LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, November 8, 2016

Tìm Hiểu Về Hệ Tuần Hoàn Của Con Người


Hệ tuần hoàn của chúng ta bao gồm tim, phổi và hệ thống mạch máu, là hệ cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển máu, mang chất dinh dưỡng, dưỡng khí và kích thích tố đến và đi từ các tế bào khắp cơ thể.
 tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-12 
Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

1. Tim: Tim nằm lồng ngực ở trong trung thất, giữa hai lá phổi, trên cơ hoành ở ngay sau xương ức và xương sườn, hơi lệch sang trái.
– Bộ phận lớn của tim nằm ở nửa bên trái cơ thể,còn bộ phận nhỏ nằm ở nửa bên phải

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-19

– Giới hạn trên của tim ở ngang mức  sụn sườn III 
 – Giới hạn dưới ở ngang mức sụn sườn V bên trái, hơi ở phía trong đường thẳng qua núm vú.
– Khối lượng trung bình của tim là 260-270g ở người lớn.

2. Thành phần của máu:
Máu có hai thành phần chính – huyết tương và thành phần hữu hình. Các chất dinh dưỡng , hormone và chất thải mà máu vận chuyển đi khắp cơ thể được hòa tan trong huyết tương. Các thành phần hữu hình, là các tế bào và các bộ phận của các tế bào nằm trôi nổi trong huyết tương. Các thành phần hữu hình bao gồm tế bào bạch cầu, một phần của hệ thống miễn dịch, và tiểu cầu – đóng vai trò giúp máu đông lại khi ra khỏi cơ thể. Các tế bào hồng cầu đảm bảo chức năng quan trọng nhất của máu là vận chuyển oxy và carbon dioxide.


 cau-tao-cua-mau-2 
Số lượng hồng cầu trong máu rất nhiều, chiếm hơn 90% trong thành phần hữu hình. Tế bào hồng cầu có hình dạng như một đĩa lõm trên cả hai mặt, với diện tích bề mặt lớn giúp cho sự hấp thụ và giải phóng oxy tốt hơn. Lớp vỏ màng của tế bào hồng cầu là rất mong manh và không hề có nhân nên có thể dễ dàng đi qua các mao mạch nhỏ.

 cau-tao-cua-mau 

Tế bào hồng cầu không có nhân cũng tạo ra nhiều không gian hơn cho hemoglobin (Hb), một phân tử phức hợp vận chuyển oxy. Như vậy sẽ vận chuyển được nhiều oxi hơn. Hb cấu tạo từ thành phần protein có tên globin và bốn sắc tố gọi là hemes. Hemes sử dụng sắt để liên kết với oxy. Bên trong mỗi tế bào hồng cầu là khoảng 280 triệu phân tử hemoglobin.

 tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-7

Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic.
Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-4 

Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-1 
Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm: Albumin, Các yếu tố đông máu, Các globulin miễn dịch (immunoglobulin) hay kháng thể (antibody), Các hormone, Các protein khác, Các chất điện giải (chủ yếu là Natri và Clo, ngoài ra còn có can xi, kali, phosphate. Các chất thải khác của cơ thể.
3. Mạch máu:  Gồm có 3 loại mạch là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

 tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-14 
* Động mạch: là những mạch dẫn máu từ tim đến các bộ phận tế bào.
Thành động mạch gồm ba lớp áo chính:
– Lớp áo trong nằm trong cùng được cấu tạo bởi các tế bào nội mô dẹt.
– Lớp áo giữa gồm các sợi cơ trơn và các sợi chun.
– Lớp áo ngoài do các tổ chức liên kết sợi tạo nên.

* Tĩnh mạch: là những mạch dẫn máu từ các cơ quan trở về tim.
Thành của tĩnh mạch cũng gồm ba lớp như ở động mạch, nhưng có một số điểm khác sau:
– Thành động mạch dày và có độ đàn hồi lớn hơn do lớp áo giữa dày và chứa nhiều sợi chun hơn.
– Ở tĩnh mạch, lớp áo trong có các van tĩnh mạch. Đó là những nếp chập đôi của lớp áo trong, có tác dụng cho máu chảy theo một chiều.
* Mao mạch : là những mạch rất nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
Thành mao mạch chỉ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có những lỗ nhỏ để cho quá trình trao đổi chất giữa các tế bào và máu được thực hiện.
tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-11 

4. Phổi: Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Thể tích máu ở trong các mao mạch phế nang là 250 ml. Nhờ sự chênh áp lực của ôxy và khí CO2 mà ôxy từ phế nang được chuyển vào máu, gắn vào các hồng cầu làm cho máu động mạch có màu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Còn khí CO2 được chuyển ra phế nang, rồi theo các phế quản thở ra ngoài.

5. Vòng tuần hoàn máu:
Có hai vòng tuần hoàn tương đối độc lập về mặt giải phẫu nhưng liên quan chặt chẽ về mặt chức năng: tuần hòa phổi (hay còn gọi tiểu tuần hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần hoàn). Hai vòng tuần hoàn này đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-8 

Máu trong động mạch đi từ tim đến các bộ phận của cơ thể, sau đó máu trong tĩnh mạch lại từ các bộ phận của cơ thể chảy về tim.
Trái tim giống như một chiếc bơm, đẩy máu vào các động mạch. Sức đẩy này hao hụt dần suốt chiều dài của hệ mạch do sự ma sát với  thành mạch và giữa các phần tử máu. Còn vận tốc máu ở tĩnh mạch lại tăng dần do được sự hỗ trợ chủ yếu bởi sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, thêm vào đó sức hút của lồng ngực khi ta hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra khiến máu trong tĩnh mạch chịu áp lực lớn, bị dồn ép chảy về tim.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-21 
 Sau đây là 12 sự thật thú vị về hệ tuần hoàn mà có thể bạn chưa biết
1. Hệ tuần hoàn cực kì dài
Nếu bạn trải hết động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người trưởng thành ra, từ đầu đến cuối, chúng sẽ có độ dài vào khoảng 100.000 km (60.000 dặm). Thêm vào đó, mao mạch, loại mạch máu nhỏ nhất, sẽ chiếm khoảng tầm 80% độ dài này.


tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-18 
So sánh với Trái đất, chu vi của Trái đất xấp xỉ bằng 40.000 km (25.000 dặm). Điều đó có nghĩa là mạch máu của một người có thể quấn quanh hành tinh khoảng 2,5 vòng!
2. Các tế bào hồng cầu phải ‘chui’ qua mạch máu
Các mao mạch là những đơn vị hoạt động nhỏ nhất trong hệ thống các mạch máu, chúng nối các tiểu động mạch với các tĩnh mạch. Mao mạch rất nhỏ, trung bình khoảng 8 micron, tương đương với 1/3.000 inch, tức là có đường kính bằng 1/10 đường kính một sợi tóc con người.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-2 
 Các hồng cầu cũng có kích thước tương tự các mao mạch và thông qua mao mạch, hồng cầu di chuyển theo dòng. Tuy nhiên, một số mao mạch hơi nhỏ hơn đường kính của các hồng cầu, do đó, các hồng cầu phải bóp méo hình dạng của mình để lách qua.
3. Cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậmTrong vương quốc động vật, nhịp tim có quan hệ tỉ lệ nghịch với kích cỡ cơ thể, nói cách khác, con vật nào càng lớn thì nhịp tim của nó càng chậm. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình vào khoảng 75 nhịp đập một phút, tương tự như ở một con người trưởng thành.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-3 

Nhưng một con cá voi xanh, với kích cỡ bằng với cả chiếc xe hơi, chỉ có nhịp đập cỡ 5 nhịp một phút. Mặt khác, một con chuột chù có nhịp đập tim khoảng 1000 nhịp một phút.
4. Trái tim không cần đến một cơ thểTrong một cảnh của bộ phim ‘Indiana Jones và đền thờ Doom’ (1984), một người đàn ông đã lôi trái tim vẫn đập của một người khác ra khỏi lồng ngực. Tuy sử dụng tay không để moi tim người khác hoàn toàn là khoa học viễn tưởng, sự thực thì tim vẫn có thể đập được sau khi bị tách rời khỏi cơ thể.
Tim là một cấu trúc đặc biệt có cấu tạo từ các cơ tim, không chịu điều khiển của ý thức. Nhịp đập của tim chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan (hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ thần kinh…). Nếu tách tim ra khỏi cơ thể mà không có sự tác động tích cực và trực tiếp thì sau vài phút, tim sẽ chết hoàn toàn.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-9 
Nhưng các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm, trong đó có việc giữ sự sống cho tim như đưa các chất dinh dưỡng cần thiết, dưỡng khí, nhiệt độ… Kết quả thấy rằng, tim vẫn tiếp tục đập khi đưa ra khỏi cơ thể. Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi các tập hợp sợi cơ đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ – thất và bó sợi dẫn truyền (chính vì hệ tự động này nên tim vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi cắt đứt mọi liên hệ với hệ thần kinh). Sự co của các cơ tim xảy ra liên tục và mang tính chất chu kỳ nhờ các xung điện phát ra hệ tự động này.

5. Người ta đã nghiên cứu về hệ tuần hoàn trong hàng ngàn năm
Những ghi chép sớm nhất về hệ tuần hoàn được tìm thấy trên Eber Papyrus, một tài liệu y học của Ai Cập cổ đại có niên đại từ thế kỉ thứ 16 trước Công nguyên. Tài liệu nói về một kết nối sinh lý giữa trái tim và các động mạch, cụ thể là khi một người hít thở không khí vào phổi, không khí sẽ đi vào tim và chảy vào các động mạch. Tuy vậy nó lại không đề cập gì đến vai trò của các tế bào hồng cầu.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-10 

Một điều thú vị nữa là, người dân Ai Cập cổ đại là những người quy tâm: họ cho rằng trái tim – thay vì não bộ – là nguồn gốc của cảm xúc, trí tuệ và kí ức. Thực tế, trong quá trình làm xác ướp, người Ai Cập cổ đại lấy tim và các nội tạng khác ra khỏi cơ thể rồi cẩn thận lưu giữ, trong khi não bộ bị lôi ra qua mũi rồi loại bỏ.
6. Các nhà vật lý học đã sử dụng một mô hình hệ tuần hoàn không chính xác trong 1500 năm
Vào thế kỉ thứ 2, các nhà vật lý học Hy Lạp và nhà triết học Galen từ Pergamon đã xây dựng được một mô hình hệ tuần hoàn đáng tin cậy. Ông tin rằng hệ thống tuần hoàn liên quan đến tĩnh mạch (màu đỏ thẫm) và động mạch (màu đỏ tươi) và hai loại mạch này có những chức năng khác nhau.

 tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-13 

Tuy vậy, ông cũng đề xuất rằng hệ tuần hoàn gồm có hai hệ thống phân phối máu một chiều (thay vì một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất), rằng gan là bộ phận sản xuất ra máu mà cơ thể sử dụng. Ông cũng cho rằng trái tim là một cơ quan hút máu chứ không phải cơ quan bơm máu.
Lý thuyết của Galen được phổ biến rộng rãi trong y học phương Tây cho đến tận năm 1600, khi nhà vật lý học người Anh William Henry đưa ra một mô hình hệ tuần hoàn chuẩn xác hơn.
7. Các tế bào hồng cầu rất đặc biệt
Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tuỷ xương, tuy là một tế bào nhưng hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể. Mỗi hồng cầu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa ôxy từ phổi đến các mô.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-15 
Nhưng chính vì không có nhân, ti thể mà các hồng cầu không thể phân chia hoặc hình thành tế bào mới. Sau khi lưu thông trong mạch máu khoảng 120 ngày, hồng cầu sẽ lão hóa, hư hỏng. Nhưng bạn không vì thế mà lo lắng cơ thể mình sẽ cạn kiệt hồng cầu vì tuỷ xương của bạn liên tục sản xuất hồng cầu mới để thay thế hồng cầu lão hóa.
8. Kết thúc một mối quan hệ có thể làm trái tim ‘tan nát’
Có một bệnh gọi là căng thẳng cơ tim khiến cho cơ tim bị suy yếu tạm thời. Điều này dẫn đến những triệu chứng tương tự như bệnh đau tim, gồm có đau tức ngực, khó thở và đau nhức cánh tay.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-5 

Tình trạng này thường được biết đến với cái tên ‘hội chứng trái tim tan vỡ’ vì nó có thể được gây ra bởi một sự kiện căng thẳng, ví dụ như cái chết của một người thân yêu, một cuộc ly dị, chia tay hay phải xa cách người thân.

9. Việc tự thử nghiệm dẫn đến những bước đột phá mới
Thông tim là một kỹ năng y tế được thực hiện rộng rãi ngày nay, liên quan đến việc chèn một ống thông dài, mỏng vào mạch máu của bệnh nhân rồi lồng vào tim. Các bác sĩ sử dụng kĩ thuật này để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về tim mạch, bao gồm đo lượng oxy trong các phần khác nhau của cơ quan này và kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch vành.
Tiến sĩ, bác sĩ người Đức Werner Forssmann đã hoàn tất thủ thuật này vào năm 1929 – khi ông tự thử nghiệm trên cơ thể mình.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-17 

Ông đề nghị một y tá giúp mình, nhưng cô quả quyết rằng ông phải thực hiện thí nghiệm này trên cô. Ông giả vờ đồng ý, yêu cầu cô nằm trên một cái bàn phẫu thuật, sau đó buộc chặt cánh tay và chân cô. Tiếp đến, ông gây tê cánh tay trái của mình mà không để cho y tá biết. Ông vờ chuẩn bị cánh tay cô để thực hiện thí nghiệm, cho đến khi thuốc gây tê có tác dụng.
Người y tá phát hoảng khi biết ông tự đưa ống thông vào tay. Sau đó, họ đi vào căn phòng X-ray ở tầng dưới, nơi Forssmann sử dụng một ống thông dài 60 cm và đưa nó vào tim mình.

10. Máu người có nhiều màu
Loại máu giàu oxy chảy qua động mạch và mao mạch của bạn có màu đỏ tươi. Sau khi đưa oxy đến các mô cơ thể, máu bạn chuyển thành màu đỏ sậm và quay trở về tim qua tĩnh mạch. Ở người và các sinh vật sử dụng haemoglobin khác, máu được ôxy hóa có màu đỏ tươi (máu động mạch). Máu khử ôxy có màu đỏ bầm (máu tĩnh mạch).

circulatory-system 
Bạn có thể nhìn tĩnh mạch màu xanh dương qua da, nhưng đó không phải vì máu có màu xanh dương. Màu tĩnh mạch ‘đánh lừa’ mắt chúng ta do các bước sóng ánh sáng với độ dài khác nhau xuyên qua da, được hấp thụ và phản chiếu lại về mắt. Chỉ có ánh sáng với năng lượng cao (màu xanh dương) mới có thể đi từ tĩnh mạch đến mắt bạn và ngược lại.
Tuy vậy, cũng không thể nói rằng máu không bao giờ có màu xanh dương. Màu máu của hầu hết các động vật thân mềm và một số các động vật chân khớp không có hemoglobin – huyết sắc tố cung cấp cho con người màu máu đỏ. Thay vào đó, máu của chúng có hemocyanin. Điều này khiến cho máu của một số loài vật có màu xanh dương khi được oxy hóa.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-16 

11. Sống trong không gian gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn
Trên Trái đất, máu của một người thường tập trung ở chân do trọng lực (tĩnh mạch chân có van giúp duy trì lưu lượng máu từ chân lên trở lại tim).
Trong không gian thì mọi chuyện lại khác. Thay vì tập trung tại chân, máu tập trung trong ngực và đầu (một hiện tượng gọi là sự chuyển đổi chất lỏng), khiến các phi hành gia bị nghẹt mũi, đau đầu và khuôn mặt họ thì sưng húp. Sự chuyển đổi chất lỏng này cũng làm tim nở rộng, giúp nó có có khả năng xử lý lưu lượng máu tăng trong khu vực xung quanh tim.

tim-hieu-he-tuan-hoan-o-nguoi-6 

Mặc dù lượng chất lỏng trong cơ thể vẫn duy trì như cũ, não bộ và các hệ thống khác trong cơ thể coi sự chuyển đổi chất lỏng như một sự gia tăng đột ngột chất lỏng trên toàn cơ thể. Để phản ứng lại, cơ thể sử dụng các quá trình khác nhau để loại bỏ chất lỏng dư thừa, dẫn đến sự sụt giảm tổng thể khối lượng máu lưu thông của cơ thể.
12. Máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường
Trong cơ thể, dưới tác động của cơ tim, hệ thần kinh thực vật và các hormone, máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường. Ví dụ não là cơ quan nằm cao nhất nhưng lại nhận lượng máu rất lớn (nếu tính theo khối lượng tổ chức não) so với bàn chân, đặc biệt là trong lúc lao động trí óc.



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

No comments:

Post a Comment