LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, September 25, 2016

TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH MẮT, MŨI, TAI



CHỨNG ĐAU TAI, VIÊM TAI GIỮA, TAI NGOÀI

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Tai bị đau phần lớn là do bên ngoài hoặc bên trong tai bị viêm nhiễm, mới đầu thì chỉ hơi đau, nhưng càng ngày càng đau dữ dội; đến khi nhai thức ăn cũng cảm thấy đau đớn thì nhất thiết phải tránh mọi cử động và giữ gìn môi trường thật yên tĩnh. Khi có hiện tượng tai không bị bệnh nhưng vùng xung quanh tai lại rất đau đớn thì đó là bệnh đau tai thần kinh.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Dùng liệu pháp bấm huyệt đối với các huyệt Thính cung, Giác tôn, Khiếu âm, Ế phong, Nhĩ môn, Hiệp xa xung quanh tai sẽ có hiệu quả. Khi bị đau do viêm tai giữa, thì ấn lên các huyệt Nhĩ môn, Ế phong, Hoàn cốt và ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc trên tay sẽ rất hiệu quả. Thường xuyên ấn lên các huyệt Thủ tam lý, Khúc trì, Dưỡng lão ở tay; Phục lưu, Thái khê ở chân là những huyệt đạo có hiệu quả trong việc chữa trị bệnh đau tai. Đối với chứng đau tai thần kinh, trị liệu thêm các huyệt Hoang du (Dục du) ở bụng, Thận du ở eo lưng càng có hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT NHĨ MÔN


- Tác dụng: Làm giảm cảm giác đau đớn do viêm tai trong, tai ngoài.


- Vị trí: Hai huyệt hai bên, nằm chính ngay phía trước lỗ tai.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, đầu hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Nhĩ môn của người bệnh sẽ làm giảm sự đau đớn của chứng viêm tai giữa. Nếu bị co giật do viêm tai ngoài thì chữa trị bằng cách kết hợp bấm huyệt với xoa bóp nhẹ nhàng lên huyệt Ế phong sẽ có hiệu quả.



▼ HUYỆT GIÁC TÔN


- Tác dụng: Chữa trị chứng đau tai mạn tính.


- Vị trí: Nằm sát mí tóc phía bên trên vành tai.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc tay cái ấn hơi mạnh và day quanh huyệt Giác tôn của người bệnh thành hình tròn nhỏ từ 3 đến 5 giây, cứ thế lặp lại nhiều lần, có tác dụng tiêu trừ đau đớn của bệnh viêm tai mạn tính. Đồng thời tiến hành thủ pháp bấm huyệt theo tuần tự đối với các huyệt Ế phong, Thính cung, Khiếu âm quanh tai càng thêm hiệu quả.



▼ HUYỆT THÍNH CUNG


- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau đớn do đau tai và khắc phục chứng ù tai, nặng tai.


- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay trước Nhĩ châu (là cục sụn nhỏ lối lên che trước lỗ tai, còn gọi là Cửa tai) hai bên tai.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc tay cái ấn hơi mạnh và day quanh huyệt Thính cung của người bệnh thành hình tròn nhỏ từ 3 đến 5 giây, cứ thế lặp lại nhiều lần, không chỉ làm dịu cảm giác đau tai, mà còn tăng thêm hiệu quả cho những biện pháp chữa trị các chứng ù tai, nặng tai.



▼ HUYỆT THẬN DU


- Tác dụng: Rất hiệu quả trong chữa trị bệnh đau tai thần kinh, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và tinh thần.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngay đầu mút xương sườn cuối cùng.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh và day lên hai huyệt Thận du của người bệnh nhiều lần, có hiệu quả chữa trị chứng đau tai thần kinh, tăng cường sức khỏe cho cơ thể và điều độ tinh thần.



▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)


- Tác dụng: Tiêu trừ chứng cơ thể nhức mỏi mạn tính làm cho tinh thần sảng khoái, có hiệu quả chữa trị bệnh đau tai thần kinh.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, đầu ngón giữa của hai bàn tay cùng lúc ấn vừa phải lên hai huyệt Hoang du (Dục du) của người bệnh, làm tiêu trừ chứng nhức mỏi mạn tính của cơ thể, chữa trị bệnh đau tai thần kinh và điều độ tinh thần.



▼ HUYỆT PHỤC LƯU


- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng đau tai, viêm tai trong, tai ngoài.


- Vị trí: Nằm phía sau và trên mắt cá chân trong chừng 2 đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Lòng bàn tay người trị liệu nắm cổ chân trước, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Phục lưu của người bệnh, làm tiêu trừ chứng đau đầu, đau răng, đau tai và giúp tai nghe rõ. Kết hợp với việc ấn lên huyệt Thái khê sau mắt cá chân trong lại càng thêm hiệu quả.

CHỨNG Ù TAI

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN 


Chứng ù tai có nhiều triệu chứng biểu hiện như: trong tai luôn luôn có những âm thanh sắc nhọn, chói lói vang lên nhức buốt, hoặc có những âm thanh rất nhỏ cứ vang lên rin rít, líu ríu liên tục... Sở dĩ có hiện tượng ấy là vì màng nhĩ bị viêm hoặc tai trong, tai giữa bị bệnh; cũng có thể do bệnh huyết áp, cơ thể và tinh thần quá mệt mỏi (stress) hoặc giả do sự thay đổi của áp suất không khí gây nên.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Khi bị bệnh ù tai thì trọng điểm chữa trị là tác động lên 4 huyệt đạo quan trọng: Thính cung, Giác tôn, Khiếu âm, Ế phong xung quanh tai. Trước tiên tỉ mỉ ấn lên các huyệt đạo ấy, tiếp đó ấn lên các huyệt Thiên trụ và Phong trì trên cổ. Lấy hai huyệt Thiên trụ và Phong trì làm một cạnh đáy vẽ một tam giác đều có đỉnh nằm phía dưới. Điểm đỉnh ấy tuy không là một huyệt đạo nhưng là điểm có quan hệ mật thiết tới việc điều chỉnh chứng bệnh ù tai (gọi là Điểm điều chỉnh ù tai); dùng kỹ thuật bấm huyệt tác động lên điểm đó cũng đem lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, việc kích thích lên các huyệt Bách hội, Hàm yếm trên đáu; Thái khê trên chân cũng rất hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT GIÁC TÔN


- Tác dụng: Làm giảm nhẹ chứng ù tai và khắc phục chứng tê cứng vùng đầu và cổ.


- Vị trí: Nằm sát mí tóc phía bên trên vành tai.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Giác tôn của ngưòi bệnh trong vòng từ 3 đến 5 giây, tức là ấn cho đến khi- trong tai cảm thấy bị kích thích thì ngưng lại, cứ tiếp tục như thế nhiêu lần sẽ khắc phục được tình trạng vùng đầu và cổ bị tê cứng, giàm hẳn chứng ù tai. Ấn tiếp lên các huyệt Ế phong, Thính cung và Khiếu âm xung quanh tai càng thêm hiệu quả.



▼ HUYỆT THIÊN TRỤ


- Tác dụng: Rất có hiệu quả trong việc trị liệu chứng ù tai và tê cứng cơ cổ.


- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ co lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phưong pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm chặt hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh; cùng với cách ấy, ấn lên huyệt Phong trì bên cạnh tai rồi ấn liên tiếp các huyệt Thiên trụ, Phong trì và Điềm điều chỉnh ù tai, sẽ thu được kết quả cao.



▼ HUYỆT THÁI KHÊ


- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuân hoàn, có hiệu quả trong việc trị liệu chứng ù tai do bệnh huyết áp gây ra.


- Vị trí: Nằm ngay phía sau mắt cá chân trong.


- Phương pháp trị liệu:

Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, tay nắm cổ chân, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Thái khê của người bệnh, kích thích cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng ù tai do huyết áp bất bình thường gây nên

CHỨNG CHẢY MÁU MŨI (MÁU CAM)

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Triệu chứng chảy máu mũi (thường gọi là chảy máu cam) xảy ra phần nhiều là do hỉ mũi quá mạnh, hoặc động chạm mạnh làm thương tổn niêm mạc mũi. Ngoài ra, còn do cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đầu sung huyết, hoặc thần kinh mất cân bằng do bị stress nặng gây nên.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Khi máu mũi chảy nhiều thì nhất thiết phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Khi chảy máu mũi, có thể bóp hai lỗ mũi lại dể không cho máu tiếp tục. Nếu chữa trị bằng liệu pháp huyệt đạo thì trước tiên dùng lòng ngón tay cái ấn nhẹ lên các huyệt Thiên trụ, Phong trì, Phong phủ trên cổ, tiếp đó ấn mạnh lên các huyệt Đại chùy, Thân trụ trên lưng và các huyệt Cự liêu và Nghinh hương bên cạnh mũi; ấn nhẹ các huyệt Ôn lưu hoặc Hợp cốc trên tay để tăng hiệu quả. Nếu chảy máu mũi do bệnh cao huyết áp thì ấn lên các huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, Nhân nghinh nơi yết hầu sẽ có hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG


- Tác dụng: Khắc phục tình trạng hay bị chảy máu mũi.


- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.


- Phương pháp trị liệu: Lòng đầu hai ngón tay trỏ của người trị liệu từ từ ấn mạnh lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh từ 3 đến 5 giây, lặp lại nhiêu lần như thế có tác dụng làm ngưng chảy máu mũi. Thường xuyên thực hiện liệu pháp này mỗi ngày sẽ cải thiện hiệu quả thể chất người bệnh, không còn hay bị chảy máu mũi nữa.



▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY


- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc tiêu trừ chứng chày máu mũi và tê cứng vùng cổ.


- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, bàn tay giữ chặt vai người bệnh, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Đại chùy của người bệnh, không chỉ làm ngưng chảy máu mũi mà còn làm giảm hẳn chứng tê cứng vùng cổ. Kết hợp biện pháp massage hoặc ấn lên huyệt Thân trụ trên lưng, ngay phía dưới huyệt Đại chùy càng thêm hiệu quả.



▼ HUYỆT HỢP CỐC


- Tác dụng: Làm ngưng chảy máu mũi và tăng cường thể chất.


- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.


- Phương pháp trị liệu: Một tay nguời trị liệu nắm cổ tay, còn tay kia nắm bàn tay người bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh; kiên trì thực hiện liên tục động tác này có thể khắc phục được hiện tượng hay chảy máu mũi.

CHỨNG VIÊM MŨI MẠN TÍNH – MŨI TÍCH MỦ

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Trong mũi có mủ được gọi là viêm xoang mũi; vì viêm xoang nên mũi thường xuyên có mủ gây ra triệu chứng ngạt mũi. Một trong những nguyên nhân của bệnh viêm mũi mạn tính là do niêm mạc mũi bị viêm làm cho chảy mũi nước, ngạt mũi liên tục, dễ dẫn đến các chứng hoa mắt chóng mặt, làm giảm trí nhớ, khả năng tập trung của trí óc.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Thực hiện bấm huyệt lên các huyệt Thông thiên, Phong trì ở trên đầu và cổ sẽ làm tiêu trừ chứng ngạt mũi, chảy mũi nước. Tiếp đó dùng lòng đầu ngón tay day ấn từ từ lên các huyệt đạo Nghênh mi ở giữa lồng mày; Tinh minh ở hốc mắt; Nghênh hương ở bên cánh mũi; Cự liêu ở trên mặt... có hiệu quả phục hồi chức năng khứu giác bị thoái hóa. Chứng ngạt mũi mạn tính khiến hô hấp rất khó khăn, nhiều lúc phải hít thở bằng miệng dẫn đến viêm họng; trong trường hợp này ấn lên huyệt Thiên đột ở yết hầu và các huyệt đạo xung quanh huyệt Phế du ở lưng, sẽ có hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU


▼ HUYỆT CỰ LIÊU


- Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng của bệnh mũi mạn tính, làm cho thông mũi.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua sống mũi, nằm phía ngoài cánh mũi chừng một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ từ từ ấn mạnh lên hai huyệt Cự liêu của người bệnh, lặp lại nhiều lần động tác ấy sẽ làm thông mũi. Kết hợp ấn lên hai huyệt Nghênh hương ở phía trong huyệt Cự liêu, hiệu quả sẽ càng cao, có thể làm hồi phục chức năng khứu giác bị thoái hóa.



▼ HUYỆT PHONG TRÌ


- Tác dụng: Tiêu trừ chứng hoa mắt chóng mặt do ngạt mũi mạn tính gây nên.


- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Phong trì của người bệnh; tiếp đó trị liệu hai huyệt Thiên trụ làm tiêu trừ chứng nặng đầu, hoa mắt chóng mặt do ngạt mũi mạn tính gây nên. Dùng biện pháp châm cứu lên các huyệt đạo ấy cũng rất hiệu quả.



▼ HUYỆT THÔNG THIÊN


- Tác dụng: Làm giảm hẳn triệu chứng đau đầu, nặng đầu do ngạt mũi mạn tính gây nên.


- Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng nối hai tai đối xứng nhau qua huyệt Bách hội và cách huyệt Bách hội chừng một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thông thiên của người bệnh, sẽ tiêu trừ triệu chứng nặng đầu, đau đầu do bị ngạt mũi mạn tính gây nên. Kết hợp với biện pháp massage từ huyệt đạo ấy lên đỉnh đầu và xung quanh cổ sẽ càng hiệu quả.

CHỨNG NGẠT MŨI - SỔ MŨI

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Tuy mũi không bị bệnh nhưng dù đã hỉ mũi nhiều lần mà vẫn chảy mũi nước hoặc mũi đặc như mủ, làm ngạt thở, gây cảm giác rất khó chịu… là bởi các nguyên nhân như: bắt đầu bị cảm cúm, bị mất ngủ hoặt quá mẫn cảm với các loại phấn hoa sinh ra đầu mùa xuân… gây ra.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Dùng liệu pháp huyệt đạo kích thích lên các huyệt đạo dọc theo sống mũi, đầu và mũi sẽ có hiệu quả. Trước tiên, từ từ bấm lên huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu, nơi tụ hội hệ thống tuần hoàn có quan hệ mật thiết tới sức khỏe và các huyệt đạo xung quanh đỉnh đầu, sẽ tiêu trừ cảm giác nặng đầu do chứng ngạt mũi gây ra. Tiếp đó, ấn đầu ngón tay với sức hơi mạnh lên các huyệt đạo Khúc sai, Tinh minh, Nghinh hương dọc theo sống mũi, nhiều làn. Nên kết hợp với việc ấn lên các huyệt Phi dương, Côn lôn ở chân, càng hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT PHI DƯƠNG
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc trị liệu chứng ngạt mũi.
- Vị trí: Nằm ở phía sau và bên ngoài bắp chân chừng một đốt ngón tay, cao hơn mắt cá chân ngoài chừng bảy đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, hai lòng bàn tay ôm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Phi dương của người bệnh. Kết hợp với việc tác động lên các huyệt cùng phía ở vùng mũi, thì mới có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ chứng ngạt mũi và cảm giác nặng đầu do nó gây nên.

▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG
- Tác dụng: Phục hồi chức năng khứu giác của mùi.
- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh dần lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh, làm thông mũi đông thời hồi phục chức năng khứu giác bị thoái hóa. Trị liệu thêm huyệt Tinh minh càng hiệu quả.

▼ HUYỆT CÔN LÔN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng ngạt mũi.
- Vị trí: Nằm ở phía sau mắt cá chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, dùng lòng bàn tay đỡ cổ chân trước, đồng thời đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Côn lôn của người bệnh, tiêu trừ chứng ngạt mũi và nặng đầu do bệnh ấy gây nên. Kết hợp tác động lên các huyệt đạo vùng mũi cùng phía thì hiệu quả mới cao.

CHỨNG ĐAU NHỨC MẮT

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Khi mắt bị đau nhức thì ngoài các triệu chứng hoa mắt, lóa mắt, mắt nhìn không rõ, sung huyết... còn có hiện tượng đau vùng vai, cổ và đau đầu mà nguyên nhân của nó là do cơ thể và thần kinh quá mệt mỏi suy nhược, thiếu ngủ, đeo kính không đúng độ hoặc bắt đầu thời kỳ lão hóa mắt.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Nếu mắt bị nhức mỏi đơn thuần do làm việc quá độ thì dùng liệu pháp bấm huyệt kích thích lên các huyệt Đồng tử liêu, Tinh minh xung quanh mắt và các huyệt Toán trúc, Ty trúc không ở lông mày sẽ có hiệu quả. Cần lưu ý là khi mới bắt đầu ấn huyệt không dùng sức quá mạnh mà phải tăng dần từ nhẹ đến mạnh, và không được ấn thẳng lên nhãn cầu. Bấm thêm các huyệt Thái dương và Khúc tấn sẽ càng hiệu quả. Khi bị nặng đầu thì ấn lên huyệt Bách hội để giải trừ.
Khi vùng cổ hoặc vai bị tê cứng thì tiến hành bấm huyệt kết hợp với xoa bóp massage từ các huyệt Thiên trụ, Phong trì đến Kiên tỉnh, Khúc viên, Kiên trung du và ấn lên huyệt Thận du ở eo lưng sẽ còn có hiệu quả tiêu trừ chứng mỏi mệt và đau nhức toàn thân.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THÁI DƯƠNG
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nhức mỏi mắt và đem lại sự trong sáng cho thị giác.
- Vị trí: Chính giữa khoảng cách đuôi lông mày với đuôi mắt, mỗi bên một huyệt.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc ngón cái từ từ ấn mạnh dần lên hai huyệt Thái dương của người bệnh, tiêu trừ chứng nhức mỏi mắt, đem lại sự trong sáng cho thị giác.

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Làm dịu cơn đau nhức vùng cổ do mắt nhức mỏi nghiêm trọng gây ra.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.
- Phuơng pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm đầu nguời bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng đau nhức do cơ thể và mắt làm việc quá mệt mỏi tạo ra, đem lại cảm giác nhẹ nhõm. Ấn thêm huyệt Phong trì, sẽ càng hiệu quả hơn.

▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU
- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu trị liệu chứng nhức mỏi mắt.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên trên xương gò má, phía ngoài đuôi mắt chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng, hai đầu ngón tay trỏ từ từ dùng lực ấn lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh chừng hai giây, rồi thôi; cứ thế lặp lại nhiêu lần sẽ có tác dụng trị liệu chứng nhức mỏi mắt. Nếu quá đau nhức thì kết hợp thêm liệu pháp massage xung quanh huyệt đạo này, sẽ càng hiệu quả.

▼ HUYỆT TINH MINH
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau nhức do chứng nhức mỏi mắt gây nên, đem lại sự sảng khoái cho tinh thần.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ở chỗ lõm giữa hốc mắt và sống mũi, đối xứng nhau qua xương sống mũi.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón trỏ nhẹ nhàng day ấn lên hai huyệt Tinh minh của người bệnh, làm giảm hẳn chứng nhức mỏi mắt và cảm giác đau đớn, làm cho tinh thần nhẹ nhõm, khoan khoái. Chú ý không được ấn lên nhãn cầu. Người bệnh có thể dùng hai ngón tay cái và trỏ kẹp, ấn và day lên hai huyệt đạo ấy để tự chữa trị.

▼ HUYỆT KIÊN TỈNH
- Tác dụng: Tiêu trừ sự nhức mỏi mắt và khắc phục chứng đau nhức vùng vai do nó gây ra.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa hai bả vai phía sau cổ.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi; người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay nắm lấy bả vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh của người bệnh, sẽ làm giảm chứng đau nhức vùng vai do bệnh nhức mỏi mắt gây nên. Tiếp đó, ấn lên các huyệt Khúc viên, Kiên trung du kết hợp với liệu pháp massage khu vực quanh các huyệt đạo này càng hiệu quả.
Khi mắt quá mệt mỏi thường có các biểu hiện đi kèm như hai bả vai hoặc cổ cứng nhắc, tê mỏi, nếu nặng hơn thì gây cảm giác nặng đầu, toàn thân khó chịu; và sẽ càng đặc biệt khó xử khi đang điều khiển thiết bị hoặc đang lái xe. Để khắc phục các hiện tượng ấy, thì việc tìm hiểu liệu pháp huyệt đạo đơn giản mà tự mình có thể thực hiện được dễ dàng là một điều rất tốt. Những huyệt đạo chủ yếu nhất là Bách hội trên đầu, Thiên trụ, Phong trì trên cổ… giúp chữa trị các triệu chứng trên, người bệnh ngồi thẳng trên ghế, hai bàn tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái day ấn lên các huyệt đạo ấy rất dễ dàng, sau đó day ấn và xoa mạnh lên huyệt Thái dương sẽ rất hiệu quả. Những thời gian giải lao giữa buổi làm việc, lập tức tiến hành các phương pháp ấy, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐI KÈM VỚI CHỨNG NẶNG ĐẦU



Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính

Y học cổ truyền coi viêm mũi mạn tính thuộc phạm vi chứng Tỵ trất, do nhiều nguyên nhân gây nên như phế khí hư yếu, tỳ khí suy nhược... khiến cho ngoại tà hoặc thấp trọc lưu lại ở mũi, gây trở ngại tỵ khiếu lạc mạch mà tạo thành bệnh. Về mặt trị liệu, có rất nhiều biện pháp như dùng thuốc uống, xông mũi, châm cứu, dưỡng sinh..., trong đó có một phương pháp hết sức đơn giản là tự day bấm một số huyệt vị châm cứu. Dưới đây, xin giới thiệu một quy trình điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng.

Day bấm huyệt ấn đường
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt ấn đường trong 2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt ấn đường: là điểm giữa đường nối đầu trong hai chân mày (ảnh 1). Huyệt này có công dụng an định tâm thần, làm thông lợi mũi và mắt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi mạn tính, chảy máu cam...

Day bấm huyệt nghinh hương
Dùng hai ngón tay trỏ day bấm huyệt nghinh hương trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt nghinh hương: ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm (nên cười để làm hiện rõ rãnh này mà xác định huyệt) (ảnh 2). Đây là một trong những huyệt chuyên trị các bệnh lý của mũi. Có công dụng thông lợi huyết mạch, trừ phong tán nhiệt, thông mũi khai khiếu. Bằng những thủ thuật thích hợp tác động đơn lẻ lên huyệt nghinh hương, các nhà châm cứu Trung Quốc đã điều trị có kết quả các bệnh lý về mũi như viêm mũi cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi co thắt...

Xát sống mũi
Dùng hai ngón tay cái và trỏ xát dọc sống mũi từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên chừng 30 lần, kết hợp với lực ấn vừa phải sao cho đạt cảm giác hơi tê tức là được (ảnh 3).
Day ấn huyệt tỵ thông

Gấp ngón tay cái, dùng mặt lưng của khớp giữa đốt 1 và đốt 2 day ấn huyệt tỵ thông trong 2 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Vị trí huyệt tỵ thông: ở đầu chót trên của rãnh nhân trung (ảnh 4). Huyệt vị này còn có tên gọi là tỵ xuyên, là một kỳ huyệt thường được dùng để chữa các bệnh như viêm mũi dị ứng, trĩ mũi, polip mũi, viêm mũi teo, nghẹt mũi, mất khứu giác...

Day ấn huyệt đại chùy
Dùng ngón tay trỏ ấn huyệt đại chùy trong 2 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là được. Vị trí huyệt đại chùy: ngồi hơi cúi đầu, quay đầu qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ở ngay dưới u xương này (ảnh 5). Đây là huyệt hội của 6 đường kinh dương và mạch Đốc, có tác dụng làm thông dương khí toàn thân, thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà rất tốt.

Day ấn huyệt phong trì
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt trong 1 phút sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt phong trì: ở hõm hai bên khối cơ gáy, ngay dưới đáy hộp sọ (ảnh 6). Huyệt vị này có công dụng thanh nhiệt sơ phong, thông nhĩ minh mục, kiện não an thần, cũng thường được dùng để chữa các bệnh của mũi.


Day ấn huyệt hợp cốc
Dùng ngón tay cái bên đối diện day bấm lần lượt hai huyệt hợp cốc sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt hợp cốc: nằm ở khe giữa hai ngón tay cái và trỏ, dùng ngón tay cái ấn từ mép ngoài dọc theo bờ xương bàn tay 2 lên phía trên cổ tay, xác định vị trí nào có cảm giác tức nhất và lan ra phía ngón tay út thì đó là huyệt hợp cốc (ảnh 7). Đây là huyệt chuyên dùng để chữa các bệnh lý vùng đầu, có công dụng giải biểu tán tà, thanh nhiệt trấn thống, thông kinh hoạt lạc.

Day ấn huyệt thiếu thương
Dùng ngón tay cái day ấn huyệt thiếu thương trong 1 phút. Vị trí huyệt thiếu thương: nằm ở bờ ngoài móng tay cái, trên đường ngang qua gốc móng tay, cách chừng 0,1 thốn (ảnh 8). Đây là một trong những huyệt thuộc kinh phế, thường được dùng để chữa các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có viêm mũi mạn tính.






















No comments:

Post a Comment