LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, November 22, 2016

Điều trị ra mồ hôi tay chân bằng đông y



Điều trị ra mồ hôi tay chân bằng đông y

Đại cương

Lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều tuyến mồ hôi dày đặc hơn so với các phần còn lại của cơ thể. Tăng tiết mồ hôi biểu hiện phổ biến nhất của lòng bàn tay, thường kèm theo tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn chân. Trong trường hợp nặng, bất kể thời tiết nóng hay lạnh, lòng bàn tay, bàn chân đều bị ẩm ướt do tăng tiết mồ hôi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến học tập, làm việc và các vấn đề sinh hoạt khác trong xã hội.
Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay chân là một chứng bệnh thường do di truyền, Đa số  bắt đầu trong thời thơ ấu hay lứa tuổi vị thành niên, nam nữ đều có thể mắc bệnh kéo dài trong nhiều năm, Sau 25 tuổi, bệnh có thể được giảm một cách tự nhiên. Tay-chân-bị mồ hôi ẩm ướt kéo dài, sẽ dễ dàng bong tróc, nứt nẻ, viêm da, tổn thương mô do lạnh giá, mụn cóc hoặc nhiễm nấm ngoài da.
Ra mồ hôi tay chân là một tình trạng lâm sàng khó khăn, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như đáp ứng điều trị của từng cá nhân. Nói chung, Ra mồ hôi tay chân từ nhẹ đến vừa phải, thì phù hợp chọn lựa sử dụng các sản phẩm chống mồ hôi tại chỗ, như các loại bột, cao với thành phần chủ yếu  chứa 10-35% nhôm. Sử dụng đúng phương pháp là mỗi tối trước khi đi ngủ bôi thuốc vào lòng bàn tay, bàn chân, băng kín lại và rửa sạch vào buổi sáng hôm sau. Sau khi tình trạng ra mồ hôi được cải thiện, nên tiếp tục duy trì mỗi tuần một lần để kiểm soát. Ion thấu nhập pháp hay phương pháp điện chuyển ion (Iontophoresis) cũng thích hợp cho điều trị ra mồ hôi tay chân, đó là sử dụng dòng điện yếu để kích thích, nhằm ức chế tạm thời sự bài tiết của tuyến mồ hôi, tiến hành một số ngày trong mỗi tuần. Tiêm cục bộ botulinum toxin (Botox), mặc dù gây đau, nhưng có hiệu quả tốt trong khống chế sự tăng tiết mồ hôi của lòng bàn tay nặng, và có thể được duy trì trong vòng sáu tháng. Cuối cùng, khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt kết quả mong muốn thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Nói chung, việc điều trị toàn diện luôn có kết quả tốt hơn so với điều trị đơn thuần bằng một phương pháp.
Ngoài ra, tinh thần hoặc cảm xúc của bệnh nhân, các loại thực phẩm có tính kích thích cũng là nguyên nhân rõ ràng gây ra sự tăng tiết mồ hôi này. Bệnh nhân nênải cải thiện thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, luyện tập các kỹ năng thư giãn, Đồng thời hạn chế ăn uống các chất kích thích như các loại gia vị cay, rượu, cà phê.
Tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi khi tinh thần căng thẳng là biểu hiện của tâm dương bất túc .
Chẩn đoán và điều trị tăng tiết mồ hôi tay chân theo đông y
Theo lý luận của đông y, Tỳ chủ cơ nhục, phụ trách vận hóa thủy cốc và phân bố các chất tinh vi phân bố ra tứ chi. Khi Tỳ Vị bị bệnh, quá trình vận hóa thất thường, tân dịch sẽ tràn ra tay chân làm xuất hiện tượng lòng bàn tay và bàn chân đổ mồ hôi. Chứng tăng tiết mồ hôi tay-chân chủ yếu do bệnh lý ở tỳ vị, đồng thời các tạng phủ khác cũng có liên quan. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng sẽ giúp hiểu rõ hơn cơ chế bệnh sinh của chứng này.
    Dương Minh nhiệt: Tăng tiết mồ hôi tay-chân kèm với táo bón
    Tỳ vị thấp nhiệt: Tăng tiết mồ hôi chân, mồ hôi có tính nhầy dính.
    Tâm thận âm hư: Tăng tiết mồ hôi kèm theo lòng bàn tay chân nóng.
    Tỳ vị hư hàn: chân tay lạnh ướt.
Biện chứng luận trị của Đông y về chứng tăng tiết mồ hôi ngoài việc chú ý đến mức độ tiết mồ hôi cục bộ mà còn cần thăm khám toàn diện các triệu chứng đi kèm. Thường sử dụng các loại thuốc và thực phẩm có tác dụng cố sáp liễm hãn (ngăn chặn tiết mồ hôi quá nhiều) phổ biến như: Toan táo nhân, Ma hoàng căn, Long cốt, mẫu lệ.v.v nhằm tăng cường hiệu quả cầm mồ hôi.
* Tỳ vị thấp nhiệt:
Triệu chứng: ra nhiều mồ hôi tay chân, kèm ngực bụng đầy tức, chán ăn, cơ thể nặng nề, thân nhiệt không tăng, nước tiểu sẫm màu lượng ít, đại tiện không thông, rêu lưỡi vàng, nhầy dính, mạch phù sác hoặc phù hoạt.
Phương pháp điều trị : Thanh nhiệt, táo thấp, hòa trung.
Bài thuốc điển hình : Tam nhân thang gia thêm bạch truật
* Tâm thận âm hư:
Triệu chứng: ra nhiều mồ hôi tay chân, kèm theo khô miệng, ngũ tâm phiền nhiệt, ăn không ngon miệng, ngủ kém, đại tiện bất điều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị : tư âm, thanh nhiệt.
Bài thuốc điển hình : Lục vị địa hoàng hoàn gia thêm mạch đông, ngũ vị tử.
* Tỳ vị hư hàn:
Triệu chứng : ra nhiều mồ hôi tay chân, kèm theo tay chân không ấm áp, xanh xao, kém ăn, cơ thể mệt mỏi, tiểu tiện bất lợi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.
Phương pháp điều trị : ôn bổ trung dương.
Bài thuốc điển hình : Lý trung thang gia thêm ô mai.
* Tâm dương bất túc:
Triệu chứng :  ra nhiều mồ hôi lòng bàn tay, ở tay nhiều hơn. Khi căng thẳng tinh thần thì tăng tiết mồ hôi gia tăng, ngủ không yên.
Phương pháp điều trị : Dưỡng tâm, an thần, cầm mồ hôi
Bài thuốc điển hình : Quế chi thang gia long cốt, mẫu lệ, quy bản, toan táo nhân, phù tiểu mạch.
Châm cứu điều trị tăng tiết mồ hôi tay chân
Châm cứu có thể điều trị hỗ trợ chứng tăng tiết mồ hôi tay chân, nó có thể tăng cường sự ổn định thần kinh, điều tiết nội tiết, nhằm đạt được mục đích ức chế sự tiết mồ hôi.
Đông Y cho rằng tăng tiết mồ hôi lòng tay chân chủ yếu do bệnh lý ở tỳ vị hoặc  can kinh uất nhiệt làm ảnh hưởng đến tỳ, dẫn đến sự điều hòa tân dịch trong cơ thể bị rối loạn làm cho mồ hôi tăng tiết ở tứ chi. Các huyệt vị thường được sử dụng để châm cứu là: Tỳ du (Bl 20), vị du (Bl 21), trung quản (Cv 12), chương môn (Lr 13), khúc trì (Li 11), hợp cốc (Li 4), túc tam lý (St 36), tam âm giao (Sp 6), âm lăng tuyền (Ht 6).v.v.

Ngoài ra, tăng tiết mồ hôi cục bộ cũng có liên quan đến hệ thống kinh lạc tuần hành qua vị trí lòng bàn tay chân như: Kinh thủ quyết âm tâm bào lạc, kinh thủ thiếu âm Tâm, Túc thiếu âm thận. Thủ pháp châm cứu cũng có tác dụng sơ thông và điều hòa kinh mạch.
Ví dụ
Trong trường hợp tâm thận âm hư, thì châm bổ hai huyệt phục lưu (Ki 7) và âm khích (Ht 6) và châm tả huyệt hợp cốc (Li 4) sẽ có tác dụng nuôi dưỡng tâm thận, điều dưỡng vệ khí, làm  ngừng tiết mồ hôi.
Trong trường hợp tâm thận dương hư, thì châm bổ hai huyệt phục lưu (Ki 7) và khí hải (Cv 6) có tác dụng bổ tâm thận, trợ vệ khí. Nếu ra mồ hôi tay nhiều thì châm nội quan (Pc 6) hai bên hợp cốc (Li 4) xuyên đến Lao cung (Pc 8), và lưu kim 20 phút.


Bấm huyệt để giảm tăng tiết mồ hôi
Tinh thần căng thẳng, cảm xúc thay đổi cũng là nguyên nhân thường gây đổ mồ hôi, bệnh nhân càng lo lắng càng đổ mồ hôi nhiều đã tạo ra một vòng luẩn quẩn. Đông y gọi là tâm thần bất an, biểu hiện tâm hỏa động. Xoa bóp các huyệt vị thích hợp trên các đường kinh tâm, tâm bào lạc, thận sẽ hỗ trợ bình ổn tinh thần và giảm bớt tình trạng tăng tiết mồ hôi.





Phương pháp 1 : Nội quan (Pc 6) và Thần môn (Ht 7), Dùng lực ấn 5 giây, ngừng 2 giây, mỗi huyệt ấn 5 phút, có tác dụng ninh tâm an thần.
Phương pháp 2 : Dùng ngón tay cái xoa ấn lòng bàn tay, đặc biệt là day ấn các huyệt huyệt Thiếu phủ (Ht 8), Lao cung (Pc 8) trong vòng 1 phút, tác dụng thanh trừ tâm thận hư nhiệt.
Phương pháp 3 : Ra mồ hôi kèm theo lòng bàn tay nóng, người buồn bực khó chịu, khó vào giấc ngủ, ngoài day ấn huyệt lao cung (Pc 8) và thiếu phủ (Ht 8), cần day ấn thêm huyệt dũng tuyền (Ki 1) ở lòng bàn chân.

Thuốc đông y dùng ngoài để giảm tăng tiết mồ hôi tay chân
Thuốc đông y dùng ngâm rửa bên ngoài có tác dụng trực tiếp ức chế tuyến mồ hôi  tiết mồ hôi, lại còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh kèm khác ở tay chân như  bong tróc, nứt, herpes, mồ hôi, nấm da. Phương pháp này thích hợp cho tiến hành tại nhà, và được xem như là một phần của cách chăm sóc sắc đẹp hàng ngày.

    Hoàng kỳ 30g, cát căn 30g, kinh giới 10g, phòng phong 10g. nấu sôi, trước tiên là xông sau đó ngâm rửa, thích hợp cho những người ra mồ hôi tay.
    Minh phàn (phèn chua) 30g, lục phàn (FeSO4·7H2O) 30g, trắc bá diệp 60g, nhi trà 30g. nấu sôi dùng để rửa.Thích hợp cho trường hợp ra mồ hôi bàn tay, bàn chân và bị mọc mụn nước.
    Sinh hoàng kỳ 30g, cát căn 20g, phèn chua 15g. nấu sôi, trước hết là xông sau đó ngâm rửa, thích hợp cho rường hợp ra nhiều mồ hôi tay chân khi làm việc căng thẳng.
    Lá chè 25g, muối 25g, Thích hợp để ngâm rửa trong trường hợp ra nhiều mồ hôi chân .
    Phèn chua 30g, khổ sâm 15g, đinh hương 10g, cát căn 15g, mã xỉ hiện 15g, xích thạch chi 30g, nấu sôi, dùng ngâm chân trong trường hợp ra nhiều mồ hôi chân và có mùi hôi ở chân.
    Thương nhĩ tử 60g, khổ sâm 30g, xà sàng tử 30g, hoàng bá 30g, phèn chua 30g, sáp ong 15g, nấu sôi, dùng để ngâm, có tác dụng khử trùng, giảm tiết mồ hôi, chống ngứa, phòng ngừa nấm da.
    Địa phu tử 20g, thương nhĩ tử 60g, khổ sâm 30, bạch tiên bì 20g rêu, Hoàng bá 30g, nấu sôi, ngâm rửa, có tác dụng làm mềm da, chống ngứa, khử trùng.

Các bài thuốc nêu trên có thể được sử dụng để ngâm rửa hoặc xoa xát. Khi dùng để ngâm rửa, nhiệt độ chất lỏng nên được duy trì ở mức tốt nhất từ ​​50-60 ° C, ngâm trong 20 phút, trong khi đó nên cọ xát bàn tay hoặc chân qua lại, để loại bỏ  da chết. Sau đó rửa sạch bằng nước trong, dùng khăn lau khô, rồi thoa kem dưỡng da hay kem chống nấm (nếu cần thiết).

Phương pháp phòng chống hôi chân
Ra nhiều mồ hôi chân cần có thói quen tự vệ sinh. Mang giày và tất thường xuyên làm cho môi trường không thông thoáng và ẩm ướt thúc đẩy vi khuẩn, nấm mốc phát triển, chúng phân hủy các chất tiết trong mồ hôi, sự tích tụ của da chết, vv, tạo nên mùi hôi. Do đó cần có thói quen vệ sinh đúng cách bàn chân, đặc biệt khi chân bị ra nhiều mồ hôi.
    Rửa sạch bàn chân và các ngón chân, sau đó dùng khăn mềm, sạch lau khô.
    Chọn giày và tất có chất lượng, đảm bảo thông thoáng khí, kích thước phù hợp.
    Đừng lúc nào cũng chỉ mang một đôi giày và tất, mà nên chuẩn bị sẵn giày và tất để thay thế nhiều lần trong mỗi ngày, để đảm bảo luôn luôn được mang giày khô.
    Nên để đôi chân của bạn được thông thoáng, thường xuyên cởi giày, và đi chân không lúc ở nhà.
    Xịt thuốc khử trùng , bột talc, dùng miếng thấm và khử mùi để lót giày…
    Tiệt trùng bằng cách sử dụng xà phòng để rửa chân.
    Trước khi đi ngủ mỗi ngày, ngâm chân trong nước nóng khoảng 15 phút.
    Thường xuyên làm sạch giày hoặcmiếng lót, đảm bảo khô trước khi tái sử dụng.
    Nên điều trị sớm và tích cực bệnh nhiễm nấm ở chân và các bệnh lý khác của bàn chân.

Thực phẩm thường ngày
Tăng tiết mồ hôi tay chân nên ăn nhiều thức ăn có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ như củ sen, măng, cải bắp, rau bina, rau muống, mướp đắng, dưa chuột, bầu, cà chua, dưa, cần tây, nấm trắng, đậu xanh, đậu váng, đậu phụ, hạt ý dĩ, sơn tra, chuối, hạt sen, sữa chua, vv, sẽ giúp loại bỏ nhiệt cho cơ thể. Uống nhiều nước sẽ giúp ổn định hệ thống thần kinh, Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích tăng tiết mồ hôi.






Bệnh Ra Mồ Hôi Tay Chân, Nguyên Do Từ Đâu ?

Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường khi bạn vận động hoặc khi cơ thể đang phải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đó cũng là cách hạ nhiệt của cơ thể trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu bạn bị ra quá nhiều mồ hôi tay chân thì điều này cũng gây ra những sự khó chịu nhất định.
Không phải ai bị đổ mồ hôi nhiều đều là do mắc bệnh tăng tiết mồ hôi, rất nhiều trường hợp đổ mồ hôi là do dấu hiệu kèm theo của rất nhiều bệnh khác, chẳng hạn như tiểu đường, cường giáp, béo phì, bệnh lao phổi,... Do vậy, các phương pháp dân gian chỉ được coi là giải pháp hỗ trợ làm giảm tiết mồ hôi tạm thời, điều cốt lõi là cần điều trị tốt các nguyên nhân gây đổ mồ hôi, như vậy mới có thể khỏi được.
Đối với những người bị ra nhiều mồ hôi là do yếu tố di truyền hoặc rối loạn thần kinh thực vật thì khó có thể điều trị khỏi tận gốc, bởi nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể thao hàng ngày.

Triệu chứng khởi phát sau khi mắc một số bệnh lý như:
- Bệnh cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn và tạo ra nhiều nhiệt và thoát nhiều mồ hôi hơn. Lúc này, ngoài mồ hôi bạn sẽ có một số biểu hiện khác đi kèm như run tay, tim đập nhanh, hay hồi hộp, trống ngực, mắt lồi, gầy sút cân nhanh trong khi ăn rất nhiều...
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin D hay Canxi: Sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất bảo quản có thể gây ra thiết hụt một số vitamin và khoáng chất gây ra mồ hôi tay.
- Nhiễm độc: Trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với các chất độc qua thực phẩm, nước và không khí. Khi các chấy độc này ảnh hưởng đến cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều mồ hôi nhằm đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài. Đây cũng là lí do khiến tay ra nhiều mồ hôi.
- Hoặc tăng tiết mồ hôi thứ phát do mắc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp...
Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây này gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt. Ngoài ra còn do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng…
Biểu hiện của bệnh rất rõ rệt, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân bị ra mồ hôi. Tuỳ từng người mà lượng mồ hồi tiết ra nhiều hay ít. Thậm chí, có những người bị đổ mồ hôi cả lòng bàn tay và chân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của bản thân, hoạt đông của cá nhân hay công việc. Ví dụ như nhân viên ngân hàng không thể đếm tiền được vì ra quá nhiều mồ hôi, học sinh khi viết bài mồ hôi thấm ướt vở…Hơn nữa, khi ra mồ hôi ở lòng bàn chân sẽ khiến chân có mùi hôi, tạo cảm giác cho bản thân hay những người đối diện.

Đây là bệnh không tìm ra căn nguyên khởi phát, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, với mọi giới tính, không gây nguy hiểm nhưng khiến người bị bệnh cảm thấy khó chịu.
Bệnh đổ mồ hôi lòng bàn tay, chân là loại bệnh về cường giao cảm thần kinh, thực tế hiệu quả điều trị chưa cao và người bị bệnh cần xác định chung sống với 'lũ' suốt đời. Một số cơ sở điều trị bằng cách cắt hạch thần kinh giao cảm ở ngực, ở cổ, tác dụng chỉ được một thời gian, sau đó bệnh lại như cũ. Có trường hợp, sau khi cắt hạch, chính lòng bàn tay, bàn chân của người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn trước, thậm chí không chỉ tay chân mà đầu và toàn thân cũng chảy nhiều mồ hôi.
Bóc tách các mạch máu xung quanh hạch thần kinh giao cảm ở ngực, ở cổ với người bệnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phương pháp này có thể để lại di chứng phù nề, viêm dính gây tác dụng không mong muốn. Theo nghiên cứu thống kê phả hệ, bệnh ra mồ hôi lòng bàn tay, chân có yếu tố di truyền, trong gia đình có họ hàng bị mắc bệnh này thì khả năng con cháu đời sau bị bệnh sẽ cao hơn.
Người bị bệnh ra mồ hôi trộm nên chơi một số môn thể thao phù hợp sở thích như cầu lông, bóng bàn, chạy bộ... để điều chỉnh hài hòa hệ thần kinh thực vật trong cơ thể, khiến việc tiết mồ hôi cân bằng hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh nên đảm bảo giấc ngủ tốt, chế độ làm việc không quá nhiều áp lực, sống chung với "lũ" bằng cách xịt thuốc, hút ẩm lòng bàn chân...
Có nhiều trường hợp phụ nữ hay nam giới đến tuổi suy giảm hoóc môn sinh dục cùng những thay đổi nội tiết bên trong cơ thể dẫn đến việc ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, những yếu tố như rối loạn cảm giác, rối loạn xương, bị tổn thương khớp, bệnh lý tim mạch, trầm cảm, lo âu... cũng kéo theo rối loạn thần kinh thực vật. Đây là nguyên nhân khiến những người này bị đổ mồ hôi lòng bàn tay chân, bệnh mà trước kia họ chưa từng bị.

Cách trị bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân
Một số phương pháp điều trị như: dùng chất bôi, hoặc lăn xịt chống mồ hôi, điện di ion, tiêm botox, cắt hạch giao cảm... Ưu điểm là có thể giảm tiết mồ hôi khu trú ngay tại nơi áp dụng, chẳng hạn là bàn tay hoặc nách, tuy nhiên, chúng lại không hề tác động được vào nguyên nhân gây bệnh, phương pháp phẫu thuật như cắt hạch có hạn chế là gây tăng tiết bù trừ, bởi đó chỉ là cách để phá hủy đi những hạch giao cảm vùng ngực chi phối bài tiết mồ hôi ở lòng bàn tay.
Các chuyên gia thần kinh cho biết, muốn điều trị chứng ra mồ hôi nhiều có hiệu quả, trước tiên cần phải thiết lập lại cân bằng chức năng của hệ thống thần kinh giao cảm.
Bên cạnh đó, bạn nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình, tránh những suy nghĩ lo lắng, căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya. Bạn có thể làm được điều này bằng cách tập thở bằng cách đứng hít sâu, thở chậm hay thiền, yoga... Đồng thời về chế độ ăn bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cafe quá nhiều, bởi chính những chất này có thể gây co mạch, khiến tim bạn đập nhanh hơn, kích thích hệ thần kinh thực vật tăng hoạt động và hậu quả là bài tiết mồ hôi liên tục. Mồ hôi tay có thể sẽ đi kèm với tình trạng ra nhiều mồ hôi ở nhiều vị trí khác như vùng nách dưới cánh tay, đầu mặt và bàn chân. Mồ hôi sẽ ra nhiều hơn khi bạn khi rơi vào trạng thái căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.

- Lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Thực giẩm giàu kẽm như ngũ cốc, hạt bí nhô, lạc, socola đen, đậu phộng, hàu, cua, thịt cừu, thịt bê, ức gà, cá hồi hay gan động vật… Kèm thêm các thực phẩm giàu silic như dâu tây, nho.. có thể giúp hạn chế tình trạng mồ hôi tay và mùi hôi cơ thể.

- Uống nhiều nước: Nhiều người luôn quan niệm rằng, càng uống nhiều nước thì cơ thể càng đổ mồ hôi nên họ hạn chế nước mỗi ngày, điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi bị nóng trong người, cơ thể sẽ thoát nhiệt bằng cách đổ mồ hôi bề mặt da, nếu bạn uống đủ nước, cơ thể sẽ không phải dùng đến cơ chế đổ mồ hôi để thoát khỏi cái nóng nữa vì lượng nước ở trong người đã đủ để giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ. Bạn có thể uống nước hoa quả hoặc nước ép cà chua mỗi ngày để làm giảm mồ hôi. Nếu không thể dùng theo cách đó, bạn chỉ cần chà xát bột cà chua lên trên lòng bàn tay, chân và đặc biệt là ở kẽ các ngón.

- Hạn chế thực phẩm cay nóng: Giảm bớt các thực phẩm chứa nhiều gia vị (ớt, tỏi, tiêu,hành tây..) và đồ uống chứa chất kích thích (cafein, rượu bia, thuốc lá) trong chế độ ăn mỗi ngày là một trong những cách để mồ hôi tay không còn là nỗi ám ảnh trong cuộc sống của bạn

- Lá Lốt
Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân.
Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy chừng 30g thuốc lá lốt cho vào ấm nấu với 1/2 lít nước uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục 7 ngày thì ngưng khoảng 4-5 ngày thì uống thêm 7 ngày nữa.
Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh. Chờ nước nguội bớt còn độ nóng ấm thì đem ngâm tay chân trong 30 phút, áp dụng ít nhất một lần trong ngày.
Người bệnh nên dùng bài thuốc ngâm này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp uống nước lá lốt trong ngày sẽ giúp giảm bệnh nhanh chóng.
Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh.

- Chè xanh
Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi.
 3. Ngải cứu
Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
- Lá dâu tằm
Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân.
- Muối
Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó.
Kết hợp những liệu pháp tự nhiên trên cùng với việc giữ ấm lòng bàn tay, bàn chân khi trời lạnh, tránh kích động mạnh đến hệ thần kinh, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn sớm vĩnh biệt chứng đổ mồ hôi chân tay vô cùng khó chịu này đấy.

Theo Đông y, người bệnh cần sử dụng bài thuốc trừ phong thấp sau đây:
Thành phần: Sinh hoàng kỳ 20g, ý dĩ 20g, quế chi 12g, bạch thược 12g, bạch truật, 12g,  xương truật 12g, ô dược 12g, tỳ giải 12g, trạch tả 12g, cam thảo 4g, táo 3 quả.
Cách dùng: 
– Sắc 1 thang thuốc với 5 chén nước còn lại 3 chén, chia thuốc ra uống 3 lần trong ngày.
– Mỗi ngày dùng một thang.
– Khi uống thuốc, cần phải kiên thịt gà, thịt vịt, ngan, ốc, hến.



Thể Dương khí hư
Triệu chứng: Lòng bàn tay bàn chân ra mồ hôi, chân tay mát, ăn kém, da thịt tê dại, sợ gió, đoản khí, ăn kém,... mạch phù vô lực
Pháp trị: Bổ khí cố biểu
Thành phần: Ngũ vị, đẳng sâm, quế chi, mẫu lệ, thục địa, phòng phong, phù tiêu mạch, ma hoàng căn, tử uyển, bạch truật, hoàng kì, tang bì, cam thảo,
Châm cứu : Lao cung, Đại lăng, Thần môn, Ngư tế
Ngô thù tán bột, hoà nước sôi: ngâm, bôi.

Thể Âm hư
Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện mồ hôi tay chân ra nhiều, chẩy ròng ròng, lòng bàn tay nóng.
Thành phần: Ngũ vị, hoàng liên, mạch môn, tang diệp, hoàng bá, quy đầu, thục địa, sinh địa, hoàng kỳ, hoàng cầm, tang chi,...

Thể phong thấp
Triệu chứng: Người bị phong thấp, bàn chân tay lạnh toát kèm theo bụng đầy, người mệt mỏi.
Thành phần: Sinh hoàng kỳ 20g, quế chi 12g, bạch thược 12g, ý dĩ 20g, táo 3 quả, cam thảo 4g, bạch truật, 12g, xương truật 12g, tỳ giải 12g, ô dược 12g, trạch tả 12g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Lưu ý, người dùng thuốc cần kiêng thịt gà, ngan, vịt, ốc hến.

Thể Tâm nhiệt can uất
Người bị tâm nhiệt can uất thường do xúc động về tình chí (tâm lý) như lo lắng, công việc quá căng thẳng, xúc động mạnh,… Những người này thường hay hồi hộp, tim đập nhanh, hoa mắt và hoảng loạn, đổ mồ hôi tay, chân. Cần dùng bài thuốc bổ tâm âm.
Thành phần: quy đầu, bạc hà, sài hồ, trần bì, bạch linh, bạch truật, trích thảo, long cốt, bạch thược, sinh khương, mẫu lệ,...



- Dùng điếu ngải (có thể thay thế bằng que hương hoặc điếu thuốc lá) cứu nóng huyệt âm khích. Cách xác định huyệt âm khích: hướng cẳng tay và lòng bàn tay ra phía trước, ngửa bàn tay và nghiêng bàn tay vào phía trong, bờ trong cẳng tay sẽ nổi rõ gân cơ trụ trước, chỗ lõm sát gân cơ này trên nếp lằn chỉ cổ tay là huyệt thần môn, từ đây đo lên 0,5 tấc là vị trí của huyệt âm khích.

- Bấm huyệt : Dùng ngón tay cái day ấn các huyệt quan nguyên (ở dưới rốn 3 tấc), khí hải (ở điểm nối 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu) và hợp cốc (nằm ở chỗ lõm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, điểm tê tức nhất khi ấn và có hướng lan sang ngón tay út), mỗi huyệt trong 2 phút.

- Về ăn uống nên trọng dụng các loại thực phẩm như gạo nếp, đậu đen, phù  tiểu mạch, gan dê, gan lợn, tim lợn, thịt gà, cá chạch, ngao, sò, đậu phụ, ngân nhĩ, cà rốt, củ mài, trám, bí đao, xích tiểu đậu, đông trùng hạ thảo, biển đậu, hạt dẻ, khiếm thực... và nên kiêng kị gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, lá tía tô, rượu, mỡ động vật... hạn chế dùng đường trắng, kẹo mạch nha, long nhãn, hồng táo, thịt thủ...




No comments:

Post a Comment