LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, November 2, 2016

Danh từ Huyệt vị Châm cứu (1)


Lời giới thiệu

Đây là cuốn sách của cụ Lương Y Lê Văn Sửu viết, chúng tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho những ai đang nghiên cứu hoặc sử dụng phương pháp CHÂM CỨU để điều trị cho nhiều loại bệnh lý khác nhau.

 LỜI NÓI ĐẦU
Để tiện sử dụng trong công việc chữa bệnh không dùng thuốc và kết hợp Đông – Tây Y, còn có một bộ sách tra cứu về huyệt vị. Trong đó ghi tác dụng của huyệt đối với các tên bệnh được chẩn đoán bằng phương tiện hiện đại, nhưng nếu dùng thuốc điều trị thì ít có khả năng chữa khỏi, hoặc giá thành quá tốn kém, hoặc khi dùng thuốc sẽ bị tác dụng chậm hơn diễn biến của bệnh, đồng thời lại phải có ghi tác dụng với các chứng trạng mà người bệnh tự cảm thấy để chiếu cố tới hoàn cảnh ở những nơi, những lúc không có các phương tiện hiện đại giúp cho chẩn đoán, người thầy thuốc buộc phải dựa vào chứng trạng do chính người bệnh tự cảm thấy ấy để làm căn cứ tiến hành chữa bệnh. Vì trong thực tế, nhiều khi chỉ dựa vào cách này, chúng ta có thể chữa được những bệnh hiểm nghèo ngay từ khi nó mới chớm phát.

Bằng những băn khoăn trong suốt cả chục năm trên khắp nẻo đường và những sách vở đã gom góp được trong tay, tôi tiến hành làm bộ sách này để đáp ứng mục đích tôi vừa nêu trên, nay tôi xin giới thiệu khái quát nội dung để độc giả hình dung đại lược trước khi sử dụng.


1.    Về tài liệu sử dụng tham khảo, trích dịch:
-    Châm cứu Đại thanh, của Dương Kế châu, Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh Bắc Kinh 1973.
-    Châm cứu học, của Thượng Hải Trung Y Học viện biên, Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh Bắc Kinh 1984.
-    Châm cứu, của Hà báo Tân Y Đại học viện, Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh Bắc Kinh 1975.
-    Châm cứu huyệt vị quải đồ thuyết minh, của Quảng Châu Bộ đội Hậu cần bộ biên soạn, Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh Bắc Kinh 1970.
-    Kinh huyệt tiện lãm, của Vương Dã Phong, Nhà xuất bản Thượng Hải Khoa học 1960.
-    Giảng nghĩa tên kinh tên huyệt, của Lê Văn Sửu, bản thảo chưa in 1986.
Những điều cần thiết được tuyển chọn trong các tài liệu trên là những kiến thức rất cơ bản rất cần biết về Du huyệt học, về Kinh lạc học, Bệnh học, Dưỡng sinh, thao tác lấy huyệt, thủ pháp châm cứu. Riêng những phần chuyên sâu về Giải phẫu học, Tổ chức học, Bệnh học, Trị liệu học trong các tài liệu trên tôi không tuyển chọn vào trong sách này.


2.    Về Nội dung:

2.1    Phần Kinh huyệt: Dựa vào lối viết của Châm cứu Đại thành, ở mỗi đường kinh, phần đầu, tôi trích đưa toàn bộ phần đầu đường kinh của Châm cứu Đại thanh, trong đó Ông Dương Kế Châu đã trình bày các nội dung:

-    Ngũ hành tương ứng, tương sinh, tương khắc.
-    Kinh huyệt ca.
-    Kinh mạch tuần hành.
-    Phép dưỡng sinh (Đạo dân bản kinh).


2.2    Phần huyệt vị: Tôi xếp các nội dung trong từng huyệt vị theo thứ tự như sau:

-    Tên huyệt, ý nghĩa của tên huyệt, các tên khác của huyệt.
-    Vị trí huyệt theo bề mặt của cơ thể, các tính chất khác của huyệt như: Giao hội, Ngũ du, Ngũ 

      hành, Đặc định, Lưu ý riêng…
-    Cách châm, độ nông sâu, số lượng mồi cứu, thời gian hơ điếu ngải và những cấm kỵ.
-    Chủ trị, theo tên bệnh Tây Y, tên bệnh cổ truyền, chứng trạng, trạng người bệnh tự cảm thấy.
-    Tác dụng phối hợp: do bản huyệt phối hợp với các huyệt khác đem lại ( Tôi chỉ ghi theo nhóm 

      huyệt và tác dụng, bỏ bớt phần xuất xứ mà trong các sách có ghi).
-    Một số giai thoại về tác dụng chủ yếu của huyệt được chép trong sách Châm cứu Đại Thành.


2.3    Phần Tân huyệt và Kỳ huyệt:

Tôi đưa toàn bộ phần Tân huyệt và Kỳ huyệt ở sách Châm cứu học Thượng Hải Trung Y Học viện biên soạn để tiện sử dụng.


2.4    Phần tác dụng phối hợp ở các du huyệt:

Để giúp cho công việc điều trị, tôi góp tất cả phần tác dụng phối hợp ở các du huyệt lại thành một chương, phân xếp theo tên bệnh, chứng bệnh. Theo tôi nghĩ, đây là những kinh nghiệm thực tiễn đã được tổng kết của các thời đại.


2.5    Gợi ý cho những thực nghiệm mới:

 Để gợi ý cho những thực nghiệm mới, tôi xếp riêng một bảng gồm những tính chất đặc hiệu cần chú ý, cũng như tác dụng của huyệt đối với các bệnh lạ, bệnh ít gặp, bệnh chứng khó giải rõ nguyên nhân và bệnh khẩn cấp nguy hiểm.

Bộ sách này được làm trong sự động viên và giúp đỡ nồng hậu về đời sống tinh thần và vật chất của bà con và bạn bè, nhưng lại bằng sức cần cù của bản thân cá nhân tôi, cho nên nó vẫn chỉ là kết quả sự hiểu biết và kinh nghiệm có hạn, khó lòng tránh khỏi sự không thỏa mãn cho người dùng. Kính mong mọi người coi đây là công việc mà tôi đã đem tấm lòng chân thành của mình để đền đáp lại những gì mà cuộc đời đã ưu ái dành riêng cho tôi.

Xin Kính cáo cùng độc giả.
Hà Nội, tiết Đông Chí năm 1988
LÊ VĂN SỬU


I.THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH 
 ( Khí huyệt của Phế di dọc qua phần âm nhiều ở tay)

1.Thủ Thái âm phế kinh chủ trị:

“Nội Kinh” nói rằng: Phế là chức vụ phó tướng, chữa về tiết xuất. Phế là gốc của khí, là chỗ chứa phách, hóa ở lông, xung ở da, là Thái âm trong Dương, thông với khí mùa thu.

Phương Tây màu trắng, thông vào với phế, khai khiếu ở mũi, tàng tinh với phế, làm bệnh ở lưng trên. Vị là cay, loại là kim, súc là ngựa, ứng với bốn mùa. Trên trời thấy sao Thái bạch , đã biết là bệnh ở da lông, âm là Thương, số là 9, mùi là tanh, dịch là nước mũi.

Phương Tây sinh táo, táo sinh kim, kinh sinh cay, cay sinh phế, phế sinh da lông, da lông sinh thận. Phế chủ mũi, ở trời là táo, ở đất là kim, ở người là da lông, ở tạng là phế, ở tiếng là khóc, ở biến động là ho, ở chí là buồn. Lo buồn hại phế, vui thắng buồn, nóng hại da lông, lạnh thắng nóng, cay hại da lông, đắng thắng cay.



2.Thủ Thái âm phế kinh huyệt (Y học nhập môn):

-    Thủ Thái âm phế có 11 huyệt: Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hiệp bạch, Xích trạch, Khổng tối, Liệt khuyết, Kinh cừ, Thái uyên, Ngư tế, Thiếu thương (cả hai bên là 22 huyệt).

-    Kinh này bắt đầu ở Trung phủ, kết thúc ở Thiếu Thương. Lấy Thiếu thương, Ngu tế, Thái uyên, Kinh cừ, Xích trạch làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

-    Mạch khởi ở Trung tiêu, có nhánh nối xuống đại trường, lại theo miệng dạ dày lên cách, thuộc vào phế. Từ hệ phế đi ra dưới nách, theo cạnh trong bắp vai, đi ở trước thiếu âm tâm, xuống giữa khuỷu tay theo cánh tay trên xuống cạnh xương quay, vào thốn khẩu, lên mô cái theo bờ mô cái ra đến đầu ngón tay cái. Nhánh của nó từ huyệt Liệt khuyết sau cổ tay, ra thẳng đến cạnh trong ngón tay trỏ, ra đầu ngón giao với Thủ  dương minh. Nhiều khí ít huyệt, giờ Dần trú ở đó.

-    Tạng của Tân kim, mạch chiếm chỗ thốn bộ bên phải.


3.Đạo dẫn bản kinh:

Phế là cái hoa che đậy ngũ tạng, tiếng nói từ đó mà ra, da dẻ dựa vào đó mà ẩm ướt. Người ta chỉ có nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm mà hô hấp ra vào không định, phế kim do đó mà không sạch, cho nên muốn thanh kim tất trước hết phải đều nhịp thở, đều nhịp thở thì nạn động chẳng sinh, mà vân hỏa tự yên. Một là an tâm ở dưới mức thấp (cơ thấp an tâm), hai là khoan trong thân mình, ba là nghĩ về khí thông lỗ chân lông ra vào, thông dụng không trở ngại, mà chú ý làm cho hơi thở nhè nhẹ, đó là cách thở đúng. Cái thở bắt đầu từ tâm, tâm tĩnh thì khí đều, từng hơi thở đều quay về gốc, đó là mẹ của kim đan.

“Tâm ấn kinh” nói rằng: “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật thông linh”.

“Nội kinh” nói rằng: “Thu tam nguyệt, tỉ vị dung bình, thiên khí dĩ cấp, địa khí dĩ minh, tảo ngọa tảo khởi, vu kê cụ nóng, sử chí an ninh, dĩ hoãn thu hình, thâu liễm thần khí, sử thu khí bình...” nghĩa là ba tháng mùa thu ,đó là nói chung một cách đều đặn, khí trời thì cấp, khí đất thì nóng, đi ngủ sớm, thức dậy sớm, như con gà vui đều, để cho khí an ninh, hình thái mùa thu giãn ra, thần khí thu liếm vào, làm cho khí mùa thu yên ổn”. Không ngoài chí đã làm cho phế khí sạch, ngược lại thì hại phế.  Nếu như đã quá ăn quả dưa, nên lợi nhẹ một đợt, thở yên hai ngày, lấy rau muốn trắng nấu cháo bỏ thêm thận con dê, ăn vào lúc đói để bổ, nếu như không có thận dê lấy thận con lợn thay thế uống thêm thuốc bổ. Vào mùa thu nếu ấm chân mát đầu, đó là lúc mà khí được thanh thùa và cơ thể thu liếm. Từ ngày Hạ chí trở đi, âm khí vượng dần, những chiếu, vạt áo mỏng thì bồi dày thêm. Hoặc mùa hạ đã thương thử, đến mùa thu phát thành sốt rét mà ho, dương lên âm xuống tranh nhau làm hàn, dương xuống âm lên tranh nhau làm nhiệt, hàn nhiệt tranh nhau đều làm cho phế bị bệnh. Nếu như hai mạch thiếu dương hơi huyền, tức là mùa hạ ăn thức ăn sống, lạnh, tích trệ lưu ở trong, đến mùa thu làm biến thành chứng lỵ. Nếu như mùa thu mà mạch ở Túc dương minh, thái âm hơi huyền, nhu mà tụ, là mạch ngược với mùa, sợ bệnh sẽ nguy ngập, nếu như gặp mạch mùa thu như sợi lông, phép chữa xem ở sau và trước.

Sách “Tố Vấn” nói: “Thu thương vu thấp, đông sinh khái tấu, thuần dương quy không”, nghĩa là mùa thu thương thấp, mùa đông sinh ho hắng, thuần dương quay về khoảng trống.

“Một pháp” nói: “Đi, ở, nằm, ngồi thường ngậm miệng, thở ra hít vào điều hòa nhịp thở, yên tiếng nói, cam tân, ngọc dịch xuống họng đều đều, không lúc nào phổi không nhuận, làm cho tà hỏa giáng xuống mà thanh phế kim vậy”.

 CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1.    TRUNG PHỦ: 中府

•    Huyệt Mộ
•    Nơi chứa giữ vật chất bên trong
•    Có tên là Ưng du
-    Vị trí : Cạnh ngoài, phía trên của vách trước lồng ngực, trên vú 3 xương sườn, cách đường giữa ngực là 6 thốn, từ huyệt Vân môn xuống là 1 thốn, là phế mộ, chỗ hội của hai mạch Thủ Túc thái âm.
-    Cách lấy huyệt : Cho 2 tay chéo ra phía sau lưng thì thấy ở dưới đầu ngoài xương đòn hiện ra một hố lõm tam giác (chính giữa hố lõm là huyệt Vân môn) từ chính giữa hố lõm đó xuống theo đường rãnh giữa cơ tam giác vai và lồng ngực là 1 thốn, nằm trên khe sườn 1 – 2.
Cách thứ 2 : Từ đầu vú (chỉ dùng đo ở nam giới) đo ra ngoài 2 thốn rồi từ đó thẳng lên 3 khe sườn (tức là khe liên sườn 1 - 2).
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân thốn. Châm dưới da về hướng trên và bên ngoài sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.
-    Chủ trị : Ho hắng, hen, tức ngực, đau bả vai, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, bụng chướng, sưng ở tứ chi, ăn không xuống, nôn mửa, đảm nhiệt nôn ngược lên, ho nhổ nước bọt, nước mũi đục, bị gió ra mồi hôi, da đau mặt sưng, bướu cổ, tràng nhạc.
-    Tác dụng phối hợp : Với Thiếu xung trị đau ngực ; với Đại chùy trị viêm phổi, giãn phế quản xuất huyết ; với Nội quan trị cánh tay mát lạnh, với Phế du, Khổng tối trị viêm phế quản mạn tính, với Kết hạch điểm, Phế nhiệt huyệt, Phế du trị lao phổi.

2.    VÂN MÔN: 雲門
•    Cửa của tiếng nói.
-    Vị trí: Dưới xương đòn, từ giữa ngực ra 6 thốn, giữa hố lõm tam giác, ở dưới huyệt Cự cốt, từ huyệt Khí hộ ra 2 thốn.
-    Cách châm cứu: Châm chếch lên trên và ra ngoài sau 0,5 – 1 thốn, cứu  3 – 7 mồi, hơ 5 – 15 phút.
-    Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, đau ngực, ngực buồn bằn, viêm quanh khớp vai, thương hàn tứ chi nóng không dứt, đau khắp sườn và lưng trên, hầu bại, tràng nhạc.
-    CHÚ Ý: CẤM CHÂM SÂU, sợ bách thần tán.

3.    THIÊN PHỦ:  天府
•    Nơi chứa giữ vật chất của trời
-    Vị trí: Đầu nếp gấp nách xuống 3 thốn, cạnh ngoài cơ nhị đầu, co khuỷu tay thì từ khuỷu tay lên 5 thốn.
-    Cách lấy huyệt: Chấm mực vào đầu mũi, giơ tay lên, cánh tay chấm vào đầu mũi, nơi đụng có dấu là huyệt.
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1- 2 thốn, CẤM CỨU.
-    Chủ trị: Hen xuyễn, mũi chảy máu cam, khái huyết, hầu họng sưng đau, khuỷu cánh tay đau, trúng phong tà, chảy nước mắt, hay quên, phi thi ác thuyên (một chứng thi quyết), nói lời của quỷ, sốt rét nóng lạnh, mắt hoa, nhìn gần mờ mờ, tràng nhạc.

4.    HIỆP BẠCH:  俠白
•    Màu trắng hòa hiệp.
-    Vị trí: Cạnh trước và ngoài xương cánh tay, từ huyệt Thiên phủ xuống 1 thốn.
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ  10 -15 phút
-    Chủ trị: Ho hắng, thở gấp, ngực đau, cạnh trong cánh tay đau, đau tim, ngắn hơi, nôn khan ngược lên.

5.    XÍCH TRẠCH:  尺澤
•    Cái ao ở xương xích (xương trụ);
•    Huyệt Hợp Thủy
-    Vị trí: Ở nếp gấp trước khuỷu tay, cạnh ngoài gân lớn của cơ nhị đầu cánh tay, giữa chỗ lõm khe gân xương, chỗ mạch Thủ thái âm đi vào ,là Hợp Thủy. Phế thực thì tả ở đó
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 phút. CẤM CHÂM SÂU chếch vào giữa khuỷu. Khêu nặn máu xung quanh có thể chữa được viêm dạ dày, ruột.
-    Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng, hen, khái huyết, phát sốt nóng, ho gà, chướng tức ngực, đau ngực, đau khuỷu và cánh tay, viêm mạc lồng ngực, hầu họng sưng đau, đan độc, ra mồ hôi; trúng gió, đi đái nhiều lần, hay hắt hơi, buồn khóc, nóng rét phong bại, bắp tay cánh tay co rút, bàn tay không nâng lên đươc, khí lên buồn nôn, miệng khô, ho nhổ nước bọt đục, sốt rét lâu ngày, tứ chi bạo thũng, tim đau cánh tay lạnh, ngắn hơi, phế giãn rộng ra, thắt lưng cột sống cứng đau, trẻ em mạn kinh phong.
-    Tác dụng phối hợp: Với Đại chùy thấu Kết hạch điểm, Hoa cái thấu toàn cơ, trị lao phổi, với Ủy trung dùng kim 3 cạnh chích nặn máu trị đan độc, với Khúc trì trị khuỷu tay co đau, với Thiếu trạch trị tim buồn bẳn.

6.    KHỔNG TỐI: 孔最
•    Chỗ tổng quát về các lỗ
•    Huyệt Khích
-    Vị trí: Ở cạnh cẳng tay phía ngón cái (cạnh quay), từ cổ tay lên 7 thốn
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút
-    Chủ trị: Ho hắng, hen, khái huyết, ngón tay cứng đơ không co duỗi được, viêm phổi, viêm amiđan, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, mất tiếng, họng sưng, đầu đau.
-    Tác dụng phối hợp: Với Thiên đột, Phế du trị ho hen, với Khúc trì, Phế du trị khái huyết; với Đại chùy, Phế du trị sưng phổi, với Khúc trạch, Phế du trị nhổ bọt ra máu.

7.    LIỆT KHUYẾT:  列缺
•    Chỗ còn thiếu ở hàng ngũ
•    Huyệt Lạc với Thủ Dương Minh Đại Trường, Huyệt tổng vùng cổ gáy, huyệt giao hội vơi Nhâm mạch.
-    Vị trí: Ở sau cổ tay, phía ngón cái, cạnh ngoài mặt trước xương quay, cổ tay lên 1,5 thốn.
-    Cách lấy huyệt: Người bệnh mở ngón tay cái và trỏ cả 2 bàn tay ,giao nhau cho ngón trỏ qua mô cái phía lòng bàn tay, đầu ngón trỏ kia đặt lên mô cao đầu xương quay, chỗ đầu ngón trỏ ấn vào xương quay là huyệt, chỗ đó bờ xương hơi lõm xuống.
-    Cách châm cứu: Châm chếch lên, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút.
-    Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng, đau đầu, đau răng, gáy cổ cứng đau, hầu họng sưng đau, mồm miệng méo lệch, người già đái nhiều, bán thân bất toại, phong chấn, đái ra máu, tứ chi bạo sưng, cổ tay không có sức, lòng bàn tay nóng, miệng ngậm không mở, sốt rét nóng lạnh, nôn ra nước bọt, hay cười, môi miệng trề ra, hay quên, đái ra tinh, đau dương vật, nước đái nóng, động kinh mắt nhìn lơ láo, mặt mắt và tứ chi sưng, vai bại, ngực và lưng trên rét run, ít hơi không đủ để thở, thi quyết (thân cứng đơ).
“Tố Vấn” nói rằng: Thực thì bàn tay rời ra, lòng bàn tay nóng, tả ở đó; Hư thì không đủ thở, thì đái nhiều lần mà rơi rớt, bổ ở đó. Đi thẳng gọi là kinh, đi ngang gọi là lạc, nhánh của Thủ thái âm phế từ sau cổ tay ra thẳng theo cạnh trong ngón trỏ đến đầu chót, là nhánh nối từ Liệt khuyết đến huyệt Dương khê bên kinh Dương minh. Người ta có trường hợp cả 3 bộ mạch thốn, quan, xích không thấy mà thấy mạch từ Liệt khuyết đến Dương khê, thường gọi là Phản quan mạch. Mạch đó hư mà lạc mạch đầy, “Thiên Kinh Dực” gọi là Dương mạch nghịch, ngược lại to gấp ba lần ở thốn khâu.
-    Tác dụng phối hợp: Với Hậu khê chữa đau đầu gáy, với Chiếu hải chữa ho hen, với Dương khê, Áp thống điểm trị viêm kiến tiêu kiểu hẹp tắc (kiến tiêu là gân đầu cơ)

8.    KINH CỪ: 經渠
•    Cái rãnh trên đường dọc;
•    Huyệt Kinh Kim
-    Vị trí: Phía trong ụ lồi xương quay, lằn cổ tay lên 1 thốn, giữa chỗ lõm ở động mạch, chỗ mạch phế đi là Kinh, Kim.
-    Cách châm cứu: Châm đứng hoặc chếch sâu 0,5 – 1 thốn, tránh động mạch, CẤM CỨU.
-    Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, ngực đau, cổ tay đau, sốt rét nóng lạnh, ngực và lưng trên đều cấp, ngực tức giãn ra, hầu bại, giữa bàn tay nóng, thương hàn, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, đau tim nôn mửa, viêm khí quản.

9.    THÁI UYÊN: 太淵
•    Chỗ rất sâu
•    Có tên là Thái tuyền, Ti đường tổ húy
•    Huyệt Hội của Mạch, Huyệt Nguyên, Huyệt Du thổ.
-    Vị trí: Ở chỗ lõm sau mô cái trên lằn cổ tay, chỗ có động mạch đập. “Nội kinh” nói: Mạch Hội Thái uyên, chỗ phế mạch trú là Du, Thổ, phế hư bổ ở đó.
-    Cách châm cứu: Châm dứng kim sâu 2 – 3 phân, cứu 1 – 3 mồi, hơ 3 – 5 phút.
-    Chủ trị: Hen, hầu họng sưng, đau ngực, chứng mất mạch, ho hắng, mất ngủ, viêm phế quản, ho gà, cảm mạo, lao phổi, tật bệnh ở ổ khớp và tổ chức phần mềm quanh khớp cổ tay, đau đầu, đau răng, đau mắt sinh màng, ho ra máu, cổ tay đau đớn không có sức, hay ựa, nôn ra đồ ăn uống, bứt rứt không nằm được, phế giãn trương ra.
-    Tác dụng phối hợp: Với Nội quan trị đau ngực, tim đập quá nhanh, với Liệt khuyết trị ho hắng phong đàm, với Nội quan, Tứ phùng trị ho gà, với Ngư tế trị họng khô.
Ngoài ra còn trị mắt đỏ đau, làm nóng làm rét, đau dẫn vào trong hố đòn, giữa lòng bàn tay nóng, hay ngáp, vai và lưng trên lạnh đau, sặc khí ngược lên, đau tim tắc mạch, rét run, họng khô, nói nhảm, miệng giãn ra, nước tiểu biến màu, tự nhiên rớt nước đái ra không có giờ giấc.

10.    NGƯ TẾ: 魚際
•    Bờ cạnh con cá;
•    Huyệt Huỳnh Hỏa.
-    Vị trí: Trên mô cái, phía trong khớp ngón cái và đốt bàn số 1.
-    Cách lấy huyệt: Để lòng bàn tay ngửa lên, từ lòng bàn tay ra cạnh ngoài xương bàn ngón 1 kẻ một đường, chia làm 4 đoạn thì huyệt ở cách cạnh ngoài 1 phần, cách tâm 3 phần, chỗ mạch phế lưu là Vinh, Hỏa
-    Cách châm cứu: Châm sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút (ĐẠI THÀNH– CẤM CỨU)
-    Chủ trị: Phát sốt, ho hắng, đau sườn ngực, đau hầu, viêm amidan, mất tiếng không nói được, hen, ho ra máu, trẻ em cam tích, bệnh rượu, sợ gió lạnh, hư nhiệt, trên lưỡi màu vàng, mình nóng đầu đau, ựa, thương hàn mồ hôi không ra, lưng trên đau không thở được, khuỷu tay co, cả chi tức, trong họng khô, rét run hàm khua lập cập, đái ra máu, nôn ra máu, tim bại buồn sợ, sưng nhọt ở vú.
Đông Viên nói rằng: “Vị khí trôi xuống ở dưới, khí ngũ tạng đều loạn. Tại ở phế lấy Ngư tế ở thủ thái âm và túc thiếu âm du huyệt Thái khê”.
-    Tác dụng phối hợp: Với Dịch môn trị đau hầu, với Cự cốt, Xích trạch trị lạc huyết.

11.    THIẾU THƯƠNG: 少商
•    Buồn rầu ít
•    Huyệt Tỉnh Mộc.
-    Vị trí: Ở cạnh trong gốc móng ngón tay cái (cạnh quay), cách gốc móng tay ra hơn 1 phân, bên ngoài gốc móng, chìm trong da. Chỗ mạch phế ra là Tỉnh, Mộc. Nếu chích máu ở đó tiết nhiệt ở mọi tạng.
-    Cách châm cứu: Mũi kim hơi hướng về phía trên, châm chếch sâu 1 phân, nói chung thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 – 7 mồi, hơ 1 – 3 phút.
-    Chủ trị: Chủ trị mũi chảy máu cam, nôn ọe, ho hắng, phát sốt, cấp tính đau mắt đỏ, ho gà, chứng giản, đột nhiên choáng quay cuồng, hầu họng sưng đau, viêm amidan, sưng quai bị, cảm mạo, viêm phổi, trúng gió, trẻ em rối loạn tiêu hóa, tinh thần phân liệt, tim buồn bẳn, muốn ựa, đau tức dưới tim, mồ hôi ra mà lạnh, sốt rét lâu ngày rét run, bụng đầy, nhổ bọt vặt, môi khô đòi uống, ăn không xuống, giãn ra, bàn tay co, ngón tay đau, lòng bàn tay nóng, rét run hàm khua lập cập, trong hầu kêu.
Sách về châm đời Đường có Phành Quân Xước tự nhiên hàm sưng to như cái thăng, trong hầu bế tắc, một hạt nước cũng không lọt xuống đã 3 ngày, Châu Quyền lấy kim 3 cạnh đâm vào huyệt này hơi ra tí máu khỏi ngay. Tả tạng nhiệt vậy.
-    Tác dụng phối hợp: Chích Thiếu thương nặn máu phối hợp với Hợp cốc trị viêm amidan cấp tính, với Khúc trạch trị huyết hư, miệng khát, với Thiên Đột, Hợp cốc trị hầu họng sưng đau, với Thương dương chích nặn máu trị hầu họng sưng đau.


II. THU DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH

(Khí huyết của Đại trường đi qua phần bắt đầu xương ở tay)
1.Thủ dương minh kinh chủ trị:
“Nội kinh” nói rằng: Đại trường chức vụ đường vận chuyển biến hóa ra ở đó. Lại nói: Đại trường là bạch trường (Ruột trắng).
2.Thủ Dương minh đại trường kinh nguyệt:
+ Thủ dương ming đại trường có 20 huyệt: Thương dương, Nhị gian, Tam gian, Hợp cốc, Dương khê, Thiên lịch, Ôn lưu, Hạ liêm, Thượng liêm, Thủ tam lý, Khúc trì, Trử liêu, Ngũ lý, Tí nhu, Kiên ngung, Cự cốt, Thiên vạc, Phù đột, Hòa liêu, Nghinh hương (cả 2 bên là 40 huyệt).
+ Kinh này bắt đầu ở Thương dương, kết thúc ở Nghinh hương. Lấy Thương dương, Nhị gian, Tam gian, Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
+ Mạch đó bắt đầu ở ngón cái và ngón trỏ tay, theo ngón tay lên cạnh trên, ra Hợp cốc ở khe hai xương, lên vào giữa hai gân, theo cạnh cánh tay vào cạnh ngoài khuỷu tay, lên theo cạnh ngoài và phía trước bắt thịt bả vai, lên vai ra cạnh trước xương vai, lên ra xương sống hội ở phía trên, xuống vào hố đòn, có nhánh nối vào phế, xuống hoàng cách, thuộc với đại trường. Mạch nhánh nữa từ hố đòn đi lên cổ, xuyên qua má vào giữa xương hàm dưới, lại ra cạnh mồm, giao qua Nhân Trung, từ trái sang phải, phải sang trái, lên cạnh lỗ mũi theo Hòa Liêu, Nhân Nghinh mà tận cùng, rồi giao với Túc dương minh. Là một kinh khí huyết đều nhiều, giờ Mão khí huyết đi ở đó, chịu giao với Thủ thái âm.
+ Là phủ Oanh, Kim, Mạch xem  ở thốn bộ bên phải.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1.    THƯƠNG DƯƠNG: 商陽

•    Âm thương ở phần dương, buồn rầu ở mặt dương;
•    Có tên là Tuyệt dương
•    Huyệt Tỉnh  Kim
-    Vị trí : Ở cạnh trong gốc móng ngón tay trỏ, cạnh quay (cạnh áp ngón cái), cách gốc móng ra hơn 1 phân, chỗ mạch thủ dương minh đại trường ra là : Tỉnh, Kim
-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, nghiêng bàn tay, ngón cái lên trên ngón út xuống dưới.
-    Cách châm cứu : Mũi kim hơi chếch lên, sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
-    Chủ trị : Ho gà, cấp tính đau mát hỏa, trúng gió hôn mê, các bệnh nhiệt, đau răng, đau hầu họng, tai điếc, ngón tay tê, trong ngực đầy khí, ho hen, chi sưng, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, nóng rét do sốt rét lâu ngày, miệng khô, hàm má sưng, sợ lạnh, vai và lưng trên cấp đau, dẫn vào trong hố đòn, mắt thong manh, cứu 3 mồi, bên trái lấy bên phải, bên phải lấy bên trái, khoảng chừng một bữa ăn khỏi ngay.
-    Tác dụng phối hợp : Với Thiếu thương chích nặn máy chữa hầu họng sưng đau, hiệu quả rất rõ rệt.

2.    NHỊ GIAN: 二間
•    Khoảng cách thứ hai
•    Có tên là Gian cốc
•    Huyệt Huỳnh Thủy
-    Vị trí : Nắm bàn tay lại, ở chỗ lõm trước khớp ngón trỏ và xương bàn ở cạnh quay. Chỗ mạch thủ dương minh đại trường lưu (chuyển) là Vinh, Thủy, Đại trường thực thì tả ở đó.
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút
-    Chủ trị : Mũi chảy máu, đau răng, hầu họng sưng đau, bả vai đau, đau tê dại thần kinh mặt, bệnh sốt cao, hàm sưng, hay sợ, mắt vàng, miệng khô, miệng méo, cấp tính ăn không thông, thương hàn, nước kết lại.

3.    TAM GIAN: 三間

•    Khoảng cách thứ ba
•    Có tên là Thiếu cốc
•    Huyệt Du Mộc
-    Vị trí : Chỗ lõm sau đầu ngoài xương bàn số 2, ở cạnh quay, nắm tay lấy huyệt. Chỗ mạch thủ dương minh dừng trú ở đó là Du, Mộc.
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
-    Chủ trị : Đau mắt, đau răng hàm dưới, đau thần kinh tam thoa, hầu họng sưng đau, ngón tay và mu bàn tay sưng đau, sốt rét, ham nằm, ngực bụng đầy tức, ruột kêu, ỉa như tháo cống, môi khô miệng khô cứng, xuyễn, khóe mắt cấp đau, lưỡi thè lè, nước mắt xuống đến cổ, hay sợ, nhổ bọt nhiều, thương hàn hơi thở ra nóng, mình nóng mà kết nước.
Đông viên nói rằng : « Khí ở tay chân lấy ở đó, trước hết bỏ huyết mạch, sau lấy sâu ở thủ dương minh chỗ Vinh, Du là Nhị gian, Tam Gian » (Khí tại vu tý túc thủ chi, tiêu khứ huyết mạch, hậu thân thủ thủ dương minh chi Vinh, Du Nhị gian, Tam gian).

4.    HỢP CỐC: 合谷
•    Cái hang hộp, cái hang vừa vặn;
•    Có tên là Hổ khẩu
•    Huyệt Nguyên, Huyệt tổng vùng mặt
-    Vị trí : Ở mu bàn tay, khe đốt bàn ngón 1 – 2
-    Cách lấy huyệt : Người bệnh giang ngón cái và ngón trỏ tay, lấy ngón cái tay kia đặt vào Hổ khẩu tay này, giao hổ khẩu đối nhau, lấy đầu nếp ngang ngón cái này chiếu xuống mu bàn tay, cạnh xương bàn ngón 2 là huyệt. Chỗ mạch thủ dương minh đại trường qua là Nguyên, Hư thực đều bạt ở đó.
-    Cách châm cứu : Chân mũi kim hướng về phía huyệt Lao cung hoặc huyệt Hậu khê, sâu 0,5 – 1 thốn, có thể từ 1 – 2 thốn, bàn tay tê tức hướng lan ra đầu ngón, nếu châm chếch về phía trên của bàn tay châm sâu hơn 1 thốn, cảm giá có thể lan tới khuỷu hoặc vai, cứu 3 mồi, hơ 5 phút. ĐÀN BÀ  CÓ CHỬA CẤM CHÂM.
-    Chủ trị: Huyệt này là huyệt chủ yếu chữa ngoại cảm và đầu mặt mồm như : cảm mạo, sốt cao, đau đầu, đau răng, hầu họng sưng đau, mắt sưng đỏ đau, say nắng, ho gà, liệt mặt, hàm răng cắn chặt, thần kinh thất thường, sâu mũi, hành kinh đau bụng, bế kinh, ngón tay tê cứng, đau lỗ đít, nổi mày đay ngứa, thần kinh suy nhược, các loại đau đớn, mũi chảy máu cam, tai điếc, mặt phù, miệng mắt méo lệch, trúng gió cấm khẩu, sốt rét, mụn nhọt, làm trụy thai, ra thai chết lưu, thương hàn đại khát, mạch nổi ở biểu, cột sống cứng, không có mồi hôi, mắt nhìn không rõ, mắt sinh màng trắng, mặt sưng môi mép không gọn, đau một bên đầu, phong một nửa người, trẻ em viêm V.A, đàn bà có chửa có thể châm tả, không thể châm bổ, bổ thì trụy thai, xem rõ thêm huyệt Tam âm giao ở túc thái âm tỳ kinh ở dưới.
-    Tác dụng phối hợp :
+Với Đại Chùy, Khúc trì chữa cảm mạo phát sốt,
+ Với Đại Chùy, Huyết hải chữa dị ứng mẩn ngứa,
+ Với Thái dương chữa răng hàm trên đau, với Giáp xa chữa răng hàm dưới đau,
 + Với Tam âm giao có tác dụng thúc đẻ ;
+ Với Thái xung gọi là «  Tứ quan huyệt » châm vào có tác dụng  điều khí huyết, hòa âm dương, trấn tĩnh, kéo huyết áp xuống, dùng để chữa trẻ em kinh phong, tinh thần thất thường, bệnh cao huyết áp,
+Với Phục lưu trị chứng ra mồ hôi nhiều,
+Với Nội quan có thể dùng gây tê cho các loại thủ thuật,
+Với Khúc trì trị phong chẩn khắp người.

 5.    DƯƠNG KHÊ: 陽溪
o    Khe suối ở mặt dương
o    Có tên là Trung khôi
o    Huyệt Kinh Hỏa
-    Vị trí : Ở chỗ lõm phía cạnh quay trên mu bàn tay, giữa khe gân cơ duỗi ngắn, duỗi dài, chỗ mạch thủ dương minh đại trường hành là Kinh, Hỏa.
-    Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 – 15 phút
-    Chủ trị : Đau đầu, tai điếc, đau mắt, tai ù, đau răng, đau cổ tay, trẻ em tiêu hóa kém, bệnh tật ở khớp và tổ chức phần mềm quanh khớp, khuỷu cánh tay không giơ lên được, đau cuống lưỡi, đau mắt đỏ, mắt có màng, nói cuồng, hay cười, thấy quỷ, bệnh nhiệt mà tâm buồn bẳn, toét mắt, quyết nghịch; ngực tức không thở được, bệnh sốt rét nóng lạnh, ho lạnh nôn ra nước bọt, hầu bại, tai kêu, kinh sợ co khuỷu tay, ghẻ lở.
-    Tác dụng phối hợp : Với Liệt khuyết trị bệnh ở gần đầu cơ vùng cổ tay, với Hợp cốc trị mắt đỏ đau.

6.    THIÊN LỊCH: 偏歷
•    Chỗ mạch đi qua mà lệch
•    Huyệt Lạc với Thủ Thái âm phế.
-    Vị trí: Tại mặt sau xương quay, cách cổ tay 3 thốn, mạch thủ dương minh tách đi sang Thái âm.
-    Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay, từ cạnh quay nếp gấp cổ tay đến huyệt Khúc trì nối thành một đường, cách huyệt Dương khê 3 thốn là huyệt, chỗ đó hơi lõm.
-    Cách châm cứu: Châm sâu từ 6 – 8 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút
-    Chủ trị: Mũi chảy máu cam, đau răng, hầu họng sưng đau, cổ tay và cánh tay đau, liệt mặt, viêm amidan, đau thần kinh cẳng tay, đau vai và cánh tay, mắt lim dim mờ mờ, sốt rét nóng lạnh, bệnh điên nói nhiều, tai ù, phong mồ hôi không ra, đi đái dễ và nhiều, thực thì đau răng, điếc tai tả ở đó, hư thì răng lạnh, bại hoành cách bổ ở đó.
-    Tác dụng phối hợp: Với Ngoạiqua n, Hợp cốc trị đau răng

7.    ÔN LƯU: 溫溜
•    Trôi chảy mà ấm
•    Có tên là Nghịch chú, Phi đầu
•    Huyệt Khích
-    Vị trí: Tại cổ tay lên 5 thốn, co khuỷu tay, trên đường từ cạnh quay cổ tay lên Khúc trì, phía trên huyệt Thiên lịch 2 thốn
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 5 phân đến 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút
-    Chủ trị: Vai và cánh tay đau buốt, quai bị, viêm lưỡi, viêm vòm mồm, liệt mặt, bệnh hầu họng, sôi ruột, đau bụng, ựa ngược mà sặc, bí hơi ở trong cách, nóng rát đau đầu, hay cười, nói cuồng, thấy quỷ, mửa ra bọt dãi, phong nghịch sưng tứ chi, lưỡi thè lè.
-    Tác dụng phối hợp: với Kỳ môn chữa bị lạnh mà cứng cổ gáy

8.    HẠ LIÊM:下廉

•    Điểm trong sạch ở dưới, dưới cạnh
-    Vị trí: Huyệt Khúc trì xuống 4 thốn, cách Thượng Liêm 1 thốn
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi,  hơ 5 – 20 phút
-    Chủ trị: Khuỷu cánh tay đau, bụng đau, viêm tuyến vú,  rụng tóc, đau đầu, đau mắt choáng váng, ỉa như cháo loãng, lao phổi, bụng dưới chướng, nước đái vàng, đái ra máu, nói cuồng, phong 1 bên người, phong nóng, bại lạnh bất toại, phong thấp bại, tiểu trường khí bất túc, mặt không có màu sắc, có hạch hòn, bụng đau đớn như có dao đâm, bụng sườn đau tức, chạy cuồng, đau sát hai bên rốn, ăn không hóa, thở xuyên không thể đi được, môi khô mà ra nước dãi.

9.    THƯỢNG LIÊM:    上廉
•    Điểm trong sạch ở trên cạnh
-    Vị trí: Huyệt Khúc trì xuống 3 thốn, huyệt Tam lý xuống 1 thốn, chỗ phân riêng thay thế cho dương minh hội ở ngoài
-    Cách châm cứu: Châm đứng sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút
-    Chủ trị: Vai, cánh tay đau buốt, chi trên tê dại, tê bại, sôi ruột đau bụng, liệt nửa người, bong gân, chân tay tê dại, đái khó mà vàng đỏ, xương tủy lạnh, xuyễn, đại trường khí, não phong đau đầu.

10.    THỦ TAM LÝ: 手三里
•    Ba dặm (Ở tay)
-    Vị trí: Ở huyệt Khúc trì thẳng xuống 2 thốn, ấn chỗ đó thì thịt đẩy lên, đúng chỗ thịt lồi ra ;
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 2 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút
-    Chủ trị: Vai, cánh tay đau, liệt nửa người, đau răng, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, cao huyết áp, quai bị, chi trên tê bại, bệnh loét tá tràng và đau dạ dày, tiêu hóa không tốt, mất tiếng, sưng hàm má, tràng nhạc, vừa ỉa vừa mửa, bán thân bất toại, khuỷu tay co không duỗi, trúng gió trễ miệng.
-    Tác dụng phối hợp:
+ Với Túc Tam lý trị bệnh đường ruột, có thể làm tăng giảm nhu động ruột,
+Với Kiên ngung, Trung chữ trị đau vai, viêm chung quanh khớp vai,
+Với Hợp cốc, Dưỡng lão chữa ung nhọt, với Thiếu hải trị bàn tay, cánh tay tê dại,
+Với Trung quảng Túc tam lý trị bệnh loét tá tràng, với Túc Tam lý trị đồ ăn giãn hơi thành hòn cục.

11.    KHÚC TRÌ: 曲池
•    Cái đầm cong, cái ao chỗ gập
•    Huyệt Hợp Thổ
-    Vị trí: Ở đầu cao chỗ cuối cùng nếp ngang khuỷu tay
-    Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay thành vuông góc, chỗ giữa đầu nếp gấp khuỷu tay và lồi cầu đầu xương cánh tay là huyệt. Chỗ mạch thủ dương minh đại trường vào là Hợp thổ
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ từ 5 – 10 phút. Có thể xuyên qua Thiếu hải, cục bộ tê tức có khi đến bàn tay, cánh tay.
-    Chủ trị: Cảm mạo, phát sốt, nôn mửa, say nắng, đau khuỷu và vai, chi trên bất toại, sưng quai bị, cao huyết áp, bệnh ngoài da, nổi mày đay ngứa, chứng động kinh, các khớp ở chi trên đau, thiếu máu, tật quá nản, cảm, tuyến giáp trạng sưng to, mắt đỏ đau, đau răng, hầu bại, tràng nhạc, da khô khan, kinh nguyệt không thông, bán thân bất toại, phong quanh mắt cá chân, bàn tay và cánh tay sưng đỏ, ác phong tà khí chảy nước mắt ra, hay quên, trong ngực tức bứt rứt, xương cánh tay trên đau đớn gân chùng ra, nắm giữ vật không được, không kéo cung mở ra được, gập duỗi khó khăn, phong bại, khuỷu tay nhỏ không có sức, thương hàn nóng dư bất tận, nhấc mình đau như sâu cắn.
-    Tác dụng phối hợp:
+Với Thiếu xung trị phát sốt, với Túc tam lý trị bệnh đường ruột,
+Với Kiên ngung, Hợp cốc trị bệnh chi trên bất toại, đau đớn,
+Với Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy trị nổi mày đay ngứa, với Xích trạch trị đau khuỷu tay,
+Với Đại chùy, Hợp cốc, Ấn đường, Thiếu thương trị sởi, với Đại chùy Thập tuyên trị sốt cao,
+Với Túc tam lý, Nhân nghinh trị cao huyết áp, với Đại chùy Thái xung, Túc tam lý, Hợp cốc trị nguyên phát tính tiểu cầu giảm gây ra xuất huyết dưới da (Tử điến), với Thần môn, Ngư tế trị mửa ra máu.

12.    TRỬU LIÊU:  肘髎
o    Lỗ ở khuỷu tay, sụn ở khuỷu tay
o    Có tên là Trửa giao
-    Vị trí : Khi co khuỷu tay nó ở đầu nếp gấp khuỷu ra ngoài huyệt Khúc trì, hơi hướng lên trên và ra ngoài 1 thốn, sát cạnh ngoài đầu ngoài xương cánh tay.
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
-    Chủ trị : Đau khớp khuỷu, co dúm, tê dại, viêm lồi trên phía bên ngoài xương cánh tay trên, phong lao hay nằm
-    Tác dụng phối hợp : Với Khúc trì, Thủ tam lý trị phía trên cạnh ngoài xương cánh tay trên viêm

13.    NGŨ LÝ:  五 里
•    Năm dặm
•    Có tên là Thủy ngũ lý
-    Vị trí: Huyệt Khúc trì lên 3 thốn, co khuỷu tay lấy huyệt
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, tránh huyết quản, cứu 7 mồi, hơ 5 – 15 phút. Sách “Tố Vấn Đại” CẤM CHÂM.
-    Chủ trị: Viêm phổi, viêm phúc mạc, đau khuỷu tay, lao hạch, ho ra máu, phong lao sợ hãi, ham nằm, tứ chi không động được, chướng tức dưới tim, khí lên, mình vàng, khuỷu tay hơi có nóng, mắt nhìn mờ mờ, sốt rét lâu ngày.

14.    TÝ NHU: 臂臑
•    Bắp thịt vai bắt xuống cánh tay
-    Vị trí: Cạnh ngoài phía trước cánh tay trên, phía trước chỗ dưới cơ tam giác, Là lạc của Thủ dương minh, hội với Thủ túc thái dương. Hơi nâng tay lên lấy huyệt
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút
-    Chủ trị: Đau cánh tay, liệt nửa người, bệnh mắt, nóng rét, cổ gáy co cấp, bả vai đau không thể nâng lên, tràng nhạc.
-    Tác dụng phối hợp: Thấu huyệt Nhu thượng với Khúc trì trị đau vai và cánh tay, với Tinh minh, Thừa khấp trị bệnh mắt.
Mũi kim hơi hướng lên thấu Kiên ngung dùng vào châm tê mổ vùng ngực, với Trửu liêu trị cánh tay đau không nâng lên được.

15.    KIÊN NGUNG: 肩髃
•    Góc vai
•    Có tên là Trung kiên tỉnh, Thiên kiên
-    Vị trí: Huyệt ở đầu vai, đúng khớp vai, chỗ đó hội của Thủ dương minh và Dương kiểu.
-    Cách lấy huyệt: Giơ ngang cánh tay, chỗ xương cao to đầu khớp vai hơi lui về phía trước và xuống hơn 1 thốn, ở đó có 1 hố lõm là huyệt.
-    Cách châm cứu: Giơ tay có thể châm đứng sâu 0,5 – 1 thốn. Khi để xuôi có thể châm mũi kim chếch xuống 1 – 2 thống, cứu 10 mồi, hơ 5 – 10 phút. Nếu cứu phong 1 bên người thì nên cứu 7 x 7 = 49 mồi, không nên cứu nhiều, sợ bàn tay và cánh tay nhỏ đi. Nếu bênh phong gân cốt không có sức lâu ngày không khỏi, cứu không sợ nhỏ. Châm thì tiết nhiệt khí ở vai và cánh tay.
-    Chủ trị: Vai và cánh tay đau đớn, chi trên bất toại, trúng gió liệt nửa người, cao huyết áp, đau khớp vai, viêm chung quanh khớp vai, chứng nhiều mồ hôi, bệnh nhiệt nóng trong vai không thể ngoái cổ lại được, tay không hướng lên đầu được, phong nhiệt ẩn chẩn, sắc mặt khô xác, lao khí ra tinh, thương hàn sốt không thôi, tứ chi nhiệt, mọi thứ anh khí (các loại u bướu ở cổ). Sử về châm chép ở Châu Lỗ đời Đường, Khố Địch Kiêm không thể kéo cung, Châu Quyền châm Kiên ngung kim tiến xong thì có thể kéo cung được.
-    Tác dụng phối hợp: Với Khúc trì, Hợp cốc chữa vai và cánh tay đau đớn, với Kiên nội lăng, Kiên liêu, Khúc trì trị bệnh tật ở khớp vai, với Kiên liêu, Dương lăng tuyền trị viêm bao hoạt dịch dưới ụ vai, với Dương khê trị phong chẩn.

16.    CỰ CỐT: 巨骨
•    Xương to
-    Vị trí: Ở chỗ lõm giữa mỏm ngoài xương đòn và võng xương bả vai. Chỗ đó hội của Thủ dương minh và Dương kiều.
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút
-    Chủ trị: Vai, cánh tay đau, không co duỗi được, thổ huyết, lao hạch ở cổ, bệnh ở khớp vai và tổ chức phần mềm, kinh giản, bướu cổ, trong ngực có huyết ứ + Túc lâm khấp.
-    Tác dụng phối hợp: Với Kiên liêu thấu Cực tuyền, Dương lăng tuyền trị viêm chung quanh khớp vai, với Khổng tối, Xích trạch, Ngư tế trị lạc huyết, với Tiền cốc trị cánh tay không nâng lên được.

17.    THIÊC VẠC:( Thiên  Đỉnh) 天鼎
•    Cái vạc của trời
-    Vị trí: Ở huyệt Phù dột cạnh cổ xuống 1 thốn, phía sau cơ ức đòn chũm, ở giữa huyệt Phù dột và huyệt Khuyết bồn.
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút
-    Chủ trị: Ho hen, nhiều đờm, hầu họng sưng đau, viêm amidan, viêm đầu hầu, lao hạch cổ, chứng tê bại cơ xương lưỡi, bạo câm không nói được, khí vướng, trong hầu kêu.

18.    PHÙ ĐỘT: 扶突
•    Giúp sự xúc phạm, giúp sự bất ngờ
•    Có tên là Thủy huyệt
-    Vị trí : Ở kết hầu sang 3 thốn, chỗ giữa nhánh đòn và nhánh ức nhập vào thành cơ ức đòn chũm, huyệt Khí xá lên 1,5 thốn.
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
-    Chủ trị : Ho  hen, nhiều đờm, hầu họng sưng đau, câm điếc, nuốt vào họng khó khăn, trong họng như có tiếng gà nước kêu.
-    Tác dụng phối hợp : Với Thiên đột, Thái khê trị ho hắng, với Thiên đột, Hợp cốc trị ho hắng, với Thiên đột, Thái khê trị hầu kêu, ho hắng nhổ bọt nhiều.

19.    HÒA LIÊU:和髎
•    Cái lỗ hình hạt lúa
•    Có tên Trưởng nguyên
-    Vị trí: Từ huyệt Nhân trung ra hai bên 5 phân, chỗ mạch khí Thủ dương minh phát.
-    Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu đến 3 – 5 phân, CẤM CỨU.
-    Chủ trị: Tê liệt thần kinh mặt, chảy máu mũi, tắc mũi, viêm mũi, thi quyết và miệng không thể há ra, mũi có thịt thừa.
-    Tác dụng phối hợp: Với Khiên chính, Địa thương, Tứ bạch, Dương bạch trị thần kinh mặt tê bại, với Ấn đường, Liệt khuyết trị mũi chảy máu.

20.    NGHINH HƯƠNG: 迎香
•    Đón mùi thơm
-    Vị trí: Ở cạnh ngoài lỗ mũi 5 phân, chỗ đó hội của Thủ Túc dương minh.
-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 3 phân thốn hoặc châm chếch vào và lên 0,5 – 1 thốn, không cứu được vì kẹt. CẤM CỨU.
-    Chủ trị: Các nghẹt mũi, mũi sâu, cảm mạo, ra gió chảy nước mắt, liệt mặt, châm thấu Tứ bạch có thể chữa giun chui ống mật, viêm hốc cạnh mũi, phong một bên miệng méo, mặt ngứa sưng phù, phong rung rung, giống như giun bò, môi sưng đau, thở xuyễn, mũi lệch, nhiều nước mũi, chảy máu mũi, mũi có thịt thừa, xương mũi có mụn.
-    Tác dụng phối hợp: Với Thượng tinh, Hợp cốc chữa các bệnh về mũi, với Thính hội chữa tai điến, bí hơi, Thấu tứ bạch với Nhân trung, Đảm nang huyệt, Túc tam lý, Trung quản trị chứng giun chui đường mật, Thấu Tỵ thông với Khúc trì, Thượng tin, Hợp cốc trị viêm hốc cạnh mũi, với Ấn đường, Hợp cốc trị viêm mũi mạn tính, với Hợp cốc trị mặt sưng ngứa.


III. TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH

(Khí huyết của vị đi qua phần bắt đầu dương ở chân)
1.Túc dương minh vị kinh chủ trị:
“Nội kinh” nói rằng: “Vị là chức vụ kho chứa, ngũ vị từ đó mà ra”. Lại nói: “Vị là hoàng trường”.
Ngũ vị vào mồm, chứa ở dạ dày để nuôi khí của 5 tạng. Vị là các bể chứa thủy cốc (thủy cốc chi hải), là chỗ gốc lớn của 6 tạng phủ. Khí vị của lục phủ, ngũ tạng đều từ dạ dày mà ra cả.

2.Túc dương minh vị kinh huyệt:
+ Kinh này có 45 huyệt là : Đầu duy, Hạ quan, Giáp xa, Thừa khấp, Tứ bạch, Cự liêu, Địa thương, Đại nghinh, Nhân nghinh, Thủy đột, Khí xá, Khuyết bồn, Khí hộ, Khố phòng, Ốc ế, Ủng song, Nhũ trung, Nhũ căn, Bất dung, Thừa mãn, Lương môn, Quan môn, Thái ất, Hoạt nhục môn, Thiên khu, Ngoại lăng, Đại cự, Thủy đạo, Quy lai, Khí xung, Bễ quan, Phục thỏ, Âm thị, Lương khâu, Độc ty, Túc tam lý, Thượng cự hư, Điều khẩu, Hạ cự hư, Phong long, Giải khê, Xung dương, Hãm cốc, Nội đình, Lệ đoài (cả hai bên là 90 huyệt).
         + Kinh này bắt đầu ở Đầu duy, dứt ở Lệ đoài. Lấy Lệ đoài, Nội đình, Hãm cốc, Xung dương, Giải khê, Tam lý làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
+ Mạch bắt đầu ở giữa mũi gioa lên giữa trán, bên cạnh khoảng mạch thái dương xuống theo cạnh ngoài mũi, lên vào trong hàm răng, lại ra cạnh miệng, vòng quanh môi, giao xuống Thừa tương, luồn theo cạnh dưới, sau má, ra Đại nghinh, theo Giáp xa, lên trước tai, qua Khách chủ nhân (huyệt Thượng quan) theo mép tóc đến sọ trán. Một nhánh riêng từ phía trước Đại nghinh đi xuống Nhân nghinh theo hầu họng đi vào hố đòn, xuống cách, thuộc vị, có nhánh nối sang tỳ. Đường đi thẳng của nó từ hố đòn xuống cạnh trong vú, kẹp hai bên rốn vào giữa Khí xung. Còn một nhánh nữa bắt đầu từ miệng dưới dạ dày, đi theo phía trong bụng xuống đến Khí xung mà hợp lại đổ xuống Bễ quan, xuống Phục thỏ, xuống vào giữa đầu gối, bánh chè, đi xuống cạnh ngoài ống chân, xuống mu bàn chân, vào giữa khe ngoài ngón hai và ngón giữa. Một nhánh tách ra từ trên mu bàn chân vào khe ngón cái, ra ngoài đầu để giao vào Thái âm. Kinh này nhiều khó, nhiều huyệt, giờ Thìn khí huyết trú tại đó.
+ Phủ Mậu, Thổ mạch ở quan bộ bên phải. Vị khí đều đặn, ngũ tạng ở yên chỗ.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1.    ĐẦU DUY : 頭維
    Giữ già cái đầu
-    Vị trí : Tại góc tóc phía trên cạnh ngoài trán, từ huyệt Bản thần sang bên 1,5 thốn, từ huyệt Thần đình ra bên cạnh 4,5 thốn. Túc dương minh và Thiếu dương hội ở đó.
-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc nằm ngửa, từ giữa hai lông mày thẳng lên vào qua tóc 5 phân, lại từ đó sang ngang hướng ngoài mỗi bên khoảng 4,5 thốn, hoặc từ góc trán vào tóc 5 phân.
-    Cách châm cứu : Mũi kim đi dưới da hướng lên đầu, sâu 3 phân, không nên cứu, sách cổ ghi CẤM CỨU.
-    Chủ trị : Đau đầu, đau bên nửa đầu, hoa mắt, đau xương cạnh ụ mày, gặp gió chảy nước mắt, chứng thần kinh phân liệt, chứng tê dại thần kinh mặt, nhìn vật không rõ, khuông mắt máy động không dứt, xuyễn nghịch phiền tức ,đau đầu như phá mà mắt đau như lồi ra.
-    Tác dụng phối hợp: Đầu duy thấu Suất cốc trị đau bên đầu, với Hợp cốc thấu Hậu khê, Thái xung thấu Dũng tuyền trị chứng thần kinh phân liệt, với Liệt khuyết trị đau một bên đầu, với Dương bạch, Ế phong, Địa Thương, Nghinh hương trị tê bại thần kinh mặt, với Tản trúc( Toản trúc) trị khuông mắt động.
2.    HẠ QUAN :下關
    Dưới khớp
    Có tên là Khách chủ nhân
-    Vị trí : Ở phía trước bình tai, Túc dương minh và Thiếu dương hội ở đó
-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, cắn hàm răng, dùng ngón tay áp vào phía trước gốc bình tai khoảng 7 – 8 phân, cắn hàm răng thì có một kẽ lõm, khi há miệng chỗ lõm đó lồi thành chỗ cao lên.
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, hơi chếch xuống trước, sau, tiến kim sâu 3  - 5 phân. Châm chếch về hướng khóe mép hoặc xuống hướng huyệt Giáp xa tiến kim từ 1 – 1,5 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 7 phút.
-    Chủ trị : Miệng mắt méo lệch, đau răng, tai ù, tai điếc, liệt mặt, viêm tai giữa, trễ khớp hàm, lợi răng sưng, há miệng lấy kim 3 cạnh chích máu mủ ra, thường ngậm nước muối thì không bị phong.
-    Tác dụng phối hợp : Với Ngoại quan trị viêm tai giữa, với Thái dương trị đau thần kinh tam thoa, với Hợp cốc trị viêm khớp hàm dưới, với Giáp xa, Ế phong trị cơ nhai co rút, với Nhĩ môn, Ế phong, Trung chữ trị câm điếc.
3.    GIÁP XA : 頰車
    Cái xe má, miếng tròn của má
    Có tên là Cơ quan, Khúc nha
-    Vị trí : Ở chỗ lõm trước và trên góc quai hàm
-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc ngồi dựa ngửa, ở trước và trên góc quai hàm khoảng 8 phân, khi ngậm miệng cắn chặt hàm răng thì cơ nhai có một cục cơ nổi cao lên, huyệt ở giữa chỗ cao đầu cơ đó, dùng tay ấn vào có cảm giác buốt đau là đúng.
-    Cách châm cứu : Châm đứng, sâu 4 phân hoặc hước về huyệt Địa thương châm chếch, từ 1 – 2 thốn hoặc thấu Địa thương, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 7 phút.
-    Chủ trị : Miệng mắt méo lệch, răng đau, quai bị, chứng giản, viêm amidan, liệt mặt, viêm khớp hàm dưới, cơ nhai co rút, thần kinh mặt tê bại, cổ gáy cứng đau, mất tiếng.
-    Tác dụng phố hợp : Với Nhân trung, Hợp cốc trị hàm răng cắn chặt, với Hợp cốc, Ế phong trị quai bị, viêm amidan, với Nha thống điểm, Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình trị đau răng, với Ế phong, Hợp cốc trị viêm quai bị cấp tính, với Thừa tương, Hợp cốc trị miệng ngậm không há.
4.    THỪA KHẤP : 承泣
    Chịu nhận nước mắt, nhận nước mắt chảy xuống
-    Vị trí : Thẳng đồng tử mắt xuống, dưới mắt 7 phân, Túc dương minh, Dương kiều mạch, Nhâm mạch hội ở đó
-    Cách châm cứu : Nằm ngửa, nhắm mắt lấy huyệt, thẳng đồng tử xuống theo bờ hố mắt. Nhắc người bệnh nhìn ngược lên, theo bờ hốc mắt dưới. Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn hoặc châm ngang xuyên hướng vào khóe mắt trong. CẤM CỨU.
Sách « Đồng Nhân » nói CẤM CHÂM, châm ở đó làm cho mắt người ta màu đen. « Minh Đường » nói : châm 4 – 5 phân không nên cứu, sau khi cứu làm cho mắt người ta to như nắm tay, thịt thớ ngày càng lớn như quả đào, đến 30 ngày thì đúng là không nhìn thấy vật gì : « Tự sinh » nói ở đó không cứu, không châm.
Đông Viên nói : « Ngụy bang Phu nhân mắt có màng màu lục, từ phía dưới lấn lên, Tử dương minh đến ».
-    Chủ trị : Mù về đêm, mi mắt cứng đờ, teo thần kinh nhìn, viêm kết mạc cấp, mãn tính, cận thị, viễn thị, ánh sáng tóe ra, nhìn lệch về phía trong, mù màu, thanh quang nhãn (giãn đồng tử), viêm thần kinh nhìn, đục nhân mắt, võng mạc biến hình, mắt lạnh, chảy nước mắt, mắt nhìn ngước lên, ngứa đồng tử, khuông mắt động dẫn xuống miệng, miệng mắt méo lệch, miệng không nói được, mắt rung rinh co động, tai ù, tai điếc.
-    Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Thái dương trị bệnh mắt, với Tình minh, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Can du, Thận du trị teo dây thần kinh nhìn.  Châm ngang thấu Tình minh trị cận thị, với Tình minh, Phong trì, Khúc trì, Thái xung trị giãn đồng tử, với Kiện minh, Kiện minh 5, Phong trì, Tỳ du, Thận du, Can du trị võng mạc biến hình.
5.    TỨ BẠCH :四白
    Bốn cái sạch hoặc bốn cái rõ ràng
-    Vị trí : Dưới mắt 1 thốn
-    Cách lấy huyệt : Nằm ngửa, giữa bờ dưới hốc mắt, thẳng mắt xuống chỗ đó có 1 lỗ là huyệt.
-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, châm ngang kim từ trên xuống dưới từ 3 – 5 phân, KHÔNG CỨU. Phàm biết cách thành thạo mới được hạ kim. Châm quá sâu làm cho mắt người ta màu đen.
-    Chủ trị : Mắt đỏ, sưng đau, liệt mặt, viêm mũi, thần kinh mặt tê bại và co giật, đau thần kinh tam thoa, viêm giác mạc, viêm xoang cạnh mũi, cận thị, giun chui ống mật, dị ứng sưng mặt, đau đầu hoa mắt, khô nước mắt mà mờ mắt, mắt ngứa, mắt có màng, mắt trễ không nói được.
-    Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Nghinh hương trị viêm mũi, với Đảm nang huyệt, Thiên khu, Quan nguyên trị giun chui ống mật, với Dương bạch, Địa thương, Phong trì, Hợp cốc trị liệt mặt.
6.    CỰ LIÊU : 巨髎
    Lô xương to
    Có tên là Cự giao
-    Vị trí : Mắt nhìn thẳng, chiếu từ đồng tử xuống về phía dưới cánh mũi sang ngang gặp nhau, Thủ túc dương minh và Dương kiều mạch hội ở đó.
-    Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 phút
-    Chủ trị : Tê liệt thần kinh mặt, mũi chảy máu, đau răng, má sưng đau, viêm mũi, đau thần kinh tam thoa, khế túng, mắt chướng không nhìn thấy, nhìn xa mờ, màng da qua khỏi lòng trắng che lấp con ngươi, hay lác và nhìn ngước lên, cước khí sưng đầu gối.
7.    ĐỊA THƯƠNG :地倉
    Chỗ làm kho
-    Vị trí : ngồi ngay, dựa ngửa, hoặc nằm ngửa, ngang mép ra gặp đường rãnh cánh mũi chạy xuống là huyệt (cách bờ cao góc mép khoảng 4 phân), dưới đó có động mạch nhảy. Thủ túc dương minh và dương kiều mạch hội ở đó.
-    Cách châm cứu : Mũi kim hướng về dái tai, châm sâu 3 – 5 phân, châm ngang thấu tới huyệt Giáp xa, tiến kim 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 phút.
-    Chủ trị : Liệt mặt, miệng mặt méo lệch, góc mép chảy dãi, sưng chân, mất tiếng không nói được, khuông mắt động không dứt, ngứa đồng tử mắt, nhìn xa mờ mờ, đêm tối không nhìn thấy, bệnh thì lấy bên đối diện, nên châm cứu đều đều nhiều lần để lấy hết phong khí đi. Miệng mắt méo lệch thì lấy sự cân lại làm mức độ châm cứu, mồi ngải nếu to quá, miệng chuyển thành méo đi. Cứu Thừa tương 7 x 7 = 49 mồi thì khỏi.
-    Tác dụng phối hợp : Với Giáp xa, Hợp cốc trị đau thần kinh tam thoa, góc miệng chảy dãi, với Hậu khê chữa góc mép cứng đờ, với Ngư tế, Tứ bạch trị đau thần kinh tam giao, với Giáp xa, Nghinh hương, Hợp cốc trị liệt mặt, với Thừa tương, Hợp cốc trị chảy nước dãi.
8.    ĐẠI NGHINH :大迎
    Đón cái to lớn, nghĩa bóng há mồm đón ăn
-    Vị trí : Ở chỗ lõm trước góc quai hàm, hàm dưới, ngang huyệt Giáp xa ra phía trước 5 phân, trong chỗ lõm xương có động mạch.
-    Cách châm cứu : Châm chếch phía trước hoặc phía sau sâu 5 phân đến 1 thốn, tránh động mạch, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
-    Chủ trị : Hàm răng cắn chặt, má sưng, răng đau, thần kinh mặt tê dại, sưng quai bị, phong co giật, vòng quanh môi mép máy động, nóng rét cổ đau, tràng nhạc, hụt hơi nhiều lần, sợ lạnh, lưỡi cứng không nói được, phong tỏa làm mặt sưng phù, mắt đau không nhắm được.




9.    NHÂN NGHINH : 人迎

    Đón tiếp người

    Có tên là Ngũ nội

-    Vị trí : Ở chỗ động mạch nhảy cạnh kết hầu. Túc dương minh, Thiếu dương hội ở đó

-    Cách lấy huyệt : Lấy huyệt ở cạnh cổ, ở kết hầu ra ngang hai bên cách 1,5 thốn, có động mạch cổ nhảy, tránh động mạch. Ngửa cổ mà lấy huyệt để hiểu khí của ngũ tạng. Hoạt Thị nói : « Ngày xưa lấy hai bên hầu làm Khí khẩu, Nhân Nghinh đến đời Tần, Vương Thúc Hòa lấy ngay thốn khẩu ở hai bên trái phải tay làm Nhân nghinh, Khí khẩu ».

-    Cách châm cứu : Ép động mạch về phía cơ ức đòn chũm, chân thẳng từ phía trước ra phía sau, sâu từ 1 – 3 phân. CẤM CỨU. Tô Chú nói : « Châm quá sâu giết người ».

-    Chủ trị : Ho hắng, xuyễn, lao hạch, sưng tuyến giáp, họng hầu sưng đau, cao huyết áp, thấp huyết áp, phát âm khó khăn, mửa ngược lên, hoắc loạn, nói cuồng, thấy, nghe lung tung.

-    Tác dụng phối hợp : Với Túc tam lý, Khúc trì chữa cao huyết áp, với thấu Thiên đột, Hợp cốc, Túc tam lý, Trạch tiền, Thái khê, Nội quan, Tam âm giao trị sưng tuyến giáp trạng, với Nhân trung, Thái xung, Nội quan, Tố liêu luân phiên sử dụng trị huyết áp thấp.

10.    THỦY ĐỘT : 水突

    Nước xâm phạm, nước bất ngờ

    Có tên là Thủy môn

-    Vị trí : Phía trước cơ ức đòn chũm, ở giữa đường nối huyệt Nhân Nghinh và huyệt Khí xá.

-    Cách châm cứu : Từ ngoài hơi chếch vào trong, châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút.

-    Chủ trị : Hầu họng sưng đau, hen xuyễn, bệnh tật ở thanh đới, sưng tuyến giáp trạng.

11.    KHÍ XÁ : 氣舍

    Nhà của khí

-    Vị trí : huyệt Nhân nghinh thẳng xuống, bờ trên xương đòn

-    Cách châm cứu: Châm đứng 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị : Hầu họng sưng đau, hen xuyễn, cổ cứng, sưng tuyết giáp trạng, lao hạch ở cổ

12.    KHUYẾT BỒN : 缺盆

    Cái chậu rách, chậu sứt

    Có tên là Thiên cái

-    Vị trí : Điểm giữa hố lõm trên xương đòn, thẳng đầu vú lên

-    Cách châm cứu : Châm đứng 3 – 5 phân, tránh động mạch, không nên châm sâu, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

-    Chủ trị : Hầu họng sưng đau, hen xuyễn, viêm mạc lồng ngực, đau thần kinh liên sườn, nấc, lao hạch cổ, thủy thũng, mồ hôi ra nóng sưng ở trong hố đòn, ngoài thì mọc mụn, trong ngực nóng mà tức, thương hàn ngực nóng không dứt.

13.    KHÍ HỘ : 氣戶

    Cửa của khí

-    Vị trí : Phía dưới xương đòn, huyệt Toàn cơ ra 4 thốn, dưới Cự cốt, cạnh Du phủ, ở hai bên ra 2 thốn.

-    Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 phút

-    Chủ trị : Hen, viêm phế quản, đau lồng ngực, nấc, thở hít khó khăn, đau thần kinh liên sườn, ăn không biết vị.

14.    KHỐ PHÒNG : 庫房

    Buồng kho

-    Vị trí : Khe liên sườn 1 – 2, huyệt Hoa cái ra hai bên 4 thốn, khoảng giữa xương đòn.

-    Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị : Viêm phế quản, sườn ngực chướng đau, thở ra hít vào không lấy nhịp thở, nhổ ra máu mủ và nước bọt đục.

15.    ỐC Ế : 屋翳

    Màng che nhà

-    Vị trí : Khe liên sườn 2 – 3, huyệt Tử cung ra hai bên 4 thốn

-    Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 6 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 phút

-    Chủ trị : Viêm phế quản, đau sườn ngực, hen xuyễn,rôm sảy ,viêm tuyến vú, no ngược khí lên, nhổ ra máu, mủ, đàm ẩm, sưng mình mẩy, da dẻ đau rát không thể đụng áo vào được, bứt rứt, co giật, không thể dụng dụng được.

16.    ƯNG SONG : 鷹窗

    Cửa song của lồng ngực

-    Vị trí : Khe liên sườn 3 – 4 , từ huyệt Ngọc đường ra hai bên 4 thốn

-    Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị : ho hắng, hen xuyễn, đau sườn, sôi bụng ỉa chảy, viêm tuyến vú, viêm phế quản, tức ngực, ngắn hơi nằm không yên, môi sưng.

17.    NHŨ TRUNG : 乳中

    Giữa vú

-    Vị trí : Giữa đầu vú, thẳng giữa xương đòn xuống bờ dưới khe liên sườn 4 – 5

-    Cách chấm cứu : Không châm cứu, chỉ dùng làm tiêu chuẩn đo lấy huyệt ở vùng ngực bụng. « Đồng nhân » nói : « Đâm nhẹ 3 phân, CẤM CỨU, cứu thì sinh mụn có trùng ăn mòn, trong mụn có mủ máu, nước trong thì còn có thể chữa được, trong mụn có thịt thừa hoặc như mụn có trùng ăn mòn là chết ». Tố Vấn nói rằng : « Đâm trên vú, giữa bầu vú là sưng gốc trùng ăn mòn ». Đan Khê nói : « Bầu vú là chỗ kinh dương minh đi qua, đầu vú là chỗ thuộc quyết âm can. Vú, bỏ tiếng, là mẹ của đứa con, không biết điều dưỡng mà tức giận ngược lên, cái uất nản ấy ngăn ở đó, thức ăn quá béo bổ gây lên men tại đó, đưa đến khí quyết âm không hành, khiếu không được thông, sữa không ra được, huyết của dương minh sôi lên, nóng quá thì hóa ra mủ. Cũng có đứa con của cái vú đó, trong cách đó có đàm trệ, hơi ở trong miệng đốt nóng ngậm vú mà ngủ, khí nóng thổi vào đó, rồi sinh kết hạch. Khi mới bắt đầu cần chịu đau một tí, day làm cho mềm đi, mút để cho nước sữa thông, tự nó có thể tan đi. Cái đó mà không chữa ngay tất sẽ thành ung nhọt, nếu như thêm ngải cứu châm lửa vài ba mồi thì kết quả càng mau khỏi. Thợ vụng càng dùng cao, kim tự nhiên đụng vào bệnh một cách vụng về, cũng như người bệnh chẳng được vui vì chồng và em vợ, em chồng, mà lo giận, uất phiền, tỳ khí hỏng mất, can khí ngang ngược, rồi thì thành kết hạch như quân cờ, không đau, không ngứa, mấy mươi năm sau làm thành mụn lõm, gọi là nhũ nham, hình mụn như cái lỗ để khảm, giống như cái hốc ở trong mỏm đá, không thể chữa được chứng đó. Nếu như mới sinh mà gặp, có thể làm mất gốc bệnh ngay là làm cho mát lòng, yên thần, sau mới chữa thuốc thì mới có thể khỏi dược.

18.    NHŨ CĂN : 乳根

    Gốc rễ của vú

-    Vị trí : Dưới đầu vú

-    Cách lấy huyệt : Nằm ngửa, ở đầu vú thẳng xuống 1 thốn, ở khe sườn 5 – 6, đối với đàn bà thì lấy ở khe ngấn bầu vú.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ từ 6 – 10 phút.

-    Chủ trị : Ít sữa, vú sưng đau, viêm phế quản, dưới ngực buồn bẳn, ngực đau cách khí, ăn không xuống, bệnh nghẹn, cánh tay sưng đau, nhọt ở vú, đau rét thê thảm, không thể ấn ép, ho ngược lên, hoắc loạn chuột rút, tứ quyết.

19.    BẤT DUNG :不容

    Không chứa chấp

-    Vị trí : Rốn lên 6 thốn là Cự khuyết, sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị : Giãn dạ dày, đau thần kinh liên sườn, đau dạ dày, nôn mửa, bụng đầy có hòn hạch, mửa ra máu, miệng khô, tim đau, ngực và lưng trên cùng dẫn đau, ho hen, không muốn ăn, bụng rỗng kêu, có hòn, sán, hà.

20.    THỪA MÃN : 承滿

    Chịu đựng sự đầy tức

-    Vị trí : Rốn lên 5 thốn là huyệt Thượng quản, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị : Viêm dạ dày cấp, mãn, đau dạ dày, co dúm cơ thẳng bụng, sôi ruột, đau sán khí, tiêu hóa không tốt, bụng chướng, khi hen ngược lên, ăn không xuống, thở bằng vai, nhổ ra máu

21.    LƯƠNG MÔN : 梁門

    Cái cửa cầu

-    Vị trí : Thẳng rốn lên 4 thốn là huyệt Trung quản, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt.

-    Cách châm cứu : Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị : Đau bụng, chướng bụng không muốn ăn cơm, sôi ruột, ỉa chảy, loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày cấp mãn, thần kinh dạ dày rối loạn, trong bụng tích khí kết đau, đại trường tiết ra dễ trơn, đồ ăn ở dạ dày không hóa.

-    Tác dụng phối hợp : Với Trung quản, Thủ tam lý, Túc tam lý trị bệnh loét dạ dày, tá tràng, với Nội quan, Lương môn trị chứng thần kinh dạ dày rối loạn.

22.    QUAN MÔN : 關門

    Cửa đóng, cửa của khớ nối hay cửa của quan hệ

-    Vị trí : Rốn lên 3 thốn là huyệt Kiến lý, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị : Đau bụng, chướng bụng, không muốn ăn cơm, sôi ruột, ỉa chảy, phù thũng, khí chạy trong bụng, đau cấp hai bên cạnh rốn, mình sưng, sốt rét đờm lạnh, đái rơi rớt.

23.    THÁI ẤT :太乙

    Bộ sử lớn, lớn thứ nhì, Bản sao lại của vũ trụ

-    Vị trí : Rốn lên 2 thốn là huyệt Hạ quản, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị :Đau dạ dày, sa ruột, đái dầm, bệnh tinh thần, cưới khí, điên cuồng, tâm bứt rứt, lưỡi thè lè.

24.    HOẠT NHỤC MÔN : 滑肉門

    Cửa thịt trơn tru, cửa về sự sống của bắp thịt

-    Vị trí : Rốn lên 1 thốn là huyệt Thủy phân, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị : Nôn mửa, đau dạ dày, bệnh tinh thần, bệnh đường ruột cấp, mãn, điên cuồng, lưỡi thè lè, lưỡi cứng.



25.    THIÊN KHU :天樞

    Then cửa của trời

    Có tên là Trường khê, Cốc môn

    Huyệt Mộ của Thủ dương minh Đại trường

-    Vị trí : Ở hai bên cạnh rốn

-    Cách lấy huyệt : Nằm ngửa, tính từ giữa rốn sang hai bên, mỗi bên hai thốn

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn, cứu 7 – 15 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị :

+Đau bụng, chướng bụng, sôi ruột, ỉa chảy, lỵ, táo bón, ỉa ra máu, đau bên cạnh rốn, kinh nguyệt không đều, khí hư, trẻ em tiêu hóa kém, viêm dạ dày cấp, mãn tính, viêm ruột cấp, mãn tính, liệt ruột, viêm phúc mạc, giun đường ruột, viêm màng trong dạ con, bí ỉa, đau lưng, nôn mửa, đái nhỏ giọt mà đục, không thể có chửa, trưng hà, bôn đồn, chướng sán, ăn không xuống, thũng nước, khí xông lên ngực, không đứng lên được, tích khí lạnh lâu dài, chung quanh rốn đau như cắt, có khí xông lên tim, tức bứt rứt nôn mửa, hoắc loạn, mùa đông cảm lạnh đi ỉa, sốt rét nóng  lạnh nói cuồng, thương hàn, uống nước quá nhiều, khí xuyễn, máu kết thành hòn, ra nhỏ giọt nước trắng, đỏ.

-    Tác dụng phối hợp : Với Thượng cự hư trị khuẩn lỵ cấp tính, với Túc tam lý, tiêm bằng Hoa sinh du trị khuẩn lỵ, với Khí hải, Đại trường du, Thượng liêu, trị ruột tê bại, với Âm giao, Quan nguyên trị đau bụng hành kinh, với Thủy tuyền trị kinh nguyệt không đều, với Chi câu trị nôn mửa, hoắc loạn.



26.    NGOẠI LĂNG : 外陵

    Quả đồi phía ngoài, cạnh ngoài quả đồi

-    Vị trí : Dưới rốn 1 thốn là huyệt Âm giao, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút

-    Chủ trị : Đau bụng,  hành kinh đau bụng, sán khí, đau dương vật, dưới tim bâng khuâng dẫn đau xuống rốn.



27.    ĐẠI CỰ :大巨

    Rất to, to lớn lắm

-    Vị trí: Dưới rốn 2 thốn là huyệt Thạch môn, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút

-    Chủ trị: Viêm bàng quang,đau bụng,lỵ,di tinh,tắc ruột,viêm tuyến tiền liệt, bụng dưới chướng tức,quý sán,khô một bên,tứ chi không gọn,hồi hộp không ngủ.



28.    THỦY ĐẠO :水道

    Con đường của nước

-    Vị trí : Dưới rốn 3 thốn là huyệt Quan nguyên, sang ngang 2 thốn là huyệt. Huyệt này bên trái còn gọi là Bào môn, bên phải là Tử hộ.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1,5 – 2,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 15 phút

-    Chủ trị : Viêm thận, viêm bàng quang, bí đái, viêm trứng dái, bụng dưới chướng đau, nhiệt kết tam tiêu, đái không thông, đau dẫn vào âm vật, xương thắt lưng đau cấp, trong dạ con có khối u cục, cổ dạ con và âm đạo lạnh, đái ỉa không thông.

-    Tác dụng phối hợp : Với Thủy phân, Âm lăng tuyền, Túc tam lý trị bụng có nước, với Thận du, Bàng quang du, Tam âm giao trị viêm thận, với Trung cực, Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm bàng quang.



29.    QUY LAI : 歸來

    Quay trở lại

-    Vị trí : Dưới rốn 4 thốn là huyệt Trung cực, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút

-    Chủ trị : Viêm màng trong dạ con, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều, viêm trứng dái, sán khí, bế kinh, khí hư, không thể có chửa, liệt dương, trứng dái co vào trong bụng, dẫn đau vào dương vật, đàn bà huyết tạng tích lạnh.

-    Tác dụng phối hợp : Với Thái xung trị sán khí thiên trụy (sa trứng dái làm lệch một bên), với Khí hải, Huyết hải, Tam âm giao trị viêm màng trong dạ con,  với  Trung cực, Khúc cốt, Tử cung, Tam âm giao trị kinh nguyệt không đều, với Thái khê, Khí hải, Phục lưu trị viêm âm đạo do đích trùng.



30.    KHÍ XUNG : 氣冲

    Hơi xông lên mạnh mẽ

    Có tên là Khí nhai

-    Vị trí : Rốn xuống 5 thốn là huyệt Khúc côn, từ đó sang ngang 2 thốn là huyệt. Gần đúng chỗ động mạch ứng với tay, Xung mạch bắt đầu từ đó.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 15 phút. 

-    Chú ý : Đâm trúng mạch, máu không ra, làm sưng bẹn mà ngã.

-    Chủ trị : Bệnh bộ máy sinh dục nam và nữ, sán khí, đau trứng dái, đau dương vật, các bệnh đàn bà như : kinh ra máu nhỏ giọt, không chửa, các chứng của thai sản, bụng đau không thể nằm ngay ngắn được, nóng trong đại trường, mình nóng, bụng đau, đại khí nước rắn như đá (thạch thủy), bụng có khí nghịch lên tim, bụng đầy chướng lên tim, đau không thở được, lưng đau không thể cúi ngửa, buồn bẳn, thương hàn nóng trong dạ dày, kinh nguyệt không lợi, có chửa mà con xông lên tim, đẻ khó, nhau không ra.

-    Tác dụng phối hợp : Với Khúc tuyền, Thái xung trị sán khí, với Quan nguyên thấu Trung cực, Tam âm giao trị cảm nhiễm đường tiết niệu, với Chướng môn trị không thể nằm.

Đông Viên nói rằng : » Tù vị hư nhược, cảm thấp thành nuy liệt »,mồ hôi ra nhiều, ăn uống trở ngại , lấy kim 3 cạnh chích ra máu ở Tam lý, Khí xung ». Lịa nói : «  Mửa ra máu nhiều không khỏi lấy kim 3 cạnh châm ở Khí xung ra máu là khỏi ngay »



31.    BỄ QUAN : 髀關

    Khớp xương đùi

-    Vị trí : Huyệt Phục thỏ thẳng lên 6 thốn, ngang bằng huyệt Hội âm

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 3 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị : Chi dưới tê bại, bại liệt, viêm hạch háng, đau lưng, toe cơ chi dưới, viêm khớp gối, dị ứng mẩn ngứa, gân cạnh trong đùi đau cấp, không gập duỗi được, bụng dưới đau dẫn lên đầu, đau háng.

-    Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung, Thừa phù trị viêm khớp hông.



32.    PHỤC THỎ : 伏兔

    Con thỏ ẩn nấp

-    Vị trí : cạnh ngoài, phía trên xương bánh chè lên 6 thốn

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 3 thốn. CẤM CỨU (Đại thành), cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 15 phút (Châm cứu học Thượng hải).

-    Chủ trị : Chi dưới tê bại, bại liệt, viêm khớp gối, dị ứng mẩn ngứa, đau háng, đau thắt lưng, bệnh cưới khí.

-    Theo « Tỷ Sử Nam Tri”: Chỗ định ung thư làm chết có chín (9) nơi, Phục thỏ chiếm một. Lưu Tông Hậu nói : « Mạch lạc hội ở đó », chữa đầu gối lạnh không được ấm, phong lao bại nghịch, cuồng tà, bàn tay co rút, trên mình có nốt chân chim, bụng chướng ít hơi, đầu nặng mọi bệnh đàn bà ở tám chỗ ».

-    Tác dụng phối hợp : Với Mai bộ, Phong thị, Lăng hậu trị chi dưới tê bại, than hoán.



33.    ÂM THỊ : 陰市

    Cái chợ của âm khí

    Có tên là Âm vạc

-    Vị trí : Cạnh ngoài phía trên bánh chè lên 3 thốn

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn, CẤM CỨU (Đại Thành), cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 15 phút (Châm cứu học Thượng Hải)

-    Chủ trị : Đầu gối tê bại, đau buốt, viêm khớp gối, chi dưới than hoán, thắt lưng và chi dưới như nước lạnh, đầu gối lạnh, bại mềm không sử dụng được, không dập duỗi được, tự nhiên hàn sán, sức yếu ít hơi, bụng dưới đau, chướng tức, cước khí, dưới chân và trên Phục thỏ lạnh, tiêu khát.



34.    LƯƠNG KHÂU : 梁丘

    Cái gò có cầu

-    Vị trí : Ở phía ngoài và trên xương bánh chè đầu gối là 2 thốn khe giữa hai gân.

-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, co đầu gối vuông góc mà lấy huyệt, tính từ bờ giữa xuống bánh chè lên 2 thốn, lại từ đó ra phía ngoài là 1 thốn, khi duỗi thẳng chân ra thì ở đó có một chỗ lõm.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 phân – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút.

-    Chủ trị : Đau khớp gối, chi dưới bất toại, đau dạ dày, sôi ruột, vú sưng đau, ỉa chảy, viêm khớp gối và tổ chức phần mềm xung quanh, thắt lưng đau, sợ sệt nhiều.

-    Tác dụng phối hợp : với Trung quản, Nội quan chữa đau dạ dày, với Địa Ngũ hội trị sưng vú.

35.    ĐỘC TỴ : 犢鼻

    Cái mũi con nghé

    Có tên là Tất nhỡn

-    Vị trí : Ở chỗ nối tiếp đầu trên xương chày và xương bánh chè

-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay co đầu gối vuông góc, chân để thoải mái mà lấy huyệt, ở chỗ hố lõm cạnh ngoài gân phía dưới xương bánh chè, chỗ tiếp giáp xương bánh chè và đầu xương chày.

-    Cách châm cứu : Mũi kim chếch về phía trong, sâu 3 – 5 phân, cũng có thể châm luồn sau gân giữ xương bánh chè thấu sang huyệt Tất nhỡn phía trong, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.

-    Chủ trị : Đau khớp gối và tổ chức phần mềm chung quanh, cưới khí, chi dưới tê bại, Nếu như Độc tị rán cứng, không nên công, trước hết rửa, chườm, đâm nhẹ thì khỏi, Tố vấn nói : « Châm Độc tị ra dịch là què ».

-    Tác dụng phối hợp : Với Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền chữa phong thấp đau đầu gối, với Lương khâu, Dương lăng tuyền trị viêm khớp gối.



36.    TÚC TAM LÝ : 足三里

    Ba dặm ở chân

    Huyệt Hợp thổ

-    Vị trí : Ở cạnh ngoài, phía dưới đầu gối, dưới Tất nhỡn 3 thốn, ấn ở mé cực mạnh thì động mạch ở mu bàn chân mất. Mạch Túc dương minh vị ở đó vào nơi là Hợp, Thổ.

-    Cách lấy huyệt : Bệnh nhân ngồi ngay hoặc nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân để tự nhiên. Nói bệnh nhân úp lòng bàn tay cùng phía lên chính giữa xương bánh chè, lấy đầu ngón tay giữa làm mức, rồi lại sang phía ngoài 1 thốn là huyệt. Hoặc lấy tay nắn phía dưới lồi cao đầu xương chày, từ đó ra ngoài 1 thốn là huyệt.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn, nói chung trước hết có kinh cảm giác buốt tức tại chỗ, dần dần chuyển đến đạt mức trước ống chân, có khi thẳng xuống ngón chân 3 – 4, có khi hướng trên chuyển tới bụng, cứu từ 7 – 10 mồi, hơ 30’.

-    Chủ trị :

+Bệnh đường ruột, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, lị, tiêu hóa kém, ỉa chảy, táo bón, váng đầu, đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp, cảm mạo, đau răng, đau lưng, liệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, bế kinh, huyệt này có tác dụng làm khỏe mạnh, có thể phòng trúng gió, cũng có thể hoãn giải cơn mỏi mệt.

+Trị viêm dạ dày, loét hành tá tràng cấp, mãn tính, viêm ruột cấp, mãn tính, viêm tụy cấp, mãnh tính, ngất xỉu, hư yếu, thiếu máu, quá mẫn cảm, hoàng đản, điên giản, xuyễn, bệnh tật ở bộ máy sinh dục, thần kinh suy nhược, bụng có nghịch khí xông lên, thắt lưng đau không, thể cúi ngửa, tiểu trường khí, thủy khí trúng độc, quỷ bắn, hòn hạch, tứ chi đầy tức, đau gối, ống chân buốt đau, mắt không sáng, đàn bà đẻ huyết vậng (thiếu máu mà xây xẩm choáng váng), đái khó, bụng dưới sưng đau, đái dầm.

Tần Thừa Tố nói : « Mọi bệnh đều trị » ;

Hoa Đà nói : « Chủ ngũ lao gầy mòn, thất thương hư mệt, trong ngực ứ huyết, ung ở vú ».

Thiên Kim Dực nói : « Trong bụng lạnh mà chướng tức, trong ruột kêu như sấm, khí xông lên ngực, xuyên không đứng được lâu, đau bụng, trong ngực bụng ứ máu, tiểu trường chướng, da sưng, âm khí  không đủ, bụng dưới rắn, thương hàn sốt không dứt, bệnh nhiệt mồi hôi không ra, hay nôn, miệng đắng, sốt cao, mình uốn ngửa, miệng cắn, hàm run lập cập, sưng đau không thể quay lại được, miệng giãn trễ ra, sưng vú, hầu bại không nói, vị chí bất túc, ỉa dễ kéo dài, ăn không hóa, dưới sườn và chi đầy tức, không đứng lâu được, đầu gối yếu, nóng rét, ở trung tiêu đói cồn cào (chứng đói giả), bụng nóng mình bứt rứt, nói cuồng, ung vú, hay sợ, sợ khi ngửi mùi thức ăn, hát cuồng, cười vô cớ, sợ giận, chửi to, hắc loạn, đái rơi rớt mất khí, dương quyết sợ lạnh lê thê, đầu có hạch, đái khó, hay ựa, cước khí.

Ngoại Đài Bí Yếu nói : « Người ta đã trên 30 tuổi, nếu không cứu tam lý làm cho khí người ta xông lên mắt ».

Đông Viên nói : « Ăn uống không hạn chế và lao dịch hình chất âm hỏa thừa vào trong khôn thổ gây ra, Cốc khí, Vinh khí, Thanh khí, Vị khí, Nguyên khí không thăng lên được, giúp thêm vào dương khí của lục phủ, là khí của ngũ dương mất trước hết là ở ngoài.

Ngoài là Thiên vậy, lưu xuống vào ở trong khôn thổ âm hỏa, đều phải do 5 thứ giặc hỉ, nộ, bi, ưu, khủng gây thương, mà sau vị khí không hành, lao dịch ăn uống không hạn chế, kế đó là nguyên khí lại thương, đáng lấy ở giữa huyệt Túc tam lý, thôi thúc ở đó cho Dương khí dấy lên, nguyên khí được triển khai ».

Lại nói : « Khí nghịch loạn lấy Túc tam lý, khí xuống thì dừng, không xuống lại trị ». Lại nói : « Vị quản đúng tâm mà đau, chia lên hai sườn, cách nghẹn không thông ăn uống không xuống, lấy tam lý mà bổ ».

Lại nói : « Khách tà của Lục dâm và thượng nhiệt hạ hàn, bệnh ở gân, xương, da, thịt, mạch máu, lấy nhầm ở Hợp của vị (Túc tam lý), nguy to ».

Lại nói : « Có người trẻ tuổi mà khí nhược, thường cứu ở Túc tam lý, Khí hải, mỗi lần năm bảy chục mồi, đến khi về già bị nhiệt quyết đầu thống, tuy rét to vẫn thích gió lạnh, khỏi đau vẫn sợ chỗ ấm và khói lửa, đều là do cứu quá vậy ».

-    Tác dụng phối hợp :

+ Với Hợp cốc, Khúc trì chữa cao huyết áp, với Thái xung chữa viêm gan, với Can du trị mắt hoa mờ,

+Với Trung quản trị đau dạ dày, với Thiên khu, Khí hải chữa bụng chướng, lỵ, ỉa chảy, táo bón,

+Với Hạ cự hư, Dương lăng tuyền, Nội quan trị viêm tuyến tụy, với Nội quan, Hợp cốc, Trung quản, Thiên khu, Đại trường du, Thứ liêu trị cấp tính tắc ruột,

+Với Hợp cốc, Thiên khu, Quan nguyên trị tiêu hóa không tốt, với Trung phong, Thai xung trị bước đi khó khăn, với Bất dung trị tiến khí.


37. THƯỢNG CỰ HƯ :上巨虛

• Chỗ trống rỗng lớn ở trên

• Có tên là Thượng Liêm

- Vị trí : Huyệt Túc tam lý xuống 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim 1 – 2,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút

- Chủ trị : Đau bụng, chướng bụng, ỉa chảy, lỵ, viêm ruột thừa, viêm ruột, viêm dạ dày, liệt nửa người, bệnh cước khí, tạng khí cốt túc, ống chân buốt đau, khó co duỗi, không đứng lâu được, thủy phong gối sưng, xương tủy lạnh đau, đại trường lạnh, ăn không hóa, ỉa như cháo loãng, lao phổi, sát hai bên rốn và sườn đau, trong ruột đau như cắt và rên như sấm, khí xông lên ngực, thở xuyễn không đi được, thương hàn nóng trong dạ dày.

- Tác dụng phối hợp : Với Thiên khu trị viêm  ruột, khuẩn lỵ, với Hạ cự hư trị ỉa như cháo loãng.

Đông Viên nói : «  Tỳ, vị hư yếu, thấp teo, ra mồi hôi, kém ăn, Tam lý, Khí xung chích ra máu không khỏi, ở Thượng liêm chích ra máu. »



38. ĐIỀU KHẨU: 條口

• Cái  miệng

- Vị trí : Từ huyệt Thượng cự hư xuống 2 thốn, từ huyệt Độc tị xuống 8 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng 1,5 – 2,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm khớp gối, chi dưới bại liệt, đau dạ dày, viêm chung quanh khớp vai, phong khí, dưới bàn chân nóng, không đứng lâu được, chân lạnh đầu gối đau, ống chân lạnh thấp bại, chân đau, cẳng chân sưng, chuột rút, chân nhẽo chùng ra, không co được.



39. HẠ CỰ HƯ : 下巨虛

• Chỗ trống rỗng rất lớn ở dưới

• Có tên là Hạ liêm

- Vị trí : Từ huyệt Thượng cự hư xuống 3 thốn, từ huyệt Độc tị xuống 9 thốn là Hạ hợp huyệt của Túc dương minh và Tiểu trường.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm ruột cấp mãn tính, chi dưới bại liệt, đau thần kinh liên sườn, viêm gam cấp mãn tính

Tiểu trường sán khí bất túc, mặtt không có màu sắc, phong teo 1 bên đùi, chân không đi bộ trên đất, phong nhiệt, hàn bại không theo ý mình điều khiển, phong thấp bại, hầu bại, khí ở chân không đủ, nặng nề, môi khô, nước dãi ra không biết, mồ hôi không ra được, lông tóc khô, thịt biến mất, thương hàn nóng trong dạ, không muốn ăn, ỉa ra máu mủ ; ngực sườn và bụng dưới kéo xuống hòn dái mà đau, khí ra đã khốn quẫn thì đúng chỗ trước tai nóng, như rét quá lắm, như sờ vào trên tai nóng quá lắm, và khe ngón trỏ, ngón út tay đau, bạo kinh cuồng, tiếng nói khác thường, đàn bà ung vú, mu bà chân không gọn, đau gót chân.



40. PHONG LONG : 風隆

• Nhiều nhiều

• Huyệt Lạc với kinh Túc thái âm Tỳ

- Vị trí : Ở giữa cạnh trước và ngoài ống chân, từ mắt cá ngoài lên 8 thốn, lấy thẳng từ mắt cá ngoài lên Dương lăng tuyền, cách mắt cá ngoài 8 thốn rồi lui về phía trước 1 thốn là huyệt. Là Lạc của Túc dương minh tách đi sang Túc thái âm

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu từ 3 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Nhiều đờm, ho hắng, hen xuyễn, đau bụng, váng đầu, táo bón, đau chi dưới, điên giản, tứ chi sưng, bế kinh, băng huyết.

Quyết nghịch, biếng lười, ngực đau như dao đâm, bụng đau như dao cắt, chân xanh, thân lạnh, hầu bại không thể nói, trèo cao mà ca, vất áo mà chạy, thấy quỷ hay cười, khí nghịch thì hầu bại, ngứa, câm. Thực thì điên cuồng, tả ở đó, Hư thì chân không gọn, ống chân khô, bổ ở đó.

- Tác dụng phối hợp : Với Trung quản trị các chứng đàm ẩm, với Liệt khuyết hoặc Nội quan trị ho hắng, xuyễn, với Khâu khư trị điên giản, với An miên, Thần môn trị váng đầu, mất ngủ, với Phế du trị ho hắng nhiều đờm, với Khâu khư trị ngực đau như đâm.



41. GIẢI KHÊ : 解溪


• Cái khe suối tỏa ra

• Huyệt Kinh Hỏa

- Vị trí : Ở chính giữa mặt trước cổ chân, chỗ Túc dương minh vị hành là Kinh, Hỏa, Vị hư bổ ở đó.

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, bàn chân để ngay ngắn bằng phẳng, lấy huyệt ở giữa nếp ngang cổ chân, chỗ mu bàn chân và ống chân nối nhau, ở khe lõm giữa hai gân cơ duỗi dài ngón chân và cơ duỗi dài ngón chân cái.

- Cách châm cứu : Mũi kim hướng về gót chân, châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’.

- Chủ trị : Bong gân khớp cổ chân, nôn mửa, chi dưới bại liệt, đau đầu, viêm thận, viêm ruột, điên giản, viêm khớp cổ chân, và bệnh tật phần mềm chung quanh, bàn chân xuôi xuống, phong mặt phù thũng, mặt đen, quyết khí xông lên, bụng chướng, đi ỉa ra nặng, đầu gối, đùi, ống chân sưng, chuột rút, mắt hoa, điên, phiền tâm buồn khóc, thổ tả, đau phong mặt đỏ, mắt đỏ, cùng ụ mày đau không chịu nổi, choáng váng, mồm đau, bụng sưng, hồi hộp.

- Tác dụng phối hợp : Với Dương cốc trị chứng hồi hộp, với Phục lưu, Thận du, Âm lăng tuyền trị viêm thận, với Thiên đột trị quyết khí xông lên bụng.



42. XUNG DƯƠNG : 冲陽

• Dương khí xông lên mạnh mẽ

• Huyệt Nguyên

- Vị trí : Ở trên mua bàn chân, dưới huyệt Giải khê 1,5 thốn, chỗ mạch Túc dương minh vị qua là Nguyên, Vị hư, thực đều dùng. Tố Vấn : Đâm động mạch trên mu bàn chân, máu ra không ngừng, chết ».

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, đặt bàn chân bằng mà lấy huyệt, chỗ cao nhất trên mu bàn chân, ở cạnh trong gân duỗi dài ngón chân chỗ có động mạch đập là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 2 – 3 phân, tránh động mạch, KHÔNG CỨU.

- Chủ trị : Chi dưới bại liệt, mu bàn chân sưng, đau răng hàm trên, đầu mặt phù thũng, điều giản, đau đầu, liệt mặt, sốt rét, bệnh tinh thần, bệnh nhiệt, bệnh ý (Isteri).



43. HẪM CỐC : 陷谷

• Cái hang tụt dưới sâu, Hang lõm

• Huyệt Du Mộc

- Vị trí: Chỗ lõm phía trước khe xương bàn chân số 2 – 3, chỗ mạch Túc dương minh trú là Du, Mộc.

- Cách châm cứu: Châm đứng, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Mặt mày phù thũng, phù sôi bụng, đau bụng, mu bàn chân sưng, viêm kết mạc, bệnh Isteri, hay sặc( hẹp môn vị), bệnh nhiệt vô độ, mồ hôi không ra, bệnh sốt rét run.

Đông Viên nói: “Khí ở tay chân lấy ở đó, trước tránh động mạch, sau lấy ở Túc dương minh Vinh, Du Nội đình, Hãm cốc.”



44. NỘI ĐÌNH :内庭

• Đơn vị xét xử phía trong, nơi xét xử phía trong

• Huyệt Huỳnh thủy

- Vị trí : Ở giữa khe nối ngón hai và ngón ba chân, hơi hướng về phía sau một chút là huyệt. Chỗ mạch Dương minh vị lưu là Vinh, Thủy

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau răng ở hàm trên, đau hầu, miệng khát, đau dạ dày, đau bụng, chướng bụng, ỉa chảy, mất ngủ, táo bón, đau bụng kinh nguyệt, đau thần kinh tam thoa, viêm amidan, viêm ruột cấp,mãn tính, đau sa ruột, cưới khí, đau lợi răng, chảy máu mũi, đau mắt, méo miệng, miệng cắn chặt, tai ù, hầu bại, lỵ trắng đỏ, đái ra máu, ẩn chấn, tứ chi quyết nghịch, nhiều lần ngáp, sợ nghe tiếng người, rét run, sốt rét không muốn ăn, đau da trên đầu não, thương hàn chân tay nghịch lạnh, mồ hôi không ra.

- Tác dụng phối hợp : với Hợp cốc trị đau răng, viêm amidan, với Túc lâm khấp trị bụng dưới chướng túc, với Thượng tinh trị đau tròng con mắt.



45. LỆ ĐOÀI : 厲兌

• Thay đổi sự hung ác, thay đổi hình phạt, trao đổi đẹp đẽ

• Huyệt Tỉnh Kim

- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc móng ngón chân 2, cách gốc móng ra hơn 1 phân

- Cách châm cứu : Châm sâu hơn 1 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Ung ruột, hôn mê, bệnh sốt cao, nhiều mộng mị, điên cuồng, đau bụng, chảy máu cam, não bầm huyết, thần kinh suy nhược, viêm amidan, viêm gan, tiêu hóa không tốt, bệnh thần kinh chức năng, bụng trên đầy chướng, thủy thũng, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, sốt nhẹ, không muốn ăn, mặt sưng, ống chân lạnh, hầu bại, răng hàm trên đau, sợ lạnh mũi không lợi, thường hay sợ, ưa nằm, cuồng muốn trèo cao, vất áo mà chạy, vàng da, miệng méo, môi sưng lên (sưng mọng lên), cổ sưng, đầu gối bánh chè sưng đau, đau dọc theo đương kinh vị từ ngực qua đùi đến cạnh ngoài ống chân và trên mu bàn chân, thức ăn tiêu nhanh mà mau đói, nước đái vàng.

- Tác dụng phối hợp : với Nhân trung, Nội quan trị hôn mê, với Lan vĩ, Thiên khu trị ung ruột, với Ẩn bạch trị nhiều mộng mị.




IV.TÚC THÁI ÂM TỲ KINH
( Khí huyệt của tỳ đi qua phần âm rất nhiều ở chân)


1.Túc Thái âm tỳ kinh chủ trị :

« Nội kinh » nói rằng : « Tỳ là chức quan gián  nghị, trị vòng quanh ở đó mà ra ».

Tỳ, cái gốc của kho chứa, chỗ ở của sự tươi tốt. Cái đó biến hóa ở môi, tứ bạch. Cái đó biến ở bắt thịt, là loại âm tột bậc, thông với Thổ khí. Riêng một tạng đó quản tứ phương. Từ chủ tứ chi, với Vị mà làm tân dịch.

Trung ương màu vàng, thông vào với tỳ, khai khiếu ở miệng, tàng tinh ở tỳ, làm bệnh ở gốc lưỡi. Là vị ngọt, là loại thổ, Súc là Trâu, Cốc là lúa tẻ, là ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Trấn đã biết là bệnh bắp thịt, Âm là Cung, số là năm (5), Mùi là thơm, Dịch là nước dãi.

Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh vị ngọt, vị ngọt sinh tỳ, tỳ sinh bắp thịt, thịt sinh phế, phế chủ miệng. Ở trời là thân, ở đất là thổ, ở thân thể là thịt, ở tạng là tỳ, ở tiếng là lời ca, ở biến động là ựa, ọe, ở chí là suy nghĩ, suy nghĩ thì hại tỳ, giận thắng suy nghĩ, thấp hại thịt, phong thắng thấp, ngọt làm hại thịt, chua thắng ngọt.

2.Túc Thái âm tỳ kinh huyệt ca :

Hai mươi mốt huyệt trong tỳ châu.

Ẩn bạch, ngón cái chân là đầu,

Đại đô, Thái bạch, Công tôn thịnh,

Thương khâu, Tam âm giao có thể cầu.

Lậu cốc, Địa cơ, Âm lăng huyệt,

Huyết hải, Cơ môn, Xung môn khai,

Phủ xá, Phúc kết, Đại hoành bài,

Phúc ai, Thực đậu, Thiên khê tiếp,

Hung hương, Chu vinh, Đại bao theo;

Cả hai bên phải trái có 42 huyệt:

Đó là một đường dọc, bắt đầu từ Ẩn bạch, hết ở Đại bao. Lấy Ẩn bạch tại đó, Thái bạch, Công tôn, Thương khâu, Âm lăng tuyền làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

Mạch bắt đầu ở đầu nhọn ngón chân cái, đi theo cạnh trong ngón chỗ mép thịt trắng đỏ, đi qua phía sau đầu mẩu xương, lên cạnh trước mắt cá trong, lên bắp chân, đi qua phía sau xương chày, giao chéo qua phía trước quyết âm, đi lên theo phía trước của cạnh trong đầu gối và đùi, vào bụng thuộc tỳ, nối sang vị, lên cách, kẹp lấy họng, liền với cuống lưỡi, tản ra ở dưới lưỡi, có một nhánh tách ra lại từ dạ dày tách riêng, đi lên cách, đi vào giữa tâm. Kinh này ít huyết nhiều khí, giờ Tỵ khí huyết đi ở đó.

Tạng là Tỳ Thổ, mạch ở bộ quan bên phải.

4.Đạo dẫn bản kinh:

Tỳ ở giữa ngũ tạng, gửi vượng ở trong 4 mùa, chứa ngũ vị mà nuôi lớn, năm thần nhân đó mà nổi rõ ra, tứ chi trăm đốt dựa vào đó mà vận động. Người ta chỉ do ăn uống không điều độ, mệt mỏi quá lắm thì tỳ khí bị thương. Tỳ, vị cùng bị thương thì ăn uống không hóa, miệng không biết mùi vị, tứ chi khó khăn mệt mỏi, bụng trên đầy chướng, làm mửa, ỉa, làm tích ở ruột, những điều đó xem các sách “Nội kinh”, đúng từng ban, ban đều có chép đủ, nên tìm đọc cho biết.

Đã không đói mà ăn mạnh thì tỳ mệt, không khát mà uống mạnh thì dạ chướng, ăn nếu quá no thì khí mạch không thông, làm cho tâm tắc bí, ăn uống nếu quá ít thì thân gầy, tâm bâng khuâng, ý nghĩ không vững chắc. Ăn vật tanh trọc thì tâm thức hôn mê, ngồi niệm không yên, ăn vật không phù hợp thì tứ đại ly phản, mà động đến bệnh cũ, đều không phải vệ sinh vậy. Nêu ví dụ một câu: “Ăn tất phải có giờ, uống tất phải có mức”, không no, không đói là được. Người ta ăn uống như thế, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hòa. Người ta đã ăn uống vào mồm, từ cuống dạ vào trong dạ, làm cho chất bổ vào ngũ tạng, đó là chất vào trong tiểu trường và hóa, đến đoạn dưới tiểu trường mới phân trong đục, đục là cặn bã vào trong đại trường, trong là tân dịch vào trong bàng quang, là phủ của tân dịch. Nếu bàng quang lại phân trong đục, cái đục thì vào trong niệu quản, cái trong thì vào đảm, đảm vào tỳ, tản ra ở ngũ tạng, là nước dãi, nước bọt, nước mắt, nước mũi và mồ hôi, là chất bổ thấm vào ngũ tạng, làm thành năm thứ mồ hôi, cùng quay về tỳ, tỳ hòa rồi hóa huyết, lại quay về tạng phủ. Kinh nói rằng: “Tỳ thổ vượng có thể sinh vạn vật, suy thì sinh bách bệnh”; Ngày xưa Đông pha điều tỳ thổ, ăn uống không quá một chén rượu, một miếng thịt. Có người mời ăn, ông thưa tránh đi rằng: “một là an phận để dưỡng phúc, hai là khoan vị để dưỡng khí, ba là giảm phí để dưỡng của”.

Người muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở trong, người không muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở ngoài. Người dưỡng ở trong thì tạng phủ yên ổn, điều thuận huyết mạch, người dưỡng ở ngoài thì rất chăm nếm thứ ngon hết mức ăn uống cho sướng, tuy cơ thể rất béo đẫy, nhưng khí thì khốc liệt, gặm hết tạng phủ ở trong.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:

1. ẨN BẠCH: 隱白

• Cái trắng không rõ ràng, cái trắng ẩn náu

• Huyệt Tỉnh Mộc

- Vị trí: Ở chính giữa phía sau gốc móng ngón chân cái chừng hơn 1 phân, lại lệch về phía trong hơn 1 phân, hoặc là ở cạnh trong góc gốc móng chân, cách gốc móng chừng hơn 1 phân, chỗ mạch Tỳ xuất là Tỉnh, Mộc.

- Cách châm cứu: Châm hơn 1 phân hoặc chích nặn máu, cứu 3 mồi, hoặc hơ 5’

- Chủ trị: Chướng bụng, nôn mửa, kinh nguyệt không đều (quá nhiều), băng huyết, hôn mê, mất ngủ, bệnh tinh thần, trẻ em kinh phong, xuất huyết đường tiêu hóa, đau bụng, máu cam ra không dứt, thổ huyết, đái, ỉa đều ra máu, thở xuyễn không nằm yên được, ăn không xuống, nóng trong ngực, ỉa dữ dội, thi quyết không biết gì, chân lạnh không thể nóng.

- Tác dụng phố hợp: Với Huyết hải, Thần môn chữa tử cung xuất huyết, với Đại đôn (cứu) làm tăng tiểu cầu, chống các loại xuất huyết với Khí hải, Huyết hải, Tam âm giao trị kinh nguyệt quá nhiều, với Túc tam lý trị ỉa ra máu, với Ủy trung trị ra máu cam kịch liệt không cầm.

2. ĐẠI ĐÔ:大都

• Kinh đô lớn

• Huyệt Huỳnh Hỏa

- Vị trí: Ở cạnh trong ngón chân cái, phía trước và dưới khớp bàn ngón, chỗ phần thịt trắng đỏ, chỗ mạch Tỳ lưu là Vinh, Hỏa, Tỳ hư bổ ở đó

- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 15 – 20’

- Chủ trị: Bụng chướng, bụng đau; sốt cao, không có mồ hôi, ỉa chảy, đau dạ dày, tứ chi thũng, trúng gió, mình nặng, xương đau, không nằm được, thương hàn chân tay nghịch lạnh, muốn nôn, phiền nhiệt, vật vã, mửa ngược, mắt hoa, lưng đau không thể cúi ngửa, phong chung quanh mắt cá chân, ngực tức, giun làm đau vùng tim, trẻ em kinh phong.

3. THÁI BẠCH:太白

• Rất trắng, trắng rất nhiều

• Huyệt Nguyên, Huyệt Du Thổ

- Vị trí: Ở cạnh trong (ngón cái) bàn chân, trong chỗ lõm dưới gầm của đầu ngoài xương bàn chân số 1, chỗ mạch tỳ trú là Du, Thổ.

- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, đầy chướng bụng, lị, táo bón, ợ hơi, đau đầu, phù thũng, viêm đường ruột cấp tính, mình nóng bứt rứt, tức tối, lưng đau, khí nghịch, hoắc loạn, trong bụng đau như cắt, sôi ruột, đầu, gối, đùi, ống chân buốt lạnh, chuột rút, mình nặng xương đau, ngực tức, tim đau, mạch chậm.

- Tác dụng phối hợp: với Nội quan chữa đau dạ dày.

4. CÔNG TÔN: 公孫

• Cháu trai, cháu chung

• Huyệt Lạc với Kinh Túc Dương Minh Vị, huyệt giao hội với Xung mạch

- Vị trí: Ở cạnh trong bàn chân (phía ngón cái) dưới gầm và phía trước khớp nối xương bàn chân với xương cổ chân (xương bàn số 1), chỗ có hố lõm, chỗ mạch nối qua Túc thái âm, tách đi sang Túc dương minh vị kinh, là loại Lạc.

- Cách châm cứu: Châm từ cạnh trong bàn chân ra hướng cạnh ngoài bàn chân, sâu 0,6 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, đau bụng, ỉa chảy, lị, đau ngón chân, viêm đường ruột cấp, mãn tính, viêm màng trong dạ con, kinh nguyệt không đều, đau cổ chân, thượng thổ hạ tả, sốt rét, sốt thể lạnh, giản, thở dài.

- Tác dụng phối hợp:

+Với Nội quan chữa đau dạ dày, nôn mửa, với Lương khâu trị nôn mửa và nước chưa dạ dày quá nhiều,

+Với Tỳ du, Bĩ căn, Chương môn (cứu) trị lá lách sưng to, với Túc tam lý, Nội quan, Nội đình trị xuất huyết đoạn trên đường tiêu hóa,

+Với Nội quan, Tê biên tứ huyệt trị viêm đường ruột cấp, mãn tính, với Dũng tuyền Nhiên cốc, Túc tam lý, Lương khâu trị Ma phong (Phong tê),

+Với Xung dương, Túc tam lý trị cước khí. Lại trị đầu mặt sưng lên, phiền tâm, nói cuồng, hay uống, đàm hư. Thực thì trong ruột đau như cắt, tả ở đó, hư thì cổ chướng, bổ ở đó.

5. THƯƠNG KHÂU:商丘

• Cái gò buôn bán, hoặc cái gò buồn rầu

• Huyệt Kinh Kim

- Vị trí: Ở chỗ lõm trước và dưới mắt cá trong, giữa đường nối từ xương thuyền lồi ra và chỗ nhọn mắt cá trong. Chỗ mạch tỳ hành là Kinh, Kim. Tỳ thực tả ở đó

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.

- Chủ trị: Viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu hóa kém, đau đớn vùng cổ chân, cước khí, phù thũng, tỳ hư bụng chướng, sôi ruột, ỉa lỏng, bí ỉa, vàng da, đau vú, trĩ, đau sán khí, mình lạnh hay thở dài, buồn tâm, xương bại, khí nghịch, có ung ăn mòn, mộng mị, điên giản, nóng rét hay nôn, vùng âm hộ và cạnh trong đùi đau, khí úng, đồi sán chảy lên xuống dẫn vào bụng dưới đau, không thể cúi ngửa, tỳ tích thành hòn, vàng da, gốc lưỡi cứng đau, thích nghĩ, thích nếm, ăn không tiêu, tứ chi nặng, khớp đau, mệt mỏi ham nằm, đàn bà tuyệt đường con cái, trẻ em mạn kinh phong.

- Tác dụng phối hợp: Với Thiên khu, Âm lăng tuyền trị viêm ruột mãn tính, với U môn, Thông cốc trị hay ựa, với Giải khê, Khâu khư trị gót chân đau.

6. TAM ÂM GIAO: 三陰交

• Ba kinh âm giao nhau

- Vị trí: Ở cạnh trong ống chân, từ mắt cá trong lên 3 thốn, phía sau xương chày, chỗ hội của 3 kinh âm: Túc thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.

- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối, hoặc nằm ngửa duỗi chân, dùng bốn ngón tay người bệnh (trừ ngón cái) kẹp lại để nằm ngang trên xương chày, một bên là mắt cá trong, một bên về phía trên là huyệt.

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim hướng về huyệt Tuyệt cốt, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm chếch xuống dưới theo ven sau xương chày sâu 1 – 2 thốn, có thể có cảm giác tê như điện lan đến mắt cá trong, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.

- Chủ trị: Phạm vi chủ trị của huyệt này rất rộng, đàn bà kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá nhiều, đau bụng hành kinh, băng huyết, khó đẻ, choáng váng sau khi đẻ, khí hư, ngứa cửa mình, đàn ông xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đau dương vật, phù thũng, khó đái, đái dầm, tiêu hóa kém, đầy chướng bụng, sôi ruột, mất ngủ.- trúng gió hư thoát, thần kinh suy nhược, mụn trĩ, đau chi dưới, thấp chẩn, liệt một bên, viêm da do thần kinh, dị ứng mẩn ngứa, tỳ vị hư nhược, bế kinh, không có con, thai chết trong bụng, sau khi đẻ nước hôi không ra, đái đục, đau sán khí, không nghĩ đến ăn uống, tỳ đau, mình nặng, tứ chi không giơ lên được, có hòn hạch, bụng lạnh, đau cạnh trong đầu gối, chân teo không đi được, đảm hư, sau khi ăn thì nôn ra nước, hoắc loạn, chân tay nghịch lạnh, ngáp trễ miệng, quai hàm mở trật ra, miệng há không ngậm lại được, nguyên tạng phát động dưới rốn đau không chịu được, trẻ em kinh phong, đàn bà đang hành kinh mà giao hợp sinh ra gầy yếu, có hòn cục, máu ra nhỏ giọt không dứt, có chửa thai động, đẻ ngang.

+Nếu kinh mạch không thông, bí tắc, tả ở đó thông ngay, kinh mạch hư tổn không hành, bổ ở đó, kinh mạch thêm mạnh thì thông.

- Tác dụng phối hợp: Với Túc tam lý chữa bệnh đường ruột, với Quan nguyên (hoặc Trung cực) chữa đái dầm, với Nội quan, Thái xung chữa lưỡi nứt chảy máu, với Khí hải, Trung cực, Trung quản trị bế kinh, kinh nguyệt không đều, với Hợp cốc gây ra dễ đẻ, mau đẻ, với Trung quản, Nội quan, Túc tam lý  chữa viêm mạch máu do tắc máu, với Hợp cốc, Thái xung trị khó đẻ.

Y án nói rằng: “Tống Thái Tử ra đường gặp người đàn bà chửa, chẩn rằng: “con gái”, Từ Văn Bá đáp: “Một trai, một gái”, Thái Tử tính tuổi xem ngay, Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc, thai ra đúng như Văn Bá chẩn. Đời sau theo đó lấy cấm châm Tam âm giao vào Hợp cốc ở đàn bà chửa”. Nhưng Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc mà trụy thai, ngày nay riêng không bổ Tam âm giao, tả Hợp cốc mà an thai? Đúng là Tam âm giao, ba mạch can, tỳ, thận hội ở đó, đáng bổ, không đáng tả. Hợp cốc là nguyên của đại trường, đại trường là phủ của phế, chủ khí, đáng tả, không đáng bổ, Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc là huyết suy khí vượng vậy.

Nay bổ Tam âm giao, tả Hợp cốc là huyết vượng khí suy. Theo Lưu Nguyên Tân cũng nói: “Huyết suy, khí vượng nhất định không chửa, huyết vượng khí suy có thể ứng” (Huyết suy khí vượng, định vô nhâm, huyết vượng khí suy ứng hữu thế).



7. LẬU CỐC: 漏谷

• Cái hang dò rỉ (Có tên Thái âm lạc)

- Vị trí: Ở phía sau xương chày, chỗ lõm trên huyệt Tam âm giao 3 thốn

-Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị: Bụng chướng, sôi ruột, đùi gối lạnh lẽo, tê bại, viêm đường tiết niệu, ngáp mạnh, tâm buồn khí nghịch, hạch hòn khí lạnh, ăn uống không làm da thịt (tả).

8. ĐỊA CƠ:地機

• Chỗ bí mật trọng yếu

• Có tên là Tỳ xá

• Huyệt Khích

- Vị trí: Ở phía dưới huyệt Tất nhỡn, phía trong là 3 thốn, là khích huyệt

- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay co gối xuôi chân, hoặc nằm ngửa duỗi chân, từ chính giữa cạnh trong xương bánh chè xuống 5 thốn, cạnh trong đầu trên xương chày

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Đầy bụng, tiểu tiện khó, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, di tinh, phù thũng, công năng tính xuất huyết dạ con, bụng sườn chướng khí, đau sán khí, trĩ, lưng đau không thể cúi ngửa, ỉa lỏng, bụng rắn, không muốn ăn, con gái có hòn cục, ấn như nước sôi chảy dẫn từ cạnh trong đùi đến đầu gối (lao màng bụng).

- Tác dụng phối hợp: Với Khí huyệt, Tam âm giao trị kinh nguyệt không đều, với Tam âm giao hoặc Huyết hải chữa kinh nguyệt không đều.

9. ÂM LĂNG TUYỀN: 陰陵泉

• Con suối ở quả đồi phía âm, Huyệt Hợp Thủy

- Vị trí: Ở cạnh trong bắp chân, phía sau xương chày, chỗ hố lõm đối bên của lồi cao Dương lăng tuyền, chỗ mạch túc thái âm tỳ nhập là Hợp, Thủy.

- Cách lấy huyệt: Từ chính giữa xương bánh chè thẳng xuống, giữa mặt trước xương chày đến chỗ lồi cao nhất của xương chày dưới đầu gối, từ đó chiếu ngang vào 4 thốn, ở phía trong sau đầu mẩu xương chày.

- Cách châm cứu: Mũi kim chếch xuống, châm sâu từ 0,5 – 1 thốn hoặc hướng về phía huyệt Dương lăng tuyền, phía ngoài, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Bụng chướng, phù thũng, tiểu tiện khó, tiểu tiện không dứt, ỉa chảy, đau gối, di tinh, viêm đường tiết niệu, kinh nguyệt không đều, liệt dương, viêm thận, cưới khí, viêm ruột, lị, đau âm hộ. Trong bụng lạnh không muốn ăn, dưới sườn tức, xuyễn ngược không nằm được, lưng đau không thể cúi ngửa, hoắc loạn, sán giả, hàn nhiệt không điều độ, nóng trong ngực.

- Tác dụng phối hợp: với Dương lăng tuyền trị đau khớp gối, với Thủy phân trị phù thũng, với Tam âm giao, Khí hải trị tiểu tiện không thông, với Dũng tuyền chữa đau tiểu trường liền sang rốn, với Quan nguyên, Thủy phân, Túc tam lý, Tam âm giao trị bí đái và bụng có nước, với Địa cơ, Hạ quản trị bụng rắn cứng.

10. HUYẾT HẢI:血海

• Bể huyết, Còn gọi là Bách trùng sào

- Vị trí: Ở cạnh trong đùi, đầu gối lên 2 thốn

- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối thẳng chân, thầy thuốc lấy lòng bàn tay mình úp vào xương bánh chè người bệnh, ngón tay cái vào phía trong, chỗ đầu ngón tay cái là huyệt (cạnh trong cơ tứ đầu đùi).

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Đau bụng kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng huyết, nổi mề đay ngứa, thấp chẩn, viêm da do thần kinh, đau khới gối, bần huyết khí nghịch, bụng chướng, con gái rỉ ra máu ác, ra nhiều nước sền sệt có lẫn vật, đái buốt.

Đông Viên nói rằng: “Con gái rỉ ra máu ác, kinh nguyệt không đều, bạo băng không cầm, ra nhiều nước sền sệt có lẫn vật, do ăn uống không điều độ, hoặc mệt hại hình thể, hoặc do có khí bất túc, cứu thái âm tỳ kinh 7 mồi”.

- Tác dụng phối hợp: Với Địa cơ trị kinh nguyệt không đều, với Khúc trì trị dị ứng mẩn ngứa, với Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh, với Khúc trì, Liệt khuyết, Túc tam lý, Tam âm giao trị dị ứng mẩn ngứa. 

11. CƠ MÔN: 機門

• Cái cửa giần sàng

- Vị trí: Từ phía trong của cạnh trong xương bánh chè lên 8 thốn, bên trên huyệt Huyết hải 6 thốn, trong mặt âm đùi, có động mạch ứng với tay, khe hai bó cơ.

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

Chủ trị: Tiểu tiện không thông, đái dầm, viêm hạch ở háng, viêm niệu đạo, cơ khép đùi sưng đau. 

12. XUNG MÔN: 冲門

• Cái cửa của khí xông lên

• Có tên là Thượng từ cung

- Vị trí: Chính giữa bờ trêm xương mu sang hai bên 3,5 thốn

- Cách châm cứu: Châm đứng 0,7–1 thốn, tránh động mạch, cứu 5 mồi, hơ 10–20’

- Chủ trị: Viêm trứng dái, đau ống dẫn tinh, viêm màng trong dạ con, sa ruột, bí đái, bụng lạnh khí đầy tức, trong bụng tích tụ đau, còng, bứt rứt, đàn bà khó sữa, tử giản (đàn bà có chửa khí xông lên tim không thở được).

13. PHỦ XÁ府舍

• Cái nhà làm nơi chứa giữ vật chất

- Vị trí: Ở huyệt Xung môn chéo lên 7 phân, từ đường chính giữa trước bụng ra 4 thốn, chỗ đó hội của Túc quyết âm, Thái âm và Âm duy, 3 mạch lên xuống nhất nhất đều vào bụng, nối vào can, tỳ, kết với tâm phế, từ trên sườn lên đến vai đó là Thái âm khích, Tam âm, Tam dương biệt ở đó.

- Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau bụng, sa ruột, viêm ruột thừa, táo bón, viêm hạch bạch huyết ở rãnh háng, viêm phần phụ, đau bụng dưới,  bại ở trong đau cấp, đi theo sườn lên xuống nhói vào tim, bụng đầy tức, tích tụ, quyết khí, hoắc loạn.

14. PHÚC KẾT: 腹結

• Rắn chắc ở bụng, dính liền với bụng

• Có tên là Trường quật

- Vị trí : Ở huyệt Đại hoành xuống 1,3 thốn, từ đường chính giữa trước bụng ra 4 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau quanh rốn, ỉa chảy, đau sán thống, ho nghịch, nhói bên tim mà ho.

15. ĐẠI HOÀNH:大橫

• Sang ngang mà to, hoặc sang ngang nhiều nhất

- Vị trí: Ở giữa rốn sang ngang 4 thốn (sách Thượng hải nói 3,5 thốn), chỗ đó hội của Túc thái âm và Âm duy.

- Cách châm cứu: Châm đứng 1 - 2,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 - 20’

- Chủ trị: Chướng bụng, táo bón, liệt ruột, ỉa chảy, đau bụng dưới, ký sinh trùng đường ruột, lị, bụng dưới lạnh đau, đại phong nghịch khí, thường rét, ưa buồn, tứ chi không thể cử động, nhiều mồ hôi.

- Tác dụng phối hợp: Với Tứ phùng hoặc Túc tam lý trị chứng giun đũa đườn ruột, với Dương lăng tuyền trị chứng tập quán táo bón, với Đại chùy, Túc tam lý trị bệnh cú lũ (cong gù do mềm xương)

16. PHÚC AI: 腹哀

• Bi thương trong bụng

- Vị trí: Ở huyệt Đại hoành lên 3 thốn, ở đường chính giữa trước bụng ra 4 thốn, chỗ đó hội của Túc thái âm và Âm duy.

- Cách châm cứu: Châm đứng 1,5 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau bụng, tiêu hóa kém, táo bón, lị, đau quanh rốn, hàn ở trong, ăn không hóa, ỉa ra mủ máu.

17. THỰC ĐẬU: 食竇

• Cái hang chứa đồ ăn

- Vị trí: Ở khe liên sườn 5 – 6, nhâm mạch ra 6 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, trong là phế tạng, cấm châm sâu, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’.

- Chủ trị: Sườn ngực chướng đau, bí đái, trong bụng có nước, viêm dạ dày, cách đau, ở cách thường có tiếng nước kêu như sấm.

18. THIÊN KHÊ:天溪

• Khe suối của trời

- Vị trí: Khe liên sườn 4 – 5, nhâm mạch ra 6 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị: Đau ngực, ho hắng, viêm tuyến vú, sữa không đủ, viêm phế quản, nấc, trong ngực tức đau chạy trong mảng sườn trước ngực.

19. HUNG HƯƠNG: 胸鄉

• Quê hương của ý chí, quê hương của khí lượng

- Vị trí: Khe liên sườn 3 – 4, nhâm mạch ra 6 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị: Sườn ngực chứng đau, đau dần từ ngực sang lưng trên không nằm được, chuyển xoay nghiêng khó.

20. CHU VINH: 周榮

• Tươi tốt chung quanh (khắp nơi)

- Vị trí: Khe liên sườn 2 – 3, nhâm mạch ra 6 thốn, từ Trung phủ xuống 1,6 thốn.

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứ5  mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị: Sườn ngực chướng đau, ho hắng, viêm mạc lồn ngực, có mụn nhọt làm mủ trong lồng ngực (phổi), giãn phế quản, ngực sườn tức không thể cúi ngửa, ăn không xuống mà ưa uống, ho nhổ ra mủ tanh, đa dâm.

21. ĐẠI BAO: 大包

• Cái bọc to

- Vị trí: Chính giữa nách xuống khe sườn 6 – 7; Là Đại lạc của Tỳ, tống thống tất cả các lạc của âm dương, do tỳ quản khái ngũ tạng.

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau liên sườn, toànha ân đau đớn, tứ chi mỏi mệt, hen xuyễn.

- Tác dụng phối hợp: với Ngoại quan, Dương lăng tuyền chữa đau đớn liên sườn.



V.THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
(Khí huyết của tâm đi dọc qua phần âm ít của tay)



“Nội kinh” nói: “Tâm chức vụ quân chủ, Thần minh từ đó mà ra”. Tâm là gốc của sự sống, thần của biển. Cái đó hóa ở mặt. Cái đó đầy đủ ở huyết mạch, là dương trong thái dương, thông với khí mùa hạ.


Phương Nam màu đỏ, thông vào với tâm, khai khiếu ở lưỡi, tàng tinh ở tâm, làm bệnh ở ngũ tạng, vị đó đắng, loại đó là hỏa, súc đó là dê, cốc là lúa nếp, cái đó ứng với bốn mùa, trên trời thấy Vinh hoặc tinh là đã biết bệnh ở mạch, âm là Chủy, số là 7, mùi là khét, dịch là mồi hôi.

Phương Nam sinh nhiệt, nhiệt sinh hỏa, hỏa sinh vị đắng, đắng sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ, tâm chủ lưỡi, ở trên trời là nhiệt, ở đất là hỏa, trên thân người là mạch, ở tạng là tâm, ở tiếng là cười, ở biến động là lo buồn (ưu), ở chí là vui mừng, vui mừng hại tâm, sợ thắng vui, nhiệt thắng khí, hàn thắng nhiệt, đắng hại khí, mặn thắng đắng.

Thủ thiếu âm kinh huyệt ca:

Chín huyệt Ngọ thời thủ thiếu âm,

Cực tuyền, Thanh linh, Thiếu hải thâm,

Linh đạo, Thông lý, Âm khích thị,

Thần môn, Thiếu phủ, Thiếu xung tầm.

Phái trái cộng là 18 huyệt:

Đó là một kinh bắt đầu từ Cực tuyền, hết ở Thiếu xung. Lấy thiếu xung, Thiếu phủ, Thần môn, Linh đạo, Thiếu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

Mạch bắt đầu từ trong tim, ra thuộc tâm hệ, xuống cách có đường nối sang tiểu trường, ở đó chia nhánh từ tâm hệ lên kẹp hai bên họng, nối liền với mắt. Ở đường thẳng, lại từ tâm hệ đi lên phế,  ra dưới nách, đi xuống theo cạnh sau và trong bắp vai, đi sau thái âm tâm chủ, xuống cạnh trong dưới khuỷu, đi theo cạnh trong và sau cánh tay, sau gầm bàn tay ở đầu nhọn xương lồi ra, vào cạnh trong và sau bà tay, đi theo trong ngón tay út, ra ngoài đầu chót. Nhiều khí, ít huyết, giờ Ngọ khí huyết đi ở đó.

Tạng Đinh, Hỏa mạch ở thốn bộ bên trái.

- Đạo dẫn bản kinh :

Tâm là chủ soái của toàn thân, đầu đường sinh tử. Theo cái tâm sống thì mọi thứ muốn sống, mà thần không nhập khí. Tâm lặng thì mọi thứ muốn lặng, mà thần và khí ôm lấy nhau. « Nội Kinh » nói rằng: Tháng hạ, thân người ta phát dương khí ra ngoài, dấu âm khí ở trong, là lúc thoát tinh thần, tránh lưu thông làm tiết tinh khí. Ba tháng mùa hạ đó là nói chung, khí thiên địa giao nhau, vạn vật hóa (thực) lớn mạnh, đem nằm dậy sớm, không ngán ban ngày, làm cho khí không giận dữ, khả năng biến thành tài năng, đó là ứng với khí mùa hạ, phải nuôi thành cái đạo như thế. Làm ngược lại như thế thì tổn thương tâm, đến mùa thu thì làm thành khái ngược (một loại sốt dai dẳng). Cho nên người ta thường thở yên ngồi lặng, điều nhịp thở ở tim, ăn nóng tránh lạnh, thường thả mi che mắt, đem ánh sáng chiếu vào trong, giáng tâm hỏa xuống ở đan điền, làm cho thần và khí ôm lấy nhau.

Theo Thái huyền dưỡng sơ nói rằng : Tạng tâm ở sâu, mỹ quyết linh căn, thần không ngoài chỗ đó, tâm kéo lôi ở việc thì hỏa động ở trong. Tâm hỏa ở mùa hạ. Bảo là chính vượng, mạch vốn hồng, đại. Nếu như hoãn là thương thử, đến đêm ít bữa ăn uống, ngủ không khua quạt, phong tà dễ nhập.

Ngày xưa Kỳ Tử Nguyên có tật ở tâm, nghe hỏi rằng có một nhà sư không dùng bùa thuốc mà chữa được bệnh ở tim. Nguyên tìm đến cúi đầu thưa, nhà sư nói rằng : Lo âu bắt đầu từ phiền não, phiền não sinh vọng tưởng. Khi mà vọng tưởng đã đến, là cơ chế có 3 loại, hoặc nhớ lại mấy chục năm về trước với những vinh, nhục, ân, cừu, bi, hận, ly, hợp, và các loại tình cảm khốn quẫn, đó là quá khứ vọng tưởng. Hoặc sự đến nhãn tiền, cần phải ứng cho thuận, ba lần, bốn lữa, đắn đo không quyết, đó là hiện tại vọng tưởng. Hoặc trông mong sau này giàu sang đều như mong muốn, hoặc trông mong công thành danh toại, cáo lão về vườn, hoặc trông mong con cái làm nên công trạng, để nối nghiệp đèn sách, và mọi thứ có thể không thành, có thể không được, đó là vị lai vọng tưởng. 
Ba loại vọng tưởng đó tự nhiên sinh ra, tự nhiên mất đi, Thiền gia gọi là huyễn tâm, có thể chiếu tùm các vọng đó bẻ gãy đứt cái niệm đầu, Thiền gia gọi là giác tâm. Theo đó nói rằng : Bất nạn niệm khởi, duy nạn giác trì, tỳ tâm ngược đồng thái hư. Phiền não hà xứ an cước ? Nghĩa là không có cái nạn niệm dấy lên, chỉ có cái nạn giác ở mãi, cái tâm đó giống như khoảng không vô hạn, phiền não đặt châm chỗ nào ? Lại nói rằng : Lo nghĩ cũng bắt nguồn từ thủy hỏa bất giao, phàm bị chìm đắm, bị sửa đổi chỗ chịu mà làm thành sắc hoang, Thiền gia gọ là nội sinh chi dục. 
Cái dục thứ hai, lo toan trước mọi việc (trù mưu) mà nhiễm vào, tiêu hao nguyên tinh, nếu như có thể rời ra thì thận thủy tự nhiên tư minh, có thể đã lên giao tới tâm. Đến như nghĩ làm văn tự, vọng về ngủ, ăn, Thiền gia gọi là lý chướng. Kinh luân chức nghiệp, không thuận cù lao, Thiền gia gọi là sự chướng. Cái thứ hai tuy không phải là nhân dục, cũng tôn tính linh, nếu như có thể bỏ đi, thì hỏa không đến nỗi thượng viêm, có thể xuống giao với thận. Theo đó nói rằng : trần bất tương duyên, căn vô sở ngẫu (bụi không cùng với cớ, gốc không có chỗ gặp), phản lưu toàn nhất, lục dụng bất hành (chảy ngược về cái toàn nhất thì 6 cái dụng không thể hành được). Lại nói : Nhược hải vô biên, hồi đầu thị ngạn (Nếu như biển không có bờ thì quay đầu lại là bên sông), Tử nguyên làm như câu nói trên, ở một nơi, trong một nhà, quét sạch vạn cớ, ngồi lặng hơn 1 tháng, bệnh tim như mất.

CÁCH TÌM HUYỆT :

1. CỰC TUYỀN : 極泉

• Con suối ở chỗ cao nhất

- Vị trí : Ở chính giữa hố nách, cạnh trong động mạch nách

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi

- Chủ trị : Sườn ngực đau đớn, đau tim, khuỷu và cánh tay lạnh đau, tứ chi không gọn, nôn khan, phiền khát, mắt vàng, sườn tức đau, buồn rầu không vui, viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai.

- Tác dụng phối hợp : Với Âm giao, Lậu cốc trị tim cắn đau, với Ngoại quan, Dương lăng tuyền trị xương sườn đau đớn, với Hiệp bạch trị tim đau, nôn khan, bứt rứt.

2. THANH LINH : 清靈

• Linh hoạt, trẻ trung

- Vị trí : Ở huyệt Thiếu hải lên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, sách Châm Cứu Đại Thành ghi CẤM CỨU, sách Châm cứu Thượng Hải ghi cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10’.

- Chủ trị : Đau sườn, đau vai và cánh tay, không thể mặc áo được, mắt vàng đầu đau, rét run.

3. THIẾU HẢI : 少海

• Vùng bể chứa ít, biển nhỏ bé

• Có tên là Khúc tiết

• Huyệt Hợp Thủy

- Vị trí : Gập cánh tay hết mức thì đầu nhọn nếp gấp khuỷu tay phía trong là huyệt.

- Cách lấy huyệt : Co khuỷu ra vuông góc, lấy giữa đầu nếp gấp và lồi cầu xương phía trong. Chỗ mạch Thủ thiếu âm tâm nhập là Hợp, Thủy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 1 thốn, có thể châm xuyên tới Khúc trì, có cảm giác cục bộ chướng tức hoặc tê như điện chạy xuống cẳng tay, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’, sách Châm Cứu Đại Thành nói không phải đại cấp thì không cứu.

- Chủ trị : Đau tim, tê cánh tay, bàn tay run, choáng váng, điên giản, đau thần kinh liên sườn, thần kinh suy nhược, thần kinh phân lập, đau thần kinh trụ, viêm hạch bạch huyết, bệnh phần mềm chung quanh khớp khuỷu tay, nóng rét đau, sâu răng, nôn mửa ra bọt dãi, cổ không quay ngoái lại được, tứ chi không giơ lên được, đau răng, não phong, đau đầu, khí nghịch sặc sụa, hay quên, đau ở nách.

- Tác dụng phối hợp : Với An miên, Tam âm giao trị thần kinh suy nhược, với Thủ tam lý trị tê hai cánh tay, với Âm thị trị tim đau, tay run.

4. LINH ĐẠO : 靈道

• Con đường thần bí, linh hoạt :

• Huyệt Kinh Kim

- Vị trí : Trên cổ tay, cạnh trụ, từ huyệt Thần môn lên 1,5 thốn, chỗ mạch chủ thiếu âm tâm hành là Kinh, Kim.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Bệnh tim, đau dây thần kinh trụ, đau khớp, bệnh thần kinh chức năng, thần kinh phân liệt, nôn khan, sợ hãi, khuỷu tay co, bạo câm không nói được.

5. THÔNG LÝ :通里

• Bên trong thông suốt, lẽ tự nhiên được thông suốt

• Huyệt Lạc với Kinh Thủ thiếu dương Tiểu trường

- Vị trí : Ở sau cổ tay phía ngón út, chỗ Thủ thiếu âm tâm có đường lạc, tách đi sang kinh thái dương tiểu trường

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, co khuỷu tay vừa phải, bàn tay để ngửa từ huyệt Thần môn lên chừng 1 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Tim buồn bẳn, tim nhảy mạnh, lưỡi cứng không nói được, đột nhiên mất tiếng, hầu họng sưng đau, cổ tay đau, cánh tay đau, tim đau, thần kinh suy nhược, thần kinh phân liệt, ho hắng, hen xuyễn, đau đầu, hoa mắt, hầu bại, kinh nguyệt quá nhiều, đái dầm, nhiều lần ngáp đều đều và rên buồn, mặt nóng mà không có mồ hôi, mắt đau, khuỷu tay và bắp vai đau, nôn ra đắng. Tâm thực thì chi đầy tức và cách sưng, tả ở đó, hư thì không nói được, bổ ở đó.

- Tác dụng phối hợp : Với Tố Liêu, Hưng phấn trị tim đập quá chậm, với Tâm du trị nhịp tim không đều, với Thái xung trị lười nói, ham nằm, với Hành gian, Tam âm giao trị kinh nguyệt quá nhiều.

6. ÂM KHÍCH : 陰郤

• Oán trách chân âm

• Huyệt Khích

- Vị trí : Ở sau cổ tay lên 5 phân, ngồi ngay, hơi co khuỷu tay từ huyệt Thông lý xuống 5 phân, cung là tù huyệt Thần môn lên 5 phân

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau tim, tim thổn thức, mũi chảy máu, thổ huyết, mồ hôi trộm, lao phổi, thần kinh suy nhược, bại hàn lai rai, quyết nghịch khí co giật, hoắc loạn, tức trong ngực.

7. THẦN MÔN : 神門

• Của của thần khí

• Có tên là Thoát trung, Trung đô

• Huyệt Nguyên, Huyệt Du Thổ

- Vị trí : Ở cổ tay cạnh phía ngón út, chỗ lõm trên nếp gấp ngang, chỗ mạch thủ thiếu âm trú là Du, Thổ. Tâm thực tả ở đó

- Cách lấy huyệt : Gấp cánh tay vừa phải, lòng bàn tay ngửa lên, ngón út và ngón trỏ hơi xòe ra, chỗ nếp gấp thứ 2, sau cổ tay, phía ngón út, cạnh ngoài gân to gấp cổ tay xương trụ, chỗ có hố lõm là huyệt.

- Cách châm cứu : Mũi kim hướng vào giữa cổ tay, châm sâu 4 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.

- Chủ trị : Mất ngủ, hay quên, động kinh, hồi hộp, tim đập mạnh, trẻ em co giật, thần chí lơ mơ, thần kinh suy nhược, nhiều mộng mị, tim cắn đau, bệnh thần kinh chức năng, cơ xương lưỡi tê bại, bệnh điên ngu si, nôn mửa nhổ ra máu, vàng da, đau sườn, mất tiếng, xuyễn nghịch khí lên, sốt rét mà tâm phiền, quá lắm thì muốn được uống lạnh, sợ lạnh muốn đến ngay giữa chỗ ấm, họng khô không muốn ăn, đau tim sặc nhiều lần, ngắn hơi không đủ, bàn tay, cánh ta lạnh, mặt đỏ hay cười, trong lòng bàn tay nóng mà uốn lại ;buồn cuồng lên, cười cuồng lên ;đái rơi rớt, tâm tích phục lương, 5 thứ giản của người lớn và trẻ em.

Đông Viên nói rằng : Vị khí lưu xuống dưới thì khí của năm tạng đều loạn, lúc đó là bệnh giúp nhau xuất hiện. Khí tại tâm, lấy ở Du của thủ thiếu âm tâm là Thần môn, cùng với tinh đạo khí đem trở về gốc nó. « Linh Khu kinh » nói rằng : Thiếu âm không có Du, tâm không có bệnh, đúng là bệnh ngoài kinh mà tạng không có bệnh, theo đó chỉ lấy ở Kinh chỗ đầu chót xương trụ sau bàn tay. Cái Tâm là chúa lớn của ngũ tạng lục phủ, là chỗ nhà của tin thần, tạng đó kiên cố, tà không thể chứa, chứa tà thì thân chết, do đó mọi tà đều ở màng bao ngoài tâm. Cái màng bao ngoài tâm, cái mạch của tâm chúa vậy.

- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị thần kinh suy nhược, với Nội quan trị tim đập quá nhanh, với Hậu khê, Cưu vĩ trị động kinh, với Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị nhịp tim không đều, với Thượng quản trị phát cuồng bôn tẩu.

8. THIẾU PHỦ : 少府

• Nơi chứa giữ vật chất ít ỏi

• Huyệt Huỳnh Hỏa

- Vị trí : Khi nắm bàn tay vào, chỗ khe đầu ngón nhẫn và ngón út chiều vào lòng bàn tay, khe xương bàn 4 – 5, chỗ mạch thiếu âm tâm lưu là Vinh, Hỏa.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Tim hồi hộp, ngực đau, ngứa hạ bộ, tiểu tiện khó, đái dầm, lòng bàn tay nóng, bệnh tim do phong thấp, nhịp tim không đều, tìm cắn đau, bệnh rối loạn thần kinh chức năng, ngón út hay công có âm lồi ra, phiền tức ít hơi, buồn sợ oai người, cánh tay buốt, khuỷu nách cổ gấp, bàn tay cô không duỗi, sốt rét dai dẳng không khỏi, rét run, sa một bên trứng dái, thở dài.

- Tác dụng phối hợp : Với Thông lý, Nội quan, Đại lăng trị nhịp tim không đều, với Khúc trạch, Khích môn, Gian sử trị bệnh tâm tạng do phong thấp, với Túc tam lý trị bí đái.

9. THIẾU XUNG : 少冲

• Sự xông lên ít ỏi

• Có tên là Kinh thủy, là Huyệt Tỉnh Mộc

- Vị trí : Ở cạnh trong gốc móng ngón tay út (phía ngón nhẫn). Mạch thủ thiếu âm xuất là Tỉnh, Mộc.

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, duỗi ngửa bàn tay, hơi co ngón út, lấy ở cánh trong gốc móng ngón út phía giáp ngón 4, cách gốc móng 1 phân.

- Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 1 phân hoặc lấy kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Tim đập mạnh, đau sườn ngực, trúng gió quay lơ, bệnh nhiệt (cấp cứu), trẻ em co giật cứng đơ, bệnh rối loạn thần kinh chức năng, bệnh nhiệt phiền tức, khí lên họng khô, khát, mắt vàng, đau cạnh trong và sau của bả vai và cánh tay, đàm khí, buồn sợ nóng rét, khuỷu tay đau không duỗi được.

Trương Cô Cổ chữa tiền âm tanh hôi, tả căn ở Hành gian, sau đó lấy huyệt này, đó là trị ở tiêu.

- Tác dụng phối hợp : Với Nhân trung, Dũng tuyền, Phong long chữa trúng gió quay lơ, với Khúc trì chữa sốt cao.




VI.THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH
(Khí huyết của Tiểu trường đi qua phần dương nhiều ở tay)


1.Thủ thái dương kinh huyệt chủ trị :

« Nội kinh » nói : Cán tiểu trường là chức vụ Thọ Thịnh, hóa vệt từ đó mà ra. Lại nói Tiểu trường là Xích trường (Ruột đỏ).

Miệng dưới của dạ dày cũng là miệng trên của tiểu trường, ở rốn lên 2 thốn, thủy cốc được phân ở đó. Miệng trên của đại trường cũng là miệng dưới của tiểu trường. Đến đây tất là phân biệt trong đục, nước dịch thấm vào bàng quang, cặn bãn chảy vào đại trường.


2.Thủ thái dương tiểu trường kinh huyệt ca :

Huyệt ở Thủ thái dương có mười chín,

Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê tẩu (Tẩu là cái đầm lớn),

Uyển cốt, Dương cốc, Dưỡng lão thàng (Thàng là sợi dây),

Chi chính, Tiểu hải, ngoài khuỷu cánh tay,

Kiên trinh, Nhu du, tiếp Thiên tông,

Ngoài liên có Bỉnh phong, Khúc viên đầu,

Kiên ngoại du liền Kiên trung du,

Thiên mong lại cùng với Thiên dung ngẫu,

Đúng trên xương nhô ra là Quyền liêu,

Thính cung ở trước tai đi trên châu.


Hai bên phải trái cộng là 38 huyệt :

Đây là một đường dọc, bắt đầu từ Thiếu trạch, tận cùng ở Thính cung, lấy Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê, Uyển cốt, Dương cốc, Tiểu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.

Mạch bắt đầu từ đầu chót ngón tay út, đi qua cạnh ngoài bàn tay lên cổ tay, ra giữa mắt cá thẳng lên, đi theo cạnh dưới xương cánh tay, ra cạnh trong khuỷu giữa hai xương, đi theo lên cạnh ngoài và sau bắp vai, ra chỗ rộng vai, đi vòng quanh xương bả vai, giao lên trên vai, vào hố đòn, nối vào nhánh tâm, đi qua dưới họng xuống cách dưới gầm dạ dạy, thuộc vào tiểu trường. Có một nhánh từ hố đòn xuyên qua cổ, lên má, đến khóe mắt, biến vào trong tai. Có riêng một nhánh đi lên quật ở dưới mũi, đến khóe mắt trong. Kinh này nhiều huyết ít khí, giờ Mùi khí huyết trú ở đó.

Đó là phủ Bính, Hỏa,. Mạch thấy ở thốn bộ bên phải.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :

1. THIẾU TRẠCH : 少澤

• Cái đầm nhỏ

• Có tên là Tiểu cát, huyệt Tỉnh Kim

- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc móng ngón tay út, cách gốc móng 1 phân, chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường xuất là Tỉnh, Kim.

- Cách châm cứu : Châm hơn 1 phân, thường chích nặn máu, cứu 1 – 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, chảy máu mũi, trúng gió, hôn mê, thiếu sữa, bệnh nhiệt cấp cứu, viêm tuyết vú, mộng thịt trong mắt, nóng rét mồ hôi không ra, đau tim, ngắn hơi, đau sườn ngực, vàng da, mắt có màng, sưng vú, tai điếc, hầu bại, lưỡi cứng, họng khô, tâm bứt rứt, cánh tay đau, động kinh co giật, ho hắng, trong miệng có nhiều dãi bọt, gáy cổ cấp không thể ngoái lại.

- Tác dụng phối hợp : với Hợp cốc, Chiên trung chữa phụ nữ thiếu sữa, với Tình minh, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt trong mắt, với Thái dương trị vú sưng.

2. TIỀN CỐC : 前谷

• Cái hang ở trước (phía trước)

• Huyệt Huỳnh Thủy

- Vị trí : Ở chỗ lõm trước khớp bàn ngón của ngón thứ 5, cạnh trụ, khi nếm bàn tay nó ở trước nếp gấp khớp, chỗ phân ra thịt trắng đỏ, chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường lưu là Vinh, Thủy.

- Cách châm cứu : châm đứng 3 – 5 phân, cứu 1 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Cách tay đau, ngón tay tê dại, sốt nóng, mắt có màng, tai ù, hầu bại, viêm tuyết vú, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, sốt rét lâu ngày, bệnh điên, cổ gáy sưng, má sưng dẫn vào sau tai, mũi tắc không lợi, ho hắng, nôn, chảy máu cam, đàn bà đẻ xong không có sữa.

3. HẬU KHÊ : 后溪

• Cái khe suối ở phía sau

  Huyệt Du Mộc

- Vị trí : Ở cạnh ngoài bàn tay (phía ngón út), ở chỗ lõm sau khớp ngón út và đốt bàn số 5. Chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường trú là Du, Hỏa. Tiểu trường hư bổ ở đó.

- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay nắm các ngón lại, chỗ cuối cùng của nếp gấp bàn tay là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 6 phân (Khi nắm bàn tay có thể châm thấu huyệt Hợp cốc, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đỉnh đầu căng thẳng, đau lưng trên, lương dưới, sái cổ, động kinh, nổi mày đay, ngứa ngáy tay co rút, tinh thần thất thường, sốt rét, bệnh thần kinh chức năng, đau thần kinh liên sường, ra mồ hôi trộm, câm điếc, đau mắt đỏ, mắt có màng, tai ù, vàng da, mũi chảy máu cam, ngực tức, cánh tay và khuỷu tay co cấp, ghẻ lở.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại Chùy, Giản sử trị sốt rét, với Liệt khuyết trị ngực cổ đau, với Phong trì trị sái cổ, đỉnh đầu căng đau, với Tam gian trị các xương trong bàn tay, ngón tay đau sưng, với Nhân trung, Điên khẩu thấu Thừa sơn, Đại chùy trị vùng lưng trên lưng dưới bị bỏng, với Âm môn, Áp thống điểm, huyệt Hiệp tích tương ứng trị bong gân cấp tính vùng lưng hoặc tổn thương mạn tính, với Lao cung trị hoàng đảm, với Hoàn khiêu trị đau đùi, với Bách lao, Khúc trì trị rét nhiều nóng ít.

4. UYỂN CỐT : 腕骨

• Xương cổ tay

• Huyệt Nguyên.

- Vị trí : Cạnh ngoài bàn tay, phía trước xương cổ tay chỗ lõm. Chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường quá là Nguyên.

- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay, hơi nắm ngón tính từ huyệt Hậu khê ở cạnh ngoài xương bàn số 5 ven theo lên đầu xương móc, chỗ xương móc, xương đậu và xương bàn số 5 gặp nhau.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi hơ 5’.

- Chủ trị : Đau đầu, cổ cứng đau, ù tai, đau dạ dày, cấp tính cổ tay và khớp khuỷu, khớp ngón tay đau, cấp tính đau lưng do vặn vẹo, bệnh đái đường, viêm túi mật, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, hầu bại, nôn mửa, tiêu khát, đau sườn, hoàng đảm, năm ngón tay không thể co duỗi, cổ và hàm sưng, nóng rét, mắt lạnh, mắt sưng màng, phát cuồng, sợ hãi, khô một bên, khuỷu tay không thể co duỗi, sốt rét lâu ngày, phiền muộn, kinh phong co giật rung động.

- Tác dụng phối hợp : Với Ngoại quan, trị bong gân khớp cổ tay, với Tiểu hải, Khúc trì trị bong gân khớp khuỷu tay, với Trung quản trị vàng da, với Tụy du, Tỳ du, Túc tam lý trị đái đường, với Thân mạch, Ngoạiq uan, Dũng tuyền trị thương hàn phát vàng.

5. DƯƠNG CỐC : 陽谷

• Cái hang ở mặt dương

• Huyệt Kinh Hỏa

- Vị trí : Trên mu cổ tay, chỗ lõm cạnh trụ, trên lằn cổ tay, chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường hành là Kinh, Hỏa.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’.

- Chủ trị : Cạnh ngoài cánh tay đau,  cổ hàm sưng đau, cổ tay đau, bệnh tinh thần, bệnh nhiệt, tai điếc, tai ù, sưng quai bị (viêm tuyết nước bọt), điên chạy cuồng, sườn đau, nóng rét, răng sâu đau, thè lè lưỡi, có lệ (hạch) ở cổ, nói lung tung và ngoái cổ sang trái, sang phải, mắt hoa, trẻ em kinh giản co giật, lưỡi cứng không bú vú.

6. DƯỠNG LÃO : 養老

• Nuôi dưỡng người già

- Vị trí : Ở cổ tay, phía sau mắt cá đầu xương trụ 1 thốn, là khích của Thủ thái dương

- Cách lấy huyệt : Co khuỷu tay vuông góc, úp lòng bàn tay vào ngực, sau mắt cá đầu xương trụ, cạnh xương trụ hướng về xương quay là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, hoặc hướng vè khuỷu tay châm dưới da trên dưới 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Vai, cột sống, khuỷu tay, cánh tay, lưng đau buốt, chi trên bất toại, sái cổ, mắt mờ, viêm khớp chi trên, liệt một bên, bệnh mắt, đau sán khí.

- Tác dụng phối hợp : Với Yêu du trị đau lưng, với Nội quan trị nấc cụt, với Tý trung trị cổ tay thõng xuống, Dưỡng lão thấu Nội quan và Kiên tring thấu Cực tuyền trị viêm chung quanh khớp vai.

7. CHI CHÍNH: 支正

• Nhánh chủ yếu

- Vị trí : Ở sau cổ tay 5 thốn, là Lạc mạch của thủ Thái dương tách đi sang thiếu âm

- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay lấy huyệt ở cạnh ngoài xương trụ, trên đường từ huyệt Uyển cốt và huyệt Tiểu hải, ở chỗ lằn cổ tay lên 5 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 phân đến 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Cổ gáy cứng, khuỷu tay khó vận động, bàn tay khó nắm, thần kinh suy nhược, bệnh tinh thần, phong hư, sợ hãi buồn rầu, điên cuồng, ngũ lao, 10 ngón tay đau đớn, đau nóng trước hết buốt thắt lưng vàc ổ, hay khát, có nốt ruồi lạ. Thực thì khớp rời khuỷu buốt, tả ở đó, hư thì sinh nốt ruồi nhỏ như ngón tay, ghẻ lở bổ ở đó.

- Tác dụng phối hợp : với Ngoại quan, Hợp cốc, Khúc trì trị khuỷu tay và cánh tay đau đớn.

8. TIỂU HẢI :小海

• Vùng bể nhỏ bé

• Huyệt Hợp Thổ

- Vị trí : Ở khuỷu tay, chỗ lồi xương to cạnh trong khuỷu, chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường nhập là Thổ, Hợp, tiểu trường thực tả ở đó.

- Cách lấy huyệt : Gấp khuỷu tay lên hướng đầu, lấy chỗ lõm cách mắt cá trong khuỷu tay hướng về nếp gấp khuỷu.

- Cách châm cứu : Châm sâu 2 – 3 phân, có cảm giác tê lan đến đầu ngón tay, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau đầu, đau ngón tay út, đau khớp, khuỷu, vai và bả vai đau, động kinh, đau thần kinh trụ, tê bại, thần kinh phân liệt, bệnh múa đạp (Parkinson), cổ - hàm, bắp thịt vai, cạnh sau và ngoài khuỷu, cánh tay đau, nóng rung lợi sưng, phong choáng váng, cổ gáy đau, ung thư sưng rét run, bụng dưới đau, có lệ (hạch) ở cổ, hàm sưng không thể ngoái lại, tai ù, mắt vàng.

- Tác sụng phối hợp : Với Khúc trì trị đau khớp khuỷu

9. KIÊN TRINH : 肩貞

• Cái vai vững chắc

- Vị trí : Khi xuôi tay kẹp nách, ở đầu nếp gấp sau nách, lên 1 thốn

- Cách  châm cứu : Châm đứng, sâu 1- 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Vai, bả vai đau, cánh tay không giơ lên cao được, tai ù, tai điếc, đau răng, hàm sưng, thương hàn nóng rét, hố đòn trong vai nóng đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Kiên ngung, Kiên liêu trị viêm khớp vai, với Khúc trì, Cảnh tý trị chi trên tê bại.

10. NHU DU : 臑俞

• Đáp ứng cho bắt thịt bả vai

- Vị trí : Ở huyệt Kiên trinh thẳng lên xương bả vai, chỗ lõm dưới đầu ngoài xương bả vai. Chỗ đó giao hội của ba mạch : Thủ thái dương, Dương duy và Dương kiều.

- Cách châm cứu : Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Vai, cánh tay đau buốt không có sức, trúng gió liệt nửa người, cao huyết áp, đau khớp vai, viêm chung quanh khớp vai, chứng nhiều mồ hôi, hàn nhiệt khí sưng ống chân đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Kiên ngung, Kiên trinh, Cảnh tý chữa chi trên tản hoán.

11. THIÊN THÔNG: 天聰

• Tôn kính ông trời

- VỊ trí : Ở chính giữa phía dưới của bờ gai xương bả vai, nó và huyệt Nhu du, Kiên trinh gần thành hình tam giác.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Vả vai đau, khuỷu cánh và cánh tay đau, đau xương bả vai, sườn ngực đầy tức, ho nghịch nhói lên tim, má hàm sưng.

- Tác dụng phối hợp : Với Kiên ngung, Kiên liêu, Dương lăng tuyền trị viêm chung quanh khớp vai, với Chiên trung, Nhũ căn, Thiếu trạch trị viêm tuyến vú và có tác dụng kích thích cho ra sữa.

12. BỈNH PHONG: 秉風

• Một bỉnh gió (1 bỉnh là đơn vị đo lường bằng 16 hộc)

- Vị trí : Ở chính giữa bờ gai xương bả vai thẳng từ huyệt Thiên tông lên, khi giơ tay nó thành hố lõm. Chỗ đó có Thủ thái dương, Dương minh và Thủ túc thiếu dương là 4 mạch giao hội.

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 phân đến 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Bả vai đau đớn, chi trên đau buốt, viêm đầu cơ vùng trên bờ gáy.

13. KHÚC VIÊN : 曲垣

• Bờ tường cong

- Vị trí : Ở chỗ lõm cạnh trong, phía trên bờ gai xương bả vai, ở giữa đường nối từ huyệt Nhu du đến mỏm gai đốt sống 2.

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Bả vai co dúm, đau đớn, viêm đầu cơ trên bả vai, bệnh tật ở khớp vai và các tổ chức phần mềm chung quanh, chứng bại, nóng đau, khí trú ở bả vai.

- Tác dụng phối hợp : với Tý nhu, Dương lăng tuyền bên phía cạnh có bệnh, trị viêm đầu cơ trên bờ gai xương bả vai.

14. KIÊN NGOẠI DU : 肩外俞

• Đáp ứng cho phía ngoài vai

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 1 sang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau bả vai, vai và lưng trên đau buốt, bại chung quanh bả vai và lạnh đến khuỷu.

15. KIÊN TRUNG DU : 肩中俞

• Đáp ứng cho phía trong vai

- Vị trí: Ở huyệt Đại chùy, ra mỗi bên 2 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị: Bả vai đau, sái cổ, viêm phế quản, hen xuyễn, giãn phế quản, vai và lưng trên đau, ho hắng khí lên, nhổ ra máu, mắt nhìn không rõ, nóng rét, trẻ em lao sữa.

- Tác dụng phối hợp: Với Thân trụ, Chí dương, Khổng tối trị giãn phế quản, với Phế du, Nội quan, Túc tam lý trị viêm phế quản.

16. THIÊN SONG :天窗

• Cửa sổ nhà trời

• Có tên là Song lung (cái lồng đôi)

- Vị trí : Ở kết hầu sang ngang 3,5 thốn, phía sau cơ ức đòn chũm, phía sau huyệt Phù đột 5 phân. Giữa chỗ lõm có động mạch ứng tay.

- Cách châm cứu : Châm đứng 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Tai điếc, tai ù, hầu họng sưng đau, cổ gáy cứng, sưng tuyến giáp trạng, trĩ dò, tự nhiên bị câm không nói được, trúng gió cắn răng.

17. THIÊN DUNG :天容

• Diện mạo của trời, Trời chứa

- Vị trí : Ở dưới dái tai, dưới góc quai hàm, trước cơ ức đòn chũm

- Cách châm cứu : Châm đứng 1,5 – 2 thốn, hướng về vùng gốc lưỡi, tránh mạch máu, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Viêm amidan, hầu họng sưng đau, khó phát âm, cổ gáy sưng đau, hen xuyễn, có mụn ở cổ gáy sưng lên, ngực tức không thở được, nôn ngược, mửa nước bọt, tai điếc, tai ù.

- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc trị viêm amidan, với Thiên trụ, Hợp cốc trị viêm hầu họng, với Dương khê trị ngực tức không thở được (huyệt Trị lung tân số 3 của Tân huyệt tương đương huyệt này).

18. QUYỀN LIÊU : 顴髎

• Lỗ xương gò má

• Có tên Quyền giao

- Vị trí : Ở thẳng đuôi mắt xuống chỗ lõm dưới gò má, hội của thiếu dương (thủ), thái dương

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Thần kinh mặt tê bại, đau răng, đau thần kinh tam thoa cơ mặt co rút, liệt mặt, miệng méo, mặt đỏ, mắt vàng, khuông mắt động không dứt, hàm sưng.

19. THÍNH CUNG : 聴宮

• Cung điện về sự nghe

• Có tên Đa sở văn

- Vị trí : Ở phía trước bình tai, ngay khớp hàm, há mồm thì đấy là chỗ lõm. Ba mạch thủ, túc, thiếu dương, thủ thái dương hội ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Tai điếc, tai ù, tai đau, câm điếc, viêm tai giữa, viêm tai ngoài, mất tiếng, điên giật, đau răng, đau bụng trên.

- Tác dụng phối hợp : Với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa, với Thính hội, Ế phong, Hội tông trị tai điếc, với Thính hội, Trung chữ, Ngoại quan trị câm điếc.






VII.TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
(Khí huyết của bàng quang đi học theo phần dương nhiều của chân



- Túc thái dương kinh huyệt chủ trị :

« Nội kinh » nói : Cái Bàng quang là chức quan châu đô, tên dịch chức ở đó. Khí hóa thì có thể ra. Lại nói : Bàng quang là Mạc trường (ruột đen)

Mọi cách trình bày về bàng quang không giống nhau, có sách nói trên dưới đều có miệng. Hoặc có sách nói có chỗ lỗ nhỏ chú tiết, đều là không đúng vậy. Duy chỉ có lỗ dưới ra nước tiểu, ở trên đều do bế nhiệt thấm vào bàng quang, đó là chỗ vào, ra do ở khí làm thành, ở trên khí không thí thì đi vào đại trường mà tiết, ở dưới khí không thí thì chướng cấp mà tắc sáp, nếu không ra được thì làm thành lậu (lâm, bí đái).

- Túc thái dương bàng quang kinh huyệt ca :

Túc thái dương kinh sáu mươi bảy huyệt,

Tình minh chứa ở thịt đỏ trong mắt,

Tán trúc, Mi xung và Khúc sai,

Ngũ xú lên thốn rưỡi là Thừa quang,

Thông thiên, Lạc khước, Ngọc chẩm ngang,

Thiên trụ sau mép tóc ngoài gân lớn,

Đại trữ phần lưng hàng thứ hai,

Phong môn, Phế du, Quyết âm bồn,

Tâm du, Đốc du, Cách du cường,

Can, Đảm, Tỳ, Vị đều theo thứ tự,

Tam tiêu, Thận, Khí hải, Đại trường

Quan nguyên, Tiểu trường, đến Bàng quang,

Trung lữ, Bạch hoàn đếm cẩn thận,

Đó là từ Đại trữ đến Bạch hoàn,

Tất cả đều cách ngoài đốt sống dài thốn rưỡi,

Thượng liêu, Thứ liêu, Trung lại Hạ,

Lỗ trống một, hai ngang đúng thắt lưng,

Hội dương lấy ở ngoài xương âm đuôi,

Phụ phân sát cột sống là hàng thứ ba,

Phách hộ, Cao hoang và Thần đường,

Y hi, Cách quan, Hồn môn số chính,

Dương xương, Ý xá rồi Vị xoang,

Hoang môn, Chí thất, Bào hoang nổi,

Dưới chùy hai mươi Trật biên rộng,

Thừa phù ở giữa ngấn ngang mông,

Ân môn, Phú khích đến Ủy dương,

Ủy trung, Hội dương, Thừa cân đó,

Thừa sơn, Phi dương đến Phụ dương,

Côn lôn, Độc tham, liền Thân mạch,

Kim môn, Kinh cốt, Thúc cốt nhiều,

Thông cốc, Chí âm cạnh ngón út

(Một trăm ba mươi tư huyệt)



Đó là một đường dọc bắt đầu ở Tinh minh, tận cùng ở Chí âm. Lấy Chí âm, Thông cốc, Thúc cốt, Kinh cốt, Côn lôn, Ủy trung làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.

Mạch bắt đầu ở khóe mắt trong, lên trán, giao lên đỉnh đầu, có nhánh từ đỉnh đầu đến góc trên tai, đoạn đó đi thẳng từ đỉnh não nối với não, lại tách ra xuống gáy, đi theo trong vai, cánh tay giáp cột sống, dưới gầm giữa thắt lưng, vào theo cột sống, nối với thận, thuộc bàng quang, có một nhánh tách ra từ giữa thắt lưng, xuống xuyên qua mông, vào hố khoeo chân, còn một nhánh tách riêng ra từ bên trong cánh tay trái, phải tách ra, xuông xuyên qua xương bả vai, vào trong cạnh cột sống, qua khu hông, theo cạnh ngoài sau ngoài hông, xuống hợp vào hố khoeo, rồi xuống xuyên qua trong bắt chân, ra sau mắt cá ngoài, theo Kinh cốt đến đầu nhọn cạnh ngón chân út. Kinh này nhiều huyết, ít khí, giờ Thân khí huyết trú ở đó.

Phủ là Nhâm, Thủy, mạch ở thốn bộ bên mu trái.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :



1. TÌNH MINH : 晴明

• Tạnh con mắt

• Có tên là mục không

- Vị trí : Ở khóe mắt trong, Minh Đường nói :Ngoài đầu khóe mắt trong một phân, giữa chỗ cong cong, Thủ túc thái dương, Túc dương minh, Âm kiều, Dương kiều gồm 5 mạch hội ở đó.

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc ngửa mặt, ngón tay trái thầy thuốc áp vào nhãn cầu mà lấy huyệt, từ góc khóe mắt trong ra 1 phân, dựa vào bờ trong xương hốc mắt.

- Cách châm cứu : Mũi kim dựa vào gần bờ hốc mắt, châm đứng kimh, sâu 5 phân, tiến kim xong không được nâng len ấn xuống, lưu kim 5 – 10’. Khi rút kim ấn day chỗ đó khoảng 1 – 2’ đề phòng xuất huyết. KHÔNG CỨU.

Án Đông Viên nói rằng : Đâm thái dương, Dương minh ra máu thì mắt khỏi và sáng. Đúng là kinh này nhiều huyết, ít khí, làm cho mắt có màng và đau đỏ là dấy lên từ khóe mắt trong. Đâm Tình minh, Tán trúc để tiết nhiệt ở Thái dương kinh, do đó Tình minh đâm 1,5 phân, Tán trúc đâm 1 – 3 phân là mức nông sâu vừa phải.

- Chủ trị : Đau mắt, gặp gió chảy nước mắt, cận thị, mù về đêm, và các loại bệnh về mắt, viêm cấp, mãn tính, cầu kết mạc, viễn thị, tán quang, mù màu, viêm thần kinh nhìn, teo thần kinh nhìn, viêm võng mạc nhìn, thanh quang nhãn, mức nhẹ ở thời kỳ đầu của viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, giác mạc có ban trắng, có mộng thịt, thần kinh mặt tê bại, nợ lạnh đau đầu, mắt hoa, khóe trong mắt đỏ đau, mờ mờ không nhìn rõ, khóe mắt ngứa, trẻ em cam mắt, người lớn khí ở mắt nước mắt lạnh.

- Tác dụng phối hợp :

+Với Hành gian, Túc tam lý trị mù về đến, với Thái dương, Ngư yêu trị mắt sưng đau, với Thừa khấp, Hợp cốc, Quang minh trị cận thị,

+Với Thượng tình minh, Cầu hậu, Thái dương, Ế minh, Thiếu trạch, Hợp cốc trị đục nhân mắt, giác mạc có ban trắng,

+Với Thiếu trạch, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt, với Cầu hậu, Phong trì, Thái xung trị thanh quang nhỡn, với Tý nhu trị nhỡn cầu sưng đỏ, đau đớn chảy nước mắt,

+Với Cầu hậu, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Quang minh trị teo thần kinh nhìn, với Thái dương Như vĩ trị bệnh mắt.

2. TÁN TRÚC : 攢竹

• Trúc để dành

• Có tên là Toản trúc, Thủy quang, Viên trụ, Quang minh.

- Vị trí : Ở chỗ lõm đầu lông mày vào 1 phân

- Cách châm cứu : Từ đầu lông mày châm dưới da, mũi kim hướng ra ngoài, hoặc chếch xuống, sâu 3 – 5 phân, không cứu, « Đồng Nhân » - CẤM CỨU.

Theo sách « Châm cứu học” của Thượng Hải : Khi chữa bệnh mắt, có thể chếch xuống châm thấu huyệt Tình minh, tiến kim 0,5 – 1 thốn, cảm giác cục bộ và xung quang khuông mắt chướng đau. Khi chữa bệnh đau dầu hoặc liệt mặt, có thể châm thấu Như yêu, tiến kim 1 – 1,5 thốn, cảm giác cục bộ và chung quanh mắt chướng đau. Khi chữa đau thần kinh trên hốc mắt, có thể châm ngang, hướng về phía ngoài và dưới của bờ trên khuôn mắt, tiến kim 0,5 thốn, cảm ứng có thể thấy tê như điện lan xuống vùng cổ.

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, xương ụ mày đau, gặp gió chảy nước mắt, đau mắt động, nóng rét đau đầu, mắt đỏ sưng đau, điên cuồng, trẻ em kinh giản, mắt mờ mờ nhìn vật không rõ, ngứa con ngươi, má sưng, mặt đau, thần cuồng thấy quỷ, phong choáng váng, hắt hơi.

- Tác dụng phối hợp : với Ấn đường chữa viêm xoang trán, với Đầu duy chữa đau đầu và mắt, Tán trúc thấu Ngư yêu trị xương ụ mày đau, mắt đau, Tán trúc thấu Ngư yêu phối hợp với Phong trì, Hợp cốc trị đau trước trán, với Thái dương, Phong trì, Hợp cốc trị cấp tính viêm kết mạc, với Tức bạch, Hiệp thừa tương trị cơ mặt co dúm, với Ngư vĩ, Tý nhu trị mắt đau, với Ế minh, Tinh minh, Túc tam lý trị vẩn đục thủy tinh thể, với Đầu duy trị mắt đau.

3. MI XUNG:  眉沖

• Đầu lông mày xông lên

- Vị trí : Ở thẳng huyệt Tán trúc lên vào qua mép tóc 5 phân, ở giữa huyệt Thần đình và Khúc sai.

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, bệnh mắt, điên dại, tắc mũi, ngũ giản.

4. KHÚC SAI : 曲差

• Chỗ lệch, gấp khúc, chỗ lệch dễ nhầm.

- Vị trí : Từ huyệt Thần đình ra mỗi bên 1,5 thốn, từ mép tóc vào 5 phân

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau phía trước đầu, hoa mắt, tắc mũi, mũi chảy máu cam, các bệnh về mắt, mắt nhìn không rõ, mũi có sụn, tâm bứt rứt, mồ hôi không ra, đau đỉnh đầu, gáy sưng, thân thể phiền nhiệt.

5. NGŨ XỨ : 五處

• Chỗ thứ năm

- Vị trí : Phía sau huyệt Khúc sai 3 phân

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, điên dại, động kinh, viêm mũi, cột sống cứng gãy ngược lại, mắt nhìn không rõ, mắt trợn lên không biết người.

6. THỪA QUANG : 承光

• Chịu nhận cái sáng sủa

- Vị trí : Phía sau huyệt Ngữ xứ là 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân. CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, giác mạc có ban trắng, cảm mạo, viêm mũi, nôn mửa, tâm phiền, mũi tắc không biết thơm thối, miệng méo, mũi nhiều nhử xanh.

7. THÔNG THIÊN :通天

• Thông suốt tới trời

- Vị trí : Sau huyệt Thừa quang 1,5 thốn, phía trước Bách hội 1 thốn sang ngang là 1,5 thốn.

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau đỉnh đầu, viêm xoang phụ mũi, viêm mũi, mũi tắc nhiều nhử mũi, không ngửi thấy mùi thơm thối, đầu choáng say, miệng méo, phong một bên người, cổ gáy xoay sang bên khó, tràng nhạc (mụn nhọt ở đầu cổ gọi là Anh khí), mũi chảy máu, mũi có mụn, thi quyết, thở xuyễn, đầu nặng, vừa mới đứng dậy cứng người ngã xuống.

- Tác dụng phối hợp : với Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc trị viêm mũi, với Thái dương, Phong trì, Hợp cốc trị đầu đau, với Thừa quang trị miệng méo (liệt mặt), mũi nhiều nhử xanh.

8. LẠC KHƯỚC : 絡卻

• Hất đi mối quan hệ

• Có tên là Cường dương, Não cái

- Vị trí : Ở sau huyệt Thông thiên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Viêm mũi, tắc mũi, mũi chảy máu, đau đỉnh đầu, viêm phế quản mãn tính, choáng váng, liệt mặt, sưng tuyến giáp trạng, nôn mửa, ù tai, chạy cuồng, điên động kinh, hoảng hốt không nghỉ, bụng chướng, thanh mang, nội chướng (mắt mờ do nhãn áp tăng).

9. NGỌC CHẨM : 玉枕

• Cái gối ngọc

- Vị trí : Sau huyệt Lạc khước 4 thốn, từ huyệt Não bộ ra mỗi bên 1,3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Choáng váng, đau phía sau đầu, cận thị, mắt đau như lòi ra, liền vào trong cấp, đầu phong không thể chịu được, mũi tắc không ngửi thấy gì.

10. THIÊN TRỤ :天住

• Cái cột giữ trời

- Vị trí : Ở chân tóc sau gáy, chỗ lõm ngoài gân lớn

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc nằm sấp, ở huyệt Á môn ra 2 nạnh 1,3 thốn (khoảng về ngang ngón tay), chỗ lõm ngoài gân lớn sau gáy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim hoặc châm từ ngoài vào trong, sâu 0,5 – 1 thốn, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đau phía sau đầu cổ, gáy bong gân, sái cổ, tắc mũi, mất ngủ, viêm hầu họng, bệnh thần kinh chức năng, bệnh thần kinh suy nhược, đầu choáng váng, đầu nặng, bệnh mắt, điên động kinh, trẻ em kinh phong, chân không đỡ được mình mẩy, vai và bả vai đau muốn gãy, não nặng như lòi ra, đỉnh như bị bại.

- Tác dụng phối hợp : Với Phong trì trị sốt cao không ra mồ hôi, với Hậu khê trị sái cổ, với Dưỡng lão chữa đau vai, với Thiếu dương trị viêm hầu họng, với Lạc chẩm trị cứng gáy, với Đào đạo, Côn lôn trị hoa mắt, mắt như lòi ra, với Thiếu thương trị ho kéo dài lâu ngày.

11. ĐẠI TRỮ :大杼

• Cái thoi lớn

• Huyệt Hội của Cốt

- Vị trí : Ở hai bên dưới đốt sống 1, chỗ đó hội với biệt lạc của Đốc mạch, Thủ túc thái dương, Thiếu dương.

- Cách lấy huyệt : Từ giữa gáy thẳng xuống, trước hết là gặp một mỏm xương sống lồi cao, đó là mỏm gai đốt sống cổ 7, lại xuống thân một đốt nữa, đó là đốt sống lưng 1, lấy chỗ lõm dưới đốt sống lưng 1 này đo sang hai bên, mỗi bên 1,5 thốn là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ từ 10 – 20’, « Tư sinh Kinh » nói : « Không phải đại cấp không cứu ».

- Chủ trị : Ho hắng, đau răng, đau sang đầu, phát sốt, xương bả vai đau buốt, sốt rét, gáy cứng đau, viêm hầu họng, cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mạc lồng ngực, lao xương, viêm khớp, chi thể tê bại, đau xương sống vùng thắt lưng, xuyên tức ngực, giật duỗi (khê túng), đầu gối đau không thể co duỗi, co giật cứng cột sống, thương hàn mồ hôi không ra, nhiệt nhiều quá không hết, đầu phong rét run, đầu choáng choáng, lao khí, mình nóng mắt hoa, bụng đau, đứng ngã xuống, không thể đứng lâu được, phiền tức bứt rứt lý cấp, mình không yên, gân co.

Đông Viên nói : «Cốt hội Đại trữ» - «Khí của ngũ tạng loạn ở trên đầu, lấy Thiên trụ, Đại trữ, không bổ, không tả, lấy dần khí mà khỏi».

Nạn Kinh nói :   «Cốt hội Đại trữ», Bớ nói : «Bệnh xương chữa ở đó» ; Viên Thị nói : « Vai có thể gánh nặng, đó là cốt hội Đại trữ ».

- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường chữa đau tức ở Tiểu trường, với Chiên trung, Phong long trị hen xuyễn, với Đại chùy, Thân trụ, Chí dương, Cân súc, Dương quan trị viêm cột sống do phong thấp, với Thế du, Trung phủ, Khổng tối trị viêm phổi, với Phong trì, Phong môn, Phế du trị cảm mạo, với Cách quan, Thủy phân trị cột sống cấp cứng.

12. PHONG MÔN : 風門

• Cửa gió, cửa các chứng phong

• Có tên là Nhiệt phủ

- Vị trí : Ở giữa chỗ lõm dưới đốt sống 2 sang ngang 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch từ trong ra ngoài, từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, sâu 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Cảm mạo, ho hắng, phát sốt, đau đầu, lưng dưới, lưng trên đau, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mạc lồng ngực, hen xuyễn, dị ứng mẩn ngứa, tổ chức phần mềm ở vai và lưng trên tổn thương ; mũi tắc chảy nước mũi, ho nghịch khí lên, cổ gáy cứng, ngực và lưng trên đau. Minh Đường nói : « Nếu châm nhiều lần, tiết nhiệt khí của chư dương, lưng trên mãi mãi không tiết ung thư ». Chữa phát bối ung thư, mình nóng, phong lao nôn mửa, hắt hơi nhiều, mũi chảy máu cam và ra nhiều nhử mũi xanh, mắt mờ, trong ngực nóng, nằm không yên.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại Chùy, hoặc Đào đạo trị cảm mạo, châm xong gia bầu giác hút, vói Khúc trì, Hợp cốc trị sốt cao do cảm mạo, với Phế du trị cảm mạo, ho hắng, viêm phổi, với Đại Chùy, Hợp cốc châm xong gia bầu hút trị cảm cúm, với Khúc trì, Liệt khuyết, Huyết hải trị dị ứng mẩn ngứa, với Phế du, Khổng tối trị viêm mạc lồng ngực.

Sách CCH Thượng Hải chú thêm để tham khảo : Tên riêng, bên trái là Phong môn, bên phải là Nhiệt phủ.

13. PHẾ DU : 肺俞

• Đáp ứng yêu cầu của phế

- Vị trí : Ở phía dưới đốt sống 3 sang ngang, mỗi bên 1,5 thốn ; « Thiên kim » ghi rằng : «Đối chiếu với vú, lấy dây dẫn sang ngang mà phía sau mà đo ». Châu Quyền thì nói vắt tay, trái lấy phải, phải lấy trái, đúng chỗ đầu cùng của ngón giữa là huyệt, ngồi ngay mà lấy.

- Cách châm cứu : Châm như huyệt Phong môn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Lao phổi, ho hắng, hen xuyễn, ho gà, viêm phổi trẻ em và các loại bệnh tật về phổi, viêm phế quản, viêm mạc lồng ngực, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, cốt chưng, thổ huyết, xuyễn bằng tiếng hắng, hầu bại, điên tật, giật duỗi (khế túng), bướu cổ, hoàng đản, miệng lưỡi khô, lao nhiệt khí lên, thắt lưng cột sống cứng đau, phế mềm yếu (nuy) ho hắng, thịt da đau ngứa, nôn mửa, da túc, không hám ăn, chạy cuồng muốn tự sát, lưng còng, phế trúng phong, ngã ngửa, ngực tức ngắn hơi, bắt đầu buồn bẳn thì ra mồ hôi, trăm thứ bệnh độc, sau khi ăn mửa ra nước, trẻ em lưng rùa.

Trọng Cảnh nói rằng : Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, đầu gáy cứng đau hoặc cảm choáng váng, có lúc như kết ngực lại, dưới tâm có hòn cứng, đáng thúc Thái dương, Phế du, Can du.

- Tác dụng phối hợp : Với Thiên đột trị ho hắng, với Nghinh hương trị chảy máu mũi không dứt, với Phong long trị nhiều đờm, với Phế nhiệt huyệt, Chiên trung, Trung phủ, Nội quan trị hen phế quản, với thấu Thiên trụ, Đại chùy thấu Kết hạch huyệt, Chiên trung thấu Ngọc đường hoặc Hoa cái thấu Toàn cơ, Xích trạch, Túc tam lý trị lao phổi, với cứu Đại chùy, cứu Cao hoang, trị viêm phế quản mãn tính, với Cự khuyết trị tức ngực.




14. QUYẾT ÂM DU : 厥陰俞

• Đáp ứng yêu cầu của quyết âm

• Có tên là Quyết du

- Vị trí : Ở phía dưới đốt sống 4 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm như huyệt Phong môn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau tim, tim đập mạnh, mất ngủ, ho hắng, đau ngực, đau tim do phong thấp, thần kinh suy nhược, đau thần kinh liên sườn, trong ngực cách khí tụ đau, nghịch khí nôn mửa, đau răng.

- Tác dụng phối hợp : Với Thông lý chữa tim đập mạnh, với Thần môn chữa đau tim, với Tâm du, thủy châm Tam âm giao trị bệnh tim do phong thấp, với Thiêu phủ, Thông lý trị tim đạp quá nhanh, với Tâm du, Can du, Thận du trị thần kinh suy nhược, với Thần môn, Lâm khấp trị đau tim.

Sách châm cứu Đại Thành chép : « Hoặc nói rằng : tạng phủ đều có du ở lưng, riêng tâm bào lạc không có du, thế là thế nào ? Đáp rằng : Quyết âm du tức là tâm bào lạc du vậy ».

15. TÂM DU :心俞

• Đáp ứng yêu cầu của tâm

- Vị trí : Ở dưới đốt sống lưng 5 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm như huyệt Phế du, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Tim bồn chồn, tim đập mạnh, mất ngủ, động kinh, hay quên, di tinh, thần kinh suy nhược, đau thần kinh liên sườn, bệnh tim do phong thấp, sợi dây kéo tâm phòng run rẩy, tim động quá nhanh, thần kinh phân liệt, điên động kinh, bệnh thần kinh chức năng, phong lệch bán thân bất toại, tâm khí hoảng hốt, tâm trúng phong, ngã ngửa không thể quay nghiêng, mồ hôi ra môi đỏ, tâm ngực bứt rứt, hoa mắt, nôn mửa không ăn được, hay quên, trẻ em tâm khí bất túc, nhiều tuổi mà không nói, ho hắng, sốt rét.

- Tác dụng phối hợp : Với Thông lý trị nhịp tim không đều, với Thận du trị mộng di tinh, với Nội quan trị bệnh tim do phong thấp, với Thần môn, Nội quan, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị rối loạn nhịp tim, với thủy châm Cự khuyết trị thần kinh suy nhược, với thủy châm Quyết âm du trị bệnh tim do phong thấp, với Thần môn, Phong long trị bệnh tâm tạng có nguồn gốc từ phế, với Cách du, Huyết hải, thủy châm Tam âm giao trị viêm tắc động mạch.

Theo sách châm cứu học Thượng hải chú thích rằng huyệt Nạn môn trong các huyệt lạ (kỳ huyệt) có vị trí tương đương với huyệt Tâm du này, và còn ghi nó tác dụng trị hàn nhiệt, lòng bàn tay nóng, mồ hôi trộm.

16. ĐỐC DU : 督俞

• Đáp ứng yêu cầu của mạch đốc

- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 6 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Viêm màng trong tim, sôi ruột, đau bụng, nấc, rụng tóc, da dẻ mẩn ngứa, viêm màng ngoài tim, co thắt cơ hoành, viêm tuyến vú, bệnh vảy nến (ngưu bì tiên), nóng rét đau tim, khí nghịch.

- Tác dụng phối hợp : Với Phế du, Cách du, Khú trì, Huyết hải, trị bệnh vảy nến, với Đại chùy, Tâm du, Cách du trị viêm bao chân lông, đầu đanh, mụn nhọt.

17. CÁCH DU : 膈俞

• Đáp ứng yêu cầu của cơ hoành cách

- Vị trí : Ở dưới đốt sống lưng 7 sang ngang  mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau sườn ngực, nấc, hen, ho hắng, ợ, lạc huyết, thổ huyết, dị ứng mẩn ngứa, cột sống đoạn lưng trên đau, thiếu máu, nạn xuất huyết mãn tính, co thắt cơ hoành, nôn mửa do thần kinh, lao hạch, ung thư dạ dày (vị nham), hẹp thực quản, nóng rét, sốt về chiều, ho nghịch mửa ra máu, chứa tích ở trong bụng, mệt mỏi ham nằm, mọi chứng huyết, đau tâm, bại vòng quanh, nôn thức ăn, phiên vị, cách vị có hàn đàm, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, mình nặng thường nóng, không thể ăn, ăn thì tâm đau, mình đau thũng chướng, bụng sườn tức, tự ra mồ hôi và mồ hôi trộm.

- Tác dụng phối hợp : với Chí dương trị tim đập mạnh, tim hoảng hốt, với Khúc trì, Huyết hải trị dị ứng mẩn ngứa, với Thiên đột, Chiên trung, Cự khuyết, Túc tam lý trị co thắt cơ hoành, với Đại chùy, Vị du, Huyết hải, Túc tam lý trị thiếu máu, với Kinh cử, trị hầu bại.

« Nạn kinh » nói : Huyết hội Cách du, có nói ? Bệnh huyết chữa ở đó, ở trên là Tâm du, tâm sinh huyết, dưới là Can du, can tàng huyết, vì vậy Cách du là huyết hội.

18. CAN DU : 肝俞

• Đáp ứng như cầu của can

- Vị trí:  Ở dưới đốt sống thứ 9 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị: Các bệnh ở trạng can, bệnh mắt, đau lưng, đau dạ dày, bệnh tâm thần, viêm gan cấp, mãn, viêm túi mật, đau thần kinh liên sườn, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều, mũi chảy máu cam thổ huyết, hoàng đảm, tích tụ bĩ đau, hay cáu giận nhiều, buốt trong mũi, sau khi bệnh nhiệt mắt mờ chảy nước mắt, mắt hoa, ngắn hơi ho ra máu, mắt nhìn lên, ho nghịch lên, miệng khô, hàn sán, gân lạnh, nóng mà co giật, gân co dẫn nhau, gân có rút vào bụng tưởng như chết được.

- Tác dụng phối hợp: Với Đảm du, Tỳ du, Vị du trị bệnh dạ dày, đau bụng, với Túc tam lý trị bệnh mắt nói chung, với Mệnh môn trị đau đầu, với Ế minh, Trung phong trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, với Khí hải, Tam âm giao trị bế kinh, với Thận du, Huyền chung trị bệnh máu trắng cấp tính (Mẫu huyết huyệt vị chú xạ), với Tỳ du, Kỳ môn, Đốc du, Huyết hải, Tam âm giao, Dương lăng tuyền trị gan xơ hóa, với Mệnh môn trị mắt không sáng, với Tỳ du, Chí thất trị đau cấp hai bên sườn.

19. ĐẢM DU : 膽俞

• Đáp ứng yêu cầu của đảm

- Vị trí : Ở dưới đốt sống thứ 10 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Viêm gan, miệng đắng, đau sườn ngực, viêm túi mật, giun chui ống mật, lưng dưới, lưng trên đau, viêm dạ dày, lao hạch, bụng chướng, đau thần kinh tọa, đau đầu rét run, nôn khan, đau trong họng, mắt vàng, hoàng đản, sốt về chiều do lao, hư lao đái ra tinh, sưng hạch dưới hố nách do lao.

- Tác dụng phối hợp : Với Chi câu, Dương lăng tuyền trị đau xương sườn, với Cách du cả hai bên gọi là Tứ hoa, cứu chống suy nhược, phục hồi sức sau những trận ốm nặng, với Chí dương, Túc tam lý, Thái xung trị viêm gan cấp tính lây lan, với Nội quan, Dương lăng tuyền trị giun chui ống mật, với Chướng môn trị đau sườn không nằm được. Với Đảm nang huyệt trị viêm túi mật.

Theo « Tư sinh kinh » có chỗ ghi rằng : Thôi Tri Thảo thường lấy huyệt Tứ hoa gồm 2 huyệt trên là Cách du, 2 huyệt duới là Đảm du, 4 huyệt chủ huyết, cho nên lấy để trị lao trái. Đời sau nhầm lẫn, lấy Tứ hoa lệnh đi, không đúng.

20. TỲ DU : 脾俞

• Đáp ứng yêu cầu của tỳ

- Vị trí : Ở dưới đốt sống 11 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 10’

- Chủ trị : Tiêu hóa kém, nôn mửa, ỉa chảy, chướng bụng, phù thũng, trẻ em cam tích, dị ứng mẩn ngứa, viêm gan, kinh nguyệt không đều, viêm dạ dày, bệnh loét tá tràng, sa dạ dày, nôn mửa do thần kinh, viêm ruột, thiếu máu, gan lách sưng to, bệnh tật xuất huyết mãn tính, sa dạ con, chi thể mỏi mệt không có sức, nghẹn, cổ chướng, tích tụ bĩ khối, hoàng đản, ăn nhiều mà mình gầy, sốt rét lâu ngày (đàm ngược), ỉa dễ, hay ngáp, không hám ăn.

- Tác dụng phối hợp : Với Vị du trị tiêu hóa kém, với Cách du, Tụy du, Thận du, Tỳ nhiệt huyệt trị bệnh đái đường, với Đại chùy, Túc tam lý, Tam âm giao cứu ngải, trị chứng bạch cầu giảm ít, với  Bàng quang du trị tỳ hư cốc bất tiêu (không tiêu được các loại có chất bột), với Can du, Thượng quản trị thổ huyết, nục huyết.

21. VỊ DU : 胃俞

• Đáp ứng yêu cầu của vị

- Vị trí : Dưới đốt sống lưng 12 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Bụng chướng, sôi ruột, đau dạ dày, nôn mửa, ỉa chảy, sa dạ dày, viêm gan, viêm dạ dày, giãn dạ dày, loét tá tràng, viêm tuyết tụy, viêm ruột, ăn uống kém, mất ngủ, cột sống lưng trên đau hoặc loạn, lạnh dạ dày, phiên vị, ăn nhiều mà gầy, mắt nhìn không rõ, ngực sườn chi tức, trẻ em gầy mòn không sinh da thịt, ăn không xuống, trẻ em trớ sữa, thủy thũng cổ chướng.

- Tác dụng phối hợp : với Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý trị viêm dạ dày mãn tính, Vị du châm chếch thấu Tỳ du, Trung quản châm chếch thấu Thượng quả trị loét tá tràng, vứi Thận du trị chứng trong dạ dày lạnh mà chướng, ăn nhiều mà mình gầy.

Động Viên nói rằng : « Trúng thấp trị ở Vị du ».

22. TAM TIÊU DU : 三焦俞

• Đáp ứng yêu cầu của Tam tiêu

- Vị trí : Ở dưới đốt sống 13 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng hoặc hơi chếch xuống, sâu 5 – 8 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’.

- Chủ trị : Đái dầm, ỉa chảy, đau lưng, lị, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm thận, bụng có nước, bí đái, căng bọng đái, thần kinh suy nhược, hoa mắt, đau đầu, nôn mửa, thức ăn không hóa, bụng chướng sôi ruột, thủy thũng, hoàng đản, tạng phủ tích tụ, chướng tức gầy mòn, không thể ăn được.

- Tác dụng phối hợp : Với Khí hải, Đại trường du, Túc tam lý chữa cấp mạn tính viêm thận.

23. THẬN DU : 腎俞

• Đáp ứng yêu cầu của thận

- Vị trí : Ở dưới đốt sống 14 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị :Lưng và cột sống đau, sáng sớm ỉa chảy (ngũ canh tiết), đái dầm, di tinh, liệt dương, tai ù, phù thũng, kinh nguyệt không có đều, đau bụng hành kinh, bế kinh, đái ra máu, bạch đới khí hư, viêm thận, thận cắn đau, sa thận, hen phế quản, tai điếc, rụng tóc, thiếu máu, tổn thương tổ chức phần mềm ở lưng, di chứng bại liệt trẻ em, tiêu khát, điên tật, sốt rét, lạnh đầu gối, hư lao gầy mòn, bụng ngực ngăn tức chướng cấp, hai bên sườn tức dần vào bụng dưới đau cấp chướng nóng, đái buốt, mắt nhìn mờ mờ, nước đái đục, mộng tinh, ngũ lao thất thường, hư bại, chân và đầu gối cong co, lưng lạnh như băng, đầu nặng mình nóng, run rẩy, ăn nhiều gầy mòn, mặt vàng vàng, mặt đen, sôi ruột, trong đầu gối và tứ chi khó chịu, ăn không hóa, đàn bà tích khí lạnh thành lao, trong lúc hành kinh giao hợp mà gầy mòn, hàn nhiệt vãng lai.

- Tác dụng phối hợp : Với Mệnh môn, Tam âm giao trị liệt dương, đái dầm, với Tâm du chữa người già đái nhiều, với Trung cực, Tam âm giao trị viêm đường tiết niệu, với Quan nguyên, Túc tam lý trị bệnh đái đường, với Cự liêu trị ngực cách ngừng đình lưu ứ huyết, với Chướng môn trị hàn ở trong ỉa như tháo cống không hóa.

24. KHÍ HẢI DU : 氣海俞

• Đáp ứng yêu cầu của khí hải

- Vị trí : Ở phía dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 3 (L3), sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau lưng, trĩ, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều, công năng tính tử cung xuất huyết, chi dưới bại liệt.

- Tác dụng phối hợp : với Thập thất chùy hạ, Tam âm giáo trị công năng tính tử cung xuất huyết.

25. ĐẠI TRƯỜNG DU :大腸俞

• Đáp ứng yêu cầu của đại trường

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4 (L4), sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 5 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau lưng, ỉa chảy, lị, táo bón, lưng và đùi đau, lưng bong gân, đau khớp cùng chậu, viêm ruột, ruột sôi bụng chướng, lị ăn không xuống, chung quan rốn cắn đau, cột sống cứng không thẻ cúi ngửa, ăn nhiều mà mình gầy, đái ỉ không dễ, bụng dưới cắn đau.

- Tác dụng phối hợp : với Túc tam lý chữa ỉa chảy, bụng đau, với Mệnh môn hoặc Dương quan trị đau lưng, với Bạch hoàn du, Điều khẩu, thấu Thừa sơn, Mệnh môn, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị dinh dưỡng của cơ không tốt do chuyển hóa hấp thu (tiến hành cơ dinh dưỡng bất lương), với Thứ liêu trị đại tiểu tiện không cầm. Đông Viên nói : Trúng táo trị ở Đại trường du.

26. QUAN NGUYÊN DU : 關元俞

• Đáp ứng yêu cầu của quan nguyên

- Vị trí : Ở phía dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau lưng, viêm ruột, viêm bàng quang, viêm phần phụ, đái dầm, viêm ruột mãn tính, bệnh đái đường, thiếu máu, viêm xoang chậu mãn tính, tiêu khát, đái nhiều lần hoặc khó đái, lị, hư chướng, đàn bà các tật có hòn cục.

- Tác dụng phối hợp : Với Tỳ du, Thận du trị viêm ruột mãn tính, với Tụy du, Tỳ du, Tam tiêu du, Thận du, trị bệnh đái đường, với Can du, Tỳ du trị đau bụng hành kinh, với Thiên khu, Thận du, Tam âm giao trị viêm thận cấp, mãn, với Bàng quang du trị phong lao đau lưng.

27. TIỂU TRƯỜNG DU :小腸俞

• Đáp ứng yêu cầu của tiểu trường

- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt 1 mảng xương cùng sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách lấy huyệt châm cứu : Nằm sấp, châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau mảng xương cùng, di tinh, đái dầm, ỉa chảy, táo bón, khí hư, đau lưng, đau khớp cùng chậu, viêm ruột, viêm xoang chậu, đái ra máu, đái vàng đỏ, miệng khô, tiêu khát, lị sán khí, bàng quang, tam tiêu ít tân dịch, đại và tiểu trường hàn nhiệt, bụng dưới chướng đầy, đau ở háng, ỉa dễ và có mủ máu năm màu, xích lị hạ trọng, sưng đau, chân sưng, năm thứ trĩ, đau đầu, hư mệt.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Tỳ du, Thận du và Hiệp tích huyệt tương ứng trị viêm đốt sống do phong thấp, với Đại trường du, Thiên khu chữa bệnh lị.

28. BÀNG QUANG DU : 膀胱俞

• Đáp ứng yêu cầu của bàng quang

- Vị trí : Lấy ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 2 mảng xương cùng, sang ngang mỗi bên 1,5 thốn

- Cách lấy huyệt – châm cứu : Nằm sấp, châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi, hơ 10 – 15’

.

- Chủ trị : Đau cột sống, ỉa chảy, táo bón, đái dầm, di tinh, tiêu khát, đau mảng xương cùng, đau thần kinh tọa, bệnh đái đường, bệnh ở bộ máy sinh dục và hệ thống bài tiết nước tiểu, đái ra tinh, đái đỏ tắc, ít hơi, ống chân lạnh cong co không duỗi ra được, bụng tức, chân và đầu gối không có sức, con gái có hòn tụ ở bụng.

- Tác dụng phối hợp : Với Tỳ du trị tiêu hóa kém, với Thận du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm nhiễm đường tiết niệu, với Thận du, Khúc cốt, Tam âm giao trị viêm tiền liệt tuyết.

Trong hần cần lưu ý ở các du của tạng phủ trên kinh bàng quang, sách Châm cứu Đại Thành ghi lại lời các sách như sau :

• « Tố Vấn » : Châm trúng phế, 3 ngày thì chết, nếu động thì bị ho

• « Tu Sinh » : Châm trúng tâm, 1 ngày thì chết, làm động thì sằng sặc

• « Tố Chú » : Châm đúng vào cách đều làm thương trung là bệnh khó khỏi, không quá 1 năm tất chết...

• « Tố Vấn » : Châm trúng gan, 5 ngày thì chết, làm động thì ngáp...

• « Tố Vấn » : Châm trúng đảm, một ngày rưỡi thì chết, khi động thì làm nôn...

• « Tố Vấn » : Châm trúng tỳ, 10 ngày thì chết, đã động thì làm nuốt

• « Tố Vấn » : Châm trúng thận, 6 ngày thì chết, đã động thì hắt hơi.

29. TRUNG LỮ DU :中膂俞

• Đáp ứng yêu cầu của trong cột sống

• Có tên là Tích nội du

- Vị trí : Ngang lỗ thứ 3 mảng xương cùng, cách giữa cột sống 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 20 – 30’

- Chủ trị : Viêm ruột, đau mảng xương cùng, đau thần kinh tọa, thận hư tiêu khát, thắt lưng cột sống cứng không thể cúi ngửa, ruột chướng chướng không thể cúi, hàn lị trắng đỏ, đau sán, mồ hôi không ra, bụng chướng sườn đau. « Minh Đường » nói : Thắt lưng đau, đau sát hai bên cột sống, trên dưới đều ứng cả, từ gáy đến huyệt đau đều nên cứu. 

30. BẠCH HOÀN DU :白環俞

• Đáp ứng yêu cầu của tròn mà trắng

- Vị trí : Ngang lỗ thứ tư mảng xương cùng, cách giữa cột sống 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau thần kinh tọa, đau thần kinh xương cùng, viêm màng trong dạ con, bệnh tật ở giang môn (lỗ đít), trẻ em di chứng sau bại liệt, cột sống thắt lưng đau cấp, chân và đầu gối bất toại, di tinh, băng ở trong, khí hư, đau sán khí, đái ỉa không dễ, sốt rét ôn (ôn ngược), thắt lưng và cột sống lạnh đau không nằm được lâu, lao tổn hư phong, gân co cánh tay rút lại, hư nhiệt bế tắc.

- Tác dụng phối hợp : với Tử cung, Huyết hải, Tam âm giao trị mãn tính viêm xoang chậu, với Trường Cường, Thừa sơn trị lòi dom, với Ủy trung thị lưng trên liền với lưng dưới đau.

31. THƯỢNG LIÊU :上髎

• Lỗ trên cùng

- Vị trí : Giữa lỗ thứ nhất mảng xương cùng, có nhánh nối Túc thái dương, Thiếu dương ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng 1,5 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm trứng dái, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, các bệnh đường tiết niệu, lưng dưới đau, đau thần kinh tọa, trĩ, thần kinh suy nhược, bệnh ở khớp cùng chậu, thúc dẫn đẻ, khí hư quá nhiều, viêm xoang chậu, chi dưới bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em, nôn ngược lên, đầu gối lạnh đau, mũi chảy máu cam, sốt rét nóng lạnh, âm lòi ra, tuyệt tự.

- Tác dụng phối hợp : Đại Lý Triệu Khanh nạn phong một bên, không thể quỳ xuống đứng lên, Châu Quyền châm Thượng liêu, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Cự hu, Hạ liêm có thể quỳ dậy ngay.

Tâm liêu trị chung các chứng đau, cho nên phối hợp với Quan nguyên thấu Trung cực, Tam âm giao trị hành kinh đau bụng, với Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, Tử cung, Khí hải, Quan nguyên trị công năng tính tử cung xuất huyết, với Trường cường, Từa sơn trị rách lỗ đít, Thượng liêu, Thứ liêu phối hợp với Hợp cốc, Tam âm giao có thể thúc đẻ.

32. THỨ LIÊU :次髎

• Lỗ thứ hai

- Vị trí : Giữa lỗ thứ 2 mảng xương cùng

- Cách châm cứu : Như Thượng liêu

- Chủ trị : Như Thượng liêu, thêm : Dưới tim rắn chướng, đau lưng co xuống âm hộ, đau không thể chịu dược.

33. TRUNG LIÊU :中髎

• Lỗ ở giữa

- Vị trí : Giữa lỗ thứ 3 mảng xương cùng, chỗ Túc quyết âm, Thiếu dương kết hội ở đó.

- Cách châm cứu : Như Thượng liêu

- Chủ trị : Như Thượng Liêu, thêm : ỉa như cháo loãng.

34. HẠ LIÊU :下髎

• Lỗ dưới cùng

- Vị trí : Giữa lỗ thứ 4 mảng xương cùng

- Cách châm cứu : Như Thượng liêu

- Chủ trị : Như Thượng liêu.

Thêm : Con gái đau ở dưới, mồ hôi ra không cầm, đau ở trung dẫn xuống bụng dưới cấp đau.

35. HỘI DƯƠNG : 會陽

• Chỗ dương khí hội họp

• Có tên là Lợi cơ

- Vị trí : Ở ngang dưới xương đuôi (đốt 1 sống cụt), sang mỗi bên 5 phân

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Hành kinh đau bụng, khí hư quá nhiều, liệt dương, ỉa chảy, trĩ, bụng lạnh, khí lạnh, khí nóng, ruột có tập quán ra máu, dương khí hư hỏng, âm bộ ra mồ hôi thấp

36. PHỤ PHÂN : 附分

• Chỗ nhánh phân chia (chỗ phân nhánh)

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 2 sang ngang 3 thốn, Thủ túc thái dương hội ở đó

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Vai, cổ cứng đau, đau thần kinh liên sườn, khuỷu và cánh tay tê bại, phong lạnh trọ ở trong chân lông (Tấu lý).

37. PHÁCH HỘ : 魄戶

• Cửa của vía (khí phách)

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 3 sang ngang 3 thốn

- Cách châm cứu : Câm chếch 5 phân, đến 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Viêm phế quản, hen xuyễn, xiêm mạc lồng ngực, nôn mửa, đau xương bả vai, lao phổi, phổi không mở trương ra được, phế yếu teo, tam thi tấu chú.

38. CAO HOANG DU : 膏肓俞

• Đáp ứng yêu cầu của khoảng trống dưới tim và trên hoành cách

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống lưng 4, sang ngang 3 thốn. Theo sách CCĐT thì bị trí huyệt ở dưới đốt sống thứ 4 là 1 phần, trên đốt sống thứ 5 là 2 phần.

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 7 mồi, hơ 15 – 30’

- Chủ trị : Lao phổi, Viêm phế quản, viêm mạc lồng ngực, thần kinh suy nhược, bệnh lâu sức yếu, hư tổn lao thương, ho nghịch thổ huyết nghẹn cách, tỳ vị hư nhược, di mộng thất tinh, hay quên, cột sống lưng trên đau, phát cuồng, bệnh đàm, không chỗ nào chẳng chữa.

- Tác dụng phối hợp : Với Phế du, Thận du, cứu trị lao phổi, với Thiên đột, Xuyên tức trị hem xuyễn, với cứu Quan nguyên, cứu Túc tam lý trị bệnh lâu ngày suy nhược, với Bách lao trị lao.

* Theo Tả truyện, Thành công được 10 năm, Tấn hầu bị bệnh, tìm thấy ở nước Tần, Tần sai thầy thuốc tên là Hoãn làm việc đó. Khi thầy thuốc chưa đến, Công nằm mộng thấy bệnh là 2 đứa trẻ cứng tắng nói với nhau : Ông ấy là Lương y à ? Sợ làm hại ta ! Biết chạy đi đâu được ? Một đứa nói : Ở hoang chi thượng, cao chi hạ thì chẳng việc gì ! Khi thầy thuốc đến cũng bảo rằng : Bệnh này tôi không thể làm gì được, vì nó ở hoang chi thượng, cao chị hạ, dùng phép công ở đó không được, phép đạt ở đó không tới, thuốc đã chẳng đến, không thể làm gì đươc ! Công nói rằng đây đúng là lương y vậy, liền tạ lễ nồng hậu để thầy quay về.

*Ở đoạn khác, sách CCĐT ghi rằng : Tuổi người ta ngoài Nhị tuần nói có thể cứu hai huyệt đó, nhưng cần phải cứu 2 huyệt Túc tam lý để dẫn hỏa khí đi xuống, để vững cái gốc. Nếu như chưa qua khỏi tuổi trẻ mà cứu ở đó, sợ hỏa khí thịnh, thượng tiêu làm nhiệt. Một lần thấy thầy thuốc không phân già trẻ, lại thường không châm tả Tam lý đã đưa đến hư hỏa thượng viêm, đó là do không trải qua nghe thấy miệng người ta nói mà đã làm bậy. Như thế làm sao mà khỏi được bệnh. Người bệnh cứu ở đó, tất châm Túc tam lý hoặc khí hải, lại thanh tâm tuyệt dục, tham duyệt các kinh trước, sau, giữ đều như thế thì bệnh tật nào không khỏi.

39. THẦN ĐƯỜNG : 神堂

• Nhà ở của thần khí

- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 5, sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Bệnh tim, viêm phế quản, hen xuyễn, đau bả vai, đau thần kinh liên sườn, bệnh tâm trạng, lưng dưới, lưng trên cột sống cứng cấp không thể cúi ngửa, nóng rét lai rai, ngực tức, khí nghịch xông lên có khi nghẹn.

40. Y HI : 噫嘻

• Khi ấn tay vào huyệt thì có phản ứng đau, bệnh nhân kêu lên Y hi, do đó có tên.

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thứ 6, sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Viêm màng bao tim, đau thần kinh liên sườn, nấc, nôn mửa, choáng váng, hen xuyễn, sốt rét, đại phong mồ hôi không ra, bụng chướng khí, trong ngực đau dẫn sang thắt lưng và lưng trên, mắt hoa, mắt đau, mũi chảy máu cam, cánh tay và cạnh trong bả vai đau, không thể cúi ngửa, trẻ em khi ăn đầu đau, ngũ tâm nhiệt.

41. CÁCH QUAN : 膈關

• Có quan hệ với hoành cách

- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 7 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau thần kinh liên sườn, nôn mửa, nấc, cột sống phía trên cứng đau, co thắt thực quản, dạ dày xuất huyết, ỉa không hạn chế, đái vàng.

42. HỒN MÔN : 魂門

• Cửa của linh hồn

- Vị trí : Dưới mỏm gai thứ 9 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị :  Bệnh gan, viêm mạc lồng ngực, viêm màng trong tim, đau dạ dày, tiêu hóa kém, thần kinh suy nhược, bệnh mệt, thi quyết tẩu chú, ăn uống không xuống, bụng kêu như sấm, ỉa không hạn chế, đái vàng đỏ.

43. DƯƠNG CƯƠNG : 陽綱

• Bộ phận chủ yếu của dương khí

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 10 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : ỉa chảy ; sôi ruột ; vàng da, viêm gan, viêm túi mật, viêm dạ dày, ăn uống không xuống, đái đỏ rít, bụng chướng, mình nóng, ỉa không hạn chế, ỉa lỵ vàng đỏ, chẳng ham ăn, uể oải , lười nhác.

44. Ý XÁ: 意舍

• Cái nhìn của nhà tư tưởng

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 11, sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau lưng trên, chướng bụng, tiêu hóa kém, bệnh gan, nôn mửa, viêm gan, viêm túi mật, viêm dạ dày, ỉa trơn dễ, đái đỏ vàng, sợ gió lạnh, ăn uống không xuống, tiêu khát, mình nóng mắt vàng.

45. VỊ THƯƠNG : 胃倉

• Kho lương thực, khoang chứa trong dạ dày

- Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống 12 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng táo bón, đau cột sống phía trên, viêm dạ dày, bụng hư chướng tức, thủy thũng, ăn không xuống, sợ lạnh.

46. HOANG MÔN : 肓門

• Cái cửa của khoảng trốn dưới tim

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, chú ý ở trong là thận tạng, không nên châm sâu, cứu 5 mồi, hơ 10 – 30’

- Chủ trị : Đau bụng trên, táo bón, viêm tuyến vú, gan lách sưng to, đau vùng thắt lưng, chi dưới bại liệt

47. CHÍ THẤT : 志室

• Cái nhà của ý chí, của quyết tâm

• Có tên là Tinh cung

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Di tinh, liệt dương, tiểu tiện khó, phù nước, sống lưng cứng đau, viêm thận, viêm tiền liệt tuyết, âm nang thấp chẩn, chi dưới bại liệt, nôn ngược lên, ăn uống không tiêu, đái dầm dề không dứt, sưng đau trong âm hộ, mộng hoạt tinh.

- Tác dụng phối hợp : Với Bàng quang du, Thái khê trị sa thận, với Quan nguyên du, Âm môn trị tổn thương phần mềm vùng thắt lưng, với Thận du, Tam âm giao trị thận cắn đau, với Bào hoang trị đau âm bộ và sưng ở dưới.

48. BÀO HOANG : 胞肓

• Khoảng trống bao bọc (bàng quang)

- Vị trí : Dưới mỏm gai thứ 2 màng xương cùng sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Viêm ruột, chướng bụng, đau thần kimh tọa, không thể đái ỉa được, lưng trên đau, căng bọng đái, sôi ruột, đau bụng, còng bế sưng ở dưới.

49. TRẬT BIÊN : 秩邊

• Ngoài bờ của trật tự

- Vị trí : Dưới mỏm gai thứ 4 mảng xương cùng sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm bàng quang, trĩ, đau dưới lưng, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, tê, cơ mông tổn thương, bệnh tật ở bộ máy sinh dục và hậu môn, đái ỉa khó, nước tiểu đỏ.

- Tác dụng phối hợp : Với Âm môn, Dương lăng tuyền trị lưng đùi đau.

50. THỪA PHÙ : 承扶

• Vâng, chịu sự giúp dỡ

• Có tên là Nhục khích – Âm quan – Bỉ bộ

- Vị trí : Giữa nếp gấp dưới mông

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, sách CC của Thượng Hải ghi cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’, sách CC của Hà Bắc Tân Y ĐH biên soạn lại ghi Không cứu. Sách CCĐT ghi cứ 3 mồi.

- Chủ trị : Trĩ, chi dưới bại liệt, táo bón, đau thần kinh tọa, bí đái, lưng đùi đau, đau ở bộ máy sinh dục, sưng đốt xương đuôi, trong âm bào có hàn, đái không dễ.

- Tác dụng phối hợp : Với Dương lăng tuyền trị đau khớp hông, với Quan nguyên du, Tọa cốt, Ủy trung trị lưng đùi đau.

51. ÂN MÔN : 殷門

• Cửa của cảm tình sâu nặng

-Vị trí : Từ giữa huyệt Thừa phù và huyệt Ủy trung lên 1,5 thốn. Sách CCH Thượng Hải ghi từ huyệt Thừa phù thẳng xuống 6 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1,5 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Lưng trên, lưng dưới đau, đau thần kinh tọa, chi dưới tê bại, bại liệt, lòi đĩa đệm cột sống, sưng ngoài đùi, có ác huyệt, đi ỉa.

- Tác dụng phối hợp : Với Hiệp tích của hai đốt sống thắt lưng 4 và 5 trị chứng lòi đĩa đệm, với Ủy dương trị lưng đau không thể cúi ngửa.

52. PHÙ KHÍCH : 浮郤

• Oán trách cái phù phiếm

- Vị trí : Ở trên huyệt Ủy dương 1 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm bàng quang táo bón, bí đái, cạnh ngoài chi dưới tê bại, viêm đường ruột cấp tính, hoắc loạn chuột rút, khớp hông không hoạt động được, nước đái nóng.

53. ỦY DƯƠNG : 委陽

• Phần dương của khoeo chân

- Vị trí : Co đầu gối thấy có hố lõm ngoài đầu nếp gấp khuỷu, ngoài huyệt Ủy trung hơn 1 thốn, giữa 2 gân, là phụ du dưới của Tam tiêu, là biệt lạc của Túc thái dương

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5’

- Chủ trị : Cơ chi dương tê bại, lưng và lưng trên đau, viêm thận, viêm bàng quang, đái như sữa cháo, ngực tức, bụng tức, lưng đau lấn vào bụng, bí đái hoặc đái rơi rớt, trĩ, bí ỉa, dưới nách sưng đau, gân co mình nóng.

- Tác dụng phối hợp : với Tam tiêu du, Bàng quang du, Trung cực, Tam âm giao trị đái như sữa cháo, với Chí thất, Trung liêu trị tiểu tiện dầm dề không dứt.

54. ỦY TRUNG: 委中

• Giữa khoeo chân

• Có tên là Huyết khích

• Huyệt Hợp Thổ, Huyệt Tổng vùng lưng

- Vị trí : Ở giữa nếp gấp ngang sau khoeo chân, chỗ mạch Bàng quang nhập là Hợp, Thổ.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cảm giác tê tức có thể lan lên đến mông, xuống đến ngón chân, hoặc lấy kim 3 cạnh chích nặn máu, KHÔNG CỨU.

- Chủ trị : Đau lưng, đau bụng, đau đầu gối, phát sốt, miệng khát, chân tay co rút, trĩ, say nắng, dị ứng mẩn ngứa, viêm đường ruột cấp mãn, đau thần kinh tọa, viêm khớp gối, chi dưới bại liệt, cơ dép co rút, trúng gió hôn mê, liệt nửa người, cột sống cứng đau, phát cơ động kinh, phong tê, sốt rét, mụn nhọt, bụng ngực cắn đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Thập tuyên, Nhân trung, trị say nắng, với Ngân giao, Ấp thống điểm trị cấp tính bong gân vùng thắt lưng, với Phục lưu trị lưng dưới, lưng trên đau đớn, với Thận du, Côn lôn trị đau lưng, với Thận du trị đau lưng, với Khúc trạch trị say nắng, thổ tả.

55. HỢP DƯƠNG : 合陽

• Chỗ dương hội họp lại

- Vị trí : Từ huyệt Ủy trung thẳng xuống 2 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Lưng đùi đau, chi dưới tê bại, đầu gối buốt đau, băng lậu, ở âm hộ và đùi nóng, ống chân buốt sưng, khó bước đi bộ, hàn sán âm hộ đau lệch 1 bên, con gái ra khí hư.

56. THỪA CÂN : 承筋

• Vâng lệnh của cân

• Có tên là Đoạn trường – Trực trường

- Vị trí : Ở điểm giữa huyệt Hợp dương và Thừa sơn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau bọng chân, trĩ, lưng dưới lưng trên cứng đau, đau đầu, chi dưới tê bại, đại tiện bí, nách sưng, ban chân co gót đau, mũi chảy máu cam, hoắc loạn chuột rút.

57. THỪA SƠN : 承山

• Chịu đựng quả núi

• Có tên là Ngư phúc – Nhục trụ - Trường sơn

- Vị trí : Ở sau bọng chân, có một bắt thịt lớn từ sau khoeo đến gót chân, bắt thịt này ở khoảng giữa có chia làm 2, chỗ chia đó có rãnh lõm xuống. Nếu duỗi bàn chân, co gót chân lên, sẽ rõ rãnh theo hình chữ NHÂN, chính giữa chỗ giao giới của chữ NHÂN cũng là trên đường thẳng từ huyệt Ủy trung đến gân gót chân và cách huyệt Ủy trung 7 thốn, chỗ đó là huyệt Thừa sơn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Lưng đau, đùi đau, chuột rút bắt chân, táo bón, lòi dom, trĩ, tay chân buốt đau, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, đau hầu họng, cưới khí, thổ tả, run rẩy không đứng được, sưng đầu gối, cấp chứng ăn không tiêu, thương hàn thủy kết.

- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường trị lòi do, cứu trĩ, với Âm  lăng tuyền chữa đau ngực, với Côn lôn chữa đau gót chân, với Nhị bạch trị mụn trĩ, với Phục lưu, Thái xung, Thái bạch trị ỉa ra máu, với Thái khê trị đại tiện khó.

58. PHI DƯƠNG : 飛陽

• Ở phía dương bay lên

• Có tên là Quyết dương

• Huyệt Lạc với Túc Thiếu Âm Thận

- Vị trí : Từ mắt cá chân bên ngoài lên 7 thốn, khoảng gần huyệt Thừa sơn chéo xuống và ra ngoài 1 thốn, phía sau xương mác, là lạc mạch của Túc thái dương tách ra đi sang thiếu âm.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, đau mắt, đau lưng, phù thũng, đái ít, lưng đùi mềm, viêm khớp do phong thấp, viêm thận, viêm bàng quang, cước khí, mụn trĩ, điên động kinh, mũi tắc, đau trong bọng chân, đầu gót chân buốt sưng, run rẩy không thể đứng ngồi được lâu, ngón chân không thể gập duỗi, nghịch khí, sốt rét lạnh, hư thì chảy máu cam, bổ ở đó.

- Tác dụng phối hợp : với Trung cực, Âm lăng tuyền chữa viêm bàng quang, với Trung cực, Bàng quang du, Âm lăng tuyền trị viêm bàng quang, với Dương cốc trị đầu choáng mắt đau.

59. PHỤ DƯƠNG : 附陽

• Một nhánh phía trong

- Vị trí : Ở huyệt Côn lôn lên 3 thốn, khe gân và xương, là khích huyệt của mạch Dương kiều.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, đau mảng xương cùng, khớp cổ chân sưng đau, lưng đùi đau, chi dưới bại liệt, hoắc loạn chuột rút, đầu nặng, gò má đau, có khí nóng rét, tứ chi không nâng lên được.

60. CÔN LÔN : 昆侖

• Tên một ngọn núi lớn ở Trung quốc

• Huyệt Kinh Hỏa

- Vị trí : Ở phía sau mắt cá ngoài 5 phân, chỗ giữa mắt cá ngoài và gân gót chân, chỗ mạch túc Thái dương hàng, là Kinh, Hỏa.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim hướng về mắt cá trong chân sâu 3 – 5 phân, đàn bà chửa cấm châm, cứu 3 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Đau đầu, đau lưng, đau răng, bong gân khớp khuỷu tay, chuột rút, co gân dưới chân, uốn ván (đầu ngửa ra sau, ngực bụng ưỡn ra trước), chi dưới bất toại, trẻ em co giật, khó đẻ, gáy cứng, tuyết giáp trạng sưng to, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, bệnh tâm ở khớp cổ chân và tổ chức phần mềm chung quanh, sốt rét, đau đốt xương đuôi, nhau thai không ra, bọng chân sưng không thể bước đi bộ trên đất, chảy máu cam, đầu, vai và lưng trên cong cấp, ho xuyễn tức, âm hộ sưng đau, mắt choáng đau như lòi ra, sốt rét nhiều mồ hôi, tim đau lưng trên đau tiếp với nhau.

- Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung trị lưng trên, lưng dưới đau, với Thân mạch trị chân sưng, với Thái khê đều cứu trị chứng thân nhiệt giảm thấp, với Bổ tham trị đầu hầu kết hạch (lao), với Tuyệt cốt, Khâu khư trị xương gót và cương cổ chân đau, với Túc lâm khấp, Âm lăng tuyền, Thần môn trị xuyễn nghịch.

61. BỘC THAM : 僕參

• Thêm vào sự ngã

• Có tên là An tà

- Vị trí : Ở phía dưới và sau mắt cá ngoài, thẳng huyệt Côn lôn xuống 1,5 thốn, chỗ lõm cạnh gót chân, chỗ đó là gốc của mạch dương kiều

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Gót chân đau đớn, chi dưới mềm yếu, vô lực, thắt lưng đau, khớp cổ chân đau, cước khí, chân teo, hoắc loạn chuột rút, mửa ngược, thi quyết điên giản, nói cuồng thấy quỷ, đầu gối chân sưng.

62. THÂN MẠCH : 申脈

• Mạch giờ Thân (tức Dương kiều)

• Huyệt hội với Mạch Dương kiểu

- Vị trí : Ở chỗ lõm thẳng mắt cá ngoài chân xuống 5 phân,mạch Dương kiều xuất ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, điên giản, viêm màng não tủy, choáng váng do tai trong (choáng tiền đình), thần kinh phân liệt, viêm khớp cổ chân, đau lưng đùi, đau lệch bên đầu, tai ù, tim hồi hộp, trúng gió không nói được, bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch, điên cuồng, cẳng chân buốt không đứng được lâu, mệt hết sức, khí lạnh, khí nghịch, thắt lưng và xương chậu lạnh bại, đầu gối khó gập duỗi, đàn bà đau khí huyết.

- Tác dụng phối hợp : Với Thái khê trị điên giản, với Túc tam lý trị cước khí cũng chữa đau lưng, với An miên, Thái xung trị choáng váng do tai trong (choáng tiền đình), với Kim môn trị đầu phong đau đầu, với Hậu khê, Tiền cốc trị điên tật, Cô cổ nói rằng : « Bệnh giản phát buổi sáng, cứu dương kiều ».

63. KIM MÔN : 金門

• Cửa vàng

• Có tên là Lương quan

- Vị trí : Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài, từ huyệt Thân mạch xuống và ra phía trước 5 phân, chỗ lõm giữa 2 đốt xương cổ chân xuống. Là Khích huyệt của Túc thái dương, là biệt thuộc Dương duy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 – 7 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau phía ngoài cổ chân, đau chi dưới, đau lưng, đau đầu, điên dại, trẻ em kinh phong, hoắc loạn chuột rút, thi quyết, bạo sán, mình rung không thể đứng được lên, trẻ em phồng mồm lắc đầu mình gãy ngược lại.

- Tác dụng phối hợp : Với Côn lôn trị đau khớp cổ chân

64. KINH CỐT : 經骨

• Cái xương làm kinh đo

• Huyệt Nguyên

- Vị trí : Ở cạnh ngoài bàn chân, phía dưới đầu mẩu to của đầu trong xương bàn ngón út, chỗ mạch Túc thái dương qua là Nguyên. Bàng quang hư, thực đều chữa ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Tim hồi hộp, đau đầu, mắt có màng, lưng đùi đau, điên dại, gáy cứng, viêm cơ tim, viêm màng não, đầu nặng mà chân lạnh, động kinh co quắp, bệnh sốt rét, phía sau và bên cạnh mình đau, khóe trong mắt đỏ và toét, mắt ngược lại với màu rắng, mắt choáng, hay sợ, không ăn uống, gân co, cẳng chân và khớp hông đau, còng khom lưng, mũi chảy máu cam không dứt, đau tim.

- Tác dụng phối hợp : Với Thân mạch trị đầu phong đau đầu, với Khích thượng, Nội quan, thông lý, Thiếu phủ trị viêm cơ tim.

65. THÚC CỐT : 叔骨

• Cái xương chỗ bó chân

- Vị trí : Ở chỗ lõm cạnh ngoài bàn chân, sau chỗ đầu nhỏ xương bàn ngón út, phía sau khớp gốc ngón, chỗ mép thịt trắng đỏ, chỗ mạch Túc thái dương trú là Du, Mộc, Bàng quang thực tả ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, cứng gáy, mắt hoa, lưng đùi đau, điên giản, sốt rét, mắt có màng, bệnh thần kinh, khớp hông không thể cong, hố khoeo chân như kết lại, bắp thịt bọng chân như liệt, tai điếc, sợ gió lạnh, đầu thóp và gáy đau, mắt vàng nước mắt chảy ra, bắt thịt động, khóe mát trong đỏ loét, ruột tích, ỉa chảy, trĩ, phát bối ung thư, lưng trên mọc mụn nhọt.

66. THÔNG CỐC :通谷

• Cái hang thông suốt- Huyệt Huỳnh Thủy

- Vị trí : Chỗ lõm trước khớp bàn ngón út chân, cạnh ngoài bàn chân, chỗ mạch Túc thái dương lưu là Vinh, Thủy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, cứng gáy, mũi chảy máu cam, tiêu hóa kém, hen xuyễn, bệnh tinh thần, ngáp.

Đông Viên nói : « Vị khí lưu xuống, khí của năm tặng loạn, Ở đầu thì lấy Thiện trụ, Đại trữ, không biết, lấy sâu ở Thông cốc, Thúc cốt ».

67. CHÍ ÂM :至陰

• Chỗ âm cuối cùng . – Huyệt Tỉnh Kim

- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc móng ngón chân út, cách gốc nóng khoảng hơn 1 phân, chỗ mạch Túc thái dương xuất là Tỉnh, Kim, Bàng quang hư, bổ ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máy, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, mất nhủ, khó đẻ, thai lệch vị trí (dùng phép cứu ngải để chỉnh ngôi thai), trúng gió, mắt đau sinh màng, mũi chảy máu cam, ra nước mũi trong, ngứa gãi khắp người, giật duỗi (Khế túng), nhau thai không ra, phong hàn dấy lên từ ngón chân út, mạch bại lên xuống, vòng quanh lưng, ngực, sườn đau không nhất định chỗ, chuột rút, sốt rét lạnh, mồ hôi không ra, phiền tâm, nóng dưới chân, tiểu tiện không lợi, mất tính, khóe mắt to đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Phong trì, Thái dương trị đau đầu gáy, với Ốc ế trị bệnh ghẻ đau, với Túc Tam lý chữa khó đẻ.



- - - - CÒN TIẾP - - -

No comments:

Post a Comment