LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, September 20, 2016

KIM CƯƠNG KHÍ CÔNG



I. Khai mở lục căn:
1. Nhãn
1.1. Liếc trái, phải: Dang hai tay sang hai bên, thẳng như cái đòn gánh, các ngón tay nắm lại, ngón trỏ duỗi ra, hơi cong lên để mắt liếc qua trái, qua phải có thể nhìn thấy ngón trỏ. Liếc 18 lần (mỗi bên 9 lần)
1.2. Nhìn trên, ngó dưới: Hai tay đưa về phía trước, một tay ngang đỉnh đầu, một tay ngang đan điền. Nhìn lên, nhìn xuống đều thấy ngón trỏ. Lặp lại 9 lần rồi đổi tay, lặp lại 9 lần (tổng 18 lần).
1.3. Quay tròn: Quay tròn mắt từ trái qua phải 9 lần, sau đó lặp lại; trong khi quay, mắt vẫn nhìn sang trái, phải, trên, dưới.
1.4. Xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng rồi úp vào 2 mắt, khi nguội đi (đếm từ 1 – 6) thì day theo chiều mọc của lông mày (mắt trái ngược, mắt phải thuận chiều chiều kim đồng hồ). Tiếp tục xoa 2 lòng bàn tay thật nóng và lặp lại 3 - 6 lần.

2. Nhĩ
2.1. Lắng nghe tiếng mưa gió: Ốp lòng 2 bàn tay vào hai tai, mũi bàn tay ôm lấy gáy rồi mở ra, đóng vào thật nhanh/ nhẹ nhàng; khi đó ta nghe thấy tiếng mưa, gió. Lặp lại 36 lần.
2.2. Lắng nghe tiếng trống trận: Vẫn tư thế của động tác 2.1. nhưng dùng hai ngón tay giữa và ngón tay trỏ gõ vào phía sau gáy; khi đó ta nghe thấy tiếng trống trận rất hùng tráng và cảm thấy khoan khoái. Lặp lại 36 lần.
2.3. Ép màng nhĩ: Vẫn tư thể của động tác 2.1. nhưng dùng hai lòng bàn tay ép vào hai tai tạo áp suất nén lên màng nhĩ rồi đột ngột mở ra. Ép vừa thấy hơi tức hoặc đau màng nhĩ rồi mở ngay ra.
2.4. Xoa tai: Xoa 2 lòng bàn tay cho nóng rồi xoa hai vành tai, xoa theo chiều từ dưới lên, từ trên xuống (thuận theo chiều của vành tai) 6 lần. Tiếp tục xoa nóng tay và lặp lại 6 lần.
2.5. Vuốt tai: Dùng khe của ngón trỏ và ngón giữa để vuốt tai từ trên xuống dưới. Vuốt 18 lần.
2.6. Kéo tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ túm các điểm trên vành tai kéo dãn ra, bắt đầu từ trên rồi xuống dưới. Lặp lại 6 lần.

3. Tỵ
3.1. Hít vào hết cỡ, dùng 2 ngón tay cái và trỏ bịt hai lỗ mũi lại, thở ra thật mạnh (có một ít khí sẽ thoát ra qua hai lỗ tai), đếm từ 1 – 18 hoẵ 36 thì bỏ tay ra để thở. Lặp lại 3 – 6 lần.
3.2. Thở bằng 1 lỗ mũi: Dùng ngón tay bịt 1 lỗi mũi lại, chỉ thở bằng 1 lỗ; hít vào và thở ra hết sức, thật mạnh và đều. Hít vào, thở ra 6 lần rồi chuyển sang lỗ mũi còn lại. Lặp lại 3 lần.
3.3. Bấm và day huyệt nghinh hương: Bấm và day huyệt nghinh hương trên và dưới 6 lần. Lặp lại 3 lần. Huyệt nghinh hương nằm ở phía trên và dưới cánh mũi (điểm khởi đầu và kết thúc của cánh mũi).
3.4. Vuốt mũi: Xoa ngón cái và phần bụng/ cơ phía dưới của ngón cái cho nóng lên rồi áp bụng ngón cái, ngón cái lại vuốt mũi. Khớp ngón tay của ngón cái đặt ở ấn đường, bụng ngón cái đặt ở hai bên sống mũi; ấn 2 khớp ngón tay vào huyệt ấn đường, khi thấy hơi đau thì vuốt xuống; vuốt 6 lần, xoa tay và vuốt tiếp. Lặp lại 3 lần.

4. Khẩu
4.1. Gõ: Gõ hai hàm răng vào nhau 36 lần.
4.2. Nhai: Nhai hàm trái 6 lần, chuyển sang nhai hàm phải 6 lần. Lặp lại 3 lần.
4.3. Nghiến: Nghiến hai hàm răng với nhau 6 – 9 lần.
4.4. Ngáp: Giống như ngáp tự nhiên nhưng là mình tự điều khiển. Khi thở ra thì thở bằng miệng, hóp bụng, bóp đan điền để hà hết khí độc trong người ra. Lặp lại 6 lần; động tác này lặp lại lâu ngày sẽ làm cho hơi thở và miệng lưỡi sẽ thơm tho, dễ chịu.
4.5. Luyện ngọc dịch: Quay tròn lưỡi trong miệng 6 lần, ngược lại 6 lần; tiếp đó quay tròn lưỡi phía ngoài răng (vẫn mím môi) 6 lần, ngược lại 6 lần; tiếp theo quay tròn lưỡi liếm hai môi 6 lần, ngược lại 6 lần. Trong quá trình đảo lưỡi, liếm môi nước miếng sẽ túa ra rất nhiều, không nuốt/ giữ hết lại trong miệng, khi kết thúc động tác liếm môi thì súc miệng 36 lần, lúc này nước miếng đã chuyển thành ngọc dịch (rất quý). Gom và luyện lại trong miệng, tưởng tượng như một cục nước hình cầu, chia ra làm 3 phần để nuốt dần xuống. Khi nuốt thì tưởng tượng ngọc dịch tan chảy, chuyển đến toàn thân chứ không phải đơn thuần là nuốt xuống bụng. Lặp lại 3 lần.

5. Thân
5.1. Làm động tác giống như cung thủ đương hung trong bài dịch cân tẩy tủy kinh, sau khi án khí thì đan hai tay vào nhau úp trước ngực, mở dãn ra phía trước hết cỡ đồng thời xoay lòng hai bàn tay ra phía trước rồi thu về. Khi nâng tay lên thì hít vào thật sâu (như ôm cả trời đất), dãn tay thì thở ra hết cỡ (thót bụng và đan điền). Lặp lại 6 lần. Tiếp theo làm 12 lần động tác đan tay, đưa vào đưa ra (đưa vào lòng 2 bàn tay úp vào ngực, đưa ra lòng 2 bàn tay hướng ra ngoài).
5.2. Làm động tác trên nhưng theo chiều thẳng đứng, hai lòng ban tay đan chép úp lên đỉnh đầu. Khi giãn tay nhớ giãn mở toàn thân.
5.3. Ngửa cổ lên, dùng lòng bàn tay vuốt từ trên xuống dưới, hai tay thay phiên nhau 18 lần (mỗi tay vuốt 9 lần).
5.3. Dùng lòng bàn tay vuốt phần cổ phía sau, vuốt từ sau ra trước; mỗi tay một bên. Vuốt 9 lần/ bên.
5.4. Xoa mặt: Chà xát 2 lòng bàn tay cho nóng, đặt lên vùng da mặt cần xoa khoảng 2 giây rồi vuốt/ xoa theo chiều lên/ xuống, phải/ trái, hoặc xoa vòng tròn (các phần mặt có da), chà xát tay và lặp lại 6 lần, lần sau ngược chiều với lần trước.
5.5. Xoa ngực: Tay nào xoa ngực bên đó. Thuận chiều 9 lần, ngược chiều 9 lần.
5.6. Xoa bụng: Xoa toàn bộ phần bụng, tay trái xoa theo chiều từ trái, từ dưới lên trên; tay phải theo chiều ngược lại. Mỗi tay xoa 9 lần.
5.7. Xoa đầu gối và bấm huyệt túc tam lý: Chà xát 2 lòng bàn tay cho nóng và xoa đầu gối (xương bán chè). 6 vòng xuôi, 6 vòng ngược; lặp lại 3 lần. Bấm và day huyệt túc tam lý 6 lần, lặp lại 3 lần. Huyệt túc tam lý nằm ở đầu ngón tay đeo nhẫn nếu đặt lòng bàn tay vào xương bánh chè, đầu các ngón tay mở ra, cách nhau 2,5cm (ngón tay giữa thẳng với xương sống của ống chân).

6. Thần
6.1. Vỗ: Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) vỗ nhẹ từ ấn đường tới bách hội và đến đỉnh đầu, mỗi vùng 6 lần; chuyển tay khác và cũng vỗ mỗi vùng 6 lần.
6.2. Mổ: 6.3: Dùng năm đầu ngón tay mổ xuống đầu như kiểu gà mổ thóc, mổ khắp đỉnh đầu (phần có tóc). Đếm đủ 36 lần.
6.3. Chải: Dùng các ngón tay chải tóc từ phía trước ra phía sau, từ giữa sang hai bên (rồi làm lại từ giữa sang hai bên). Làm 36 lần.


II. Tập trung tinh thần và khai mở thân pháp
1. Tập trung tinh thần:
1.1. Nhiếp thị: Dùng 2 ngón trỏ nhấn chủm tai (phần nhô ra, đối diện vành tai) bịt lấy lỗ tai, ngón giữa ấn vào huyệt thái dương, ngón trỏ ấn vào xương ngọc chẩm; nhắm hờ mắt, hướng tâm mình vào trong, cảm thấy tinh thần tĩnh lặng, thân thể trống rỗng, lâng lâng.
1.2. Ngưng thần: Mắt nhìn vào ngọn nến, một vật tĩnh trước mặt, hoặc ảnh chân dung của Đức Phật; nhìn thẳng và chăm chú, mắt không chớp và tinh thần không lay động, niệm 3 lần “Nam mô a di đà phật”, sau đó từ từ nhắm mắt lại, vẫn lưu giữ hình ảnh vừa nhìn, niệm 3 lần “Nam mô a di đà phật”, tiếp tục từ từ mở mắt nhìn. Lặp lại 9 lần.

2. Khai mở thân pháp:
2.1. Thái dương công:
- Hai tay đưa lên đỉnh đầu, các ngón tay chụm lại, ngón cái khép lại, lòng bàn tay hướng lên trên, giữa hai tay để 1 khe mở xuống huyệt bách hội. Lúc này huyệt bách hội và huyệt lao cung ở 2 lòng bàn tay đều hướng lên trên để thu nhận thiên khí.
- Trong quá trình thở hai tay sẽ mở dần ra theo nhịp hút đẩy tự nhiên của khí (cần tác động thêm của cơ lực). Khi hai tay dang thẳng ra là kết thúc phần thái dương công và chuyển sang thái âm công.
- Hơi thở số 7: Hít vào quán tưởng thu nhận khí từ bách hội thẳng xuống xương cùng, thở ra thu nhận khí vào từ các lỗ chân lông của toàn thân.

2.2. Thái âm công:
- Thời điểm hai cánh tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống dưới là bắt đầu quá trình thái âm công cho đến khi hai bàn tay gần chạm nhau phần dưới hông, lòng bàn hướng ra ngoài, để khe mở cho phần xương cụt tương tự như với huyệt bách hội để tà khí (tử khí) thoát ra ngoài.
- Hơi thở số 7: Hít vào quán tưởng thu nhận khí từ bách hội thẳng xuống xương cùng, thở ra thu nhận khí vào từ các lỗ chân lông của toàn thân.
Thái dương và thái âm công có tác dụng mở 2 mạch nhâm, đốc (trước, sau cơ thể) và bách hội. Toàn thân thông suốt. Nhịp thở êm sâu, đều.
2.3. Quy nạp đan điền:
Sau khi thực hiện xong thái âm công, tiếp theo là phép quy nạp đan điền. Mục đích là quy tụ năng lượng sạch về vùng bể khí (đan điền) trước khi chuyển đến các cùng khác của cơ thể.
Hai tay chấp trước ngực theo thế “Phật tử khai tâm”. Tinh thần từ từ chuyển về đan điền và trú tại đó, điều hòa nhịp thở đón nhận chính khí quy tụ. Khi ổn định hơi thở, khí và thần đã tập trung tại đan điền thì hai tay từ từ mở ra theo nhịp hút đẩy tự nhiên của khí (cần tác động thêm của cơ lực). Mở dần ra theo hình trái tim ngược, điểm kết thúc là hai bàn tay kết ấn, đặt phía trên bàn chân. Nếu ngồi theo kiểu kiết già thì nam đặt tay trái lên trên, nữ đặt tay phải lên trên, nếu ngồi theo kiểu bán già thì đặt tay trên dưới tương ứng với chân. Sau khi kết ấn, quán tưởng chính (sinh) khí từ đan điền lan tỏa toàn thân.

III. Kim cương công
1. Thu khí, tán khí:
Hai tay vòng từ trái qua phải 9 vòng (nữ ngược lại). Lặp lại 5 lần (nữ 4 lần). Xong 1 lần thứ nhất thì tay phải bấm và day huyệt hợp cốc tay trái (bấm 3 giây, day 6 lần), lần thứ hai tay trái lại bấm và day huyệt hợp cốc của tay phải (nữ thì ngược lại).
2. Bồi hoàn nguyên khí:
2.1. Đảo lưỡi: Đảo lưỡi 6 vòng bên trong răng, 6 vòng ngược lại; tiếp tục đảo lưỡi 6 vòng bên ngoài răng và ngược lại. Mục đích luyện lưỡi và làm cho tiết nước bọt.
2.2. Súc miệng: Súc miệng bằng nước bọt(giống như ngậm nước súc miệng). Mục đích luyện nước bọt thành ngọc dịch. Súc miệng 36 lần.
2.3. Choẹt miêng: Hóp má, phùng má; hóp môi, phùng môi. Mục đích luyện nước bọt thành ngọc dịch, kích thích tiết thêm nước bọt. Choẹt miệng 36 lần.
2.4. Nuốt ngọc dịch: Khi nuốt khí quán tưởng ngọc dịch từ miệng trôi dần qua cổ họng và sau đó lan tỏa toàn thân.
Lặp lại các bước từ 2.1 – 2.4 từ 3 đến 9 lần (tùy thời gian và bệnh tật). Nếu có các bệnh về răng, miệng, tiêu hóa, hôi miệng, đau khớp thì làm từ 6 – 9 lần.
3. Xích long hấp thủy:
Hay tay nắm lại, tay trái đặt ở huyệt bách hội, tay phải đặt ở ½ đùi, chuyển tay đấm nhẹ vào huyệt bách hội và đồng thời vào đùi (nữ ngược lại). Lặp lại các động tác đấm vào huyệt bách hội và đùi 36, 64, hoặc 72 lần.
Phép này nén khí từ bách hội xuống đan điền, đồng thời đẩy tà khí qua hai nách. Quán tưởng sinh khí từ vũ trụ (mới) đi vào và nén xuống đan điền khi hít vào, khí dư/ tạp khí thoát từ đan điền qua hai nách khi thở ra.

IV. Cửu thủ nhuyễn công (các động tác thật mềm dẻo, nhuyễn và uyển chuyển – toàn thân chuyển động theo các động tác như con rắn, nhưng sóng xô)

1. Phật tử khai tâm
1.1. Hai tay giơ về phía trước, song song với nhau lòng bàn tay úp, khoát tay từ trong ra ngoài 36 lần, khoát tay theo chiều ngược lại 36 lần. Cả người uốn chuyển theo chiều khoát tay như con rắn trườn. Hơi thở tự nhiên.
1.2. Hai tay giơ sang hai bên, lòng ban tay ngửa lên, trang tay từ ngoài vào trong 36 lần, làm ngược lại 36 lần. Cả người uốn chuyển theo chiều trang tay như con rắn. Hơi thở tự nhiên.
1.3. Hai tay hoành lên trên, chụm vào nhau như động tác lạy Phật, thả hai tay xuống rồi lại hoành lên, chụm lại và thả xuống; khi hai tay hoành lên thì rướn người, khi thả xuống thì chùng gối. Làm 72 lần, hơi thở tự nhiên.
Động tác này là để khởi động chân khí.
2. Âm dương chuyển cầu
Tưởng tượng hai tay ôm bóng (mua quả bóng gỗ hoặc nhựa thì càng tốt), xoay vần quả bóng từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái qua phải, từ phải qua trái (6 vòng đổi 1 lần); đồng thời với việc tay xoay  bóng thì hướng người và chân cũng chuyển từ trái qua phải, từ phải qua trái (lưu ý động tác chuyển của chân, gối và bàn chân phải nhịp nhàng, lên xuống giống như động tác chuyển hướng và chuyển chân của thái cực quyền). Quay trái, phải ít nhất 6 lần.
Động tác này nhằm dẫn luồng chân khí xoay chuyển trong toàn thân.

3. Thu phong, trụ vũ
Hoành hai tay lên như động tác ôm gốc cây to, hạ hai tay xuống, lòng bàn tay ngửa, thu về hai bên hông, rồi lại tiếp tục lặp lại 36 lần. Khi hoành tay lên thì hít vào, hạ tay xuống thì thở ra, chân và gối phối hợp để nâng người lên và hạ người xuống, người nhấp nhô như làn sóng.
Động tác này thu phong (khí) về đan điền.

4. Đảo phong
Hai tay đưa từ dưới lên rồi hạ từ trên xuống theo chiều ngược nhau, mũi bàn tay hướng lên trên, hai tay xoay quấn lấy nhau như hai con rồng vờn nhau, tạo ra luồng khí xoắn từ dưới lên (giống như tạo vòi rồng), thân và chân cũng chuyển từ trái qua phải, từ phải qua trái như động tác âm dương chuyển cầu. Quay trái, phải ít nhất 6 lần, hơi thở tự nhiên.
Động tác này nhằm tạo luồng khí xoắn trong cơ thể cuốn hết tà khí ra ngoài theo các huyệt bách hội, và thiếu phủ.

 5. Vũ thủy hoành sơn
Hai tay xoay tròn từ trong ra ngoài, lòng bàn tay hướng vào trong tạo ra luồng khí (sóng) xô vào thân (vách núi). Quay trái, phải, lên cao, xuống thấp (tưởng tượng tạo ra các con sóng xô vào thân núi). Quay trái, phải ít nhất 6 lần, hơi thở tự nhiên.

6. Du thủy
Sau khi tạo ra sóng thì chèo thuyền lướt trên sóng (hai tay làm giống động tác chèo thuyền trên sông) Hai tay đưa lên cao về phía bên phải, lòng bàn tay úp xuống, toàn thân và mắt hướng theo tay, tiếp đó xoay người qua bên trái để quay ra phía sau, hai tay hạ xuống như mái chèo khoát nước đẩy thuyền đi. Người lên xuống nhẹ nhàng. Làm ít nhất 6 lần rồi chuyển sang bên trái.

7. Tiên cô chải tóc
Hai tay làm giống động tác đảo phong nhưng khác ở chỗ là sau khi đưa tay lên trên thì vòng lại sau gáy giống như động tác thanh long thám trảo của dịch cân tẩy tủy kinh (động tác giống như người đang soi gương, vuốt và chải tóc). Luân chuyển tay, đồng thời xoay chuyển toàn thân qua trái, qua phải. Lặp lại ít nhất 12 lần.

8. Song thủ thác bàn (hai bàn tay luân chuyển như cái mặt bàn)
Đặt 2 đồng xu hoặc 2 cái đĩa lên lòng bàn tay (lòng bàn tay hướng lên trên), tay trước quá đầu, mũi tay hướng về trước, tay sau đặt ngang hông, mũi tay hướng về sau. Tay phải xoay theo chiều kim đồng hồ đưa về hông phải, tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ đưa lên quá đầu (sao cho lòng bàn tay vẫn song song với mặt đất, đồng xu hoặc cái đĩa không bị rơi). Luân chuyển ít nhất 12 lần (6 lần/ bên).

9. Âm dương vận thủ (Âm dương pháp chưởng)
Hai tay luân phiên nhau đẩy chưởng ra phía trước (trên dưới, cao thấp, trái phải), thân quay trái/ phải và uốn lượn lên/ xuống như các chiêu thức từ 2 – 6.

10. Điều chuyển, thu khí và điều hòa trước khi kết thúc
10.1. Điều chuyển khí:
- Điều ngang:
+ Thu khí: Hai tay ôm bóng (ước đường kính 20 cm), tay ôm phải trái. Cảm giác có lực hút và đẩy giữa hai bàn tay (tương tự như thái dương và thái âm công). Nhẩm số lần hút đẩy tối thiểu giữa hai bàn tay là 36 lần.
+ Chuyển khí: Hai bàn tay vặn quả bóng theo chiều ngược nhau để điều chuyển khí trong thân, tưởng tượng khí trong đan điền cũng chuyển theo chiều vặn nhau. Vặn đi, vặn lại 36 lần.
+ Điều khí: Tách bàn tay ra xa từ 20 – 50 cm (vẫn ôm cầu, tưởng tượng quả cầu nở to ra), đưa bàn tay lại vị trí cũ (ôm cầu, cách nhau 20 cm). Tách ra thì thở, thu vào thì hít; hít vào đứng thẳng, thở ra chùng gối). Tối thiểu 18 lần, tiếp tục mở rộng quả cầu lên gấp đôi (từ 20 – 100 cm) và lặp lại 18 lần.
- Điều dọc:
Tương tự  như điều ngang nhưng hai tay ôm bóng trên và dưới (tay phải đặt trên).

10.2. Thu khí:
- Chắp tay:
+ Chắp hai tay trước ngực, mũi bàn tay hướng lên trên (tưởng tượng hai bàn tay hút và dính chặt vào nhau). Đếm 12 lần nhịp đập của mạch máu hoặc nhịp đập của tim.
+ Vẫn chắp tay trước ngực và nâng lên quá đầu và đếm đủ 12 lần như trên.
- Nắm tay: Nắm hai tay lại, bắt chéo.
+ Trên đầu: Đưa lên trên đầu và đếm đủ 12 lần như trên.
+ Trước ngực: Hạ xuống ngực, đếm đủ 12 lần.
+ Trước bụng: Hạ tiếp xuống một chút, trước rốn 3cm, vẫn đếm đủ 12 lần.
+ Dưới rốn: Hạ tiếp xuống dưới rốn 3 cm, vẫn đếm đủ 12 lần mạch đập.
10.3. Điều hòa:
- Tay:
+ Nặng: Dang hai cánh tay sang hai bên, bàn tay nắm lại, đưa quá lên đỉnh đầu rồi hạ xuống hai bên hông. Đếm đủ ít nhất 12 lần.
+ Nhẹ: Hai tay để xuôi, thả lỏng, vẩy nhẹ tay (cánh tay, bàn tay, ngón tay) 12 lần (giống động tác rung kình trong dịch cân tẩy tủy kinh).
- Chân
+ Nặng: Nghiêng người đứng bằng 1 chân, chân kia nhấc lên (giống kiểu chó đái), làm 3 lần mỗi bên; tiếp theo nhảy lên, nhảy xuống nhẹ nhàng/ nhịp nhàng 12 lần (toàn thân thả lỏng)
+ Nhẹ: Chạy bước nhỏ tại chỗ 24 bước, chạy như mây bay/ gió thoảng, mũi chân gần như không nâng khỏi mặt đất, thân mình nhún nhẩy, nhấp nhô như sóng lượn.

*          *
*

- Cửu thủ nhuyễn công làm cho kinh mạch vận hành, khí huyết lưu thông khắp châu thân. Căn cơ, xương giãn mở, tinh thần sáng suốt, bền vững.
- Động tác mềm mại, uyển chuyển, nhuần nhuyễn và liên tục. Nhịp thở tự nhiên. Tinh thần lắng đọng ở các động tác. Cửu thủ nhuyễn công làm cho cơ thể hoạt động đồng bộ, làm cho nhịp điệu sinh học của cơ thể hòa hợp với chu chuyển và biến đổi của vũ trụ (thiên địa nhân hợp nhất).
- Các mục từ I – III tập buổi sáng, trước khi bước chân xuống đất (ngồi kiết già trên giường, mặt hướng về phía đông). Cố gắng tập nhịn tiêu, tiểu.
- Mục IV tập sau khi bước xuống đất, vệ sinh cá nhân xong (uống 1 cốc nước nhỏ ~ 20 – 30ml ngay sau khi bước xuống giường).
- Tư thế ngồi: Bán già hoặc kiết già, mặt nhìn về hướng mặt trời, nếu trong khoảng 11 – 13h thì nhìn về hướng Nam, trong khoảng từ 23 – 01h thì nhìn về hướng Bắc.
- Tư thế đứng: Hai chân rộng bằng vai hoặc hai vai, tùy theo từng động tác; hai bàn chân song song, mũi chân hơi hướng vào nhau.
- Lặp lại các động tác: Tùy theo thời gian và nhu cầu chữa bệnh của từng người mà các động tác có thể lặp lại 3, 6, 9, 12 … lần.









No comments:

Post a Comment