Các tác dụng đặc biệt của cà chua với sức khỏe
Cà chua thường xuyên xuất hiện
trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn.
Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó
sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.
1. Cải thiện thị lực
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C
tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt
của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của
cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có
thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy
tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene,
lutein và zeaxanthin .
2. Phòng chống ung thư
Ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.3. Làm sáng da
Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
4. Giảm lượng đường trong máu
Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.5. Thúc đẩy giấc ngủ ngon
Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua.6. Giữ xương chắc khỏe
Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương-nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.7. Chữa các bệnh mãn tính
Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF-alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.8. Tốt cho mái tóc của bạn
Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Không sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.9. Giúp giảm cân
Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol.Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.Cho dù là cà chua tươi, sấy khô, hầm, xay nhuyễn hoặc nước ép, thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn và gặt hái tất cả các lợi ích sức khỏe nó mang lại.
Cà chua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh: passionforpaleo.com)
10. Chữa viêm gan mạn tính
Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.11. Tốt cho người viêm thận
Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.12. Bảo vệ tim mạch
Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.13. Chữa bí đại tiện, thiếu máu
Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.14. Chữa bỏng lửa
Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.15. Chữa mụn nhọt lở loét
Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.16. Chữa sốt cao kèm theo khát nước
Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày17. Chữa tăng huyết áp
Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.18. Chữa chảy máu chân răng
Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.Ăn cà chua thế nào cho tốt?
Nếu đang lăn tăn không biết tối nay nên
luộc, nướng, xào hay ăn cà chua sống thì bạn có thể chú ý tới thông tin
này: một nghiên cứu mới đây cho thấy nên nấu chín cà chua để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ loại quả này.
Nấu cà chua được các nhà nghiên cứu Mỹ
khẳng định là tốt hơn cho sức khỏe so với việc ăn sống loại quả này.
Nước ép cà chua giàu dưỡng chất lycopene giúp chống lại bệnh tật. Đó là
một chất chống oxy hóa quan trọng, đã được chứng minh là giúp chống lại
tế bào ung thư, giảm nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu cho thấy nấu cà chua có
thể tăng hiệu lực của lycopene - điều chưa từng thấy trong bất cứ loại
trái cây hay rau nào khác. Lycopene có cơ chế bảo vệ giúp ngăn ngừa viêm
và đông máu.
Tại sao không nên cho cà chua vào tủ lạnh
Một quả cà chua ngon là quả cà chua có nhiều nước, thịt chắc, ngọt,
nhiều bột. Cà chua chín cây đương nhiên bao giờ cũng ngon hơn chín ép.
Chúng ta thường nghĩ cho rau và trái cây vào tủ lạnh giúp chúng tươi lâu hơn nhưng cà chua lại là một trường hợp khác. Cách bảo quản cà chua vừa chín tốt nhất là để nó ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C).
Khi ta cho cà chua vào trong tủ lạnh, cái lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín
tiếp, đồng nghĩa với việc hương vị tươi ngon của cà chua sẽ ngừng phát
triển. Lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước
bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Khi đó, mùi vị ngọt thơm của
cà chua cũng bị hao hụt.
Thay vì cất vào tủ lạnh, nên bảo quản cà chua ở nhiệt độ phòng hoặc
nhiệt độ mát (chứ không phải lạnh). Nhiều người còn cẩn thận đặt cà chua
ở hầm rượu. Để tránh cà chua bị thâm dập, không nên xếp đè chúng lên
nhau. Hoặc nếu xếp nhiều lớp cà chua thì giữa các lớp nên đặt một tờ
giấy ăn hoặc giấy báo lót.
Nếu bạn tình cờ mua phải hoặc được cho những quà cà chua đã được
bảo quản trong tủ lạnh, hãy để chúng ở nhiệt độ phòng ít nhất một giờ để
giúp cà chua hồi phục về trạng thái gần như chưa bị cất trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, nếu cà chua của bạn đã chín mọng và dự định mấy ngày nữa mới ăn hoặc nếu thời tiết nóng nực, bạn nên cho cà chua vào tủ lạnh để tránh tình trạng chúng nhanh bị hư thối.
Bạn không nên cất cà chua vào trong tủ lạnh, vậy còn những sản phẩm làm từ cà chua thì sao?
Với những món ăn làm từ cà chua đã nấu chín như soup, nước sốt, bạn nên
bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp thực phẩm lâu
ôi thiu.
Với những món salad có cà chua, nếu không ăn hết, bạn cũng nên cất vào
tủ lạnh, để trong một cái hộp kín. Tất nhiên, cà chua sẽ bị bở hơn nhưng
cho vào tủ lạnh là cách bảo quản cà chua đã cắt tốt nhất.
Nguy hại “chết người” khi ăn đào, vải thiều, xoài và dứa
Những sai lầm khi ăn đào, vải thiều, xoài và dứa, sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể gây hại.
Dưa hấu
Dưa hấu là một loại quả tốt nhất trong mùa hè nóng bức. Theo y học, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, giải nhiệt do say nắng gây tụt huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, trị giun sán, giải độc rượu…
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dưa hấu, nó sẽ gây hại cho lá lách, dạ dày và dẫn đến chán ăn và thậm chí khó tiêu. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa của họ đã giảm, nếu ăn quá nhiều dưa hấu, nó có thể gây ra chứng chán ăn, tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
Lưu ý khi ăn dưa hấu: Đối với người hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu. Dưa hấu khi bổ ra thì phải ăn ngay, nếu để lâu và bảo quản không tốt rất dễ gây đau bụng.
Khi ăn dưa bạn nên chấm cùng một chút muối để tăng thêm vị ngọt của dưa đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng... Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả
Quả đào
Theo Đông y, đào tính ấm, vị ngọt chua, rất nhiều ảnh hưởng sức khỏe trên cơ thể con người. Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, trị ho, lợi tiểu, phòng chống ung thư...
Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten - một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A.
Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt. Người mà chế độ ăn có hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa.
Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Xoài
Xoài được coi là "vua của các loại trái cây nhiệt đới". Không chỉ là một loại trái cây hấp dẫn, xoài còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Xoài giàu chất chống ô-xy hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe như bệnh tim, già trước tuổi và ung thư.
Tuy nhiên, nó không phải là thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác. Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả.
Dứa
Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và cải thiện tình trạng lão hóa da, khiến da không bị khô và bong tróc. Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C.
Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa.
Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.
Lưu ý khi ăn trái cây:
Trái cây nên được ăn sống, cơ bản không được chế biến, để tránh mất các vitamin, bù lại cho sự thiếu hụt vitamin từ các loại rau bị chế biến thành món ăn.
Vì vậy, các chế độ ăn uống tốt nhất là nên có thêm trái cây trong mỗi bữa ăn để bổ sung thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C, và để nâng cao chất lượng tổng thể về dinh dưỡng của bữa ăn.
Nhiều gia đình dự trữ ăn hoa quả để ăn trong ngày, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì hoa quả nên ăn vào lúc ăn sáng là tốt nhất, vì bữa ăn sáng thường đơn giản, ít món ăn và cần phải cung cấp thêm các dưỡng chất.
Ngoài ra, sau một đêm của giấc ngủ, đường ruột đã được thông, chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ tốt hơn cho sức khỏe tổng thể. Ở điểm này thì các loại hoa quả đóng vai trò như một “người hùng” loại bỏ các nguy cơ của bệnh ung thư ruột.
Ngoài chức năng cải thiện chất xơ cho cơ thể chưa đủ, ăn hoa quả còn giúp điều chỉnh đường huyết và lipid, cải thiện chức năng miễn dịch của con người. Đó là lý do tại sao chúng ta nên “bảo trì” sức khỏe từ buổi sáng.
Dưa hấu
Dưa hấu là một loại quả tốt nhất trong mùa hè nóng bức. Theo y học, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, giải nhiệt do say nắng gây tụt huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, trị giun sán, giải độc rượu…
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dưa hấu, nó sẽ gây hại cho lá lách, dạ dày và dẫn đến chán ăn và thậm chí khó tiêu. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa của họ đã giảm, nếu ăn quá nhiều dưa hấu, nó có thể gây ra chứng chán ăn, tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
Lưu ý khi ăn dưa hấu: Đối với người hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu. Dưa hấu khi bổ ra thì phải ăn ngay, nếu để lâu và bảo quản không tốt rất dễ gây đau bụng.
Khi ăn dưa bạn nên chấm cùng một chút muối để tăng thêm vị ngọt của dưa đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng... Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả
Quả đào
Theo Đông y, đào tính ấm, vị ngọt chua, rất nhiều ảnh hưởng sức khỏe trên cơ thể con người. Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, trị ho, lợi tiểu, phòng chống ung thư...
Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten - một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A.
Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt. Người mà chế độ ăn có hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa.
Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Xoài
Xoài được coi là "vua của các loại trái cây nhiệt đới". Không chỉ là một loại trái cây hấp dẫn, xoài còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Xoài giàu chất chống ô-xy hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe như bệnh tim, già trước tuổi và ung thư.
Tuy nhiên, nó không phải là thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác. Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả.
Dứa
Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và cải thiện tình trạng lão hóa da, khiến da không bị khô và bong tróc. Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C.
Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa.
Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.
Lưu ý khi ăn trái cây:
Trái cây nên được ăn sống, cơ bản không được chế biến, để tránh mất các vitamin, bù lại cho sự thiếu hụt vitamin từ các loại rau bị chế biến thành món ăn.
Vì vậy, các chế độ ăn uống tốt nhất là nên có thêm trái cây trong mỗi bữa ăn để bổ sung thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C, và để nâng cao chất lượng tổng thể về dinh dưỡng của bữa ăn.
Nhiều gia đình dự trữ ăn hoa quả để ăn trong ngày, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì hoa quả nên ăn vào lúc ăn sáng là tốt nhất, vì bữa ăn sáng thường đơn giản, ít món ăn và cần phải cung cấp thêm các dưỡng chất.
Ngoài ra, sau một đêm của giấc ngủ, đường ruột đã được thông, chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ tốt hơn cho sức khỏe tổng thể. Ở điểm này thì các loại hoa quả đóng vai trò như một “người hùng” loại bỏ các nguy cơ của bệnh ung thư ruột.
Ngoài chức năng cải thiện chất xơ cho cơ thể chưa đủ, ăn hoa quả còn giúp điều chỉnh đường huyết và lipid, cải thiện chức năng miễn dịch của con người. Đó là lý do tại sao chúng ta nên “bảo trì” sức khỏe từ buổi sáng.
No comments:
Post a Comment