Mô phỏng tuyến yên trong não
Tên Latinh | hypophysis, glandula pituitaria |
---|
Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy
là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và trọng lượng 0.5g (0.018 oz)
nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm.
Cấu
tạo :
Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức
năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy
trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.
Thùy
trước tuyến yên(tuyến yên bạch)
Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu,
phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất
là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra
hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH,
Lipoprotein...
Chức năng: các hormon này tham gia vào rất
nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể
(GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các
hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên
người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.
Thuỳ
sau tuyến yên
Gồm các tế bào giống như các tế bào mô
thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các
hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopress.in và Oxytoxin. Chức năng của
Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống
góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái
tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai
thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng
của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài
Thuỳ
giữa tuyến yên
Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp,ở
người chỉ gồm một lớp tế bào mỏng. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH. Động mạch
cung cấp máu cho tuyến yên là 2 nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch
tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.
Tuyến yên thường được gọi là tuyến nội tiết trung ương vì nó kiểm soát nhiều tuyến tiết hormone khác: chẳng hạn như buồng trứng, tuyến thượng thận và tinh hoàn.
Tuyến yên nằm ở đâu?
Với kích thước bằng khoảng hạt đậu, tuyến yên được tìm thấy ở nền sọ, phía sau mũi của bạn. Tuyến yên rất gần với một phần khác của não bộ, được gọi là vùng dưới đồi (hạ đồi).Tuyến yên có hai phần (thùy) chính: tuyến yên trước (ở phía trước) và tuyến yên sau (ở phía sau). Hai phần này phóng thích tiết nội tiết tố khác nhau nhắm đến các cơ quan đích khác nhau của cơ thể.
Tuyến yên hoạt động như thế nào?
Cơ thể của bạn ở trong trạng thái liên tục thay đổi. Nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể, tất cả đều thay đổi để đáp ứng với những hoạt động của bạn và môi trường xung quanh bạn. Cơ thể có những hệ thống đặc biệt theo dõi liên tục các thay đổi này và các chức năng sống quan trọng khác. Những hệ thống này không phải chỉ giám sát, mà còn đáp ứng với biến đổi và giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng. Một trong những hệ thống đó là vùng dưới đồi và tuyến yên.Thùy trước lớn nhất và tiết ra hormone kích thích sinh trưởng (GH) mà nếu thiếu nó sẽ không phát triển chiều cao, ngược lại, nếu dư thừa sẽ bị to đầu chi. Tiếp đến là hormone kích thích tuyến giáp (TSH), hormone kích thích tuyến thượng thận (ACTH). Thùy trước còn tiết ra hormone kích nang tố (FSH ) kích thích bao noãn phát triển, làm tăng trọng lượng buồng trứng, nhưng nếu thiếu FSH, phụ nữ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Hormone kích hoàng tố (LH) cũng được tiết ra ở đây, thúc đẩy trứng chín và rụng, tạo thể vàng. Ngoài ra, còn có hormone kích nhũ tố (LTH) kích thích sản xuất sữa và làm tuyến vú phát triển...
Thùy giữa nhỏ hơn, tiết hormone MSH làm tăng sự tổng hợp và phân bố sắc tố da. Vì thế rối loạn chức năng tuyến yên sẽ làm quá trình phân bố sắc tố không bình thường.
Thùy sau tiết ra 2 loại hormone chính là Oxytoxin kích thích bài xuất sữa, tăng cường co bóp tử cung lúc sinh và Vasopresin kích thích sự tái hấp thu nước ở ống thận.
Không chỉ thế chi phối sự hoạt động của nhiều tuyến khác, tuyến yên còn biết “lắng nghe” những phản hồi từ buồng trứng. Chính cơ chế hồi chỉnh này đã giúp hài hòa nội tiết một cách diệu kỳ để cơ thể có thể vận hành bền bỉ nhiều chục năm...
Vùng dưới đồi nhận thông tin từ nhiều nguồn về các chức năng cơ bản
của cơ thể. Nó sử dụng các thông tin nhận được để giúp điều hoà những
chức năng này. Một trong những cách vùng dưới đồi thực hiện liên quan
đến việc kiểm soát tuyến yên. Vùng dưới đồi thực hiện điều này bằng cách
sử dụng hormone riêng của nó để liên lạc với tuyến yên.
Vùng dưới đồi theo dõi nồng độ của những hormone khác nhau trong
máu nhờ những tế bào đặc biệt của nó. Khi những hormone này giảm xuống
dưới mức nhất định, vùng dưới đồi sẽ được kích thích để tiết ra hormone
đi đến “báo” cho tuyến yên sản xuất ra một hoặc nhiều hormone khác. Các
hormone sản xuất bởi tuyến yên sẽ được phóng thích vào máu nhờ đó được
vận chuyển đến các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp.
Các hormone tuyến yên sau đó có thể kích thích tuyến nội tiết
đích (như ví dụ trên là tuyến giáp) để chúng sản xuất hormone riêng của
nó. Những hormone được sản xuất “tại chỗ” này mới thực sự điều hòa cơ
thể của bạn. Như ở ví dụ trên, các hormone tuyến giáp làm tăng tốc độ
chuyển hóa của cơ thể. Trong một số trường hợp, khi nồng độ hormone được
sản xuất tại chỗ cao lên, chúng sẽ làm ngừng việc phóng thích hormone ở
vùng dưới đồi và tuyến yên. Nguyên tắc này được gọi là cơ chế ức chế
ngược hay cơ chế phản hồi âm (negative feedback), và nó giúp ngăn ngừa
nồng độ hormone tăng quá cao.
Tuyến yên trước sản xuất các
hormone có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể trên phạm vi rất
rộng, từ tăng trưởng đến sinh sản. Sự sản xuất hormone từ thùy trước
tuyến yên được kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Có ít nhất bảy loại hormone
khác nhau được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên. Thùy sau tuyến yên chỉ
sản xuất hai loại hormone.
CÁC HORMONE THÙY TRƯỚC TUYẾN YÊN
Hormone | Cơ quan đích chính | Chức năng |
Adrenocorticotrophic hormone (ACTH) | Tuyến thượng thận | Kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol quan trọng trong việc kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, lượng đường trong máu và huyết áp. Nó còn là yếu tố chống viêm, và giúp cho cơ thể chống lại một số stress như chảy máu hoặc nhịn ăn. |
Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone – FSH) | Buồng trứng (phụ nữ) | Kích thích buồng trứng sản xuất một nang trứng để thụ tinh. Nó cũng gây ra tăng hormone estrogen |
Tinh hoàn (nam giới) | Kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng. | |
Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH) | Nhiều tế bào khác nhau của cơ thể | Hiệu quả được nổi bật nhất ở trẻ em là để tăng chiều cao. Ở người lớn và trẻ em, nó giúp kiểm soát khối lượng cơ bắp và mỡ trong cơ thể. Nó cũng giúp chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. |
Luteinising hormone (LH) | Buồng trứng (phụ nữ) | Gây rụng trứng – sự phóng thích trứng đã sẵn sàng để thụ tinh. |
Tinh hoàn (nam giới) | Kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone. | |
Melanocyte – stimulating hormone (MSH) | Não? | Vai trò chính xác trong cơ thể con người là chưa rõ. Nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não; khi hormone này có quá nhiều sẽ gây ra xạm da. |
Prolactin | Tuyến vú | Cùng với các hormone khác kích thích tuyến vú sản xuất sữa. Nó cũng có thể được tìm thấy ở phụ nữ không mang thai. Đàn ông cũng có prolactin mặc dù chức năng vẫn chưa được rõ. |
Hormone kích thích tuyến giáp (Thyroid-stimulating hormone -TSH) | Tuyến giáp | Kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Các hormone này giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm nhịp tim, nhiệt độ và sự trao đổi chất . |
CÁC HORMONE THÙY SAU TUYẾN YÊN
Hormone | Cơ quan đích chính | Chức năng |
Hormone chống bài niệu (ADH) | Thận |
Giảm sản xuất nước tiểu. (Nó làm nước đã được lọc qua thận trở
ngược lại cơ thể. Điều này sẽ làm giảm lượng nước tiểu). ADH cũng gây tăng huyết áp. |
Oxytocin | Vú và tử cung | Kích thích sự co bóp của tử cung lúc sinh. Giúp vú tiết sữa. |
Một số rối loạn của tuyến yên
- Bệnh to đầu chi (Acromegaly)
- Hội chứng Cushing
- U tuyến yên tiết prolactin (Prolactinoma)
Bệnh suy tuyến yên có biểu hiện như thế nào
Biểu hiện lâm sàng của suy tuyến yên rất đa dạng và phong phú, tuỳ
thuộc vào loại hormon nào bị thiếu hụt và mức độ thiếu hụt nặng hay nhẹ.
Bệnh suy tuyến yên có tính chất tiến triển tăng dần, mặc dù các triệu
chứng và dấu hiệu có thể xảy ra đột ngột, nhưng thường xảy ra từ từ. Đôi
khi các triệu chứng không rõ rệt, mơ hồ và dễ bị bỏ qua không được chẩn
đoán sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau hoặc các triệu chứng dễ
nhầm lẫn với bệnh của chuyên khoa khác như rối loạn tâm thần, thiếu máu
kéo dài không rõ căn nguyên, suy kiệt. Người mắc suy tuyến yên có thể
gặp:
– Mệt mỏi, hạ đường máu.
– Sút cân.
– Chán ăn, buồn nôn, nôn.
– Sợ lạnh, táo bón, khàn giọng.
– Giảm cảm giác ngon miệng.
– Phù nề mi mắt, môi, da vàng sáp , mất các nếp nhăn..
– Thiếu máu.
– Giảm ham muốn tình dục.
– Vô sinh.
– Kinh nguyệt không đều, mất kinh, mất lông mu, lông nách.
– Mất sữa hoặc không tiết sữa ở phụ nữ sau sinh cho con bú.
– Rụng hoặc chậm mọc râu, ria ở nam giới.
– Trẻ em chậm phát triển chiều cao.
– Hay bị chóng mặt, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, truỵ mạch, thậm chí nặng có thể bị sốc, hôn mê và tử vong.
Nguyên nhân của bệnh suy tuyến yên là gì
Nguyên nhân gây suy tuyến yên có thể ở tại tuyến hoặc do tổn thương
vùng dưới đồi hoặc do bệnh lý toàn thân. Nguyên nhân hay gặp ở người lớn
là u tuyến yên hoặc sau phẫu thuật hay xạ trị vùng tuyến yên.
Do khối u ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
Adenome tuyến yên chiếm phần lớn các khối u tuyến yên. Khoảng 30%
bệnh nhân macroadenoma (U> 1cm) có suy một hoặc nhiều hormon thuỳ
trước.
Các khối u không có nguồn gốc từ tuyến yên như u sọ hầu, u màng não; u
tế bào thần kinh đệm…Ngoài ra có thể gặp các u thứ phát di căn tới
tuyến yên.
Do phẫu thuật vùng tuyến yên
Suy tuyến yên cũng là biến chứng phổ biến sau phẫu thuật tuyến yên tỷ
lệ và mức độ suy tuyến yên tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kích
thước khối u trước mổ, mức độ xâm lấn và kinh nghiệm phẫu thuật viên.
Do tia xạ
Suy tuyến yên đã được thông báo ở những bệnh nhân tia xạ điều trị ung
thư vòm, điều trị các khối u tuyến yên và khối u cạnh tuyến yên.
Do di truyền: HC Kallmann
Do nhồi máu
Hội chứng Sheehan: suy tuyến yên do mất máu cấp tính hậu sản
nặng có tụt áp hoặc sốc gây thiếu máu hoại tử thuỳ trước tuyến yên là
nguyên nhân thường gặp của suy tuyến yên ở các nước đang phát triển đặc
biệt là nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam.
Đột quỵ tuyến yên: Đột quỵ tuyến yên do nhồi máu hoặc xuất
huyết tự nhiên ở khối u tuyến yên với một bệnh cảnh tối cấp: Nhức đầu dữ
dội, nhìn không rõ, liệt mắt, hội chứng màng não và rối loạn ý thức. Có
thể xảy ra suy tuyến yên cấp.
Bệnh tự miễn: viêm tuyến yên thâm nhiễm lympho
Do chấn thương sọ não (sau tai nạn giao thông), xuất huyết dưới nhện.
Dị dạng: Hội chứng hố yên rỗng, thiểu sản tuyến yên.
Nhiễm khuẩn: Apxe, viêm màng não, viêm não. Lao
Một sỗ trường hợp không rõ căn nguyên
Chẩn đoán suy tuyến yên như thế nào
Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị suy tuyến yên Thầy thuốc chuyên khoa nội
tiết thường dựa vào các xét nghiệm hormon như hormon vỏ thượng thận
(cortisol máu), hormon tuyến giáp (T3,T4, TSH), hormon hướng sinh dục
như FSH, LH, hormon sinh dục như estradiol, testosteron, hormon kích
thích tiết sữa như prolactin, hormon tăng trưởng (GH), điện giải đồ,
đường máu…hoặc khi cần sẽ thực hiện các nghiệm pháp kích thích (các
nghiệm pháp này chỉ được tiến hành tại các cơ sở chuyên khoa sâu) để
đánh giá mức độ thiếu hụt hormone. Ngoài ra cần chụp cộng hưởng từ hố
yên để tìm nguyên nhân… hoặc soi đáy mắt kiểm tra thị trường trong
trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên. ở trẻ em có thể cần chụp xương bàn
tay đánh giá sự phát triển của xương và sự phát triển chiều cao có bình
thường thay không.
Khi tuyến yên suy yếu
Sau tuổi 40, trọng lượng tuyến yên giảm dần và các chức năng suy yếu. Lúc này, hai “đồng minh” của tuyến yên là vùng hạ đồi não bộ và buồng trứng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cả bộ ba này đồng loạt bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa. Những mệnh lệnh xuống buồng trứng và việc hồi chỉnh đều không còn nhịp nhàng như trước, xảy ra những chệch choạc khiến cơ thể có những thay đổi theo chiều đi xuống.
Tuyến yên giảm tiết ra các hormone gây nên sự sa sút về thể chất lẫn tinh thần. Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất đến chất lượng cuộc sống khi tuyến yên suy yếu là làm cho thiếu hụt hormone hướng sinh dục FSH. Khi ấy, nữ giới có thể bị mãn kinh sớm, tóc dễ gãy rụng, không có kinh trở lại hoặc kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp...
Ngoài ra, tuyến yên trục trặc còn làm cho da khô, da nhăn, tác động đến các tuyến giáp, tuyến thượng thận làm cơ thể chậm chạp, tăng hoặc sụt cân, mệt nhiều hoặc tăng huyết áp, thiếu máu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần...
Giúp tuyến yên duy trì tốt hoạt động
Như một sự tất yếu, tuyến yên sẽ giảm dần hoạt động khi cơ thể bước vào tuổi trung niên. Đối với nữ giới, sự suy giảm toàn bộ sức khỏe thời kỳ này, nhiều bệnh lý xuất hiện dồn dập mà các chuyên gia thường gọi là “giai đoạn bão tố” đa phần có nguyên nhân từ tuyến yên.
Có nhiều cách để tuyến yên hoạt động chu đáo trở lại. Đó là ăn uống kỹ lưỡng, giảm đường - mỡ - muối, tăng cường chất xơ, rau quả. Đó là tập luyện, vận động tích cực, tập thở sâu, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đó còn là thái độ sống vui sống khỏe trước dòng chảy của cuộc sống v.v...
Bên cạnh đó, hiện nay trên khắp thế giới, thảo dược thiên nhiên đang được tin dùng để bồi bổ cơ thể suy yếu. Trong đó, nổi bật là thảo dược Lepidium Meyenii với thành phần gồm các dưỡng chất quý giúp cho tuyến yên lẫn não bộ và buồng trứng duy trì tốt hoạt động trở lại.
Sau tuổi 40, trọng lượng tuyến yên giảm dần và các chức năng suy yếu. Lúc này, hai “đồng minh” của tuyến yên là vùng hạ đồi não bộ và buồng trứng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cả bộ ba này đồng loạt bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa. Những mệnh lệnh xuống buồng trứng và việc hồi chỉnh đều không còn nhịp nhàng như trước, xảy ra những chệch choạc khiến cơ thể có những thay đổi theo chiều đi xuống.
Tuyến yên giảm tiết ra các hormone gây nên sự sa sút về thể chất lẫn tinh thần. Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất đến chất lượng cuộc sống khi tuyến yên suy yếu là làm cho thiếu hụt hormone hướng sinh dục FSH. Khi ấy, nữ giới có thể bị mãn kinh sớm, tóc dễ gãy rụng, không có kinh trở lại hoặc kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp...
Ngoài ra, tuyến yên trục trặc còn làm cho da khô, da nhăn, tác động đến các tuyến giáp, tuyến thượng thận làm cơ thể chậm chạp, tăng hoặc sụt cân, mệt nhiều hoặc tăng huyết áp, thiếu máu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần...
Giúp tuyến yên duy trì tốt hoạt động
Như một sự tất yếu, tuyến yên sẽ giảm dần hoạt động khi cơ thể bước vào tuổi trung niên. Đối với nữ giới, sự suy giảm toàn bộ sức khỏe thời kỳ này, nhiều bệnh lý xuất hiện dồn dập mà các chuyên gia thường gọi là “giai đoạn bão tố” đa phần có nguyên nhân từ tuyến yên.
Có nhiều cách để tuyến yên hoạt động chu đáo trở lại. Đó là ăn uống kỹ lưỡng, giảm đường - mỡ - muối, tăng cường chất xơ, rau quả. Đó là tập luyện, vận động tích cực, tập thở sâu, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đó còn là thái độ sống vui sống khỏe trước dòng chảy của cuộc sống v.v...
Bên cạnh đó, hiện nay trên khắp thế giới, thảo dược thiên nhiên đang được tin dùng để bồi bổ cơ thể suy yếu. Trong đó, nổi bật là thảo dược Lepidium Meyenii với thành phần gồm các dưỡng chất quý giúp cho tuyến yên lẫn não bộ và buồng trứng duy trì tốt hoạt động trở lại.
Điều trị bệnh suy tuyến yên như thế nào
Suy tuyến yên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể
gây nguy hiểm tới tính mạng như sốc truỵ mạch, hôn mê hạ đường máu hoặc
rối loạn điện giải nặng. Hoặc nhẹ hơn làm giảm chất lượng cuộc sống, làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh tim mạch, loãng xương, tâm
thần, giảm tuổi thọ của người bệnh.
Tuỳ vào nguyên nhân gây suy tuyến yên như phẫu thuật lấy u trong một
số trường hợp là xạ trị khối u hoặc điều trị nội khoa u tiết prolactin
có thể giúp phục hồi chức năng tuyến yên một phần hay hoàn toàn. Nếu
nguyên nhân không thể giải quyết bằng phẫu thuật hoặc xạ trị cần điều
trị nội khoa thay thế các hormon đích.
Điều trị thay thế hormon bao gồm:
– Điều trị suy thượng thận: có thể uống chế phẩm corticoid như
Hydrocortisone 10-25 mg/24 giờ (chia 2 lần) hoặc prednisolone 5 – 7,5
mg/ 24 giờ.
Chú ý khi có tình trạng stress (phẫu thuật, nhiễm khuẩn,.sốt cao, đi
ngoài ..) cần tăng liều lên 100-150 mg hydrocortisone 24 giờ. Trong chế
độ ăn người bệnh cần nên ăn mặn hơn bình thường, bổ sung thực phẩm
giầu vitamin D và calci.
– Điều trị suy giáp: Dùng hormon giáp sau khi đã điều trị thay thế
hormon thượng thận Các thuốc hormon giáp cần uống trước ăn 30 phút, cách
xa các thuốc chứa sắt, calci, magie.. .
– Điều trị suy sinh dục thứ phát
Với BN nữ: dùng thuốc tránh thai uống (20-35 µg ethinyl oestradiol
hoặc oestrogen dưới dạng dán da hay dạng gel (ít nguy cơ huyết khối
hơn). Phối hợp với progesterone nếu BN không bị cắt tử cung. Dừng thuốc
khi BN tới tuổi mạn kinh. BN dùng hormon nữ tổng hơp cần theo dõi định
kỳ vú, khám phụ khoa để tránh nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử
cung cũng như huyết khối tĩnh mạch chi dưới.
Với BN nam: Dùng testosterone gel 25 -50mg/. Testosterone enanthate
250 mg tiêm bắp sâu /2 -4 tuần /lần. Khi sử dụng các hormon sinh dục nam
bác sỹ sẽ định kỳ kiểm tra loại trừ ung thư tuyến tiền liệt như siêu
âm, định lượng PSA ngoài ra bệnh nhân cần theo dõi huyết áp, xét nghiệm
hematocrit để theo dõi tình trạng tăng hồng cầu do thuốc.
Chú ý với BN có nguyện vọng sinh con cần được chuyển tới cơ sở chuyên
khoa sâu để được sử dụng các thuốc kích thích sự phát triển và trưởng
thành nang trứng và tinh trùng.
Bệnh nhân suy tuyến yên cần biết việc điều trị thay thế hormon là rất
cần thiết và phải dùng thuốc suốt đời. Nếu có những dấu hiệu như mệt,
buồn nôn, nôn, sốt huyết áp thấp hoặc truỵ mạch, nhịp chậm chóng mặt cần
tăng liều corticoids và tới khám ở cơ sở chuyên khoa để được chỉnh liều
thuốc cho phù hợp .
Sinh lý nội tiết tuyến yên
Giải
phẫu và tổ chức học
Tuyến yên là một tuyến nhỏ, đường kính
khoảng 1 cm, nằm trong hố yên của xương bướm, nặng 0,5g. Tuyến yên liên quan mật
thiết với vùng dưới đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh, đó là hệ thống cửa
dưới đồi - yên và bó sợi thần kinh dưới đồi - yên (hình 3). Tuyến yên là một
tuyến hỗn hợp, gồm có 3 thùy:
Thùy
trước
Gồm những tế bào tuyến, có nhiều loại, mỗi
loại tổng hợp và bài tiết một loại hormon.
Khoảng 30-40% tế bào tuyến bài tiết GH,
đó là những tế bào ưa acid; 20% tế bào tuyến là những tế bào tổng hợp và bài tiết
ACTH. Các loại tế bào còn lại, mỗi loại chỉ chiếm 3-5% nhưng có khả năng rất mạnh bài tiết TSH,
FSH, LH, PRH.
Thùy
sau
Còn gọi là thùy thần kinh, các tế bào ở
đây giống tế bào thần kinh đệm, không có khả năng chế tiết hormon mà có chức
năng hỗ trợ cho các sợi trục và cúc tận cùng tiết ADH và Oxytocin.
Thùy
giữa
Bài tiết MSH và cùng với thùy trước bài
tiết POMC (Proopiomelanocortine) và (-LPH ((-Lipotropin). Thuỳ này ở người kém
phát triển.
Mạch máu: được cung cấp từ vùng dưới đồi
qua hệ thống cửa dưới đồi-yên (Système porte hypothalamo-hypophysaire) Popa -
Fielding.
Thần kinh: có ở thùy sau, là bó sợi thần
kinh đi từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất của vùng dưới đồi xuống.
CÁC
HORMON THÙY TRƯỚC
Hormon
tăng trưởng (GH)
Bản chất hoá học
GH là một phân tử polypeptid, có 191
acid amin, trọng lượng phân tử 22.005.
Tác dụng:
Tác dụng phát triển cơ thể: tác dụng lên
hầu hết các mô cơ thể, tăng số lượng và kích thước tế bào, tăng kích thước các
phủ tạng. Kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương dài do đó làm thân xương
dài ra, đồng thời mô sụn cũng dần được cốt hoá sao cho đến tuổi vị thành niên,
lúc này đầu xương và thân xương hợp nhất với nhau và xương không dài nữa. GH
gây dày màng xương ở xương đã cốt hóa. Tác dụng này rõ trong giai đoạn phát triển
và tiếp tục duy trì suốt đời.
Tác dụng lên chuyển hóa:
Tăng tổng hợp protein, tăng thu nhận
acid amin vào tế bào.
Gây tăng đường huyết do làm giảm sử dụng
glucose tế bào, tăng dự trữ glycogen tế bào, giảm đưa glucose vào tế bào, tăng
bài tiết insulin và kháng insulin ở mô cơ làm giảm vận chuyển glucose qua màng
tế bào.
Tăng huy động mỡ dự trữ nhằm cung cấp
năng lượng do đó làm tăng nồng độ acid béo trong máu. Dưới tác dụng của GH,
lipid được sử dụng để tạo năng lượng nhằm tiết kiệm protein dành cho sự phát
triển cơ thể.
Sự tương tác giữa GH và somatomedin
(IGF-I):
Somatomedine là một polypeptid do gan và
thận sản xuất. Đó là một yếu tố có cấu trúc gần giống insulin, được gọi là
insulinlike growth factor I (IGF-I). Có tác dụng tương tác phối hợp với GH
trong chuyển hoá protein, phát triển sụn và phát triển cơ thể. Vì nó kết hợp
sulfat vào sụn. Nó còn có tác dụng kích thích tạo keo. Tác dụng phối hợp này xảy
ra ở nhiều tổ chức , vì vậy được gọi là somatomedin.
Điều hòa bài tiết GH:
nồng độ GH thay đổi tùy lứa tuổi
1,5-3ng/ml ở người trưởng thành, 6ng/ml ở trẻ em và tuổi dậy thì. Sự bài tiết
dao động từng phút và phụ thuộc nhiều yếu tố (hạ đường huyết, vận cơ, chấn
thương...). Nồng độ GH cao nhất ban ngày 3-4 giờ sau bữa ăn, ban đêm GH tăng
hai giờ đầu giấc ngủ say rồi giảm dần đến sáng.
GH được kiểm soát bởi hai hormon vùng dưới
đồi là GRH và GIH qua cơ chế điều hòa ngược. Nồng độ glucose máu giảm, nồng độ
acid béo giảm, thiếu protein kéo dài làm tăng tiết GH. Ngoài ra, các tình trạng
stress, chấn thương, luyện tập sẽ làm tăng tiết GH.
HORMON
KÍCH THÍCH TUYẾN GIÁP (TSH)
Bản chất hoá học:
TSH là một glycoprotein, trọng lượng
phân tử khoảng 28.000.
Tác dụng:
Tất cả các giai đoạn tổng hợp, bài tiết
hormon giáp.
Dinh dưỡng tuyến giáp và tăng phát triển
hệ thống mao mạch của tuyến giáp.
Điều hoà bài tiết:
TSH được bài tiết do sự điều khiển của
TRH, phụ thuộc vào nồng độ T3, T4 tự do theo cơ chế điều hòa ngược. Nồng độ
bình thuờng người trưởng thành là 2,12 ( 0,91 mU/L.
HORMON
KÍCH THÍCH VỎ THƯỢNG THẬN (ACTH)
Bản chất hoá học:
ACTH là một polypeptid có 39 acid amin,
trọng lượng phân tử 5000. Phần lớn ở dạng tiền chất POMC
Tác dụng:
Dinh dưỡng, kích thích sự tổng hợp và
bài tiết hormon vỏ thượng thận.
Tác dụng chủ yếu lên lớp bó và lớp lưới
bài tiết glucocorticoid và androgen.
Trên tổ chức não, ACTH làm tăng quá
trình học tập và trí nhớ.
Do có một phần cấu trúc gần giống MSH
nên cũng có tác dụng MSH. Ở người do lượng MSH bài tiết không đáng kể nên chính
ACTH có tác dụng kích thích tế bào sắc tố sản suất melanin, do đó sự rối loạn
bài tiết ACTH cũng gây tăng hay giảm sắc tố ở da.
Điều hoà bài tiết:
Sự bài tiết ACTH do nồng độ CRH của vùng
dưới đồi quyết định, khi nồng độ CRH tăng làm tăng tiết ACTH. Ngoài ra còn do
tác dụng điều hoà ngược âm tính và dương tính của cortisol. Đồng thời ACTH cũng
được điều hoà theo nhịp sinh học, nồng độ cao nhất từ 6-8 giờ sáng. Ở người Việt
Nam trưởng thành (lấy máu lúc 8 giờ 30 phút trên 25 nam khoẻ mạnh) nồng độ ACTH
là 9,78 ( 4,60 pg/ml.
CÁC
HORMON HƯỚNG SINH DỤC
Bản chất hoá học:
Cả FSH và LH đều là các glycoprotein.
FSH (kích noãn tố) có 236 acid amin, trọng
lượng phân tử 32.000. Còn LH (kích hoàng
thể tố), có 215 acid amin, trọng lượng phân tử
30.000.
Tác dụng:
FSH:
Ở nam giới: dinh dưỡng tinh hoàn, phát
triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng
Ở nữ giới: kíck thích sự phát triển của
các nang trứng trong giai đoạn đầu, phối hợp LH làm cho trứng chín, rụng và bắt
đầu bài tiết estrogen
LH:
Ở nam giới: dinh dưỡng tế bào Leydig,
kích thích sự bài tiết testosteron
Ở nữ giới: gây hiện tượng rụng trứng, tiết
estrogen, sau đó tạo hoàng thể và kích thích sự bài tiết progesteron.
Điều hoà bài tiết:
Hai hormon trên được điều hòa theo cơ chế
điều khiển ngược âm tính của estrogen, progesteron, testosteron và GnRH. Riêng
estrogen còn có tác dụng điều hoà ngược dương tính, ngay trước giai đoạn phóng
noãn, nồng độ estrogen trong máu cao kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH.
Nồng độü FSH và LH ở nữ dao động trong
chu kỳ kinh nguyệt.
HORMON
KÍCH THÍCH BÀI TIẾT SỮA- PROLACTIN (PRL)
Bản chất hoá học:
198 acid amin, trọng lượng phân tử 22.500.
Tác dụng:
Kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản
xuất sữa lúc có thai và cho con bú, đồng thời ức chế tác dụng của Gonadotropin
tại buồng trứng.
Điều hoà bài tiết:
Bình thường prolactine bị ức chế bởi PIH
ở vùng dưới đồi và được bài tiết với nồng độ rất thấp, 110-510 mU/L ở nam và
80-600 mU/L ở nữ. Khi có thai prolactin tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho
tới lúc sinh, gấp 10-20 lần bình thường.
Do estrogen và progesteron ức chế bài tiết
sữa nên khi đứa trẻ sinh ra, cả hai hormon trên giảm đột ngột tạo điều kiện cho
prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa.
HORMON
THÙY GIỮA
POMC
(proopiomelanocortin)
Trong tiền yên POMC được thủy phân thành
ACTH, MSH, (-LPH và (-endorphin.
Trong tuyến yên giữa, POMC được thủy
phân thành một peptid giống ACTH là CLIP (Corticotropin Like Intermediate lobe
Peptid), g-LPH, b-endorphin.
MSH
(Melanostimulating hormon)
Kích thích sự tổng hợp melanin trong các
tế bào hắc tố (melanocyte), liên quan đến ACTH , ở người chỉ rõ khi bị rối loạn
(bệnh Addison).
LPH:
Chứa các phân tử endorphin và enkephalin
là những peptid gắn chất tiếp nhận á phiện (opioid receptor).
CÁC
HORMON THÙY SAU
Hai hormon được bài tiết từ thuỳ sau tuyến
yên có nguồn gốc từ vùng dưới đồi, do nhân trên thị và nhân cạnh não thất bài
tiết. Sau khi được tổng hợp chúng được vận chuyển theo sợi trục đến chứa ở các
túi nằm trong tận cùng thần kinh khu trú ở thuỳ sau tuyến yên. Hai hormon đó là
oxytocin và ADH.
ADH
(antidiuretic hormon)
Bản chất hoá học:
ADH còn có tên là vasopressin là một
peptid gồm 9 acid amin (Cys-Tyr-Phe-Gln-Asn-Cys-Pro-Arg-Gly-NH2).
Tác dụng:
Chủ yếu là tăng tái hấp thu nước ở ống
xa và ống góp, liều cao gây co mạch, tăng huyết áp nên còn gọi là vasopressin
Cơ chế tác dụng: giải phóng AMP vòng
trong tế bào ống góp, làm tăng tính thấm màng tế bào đối vớí nước.
Điều hoà bài tiết:
Bài tiết phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu
và thể tích dịch ngoại bào.
Khi áp suất thẩm thấu tăng, nhân trên thị
bị kích thích sẽ truyền tín hiệu đến thuỳ sau tuyến yên và gây bài tiết ADH.
Thể tích máu giảm, gây kích thích mạnh
bài tiết ADH khi giảm 15-25% thể tích máu, lúc này ADH tăng gấp 50 lần và có thể gây co mạch mạnh
nên còn gọi là vasopressin.
Các receptor căng dãn ở nhĩ bị kích
thích cũng có thể kích thích bài tiết ADH.
Oxytocin
Bản chất hoá học:
Là peptid có 9 acid amin với trọng lượng
phân tử 1025.
Tác dụng:
Gây co thắt tế bào biểu mô cơ
(myoepithelial cells) là những tế bào nằm thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa.
Những tế bào này co lại sẽ ép vào các nang tuyến và đẩy sữa ra ống tuyến, khi đứa
trẻ bú sẽ nhận được sữa. Tác dụng này được gọi là tác dụng bài xuất sữa, khác với
tác dụng gây bài tiết sữa của prolactin.
Gây co cơ tử cung mạnh khi có thai, đặc
biệt mạnh vào cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ.
Điều hoà bài tiết:
Oxytocin được bài tiết khi có kích thích
trực tiếp vào tuyến vú (động tác mút vú của đứa trẻ) hoặc kích thích tâm lý. Những
kích thích tâm lý hoặc giao cảm có liên quan đến cảm xúc đều có ảnh hưởng đến
vùng dưới đồi kích thích hoặc ức chế bài tiết oxytocin và ảnh hưởng đến sự bài
xuất sữa ở các bà mẹ cho con bú.
RỐI
LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN
Ưu
năng tuyến yên
Tế bào ưa acid hoạt động quá mức hoặc u
tế bào ưa acid làm tăng bài tiết GH :
Trước dậy thì gây bệnh khổng lồ
(Gigantism) kèm biểu hiện đái đường, nếu không điều trị 10% biểu hiện suy toàn
bộ tuyến yên và tử vong. Nếu được chẩn đoán kịp thời bệnh có thể khỏi nhờ vi phẫu
thuật bóc khối u hoặc tia xạ.
Xảy ra sau dậy thì gây bệnh to đầu ngón
(Acromegaly), các sụn liên hợp đã cốt hóa nên xương không dài ra nhưng GH vẫn
tác động lên các mô mềm, các xương dẹt và xương nhỏ làm dày lên. Bệnh nhân có
thể có biểu hiện mặt to, cằm bạnh, ngực bụng to, bàn chân bàn tay to...
U tăng tiết prolactin.
Hội chứng Cushing (u tăng tiết ACTH).
Nhược
năng tiền yên
Nguyên nhân do u hoặc do chèn tuyến yên
hoặc do huyết khối mạch máu ở phụ nữ
sau sinh gây hoại tử tế bào tuyến yên.
Nếu xảy ra trước dậy thì gây lùn yên
(Dwarfism), lùn cân đối, giảm mức độ phát triển, đứa trẻ 10 tuổi chỉ bằng 4-5
tuổi. Những người này không có dậy thì, chức năng sinh dục không phát triển như
người bình thường. Tuy nhiên, 1/3 ltrường hợp lùn yên do thiếu GH đơn độc, nên
các hormon khác vẫn được tiết đầy đủ.
Ở người lùn Pyrmy, lượng GH được tiết
bình thường nhưng không có khả năng tạo somatomedin C.
Bệnh xảy ra ở người trưởng thành gây suy
các tuyến phía dưới, biểu hiện nhược năng giáp, giảm corticoid, GnRH giảm, người
bệnh gầy đét, giảm hoạt động sinh dục, lông tóc rụng. Ngoại trừ chức năng sinh
dục, các rối loạn khác có thể được điều trị khỏi nhờ hormon tuyến giáp và vỏ
thượng thận.
Bệnh đái tháo nhạt
Tổn thương vùng dưới đồi hoặc thùy sau
tuyến yên làm giảm lượng bài tiết ADH. Triệu chứng chính là đái nhiều.
SINH LÝ TUYẾN YÊN
Mục tiêu:
1. Trình bày được tên, bản chất hóa học, nguồn gốc của các hormon
tuyến yên.
2. Phân tích được tác dụng và điều hòa bài tiết các hormon tuyến
yên.
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHỨC
NĂNG
- Tuyến yên là một
tuyến nhỏ (1cm, 0,5-1g), nằm trong hố yên xương bướm thuộc nền sọ.
- Các thùy của tuyến
yên:
+ Thùy trước có các
tế bào chế tiết còn được gọi là thùy tuyến.
+ Thùy giữa ở người
rất kém phát triển, thường được gộp chung vào thùy trước.
+ Thùy sau có các tế
bào giống tế bào thần kinh đệm còn được gọi là thùy thần kinh.
- Tuyến yên liên hệ
mật thiết với vùng hạ đồi qua 2 đường:
+ Đường mạch máu: hệ thống cửa hạ đồi-yên (hệ cửa Popa-Fielding) nối
vùng hạ đồi với thùy trước tuyến yên. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng
hạ đồi sẽ theo đường này xuống tuyến yên kích thích hoặc ức chế bài tiết hormon
thùy trước tuyến yên.
+ Đường thần kinh:
bó sợi thần kinh hạ đồi-yên là bó thần kinh đi từ nhân trên thị và nhân cạnh
não thất vùng hạ đồi đến thùy sau tuyến yên. Các hormon ADH và oxytocin của
vùng hạ đồi sẽ được vận chuyển theo đường này xuống dự trữ ở thùy sau tuyến
yên.
2. CÁC HORMON TIỀN YÊN
2.1. Hormon tăng trưởng (GH:
growth hormone)
- Bản chất: protein
191 acid amin, 1 chuỗi đơn, TLPT 22.005.
- Nguồn gốc: tế bào
ưa acid thùy trước tuyến yên.
- Tác dụng: GH có mô
đích là gan, nó sẽ kích thích gan bài tiết somatomedin (IGF: insulin-like
growth factor). Somatomedin tác dụng lên hầu hết tế bào trong cơ thể, làm phát
triển kích thước và số lượng tế bào dẫn đến tăng kích thước và trọng lượng cơ
thể.
+ Trên xương: phát
triển khung xương cả chiều dài và chiều dày do làm tăng tạo khung protein ở
xương, tăng tốc độ sinh sản các tế bào sụn và tế bào tạo xương, tăng cốt hóa sụn
liên hợp.
+ Trên chuyển hóa
protein: tăng tổng hợp protein, đây là tác dụng quan trọng nhất của GH. Tác dụng
này được thực hiện do tăng vận chuyển acid amin vào trong tế bào, tăng quá
trình sao mã DNA thành RNAm, tăng quá trình dịch mã RNAm ở ribosom đồng thời
giảm thoái hóa protein và acid amin.
+ Trên chuyển hóa
glucid: tăng đường huyết do giảm sử dụng glucose để tạo năng lượng, giảm vận
chuyển glucose vào trong tế bào (kháng insulin). Tuy nhiên đường huyết thường
không tăng quá cao do nó cũng làm tăng dự trữ glycogen trong tế bào.
+ Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa triglycerid dự trữ làm tăng
acid béo trong máu. Các acid béo sẽ được oxy hóa ở mô để tạo năng lượng.
+ Tác dụng khác:
kích thích tăng bài tiết insulin.
- Điều hòa bài tiết:
+ GHRH của vùng hạ đồi
kích thích tuyến yên bài tiết GH. Trong khi GHIH của vùng hạ đồi ức chế tuyến
yên bài tiết GH.
+ Somatomedin của
gan gây feedback âm.
+ Dưới ảnh hưởng của
GH, acid béo được sử dụng tạo năng lượng nhiều hơn glucid và protid do vậy đáp ứng
tăng bài tiết GH thường xảy ra trong những trường hợp khẩn cấp (đói, hạ đường
huyết, stress).
+ GH cũng được
điều hòa bài tiết theo nhịp giờ và nhịp ngày đêm.
2.2. Hormon kích thích tuyến
giáp (TSH: thyroid stimulating hormone)
- Bản chất:
glycoprotein, 2 chuỗi a và b, TLPT 28.000.
- Nguồn gốc: tế bào
ưa base thùy trước tuyến yên.
- Tác dụng: mô đích
là nang tuyến giáp
+ Trên cấu trúc tuyến
giáp: dinh dưỡng và phát triển nang tuyến giáp do làm tăng số lượng và kích thước
tế bào nang giáp, tăng biến đổi tế bào nang giáp sang dạng bài tiết (dạng trụ)
và tăng hệ thống mao mạch của tuyến.
+ Trên chức năng tuyến
giáp: tăng T3, T4 trong máu do làm tăng hoạt động bơm iod, tăng bắt iod vào
trong nang giáp, tăng gắn iod vào tyrosin và tăng phân giải thyroglobulin giải
phóng T3, T4 vào máu.
- Điều hòa bài tiết:
+ TRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết TSH.
+ T3, T4 của tuyến giáp gây feedback âm.
2.3. Hormon kích thích tuyến
vỏ thượng thận (ACTH: adreno corticotropin hormone)
- Bản chất:
polypeptid 39 acid amin, TLPT 5.000.
- Nguồn gốc: tế bào
ưa base thùy trước tuyến yên.
- Tác dụng:
+ Trên lớp bó và lớp
lưới của vỏ thượng thận: làm tăng sinh các tế bào đồng thời kích thích các tế
bào tổng hợp và bài tiết cortisol.
+ Trên tế bào hắc tố:
13 acid amin đầu tiên của ACTH giống hormon MSH (melanocyte stimulating
hormone). Ở động vật bậc thấp (ếch, cóc...) thùy giữa phát triển bài tiết nhiều
MSH tác dụng lên tế bào hắc tố, ở người do thùy giữa kém phát triển tác dụng
này chủ yếu do ACTH đảm nhận. Tác dụng của MSH và ACTH trên tế bào hắc tố là
làm phân tán các hạt sắc tố ra bào tương tế bào gây sẫm màu da, không có mặt
MSH và ACTH các hạt sắc tố sẽ tập trung quanh nhân tế bào làm da sáng màu hơn.
+ Trên não: ACTH có vai trò trong học tập, trí nhớ và hành vi.
- Điều hòa bài tiết:
+ CRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết ACTH.
+ Cortisiol của vỏ thượng thận gây feedback âm.
+ Stress làm tăng bài tiết ACTH theo cơ chế feedback dương.
+ ACTH cũng được điều hòa bài tiết theo nhịp ngày đêm.
2.4. Kích dục tố: gonadotropin
gồm:
FSH (Follicle stimulating hormone, hormon kích thích nang trứng)
LH (Luteinizing hormone, hormon kích thích hoàng thể)
- Bản chất:
glycoprotein. FSH có 236 acid amin, trọng lượng phân tử 32.000, LH có 215
acid amin, trọng lượng phân tử 30.000.
- Nguồn gốc: tế bào
ưa base thùy trước tuyến yên.
- Tác dụng: mô đích
là tinh hoàn và buồng trứng
+ Ở nam: FSH kích
thích sự phát triển ống sinh tinh làm tăng sản sinh tinh trùng; LH kích thích
phát triển tế bào Leydig (tế bào kẽ) gây bài tiết testosteron.
+ Ở nữ: FSH kích
thích nang trứng phát triển; LH phối hợp với FSH làm phát triển nang trứng đến
chín và gây rụng trứng, kích thích tạo hoàng thể, kích thích tế bào hạt của
nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron.
- Điều hòa bài tiết:
+ GnRH của vùng hạ đồi
kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH.
+ Testosteron,
estrogen và progesteron gây feedback âm. Riêng vào thời điểm trước khi
phóng noãn estrogen có tác dụng feedback dương.
+ Inhibin của nang trứng ức chế bài tiết FSH.
+ Ở nữ, FSH và LH được bài tiết thay đổi theo chu kỳ kinh
nguyệt.
2.5. Prolactin
- Bản chất: protein
198 acid amin, trọng lượng phân tử 22.500.
- Nguồn gốc: tế bào
ưa acid thùy trước tuyến yên.
- Tác dụng: mô đích
là tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron. Prolactin làm bài tiết
sữa vào nang sữa nhưng không gây bài xuất ra ngoài.
- Điều hòa bài tiết:
+ PIH của vùng hạ đồi
ức chế tuyến yên bài tiết prolactin.
+ Động tác mút vú của
trẻ và sự gần gũi, tình cảm mẹ con sẽ kích thích bài tiết prolactin.
+ Dopamin bình thường
ức chế, khi cho con bú kích thích bài tiết prolactin. TRH kích thích bài tiết
prolactin.
+ Prolactin cũng được tiết theo chu kỳ trong 24 giờ với nồng độ cao
nhất vào ban đêm rồi trở lại nhịp tiết ban ngày vào khoảng 6-8 giờ.
3. CÁC HORMON HẬU YÊN
3.1. Hormon chống bài niệu
(ADH: antidiuretic hormone, vasopressine)
- Bản chất: peptid 9
acid amin.
- Nguồn gốc: nhân
trên thị vùng hạ đồi.
- Tác dụng:
+ Nồng độ sinh lý (thấp): chống bài niệu do tăng tái hấp thu nước ở ống
lượn xa và ống góp.
+ Nồng độ cao: co mạch gây tăng huyết áp. Tác dụng tăng huyết áp mạnh
hơn cả angiotensin II.
- Điều hòa bài tiết:
+ Áp suất thẩm thấu
tăng gây tăng bài tiết ADH và ngược lại.
+ Thể tích máu giảm
gây tăng bài tiết ADH và ngược lại.
3.2. Oxytocin
- Bản chất: peptid 9
acid amin.
- Nguồn gốc: nhân cạnh
não thất vùng hạ đồi.
- Tác dụng:
+ Trên tử cung: gây
co tử cung mang thai đặc biệt lúc chuyển dạ.
+ Trên tuyến vú: bài
xuất sữa ra ngoài do co các tế bào biểu mô cơ quanh nang tuyến sữa.
- Điều hòa bài tiết:
+ Kích thích cơ học
núm vú (động tác mút, se đầu núm vú) gây tăng bài tiết oxytocin.
+ Căng thẳng tâm lý, rượu, thuốc lá
giảm bài tiết oxytocin.
TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN YÊN
Tuyến yên là một tuyến quan trọng, người
ta ví nó như một “ nhạc trưởng” có tác dụng
điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nội
tiết khác.
Do đó những thay đổi về chức năng cũng
như thay đổi về kích thước của nó đều có thể gây ra những triệu chứng bệnh lý nhất định tuỳ theo các thành phần của tuyến
yên bị tổn thương.
Vì vậy cần phải biết qua giải phẫu và sinh lý tuyến yên.
I. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU VÀ SINHLÝ.
1.
Giải phẫu.
Tuyến yên là một tuyến rất nhỏ, nặng khoảng
0,50g, nằm ở đáy não, trong một hố gọi là hố yên, hố này dài từ 8 -10mm, tiếp giáp:
- Ở trước, với hố xương bướm.
- Ở sau, với mảnh vuông.
- Ở hai bên, với xoang hang.
- Ở dưới, với thân xương bướm.
- Ở trên, với chéo thị giác, nơi tập trung của hai dây
thần kinh mắt. Vì thế khi tuyến yên to ra, có thể đè vào chéo thị giác làm mất
hẳn thị trường phía thái dương của người bệnh.
Tuyến yên gồm hai thuỳ chính: thuỳ trước
và thuỳ sau:
1.1.
Thuỳ trước gồm 3 loại tế bào:
- Tế bào không bắt màu, chiếm 52%.
- Tế bào ưa axit, chiếm 37%.
- Tế bào ưa bazơ, chiếm 11%.
Ở người bình thường, tỷ lệ các tế bào ấy không thay đổi. Nếu có sự thay đổi vượt quá
giới hạn này sẽ phát sinh ra các triệu chứng bệnh đặc biệt tuỳ từng loại tế
bào.
1.2.
Thùy sau: có cấu trúc giống như tổ chức thần kinh hạ khâu não.
2.
Sinh lý.
2.1.
Thuỳ trước có ba nhiệm vụ:
2.1.1. Điều chỉnh sự phát dục: của cơ thể
do kích thích phát dục tố tiết ra từ tế bào ưa
axit.
2.1.2. điều chỉnh các tuyến khác nhờ vai trò của các hocmon đặc biệt:
- Kích giáp trạng tố, cho tuyến giáp trạng.
- Kích cận giáp trạng tố, cho tuyến cận
giáp trạng.
- Kích vỏ thượng thận tố,
cho vỏ thượng thận.
- Kích
sinh dục, cho tuyến sinh dục.
2.1.3. Tác dụng đến sự chuyển hoá cơ bản: nhất là chuyển hoá
đường, tác dụng của nó ngược lại với insulin.
2.2.
Thuỳ sau:
Mặc dù tổ chức của nó không phải là một
tuyến nội tiết nhưng nó vẫn có những vai trò về nội tiết. Các tinh chất thuỳ
sau tuyến yên có ba tác dụng khác nhau:
- Tới tuyến giáp: do vasopressin.
- Tới bài tiết nước tiểu: do tố chống lợi
niệu (vasopressin).
- Làm co tử cung, do oxytoxin.
II.
HỘI CHỨNG TUYẾN YÊN.
Tuỳ tình trạng cường hay suy của mỗi
thùy hoặc mỗi loại tế bào của thuỳ trước mà chúng ta có những hội chứng tuyến yên riêng biệt.
Chúng tôi
tạm sắp xếp các hội chứng đó một cách đại cương, theo bảng dưới đây:
Bộ phận
|
Thành phần
|
Cường
|
Suy
|
Thùy trước (có u)
|
Tế bào ưa axit
|
Bệnh to các viễn cực
Bệnh khổng lồ
|
|
Tế bào ưa kiềm
|
Bệnh Cushing
|
||
Tế bào không nhiễm màu
|
Bệnh nhi tính
Bệnh phì sinh dục
Bệnh Simmodda
|
||
Thuỳ sau
|
Chưa biết
|
Đái nhạt
|
CHĂM SÓC TUYẾN YÊN
Cơ thể là khối
thống nhất có liên quan tất cả các bộ phận, nếu có bộ phận đau yếu, sẽ ảnh hưởng chung toàn cơ thể. Việc
tu sửa từng bộ phận, tu sửa tuyến Yên, hô hấp, được thực hiện trong các cấp luyện tập.
Tuyến Yên rất bí ẩn, cần
có kiến thức tỉnh táo mới bảo vệ được
tuyến Yên, tránh sự xâm hại của tà đạo, và những sai phạm nghiêm trọng làm suy thoái Tuyến Yên.
Tuyến Yên là trung tâm não bộ, chỉ đạo hoạt động vô thức thông qua điều tiết nội tiết
tố. Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, gọi
là Nguyên khí, là vốn liếng năng lượng cố định tuổi thọ đủ sống bao nhiêu chục năm thì hết nguyên khí.
Ban ngày cơ
thể sử dụng năng lượng thiên nhiên từ thực phẩm và kinh mạch huyệt đạo hấp thụ
khí trời. Chỉ trong trường hợp dùng sức quá mức, mới huy động nguyên khí. Ban
đêm lúc ngủ không hấp thụ năng lượng bên ngoài, mà dùng vốn dự trữ là nguyên
khí để tu bổ cơ thể sau một ngày làm việc.
Hết nguyên khí thì tuyến Yên ngừng hoạt động, tắt kinh mạch, ngừng thở.
Dùng nguyên khí vừa mức cho phép thì tuổi thọ cao, dùng nguyên khí quá mức cũng
được đáp ứng, nhưng sức khỏe chóng tàn, sinh bệnh, tổn thọ.
Tuyến Yên nhỏ
như một hạt đậu nhưng nắm giữ vận mệnh mỗi người. Do vai trò đặc biệt quan trọng,
tuyến Yên đã được Tạo hóa bảo vệ chặt chẽ nhất, được sắp đặt ở vị trí giữa đầu,
không có sự va chạm cẩu thả nào có thể đụng tới. Tuyến Yên được an toàn, độc lập,
không có loại thức ăn nào, hoặc thuốc men nào ngấm tới tuyến Yên, ngoại trừ một
loại đạm quý từ Địa long.
Hiện nay sự
ô nhiễm đã vượt mức phòng vệ tuyến Yên. Sóng độc hại xuyên thấu vào tuyến Yên,
gây suy thoái tuyến Yên. Thuốc men không tác dụng đến tuyến Yên, hoặc tác dụng
rất ít. Nhưng tác nhân phá hoại thì rất nhiều, và ngày càng tăng. Chủ yếu là
sóng wifi của các thiết bị điện tử không dây. Thêm vào đó trào lưu sử dụng Năng
lượng sinh học bừa bãi đã làm tổn thất tuyến Yên. Tuyến Yên bị suy thoái là hồi
chuông cáo chung của nhân loại. Tỷ lệ bệnh
rối loạn chuyển hóa chiếm 64%. Bệnh do virut vi khuẩn 36%. Trước đây tỷ lệ này
là 1:1. Trong tương lai không xa suy
thoái tuyến Yên trở thành căn bệnh nan y của kỷ nguyên văn minh, gây ra những
cái chết bất ngờ, hàng loạt.
Suy thoái tuyến Yên còn do : do di truyền, do
tình dục quá mức, do thiếu ăn, thường xuyên lao động nặng kiệt sức, do tà đạo dụ
dỗ phô diễn Năng lượng sinh học.
Dấu hiệu suy thoái đầu tiên là bàn tay chân lạnh, nhăn nheo, khô ráp, có
chai da dưới gốc ngón tay, ngón
chân mà không do lao động. Tóc bạc sớm, giảm trí nhớ, da thô dày, khô khát miệng. Khi phát bệnh thì sút cân, đau
gáy, nhức xương, mắt lóa, thiếu máu, khó thở, kéo theo nhiều suy thoái khác: suy tuyến Giáp, suy tuyến Thận, suy tim mạch, thần
kinh, hô
hấp, sinh sản,
tiểu đường, mỡ máu, gút, tai biến, khối u, ung thư...
Để bảo vệ sức
khỏe, cần biết
ý thức bảo vệ nguyên khí, tránh các tác nhân có hại đã nêu trên. Ngoài 30 tuổi không tập thể thao cường
lực quá mạnh, không đua ganh quá sức. Không ăn uống lệch lạc thiếu đói, thiếu
chẩt đạm. Không “truyền nhân điện”. Không uống
thuốc kích dục mau tàn sức khỏe, sinh bệnh tật. Thận trọng khi dùng nhiều yến
sào sẽ kích dục. Hạn chế dùng máy di động và wifi.
Thông thường không phục hồi được tuyến Yên. Chỉ khi khai mở Hà Đào Thành
mới có điều kiện đắc lực chăm sóc tuyến Yên, thông qua điểm Trường sinh, bột
Địa long. Ngoài ra huyệt Ấn đường có tác dụng thứ yếu.
Tương lai sức khỏe nhân loại là đảm bảo tuyến Yên.
Ai nắm vững tuyến Yên là nắm vững sức khỏe của mình. Mỗi người tự giác chăm sóc tuyến Yên,
không đổ thừa hoàn toàn cho bác sĩ.
Chức năng hô
hấp. Có hô hấp là sự sống đang được duy trì. Thở
đúng sẽ tăng năng lượng, thải độc, chống lão hóa. Chức năng
thở:
1. Cung cấp oxy vào máu, thải khí Cacbonic.
2. Hấp thụ
năng lượng sạch Prana.
3. Thải ô
trược, độc tố, tâm trí sáng suốt hơn.
Chức năng thứ 2 và 3 là chức
năng tinh tế cao cấp của hô hấp, đã bị lãng quên nên chất lượng hô hấp
kém. Ô nhiễm không khí, làm hư hại kinh Phế. Vì vậy cần điều chỉnh
Kinh Phế, và luyện thở mới có hô hấp tốt.
Quy trình luyện thở được thực hiện
hàng ngày thở sâu theo nhịp thể dục. Bài tập cấp ba chuyên sâu chăm
sóc kinh Phế, và tuyến Yên bằng
cách nắn bóp và giải trược trọng điểm 4 ngón cái, 4 ngón út.
BỆNH U TUYẾN YÊN
Dấu hiệu nhận biết bệnh u tuyến yên bao
gồm:
1. Đau đầu
2. Mất thị giác ngoại vi hoặc giảm thị lực ở một hoặc hai mắt
3. Buồn nôn (có hoặc không có nôn)
4. Mệt mỏi hoặc mau mệt
5. Đau khớp
6. Tăng kích cỡ giày hoặc nhẫn, to đầu chi
7. Sự phát triển của bệnh huyết áp hoặc đái tháo đường
8. Suy giảm trí tuệ
9. Hoa mắt, chóng mặt.
Một dạng chắc chắn của khối u tuyến yên
có thể gây tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai và làm ngưng chu kì kinh
nguyệt của người bệnh. Phụ nữ có thể gặp phải những chu kì kinh nguyệt
không đều hoặc không có kinh nguyệt và mất khả năng thụ thai, trong khi đàn ông
có thể bị rối loạn cương dương, rụng lông tóc, mất ham muốn tình dục và không
có khả năng sinh con.
Theo các bác sĩ, tuyến yên hay tuyến não
thùy là một trong những tuyến nội tiết tố của cơ thể. Bộ phận này có kích thước
nhỏ, tương đương hạt đậu và nặng từ 0,5 - 1gr. Tuy nhỏ bé nhưng tuyến yên
là nơi tiết hormone kích thích sinh trưởng, kích thích tuyến giáp... điều tiết
gần như mọi hoạt động của cơ thể, từ sinh trưởng đến tự vệ.
Có hai nhóm u tuyến yên: u chức năng và u không chức
năng. U không chức năng không tiết ra nội tiết tố nên ít gây rối loạn nội tiết
và thường triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh là nhức đầu, mờ mắt.
U chức năng tiết ra nội tiết tố nên gây
rối loạn chức năng nội tiết. Khối u sẽ làm bệnh nhân bị giảm hoặc tăng sinh nội
tiết tố của cơ thể, dẫn đến bệnh nhân bị thiếu hoặc thừa nội tiết tố tăng
trưởng, nội tiết tố sinh dục, nội tiết tố tuyến giáp, nội tiết tố tuyến thượng
thận. Đặc biệt, nếu bị suy toàn bộ tuyến
yên, bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và tử vong.
Trên thực tế, triệu chứng của bệnh u tuyến
yên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bởi vậy mà khi được phát hiện, bệnh đã
tiến triển nhiều, gây khó khăn trong việc điều trị. Hiện tại, các nhà
nghiên cứu chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, ngoài yếu
tố di truyền được phát hiện ở một số ít trường hợp. Điều trị bệnh u tuyến yên có thể dùng phương
pháp phẫu thuật; xạ phẫu bằng tia Gamma; Thuốc.
SUY
TUYẾN YÊN
gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng
Chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giáp... là những hậu quả
thường xảy ra ở người mắc bệnh này. Bệnh
suy tuyến Yên thậm chí còn bị đe doạ tính mạng, nhất là trường hợp suy
cấp do có khối u lớn.
Tuyến Yên có kích thước gần bằng hạt đậu, nằm ở đáy não, được xương bao
quanh. Tuyến Yên điều hòa nhiều hoóc môn, kiểm soát nhiều chức năng của các cơ
quan trong cơ thể.
Những hoóc môn tuyến Yên có tác dụng
kích thích các tuyến khác trong cơ thể nên hậu quả của bệnh rất nặng nề.
Nguyên nhân gây suy tuyến Yên có thể là
u bướu, viêm nhiễm, tổn thương tuyến Yên hoặc thiếu máu nuôi tuyến Yên.
Bệnh thường xảy ra từ từ, có thể hằng
tháng đến hằng năm, rồi khởi phát triệu
chứng một cách đột ngột. Các triệu chứng ban đầu như mệt mỏi, lạnh, yếu cơ,
ăn không ngon, sụt cân, đau bụng, huyết áp thấp, nhức đầu, rối loạn thị giác.
Phụ nữ thiếu hoóc môn hướng sinh dục do
suy tuyến Yên thường mãn kinh sớm, bốc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp.
Người sau mãn kinh thường không có những triệu chứng này, biểu hiện đầu tiên là
nhức đầu và giảm thị lực. Đàn ông than phiền về rối loạn tình dục. Cả 2 giới
đều bị giảm hệ lông.
Những trường hợp thiếu hoóc môn kích
thích tuyến giáp thường không chịu được lạnh, mệt mỏi, mập, táo bón, xanh xao,
da khô và dày. Nếu thiếu hoóc môn kích thích vỏ thượng thận, bệnh nhân thấy mệt
mỏi, yếu cơ, sụt cân, huyết áp thấp, buồn nôn, da xanh, giảm lông ở nữ. Trẻ
thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng sẽ bị lùn, chậm phát triển, béo phì, da nhăn
nheo.
Ngoài ra, bệnh nhân suy tuyến Yên còn có
dấu hiệu da khô, xanh xao, thô ráp. Mặt xuất hiện những nếp nhăn nhỏ không do
biểu hiện cảm xúc.
Suy giảm sinh lý, mất ngủ, bốc hỏa, giảm trí nhớ, da
khô nhăn… ở phụ nữ sau tuổi 35 thường được cho là do suy giảm nội tiết
tố gây ra. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng, còn “phần
chìm”, cội nguồn của vấn đề chính là sự suy yếu của “bộ ba quyền lực” đó
là hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng trong cơ thể phái đẹp.
Quan tâm đến nội tiết buồng trứng không chưa đủ!
Trước đây, người ta thấy nội tiết sinh sản, sinh dục của phụ nữ chỉ liên
quan đến buồng trứng.Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, nội tiết sinh
sản không chỉ do buồng trứng sản xuất mà còn có sự tham gia của những cơ
quan cấp trên chỉ đạo, điều hòa và kiểm soát hoạt động, cơ quan cấp
trên đó là: não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Não bộ tác động lên vùng
dưới đồi, vùng này kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH tác động lên
buồng trứng, kích thích các nang noãn buồng trứng phát triển và đồng
thời sản xuất các nội tiết tố. Không có các FSH, LH thì buồng trứng sẽ
không sản xuất các nội tiết tố. Nếu như có sự rối loạn từ cấp trên thì
lập tức kéo theo sự rối loạn nội tiết của buồng trứng. Ngược lại, buồng
trứng cũng có những phản hồi ngược lên trên não bộ - tuyến yên để các cơ
quan này điều tiết lại các nội tiết quan trọng. Đây chính là cơ chế tự
điều chỉnh của hệ trục.
Do sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng,
phụ nữ sau tuổi 35 đã bắt đầu cảm nhận sự khác lạ của cơ thể, đó là vô
số những dấu hiệu khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh.Chị em trở nên mất
ngủ, cáu gắt làm cho cuộc sống mất vui, vận mạch rối loạn gây bốc hỏa,
đổ mồ hôi đêm, rồi kinh nguyệt rối loạn, khó có con. Bên cạnh đó, cơ
quan sinh dục của phụ nữ bị khô teo, dễ nhiễm trùng, quan hệ với chồng
rất khó khăn làm giảm hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, khi hệ trục suy giảm
khiến phụ nữ dễ bị loãng xương, dễ bị bệnh tim mạch v.v.
Điều quan trọng là giúp cơ thể “tự điều chỉnh nội tiết”. Sử dụng biện pháp nội tiết thay thế (bổ sung nội tiết estrogen, progesterone từ ngoài vào) là một vấn đềquan tâm lớn hiện nay trên cả thế giới vì còn nhiều mâu thuẫn phải giải quyết.Nghiên cứu của WHI (Women’s Health Initiative) cho thấy, biện pháp nội tiết thay thếnếu thực hiện trên 10 năm sau mãn kinh sẽ làm gia tăng tỉ lệ mới mắc của bệnhtắc tĩnh mạch huyết khối, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh túi mật và ung thư vú. Các nhà khoa học khuyên phái đẹp tuổi quanh mãn kinh – mãn kinh cần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời bằng: (1) Lối sống năng động, tích cực vận động (2) Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng đường, mỡ… (3) Khuynh hướng mới được các chuyên gia trên thế giới khuyến cáo là sử dụng hoạt chất từ thảo dược Lepidium Meyenii nhằm cung cấp dưỡng chất quý giúp “bộ ba quyền lực” này duy trì tốt hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
Điều quan trọng là giúp cơ thể “tự điều chỉnh nội tiết”. Sử dụng biện pháp nội tiết thay thế (bổ sung nội tiết estrogen, progesterone từ ngoài vào) là một vấn đềquan tâm lớn hiện nay trên cả thế giới vì còn nhiều mâu thuẫn phải giải quyết.Nghiên cứu của WHI (Women’s Health Initiative) cho thấy, biện pháp nội tiết thay thếnếu thực hiện trên 10 năm sau mãn kinh sẽ làm gia tăng tỉ lệ mới mắc của bệnhtắc tĩnh mạch huyết khối, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh túi mật và ung thư vú. Các nhà khoa học khuyên phái đẹp tuổi quanh mãn kinh – mãn kinh cần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời bằng: (1) Lối sống năng động, tích cực vận động (2) Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng đường, mỡ… (3) Khuynh hướng mới được các chuyên gia trên thế giới khuyến cáo là sử dụng hoạt chất từ thảo dược Lepidium Meyenii nhằm cung cấp dưỡng chất quý giúp “bộ ba quyền lực” này duy trì tốt hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
CHĂM SÓC TUYẾN YÊN, HÔ HẤP
Cơ thể là khối
thống nhất có liên quan tất cả các bộ phận, nếu có bộ phận đau yếu, sẽ ảnh hưởng chung toàn cơ thể. Việc
tu sửa từng bộ phận, tu sửa tuyến Yên, hô hấp, được thực hiện trong các cấp luyện tập.
Tuyến Yên rất bí ẩn, cần
có kiến thức tỉnh táo mới bảo vệ được
tuyến Yên, tránh sự xâm hại của tà đạo, và những sai phạm nghiêm trọng làm suy thoái Tuyến Yên.
Tuyến Yên là trung tâm não bộ, chỉ đạo hoạt động vô thức thông qua điều tiết nội tiết
tố. Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, gọi
là Nguyên khí, là vốn liếng năng lượng cố định tuổi thọ đủ sống bao nhiêu chục năm thì hết nguyên khí.
Ban ngày cơ
thể sử dụng năng lượng thiên nhiên từ thực phẩm và kinh mạch huyệt đạo hấp thụ
khí trời. Chỉ trong trường hợp dùng sức quá mức, mới huy động nguyên khí. Ban
đêm lúc ngủ không hấp thụ năng lượng bên ngoài, mà dùng vốn dự trữ là nguyên
khí để tu bổ cơ thể sau một ngày làm việc.
Hết nguyên khí thì tuyến Yên ngừng hoạt động, tắt kinh mạch, ngừng thở.
Dùng nguyên khí vừa mức cho phép thì tuổi thọ cao, dùng nguyên khí quá mức cũng
được đáp ứng, nhưng sức khỏe chóng tàn, sinh bệnh, tổn thọ.
Tuyến Yên nhỏ
như một hạt đậu nhưng nắm giữ vận mệnh mỗi người. Do vai trò đặc biệt quan trọng,
tuyến Yên đã được Tạo hóa bảo vệ chặt chẽ nhất, được sắp đặt ở vị trí giữa đầu,
không có sự va chạm cẩu thả nào có thể đụng tới. Tuyến Yên được an toàn, độc lập,
không có loại thức ăn nào, hoặc thuốc men nào ngấm tới tuyến Yên, ngoại trừ một
loại đạm quý từ Địa long.
Hiện nay sự
ô nhiễm đã vượt mức phòng vệ tuyến Yên. Sóng độc hại xuyên thấu vào tuyến Yên,
gây suy thoái tuyến Yên. Thuốc men không tác dụng đến tuyến Yên, hoặc tác dụng
rất ít. Nhưng tác nhân phá hoại thì rất nhiều, và ngày càng tăng. Chủ yếu là
sóng wifi của các thiết bị điện tử không dây. Thêm vào đó trào lưu sử dụng Năng
lượng sinh học bừa bãi đã làm tổn thất tuyến Yên. Tuyến Yên bị suy thoái là hồi
chuông cáo chung của nhân loại. Tỷ lệ bệnh
rối loạn chuyển hóa chiếm 64%. Bệnh do virut vi khuẩn 36%. Trước đây tỷ lệ này
là 1:1. Trong tương lai không xa suy
thoái tuyến Yên trở thành căn bệnh nan y của kỷ nguyên văn minh, gây ra những
cái chết bất ngờ, hàng loạt.
Suy thoái tuyến Yên còn do : do di truyền, do
tình dục quá mức, do thiếu ăn, thường xuyên lao động nặng kiệt sức, do tà đạo dụ
dỗ phô diễn Năng lượng sinh học.
Dấu hiệu suy thoái đầu tiên là bàn tay chân lạnh, nhăn nheo, khô ráp, có
chai da dưới gốc ngón tay, ngón
chân mà không do lao động. Tóc bạc sớm, giảm trí nhớ, da thô dày, khô khát miệng. Khi phát bệnh thì sút cân, đau
gáy, nhức xương, mắt lóa, thiếu máu, khó thở, kéo theo nhiều suy thoái khác: suy tuyến Giáp, suy tuyến Thận, suy tim mạch, thần
kinh, hô
hấp, sinh sản,
tiểu đường, mỡ máu, gút, tai biến, khối u, ung thư...
Để bảo vệ sức
khỏe, cần biết
ý thức bảo vệ nguyên khí, tránh các tác nhân có hại đã nêu trên. Ngoài 30 tuổi không tập thể thao cường
lực quá mạnh, không đua ganh quá sức. Không ăn uống lệch lạc thiếu đói, thiếu
chẩt đạm. Không “truyền nhân điện”. Không uống
thuốc kích dục mau tàn sức khỏe, sinh bệnh tật. Thận trọng khi dùng nhiều yến
sào sẽ kích dục. Hạn chế dùng máy di động và wifi.
Thông thường không phục hồi được tuyến Yên. Chỉ khi khai mở Hà Đào Thành
mới có điều kiện đắc lực chăm sóc tuyến Yên, thông qua điểm Trường sinh, bột
Địa long. Ngoài ra huyệt Ấn đường có tác dụng thứ yếu.
Tương lai sức khỏe nhân loại là đảm bảo tuyến Yên.
Ai nắm vững tuyến Yên là nắm vững sức khỏe của mình. Mỗi người tự giác chăm sóc tuyến Yên,
không đổ thừa hoàn toàn cho bác sĩ.
Chức năng hô
hấp. Có hô hấp là sự sống đang được duy trì. Thở
đúng sẽ tăng năng lượng, thải độc, chống lão hóa. Chức năng
thở:
1. Cung cấp oxy vào máu, thải khí Cacbonic.
2. Hấp thụ
năng lượng sạch Prana.
3. Thải ô
trược, độc tố, tâm trí sáng suốt hơn.
Chức năng thứ 2 và 3 là chức
năng tinh tế cao cấp của hô hấp, đã bị lãng quên nên chất lượng hô hấp
kém. Ô nhiễm không khí, làm hư hại kinh Phế. Vì vậy cần điều chỉnh
Kinh Phế, và luyện thở mới có hô hấp tốt.
Quy trình luyện thở được thực hiện
hàng ngày thở sâu theo nhịp thể dục. Bài tập cấp ba chuyên sâu chăm
sóc kinh Phế, và tuyến Yên bằng
cách nắn bóp và giải trược trọng điểm 4 ngón cái, 4 ngón út.
Giải
nghẽn thở: Tất cả các loại bệnh nặng đều nhiều ô trược, làm suy nhược kinh Phế, thở
rít, tắc thở. Phải tích cực chữa bệnh, thiền kinh Phế, thiền Hà Đào Thành, thiền Trường sinh, thiền Khuỷu tay, thể dục liên hoàn sẽ giải nghẽn thở và nâng cao chất lượng hô hấp. Mỗi người phải tự đúc rút kinh nghiệm phục hồi
hơi thở cho mình.
Chữa bệnh: Bẳt mạch bệnh
để chữa
đúng kinh bệnh, huyệt bệnh, vùng đau :
Nắn bóp trọng điểm
kinh bệnh sau đó thiền cho thoát hết
trược, rồi lặp lại nắn bóp trọng điểm, thiền đến giảm trược. Nắn bóp kỹ lưỡng
vài lượt và thiền như vậy, sẽ giảm đau, nhanh khỏi bệnh. Sau đó Giải trược kinh bệnh.
Huyệt bệnh thì đặt các ngón tay vào 5 phút.
Vùng
đau bệnh
thì đặt đá chỗ đau, u cục, hạch,
bụng. Sau đó đặt tay chỗ đau. Có thể đau tăng một chút, rồi hết đau. Thường đặt
khi nằm nghỉ.
THỰC HÀNH
Luyện tập đầy đủ 5 bước.
Phần điều chỉnh kinh mạch thì tập trung nắn bóp
trọng điểm 4 ngón cái, 4 ngón út và kinh bệnh. Mỗi vị trí nắn bóp lặp lại 3
lượt, mỗi lượt 15 lần, thiền 10 giây, rồi nắn tiếp tại đúng vị trí đó. Sau 3 lượt thì
chuyển vị trí mới. Nắn bóp xong thì giải
trược các ngón đó cho đến giảm thoát trược.
Nếu nắn bóp cả bàn tay (chân) như bài cấp hai, vẫn phải nắn
bóp trọng điểm 4 ngón cái, út, kinh bệnh.
Tập đúng thứ tự sau:
- Buổi sáng 4h: Khởi động. Thở cột sống
10 phút. Thiền HĐT 5-10 phút. Thể dục liên hoàn 30 phút. Nắn bóp
giải trược trọng điểm ngón cái, út, kinh bệnh của hai bàn chân 40 phút.
-
Buổi Tối 8h : Khởi động. Thiền HĐT 5-10 phút. Thể dục liên hoàn
30 phút. Nắn bóp giải trược trọng điểm ngón cái, út, kinh bệnh của hai
bàn tay
40 phút. Thiền hành 10 phút.
Ngoài
hai buổi tập trên, có bệnh nặng tập thêm buổi chiều chữa bệnh: Chữa kinh bệnh, huyệt bệnh, chỗ đau. Bệnh ung thư còn tập thêm một buổi thiền HĐT 5 phút, thể dục liên hoàn 1h.
- Đi ngủ : Đặt đá chỗ đau bệnh, mỗi
chỗ 10 phút. Nắm nhẹ cổ tay khuỷu tay
hoặc chạm tay số 0 để xả trược. Giấc ngủ
ngon rất sâu 4-5h là đủ. Đang tập thấy buồn ngủ thì đi ngủ, tỉnh ngủ tập
tiếp.
Các phần tập linh hoạt :
1. Khai thông 24 huyệt đạo: Sau 3 tháng tập bài cấp ba, thì đặt
ngón tay cái hoặc ngón trỏ vào từng huyệt đạo, theo vị trí 24 huyệt đạo. Mỗi chỗ
30 giây. Chỉ khai thông 1tháng thì nghỉ.
2. Gỉải trược cổ tay,
khuỷu tay, nách: Khuỷu tay, có 6 đường kinh mạch chính đi qua.
Là vị trí hay ách tắc nhiều nhất. Hằng ngày phải áp dụng lúc nằm
nghỉ trưa, buổi tối đi ngủ, chữa hầu hết các bệnh.
*Gỉải trược Khuỷu tay:
Các vị trí
vòng quanh khuỷu tay, xương cùi trỏ, đều cần giải trược. Bản tay và ngón cái mở
ra, ôm nhẹ 2 đầu rìa khuỷu tay. Giữ yên
lặng càng lâu càng tốt. Sau đó dịch chuyển ngón tay cái đặt vào điểm giữa khuỷu
tay, các ngón khác ôm cùi trỏ. Gập cánh tay, nột bàn tay ôm nhẹ xương cùi chỏ.
*
Giải trược cổ tay : Các
vị trí quanh cổ tay đều cần giải trược. Nắm nhẹ cổ tay, đầu ngón tay cái chạm vào đầu chỉ cổ tay phía dưới
ngón tay cái (chỗ Đông y bắt mạch). Giữ yên lặng. Sau đó dịch chuyển ngón cái đặt
vào điểm giữa cổ tay, rồi dịch chuyển ngón cái đặt vào cuối đường chỉ cổ
tay.
* Giải trược nách: Kẹp đá vào nách. Đặt bàn tay
chạm thẳng vào hốc nách và dọc sườn. Nếu có mảng cứng đặt tay vài ngày cho tan, phòng ngừa ung thư vú
Giải gốc bệnh là giải nghiệp,
nên tất cả các bệnh đều cùng
một bài tập căn bản giải ô trược. Hết ô trược là khỏi bệnh. Việc chữa bệnh nan y vô cùng khó khăn, hàng triệu
triệu người đau bệnh cả đời không chữa được. Chữa nghiệp bệnh không phải chuyện tầm phào ai muốn làm sao thì làm thì, sẽ mất hiệu quả bài tập. Phải luyện tập đàng
hoàng đúng bài bản. Nếu đi đâu cũng tranh thủ nắn bóp loạn xạ, là trái lời thày sẽ không lành bệnh. Nắn bóp
phải đi đôi với thiền định, và
các biện pháp xả trược như: Giải trược kinh mạch. Thể dục liên hoàn. Thở cột sống. Chạm tay số 0.
Thông dưỡng khuỷu tay. Thiền hành... Các động tác xả trược, được tập nhiều bất cứ lúc nào. Động tác nắn bóp phải
đúng hướng dẫn. Nếu mệt mỏi, nằm nghiêng thư giãn 10 phút, lưng cổ thẳng, thông dưỡng khuỷu
tay, hoặc chạm tay số 0 xả trược sẽ hết
mệt.
Phải
có đá Téctít để giải tà khí âm vong. Đặc biệt quan trọng với bệnh ung thư, cần
đặt đá nhiều hơn. Có thể đặt chỗ u vài tiếng.
*Phải
tìm hiểu cơ thể mình:
Bệnh khỏi hay không khỏi tùy thuộc khả năng
hiểu rõ bản thân mình, biết phán đoán và vận dụng giải trược đúng chỗ, không bỏ sót, không được để tồn đọng ô trược trong ngày. Cần nắm vững vị trí ô trược như bản đồ khu vực. Ít
nhất phải biết vị trí 13 đầu kinh mạch chính, biết kinh mạch nào đau, nhiều ô
trược. Biết vị trí tim, gan, phổi, dạ dày, thận, ruột non, ruột già, tụy. Người luyện tập giỏi là người hiểu bản thân,
vận dụng phù hợp nguyên tắc và các quy định của thày.
Nhìn sắc diện bàn tay 1 phút là biết tình hình sức khỏe để định liệu kế hoạch
luyện tập trong
ngày
Những dấu hiệu nhiều
trược khí: khớp ngón
có màu thẫm, mạch máu thâm đen, chân tay lạnh, mặt tái, môi thâm, mắt sụp mí,
có chai da, chân tay cứng ngắc. Thở rít, giọng khàn đục, cáu gắt, phiền não, trầm cảm. Chỗ đau, tê, hoặc nắn bóp khớp ngón hơi đau, rung nháy.
Dấu hiệu Prana: bàn tay tươi nhuận mềm mại, căng đầy, hồng hào. Giọng thanh trong. Mắt to đen sáng, da trắng hồng, thở nhẹ
nhõm. Tinh thần sảng khoái.
Bệnh
tật lên xuống do thời tiết, thức ăn uống. Môi trường ô nhiễm ngày càng nặng, việc
giải ô trược cần duy trì suốt đời. Phải sẵn sàng kinh nghiệm sử lý mọi tình huống.
Khi xảy ra đại dịch chưa có thuốc chữa, thì cách giải ô trược sẽ
tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
Không nên sợ
hãi bệnh tật, đó là cơ hội lớn nhất mở
mang trí tuệ. Chính bệnh tật
dẫn bạn tới Cội nguồn năng lượng Prana. Bệnh tật khởi đầu cuộc cách mạng sửa chữa
cơ thể, giải phóng ô trược để bạn được sinh ra đời lần thứ hai tươi tắn và hạnh
phúc hơn, luôn đứng vững trên đôi chân của mình. Khi lắng nghe cơ thể,
bạn từ từ đi vào quỹ đạo lạc quan, xua tan những gì làm bạn sao lãng thực tại Hạnh
phúc. Sau một kiếp sống, thân sẽ tan rã, chỉ còn lại Trí tuệ trưởng thành,
cư trú một cõi mới. Nếu Tâm thanh nhẹ, được ở cõi giới thanh tịnh cùng các
bậc thiện nhân cao đức. Tâm mê trược thì đến cõi ma đạo.
Bệnh
tật do nghiệp tạo ra. Chữa bệnh là quá trình giải nghiệp, phải có trí tuệ cao hơn nghiệp mới giải được nghiệp. Nghiệp làm cho chán nản, bỏ tập để không thoát khỏi
nghiệp. Nghiệp che mờ trí tuệ, đọc sách không hiểu, pha trộn
linh tinh, có xu hướng kéo chệch ra khỏi bài tập. Mặc dù thày đã chỉ ra nguyên nhân bệnh là do
ô trược, và cách giải ô trược, cùng rất nhiều kinh nghiệm thành công, được giải
đáp rõ ràng. Một số người lại hỏi: Tại sao tôi đau, tôi biết làm sao
bây giờ. Chính là nghiệp lực làm cho đầu óc mụ mẫm, rồi bất lực chán chường. Giải
pháp duy nhất là phải nâng cao nhận thức, đọc sách nhiều lần để tỉnh thức vượt
qua. Khoảng 95% được khai mở Hà Đào Thành. Một số rất ít không mở được
do nghiệp chướng cản trở.
Trí tuệ cao hơn nghiệp mới
dành dụm đủ thời gian luyện tập. Nếu không sắp
xếp hợp lý thời gian sinh hoạt trong gia đình, và loại trừ những đam mê xem ti vi, buôn chuyện, mê facebook, gaem, chát... các việc lặt vặt cộng lại
sẽ ngốn hết thời gian. Rốt cục chỉ còn lại
bệnh tật. Nghiệp thế gian lôi cuốn tất cả vào vòng xoáy của nó. Vì thế Tâm phải làm chủ hoàn cảnh, không bị các tham vọng lôi kéo. Chỉ được
phép lựa chọn một trong hai: Hoặc giải thoát khỏi nghiệp, hoặc mê mẩn theo nghiệp.
Thày chữa bệnh cho mọi người bằng Tâm. Mỗi chữ thày viết là một viên thuốc
chữa bệnh Tâm. Uống đủ thuốc Chân lý, bệnh chuyển mạnh. Lúc đọc sách đã được Thày giải kiến trược,
xua tan Tâm nghiệp mê muội, khơi dậy Thiện Tâm hướng tới mục đích tốt lành cho
đời mình. Đọc đi đọc lại suy ngẫm kỹ thì tâm càng vững mạnh, trong lòng vui mừng
khôn xiết, mới gạt bỏ được các đam mê vô lý. Cần có tình thương với chính mình,
dành thời gian chăm sóc cơ thể, không làm điều xấu xa tổn hại Thân và Tâm.
Cơ
thể là tuyệt tác của Tạo hóa, cần được quét dọn sạch sẽ để trở thành đền đài
thiêng liêng của bạn. Giải thoát khỏi ô trược là cuộc giải thoát lớn nhất. Chiến
thắng bản thân là chiến thắng Vinh quang nhất.
Chú ý rằng kết quả càng cao ta càng
phải khiêm tốn, lập hạnh từ bi sáng suốt, đề cao cảnh giác với các tham vọng ngạo
mạn, ảo ảnh vô minh, là khí cụ của nghiệp nương theo phá thành quả tu.
Cơ thể là tuyệt tác của Tạo hóa, cần
được quét dọn sạch sẽ để trở thành đền đài thiêng liêng của bạn
|
HIỆN TƯỢNG XẢ TRƯỢC.
Hiện tượng xả trược là biểu hiện quy luật Đào thải tự nhiên thanh lọc
rác rưởi ô uế trong Thân và Tâm. Ô trược độc tố là nguồn gốc của bệnh tật và
đau nhức, giải hết ô trược thì hết bệnh.
Trên đường ô trược dịch chuyển thoát ra ngoài, sẽ có biểu hiện xổ
trược đau
nhức mệt mỏi một số ngày đầu, là đang điều chỉnh bệnh, một thời gian
ngắn sẽ hết,
nhanh hay chậm tùy theo tình trạng bệnh nặng nhẹ. Tâm trạng vui vẻ, tâm
niệm “xả hết trược”, thì dễ thoát trược. Diễn biến xổ trược rất
phong phú đa dạng, tùy tình trạng bệnh mỗi người. Thời kỳ đầu luyện tập
khó
khăn nhất phải vượt qua thử thách ô trược bắt đầu thoát ra. Nếu không
nắm vững
kiến thức sẽ không chiến thắng được ô trược.
* Có 3 mức độ thải trược khác nhau:
1. Người
ít nhiễm trược, người tu tập, trẻ tuổi, thì biểu hiện thải trược không
rõ như người khác. Nhưng vẫn có ô trược
mịn trong tầng sâu xương tủy não.
2. Người nhiều bệnh, bệnh lâu năm, thì kinh
mạch nghẽn tắc đã lâu sẽ nhiều biểu
hiện thải độc : bức xúc khó chịu, mệt mỏi,
mồ hôi rất nhiều, mùi hôi khẳm, da nổi mẩn
ngứa, nhớt dính, đau râm ran, kim châm, rung nháy, nóng mặt, tóc rung nháy, ù tai, đắng
miệng, tức ngực, đại tiểu tiện nhiều. Vùng có bệnh thì nổi mẩn ngứa nhiều hơn
chỗ khác, khoảng 1-2 tuần sẽ hết ngứa. Bệnh nặng thì lâu hơn. Da ngứa thì xoa,
không gãi mạnh. Nếu chảy nước mắt, rung nháy mắt, là mắt thải trược, sẽ sáng
lên. Đầu kinh bệnh có thể mưng mủ như chín mé, là kinh mạch thải độc.
- Người
có bệnh về hô hấp, viêm họng hạt, bệnh phổi, sẽ ho long đờm màu nâu, xanh,
vàng, trắng, hạt đờm cứng... cho đến khi sạch hết đờm rãi trong phổi, mũi,
xoang. Có thể nôn ọe chất nhầy màu nâu đỏ, đen, xanh là thải độc.
- Miệng
đắng, do ô trược nhiều chưa thoát hết, phải giải trược tích cực. Nước miếng ngọt
là thành công .
- Miệng
khô khát do suy tuyến Yên yếu, thiếu năng lượng. Ăn bột Địa long và giải trược.
- Bệnh cũ chưa trị hết gốc bệnh, được chữa tiếp,
hoặc có bệnh đã ủ lâu năm cũng phát hiện. Vô thức sẽ báo chính xác sớm mọi bệnh, thấy rung nháy, nhói,
đau, tê,
3. Người có bệnh âm: Bài tập sẽ phát hiện
bệnh âm. Khi tập thấy : rung lắc mạnh, người lạnh, giật mình, có tiếng nói, nổi
da gà, trằn trọc mất ngủ… là biểu hiện bệnh âm từ trước. Xem cách chữa bệnh âm.
SỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Khó
khăn nhất thời kỳ đầu, cơ thể đầy ô trược và bệnh tật, sức khỏe yếu, ô trược bắt
đầu thoát ra khó chịu mệt mỏi. Cần nắm vững kinh nghiệm sử lý. Nơi nào đau tăng
phải tập trung giải trược nhiều hơn sẽ khỏi.
- Thời
kỳ đầu luyện tập, thường xuyên nóng người, nóng đầu, mệt mỏi khó chịu, ô trược
thô nóng bốc thoát suốt ngày. Bất kể ngày hay đêm thấy trược khí ồ ạt bốc lên,
phải ngồi dậy thiền hoặc thể dục liên hoàn cho thoát hết ô trược. Đặt đá rồi đặt
tay chỗ đau.
- Nếu ho, buồn nôn: Người bị kẹt huyệt Thiên đột,
sẽ ngứa họng, ho dữ dội, hoặc buồn nôn. Cần đặt đá và đặt tay giải trược Thiên
đột, Xích trạch. Sửa tư thế lưng cổ thẳng, cúi đầu làm nghẽn trược. Đi nằm lưng
cổ thẳng.
- Tập
ít không xả hết trược, thấy nặng đầu, tức ngực, nóng mặt, cay mũi, thở rít, thì
phải tăng thời gian giải trược, thể dục liên hoàn 1h, đặt đá…sẽ hết
- Bệnh
huyết áp : Giải hết ô trược sẽ khỏi huyết áp. Thời kỳ đầu phải uống thuốc chặn
huyết áp cao. Nếu tập lâu ngày huyết áp vẫn cao, hoặc đau nhói nhói ở ngực, phải
đi khám xơ vữa động mạch để đặt steen.
- Chân
tay sưng: giải trược khuỷu tay, cổ tay, nách
- Nếu tê ngón tay tăng thời gian giải trược bàn tay đó
- Khó thở
: Thiền Hà Đào Thành, thiền kinh Phế, thiền Trường sinh. Nắm cổ tay, khuỷu tay.
- Ban
đêm bứt rứt khó chịu do trược nhiều, phải dậy thiền định, thể dục, ăn bột địa
long, sẽ ngủ ngon
- Trường
hợp ngộ độc thức ăn, hoặc bệnh đường tiêu hóa, sẽ nôn
ra thức ăn độc, hoặc co bóp ruột, đau bụng
đi ngòai rửa ruột thải độc hàng chục lần. Đặt tay rốn, ức, kinh can, tỳ, vị. Uống nước gừng, mơ
muối
- Nếu
gặp thiên tai, mệt đói, thì nắm nhẹ cổ tay, hoặc Thiền Hà Đào Thành, có sức chịu
đựng dẻo dai hơn.
- Mỗi cấp
có hiện tượng xổ trược khác nhau. Nếu
ngại ngùng việc xổ trược, thì chỉ tập thể dục, trược sẽ thoát từ từ, và không
giải được trược mịn. Không nên tắm xà
bông, tắm bằng đá kỳ mới sạch keo nhớt.
* Nếu có hơi nóng rát từ Trường Cường đi lên là hiện tượng Kundalini thức tỉnh đi lên rất nóng. Ngay lập tức rời bỏ các
việc, ngồi thiền im lặng vài giờ để Kudalini đi lên hết lộ trình, sức nóng sẽ
thoát hết qua HĐT rất bình an tốt đẹp. Nếu căng thẳng khuấy động, Kudalini sẽ
không đi tiếp và tan biến. Phải làm đúng hướng dẫn. Các môn phái thiền, khai mở luân xa, khí công... nếu Kundalini đi lên không có lối thoát, sức nóng bị om trong người, có thể chữa khỏi bằng Khai mở HĐT
*
Cấp cứu tai biến não: Tai biến não có thể xảy ra đột ngột ngày hay đêm, vì mạch
máu đã yếu sơ vữa từ lâu. Cần biết phân biệt đau đầu do tai biến não
khác đau đầu bình thường. Nếu đau đầu dữ dội kèm theo chân tay mềm nhũn, không
nhấc được chân tay, hoặc méo miệng, cứng lưỡi, là tai biến não. Để nằm yên tại
chỗ, cấm cạo
gió. Lập tức lấy kim, sát
trùng qua bật lửa, rồi châm kim 10 đầu ngón tay chân, mỗi chỗ nặn ra 1 giọt
máu. Nếu méo mồm, nắm 2 dái tai kéo cho đỏ, châm kim nặn 1 giọt máu. Khi đã tỉnh phải đưa đi cấp cứu, sẽ không có
di chứng tai biến
* 14
nút khai thông năng lượng Prana: Hà Đào Thành, điểm Trường sinh, ngón tay chân, cổ tay, khuỷu tay chân,
nách, Thần khuyết, Thiên đột, Lá mía, Ấn đường, Tuyến nước bọt, tuyến Thái
dương, và 2 phẩm vật: bột Địa long, đá Téctit.
CHÚ Ý
1. Tập đến
bài nào đọc kỹ nhiều lần bài đó. Mỗi bài tập có mức độ khác nhau, không được tập
lệch lạc hệ này sang hệ khác. Khi gặp khó khăn thì mở sách đọc kỹ.
2. Để có năng lượng tốt, cần giải quyết hết các căng thẳng trong đời sống,
thực hành nếp sống chính niệm. Tĩnh tâm thì ô trược mới thoát ra. Bài
tập thành công nhất với người có Tâm An lạc.
3. Cải
tạo nòi giống: Là việc trọng đại cần chuẩn bị trước, bố mẹ luyện tập
giải ô trược 1 năm, để có trứng và tinh trùng sạch, khi có thai tiếp tục luyện
tập, thì sinh con mạnh khỏe thông minh, ngoan ngoãn. Không khuyến
khích các trường hợp đã mang thai mới bắt đầu luyện tập, trừ trường hợp có bệnh cần dưỡng thai.
4. Hạn chế người khác đặt tay chữa bệnh, mát xa, có
thể nhiễm trược, tà khí
Các tuyến Nội tiết ứng với 24 huyệt đạo :
Những dấu hiệu suy thoái tuyến Yên rất nặng
BỆNH U TUYẾN YÊN
Dấu hiệu nhận biết bệnh u tuyến yên bao
gồm:
1. Đau đầu
2. Mất thị giác ngoại vi hoặc giảm thị lực ở một hoặc hai mắt
3. Buồn nôn (có hoặc không có nôn)
4. Mệt mỏi hoặc mau mệt
5. Đau khớp
6. Tăng kích cỡ giày hoặc nhẫn, to đầu chi
7. Sự phát triển của bệnh huyết áp hoặc đái tháo đường
8. Suy giảm trí tuệ
9. Hoa mắt, chóng mặt.
Một dạng chắc chắn của khối u tuyến yên
có thể gây tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai và làm ngưng chu kì kinh
nguyệt của người bệnh. Phụ nữ có thể gặp phải những chu kì kinh nguyệt
không đều hoặc không có kinh nguyệt và mất khả năng thụ thai, trong khi đàn ông
có thể bị rối loạn cương dương, rụng lông tóc, mất ham muốn tình dục và không
có khả năng sinh con.
Theo các bác sĩ, tuyến yên hay tuyến não
thùy là một trong những tuyến nội tiết tố của cơ thể. Bộ phận này có kích thước
nhỏ, tương đương hạt đậu và nặng từ 0,5 - 1gr. Tuy nhỏ bé nhưng tuyến yên
là nơi tiết hormone kích thích sinh trưởng, kích thích tuyến giáp... điều tiết
gần như mọi hoạt động của cơ thể, từ sinh trưởng đến tự vệ.
Có hai nhóm u tuyến yên: u chức năng và u không chức
năng. U không chức năng không tiết ra nội tiết tố nên ít gây rối loạn nội tiết
và thường triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh là nhức đầu, mờ mắt.
U chức năng tiết ra nội tiết tố nên gây
rối loạn chức năng nội tiết. Khối u sẽ làm bệnh nhân bị giảm hoặc tăng sinh nội
tiết tố của cơ thể, dẫn đến bệnh nhân bị thiếu hoặc thừa nội tiết tố tăng
trưởng, nội tiết tố sinh dục, nội tiết tố tuyến giáp, nội tiết tố tuyến thượng
thận. Đặc biệt, nếu bị suy toàn bộ tuyến
yên, bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và tử vong.
Trên thực tế, triệu chứng của bệnh u tuyến
yên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bởi vậy mà khi được phát hiện, bệnh đã
tiến triển nhiều, gây khó khăn trong việc điều trị. Hiện tại, các nhà
nghiên cứu chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, ngoài yếu
tố di truyền được phát hiện ở một số ít trường hợp. Điều trị bệnh u tuyến yên có thể dùng phương
pháp phẫu thuật; xạ phẫu bằng tia Gamma; Thuốc.
SUY
TUYẾN YÊN
gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng
Chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giáp... là những hậu quả
thường xảy ra ở người mắc bệnh này. Bệnh
suy tuyến Yên thậm chí còn bị đe doạ tính mạng, nhất là trường hợp suy
cấp do có khối u lớn.
Tuyến Yên có kích thước gần bằng hạt đậu, nằm ở đáy não, được xương bao
quanh. Tuyến Yên điều hòa nhiều hoóc môn, kiểm soát nhiều chức năng của các cơ
quan trong cơ thể.
Những hoóc môn tuyến Yên có tác dụng
kích thích các tuyến khác trong cơ thể nên hậu quả của bệnh rất nặng nề.
Nguyên nhân gây suy tuyến Yên có thể là
u bướu, viêm nhiễm, tổn thương tuyến Yên hoặc thiếu máu nuôi tuyến Yên.
Bệnh thường xảy ra từ từ, có thể hằng
tháng đến hằng năm, rồi khởi phát triệu
chứng một cách đột ngột. Các triệu chứng ban đầu như mệt mỏi, lạnh, yếu cơ,
ăn không ngon, sụt cân, đau bụng, huyết áp thấp, nhức đầu, rối loạn thị giác.
Phụ nữ thiếu hoóc môn hướng sinh dục do
suy tuyến Yên thường mãn kinh sớm, bốc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp.
Người sau mãn kinh thường không có những triệu chứng này, biểu hiện đầu tiên là
nhức đầu và giảm thị lực. Đàn ông than phiền về rối loạn tình dục. Cả 2 giới
đều bị giảm hệ lông.
Những trường hợp thiếu hoóc môn kích
thích tuyến giáp thường không chịu được lạnh, mệt mỏi, mập, táo bón, xanh xao,
da khô và dày. Nếu thiếu hoóc môn kích thích vỏ thượng thận, bệnh nhân thấy mệt
mỏi, yếu cơ, sụt cân, huyết áp thấp, buồn nôn, da xanh, giảm lông ở nữ. Trẻ
thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng sẽ bị lùn, chậm phát triển, béo phì, da nhăn
nheo.
Ngoài ra, bệnh nhân suy tuyến Yên còn có
dấu hiệu da khô, xanh xao, thô ráp. Mặt xuất hiện những nếp nhăn nhỏ không do
biểu hiện cảm xúc.
No comments:
Post a Comment