Hình dạng, vị trí các tạng
Tạng Phế: Tạng Phế nằm ở bên trong lồng ngực, phế khí có màu trắng, hành kim.
Tạng Tỳ: Tạng Tỳ nằm ở hạ sườn bên trái, tỳ khí có màu vàng, hành thổ
Tạng Tâm: Tạng Tâm nằm ở trong lồng ngực, được tâm bào bảo vệ,
tâm khí có màu đỏ, hành hỏa.
Tạng Thận: Tạng Thận nằm ở phía lưng, thẳng từ rốn sang,
thận khí có màu đen, hành thủy.
Tạng Tâm bào: Tạng tâm bào là màng bao tim, tâm bào khí có màu tím
Tạng Can: Tạng Can nằm ở hạ sườn bên phải, can khí có màu xanh, hành mộc
Trong
quan niệm của đông y ý niệm nền tảng về “Âm Dương”, được biểu tượng
bằng đồ hình vòng tròn Âm Dương, gồm hai vành nửa đen nửa trắng, với một
nhân đen trong phần trắng và một nhân trắng trong phần đen, diễn tả thế
quân bình, hòa hợp, thấm nhập, hiệp nhất, không tách rời nhau giữa âm
dương.
1.Ý nghĩa
1)
Âm diễn tả: bóng tối, mặt trăng, nước, sự thụ động, hướng hạ (đi
xuống), nữ giới, sự co thắt, lạnh, mùa đông, bên trong, nặng.
– Các khía cạnh diễn tả âm lực là: xương, gân cốt, phía trước, bên trong thân thể
2)
Dương diễn tả: ánh sáng, mặt trời, lửa, hoạt động, hướng thượng (đi
lên), nam giới, sự trải rộng, nóng, mùa hạ, bên ngoài, nhẹ.
– Các khía cạnh diễn tả dương lực là: da, lông tóc, sau lưng, bên ngoài thân thể.
Thân
thể con người là một tiểu vũ trụ hay tiểu càn khôn tương ứng với đại vũ
trụ hay đại càn khôn. Sức khỏe tùy thuộc nơi thế quân bình âm dương
trong người. Khi mất thế quân bình, quá nhiều âm hay quá nhiều dương là
sinh bệnh tật. Tái lập thế quân bình âm dương là hết bệnh.
2.Năm nguyên tắc của Âm Dương
1) Mọi vật đều có khía cạnh âm và khía cạnh dương.
2) Mỗi khía cạnh âm dương đều có thể chia thành một cặp khía cạnh âm dương khác.
3) Âm dương tùy thuộc nhau, và không có ý nghĩa nếu không có nhau.
4)
Âm dương kiểm soát lẫn nhau. Nơi đâu âm yếu, thì dương mạnh, và ngược
lại. Nơi đâu có quá nhiều âm, thì dương sẽ gây ra vấn đề sức khỏe, và
ngược lại.
5) Dưới một vài trạng thái âm có thể biến thành dương và dương có thể biến thành âm.
Nhiệt
độ là cách biểu lộ âm dương ý nghĩa nhất trong đông y: âm lạnh, dương
nóng. Từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, từ co thắt tới nở ra là các
cực âm dương khác được dùng để miêu tả tình trạng sức khỏe của con
người. Châm cứu là dương liệu pháp vì tác động từ ngoài vào trong. Trong
khi thảo dược là âm liệu pháp, vì tác động ở bên trong. Vì âm dương có
thể biến đổi với nhau nên một bệnh có thể bao gồm cả hai khía cạnh: điển
hình là trường hợp sốt nóng lạnh.
3.
Các cơ phận hay lục phủ ngũ tạng trong con người được phân chia thành
các cơ phận âm hay cơ phận dương, và có các đường kinh âm hay dương chạy
ngang qua.
– bên ngoài là dương bên trong là âm,
– phía sau là dương phía trước là âm,
– bên trên là dương bên dưới là âm.
Cấu trúc âm dương này được áp dụng cho mọi phần trong thân thể con người. Trong nghĩa đó:
– phía ngoài hai cánh tay là dương, phía trong hai cánh tay là âm,
– phía ngoài hai đùi và bắp chân từ hông xuống dưới bàn chân là dương, phía trong là âm,
– phía sau lưng là dương, phía trước bụng là âm,
– đỉnh đầu là dương, dưới đít là âm,
– hai mu bàn tay và hai mu bàn chân là dương, hai lòng bàn tay hai lòng bàn chân là âm.
– Thận, gan, lá lách, phổi, tim là các cơ phận âm.
– Bọng đái, mật, dạ dầy, ruột non, ruột già là các cơ phận dương.
Các cơ phận âm-dương đi từng đôi song song với nhau như sau:
– Thận / Bọng đái
– Gan / Mật
– Lá lách / Dạ dầy
– Phổi / Ruột già
– Tim / Ruột non.
Mười
đường kinh chạy dọc theo mười đầu ngón chân, mười đầu ngón tay và thân
thể con người phía trước cũng như phía sau đều đi ngang qua các cơ phận
nói trên cũng chia thành các mạch lạc li ti khác nối liền với mọi vùng
và tế bào trong thân thể con người.
– 5 kinh âm là: Thận kinh, Can kinh, Tỳ kinh, Phế kinh, Tâm kinh.
– 5 kinh dương là: Bàng quang kinh, Đởm kinh, Vị kinh, Đại tràng kinh và Tiểu tràng kinh.
Cộng với 4 đường kinh mạch khác
– Mạch đốc (Dương mạch) chạy dọc sau lưng từ đỉnh đầu xuống tới hậu môn
– Mạch nhâm (Âm mạch) chạy dọc trước bụng từ dưới cằm xuống bụng dưới.
– Tâm bào lạc (âm)
– Tam tiêu (dương)
12 kinh mạch ấy xuyên qua mọi cơ phận con người phía trước cũng như phía sau và hoạt động mạnh trong một số giờ trong ngày:
1. Thủ thái âm Phế kinh gồm 11 huyệt (3-5 giờ sáng).
2. Thủ dương minh Đại trường kinh gồm 20 huyệt (5-7 giờ sáng).
3. Túc dương minh Vị kinh gồm 45 huyệt (7-9 giờ sáng).
4. Túc thái âm Tỳ kinh gồm 21 huyệt (9-11 giờ sáng).
5. Thủ thiếu âm Tâm kinh gồm 9 huyệt (11 giờ sáng tới 1 giờ chiều).
6. Thủ thái dương Tiểu trường kinh gồm 19 huyệt (1-3 giờ chiều).
7. Túc thái dương Bàng quang kinh gồm 67 huyệt (3-5 giờ chiều).
8. Túc thiếu âm Thận kinh gồm 27 huyệt (5-7 giờ chiều).
9. Thủ quyết âm Tâm bào lạc kinh gồm 9 huyệt (7-9 giờ tối).
10. Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh gồm 23 huyệt (9-11 giờ tối).
11. Túc thiếu dương Đởm kinh gồm 44 huyệt (11 giờ tối – 1 giờ sáng).
12. Túc khuyết âm Can kinh gồm 14 huyệt (1-3 giờ sáng).
13. Dẫn Mạch (Nhâm Mạch) âm gồm 24 huyệt.
14. Đốc Mạch dương gồm 28 huyệt.
Tất cả gồm 361 huyệt.
– Dẫn Mạch âm (hay Nhâm Mạch) và Đốc Mạch dương chạy dọc phía trước bụng và sau lưng đối nhau.
– 12 đường kinh cứ song song từng cặp âm dương đối nhau trên tay (thủ) và trên chân (túc).
Ngoài ra còn có 6 kinh mạch nối liền nhiều huyệt thuộc các đường kinh khác nhau
1. Kinh mạch Xung gồm 13 huyệt.
2. Kinh mạch Đái gồm 3 huyệt.
3. Kinh mạch Âm kiêu gồm 6 huyệt.
4. Kinh mạch Dương kiêu gồm 12 huyệt.
5. Kinh mạch Âm duy gồm 7 huyệt.
6. Kinh mạch Dương duy gồm 14 huyệt.
Tổng cộng gồm 55 huyệt. Như thế tất cả có 416 huyệt.
Ngoài ra còn có 40 Kỳ Huyệt cũng thường được sử dụng để chữa bệnh.
Thuật châm cứu dùng kim hay đốt lá ngải cứu tác động trên một số các huyệt đạo chính của 20 đường kinh mạch kể trên.
Bấm
huyệt (digitopressione) cũng theo cùng các nguyên tắc này, nhưng chỉ
dùng ngón tay hay một vài dụng cụ thay thế ngón tay để tác động trên các
huyệt đạo.
– Nó dễ và ít nguy hiểm hơn châm cứu.
– Nhiều khi tác động mau và hữu hiệu hơn châm cứu.
Đặc
biệt khi có thiên khí năng mà chữa bệnh bằng phản xạ học và bấm huyệt
lại càng có tác dụng mau và công hiệu hơn nữa, vì khí năng được chuyền
vào các vùng phản xạ, kinh mạch và huyệt đạo, tác động trực tiếp trên
các cơ phận bị suy yếu hay có bệnh.
STT | Tạng | Vị Trí | Hành | Màu Khí | Mùi Khí | Vị Khí | Tính | Khai Khiếu | Dịch | Tàng | Quan Hệ Phủ | Vượng Khí | Khí | Chủ |
Suy | ||||||||||||||
1 | Phế | Lồng Ngực | Kim | Trắng | Tanh | Cay | Táo | Mũi | Nước Mũi | Phách | Đại Trường | 3-5h | 15- | Chủ khí toàn thân,da lông. |
2 | Tâm | Lồng Ngực | Hỏa | Đỏ | Khét | Đắng | Nhiệt | Lưỡi | Mồ Hôi | Thần | Tiểu Trường | 11h-13h | 23h | Chủ huyết mạch. |
- 1h | ||||||||||||||
3 | Tâm Bào | Lồng Ngực | Hỏa | Đỏ Tím | Ấm Nóng | Tam Tiêu | 19h-21h | 7h | Sinh nhiệt cơ thể. | |||||
- 9h | ||||||||||||||
4 | Can | Hạ sườn bên phải | Mộc | Xanh | Hôi | Chua | Phong | Mắt | Nước mắt | Hồn | Đởm | 1h-3h | 13h | Chủ sơ tiết,vận hành khí huyết, thanh lọc độc tố,chủ hệ gân |
5 | Thận | Sau Lưng, thẳng rốn sang | Thủy | Đen | Khai | Mặn | Hàn | Tai | Rái tai | Tinh Trí(an thể) | Bàng Quang | 17h-19h | 15h | Chủ khí tiền thiên. |
-17h | ||||||||||||||
6 | Tỳ | Hạ sườn bên trái | Thổ | Vàng | Thơm | Ngọt | Thấp | Môi miệng | Nước bọt | Vía | Vị |
No comments:
Post a Comment