chứng sợ lạnh, rét run,
thích uống nóng.
Đối
với Đông y, nhắc đến Âm dương thì không thể không gắn liền học thuyết
Ngũ hành. Âm Dương nói về mâu thuẫn đối lập của Khí(yếu tố cơ bản
hình thành vũ trụ) còn Ngũ hành giải thích về sinh khắc của
Khí.Theo Học thuyết ngũ hành,các hiện tượng hoặc sự vật trong
tự nhiên đượcquy thành năm loại, thường dùng 2 phép sau đây để phân
loại:
+ Phép suy diễn tương đồng (analogy)
cho hiện tượng vốn có của vật, có sự giống nhau với đặc
tính của một hành nào đó, thì sẽ được quy nạp vào hành đó,
như ngũ vị phối ngũ hành, ngũ tạng phối ngũ hành. Ví dụ như Tỳ
chủ vận hóa mà lại có tính hóa vật (hấp thu, chuyên chở,
chuyển hóa)như Thổ, vậy nên Tỳ được quy nạp vào Thổ.
+ Phép suy diễn (infer and deduct)là
phương pháp suy luận dựa trên thuộc tính đã biết được của một
sự vật nào đó, suy diễn ra các sự vật liên quan khác, để tìm
ra thuộc tính của những sự vật đó.Phép này thuộc một hình
thức loại suy (analogize)
của triết học cổ đại. Lấy sự suy diễn hành Mộc làm thí dụ,
biết rằng Can thuộc Mộc, mà Can hợp Đởm, chủ Cân (Sinew, thường gọi là gân - dây chắc dai gắn vào cơ xương), khai khiếu ra mắt, vậy nên Đởm, Cân, ổ mắt đều thuộc Mộc.
Xây
dựng mối liên hệ tạng phủ với các bộ phận khác của cơ thể và tương hợp
với ngũ vị và ngũ sắc, Đông y có thể đưa ra những kiến giải về triệu
chứng học ứng dụng điều trị mà Tây y không giải thích được.
Chẳng
hạn đối với triệu chứng ù tai, Tây y cho rằng có sự tổn thương tế bào
thần kinh thính giác, do đó việc điều trị phải tìm nguyên nhân gây tổn
thương như do tiếng động lớn, viêm nhiễm hoặc ứ đọng nhiều ráy tai.Thuốc
Tây điều trị vẫn còn rất hạn chế, chỉ có kháng viêm trong trường hợp có
viêm nhiễm, và không điều trị được trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy
nhiên theoĐông y, nguyên nhân là do thận suy âm hưhoặc do can hỏađờm
trọc.Thận hư thìcó thể điều trị bằng đậu đen tẩm muối sao, cùng một số
vị thuốc bổ thận khác.Ở đây, biện chứng điều trị có vẻ thô thiển nhưng
vô cùng thú vị: tạng thận, màu đen và vị mặn đều có đặc điểm chung là
thuộc hành Thủy, vì vậy vị thuốc hình quả thận màu đen, vị mặn này sẽ
vào kinh Thận, bổ tạng Thận đang suy nhược, giúp khai khiếu ở tai nên sẽ
chữa được triệu chứng ù tai.
Ngoài
ra, Kinh huyệt học có thể trị ù tai bằng phương pháp bổ thận:châm huyệt
Phục Lưu, Thận Du2 bên; Thông kinh Tam Tiêu bằng day bổ (thuận chiều
kim đồng hồ) 18 lần huyệt Ủy Trung2 bên, và day tả (nghịch chiều kim
đồng hồ) 6 lần huyệt Túc Tam Lý 2 bên;Khai khiếu ra tai bằng cách day bổ
18 lần thuận chiều những huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế
Phong(xem hình).
Đối
với hệ kinh lạc, quan niệm của giới khoa học ngày nay chưa thống nhất
sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu học.Tuy nhiên, về
hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật trên huyệt thì không thể không
công nhận. Theo nghiên cứu trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà
các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (cutaneous resistance) và trở kháng (impedance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là huyệt thì điện trở da còn thấp hơn nữa.
Nội
Kinh được các y gia đánh giá uyên thâm, tinh diệu, có thể ví von với bộ
võ công tâm pháp “cao cấp” Càn Khôn Đại Na Di trong tiểu thuyết võ hiệp
Kim Dung, phải mất hàng chục năm để luyện thành. Sau này, bộ Nạn kinhcủa
Biển Thước (Tần Việt Nhân)
ra đời, nêu lên 81 vấn đề khó hiểu trong Nội kinh theo dạng hỏi đáp để
giải thích. Đặc biệt, đối với phần chẩn mạch, Nạn kinh lấy “độc thủ thốn
khẩu” (12 kinh đều có động mạch nhưng chỉ cần xem mạch ở Thốn khẩuđể
làm đoán trạng thái của ngũ tạng lục phủ) làm chủ, đưa ra các lí giải về
học thuyết Kinh lạc, Mệnh môn và Tam tiêu trong tạng phủ và nguyên lý
xem mạch ở cổ tay được áp dụng suốt mấy ngàn năm nay.Say này, khi phương
pháp chẩn đoán là xem lưỡi (thiệt chẩn) được tổng kết trong cuốn Ôn
Nhiệt Luận, Đông y có thêm mộtcông cụ vừa “tinh” vừa “tường” để định
bệnh.
Bàn
riêng các “chiêu thức” điều trị, giáo trình Đông y hiện nay được chuẩn
hóa phân thành 8 phương pháp điều trị chính hay bát pháp- Eight methods:
Hãn, Thổ, Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ. Chẳng hạn như Bổ pháp là phương
pháp dùng để bồi bổ cho âm dương khí huyết suy yếu, hoặc bổ cho một
tạng nào đó hư tổn.Hạ pháp là phương pháp nhuận tràng, tẩy xổ, nhằm chữa
táo bón, hạ sốt hay chữa cổ trướng. Trong khi đó Ôn pháp là phương pháp
thông qua việc phù trợ dương khí trong cơ thể, để trừ hàn, chữa suy
tuần hoàn cấp, rối loạn tiêu hóa do lạnh...Đối với điều trị táo bón và
tiêu chảy, 2 pháp Hạ và Ôn này rất thường sử dụng.Nhiều kỹ thuật và liệu pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong Đông y được giới y học đánh giá cao và Tây y cũng thường phối hợp chúng trong quá trình điều trị phục hồi.Ở Việt Nam, có thể liệt kê một số sách Đông y chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này như Phương pháp dưỡng sinh (Nguyễn Văn Hưởng), Khí công (Hoàng Bảo Châu), Xoa bóp dân tộc (Hoàng Bảo Châu, Trần Quốc Bảo), Thuốc Nam châm cứu (Viện Đông y), Nhĩ châm, thủy châm, mai hoa châm (Nguyễn Xuân Quang – Nguyễn Tài Thu)…Tuy nhiên có thể nói một trong những nét độc đáo nhất của Đông y là cách sử dụng thuốc. Đông y hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên,lý luận dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên tình trạng từng bệnh nhân cụ thể.Đông dược học(Oriental pharmacy)hình thành rất sớm so với các phân ngành khác của Đông y và ngày càng phát triển mạnh mẽ, dựa trên sự bùng nổ của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật hiện nay.
Phối Địa Chi, Thiên Can, Ngũ Hành vào 12 cung trên giấy (như
thiên bàn Tử Vi) và trên bàn tay.
PHỐI ĐỊA CHI VÀO 12 CUNG:
Có tất cả 12 Địa Chi, vắn tắt là Chi, gồm Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trước hết chúng ta vẽ xuống giấy 12 cung, kết hợp từ năm vạch ngang và năm vạch dọc. Vạch giữa ngang lẫn dọc đều cách đoạn ở giữa tạo thành bốn cung phía trên, bốn cung phía dưới, bốn cung phía trái, bốn cung phía phải, và ở giữa là vùng trống. Có tất cả 12 cung như cho thấy trong hình H8A.
Từ vị trí "Start Here" ghi là cung Tí, rồi theo chiều kim đồng hồ thứ tự ghi những cung còn lại là Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi Chi chiếm một cung.
Sau khi phối 12 chi vào 12 cung, nó sẽ giống như cho thấy trong hình H8A.
PHỐI ĐỊA CHI VÀO 12 CUNG:
Có tất cả 12 Địa Chi, vắn tắt là Chi, gồm Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trước hết chúng ta vẽ xuống giấy 12 cung, kết hợp từ năm vạch ngang và năm vạch dọc. Vạch giữa ngang lẫn dọc đều cách đoạn ở giữa tạo thành bốn cung phía trên, bốn cung phía dưới, bốn cung phía trái, bốn cung phía phải, và ở giữa là vùng trống. Có tất cả 12 cung như cho thấy trong hình H8A.
Từ vị trí "Start Here" ghi là cung Tí, rồi theo chiều kim đồng hồ thứ tự ghi những cung còn lại là Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi Chi chiếm một cung.
Sau khi phối 12 chi vào 12 cung, nó sẽ giống như cho thấy trong hình H8A.
Tương ứng với 12 cung trên giấy, trên bàn tay trái chúng ta dùng ngón cái bấm vào gốc của ngón áp út, vị trí đó là cung Tí. Rồi theo chiều kim đồng hồ bấm vào những cung kế tiếp theo thứ tự Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Hình H8.1 cho thấy vị trí của 12 chi nằm trên bàn tay.
PHỐI NGŨ HÀNH VÀO 12 CUNG:
Ngũ Hành, như tên gọi, có tất cả 5 hành là Mộc, Kim, Thủy, Hỏa, Thổ.
Theo chiều kim đồng hồ chúng ta lần lượt ghi 5 hành vào vị trí 12 cung như sau:
- Mộc, màu xanh lá, vị trí 2 cung Dần & Mẹo;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Thìn;
- Hỏa, màu đỏ, vị trí 2 cung Tỵ & Ngọ;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Mùi;
- Kim, màu trắng, vị trí 2 cung Thân & Dậu;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Tuất;
- Thủy, màu đen, vị trí 2 cung Hợi &Tí; và
- Thổ, màu nâu,vị trí cung Sửu.
Sau khi phối 5 hành vào 12 cung, nó sẽ giống như trong hình H8B. Không nhất thiết phải phối năm màu vào 12 cung. Nếu muốn chúng ta chỉ cần viết vào các chữ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào 12 cung đúng với vị trí năm hành là đủ.
Tương ứng với 12 cung trên giấy, với bàn tay trái chúng ta dùng ngón tay cái bấm thuận theo chiều kim đồng hồ lần lượt qua 5 hành như sau:
- Mộc, màu xanh lá, vị trí 2 cung Dần & Mẹo;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Thìn;
- Hỏa, màu đỏ, vị trí 2 cung Tỵ & Ngọ;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Mùi;
- Kim, màu trắng, vị trí 2 cung Thân & Dậu;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Tuất;
- Thủy, màu đen, vị trí 2 cung Hợi &Tí; và
- Thổ, màu nâu,vị trí cung Sửu.
Vị trí của 5 hành nằm trên bàn tay sẽ giống như cho thấy trong hình H8.2.
PHỐI THIÊN CAN VÀO 12 CUNG:
Có tất cả 10 Thiên Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Theo chiều kim đồng hồ chúng ta lần lượt ghi 10 can vào 12 cung bàn như sau:
-Giáp vào vị trí Dần Mộc;
- Ất vào vị trí Mẹo Mộc;
- Bính vào vị trí Tỵ Hỏa;
- Đinh vào vị trí Ngọ Hỏa;
- Canh vào vị trí Thân Kim;
- Tân vào vị trí Dậu Kim;
- Nhâm vào vị trí Hợi Thủy;
- Quý vào vị trí Tí Thủy; sau cùng là
- Mậu vào 2 vị trí Thìn Thổ & Tuất Thổ; và
- Kỷ vào 2 vị trí Sửu Thổ & Mùi Thổ.
10 can sau khi phối vào 12 cung bàn sẽ giống như cho thấy trong hình H8C.
Tương ứng với 12 cung bàn, với bàn tay trái bạn dùng ngón tay cái bấm theo chiều kim đồng hồ thứ tự 10 can:
- Giáp vị trí Dần Mộc;
- Ất vị trí Mẹo Mộc;
- Mậu vị trí Thìn Thổ;
- Bính vị trí Tỵ Hỏa;
- Đinh vị trí Ngọ Hỏa;
- Kỷ vị trí Mùi Thổ;
- Canh vị trí Thân Kim;
- Tân vị trí Dậu Kim;
- Mậu vị trí Tuất Thổ;
- Nhâm vị trí Hợi Thủy;
- Quý vị trí Tí Thủy; sau cùng là
- Kỷ vị trí Sửu Thổ.
Hình H8.3 cho thấy vị trí của 10 Can nằm trên bàn tay.
PHỐI 4 MÙA VÀ 4 PHƯƠNG VÀO 12 CUNG:
Một chu kỳ dài một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Từ cung Dần, theo chiều kim đồng hồ bạn lần lượt ghi:
- mùa Xuân và hướng Đông vào 2 cung Giáp Ất Mộc;
- mùa Hè và hướng Nam vào 2 cung Bính Đinh Hỏa;
- mùa Thu và hướng Tây vào 2 cung Canh Tân Kim; và
- mùa Đông và hướng Bắc vào 2 cung Nhâm Quý Thủy.
Hình H8D cho thấy kết quả sau khi phối xong 4 mùa và 4 phương vào 12 cung bàn trên giấy.
Tương ứng với 12 cung bàn trên giấy, với bàn tay trái dùng ngón cái bấm theo chiều kim đồng hồ:
- mùa Xuân và hướng Đông vào 2 vị trí Giáp Ất Mộc;
- mùa Hè và hướng Nam vào 2 vị trí Bính Đinh Hỏa;
- mùa Thu và hướng Tây vào 2 vị trí Canh Tân Kim; và
- mùa Đông và hướng Bắc vào 2 vị trí Nhâm Quý Thủy.
Kết quả cho thấy trong hình H8.4.
Đến đây là chúng ta đã phối xong 10 Can, 12 Chi, 5 Hành, 4 Mùa và 4 Phương vào 12 cung bàn. Tiến trình rất đơn giản. Chỉ cần thực tập nhiều lần cho đến khi quen thuộc. Có dịp chúng ta sẽ tiếp tục phối thêm 10 số Hà Đồ và 8 quái Hậu Thiên.
Sau khi đã lĩnh hội xong dĩ nhiên là bạn có thể thay đổi theo cách phối riêng của mình cho dễ nhớ, miễn sao không sai vị trí của các can, chi, hành, mùa, hướng trên 12 cung và trên bàn tay.
ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI:
Tại sao mỗi hành chỉ chiếm có 2 cung nhưng riêng hành Thổ lại chiếm tới 4 cung? Tại sao hành Thổ lại nằm giữa mỗi cặp hành Mộc-Hỏa, Hỏa-Kim, Kim-Thủy, Thủy-Mộc? Dựa trên nền tảng nào? Mô hình nào? Nguyên lý nào?
Đây là những câu hỏi mà bạn sẽ không dễ tìm ra câu trả lời thật sự thỏa đáng.
Bây giờ xin mời bạn tập trung vào hai hình bên dưới này, chiêm nghiệm, so sánh, và tự làm một "analysis".
Xong rồi bạn hãy đào sâu thêm với những câu hỏi sau đây:
1. Mô hình ngũ hành nằm trên bàn tay trong hình H8.3 giống với mô hình lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) hay là giống với mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt) trong hình H45?
2.
Trong vòng vận hành liên tục của 4 mùa xuân,
hạ, thu, đông như cho thấy trong hình H8D thì 4 cung Thổ lại được đặt
nằm giữa mỗi hai mùa và cũng là nằm giữa hai hành khác nhau. Thổ nằm
giữa Mộc Hỏa, Thổ nằm giữa Hỏa Kim,
Thổ nằm giữa Kim Thủy và Thổ nằm giữa Thủy Mộc.
Căn cứ theo mô hình lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) thì hành Thổ là
một hành không quan trọng hơn và không có gì đặc biệt hơn 4 hành còn lại. Như vậy thì, dựa vào căn bản nào mà có thể phối
hành Thổ vào 4 cung, thay vì vào 2 cung như những hành khác?
3. Và, dầu
rằng có một căn bản hợp lý nào đó để có thể phối hành Thổ vào 4 cung, căn cứ vào hai qui luật sinh khắc của thuyết Ngũ
Hành Phổ Cập thì hành Thổ có thể nằm giữa hai hành Hỏa Kim mà không vi phạm luật tương sinh (vì
Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim). Nhưng điều này không còn đúng nữa khi:
a. hành Thổ nằm
giữa Kim Thủy (vì Kim không sinh Thổ và Thổ không sinh Thủy);
b. hành Thổ nằm giữa Thủy Mộc (vì Thủy
không sinh Thổ và Thổ không sinh Mộc); và
c. hành Thổ nằm giữa Mộc Hỏa (vì Mộc không sinh Thổ và Thổ
không sinh Hỏa).
Như vậy thì, dựa vào căn bản nào để lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập có thể biện giải cho những vi phạm này?
4. Có hai điều cần phải làm rõ:
(a) đã bảo rằng năm hành đồng đẳng (căn
cứ theo lý thuyết) thì không có lý do và không thể nào hành Thổ đột
nhiên trở thành một hành quan trọng hơn bốn hành còn lại (nhìn thấy trên
thiên bàn Tử Vi) trong vai trò trung gian mà nó đảm nhiệm tại bốn vị
trí Thìn-Tuất-Sửu-Mùi. Điều này không thể chấp nhận được vì nó trắng
trợn vi phạm lôgic.
(b) Ngoại trừ tại vị trí Thìn, hành Thổ
tại ba vị trí còn lại vi phạm trắng trợn hai qui luật sinh khắc của lý
thuyết Ngũ Hành Phổ Cập. Hai qui luật sinh khắc
là hai cái chân của mô hình lý thuyết Ngũ Hành. Gân chân mà bị cắt thì toàn bộ lý thuyết sẽ đổ ập xuống.
Âm Dương Ngũ Hành là một học thuyết chứ không phải là một
tôn giáo. Cho nên, nếu bạn muốn nghiên cứu thì cần dứt bỏ những "tin
tưởng mù lòa". Tôi tin rằng bạn đủ thông minh để tự có câu trả lời.
ALL LINK TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/ngu-hanh-va-co-the.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/giau-va-ngheo.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/15-ieu-giup-tam-binh-an.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/thap-chi-ao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/xoa-bop-bam-huyet-tren-chan-tay-mat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/13-bo-vi-quan-trong-nhan-tuong-hoc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/o-hinh-thu-phap-luc-khi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/o-hinh-huyet-co-the.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/tri-benh-theo-y-hoc-co-truyen.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/bam-huyet-chua-benh-au-da-day-yeu-uong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/tan-huyet-va-ky-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/gia-tri-dinh-duong-cua-huyet-tam-am-giao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/liet-duong-yeu-sinh-ly-het-han-voi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/vi-tri-va-tac-dung-cua-128-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/xoa-bop-va-bam-huyet-ban-chan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/tuyet-chieu-uoi-chuot-ruoi-gian-kien.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/tim-hieu-ve-7-luan-xa-tren-co-the.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/giai-phau-hoc-va-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/nhung-ieu-ac-biet-ve-loai-meo.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/nhung-kha-nang-tiem-sieu-ky-dieu-cua.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/nhung-ieu-ki-dieu-ve-nao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/vi-tri-va-tac-dung-ieu-tri-cua-nhung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/nang-luong-truong-sinh-hoc-va-luan-xa.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/nhung-dau-hieu-hoi-xuan-khong-ngo-cua.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/bi-quyet-2500-nam-thuat-hoi-xuan-tay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/tho-bung-nghich-va-nhung-bi-thuat-hoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/tinh-khi-than-la-gi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/duong-sinh-theo-phuong-phap-ong-phuong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/bai-tap-khi-cong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/phap-luan-cong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/giai-bai-toan-mang-ten-quan-ly-nang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/4-tuyet-chieu-quan-ly-nang-luong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/09/hit-tho-chua-bach-benh.html
.
No comments:
Post a Comment