LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, November 2, 2016

34 công thức huyệt thường dùng


Bách hội, Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc

NHÓM THỨ 1
a) Phối huyệt: Bách hội, Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc b) Hiệu năng: sơ phong, giải biểu, điều hoà doanh c) Chủ trị:
Các chứng ngoại cảm Phong hàn như: lục dâm tà khí còn ở tại biểu như phát nhiệt ố hàn, đầu thống, cổ chứng, lưng lạnh, thắt lưng đau, cột sống cứng, đau nhức toàn thân, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn; lại như chứng ngoại cảm Phong nhiệt như: phát nhiệt mà không ố hàn, đầu thống tự hạn, miệng khát muốn uống nước, rêu lưỡi màu vàng nhạt hoặc sẫm, mạch phù sác. Các chứng trên đây nên dùng nhóm huyệt trên rồi tùy nghi gia giảm để trị.
d) Phép châm và cứu:
Trước hết châm bách hội, đến đại chùy, phong trì, sau đó “tả” khúc trì, hợp cốc. Châm bách hội sâu 2 phân, đại chùy sâu 5 phân, (tả). Phong trì đều sâu 5 phân, bổ nhiều tả ít. Sau khi châm nếu là thuộc Phong hàn thì nên cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 15 phút, nếu là thuộc Phong nhiệt đều dùng phép tả, không cứu. Ngoài ra chúng ta còn phải biện chứng cho rõ hư thực. Nếu là thể hư thì tiên bổ hậu tả, hoặc tà khí, nếu là thể thực thì tiên tả hậu bổ hoặc bình bổ bình tả, đuổi tà không làm cho chính khí bị thương, tà khí ra đi thì chính khí bình phục.
e) Phép gia giảm: sự biến hoá của bệnh ngoại cảm rất phiên tạp, chứng lại nhiều, vì thế nên trị theo phép kiêm, tức là gia giảm.
  • Nếu đầu thống cổ cứng khá nặng, gia: phong phủ sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả.
  • Nếu Tâm bị phiền, nước tiểu vàng hoặc đỏ, gia Nội quan, sâu 5 phân, dùng phép tả.
  • Nếu thêm chứng cuồng ngôn, sàm ngữ, đại tiện khô táo, đó là chứng thực của kinh Dương minh, gia Phong long, Túc Tam lý, Dương Lăng tuyền, sâu từ 5 đến 8 phân, dùng phép tả.
  • Nếu kèm theo chứng đau hông sườn, ói mửa, gia Dương Lăng tuyền sâu 1 thốn, Chi câu sâu 5 phân, tất cả đều dùng phép tả.
  • Nếu kiêm chứng ho, đàm màu vàng, ngực bị bức rức, khí suyễn, gia Xích trạch, sâu 5 phân, tả.
  • Nếu kiêm chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi trong gia Thương tinh, sâu 5 phân, Ngư tê sâu 3 phân, dùng phép bổ, Nghênh hương sâu 3 phân, dùng phép tả.
f) Giải phương: Bách hội đứng đầu các Dương khí, là nơi hội huyệt của Đốc mạnh và Thủ Túc Tam Dương, thuộc Thuần Dương, chủ biểu, châm huyệt này nhằm thăng Dương ích khí, phù chính khí, đuổi tà khí; Đại chùy là hôi huyệt của Đốc mạch và Thủ Túc Tam Dương, dùng để giải biểu, sơ tà, dùng phép tả có hàn khí; Phong trì là giao hội huyệt của Thiếu dương kinh và Dương duy mạch, mạch Dương duy chủ Dương khí tại biểu, dùng nó để tăng cường sức giả biểu; Khúc trì là huyệt Hợp của kinh Thủ Dương minh Đại trường, có khả năng đi ra biểu vào lý, nó có đặc tính là chỉ có “đi” chứ không có khả năng gìn giữ, vì thế chúng ta dùng nó để dẫn tà khí xuất ra ngoài; Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường, đóng vai trò thăng giáng cho khí Âm lẫn Dương, là yếu huyệt thuộc những bệnh nằm ở bán thân trở lên 5 huyệt này phối với nhau có vai trò sơ Phong, tán tà, điều hòa doanh vệ.
Huyệt gia thêm Phong phủ làm sơ, giải tà khí ở não phủ, làm tiết đi hoả khí, làm cho bớt đau. Nội quan làm cho thanh Tâm, tả nhiệt; huyệt Phong long Túc Tam lý theo với Âm Dương để làm nhuận cho bên dưới, có khả năng làm sơ thông Trường Vị; huyệt Dương lăng tuyền làm sơ can lý khí, giáng nghịch chân đứng chứng ói; huyệt Xích trạch, Ngư tế tả được hoả tà ở Phế kinh để bình được chứng ho suyễn, huyệt Thương tinh, Nghênh hương làm thanh não, lợi khiếu làm dứt chảy nước mũi.
g) Ghi chú:
Nhóm huyệt này cũng thích hợp cho trường hợp tà khí ở tại bán biểu bán lý của kinh Thiếu dương. Trong chứng sốt rét, tuy rằng phải phân biệt Âm Dương biểu lý rõ ràng, nhưng vấn đề hàn nhiệt vãng lai thì chỉ có 1 mà thôi. Tất cả chỉ lất việc điều hoà doanh vệ, phù chính đuổi tà là chủ. Nếu chúng ta tùy chứng mà gia giảm thì kết quả cũng rất khả quan.


Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan

NHÓM THỨ 2
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan b) Hiệu năng: thanh nhiệt tán Phong, tuyên thông Thượng tiêu
c) Chủ trị: đầu thống, hàm má bị sưng đau nhức, tai kêu, tai điếc, thổ huyết, chảy máu cam không ngừng, cánh tay và các lóng tay bị nhức, đau ngực… d) Phép châm và cứu: Hợp cốc, Khúc trì sâu 5 phân; Ngoại quan sâu 3 phân, tất cả đều theo phép tả, lưu kim 5 phút, không cứu. i) Phép gia giảm: nhóm huyệt này đi lên trên, ra biểu vào lý, nghĩa là đi khắp nơi không có nơi nào cố định. nếu muốn đạt đến nơi bệnh chúng ta còn phải thủ 1 số huyệt tương ứng với kinh nào đó nhằm hướng dẫn, như vậy kết quả mới nhanh.
  • Nếu đầu thống, đầu choáng váng, gia thêm Bách hội, Phong phủ, Đầu duy, châm cạn 3 phân, theo phép bình bổ bình tả.
  • Nếu mắt bị đỏ, bị mây che, gia thêm Tình minh, Toán trúc, Ty trúc không, tất cả sâu 1 phân, dùng phép tả, châm xuất huyết huyệt Thái dương.
  • Nếu bị Ty uyên, Ty dưỡng (ngứa, chảy nước mũi), gia thêm Phương tinh, Nghênh hương, Hoà liêu, đều sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả.
  • Tai kêu, tai điếc, gia thêm Ế phong, Nhĩ môn, Thính cung, đều sâu từ 3 5 phân, tiền bổ hậu tả, lưu kim 10 phút.
  • Miệng hôi, mặt lưỡi bị nứt, gia thêm Thủy câu, Lao cung, đều sâu 3 phân, đắc khí thì rút kim, bình bổ bình tả.
  • Yết hầu bị sưng đau, miệng hôi, lưỡi nứt, gia thêm Ngư tế, Giáp xa, Xích trạch, đều sâu 3 phân, dùng phép tả, châm thêm Thiếu thương xuất huyết, châm Lao cung, sâu 2 phân, tả.
  • Nếu răng sưng, răng nhức, gia thêm Hạ quan, Thửa tương, sâu 3 phân, dùng phép tả.
  • Mắt và miệng bị méo, gia thêm Địa thương, Giáp xa, Quyền liêu, méo về phải châm trái, méo về trái châm phải, sâu 5 phân, cứu 3 tráng.
f) Giải phương: huyệt Khúc trì chỉ có chạy đi mà không giữ một chố, Hơp cốc có thể thăng và có thể tán, huyệt Ngoại quan là huyệt lạc của kinh Thủ Thiếu dương, là 1 trong bát mạch giao hội, nó lại thông với Dương duy mạch, cùng làm biểu lý, có thể làm thanh nhiệt, tán tà. Phối cả 3 huyệt này có thể làm thanh Thương tiêu, khai khiếu. Phàm khi nào ta bẩm thu được khí thanh Dương, nó đều đi lên đến các khiếu trên đầu và mặt. Nếu một ngày nào đó bị cảm bởi tà khí của Phong Hàn Thử Thấp, các không khiếu bị uất trệ bế tắc, kinh khí bị trở ngại thì các chứng bệnh sẽ xảy ra. Vì thế khi châm huyệt Khúc trì, Hợp cốc thì khí sẽ lên trên, châm Ngoại quan thì thông kinh lạc, đạt biểu lý, khí sẽ thông lên đến Thượng tiểu và các không khiếu trên đầu và mặt, nó sẽ làm thanh Phong, tán Nhiệt, quét sạch mọi tà khí.
Khi châm thêm huyệt Bách hội, Phong phủ, Đầu duy là nhằm làm cho thanh tĩnh, thần khí, tiết tả Hỏa khí, đuổi Phong khí, dứt đau nhức; châm thêm huyệt Tình minh, Toàn trục, Ty trúc không có thể đuổi Phong, tiết tả Hoả khí, làm cho mắt được sáng; châm huyệt Thái dương xuất huyết sẽ làm tăng thêm việc thanh Nhiệt, sáng mắt; châm thêm Thượng tinh, Nghênh hương, Hoà liêu sẽ làm thanh Nhiệt, khai khiếu, thông mũi, làm ngưng chảy nước mũi, châm thêm huyệt Ù phong, Thính hội, Nhĩ môn, Thính cung, có thể làm sơ thông được khí, đuổi Phong Hỏa, thượng khiếu được khai, tai được thông; châm thêm huyệt Lao cung, Thủy câu là làm thanh được Tâm Hoả, tiêu được nội nhiệt, an được thần khí, hoà được vị khí; châm thêm huyệt Ngư tế, Giáp xa, Xích trạch sẽ làm tiết tà được phế khí giáng được nghịch khí, thông yết hầu; châm thêm huyệt Thiếu thương sẽ làm sơ tả được khí xung nghịch Hoả độc của 12 kinh, thanh Phế, thông cổ họng; châm thêm huyệt Hạ quan, Thừa tương là tả được Hoả khí của Đởm và Vị, làm sơ thông Phong tà và tiêu được việc sưng thũng; châm thêm huyệt Địa thương, Giáp xa, Quyền liêu sẽ đuổi Phong, lợi khí, khai được quan tiết, thông được lạc mạch, làm cho miệng và mắt được ngay trở lại.
g) Ghi chú: nhóm huyệt này nhằm trị đầu và mặt, trị những chứng: “thực” thuộc ngũ quan rất hay.


Hợp cốc, Phục lưu

NHÓM THỨ 3
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Phục lưu b) Hiệu năng: điều hoà doanh vệ, ôn Dương cổ biểu c) Chủ trị: tự hạn, đạo hạn (mồ hôi trộm), ra nhiều mồ hôi, bị vong Dương; Bụng bị trướng, thủy thũng, ruột sôi, thân thể nhiệt mà không mồ hôi, 6 mạch đều vi tế hoặc mạch phục khó ứng tới đầu ngón tay. d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc làm ngưng mồ hôi, sâu 8 phân, châm tả, hoặc làm ra mồ hôi, sâu 5 phân, châm bổ, cứu 3 tráng. Châm Phục lưu làm ngưng mồ hôi sâu 3 phân, châm bổ, hoặc làm ra mồ hôi sâu 5 phân, châm tả.
e) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh, có thể thăng, có thể giáng, làm điều hoà Âm Dương. Phục lưu là huyệt Kinh của kinh Túc Thiếu âm, có thể làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lổ mồ hôi), tư Âm cho Thận và đuổi được Thấp tà. Hai huyệt này phối nhau sẽ làm cho doanh vệ được hoà làm dứt được tư hạn, làm cho Âm Dương điều hoà và dứt được đạo hạn. Nếu tà khí xâm nhập vào khí doanh vệ, đến nỗi là cho khí doanh vệ bị thực, tấu lý không khai để rồi uất bế phát nhiệt làm cho không ra được mồ hôi và đuổi được tà.
Nói tóm lại, 2 huyệt này có khả năng làm sơ thông lại có thể làm dừng lại đối với mồ hôi ta gọi đây là phép “dị bệnh đông trị”.
f) Phụ lục: những người thầy châm cứu đều biết rằng đối với việc dùng châm cứu để trị mồ hôi là đã được người xưa nói rất nhiều. Tuy nhiên, trong khi dùng 2 huyệt Phục lưu và Hợp cốc trong việc vừa làm ngưng vừa làm chảy mồ hôi ít được giải thích cặn kẽ. Do đó, qua thực tiễn lâm sàng, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nay xin trình bày như dưới đây:
Hạn là chất “dịch” của Tâm, trong lúc đó Thận chủ về ngũ dịch, đó là cái lý thông thương ai cũng biết. Một vấn đề được đặt ra: tại sao Phục lưu thuộc Thận kinh, Hợp cốc thuộc Đại trường kinh, cả 2 lại có thể làm ngưng mồ hôi lại có thể làm chảy mồ hôi?
            Nói 1 cách tổng quát thì:
  • Tự hạn phần lớn là do Dương khí bị hư tổn, không giữ bên ngoài được vững chắc, doanh vệ bị mất đi sự điều hoà.
  • Đạo hạn phần lớn do ở Âm hư nội nhiệt, mất đi khả năng liễm tàng mà ra.
  • Hạn bị bế phần lớn do tà khí của Phong Hàn làm bế tắc, trở ngại các mao Thiếu mà ra. Chúng ta có thể cùng sử dụng 2 huyệt để vừa làm ngưng mồ hội, vừa làm chảy mồ hôi
h) Chỉ  hãn (làm ngưng mồ hôi): châm bổ Phục lưu và châm tả Hợp cốc. Phục lưu làm ôn và bổ Thận Dương. Thận Dương là nơi lãnh đạo chung Dương khí của toàn thân con người, nó đóng vai trò bảo vệ bên ngoài để ngăn chặn tà khí. Thận và bàng quang cũng làm biểu lý nhau, bàng quang thuộc Thái dương Hàn Thuỷ, khi Thận Dương sung túc, nó sẽ làm ấm và chưng cất Hàn Thuỷ làm cho khí của Bàng quang hoá lên, thăng lên trên, đạt ra đến khắp chu thân, làm Tỳ Thổ vận hành rất “kiện”, đưa khí “tinh vi” lên để phụng Tâm để hoá thành huyết. Như vậy là Tâm thần được “phụng dưỡng”, tân dịch sẽ được làm tròn vai trò của mình. Chúng ta lại châm tả Hợp cốc, huyệt Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Điều trường, có thể làm “thanh” được nhiệt khí của Dương minh được “thanh sướng”. Vả lại, Phế và Đại trường cùng làm biểu lý cho nhau, Phế chủ bì mao, chủ về “khí” trong toàn thân. Vậy, khi nào khí của phủ (Đại trường) của nó được điều hoà thì Phế tự nhiên được thanh và giáng xuống, trăm mạch được hoà sướng, doanh vệ được điều hoà, tấu lý sẽ được vững và kín, tà khí không tấn công được nữa, mồ hôi làm sao không dứt? Đây là trường hợp Dương hư mà thành chứng tự hạn. Riêng huyệt Phục lưu nếu châm mà thêm cứu nữa đó là bổ Thận Dương, còn nếu châm mà không cứu đó là “tư” Thận Âm, Thận Âm được sung túc, nó sẽ làm công việc tư Âm giáng hoả. Khi hư Hoả bị hạ và đó là “tư Thận Âm”, Thận Âm được sung túc, nó sẽ “tư Âm giáng Hoả”. Khi hư Hoả bị hạ và khi phù Dương đã quy về căn, đương nhiên hoả ở Tâm sẽ được an. Châm Hợp cốc với vai trò “tả”, đó là làm cho khí Dương minh được sơ sướng, do đó mà Hoả cũng giáng xuống theo. Nội kinh nói: “Âm bình Dương bí, tinh thần được an”. Trên là cái lý giải thích tại sao châm Phục lưu và Hợp cốc mà ngưng được đạo hạn.
i) Phát hạn (làm cho ra mồ hôi): châm tả Phục lưu và châm bổ Hợp cốc.
Khi châm bổ Hợp cốc vừa có thể điều hoà bên trong lại vừa có thể khai mở được bên ngoài. Bên trong nó làm khai thông kinh khí của Dương minh, Phế khí được tiêu giáng, Tam tiêu được thông sướng, tân dịch vận hành, như vậy là Vị khí được hoà, bên trong sẽ được an và tà khí bị đuổi đi... Đối với bên ngoài, huyệt Hợp cốc thiên về Dương, mà khí Dương thì nhẹ, trong, đi lên và đi ra ngoài, nó sẽ làm tán được tà khí đang làm uất ở phần vệ. Trong khi Dương khí ra ngoài, nó sẽ áp bức tà khí ra ngoài như vậy là tà chinh tranh nhau làm cho mồ hôi phải thoát ra, vì thế xem việc châm Hợp cốc ở đây đóng vai trò “quân”.
Khi châm tả Phục lưu là nhằm “tả” cho Hợp cốc, nó sẽ làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lổ mồ hôi), tăng thêm sức mạnh bên trong, ngoài ra nó còn làm công việc “tư” cho Âm của Thận, làm sung cho cái “nguồn” của mồ hôi, phù chính khí, đuổi tà khí. Như vậy là Phục lưu đóng vai trò “thần”,: “quân” và thần hợp sức nhau làm sao tà khí chống lại nổi? Làm sao mồ hôi không ra? Khi mồ hôi ra, tức là tà khí bị đuổi, bệnh sẽ khỏi. Câu “dị bệnh đồng trị” chứng tỏ sự áo diện của phép châm cứu trị liệu, mong quý vị học giả để tâm nghiên cứu sâu hơn.


Bách hội, Nhân trung, Phong phủ

NHÓM THỨ 4
a) Phối huyệt: Bách hội, Nhân trung, Phong phủ
b) Hiệu năng: khai quan tiết, giảm cấm khẩu, thông dương, an thần
c) Chủ trị: mọi chứng thuộc mê man, hôn quyết
d) Phép châm và cứu: châm Nhân trung 5 phân, hướng mũi kim về phía mũi và sau đó về phía môi, dùng phép bổ; châm Bách hội, sâu 3 phân, bổ, trước hết bổ theo phép “cửu Dương” (ngón cái hướng về phía trước xoay kim 9 lần), lúc rút kim ra thì tả nhẹ, tức là xoay kim về phía hữu. Sau khi châm, cứu 3 tráng; châm Phong thủ, sâu 5 phân, tả, không lưu kim, cấm cứu.
e) Giải phương: Bách hội là hội huyệt của Đốc mạch và các kinh của Thủ, Túc Tam Dương, nó lại là hội của mạch Túc Quyết âm Can, lại là hội huyệt của Thủ Túc Dương minh kinh. Châm huyệt này sẽ làm cho thông Dương, an thần, làm thanh tĩnh đầu nấc.
Nhân trung là giao hội huyệt của Đốc mạch và Thủ Túc Dương minh kinh. Đốc mạch là biến của các kinh Dương, kinh Dương minh là 1 kinh đa khí vừa đa huyết. Châm huyệt này theo phép tả là làm thông tiết Đốc mạch, thanh lý tà nhiệt hữu dư ở nơi kinh Dương minh, nó sẽ làm nhiệm vụ khai chiếu, cứu cấp, điều hoà Âm Dương.
Phong phủ là giao hội huyệt của Túc Thái dương kinh, Dương duy mạch, và Đốc mạch. Châm huyệt này sẽ xua đuổi được Phong tà ở não phủ, điều hoà Âm Dương. Nếu phối châm 3 huyệt này sẽ làm cho quan tiết và các khiếu khai ra tức khắc, người bệnh sẽ hồi tỉnh, nói năng như cũ, chuyển nguy thành an. Nhóm huyệt này trở thành 1 trong những yếu phương của phép châm cứu trị liệu, có khả năng “cải tử hồi sinh” 1 cách kỳ diệu.
f) Ghi chú: đây là nhóm huyệt có nhiệm vụ cấp cứu, cũng là phương huyệt trị về “tiêu” mà thổi. Nếu muốn trị bản, phải tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tùy chứng mà gia giảm. Ví dụ gặp bệnh Hàn, nên châm cho ôn, cho thông Dương khí, nếu gặp Nhiệt, nên tả Hoả, tư Âm, nếu nhiều đàm, phải tiêu đàm giáng khí, nếu khí bị quyết, nên châm để thanh lý khí và giải uất…


Kiên ngung, Khúc trì

NHÓM THỨ 5
a) Phối huyệt: Kiên ngung, Khúc trì
b) Hiệu năng: sơ thông khí huyết, khu phong thấp
c) Chủ trị: phàm các chứng thuộc tà khí ở khách tại kinh lạc, khí huyết bị trở trệ như trúng Phong bị bất toại, bị tý, từ nửa người và từ thượng chi trở lên.
d) Phép châm và cứu: châm Kiên ngung hay ở chỗ lưu châm, sâu từ 5 phân đến 1 thốn, bình bổ tả. Khi châm vào nên vê kim, khi nào đắc khí thì áp dụng phép tả, lưu kim 15 đến 20 phút. Sau khi châm, nên cứu từ 3 đến 5 tráng.
e) Phép gia giảm:
  • Nếu tay và cánh tay bị đau buốt nặng, châm thêm Hợp cốc 5 phân, châm Thủ Tam lý 5 phân, đều châm tả.
  • Nếu ngón tay bị co giật, châm thêm Dương cốc 3 phân, Hợp cốc 5 phân, dùng cả bổ lẫn tả.
  • Nếu cánh tay không đưa lên cao được, châm thêm Cự cốt 5 phân, châm Tý não 5 phân, đều châm tả.
  • Nếu các ngón tay bị liệt không dùng được, châm thêm Bát tà 3 phân, cứu 5 tráng, bình bổ bình tả.
f) Giải phương: nhóm huyệt này đều thuộc Thủ Dương minh Đại trường kinh Phế và Đại trường đều là biểu lý nhau, vì thế nó chẳng những trị được những bệnh thuộc Kinh Dương minh, ngoài ra nó còn điều lý 1 cách tuyệt vời về Phế khí.
Châm Kiên ngung làm sơ thông huyết khí, tán Phong, đuổi Thấp, tả được Hoả trong khí của Dương minh. Châm Khúc trì sẽ tuyên khí hành huyết, đuổi Phong trừ Thấp, thông lợi quan tiết. Phối cả hai huyệt sẽ làm hành khí, hoà huyết. Khi khí huyết được hoà, kinh lạc được thông, ứ trệ bị đuổi, Phong Thấp sẽ bị trục ra. Kết quả quý như vàng ngọc, đúng với câu “một khiếu được thông thì trăm khiếu cũng sẽ thông”. Huyệt Thủ Tam lý và Hợp cốc tăng cường việc đuổi Phong, thông lạc, dứt được chứng tý thống. Huyệt Dương cốc làm tan Hàn khí ở Thái dương kinh, sơ thông khí huyết. Huyệt Cự cốt là huyệt hội của Thủ Dương minh Đại trường và Dương kiểu mạch, có khả năng làm thư sướng kinh lạc, thông lợi quan tiết. Huyệt Tý nao làm tăng cường thư cân hoạt lạc. Huyệt Bát tà la thư sướng lạc mạch, làm lợi quan tiết, trị được các chứng nuy, phế (tàn phế).
g) Ghi chú: nhóm huyệt này có khả năng trị các chứng đau nhức ở vùng thượng chi. Đối với các chứng “ngoan cố”, việc châm phải mạnh hơn, nếu không hiệu quả sẽ kém. Đối với chứng đau yết hầu như có cái gì cứng chặn lại, nó có 1 kết quả nhất định.


Hoàn khiêu, Phong thị, Dương Lăng

NHÓM THỨ 6
a) Phối huyệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương Lăng tuyền
b) Hiệu năng: làm sơ thông, tuyên tán, trừ dược Phong, Thấp, tý, thống, thư cân, lợi tiết.
c) Chủ trị: trúng phong, bán thân bất toại, tê không còn cảm giác, co giật gân, liệt thuộc vùng hạ chi.
d) Phép châm và cứu: châm Hoàn khiêu, mũi kim hướng xuống dưới, châm thẳng sâu 1 thốn, 5 phân cho đến 2 thốn, lưu kim 15 phút, châm Phong thị sâu 8 phân; châm Dương Lăng tuyền hướng vào phía tất nhãn sâu 1 thốn; tất cả đều châm vê kim, tiên bổ hậu tả. Nếu bệnh thuộc thực chứng trì tiên tả hậu bổ, khi rút kim ra cứu 3 đến 5 tráng.
e) Giải Phương: Hoàn khiêu là hội huyệt của Túc Thiếu dương Đởm kinh và Túc Thái dương Bàng quang kinh, có khả năng trừ được chứng tỳ, Phong và Thấp; huyệt Phong thị cũng đuổi Phong trừ Thấp, cả 2 huyệt đều trị được những chứng nuy, tý thuộc hạ chi. Dương Lăng tuyền là huyệt Hợp của Túc Thiếu dương Đởm kinh là nơi hội của “cần trong toàn thân”, vì thế châm nó sẽ làm cho thư cân hoạt lạc, thông lợi quan tiết, cũng là huyệt thường dùng để trị bệnh thuộc Can và Đởm. 3 huyệt trên phối nhau sẽ chữa được các chứng bệnh về nuy và tý, nhất là đối với các bệnh ở thắt lưng, hông sườn và hạ chi.


Khúc trì, Uỷ trung, Hạ liêm

NHÓM THỨ 7
a) Phối huyệt: Khúc trì, Uỷ trung, Hạ liêm
b) Hiệu năng: thông Dương khí, tán Thấp khí, đuổi Phong khí, Hàn khí, sơ thông kinh lạc, tả Nhiệt khí, dứt đau.
c) Chủ trị: trị các chứng tý thuộc Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt.
d) Phép châm và cứu: châm Ủy trung, châm thẳng sâu 1 thốn đến 1 thốn rưỡi, tả; châm Khúc trì sâu 8 phân đến 1 thốn, tiên tả hậu bổ, cứu từ 3 đến 5 tráng; châm Hạ liêm, thẳng sâu 5 phân, cả bổ lẫn tả.
Các chứng thống, tý châm tả huyệt Ủy trung là chủ. Các chứng hành tý châm tả huyệt Khúc trì là chủ, tiên tả hậu bổ, thêm Hạ liêm.
e) Phép gia giảm: nếu thượng chi bị đau nhức nặng châm thêm Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc. Nếu hạ chi đau nhức nặng châm thêm Hoàn khiêu, Phong thị, Dương Lăng tuyền. Nếu đau nhức từ cánh tay đến các đốt ngón tay, châm thêm Bát phong, Bát tà, đều sâu 3 phân, dùng phép tả.
d) Giải phương: châm 3 huyệt này sẽ làm cho mạch khí đi từ biểu nhập vào lý, làm thông được khí bị trệ, bị mãn, thông kinh lạc, đuổi được 4 khí Phong, Nhiệt, Thấp, Hàn, giải được chứng tý.


Khúc trì, Dương lăng tuyền

NHÓM THỨ 8
a) Phối huyệt: Khúc trì, Dương lăng tuyền.
b) Hiệu năng: hành khí huyết, thông kinh lạc, thư cân, lợi quan tiết.
c) Chủ trị: ngực và hông sườn bị đau, bụng trướng, tiểu tiện đục do nhiệt kế ở Trường Vị, chi dưới và chi trên bị tê, bất toại…
d) Phép châm và cứu: châm nhóm huyệt này đều sâu 5 phân, bình bổ tả, lưu kim 15 phút, cứu 3 tráng.
e) Phép gia giảm: nếu tiểu tiện bị đục, châm thêm Quan nguyên sâu 3 phân; nếu thượng chi bị tê, châm thêm Kiên ngung sâu 5 phân; nếu hạ chi bị tê, châm thêm Hoàn khiêu sâu 1 thốn 5 phân, tùy theo tình hình mà bổ tả.
f) Giải phương: châm Khúc trì làm hành khí, hoà huyết, thanh Phế giải biểu; châm Dương Lăng tuyền là để tả Can và Đởm, bình được uất nhiệt. Phế chủ khí của toàn thân, Can chủ cân của toàn thân. Nếu Phế khí được thanh, khí huyết được lưu hành, Can khí được thư thả thì cân mạch sẽ được dưỡng, như vậy chứng tê và đau hông sườn sẽ đứt. Huống chi vị trí của 2 huyệt này lại nằm ở chỗ quan yếu của “tứ đại quan tiết” thuộc thượng hạ chi, nó có khả năng tuyên thông giáng khí, sơ thông, tiết cả...


Khúc trì, Tam Âm giao

NHÓM THỨ 9
a) Phối huyệt: Khúc trì, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: thanh nhiệt, mát huyết, đuổi ứ huyết sinh tân huyết.
c) Chủ trị: phụ nữ bế kinh, băng lậu đái hạ, tích tụ loét độc, các chứng sưng thũng, đau nhức, co giật...
d) Phép châm và cứu: châm Khúc trì sâu 5 phân đến 1 thốn; châm Tam Âm giao sâu 5 phân, cả 2 đều tiên tả hậu bổ, lưu kim 10 phút, cứu 3 tráng.
e) Phép gia giảm: nếu bị bế kinh không thông, châm thêm Huyết hải sâu 1 thốn, tả, sau khi rút kim cứu 3 tráng. Nếu bị tích tụ châm thêm Can du sâu 3 phân, châm Dương Lăng tuyền sâu 1 thốn, tả. Nếu bị đái hạ, châm thêm Tỳ du sâu 3 phân, bổ, cứu 3 tráng.
f) Giải phương: nhóm huyệt này gồm 2 huyệt, một thuộc Âm kinh, một thuộc kinh Dương, thông bên trong, đạt đến bên ngoài, hài hoà Âm Dương; châm Khúc trì là để thanh nhiệt, giải độc, đuổi Phong, lợi Thấp; châm Tam Âm giao vì huyệt này là cái then chốt của Túc Tam Âm kinh, là 1 yếu huyệt trị về huyết chứng. Châm 2 huyệt này sẽ làm cho ứ huyệt tự tán, huyết tự hoà, tà nhiệt tán, chứng băng lậu ngừng, kinh bế tự thông. Nếu chúng ta “tư” Thân Âm thì thủy sẽ nuôi được Mộc. Can chủ về sơ tiết, Tỳ chủ về vân hoá. Nếu Can và Tỳ được hoà thì các chứng tích tụ, co giật sẽ khỏi. Đối với vấn đề loét độc, sưng thũng đó là huyết phân thọ tà, khi đã điều được khí, đã thông được ứ thì nhiệt sẽ tán, việc sưng thũng sẽ tiêu. Huyệt Huyết hải có khả năng hoà huyết, hoá ứ, huyệt Can du và Dương Lăng tuyền tăng cường cho việc hoà Can khí, huyệt Tỳ du làm kiên Tỳ lợi Thấp, khi mà Tỳ vận hành được kiện thì đái hạ sẽ tự ngưng.


Túc Tam lý, Tam Âm giao

NHÓM THỨ 10
a) Phối huyệt: Túc Tam lý, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: ích khí, dưỡng Âm, kiện Tỳ bổ hư
c) Chủ trị: Tỳ Vị hư hàn, ăn không biết ngon, ăn không tiêu, hình thể gầy yếu, thường hay ẩu hoặc tả, hoặc “ngũ canh tiết tả”, chân bị tê không có cảm giác, đau nhức, bụng bị đau...
d) Phép châm và cứu: châm Túc Tam lý sâu 5 phân, sau khi rút kim cứu 7 tráng; châm Tam Âm giao sâu 5 phân, mũi kim hướng lên trên, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 10 phút.
e) Giải phương: Túc Tam lý là huyệt Hợp của Túc Dương minh Vị kinh, có thể thăng Dương ích Vị, ôn trung, tán Hàn. Huyệt Tam Âm giao là hội huyệt của Túc Thái âm Tỳ kinh, Túc Quyết âm Can kinh và Túc Thiếu âm Thân kinh, nó có khả năng tư Âm kiện. Tỳ, hoạt huyết khử ứ. Vả lại, Vị chủ về thọ nạp cốc khí, Tỳ chủ về vận hoá. 2 huyệt này nếu phối nhau sẽ làm khởi phát được Dương khí của Trung tiêu, kiện Tỳ, tưới thắm Âm dịch, làm sung cho Vị dịch.
Khi mà khí huyết được điều hoà, kinh mạch được thông sướng, Tỳ Vị được kiện thì việc ăn uống sẽ tăng lên và khi mà cái nguồn sinh hoá được sung túc thì tà khí không thể tấn công được. Nhóm huyệt này chuyên để chữa cho những chứng bệnh thuộc hư tổn, các nhà dưỡng sinh trân trọng.
Tuy nhiên, bệnh nào đó phải được chữa bằng phương nào đó, gia giảm cho đúng cách, kết quả sẽ rất tuyệt vời.


Dương Lăng tuyền, Túc Tam lý

NHÓM THỨ 11
a) Phối huyệt: Dương Lăng tuyền, Túc Tam lý
b) Hiệu năng: điều hoà Can và Tỳ, thư Can kiện Tỳ
c) Chủ trị: trị các chứng do Can và Tỳ bất hoà như “trung tiểu”, “đình ẩm”, tích trệ, nuốt nước chua, miệng đắng, tiêu chảy, ẩu thổ…
d) Phép châm và cứu: Cả 2 huyệt này đều châm tả, không cứu, lưu kim 10 phút.
e) Phép gia giảm: nếu miệng đắng, nuốt nước chua nặng, châm thêm Can du, Đởm du, sâu 3 phân, tả, nếu ẩu thổ châm thêm Nội quan, sâu 5 phân, tả.
f) Giải phương: Túc Tam lý là Hợp huyệt của kinh Túc Dương minh, thuộc Thổ trong Thổ. Khi châm tả Túc Tam lý là để làm sơ tiết trọc khí trong Vị, làm thông Dương khí trong Vị, làm cho trọc Âm phải giáng xuống và thanh Dương được sinh ra. Dương Lăng tuyền là huyệt quan trọng của Túc Thiếu dương kinh, châm tả sẽ làm “thanh” được nhiệt khí của Đởm kinh, sẽ “bình” được hoành nghịch của Can Mộc, từ đó giáng được khí đang thượng nghịch. Can thuộc Ất Mộc, đởm thuộc Giáp Mộc, đây là chúng ta đã làm cho Mộc hoá được Thổ. Can và Vị được hoà, Tỳ và Vị được kiện, bệnh sẽ được khỏi.


Hợp cốc, Thái xung

  NHÓM THỨ 12
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Thái xung
b) Hiệu năng: mở rộng và vận hành khí huyết, trấn Can, trừ Phong.
c) Các chứng: cuồng điên, đầu thống, choáng váng, mắt đỏ, sưng thũng đau…
d) Phép châm và cứu: châm Thái xung sâu 3 phân; châm Hợp cốc sâu 5 phân; nếu thể trạng người bệnh bị hư thì tiên bổ hậu tả; nếu thực thì tiên tả hậu bổ. Khi nhiệt thịnh thì dùng phép tả, không lưu kim, không cứu, nếu hàn thì lưu kim.
e) Phép gia giảm: nếu có thêm đàm phối với Phong long, sâu 5 phân, bình bổ bình tả, Dương Lăng tuyền sâu 5 phân, tả. Nếu bị chứng, “thiên phong” thì châm thêm Thần môn, Bách hội, đều sâu 2 phân, tả Thần môn, bổ Hợp cốc.
f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh. Thái xung là Du huyệt của kinh Túc Quyết âm, Cả 2 huyệt đều nằm chỗ vùng gối và khuỷ tay, nơi quan trọng trong người. Tuy nhiên, công năng của chúng lại khác nhau: Hợp cốc chủ về khí, Thái xung chủ về huyết. Do đó, Hợp cốc có công năng điều khí, phát hạn giải biểu, đuổi Phong trần thống; Thái xung lại có công năng điều huyết, khai lợi quan tiết, đuổi Phong trấn áp được nỗi lo sợ, trừ đau nhức, dẫn khí hạ hành. Phối cả 2 huyệt sẽ điều được khí huyết, hoà được Âm Dương, trừ Phong, bình Can khí. Châm thêm Phong long, Dương Lăng tuyền sẽ trừ đàm, tiết Hoả châm thêm Bách hội, Thần môn sẽ làm an thần, bớt lo sợ…
g) Ghi chú: nhóm huyệt này trị những chứng điên giản quá thực rất có kết quả, khi châm thêm Thần môn, Bách hội sẽ trị được chứng ngũ giản. Nhóm này chính là nhóm mà Châm cứu đại thành gọi là “Tứ quan huyết”…


Dương Lăng tuyền, Phong long, Chi câu

NHÓM THỨ 13
a) Phối huyệt: Dương Lăng tuyền, Phong long, Chi câu
b) Hiệu năng: Thư Can hoá đàm tả nhiệt thông tiện
c) Phép Châm và cứu: các huyệt trên đều châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, đều tả, không cứu, lưu kim 5 phút.
d) Phép gia và giảm: nếu là chứng đại tiện bí kết nặng châm thêm Đại hoành, sâu 5 phân tả, châm Đại trường du 3 phân, tả.
e) Giải phương: Phong long là huyệt lạc của Túc dương minh vị kinh, liên lạc đặc biệt với Túc Thái âm tỳ, có thể giáng tức là đi xuống dưới để hợp với túc thái âm kinh, khi nó có được khí của Thái âm thấp thổ, nó sẽ làm cho nhuận trường để thông xuống dưới. Dương Lăng tuyền là huyệt Hợp thuộc Thổ của kinh Túc thiếu dương, tính của nó là trầm giáng, là thư giải được khí của Can và Đởm, đặc biệt là châm xuyên qua đến huyệt Túc Tam lý, nó sẽ đóng vai trò dùng Mộc để sơ thông được Thổ. Huyệt Chi câu là huyệt của kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu, nó làm thanh được khí tam tiêu, tức là thông được khí ở phủ, làm giáng nghịch hoả đó là ý nghĩa của câu nói “khí tam tiêu được thông thì tân dịch được hạ, vị khí nhờ đó mà được hoà”.
Ba huyệt này phối với nhau có sự thừa khí lẫn nhau, là một phối hợp huyệt làm được hạ khí một cách hoà hoãn. Nếu châm thêm đại hoành, đại trường du sẽ tăng thêm công năng “Đại thừa khí”.
Ghi chú: ba huyệt này được phối với nhau không những có kết quả tốt với thực chứng của phủ, ngoài ra các bệnh chứng đưa tới do đàm hoả như điên cuồng, lỗi nghịch, quai bị, cao huyết áp... cũng rất có kết quả. Các học giả nên nghiên cứu thêm, nhóm huyệt này không những có tác dụng của “thừa khí” ngoài ra còn có hiệu quả làm thay đổi vai trò của thang “ôn đởm trường” và “cồn đàm hoàn”...


Khí hải, Thiên khu

NHÓM THỨ 14
a) Phối huyệt: Khí hải, Thiên khu
b) Hiệu năng: bổ thận, tráng dương, sơ thông Đại tiểu trường, làm tiêu trệ khí.
c) Chủ trị: phúc thống, phúc trướng, trường minh, tiết tả quyết nghịch, thoát dương, khí suyễn, thất tinh, âm súc, tiểu tiện bất lợi, phụ nhân chuyển bảo, nguyệt kinh không đều, xích bạch đái…
d) Phép châm và cứu: ở người già, huyệt Khí hải không nên châm sâu hoặc không nên châm, nên dùng ngải cứu của phép “Thái ất thần châm cứu” là ổn nhất. Khi nào khí huyết hư, lấy việc châm bổ khí hải làm chủ, sâu 3 đến 5 phân, cứu 5 đến 7 tráng. Huyệt Thiên xu là nơi ở của hồn phách, thông thường không nên châm, nếu như cần, có thể dùng hào châm, châm cạn nên cứu nhiều hơn.
e) Giải phương: khí hải là huyệt quan trọng của Nhâm mạch, là nơi phát ra mạch khí của Nhâm mạch, là nơi gọi là “biển của sự sinh khí”, là nơi hội của khí huyết, là gốc rễ của việc hô hấp, là: “phủ tàng tinh” cho nên nó được xem là huyệt quan yếu của vùng hạ tiêu. Châm nên dùng phép bổ, bổ Mệnh môn, làm “ích” thêm cho khí Nguyên dương, ví như thêm cũi dưới đáy nồi nước không bị suy, ngoài việc có khả năng trị bệnh, nó còn làm cho con người sống được lâu, kéo dài tuổi thọ huyệt Thiên xu có nhiệm vụ làm phân lợi thủy cốc, hấp thu khí tinh vi, truyền hoá cặn bã, làm thanh khiết được các trọc khí…
Tóm lại, châm huyệt Khí hải là để làm phấn chấn Nguyên dương, làm tán được khí Âm tà, đúng với câu nói: “Làm ích được cái nguồn của Hoả nhẫm đánh tan màn Âm khí”. Huyệt trên phối với Thiên xu nhằm làm điều hoà khí của Trường Vị, làm lợi được sự vận hành của nó. Đây là phối huyệt quan trọng trong việc trị các chứng hư lao, thân thể suy nhược, tạng bị suy, trừ được tích hàn cố lãnh… Nó tương đương với các phương “Thiên hùng tán, Thận khí hoàn”…


Trung quản, Túc Tam lý

NHÓM THỨ 15
a) Phối huyệt: Trung quản, Túc Tam lý
b) Hiệu năng: làm táo được Thấp khí, kiện Tỳ, làm thăng Dương và “ích” Vị.
c) Chủ trị: trị chứng hư hàn trong Vị, ăn uống không xuống, vùng hoãn phúc bị trướng và thống bị tích tụ và đình đàm, đình thực, túc ẩm, bĩ khối, hoắc loạn…
d) Phép châm và cứu: châm Trung quản sâu 5 phân đến 1 thốn, cách 3 ngày tái châm, thông thường nên bình bổ bình tả. Châm Túc Tam lý sâu 5 phân đến 1 thốn, hư bổ thực tả, sau khi châm xong, nên cứu cả 2 từ 3 đến 5 tráng. Nếu bị ẩu thổ và phản Vị có thể tùy theo tình hình mà dùng phép tả.
e) Phép gia giảm: nếu vùng Thượng tiêu bị uất nhiệt, châm thêm Thông cốc (tả) sâu 5 phân. Nếu tạng khí bị hư, châm bổ thêm Chương môn sâu 3 phân. Trong Trường Vị bị tích trệ, châm tả Đại trường du, sâu 3 phân, châm Thiên xu cạn, cứu 5 tráng, châm Tiểu trường du sâu 3 phân, tả, hoặc châm Thượng liêm sâu 5 phân, tả. Nếu vùng Hạ nguyên bị hư hàn, châm bổ thêm Khí hải, sâu 3 phân, cùng cứu như Thiên xu 5 tráng. Nếu bị nhiệt hoắc loạn, châm Ủy trung, Xích trạch xuất độc huyết sau đó châm bổ thêm huyệt Trung quản.
f) Giải phương: huyệt Trung quản là hội huyệt của Nhâm mạch, với Túc Dương minh Vị kinh, Thủ Thái dương Tiểu Trường kinh, Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh, nó cũng là hội huyệt của lục phủ, là huyệt mộ của Vị. Vì thế chúng ta thủ huyệt Trung quản làm “Quân” để thống trị các bệnh thuộc lục phủ. Khi gặp chứng hư, nên dùng phép bổ, đó là làm cho tráng được trung khí. Khi châm tả huyệt Trung quản là nhằm làm sơ thông trệ khí, khi mà Vị khí giáng Tỳ khí thăng, khí tân dịch sẽ dâng tràn lên trên, các chứng ẩu thổ… sẽ tự trừ.
Thủ huyệt Túc Tam lý đóng vai “thần và tá” chỉ vì nó có khả năng làm “thăng” Dương khí, làm “ích” Vị khí, nó sẽ trợ cho Trung quản trong việc làm an Vị khí, “ích” Tỳ khí. Châm tả Túc Tam lý sẽ làm giáng trọc khí, dẫn đạo trệ khí, nó sẽ “tá” cho Trung quản để làm “lợi” cho sự vận hành. Hai huyệt hợp lại thành nhiệm vụ của “quân thần”, trong lâm sàng, chúng có những công dụng xác thực.
Thủ huyệt Ủy trung, Xích trách xuất huyết là nhằm làm trừ khử được tà khí ô uế của thử khí, trừ được chứng hoắc loạn. Khi châm bổ Khí hải, Thiên xu là để làm ấm vùng hạ nguyên, bổ Thận, kiện Tỳ. Châm tả Thông cốc là làm cường Tỳ kiện Vị, bởi vì huyệt này là huyệt giao hội của kinh Túc thiếu âm Thận và Xung mạch… Nếu châm tả có thể làm tiêu trướng, chỉ thống, định được ẩu thổ, trợ cho Trung quản, làm lợi được sự vận hành. Khi bổ Chương môn sẽ làm tán được hàn khí của ngũ tạng, vì nó là nơi hội của ngũ tạng. Châm tả Đại và Tiểu trường du là để làm sơ điều Đại Tiểu trường, thông khí, hoá trệ.
g) Ghi chú: châm Ủy trung và Xích trạch để trị chứng nhiệt hoắc loạn quả thực có những kết quả rất cao. Đây là kinh nghiệm mà tôi đã được thầy tôi truyền lại. Trong 30 năm trời, tôi đã dùng nó để trị không biết bao nhiêu người khỏi bệnh. Nhất là huyệt Xích trạch, có những trường hợp và châm kim xuống xong đã làm cho chứng phiền Tâm dễ chịu ngay.


Nội quan, Tam Âm giao

NHÓM THỨ 16
a) Phối huyệt: Nội quan, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: làm khoan khoái vùng ngực, làm lợi được khí ngăn vùng hoành cách, tư Âm, dưỡng huyết.
c) Chủ trị: trị các chứng lao tổn, Âm hư, ví dụ như Vị bị chứng phát nhiệt, mồ hôi trộm (đạo hạn) ho khan, thất huyết, sốt cao, mất ngủ, phụ nữ nguyệt kinh bị bế tắc, nam tử bị di tinh, muốn ăn nhưng ăn không ngon, ngực đầy bụng trướng, Tâm hung phiền muộn…
d) Phép châm và cứu: châm Nội quan sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả, không cứu. Châm Tam Âm giao sâu 5 đến 8 phân, tiên bổ hậu tả, sau khi châm, cứu 5 tráng, lưu kim 10 đến 12 phút.
e) Phép gia giảm: khi bị ho khan nặng, châm thêm Thái uyên, sâu 3 phân, bổ. Nếu bị thất huyết châm thêm Cách du, sâu 2 phân, bổ. Nếu bị đạo hạn nặng châm thêm Phục lưu sâu 3 phân, bổ. Hợp cốc sâu 8 phân tả. Nếu bị di tinh, châm thêm Thái khê, sâu 3 phân, bổ, Thận du sâu 3 phân.
f) Giải phương: Nội quan là huyệt lạc của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc, tách biệt đi theo kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu, nó lại là huyệt thuộc Âm duy trong bát mạch. Âm mạch trong Thủ Túc Tam Âm kinh và Âm mạch trong kỳ kinh bát mạch, tất cả đều phải lấy Âm duy mạch để làm vai trò quan hệ và duy trì nhau, nó mang tác dụng trong việc trị liệu một cách chính thể. Các đường kinh của Thủ Tam Âm đi từ ngực chạy ra đến tay, các đường kinh của Túc Tam Âm chân đến ngực. Cho nên, Nội quan có thể trị được các tật bệnh thuộc vùng ngực và Tâm, ta gọi nó là yếu huyệt của vùng Tâm ngực, nó có đặc tính làm thư thái vùng ngực, làm lợi cho hoành cách, hành khí tan uất. Phối nó với Tam Âm giao, chúng có thể tư Âm dưỡng huyết, kiện Tỳ, ích Vị. Nó hợp lại sẽ làm giao tế được Thuỷ Hoả, bình hành được Âm Dương. Huyệt Thái uyên là huyệt Nguyên của Phế, thuộc Thổ. Châm Thái uyên là để bồi Thổ sinh Kim. Huyệt Cách du là hội huyệt của huyết, thống trị mọi chứng về huyết trị về hạn. Các huyệt Thận du và Thái khê làm tư Âm bổ Thận.
g) Ghi chú: phép phối huyệt này có khả năng cao làm cho Thủy Hoả (Khảm Ly) giao tế (ký tế). Các chứng về lao tổn, đa số là do ở cuộc sống túng dục làm thương đến tinh khí, làm cho Thận tinh bị hư tổn: Thuỷ không còn hàn (nuôi, sinh) Mộc, tướng Hoả sẽ vọng động để viêm lên trên. Thế là Quân Hoả và Tướng Hỏa hợp lại hình (phạt) Phế Kim. Khi Phế Kim bị đốt nóng, nó sẽ mất đi chức năng làm thanh nhuận cho bên dưới. Thế là Kim không sinh được Thủy, do đó Thuỷ mất đi nguồn cung cấp ở nguồn bên trên, dĩ nhiên vùng hạ lưu sẽ bị khô kiệt. Nói khác đi, nếu Khảm và Ly không còn “tương tế” nhau nữa, Thủy Hoả không còn “ký tế” nhau nữa, tức là Khảm Thủy không còn dâng tràn lên để chế Hoả, Ly Hỏa càng bừng lên không còn đi xuống để chứng Thủy, Âm Dương không còn duy trì quan hệ với nhau, như vậy là chứng Âm hư lao tổn sẽ thành.
Do đó, các chứng thượng thịnh, hạ hư, thượng nhiệt hạ hàn, đau nhức xương, thắt lưng bị đau buốt, di tinh, sốt mất ngủ, mồ hôi trộm, ho khan tăng huyết, con gái bị bế kinh, Tâm hồi hộp…Thủ Tam Âm giao để tư bổ Thận thủy; thủ Nội quan là để bổ Tâm Âm và làm giáng Hoả. Tâm Thận được tương giao, quan hỏa giáng xuống, tướng hoả tiềm phục, Phế kim được giải khốn; bệnh sẽ giảm dần. Vì thế 2 huyệt này có khả năng làm Thuỷ Hoả giao tế, khi lâm sàng gặp bệnh, chúng ta sẽ tuỳ theo chứng mà phối thêm huyệt khác, hiệu quả trị liệu sẽ rất cao, đặc biệt là các tật bệnh thuộc phụ khoa.


Hợp cốc, Tam Âm giao

NHÓM THỨ 17
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: tư âm giáng hoả, dưỡng huyết thanh Can.
c) Chủ trị: các chứng Thận khí hư tổn ở người phụ nữ, nguyệt kinh không đều, kinh bế bất thông huyết lâu, hoặc Âm hư hoả vượng, thương nhiệt hạ hàn, Dương kháng Âm hư, đầu mắt choáng váng, ho và phát nhiệt, suyễn gấp, chảy mũi, lưng hàn, chân lạnh. Nó còn có thể làm hạ thai và bảo thai.
d) Phép châm và cứu: nếu thượng nhiệt hạ hàn châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu; châm Tam Âm giao, sâu 3 đến 5 phân, bổ, lưu kim 15 phút, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng. Nếu muốn bảo thai, châm tả Hợp cốc, bổ Tam âm giao, muốn hạ thai châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao.
e) Phép gia giảm: khi kinh huyết không điều hoà châm Hợp cốc sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả; châm Tam Âm giao sâu 3 phân, bổ; châm thêm Huyết hải, sâu 5 phân, bổ; cứu Thiên xu 7 tráng, không châm. Nếu kinh huyết bế tắc không thông, châm thêm Quan nguyên, Túc Tam lý, dùng phép châm hạ thai, bổ Hợp cốc, sâu 5 phân, trùng tả Túc Tam lý, sâu 1 thốn, bổ Quan nguyên, sâu 5 phân, tả Tam Âm giao sâu 1 thốn.
f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường là nơi tập trung tinh hoa của khí huyết của bản kinh, có khả năng thăng, tán, thanh nhiệt giải hàn. Tam Âm giao là cái chốt của 3 kinh Can Tỳ Thận, là hội huyệt của Túc Tam âm kinh, cũng là nơi tụ hội của tạng phủ, khí huyết cân mạch, cốt, tủy…, nó quan hệ bao trùm cả Âm Dương của Can, Thận, Tỳ. Nó có thể bổ Tỳ, có thể tư Âm dưỡng huyết, cố Thận, thanh Can.
Vì thế huyệt Hợp cốc có nhiệm vụ thanh thông vùng thượng, tức là thanh cái nhiệt của Trung tiêu, Tam Âm giao có nhiệm vụ tư dưỡng vùng trung, tức là tư dương cho Âm khí của Hạ tiêu. Vì thế nên các chứng Âm hư, Dương kháng, thượng nhiệt hạ hàn đều có thể dùng phối huyệt này để trị.
g) Ghi chú: Châm tả Hợp cốc, châm bổ Tam Âm giao có khả năng hữu hiệu trong việc bảo dưỡng an lành cho cái thai. Chủ yếu là dựa vào huyệt tính thanh nhiệt của huyệt Hợp cốc và bổ Tỳ Thận của Tam Âm giao. Đại phàm những thai phụ trong lúc sinh bị lậu hạ, hoạt thai vì thân thể suy nhược, đa số đều do Hoả thịnh Âm suy làm cho huyết không làm nhiệm vụ dưỡng được thai nhi. Cổ nhân nói: “Thai đắc lương thì an”.
Các nhà y học Đông Phương phần lớn dùng Hoàng cầm là vị thuốc chủ yếu trong phép “an thai”, chính vì vị này có công dụng thanh nhiệt. Ngoài ra Tỳ là cái gốc của hậu thiên, là cái nguồn của sinh hoá, nó còn có nhiệm vụ thống huyết, người xưa còn dùng bạch truật là “tá”: Tỳ thổ được “kiện”, nội nhiệt được thanh thì thai nhi được an. Do đó, tôi tham khảo vào phép này để thủ huyệt Hợp cốc trong vai trò thanh nhiệt, thủ huyệt Tam Âm giao trong vai trò kiện Tỳ, bổ Thận, dưỡng huyết.
Lý do nào giải thích tại sao châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao lại là cho trụy thai?
Vì Hợp cốc thăng được, tán được, chỉ có đi chứ không có giữ lại, căn cứ vào câu nói “Thai đắc lương thì an”, ta biết rằng nếu châm bổ Hợp cốc thì nhiệt khí không tán mà cũng không giáng, vì thế Phế mất đi vai trò thanh thông của mình, Kim không sinh Thủy làm cho Thận bị hư tổn. Riêng Tam Âm giao nếu bị trùng tả làm cho cả 3 tạng Can, Tỳ, Thận đều hư. Huyết đã hư thì lấy gì để dưỡng thai? Tỳ hư không còn vận hoá được nữa. Như vậy là hậu thiên không còn được tư dưỡng, Thận hư bị bế tàng, bào cung dĩ nhiên sẽ bị khô cạn, thương thịnh, hạ hư, Âm Dương nghịch loạn, như vậy cái thai làm sao không “trụy” xuống cho được?
Một điều đáng chú ý là trong lúc lâm sàng trị liệu, phép châm “an thai” hay “trụy thai” đòi hỏi người châm phải có 1 kỹ thuật điêu luyện, thuần thục, người sơ học, chớ nên vọng động.


Hợp cốc, Túc Tam lý

NHÓM THỨ 18
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Túc Tam lý
b) Hiệu năng: thăng dương ích khí, kiện Tỳ hoà Vị, tuyển được khí ở phủ, vận hành trệ khí, tiêu trừ trướng khí.
c) Chủ trị: thanh dương hạ hãm, Vị khí hư nhược, cơm không ngon, khí thấp nhiệt làm ủng tích, khí uế trọc làm trệ ở Trung tiêu, ăn uống không tiêu, phúc trướng, ợ…
d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc 3 phân, bổ Châm Túc Tam lý sâu 5 phân, tiên bổ hậu tả, tất cả đều lưu kim 10 phút, sau khi châm cứu 5 tráng. Nếu người bệnh bị hư, mạch hãm xuống, nên bổ Túc Tam lý, còn muốn giáng trọc khí, châm tả Túc Tam lý.
e) Giải phương: đây là 2 huyệt quan trọng của 2 kinh Thu và Túc Dương minh. Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường, tính của nó thăng và tán, có thể mở được bế tắc, khai được kinh lạc, thuộc về huyệt quan trọng của Thượng tiêu.
Túc Tam lý là huyệt Hợp của kinh Túc Dương minh Vị. Mạch khí của kinh Vị, do từ nơi này vận chuyển vào nơi quan yếu của tạng phủ. Nó có thể thăng, có thể giáng, khai thông được bế tắc, nó là huyệt quan yếu của Vị kinh. Hai huyệt này phối nhau có thể làm thông điệu cho Trường Vị, vận hành được trệ khí, làm tiêu tán được trướng khí. Nếu khi bị khí thanh Dương hãm xuống dưới, sự ăn uống (nạp cốc) không còn được “thông sướng” nữa, ta châm bổ Túc Tam lý nhằm ứng với Hợp cốc trong việc làm kiện cho Tỳ. Khi mà Tỳ khí được thăng, Vị khí được giáng thì việc ăn uống sẽ khá hơn. Nếu bị khí Thấp nhiệt làm ủng tích gây nên việc ăn uống không tiêu, khí trọc trệ đình ở Trung tiêu… ta tả Túc Tam lý nhằm dẫn khí của Đại nghịch khí, Trung tiêu sẽ thông sướng và Vị khí sẽ tự điều hoà.
f) Ghi chú: phép phối huyệt này nhằm mục đích điều lý khí ở trung cung. Nếu chúng ta châm thích nghi thì kết quả rất là to lớn.


Túc Tam lý

NHÓM THỨ 19
a) Phối huyệt: Túc Tam lý
b) Hiệu năng: điều lý Tỳ Vị, điều hoà trung khí, thăng thanh giáng trọc, thông Trường, tiêu trệ sơ Phong, hoá Thấp, phù trợ chính khí, bồi dưỡng nguyên khí, phòng bệnh...
c) Chủ trị: trị các tật bệnh thuộc vùng Trung tiêu ví dụ như Hàn tà ngưng trệ, bĩ khối, đái dầm, bệnh ở mắt, sưng thũng, bệnh ung ở vú, Tâm hồi hộp, hư phiền, các ngón tay bị tê dại...
d) Phép châm và cứu: thông thường người ta châm huyệt này sâu từ 5 phân đến 1 thốn. Nếu hư thì bổ, nếu thực thì tả, hoặc là bình bổ bình tả, lưu kim khoảng 15 phút. Nếu bệnh hư hàn thì sau khi rút kim nên cứu. Căn cứ vào các bệnh khác nhau, chúng tùy theo chứng mà có thêm huyệt để gia giảm.
e) Giải phương: Túc Tam lý là huyệt thuộc “Thổ trong Thổ” vì Tỳ Vị trong ngũ hành thuộc về Thổ, trong ngũ du huyệt thì Túc Tam lý cũng thuộc Thổ, vì thế nó được xem là “Thổ trong Thổ”.
Túc Tam lý là huyệt Hợp của kinh Túc Dương linh Vị, Thổ có thể sinh vạn vật mà cũng có thể làm hủ nát vạn vật. Vị là biển của ngũ cốc, là cái gốc của hậu thiên. Ngũ tạng lục phủ của con người đều phải dựa vào sự thịnh vượng của Vị khí để “doanh dưỡng” cho mình. Nếu có đủ Vị khí thì sinh, không đủ Vị khí thì chết. Vì thế huyệt Túc Tam lý có thể làm kiện Vị khí và bổ sự hư tổn của tạng phủ, nó có giá trị như thang “Độc sâm” vậy. Vì thế Túc Tam lý là yếu huyệt bảo dưỡng cho toàn thân...
f) Ghi chú: vị thuộc Mậu Thổ của Trung tiêu lấy hòa và giáng là con đường thuận. Tỳ thuộc Kỷ Thổ, lấy thăng và phát làm sở trường. Vị thuộc phủ, thuộc Dương, tính của nó khéo về làm nhuận mà ghét táo. Tỳ thuộc tạng, thuộc Âm, tính của nó là ưa táo mà ghét Thấp. Tỳ chủ về thăng thanh khí, Vị chủ về giáng trọc khí. Tỳ và Vị cùng biểu lý còn kinh mạch của chúng làm lạc và thuộc Tỳ và Vị đồng có nhiệm vụ làm tiêu hoá, hấp thu và chuyển hoá cái tinh vị. Hai huyệt này phối nhau sẽ hoàn thành chức năng thu nạp và vận hoá. Do đó nếu Tỳ Vị được kiện sẽ ăn uống được, dinh dưỡng sung túc thì thân thể tráng kiện.
Châm bổ Túc Tam lý sẽ thăng Dương ích Tỳ, châm tả sẽ thông Dương giáng trọc, tiêu tích, trừ trướng. Vì nếu không, Vị khí bị tuyệt, tạng phủ mất đi nguồn nuôi dưỡng, sinh mạng sẽ nguy.


Túc Tam lý, Thừa sơn

NHÓM THỨ 20
a) Phối huyệt: Túc Tam lý, Thừa sơn.
b) Hiệu năng: làm thông điều Trường Vị, làm thư cân khí, hoá được ứ huyết.
c) Chủ trị: Huyết trĩ, xích ly, hung và phúc bị ứ trệ, đau đớn, hoắc loạn chuyển cân...
d) Phép châm và cứu: Túc Tam lý sâu 5 phân, Thừa sơn sâu 1 thốn, đều dùng phép tả, cứu 3 tráng. Khi nào hung và phúc bị đau, châm thêm Cách du sâu 2 phân, bổ, không cứu.
e) Phép gia giảm: khi nào bị chuyển cân nặng, châm thêm Trung phong sâu 3 phân, tả, cứu 3 tráng. Khi nào hung và phúc bị đau, châm thêm Cách du sâu 2 phân, bổ, không cứu.
f) Giải phương: Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc Thái dương Bàng Quang, đường kinh này đi từ dọc theo cột sống để đi xuống dưới. Bàng quang và Thận cùng làm biểu lý nhau cho nên có thể làm điều hoà khí ở Đại Tiểu trường và khí của Hạ tiêu. Túc Tam lý đi từ ngực đi dọc xuống bụng, cùng làm biểu lý với Tỳ, vì thế nó có thể làm sơ thông trệ khí ở vùng ngực và bụng. Hai huyệt phối nhau có thể làm thông điều Trưởng Vị. Khi Trường và Vị hoà, nhiệt độc được thanh thì bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi.
g) Ghi chú: huyệt Thừa sơn trị chứng huyết trĩ rất hay. Phàm châm Tam lý kiêm Thừa sơn có thể trị ứ huyết trong bụng.


Túc Tam lý, Lao cung

NHÓM THỨ 21
a) Phối huyệt: Túc Tam lý, Lao cung
b) Hiệu năng: thanh tả Hoả khí trong Tâm và Vị, khai được sự nghẽn tắc ở ngực, giáng được khí nghịch.
c) Chủ trị: trị Tâm và Vị có nhiệt khí, Tâm hoả bốc lên trên đưa đến làm cho Tâm thống, phản Vị, phiền muộn, muốn ói. Bệnh thương hàn kết ở ngực, bĩ khối làm cho bứt rứt, trướng mãn, hay ợ không dễ chịu, nuốt nước chua, mệt mỏi.
d) Phép châm và cứu: châm Lao cung sâu từ 3 đến 5 phân. Châm Túc Tam lý sâu 1 thốn, đều dùng phép tả, không cứu, lưu kim 5 phút.
e) Giải phương: Lao cung là huyệt huỳnh của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc. Chữ “huỳnh” có nghĩa là nước từ mới trong suối ra còn chảy rất nhẹ, nó chữa được huyết khí uất trệ do sự mệt nhọc làm thương tổn, nó làm cho thư làm cho thông sự uất kết của thất tình, nó sở trường về vai trò làm nhẹ được nhiệt khí làm bứt rứt và trướng mãn ở lồng ngực. Nó dẫn Hoả đi xuống, phối với Túc Tam lý, có thể thăng, có thể giáng, có thể khai có thể bế. Nó sở trường về tả được Hoả tà ở Tâm và Vị, giảm khí xung nghịch, giáng tà nhiệt mà không có hậu quả xấu, kết quả rất thần tốc.
Khi châm tả Lao cung có thể làm thanh được Tâm hoả, nó chỉ có thể trục được hoả ra khỏi bên ngoài Bào Lạc mà thôi, nó không thể làm cho Hoả giáng xuống và ra ngoài thân thể. Như vậy Lao cung chỉ thanh tả Hoả ở Thượng tiêu còn Túc Tam lý làm giáng được Hoả từ Trung Tiêu. Hai huyệt này phối lại nhau có thể chữa bệnh ngang hàng với “Tả lâm thang”.


Tam Âm giao

NHÓM THỨ 22
a) Phối huyệt: Tam Âm giao
b) Hiệu năng: tư âm, kiện tỳ, bổ huyết, ích tinh.
c) Chủ trị: trị các chứng hư lao, ho, nguyệt kinh không đều, bế kinh, băng lậu, kinh huyết khô thiếu, phúc thống, sán, hà, trưng, tụ, chuyển bào...
d) Phép châm và cứu: châm Tam Âm giao sâu 3 phân đến 1 thốn. Bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả, thông thường bình bổ bình tả, hoặc tiên bổ hậu tả, hoặc tiên tả hậu bổ, tất cả đều nên biện chứng cho rõ trước khi châm, châm bổ hư thì sau khi châm nên cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 15 phút, châm tả thực thì không lưu kim, không cứu.
e) Giải phương: Tam Âm giao là hội huyệt của 3 kinh Túc Thái âm Tỳ, Túc Thiếu âm Thận, Túc Quyết âm Can. Tuy nó thuộc vào kinh Tỳ nhưng cũng là giao hội huyệt của Túc Tam Âm kinh cho nên nó có thể tư Can Âm, còn có thể bổ Thận Dương, là 1 trong những huyệt quan trọng của phụ khoa. Nó làm thông được khí trệ, sơ tán khí ở Hạ tiêu, điều hoà huyết thất ở tinh cung, phù chính đuổi tà, ... Các phương như “Lý trung”, “Kiến trung” và “Bát trân thang” còn kém nó.
f) Ghi chú: huyệt Tam Âm giao còn có thể dùng để bảo vệ sức khoẻ, xem phần cứu dưỡng sinh.


Tam Âm giao, Chí âm

NHÓM THỨ 23
a) Phối huyệt: Tam Âm giao, Chí âm
b) Hiệu năng: tuyên thông Hạ tiêu, lý khí, vận hành được ứ huyết.
c) Chủ trị: trị các chứng nan sản, tử thai, bào y không ra, chuyển thai vị, kinh bế...
d) Phép châm và cứu: Tam Âm giao, châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, tiên bổ hậu tả. Châm huyệt Chí âm sâu 1 phân, tả. Sau khi châm cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 5 phút. Nếu muốn chuyển thai vị, không châm chỉ cứu 3 đến 5 tráng là được.
e) Giải phương: Chí âm là Tỉnh huyệt của kinh Túc Thái dương Bàng quang. Tỉnh là nơi khi khí xuất ra, ví như dòng nước từ nguồn chảy ra. Bàng quang và Thận cũng làm biểu lý nhau. Nay châm và cứu Chí âm là điều lý khí ở Hạ tiêu, đuổi được ứ huyết (khí) sinh ra khí mới.
Tam Âm giao là giao hội huyệt của Túc Tam Âm mà cũng là nơi then chốt của Tam Âm kinh. Khi phối huyệt này có thể lý khí, điều huyết, tuyên thông Hạ tiêu, ích Âm khí để Âm khí hạ hành...
Phó Thanh Chủ nói: “Nan sản là do ở huyết hư”, “nan sản là do ở khí nghịch”. Khí nghịch mà được điều lý, huyết hư mà được bổ, ích, thai nhi làm sao không xuống được.
f) Ghi chú: làm hạ thai (bao gồm cả tử thai) nên phối 4 huyệt sau đây sẽ rất hiệu nghiệm.
Bổ Đơn điền, tả Túc Tam lý, Tam Âm giao, tiên bổ hậu tả, sau đó là tả Chí âm. Sau khí châm Chí âm dùng cây ngải cứu to bằng hạt lúa mạch cứu 3 tráng.


Đại chùy, Nội quan

NHÓM THỨ 24
a) Phối huyệt: Đại chùy, Nội quan
b) Hiệu năng: khai hung, lợi khí, ôn Dương hoá khí, trừ đàm ẩm
c) Chủ trị: ho, nhiều đàm, khí suyễn, hung cách đầy, phiền muộn, hoặc thở gấp,  đàm kéo khò khè, cách tích thủy...
d) Phép châm và cứu: châm Đại chùy sâu từ 5 đến 8 phân, tiên bổ hậu tả. Châm Nội quan sâu từ 3 đến 5 phân, tiên tả hậu bổ. Tất cả đều lưu kim 10 phút cứu 3 tráng.
e) Giải phương: Đại chùy là hội huyệt của Thủ Tam Dương kinh và Đốc mạch. Nội quan là huyệt lạc của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc, nó vận hành riêng vào với kinh Thủ Thiếu dương Tam tiểu, tương thông với Âm duy mạch, khởi lên ở giữa lồng ngực thuộc vào Bào lạc, đi xuống dưới xuyên qua cách đến bụng, thông cả Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Các đường kinh Âm đi từ tức lên trên đến bụng, xuyên qua cách đến ngực, vì thế nó trị các tật bệnh thuộc vùng ngực.
Thủ Đại chùy nhằm điều hoà khí của Thái dương khi mà khí được điều hoà thì thủy sẽ tự nó được lợi Châm phối với Nội quan là nhằm tuyên thông Dương khí ở Tâm, thông lợi được các màn mỡ (Tam tiêu) sơ thông được ứ tắc. Khi mà Tam tiêu được thông sướng thì nước uống sẽ đi tới Bàng quang, đàm sẽ tự trừ. Phối huyệt có thể sánh với “Đại Thanh long”, “Tiểu Thanh long thang” và “Linh quế truật cam thang”...
f) Ghi chú: Kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu và Thủ Quyết âm Tâm bào lạc cùng quan hệ lạc thuộc. Tam tiêu là 1 trong lục phủ, là 1 phủ mà ngoại vi rộng nhất trong các phủ. Nan kinh nói: “Tam tiêu là con đường thông lộ, con đường chung thỉ của khí”. Nội kinh nói: “Tam tiêu là quan năng khai thông lạch nước, đường thủy đạo xuất ra từ đây”. Như vậy là Tam tiêu đã thống lãnh nguồn khí, có tác dụng sơ thông thủy đạo. Phàm khi uống nước thành chứng thủy ẩm, đàm tích, khí trệ, phần lớn có quan hệ với Tam tiêu. Khi thủy nhập vào Vị, từ Vị thẩm thấu ra, trải qua con đường của Tam tiêu để đạt xuống tới Bàng quang, vì thế Tam tiêu có vai trò sơ thông thủy đạo. Nếu thủy đạo được thông sướng, lạch nước không bị bế tắc thì con đường nước chảy sẽ không có lý do “đọng” lại. Giả sử con đường “màu mỡ” của Tam tiêu bị tắc trệ không thông thì con đường nước chảy cũng sẽ bế tắc, như vậy là khí hoá không vận hành gây nên chứng “ẩm” vậy.
Do đó khi thủ huyệt Nội quan để tuyên thông Dương khí ở Tâm, để sơ lợi Tam tiêu, rồi phối thêm Đại chùy để điều hoà khí của Thái dương. Dùng 2 huyệt này sẽ trừ được chứng “đàm ẩm” rất tuyệt.


Ngư tế, Thái khê

NHÓM THỨ 25
a) Phối huyệt: Ngư tế, Thái khê.
b) Hiệu năng: Tuyên Phế khí, thanh nhiệt khí, tư Âm, giáng Hỏa.
c) Chủ trị: các chứng hư lao, cốt chưng, phát nhiệt, ho, khạc ra huyết...
d) Phép châm và cứu: châm Thái khê sâu 3 phân, bổ. Châm Ngư tế, sâu 2 phân, tả, không cứu, lưu kim 10 phút.
e) Giải phương: huyệt Ngư tế là huyệt huỳnh của kinh Thủ Thái âm Phế, đây thuộc huyệt Hoả trong ngũ du. Khi châm tả huyệt này là làm thanh Phế Hoả. Thái khê là du huyệt của kinh Túc Thiếu âm Thận, nó cũng là 1 trong 12 Nguyên huyệt thuộc Thận kinh. Châm bổ huyệt này là để tư Thận Âm, thoái hư nhiệt, thượng thì thanh, hạ thì tư, làm cho Âm Dương giao nhau theo quẻ Thái. Nó có giá trị như “Thanh táo cứu Phế thang”. Thủ Ngư tế là làm thanh Phế, nhuận Phế; Châm Thái khê là bổ Thận Âm nhằm chế Tâm Hoả. Khi Hoả không còn bốc lên thì kim sẽ không bị khắc, các chứng hư lao sẽ được bình...
f) Ghi chú: phối huyệt này còn trị được sự tổn thương do tửu sắc gây ra, điều lý được ý niệm dục tính. Các chứng bệnh thuộc hư lao như thân thể gầy yếu, ngũ tâm phiền nhiệt, ho khan, khạc ra huyết, Tâm hồi hộp, khí thở ngắn, cốt chưng lao nhiệt. Truy ra nguyên nhân gây bệnh, chúng ta thấy nó do ham mêm sắc tửu, tư lự quá độ, nguyên nhân này đã chiếm đến 8 hoặc 9 phần 10. Sự ham muốn trên làm thương cả Tỳ lẫn Thận, Âm tinh hao tổn, Vị không còn thọ nạp, cơ nhục bị khô cằn. Thận hư tinh tổn, Thủy không còn nuôi dương Mộc, Mộc lại sinh Hỏa, như vậy là Mộc Hỏa “hình” kim, bốc lên đến Phế. Phế là 1 tạng mềm, non, khi nó bị Hoả khắc sẽ mất đi khả năng tiêu giáng gây nên bệnh. Do đó, châm Thái khê làm “quân” tư bổ Thận Âm, châm huyệt Ngư tế làm “thần” nhằm tả Kim Hoả. Thần phụ cho quân, quân trợ cho thần, quân và thần hợp lực, đó là phép trị.


Thiếu thương, Thương dương, Hợp cốc

NHÓM THỨ 26
a) Phối huyệt: Thiếu thương, Thương dương, Hợp cốc.
b) Hiệu năng: thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, làm lợi cho yết (thực quản).
c) Chủ trị: trị các chứng cổ họng bị sưng to, hầu tý, sưng quai bị, ho nghịch, chứng nhũ nga của trẻ con, nhức răng, mất tiếng nói, đau mắt…
d) Phép châm và cứu: châm Thiếu thương và Thương dương xuất huyết, châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu. Nói chung, căn cứ vào bệnh tình cụ thể để nhiệt thì thanh, thực thì tả, hư thì bổ, vận dụng 1 cách linh hoạt.
e) Phép gia giảm: nếu là kiêm thêm bệnh ngoại cảm phát nhiệt, yết hầu sưng đau, Tâm phiền, tiểu màu đỏ, trước hết nên châm xuất huyết các huyệt Tỉnh và Thập tuyên, sau đó châm các huyệt trên.
  • Nếu bị nhiệt độc nặng, châm thêm Quan xung, Trung xung, Thiếu trạch, xuất huyết.
  • Nếu cổ họng đau kéo dài không hết, châm thêm Chiếu hải sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả, lưu kim 10 phút.
  • Nếu nội thương do ẩm thực đến thành thổ tả, châm thêm Trung quản, sâu 5 phân, Túc Tam lý sâu 5 phân đến 1 thốn, tiên tả hậu bổ, lưu kim 10 phút.
  • Nếu nhiệt cực sinh Phong, làm lo sợ, co giật, cắn răng, nghiến răng, mặt tái xanh, ngó thẳng lên trên..., châm thêm 12 Tỉnh huyệt, Thập tuyên và Bát tà. Như bệnh tình chuyển thành nguy hiểm, châm thêm Thủy câu, Phong phủ. Nếu đã châm như trên mà chưa thấy hồi chuyển gì thì châm thêm Bách hội, Phong phủ, Phong trì, Tiền đỉnh, Tố liêu, Mệnh môn.
f) Giải phương: Thiếu dương là huyệt Tỉnh của kinh Thủ Thái âm Phế, huyệt này thuộc Mộc, mạch khí của Phế kinh xuất ra từ đây, đi theo huyệt huỳnh, du, kinh để rồi sau đó đến huyệt Hợp là Xích trạch, sau đó, lại tập hợp vào tạng. Châm cho xuất huyết nơi đây là để tà khí nhiệt độc của nội tạng. Thương dương là huyệt Tỉnh của kinh Thủ Dương minh Đại trường, huyệt này thuộc Mộc? (Kim), mạch của nó lạc với Phê châm xuất huyết nó sẽ làm thanh Phế và lợi cho cổ họng (yết), làm sơ tiết tà nhiệt.
Châm Hợp cốc là để thông giáng kinh khí của  Dương minh, nhiệt đi từ Dương minh giáng xuống dưới để giả làm thanh được Phế khí.
Phối cả 3 huyệt nhằm thanh nhiệt giải độc, khai phát mao khiếu, thanh Phế lợi yết, sơ tiết Trường Vị, nhằm chữa các chứng ở yết hầu, đầu mắt.
g) Ghi chú: phối huyệt này trị các chứng ở yết hầu rất hiệu nghiệm, nhất là đối với 1 số bệnh của trẻ con càng hiệu nghiệm hơn. Tất cả lấy việc làm cho thanh tiết khí nhiệt độc của Thủ Thái ẩm Phế kinh là chính. Đó là vì Phế là cái nắp đậy, là trưởng của trăm mạch, chỗ ở cao mà vận hành xuống thấp. Nếu kinh Dương minh bị nhiệt hay là bị tà khí Phong nhiệt ngoại cảm, trước hết tà khí này phạm vào Phế. Khi mà Phế khí uất bế thì nhiệt độc công lên trên đến yết hầu. Trẻ em là thuộc khí thuần Dương, phần lớn là có nội nhiệt, tạng phủ lại rất mềm non, Vị khí chưa được sung vì thế dễ bị ngoại cảm mà cũng dễ bị nội thương. Vì thế ta thấy chúng thường bị chứng phát nhiệt, ho, nhũ nga, quai bị.  Phép châm trên rất kiến hiệu.


Đại đôn, Quan nguyên

NHÓM THỨ 27
a) Phối huyệt: Đại đôn, Quan nguyên
b) Hiệu năng: làm thư Can, ôn kinh, điều lý Hạ tiêu, xua đuổi khí hàn thấp, vãn hội chứng quyết nghịch.
c) Chủ trị: các loại sản khí, phụ nữ bị Âm đỉnh đau bụng quặn xuống, điên giản, đái dầm, đại tiện không thông.
d) Phép châm và cứu: châm Quan nguyên sâu 3 phân, châm Đại đôn sâu 1 đến 2 phân, đều châm bổ, lưu kim 15 phút, cứu 3 đến 5 tráng.
e) Phép gia giảm: nếu hàn khí quá thịnh đến nỗi buồng trứng bị co lại dẫn đến tình trạng thiếu phúc đau, châm thêm Tam Âm giao, sâu 5 phân; châm Ấn bạch sâu 1 phân, đều châm bổ, cứu 3 tráng. Sau đó nếu phương huyệt có kết quả, nên châm thêm Tam Âm giao, sâu 5 phân, Thái xung sâu 3 phân, Hành gian sâu 3 phân, Lãi câu sâu 3 phân, Khúc tuyền sâu 5 phân, đều bổ, cứu 3 đến 5 tráng.
f) Giải phương: huyệt Đại đôn thuộc huyệt Tỉnh của kinh Túc Quyết âm Can, thuộc Mộc, Can chủ Cân mà tiền Âm là nơi tụ của tông cân. Kinh Túc Quyết âm Can quay vòng nơi Âm khí, lên trên nương theo thiếu phúc, ấp vào Vị, thuộc Can và lạc Đởm. Vì thế châm nó sẽ làm thư cho Can, bổ Can, ấm Can, làm sơ lý nguồn khí của Tam tiêu.
Huyệt Quan nguyên là giao hội huyệt giữa kinh của Tam Âm và Nhâm mạch, nó lại là mộ huyệt của Tiểu trường, là nơi tàng chứa và quan yếu của Nguyên khí. Châm bổ Quan nguyên có thể cường tinh ích Thận, làm ấm lại Hạ nguyên. Hai huyệt này phối nhau sẽ làm thư được khí Quyết âm, ấm Thận, ấm kinh xua đuổi được hàn khí ở Hạ tiêu, thăng Đương ích khí, do đó mà các chứng thuộc sán khí sẽ khỏi.
f) Ghi chú: phối huyệt này trị sán khí kết quả rất rõ ràng, nếu trị đúng phép, có thể tận được căn.


Ẩn bạch, Trung quản

NHÓM THỨ 28
a) Phối huyệt: Ẩn bạch, Trung quản.
b) Hiệu năng: kiện Tỳ bổ khí, thăng Dương…
c) Chủ trị: Tỳ Dương không phát chẩn, vùng bụng trướng mãn, tiết tả, trung khí bất túc, mệt mỏi không còn sức, ăn không ngon, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh huyết băng lậu, xích, bạch đái hạ…
d) Phép châm và cứu: châm Ẩn bạch, thông thường sâu hơn 1 phân, dùng cây ngãi cứu nhỏ cứu từ 3 đến 5 tráng; châm Trung quản, thẳng từ 5 phân đến 1 thốn, bổ, lưu kim 20 phút, cứu từ 5 đến 9 tráng.
e) Giải phương: Ẩn bạch là huyệt Tỉnh của kinh Túc Thái âm Tỳ. Đường kinh này lấy căn ở huyệt Ẩn bạch, lên trên kết với Thái dương (tức Trung quản), có khả năng bổ ích cho Tỳ Vị, điều lý khí huyết. Trung quản là huyệt của Nhâm mạch, cũng là huyệt mộ của Vị, là nơi hội của các phủ. Hai huyệt Ẩn bạch và Trung quản cùng phối nhau, có quan hệ giữa kinh lạc với nhau, ngoài ra còn có quan hệ tương hợp giữa tạng phủ và biểu lý nữa. Vì thế nó có khả năng làm kiện Tỳ, ích Vị, bổ trung ích khí, tiêu hoá ăn uống, thăng thanh, giáng trọc…
f) Ghi chú: Tỳ chủ về vận hoá, Vị chủ về thọ nạp, Tỳ Vị tương hợp nhau cùng làm nhiệm vụ ổn định trung châu, từ đó làm vững chắc cho tứ duy (các nơi như tay chân...) Phàm khi trung khí bị hãn xuống làm thương đến việc ăn uống, nên gia giảm để trị.


Cự cốt, Nội quan

NHÓM THỨ 29
a) Phối huyệt: Cự cốt, Nội quan
b) Hiệu năng: tuyên thông Phế khí, khai hung giáng nghịch
c) Chủ trị: ho nghịch khí nghịch lên trên, Can hoả xung lên trên, dễ tức giận, ẩu thổ, thổ huyết, ... Tất cả các chứng do tà khí nghịch lên trên.
d) Phép châm và cứu: châm Cự cốt, sâu 3 phân, tiên tả hậu bổ, mũi kim hướng xuống dưới, có cảm giác như đang mang 1 vật nặng. Châm Nội quan, sâu từ 5 đến 7 phân, tả, lưu kim từ 5 đến 10 phút, cứu 3 tráng.
e) Giải phương: huyệt Nội quan vận hành đặc biệt theo kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu. Tam tiêu là “quyết độc chi quan”, nó có nhiệm vụ thống lãnh các khí. Nay nếu Tam tiêu không còn làm nhiệm vụ của mình thì khí của nó sẽ nghịch loạn, kéo theo Can khí, Cung khí, Vị khí đều nghịch lên trên, như vậy là Phế khí bị ủng bế, Phế khí không còn thanh túc để giáng xuống, vì thế sẽ gây ho nghịch, suyễn...
Châm tả Nội quan là để điều hoà khí của Tam tiêu. Cự cốt là hội huyệt giữa kinh Thủ Dương minh và Dương kiểu mạch, vị trí của nó nằm ở đầu vai, tính của nó là trầm giáng xuống. Mọi thứ tà khí làm cho khí nghịch lên trên, nó đều có thể đẩy lui xuống, như vậy nó có vai trò “ở trên cao mà xuống đến dưới thấp”, tức là làm giáng được nghịch khí. Hai huyệt này phối với nhau có khả năng khai hung, giáng nghịch, giáng khí xung lên để làm an Vị, tuyên thông Phế khí, làm cho hoả khí đang nghịch lên phải theo kinh Dương minh để đi xuống. Khi tà khí bị đuổi thì bệnh sẽ khỏi. Vì thế các chứng bệnh giữa ngực bị ứ trệ đau đớn, lồng ngực bứt rứt, khí thở gấp, ho suyễn... dùng phép phối huyệt trên sẽ rất hiệu quả.


Thiên trụ, Đại trữ, Côn lôn

NHÓM THỨ 30
a) Phối huyệt: Thiên trụ, Đại trữ, Côn lôn.
b) Hiệu năng: xua phong, giáng nghịch, khai khiếu, tỉnh não.
c) Chủ trị: các chứng choáng váng của đầu, mắt, tình trạng mê loạn bất an, tai kêu, nhức đầu.
d) Phép châm và cứu: châm Thiên trụ, sâu 5 phân; châm Đại trữ, mũi kim hướng xuống dưới, sâu 5 phân, nếu có hàn tà thì cứu 3 tráng. Châm Côn lôn, thẳng sâu 3 đến 5 phân, cứu 3 tráng. Tất cả đều không dùng phép bổ tả, chỉ cần châm vào là được, lưu kim 10 phút.
e) Giải phương: Thiên trụ là 1 huyệt vị, nơi đó phát ra mạch khí của kinh Túc Thái dương Bàng quang, châm nó sẽ làm khai khiếu tỉnh não. Đại trữ hội huyệt của kinh Thủ Thái dương và Túc Thái dương. Cốt khí hội nhau ở huyệt Đại trữ. Cốt do tủy dưỡng, tủy do não rót xuống huyệt Đại trữ rồi do từ Đại trữ để thấm nhập vào giữa cột sống, đi xuống dưới xuyên đến xương cùng và thấm nhập vào các đốt tiết. Vì vậy nên châm huyệt này sẽ bổ tủy làm tỉnh lại đầu và mắt.
Côn lôn là huyệt Kinh của Kinh Túc Thái dương Bàng quang, châm nó để xua Phong tán Hàn, thư cân hoá thấp. Kinh Thái dương thống nhiếp Dương khí của toàn thân. Các du huyệt của ngũ tạng lục phủ đều nằm ở vùng lưng, khí của ngũ tạng đều thông với Thái dương. Cho nên, 3 huyệt này làm thông Dương, hoá Thấp, tán Hàn, giáng được nghịch khí, khai khiếu tỉnh não, điều hoà Âm Dương, dẫn dắt nghịch khí tuần hành theo kinh dần dần đi xuống dưới. Như vậy kinh khí sẽ thông sướng, nghịch khí sẽ bình, các khiếu bị bế trên đầu sẽ được trong sáng.
f) Ghi chú: phương này không dùng phép bổ và tả. Bởi vì khí cơ đang bị phiền loạn, xung lên trên đến các khiếu trên đầu. Nay nếu thi hành các phép bổ tả sẽ làm cho nghịch khí bị loạn thêm. Mục đích châm theo phương này là nhằm điều hoà khí loạn, đợi chừng nào kinh khí điều hoà, thuận hành thì nghịch khí sẽ tự đi xuống. Chúng ta phải theo dõi cái thế của khí, không nên vội vàng. Phép này cũng cho phép trị các chứng do tà khí của Phong hàn ở khách tại kinh Thái dương, chứng biểu hiện là đầu cổ (đỉnh đầu), cột sống lưng bị cứng và đau nhức. Nếu như nghịch khí vào sâu rồi ở lại không đi nữa, ta có thể suy tính để dùng phép tả. Đây là 1 trong những tâm đắc mà tôi có được trong lâm sàng.


Du phủ, Vân môn

NHÓM THỨ 31
a) Phối huyệt: Du phủ, Vân môn
b) Hiệu năng: thanh Phế giáng nghịch, ngưng ho, định suyễn.
c) Chủ trị: ho, khí suyễn, lồng ngực bị phiền muộn, nhiệt, thở gấp, ẩu thổ làm ngây người...
d) Phép châm và cứu: châm Du phủ, mũi kim hướng xuống phía dưới sâu 3 phân, bổ; châm Vân môn, châm thẳng sâu 3 phân, không dễ vượt quá 5 phân, tiên tả hậu bổ, nếu hàn thì cứu 3 tráng, nhiệt thì không cứu, lưu kim 10 phút.
e) Phép gia giảm : nếu ho nặng, châm thêm huyệt Nhũ căn, châm xiên, mũi kim hơi lệch lên trên, sâu 3 - 5 phân.
f) Giải phương : huyệt Vân môn là nơi phát ra mạch khí của kinh Thủ Thái âm Phế; huyệt Du phủ là nơi phát ra mạch khí của kinh Túc Thiếu âm Thận. Cả 2 huyệt đều nằm ở vị trí trên cao của ngực, thế nhưng con đường vận hành kinh mạch của chúng không giống nhau : Kinh Thủ Thái âm Phế đi từ ngực ra cánh tay, kinh Túc Thiếu âm Thận đi từ chân lên đến ngực. Kinh đi với tay thì tuyên thông phía trên, đi với chân thì có nhiệm vụ liễm và giáng xuống dưới. Chứng bệnh ho mà khí thở gấp đặt ‘tiêu’ ở Phế và đặt ‘bản’ ở Thận, Phế và Thận đồng bệnh. Phế thọ tà khí thì ho, trong lúc đó Thận hư không còn khí để nạp tàng, vì khí không còn quy về ‘căn’ mà lại đi nghịch lên trên thành ra suyễn. Vì thế thủ huyệt Vân môn là để tuyên thông Phế khí, tuyên sướng khí ở ngực, giáng được nghịch khí; thủ huyệt Du phủ là để bổ thận, nạp khí, liễm được xung khí, giáng được nghịch khí, châm thêm Nhũ căn là để làm an được xung khí, làm giáng được xung khí, nó thuận theo khí của Dương kinh, trợ cho Vân môn trong việc tuyên khí và giáng khí, trợ cho Du phủ trong việc liễm khí và nạp khí.
g) Ghi chú : ‘Ngọc long ca’ viết: “chứng suyễn khò khè nhổ ra đàm nhiều, nếu dùng kim để châm thì bệnh sẽ khỏi, châm cả Du phủ và Nhũ căn, khí suyễn phong đàm sẽ bớt dần”. Lời nói của bậc tiên sư do ở kinh nghiệm lâm sàng dồi dào, nay tổi xin trích ra đây để chúng ta tham khảo.


Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Tử cung

NHÓM THỨ 32
a) Phối huyệt: Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Tử cung.
b) Hiệu năng: dưỡng huyết, tư Âm, bồi bổ chân khí và Nguyên khí, bổ Mệnh môn, làm ấm Tử cung, điều hoà kinh nguyệt và đái hạ, dưỡng bào thai.
c) Chủ trị: trị các chứng Tử cung hư hàn, cửa bào môn bịi bế tắc, lâu không có thai, Âm súc, Dương nuy, bụng bị đau và trướng mãn, chuyển bào...
d) Phép châm và cứu: bị hư hàn, châm sâu từ 3 đến 5 phân, bổ, sau khi châm cứu 3 đến 5 tráng, bị thực châm sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không cứu.
e) Giải phương: cả 4 huyệt đều thuộc Nhậm mạch, dưới Trung cực là bào cung 3 mạch Nhậm, Xung và Đốc đều khởi lên ở bào cung và xuất ra ở Hội âm. Nhậm mạch đi từ Hội âm rối xuất ra vận hành theo bụng, Đốc mạch xuất ra từ Hội âm rồi xuất ra vận hành ở lưng, Xung mạch đi từ Hội âm để đi theo Thận kinh, cho nên người ta gọi đây là nhất nguyên tam ký : một nguồn mà 3 nhánh.
Khí hải là nơi biển sinh ra khí, là nơi tồn giữ nguyên khí. Quan nguyên là nơi mà con trai tàng tinh, con gái chứa huyết. Trung cực là hội của Mạch Nhậm và Túc Tam Âm kinh, cũng là cánh của bào cung. Tử cung là huyết thất của con gái.
Vì thế thủ huyệt Khí hải nhằm ‘ích’ cho khí ở Hạ nguyên, thủ Quan nguyên nhằm bổ sung tinh huyết, Trung cực làm điều kinh khai thông sự bế tắc. Châm Tử cung là lấy thẳng huyệt trị phần ‘tiêu’, hiệp đồng với các huyệt trên đều nhằm dưỡng huyết, điều kinh, bồi bổ nguyên khí và làm ấm tử cung.
f) Ghi chú : Nội kinh nói : ‘con gái tuỏi nhị thất thì Thiên qúy đến, Nhâm mạch thông, mạch Thái xung được thịnh, Nguyệt sư theo đúng với ‘thời’ để chảy xuống, cho nên có thể có con’. ‘Con trai tuổi nhị bát Thận khí thịnh, Thiên qúy đến, tinh khí tràn chảy ra’. ‘Âm Dương được hòa thì có con’. Chiếc chìa khóa nằm ở chỗ ‘Âm Dương hòa’.
Âm Dương hoà thì con trai tinh khí tràn chảy, con gái Thận khí vượng và thịnh, chân Âm được sung túc, nguyệt sự theo đúng với ‘thời’ để chảy xuống : hai tinh tương hợp nhau do đó có con. Nay nếu con trai dâm dục quá độ, Âm tinh bị hư tổn, hoặc tinh bị lỏng, nhạt quan trọng hơn nữa là ở người con gái Thận khí bất túc hoặc Xung Nhậm bị hư khí huyết, ví như bào cung bị hư hàn, ứ huyết trệ và lưu lại, tinh huyết bị hư tổn, đàm thấp ủng tắc... tất cả làm cho mạch Xung và Nhậm bị hư tổn, nguyệt kinh mất điều hoà, không chảy xuống đúng thời, do đó bị băng lậu, bế kinh, tiếp là xích bạch đái hạ. Tình trạng như vậy làm sao có con được ? Dùng 4 huyệt trên để bồi dưỡng nguyên khí, làm ấm tử cung, điều lý mạch Xung và Nhậm, dưỡng huyết bổ tinh. Nếu như bị kiêm thêm đàm, thêm ứ huyết thì tùy theo chứng mà gia giảm. Nếu trị đúng phép bệnh làm sao không khỏi cho được


Thần khuyết, Khí hải, Thiên xu, Thủy phân

NHÓM THỨ 33
a) Phối huyệt: Thần khuyết, Khí hải, Thiên xu, Thủy phân.
b) Hiệu năng: làm ấm vùng rốn và làm tán hàn, hồi Dương, ích khí...
c) Chủ trị: trị các chứng hạ nguyên hư hàn, rốn và bụng bị lạnh, đau, hoắc loạn, thổ tả, trúng Phong, trúng đàm, đàm quyết, tiểu nhi kinh phong…
d) Phép châm và cứu : châm Khí hải sâu 5 phân, bổ, sâu khi châm cư 15 đến 20 tráng. Thần khuyết, cấm châm; chỉ cứu thôi, cứu cho đến chừng nào bệnh nhân hồi Dương mới thôi. Thủy phân không châm, cứu 15 đến 25 tráng. Thiên xu không châm, cứu 15 đến 25 tráng. Cứu bằng ngãi cứu cách gừng.
e) Phép gia giảm: nếu bệnh nhân bị ói nặng, châm thêm Trung hoãn, sâu 5 phân, cứu 5 tráng, châm thêm Thiên đột, sâu 2 phân, cứu 3 tráng. Khi nào đau bụng, ẩu thổ do khí trệ thì châm Tam tiêu du, sâu 3 phân, tiên tả hậu bổ, sau khi châm, cứu 1 tráng, châm Quan nguyên sâu 5 phân, tiên tả hậu bổ, cứu 3 tráng.
f) Giải phương : 5 huyệt này còn gọi là Mai hoa huyệt vùng bụng. Thần khuyết thuộc Nhâm mạch, có thể thông với tạng trong việc cấp cứu hồi Dương. Thiên xu thuộc kinh Túc Dương minh Vị, là mộ huyệt của Đại trương, nó hóa chất cặn bã phân lợi thanh trọc. Khí hài là “biển của Nguyên khí”, bổ Thận hồi Dương. Thủy phân thuộc Nhâm mạch, kiện Tỳ lợi Thấp, phân lợi thủy cốc. 5 huyệt phối nhau thành tá sứ, có khả năng kiện Tỳ, dứt bệnh tả, ôn trung, cứu nghịch. Châm thêm Thiên đột, Trung hoãn nhằm giáng khí trừ đàm, dứt được chứng ói. Châm thêm Tam tiêu du, Quan nguyên nhằm làm thông khí Tam tiêu, ôn bổ vùng Hạ nguyên, giải uất, tán ngưng, dứt được chứng ói mà đau.
f) Ghi chú : phàm khi Hàn tà trúng vào Tam Âm kinh thì sẽ xuất những chứng thuộc Tam Âm như đau vùng bụng, rốn, tứ chi quyết lãnh, trên ẩu dưới tả (trong phân còn có những thức ăn chưa tiêu), khi dùng ngải cứu để cứu Thiên xu là nhằm làm ấm Trường Vị để trục đuổi khí hàn tà. Phép cứu này đối với các chứng cứu cấp như hoắc loạn ẩu tả, mang lại kết quả rất rõ, như khởi tử hồi sinh. 5 huyệt phải cứu 1 lúc, không được cứu cái trước cái sau không đồng bộ. Nếu như bị ẩu thổ, cứu thêm thiên đột 1 lượt với các huyệt trên, không tăng giảm riêng, Cứu Thần khuyết thẳng cho đến khi nào bệnh tả ngưng lại mới thôi, như bệnh gần tuyệt vọng, nên cứu cho đến khi nào hồi Dương mới thôi, phải nhẫn nại trong khi cứu thì tự nhiên phải hồi Dương. Nếu như trong lòng nóng nảy, bỏ dở nửa chừng thì có khi bỏ dở cứu 1 mạng người, ta không nên xem thường. Thần khuyết cũng có tên là Khí xã, cấm châm. Nếu châm sẽ làm cho người bệnh ẩu thổ và đại tiện bất thông. Áp dụng phép cứu hay hơn dùng thuốc vì nó có thể hồi Dương không để thoát khí. Cho nên muốn trị thoát khí nên cứu huyệt này.


Xích trạch, Ủy trung

NHÓM THỨ 34
a) Phối huyệt: Xích trạch, Ủy trung.
b) Hiệu năng: làm thanh được huyết độc, tán được uế tà.
c) Chủ trị: các chứng mê loạn do hoặc loạn, Tâm phiền, thượng thổ hạ tả, đau bụng, tả ly…
d) Phép châm và cứu: châm thẳng Xích trạch sâu 5 phân, có thể dùng kim tam lăng châm xuất huyết, không cứu. Châm thẳng huyệt Ủy trung 5 phân đến 1 thốn, hoặc dùng kim tam lăng châm xuất huyết, không cứu.
e) Phép gia giảm: nếu là chứng ẩu thổ không ngừng, châm thêm Kim tân, Ngọc dịch, xuất huyết, châm xuất huyết Thiếu thương, Thương dương, châm tả Hợp cốc sâu 5 phân. Nếu trong lòng phiền loạn, châm thêm Thiếu xung Trung xung xuất huyết, châm Bách hội sâu 2 phân bình bổ bình tả. Sau khi châm mà vẫn còn đau bụng, thổ tả vẫn chưa dứt, châm thêm Trung hoãn sâu 5 phân đến 1 thốn.
f) Giải phương: hai huyệt này là hai huyệt ở tay và ở chân, có tác dụng giải cơ, thông kinh. Vì vậy nên có tác dụng thông thanh huyết độc, tán được uế tà. Do đó chống nôn mửa, ỉa chảy nên dùng công thức này.







































































































































































































































































































































































































































































































































No comments:

Post a Comment