LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, September 7, 2016

Hít thở chữa bách bệnh



MỤC LỤC :
  • Bí mật chữa “bách bệnh” bằng cách hít thở
  • Sức mạnh kỳ diệu từ việc thở
  • Thở đúng cách để sống vui, sống khỏe
  • Hiệu quả sức khỏe của hô hấp sâu
  • Lợi ích từ việc hít thở đúng cách:
  • Không biết hô hấp sâu, cuộc sống giảm một nửa
  • Phép màu trường thọ trong một bài thơ
  • Những loại sóng não xuất hiện trong não bộ chúng ta
  • Những loại sóng não:
  • Ý nghĩa trên cảm xúc :
  • Ý nghĩa trên mặt sức khỏe
  • Ý nghĩa trên mặt tu hành :
  • Cấu trúc 1 giấc ngủ
  • Hít thở: Cách Dễ Nhất Để Khỏe Mạnh
  • Hít Thở: Khỏe Mạnh 101
  • Cách Hít Thở Tối Ưu
  • Hơi Thở và Tâm Trí
  • Thở
  • Tập thở đúng cách
  • Muốn trường thọ, hãy tập thở đúng cách
  • Tập hơi thở đúng cách dễ đạt cực khoái tình dục
  • Hít thở đúng cách như thế nào?
  • Giảm cân thần kì
  • Bí quyết điều trị bệnh tiểu đường bằng hít thở đúng cách
  • Cách hít thở đúng có thể làm giảm mọi cơn đau
  • 5 nguyên tắc hít thở đúng cách giúp sống khỏe hơn
  • Cách hít thở đúng giúp bà bầu chuyển dạ nhanh chóng và ít đau nhất
  • Những sai lầm khi hít thở

- - - - TO BE CONTINUE - - - -




Bí mật chữa “bách bệnh” bằng cách hít thở




Sức mạnh kỳ diệu từ việc thở


Ngừng ăn, ngừng uống, con người vẫn có thể sống sót hàng tuần, thậm chí hàng tháng, thế nhưng ngừng thở thì thời gian sống chỉ tính bằng phút thôi. Như vậy có thể thấy, thở là điều kiện số 1 cho sự sống con người. Các bộ môn như Yoga, Thiền, Khí công… đều rất coi trọng việc thở và còn vận dụng việc thở đúng cách để chữa bệnh. Vậy tại sao thở lại kỳ diệu như thế và được coi là “tiên dược” chữa “bách bệnh”?

Khoa học chứng minh rằng cơ thể con người cấu tạo bằng các tế bào: tế bào da, tế bào thần kinh, tế bào xương, tế bào máu.... Các tế bào trong cơ thể con người “sống” bằng khí oxy. Khi cơ thể thiếu oxy, tế bào hoạt động không điều hòa, dễ bị các nguyên nhân gây bệnh tấn công. Theo một nghiên cứu, hàm lượng oxy trong tế bào mô người thấp hơn 65% mức bình thường thì sẽ rất dễ dẫn đến những chuyển biến xấu về thể chất và tinh thần.

Nếu thiếu oxy trong vòng năm phút, não bộ của chúng ta sẽ bị tê liệt dẫn đến tử vong, còn nếu may mắn sống sót thì cơ thể cũng tê liệt, tàn tật. Khi tứ chi thiếu oxy trong máu thì sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có lực. Tim mà thiếu oxy sẽ dẫn đến lồng ngực khó chịu, tinh thần khí huyết không thể khai thông… Như vậy, hô hấp là quá trình rất quan trọng, vì việc hít vào thở ra đúng cách giúp cung cấp đầy đủ oxy nuôi cơ thể.

Trong cuộc đời, có rất nhiều lần chúng ta không hít đủ lượng oxy vào cơ thể, ví dụ khi bị ngạt mũi, sổ mũi, thời tiết sương mù… Do đó, một số bệnh gây ra bởi sự thiếu oxy vận hành trong cơ thể. Để có thể chữa được những bệnh tật loại này, chúng ta chỉ cần tập hít vào thật sâu để tăng lượng oxy vào trong cơ thể, giúp các tế bào có cơ hội hồi phục và hoạt động lại. Đặc biệt là trong giai đoạn nén hơi, chúng ta đã ép khí oxy thấm sâu vào các tế bào, khiến chúng thêm sinh lực, hoạt động tích cực trở lại một cách nhanh chóng hơn.

Thở đúng cách để sống vui, sống khỏe


Phổi là cơ quan nội tạng quan trọng, được coi như một cái bơm để bơm khí vào ra. Lồng ngực được coi là cái xy-lanh, còn píttông chính là cơ hoành – một bắp cơ lớn, nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống (giống như cái bễ lò rèn) thì khí được hít vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành nhích lên nhích xuống 1cm đã hút hoặc đẩy được 250ml không khí. Cơ hoành có thể nhích lên xuống đến 7cm!

Có thể thấy, chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm trách hơn 80% sự thông khí. Phổi nằm ở ngực nhưng việc thở lại nằm ở bụng. Đó là lý do khi chúng ta ngủ, bụng cứ phồng lên xẹp xuống theo từng nhịp thở. Do đó, thở bằng bụng là cách thở sinh lý nhất, tự nhiên nhất. Các phương pháp khí công, dưỡng sinh, yoga, thiền… đều bắt đầu bằng việc tập thở bụng cho đúng cách.

Do vậy, việc hít thở đúng cách sẽ giúp chúng ta làm chủ được tâm trạng, tiếp nhận những cảm xúc tốt, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Đây thực sự là bài thuốc tinh thần rất hữu ích để con người sống vui, sống khỏe.

Thở bằng bụng cũng được gọi là nội công, tức là vận động hệ cơ hoành, vận động các nội tạng. Như vậy, biết sử dụng hệ cơ hoành để thở là đã có được bài thuốc hỗ trợ tim, phổi, hệ tiêu hóa, sinh đẻ dễ, trừ táo bón, đặc biệt rất tốt cho người cao tuổi. Kết hợp thở bụng và thả lỏng chân tay là liệu pháp an thần có hiệu lực nhất.

Một ngày thở ra hít vào 18.925 lít không khí. Mặc dù thở là một động tác không chủ động, nhưng con người có thể cố tình thay đổi nhịp thở vì nhu cầu nào đó. Nhịp thở nhanh chậm tùy theo nhu cầu ôxy của cơ thể và cũng tùy theo sự tích tụ thán khí cao hay thấp. Nhịp thở cũng thay đổi tùy theo cảm xúc. Khi vui mừng hay tức giận thì hơi thở dồn dập. Khi buồn rầu, chán nản thì hơi thở uể oải, kéo dài. Những khi đó, ta có thể tập để điều hòa nhịp thở, thay đổi tâm trạng.

Một trong những bí quyết giúp sống khỏe là tập thói quen hít thở đúng cách. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu chúng ta tập luyện hít thở đều đặn thì sau một thời gian lượng serotoni trong não sẽ được tăng cường giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, làm sạch cơ thể, kích thích tiêu hóa...

Tuy nhiên, tập hít thở đúng cách chỉ trong một khoảng thời gian sẽ chưa đủ, hãy cố gắng kết hợp nó ngay cả khi bạn đang làm việc nhà, đi bộ, mua sắm... Chỉ cần bạn điều khiển được bước chân - nhịp thở là bạn đã giúp tái tạo một nguồn năng lượng mới cho cơ thể.

Thực tế cho thấy đa số chúng ta đều thở sai cách, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chức năng thần kinh và thậm chí là giọng nói.

Tiến sĩ James Hull, bác sĩ tư vấn đường hô hấp đến từ bệnh viện Royal Brompton tại London, cho biết thở sai cách là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, khó chịu lồng ngực và mất tập trung.

Trung bình chúng ta hít thở 14 lần trong một phút. Tuy nhiên, trong lúc căng thẳng, hầu hết chúng ta bị rối loạn nhịp thở, thể hiện qua việc thở gấp, ngắn hoặc nghẹt thở. Do đó, cơ chế tự bảo vệ sẽ thu hẹp thanh quản và làm thay đổi giọng nói.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân chứng khó thở bị chuẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, bởi khi thanh quản thu hẹp chúng ta có xu hướng thở khò khè. Điều trị căn bệnh này không cần thiết phải sử dụng thuốc, tuy nhiên tốt hơn hết là chúng ta nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để có những lời khuyên hữu ích.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, thở bằng mũi thì tốt hơn thở bằng miệng, bởi nó kích thích các cơ hoạt động mạnh hơn, giúp chúng ta thở sâu hơn. Mũi có chức năng lọc, giữ ẩm, và giảm tốc độ thở, đồng thời làm nóng luồng khí từ bên ngoài ngăn không cho luồng khí lạnh tác động đến phổi gây ho.

 Trong khi đó, thở bằng miệng ít nhất vào buổi đêm, có thể gây sâu răng. Theo nghiên cứu của New Zealand công bố trên tờ Journal of Oral Rehabilitation vào tháng 2 vừa qua, việc thở bằng miệng làm bốc hơi tuyến nước bọt bảo vệ, khiến axit sản sinh từ các vi khuẩn không thể dung hòa trong miệng.

Theo tiến sĩ Anindo Banerjee, chuyên gia hô hấp tại bệnh viện Southampton General, Anh, thở sai cách cũng có thể giảm lượng khí C02 trong máu, dẫn đến cơ thể bị nhiễm kiềm.

Hiệu quả sức khỏe của hô hấp sâu


Khi hô hấp bằng bụng, bên trong cơ thể sẽ sinh ra một loại vật chất prostaglandin, có thể tiêu diệt gốc tự do (Free radical) và có chức năng mở rộng mạch máu. Khi bạn thực hiện cách hô hấp bằng bụng, lúc cơ hoành hoạt động thì prostaglandin sẽ từ trong tế bào len lỏi vào mạch máu và bạch huyết quản trừ khử những độc tố, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Phương pháp thở bụng giúp chữa một số bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… và còn làm cho tâm trí tĩnh tại, giảm căng thẳng. Có thể thấy nhịp thở thể hiện rất rõ tình trạng sức khỏe cũng như tâm trạng của mỗi người. Lúc chán ngán ta thở dài, lúc mệt thì thở hổn hển, khi hồi hộp thì nín thở, lúc vui vẻ thì thở nhẹ nhàng… Hít thở đúng cách có thể làm chuyển biến tâm trạng của con người, từ đó chuyển hóa cảm xúc và hành vi. Ví dụ đang giận dữ mà hít thở sâu thì sẽ cảm thấy “hạ hỏa”, bình tĩnh hơn.

Ngoài ra, hô hấp bụng có thể khiến các nội tạng bên trong được kích thích bởi tiết tấu hô hấp. Sự kích thích này truyền tín hiệu tự điều chỉnh tiết tấu hít thở chậm rãi đến não, não nhận tín hiệu sẽ trở thành trạng thái α. Thực tế, khi đo sóng não trong quá trình hô hấp bằng bụng cho thấy, sóng α bắt đầu xuất hiện khi từ từ hít vào và nó được duy trì đến cả khi bạn từ từ thở ra.

Lợi ích từ việc hít thở đúng cách:


- Tăng cường sức khỏe cho tim: Khi bạn kết hợp tốt giữa nhịp thở và cử động tay chân, bạn sẽ tạo nhịp đập lý tưởng cho tim, cải thiện sự biến thiên từ đó giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho cơ quan quan trọng này.

- Giảm huyết áp: Các chuyên gia về sức khỏe cho biết việc nói chậm, hít thở sâu trong một vài phút giúp cơ thể giảm nguy cơ tăng huyết áp.

- Thải độc tố: Một số độc tố có trong tim như N2, CO2 thông qua việc hít thở đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất độc này. Đồng thời giúp làm sạch tim mạch, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh thường gặp.

- Tăng kích thước não bộ: Chỉ cần tập trung vào hơi thở, thả lỏng cơ thể trong vòng 20 - 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ tạo điều kiện cho vỏ não được dày thêm, tăng kích thước não bộ. Từ đó giúp não khỏe mạnh, tăng tính tập trung.

- Giảm căng thẳng: Khi phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, thường sẽ không chú ý tới việc hít thở đúng cách mà sẽ hít thở theo thói quen “gấp - vội - nhanh - ngắn”, đây là những cách phụ nữ hít thở khi biểu hiện sự căng thẳng. Tuy nhiên nếu tập trung tư tưởng hít thở sâu phụ nữ sẽ hạn chế và giảm dần việc rơi vào trạng thái này.

Không biết hô hấp sâu, cuộc sống giảm một nửa


Con người dựa vào hô hấp để sinh tồn. Tuy nhiên người bình thường chúng ta đa số đều hô hấp cạn (hít thở bằng ngực), có nghĩa là chỉ sử dụng 1/3 phổi, 2/3 còn lại đều tích tụ không khí cũ.

Khi hô hấp bằng bụng, phổi có thể được sử dụng hoàn toàn, giúp bên trong cơ thể được bổ sung đầy không khí, đồng thời hấp thụ đủ lượng oxy. Từ đó làm sạch huyết dịch, thúc đẩy hoạt hóa tế bào não. Vì vậy có thể nói, hô hấp khỏe mạnh là động tác hít thở chậm và sâu trong trạng thái thả lỏng hoàn toàn. Nếu bạn chưa quen, hãy tập hít thở bằng bụng với những khoảng thời gian sắp xếp được trong ngày. Dần dần cơ thể bạn sẽ quen với tiết tấu hít thở khỏe mạnh này.

Thở bằng ngực không đưa đủ không khí cho phần dưới của phổi cho nên phần đó bị xẹp. Trong lúc thở bằng bụng, cơ hoành (Diaphragm, màng ngăn cách phần trên gom co phổi, tim và phần dưới gom co ngủ tạng như ruột, gan, lá lách, thận và bao tử) đi lên đi xuống như một cái bơm. Ngoài việc đưa không khí ra vào phổi, động tác lên xuống của cơ hoành còn massage ngủ tạng không ngừng làm cho những bộ phận này rất mạnh khoẻ.

Thở bằng bụng là một động tác tự nhiên của cơ thể, không cần phải điều khiển. Vì vậy các ca sĩ Opera nổi danh có tiếng ngân rất dài mà không cần lấy hơi; vậy bạn nào muốn hát hay thì thở bụng đi! Cũng vì thở bụng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nên khi ngồi thiền, bạn chỉ cần chú ý vào hơi thở, biết (Knowing) mình đang thở mà không nên làm gì hết (No doing).

Cứ như thế, hơi thở bụng tự điều hòa theo nhu cầu. Bạn cứ thả lõng như vậy thì hơi thở sẽ trở nên rất nhẹ, rất vi tế và có thể bạn sẽ đi vào Định. Khi vào Định thì não bộ ngưng hoạt động (No doing), vì vậy dung tích không khí cần thiết có thể giãm xuống 95%, và lúc đó bạn không thấy mình thở nữa. Khi hơi thở mất đi, ngủ giác (nghe, thấy, ngữi, nếm, cảm giác) cũng ngưng hoạt động và các bạn sẽ đi vào trạng thái "Không" (Emptiness) rất dung hòa, tĩnh lặng. Thường thường ngôn từ không thể diễn tả trạng thái này được!

Phép màu trường thọ trong một bài thơ


Thót bụng thở ra - Phình bụng thở vào - Hai vai bất động - Chân tay thả lỏng - Êm, chậm, sâu, đều - Tập trung theo dõi - Luồng ra luồng vào - Bình thường qua mũi - Khi gấp qua mồm - ng ngồi hay nằm - Ở đâu cũng được - Lúc nào cũng được.


Bài thơ là sự đúc kết cô đọng các nguyên tắc chính của kỹ thuật luyện thở:

- Ðộng tác khởi đầu và là động tác quan trọng nhất là thở ra để xả hết khí bã. Sau đó, cần chủ động thở vào. Lượng khí hít vào và đẩy ra tương đương nhau.

- Thở tức là luyện nội công, tăng cường nội lực. Khi luyện thở, thân phải ngay ngắn, điều hòa, yên lặng; nhưng không được kênh cứng mà phải thả lỏng, thư giãn (điều thân).

- Êm chậm sâu đều là 4 tính chất của hơi thở, giúp ta thở đúng quy cách, hơi thở điều hòa (điều tức).

- Không nghĩ ngợi lan man, cần cắt đứt những liên lạc bên ngoài để giữ tâm được yên tĩnh (điều tâm). Nếu đạt được điều đó, hơi thở sẽ từ từ, sâu nhẹ, sự tập trung càng tăng mà không cần phải cố gắng. Ðây là trạng thái thư giãn cao độ mà Phật giáo gọi là "nhập định".

- Việc luyện tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, đây là môn thuốc vạn năng giúp tiêu trừ bá bệnh. Nếu mỗi lần thở, cơ hoành chỉ hạ xuống thêm 2 cm là mỗi ngày ta được thêm 100 lít không khí, đồng thời cũng đẩy ra được ngần ấy khí đọng. Khi nào sực nhớ thì luyện, quên thì thôi. Cứ như vậy, lâu dần thành quen; lúc không chú ý, phổi vẫn tự động hô hấp ở mức sâu hơn trước.




- - - - TO BE CONTINUE - - - -


Những loại sóng não xuất hiện trong não bộ chúng ta




Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.

Những loại sóng não:


Có tất cả 4 loại dạng sóng não: Beta, Alpha, Theta, và Delta.

Sóng β ( sóng beta ) : sóng nhanh nhất, ( có ý thức ) mỗi giây chấn động 14 ~ 38 lần. Là sóng não lúc tỉnh táo.

Sóng α ( sóng alpha ) : sóng an định, ( cầu nối ý thức ) , mỗi giây chấn động 8~13 lần. Lúc tu hành sẽ xuất hiện.

Sóng θ ( sóng theta ) :  sóng chậm, ( tiềm ý thức ) mỗi giây chấn động 4~7次 lần, xuất hiện lúc thiền định ở mức độ sâu.

Sóng δ ( sóng Delta ) : sóng chậm nhất ( vô ý thức ) mỗi giây chấn động 0.5~3.5 lần. Xuất hiện trong lúc ngủ say, hôn mê hoặc linh hồn xuất khiếu.

1. Alpha: Là sóng liên quan đến hoạt động của bán cầu não phải. Sóng này xuất hiện khi bạn đang mộng mơ, thư giãn, trầm ngâm thả mình theo dòng suy  tưởng. Sóng não  alpha của bạn phát ra với tần số chỉ từ 8 đến 12 bước một giây.

Ứng dụng sóng alpha giúp bạn thoải mái suy nghĩ sâu do nó có sự kết nối để lưu giữ thông tin hiệu quả nhất và lâu bền nhất. Tình trạng thư giãn của bộ óc cùng với âm nhạc là điều kiện lý tưởng cho việc học tập và sáng tác âm nhạc, hội họa, design….

2. Beta:  Là sóng gắn liền với hoạt động của não trái. Sóng não beta phát ra khi bạn đang minh mẫn, tập trung cao độ, sử dụng tư duy logic, tính toán số liệu, sử dụng ngoại ngữ, phân tích tìm ra đáp án hay giải pháp… Lúc này não bộ của bạn hoạt động với tần số 13 đến 25 bước một giây. Đây chính là thời điểm để bạn hoạt động hiệu quả và linh hoạt nhất .

Nếu bạn đang tập trung mà tự nhiên mơ mộng, buồn ngủ, giảm tỉnh táo…thì nguyên nhân là do một loại sóng khác ập tới. Giải pháp nhanh nhất lúc này là nghe loại nhạc có tần số beta sẽ giúp bạn lấy lại tập trung và tỉnh táo. Đối với những người làm nghề kế toán, luật sư, phân tích số liệu, nghiên cứu khoa học, sinh viên, học sinh…thì ứng dụng nhạc sóng não beta sẽ nâng cao hiệu quả công việc của bạn. Tuy nhiên ta cần chuẩn bị cho cơ thể 1 nguồn năng lượng dồi dào, một môi trường giàu ôxi, uống nhiều nước thì mới kích hoạt hết công năng của bộ não!

3. Delta: sóng này chỉ phát ra khi bạn đang ngủ sâu. Trong trạng thái này sóng não hoạt động ở chu kỳ từ 0.5 đên 3 bước giây. Đó là sóng delta. Đây chính là giai đoạn bộ não của bạn đang tái tạo sức lực cho một ngày học tập mới. Hãy nghe thử bản nhạc này xem có thấy buồn ngủ không nhé :) !

Đặc biệt khi bạn đang căng cứng đầu óc vì stress, chỉ cần nghe nó vài giây ta sẽ cảm nhận như não bộ của mình đang “giãn ra” vậy!

Nếu bạn khó ngủ, hãy đeo headphone và nghe nó nhé!

 4. Theta: với những người thiền định, sóng Theta đặc biệt hiệu quả khi bạn thiền định, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tạp niệm và nhập thiền nhanh hơn. Ha ỹ hít thở sâu, nhắm mắt và bắt đầu thiền định cùng với nhạc theta.

5. Gama: loại sóng đặc biệt này xuất hiện khi bạn vui sướng cao độ, thăng hoa, hay có cảm giác phê pha khó tả :)). Nói chung là nó xuất hiện khi có 1 trạng thái gọi là ‘xuất thần’, nơi mà biên độ cảm xúc gia tăng đột ngột (high focus). Loại sóng này thường hay phát ra ở những thiên tài về âm nhạc, thi ca, hội họa. Hoặc những cầu thủ khi ghi bàn thắng vàng, những người trúng số độc đắc cũng xuất hiện nó!

Ý nghĩa trên cảm xúc :


Sóng β : tục gọi là sóng não căng thẳng, còn gọi là sóng não hãm phanh.

Sóng α : tục gọi là sóng não thư giãn thả lỏng, còn gọi là sóng não có ý sáng tạo

Sóng θ : tục gọi là sóng ngủ gật, chợp một giấc ngắn, trình hiện giữa sự ngủ lơ mơ, ngủ gà ngủ gật, còn gọi là sóng não phật đà.

Sóng  δ : tục gọi là sóng não ngủ, trong lúc ngủ say, thuộc về thế giới vô ý thức.

Ý nghĩa trên mặt sức khỏe


Sóng β : sóng sinh bệnh. Sóng não căng thẳng, sức miễn dịch thấp, dễ sinh bệnh.

Sóng α : Sóng khỏe mạnh; sóng não thư giãn thả lỏng, trạng thái miễn dịch cao, tiết ra Mocfin trong não, có  năng lực tự làm lành, tự chữa khỏi bệnh.

Sóng θ : sóng hồi phục, thư giãn thả lỏng cực độ, còn gọi là sóng não phật đà, sức hồi phục mạnh.

Sóng δ : sóng nghỉ ngơi; bình thường chỉ có trạng thái ngủ say thì mới xuất hiện.

Ý nghĩa trên mặt tu hành :


Sóng β : sóng của người phàm, sóng não nghiệp chướng.

Sóng α : sóng thiền định. Sóng của người tu hành.

Sóng θ : sóng phật đà. Sóng của Cao Tăng Đại Đức nhập định.

Sóng δ : sóng linh hồn xuất khiếu hoặc mượn khiếu.


- - - - TO BE CONTINUE - - - -

Cấu trúc 1 giấc ngủ


Nói về cấu trúc 1 giấc ngủ, chúng ta có 4 giai đoạn lớn trong 1 giấc ngủ, bao gồm: Light Sleep(ngủ nhẹ), Deep Sleep(ngủ sâu), REM(Rapid Eye Movement – mắt di chuyển nhanh), Wake . Bằng phương pháp nghiên cứu biểu đồ dạng sóng và dạng cột, Tim Ferris đã tổng hợp và chứng minh rằng Light Sleep chiếm 51% giấc ngủ, trạng thái REM chiếm 41%, Deep Sleep chiếm 7% và Wake chỉ chiếm 1%.
Bạn có thể thấy qua máy đo điện não đồ, ở giai đoạn này sóng não hoạt động mạnh. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu người ta không biết được rằng, trạng thái Light Sleep là trạng thái vô nghĩa nhất của giấc ngủ. Tuy vậy, nó lại chiếm đến hơn 1/2 thời gian ngủ. Và người ta càng ngủ nhiều, thời gian Light Sleep càng tăng, rất phí phạm.
Tiếp đến là trạng thái Deep Sleep, khi con người ngủ sâu, không mơ, không ác mộng, không gì hết, giai đoạn này chiếm % nhỏ nhưng quan trọng trong việc nghỉ ngơi, hồi phục thể lực và cơ bắp. Giai đoạn Wake cũng có tính chất tương tự.
Tuy nhiên, thứ quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đến ở đây là giai đoạn REM (Rapid Eye Movement). Vì sao? Vì nó chính là giai đoạn chúng ta mơ. Ở giai đoạn này, mắt chúng ta di chuyển cực kỳ nhanh (như tên đã ghi ở trên). Và trong giai đoạn này, não bộ chúng ta sẽ sàng lọc các dữ liệu, ký ức mà chúng ta tiếp thu vào ban ngày. Việc sàng lọc này giúp não bộ loại bỏ những thông tin thừa, vô ích, sắp xếp các dữ liệu quan trọng 1 cách hợp lý, đồng thời “refresh” cho bộ não. Chính điều này giúp cho chúng ta tỉnh táo và sáng suốt hơn khi thức dậy. Nhiệm vụ của chúng ta là tăng % của giai đoạn REM này lên.


Một tài liệu khác thì chia thành 2 chu kỳ rõ ràng
Sau hàng chục năm tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận:
– Giấc ngủ có 2 chu kỳ: NREM (Non Rapid Eye Movement) và REM (Rapid Eye Movement – Cử động mắt nhanh) Và não bộ hành xử hoàn toàn khác nhau trong hai giấc ngủ REM và không REM.

1. Chu kỳ NREM chia thành 4 giai đoạn
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là bắt đầu của giấc ngủ. Đây là giai đoạn mà giấc ngủ của chúng ta tương đối nông (ngủ nông), hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ.
Ở giai đoạn 1, bộ não phát ra sóng theta có biên độ cao, tức là sóng não rất chậm. Giai đoạn này chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn (chừng 5 – 10 phút). Nếu bạn đánh thức ai đó ngay vào thời gian này thì họ có thể nói rằng họ chưa thực sự ngủ.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút. Sóng não bắt đầu nhanh đều, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm và nhịp tim bắt đầu chậm lại.
Giai đoạn 3 và 4
Đây là giai đoạn ngủ sâu (deep sleep) trong đó giai đoạn 4 thì chúng ta ngủ sâu hơn. Ở hai giai đoạn này, sóng não chậm, hay còn gọi là sóng delta bắt đầu trỗi lên.
Trong giai đoạn này, con người ít có phản ứng với tiếng ồn và hoạt động bên ngoài môi trường. Đây cũng được gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa giấc ngủ nông và giấc ngủ sâu. Những người mắc chứng tiểu khi ngủ (tè dầm) hoặc mộng du có thể bị phiền phức vì chứng bệnh của mình vào cuối giai đoạn 4.
Nếu bị đánh thức ở giai đoạn 4 thì chúng ta thường mất vài phút để “định thần” lại, nói cách khác là chúng ta bị mất phương hướng trong vài phút.
Trong chu kỳ NREM, cơ thể được hồi phục và tái tạo lại các tế bào cũng như cơ và xương. Đây là chu kỳ mà hệ miễn nhiễm được củng cố.
Khi giai đoạn 4 kết thúc, chu kỳ REM sẽ bắt đầu trong thời gian rất ngắn và REM chính là chu kỳ mà các giấc mơ xuất hiện.

2. Chu kỳ REM
Khi chúng ta đặt lưng xuống ngủ thì trạng thái REM là “cái đích” cần phải đạt tới để có một giấc ngủ ngon thực sự.
Chỉ những người nào đạt được trạng thái REM thường xảy đến lúc 4 hoặc 5 giờ sáng khi mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta chìm vào những giấc mơ.
Nếu bạn ngủ mà không mơ thì có nghĩa là bạn không có giấc ngủ say đúng nghĩa. Khi đạt được trạng thái REM, não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Trạng thái REM càng kéo dài thì cơ thể càng nhanh hồi phục sau những công việc vất vả và căng thẳng.
REM chính là chu kì giấc mơ xuất hiện. Hầu hết các giấc mơ rõ ràng (mà ta kể lại được khi thức giấc) xuất hiện trong giấc ngủ REM. Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM.
Trong giai đoạn giấc ngủ này, mọi người thường mơ, nhưng có người có lúc chân tay, cơ bắp của họ gần như bị tê liệt – đây có thể là một sự thích nghi của cơ thể giúp con người không hành động gì khi đang mơ.
Giấc ngủ REM, tác động tới các cấu trúc não điều khiển các cơ quan nội tạng. Vì thế, trong giấc ngủ REM nhịp tim và hô hấp cũng không đều đặn như khi thức. Thân nhiệt kém điều hòa và có xu hướng dịch về nhiệt độ môi trường.



- - - - TO BE CONTINUE - - - -



Hít thở: Cách Dễ Nhất Để Khỏe Mạnh


                       Ai thở sâu sống lâu.- Elizabeth Barrett Browning

Câu hỏi thường gặp:
    - Làm thế nào để giảm cân?
    - Làm thế nào để khỏe mạnh hơn?
Câu trả lời thường gặp:
    - Ăn kiêng đi: ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước…
    - Tập thể dục đi: chạy bộ, bơi, tập tạ, aerobic, nhảy…
Những lời khuyên trên có thể đúng, có thể sai. Nhưng chúng rõ ràng là không hiệu quả với 90% người. Lần cuối cùng bạn đọc một bài báo về sức khỏe rồi đứng dậy tập thể dục ngay là khi nào?
Bởi chúng là bài dịch và không trả lời những điều bạn quan tâm: Cách này có hiệu quả không? Khi nào thì hiệu quả? Tốn kém bao nhiêu? Đa số thời gian, các bài viết dịch ra từ một nguồn dễ kiếm trên mạng này không đưa được hướng dẫn rõ ràng và hiệu quả cụ thể cũng như nguyên lý khoa học để bạn hiểu và có cảm hứng hành động.
Có một cách để khỏe mạnh hơn. Ngay lập tức. Miễn phí. Bạn không cần bắt đầu ăn trái cây thay cơm hoặc đi sắm giày chạy bộ để thực hiện cách này. Cách bạn sắp đọc sau đây đơn giản đến mức 90% người thường bỏ qua. Trong khi chỉ cần 10 phút học kỹ năng này cũng đủ để họ tạo sự khác biệt trong chất lượng sức khỏe của mình cả đời.

Bí quyết đơn giản: Hít thở. Trong khi bạn trẻ vì nhiều lý do chưa thể kiểm soát chế độ dinh dưỡng, nhưng bạn có thể kiểm soát được hơi thở của mình. Ai cũng có thể làm được. Chúng ta đều hít 4-20 lần một phút mỗi ngày. Bạn có thể học điều gì về hít thở để cải thiện sức khỏe của mình?

Hít Thở: Khỏe Mạnh 101

Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ nhịn thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn.
Đức Phật trong chuỗi hành xác để đạt đến sự minh triết, đã…chơi dại nhịn thở. Đạt kỷ lục là 3 phút. Sau 5 phút thì là cả một địa ngục! Mắt hoa. Tai gào rú. Đầu đau thắt như bị kim cô xiết. Bụng quặn lên từng đợt. Toàn thân bỏng rát.
Có lẽ bạn không cần phải thử nhịn thở đâu. Ngay cả ảo thuật gia cũng chỉ chơi trò này khi có người sẵn sàng chi tiền triệu và có ống kính quay phim…
Đây là điều khoa học đã chứng minh. Đủ lượng oxy trong cơ thể sẽ giết  TẤT CẢ vi trùng, vi khuẩn và vi-rút. Tiến sĩ Otto Warburg đoạt giải Nobel năm 1931 nhờ chứng minh được ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Hiện nay, giới y khoa đều biết hầu hết bệnh đau tim đều do thiếu oxy. Giới kinh doanh như tôi thì còn biết bệnh tim hôm nay hiếm khi nào do thất tình mà do thiếu vitamin Tiền, bị phát hiện có vợ bé hay ăn hối lộ bị lộ.
Các bạn nữ nên chú ý về hít thở nếu muốn trẻ lâu. Lão hóa là do cơ thể bị nhiễm độc do hấp thu phải chất độc và sự hư hỏng các tế bào. Những người trẻ lâu nhờ vận động nhiều và tống chất độc ra hiệu quả. Và điều đầu tiên cơ thể bạn làm để tống chất độc là kết hợp chúng với oxy.

2 chức năng của hít thở:
    - Cung cấp oxy vào máu cho máu tuần hoàn đến não
    - Kiểm soát năng lượng sống, từ đó kiểm soát tâm trí của bạn

3 kiểu hít thở:
    - Nông
    - Trung
    - Sâu

Công dụng của hít thở:
    - Tăng năng suất
    - Tăng sinh lực
    - Tăng sáng tạo
    - Vui vẻ hơn
    - Nhận biết bản thân
    - Hoạt động thể dục thể thao
    - Nhiều nhiệt huyết
    - Thoải mái với chính mình
    - Ra quyết định tốt hơn
    - Bình yên tâm hồn
    - Tập trung
    - Phát triển tâm linh
    - Ngăn chặn lão hóa



- - - - TO BE CONTINUE - - - -



Cách hít thở đúng giúp bà bầu chuyển dạ nhanh chóng và ít đau nhất


Một trong những bài học trong các lớp học tiền sản là hướng dẫn thai phụ hít thở hiệu quả để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Hít thở đúng cách không chỉ giúp cho mẹ bầu sinh nở nhanh chóng mà còn giảm đau đớn khi vượt cạn nữa đấy.
Hoạt động hít thở hợp lý còn giúp cho bé dễ dàng xoay chuyển được tư thế thích hợp.
Mẹ bầu hít thở phù hợp cũng thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng.
Dưới đây là những bước hít thở đúng cách cho mẹ để chuyển dạ ít đau nhé.

1. Thở chậm, sâu
Khi tử cung mẹ bầu mở dưới 3cm thì mẹ nên thở chậm và sâu, hít thở bằng mũi và thở ra bằng miệng chậm rãi và đều đặn. Lúc này khi mẹ hít vào bụng phình to lên và khi thở ra thì bụng nhỏ xuống thấy rõ. Mẹ nên thở 6-9 nhịp cho một cơn co tử cung kéo dài trong khoảng 50 giây.
Cách thở này nhằm giúp lấy oxy vào cơ thể nhiều hơn. Mẹ càng thư giãn thì cách hít thở này càng đạt hiệu quả. Mẹ nên nằm nghiêng khi thở vì nằm ngửa sẽ làm chậm quá trình chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn nhau thai.
Hít thở sâu cũng giúp hạn chế bớt trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành. Mẹ cũng nên suy nghĩ hay tập trung vào một điều thú vị gì đó như ảnh đẹp, truyện vui… để quên đi các cơn đau chuyển dạ nhé.
Bằng cách thở đúng ca sinh của mẹ bầu sẽ ít đau hơn.

2. Thở nhanh, nông
Khi cổ tử cung mở từ 3 đến 6cm, các cơn co thắt cũng xuất hiện mạnh mẽ, kéo dài hơn và có tần xuất nhiều hơn, khoảng 3 phút sẽ có một cơn. Lúc này khi cơn co xuất hiện mẹ bắt đầu với thở sâu rồi thở ngực nông ở hơi thở tiếp theo, rồi thở càng nhanh hơn khi cường độ cơn co càng tăng cường. Sau cùng thở chậm lại khi cơn co giảm dần và thở sạch một hơi khi cơn co chấm dứt.
Kiểu thở này khiến mẹ dễ khô miệng nên hãy chuẩn bị cho mình một ít nước bên cạnh để tiếp. Cách thở này không cần phải tập luyện ở nhà vì chúng khiến mẹ nhanh mệt. Mẹ chỉ cần nằm nguyên lý và thử thực hành 1,2 lần thôi nhé.

3. Thở thổi nến
Thở thổi nến là cách thở giống như khi mẹ đang muốn thổi một cây nến. Khi cổ tử cung mở từ 7 đến 8cm thì áp dụng cách thở này. Lúc này các cơn co tử cung xuất hiện mạnh mẽ, khoảng cách giữa các cơn co cũng rút ngắn lại và khiến mẹ chỉ muốn rặn vì cảm giác thai nhi đè vào trực tràng. Tuy nhiên, việc rặn trong giai đoạn này rất nguy hiểm vì tử cung của mẹ bầu chưa được mở hoàn toàn. Thở thổi nến giúp giảm áp lực lên tử cung và giúp mẹ bầu tránh rặn sớm.
Thở thổi nến thực hiện bằng cách hít một hơi rồi thở sạch khi cơn co bắt đầu sau đó thở nhanh nông 4 lần, tiếp đến là thổi mạnh một lần qua miệng, sau đó lại thở nhanh nông 4 lần rồi thổi 1 lần. Lặp lại chu kỳ thở cho đến khi cơn co chấm dứt và hít vào thở ra một hơi sạch.
Thở thổi nến giúp làm chậm quá trình rặn.

4. Thở rặn
Kiểu thở này áp dụng khi cổ tử cung đã mở trọn vẹn và mẹ muốn rặn em bé ra. Mẹ lúc này sẽ nằm ngửa, cong người hình chữ C. Mẹ không nên ngửa đầu ra là hay cắn môi để chống lại các cơn đau, điều này sẽ khiến mẹ không đủ lực để tống bé ra ngoài.
Mẹ thở bằng cách thở hai hơi sâu khi xuất hiện cơn co và hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn. Khi rặn mẹ nên tựa cằm vào ngực, nhìn mắt xuống rốn. Khi hết hơi mẹ lại lặp lại chu kỳ hít thở và tiếp tục rặn cho đến khi bé ra đời và hết các cơn co tử cung.
Cuối cùng khi đã sinh, mẹ không cần dùng sức để thở nữa mà chỉ cần hà hơi và thả lỏng cơ thể để nghỉ ngơi.
Như vậy với những cách thở riêng biệt trong từng giai đoạn sẽ giúp mẹ bầu có thể sinh em bé nhanh chóng và ít cảm thấy đau đớn hơn.




- - - - TO BE CONTINUE - - - -



Những sai lầm khi hít thở



Trong khi nhịp tim luôn được quan tâm và thường xuyên kiểm tra thì hầu hết chúng ta đều bỏ qua nhịp thở. Theo bà Heather Milton, một nhà sinh lý học thể dục cao cấp tại Trung tâm Thể dục thể thao thuộc Trung tâm Y tế Đại học Langone, New York, Mỹ: Mọi người thường xuyên hít nông và thở nhanh, trong khi đó, theo tính toán khoa học, bạn nên hít thở 12-20 lần/phút vào những lúc nghỉ ngơi, còn khi đang tập thể dục với những bài tập khó và cường độ cao, số lượng hơi thở mỗi phút nên là 50 lần. “Duy trì hơi thở đúng làm tăng khả năng vận chuyển oxy và lưu lượng máu. Hơn nữa, nó còn rất cần thiết trong việc giúp cơ bắp hoạt động tốt và bộ não có thể tập trung cao độ”, bà giải thích.

Đồng quan điểm trên, ông Patrick McKeown, tác giả của cuốn sách “The Advantage Oxygen” cho biết, việc luyện tập hít thở sẽ giúp bạn tăng năng lượng, tăng sức chịu đựng và làm giảm căng thẳng, đồng thời nó có thể giúp bạn giảm cân.

Dưới đây những sai lầm mà chúng ta hay mắc phải khi thở:


Sai lầm 1: Thở ngắn khi tập những bài tập căng cơ vai và nhăn mặt (khi đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp…)

Điều này diễn ra rất phổ biến. Việc thở ngắn, không sâu trong khi tập luyện sẽ khiến bạn nhanh mệt mỏi, bài tập sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn do cách thở này ngăn cản việc đào thải khí carbon dioxide ra ngoài cơ thể.

Theo Tiến sĩ Thomas Olson, trợ lý giáo sư y khoa và tư vấn các bệnh tim mạch thuộc Viện Mayo Clinic (Mỹ): Thở không sâu khi tập các bài tập tăng cường sức mạnh sẽ khiến huyết áp tăng, gây tình trạng đau đầu, thậm chí có thể phải bỏ bài tập giữa chừng.

Cách khắc phục: Hãy thư giãn vai và mặt khi bạn tập các bài tập aerobic; cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để cân bằng quá trình hô hấp của cơ thể. Khi thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh hoặc yoga, Mayo Clinic khuyến cáo hãy cố gắng và nỗ lực thở hết ra như khi bạn đang cố gắng nâng một vật có trọng lượng. Với cách thở này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các tư thế và di chuyển.


Sai lầm 2: Không thở sâu khi giảm mỡ bụng

Khi muốn giảm mỡ bụng, nghĩa là bạn sẽ phải làm co bóp cơ hoành – cơ vòm rộng phía dưới xương sườn. Khi chúng được co cóp mạnh và thư giãn hoàn toàn, nó sẽ giúp lấy toàn bộ không khí mới vào phổi và đẩy hết khí độc, khí cũ ra khỏi cơ thể.

Nhưng nếu bạn hóp bụng trong suốt cả ngày và cơ hoành bị giới hạn, bó hẹp, hơi thở sẽ yếu và nông, khiến khoảng 30% khí carbon dioxide vẫn còn sót lại trong phổi. Do đó, bạn cần phải tập thở sâu để cơ hoành được co bóp và thoải mái. Những hơi thở sâu có thể làm chậm nhịp, làm giảm triệu chứng lo âu và huyết áp.

Cách khắc phục: Tập thở và để sử dụng hết công suất của phổi với các bài tập thở bằng cơ hoành đơn giản như sau: Nằm ngửa trên sàn nhà, một tay lên ngực bạn và tay kia ngay dưới lồng xương sườn để bạn có thể cảm nhận sự di chuyển khi thở. Hít vào thật sâu và chậm để dạ dày của bạn lấp đầy và chống lại bàn tay giữ cho ngực ở yên và bàn tay trên đó bất động. Hóp cơ bụng nhiều nhất có thể khi bạn thở ra. Lặp lại 10-15 lần và thực hiện mỗi ngày.


Sai lầm 3: Không hít thở sâu thường xuyên khi làm việc

Việc ngồi nhiều giờ trước máy tính, smartphone, thậm chí lái xe… mà không thư giãn sẽ làm tăng áp lực cho toàn bộ cơ thể bạn, từ cột sống đến tử cung, khiến cơ hoành bị chèn ép. Tệ hơn nữa, vai bị gập về phía làm cho áp lực được gia tăng, dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe như đau mỏi vai gái, đau cổ, lưng, vẹo cột sống…

Cách khắc phục: Hãy thiết lập thời gian thư giãn và nghỉ ngơi sau 30-45 phút làm việc. Duỗi cột sống và cổ, hãy để đôi vai của bạn được thả lỏng và thư giãn, sau đó hít thở thật chậm và sâu. Thực hiện điều đó trong vòng một vài ngày, bạn sẽ nhận thấy tư thế ngồi làm việc của mình tốt hơn và nó trở thành thói quen mà bạn không cần phải cố gắng nhớ.


Sai lầm 4: Thở ngắn và dồn dập khi căng thẳng

Căng thẳng khiến hơi thở của bạn ngắn và tốc độ thở tăng; nó càng làm tăng sự lo lắng và căng thẳng. Đó là một vòng luẩn quẩn và nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng mãn tính khiến bạn ăn quá nhiều và gây béo phì.

Một trường Đại học thuộc bang Minnesota đã tiến hành nghiên cứu với 12.000 người, kết quả cho thấy mức độ căng thẳng có liên quan đến chế độ ăn uống giàu chất béo; một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Khoa học Neuron cũng cho thấy căng thẳng có thể khiến người ta muốn ăn vặt nhiều hơn.

Cách khắc phục: Hãy dành thời gian để thực hiện các bài tập ngắn như thiền định, hít thở sâu. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Alternative and Complementary Medicine, các bài tập thở đơn giản giúp kiểm soát căng thẳng và giảm huyết áp ở phụ nữ sau mãn kinh. Để thực hiện: Hít vào trong 4 giây, sau đó thở ra trong 4 giây. Lặp lại động tác này ít nhất 5 lần, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng. Nó sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng, bình tĩnh và có quyết định sáng suốt hơn.
 





- - - - TO BE CONTINUE - - - -






- - - - TO BE CONTINUE - - - -







- - - - TO BE CONTINUE - - - -






No comments:

Post a Comment