- Trần Văn Quang
Khi gặp nhau
chúng ta thường hỏi thăm nhau sức khỏe. Điều này chứng tỏ sức khỏe
là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Qua dòng thời gian đã có rất
nhiều thư liệu bàn về sức khỏe và y học. Khoa học hiện đại
cũng đã có những công trình nghiên cứu và khám phá mới. Bài
viết sau đây là kết quả của nhiều năm học hỏi và thực hành
những nguyên lý về dưỡng sinh của tác giả. Những nguyên lý
dưỡng sinh này đặt nền tảng trên học thuyết Đông Y, có khả năng bảo
đảm một đời sống khỏe mạnh vô bệnh.
Dẫu
rằng theo triết lý Đông Phương, nói về cái ta là một điều không nên
làm, tác giả cũng mạn phép xin được trình bày sơ lược về cuộc đời
mình. Mục đích là để chứng minh sự hiệu quả của phương pháp dưỡng
sinh sắp được thảo luận cùng quý vị.
Tôi suy nhược
từ lúc mới sinh ra đời. Đông Y gọi tình trạng này là
Tiên thiên bất túc. Do sự suy nhược này, tôi cứ rày
yếu mai đau suốt thời thơ ấu của mình. Tôi đã đi nhiều bác sĩ và thử
nhiều loại thuốc, nhưng đau yếu vẫn hoàn đau yếu. Suốt những năm
trung học, tôi thường xuyên bị nhức đầu, suyễn, và rối loạn tiêu hóa.
Sau này nhìn lại những năm đau yếu đó tôi thấy rõ ràng đó là hậu quả
của lối sống trái dưỡng sinh . Đông Y gọi tình trạng này
là Hậu Thiên Bất Nghi. Năm 1966, tôi rời quê lên Sàigòn vào
Đại Học, sức khoẻ vẫn suy nhược. Ở Saigon tôi có cơ
duyên gặp, học hỏi và sở đắc được ba phương pháp trị
liệu và dưỡng sinh cổ truyền:
1.
Châm Cứu
2. Dĩ
Thực Liệu Bệnh ( trị bệnh bằng phương pháp ăn uống)
3.
Hiệp khí đạo
Áp dụng
những nguyên lý dưỡng sinh này trong đời sống hàng
ngày, tôi đã tự chữa được những bệnh nan y đã deo đẳng tôi
suốt thờ kỳ thơ ấu, và trở nên rất khỏe mạnh. Trong suốt hơn
30 năm qua tôi chưa hề đi bác sĩ lần nào, và chưa hề uống bất kỳ một
loại thuốc nào cả. Ngày nay tôi có 4 cháu, cháu lớn nhất 32
tuổi và cháu nhỏ nhất 22 ( thời điểm 2011). Nhờ áp dụng phương pháp
dưỡng sinh, các cháu đều khỏe mạnh: chưa có cháu nào phải đi bác sĩ,
và cũng chưa có cháu nào phải cần đến thuốc cả. Hẳn nhiên đây không
phải là là một điều ngẫu nhiên vì thời gian đã đủ lâu để minh
chứng rằng đây không phải là một sự tình cờ. Tôi dám
mạnh dạn xác định rằng đây chỉ là kết quả đương nhiên của một
phương pháp dưỡng sinh đứng đắn. Có lẽ chúng tôi là một trong
số rất ít người có con nhỏ mà không phải mất ngủ và khổ sở
vì con bị nhiễm trùng ở tai ( ear infection), tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa và cảm cúm… là những bệnh rất phổ biến
ở trẻ em. Cũng có lẽ chúng tôi là một trong số rất ít gia đình
trên đất Mỹ này không có bác sĩ gia đình.
Để trình bày
vấn đề một cách đầy đủ, tôi xin được bắt đầu với định nghĩa
của sức khoẻ theo quan niệm dưỡng sinh. Suy nghĩ thông
thường cho rằng một người không yếu đau, không cần viếng bác
sĩ là một người khỏe mạnh. Nhưng theo tiêu chuẩn dưỡng sinh,
sức khỏe tốt phải hội đủ 10 điều kiện său đây:
1/ Không bệnh
tật và không hề cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi làm việc nhiều giờ.
2/
Không bị bệnh vì sự đổi thay của thời tiết. Không bị bệnh dị ứng (
allergy).
3/
Không dùng bất cứ một loại thuốc nào kể cả thuốc viên sinh tố
và khoáng chất.
4/Cơ thể
không phì mập,không bị đau nhức và duy trì được sự dẻo
dai(flexibility)
5/
Ngon ăn, tiêu hóa tốt và bài tiết điều hòa.
6/
Ngủ ngon và ngủ thẳng giấc. Không dùng thuốc ngủ. Không phải thức
giấc vì chiêm bao hay vì nhu cầu bài tiết của cơ thể.
7/
Đầu ốc luôn luôn sáng suốt và có trí nhớ tốt. Thông thường ai
nấy đều cho rằng trí nhớ suy giảm theo tuổi tác, nhưng
với kinh nghiệm bản thân thì trí nhớ con người không già
theo tuổi tác
8/
Làm chủ được ý chí và sự nóng giận của mình
9/
Lạc quan và kiên nhẫn
10/ Vị tha,
thường quan tâm tới lợi ích người khác và được mọi người quý mến.
Để đạt được
sức khỏe tốt như trên, phương pháp dưỡng sinh đề nghị sau đây
cần phải được áp dụng trong đời sống hàng ngày:
1/
Hô hấp đúng
2/
Ngủ ngon giấc.
3/
Ăn uống đúng dưỡng sinh
4/ Vận
động và thư giản cơ thể
Tôi xin trình
bày đại cương từng lãnh vực một
Lãnh vực 1:
Hô hấp đứng phương pháp
Đây là sự áp
dụng của câu nói nổi tiếng Thiện dưỡng hạo
nhiên chi khí
. Hô hấp đúng nghĩa là : thở sâu, thở chậm, thở yên lặng
và thở điều hòa . Đó gọi là 4 tướng của hơi thở. Thở sâu
nghĩa là thở sâu xuống tận Đan Điền ( trầm Khí Đan
Điền ). Thở chậm nghĩa là thở dài hơi làm cho nhịp hơi thở
chậm đi. Thở yên lặng nghĩa là thở không gây tiếng động, giống
như cách thở của ta khi mới thức dậy sau một lúc ngủ ngon.
Theo thuật ngữ dưỡng sinh , lối thở này gọi là
Qui Tức ( cách thở của con rùa). Thở đều hòa
nghĩa là thở theo cùng một nhịp điệu, không lúc chậm lúc
nhanh. Các vị võ sư cao đẳng thường duy trì được lối hô hấp
này, còn các môn sinh mới nhập môn bao giờ cũng thở chậm lúc
bắt đầu tập luyện, nhưng chỉ sau một hồi luyện tập hơi thở của họ
trở nên gấp và ồn ào.
Để tôi giải
thích cho bạn tại sao thở sâu lại vô cùng quan yếu cho
sức khỏe của mình. Các bạn có để ý thấy rằng khi ta mệt mỏi,
nằm nghỉ một chút ta sẽ thấy đỡ hơn không? Bạn cũng có để ý rằng khi
thở ở trạng thái nằm thì bụng dưới tự nhiên di chuyển lên
xuống theo nhịp thở , còn ngực thì không di chuyển chút
nào không? Đó là vì theo tự nhiên, ta thở bằng bụng khi nằm.
Trong ngôn ngữ của dưỡng sinh lối thở này gọi là Phúc
Tức ( thở bằng bụng). Chính lối thở bằng bụng này đã giúp khí lực ta
hồi phục. Hiển nhiên là nếu ta rèn luyện để áp dụng
Phúc Tức cho từng hơi thở thì kết quả sẽ vô cùng
to lớn. Các nghệ sĩ trình diễn đều biết được bí mật của
sự lợi ích này. Cổ nhân đã đề cập tới sự kỳ diệu của
phương pháp thở này qua câu nói nổi tiếng sau đây:
Thánh nhân chi tức dĩ chúng, chúng nhân chi tức dĩ
hầu ( Thánh nhân thở bằng gót chân, nghĩa là thở sâu,
còn người thường thở bằng cổ họng nghĩa là thở
cạn)
Môn phái
Hiệp khí Đạo rất chú trọng đến sự rèn luyện hơi thở
. Các môn sinh đều được hướng dẫn và nhắc nhở
phương pháp thâm hô hấp từ bài học đầu tiên. Trầm khí đan điền
là một điều kiện không thể thiếu để sử dụng các
đòn thế Hiệp Khí Đạo. Thời gian cần cho sự luyện tập để có
thể làm chủ hơi thở của mình khá dài, môn sinh cần phải có thầy chỉ
dậy và phải kiên tâm tập luyện.
Lãnh vực 2:
Ngủ Ngon Giấc
Nếu bạn bẩm
sinh có được giấc ngủ ngon mỗi tối, đó là một lợi ích không cùng.
Những bạn khác có lẽ phải trằn trọc thâu đêm, hoặc thường hay
có giấc ngủ chập chờn. Một số bạn khác có lẽ phải cần đến thuốc ngủ
mỗi tối. Nếu bạn muốn cải thiện giấc ngủ của mình, trước hết bạn nên
thay đổi cách ăn uống theo nguyên lý đề cập tới ở lãnh
vục 3, đồng thời áp dụng phương pháp Âm Dương Liệu Pháp sau
đây: Ngâm chân trong nước nóng khoảng 20 phút
trước khi đi ngủ. Nên thu xếp công việc sao cho bạn có thể đi
thẳng vào giuờng ngủ sau khi ngâm chân, không phải làm điều gì
khác cả. Nước ngâm chân phải càng nóng càng tốt, và ngập tới đầu
gối. Khi ngâm chân bạn phải mặc thật ấm. Nếu bạn làm đúng thì khoảng
sau 10 phút có thể bạn bắt đầu bài tiết mồ hôi ra
thật nhiều. Nếu bạn thử áp dụng phương pháp này, bạn sẽ
thấy mình ngủ say như chết đêm hôm đó. Phương pháp ngâm chân
nước nóng có hiệu quả cải thiện giấc ngủ bởi vì nó mang
đến cho cơ thể sự quân bình Âm Dương. Quân bình Âm
Dương có nghĩa là đầu mát và chân ấm. Khi ngâm
chân vào nước nóng, 6 đường kinh lạc ở chân (Túc Thái Âm Ty
Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Túc Khuyết Âm Can Kinh,
Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thái Dương Đởm Kinh
và Túc Dương Minh Vị Kinh) lấy nhiệt năng từ nước làm ấm
chân. Sáu đường Túc Kinh này cũng dẫn nhiệt lên phần trên của
cơ thể ( theo nguyên lý Vật Lý Học: nhiệt thăng,
hàn gián). Nơi đây nhiệt sẻ bị kềm giữ lại trong
lớp áo ấm ta đang mặc. Điều này bắt buộc cơ thể phải bài
tiết ra mồ hôi để điều hòa thân nhiệt : đầu trở nên mát
hơn và chân trở nên ấm hơn. Kết quả là điều kiện
đầu mát chân ấm được duy trì, quân bình âm dương
được hồi phục, giấc ngủ ngon tự nhiện đến.
Lãnh
vực 3 : Ăn uống đúng dưỡng sinh
Điều quan yếu
nhất ở đây là phải nhai thật kỹ thức ăn. Kỹ như thế nào thì chỉ cần
theo khẩu hiệu sau đây của thánh Gandhi: Uống thức ăn, và nhai
thức uống. Uống thức ăn có nghĩa là bạn nhai cho đến khi nào thực
phẩm trở nên hoàn toàn lỏng để có thể uống được. Ăn thức
uống có nghĩa là khi uống thì phải uống thật chậm
rãi, giống như ta đang nhai thức uống vậy.
Về vấn đề
chọn lựa thực phẩm thì chỉ cần theo khẩu hiệu: Thân thổ bất
nhị ( thân và đất là một). Có nghĩa là chỉ ăn những thực
phẩm có thể trồng được ở địa phương mình đang sinh sống. Trong
số các thức ăn thì ngũ cốc phải là thực phẩm chính, lại phải là ngũ
cốc lức mới được. Người Việt Nam chúng ta ăn cơm mỗi ngày, đó
là điều tốt, nhưng có lẽ cần phải điều chỉnh để tuân giữ hai
điều sau đây: một là phải chuyển sang dùng gạo lức thay
vì gạo trắng, hai là phải tăng tỷ lệ của cơm trong mỗi
bữa ăn lên ít nhất 60% của tổng số lượng thực phẩm. Nếu bạn đang
khỏe mạnh thì không cần phải loại trừ ngay tức
khắc thịt và thực phẩm thú vật, nhưng nếu tập được
thói quen nhai kỹ, bạn sẽ thấy mình tự nhiên ăn ít
thịt dần rồi sẽ bỏ hẳn.
Để tôi giải
thích cho bạn tại sao nhai kỹ lại rất quan trọng đối với
sức khoẻ chúng ta. Mỗi nguời trong chúng ta đều được thiên nhiên
phú cho một bộ răng. Khi chúng ta lên bảy hay tám tháng, răng
sữa bắt đầu mọc. Thường thì do không biết vệ sinh răng , lại
hay ăn nhiều bánh kẹo, các răng sữa do đó sẽ hư đi. Thiên
nhiên lại cho chúng ta một bộ răng mới lúc 7 hay 8 tuổi. Bạn có thấy
rằng ngoại trừ bộ răng, những bộ phận khác của cơ thể đều
không có được ơn tái tạo này không? Từ sự đối xử đặc biệt này
của thiên nhiên đối với bộ răng, ta có thể rút ra được
kết luận hiển nhiên sau đây: Bộ răng của chúng ta
hẳn phải được thiên nhiên phú cho một nhiệm vụ quan yếu.
Mà chúng ta ai cũng biết rằng nhiệm vụ cơ bản của răng là để
nhai thức ăn . Vậy thì nhai kỹ thức ăn phải là luật tự nhiên
ta cần phải theo. Vi phạm luật nhai kỹ, sẽ đưa đến
bệnh phì mập, hay mệt mỏi, áp huyết cao, và tệ haị nhất là
bệnh chấn động tim ( tạm dịch chữ heart
attack)
Lãnh vực 4:
Vận động và thư giản cơ thể.
Vận động có
nghĩa là tập thể dục. Một hệ thống thể dục tốt phải vận động
hết các bắp thịt của cơ thể, từ đầu, mình, cổ, gáy cho đến từng ngón
chân ngón tay. Thể dục phải được tập luyện hằng ngày vào lúc mới
thức dậy và trước khi đi ngủ. Lúc mới thức dậy để hưng phấn cơ thể,
chuẩn bị cho một ngày làm việc . Trước khi đi ngủ, để giúp cơ
thể bài tiết chất cặn bã sinh ra do sự làm việc
trong ngày. Một trong những hệ thống thể dục tốt
là hệ thống tập nóng người áp dụng ở các lớp
Hiệp Khí Đạo. Các dộng tác thể dục ở đây phù hợp với học thuyết
kinh lạc của khoa châm cứu, vừa bổ Tinh, vừa bổ
Khí, vừa bổ Thần.
Thư giãn
có nghĩa là buông xả. Các bạn có để ý thấy sự khác biệt
giữa cơ thể của một em bé và một cụ già không ? Một đàng thì mềm
mại, một đàng thì cứng ngắc. Mục đích là đưa toàn cơ thể
trở về tình trạng mềm mại của nó. Rất nhiều người trong chúng
ta vào cuối một ngày làm việc thường hay bị mỏi ở cổ,
nặng ở đầu, và đau ở lưng. Đó là hậu quả của sự căng cứng
bắp thịt một cách vô thức của chúng ta trong khi làm
việc. Tập luyện Hiệp Khí Đạo là một phương pháp làm thoải mái
cơ thể rất hiệu quả . Nếu bạn không thích vận động cơ thể qua
luyện tập các đòn thế của Hiệp Khí Đạo, thì bạn có thể
thực hành thiền quán, nguyện ngắm, tĩnh tọa, hoặc Thái Cực
Chưởng . Tất cả đều đưa đến kết quả tốt.
Trên đây là
đại cương những nguyên lý dưỡng sinh mà tôi đã áp dụng
cho bản thân và gia đình trong hơn 30 năm qua với kết quả rất tốt
đẹp.
Con đường dưỡng sinh đòi hỏi nghị lực, kỷ luật và kiên nhẫn.
Niềm ước mong khiêm tốn của tôi là bài viết này sẽ gợi ý cho
bạn đánh giá lại sức khỏe của mình, dựa trên 10 điều kiện của
sức khỏe đã đề cập trên kia. Nếu bạn cảm thấy vừa lòng với sức khỏe
bạn đang có, tôi thành thật chia vui với bạn. Còn nếu bạn cảm
thấy cần phải cải thiện sức khỏe của mình hay tệ
hơn nữa , bạn đang mang một chứng bệnh nan y nào
đó, tôi thành thật mời bạn thử áp dụng phương pháp dưỡng
sinh này trong đôi ba tuần lể . Tôi thật tâm tin
tưởng rằng tới chừng đó kết quả sẽ thuyết phục bạn tiếp
tục áp dụng phương pháp dưỡng sinh để sống cuộc đời hạnh phúc
và khỏe mạnh. Có lẽ bạn cảm thấy bài viết chưa cung ứng đủ những
điều bạn cần biết để bắt đầu. Lý do là vì dưỡng sinh theo
phương pháp đông phương có một lý thuyết sâu xa và thâm áo,
một bài viết ngắn như thế này hẳn nhiên là không đủ. Nhưng tôi sẵn
sàng giúp đỡ bạn nếu bạn cần thêm chi tiết. Bạn có thể liên
lạc với tôi bằng điện thoại hay qua thư tín. Bạn cũng
có thể điện thư (e-mail) cho tôi nữa ( xin xem số điện
thoại và địa chỉ e-mail đính kèm ở cuối bài). Niềm ray
rức của tôi là cho tới bây giờ sự truyền bá dưỡng sinh của tôi
chỉ đến với các bạn người Mỹ. Tôi thực tâm muốn chia sẻ
lợi ích của phương pháp này đến các bạn đồng hương, cùng ngôn ngữ và
cùng hướng suy nghĩ. Tôi thực tâm chờ mong bạn. Chúc bạn
sớm áp dụng những nguyên lý dưỡng sinh trong đời sống hàng ngày.
Liên lạc:
Trần văn
Quang
12404
Rivendell Dr.
Oklahoma City
OK 73170
Dt.
(405)759-2502
Email
vantran1031@gmail.com
Khí trầm đan
điền là công phu cơ sở của cái gọi là “Chuyên khí trí nhu” và
“Cường bạo giả, tử chi đồ; nhu thuận giả, sinh chi đồ”. Tức là
phép dưỡng sinh bảo mệnh đòi hỏi thực hiện lối sống “nhu thuận rất
mực”. Muốn đạt được “nhu rất mực” thì trước hết phải chuyên
tâm vào khí. Chuyên tâm vào khí là trầm khí xuống chỗ tốt
nhất của nó là Đan Điền.
Khí thường hay
trầm xuống Đan Điền là ứng với quẻ “Thuỷ hoả ký tế” trong
Kinh Dịch, tức là ứng với hiện tượng “khảm li giao nhau”.
Li là tâm hoả bốc lên, khảm là thận thuỷ thấm xuống; thuỷ hoả
đi ngược chiều nhau, tính chất của chúng là nhu thuận và cương cường
đối ngược nhau.
Thuỷ ở trong
thân thể con người rất nhiều, chiếm tỉ trọng đến 7/10 trọng lượng
toàn thân.
Hoả chia làm
hai: quân hoả và tướng hoả. Theo Hậu thiên dịch đồ, li là
quân hoả, là thực hoả. Theo sách Nội kinh, mệnh môn hoả là
tướng hoả, là hư hoả.
Ngũ tạng lục
phủ và toàn thân không chỗ nào mà hoả khí, do tác động của quân hoả
và tướng hoả, không đi đến được. Hoả khí thịnh quá thì gây bệnh.
Trung y gọi chỗ ấy là hoả quá vượng, Tây y gọi chỗ ấy bị viêm. Như
vậy đủ thấy khi thân thể bình thường vô bệnh thì hoả khí tản mạn
khắp châu thân cũng không làm giảm được sự ngưng tụ của thuỷ khí.
Thân thể thiếu thuỷ khí thì khô héo, thiếu hoả khí thì chức năng vận
hoá tồi tệ. Cho nên thuỷ khí và hoả khí đều không thể thiếu mà
cũng đều không nên quá vượng.
Nếu cứ để mặc
cho thuỷ hoả nương theo tính chất của chúng mà mặc sức bốc lên và
trầm xuống, tức là hiện tượng mà Kinh Dịch gọi là “hoả thuỷ
vị tế” thì chúng làm gì có được cái dụng lâu dài? Lão Tử đọc Dịch
ngộ được cái lí đơn giản của Dịch mới đưa ra kiến giải
“Chuyên khí trí nhu” tức là phép trầm khí xuống đan điền
nhờ tập trung chú ý vào đan điền.
Theo Huyền
học của Đạo gia, Đan Điền là lò luyện nội đan. Tâm hoả
ở trong lò, thận thuỷ ở trên lò, ấy là hoả làm ấm thuỷ, không để cho
thuỷ thấm xuống gây rối loạn, mà ngược lại còn làm cho hoả khí
và thuỷ khí hợp lại thành chân khí đầy lợi ích.
Thuỷ ở trên
hoả ở dưới,
tức là nhờ có thuỷ mà hoả lập nên công cán, hoả không bốc lên gây
hại, mà ngược lại bốc lên làm ấm thuỷ. Kinh Dịch gọi
tình hình này là “thuỷ hoả ký tế”, khảm li giao nhau đã viên mãn rồi
vậy.
Đan Điền có
thể ví như một túi khí.
Nếu khí không trầm xuống Đan Điền thì túi ấy lép xẹp; do đó, tuy có
Đan Điền cũng vô dụng. Bấy giờ dù cho tâm hoả ra sức tác động thì
cũng nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. Nếu tâm và khí không tương
thủ ở Đan Điền thì tâm ấy như bèo giạt mây trôi không định hướng,
làm thế nào khí xuống đến Đan Điền được? Cho nên chuyên tâm trầm khí
xuống đan điền phải kết hợp với công phu tập trung tinh thần vào Đan
Điền mới có thể đạt được lối sống “nhu rất mực”.
Thái cực quyền luận nói: “Dĩ tâm hành khí, dĩ khí
vận thân, khí biến chu thân”. Phải bắt đầu từ công phu Khí trầm đan
điền rồi mới tiến đến công phu Vận khí hành khí. Đây chỉ là một hiệu
dụng trong công phu Chuyên khí mà thôi.
Một phương pháp thở sâu
chuyển: Trầm Khí Đan Điền
trích phần đề tài Sức Khỏe của Trần Ngọc Bình
Cơ thể chúng ta cần
thực phầm cũng như không khí để sống, ta có thể nhịn ăn 3 tháng mà
không chết,, thế nhưng nếu ta chỉ không thở trong 5 phút là đi
đoong liền, xem thế thì dủ biết thở quan trọng trong đời sống như
thế nào.. Theo như trong sách, thì một cái thở có 4 giai đoạn:
Giai đoan 1 từ từ cho
đến khi không khí đầy phổi thì vẫn tiếp tục hít vào và đếm từ 1 đến
10 là giai đoạn 2. Mục đích của việc vẫn tiếp tục hít vào mà không
ngưng thở, không đóng thanh quản là để cho máu có thì giờ hấp thụ
oxy để chuyển từ máu đen là máu đói oxy sang máu đỏ là máu đã hấp
thụ đủ oxy. Rồi từ từ thở ra nhẹ nhàng như con cò đáp xuống cánh
đồng và cũng đếm từ 1 đến 10 là giai đoạn 3. Sau đó, thở ra bình
thường như trong sinh hoạt hàng ngày và cũng đếm từ 1 đến 10 là
giai đoạn 4.
Tóm lại một hơi thở gồm
có 4 thời., thời thứ 1 hít vào, thời thứ 2 tiếp tục hít vào để giữ
trong phổi không khí và đếm từ 1 tới 10, thời thứ 3 từ từ thở ra
cũng đếm từ 1 đến 10 và thời thứ 4 thở ra ra bình thường như
trong sinh hoạt hàng ngày và cũng đếm tứ đến 10. Mỗi thời là 15
giây, 4 thời là 1 phút . Chỉ đếm đến 10 ở thời thứ 4 là không
cảm thấy mệt mà còn khoan khoái nữa.
Nếu
bạn chạy đúng thì sẽ cảm thấy máu chạy rần rần trong mạch máu ở
hai cánh tay, nếu thở sai thì sẽ thấy nhứ đầu và phải ngưng liền, và
hãy tập làm sao cho đúng tứ là cảm thấy máu chạy rần rần ở hai
cánh tay như đã nói ở trên
|
||
|
Lê Tấn Tài
Tập thiền
Nói đến thiền chúng ta nghĩ ngay đến ngồi thiền: bán già, kiết già. Thực ra chúng ta có thể tập thiền trên mọi tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi...), mọi lúc (khi làm việc, lúc nghỉ ngơi...) Tuy nhiên, Thiền và Yoga thường khai thác cách ngồi kiết già để chữa mỏi mệt. Giữ lưng thẳng đứng khi ngồi thiền chữa trị đau cột sống rất hiệu quả, nếu kết hợp với thở bụng cũng có thể làm chậm lão hóa. Một vấn đề quan trọng khác khi thiền định là phải ý thức rõ hơi thở : “Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra…” Tim đập thì khó theo dõi vì nó đập mau chậm ngoài ý muốn của chúng ta. Các bộ phận khác trong cơ thể cũng khó quan sát chỉ riêng hơi thở thì chúng ta quan sát rất dễ dàng. Lúc lo âu thì thở hổn hển. Lúc sợ hãi thì thở khi nhanh, khi chậm. Thở cũng gắn liền với các hoạt động cơ bắp, mệt thì đứt hơi, khỏe thì hơi thở nhẹ nhàng . Như vậy chỉ cần quan sát hơi thở, chúng ta có thể quan sát được toàn diện thân xác . Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết : "Rõ ràng chỉ có hơi thở mới là một sợi dây nhạy cảm buộc thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Không chỉ thế, thở còn vừa là ý thức, vừa là vô thức. Như không cần ta. Như ở ngoài ta. Như không có ta. Quan sát thở, ta còn có dịp đào sâu xuống…vô thức. Ta thấy thở gắn với sự sống chết của kiếp người. Còn sống là còn thở, chết là hết thở, là tắt thở, là ngừng thở. Để ý một chút ta sẽ thấy đời người thực ra chỉ là… một hơi thở! Khi chào đời em bé khóc thét lên một tiếng thật to để hít mạnh không khí vào phổi để rồi khi lìa đời, cụ già lại thở hắt ra một cái, trả lại cho đời tất cả những gì mình đã vay mượn! Giữa hai lần thở vào thở ra đó là những đợt thở… lăn tăn như những làn sóng nhỏ, mà nối kết các làn sóng nhỏ lăn tăn đó lại với nhau ta có cuộc rong chơi trong cõi Ta bà!"
Tập thở
Thở
quan trọng như vậy nhưng ít ai chú ý đến và nhất là không biết cách
thở. Lúc sinh ra, chúng ta thở bằng bụng, tuy nhiên khi lớn lên
chúng ta lại thở bằng ngực . Theo chuyên gia Shah thì việc thở bằng
ngực làm các khí đọng sẽ nằm ở dưới đáy phổi, có nghĩa không khí
trong lành ít đến vùng đáy phổi hơn . Trong khi đó, vùng đáy phổi là
nơi chứa nhiều mạch máu ấm áp và ẩm ướt nhất - tức là nơi trao đổi
khí và vận chuyển ôxy vào máu nhiều nhất. Như vậy động tác hít vào
thở ra là một chu kỳ. Cứ mỗi chu kỳ có khoảng nữa lít khí vào ra cơ
thể. Chu kỳ nầy hoạt động khoảng 18 lần trong một phút . Hơi thở cần
nhịp nhàng và đều đặn, trung bình 15 nhịp/phút , tạm ngưng một quãng
ngắn giữa hít và thở ra. Chỉ cần vài phút tập thở mỗi ngày sẽ có tác
dụng rất lớn cho sức khỏe (chống stress, giảm huyết áp, mất ngủ, các
chứng bệnh dạ dày, giảm mệt mỏi...), ảnh hưởng rất tốt đến ba hệ
thống thần kinh, tuần hoàn và hô hấp.
Các bài tập thở
1/ Thở sâu
Trong
cách hít thở thông thường chúng ta chỉ tống khí ra khỏi phần trên và
phần giữa của phổi, còn phần dưới là đáy phổi thì không hoạt động và
đầy khí cặn . Vậy chúng ta phải tập hít thở sâu đến tận đáy phổi,
đẩy hết khí cặn ra ngoài và làm cho khí trong lành tràn vào. Hít thở
tối đa sẽ giúp các cơ hô hấp khỏe hơn. Do máu tăng cường nuôi dưỡng
các bộ phận, cơ thể sẽ tăng khả năng tự điều chỉnh các rối loạn của
các cơ quan. Chẳng hạn sự sợ hãi làm tim hồi hộp vì thải khí carbon
quá nhiều, nên hít thở chậm và sâu, tập trung tư tưởng để thư giãn,
lấy lại bình tĩnh và
quân bình tinh thần. Hít thở sâu trao đổi khí trong phổi và các cơ
quan khác từ đó thải khí độc ra khỏi cơ thể và chống được mệt mỏi.
2/ Thở nằm
Nằm
ngửa, hai tay giang ra hai bên, lòng bàn tay ngửa lên, nhắm mắt lại,
thư giản toàn thân. Hít hơi mạnh vào và đưa xuống bụng rồi thở ra từ
từ cho đến khi cảm thấy cơ thể chìm xuống
3/ Thở đi
Sự
hít thở và đi bộ có liên quan với nhau vì đều do khối óc điều khiển.
Nên đi chân không khoảng 15 phút và đi bộ thật chậm để nhận thức
nhịp thở. Chân trái bước lên, hít hơi mạnh đến khi chạm đất thì thở
ra. Lập lại động tác với chân phải. Cơ thể chuyển động giống như
trái banh, lưu ý giữ thẳng cột sống. Trong lúc đi, thỉnh thoảng lại
kết hợp với thở bụng và thở sâu theo công thức : 4 bước hít vào (phình
bụng), 2 bước ngừng thở, rồi 8 bước thở ra
4/ Thở ngồi
Ngồi
xếp bằng theo tư thế kiết già hay bán già, thẳng lưng để cột sống
duỗi hẳn ra. Tập trung hít thở vào cơ hoành (màng chắn khoang bụng
trên, không phải ở ngực). Nhắm mắt lại, hít vào thở ra đều đặn. Tập
khoảng 15 phút mỗi ngày . Thở 4 thì bằng nhau : Thì 1 hít vào sâu,
từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được,
đồng thời phình bụng ra. Thì 2 nín thở giữ hơi. Thì 3 thở ra từ từ,
êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ. Thì 4 nín thở.
Thời gian của các thì như nhau.
5/
Thở bụng
Hít
vào thì phình bụng, thở ra thì thót bụng và co hậu môn lên, thở thật
nhẹ nhàng và chậm rãi. Nên chú ý dẫn dắt hơi thở theo một hướng nhất
định (có thể tưởng tượng hơi thở vào qua mũi, ngược lên đỉnh đầu, ra
sau gáy, dọc theo xương sống
6/
Thở theo Yoga
Có
thể tập thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế, nhưng tốt nhất là
ngồi bán già hoặc kiết già. Phép thở yoga cần phải nhẹ nhàng, chậm
rãi, đều đặn theo 3 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra) hoặc 4 thì (hít
vào, giữ hơi, thở ra, nín hít). Cách thở nầy là cách thở thiền định,
phải quán sát từng hơi thở của chính mình
7/
Thở một lỗ mũi
Mũi
có bên trái và bên phải, chúng ta thường sử dụng cả hai để hít vào
và thở ra. Thực ra, hai bên rất khác nhau. Bên phải tượng trưng cho
mặt trời, bên trái cho mặt trăng. Nếu đau đầu, bịt mũi bên phải thở
bên trái, 5 phút sau thì sẽ bớt. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần làm
ngược lại, đóng mũi trái và thở bằng mũi phải. Ít phút sau, sẽ thấy
khỏe khoắn. Bên phải thuộc về nóng. Bên trái thuộc về lạnh . Phần
đông phụ nữ thở bên trái nên họ trở nên dịu dàng nhanh hơn. Ngược
lại phái nam thở bên phải nhiều hơn, nên họ mau nóng nảy. Buổi sáng
khi thức dậy, chúng ta hãy chú ý lỗ mũi nào thở nhanh hơn. Nếu bên
trái thở nhanh hơn, chúng ta sẽ thấy mệt mỏi. Hãy bịt bên trái, thở
bên phải , tức khắc sẽ cảm thấy khỏe khoắn. Liệu pháp thở nầy có thể
chữa bệnh mà không cần thuốc và không hại gì cả. Vậy, tại sao chúng
ta không thử xem ?
|
|
No comments:
Post a Comment